Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

PHẦN 1.

TRUYỀN THÔNG HỢP TÁC


Khái niệm truyền thông hợp tác
Truyền thông hợp tác (Cooperative Communication) là sự cộng tác của một hay nhiều nút
trung gian trên đường truyền để truyền tín hiệu từ nút nguồn đến nút đích. Do quá trình truyền dẫn
giữa nút nguồn và đích được hỗ trợ bởi các nút trung gian nên tạo thành các đường tín hiệu khác
nhau đến phía thu.
Nếu vị trí các trạm trung gian cách xa nhau đủ lớn, các đường tín hiệu trở nên độc lập với
nhau và tạo nên các đường phân tập không gian.

Hình: Mô hình cơ bản hệ thống truyền thông hợp tác

Hình: Sự mở rộng phạm vi khi sử dụng hệ thống truyền thông hợp tác
Phân loại hệ thống truyền thông hợp tác:
Theo số chặng chuyển tiếp: có hệ thống truyền thông hợp tác đơn chặng (single hop) và hệ
thống truyền thông hợp tác đa chặng (multiple hop).
Theo số nút chuyển tiếp: có hệ thống truyền thông hợp tác đơn nút và hệ thống truyền thông
hợp tác đa nút.

Hình: Mô hình hệ thống truyền thông hợp tác đa nút


Khái niệm đa chặng và chuyển tiếp
Mạng chuyển tiếp đa chặng là sự kết hợp giữa các liên kết ngắn để có thể phủ sóng một khu
vực lớn rộng lớn bằng cách sử dụng thiết bị chuyển tiếp trung gian giữa trạm gốc (BS) và máy thu
(MS), hay còn gọi là các node trung gian.

Hình: Mô hình mạng đa chặng


Một mạng truyền thông đa chặng gồm có ba thành phần cơ bản:
- Trạm gốc BS (Base Station): Có khả năng trợ giúp, giao tiếp với nhiều điểm chuyển tiếp
nên BS còn có tên là MR (Multihop Relay).
- Trạm chuyển tiếp RS (Relay Station): Nhận thông tin từ trạm gốc đưa tới và truyền tới
đích SS (Subscriber Station).
- Trạm đích MS (Mobile Station).
Nếu khoảng cách truyền từ nguồn phát đến đích quá xa, công suất máy phát không thể phát
tới được hoặc nếu phát tới được thì sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác, thì hệ thống truyền
thông chuyển tiếp có khả năng giải quyết được vấn đề này.
Hệ thống truyền thông chuyển tiếp thường bao gồm một nút nguồn, một nút đích và một số
nút trung gian được bố trí một cách phù hợp giữa nút nguồn và nút đích, các nút này được gọi là
các nút chuyển tiếp (relay).
Nút chuyển tiếp có nhiệm vụ thu tín hiệu từ nút liền kề trước nó, xử lý tín hiệu và chuyển
tiếp tín hiệu đã xử lý đến nút kế tiếp cho đến khi tín hiệu được truyền đến nút đích.

Hình: Mô hình hệ thống truyền thông chuyển tiếp đa chặng


Sử dụng hệ thống truyền thông chuyển tiếp để truyền tin cho phép ta chia khoảng cách truyền
lớn thành các khoảng cách truyền nhỏ hơn, từ đó vùng phủ sóng của hệ thống sẽ rộng hơn mà
không cần đòi hỏi máy phát tín hiệu có công suất quá lớn, trong khi thiết kế máy phát công suất
lớn sẽ rất khó thực hiện hơn so với thiết kế các nút chuyển tiếp. Nếu sử dụng các trạm lặp thay vì
các nút chuyển tiếp chi phí sẽ thấp hơn nhưng trạm lặp không làm tăng dung lượng mạng, việc sử
dụng nhiều trạm lặp làm tăng nhiễu đồng kênh, trong khi truyền tin qua các nút chuyển tiếp sẽ
khắc phục được những vần đề trên và không gây ảnh hưởng lên các hệ thống vô tuyến khác.
Nhược điểm của kỹ thuật truyền thông chuyển tiếp đa chặng:
-Độ ổn định không cao.
-Không cung cấp độ lợi phân tập.
-Độ trễ xử lý (giữa các nút chuyển tiếp) cao.
-Hiệu suất phổ tần (spectral efficiency) không cao.
Do vậy, khi nghiên cứu xây dựng hệ thống truyền thông chuyển tiếp đa chặng người ta
thường kết hợp với các kỹ thuật khác như kỹ thuật phân tập, kỹ thuật tái sử dụng tần số hoặc các
kỹ thuật xử lý tín hiệu tại các nút chuyển tiếp để nâng cao chất lượng hệ thống.
Ưu điểm và nhược điểm của mạng đa chặng
Ưu điểm:

Nhược điểm:
+ Hệ thống phức tạp: Mạng đa chặng về bản chất là mạng lai, điều này làm tăng tính phức
tạp của hệ thống, chẳng hạn như chuyển giao, định tuyến và quản lý định tuyến cho truyền thông
ngang hàng. Ví dụ, việc chuyển giao không chỉ là thực hiện cho MS để di chuyển từ cell này đến
cell khác, mà nó còn tham gia vào việc truyền thông ngang hàng. Bên cạnh đó, các BS có thể cần
phải kiểm soát cơ chế định tuyến cho một số lượng lớn của MS, lớn hơn nhiều so mạng MANETs
bình thường. Vì vậy, BS đòi hỏi một cơ sở dữ liệu lớn để lưu trữ thông tin của MS và một thiết bị
tính toán mạnh hơn để xác định phương án định tuyến cho các MS.
+ Bảo mật kém: Mạng đa chặng cho phép truyền đa chặng qua các RS di động hoặc cố định
và phát sinh hạn chế về bảo mật khi các kênh chuyển tiếp nằm trong các băng tần vô tuyến miễn
phí, chẳng hạn như băng tần trong công nghiệp, khoa học và y tế (ISM). Ngoài ra, việc truyền
thông ngang hàng có thể để lại những lổ hổng cho các hành vi gian lận, đặc biệt là giao dịch lien
quan đến tiền tệ.
+ Thách thức thủ tục AAA: Trong mạng tế bào đa chặng (MCN), nó trở thành một vấn đề
thách thức để thực hiện các thủ tục AAA, đặc biệt là đối với phần tính cước. Ví dụ, một MS chiếm
băng thông hệ thống có thể không truyền dữ liệu cho chính nó, nhưng chuyển tiếp dữ liệu cho một
MS khác, và vấn đề tính cước cho những cuộc gọi qua nhiều chặng thông qua các trạm chuyển
tiếp di động là phức tạp hơn. Đặc biệt, trong trường hợp các RS được sử dụng băng tần ISM cho
việc chuyển tiếp dữ liệu, nó sẽ trở thành một vấn đề gây tranh cãi nếu chúng ta tính cước.
+ Trễ: Do việc sử dụng truyền dẫn qua nhiều chặng, các gói tin có thể lưu trong bộ đệm tại
các RS. Kết quả là trễ đầu-cuối có thể cao hơn so với truyền dẫn đơn chặng, đặc biệt là khi tắc
nghẽn xảy ra do lưu lượng tải cao.
Các loại chuyển tiếp
Có hai loại chuyển tiếp được định nghĩa trong tiêu chuẩn 3GPP LTE-Advanced là chuyển
tiếp loại 1 (Type-I) và loại 2 (Type-II). Trong WiMAX, hai loại này được gọi tương ứng là chuyển
tiếp không trong suốt (Non Transparent Mode) và chuyển tiếp trong suốt (Transparent Mode).
Nút chuyển tiếp loại 1 sẽ hỗ trợ một MS ở xa truy cập đến BS. MS này nằm cách xa các BS
và ngoài phạm vi phủ sóng của BS. Chuyển tiếp loại 1 được trang bị với khả năng phát ra các
thông điệp kiểm soát tế bào và có chỉ số nhận dạng tế bào riêng biệt. Do đó, mục tiêu chính của
chuyển tiếp loại 1 là để mở rộng vùng phủ sóng.
Nút chuyển tiếp loại 2 chịu trách nhiệm hỗ trợ MS trong vùng phủ sóng của BS. Mặc dù MS
này có thể liên lạc trực tiếp với các BS. Chuyển tiếp loại 2 không có chỉ số nhận dạng cell và thông
tin kiểm soát tế bào, mà nó được sẽ chia sẻ thông tin với BS. Việc triển khai các nút chuyển tiếp
loại 2 sẽ cải thiện chất lượng dịch vụ và dung lượng đường truyền. Chất lượng hệ thống đạt được
bằng phân tập đa đường và độ lợi truyền dẫn cho các MS nội bộ.
Hình: Mô hình chuyển tiếp Type I và Type II
Các phương pháp chuyển tiếp và ưu nhược điểm của từng phương pháp
Khuếch đại và chuyển tiếp (Amplify-and-Forward) - AF
Kỹ thuật khuếch đại và chuyển tiếp còn gọi là chuyển tiếp tương tự (Analog Relaying).
Phương thức chuyển tiếp này tương đối đơn giản, trong đó, nút chuyển tiếp có chức năng khuếch
đại, sau đó chuyển tiếp tín hiệu mà nó nhận được từ nút nguồn về nút đích.

Hình: Mô hình kỹ thuật khuếch đại và chuyển tiếp - AF


Ưu điểm: Đơn giản
Nhược điểm: Yêu cầu nút chuyển tiếp cần phải có nhiều bộ nhớ để lưu trữ các mẫu tín hiệu
thu trước khi khuếch đại và chuyển tiếp.
Giải mã và chuyển tiếp (Decode-and-Forward) - DF
Kỹ thuật giải mã và chuyển tiếp còn gọi là chuyển tiếp số (Digital Relaying), trong đó, Nút
chuyển tiếp thực hiện qui trình như sau: giải điều chế, điều chế lại, và chuyển tiếp tín hiệu từ nút
nguồn về nút đích.
Xét hệ thống gồm hai chặng, thuật toán giải mã và chuyển tiếp được mô tả như sau:
-Trong khoảng thời gian thứ nhất, nút nguồn phát tín hiệu của nó đến nút đích và nút chuyển
tiếp.
-Trong khoảng thời gian thứ hai, nút chuyển tiếp thực hiện giải điều chế và giải mã tín hiệu
nhận được từ nút nguồn, sau đó mã hóa lại và phát lại tín hiệu tới nút đích.

Hình: Mô hình kỹ thuật giải mã và chuyển tiếp - DF


Ưu điểm: Thích hợp với các hệ thống số có sử dụng mã hoá.
Nhược điểm: Nếu giải mã sai ở nút chuyển tiếp, thì giải mã ở nút đích sẽ sai theo và gây ra
độ trễ thời gian.
Nén và chuyển tiếp (Compress and Forward) – CF
Trong kỹ thuật này, nút chuyển tiếp sẽ truyền một bản sao của bản tin nhận được. Nút chuyển
tiếp truyền bản tin được lượng tử hóa và được nén từ bản tin ban đầu nhận được từ nút nguồn. Khi
đó tại nút đích sẽ khôi phục thông tin bằng cách kết hợp bản tin nhận được từ nút nguồn và phần
thông tin đã được lượng tử hóa và nén từ nút chuyển tiếp.
Quá trình lượng tử và nén tại nút chuyển tiếp là một quá trình mã hóa nguồn, mỗi thông tin
nhận được, được biểu biễn bằng các chuỗi bit nhị phân. Tại các nút đích sẽ giải mã chuỗi bit nhận
được từ bản tin lượng tử hóa và nén từ nút chuyển tiếp.
Hoạt động giải mã này đơn giản chỉ là quá trình ánh xạ các bit nhận được với một tập các
giá trị được ước lượng từ bản tin đã truyền.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Giải mã, khuếch đại và chuyển tiếp (Decode, Amlify and Forward) – DAF
Trong kỹ thuật này, nút chuyển tiếp sẽ giải mã tín hiệu nhận được từ node nguồn sau đó mã
hóa lại rồi mới thực hiện khuếch đại và truyền đến đích.
Hình: Mô hình kỹ thuật giải mã, khuếch đại và chuyển tiếp - DAF
Ưu điểm: Đơn giản, độ trễ xử lý thấp.
Nhược điểm: Không tránh được lỗi lan truyền.
Các giao thức trong truyền thông hợp tác
Chuyển tiếp cố định (fixed relaying): nút chuyển tiếp chuyển tiếp hoặc khuếch đại những gì
nó nhận được, hoặc giải mã hoàn toàn, tái mã hóa và phát lại tin nhắn của nguồn.
Chuyển tiếp lựa chọn (selection relaying): cho phép thiết bị phát đầu cuối lựa chọn một chế
độ hoạt động hợp tác phù hợp (hoặc bất hợp tác trong trường hợp hiệu năng kênh chuyển tiếp
không đạt yêu cầu) thông qua đo lường tỷ số SNR giữa kênh truyền trực tiếp và kênh truyền chuyển
tiếp. Chiến lược thực hiện giao thức này là lựa chọn nút chuyển tiếp có SNR tốt nhất.
Chuyển tiếp gia tăng (Incremental Relaying): để cải thiện hơn nữa hiệu suất sử dụng phổ tần
so với chuyển tiếp cố định và chuyển tiếp lựa chọn bằng cách khai thác thông tin phản hồi hạn chế
từ nút đích và nút chuyển tiếp chỉ khi thật cần thiết.
Ưu nhược điểm của hệ thống truyền thông hợp tác
Ưu điểm:
-Cải thiện độ lợi phân tập (hiệu năng) cho hệ thống đơn anten, đặc biệt là đường truyền
hướng lên (Uplink).
-Mở rộng vùng phủ mà không tăng công suất phát.
-Hạn chế can nhiễu cho các hệ thống đơn anten.
Nhược điểm:
-Hiệu suất sử dụng phổ tần (Spectral Efficiency) thấp do việc sử dụng nhiều khe thời gian
để truyền một khung dữ liệu.
-Độ phức tạp tại nút đích chuyển tiếp cao do việc sử dụng bộ phân tập kết hợp.
Các phương pháp lựa chọn mức chuyển tiếp
Phương pháp bắt cặp tập trung
Trong phương pháp này, trạm gốc (BS) phục vụ như là một nút trung tâm để thu thập thông
tin kênh và vị trí từ tất cả RS và MS bên trong cell. Thông tin về vị trí và kênh được cập nhật định
kỳ và báo cáo đến BS. Sử dụng thông tin này, BS tạo ra một ma trận Ci,j với hàng i và j cột tương
ứng với chỉ số nhận dạng (ID) của MS và RS.
Các thành phần của ma trận đại diện cho tốc độ dữ liệu đạt được khi MS thứ i được phục vụ
/ bắt cặp với RS thứ j. Nếu MS không được phục vụ bởi các RS, hàng và cột tương ứng được thiết
lập bằng 0.
Phương pháp bắt cặp tập trung được phát triển cho trường hợp mạng có nhiều RS và một
MS duy nhất và ngược lại. Trong trường hợp này, mỗi RS chỉ phục vụ cho MS tại một thời điểm,
khi RS đã lựa chọn một MS, thì nó không thể phục vụ bất cứ MS khác. BS sẽ đặt tất cả các hàng
tương ứng bằng không. Điều này sẽ tránh MS cố gắng để kết nối với một RS đã phục vụ.
Các giá trị của ma trận C được cập nhật liên tục để kiểm tra những RS chưa phục vụ. Thông
lượng tổng thể cho các MS được phục vụ được tính bằng cách cộng tất cả các thành phần phục vụ
trong ma trận C.
Phương bắt cặp phân phối
Trong một cặp phân phối, RS lựa chọn một tập MS của chính nó và phục vụ trong hệ thống
chuyển tiếp nhiều hơn hai chặng. RS tập hợp kênh thông tin nội bộ RS, MS láng giềng và từ BS
phục vụ nó. Mỗi RS của một BS phục vụ riêng biệt sử dụng một kênh truyền chung.

Hình: Mô tả phương thức truy nhập mạng chuyển tiếp


Hình cho thấy cách thức trạm chuyển tiếp lựa chọn con đường dẫn định tuyến của nó trong
phương thức bắt cặp phân phối. RS thiết lập bảng số liệu đường dẫn bằng cách sử dụng các thông
tin của RS láng giềng (được gửi bởi BS phục vụ của RS láng giềng tương ứng). Sử dụng bảng số
liệu này, RS tính toán chi phí của mỗi tuyến như sau:
𝑇ℎô𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 đườ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí đườ𝑛𝑔 =
𝑆ố 𝑐ℎặ𝑛𝑔
Phương pháp bắt cặp phân phối được sử dụng trong hệ thống chuyển tiếp nhiều hơn hai
chặng. Thông tin kênh được gửi thông qua bản UCD. UCD là bản tin mô tả kênh uplink, được phát
quảng bá bởi các BS với thời gian định kỳ để cung cấp hồ sơ thông tin (bộ tham số vật lý) có thể
được sử dụng bởi các kênh vật lý uplink. Đối với mục đích lựa chọn định tuyến RS, các bản tin
UCD chứa băng thông đường truyền, SNR, số chặng. Độ trễ trong việc định tuyến phụ thuộc vào
các thông số này. Mỗi RS thiết lập bảng số liệu đường của chính nó bằng cách sử dụng các thông
số trong bản tin UCD.
Các phương pháp truyền thông hợp tác

Các ứng dụng truyền thông hợp tác


Hệ thống truyền thông chuyển tiếp đa chặng đã được ứng dụng để xây dựng các mạng như
mạng ad-hoc di động (MANET - Mobile Ad hoc NetworK), mạng cảm biến không dây (WSN-
Wireless Sensor Network, mạng tổ ong và hiện nay đã và đang xem xét tích hợp trong các mạng
vô tuyến thế hệ sau như WIMAX, 802.16e, LTE cải tiến…
PHẦN 2. VÔ TUYẾN NHẬN THỨC
Khái niệm vô tuyến nhận thức
Vô tuyến nhận thức là một mô hình mới, có khả năng tự nhận thức các thực thể, rất nhạy
cảm với những thay đổi trong môi trường xung quanh và khả năng tương tác với môi trường một
cách thích nghi để tự cấu hình hay tái thiết lập mạng.
Vô tuyến nhận thức là một hệ thống có khả năng nhận biết môi trường xung quanh và điều
chỉnh các tham số hoạt động của nó để tối ưu hoá hệ thống dưới dạng: tối đa băng thông, giảm can
nhiễu, truy nhập phổ tần động. – FCC.
Vô tuyến nhận thức là một hệ thống truyền thông không dây thông minh có khả năng nhận
biết được môi trường xung quanh. Từ những thay đổi của môi trường, nó sẽ thích nghi bằng cách
thay đổi các thông số tương ứng như công suất truyền, tần số sóng mang, phương pháp điều
chế,…trong thời gian thực với hai vấn đề chính: truyền thông với độ tin cậy cao bất cứ khi nào và
bất cứ nơi đâu và sử dụng hiệu quả phổ vô tuyến. - Simon Hayskin.
Vô tuyến nhận thức là hệ thống phát/nhận tần số vô tuyến thông minh được thiết kế để phát
hiện một khoảng phổ đang sử dụng hay không, và nhảy (hoặc thoát khỏi nếu cần thiết) rất nhanh
qua một khoảng phổ tạm thời không sử dụng khác, nhằm không gây nhiễu cho các hệ thống khác.
- IEEE
Cấu trúc mạng vô tuyến nhận thức
Mạng vô tuyến nhận thức có thể tồn tại ở hai dạng có cấu trúc và không có cấu trúc.
Với dạng có cấu trúc, các phần tử mạng có thể giao tiếp với nhau thông qua trạm gốc (hoặc
nút chủ) ở tần số bản quyền hoặc tần số không bản quyền. Trong mô hình mạng, có thể có phần tử
quản lý phổ (Spectrum broker), giúp trao đổi thông tin tần số (lỗ phổ) giữa các hệ thống vô tuyến
nhận thức.
Với dạng không có cấu trúc (ad-hoc networks), các phần tử mạng kết nối với nhau thông qua
kết nối ad-hoc. Mô hình mạng không có cấu trúc thường được sử dụng trong mạng cảm biến, thu
thập thông tin.
Hình: Cấu trúc mạng vô tuyến nhận thức
Mô hình mạng vô tuyến nhận thức
Mô hình mạng vô tuyến nhận thức dạng nền (Underlay)
Trong mô hình vô tuyến nhận thức dạng nền, mạng thứ cấp và mạng sơ cấp hoạt động trên
cùng một tần số, trong đó máy phát thứ cấp phải điều chỉnh công suất phát sao cho công suất can
nhiễu nhận tại máy thu sơ cấp phải nhỏ hơn một ngưỡng quy định trước. Hay nói cách khác, quá
trình truyền nhận dữ liệu của hệ thống thứ cấp phải không được gây hại cho hệ thống sơ cấp. Do
đó, vùng phủ sóng của mạng vô tuyến nhận thức dạng nền thường nhỏ.
Một nhược điểm khác của mô hình mạng vô tuyến nhận thức dạng nền là máy phát thứ cấp
cần phải biết thông tin kênh truyền lý tưởng (không trễ và không lỗi) của kênh truyền can nhiễu từ
máy phát thứ cấp đến máy thu sơ cấp có thể do hệ thống sơ cấp hồi tiếp về cho hệ thống thứ cấp.
Tuy nhiên trong thực tế, thông tin kênh truyền này là có trễ và có lỗi dẫn đến thực tế rằng hệ thống
thứ cấp không thể đảm bảo mức can nhiễu quy định tại máy thu sơ cấp.
Hình: Chia sẻ phổ tần trong mô hình vô tuyến nhận thức dạng nền
Mô hình mạng vô tuyến nhận thức dạng chồng chập (Overlay)
Trong mô hình này, mạng sơ cấp và thứ cấp hoạt động trên cùng băng tần với giả định rằng
hai mạng phải trao đổi thông tin và kết hợp lẫn nhau để loại bỏ hoặc tránh can nhiễu giữa hai mạng
bằng các kỹ thuật xử lý tín hiệu phức tạp.
Mô hình mạng vô tuyến nhận thức dạng đan xen (Interweave)
Mô hình vô tuyến nhận thức dạng đan xen là mô hình hoạt động dựa trên khái niệm lỗ phổ
dưới dạng không gian và thời gian.
Nghĩa là hệ thống thứ cấp sẽ phát dữ liệu nếu hệ thống phát hiện ra lỗ phổ và lỗ phổ này đảm
bảo chất lượng dịch vụ yêu cầu của hệ thống. Do đó, mô hình này đòi hỏi hệ thống thứ cấp phải
biết được thông tin hoạt động truyền phát của hệ thống sơ cấp. Hay nói cách khác, hệ thống thứ
cấp phải dừng truyền nếu hệ thống sơ cấp truyền phát trở lại hạn chế gây can nhiễu cho hệ thống
sơ cấp.
Nhược điểm của mô hình mạng loại này là khả năng đáp ứng thời gian thực do hoạt động
của hệ thống thứ cấp hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống sơ cấp. Trong một số trường
hợp, hệ thống thứ cấp không thể đảm bảo hoạt động khi mà hệ thống sơ cấp hoạt động liên tục. Vì
thế, người ta thường kết hợp mô hình đan xen với mô hình dạng nền, gọi là mô hình lai.
Hình: Chia sẻ phổ tần trong mô hình mạng vô tuyến đan xen
Chức năng cụ thể vô tuyến nhận thức và nguyên tắc thực hiện của từng chức năng
Nhận biết phổ: cho phép người dùng thứ cấp (SU) phát hiện ra khoảng phổ trống và tận
dụng những khoảng tần số này để truyền tín hiệu mà không ảnh hưởng đến hệ thống sơ cấp.
Quản lý phổ gồm có phân tích phổ và quyết định phổ. Trong hệ thống vô tuyến nhận thức,
người dùng thứ cấp sẽ phải quyết định khoảng phổ nào đáp ứng tốt nhất yêu cầu chất lượng dịch
vụ (QoS) trong những khoảng phổ trống.
Phân tích phổ: tính toán ước lượng dung lượng phổ và chất lượng những hố phổ tốt nhất.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chức năng phân tích phổ là tính toán ước lượng dung
lượng phổ.
Chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thời gian trễ, tốc độ lỗi liên kết
và thời gian chiếm giữ. Hơn nữa trong quá trình tính toán ước lượng phổ còn phải cân nhắc đến
nhiễu xuyên kênh và suy hao. Suy hao sẽ gia tăng khi tần số hoạt động tăng.
Vì vậy, nếu công suất truyền của người dùng CR vẫn không đổi thì khoảng truyền của nó sẽ
giảm ở tần số cao hơn, nhưng nếu tăng công suất truyền để bù suy hao thì kết quả sẽ gây nhiễu cho
người dùng khác.
Một phương pháp ước lượng dung lượng phổ được đề cập là dựa vào băng thông và công
suất truyền cho phép. Theo đó, dung lượng phổ sẽ được tính như sau:
𝑆
𝐶 = 𝐵 log (1 + )
𝑁+𝐼
trong đó B là băng thông, S là công suất tín hiệu nhận từ người dùng CR, N là công suất nhiễu của
bộ nhận và I là công suất nhiễu xuyên kênh tại bộ nhận CR gây bởi sự truyền dẫn của các PU.
Trong hệ thống mạng CR dựa vào OFDM, dung lượng phổ có thể được ước lượng theo công
thức sau:
𝐺(𝑓)𝑆0
𝐶 = ∫ log 2 (1 + ) 𝑑𝑓.
𝑁0

với  là tập hợp các vùng phổ không sử dụng, G(f) là công suất khuếch đại tại tần số f , S0 và N0
là công suất của tín hiệu và nhiễu trên một đơn vị tần số.
Quyết định phổ: lựa chọn dải phổ phù hợp thỏa mãn các yêu cầu chất lượng dịch vụ của hệ
thống thức cấp.
Chia sẻ phổ: tương tự như quá trình điều khiển truy nhập chung. Khi các người dùng (hệ
thống) thứ cấp luôn cố gắng truy cập vào các dải phổ trống, do đó cần thiết phải điều phối các truy
cập để tránh sự xung đột trong những phần phổ chồng lấn lên nhau.

Hình: Chu kỳ cảm nhận phổ tần


Ứng dụng vô tuyến nhận thức

Ưu điểm của vô tuyến nhận thức


-Hiệu suất sử dụng phổ tần có thể được cải thiện đáng kể (tăng mức độ chiếm dụng phổ tần
theo thời gian, tần số và không gian).
-Cho phép triển khai các dịch vụ vô tuyến mới trong những băng tần có mức độ chiếm dụng
hay hiệu suất thấp.

You might also like