Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

VIỆC THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI ĐƯỢC ĐỀ CẬP


TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII:

Trong mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới của Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII :

Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn: …giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

TRONG ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ;
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC Tình hình là :
“Với việc cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là trên
một số lĩnh vực trọng tâm, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có
bước cải thiện; bảo đảm hài hòa hơn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội”.

Về phần hạn chế : “Chưa nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Trong phần phương hướng, nhiệm vụ định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế: “giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa
phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”.

Đối với QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI; THỰC HIỆN TIẾN BỘ, CÔNG
BẰNG XÃ HỘI “Nhận thức của toàn xã hội về tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát
triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội được nâng lên. Hệ thống luật
pháp và chính sách được bổ sung nhằm điều tiết các quan hệ xã hội. Ngân sách nhà
nước dành cho các chương trình quốc gia nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội gia tăng hằng năm.”

Mặc dù vậy, quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội còn
nhiều hạn chế, khuyết điểm. Sự phát triển các lĩnh vực, các vùng, miền thiếu đồng
bộ. Việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả;
Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt và thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của
Đảng đề ra mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là
tạo ra được cơ sở kinh tế, kiến trúc thượng tầng để nước ta trở thành nước XHCN
ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Muốn vậy, toàn Đảng, toàn dân ta phải quyết tâm
quán triệt và thực hiện tốt tám phương hướng mà Cương lĩnh đã nêu ra. Một trong
những nội dung của phương hướng thứ ba là “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội”. Hơn nữa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là một trong những giải pháp
quan trọng để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển đất nước.

2. NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN ĐẠT TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ


CÔNG BẰNG XÃ HỘI:

Thứ nhất, phải đẩy mạnh tăng trưởng, giữ vững định hướng phát triển của
nền kinh tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị trung tâm của quá trình xây
dựng, phát triển đất nước, mà là điều kiện quan trọng để thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội. Vì, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau,
làm điều kiện và tiền đề cho nhau cùng phát triển. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia
cho thấy, nếu kinh tế không phát triển, bị chệch hướng thì sẽ không thể thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội; ngược lại, việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
phải phù hợp với thực tế, trên cơ sở hiện thực của đời sống kinh tế - xã hội đất
nước. Nếu không, có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế; kết
cục, cả mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế đều không thực hiện được.

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi chúng ta thực hiện đồng bộ các chủ
trương, giải pháp, nhất là tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật của kinh
tế thị trường. Tích cực đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường
đầu tư, tháo gỡ những trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính để huy
động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao
động, v.v. Đồng thời, Nhà nước phải sử dụng các nguồn lực, công cụ điều tiết,
chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi,
chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân. Đó là yêu cầu xuyên suốt và chi
phối, để không những khắc phục được hạn chế của quá trình công nghiệp hóa, tình
trạng tiêu cực, vô chính phủ tự phát của kinh tế thị trường, mà còn bảo đảm đúng
định hướng phát triển. Mục tiêu đặt ra là, phát triển bền vững, nhưng không phải
bằng mọi giá. Bởi vì, chúng ta có thể đạt được những thành tựu về phát triển kinh
tế, tăng tổng thu nhập quốc dân, xây dựng cơ sở vật chất, nhưng nếu không bảo
đảm môi trường sinh thái thì chưa thể nói là đã quan tâm giải quyết tốt vấn đề tiến
bộ và công bằng xã hội.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện tốt hệ thống pháp luật về chính sách an sinh
xã hội. Nghị quyết Đại hội XII xác định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh
xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội”1. Đó là hệ thống chính
sách, pháp luật về an sinh xã hội hiện đại với các chức năng, trụ cột chính là:
phòng ngừa rủi ro; giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro; về xóa đói giảm nghèo,
lao động, tạo việc làm, phát triển kinh tế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn
nhiều khó khăn; đối với người có công; đối với các nhóm yếu thế, v.v. Song, hiện
nay, cần mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến
mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn
thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt
các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,...
chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân. Đặc
biệt, người có công phải được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải quyết
việc làm, nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật chất và tinh thần.

Việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về tiến bộ và công bằng xã hội
phải hướng vào đáp ứng: (1). Khuyến khích làm giàu chính đáng và được cụ thể
hóa một cách thống nhất, đồng bộ trong thể chế, ổn định áp dụng đến khi hình
thành tập quán, truyền thống xã hội. Khuyến khích làm giàu chính đáng phải đi đôi
với sự trừng phạt nghiêm minh đối với các hành vi trục lợi bất chính, tham nhũng,
buôn lậu, cấu kết, móc ngoặc hoặc trục lợi từ các ngoại ứng tiêu cực như gây ô
nhiễm, phá hủy môi trường. (2). Bộ phận người nghèo, thất học phải được chăm
sóc, bảo vệ với ý nghĩa nuôi dưỡng và duy trì thỏa đáng phần nhân lực hữu dụng
của xã hội; đồng thời, ngăn ngừa các tệ nạn và gánh nặng của xã hội trong tương
lai. Các chính sách xã hội cho người nghèo không thuần túy mang ý nghĩa nhân
đạo, mà phải thực sự mang ý nghĩa chính trị và kinh tế quốc gia. (3). Phải ngăn
ngừa, uốn nắn các xu hướng tự phát, khắc phục những “lực đẩy vô hình”, đưa xã
hội phát triển đúng quỹ đạo, bảo đảm tính pháp quyền, tính tối thượng của pháp
luật trong đời sống xã hội, trong quản lý, phát triển xã hội.
Thứ ba, thực hiện tốt việc xóa đói giảm nghèo, thu hẹp sự chênh lệch giàu -
nghèo, chú ý đúng mức đến các nhóm yếu thế. Đây là vấn đề cấp thiết cần quan
tâm giải quyết để bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội hiện nay. Theo đó, cần
quán triệt và thực hiện tốt trong thực tiễn quan điểm của Đảng: “Trong xây dựng
và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm thích đáng đến các
tầng lớp, bộ phận yếu thế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hướng gia tăng phân hóa giàu - nghèo, bảo đảm
sự ổn định và phát triển xã hội bền vững”. Hiện nay, nhiều chương trình, chính
sách xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số đã và đang được
thực hiện hiệu quả. Mặc dù vậy, việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu
quả, nhất là giảm nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo và bất bình đẳng
có xu hướng gia tăng, v.v. Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả hơn nữa các chương
trình, dự án, tập trung đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa; quan tâm giúp đỡ những người yếu thế, người tàn tật, già yếu, cô đơn, trên cơ
sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, bảo đảm
nhu cầu thiết yếu cho họ .

Thứ tư, giải quyết tốt lao động, việc làm và thu nhập; nâng cao khả năng tự
bảo đảm an sinh xã hội của các tầng lớp dân cư. Có việc làm và tăng thu nhập
sẽ giúp người dân có khả năng đáp ứng được những nhu cầu chính đáng về vật chất
và tinh thần, giúp họ tiếp cận được với các dịch vụ chất lượng tốt, nâng cao vị thế
trong xã hội, hòa nhập với môi trường xung quanh. Đây được coi là cách thức bền
vững nhất để giúp người dân thoát khỏi đói nghèo và là mấu chốt quan trọng của
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định:
“Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm tiền lương,
thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động”3. Quán triệt
tinh thần đó, các cấp, ngành cần đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xã hội, tạo ra nhiều
việc làm, xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công, khắc phục cơ
bản những bất hợp lý. Trong đó, coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động phải gắn với quy
hoạch kinh tế - xã hội, các chương trình phát triển kinh tế, ngành nghề và định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương. Để có thể tìm được việc
làm trong một môi trường cạnh tranh cao như hiện nay, người lao động cần phải
trang bị cho mình sức khỏe, trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết về pháp luật,
tinh thần chấp hành kỷ luật, văn hóa ứng xử trong công việc mang tính chuyên
nghiệp. Các cấp ủy Đảng và chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết
việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung
ruộng đất hoặc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công
cộng; thanh niên, lao động nông thôn, phụ nữ, lao động có điều kiện khó khăn.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, huy động mọi nguồn lực đầu tư tham gia
công tác đào tạo nghề; khuyến khích lực lượng lao động trẻ, có tiềm năng đi đầu
trong công tác phát triển, mở rộng sản xuất các ngành nghề, giải quyết việc làm
cho người lao động. Cùng với đó, hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao
động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng trong giải quyết việc
làm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề
cho người lao động hiện nay, v.v.

3. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIẾN BỘ VÀ CÔNG


BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:

You might also like