Bài 1 Những Dấu Hiệu Nhận Biết Hội Thánh Đang Tăng Trưởng

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

Tiết 1:

Chúng ta cần được nuôi dưỡng tốt, qua đó chúng ta mới có thể nuôi dưỡng
người khác
Khi phục vụ lâu, các ơn của chúng ta bị “cùn" đi, cần mài sắc lại

1
Đọc sách: Sống đúng mục đích. Viết tiểu luận (6-10 trang)

2
• Ý tưởng đơn giản của Christian Schwartz. Nếu như Hội thánh là tổ chức
sống động được Đức Chúa Trời tạo lên, thì luôn có sự tăng trưởng tự nhiên
theo hệ thống của tổ chức đó.
• Sự tăng trưởng tự nhiên (nghiên cứu của Schwatz). Hội thánh là một cơ
quan sống. Hạt lúa cần đất, nước, mặt trời. Tương tự với Hội thánh. Đất là
sự hiện diện của Thánh Linh. Ánh nắng là tình yêu Chúa cha. Nước là ân
điển của Ngài.
• Hội thánh có tổ chức, giống thân cây có rễ, gốc, thân, cành. Chúng ta cần
tạo môi trường cần thiết để các thành phần tăng trưởng

3
• Kỹ thuật tăng trưởng tự nhiên của cộng đồng (EPO) được phát triển thông
qua việc sử dụng phân tích thống kê khoa học. 34.314 người đã được thăm
dò ý kiến từ 1.188 nhà thờ ở 32 quốc gia khác nhau trên thế giới.
• Kết quả thống kê khoa học. Sử dụng các phương pháp toán học mới nhất
của nghiên cứu thống kê, tám đặc điểm định tính của nhà thờ đã được xác
định. Công trình nghiên cứu quan trọng duy nhất về những hoạt động phát
triển bên trong đời sống của Hội thánh.
• Câu hỏi đặt ra: Tại sao Hội thánh tăng trưởng. Chúa yêu con người, muốn
Hội thánh tăng trưởng để nhiều người được cứu, chứ không phải do sự nổi
tiếng của mục sư. Có 8 điều kiện để Hội thánh tăng trưởng:

4
Nguyên tắc 1: Trao thẩm quyển lãnh đạo (không phải họ tự làm tất cả.
Tìm người trung tín, trao trách nhiệm, chỉ bảo cho họ biết làm thế nào, ở cạnh
hướng dẫn, sau đó cho phép họ tự làm. Hội thánh mới: vợ chồng mục sư làm
tất cả (mở cửa, dẫn ca đoàn, dọn dẹp, giảng, cầu nguyện...). Nếu mục sư làm
tất cả, Hội thánh sẽ tăng trưởng đến mức nào đó rồi dừng lại. Cần trao quyền
để nhiều người có thể phục vụ Chúa một cách vui mừng
Ê-phê-sô 4:11: “Ngài cho kẻ này làm mục sư, giáo sư....” Mục sư phục vụ,
trang bị cho bạn để bạn phục vụ Chúa

•Thứ nhất: các mục sư nuôi dưỡng bầy chiên bằng lời của Đức Chúa
Trời, giống như sứ đồ Phao-lô đã làm: Công vụ 20:27.
•Thứ hai: các mục sư bảo vệ những tín hữu khỏi sự ảnh hưởng của tội
lỗi, khỏi nguy cơ thái tục hóa và khỏi những giáo lý sai lầm. 2 Tim 4:2
Thứ 3: hướng dẫn hội thánh đến những mục tiêu mà Chúa đặt ra
Thứ 4: chia sẻ thẩm quyền cho những người có khả năng để giúp họ bước
vào sự phục vụ Chúa (II Ti-mô-thê 2:2). Mục sư Ulf: “hoặc trao quyền, hoặc
chết”

5
1: Trao quyền lãnh đạo
•Hội thánh không phải là rạp hát mà mục sư là một diễn viên làm tất cả. Họ
cần trao quyền cho những người khác cùng phục vụ
•Xuất: Môi-se đưa 3 triệu nô lệ ra khỏi Ai Cập. Môi se là người quyền năng,
làm nhiều phép lạ. Bố vợ khuyên Môi-se, Môi se là người khiêm nhường, tiếp
nhận lời khuyên. Có nhiều điều Chúa không nói trực tiếp với bạn mà lại phán
qua người khác (bố vợ).
•Chúng ta cần tham khảo các hội thánh khác để học hỏi. Nhưng không phải
thái độ “cỏ nhà hàng xóm luôn xanh hơn”.

6
2: Những buổi nhóm thờ phượng truyền cảm hứng
•Không phán xét. Nhiệm vụ của mục sư là khích lệ, truyền cảm hứng
•Bằng tấm gương chỉ cho họ cách cầu nguyện, cách dẫn người mới đến hội
thánh
•Sau buổi nhóm mọi người được khích lệ, hội thánh sẽ tăng trưởng
•Nguồn cảm hứng cần phải là Thánh linh của Chúa.
•Khi mọi người đến Hội thánh mà cảm thấy như ở nhà, có không khí gia đình,
đó là lời khen tốt nhất.

Bầu không khí trong Hội thánh lệ thuộc vào điều gì?

7
• So sánh Hội thánh với quả táo (3 thành phần)
• Bạn có thể so sánh Hội thánh với một quả táo đẹp. Lõi của quả táo đại diện
cho sức mạnh của Hội thánh - công việc của Đức Thánh Linh. Thịt quả táo
tương ứng với các chức vụ đa dạng của các thành viên Hội thánh, và vẻ
đẹp vỏ táo giống như ánh sáng, hướng cả Hội thánh thờ phượng Đức Chúa
Trời.
• Các nhà xã hội học chuyên về các vấn đề tôn giáo đã kết luận rằng, để tạo
sự thoải mái về tâm lý cho mọi người trong Hội thánh, cần có hai thành
phần: nhóm nhỏ và nhóm lớn. Buổi nhóm đông người: cảm thấy Hội thánh
lớn, có nhiều người, sống động. Cũng cần có buổi nhóm nhỏ (tế bào) nơi
mọi người đều biết nhau

8
3: Sự phục vụ dựa trên ân tứ
Sách Mac 4:16-28. Một người gieo giống, cây tự lớn mà người đó không biết.
Nếu gieo đúng cách, cây sẽ tự lớn, hội thánh được nuôi đúng cách, sẽ tự lớn.

Có 2 điều kiện để các cơ đốc nhân trong Hội thánh được hạnh phúc:
•Họ cần được tham gia vào việc phục vụ
•Chức vụ của họ phù hợp với ân tứ Chúa ban
Phục vụ trong Hội thánh hay ngoài Hội thánh không quan trọng, cần phải phục
vụ. Giống như 3 ngôi Đức Chúa Trời cũng phục vụ lẫn nhau. Trách nhiệm
người lãnh đạo cần phát hiện ra ơn của từng người và phân công họ vào
chức vụ phù hợp
Trong Kinh Thánh có ghi 24 ân tứ, nhưng thực tế có nhiều hơn. Ví dụ: chơi
nhạc, sáng tác thơ, nhạc cụ dân tộc, múa... Khi phục vụ không phải ơn, họ sẽ
cảm thấy rất bất hạnh. Rô-ma 12:6.

9
Tiết 2:
•Có một sự khác biệt lớn giữa sự phát triển các ân tứ thuộc linh của các thành
viên trong Hội thánh đang phát triển và Hội thánh không phát triển.
•Một nghiên cứu EPO tiết lộ rằng khoảng 80% (!) Cơ đốc nhân thậm chí không
biết được ân tứ của mình để phục vụ Chúa.
•Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên nhủ chúng ta: 1Phi 4:10. I Phi-ê-rơ 4:10 “mỗi người
hãy lấy ơn của mình mà giúp lẫn nhau”. Điều này có nghĩa là mọi tín đồ đều
có ít nhất một ân tứ, mà anh ta có thể phục vụ mọi người một cách hiệu quả.
Mỗi người tin Chúa có ít nhất một ân tứ để phục vụ người khác hiệu quả. Mục
sư cần giúp họ khám phá ra ân tứ và thúc đẩy họ phục vụ trong lĩnh vực đó

10
• Christian Schwartz đã phát hiện ra rằng, không có yếu tố nào khác ảnh
hưởng đến cuộc sống của các thành viên Hội thánh và đến chính Hội thánh
giống như việc “định hướng ân tứ chức vụ”.
• Thuộc tính của dấu hiệu này là điểm mấu chốt “sự tăng trưởng tự động của
Hội thánh". Định hướng ân tứ chức vụ rất quan trọng. Nếu định hướng này
tốt, Hội thánh sẽ có sự tăng trưởng tự động. Hội thánh trở thành một đội
quân được sắp xếp đúng vị trí

11
• Đôi khi mục sư quan tâm đến sự phát triển của một số loại chức vụ
trong Hội thánh và bổ nhiệm các nhà lãnh đạo dưới hình thức của
một trật tự.
• Sẽ là chính xác hơn nhiều khi trước tiên là “dấy lên” nhà lãnh đạo, và
sau đó giúp họ bước vào chức vụ mà phù hợp với ân tứ và sự kêu
gọi của họ.
• Do đó, chức năng chính của mục sư là giúp mỗi thành viên Hội thánh
tìm kiếm, phát triển và sử dụng các ân tứ Chúa ban cho mình.

12
4. Nhóm nhỏ toàn diện.
•Hiện tại có thể nói rằng, nguyên tắc của nhóm tế bào được các Giáo hội tái
khám phá trong phạm vi của Cơ đốc giáo toàn cầu.
•Các nhóm nhỏ đóng một chức năng làm sạch Thân thể Đấng Christ, bởi vì nó
giúp cho các thành viên trong nhóm phát triển mối quan hệ với Chúa và cống
hiến cho Ngài. Nhóm nhỏ đóng một vai trò cầu nguyện mạnh mẽ. Nó năng
động. Tại đó mọi người thấy mình là cần thiết, được phục vụ

13
5. Tâm linh sốt sắng.
•Kỷ luật tâm linh:
•Cầu nguyện
•Học lời Chúa
•Kiêng ăn
•Tường trình. Kèm cặp.
•Ở riêng với Chúa ...

14
6. Truyền giáo, tập trung vào nhu cầu của mọi người.
•Mỗi người được kêu gọi truyền giảng Tin lành cho những người xung quanh
mình (trong tiếng Hy Lạp “oikos”).
•Một thực tế nổi tiếng là có tới 90% thành viên mới của Hội thánh đến từ
Oikos của các tín đồ. Chỉ có khoảng 5% quay về với Chúa trong công tác
truyền giáo đại chúng, và chỉ 0,5% - thông qua các phương tiện truyền thông
Cơ đốc giáo (đài phát thanh, truyền hình, báo chí, v.v.).

15
• Mỗi Cơ đốc nhân được Đức Chúa Trời ban trách nhiệm trở thành
chứng nhân cho Chúa Giê-su trên dất. Giống như sứ đồ Phao-lô đã
viết: 1 Cô-rinh-tô 9:16
• Đúng là không phải Cơ đốc nhân nào cũng có ân tứ giảng tin lành.
Khoảng 10% thành viên Hội thánh có ân tứ giảng tin lành, nhưng chỉ
có 0,5% Cơ đốc nhân vận hành ân tứ đó cách tích cực.

16
Tiết 3:
•Đa số các Hội thánh sẽ có sự tăng trưởng, nếu chỉ cần dành một nửa thời
gian và năng lượng đang dùng để duy trì Hội thánh cho công tác truyền giảng.
Các mục sư cần luôn để trong tâm trí mình ý thức truyền giảng (ví dụ Alpha).
Khích lệ mọi tín đồ truyền giảng
•Khi Cơ đốc nhân vâng lời rao giảng Tin lành, họ sẽ nhận được phước. Khi
Hội thánh huấn luyện và thúc đẩy thành viên ra đi truyền giảng, Hội thánh sẽ
tăng trưởng.

17
7. Cấu trúc chức năng năng động
•Nghiên cứu của Christian Schwartz đã chỉ ra rằng “các cấu trúc (chức năng)”
gây ra số lượng tranh cãi lớn nhất trong số tám đặc tính của EPO ...Có Hội
thánh, đang có Giáo hoàng. Hội thánh tăng trưởng là hội thánh có cấu trúc
năng động, sẵn sàng thay đổi để đáp ứng sự lớn lên của Hội thánh
•Ví dụ: hội thánh 50 người chỉ cần 1 mục sư, 4-5 trưởng nhóm tế bào. Nếu
Hội thánh lên đến 100 người thì cần thêm 2 phụ tá, có 8-10 trưởng nhóm tế
bào. Cần có sự thay đổi trong cấu trúc chức năng để đáp ứng nhu cầu Hội
thánh.

18
8. Mối quan hệ yêu thương.
•Trong những Hội thánh phát triển Cơ đốc nhân phục vụ nhau bằng tình yêu
thương. Quan điểm đầu tiên cho rằng tình yêu thương liên hệ đến sự trưởng
thành thuộc linh nhiều hơn là liên hệ với sự tăng trưởng Hội thánh. Quan tâm,
giúp đỡ, thông công...
•Mối liên hệ này đặc biệt quan trọng dành cho Hội thánh có nhiều hơn 1000
thành viên. Hội thánh đang phát triển có tình yêu thương hơn những Hội thánh
trì trệ hay đang suy giảm.

19
• Có một nghiên cứu nữa cho thấy rằng những người mới tin Chúa mà đọng
lại trong Hội thánh, có thể xây dựng mối quan hệ với khoảng 7 thành viên
khác trở lên.
• “Tình bạn là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng thuộc linh của chúng ta,
không kém những học thuyết đúng đắng” – C. Schwartz.
• Tất nhiện, tình bạn đối với những người mới tin Chúa không phải là trách
nhiệm của họ, mà là của chúng ta. Bởi vậy “mối quan hệ yêu thương”, như
đã đề cập là một điều không thể thiếu trong chương trình của một Hội thánh
khỏe mạnh.
• Người mới họ cần: tình yêu và mối quan hệ. Họ hiểu ĐCT yêu họ khi chúng
ta yêu họ và tiếp nhận họ như họ có

20
1. Trao quyền lãnh đạo
2. Nhóm thờ phượng truyền cảm hứng
3. Chức vụ, định hướng những ân tứ
4. Nhóm nhỏ toàn diện
5. Tâm linh sốt sắng
6. Truyền giáo, tập trung vào nhu cầu của mọi người.
7. Cấu trúc năng động
8. Mối quan hệ yêu thương

21
Tiết 4:
Sáu nguyên tắc sinh sinh học mô tả về sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh
trong việc xây dựng Hội thánh.
1.Sự phục thuộc lẫn nhau. Ví dụ: bạn nghỉ nhóm chủ nhật, khi đó rất có thể
nhóm tế bào cũng sẽ nghỉ.
2.Sự nhân lên. Ví dụ hiện có 1 nhóm ca đoàn, tương lai có thể phát triển
thành 2 nhóm
3.Sự tập trung năng lực: VÍ dụ: có một buổi truyền giảng thì tất cả các ban
ngành tập trung tham gia (phục vụ, ca đoàn, truyền thông...)

22
Sáu nguyên tắc sinh sinh học mô tả về sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh
trong việc xây dựng Hội thánh.
4. Lúc đầu có thể một ban ngành nào đó cần phải xin trợ cấp của Hội thánh
mẹ để hoạt động. Sau đó mục vụ này tự phát triển đến mức có thể tự đứng
trên chân của mình và có thể dâng hiến ngược lại cho hội thánh
5. Âm thanh ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến ca đoàn, ca đoàn có thể ảnh hưởng
đến bài giảng..
6. Đến khi một mục vụ nào đó không còn kết quả nữa thì dừng lại. Ví dụ:
Chúa đưa gia đình Giô-sép xuống Ai Cập. Sau 430 năm, họ trở thành nô lệ, và
lúc đó họ cần phải ra khỏi xứ đó.

23
1. Trao quyền lãnh đạo
2. Nhóm thờ phượng truyền cảm hứng
3. Chức vụ, định hướng những ân tứ
4. Nhóm nhỏ toàn diện
5. Tâm linh sốt sắng
6. Truyền giáo, tập trung vào nhu cầu của mọi người.
7. Cấu trúc năng động
8. Mối quan hệ yêu thương

24

You might also like