Nhiếp loại học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TINH HOA PHẬT PHÁP 2/2016

NHIẾP LOẠI HỌC

BÀI 21
Tóm tắt theo:
Bài giảng của Thầy Geshe Loyang
Được Việt dịch: Sư cô Pháp Đăng
Ghi lại: Ngô thị Ngọc Trinh

Chủ nhật, ngày 06/11/2016

Giữa tháng 12 sẽ thi phần Nhiếp Loại học

Bài học

Thảo luận – Biện kinh


Ứng thành, Bát chu biến môn được ứng dụng để thảo luận và biện kinh. Biện kinh
có các công thức để ứng dụng Ứng thành và Bát chu biến môn. Thầy sẽ hướng dẫn
các cách để biện kinh. Nói chung, biện kinh sẽ được thực hiện như sau:

Lập giả (người đứng/người hỏi) Đối Lập giả (người ngồi/người bị hỏi)
Ứng thành (dựa theo những gì bạn nghĩ)
không phải là như vậy, bởi vì bạn chưa Nhân (lý do) không thành lập!
nói ra được Tánh tướng của Phá pháp là
gì.
Có không? Có.
Vậy hãy nói ra Tánh tướng của Phá pháp. Ừ, Tánh tướng của Phá pháp là “khi
nghĩa đó tướng hiện trước giác tri thì
phá tướng hiện”.
Lấy “khi nghĩa đó tướng hiện trước giác Đồng ý.
tri thì phá tướng hiện”, Ứng thành là
Tánh tướng của Phá pháp ?
Nhiệm vụ của người đứng là phản biện lại những gì người ngồi nói.

- Lập giả (người đứng) khi hỏi thì chỉ dựa vào những gì Đối lập giả (người
ngồi) nói để phản biện, nên họ chỉ hỏi Ứng thành là như vậy/không là như vậy
phải không? Bởi vì như vậy ?
- Đối lập giả nếu thấy đúng sẽ trả lời đồng ý, nếu không đồng ý sẽ hỏi tại sao?
- Lập giả trả lời bởi vì như vậy…
- Đối lập giả hoặc là đồng ý với lý do đó, hoặc nếu không đồng ý sẽ nói Nhân
không thành lập hay Chu biến không thành lập, hay không nhất thiết!

Ví dụ:
Lập giả (người đứng/người hỏi) Đối Lập giả (người ngồi/người bị hỏi)
Không phải như vậy, bạn chưa nói Nhân không thành lập!
được Tánh tướng của Màu là gì!
Có không ? Có.
Vậy hãy nói ra. “Thích hợp như là Màu”, lấy Thích hợp như
là Màu làm biện đề.
Lấy thích hợp như là Màu làm biện Đồng ý.
đề, Ứng thành là Tánh tướng của
Màu phải không?
Lấy thích hợp như là Màu làm biện Vì mối quan hệ giữa Sở tướng và Tánh
đề. Tại sao Tánh tướng của Màu là tướng được thành lập và 8 ngả nhất thiết
Tánh tướng của Màu ? được khẳng định.
Vậy Bạn hãy nói ra mối quan hệ Muốn hiểu được Sở tướng (Màu), thì đầu
giữa Sở tướng và Tánh tướng được tiên phải Lượng xác định Tánh tướng đó là
thành lập là như thế nào? “Thích hợp như là Màu”
Ứng thành không phải vậy đâu vì Nhân không thành lập !
bạn chưa nói ra được 8 ngả nhất
thiết được khẳng định là gì?
Có không? Có.
Hãy nói ra đi ! 8 ngả nhất thiết là :
Nếu là/không là Màu thì nhất thiết phải
là/không là “Thích hợp như là Màu”.
Nếu là/không là “Thích hợp như là Màu”thì
nhất thiết phải là/không là Màu…
KIẾN LẬP KHIỂN THA PHÁP (ghan sel).
(kiến lập = xây dựng nên)
Kiến lập Khiển tha pháp có 2 dạng là Phá pháp và Thành lập pháp.

I. Phá pháp (dgag pa).


(phá = bài phá, bài xích, objection, negation, refutation)
Phá pháp đồng nghĩa với Khiển tha pháp (ghan sel))
Định nghĩa của Phá pháp là khi Nghĩa đó tướng hiện trước giác tri thì phá
tướng hiện (don de blo la rnam pa shar ba’I tshe dgag pa’I rnam pa can du shar
ba).
(giác tri = tâm thức)
“Nghĩa đó” là định nghĩa/Tánh tướng của một cái gì đó trình hiện trước tâm thức, thì
sự trình hiện đó là phá tướng.

Ví dụ: Không gian vô vi,


Không gian vô vi không phải là một tên (danh từ) bài phá (phá tự), nó không phủ
nhận cái gì cả. Nhưng nghĩa của Không gian vô vi là vật không bị cản, không được
đụng nên khi nghĩa đó hiện trước tâm thức thì phá tướng hiện ra. Không gian vô vi
là phá pháp.

Định nghĩa của Phá pháp là “khi nghĩa đó tướng hiện trước giác tri thì phá tướng
hiện” cũng là định nghĩa của của Khiển tha pháp. Định nghĩa này dùng cho cả 2 Sở
tướng Phá pháp và Khiển tha pháp.

Ví dụ biện luận về Phá pháp:


Lập giả Đối Lập giả
Lấy Phá pháp làm biện đề, Ứng thành là Đồng ý.
Khiển tha pháp?
Tại sao? Vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định
Vậy hãy nói ra. Nếu… là/không là……..
Phá pháp là đồng nghĩa với Khiển tha Đồng ý.
pháp đúng không?
Lấy Phá pháp làm biện đề, Ứng thành là Tại sao?
khác với Khiển tha pháp phải không ?
Bởi vì 8 ngả nhất thiết được khẳng định Đồng ý!
(cần có 2 cái riêng biệt để so sánh, nếu là
cái này nhất thiết là cái kia)
Oh, nhưng nó không phải là Khác mà nó Tại sao?
là Một!
Vì “khi nghĩa đó tướng hiện trước giác tri
thì phá pháp hiện”!

II. Thành lập pháp (sgrub pa):


Định nghĩa của Thành lập pháp là khi nghĩa đó hiện trước giác tri thì thành lập
tướng hiện.
Khiển tha pháp được chia làm hai loại: Vô phá khiển tha pháp và Phi phá khiển tha
pháp.

1. Vô phá Khiển tha pháp (med dgag gi gzhan sel): là Khiển tha pháp, âm
thanh nó nói đã bài phá sở phá của chính nó, không có sự thành lập do nó dẫn
xuất.
Ví dụ: khi nói :“Không có cái bình.” nghĩa là không có cái bình và không có
dẫn đến một cái gì khác. Nên gọi là Vô phá khiển tha pháp.

Nếu không hiểu được sự kiến lập của Phá pháp và Thành Lập pháp thì sẽ không
hiểu được Tánh không, vì Tánh không là Vô phá khiển tha pháp.
Tánh không là Vô phá khiển tha pháp, vì nó duy bài phá cá thể thực lập (duy bài phá
cá thể không có sự thành lập một cách chân thật) hay duy bài phá thực lập, không
dẫn xuất đến cái gì nữa.

Không gian vô vi là Vô phá khiển tha pháp (do cái nghĩa của Không gian vô vi) vì
nó là duy không bị cản, không bị đụng, không dẫn xuất đến ý nghĩ cái gì khác.

2. Phi phá Khiển tha pháp (ma yin dgag gi gzhan sel): là Khiển tha pháp, âm
thanh nó nói đã bài phá sở phá của chính nó, có sự thành lập do nó dẫn xuất.
Ví dụ: khi nói: “Anh mập đó, buổi trưa không có ăn cơm”, sẽ dẫn đến ý nghĩ
là buổi tối anh ta sẽ ăn cơm.
Phi phá Khiển tha pháp có 2 loại: Giác tri khiển tha pháp (blo ‘I gzhan sel) và Nghĩa
tự tướng Khiển tha pháp (don rang mtshan gyi gzhan sel).

a. Giác tri Khiển tha pháp (blo ‘I gzhan sel):


Định nghĩa của Giác tri khiển tha pháp là phi phá khiển tha pháp, duy
giả lập bởi phân biệt.

Duy giả lập bởi phân biệt.

Ví dụ:
- Tâm suy nghĩ đến cái bình (trong triết học gọi là tâm phân biệt chấp trì cái
bình), thì Nghĩa Tổng (ảnh hiện) của cái bình sẽ trình hiện như là cái bình
trước tâm thức, bản chất của Nghĩa tổng của cái bình này là Thường hằng gọi
là Giác tri khiển tha pháp. Sở tướng của Giác tri khiển tha pháp là tâm phân
biệt.
(Đầu tiên mắt nhìn thấy cái bình, nhắm mắt lại suy nghĩ đến cái bình, hình
ảnh cái bình (không phải là bình thật) sẽ hiện trong tâm thức của mình. Cái
bình hiện trong tâm thức là Nghĩa tổng của cái bình. Cụ thể, đối tượng của
tâm phân biệt là tưởng tượng, không có thật, không có ở bên ngoài.

Sự trình hiện như là nghịch lại không là vàng trước Tâm phân biệt chấp trì
vàng là Giác tri khiển tha pháp (ser zin tog pa la ser ma yin pa lei log par
nang wa de).

Ngụy tạo phần mà đó là sự trình hiện như là cái bình giống như là cái bình
trước Tâm phân biệt chấp trì cái bình là Giác tri khiển tha pháp (bumzintog pa
la bumpa ma yin zhin tu bumpa ta bu nang wei drotag gi cha).

b. Nghĩa tự tướng Khiển tha pháp.


Định nghĩa của Nghĩa tự tướng Khiển tha pháp là phi phá khiển tha
pháp, thắng nghĩa tự tướng thành lập (Bumpa ma yin pa lei log pa).
Ví dụ:
Nghịch lại không là cái bình (bumpa ma yin pa lei log pa)
Vàng mà không là thường hằng (tag pa ma yin pei ser)
Vàng mà không là cột (ka wa ma yin pei ser)
Vàng mà nghịch lại cột (ka wa lei log pei ser)
Vàng mà nghịch lại thường hằng (tag pa lei log pei ser)
Vàng mà nghịch lại không là vàng (ser ma yin pa lei log pei ser)
Nghịch lại không là vàng (ser ma yinpa lei log pa).
Cột mà không là bình (bumpa ma yin pei kawa).
Người mà không là súc sanh (dud dro ma yin pei mi)
Sự tưởng tượng là vàng (Nghĩa tổng của vàng) là thường hằng, không thay đổi
(chứ không phải biến mất). Nghĩa tự tướng Khiển tha pháp là Thực hữu,
không phải là Thường hằng.

Tự tướng đồng nghĩa với Thực hữu, định nghĩa của Tự tướng là được thành lập từ
chính nó không duy giả lập bởi tâm phân biệt [Xem lại bài 2, Thường và Vô thường]

Giải thích sự khác biệt giữa Không gian vô vi và Không gian hữu vi:
Khoảng không trong cái ly là Không gian vô vi (không bị cản, không bị đụng),
nhưng không gian nhìn thấy trong cái ly là Không gian hữu vi.

Không gian hữu vi là khoảng không nhìn thấy trước mặt, ban ngày thấy sáng, ban
đêm thấy tối là Sắc nhưng sự không bị cản không bị rờ là Không gian vô vi.

Không gian vô vi là Thường hằng, Không gian hữu vi là Vô thường.


Những gì thấy được trực tiếp là Không gian hữu vi, còn những gì không bị cản,
không bị đụng là Không gian vô vi.
Ví dụ: người mù chỉ cảm nhận được Không gian vô vi, nhưng không thấy được
Không gian hữu vi.

Chư thiên trụ ở Không gian hữu vi vì Không gian vô vi không có nơi để ở, Không
gian vô vi không có trong không có ngoài. Chư thiên ở trên không trung, không
trung đó là Không gian hữu vi. Chúng ta không ở trong Không gian hữu vi vì mình
phải nương tựa vào một cái gì, ví dụ ở trên mặt đất, hoặc ngồi trên gối. Con chim
sống nhờ 2 cánh nên cũng không sống trong Không gian hữu vi.

Chư thiên ở cõi Vô sắc giới vốn không có Sắc nên không thể nói ở hay không ở, họ
không có nơi để ở.
Bài tập 20:
1. Khiển tha Pháp và Thường hằng
2. Thực hữu và Lập pháp
3. Khiển tha Pháp và Tha Pháp.

You might also like