Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

I.

MỞ BÀI:
Có thể thấy thuế GTGT là một loại thuế khá phổ biến hàng ngày khi chúng ta thực hiên các giao
dịch mua bán: Các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày khi đi mua sắm trong các cửa hàng, siêu thị
kèm theo biên lai thanh toán. Hoặc các cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hóa, dịch vụ mà kèm
theo hóa đơn có dòng thuế VAT 10%, 5%….đó chính là thuế GTGT. Để nghiên cứu cụ thể hơn
về thuế GTGT em xin lựa chọn đề bài: “Phân tích các quy định của Luật thuế giá trị gia tăng về
hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng và liên hệ thực tiễn. So sánh hai phương pháp tính thuế
này. Đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp dưới góc độ của cơ quan quản
lý thuế.”

II.NỘI DUNG:
1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THUẾ GTGT VỀ HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN:
1.1: PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG:
1.1.1: Phương pháp khấu trừ thuế:
 Điều kiện áp dụng:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 10, Luật Thuế GTGT 2016: “Phương pháp khấu trừ thuế áp
dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định
của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
thuế.”
Về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ được quy định tại luật và thông tư như sau:
Kế toán là việc thu thập,xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế,tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.1
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.2

1,2
Điều 3, Luật kế toán2015
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
quy định của pháp luật. Hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ , chức khai, tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.3
Theo đó, cơ sở kinh doanh được áp dụng phương pháp khấu trừ thuế nếu cơ sở đó thực hiện đầy
đủ chế độ kế toán đã nêu trên và có hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
 Các đối tượng áp dụng:
“a)Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng
trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b)Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh
doanh.”
 Công thức tính thuế GTGT:
Theo Luật thuế GTGT 2016, phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
“a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia
tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra
ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, di ̣ch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằ ng giá
tính thuế của hàng hoá, di ̣ch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá tri ̣ gia tăng của
hàng hoá, di ̣ch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá tri ̣ gia tăng thì thuế giá tri ̣
gia tăng đầ u ra được xác đi ̣nh bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá tri ̣ gia tăng xác đi ̣nh
theo quy đi ̣nh tại điểm k khoản 1 điề u 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa
đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa
nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.”4
Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

3
Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
và nghi định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch
vụ.
4
Khoản 1 Điều 10 Luật thuế GTGT 2016.
Điểm cần đặc biệt lưu ý, đối với phương pháp khấu trừ thuế, số thuế được xác định một cách
trực tiếp là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất lưu thông mà không phải phần giá
trị gia tăng được xác định trực tiếp qua các khâu.
Trong đó:
 Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuấ t hiê ̣n ở khâu bán ra, chủ thể nô ̣p thuế đã xác đinh
̣ và
tính trong giá bán cho người nhâ ̣n hàng hoá dich
̣ vu ̣. Luâ ̣t thuế GTGT2016 quy đinh:
̣
Số thuế GTGT đầu ra =Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn
GTGT.
-Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra X Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Trong đó:
+Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
+Thuế suất được quy định rõ cho từng ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch
vụ.
Thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra được xác định trên chứng từ hóa đơn hợp lệ của chủ thể nộp
thuế. Pháp luật cũng quy định chặt chẽ trường hợp chứng từ không phản ánh số thuế giá trị gia
tăng hoặc chỉ ghi nhận giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ.
Nếu chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT:
(Những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện
giá đã bao gồm thuế GTGT) thì kế toán phải tách thuế theo công thức:
Giá chưa thuế = Giá thanh toán (tiền bán tem, vé…)
1+ thuế suất (%)
Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa thuế
 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là số thuế xuấ t hiê ̣n ở khâu mua vào, đươ ̣c tính
trong tổ ng giá mà chủ thể nô ̣p thuế đã trả để nhâ ̣n đươ ̣c hàng hoá dich
̣ vu ̣.
Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch
vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Điề u kiê ̣n khấ u trừ thuế đươ ̣c quy định tại Điều 12 Luâ ̣t Thuế giá tri ̣gia tăng 2016.
Thứ nhấ t, đối với tài sản cố định đầu tư để sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế
giá trị gia tăng, phần thuế tương ứng giá trị tài sản đầu tư được xác
định là thuế đầu vào để tính số thuế phải nộp.
Thứ hai, không phải phần thuế giá trị gia tăng của mọi giá trị hàng hóa dịch vụ ở khâu mua
vào đều được coi là phần thuế đầu vào. Số thuế đầu vào được xác định tương ứng với phần hàng
hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thứ ba, số thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào, kê khai trong tháng đó. Quy định này
một mặt hỗ trợ cơ quan quản lý, một mặt là cơ sở xác định điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng.
Thứ tư, thuế đầu vào của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu phải đủ điều kiện luật định.
Khoản 2 Điề u này đã quy đinh
̣ về những điề u kiê ̣n đố i với chủ thể nô ̣p thuế theo phương
pháp khấ u trừ:
Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ
sử dụng chứng từ hóa đơn theo quy định hiện hành dành cho các chủ thế kinh doanh.
Đăng kí thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng trình tự luật định.
Đăng kí với cơ quan thuế và được cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
1.1.2: Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
 Các đối tượng áp dụng:
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các đối tượng sau:
-Thứ nhất, cơ sở mua bán,chế tác vàng bạc, đá quý theo quy định của luật “áp dụng đối với hoạt
động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý”5. Bởi vì bản thân vàng, bạc, đá quý,ngoại tệ là vật
ngang giá chung hơn là hàng hóa, bản thân nó không có sự tăng giá trị trong quá trình lưu thông,
GTGT( nếu có ) thực chất là sự gia tăng giá trị của một loại hàng hóa, dịch vụ khác.
-Thứ hai, doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ
đồng và không tự nguyện phương pháp khấu trừ.
-Thứ ba, hộ, cá nhân kinh doanh;
-Thứ tư, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng
có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ,
trừ tổ chức. cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa,dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm,
thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam
khấu trừ nộp thay;
-Thứ năm, tổ chức kinh tế khác không đăng ký nộp thuế thep phương pháp khấu trừ.6

5
Khoản 1, Điều 11 Luật thuế GTGT 2016.
6
Điểm a, Khoản 2,Điều 11, Luật thuế GTGT 2016.
 Công thức tính thuế:
Theo khoản Điều 11 Luật thuế GTGT 2016:
 Theo khoản 1 điề u Luâ ̣t này, đố i tượng của phương pháp tính trực tiế p trên phầ n giá tri ̣
tăng thêm là hoa ̣t đô ̣ng mua bán, chế tác vàng ba ̣c, đá quý. Theo đó, nếu phương pháp
khấu trừ thuế xác định trực tiếp theo hiệu số thuế thì phương pháp tính trực tiếp xác định
theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể kinh doanh vàng bạc đá quý.
“Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá
trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác
vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý
bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.”
Theo đó, Công thức tiń h:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT X Thuế suất thuế GTGT
Trong đó:
GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của
vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Chủ thể nô ̣p thuế theo phương pháp trừ trực tiế p trong trường hơ ̣p này đươ ̣c pháp luâ ̣t chỉ rõ là
cơ sở chế tác, kinh doanh vàng ba ̣c, đá quý mà không quy đinh
̣ chung chung.
Căn cứ tính phần “giá trị tăng thêm” là giá thanh toán, tức là giá đã có thuế GTGT đươ ̣c xác đinh
̣
trong chứng từ, hoá đơn
Thuế suất được áp dụng cho cả hàng hoá dich ̣ vu ̣ bán ra. Đối với
̣ vu ̣ mua vào và hàng hoá dich
hàng hoá, dịch vụ ở khâu mua vào, nế u không chứng minh đươ ̣c đã bán ra, đã cung ứng, không
được xác định là phần giá trị đươ ̣c phép trừ đi khi tính phầ n “giá tri ̣gia tăng”.
 Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp đối với các đối tượng
còn lại:
“Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”7
Theo đó, công thức tính:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT X Tỷ lệ %
Trong đó:
* Tỷ lệ % để tính đươ ̣c quy đinh
̣ theo điể m b) khoản 2 Điề u 5 trên.
* Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %:
Là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh đươ ̣c
hưởng.
Nếu DN có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với
doanh thu này.
Cả 2 trường hợp theo khoản 1 và khoản 2 của Điề u 11 Luật Thuế giá tri ̣ gia tăng 2008 (sửa
đổi, bổ sung 2013) thì đều có tỉ lê ̣ GTGT do cơ quan thuế ấn đinh.
̣ Xét về mă ̣t bản chấ t, cách tính
thuế GTGT theo nô ̣i dung trên thực chấ t là một hiǹ h thức áp thuế , khoán thuế .
1.2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN:
-Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán
ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều . Do đó
số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT. Những doanh nghiệp loại này
thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Thường là các doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho
doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh
doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì
thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ. Vì vậy không
phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.
- Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng
trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng
khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề. Vì vậy
không phát sinh số thuế GTGT phải nộp

7
Điểm b, Khoản 2, Điều 11, Luật thuế GTGT 2016.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ
hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch
giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp) . Do đó số thuế GTGT phải nộp là không
đáng kể.
- Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là
quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra. Do đó số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo
phương pháp khấu trừ. Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp.
Thường là các doanh nghiệp sau:
-Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch
vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí
không có hóa đơn GTGT.
-Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa
đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua
từ người trực tiếp sản xuất bán ra).Do đó số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất
nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là
rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là
nhỏ.8
2. SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ:
2.1: Giống nhau:
Thứ nhất, phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
đều là các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất
kinh doanh; cách thức để tính thuế GTGT trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong
quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng mà các chủ thể phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Thứ hai, hai phương pháp đều có thể áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng doanh thu
hàng năm đạt ngưỡng dưới một tỷ đồng mà có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng
từ.
2.2: Khác nhau:

8 Nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp?
(http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/32405/Nen-chon-nop-thue-GTGT-theo-phuong-
phap-khau-tru-hay-truc-tiep) truy cập ngày 2/11/2019.
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng:
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với: Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định,
chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn theo quy định hiện hành
dành cho các chủ thế kinh doanh; Đăng kí thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng
trình tự luật định; Đăng kí với cơ quan thuế và được cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp
nhận nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dung đối với: Cơ sở mua bán,chế tác vàng bạc, đá quý;
Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng và
không tự nguyện phương pháp khấu trừ; Hộ, cá nhân kinh doanh;Tổ chức, cá nhân nước ngoài
kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam
chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức. cá nhân nước ngoài cung
cấp hàng hóa,dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay; Tổ chức kinh tế khác
không đăng ký nộp thuế thep phương pháp khấu trừ.
Thứ hai, về loại hóa đơn sử dụng. Theo quy định tại Điều 14 Luật thuế GTGT:
Phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn GTGT. Trong hóa đơn GTGT có ghi cụ thể về thuế
suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT mà chủ thể phải nộp. Chủ thể nếu muốn được khấu trừ thuế thì
phải có hóa đơn GTGT này.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT sử dụng hóa đơn bán hàng. Trong hóa đơn bán hàng
không có nội dung thuế suất và tiền thuế GTGT mà chỉ có tổng số tiền phải thanh toán. Và dựa
trên tổng số tiền phải thanh toán này để tính thuế GTGT chủ thể sẽ phải nộp theo phương pháp
tính trực tiếp trên GTGT.
Thứ ba, về công thức tính thuế:
Phương pháp khấu trừ thuế có công thức tính :
Số thuế GTGT phải nô ̣p = Số thuế GTGT đầ u ra – Số thuế GTGT đầ u vào đươ ̣c khấ u trừ.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có công thức tính :
Số thuế GTGT phải nô ̣p = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lê ̣ %.
Thứ tư, về tỉ lệ % thuế suất phải chịu:
Phương pháp khấu trừ thuế có các mức:
– Không chiụ thuế
– Chiụ thuế 0%
– Chiụ thuế 5%
– Chiụ thuế 10%
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có các mức:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác.
Thứ năm, về khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
Theo quy định tại Điều 12 Luật thuế GTGT 2016 “cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào…”. Như vậy chỉ có cơ sở kinh
doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khấu
trừ thuế GTGT đầu vào không được áp dụng đôi với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp tính trực tiếp trên GTGT. Bởi lẽ điều kiện của khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải:
“a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở
khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa,
dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản
này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng
dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu.”9
Mà chỉ có cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế mới áp dụng các điều kiện này
do đó mới được áp dụng khấu trừ thuế GTGT đầu vào.10
3.ĐÁNH GIÁ VỀ ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP DƯỚI
GÓC ĐỘ CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ.
3.1:Phương pháp khấu trừ thuế:
3.1.1: Ưu điểm:
Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào;

9
Khoản 2 Điều 12 Luật thuế GTGT 2016.
10 Quy định của luật thuế GTGT về hai phương pháp tính thuế GTGT.
(https://luatnqh.vn/quy-dinh-cua-luat-thue-gtgt-ve-hai-phuong-phap-tinh-thue-gia-tri-gia-tang/)
truy cập ngày 2/11/2019.
Có thể cân đối số thuế GTGT phải đóng bằng cách mua hàng để dự trữ và để xuất dùng…
Đối với doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, có dự án đầu tư thì chỉ sử dụng phương án này
thì mới được hoàn thuế.
Xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, thống nhất thu thuế.
Đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng.
Đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế, do số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ
trên chứng từ hóa đơn. Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế.
3.1.2:Nhược điểm:
Nhiều quy định liên quan đến hóa đơn, cách tính thuế GTGT, đối tượng chịu thuế, không chịu
thuế, áp dụng thuế suất cho các loại mặt hàng khác nhau,…mang đến cho phương pháp này
nhiều sự phức tạp cũng như quá trình nghiên cứu trước khi sử dụng tại doanh nghiệp.
Doanh thu càng cao, thuế nộp càng nhiều, nhất là các sản phẩm có giá thành cao.
Để thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ không phải dễ. Có quá nhiều quy định yêu
cầu chuyên môn kế toán cao, áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa
đơn chứng từ.
3.2: Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm:
3.2.1:Ưu điểm:
Thuận lợi cho việc tính thuế GTGT áp dụng với các hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý.
Chủ thể nộp thuế được quy định cụ thể là cơ sở chế tác, kinh doanh vàng bạc đá quý. Thuận lợi
cho cơ quan thu thuế.
DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các
hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.
Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
3.2.2:Nhược điểm:
Tỉ lệ chủ thể nộp thuế theo phương pháp này chiếm tỉ lệ nhỏ so với phương pháp khấu trừ nhưng
chi phí quản lý lại cao hơn.
Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm,
dịch vụ.
Thực tế quản lý cho thấ y, các chủ thể nô ̣p thuế GTGT theo phương pháp khấ u trừ chiế m tỉ lê ̣
không lớn so với tổ ng các chủ thể nô ̣p thuế GTGT nhưng số thuế đươ ̣c thu, nô ̣p la ̣i chiế m đa số .
Ngươ ̣c la ̣i, chủ thể nô ̣p thuế theo phương pháp trừ trực tiế p chiế m tỉ lê ̣ lớn, nhưng tổ ng thu thuế
GTGT của các đố i tươ ̣ng này không cao, chi phí quản lí thuế lớn.
Để đảm bảo sự bình đẳ ng cho các chủ thể và tránh các hiê ̣n tươ ̣ng ca ̣nh tranh không lành ma ̣nh
giữa các chủ thể sản xuấ t kinh doanh, cầ n xác đinh
̣ rằ ng phương pháp tính thuế trực tiế p chỉ là
ta ̣m thời. Cầ n đưa ra mô ̣t lô ̣ triǹ h nhấ t đinh
̣ để các đố i tươ ̣ng nô ̣p thuế theo phương pháp trực tiế p
chuẩ n bi ̣chuyể n sang phương pháp khấ u trừ.
III.KẾT LUẬN:
Hai phương pháp tính thuế GTGT đều có những đặc điểm riêng và được áp dụng linh hoạt trong
thực tiễn nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng
hóa dịch vụ. Cơ quan thu thuế và cơ sở sản xuất doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phương
pháp tính thuế GTGT phù hợp với nhu cầu và đảm bảo quyền, nghĩa vụ hợp lý nhất cho mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật thuế GTGT 2016.
2. Luật kế toán2015
3. Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-
CP ngày 14/5/2010 và nghi định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
4. Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an
nhân dân.
5. Nên chọn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp?

(http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/32405/Nen-chon-nop-thue-
GTGT-theo-phuong-phap-khau-tru-hay-truc-tiep) truy cập ngày 2/11/2019.

6. Quy định của luật thuế GTGT về hai phương pháp tính thuế GTGT.

(https://luatnqh.vn/quy-dinh-cua-luat-thue-gtgt-ve-hai-phuong-phap-tinh-thue-gia-
tri-gia-tang/) truy cập ngày 2/11/2019.

You might also like