Nhiếp loại học 14

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO 5

NHIẾP LOẠI HỌC


Bài 15
Tóm tắt theo:
Bài giảng của Thầy Geshe Loyang
Được Việt dịch bởi Sư cô Pháp Đăng

Thứ Tư, 24/07/2019

BIỆN KINH
LG: Nguyễn Thị Hường; ĐLG: Nghiêm Thị Thúy Mai.
LG: Ứng thành không phải như vậy đâu, bởi vì bạn chưa nói ra được sự khác
biệt giữa “Biệt của Biệt” và “Thường hằng” là mushi, musum, đồng
nghĩa hay tương nghịch.
ĐLG: Lý do không thành lập.
LG: Ứng thành có sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Là mushi.
LG: Ứng thành nếu là Biệt của Biệt thì không nhất thiết là Thường hằng sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy Cái bình làm biện đề.
LG: Lấy Cái bình làm biện đề, ứng thành là Biệt của Biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì Cái bình thỏa mãn 3 điều kiện để là Biệt là Biệt.
LG: Xin hãy nói ra 3 điều kiện.
ĐLG: Đó là Cái bình là Biệt, Cái bình là đồng thể tương quan với Biệt, và có
nhiều đồng vị của vừa không là Cái bình vừa là Biệt.
LG: Xin hãy cho sự tướng của đồng vị vừa không là Cái bình và vừa là Biệt.
ĐLG: Lấy cái cột làm biện đề.
1
LG: Lấy cái bình làm biện đề, ứng thành là thường hằng sao?
 Khi biện kinh, lưu ý phải dùng từ “nhất thiết” khi nêu các khả năng
của sự khác biệt, ví dụ: “Ứng thành nếu là Biệt của Biệt thì không
nhất thiết là Thường hằng sao?”. Nhưng khi hỏi để làm rõ sự tướng
thì bỏ từ “nhất thiết” khỏi câu, ví dụ: “Lấy cái bình làm biện đề,
ứng thành là thường hằng sao?”
ĐLG: Tại sao?
LG: Lấy cái bình làm biện đề, ứng thành không là thường hằng sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là Vô thường.
 ĐLG chỉ cần trả lời lý do, không cần lặp lại biện đề. Thay vì nói “Bởi
vì Cái bình là Vô thường”, ĐLG chỉ cần nói “Bởi vì là Vô thường”.
LG: Ứng thành nếu là Thường thì không nhất thiết là Biệt của Biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nêu sự tướng.
ĐLG: Lấy Sở tri làm biện đề.
LG: Lấy Sở tri làm biện đề, ứng thành là Thường sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là phi sát na pháp.
LG: Ứng thành nếu là phi sát na pháp thì nhất thiết là Thường hằng sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì phi sát na pháp là tánh tướng của Thường hằng.
 Khi đưa ra nguyên nhân, ĐLG cần nắm chắc lý do nhất thiết thành
lập để trả lời LG.
LG: Lấy Sở tri làm biện đề, ứng thành không là “Biệt của Biệt” sao?
2
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì Sở tri không hội 3 điều kiện là Biệt của Biệt. Sở tri không là Biệt
nên không thỏa điều kiện 1 trong 3 điều kiện để là Biệt của Biệt.
LG: Lấy Sở tri làm biện đề, ứng thành không là Biệt sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là Tổng.
LG: Ứng thành nếu là Tổng thì nhất thiết không là Biệt sao?
 Khi ĐLG đưa ra lý do, cần đảm bảo Nếu là lý do được đưa ra thì nhất
thiết là vế giữa – điều cần chứng minh. Ở đây LG hỏi lại để xác định lập
trường của ĐLG. Xem chi tiết ở phần giải thích bên dưới.
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy cái cột làm biện đề, ứng thành không là Biệt sao?
 Khi LG biết lý do ĐLG đưa ra là không nhất thiết, LG cần đưa ra một sự
tướng để chứng minh. Xem chi tiết ở phần giải thích bên dưới.
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là Tổng.
ĐLG: Không nhất thiết.
LG: Ứng thành nếu là Tổng thì không nhất thiết không là Biệt sao?
 LG xác định lại lập trường của ĐLG : Nếu là lý do đó (Tổng) không
nhất thiết là vế giữa (không là Biệt).

Nhắc lại về cách biện kinh


Xét luận thức: Lấy X làm biện đề, tại sao là A, bởi vì là B.
 Khi ĐLG đưa ra lý do: Bởi vì là B, thì cần đảm bảo Nếu là B (lý do)
thì nhất thiết là A (vế giữa - điều cần chứng minh).
 Khi lý do được ĐLG đưa ra không đảm bảo được điều trên, tức là Nếu
3
là B thì KHÔNG nhất thiết là A, thì LG phải tìm sự tướng C (mà C là
B, nhưng không là A) để chứng minh lý do được đưa ra (B) là
không nhất thiết.
 Mẫu biện kinh:
LG: Lấy X làm biện đề, tại sao là A?
ĐLG: Bởi vì là B.
LG: Ứng thành nếu là B thì nhất thiết là A sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy C làm biện đề, ứng thành là A sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là B.
ĐLG: Không nhất thiết.
LG: Ứng thành nếu là B thì không nhất thiết là A sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Oh tsar!
 Ví dụ 1: Sở tri là Thường hằng, nhưng nếu là Sở tri thì không nhất
thiết là Thường hằng, vì còn có Vô thường. Trong ví dụ này : B = Sở
tri, A = Thường hằng, C = Cái bình.
LG: Ứng thành nếu là Sở tri (B) thì nhất thiết là Thường hằng (A)
sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy Cái bình (C) làm biện đề, ứng thành là Thường hằng (A)
sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là Sở tri (B).
ĐLG: Không nhất thiết.
LG: Ứng thành nếu là Sở tri (B) thì không nhất thiết là Thường hằng
(A) sao?

4
ĐLG: Đồng ý.
LG: Oh tsar!
 Ví dụ 2: Trong phần cuối của biện kinh đầu buổi học, ĐLG đưa ra
luận thức: Lấy Sở tri làm biện đề, tại sao không là Biệt, bởi vì là Tổng.
Nhưng nếu là Tổng thì KHÔNG nhất thiết không là Biệt. Vậy chúng ta
phải biện như thế nào?
Trong ví dụ này, X = Sở tri, B = Tổng, A = Không là Biệt, C = Cái
cột.
LG: Lấy Sở tri (X) làm biện đề, ứng thành không là Biệt (A) sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là Tổng (B).
LG: Ứng thành nếu là Tổng (B) thì nhất thiết không là Biệt (A) sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Lấy Cái cột (C) làm biện đề, ứng thành không là Biệt (A) sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là Tổng (B).
ĐLG: Không nhất thiết.
LG: Ứng thành nếu là Tổng (B) thì không nhất thiết không là Biệt
(A) sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Oh tsar!

Thực hành biện kinh


LG: Cô Pháp Đăng – ĐLG: Bùi Thị Oanh.
LG: Lấy cái bình (X) làm biện đề, ứng thành là thực hữu (A) sao?
ĐLG: Tại sao?
LG: Bởi vì là có công năng (B).

5
Trường hợp 1:
ĐLG: Không nhất thiết.
 “Không nhất thiết” có nghĩa là “Nếu là lý do đó (B) thì không nhất
thiết là vế ở giữa- điều cần chứng minh (A)”. Trong ví dụ này, lý do đó
(B) là "có công năng” và điều cần chứng minh (A) là “là thực hữu”.
“Không nhất thiết” ở đây có nghĩa là “Nếu là có công năng thì không
nhất thiết là thực hữu”.
 Cho nên, câu hỏi tiếp theo của LG trong biện kinh sẽ là: “Ứng thành
nếu là có công năng thì không nhất thiết là thực hữu sao?”.
Trường hợp 2:
ĐLG: Lý do không thành lập.
 “Lý do không thành lập” có nghĩa là “biện đề (X) không là lý do (B)”.
Trong ví dụ này, biện đề là “Cái bình” và lý do là "có công năng". “Lý
do không thành lập” ở đây có nghĩa là “Cái bình không là có công
năng”.
 Cho nên, câu hỏi tiếp theo của LG trong biện kinh sẽ thường là: “Lấy
cái bình làm biện đề, ứng thành không là có công năng sao?”.

Nếu không hiểu cách biện kinh thì rất khó học tiếp. Do đó, đề nghị học
viên về đọc lại bài hướng dẫn biện kinh số 1 – 2 để nắm rõ các nguyên tắc
hỏi và trả lời trong biện kinh.

TIẾP TỤC BÀI GIẢNG


6. Tiểu nhân quả
Có kiến lập tiểu nhân quả, đó là:
Tánh tướng của Nhân: Năng sanh (làm cho sanh).
 Năng sanh có nghĩa là làm cho sanh (sinh) ra.
 Nhân đồng nghĩa với Thực hữu, đồng nghĩa với Vô thường nói chung.
6
Phân loại của Nhân, gồm 4: Trực tiếp nhân, Gián tiếp nhân, Cận thủ nhân, Câu
hữu duyên.
Phân loại Tánh tướng Sự tướng
Trực tiếp nhân Năng sanh trực tiếp Ngay trước khi cái mầm sanh ra có 2
o Nghĩa là làm cho sanh (sinh) ra loại trực tiếp nhân:
trực tiếp o Cận thủ nhân: Hạt xảy ra ngay
o Trực tiếp làm cho sanh ra: ngay trước khi cái mầm sanh ra; và
sau đó là sanh ra liền, ngay sau o Câu hữu duyên: Đất, nước, phân
nhân là quả bón, ánh sáng mặt trời xảy ra ngay
trước khi cái mầm sanh ra
Gián tiếp nhân Năng sanh gián tiếp Trước của ngay trước khi cái mầm
o Nghĩa là làm cho sanh (sinh) ra sanh ra có 2 loại gián tiếp nhân:
gián tiếp o Cận thủ nhân: Hạt xảy ra trước của
o Gián tiếp làm cho sanh ra: có ngay trước khi cái mầm sanh ra;
khoảng thời gian gián đoạn giữa và
nhân và quả o Câu hữu duyên: Đất, nước, phân
bón, ánh sáng mặt trời xảy ra trước
của ngay trước khi cái mầm sanh
ra
Cận thủ nhân Năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng Hạt là cận thủ nhân của mầm, bởi vì
loại của chính nó. nó làm sanh ra tự cận quả chủ yếu là
o “Cận” nghĩa là gần, “Thủ” nghĩa dòng loại của chính nó. Tự cận quả
là nắm giữ, “Tự” là của chính nó, của hạt là mầm.
“Cận quả” là quả gần với nó
o Cận thủ nhân là cái nhân làm sanh
ra quả gần với nó, mà quả này chủ
yếu là dòng loại của chính cận thủ
nhân đó
Câu hữu duyên Năng sanh tự câu hữu quả chủ yếu Muốn mầm sinh ra cần có đất, nước,
không là dòng loại của chính nó. phân bón, ánh sáng mặt trời. Đất,
o “Câu” nghĩa là cùng một lúc (như nước, phân bón, ánh sáng mặt trời là
“Câu sinh” là sinh ra cùng một điều kiện hỗ trợ giúp sanh ra cái mầm,
lúc), “Hữu” nghĩa là tồn hữu, do đó chúng là câu hữu duyên của
“Duyên” nghĩa là điều kiện hỗ trợ, mầm, không phải là cận thủ nhân của
“Tự” là chính nó, "Câu hữu quả" mầm.
có nghĩa là quả tồn hữu cùng một
lúc.
o Câu hữu duyên là cái nhân làm
sanh ra câu hữu quả của chính nó,
mà chủ yếu không cùng dòng loại
của chính nó.

7
Sự khác biệt giữa “Trực tiếp nhân của cái mầm” và “Cận thủ nhân của cái
mầm” là MUSHI.
 Nếu là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết là Trực tiếp nhân
của cái mầm. Lấy cái hạt xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề.
 Nếu là Trực tiếp nhân của cái mầm thì không nhất thiết là Cận thủ nhân
của cái mầm. Lấy nước và phân bón xảy ra ngay trước cái mầm làm biện
đề.
 Nếu là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết không là Trực tiếp
nhân của cái mầm. Lấy cái hạt xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề.
 Nếu không là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết là Trực tiếp
nhân của cái mầm. Lấy nước và phân bón xảy ra trước của trước cái mầm
làm biện đề.

Biện kinh - Sự khác biệt giữa “Trực tiếp nhân của cái mầm” VÀ “Cận thủ
nhân của cái mầm”
LG: Ứng thành nếu là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết là Trực
tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy cái hạt xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề.
LG: Lấy cái hạt xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề, ứng thành là
Cận thủ nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng loại của chính nó.
LG: Lấy cái hạt xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề, ứng thành
không là Trực tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì không là năng sanh trực tiếp.
LG: Ứng thành nếu là Trực tiếp nhân của cái mầm thì không nhất thiết là Cận
thủ nhân của cái mầm sao?
8
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy nước và phân bón xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề.
LG: Lấy nước và phân bón xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề, ứng
thành là Trực tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là năng sanh trực tiếp.
LG: Lấy nước và phân bón xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề, ứng
thành không là Cận thủ nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì không là năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng loại của chính nó.
LG: Ứng thành nếu là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết không
là Trực tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy hạt xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề.
LG: Lấy hạt xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề, ứng thành là Cận thủ
nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng loại của chính nó.
LG: Lấy hạt xảy ra ngay trước cái mầm làm biện đề, ứng thành là Trực tiếp
nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì là năng sanh trực tiếp.

9
LG: Ứng thành nếu không là Cận thủ nhân của cái mầm thì không nhất thiết
là Trực tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Xin hãy nói ra.
ĐLG: Lấy nước và phân bón mà xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề.
LG: Lấy nước và phân bón mà xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề,
ứng thành không là Cận thủ nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì không là năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng loại của chính nó.
LG: Lấy nước và phân bón mà xảy ra trước của trước cái mầm làm biện đề,
ứng thành không là Trực tiếp nhân của cái mầm sao?
ĐLG: Đồng ý.
LG: Tại sao?
ĐLG: Bởi vì không là năng sanh trực tiếp.

Ý nghĩa của Cận thủ nhân và Câu hữu duyên đối với Chúng sanh hữu tình
Trực tiếp nhân hay Gián tiếp nhân rất dễ giải thích, vì ta có thể dùng các cụm
từ chỉ thời gian như: “ngay trước đó”, “ngay trước của trước”, “trước của trước
của trước đó”, “ngay sau đó”, “ngay sau của sau”, “sau của sau của sau đó”…
đưa vào biện đề.
Trong khi đó, Cận thủ nhân và Câu hữu duyên thì khó hơn. Học sinh cần phân
biệt được hai cái này:
 Cận thủ nhân của cái mầm: Hạt là cận thủ nhân của mầm. Hạt là cái
làm sanh ra bản chất của mầm, thành lập bản chất của mầm.
 Câu hữu duyên của cái mầm: là những điều kiện hỗ trợ (như nước,
phân bón…) làm cho mầm mọc nhanh hay không, lớn nhanh không,
khỏe mạnh không, màu sắc lá ra sao… Câu hữu duyên của cái mầm
thành lập đặc điểm của mầm.
Nói chung, tất cả các pháp: Thực hữu, Vô thường, Nhân, và Quả đều đồng
nghĩa với nhau. Tuy nhiên, khi nói đến Nhân và Quả của một pháp cụ thể thì
10
chúng lại là tương nghịch. “Nhân của pháp đó” và “Quả của pháp đó” là tương
nghịch, bởi vì “Nhân của Pháp đó” xảy ra trước “Quả của Pháp đó”.
Bất cứ Quả nào muốn có được đều cần có sự phối hợp của cả Cận thủ nhân và
Câu hữu duyên. Thiếu một trong hai đều không được. Ví dụ: Trên cánh đồng,
mình gieo hạt nhưng không tưới nước, phân bón… thì vẫn không có mầm.
Hoặc chỉ tưới nước, phân bón…, còn hạt chỉ để trong hộp mà không gieo
xuống đất thì hạt cũng không nảy mầm. Cần có cả hạt (cận thủ nhân) và nước,
phân bón… (câu hữu duyên) thì mới có mầm.

Cận thủ nhân của Hữu tình (hay là Chúng sanh hữu tình)
"Hữu" có nghĩa là có, "Tình" có nghĩa là tâm thức/tri thức. "Hữu tình" có nghĩa
là có tri thức, có tâm thức.
Tri thức của chúng sanh hữu tình từ đâu mà có? Nó có từ tri thức trước đó. Tri
thức trước đó lại có từ tri thức trước đó nữa. Cứ truy ngược như vậy cho tới tri
thức lần đầu tiên nhập vào thai mẹ. Tri thức lần đầu tiên nhập vào thai mẹ là
quả, do đó, nó phải có nhân. Vậy cận thủ nhân của nó là gì? Đó là tri thức của
cha mẹ, hay là một tri thức khác có từ trước đó? Để trả lời câu hỏi này, chúng
ta cần phân biệt giữa thân và tri thức/tâm thức.
 Cận thủ nhân của thân này của mình là cha mẹ (tinh cha, huyết mẹ).
 Cận thủ nhân của tri thức của mình là một tri thức ngay trước đó ở kiếp
trước, không phải là tri thức của cha mẹ.
Hiện tại, trên thế giới có những người không công nhận có tri thức/tâm thức.
Họ cho rằng tất cả mọi hoạt động đều là do bộ não (thuộc về thân) chỉ huy. Họ
cũng không tin có kiếp trước, kiếp sau. Theo khoa học hiện nay, muốn sanh
con thì cần hội 3 điều kiện:
(1) Tinh trùng và trứng phải hoàn hảo;
(2) Tử cung của người mẹ phải tốt, không bị khiếm khuyết; và
(3) Tinh trùng và trứng phải kết hợp đúng lúc, đúng thời.
Nhưng khoa học cũng nói rằng nếu hội đủ 3 điều kiện trên thì không nhất thiết
là có con sanh ra.
Ngược lại, Phật giáo công nhận có tâm thức. Theo Phật giáo, cần có một tâm
thức trong thân trung ấm nhập vào tại thời điểm tinh trùng và trứng kết hợp thì
mới có đứa con sanh ra. Bởi vì cận thủ nhân của chúng sanh hữu tình là tâm
thức trong thân trung ấm (trung hữu).

11
Câu hữu duyên của Hữu tình (hay là Chúng sanh hữu tình)
Mọi ác nghiệp và thiện nghiệp mình tạo ra đều lưu lại tập khí (có nghĩa là huân
tập thói quen) trong dòng tâm thức của mình. Thiện nghiệp là cận thủ nhân để
kiếp sau sanh vào thượng giới hay làm người, làm thiên. Ác nghiệp là cận thủ
nhân để sanh vào 3 nẻo ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Hiện tại, các thiện
nghiệp và ác nghiệp chưa hoạt động, mà lưu lại dưới dạng tập khí, tức là nó có
tiềm năng để sau này sanh ra quả tương ứng.
Vào giờ phút cận tử, nếu tâm bất thiện như là tham, sân, si nổi lên, thì những
tập khí của ác nghiệp đã tạo sẽ được khởi động, làm cho mình thọ vào nẻo ác.
Ngược lại, nếu thiện căn và những điều lành khởi lên vào giờ phút cận tử, thì
những tập khí của thiện nghiệp sẽ được khởi động, làm cho mình sanh vào cõi
lành.
Do đó, giờ phút cận tử rất quan trọng, vì lúc đó chính là lúc tạo câu hữu duyên
(những điều kiện hỗ trợ) để kích hoạt cận thủ nhân là thiện nghiệp hay ác
nghiệp mà mình đã tạo. Nếu câu hữu duyên là tâm thiện thì sẽ kích hoạt các
cận thủ nhân thiện đã tạo, còn nếu câu hữu duyên là tâm bất thiện như là tham,
sân, si thì sẽ kích hoạt cận thủ nhân bất thiện đã tạo.
Vậy làm sao để chúng ta khởi tâm thiện vào giây phút cận tử? Từ bây giờ,
mình phải huân tập thói quen có tâm hướng thiện, tạo thiện nghiệp. Đây là thói
quen cần huân tập trong một thời gian dài, không thể tạo được trong một sớm
một chiều. Mình không thể đợi đến lúc lâm chung mới khởi tâm hướng thiện,
vì lúc đó, mình vừa khổ tâm (tâm kinh hãi), vừa khổ thân (cơ thể đau đớn), rất
khó khởi tâm thiện.

Cận thủ nhân của Âm thanh


Như đã học ở trên, tánh tướng của cận thủ nhân là năng sanh tự cận quả chủ
yếu là dòng loại (tức là dòng lưu của đồng loại) của chính nó. Do đó, nếu là
cận thủ nhân thì nhất thiết là năng sanh tự cận quả chủ yếu là dòng loại của
chính nó. Tuy nhiên, mọi kinh điển của Phật giáo đều cho rằng âm thanh không
có dòng lưu của đồng loại, mà đứt quãng. Từ đó suy ra, âm thanh không có
dòng lưu của đồng loại trước đó, và cũng không có dòng lưu của đồng loại sau
đó. Chúng ta có thể biện kinh ở điểm này.
LG: Ứng thành âm thanh không có cận thủ nhân sao?
ĐLG: Tại sao ?
LG: Bởi vì không có dòng lưu đồng loại của trước đó.
12
ĐLG: Đồng ý.
LG: Ứng thành nếu âm thanh không có cận thủ nhân, thì nó được thành lập
như thế nào?

Tánh tướng của Quả: Sở sanh (cái được sanh)


Phân loại của Quả, gồm 4: Trực tiếp quả, gián tiếp quả, cận thủ quả, câu hữu
quả
Phân loại Tánh tướng
Trực tiếp quả Được sanh trực tiếp
o Trực tiếp quả của pháp đó có nghĩa là quả sanh ngay lập tức sau
pháp đó. (Pháp đó là nhân).
Gián tiếp quả Được sanh gián tiếp
Cận thủ quả Tự cận thủ quả được sanh chủ yếu là tự dòng loại
o "Tự" ở đây có nghĩa là cận thủ nhân
o "Tự cận thủ quả" có nghĩa là cận thủ quả của chính nó, mà chính nó
ở đây là cận thủ nhân
o Tánh tướng này được hiểu là: Cận thủ quả là cận thủ quả của chính
nó, mà đó là cận thủ nhân, được sanh chủ yếu là dòng loại của chính
cận thủ nhân đó
Câu hữu quả Tự câu hữu quả được sanh chủ yếu không là tự dòng loại
o "Tự" ở đây có nghĩa là câu hữu duyên
o Tánh tướng này được hiểu là: Câu hữu quả là câu hữu quả của câu
hữu duyên, được sanh chủ yếu không là dòng loại của câu hữu
duyên đó

Chú ý: Trực tiếp nhân có ngay trước nó. Gián tiếp nhân có trước của ngay
trước nó. Trực tiếp quả có ngay sau nó. Gián tiếp quả có sau của ngay sau nó.
Áp dụng lý luận này cho tất cả thực hữu.

Sự khác biệt giữa “Trực tiếp quả của Lửa” và “Câu hữu quả của Lửa” là
MUSHI.
 Nếu là Trực tiếp quả của lửa thì không nhất thiết là Câu hữu quả của lửa.
Lấy khói mà sanh lập tức ngay sau lửa làm biện đề. Khói mà sanh ngay
sau lửa là Trực tiếp quả của Lửa, mà không là Câu hữu quả của Lửa, bởi
vì là Cận thủ quả của Lửa. Lửa là Cận thủ nhân của khói, khói là Cận thủ
quả của lửa.

13
 Nếu là Câu hữu quả của Lửa thì không nhất thiết là Trực tiếp quả của
Lửa. Lấy tro và than sanh sau của sau lửa làm biện đề. Tro và than sanh
sau của sau lửa là Câu hữu quả của Lửa, mà không là Trực tiếp quả của
Lửa.
 Nếu là Trực tiếp quả của Lửa thì không nhất thiết không là Câu hữu quả
của Lửa. Lấy tro và than sanh lập tức ngay sau lửa làm biện đề.
 Nếu không là Trực tiếp quả của Lửa thì không nhất thiết là Câu hữu quả
của Lửa. Lấy khói mà sanh sau của sau lửa làm biện đề.

BÀI TẬP VỀ NHÀ

1. Sự khác biệt giữa Trực tiếp nhân của cái mầm và Câu hữu duyên của cái
mầm là MUSHI. Hãy tìm sự tướng chứng minh.
2. Sự khác biệt giữa Gián tiếp nhân của cái mầm và Cận thủ nhân của cái mầm
là MUSHI. Hãy tìm sự tướng chứng minh.
3. Sự khác biệt giữa Gián tiếp nhân của cái mầm và Câu hữu duyên của cái
mầm là MUSHI. Hãy tìm sự tướng chứng minh.
4. Sự khác biệt giữa Gián tiếp quả của Lửa và Câu hữu quả của Lửa là
MUSHI. Hãy tìm sự tướng chứng minh.

CHỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ

1. Sự khác biệt giữa Biệt của Biệt và Thường hằng là MUSHI.


Xem phần Biện kinh đầu buổi học.

2. Sự khác biệt giữa Biệt của Biệt và Thực hữu là MUSUM.


 Nếu là Thực hữu thì nhất thiết là Biệt của Biệt.
o «Thực hữu mà đã trở thành một với Thực hữu» là Biệt của Biệt.
 Nếu là Biệt của Biệt thì không nhất thiết là Thực hữu. Lấy không gian vô
vi làm biện đề.
 Nếu là Biệt của Biệt thì không nhất thiết không là Thực hữu. Lấy cái
bình làm biện đề.
 Nếu không là Biệt của Biệt thì không nhất thiết là Thực hữu. Lấy Sở tri
làm biện đề.
14
o Lấy «Một với thực hữu» làm biện đề là SAI. Một với thực hữu là Biệt
của Biệt, bởi vì Một với thực hữu thỏa mãn 3 điều kiện là Biệt của
Biệt:
(1) Một với thực hữu là Biệt;
(2) Một với thực hữu đồng thể tương quan với Biệt; và
(3) Có nhiều đồng vị của vừa không là Một với thực hữu, vừa là Biệt.
Chẳng hạn: cái bình.

3. Sự khác biệt giữa Biệt của Biệt và Hữu thị sở tri là MUSHI.
 Nếu là Biệt của Biệt thì không nhất thiết là Hữu thị sở tri. Lấy không
gian vô vi hướng đông và không gian vô vi hướng tây làm biện đề.
 Nếu là Hữu thị sở tri thì không nhất thiết là Biệt của Biệt. Lấy Sở tri làm
biện đề.
 Nếu là Biệt của Biệt thì không nhất thiết không là Hữu thị sở tri. Lấy cái
bình làm biện đề.
 Nếu không là Biệt của Biệt thì không nhất thiết là Hữu thị sở tri. Lấy
sừng thỏ làm biện đề.

4. Sự khác biệt giữa Tổng của Tổng và Khác là MUSHI.


 Nếu là Tổng của Tổng thì không nhất thiết là Khác. Lấy Sở tri làm biện
đề.
 Nếu là Khác thì không nhất thiết là Tổng của Tổng. Lấy bình cột làm
biện đề.
 Nếu là Tổng của Tổng thì không nhất thiết không là Khác. Lấy Sở tri và
Thành sở y làm biện đề.
 Nếu không là Tổng của Tổng thì không nhất thiết là Khác. Lấy cái bình
làm biện đề.

15

You might also like