Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Bài luyện 2: Gen và mã di truyền phần 2

I. Mức độ nhận biết

Câu 1: Quá trình nhân đôi ADN diễ ra chủ yếu ở

A. riboxom.

B. ti thể.

C. nhân tế bào.

D. tế bào chất.

Giải: quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở nhân tế bào

Chọn C.

Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

Giải: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc

bán bảo toàn.

Chọn C.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhân đôi của ADN?

A. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN

giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.

B. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo

toàn.

C. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.

D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3’ - 5’.

Giải: Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo

toàn.

Chọn B.
Câu 4: Trong các khái niệm về gen sau đây, khái niệm nào đúng nhất?

A. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một loại

prôtêin quy định tính trạng.

B. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một trong các

loại mARN, tARN, rARN.

C. Gen là một đoạn phân tử ADN tham gia vào cơ chế điều hoà quá trình sinh tổng

hợp prôtêin như gen điều hoà, gen khởi động, gen vận hành.

D. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit

hay một phân tử ARN.

Giải: Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit

hay một phân tử ARN

Chọn D.

Câu 5: Bản chất của mã di truyền là

A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin

trong prôtêin.

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Giải: Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp

các axit amin trong prôtêin.

Chọn A.

Câu 6: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được

hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc

A. bổ sung. B. bán bảo toàn. C. bổ sung và bảo toàn. D. bổ sung và bán bảo toàn.

Giải: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được

hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc bán bảo toàn.

Chọn B.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính thoái hoá.

B. Mã di truyền là mã bộ ba.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.

D. Mã di tuyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

Giải: Mã di truyền là mã bộ ba có tính thoái hóa, tính phổ biến , tính đặc hiệu.

Chọn D.

Câu 8: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại

A. Guanin (G). B. Uraxin (U). C. Ađênin (A). D. Timin (T).

Giải: Các loại loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN bao gồm: A, T, G, X

Các loại loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ARN bao gồm: A, U, G, X

Chọn B.

Câu 9: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là

A. không có tính thoái hoá.

B. mã bộ ba.

C. không có tính phổ biến.

D. không có tính đặc hiệu.

Giải: Mã di là mã bộ ba có tính thoái hóa, tính phổ biến , tính đặc hiệu.

Chọn B.

Câu 10: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?

A. 5' UGA 3'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'.

Giải: Có ba bộ ba mang tín hiệu kết thúc là: 5' UGA 3' ; 5' UAA 3' ; 5' UAG 3'.

Chọn A.

Câu 11. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch

mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của

đoạn ADN là:

A. 5'... GGXXAATGGGGA…3' B. 5'... TTTGTTAXXXXT…3'


C. 5'... AAAGTTAXXGGT…3' D. 5'... GTTGAAAXXXXT…3'

Giải: Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN là: 5'... TTTGTTAXXXXT…3'

A bổ sung cho T; G bổ sung cho X.

Chọn B.

Câu 12. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã

hóa cho một aa. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?

A. 5’ AUG 3’, 5’ UGG 3’ C. 5’ UUU 3’, 5’ AUG 3’

B. 5’ XAG 3’, 5’ AUG 3’ D. 5’ AAX 3’, 5’ AXG 3’

Giải: Trong 64 bộ ba mã di truyền thì chỉ có 2 bộ ba là 5’ AUG 3’ quy định tổng hợp aa

mở đầu và 5’ UGG 3’ quy định aa Lig là những bộ ba không có tính thoái hóa.

Chọn D.

Câu 13. Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở gen của

sinh vật nhân sơ?

A. Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài.

B. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, xếp song song và ngược chiều nhau.

C. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.

D. Vùng mã hóa ở một số gen có chứa các đoạn exon xen kẽ các đoạn intron.

Giải: Ở sinh vật vật nhân sơ, có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh còn ở

sinh vật nhâ thực có vùng mã hóa không liên tục có chứa các đoạn exon xen kẽ các đoạn

intron.

Chọn D.

Câu 14: Ở trong tế bào của vi khuẩn, loại ARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng có hàm

lượng ít nhất là

A. tARN. B. rARN. C. mARN. D. tARN và rARN.

Giải: Trong các loại ARN thì mARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng tế bào cần loại

này nhiều nhất và tuổi thọ của mARN rất ngắn. Cho nên mARN bị phân hủy ngay sau

khi tổng hợp xong pr.


Chọn C.

Câu 15: Chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp

được pr insulin là vì mã di truyền có tính

A. thoái hóa.

B. đặc hiệu.

C. phổ biến.

D. tương đồng.

Giải: Mã di truyền có tính phổ biến tức là toàn bộ sinh vật trên TG trừ 1 số TH đặc biệt

đều sử dụng chung bộ mã di truyền. Do đó khi chuyển gen vào vi khuẩn TB vi khuẩn

vẫn có thể tổng hợp ra insulin.

Chọn C.

Câu 16. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

A. Enzim ligaza hoạt động trên cả 2 mạch khuôn.

B. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục mà không cần đoạn mồi.

C. Sự tổng hợp mạch mới trên ADN đều cần có đoạn mồi.

D. Ở mạch khuôn 5’- 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.

Giải: Hoạt động tổng hợp ADN cần có đoạn mồi ở cả 2 mạch của gen. Enzim ligaza

hoạt động trên cả 2 mạch khuôn. Ở mạch khuôn 5’- 3’, mạch mới được tổng hợp gián

đoạn và cần nhiều đoạn mồi.

Chọn B.

II. Mức độ thông hiểu

Câu 17: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con

nhờ cơ chế

A. giảm phân và thụ tinh.

B. phiên mã.

C. nhân đôi ADN.

D. dịch mã.
Giải: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con

nhờ cơ chế nhân đôi ADN.

Chọn C.

Câu 18. Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh là một phân tử axit nucleic có tỉ lệ

gồm 24%A, 25%G, 24%T, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là

A. ARN mạch đơn.

B. ARN mạch kép.

C. ADN mạch đơn.

D. ADN mạch kép.

Giải: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh được cấu tạo từ 4 loại nu : A,T,G,X =>

phân tử ADN. Ở phân tử này có tỉ lệ G khác X => ADN mạch đợn

Chọn C.

Câu 19. Ở ADN mạch kép, số nu loại A luôn bằng T là do

A. hai mạch ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.

B. hai mạch ADN xoắn kép và A với T có chiều dài bằng nhau.

C. hai mạch ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.

D. hai mạch ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazo lớn.

Giải: Hai mạch ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A theo nguyên

tắc bổ sung.

Chọn A.

Câu 20: Về cấu tạo, cả ADN và protein đều có điểm chung

A. đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đặc thù và đa dạng.

B. đều có thành phần nguyên tố hóa học giống nhau.

C. các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photophodieste.

D. đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
Giải: Về cấu tạo, cả AND và protein đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân có tính đặc

thù và đa dạng. Tuy nhiên đơn phân của 2 phân tử là khác nhau và thành phần cũng có

sự khác nhau ở 1 số nguyên tố.

Chọn A.

Câu 21: Khi nói tới gen phân mảnh, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Có khả năng hình thành được nhiều phân tử mARN trưởng thành.

B. Có ở mọi tế bào của các loài sinh vật.

C. Nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc pr sẽ bị thay đổi.

D. Nằm ở trong nhân hoặc tế bào chất của sinh vật nhân thực.

Giải: đoạn intron không mang thông tin di truyền vì vậy cấu trúc pr sẽ không bị thay

đổi khi đoạn intron đột biến, gen phân mảnh chỉ có ở snh vật nhân thực mà không tìm

thấy sinh vật nhân sơ. Ở sinh vật nhân swo gen được tìm thấy ở cả trong nhân và trong

TBC, tuy nhiên den trong TBC là gen không phân mảnh. Sau khi phiên mã intron bị cắt

bỏ và nối các đoạn exon theo nhiều cách khác nhau  tạo nhiều mARN trưởng thành.

Chọn A.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn?

A. Hai đầu nối lại tạo thành ADN vòng.

B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

C. Liên kết với pr histon để tạo nên NST.

D. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.

Giải: Ở sinh vật nhân sơ ADN không có sự liên kết với pr histon để tạo nên NST. Hiện

nay khái niệm NST được dùng cho cả vi khuẩn, được hiểu là sợi ADN.

Chọn C.

Câu 23: Đặc điểm nào chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào?

A. Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân.

B. Mang gen quy định tổng hợp pr cho bào quan ti thể.

C. Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
D. Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào.

Giải: Cả 2 loại ADN đêuà có cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân

và đều mang gen quy định tổng hợp pr ti thể. Tuy nhiên ở ADN ti thể do quá trình

phân bào tế bào chất phân chia không đồng đều nên ADN ti thể phân chia không đều

cho các TB con.

Chọn D.

Câu 24: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nucleic được cấu tạo

từ 4 loại nu A, U, G, X ; trong đó A = U= G = 24%. Vật chất di truyền cuẩ chủng này là

A. ADN mạch đơn.

B. ARN mạch kép.

C. ARN mạch đơn.

D. ADN mạch kép.

Giải: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh được cấu tạo từ 4 loại nu : A,U,G,X =>

phân tử ARN. Ở phân tử này có tỉ lệ nu loại A sẽ là 28% khác với tỉ lệ loại U, G, X =>

mạch đơn

Chọn C.

Câu 25: Giả sử một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 4 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là

A. 20. B. 8. C. 5. D. 16.

Giải: Số phân tử AND mới được tạo ra là : 24 = 16 phân tử

Chọn D.

Câu 26: Môột gen có tổng số 1000 cặp nuclêôtit. Khối lượng phân tử của gen đó xác định

theo đvC là

A. 300000 đvC.

B. 200000 đvC.

C. 600000 đvC.

D. 100000 đvC.

Giải: 1 nu có KL phân tử là 300đvC


=> 1000 cặp nu có KL phân tử là 600000 đvC.

Chọn C.

Câu 27: Một gen có số nuclêôtit loại A là 900, chiếm 30% số nuclêôtit của gen. Số chu kì

xoắn của gen là

A. 100.

B. 150.

C. 250.

D. 350.
900 x100
N= = 3000
Giải: Tổng số nu là 30 nu

1 chu kì có 10 cặp nu ( 20 nu) => số chu kì là 150 chu kì

Chọn B.

Câu 28: Một gen có chiều dài là 0,51 micrômet, gen này nhân đôi 1 lần thì môi trường

nội bào cần cung cấp số nuclêôtit là

A. 3000. B. 5100. C. 2550. D. 6000.

Giải: Đổi 0,51μm =5100 Å

 N = (5100 x2)/3,4 = 3000 nu

Số nu MT nội bào cần cung cấp sau 1 lần nhân đôi là 3000 x (21 -1) = 3000 nu

Chọn A.

III. Mức độ vận dụng

Câu 29: Một gen có số nuclêôtit loại G= 400, số liên kết hiđrô của gen là 2800. Chiều dài

của gen là

A. 4080 Å.

B. 8160 Å.

C. 5100 Å.

D. 5150 Å.

Giải: Ta có 2A +3G = 2800; G = 400 => A = 800 nu


 Tổng số nu N= 2 x ( 800+400) = 2400 nu

 L = (2400 x 3,4)/ 2= 4080 Å.

Chọn A.

Câu 30: Trong tự nhiên , có bao nhiêu loại mã di truyền trong đó chứa ít nhất 2 nu loại

G?

A. 37. B. 18. C. 10. D.9.

Giải: Mỗi bộ ba chứa ít nhất 2 nu loại G và 1 nu loại khác => G G + ( A,U,X) = 3 +3+3 = 9

Bộ ba chứa GGG có 1 bộ

 Tổng số bộ ba chứa ít nhất 2 nu loại G là 10 nu.

Chọn C.

Câu 31: Trong tự nhiên, có bao nhiêu loại mã di truyền chứa nu loại G?

A. 37. B 27. C. 18. D. 9.

Giải: Mã di truyền không chứa nu loại G tức là mã di truyền có các loại nu loại nu A, U,

X.

Với 3 loại nu sẽ cho tối đa số laoij mã di truyền là 33 = 27

Trong tự nhiên có 64 bộ ba di truyền => số mã di truyền chứa G sẽ là 64 – 27 = 37 nu

Chọn A.

Câu 32: Trên mạch thứ nhất của một gen có A1= 200, T1= 300, G1= 400, X1= 500. Số

nuclêôtit từng loại của gen là

A. A= T= 250; G= X= 450.

B. A= T= 500; G= X= 900.

C. A= T= 750; G= X= 1350.

D. A= T= G= X= 1400.

Giải: Tổng số nu loại A = A1 + T1 = 200 + 300 = 500 nu

Tổng số nu loại G = G1 +T1 = 400 + 500 = 900 nu

 A = T = 500 nu; G = X = 900 nu

Chọn B.
Câu 33: Xét 2 gen có chiều dài bằng nhau. Gen I có tích số %G với %X là 4% và số liên

kết hiđrô của gen là 2880. Gen II có số liên kết hiđrô nhiều hơn gen I là 240. Tính số

nuclêôtit mỗi loại của gen II.

A. A= T= 360; G= X= 840.

B. A= T= 840; G= X= 360.

C. A= T= 720; G= X= 480.

D. A= T= 480; G= X= 720.

Giải: Gen I: Tỉ lệ %G =%X; %A =%T

Tích tỉ lệ %G x %X = 0,04 => %G =%X = 20%

 %T = %A = 30%

số liên kết hidro của gen là 2880 => 2A + 3G = 2880 => N = 2400 nu

A = T =720 nu; G = X = 480 nu

Gen II có chiều dài bằng gen I => N = 2400 nu. Số liên kết hidro nhiều hơn gen I 240 nu

=> số nu loại G nhiều hơn loại A 240 nữa. => G = 480 + 240 =720 nu; A = 720 – 240 = 480

Chọn D.

Câu 34: Một gen có số liên kết hiđrô là 3120 và số liên kết hóa trị Đ– P của gen là 4798.

Trên một mạch của gen, người ta nhận thấy hiệu giữa G với A chiếm 15% tổng số

nuclêôtit của mạch, tổng số nuclêôtit giữa G với A chiếm 30%. Hãy tìm số nuclêôtit

từng loại của mỗi mạch lần lượt (A1, T1, G1, X1).

A. 90, 390, 270, 450.

B. 450, 270, 360, 90.

C. 480, 360, 240, 120.

D. 120, 390, 270, 450.

Giải: Số liên kết hóa trị là 2N – 2 = 4798 => N = 2400 nu


Ta có
{ A+G =1200
2 A+3G =3120 � { GA==480
720

Trên mạch 1 của gen, ta có :


{ A1 +G1 =360
G1 - A1 =180 � { A1 =90
G1 = 270 { A+G =1350
2 A+3G =3500 � { GA==550
800

 T1 = 480 -90 = 390 nu; X1 = 720 -270 = 450 nu

Chọn A.

Câu 35: Một gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hiđrô của gen là 3500. Trên mạch

thứ nhất của gen có A+ G= 850 và A– G= 450. Tìm số nuclêôtit từng loại của mỗi mạch

gen (lần lượt là A1, T1, G1, X1).

A. 300, 200, 360, 650.

B. 650, 350, 200, 300.

C. 650, 360, 200, 300.

D. 300, 350, 200, 650.

Giải: 1 chu kì gồm 10 cặp nu => 150 chu kì có 1500 cặp nu => N =3000 nu

Ta có :
{ A+G =1500
2 A+3G =3500 � { GA==1000
500

Trên mạch 1 có
{ A+G =850
A-G =450 � { GA==650
200

A1 = 650 => T1 = 350; G1 = 200 => X1= 300 nu

Chọn B.

Câu 36: Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+T)/ (G+X)= 0,6 thì hàm lượng G

hoặc X của nó xấp xỉ

A. 0,43.

B. 0,34 .
C. 0,31 .

D. 0,40.

Giải: Tỉ lệ (A+T)/ (G+X)= 3/5 => 3G = 5A

Mà A + G = 50% => A + 5/3A = 50% => A =18,75% => G= 31,25%

Chọn C.

IV. Mức độ vận dụng cao

Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại G.

Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10%

tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen là

A. A= 450; T= 150; G= 750; X= 150.

B. A= 750; T= 150; G=150; X= 150.

C. A= 150; T= 450; G=750; X= 150.

D. A= 450; T= 150; G= 150; X= 750.

Giải: Số liên kết hidro là 2A +3G = 3900; G= 900 nu => A =600 nu

 Số nu 1 mạch N1 = A +G =1500 nu

Mạch 1: Số nu loại A chiếm 30% nu => A = 0,3 x 1500 =450 nu => T= 150

Số nu loại G chiếm 10% nu => G = 0,1 x 1500 = 150 nu => X = 750

Chọn D.

Câu 38: Một gen gồm có 150 chu kì xoắn, số liên kết hiđrô của gen là 3500. Gen thứ

hai có số liên kết hiđrô bằng gen nói trên, nhưng có chiều dài ngắn hơn chiều dài gen

thứ nhất là 510Å. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen thứ hai.

A. A= T= 800; G= X= 550.

B. A= T= 550; G= X= 950.

C. A= T= 500; G= X= 750.

D. A= T= 550; G= X= 800.

Giải: Gen I: 1 chu kì gồm 10 cặp nu => 150 chu kì có 1500 cặp nu => N =3000 nu
Ta có :
{ A+G =1500
2 A+3G =3500 � { GA==1000
500

Gen II : Số nu của gen II là 3000- 300 =2700 nu


{ A+G =1350
2 A+3G =3500 � { GA==550
800

 A =T= 550; G =X =800 nu

Chọn D.

Câu 39: Gen phân mảnh gồm 6 đoạn xen kẽ êxôn 1, intron 1, êxôn 2, intron 2, êxôn 3,

intron 3 có chiều dài tỉ lệ lần lượt là 2: 1: 3: 6: 5: 8. Đoạn êxôn 2 có A= 2/3X= 120

nuclêôtit. Phân tử mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên dài bao nhiêu nm?

A. 850.

B. 1750.

C. 425.

D. 500.

Giải: Đoạn exon 2 có số nu loại A = 120 nu; loại X = 180 nu => Nexon2 = 300 nu

Theo bài ra ta có số nu tương ứng của các đoạn êxôn 1, intron 1, êxôn 2, intron 2, êxôn

3, intron 3 là 200: 100: 300: 600: 500: 800 => tổng số nu của gen là N= 2500 nu

Chiều dài của gen là: L = (2500 x 3,4)/2= 4250 Å

Chọn C.

Câu 46: Gen có 3900 liên kết hiđrô tổng hợp phân tử ARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A: U:

G: X= 1: 7: 3: 9. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit A, U, G, X của mARN lần lượt là

A. 35%; 5%; 45% ; 15%.

B. 5%; 35%; 15%; 45%.

C. 35%; 5%; 25%; 45%.

D. 5%; 35%; 45%; 15%.


Giải: Gọi số nu của A là x

Ta có, tỉ lệ số nu trên gen loại A là 8x ; tỉ lệ số nu loại G là 12x

 2A + 3G = 3900 => 2.8x + 3.12x = 3900

 x = 75

 A :U: G:X lần lượt là 75: 525: 225: 675

nu
 Tỉ lệ phần trăm lần lượt là: 5%: 35%: 15%: 45%

Chọn B.

You might also like