2a.2 Chuan Kien Thuc Ki Nang Ngu Van 7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 94

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VĂN 7

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo LÍ LAN)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình
huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ
em – tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của nhứng hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật
dụng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà
trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người
mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm
chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
- Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt nam ngày
nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội.
- Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa
gia đình, nhà trường và trẻ em.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung

1
- Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con:
+ trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một.
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến
trường.
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa.
+ Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, khoogn thể nào quên của bản than về ngày đầu
tiên đi học.
+ Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục với
thế hệ tương lai.
b) Nghệ thuật
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với
con.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
c) Ý nghĩa văn bản
Văn bản thể hiện tấm long, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên
vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản than về ngày khai trường đầu tiên.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
-----------------------------------------------------------------
MẸ TÔI
(Trích Những tấm lòng cao cả - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ A-MI-XI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu
thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

2
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi
con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bức thư) và
người mẹ nhắc đến trong bức thư.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ét – môn – đô- đơ A – mi – xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a. Những tấm long
cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- Văn bản gồm hai phần, phần 1 là lời kể của En-ri-co, phần 2 là toàn bộ bức thư
của người bố gửi cho con trai là En-rico.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-co nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô
giáo đến thăm nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ và nhận ra lỗi lầm, bố viết thưu cho
En-ri-co.
- Phần lớn nhất câu chuyện là bức thư khiến En-ri-co “xúc động vô cùng”. Mỗi
dòng thư đều là lời của người cha:
+ Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-co.
+ Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ
trong gia đình.
+ Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tuyj,
giàu đức hi sinh.
- Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ
nghiêm khắc của người cha với con.
3
c) Ý nghĩa văn bản
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối cới mỗi con
người.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình
cảm của con đối với cha mẹ.
---------------------------------------------
TỪ GHÉP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết được hai loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của
từ ghép đẳng lập.
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lý.
Lưu ý: Học sinh đã học về từ ghép ở Tiểu học nhưng chưa tìm hiểu sâu về các loại
từ ghép.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện các loại từ ghép.
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ.
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép
đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
a) Từ ghép chính phụ
- là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ (một hoặc nhiều tiếng) bổ sung nghĩa cho
tiếng chính.
4
- Trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt: tiếng chính đứng trước, tiếng phụ
đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
b) Từ ghép đảng lập
- Là từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về ngữ pháp.
- Có tính chất hợp nghĩa
2. Luyện tập
- Nhận biết từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
- Điền them tiếng vào các tiếng cho trước để tạo từ ghép đẳng lập.
- Tìm hiểu nghĩa và cấu tạo một số từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện từ ghép trong một văn bản đã học.
-----------------------------------------------------
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản.
- Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm liên kết trong văn bản.
- Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biế và phân tích liên kết của các văn bản.
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung.
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn
bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu. làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất, gắn
bó chặt chẽ với nhau. Liên kết thể hiện ở nội dung và hình thức.
- Phương tiện lien kết: các từu ngữ, các câu văn thích hợp.
5
2. Luyện tập
- Sắp xếp các câu văn cho trước theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính
lien kết.
- Chỉ ra tính lien kết trong đoạn văn cụ thể.
- Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để các câu liên kết với nhau.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu, phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học.
-------------------------------------------------------------------
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
(Theo KHÁNH HOÀI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ
không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của
các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung.
- Tình trạng lí hôn là một thực tế đau long mà nạn nhân đnags thương là những đứa
trẻ.
- Đây là một văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
2. Đọc – hiểu văn bản.
a) Nội dung
- Hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện: bố mẹ Thành và Thủy li hôn.
6
- Truyện chủ yếu kể về cuộc chia tay của 2 anh em.
- Tình cảm gắn bó của 2 anh em Thành và Thủy.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tâ, lí.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất.
Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ.Gợi suy nghĩ về cách ứng xử của người làm
cha, mẹ.
- Lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt nhân vật thủy vào ngôi thứ nhất để kể tóm tắt truyện.
- Tìm các chi tiết của truyện thể hiện tình cảm gắn bó của hai an hem Thành, Thủy.
------------------------------------------------------------
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý
thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
- Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lý cho các bài làm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản, xây dựng bố cục
cho một văn bản nói (viết) cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản được viết phải có bố cục rõ rang. Bố cục là sựu bố trí, sắp xếp các phần,
các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
- Điều kiện khi sắp xếp bố cục:
+ Nội dung các phần các đoạn phải thống nhất chặt chẽ, phân biệt rành mạch.
7
+ Trình tự sắp xếp các phần, đoạn phải lô gic, làm rõ ý đồ người viết.
- Bố cục: 3 phần mở bài, than bài, kết bài.
2. Luyện tập
- Phân tích để nhận ra bố cục văn bản
- Nhận xét cách xây dựng bố cục 1 văn bản cụ thể.
- Tự xây dựng bố cục cho bài văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định bố cục và nhận xét bố cục 1 bài văn tự chọn.
-------------------------------------------------------
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm
cho văn bản có mạch lạc.
- Vận dụng kiến thức về mạch lạc trong văn bản vào đọc – hiểu văn bản và thực
tiến tạo lập văn bản viết, nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Mạch lạc trong văn bản và sự cần theiét của mạch lạc trong văn bản.
- Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn bản cần phải mạch lạc
- Điều kiện để có một văn bản mạch lạc:
+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một
chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản nối tiếp nhau một cách trình tự rõ
rang, hợp lí, trước sau hô ứng để làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho
người đọc.
8
2. Luyện tập
- Tìm chủ đề chung cho văn bản cụ thể.
- Chỉ rõ sự hợp lí của trình tự nối tiếp giữa các phần, đoạn, câu trong văn bản cụ
thể.
- Luyện tập viết đoạn văn có tính mạch lạc.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản đã học
-------------------------------------------------------------
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm
gia đình.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao
về tình cảm gia đình.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc
trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Dân ca: những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân
gian trong diễn xướng.
- Ca dao: Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phogn cách nghệ
thuật chung với lời thơ của dân ca.

9
- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm
hồn, tình cảm con người Việt Nam.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Nhân vật trữ tình trong các ca dao về tình cảm gia đình: người ông, bà, cha, mẹ
đối với con cháu; con cháu đối với ông bà; an hem đối với nhau,…
- Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gai đình: tình yêu
thương, lòng biết ơn, nỗi nhớ,…
b) Nghệ thuật
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tang cấp,..
- Giọng điệu ngọt ngào, trang nghiêm
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ
- Thể thơ lục bát và biến thể
c) Ý nghĩa của văn bản
Tình cảm gia đình là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con
người.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long những bài ca dao
- Sưu tầm một số bài ca dao khác có nội dung tương tự
---------------------------------------------------------
NHỮNG CÂU HÁT HAY VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình yêu
quê hương, đất nước, con người.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao
về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Kỹ năng:
10
- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc
trong các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tình yêu quê hương đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể
hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Tên núi, tên song, tên vùng đất với nhứng nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch
sử, văn hóa của từng địa danh.
- Tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống
văn hóa quê hương đất nước.
b) Nghệ thuật
- Lời hỏi đáp, chào hỏi, lời nhắn gửi… gợi hơn tả.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
c) Ý nghĩa văn bản
Bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
Sưu tầm những bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự.
-------------------------------------------------------------------
TỪ LÁY
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu,
láy vần)
- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
- Hiểu được giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy; biết cách sử dụng từ
láy.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
11
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ láy.
- Các loại từ láy.
2. Kỹ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình,
gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận
- đặc điểm về nghĩa của từ láy
2. Luyện tập
- xác định từ láy, nhận diện từ láy, phân biệt từ láy với từ ghép, đặt câu với từ láy
cho trước.
3. Hướng dẫn tự học
Nhận diện từ lấy trong một văn bản đã học.
------------------------------------------------------
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản
một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch
lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc – hiểu văn bản và
thực tiễn nói.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.
2. Kỹ năng:
Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
12
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- các bước tạo lập văn bản.
2. Luyện tập
- Xác định chủ đề một văn bản cụ thể.
- Xác định trình tự nối tiếp các phần, các câu trong một văn bản.
- Phân biệt mục lớn và nhỏ, nhận biết sự mạch lạc giữa các mục đó ở một dàn bài
cụ thể.
- Nhận xét tính mạch lạc của một văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tập viết đoạn văn có tính mạch lạc.
- Ra đề bài TLV số 1
------------------------------------------------------------------
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng
ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài
học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hiện thực đời sống của người lao động dưới chế dộ cũ.
- Thể hiện niềm tâm sự của những tầng lớp bình dân.
2. Đọc – hiểu văn bản
13
a) Nội dung
- Nhân vật trữ tình trong những bài hát than than
- Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ.
- Nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh, buồn đau.
b) Nghệ thuật
- Cách nói: than cò, than em,…; sủ dụng thành ngữ; các biện pháp tu từ.
c) Ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tình thần nhân đạo, cảm thông.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết cảm nhận về bài ca dao mà em cho là hay nhất
--------------------------------------------------------------
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu giá trị tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm.
- Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm
biếm.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm trong
bài học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống
nhất: than thở , trữ tình; cười cợt, châm biếm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
14
- Hiện tượng thực tế trong đời sống xã hội
- thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm với những thói hư, tật xấu, hủ tục.
b) nghệ thuật
- sử dụng hình thức giễu nhại, cách nói hàm ý, tạo cái cười châm biếm, hài hước.
c) ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những người thuộc tầng lớp
bình dân.
3. Hướng dẫn tự học
Viết cảm nhaanjv ề bài ca dao em cho là hay nhất. Sưu tầm những bài ca dao khác
có nội dung tương tự
---------------------------------------------------------------------
ĐẠI TỪ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm đại từ, các loại đại từ.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Lưu ý: học sinh đã học về đại từ ở Tiểu học
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm đại từ
- Các loại đại từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp vớ yêu cầu giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm địa từ.
- các loại đại từ.
2. Luyện tập
- Tìm và phân loại đại từ
- xác định nghĩa, tìm ví dụ, đặt câu có đại từ, ..
15
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định địa từ trong 2 bài ca dao vừa học ở tiết trước.
-----------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen
hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc
học tập của học sinh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Liên kết, bố cục, mạch lạc, quá trình tạo lập văn bản.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý và sắp xếp ý thành bố cục
- Diễn đạt thành câu văn
- Nhẫn xét, bổ sung dàn bài.
3. Hướng dẫn tự học
- Bổ sung lại dài bài cho hoàn chỉnh.
--------------------------------------------------------------
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà – LÝ THƯỜNG KỆT (?))
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.

16
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán
Nam quốc sơn hà.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
- Đặc điểm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó
trước kẻ thù xâm lược.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích tơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch
tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
- Ý chí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, độc lạp dân tộc.
b) nghệ thuật
- Thể thơ ngắn gọn, súc tích.
- Từ ngữ hung hồn đanh thép.
c) ý nghĩa
- Thể hiện niềm tin sức mạnh chính nghĩa.
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long. Nắm nội dung văn bản.

----------------------------------------------------------------
PHÒ GIÁ VỀ KINH
17
(Tụng giá hoàn kinh sư – TRẦN QUANG KHẢI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của
Trần Quang Khải.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải.
- Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà
Trần.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết thể hện loại thơ tứ tuyệt.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ ngũ tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) nội dung
- Hào khí của dân tộc ta ở thời Trần.
- Phương châm giữ nước bền vững.
b) Nội dung
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
- diễn đạt cô đúc, dồn nén, giọng điều hào sảng, hân hoan, tự hào.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ, nắm nội dung.
--------------------------------------------------------
TỪ HÁN VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt.
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
18
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ Hán Việt.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm yếu tố Hán Việt
- Các loại từ ghép Hán Việt
- Trật tự sắp xếp các yếu tố trong từ ghép hán Việt.
2. Luyện tập
- Phân biệt nghĩa các yếu tố Hán Việt.
- Tìm các từ Hàn Việt có chưa các yếu tố hán Việt
- Tìm 5 từ Hán Việt và xác định các yếu tố.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học trong các văn bản.
------------------------------------------------------------------------
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các
yếu tố đó trong văn bản.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc hiểu văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
19
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp
và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm văn bản biểu cảm
- Các thể loại
- Đặc điểm văn biểu cảm.
- Các cách biểu cảm.
2. Luyện tập
- nhận biết đoạn văn biểu cảm.
- Kể tên bài văn biểu cảm đã học
- Xác định nội dung biểu cảm trong đoạn văn
3. Hướng dẫn tự học
- Vận dụng kiến thức để tìm heieur văn bản cụt hể.
------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Hướng dẫn tự học)
(Thiên Trường vãn vọng – TRẦN NHÂN TÔNG)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua một bài thơ
chữ Hán thất ngôn tứ tuyệt.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Bức tranh làng quê thôn đã trong một sáng tác của Trần Nhân Tông – người sau
này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức.

20
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần
Nhân Tông.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học vào đọc –
hiểu một văn bản cụ thể.
- Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đậm
đà tình quê hương.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
- Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã.
- Con người nhà thơ
- Nghệ thuật đặc sắc.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ.
----------------------------------------------------
BÀI CA CÔN SƠN (hướng dẫn tự học)
(Trích Côn Sơn ca - NGUYỄN TRÃI)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua
một đoạn trích được dịch theo thể thơ lục bát.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong
văn bản.
2. Kĩ năng
21
- Nhận biết thể loại thơ lục bát.
- Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Cảnh trí Côn Sơn
- Hình tượng nhân vật “ta”
- Đặc sắc nghệ thuật
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ, Nắm nội dung.
---------------------------------------------------
TỪ HÁN VIỆT
(Tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tác dụng của từ Hán Việt và yêu cầu về sử dụng từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Tác dụng từ Hán Việt
- Cách sử dụng
2. Luyện tập

22
- Chọn từ Hán Việt thích hợp; giải thích nghĩa, nhận xét việc sử dụng trong một số
trường hợp.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt
------------------------------------------------------
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
- Hiểu được đặc điểm của phương thức biểu cảm.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc - hiểu văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các cách biể cảm
- Tình cảm phải trong sáng, chân thực.
2. Luyện tập
- Nhận biết tình cảm qua đoạn văn. Cách biểu cảm và tác dụng
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm qua văn bản đã học.
-----------------------------------------------------
ĐỂ VĂN BIỂU CẢM
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
23
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đâu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
2. Luyện tập
- Cho văn bản mẫu: xác định đối tượng biểu cảm, chỉ ra tư tưởng tình cảm trong
bài, lập dàn ý, chỉ ra phương thức biểu cảm.
3. Hướng dẫn tự học
- Rèn các bước làm bài văn biểu cảm.
-------------------------------------------------------
SAU PHÚT CHIA LI
(hướng dẫn tự học)
(Trích Chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác: ĐẶNG TRẦN CÔN - dịch Nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM?)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ
trong đoạn trích.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch
Chinh phụ ngâm khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở
nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
24
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc.
- Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch
Chinh phụ ngâm khúc.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Tâm trạng người chinh phụ sau phút chia li
- Lòng cảm thông sâu sắc cảu tác giả
- Nghệ thuật đặc sắc
- Ý nghĩa: tố cáo chiến tranh phi nghĩa, long cảm thông với nỗi khát khao hạnh
phúc của người phụ nữ.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
----------------------------------------------------
BÁNH TRÔI NƯỚC
(Hướng dẫn tự học)
(HỒ XUÂN HƯƠNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
25
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Ý nghĩa tả thực
- Ngụ ý sâu sắc.
b) nghệ thuật
- thơ đường luật
- ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
- xây dựng hình ảnh sáng tạo.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung.
--------------------------------------------------
QUAN HỆ TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết quan hệ từ.
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn
ngữ.
Lưu ý: học sinh đã học về quan hệ từ ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm quan hệ từ.
- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết quan hệ từ trong câu.
- Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
26
- Khái niệm quan hệ từ.
- Cách sử dụng quan hệ từ.
2. Luyện tập
- Tìm quan hệ từ trong một đoạn văn
- Điền quan hệ từ vào chỗ trống
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Phân tích ý nghĩa câu văn có sử dụng quan hệ từ.
------------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết
bài.
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại biểu cảm.
- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn tự học
- Chuẩn bị viết bài văn biểu cảm.
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết đoạn văn, đọc và sửa chữa.
2. Luyện tập
- Trình bày các bước làm bài văn biểu cảm.
- Thực hành với một đề văn cụ thể
------------------------------------------------------------------------
QUA ĐÈO NGANG
(BÀ HUYỆN THANH QUAN)
27
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh
ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan .
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh cảnh vật
- Tâm trạng con người
b) nghệ thuật
- Thể thơ Đường Luật
- Tả cảnh ngụ tình
- Nghệ thuật đối. Sử dụng các từ ngữ gợi cảm.
c) Ý nghĩa văn bản
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của tác giả trước cảnh vật đèo
Ngang.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc long bài thơ. Nắm nội dung.
------------------------------------------------------
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
28
(NGUYỄN KHUYẾN)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được tình bạn đậm đà thân thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ
Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc,
thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Lời chào bạn đến chơi nhà.
- Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn
- cái nhìn thông thái, niềm vui tác giả khi đón bạn vào nhà.
b) Nghệ thuật
- Sáng tạo nên tình huống khỏ xử, hài hước.
- vận dụng ngôn ngữ gần gũi, điêu luyện.
3. Hướng dẫn tự học
- học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài.
-------------------------------------------
CHỮA LỖI VỂ QUAN HỆ TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
29
- Biết các loại lỗi thường gặp về quan hệ từ và cách sửa lỗi.
- Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.
2. Kĩ năng
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- các lỗi cẫn tránh khi sử dụng quan hệ từ: thiếu, thừa, dung không thích hợp về
nghĩa và không có tác dụng liên kết.
2. Luyện tập
- Thêm quan hệ từ để hoàn chỉnh câu.
- Thay thế quan hệ từ dùng sai bằng các quan hệ từ phù hợp.
- Nhận biết và sửa lỗi về quan hệ từ trong các câu cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Nhận xét cách dung quan hệ từ trong bài văn của em. Nêu cách sửa.
-------------------------------------------------------------
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Hướng dẫn tự học)
(Vọng Lư sơn bộc bố - LÍ BẠCH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí
Bạch trong bài thơ.
- Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch

30
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi
của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn
của nhà thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy
vốn từ Hán Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chẩy từ đỉnh Hương Lô:
- Tâm hồn thi nhân
b) Nghệ thuật
- Kết hợp giữa cái thực và cái ảo, cảm giác kì diều trong tâm hồn thơ Lí Bạch.
- Biện pháp phóng đại, so sánh. Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh.
c) Ý nghĩa văn bản
- Khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay
bổng của nhà thơ.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ, thuộc ghi nhớ.
--------------------------------------------------
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa.
- Nắm được các loại từ đồng nghĩa.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết.
31
Lưu ý: học sinh đã học về từ đồng nghĩa ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm từ đồng nghĩa.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Nắm khái niệm (ghi nhớ - SGK)
- Các loại từ đồng nghĩa.
- Khi viết, nói cần sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tế và sắc thái biểu cảm.
2. Luyện tập
- Tìm từ Hán Việt, từu Ấn Âu đồng nghĩa với từ cho trước.
- Tìm từ địa phương đông nghĩa với từ toàn dân
- Thay thế 1 từ trogn câu bằng từ ddoognf nghĩa với nó.
- Phân biệt nghĩa các từ trong nhóm từ dồng nghĩa.
- Đặt câu với từ đồng nghĩa.
3. Hướng dẫn tự học
- hoàn thiện các bài tập. Học thuộc ghi nhớ.
-----------------------------------------------------------
CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi,
kĩ năng làm văn biểu cảm.
- Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
32
1. Kiến thức
- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lập ý: là khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh. Khi lập ý đặt đối tượng biểu
cảm trong mọi trường hợp để tìm những biểu hiện tình cảm cụ thể.
- Cách lập ý trong bài văn biểu cảm: 4 cách
2. Luyện tập
- Nhận biết cách lập ý trong 1 đoạn văn.
- Lập ý cho bài văn theo đề cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Giao đề cho HS về lập ý.
--------------------------------------------------------------
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
(Tĩnh dạ tứ - LÍ BẠCH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận đề tài vọng nguyện hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện
giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối với vai trò của câu cuối trong bài thơ tứ
tuyệt.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động với tâm tình nhà thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
33
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm (chú thích – SGK)
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bức tranh thiên nhiên
- Tâm trạng con người
b) nghệ thuật
- Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên
- Biện pháp đối câu 3,4
c) Ý nghĩa văn bản
- Nỗi long đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn nhà thơ.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài thơ, thuộc ghi nhớ.
----------------------------------------------------------------------
NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(Hồi hương ngẫu thư - HẠ TRI CHƯƠNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình
huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt luật Đường.
- Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ tuyệt
cú.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
34
- Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường.
- Bước đầu tập sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - SGK
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Ý nghĩa của nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ
- Hai câu đầu: quãng thời gian xa quê
- Hai câu cuối: tình huống bất ngờ, cảm giác thấm thía của tác giả.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng các yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo, biện pháp tiểu đối, giọng điệu bi hài.
c) Ý nghĩa
- Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất
3. Hướng dẫn tự học
- Thuộc bài thơ và nắm nội dung.
--------------------------------------------------------------------
TỪ TRÁI NGHĨA
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa.
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
Lưu ý: học sinh đã học về từ trái nghĩa ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng
35
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm từ trái nghĩa, Sử dụng từ trái nghĩa : Ghi nhớ - SGk)
2. Luyện tập
- Tìm từ trái nghĩa trong câu
- Điền từ trái nghĩa thích hợp
- Viết đoạn văn có dùng từ trái nghĩa.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm các cặp từ trái nghĩa đã học trong các văn bản.
------------------------------------------------------------------
LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Tìm ý, dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người
bằng ngôn ngữ nói.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Biểu cảm về sự vật, con người là bộc lộ tình cảm, thái độ đối với sự vật, con
người.
- Các cách biểu cảm: trực tiếp, gián tiếp.
36
2. Luyện tập
- Lập dán ý cho bài văn biểu cảm.
- Lựa chọn cách biểu cảm phù hợp
3. Hướng dẫn tự học
- Tự luyện nói ở nhà.
----------------------------------------------------------
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Hướng dẫn tự học)
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca - ĐỖ PHỦ)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong
bài thơ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
- Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của
những người nghèo khổ, bất hạnh.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút
pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - SGK
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Giá trị hiện thực
37
- Giá trị nhân đạo
b) Nghệ thuật
- Bút pháp hiện thực
- Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
c) Ý nghĩa văn bản
- Đề cao và khẳng định long nhân ái của mỗi con người.
3. Hướng dẫn tự học
- Thuộc bài thơ, nắm nội dung.
--------------------------------------------------
TỪ ĐỒNG ÂM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
Lưu ý: học sinh đã học về từ đồng âm ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm về từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản; phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm từ đồng âm: Ghi nhớ - sgk
- Phân biệt từ đồng âm – trái nghĩa – đồng nghĩa.
2. Luyện tập
- xác định từ đồng âm trong đoạn văn
- Đặt câu với từ đồng âm cho trước.
- Nhận xét tác dụng của từ dồng âm trong văn bản.
38
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn có sử duụng ừ đồng âm
-----------------------------------------------------
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập
văn bản biểu cảm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Vai trò các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản tự sự: ghi nhớ sgk
2. Luyện tập
- Chỉ ra các yếu tố trong đoạn văn
- Kể lại nội dung một bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn, bài văn có sự dụng yếu tố tự sự, miêu tả
-----------------------------------------------------------------
CẢNH KHUYA
(HỒ CHÍ MINH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
39
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp
mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cảnh núi từng Việt Bắc trong một đêm trăng.
- Hình ảnh con người
b) Nghệ thuật
- thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
- Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
- sử dụng nhiều phép tu từ
- Sáng tạo nhịp điệu câu 1,4
c) Ý nghĩa
- Thể hiện sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Hồ Chí Minh
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài
----------------------------------------------------
RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu)
(HỒ CHÍ MINH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
40
Hiểu giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khuya và bài thơ chữ
Hán Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp
mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Khung cảnh thiên nhiên hiện lên trong đêm rằm tháng giêng.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp
b) Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Điệp từ sử dụng hiệu quả
- Từ ngữ gợi hình, gợi cảm
c) Ý nghĩa
- Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ trong con người Hố Chí Minh tring cuộc
kháng chiến chống Pháp.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung
---------------------------------------------------------
41
THÀNH NGỮ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là thành ngữ.
- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong
văn bản.
- Có ý thức trau dồi vốn thành ngữ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm thành ngữ.
- Nghĩa của thành ngữ.
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành ngữ.
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm thành ngữ, nghĩa thành ngữ, chức năng, đặc điểm và tác dụng: ghi nhớ
- SGK.
2. Luyện tập
- Tìm và giải thích nghĩa các thành ngữ.
3. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm 10 thành ngữ mà em biết
------------------------------------------------------------
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
42
1. Kiến thức
- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ?
- cách làm và bố cục
2. Luyện tập
- Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ đã học.
- Lập dàn ý cho đề bài cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Dựa vào dàn ý đó, viết đoạn văn PBCN.
-------------------------------------------------------
TIẾNG GÀ TRƯA
(XUÂN QUỲNH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và
tình bà cháu.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng
43
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- sơ lược về tác giả tác phẩm: chú thích sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ
- Kỉ niệm về bà
- Tâm niệm của người chiến sĩ trên đường ra trận
b) Nghệ thuật
- Điệp ngữ, thể thơ.
c) ý nghĩa
- Kỉ niệm về bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ them vững bước trên
đường ra trận.
3. Hướng dẫn tự học
- Thuộc bài thơ, nắm nội dung
-----------------------------------------------------------------
ĐIỆP NGỮ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là phép điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
- Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiến nói và viết.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
44
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm và tác dụng của điệp ngữ: ghi nhớ SGK
- Các loại điện ngữ: cách quãng, nối tiếp, vòng.
2. Luyện tập
- Tìm điệp ngữ trong đoạn trích
- Xác định dạng điệp ngữ trong đoạn văn
- Phân biệt điệp ngữ và phép lặp từ.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
------------------------------------------------------------------
LUYỆN NÓI:
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm
văn học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học
bằng ngôn ngữ nói.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Vai trò của yếu tố biểu cảm
45
- Cách biểu lộ tình cảm
- trình tự các bước làm và bố cục bài văn biểu cảm
2. Luyện tập
- Trình bày trước lớp về bài văn PBCN đã chuẩn bị
- Nghe và nhận xét
3. Hướng dẫn tự học
- Tự tập nói PBCN về mọt TPVH
---------------------------------------------------------------
LÀM THƠ LỤC BÁT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết nhận diện, phân tích vần, luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát.
- Tập viết được những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn đúng luật, có cảm xúc.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
2. Kĩ năng
Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm thơ lục bát: vần, nhịp, thanh điệu,..
- Thơ lục bát biến thể và ngoại lệ
2. Luyện tập
- Làm thơ lục bát theo chủ đề tự chọn
- Đọc trước lớp
- Nhận xét và bổ sung.
3. Hướng dẫn tự học
- Tập sáng tác ở nhà một khổ hoặc một bài.
-----------------------------------------------------------------------
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(THẠCH LAM)
46
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút.
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và
giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc
đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức
biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cốm – sản vật của tự nhiên, đất trời
- Cốm mang đậm nét văn hóa
- Những cảm giác lắng đọng, tinh tế của tác gải về văn hòa , lối sống người Hà
Nội.
b) Nghệ thuật
- Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu chất thơ.
- Chi tiết gợi liên tưởng, kỉ niệm.
- Lời văn xen lười kể và tả sâu sắc.
3. Hướng dẫn tự học
- tập đọc văn bản, nắm nội dung văn bản.
-------------------------------------------------------------
47
CHƠI CHỮ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
- Nắm được các lối chơi chữ.
- Biết cách vận dụng phép chơi chữ và thực tiễn nói và viết.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm chơi chữ.
- Các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ, tác dụng chơi chữ: ghi nhớ sgk
2. Luyện tập
- Tìm câu văn có sử dụng lối chơi chữ và phân tích.
3. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các câu ca dao có dung lối chơi chữ.

-----------------------------------------------------------
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng
48
- Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Chuản mực sử dụng từ: đúng âm, chính tả, đúng nghĩa, đúng đặc điểm ngữ pháp,
sắc thái biểu cảm, hợp tình huống giao tiếp, không lạm dụng từ địa phương, từ Hán
Việt.
2. Luyện tập
- Nhận biết lỗi và chỉ rõ chuẩn mực nào bị vi phạm. Sửa lỗi.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn sử dụng chính xác 3 từ cụ thể.
--------------------------------------------------------------------
ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống háo toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc - hiểu các văn bản trữ
tình trong học kì I.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Đặc điểm, bố cục, lập ý, các yếu tố trong bài văn biểu cảm.
2. Luyện tập
- So sánh miểu tả và biểu cảm.
- So sánh tự sự và biểu cảm.
- Vai trò của tựu sự, miêu tả trogn văn biểu cảm.
49
- lập ý, lập dàn bài cho 1 đề cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm ý và sắp xếp ý để làm một bài văn theo đề bài văn biểu cảm.
----------------------------------------------------------------------
MÙA XUÂN CỦA TÔI
(VŨ BẰNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam
qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng
- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà
Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
- Sự kết hợp tài hóa giữa miêu tả và biểu cảm; lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình,
dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút.
- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các
yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Tình cảm tự nhiên đối với mùa xuân Hà Nội
- Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang.
- Nỗi nhớ cảnh sắc, không khí đất trời và long người sau ngày rằm tháng giêng.
b) nghệ thuật
- Từ ngữ câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh
50
- So sánh, lien tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ
- Nội dung mạch lạc, lôi cuốn.
c) Sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất
nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung văn bản. đọc lại văn bản.
--------------------------------------------------------------------
SÀI GÒN TÔI YÊU
(Hướng dẫn tự học)
(MINH HƯƠNG)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu
sắc của tác giả với Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và
phong cách con người.
- Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Cảm tưởng chung về Sài Gòn
- Đặc điểm thời tiết khí hậu ở Sài Gòn
- Đặc điểm con người.
51
- Tình yêu Sài Gòn bền chặt
b) Nghệ thuật
- Bố cục theo mạch cảm xúc.
- Ngôn ngữ đậm đã bản sắc Nam Bộ
- Lời văn hóm hỉnh, trẻ trung
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm hiểu them về đặc điểm thiên nhiên, kinh tế, con người Sài Gòn.
------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG TỪ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
- Chuẩn mực sử dụng từ.
- Một số lỗi dùng từ thường gặp và cách chữa.
Lưu ý: học sinh đã học những kiến thức này.
2. Kĩ năng
Vận dụng các kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Luyện tập
- Xác định lỗi sai trong bài văn của em, nêu cách sửa.
- Nhận xét cách dung từ trong bài của bạn.
2. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn ở nhà. Tự soát bài , xác định lỗi sai và sửa
--------------------------------------------------
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
52
Hệ thống háo những tác phẩm trữ tình nhân dân gian, trung đại, hiện đại đã học
trong học kì I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của
chúng.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
- Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
- Một số thể thơ đã học.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học.
2. Kĩ năng
- Rèn các kĩ năng ghi nhớ, hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích, chứng minh.
- Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức về tác phẩm trữ tình.
2. Luyện tập
- So sánh tác phẩm trữ tình trong văn học dân gian – trugn đại – hiện đại
- Nhận biết, so sánh đặc điểm các thể loại: ca dao, thơ Đường luật, cổ thể, thơ hiện
đại.
- Phân tích nghệ thuật biểu cảm của 1 bài trữ tình đã học.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về một bài thơ trữ tình em đã học.
--------------------------------------------
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Hệ thống kiến thức về:
- Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
- Từ loại (đại từ, quan hệ từ).
53
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
- Từ Hán Việt.
- Các phép tu từ.
2. Kĩ năng
- Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
- Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Các khái niệm: từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng
âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
2. Luyện tập
- Vẽ sơ đồ phân loại. Làm các bài tập để củng cố và hệ thống lại kiến thức nêu
trên.
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định các loại từ trên trong một văn bản bất kì em đã học.
--------------------------------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG : CA DAO Ở ĐẠI TỪ, PHÚ BÌNH, PHÚ
LƯƠNG, ĐỊNH HÓA
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết được vài nét về văn học địa phương. Đặc biệt là ca dao.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Nắm được một số bài ca dao ở địa phương: nội dung, nghệ thuật
2. Kĩ năng
- Phân tích bài ca dao đó.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca của địa phương.
2. Đọc – hiểu văn bản
- Nội dung của 2 bài ca dao theo sách Văn học địa phương.
54
- Nghệ thuật sử dụng trong bài ca dao: đối đáp, ẩn dụ, …
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung bài ca dao đã tìm hiểu và học thuộc.
- Sưu tầm thêm những bài ca dao khác của địa phương.
---------------------------------------------
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
(Sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức tục ngữ về thiên nhiên và lao
động sản xuất.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục
ngữ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ
trong bài học.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản
xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao
động sản xuất vào đời sống.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm tục ngữ: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung

55
- Tục ngữ nói về thiên nhien: cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, ..thể hiện kinh
nghiệm về thiên nhiên.
- Tục ngữ về lao động sản xuất: vụ mùa, kĩ thuật trồng cấy, chăn nuôi,.. đúc kết
kinh nghiệm về lao động sản xuất.
b) Nghệ thuật
- diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Kết cấu đối xứng, tạo vần nhịp cho câu văn.
c) Ý nghĩa
- Đây là những bài học quý giá của nhân dân ta.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc tục ngữ và giải nghĩa những câu tục ngữ đó.
- Sưu tầm những câu, bài ca dao, tục ngữ của địa phương mà em biết.
--------------------------------------------------------
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu
văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn
về kiểu văn bản quan trọng này.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Văn nghị luận là văn bản viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư
tưởng, một quan điểm nào đó.
56
- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi,… ta sử dụng văn
nghị luận.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng đến giải quyết
vấn đề trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
2. Luyện tập
- Tìm bố cục bài văn nghị luận
- Nhận xét lí lẽ, dẫn chứng và tác dugnj thuyết phục của chúng.
3. Hướng dẫn tự học
- Phân biệt tự sự và nghị luận.
- Sưu tầm những đoạn, bài văn nghị luận.
-----------------------------------------------------
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên
về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
- Thấy được đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ về con người và xã hội.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2. Kĩ năng
- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội trong đời
sống.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng
của tục ngữ.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
57
- Tục ngữ thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người.
- Tục ngữ là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở
nhiều lĩnh vực.
b) Nghệ thuật
- Diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp ngữ,..
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ.
c) Ý nghĩa
- Là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về cách sống, cách đối nhân xử thế.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ.
- Giải nghĩa được các câu tục ngữu đó.
--------------------------
RÚT GỌN CÂU
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là rút gọn câu.
- Nhận biết được rút gọn trong văn bản.
- Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khi nói, viết có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.
- Mục đích việc lược bỏ một số thành phần câu: làm câu gọn hớn, tránh lặp từ,…
58
- Chú ý khi rút gọn câu: không làm người đọc, người nghe hiểu sai, không biến câu
trở nên cộc lốc.
2. Luyện tập
- Nhận biết câu rút gọn. Chỉ ra thành phần được rút gọn, nêu tác dụng.
- Phân tích trường hợp rút gọn câu gây hiểu lầm hoặc thể hiện thái độ khiếm nhã.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm ví dụ sử dụng câu rút gọn cộc lốc, khiếm nhã.
----------------------------------------------------------
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận biết các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với
nhau.
- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn
bó mật thiết với nhau.
2. Kĩ năng
- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
- Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập
luận cho một đề bài cụ thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm luận điểm, luận cứ, lập luận: ghi nhớ - sgk
- Yêu cầu luận điểm, luận cứ, lập luận: đúng đắn, chân thwucj, đáp ứng nhu cầu
thực tế, chặt chẽ,..
2. Luyện tập
- Chỉ ra luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn mẫu.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc ghi nhớ.
59
- Xác đinh luận điểm, luận cứ, lập luận cho một đề văn cụ thể.
----------------------------------------------------------------
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị
luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho
một đề văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu
cảm.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người
viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
- Tìm hiểu đề: phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất
- Lập ý là xây dựng hệ thống các ý kiến, quan điểm để làm sáng rõ các ý kiến
chung nhất của toàn bài nhằm mục đích nghị luận.
2. Luyện tập
- Tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc và xác định luận điểm chính cho một văn bản nghị luận cụ thể.
---------------------------------------------------------------------
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(HỒ CHÍ MINH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
60
Hiểu được qua văn bản chính luận chứng minh mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã làm sáng tỏ chân lí sáng ngời về truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân
Việt Nam.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Khái quát vấn đề: long nồng nàn yêu nước là truyền thống quý báu
- Chứng minh truyền thống yêu nước trong lịch sử đấu tranh
- Chứng minh tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Nhiệm vụ và bổn phận của mỗi chúng ta để phát huy truyền thống đó.
b) Nghệ thuật
- luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện.
- Từ ngữ gợi hình
- Liệt kê sử dụng hiệu quả.
c) Ý nghĩa
- Truyền thống yêu nước quý báu cảu nhân dân ta cần được phát huy trogn hoàn
cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung văn bản. trình tự lập luận của tác giả.
---------------------------------------------------
61
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
(Hướng dẫn đọc thêm)
(ĐẶNG THAI MAI)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử
dụng để lập luận trong văn bản.
- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
- Những đặc điểm của tiếng Việt.
- Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận.
- Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.
- Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
- Giải thích cụ thể về nhận định: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng
đẹp, một thứ tiếng hay.
- Chứng minh cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt trên nhiều phương diện.
- Bàn luận: Sự phát triển của Tiếng Việt chứng tỏ sức sống dồi dào của dân tộc.
- Nghệ thuật: kết hợp lập luận chứng minh và giải thích, ngôn ngữ linh hoạt,...
3. Hướng dẫn tự học
- So sánh lí lẽ, dẫn chứng của 2 bài văn nghị luận vừa tìm hiểu.
--------------------------
CÂU ĐẶC BIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
62
- Hiểu thế nào là câu đặc biệt, tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Nhận biết được câu đặc biệt trong văn bản; biết phân biệt câu đặc biệt và câu rút
gọn.
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong nói và viết.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm và tác dụng của câu đặc biệt: ghi nhớ - sgk
2. Luyện tập
- Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong một đoạn văn cụ thể và phân tíc tác dụng.
- Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn có sử dụng câu đặc biệt
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc ghi nhớ, tìm trong những văn bản đã học câu đặc biệt, nêu tác dụng
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận.
- Vận dụng được phương pháp lập luận để tạo lập văn bản nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
63
2. Kĩ năng
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho đề bài văn nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lập luận là đưa ra những luận cứ xác đáng nhằm thuyết phục người nghe, người
đọc chấp nhận tin tưởng vào một ý kiến thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng
của mình.
- Phạm vi sử dụng lập luận: đời sống, văn nghị luận
2. Luyện tập
- Xác định luận cứ, kết luận và mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận ở các câu
trong giao tiếp hang ngày.
- Bổ sung luận cứ nhằm hoàn thiện một lập luận
- Bổ sung kết luận nhằm hoàn thiện một lập luận
- So sánh luận điểm ở các câu trong giao tiếp hang ngày và luận điểm trong văn
nghị luận
- Tập nêu luận điểm và trình bày lập luận làm sáng tỏ luận điểm
- Chọn luận điểm để lập luận cho thuyết phục
- Trình bày lập luận cho một luận điểm cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Đọc 1 truyện ngụ ngôn và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày
lập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.
-----------------------------------------------------------
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
(Hướng dẫn tự học)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
- Hiểu mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
64
1. Kiến thức
- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.
- Phương pháp lập luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Kĩ năng
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Bố cục bài văn lập luận: 3 phần
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có
thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau: nhân quả, suy luận,…
2. Luyện tập
- Tìm bố cục và lập luận trong văn bản cụ thể.
- xác định tư tưởng và chỉ ra luận điểm thể hiện tư tưởng.
- Xác định phương pháp lập luận ở mỗi phần trong văn bản cụ thể.
- Xác định bố cục cho bài văn nghị luận cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Chỉ ra những phương pháp lập luận trong văn bản tự chọn.

--------------------------------------------------
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ; nhận biết trạng ngữ trong câu.
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm và câu thành phần trạng ngữ phù hợp.
Lưu ý: học sinh đã được học tương đối kĩ về trạng ngữ ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu.
65
2. Kĩ năng
- Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
- Nhận biết các loại trạng ngữ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Ý nghĩa, trạng ngữ thêm vào câu để xác định: thời gian, địa điểm, nguyên nhân,
mục đích,...
- Hình thức: trạng ngữ đứng ở đầu câu, cuối câu, giữa câu, có dấu phẩy khi viết,
ngắt quãng khi nói.
2. Luyện tập
- Xác định trạng ngữ trong câu văn cụ thể, chỉ ra tác dụng của trạng ngữ trong câu
đó, phân loại.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra tác dugnj từng
trạng ngữ.
---------------------------------------------------------
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
- Phân tích phép lập luận chứng minh trong văn bản nghị luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Lập luận chứng minh dùng sự thật để chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thực
66
- Phép lập luận chứng minh dùng lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để
chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn,
thẩm tra thì mới có sức thuyết phục.
2. Luyện tập
- xác định luận điểm và tìm câu văn mang luận điểm trong văn bản cụ thể.
- Tìm luận cứ được sử dụng để chứng minh cho luận điểm
- So sánh các lập luận chứng minh trong 2 văn bản khác nhau.
3. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các văn bản chứng minh làm tài liệu học tập
---------------------------------------------
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
(Tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết mở rộng câu bằng cách thêm vào thành phần trạng ngữ phù hợp.
- Biết biến đổi câu bừng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Công dụng của trạng ngữ.
- Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
2. Kĩ năng
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu.
- Tách trạng ngữ thành câu riêng.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Công dụng của trạng ngữ: ghi nhớ - sgk
- Tách trạng ngữu thành câu riêng để nhấn mạnh ý, chuyển ý,..
2. Luyện tập
- Nhận xét vai trò của trạng ngữ.

67
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng. Nêu tác dụng của những
câu do trạng ngữ tạo thành.
3. Hướng dẫn tự học
- Đặt câu có trạng ngữ. Đặt câu tách trạng ngữ thành câu riêng, nêu tac dụng
---------------------------------------------------
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là chủ động và câu bị động.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm câu chủ động và câu bị động.
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
2. Kĩ năng
Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm câu chủ động, câu bị động: ghi nhớ - sgk
2. Luyện tập
- Nhận biết câu chủ động, câu bị động trong một văn bản cụ thể.
- Giải thích lí do lựa chọn.
3. Hướng dẫn tự học
- Thuộc khái niệm. Đặt 2 cặp câu chủ động và câu bị động.
---------------------------------------------------------------------
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận
chứng minh) để việc học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.

68
- Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng
minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh. III.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các bước làm bài văn chứng minh: 4 bước
- Bố cục bài văn chứng minh:3 phần
- Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Luyện tập
- Đọc hai đề bài chứng minh, chỉ ra sự khác nhau về yêu cầu lập luận ở mỗi đề.
- Trình bày các bước làm bài văn chứng minh cho đề bài cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định luận điểm, luận cứ trong một bài nghị luận chứng minh
-----------------------------------------------------
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận
định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Cách làm bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn
đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
2. Kĩ năng
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
69
1. Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị ở nhà: kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
2. Củng cố kiến thức
- các bước làm bài văn chứng minh: 4 bước.
- Bố cục bài văn: 3 phần
- Các đoạn, các phần phải liên kết với nhau.
3. Luyện tập
- Đọc đề và cho biết: vấn đề chứng minh, luận điểm, luận cứ; lập dàn ý cho đề bài.
------------------------------------------------------
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
(PHẠM VĂN ĐỒNG)

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT


Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị
luận đặc sắc.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi
người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngay.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác
giả.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản
nghị luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
70
a) Nội dung
- Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: có sự nhất quán giữa đời hoạt động
Cách mạng với đời sống hàng ngày giản dị.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện qua đời sống, quan hệ với mọi người,
lời nói và bài viết.
- Thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Người.
b) Nghệ thuật
- Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận hợp lí.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung văn bản, thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.
--------------------------------------------
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
(HOÀI THANH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý
nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơn giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản
nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
- Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
71
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- nguồn gốc cốt yếu của văn chương: là tình cảm, lognf thương người, thương
muôn loài.
- Công dụng và ý nghĩa của văn chương .
b) Nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giản dị, sâu sắc, giàu hình ảnh.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung văn bản, học thuộc 1 đoạn trong bài mà em thích.
------------------------------------------------
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
(tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động đã học.
- Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích
giao tiếp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Quy tắc chuyển đổi chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.
2. Kĩ năng
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Hai cách chuyển đổi câu chủ động hành câu bị động: ghi nhớ - sgk
- Không phải câu nào có từ được và bị đều câu bị động.
2. Luyện tập
72
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động theo 2 cách khác nhau.
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động, một câu có từ được, một câu có từ bị
với sắc thái ý nghĩa khác nhau.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn có sử dụng câu bị động.
-----------------------------------------------------------
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu trong văn bản.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần của cụm từ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: ghi nhớ - sgk.
- Các thành phần câu như CN, VN và các phụ ngữ trong các cụm từ có thể được
tạo bằng cụm chủ vị.
2. Luyện tập
- Tìm cụm chủ vị làm thành phần câu trong các câu văn cụ thể.
- Tìm cụm chủ vị làm phụ ngữ của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong
các câu văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Xác định chức năng ngữ pháp của cụm chủ vị trong câu văn.
----------------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
73
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Phương pháp lập luận chứng minh.
- Yêu câu đối với một đoạn văn chứng minh.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức: củng cố lại kiến thức cũ trong các bài đã học.
2. Luyện tập
- Nhận biết đoạn văn chứng minh trong các đoạn văn cụ thể.
- Xác định luận điểm, luận cứ trogn một đoạn văn chứng minh.
- Viết đoạn văn chứng minh theo đề bài tự chọn.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm chắc cách viết đoạn văn chưng minh. Luyện viết ở nhà.
---------------------------------------------
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc khái niệm và phương pháp làm bài văn nghị luận qua các văn bản nghị
luận văn học.
- Tạo lập được một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo các thao tác lập luận
đã học (chứng minh, giải thích).
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu
được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản như nghị luận văn học, nghị
luận xã hội.
74
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận
văn học và nghị luận xã hội.
- Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản
đã học.
- Trình bày, lập luận có lí, có tình.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận trong các văn bản đã học trong
chương tình.
2. Luyện tập
- Nêu đặc sắc nghệ thuật mỗi bài.
- Trình bày sự khác nhau giữa văn nghị luận và tự sự, trữ tình.
- Vì sao tục ngữ được coi là kiểu văn nghị luận đặc biệt.
3. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại kiến thức ở nhà.
-----------------------------------
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận
giải thích.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của
kiểu văn bản này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
75
1. Tìm hiểu chung
- Mục đích của giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận.
- các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, biểu hiện, so sánh, đối chiếu,...
2. Luyện tập
- Nhận diện và phân tích văn bản mẫu để khắc sâu kiến thức về văn giải thích, xác
định được vấn đề và cách giải thích cho bài văn cụ thể.
- Tạo lập ý cho một đề văn giải thích.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm đặc điểm văn giải thích.
----------------------------------------------------
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ
ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu
- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
- Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng
- Mở rộng câu bằng cụm chủ - vị.
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Nhắc lại khái niệm
2. Luyện tập
- Tìm cụm chủ vị cho biết chức năng ngữ pháp.
- Đặt câu có cụm chủ vị làm thành phần câu.
- Gộp các cặp câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc cụm từ
mà nghĩa của chúng khoogn thay đổi.
76
- Gộp mỗi cặp vế câu thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc cụm
từ mà nghĩa không thay đổi.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm câu có cụm chủ vị làm thành phần câu trong các văn bản đã học.
-------------------------------------------
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và những thành công về nghệ thuật
của tác phẩm.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách
nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay – một trong
những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lý.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỷ XX
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng
cấp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Tác phẩm hiện lên những bức tranh hiện thực: cảnh khổ cùng của nhân dân, sự
lạnh lùng, vô trách nhiệm của quan lại.
77
- Thái độ của tác giả đối với con người, sự việc xảy ra trong truyện.
b) Nghệ thuật
- Tương phản – tăng cấp.
- Ngôi kể khách quan
- Ngôn ngữ khắc họa chân dung nhân vật
c) Ý nghĩa
- Tố cáo thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. Đồng cảm với tình cảnh thê thảm
của người dân.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm nội dung, hình ảnh tên quan phụ mẫu, kể tóm tắt truyện.
-------------------------------------------
CÁCH LÀM BÀI VĂN
LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết (về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải
thích) để dễ dàng nắm được cách làm bài nghị luận giải thích.
- Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải
thích, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các bước làm bài văn lập luận giải thích: 4 bước
- Bố cục bài văn lập luận giải thích: 3 phần
- Các đoạn, phần trong bài phải liên kết chặt chẽ.
2. Luyện tập
- Viết đoạn kết bài cho đề bài cụ thể.
78
3. Hướng dẫn tự học
- Viết phần còn lại cho đề bài tìm hiểu phần I.
------------------------------------------------
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Khắc sâu những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một vấn đề
của đời sống.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Cách làm bài văn lập luận giải thích một vấn đề.
2. Kĩ năng
Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giải thích.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn tự học
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
2. Củng cố kiến thức
- Ôn lại 4 bước làm bài, bố cục bài văn giải thích, đặc điểm lập luận của bài văn.
3. Luyện tập
- Đọc đề vă giải thích và cho biết: vấn đề giải thích, các nội dung cần giải thích.
- lập dàn ý cho bài văn cụ thể.
-------------------------------------------------------
LUYỆN NÓI:
BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề.
- Rèn luyện kí năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức

79
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích
một vấn đề.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
2. Kĩ năng
- Tìm ý, dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ
nói.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Ôn lại kiến thức, đặc điểm về văn giải thích
2. Luyện tập
- Lập dàn ý cho bài văn giải thích cụ thể.
- Chọn cách giải thích phù hợp
- Sửa lại bài viết sau khi được góp ý.
3. Hướng dẫn tự học
- Tự luyện nói giải thích một vấn đề ở nhà.
-----------------------------------------------------
LIỆT KÊ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là phép liệt kê.
- Nắm được các kiểu liệt kê.
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản.
- Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực hiện nói và viết.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm phép liệt kê.
- Các kiểu liệt kê.
2. Kĩ năng
- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
80
- Phân tích giá trị của phép liệt kê.
- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm liệt kê; các kiểu liệt kê: ghi nhớ - sgk
2. Luyện tập
- Phát hiện phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn
- xác định kiểu liệt kê trogn đoạn văn
- Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
3. Hướng dẫn tự học
- Tìm trong các văn bản đã học phép liệt kê nêu tác dụng.
---------------------------------------------
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Theo HÀ ÁNH MINH)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của cả Huế. Từ đó có thái độ và hành động
tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo
này.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích- sgk
81
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
- Khung cảnh và sân khấu đặc biệt một buổi ca Huế trên sông Hương
- Là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, sản phẩm văn hóa phi vật thể
- Nguồn gốc, đặc điểm ca Huế.
- Con người xứ Huế
b) Nghệ thuật
- Thể bút kí.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ
- Miêu tả sinh động
3. Hướng dẫn tự học
- So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền khác trên đất
nước. -------------------------------------------
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường
gặp trong cuộc sống.
Lưu ý: học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong 6 kiểu văn bản
(gồm có: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ)
ở lớp 6.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các
loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết được văn bản hành chính đúng quy cách.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm, các thể loại, đặc điểm, ngôn ngữ văn bản hành chính: ghi nhớ - sgk
82
2. Luyện tập
- Nhận biết các loại văn bản hành chính thường gặp
- xác định tình huống cần sử dụng văn bản hành chính và tên văn bản.
- Viết văn bản hành chính gần gũi trong đời sống
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm đặc điểm văn bản hành chính.
-------------------------------------
NHỮNG TRÒ LỐ
HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU
(NGUYỄN ÁI QUỐC)
(Hướng dẫn tự học)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
-Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ,
thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh
của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và
Phan Bội Châu.
- Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả
Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn này.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren.
- Phẩm chất, khí phách của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tạo tình huống độc đáo, cách xây dựng hình tượng
nhân vật đối lập, cách kể, giọng kể hóm hỉnh, châm biếm.
2. Kĩ năng
- Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù
hợp.
- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói, cử chỉ và hành động.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
83
- Sơ lược về tác giả, tác phẩm: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
- Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu
- Chân dung Varen một nhà chính trị cáo già, lọc lõi, xảo quyệt.
- Nghệ thuật: biện pháp đối lập – tương phản khắc họa hình tượng nhân vật; sáng
tạo hình thức ngôn ngữ; giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.
3. Hướng dẫn tự học
- Kể lại ngắn gọn sự việc xảy ra trong đoạn trích.
-------------------------------------------------
QUAN ÂM THỊ KÍNH
(Hướng dẫn tự học)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ - một loại hình sân khấu truyền thống.
- Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm
hình thức tiêu biểu của đoạn trích.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Sơ giản về chèo cổ.
- Giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan Âm
Thị Kính.
- Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại
chồng.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
- Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm thể loại: chú thích - sgk
2. Đọc – hiểu văn bản
- Mâu thuẫn chủ yếu giữa Sùng Bà và Thị Kính
84
- Đặc điểm một số nhân vật: Sùng Bà, Thị Kính
- Nghệ thuật: xây dựng tình huống kịch tự nhiên, xây dựng nhân vật chủ yếu qua
ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Ý nghĩa: tái hiện mâu thuẫn giai cấp, hôn nhân ngày xưa.
3. Hướng dẫn tự học
- Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính.
---------------------------------------------------------------
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
Lưu ý: Học sinh đã học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy: ghi nhớ - sgk
2. Luyện tập
- Giải thích lí do sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trogn văn bản cụ thể.
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn miểu tả có sử dụng hai dấu trên.
-------------------------------------
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
85
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng cách.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách
làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản đề nghị.
- Viết văn bản đề nghị đúng cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm văn bản đề nghị về hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu, cách làm:
ghi nhớ - sgk.
2. Luyện tập
- Nhận biết các văn bản đề nghị thường gặp
- Xác định tình huống cần sử dụng văn bản đề nghị
- Viết văn bản đề nghị cụ thể
- Sửa lại văn bản đề nghị theo đúng quy cách.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm đặc điểm văn bản đề nghị.
------------------------------------
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học,
về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu
đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức

86
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dân ca,
tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương
phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2. Kĩ năng
- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.
- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.
- Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức.
- Kể tên các TPVH đã học.
- Hệ thống các thể loại
- Giá trị nội dung, đặc điểm hình thức các văn bản tục ngữ, ca dao, dân ca, thơ trữ
tình đã học.
- Giá trị nội dung đặc điểm hình thức các văn bản văn xuôi đã học.
2. Luyện tập
- Phát biểu cảm nghĩ về các vấn đề được đề cập đến trogn các văn bản đã học: Sự
giàu đẹp Tiếng Việt, Ý nghĩa văn chương.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật một
trong số tác phẩm đã học.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm kiến thức các văn bản đã học.
--------------------------
DẤU GẠCH NGANG
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
- Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
87
1. Kiến thức
Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Công dụng dấu gạch ngang: ghi nhớ - sgk
- Phân biệt dấu gạch ngang và gạch nối.
2. Luyện tập
- Nhận biết dấu gạch ngang và dấu gạch nối trogn đoạn văn cụ thể.
- Nêu rõ công dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong câu văn cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng dấu gạch ngang và gạch nối
------------------------------------------
VĂN BẢN BÁO CÁO
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Tìm hiểu sâu hơn văn bản hành chính ở kiểu văn bản báo cáo.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản báo cáo.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản báo cáo: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách
làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản báo cáo.
- Viết văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
88
- Đặc điểm văn bản báo cáo: ghi nhớ - sgk
2. Luyện tập
- Nhận biết các văn bản báo cáo thường gặp
- Xác định tình huongs cần sử dụng văn bản báo cáo.
- Viết văn bản báo cáo cụ thể
- Sửa lại một văn bản báo cáo theo đúng quy cách.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm được đặc điểm văn bản báo cáo.
--------------------------
LUYỆN TẬP
LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được cách thức lại hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
- Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.
- Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường
mắc khi viết hai loại văn bản trên.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Cách làm văn bản đề nghị và báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương
hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
- Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng quy cách.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức.
- Yêu cầu văn bản hành chính
- Sự khác nhau giữa văn bản đề nghị và báo cáo.
2. Luyện tập
- Xác định đúng văn bản đề nghị, báo cáo trong số các văn bản đã cho.
89
- Từ một tình huống cụ thể xác định đúng loại văn bản cần tạo lập.
- Hoàn chỉnh một văn bản đề nghị, báo cáo đúng quy cách.
3. Hướng dẫn tự học
- Phát hiện và sửa lỗi một văn bản đề nghị, báo cáo .
--------------------------
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm.
- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và văn nghị luận đã học.
- Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
- Hệ thống lại văn bản biểu cảm.
- Hệ thống lại văn bản nghị luận
- Đặc điểm văn biểu cảm, các bước làm văn biểu cảm.
- Đặc điểm văn nghị luận, các bước làm văn nghị luận.
2. Luyện tập
- Phân tích yếu tố tự sự, miêu tả trogn một văn bản
- Nhận xét tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm trong đoạn văn
- Xác định luận điểm chính trong văn bản nghị luận cụ thể
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết một bài văn biểu cảm hoặc nghị luận theo đề
bài.
3. Hướng dẫn tự học
- Nắm chắc yêu cầu viết bài văn nghị luận, biểu cảm.
--------------------------
90
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Các dấu câu.
- Các kiểu câu đơn.
2. Kĩ năng
Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Hệ thống hóa kiến thức
- Lập sơ đồ các dấu câu
- Lập sơ đồ các kiểu câu đơn: phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo.
2. Hướng dẫn tự học
- Nắm chắc khái niệm lien quan đến các dấu câu, kiểu câu đơn.
- Nhận biết các dấu câu, kiểu câu theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo trong
văn bản.
- Xác định được mục đích sử dụng các kiểu câu, dấu câu
- Phân tích tác dụng việc sử dụng các kiểu câu đơn trong văn bản.
--------------------------
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
(Tiếp theo)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép biến đổi câu.
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép tu từ cú pháp.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Các phép biến đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp.
2. Kĩ năng
91
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú
pháp.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Các phép biến đổi câu (lập sơ đồ)
- Các phép tu từ cú pháp (lập sơ đồ)
3. Hướng dẫn tự học
- Ôn lại khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu, tu từ cú pháp.
- Nhận biết phép tu từ cú pháp được sử dụng trong văn bản cụ thể.
- Xác định được mục đích sử dụng các phép tu từ cú pháp.
- Xác định mục đích của việc biến đổi câu trong đoạn văn nhất định
- Phân tích tác dụng của câu được biến đổi, các biện pháp tu từ cú pháp trong văn
bản.
--------------------------
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Tục ngữ ở Thái Nguyên)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc yêu cầu và cách thức sưu tầm tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ hơn về giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ địa phương.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ địa phương.
2. Kĩ năng
- Sắp xếp các văn bản đã sưu tầm được thành hệ thống.
- Nhận xét về đặc sắc của tục ngữ địa phương mình.
- Trình bày kết quả sưu tầm trước tập thể.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
- Đặc điểm tục ngữ địa phương.
92
2. Đọc – hiểu văn bản
- Nội dung những câu tục ngữ địa phương
- Nghệ thuật những câu tục ngữ đó.
3. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng và sưu tầm thêm tục ngữ địa phương mình và địa phương khác.
--------------------------
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
ĐỌC DIỄN CẢM VĂN NGHỊ LUẬN
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm chắc yêu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.
- Biết cách đọc diễn cảm văn nghị luận.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
- Xác định được ngữ điệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tổ chức hoạt động
- Thống kê các văn bản nghị luận đã học.
- Căn cứ vào nội dung, xác định giọng điệu chung của toàn bộ văn bản.
- Đánh dấu, ghi chú về cách đọc văn bản cho phù hợp với giọng điệu chung đã xác
định ở trên.
- Tập đọc các mức độ:
+ Đọc trôi chảy
+ Đọc diễn cảm.
2. Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm một số đoạn ghi âm văn bản nghị luận làm tài liệu học tập

93
94

You might also like