Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1. Cấu tạo cơ bản của hệ phân tán: Pha phân tán và môi trường phân tán.

2. Pha phân tán bao gồm một hay nhiều chất được phân chia thành các
tiểu phân có kích thước nhất định trong môi trường, do đó nó có tính gián
đoạn.
Ngược lại, môi trường phân tán có tính liên tục, không bị phân chia
và chiếm tỉ lệ lớn hơn pha phân tán trong hệ phân tán.
3. Dung dịch: hệ đồng thể chứa các thành phần phân bố đồng nhất trong
môi trường phân tán ở mức độ phân tử, nguyên tử hay ion (nhỏ hơn 1nm);
dung dịch chỉ tồn tại 1 pha duy nhất và không có bề mặt phân chia pha.
Hệ tiểu phân: hệ dị thể gồm pha phân tán ở mức độ tiểu phân có
kích thước lớn hơn 1 nm; hệ tồn tại ít nhất 2 pha và có bề mặt phân chia
pha.
4. Định nghĩa trong Câu 3 và Câu 5
5. Ion: là nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hoặc thu thêm một hay
nhiều điện tử.
Nguyên tử: là đơn vị cơ sở cấu tạo nên vật chất, nó rất nhỏ và trung
hòa về điện, bao gồm một hạt nhân mang điện tích dương ở trung tâm và
các hạt electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
Phân tử: là phần tử nhỏ nhất của một chất, gồm một nhóm các
nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học và trung hòa về điện
Tiểu phân:là các hạt có kích thước lớn hơn nguyên tử, phân tử, ion
phân tán trong môi trường phân tán tạo thành hệ tiểu phân
6. Rắn: là trạng thái mà vật chất tồn tại có hình dạng nhất định, thể tích
xác định ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất cụ thể. Các phần tử cấu tạo
nên vật chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau và dao động quanh một ví trí
cân bằng nào đó.
Lỏng: là trạng thái mà vật chất tồn tại không có hình dạng nhất định
mà phụ thuộc và hình dạng vật chứa nó, tuy nhiên nó vẫn có thể tích xác
định. Các phần tử cấu tạo nên vật chất lỏng thường liên kết với nhau (yếu
hơn rắn nhưng mạnh hơn khí) và có thể chuyển động tự do trong khối
chất lỏng đó.
Khí: là trạng thái mà vật chất tồn tại không có hình dạng, thể tích xác
định, chúng luôn chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó. Các phân tử cấu tạo
nên vật chất khí tương tác với nhau rất yếu và chuyển động hỗn loạn
trong môi trường.
Bán rắn hay siêu rắn: là trạng thái mà vật chất tồn tại có cấu trúc tinh
thể của một chất rắn nhưng lại có thể chảy được như chất lỏng với độ
nhớt bằng 0.
7. Hệ đồng thể: là hệ phân tán không tồn tại bề mặt phân chia, các tính
chất của hệ không thay đổi hoặc thay đổi liên tục từ điểm này sang điểm
khác trong hệ.
Hệ dị thể: là hệ phân tán tồn tại bề mặt phân chia, tính chất của các
pha trong hệ khác nhau và biến đổi một cách đột biến qua bề mặt phân
chia.
Hệ đồng nhất: là hệ có các thành phần và tính chất giống nhau ở mọi
điểm trong hệ.
8. Sữa (thành phần chủ yếu là lipid) hòa tan vào trong nước sẽ tạo thành
hệ dị thể và kém bền, nhưng nhờ có chất nhũ hóa có khả năng làm giảm
sức căng bề mặt giữa 2 pha dầu-nước, các hạt lipid sữa phân tán tốt được
vào nước tạo thành hệ bền
9. Chất điện ly mạnh: là chất phân ly hoàn toàn thành ion trong dung
môi phân cực.
Chất điện ly yếu: là chất phân ly không hoàn toàn trong dung môi
phân cực, một phần vẫn tồn tại ở dạng phân tử.
10. Chất hoạt diện: là những phân tử lưỡng tính có nguồn gốc tự nhiên
hay tổng hợp, cấu tạo gồm hai phần chính: đầu phân cực thân nước và
đuôi không phân cực thân dầu còn gọi là kị nước.
Vai trò: giảm sức căng bề mặt giữa 2 pha khác nhau trong hệ phân
tán, tạo lớp áo bảo vệ tiểu phân và hoạt chất chứa bên trong tiểu phân, tạo
bề mặt tiểu phân có tính thân với môi trường phân tán.
Ứng dụng: Xà phòng, chất chống tạo bọt trong chưng cất, hòa tan các
hoạt chất khó tan,…
11. Chất lưỡng tính: là hợp chất mà thành phần hóa học có cả phần thân
dầu và phần thân nước trong công thức cấu tạo phân tử.
Chất lưỡng điện tích: là hợp chất mà thành phần hóa học mang cả
điện tích âm và điện tích dương trong công thức cấu tạo phân tử.
12. Khi chất hoạt diện được hòa tan vào trong nước ở nồng độ loãng, các
phân tử sẽ sắp xếp ở liên bề mặt giữa hai pha khí/ nước, đầu thân nước
được nhúng chìm trong nước còn đuôi thân dầu phơi ra ngoài không khí.
Khi tăng dần nồng độ, lớp film bề mặt sẽ hình thành và sức căng bề mặt
giảm dần đến khi bề mặt hoàn toàn bão hòa. Tiếp tục tăng nồng độ, các
phân tử dư sẽ kết hợp với nhau và hình thành các thể micell.
13. Tương tự Câu 12
14. Trong hệ tiểu phân, chất hoạt diện thường phân bố ở bề mặt phân
cách 2 pha
Chất hoạt diện mang điện tích: đẩy tĩnh điện học
Chất hoạt diện không mang điện tích: cản trở không gian
15. Tương thích sinh học: là khả năng một vật liệu sinh học được đưa
vào cơ thể để đáp ứng cho một liệu pháp y học theo mong muốn nhưng
không gây ra độc tính và tác dụng phụ cho cơ thể.
Phân hủy sinh học: là quá trình một hợp chất bị phân hủy bởi hoạt
động sinh học tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể.
16. Phospholipids là thành phần cấu tạo chính của màng tế bào.
Trong cơ thể, lớp phospholipid sắp xế dạng lớp màng kép với đầu kị
nước hướng ra ngoài và trong tế bào, hai đuôi kị nước hướng vào nhau.
Nhờ cách sắp xếp này, các phân tử phospholipid có thể di chuyển ngang
dọc theo 1 phía của màng => dễ thay đổi hình dạng mà không bị vỡ;
ngoài ra chúng còn có vai trò quan trọng trong sự dung hợp màng.
17. …
18. Hỗn dịch: là hệ dị thể thuộc hệ phân tán thô chứa các tiểu phân chất
rắn phân tán trong môi trường chất lỏng, kích thước lớn hơn tiểu phân
keo và thường được ổn định bởi chất gây thấm.
Nhũ tương: là hệ dị thể thuộc hệ phân tán thô chứa các tiểu phân
chất lỏng có kích thước rất nhỏ( từ 0,1 đến hàng chục micromet) phân
tán trong môi trường chất lỏng khác không đồng tan, và thường được ổn
định bởi chất nhũ hóa.
19. Hỗn dịch: R-L ?
Nhũ tương: L-L ?
20. Cả hai ?
21. MT thân nước: Nước, ethanol, glycerin, glycol và các dẫn chất
MT thân dầu: dầu thực vật, cloroform,…
22. Thành phần tạo nên pha phân tán có thể là phân tử, nguyên tử, ion
hay các tiểu phân. ?
23. Hệ tiểu phân thường là hệ đa phân tán vì kích thước của các hạt phân
tán thường không đồng đều và khác nhau.
24. A
25. A
26. Micell là thể tập hợp các phân tử lưỡng tính liên kết lại với nhau,
phần thân dầu chụm lại thành lõi thân dầu, phần thân nước đưa ra ngoài
giúp micell tan tốt trong nước.
Micell đảo: là thể tập hợp các phân tử lưỡng tính liên kết lại với nhau,
phần thân nước chụm lại thành lõi thân nước, phần thân dầu đưa ra ngoài
giúp micell đảo tan tốt trong dầu.
Liposome: là hệ tiểu phân phân tán dạng túi, cấu tạo bởi một hay
nhiều lớp màng kép của các phân tử lưỡng tính, bao quanh một lõi chứa
nước, các tiểu phân này được phân tán trong nước, kích thước tiểu phân
thay đổi từ khoảng 20nm đến hàng m.
27. A
28. Nhũ tương: 0,1-100 m ,phân tán ánh sáng, SCBM cao, độ bền kém,
dễ bị phân lớp.
Vi nhũ tương: 10-100 nm, ánh sáng truyền thẳng, SCBM thấp, độ
bền cao, có thể để lâu mà không bị phân lớp, có chất đồng điện hoạt
29. Phytosome: là phức hợp đa phân tử phospholipid- polyphenol
30. Tween+ H2O: micell, cản trở không gian,
Lipoid + Dầu: micell đảo, cản trở không gian,
Phospholipid, cholesterol, Tween + H2O: liposome
Bơ cacao, dầu TV, Creamophor, Span+ H2O:
Xà phòng Natri, dầu TV+ H2O:
31. Enthalpy(H): là một hàm trạng thái diễn tả sự biến thiên thế năng
nhiệt động của hệ, thường được dùng để tính công có ích của một hệ
nhiệt động kín dưới một áp suất không đổi.
Entropy(S): là thước đo độ hỗn độn của một chất hay một hệ, là một
hàm trạng thái, chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối mà không phụ
thuộc vào dạng đường đi.
Năng lượng tự do Gibbs(G): là thế đẳng nhiệt đẳng áp, cho biết
chiều của một phản ứng hóa học.
32. Hòa tan: là quá trình phân bố các thành phần vào trong môi trường
phân tán ở mức độ phân tử, ion hay nguyên tử, kết quả tạo ra dung dịch.
Phân tán: là quá trình chia nhỏ các tiểu phân có kích thước lớn thành
các tiểu phân có kích thước nhỏ hơn trong môi trường phân tán, kết quả
tạo ra hệ tiểu phân.
Kết tập: là quá trình liên kết các phân tử kích thước nhỏ (ion, nguyên
tử, phân tử, tiểu phân nhỏ) thành các tiểu phân có kích thước lớn hơn
trong môi trường phân tán nhờ các liên kết hóa lý, kết quả tạo ra hệ tiểu
phân.
33. Kết tinh: là một quá trình vật lý, tách chất rắn hòa tan trong dung
dịch dưới dạng tinh thể, bằng cách thay đổi dung môi, nhiệt độ hay độ pH.
Kết tủa: là một quá trình hóa học, chất mới được tạo thành dưới dạng
chất rắn không hoặc ít tan trong dung dịch.
34. Hỗn hòa: là tính chất của các thành phần hòa tan vào nhau ở bất kỳ tỷ
lệ nào tạo dung dịch đồng nhất.
Bão hòa: là trạng thái cân bằng được thiết lập giữa hòa tan và kết tinh
của chất tan trong môi trường phân tán ở điều kiện xác định. Lúc này chất
tan được hòa tan tối đa vào dung môi
35. Độ tan: là nồng độ dung dịch bão hòa chất tan trong môi trường hòa
tan ở một điều kiện xác định.
Độ hòa tan: là đại lượng dùng để đánh giá động học quá trình hòa tan,
là lượng chất tan giải phóng ra môi trường hòa tan theo thời gian.
36. Khuếch tán: là quá trình vận chuyển các phân tử và ion nhờ vào
chuyển động nhiệt ngẫu nhiên của phân tử( chuyển động Brown) kết hợp
với lực định hướng như chênh lệch nồng độ, nhiệt độ, điện thế, áp suất
thẩm thấu,…
37. Phân tán cơ học: dùng năng lượng cơ học để chia nhỏ pha phân tán
bằng phương pháp thủ công( nghiền tán trong cối chày) hay máy
móc( máy nghiền bi, khi thùng quay, các viên bi quay theo ma sát va
chạm vào thùng và rơi đập lên nhau, nghiền các hạt rắn thành hạt có kích
thước tiểu phân keo).
Phân tán bằng siêu âm: điều chế hệ keo bằng lực phân tán siêu
âm( áp dụng đối với các vật rắn có độ bền không lớn lắm).
Phân tán bằng hồ quang: điều chế keo kim loại trong dung môi hữu
cơ, pha phân tán là hai thanh kim loại dùng làm hai điện cực tạo hồ quang,
đặt điện áp cao và đưa 2 đầu điện cực lại gần sẽ xảy ra hiện tượng phóng
điện tạo hồ quang, kim loại bị nóng chảy và thăng hoa trong môi trường
phân tán, khi môi trường được làm lạnh, pha phân tán sẽ ngưng tụ thành
các hạt keo.
Phương pháp pepti hóa: chuyển một kết tủa trở lại trạng thái keo do
các tác nhân pepti hóa ( thường là tác nhân hóa học).
Đùn ép: giảm kích thước và đồng nhất hóa kích cỡ bằng cách dùng
một lực ép hệ tiểu phân thô qua màng lọc polycarbonat với kiểu lọc tuyến
tính.
38. Tỷ trọng( tương đối): là tỷ lệ giữa khối lượng riêng của một chất với
khối lượng riêng của chất đối chứng, thường là nước cất.
Khối lượng riêng: là tỷ lệ giữa khối lượng của một vât với thể tích
của vật đó ở một điều kiện nhiệt độ xác định.
39. Thẩm tích: dùng một màng( bán thấm) có những lỗ nhỏ, đường kính
lớn hơn kích thước phân tử, ion nhưng bé hơn kích thước hạt keo. Các hạt
phân tử nhỏ khuếch tán tự do qua màng theo gradient nồng độ, giữ lại các
tiểu phân keo trong hệ keo.
Siêu lọc: dùng màng siêu lọc với áp lực của máy nén khí để lọc dung
dịch keo, các phân tử nhỏ và ion qua lọc theo dung môi môi trường, các
tiểu phân keo được giữ lại trên lọc.
Lọc trên gel: dùng các gel cao phân tử, khi ngâm trong nước các hạt
cao phân tử sẽ hút nước trương nở tạo các hạt gel, cho dung dịch keo
chảy qua cột chứa các hạt gel, các ion và phân tử nhỏ khuếch tán vào
trong gel và bị giữ lại, các tiểu phân keo ở ngoài di chuyển xuống dưới
cột được lấy riêng ra, thu được dung dịch keo đã loại tạp.
40. Siêu ly tâm: tách hoạt chất tự do ra khỏi hệ tiểu phân phân tán với
lực ly tâm rất lớn khoảng 20.000-40.000 rpm.
Siêu lọc: lọc qua màng lọc có lỗ lọc siêu nhỏ nên chỉ cho hoạt chất tự
do theo dịch lọc đi qua, còn tiểu phân nằm lại trên màng lọc.
41. Màng bán thấm: là màng có những lỗ nhỏ nhất định cho phép những
phân tử có kích thước phù hợp đi qua theo cơ chế khuếch tán theo
gradient nồng độ.
Màng chọn lọc: là màng mỏng có khả năng phân tách vật chất theo
đặc tính vật lý và hóa học khi chúng chịu một áp lực nhất định ( khái
niệm này rộng hơn màng bán thấm).
42. In vitro: thí nghiệm trong ống nghiệm.
In vivo: thí nghiệm trong cơ thể sống.
Ex vivo: thí nghiệm trên những bộ phận, cơ quan được lấy ra khỏi
sinh vật nhưng vẫn đảm bảo sự hoạt động của cơ quan đó như lúc trong
cơ thể sống.
In situ( gần giống như in vivo): nghiên cứu thí nghiệm sự vật hiện
tượng tại nơi mà nó diễn ra.
In silico: thí nghiệm mô phỏng trên máy tính.
43. A
44. TEM : Transmission Electron Microscopy - Kính hiển vi điện tử
truyền qua.
SEM: Scanning Electron Microscopy - Kính hiển vi điện tử quét.
DSC: Differential Scanning Calorimetry - Quét nhiệt vi phân/vi sai.
TGA: Thermogravimetric Analysis - Phân tích nhiệt trọng lượng.
IR: InfraRed - Phổ hồng ngoại.
XRD: X-Ray Diffraction - Nhiễu xạ tia X.
45. Đo kích thước hạt dựa trên sự khuếch tán ánh sáng: KT:
3nm-3m, đo những dao động tạm thời của cường độ giao thoa theo một
hướng cố định, những dao động này là kết quả của chuyển động Brown
của các tiểu phân trong môi trường phân tán, kĩ thuật này chính xác, dễ
thực hiện và nhanh chóng.
Đo kích thước hạt bằng nhiễu xạ tia laser: KT: 40 nm-2 mm, nguyên
tắc cơ bản là nhiễu xạ và khuếch tán của một chùm sáng dựa theo định
luật xấp xỉ Fraunhofer đối với các tiểu phân có đường kính lớn hơn độ dài
bước sóng của chùm tia laser và dựa trên lý thuyết Mie đối với tiểu phân
có đường kính tương đương độ dài sóng của chùm tia laser sử dụng.
46. Kích thước trung bình của tiểu phân được tính toán theo số lượng và
diện tích/ thể tích của các tiểu phân phân tán trong môi trường.
Phân bố kích cỡ hạt biểu thị tỉ lệ hạt theo đường kính tiểu phân trong
mẫu khảo sát. Có 3 kiểu phân bố: rời rạc, liên tục, tích lũy
Dãy phân bố kích cỡ có một đỉnh duy nhất hoặc nhiều đỉnh tùy theo
tình trạng mẫu đồng nhất hay không đồng nhất.
Tính đồng nhất thường được biểu hiện ở chỉ số đa phân tán
( polydispersity index, PI), chỉ số này càng cao thì mức độ đồng nhất của
mẫu càng thấp.
47. Ngưỡng keo tụ: là nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần thiết để gây
ra sự keo tụ với một tốc độ ổn định; ngưỡng càng thấp thì khả năng gây
keo tụ càng lớn.
48. Nhiều chế phẩm thuốc khi được điều chế thành hệ phân tán keo có
hiệu lực điều trị tăng và tính kích ứng giảm so với dạng dung dịch. ( ví dụ
như keo bạc protein, keo AgI có hiệu quả sát khuẩn tăng nhưng không
gây kích ứng như dung dịch chứa ion Ag+).
Thuốc tiêm điều trị ung thư có cấu trúc liposome, dược chất được
phân bố trong lớp lipit kép hình cầu chỉ xâm nhập vào các tế bào ung thư
để tiêu diệt các tế bào này, hiệu lực điều trị tăng, độ độc giảm.
Các dạng bào chế có cấu trúc hệ phân tán keo làm thuốc tác dụng kéo
dài, thuốc tác dụng tại đích, và dùng trong chẩn đoán bệnh.
49. A
50. Hiện tượng đa hình:là các dạng tinh thể kết tinh khác nhau của cùng
một công thức hóa học.
Kĩ thuật phân tích hiện tượng đa hình của vật chất rắn: Quét
nhiệt vi phân ( DSC) và nhiễu xạ tia X (XRD).
51. Nồng độ micelle tới hạn: là nồng độ tối thiểu bắt đầu sự hình thành
micelle và sức căng bề mặt được ổn định.
52. Kĩ thuật điều chế liposome:
Hòa tan lipid trong dung môi hữu cơ → loại DMHC bằng cách bốc
hơi dưới áp suất thấp hoặc lọc thẩm tách → hòa tan hoạt chất trong pha
DMHC hoặc pha nước tùy theo hệ số cân bằng D-N của nó → loại trừ
hoạt chất tự do ( thẩm tách, sắc ký loại trừ theo kích cỡ, siêu ly tâm, siêu
lọc).
A. Hydrat hóa trở lại lớp film lipid sau khi bốc hơi DMHC
B. Tiêm dung dịch hữu cơ lipid trong pha nước
C. Bốc hơi pha đảo
D. Loại chất tẩy trong micelle hỗn hợp

You might also like