Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHƯƠNG I

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

1.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN


TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là một bộ phận quan trọng cấu thành tư
tưởng Hồ Chí Minh, là sự kế thừa và nâng lên tầm thời đại giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc mà cốt lõi là ý chí độc lập và khát vọng tự do, tiếp thu biện chứng
tư tưởng nhân loại và đặc biệt là học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là hệ thống quan điểm về con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc, về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng nhằm giải
phóng dân tộc khỏi ách áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, giành ĐLDT, xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

2.ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI


PHÓNG DÂN TỘC
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là
sự kế thừa và phát triển biện chứng nguồn giá trị văn hóa dân tộc,
nhân loại và học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Trước hết, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT là sự tiếp thu, kế thừa giá trị văn
hóa truyền thống mà cốt lõi làý chí độc lập và khát vọng tự do.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT còn là sự kế thừa và nâng lên tầm thời
đại nguồn giá trị văn hóa, tư tưởng phương Đông, phương Tây.

Thứ ba, cùng với văn hóa dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ
nghĩa Mác – Lênin như là kim chỉ nam cho hành động của mình,
2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
được hình thành gắn với cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc
hùng mạnh
Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc gắn với cuộc đấu tranh chống lại hai kẻ thù lớn mạnh hơn mình gấp nhiều
lần. Thử thách nặng nề, quyết liệt đó đòi hỏi chúng ta phải khai phá con đường phù
hợp với quy luật lịch sử, phản ánh đúng truyền thống dân tộc và nguyện vọng nhân
dân. Trước hết, sức mạnh làm nên thắng lợi là ý chí của cả một dân tộc. Thứ hai, để
chống kẻ thù mạnh đòi hỏi phải lấy dân làm gốc, phát huy sức mạnh của nhân dân.
Thứ ba, sáng tạo ra nhiều hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh. Lấy nhỏ
thắng lớn, lấy ít địch nhiều là phải chuyển hóa được sức mạnh vật chất và tinh thần
của toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân trên tất cả các mặt trận chính
trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sự. Thứ tư, để thắng kẻ thù mạnh đòi hỏi ông
cha phải dựng nước đi đôi với giữ nước,

2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
mang tính cách mạng và tính nhân văn sâu sắc
Tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT thể hiện ở tình yêu
thương con người bị đọa đày đau khổ, bị áp bức bóc lột. Điểm nổi bật của mục tiêu
cách mạng của Hồ Chí Minh là sự gắn bó không tách rời giữa mục tiêu ĐLDT, dân
chủ và CNXH.

Tính nhân văn của CMGPDT là tư tưởng gắn chiến tranh cách mạng với tranh
thủ mọi cơ hội để giành lấy thắng lợi bằng con đường hòa bình, tránh tổn thất, đổ
máu cho cách mạng.

3.HỆ THỐNG LÝ LUẬN CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA
HỒ CHÍ MINH
3.1. Cứu nước, giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường cách
mạng vô sản
a.Giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản – nhu cầu khách
quan của dân tộc đầu thế kỷ XX

–Thực tiễn xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đặt ra nhiều vấn đề phải
giải quyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, trước
hết là về con đường giải phóng dân tộc khỏi “đêm trường nô lệ”.

– Con đường mà Hồ Chí Minh xác định những năm 30 của thế kỷ XX là con
đường duy nhất đúng. Đó là sự lựa chọn của lịch sử, bởi trong những thập niên đầu
thế kỷ XX, lịch sử là sự khảo nghiệm khách quan, nghiêm khắc về con đường cứu nước
mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

b.Đối tượng, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc

Mâu thuẫn vốn trong lòng xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa nông dân và
địa chủ phong kiến. Thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn mới giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai. Yêu cầu của cách mạng lúc này là
phải giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng, chống đế quốc giành ĐLDT, đánh đổ đế
quốc phong kiến đưa ruộng đất về tay dân cày.

Mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu, bao trùm và giằng xé mâu thuẫn
khác. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta là giành lại độc
lập, trong khi không quên nhiệm vụ dân chủ, song khi thực hiện nhiệm vụ này trước
hết phải nhằm phục vụ nhiệm vụ dân tộc.

c.Con đường của cách mạng giải phóng dân tộc – độc lập dân tộc gắn liền
với gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Con đường CMGPDT theo con đường CMVS được xác định rõ là “làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Ở đây, “Tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” là thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản,
chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất về tay dân cày.
Sau khi giành được độc lập, mục tiêu của giai đoạn kế tiếp là phải tiến lên CNXH. Đây
là tính chất của cuộc cách mạng không ngừng, kết hợp trong đó cả nhiệm vụ giải
phóng dân tộc và nhiệm vụ dân chủ cũng như kết hợp nhiệm vụ dân tộc, dân chủ với
sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

3.2. Lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc
a.Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, của chính dân
tộc bị áp bức

Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của bản thân các dân tộc bị áp
bức, bóc lột. Đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công – nông, các giai cấp,
tầng lớp khác là “bầu bạn cách mệnh của công nông”.

b.Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải đoàn kết với lực lượng
cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, đứng về phía
mặt trận cách mạng thế giới, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản
các nước, đấu tranh cho lợi ích chung và lợi ích chính đáng của các dân tộc. Vì vậy,
cần đoàn kết các dân tộc thuộc địa; CMGPDT ở thuộc địa còn phải đoàn kết với giai
cấp vô sản chính quốc; chú trọng đến mối quan hệ đối với các nước Đông Dương;
quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức đứng lên đòi
ĐLDT, nhất là các nước cùng dưới ách thống trị của Pháp; đoàn kết với Liên Xô, Trung
Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

3.3. Điều kiện đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc
a. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Cách mạng trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức
dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm cốt; phải thường xuyên xây dựng, rèn luyện đội ngũ
cán bộ, đảng viên của Đảng; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và dân; phải
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn mới có sức mạnh…
b.Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải nêu cao tính chủ động,
độc lập và khả năng thắng lợi trước cách mạng chính quốc

Là một người dân thuộc địa, hơn ai hết, Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi thống khổ
của nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức nặng nề nỗi đau khổ của người dân thuộc
địa gấp hàng nghìn lần nỗi đau khổ của nhân dân chính quốc; vai trò quan trọng của
thuộc địa đối với phong trào CMVS ở chính quốc và đối với sự tồn tại của chủ nghĩa
đế quốc; Hồ Chí Minh đưa ra bằng chứng về tiềm năng, sức mạnh to lớn của con
người và tài nguyên của các nước thuộc địa so với chính quốc và ảnh hưởng của
cách mạng thế giới đặc biệt là cách mạng Tháng Mười Nga đã thúc đẩu cách mạng
thuộc địa đi đến thắng lợi.

c.Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo
lực cách mạng

Bạo lực cách mạng phải là bạo lực của quần chúng bị áp bức, bóc lột chống
lại giai cấp thống trị, bạo lực của toàn dân. Bạo lực cách mạng, theo Người, phải là
bạo lực của quần chúng cách mạng có tổ chức, được giáo dục, dẫn dắt bởi một
đường lối đúng đắn; bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng,
lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang với hai hình thức đấu tranh, đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang; khi khẳng định tính tất yếu phải sử dùng bạo lực,
nhưng tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh luôn thống nhất với chủ nghĩa
nhân văn, nhân đạo hòa bình. Theo Người, chỉ sử dụng bạo lực để đấu tranh chống
lại sự xâm lược của đế quốc, thực dân, giải pháp cuối cùng trước sự bạo tàn và ngoan
cố của kẻ thù

You might also like