Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC VĂN LANG

Khoa: Kinh Doanh Thương Mại


----------

BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH


Đề tài: “ Phân tích hoạt động thương mại Logistics
của Maersk Việt Nam”

Giảng viên: Võ Văn Tiên.


TP. Hồ Chí Minh – 11/2019
Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

DANH SÁCH NHÓM:


Họ và tên: Lớp: MSSV Tỉ lệ đóng góp:
100% (tìm tư liệu,
Lưu Vũ Hùng K24C09 187TM17610
làm p.p, làm báo cáo)
Huỳnh Phương Thùy K24C09 187TM04270 100% (thuyết trình)

Nguyễn Thị Mỹ Duyên K24C09 187TM03655 100% (thuyết trình)


100% (cung cấp tài
Võ Thị Cẩm Vân K24C09 187TM13077
liệu thêm)
Phạm Linh Vi K24C09 187TM04462 100% (cung cấp h/ả)
Bùi Nguyễn Thanh
K24C09 187TM12865 100% (cung cấp h/ả)
Ngân
Vũ Tường An K24C09 187TM03559 90%

Võ Thị Ngọc Tú K24C01 187TM04417 90%

November 11, 2019 2


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM ........................................................................................................... 2


MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ......................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS. ................................................................... 6
1.1 Khái quát về Logistics ........................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics: ............................................................. 6
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MAERSK VIỆT NAM (DAMCO) ......................... 9
2.1 Qúa trình hình thành và phát triển. ...................................................................... 9
2.2 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ. ...................................................... 10
2.2.1 Lĩnh vực hoạt động: ............................................................................................... 10
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ: ........................................................................................... 10
2.3 Bộ máy tổ chức của Công ty ................................................................................ 12
2.3.1 Đội ngũ lãnh đạo: ................................................................................................... 12
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MAERSK TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ......... 13
3.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Maersk (2010-2015) đến nay: ....... 13
3.2 Lĩnh vực hoạt động và năng lực cốt lõi của Maersk VN. ....................................... 15
3.3 Đánh giá thực trạng. ........................................................................................... 17
3.4 Ma trận SWOT .................................................................................................... 21
3.5 Giải pháp logistics:.............................................................................................. 24
3.6 Kiến nghị logistics: .............................................................................................. 26
KẾT LUẬN .................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 29

November 11, 2019 3


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 USD United States Dolla Đồng đô-la Mỹ
3 Cty Công Ty
4 VN Việt Nam

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Danh mục bảng:


STT Số bảng Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của 13
Maersk giai đoạn 2010-2015

Danh mục sơ đồ, biểu đồ:


STT Số bảng Tên bảng Trang
1 Sơ đồ 1.1 Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của 12
công ty Maersk
2 Biểu đồ Kết quả hoạt động của công ty 14
1.1 Maersk giai đoạn 2010-2015

November 11, 2019 4


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

LỜI MỞ ĐẦU

Dịch vụ Logistics đã và đang giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động ngoại
thương. ¾ trái đất được bao quanh bởi đại dương, do vậy mà vận tải Quốc tế
đường biển chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc chuyên chở hàng hóa
trên thị trường thế giới. So với các phương thức vận chuyển hàng hóa khác thì
khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chiếm gần 80% tổng khối lượng
hàng hóa vận chuyển trên toàn thế giới. Ngày nay, không chỉ ở các nước phát triển
thì hoạt động này mới diễn ra rầm rộ, mà ở các nước đang phát triển, xu thế này
ngày một phát triển mạnh.
Hiện nay tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. Tại Việt Nam, thị trường Logistics là một mảng thị trường
khá mới mẻ, có thể nói ngành chỉ mới là ở giai đoạn phôi thai, quy mô doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics vừa và nhỏ, đa phần làm đại lý cho nước
ngoài hoặc cung cấp các dịch vụ đơn lẻ. Bởi dịch vụ Logistics là một quá trình
khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi
tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Logistics gồm rất nhiều dịch vụ như vận
tải, kho bãi, xếp dỡ… Nên để đầu tư một doanh nghiệp có kho bãi, đội xe, làm
đại lý… cần một số vốn không nhỏ. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp tính liên
kết và hợp tác còn lỏng lẻo, nhưng đã có sự chuẩn bị nhất định, linh hoạt và
thích ứng dần với cơ chế thị trườn nên hoạt động Logistics khá sôi nổi. Tuy vậy,
sự chuẩn bị cho mốc cửa thị trường vẫn mang tính thụ động bởi chưa có các
chiến lược, kế hoạch cụ thể cho lĩnh vực quan trọng này.
Trên cơ sở đó nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động
thương mại của Maersk (tại thị trường Việt Nam)” cho bài tiểu luận này với
mong muốn giới thiệu những ưu việt mà hoạt động logistics có thể đem lại cho
các ngành dịch vụ kinh tế ở nước ta. Đồng thời cũng đề ra một số giải pháp
nhằm phát triển ngành dịch vụ này.

November 11, 2019 5


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LOGISTICS.

1.1 Khái quát về Logistics


1.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của logistics
1.1.1.1. Khái niệm cơ bản về Logistics:
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hi Lạp -logistikos- phản ánh môn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các
yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần)
để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu.
Có thể chia quá trình phát triển của logistics kinh doanh trên thế giới thành
5 giai đoạn: workplace logistics (logistics tại chỗ), facility logistics (logistics cơ
sở sản xuất), corporate logistics(logistics công ty), supply chain logistics
(logistics chuỗi cung ứng), global logistics (logistics toàn cầu). Mỗi giai đoạn
tương ứng với cách hiểu và định nghĩa khác nhau của Logistics. Có thể nói định
nghĩa hiện nay vẫn chưa là tuyệt hảo nhưng đã hoàn thiện hơn thế hệ những giai
đoạn trước rất nhiều.
Theo Hội đồng quản trị logistics của Mỹ (CLM- Council of Logistic
Management) thì: Logistics là 1 bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm:
các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện kiểm soát một cách hiệu quả việc dự
trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin 2 chiều giữa điểm đầu và điểm tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các chuyên gia về marketing và logistics cũng có định nghĩa tương tự. Như
vậy, logistics là một hệ thống bắt đầu từ nguồn cung cấp vật liệu và kết thúc khi
đã phân phối hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng. Tham gia hệ thống logistics
bao gồm nhiều tổ chức. Các trung gian thương mại thực hiện các hoạt động
logistics trong kênh phân phối.
Vậy: Logistics kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hoá
thông qua các hành vi thương mại (mua, bán), bao gồm việc hoạch định, thực thi
và kiểm tra dòng vận động của hàng hoá, dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất
đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu
được lợi nhuận. “Luật Thương Mại Việt Nam”
1.1.1.2. Vị trí và vai trò của logistics
a) Vai trò Logistics đối với nền Kinh Tế:
Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện
đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu.
Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó
thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:

November 11, 2019 6


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

- Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và
toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng
thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách
hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước
và quốc tế. Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được
bán ra và phân phối hàng ngày đến mọi nơi trên thế giới trong thập kỷ vừa qua.
Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng
hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát
triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn. Hệ thống logistics
hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua
việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính
xác. Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu.
Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ
trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia. Tại Mỹ
logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP. Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD
cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn332tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và hơn
40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng
là 921 tỷ USD. Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn
công cộng, ước lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh
doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng.
- Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện
nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc
liệt hơn. Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế
cạnh tranh của quốc gia. Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics
toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước
trên thế giới
- Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế.
logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình
này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và
thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật logistics
đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có
thể cao hơn 30%. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất
lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP. GDP năm
2015 ở nước ta chiếm khoảng 2.109 USD. Như vậy, chi phí logistics chiếm
khoảng 316,3-421,8tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng
khâu quan trọng nhất trong logistics vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã
là một thị trường dịch vụ khổng lồ.

November 11, 2019 7


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

b) Vai trò của Logistics đối với Doanh Nghiệp:

Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia phát triển, quản trị
logistics còn được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi
nhuận và lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức. Vai trò của nó thể hiện rất rõ nét tại
các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường.
- Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ
thống logistics hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một tài sản vô hình cho
công ty. Nếu một công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một
cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với
đối thủ cạnh tranh.
- Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách
hiệu quả, tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…
- Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics
đúng đắn. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì
có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ
không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…
- Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động maketing. Chính
logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến,
vào thời điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng
và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm
quy định

November 11, 2019 8


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MAERSK


VIỆT NAM (DAMCO)

2.1 Qúa trình hình thành và phát triển.


Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Maersk Việt Nam (Maersk Viet Nam
Limited) thuộc tập đoàn A.P. Moller-Maersk - tập đoàn kinh doanh Quốc tế được
thành lập năm 1904 tại Đan Mạch. Maersk hoạt động trong nhiều lĩnh vực mà chủ
yếu là vận tải hàng hải, khoan và khai thác dầu khí ngoài khơi, kinh doanh bán lẻ
hàng tiêu dùng. Maersk có trụ sở chính ở Copenhagen và các trụ sở chi nhánh ở
trên 130 nước.
Được đăng ký thành lập hoạt động theo giấy phép đầu tư số 2466/GP ngày
22/3/2005 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Maersk
Việt Nam là Công ty vận tải biển đầu tiên được cấp phép hoạt động với 100% vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện nay, Maersk được đánh giá trong những hãng tàu mạnh nhất thế
giới tính về lượng chở hàng và số lượng tàu, là một trong những doanh nghiệp
giao nhận và vận chuyển Quốc tế hàng đầu tại Việt nam. Công ty có Trụ sở chính
tại Hồ Chí Minh và Hệ thống các Chi nhánh trải đều khắp cả nước,
- Tên giao dịch: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Maersk Việt Nam
- Tên tiếng anh: MAERSK VIETNAM LIMITED
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
- Mã số thuế: 0303738327
- Địa chỉ: Số 54-56 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Ngày cấp giấy phép: 16/04/2008
- Ngày hoạt động: 01/05/2005 (Đã hoạt động 14 năm)
- Điện thoại: 35203500 / 39260604
- Website: https://www.maerskline.com
Cùng với mạng lưới đại lý Quốc tế mạnh và có uy tín, Hệ thống kho hàng và kho
Ngoại quan, đội xe container, dịch vụ tư vấn khách hàng và giao nhận khai báo
Hải quan, Maersk đã và đang mang đến cho khách hàng những dịch vụ Quốc tế
và Nội địa nhanh chóng chính xác chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Những sự kiện cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của
Công ty:
- Năm 1904: thuyền trưởng Peter Mærsk Moller (1836-1927) lập Công ty tàu
thủy chạy bằng hơi nước Svendborg (Dampskibsselskabet Svendborg).
- Năm 1918: Maersk lập Công ty hàng hải Maersk Line, hoạt động ở Nhật
Bản, Thượng Hải (Trung Quốc) và bờ phía đông và phía tây Hoa Kỳ. Sau
đó Maersk bắt đầu kinh doanh việc chở dầu.
- Năm 1969: Maersk lập Công ty hàng không Maersk Air.

November 11, 2019 9


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

- Năm 1991: Maersk Line thành lập dịch vụ giao nhận vận tải biển.
- Năm 1995: thành lập dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh dưới tên
MAERSK Logistics (trước đó là Mercantile).
- Năm 1999 tập đoàn Maersk mua lại hãng tàu Sealand của Mĩ và đổi tên
thành Maersk Sealand, tên Maersk Logistics được giữ nguyên, việc mua lại
hãng tàu Sealand của Mĩ làm tăng thị phần cho công ty trên quy mô toàn
cầu cũng như ở Việt Nam một cách đáng kể, Maersk trở thành một ngành
dẫn đầu trong ngành shipping.
- Năm 2005: MAERSK chính thức hoạt động tại Việt Nam dưới tư cách là
công ty có vốn 100% vốn nước ngoài.
- Năm 2007: thành lập dịch vụ giao nhận Maersk Logistics, bao gồm DSL
Star Express, vận tải hàng không, và các dịch vụ sạt lở, Damco Sea & Air
sáp nhập vào công ty giao nhận vận tải Damco. Công ty đạt doanh số 51,218
tỷ US$, lợi nhuận 3,427 tỷ US$.
- 2008 APM Terminals liên doanh phát triển cảng Quốc tế Cái Mép.
- Năm 2009: Maersk Logistics vừa chính thức công bố sáp nhập đơn vị giao
nhận vận tải hàng hải và hàng không của Hà Lan có tên gọi Damco Sea &
Air với các hoạt động giao nhận của Maersk Logistics. Công ty kết hợp này
có tên thương mại là Damco.
2.2 Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm dịch vụ.
2.2.1 Lĩnh vực hoạt động:

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn MAERSK hoạt động chính trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa đường biển, bao gồm các hoạt động:
đại diện cho chủ hàng; hoạt động giao nhận, kho bãi, dịch vụ vận tải hàng hóa
bằng đường biển; chuẩn bị chứng từ vận tải, chứng từ hải quan; đàm phán ký kết
hợp đồng vận chuyển đường bộ, đường sắt, vận tải thủy nội địa liên quan đến
hàng hóa do doanh nghiệp vận chuyển; cung cấp các thông tin kinh doanh theo
yêu cầu và dịch vụ đại lý bảo hiểm hàng hóa.
2.2.2 Các sản phẩm dịch vụ:
a. Dịch vụ giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
và đường hàng không (Freight Forwarding)
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Maersk vận chuyển hàng hóa nhập khẩu của
khách hàng từ tất cả mọi địa điểm trên thế giới về Việt Nam cũng như đưa hàng
hóa xuất khẩu của khách hàng đến mọi điểm trên thế giới bằng đường biển và
đường hàng không, bao gồm các dịch vụ vận tải biển (Ocean freight), vận tải hàng
không (Air freight), vận tải đa phương thức (Multi – Modal Transport), các dự án
giao nhận (Logistics Project) và dịch vụ bảo hiểm hàng hóa (Cargo Insurance).
Về hàng hóa vận chuyển Công ty đảm nhận tất cả các loại hàng hóa từ hàng bách
hóa như may mặc, sản phầm y tế, hóa học, công nghệ, giày dép, nội thất, thủ công

November 11, 2019 10


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

mỹ nghệ cho đến hàng thủy hải sản đông lạnh, hàng tươi sống, hàng nguy hiểm.
Các nhóm hàng hóa trọng điểm bao gồm sản phầm công nghệ, hóa chất, công
nghiệp, kinh doanh bán lẻ, thời trang và mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Hiện
tại, Maersk là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều Công ty đa quốc gia trên thế giới,
tiêu biểu có thể kể đến một số khách hàng tiêu biểu trong các lĩnh vực:
- Kinh doanh bán lẻ: Walmart, Nike, H&M, Puma, Target, Adidas, Marks &
Spencer, Macy’s…
- Tiêu thụ điện máy: Sony, LG, Sam Sung, Haier, IBM. Electrolux, Dell, Hp,
Panasonic, Fujitsu Siemens…
- Hàng đông lạnh: HEB, Tesco. Solfruit, Tru- Cape, Coop, Nissui…
Ngoài ra, Maersk còn là đối tác vận chuyện hàng hóa của đội quân Hoa Kỳ và các
sản phẩm y tế viện trợ từ các tổ chức Quốc tế như Unicef, Liên Hợp Quốc, hội
chữ thập đỏ Hoa Kỳ…
b. Vận tải nội địa (Trucking)
Với đội xe vận tải đường bộ kết hợp với các đối tác vận tải đường sông,
đường sắt, Maersk cung cấp cho khách hàng các dịch vụ vận chuyển đến bất kỳ
địa điểm nào và được đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm giao nhận tận nhà, tận
xưởng (door-to-door), đáp ứng tất cả các yêu cầu vận chuyển và dịch vụ hậu cần
từ khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đến khi đến tay người nhận.
c. Dịch vụ khai thuê hải quan và Dịch vụ kho bãi (Custom Brokerage,
Warehousing and Distribution)
Maersk hỗ trợ và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ giao nhận khai
báo Hải quan một cách nhanh chóng, linh hoạt. Maersk cung cấp chuỗi dịch vụ
bao gồm: lưu kho, xếp dỡ hàng hoá, đóng gói, vận chuyển hàng về tới kho khách
hàng, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa cá nhân của người nước
ngoài vào công tác tại Việt nam, xin Giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa, Giấy
chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận thực
phẩm an toàn cho sức khỏe, mua bảo hiểm hàng hóa...
d. Dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)
Nhằm giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa và
xây dựng được các mô hình vận tải phù hợp nhất, Maersk còn cung cấp dịch vụ
quản lý chuỗi cung ứng, quản lý hàng tồn kho, tư vấn thiết kế kho bãi và các mô
hình chuỗi cung ứng (Supply Chain Modelling), dịch vụ kiểm tra mô hình chuỗi
cung ứng (Supply Chain Healthcheck) và tư vấn các giải pháp tối ưu hóa quy trình
vận tải (Load Optimisation).

November 11, 2019 11


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

2.3 Bộ máy tổ chức của Công ty


2.3.1 Đội ngũ lãnh đạo

Sơ đồ 1.1 Đội ngũ lãnh đạo cấp cao của công ty Maersk

Sự phát triển lớn mạnh của Maersk trên phạm vi toàn cầu đòi hỏi một
Ban điều hành vững chắc và đầy kinh nghiệm. Tại thị trường Việt Nam, ban điều
hành chính của Công ty được chia theo các lĩnh vực chuyên môn cụ thể về nhân
sự, tài chính, truyền thông và phát triển chiến lược, đặc biệt ở hai khu vực chính
phía bắc và phía nam Việt Nam được quản lý và điều hành bởi đội ngũ chuyên
nghiệp, được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm, có mối quan hệ rộng
rãi với các đối tác để xúc tiến các hoạt động giao nhận xuất nhập khẩu cho Công
ty.

November 11, 2019 12


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MAERSK TẠI


THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Maersk (2010-2015)
đến nay:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Maersk giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: triệu USD


Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Thống kê
Doanh thu 45,559 49,917 49,491 47,386 47,569 40,308
Lợi nhuận trước
khấu hao 15,201 14,104 11,797 11,372 11,919 9,074
(EBITDA)
Lợi nhuận trước
các chỉ tiêu tài 10,083 9,144 7,694 7,336 5,917 1,870
chính (EBIT)
Lợi nhuận cả
5,018 3,377 4,038 3,777 5,195 925
năm
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Maersk)

November 11, 2019 13


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

Biểu đồ Kết quả hoạt động kinh doanh của


Maersk (2010-2015)
60,000
49,917 49,491
50,000 45,599 47,386 47,569
40,308
Đơn vị: triệu USD

40,000

30,000

20,000

10,000 5,018 4,038 3,777 5,195


3,377
925
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu 45,599 49,917 49,491 47,386 47,569 40,308
Lợi nhuận 5,018 3,377 4,038 3,777 5,195 925
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Maersk

Doanh thu Lợi nhuận 2 per. Mov. Avg. (Lợi nhuận)

Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh nêu trên, ta thấy doanh thu,
chi phí và lợi nhuận tại công ty không ổn định và rất khó dự báo qua các năm:
- Giai đoạn 2010-2011, doanh thu của công ty tăng mạnh từ 45,559 triệu
USD lên 49,917 triệu USD, thế nhưng lợi nhuận của Công ty sau khi trừ các chi
phí khấu hao và các chỉ tiêu tài chính như thuế, lợi nhuận cả năm của Công ty lại
có xu hướng giảm 32%.
- Lợi nhuận ròng của Công ty có sự khởi sắc đáng kể vào năm 2014: tăng
mạnh từ 3,777 triệu USD lên 5,917 triệu USD (tăng 37,5%).
- Đáng chú ý vào năm 2015, lợi nhuận giảm mạnh gần 5,2 triệu USD (82 %)
do ảnh hưởng của xu hướng giảm giá dầu và nhu cầu vận tải container đường
biển thấp trên phạm vi toàn cầu.
- Đến năm 2018 Maersk vẫn tiếp tục lỗ ròng 85 triệu USD (quý 2/2018),
không bao gồm hoạt động kinh doanh năng lượng. Kết quả quý 2 tiếp nối kết
quả lỗ 220 triệu USD của quý 1/2018.

November 11, 2019 14


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

 Đây có thể coi là “cơn bão” đối với tập đoàn Maersk trong nhiều năm trở
lại đây. Dự báo với tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn, xu hướng sử
dụng dịch vụ vận tải trên toàn cầu khó có sự khởi sắc, năm 2019 sẽ là một năm
đầy thách thức đối với tập đoàn Maersk trên toàn cầu. Trước tình hình đó, Ban
lãnh đạo Công ty đã đưa ra định hướng phát triển chuyên sâu, tập trung nâng cao
chất lượng dịch vụ, tiến hành ký cam kết với khách hàng (kèm theo chế tài xử
phạt) với khách hàng về chất lượng dịch vụ thông qua chỉ số KPI (Key
Performance Indicator – Chỉ số đánh giá thực hiện công việc), thực hiện triệt để
khẩu hiệu giao hàng an toàn, nhanh chóng, đảm bảo đến với mọi đối tượng
khách hàng.

3.2 Lĩnh vực hoạt động và năng lực cốt lõi của Maersk VN.
a) Vận chuyển hàng hóa bằng container:
Nhắc tới Maersk là chúng ta sẽ nghĩ tới lĩnh vực hoạt động của tập đoàn là
vận chuyển hàng hóa bằng container. Đây là phương thức vận chuyển hàng hóa
chủ yếu của Maersk Việt Nam.
Hình ảnh và sự thành công chủ yếu của Maersk Việt Nam chính là xuất phát
từ việc không ngừng phát triển năng lực cốt lõi và các sản phẩm dọc dựa trên
năng lực cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và chiếm được sự tin tưởng ở khách hàng.
Với triết lí kinh doanh toàn cầu của Maersk Việt Nam là cơ bản tạo ra giao
thương toàn cầu, cung cấp sự tiện ích và lợi ích cho khách hàng là chính,
Maersk không ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển khách hàng không chỉ đơn
thuần là vận chuyển hàng hóa từ cảng biển này tới cảng biển khác mà quan trọng
hơn là giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng
một cách tuyệt vời nhất. Những thành phần tạo nên năng lực cốt lõi của công ty:
+ Có văn phòng trên 130 nước trên thế giới, tạo một hệ thống hoàn chỉnh và
thống nhất giúp khách hàng tiếp cận các giá trị của Maersk ở khắp mọi nơi.
+Có đội tàu đi tới các cảng biển trên khắp thế giới, với lịch tàu chạy ổn định

November 11, 2019 15


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

+ Có đầu tư mạnh vào thương mại điện tử và hệ thống, từ đó tạo ra các giá
trị tiện ích cho khách hàng.
+ Kiến thức về shipping và Maersk được hình thành và nung đúc qua một
quá trình lâu dài giúp Maersk trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với
các phương thức vận chuyển phức hợp.
+ Maersk trở thành nơi làm việc và đạo tạo nhân viên của công ty về kiến
thức hàng hải, ngoại thương thành thục nhất.
b) Cung cấp dịch vụ logistics:
Dựa trên năng lực cốt lõi và cơ sở hạ tầng sẵn có, Maersk đã mở rộng năng
lực cốt lõi của mình sang logistics. Đây là hoạt động nhằm nối cánh tay dài của
các hãng tàu tới các khách hàng, tạo ra một chuỗi các giá trị gia tăng liên hoàn
cho khách hàng.
Việc cung cấp dịch vụ logistics giúp Maersk đưa ra một giải pháp dịch vụ
trọn vẹn, dịch vụ một cửa (one point contact). Các thành phần của Maersk
logistics như sau:
+Giúp khách hàng theo dõi đơn hàng.
+ Giúp khách hàng theo dõi các nhà cung cấp như tiến độ giao hàng nhằm
báo cáo cho khách hàng kịp thời để có cách giải quyết nhanh chóng.
+ Giúp khách hàng quản lí chứng từ ngoại thương như kiểm tra độ chính
xác, giúp khách hàng có đủ các thủ tục thông quan.
+ Dịch vụ gom hàng giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hàng hóa, ngoài ra
Maersk logistics còn cung cấp các dịch vụ kho bãi và có các giải pháp về phân
phối.
Nhưng hiện nay do thị trường Việt Nam còn nhỏ bé, kích cỡ của các công ty
cũng còn nhỏ nên các công ty có thể tự điều hành hệ thống kho bãi và phân phối
của mình. Vì vậy, hiện nay kho bãi chủ yếu để phục vụ logistics là làm hàng.

November 11, 2019 16


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

3.3 Đánh giá thực trạng.


Thuận lợi:
 Tình hình kinh tế Việt Nam những năm gần đây khá khả quan với tỷ
lệ lạm phát thấp và tiền đồng ổn định (Thông tin trên được ông Marco
Civardi, Giám đốc điều hành Damco tại Việt Nam cho biết trong Báo
cáo Thương mại Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2013 ngày 10/12 tại
TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn A.P. Moller-Maersk (ĐanMạch).
 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng ổn định và giá trị giao dịch
thương mại gia tăng.
 Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh như chi phí nhân công thấp, vị
trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng cảng nước sâu thuận lợi, dẫn đầu về
xuất khẩu nông sản, tăng trưởng GDP cao, ổn định chính trị lâu dài và
nhà cước cam kết tăng cường ổn định và phát triển kinh tế
 Khả năng gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương(TTP)của Việt Nam rất cao
Nhìn nhận về cơ hội TTP, Maersk cho biết, Việt Nam sẽ trở thành thị trường
cạnh tranh hơn nhờ lợi thế là trung tâm sản xuất mới ở khu vực Thái Bình
Dương. Trong số mười hai quốc gia tham gia TPP thì Việt Nam có chi phí nhân
công thấp nhất và điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia
có khả năng cạnh tranh nhất đặc biệt là trong ngành công nghiệp dệt may và
may mặc. Việc tái cơ cấu nguồn lực như hiện nay sẽ mang lại cho Việt Nam một
lợi thế đáng kể so với Trung Quốc.
Maersk cho biết, trong những tháng gần đây dòng FDI từ Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đổ vào Việt Nam để xây dựng nhà máy trong lĩnh
vực dệt may tăng lên nhanh chóng, với mong muốn đón đầu hướng thuế quan
0% thay vì mức thuế từ 17-35% khi Việt Nam trở thành viên chính thức của
TTP.

November 11, 2019 17


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

Tuy nhiên, cũng còn có rất nhiều thách thức và hạn chế đi kèm với hiệp định
TPP, cụ thể là trong các lĩnh vực quản lý phát triển, vấn đề thiếu các ngành công
nghiệp phụ trợ và những ràng buộc nhất định như là: “Việt Nam phụ thuộc rất
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu của mình”,
ông Marco Civardi, Giám đốc điều hành Damco tại Việt Nam và Campuchia,
cho biết thêm. Việt Nam sẽ cần phải xây dựng các ngành công nghiệp nội địa
trong vài năm tới, điều đó sẽ giúp Việt Nam hưởng những lợi ích của TPP một
cách đầy đủ”.
Cảng bãi là một mảng thuộc cơ sở hạ tầng Việt Nam dự kiến được hưởng lợi
từ TPP. Ông Robert Hambleton: Giám đốc điều hành Cảng Quốc tế Cái Mép
(Cai Mep International Terminal - CMIT) giải thích CMIT hiện đang phục vụ
các tuyến đi Mỹ và với bất kỳ hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ kinh
doanh giữa Việt Nam và Bắc Mỹ sẽ dẫn đến nhu cầu cần phải có những con tàu
lớn hơn để phục vụ các tuyến hàng hải nối liền giữa hai khu vực này. Điều này
có nghĩa là CMIT cũng sẽ được hưởng lợi.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, khi thương mại của Châu Âu và Mỹ đang đối mặt với tốc độ tăng
trưởng chậm lại, ở quanh mức 5%. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam buộc
phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Mỹ La-tinh và châu Phi.
 Giao dịch biển bằng container giữa các nước Châu Á có mức tăng
trưởng nhanh. Việt Nam là một trong số đó
Giao dịch thương mại bằng container giữa các quốc gia tại châu Á có mức
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới và Việt Nam là một trong các quốc gia có
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất. "Châu Á là một nơi hứa hẹn nhiều cơ hội
với tốc độ tăng trưởng GDP vượt xa phần còn lại của thế giới và nguồn vốn đầu
tư nước ngoài vào các quốc gia Châu Á không ngừng tăng lên theo từng năm",

November 11, 2019 18


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

Ông Albert Van Rensburg: Giám đốc MCC Transport Việt Nam & Campuchia
cho biết .
 Maersk có văn phòng đại diện sớm tại Việt Nam nên có thể làm chủ
được thị trường và có nhiều kinh nghiệm trong logistics ở Việt Nam
Tập đoàn A.P. Moller-Maersk gồm nhiều công ty hoạt động trong hai ngành
công nghiệp chính là vận tải và năng lượng. Hiện nay có bốn bộ phận kinh
doanh khác nhau trực thuộc Công ty TNHH Maersk Việt Nam: Maersk Line là
hãng vận tải container lớn nhất thế giới; Damco là một trong những nhà cung
cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới; MCC Transport là hãng vận tải nội Á và
Safmarine là hãng vận tải container chuyên phục vụ các tuyến vận tải châu Phi.
 Đại sứ quán Đan Mạch thể hiện tinh thần hợp tác nhằm làm tăng tình
hữu nghị giữa hai nước. Tạo điền kiện thuận lợi cho hoạt động của
Maersk tại Việt Nam.
 Thị trường Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn các công ty logistics hàng
đầu thế giới. Bởi sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều doanh
nghiệp nước ngoài lựa chọn đầu tư. Chủ tịch của DHL cho biết, khu
vực châu Á - Thái Bình Dương là động lực tăng trưởng cho nền kinh
tế toàn cầu nên công ty đang đầu tư đón đầu sự tăng trưởng này.
 Các yếu tố công nghệ kĩ thuật ở Việt Nam ngày càng được cải tiến
đầu tư đúng mức. Nhà nước có chủ trương tăng cường luồng máy
móc đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên sử dụng công
nghệ dây chuyền hiện đại từ nước ngoài.
 Khả năng đáp ứng khách hàng của Maersk tốt
 Khả năng tài chính của Maersk mạnh đủ để đối phó với rủi ro vì đây
là công ty lâu đời và có hệ thống rộng khắp trên toàn thế giới.

November 11, 2019 19


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

 Lực lượng phát triển và sự phù hợp của sản phẩm, chất lượng sản
phẩm, hệ thống thông tin, chính sách đào tạo, tinh thần và thái độ làm
việc của nhân viên, hệ thống chính sách dịch vụ khách hàng.
Khó khăn:
 Sự bất ổn chính trị có thể bất ngờ xảy ra trong nền kinh tế
 Các doanh nghiệp Việt Nam còn non trẻ và không đủ vốn để hiểu
được tầm quan trọng và tiến hành thuê mướn sử dụng hoạt động
logistics.
 Có rất nhiều công ty logistics ở Việt Nam ví dụ như: DHL Supply
Chain Maersk Logistics, APL Logistics có NYK Logistics, MOL
Logistics... cũng tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động.
 Thị trường cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt là về giá cả dịch vụ vận tải
biển giữa các công ty logistics với nhau.
 Rủi ro có thể xảy ra ngay trên đường vận tải biển ( Do thiên tai,…)
 Hệ thống máy móc có thể gặp sự cố bất ngờ, lỗi kĩ thuật,…

November 11, 2019 20


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

3.4 Ma trận SWOT


Dựa vào việc phân tích các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài, chúng
ta xây dựng được ma trận SWOT để có thể khái quát toàn bộ hoạt động và môi
trường của Maersk. Từ ma trận SWOT giúp ta có cái nhìn tổng quát về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh của Maersk.
Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngoài
Điểm mạnh: Cơ Hội:
 Có vị thế về công nghệ và kinh  Quy mô của thị trường trong nước
nghiệm trong ngành shipping. lớn.
 Khả năng đáp ứng khách hàng cao.  Mức tăng trưởng của thị trường
 Khả năng tài chính dồi dào. cao và đầy hứa hẹn.
 Lực lượng nghiên cứu và phát triển  Môi trường luật pháp, kinh tế chính
hùng hậu. trị xã hội ổn định và mở cửa kêu
 Sự phù hợp và chất lượng sản gọi đầu tư nước ngoài.
phẩm được ưu tiên hàng đầu.  Hình ảnh công ty được công nhận.
 Hệ thống thông tin cực kì hiệu quả.  Lĩnh vực thương mại điện tử phát
 Chính sách đào tạo, Tinh thần và triển.
trình độ làm việc của nhân viên.
 Hệ thống kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt.
 Dịch vụ khách hàng chuyên
nghiệp.
Điểm yếu: Thách thức:
 So với các đối thủ cạnh tranh thì  Môi trường cạnh tranh gay gắt.
 Xu hướng tiệm cận của các nhà
giá của Maersk khá cao, điều này
cung cấp.
đồng nghĩa Maesk kém khả năng  Giá dầu thế giới bất tổn và tăng
cạnh tranh về giá. cao.
 Cơ sở hạ tầng kém phát triển.
 Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa
các doanh nghiệp.

November 11, 2019 21


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

Từ bảng tổng kết SWOT trên nhóm xin đưa ra các chiến lược
khai thác như sau:
a) Các khả năng khai thác điểm mạnh
Căn cứ vào các điểm mạnh được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác
định các giải pháp nhằm khai thác các điểm mạnh của Mearsk như sau.
Nội dung Giải Pháp khai thác điểm mạnh
o Tiếp tục khẳng định vị trí công nghệ, đưa
Có vị thế về công nghệ và kinh
ra các sản phẩm mới hoàn thiện và đầy
nghiệm trong ngành shipping.
đủ
o Tăng cường mạng lưới, năng lực khai
Khả năng đáp ứng khách hàng. thác.
o Không ngừng phát triển cùng khách hàng
o Đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát
triển.
Khả năng tài chính dồi dào.
o Mở rộng quy mô cả chiều rộng và chiều
sâu.
o Tiếp tục xây dựng chính sách tuyển dụng
Lực lượng nghiên cứu và phát và nhân sự hợp lí.
triển hùng hậu. o Tăng cường ngân sách đầu tư và phát
triển.
o Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường.
Sự phù hợp của sản phẩm. o Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp
o Tăng cường hệ thống kiểm soát chất
lượng.
Chất lượng sản phẩm.
o Tăng cường đào tạo và hoàn thiện kĩ
năng cho nhân viên.
Hệ thống thông tin. o Tiếp tục duy trì
o Không ngừng phát huy, cổ vũ tinh thần
Chính sách đào tạo, Tinh thần và trách nhiệm của nhân viên
và trình độ làm việc của nhân o Xây dựng môi trường làm việc vui tươi
viên. và lạnh mạnh
o Chăm lo các phúc lợi cho nhân viên
Hệ thống kiểm soát chất lượng. o Tiếp tục hoàn thiện.
o Tăng cường kiến thức, hoàn thiện kĩ năng
Dịch vụ khách hàng. giao tiếp
o Đẩy mạnh thương mại điện tử

November 11, 2019 22


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

b) Các khả năng hạn chế điểm yếu


Căn cứ vào các điểm yếu được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định
các giải pháp nhằm hạn chế điểm yếu của Maersk như sau.

Nội dung Giải pháp hạn chế điểm yếu


o Tiết kiệm chi phí hoạt động.
o Hoàn thành mạng lưới chuyên chở.
o Nâng cao năng suất lao động.
Kém khả năng cạnh tranh về o Khẳng định vị thế của Mearsk.
giá. o Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên
nghiệp.
o Xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm khép
kín.

c) Các khả năng khai thác cơ hội


Căn cứ vào các cơ hội được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định các
giải pháp nhằm khai thác cơ hội của Maersk như sau.

Nội dung Giải pháp khai thác cơ hội


Quy mô của thị trường trong o Tăng cường năng lực khai thác.
nước lớn. o Tăng cường đội ngũ bán hàng.
Mức tăng trưởng của thị trường o Mở rộng mạng lưới.
cao và đầy hứa hẹn.
Môi trường luật pháp, kinh tế o Tích cực tham gia đầu tư, mở rộng ngành
chính trị xã hội ổn định và mở nghề và chuyên môn.
cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài.
o Cam kết đáp ứng khách hàng một cách
Hình ảnh công ty được công
trọn vẹn,
nhận.
o Nghiên cứu đầu tư phát triển.
o Không ngừng ứng dụng các giải pháp
công nghệ thông tin vào hoạt động của
Lĩnh vực thương mại điện tử
công ty.
phát triển.
o Giúp khách hàng tiếp cận các giải pháp
thương mại điện tử.

November 11, 2019 23


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

d) Các khả năng hạn chế thách thức


Căn cứ vào các thách thức được lấy từ ma trận SWOT. Chúng tôi xác định
các giải pháp nhằm hạn chế các thách thức của Maersk như sau:
Nội dung Giải pháp hạn chế thách thức
o Hoàn thiện chuỗi sản phẩm.
o Tăng cường đầu tư.
Môi trường cạnh tranh gay gắt.
o Tăng cường nghiên cứu phát triển.
o Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh mẽ.
o Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, nghiên
Xu hướng tiệm cận của các nhà cứu khách hàng.
cung cấp. o Xây dựng mối quan hệ khăng khít và
chiến lược đối với khách hàng.
Giá dầu thế giới bất ổn và tăng o Hoàn thiện mạng lưới chuyên chở.
cao. o Trang bị hiện đại cho đội tàu.
Cơ sở hạ tầng kém phát triển. o Tham gia xây dựng cảng biển.
o Xây dựng môi trường làm việc vui tươi
Sự cạnh tranh nguồn nhân lực
và lành mạnh.
giữa các doanh nghiệp.
o Chăm lo cho phúc lợi cho nhân viên.

3.5 Giải pháp logistics:


Chúng tôi xin đưa ra các giải pháp logistics hiện nay nhắm vào chủ yếu là đối
tượng chính phủ Việt Nam, các giải pháp mà chính phủ cần có để khuyến khích
đầu tư nước ngoài và mở rộng hoạt động logistics tại Việt Nam của Maersk
 Xây dựng và thiết lập hệ thống phân phối, số lượng và địa điểm nhà cung
cấp, cơ sở sản xuất, trung tâm phân phối, kho bãi và khác hàng. Tiếp tục
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng trong
thu hút đầu tư phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển phù hợp với
quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế.
 Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch
phát triển cảng biển, lưu ý phối hợp gắn kết đồng bộ với quy hoạch phát
triển mạng lưới giao thông (đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy
nội địa), quy hoạch xây dựng và quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.
 Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối
hàng hóa, dịch vụ logistics tại các cảng đầu mối khu vực, cửa ngõ quốc
tế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác đối với cảng cũng như
mạng lưới giao thông
 Hệ thống thông tin luôn cập nhật và việc vận hành các trang web nội bộ
giúp cho thông tin của tập đoàn được chuyển tải đến nhân viên trong công
ty một cách nhanh và chính xác nhất.

November 11, 2019 24


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

 Quản lý hàng tồn kho: Số lượng và địa điểm tồn kho cho nguyên vật
liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Kiểm soát và đánh giá các hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
 Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hoá công tác đào
tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công
chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công
khai thông qua thi tuyển, thử việc.
Hàng năm tiến hành các cuộc khảo sát về tinh thần làm việc và sự cam kết
gắn bó của nhân viên đối với công ty.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến cho tất cả nhân
viên.
Xây dựng hệ thống đánh giá về thành tích từ cấp khu vực đến quốc gia, bộ
phận và cá nhân. Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người
lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải, đặc biệt
là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động
nặng nhọc, nguy hiểm...
Xây dựng văn hóa công ty: đó là tinh thần làm việc theo nhóm, mạnh dạn
đưa ra ý kiến cá nhân và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp mới. Chính văn hóa này
sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ cho công ty trong việc chinh phục khách
hàng. Văn hóa công ty không chỉ được duy trì, tiếp sức bởi các trưởng nhóm
mà nó đã được sàn lọc trong quá trình tuyển dụng bằng các bài trắc nghiệm tâm
lý.
 Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng:
Phát triển hướng mạnh ra biển để tiếp cận nhanh chóng với biển xa, giảm
thiểu khó khăn trở ngại về luồng tàu vào cảng; kết hợp tạo động lực phát triển
các khu kinh tế, công nghiệp – đô thị ven biển;
Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy
mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, không chỉ đối
với cầu bến cảng mà còn cả hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (luồng tàu,
đê ngăn sóng, chắn cát, hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước nối
cảng …)
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường,
đảm bảo sự phát triển bền vững; gắn liền với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc
phòng.
Phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất
trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội nhập và đủ
sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và trên

November 11, 2019 25


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước; đồng thời góp
phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Hình thành những đầu mối
giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế,
đô thị - công nghiệp ven biển.
 Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Nâng cấp, phát triển có chiều sâu trang thiết bị, dây chuyền công nghệ bốc
xếp và quản lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật
– công nghệ, yếu kém về chất lượng phục vụ, tăng khả năng cạnh tranh trong
hội nhập quốc tế về cảng biển.
Với đặc thù của ngành nghề là vận chuyển hàng hóa đa phương
thức trên phạm vi toàn cầu, thì công nghệ quản lý là xương sống giúp
tập đoàn có thể điều hành hoạt động của toàn bộ hệ thống quản lí các
cấp và nhân viên… Công nghệ đã góp phần trong việc nâng cao hình
ảnh và thương hiệu của công ty trên phạm vi toàn cầu. Nên các nhà nhập
khẩu nước ngoài sẽ tiếp tục đồng hành với Maersk ở Việt Nam mà họ
mua hàng.
Với phương châm của Maersk không chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển và
logistics mà là cung cấp các giải pháp cho các khách hàng nhằm đem lại các lợi
ích tối đa cho các khách hàng.
Để duy trì được những khách hàng lớn, công ty phải luôn đặt mình như là
một đối tác trong việc cung cấp các tiện ích và đồng hành cùng sự phát triển của
khách hàng.
 Không ngừng hoàn thiện và bổ sung hệ thống để theo kịp sự thay đổi
của khách hàng nhằm giúp dữ liệu của Maersk và khách hàng luôn tương
thích trong việc báo cáo và truyền số liệu

3.6 Kiến nghị logistics:


Các kiến nghị được đề ra để cải thiện tình hình từ các thực trang đã nêu:
1. Thực hiện chiến lược tăng cường năng lực khai thác nhằm đáp ứng thị
trường: với những dự báo về sự tăng trưởng khả quan trong tương lai và
dự đoán nhu cầu khách hàng trong thời gian tới, Maersk cần có những
chuẩn bị để tận dụng cơ hội và đáp ứng nhu cầu chuyên chở và logistics
của khách hàng có sẵn và khai thác những khách hàng mới là yếu tố nhằm
củng cố và gia tăng thị phần.
2. Thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp: đội
ngũ bán hàng chuyên nghiệp giúp Maersk khai thác các khách hàng tiềm

November 11, 2019 26


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

năng, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội với lượng cầu dự đoán tăng cao
trong thời gian tới. Nhờ có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp sẽ giúp ta duy
trì được lượng khách hàng hiện có nhờ mối quan hệ khăng khít sẵn sàng
lắng nghe và trao đổi với khách hàng.
3. Thực hiện chiến lược tham gia đầu tư mở rộng ngành và chuyên môn:
với chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài và với tiềm lực tài chính của
mình, Maersk phải tranh thủ đầu tư mở rộng ngành nghề và chuyên môn
nhằm tạo một chuỗi cung ứng khép kín để nâng cao vị thế cạnh tranh.
4. Thực hiện chiến lược nâng cao dịch vụ khách hàng: đối với hoạt động
dịch vụ thì dịch vụ khách hàng cần đặc biệt quan tâm. Dịch vụ khách hàng
cung cấp sản phẩm hay nói cách khác là các giá trị cho khách hàng. Dịch
vụ khách hàng là khâu thể hiện sự cam kết bán hàng. Hoạt động dịch vụ
mang tính chuyên nghiệp sẽ giúp tạo lòng tin nơi khách hàng và giữ gìn
những khách hàng tiềm năng.
5. Thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí hoạt động: sự kém cạnh tranh về
giá là điểm yếu mà Maersk cần khắc phục đặc biệt trong tình hình cạnh
tranh gay gắt như hiện nay. Giá dầu thế giới tăng cao và bất ổn định cũng
là nhân tố làm gia tăng việc cắt giảm chi phí hoạt động để lợi nhuận không
giảm.
6. Thực hiện chiến lược nghiên cứu phát triển: trong môi trường cạnh tranh
gay gắt như hiện nay và xu hướng tiếp cận của các nhà cung cấp thì việc
không ngừng nghiên cứu phát triển là việc cần quan tâm để tạo ra sự khác
biệt. Maersk tuy là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và nổi
tiếng về công nghệ nhưng luôn tiềm tàng các mối đe dọa từ các tập đoàn
khác đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra nghiên cứu phát triển còn nhằm
khẳng định vị thế của mình là một nhà cung cấp chất lượng hàng đầu và
làm giảm áp lực cạnh tranh về giá.
7. Thực hiện chiến lược nhân sự và đào tạo: yếu tố con người là một yếu
tố quan trọng tạo nên sự khác biệt. do đó cần có chiến lược thu hút, phát
triển và giữ gìn nhân tài. Con người luôn cần được quan tâm vì con người
là chủ thể thực hiện các chiến lược.
8. Thực hiện chiến lược kiểm soát chất lược: để trở thành đối tác tin cậy
của khách hàng, phải thực hiện đúng cam kết và hạn hế rủi ro, phải kiểm
soát chất lượng và phải có hệ thống đánh giá đối với từng cá nhân, từng bộ
phận.

November 11, 2019 27


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

KẾT LUẬN
 Maersk Logistics Việt Nam với đa dạng hình thức dịch vụ đặc biệt vận tải
biển chiếm thị phần lớn trong ngành Logistics Việt Nam cho thấy tầm quan
trọng và ảnh hưởng của Doanh Nghiệp là rất lớn ở nước ta . Tuy nhiên bất
ổn trong các hoạt động chính trị, yếu tố môi trường vĩ mô và 1 số hạn chế
trong các khâu vận hành sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh Nghiệp.
Vì vậy Maersk Logistics cần có những biện pháp cải tiến tích cực
 Cần có sự tập trung nguồn lực đầu tư và phát triển; xây dựng các Doanh
nghiệp, công ty chuyên về Logistics là hướng đi cần thiết và đúng đắn, cần
có sự hỗ trợ và hợp tác với Maersk Logistics
 Nhà nước cần có quy hoạch tổng thể phát triển ngành Logistics Việt Nam
bao gồm cả quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng (cả nước và từng vùng,
khu vực) và phát triển nguồn nhân lực logistics. Có những chính sách, biện
pháp cụ thể (về thuế, sử dụng đất đai…), Tạo mối quan hệ với các tổ chức
chính phủ để tạo cơ hội khuyến khích, hỗ trợ ngành Logistics Việt Nam
phát triển.

November 11, 2019 28


Giảng viên (MBA): Võ Văn Tiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1) Giáo trình logistics kinh doanh thương mại, idoc2012, http://idoc.vn/
2) Logistics và phát triển logistics trong vận tải biển Việt Nam, Đồng Thị
Khánh Ngọc, http://kilobooks.com/
3) Tổng quan về dịch vụ Logistics, http://www.huongnghiepvietnam.vn/
4) Luận văn Logistics và phát triển logistics trong vận tải biển Việt Nam, Đồng
Thị Khánh Ngọc, http://doc.edu.vn/
5) Báo cáo ngành Logistics (07/2015 – by FPT Securities),
http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2015/08/05/Logistics%20Report.p
df
6) Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển,
https://www.slideshare.net/THIENLONG10/xuat-nhap-khau-hoang-hoa-
bang-duong-bien
7) AP Moller-Maersk Annual Report 2018: https://investor.maersk.com/static-
files/9295e4f7-97f8-4ea7-a503-fe716bf99bef

November 11, 2019 29

You might also like