Ctch - Giảng Đường y Khoa

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 117

12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Giảng Đường Y Khoa

Nơi Hội Tụ Kiến Thức Y Khoa

Category Archives: Ngoại Khoa – chấn thương


chỉnh hình

sơ cứu Bệnh nhân gãy xương

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Gãy xương là một tình trạng mất tính liên tục của xương, nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức từ
một vết rạn cho đến một sự gãy hoàn toàn của xương.

1. Nguyên nhân gãy xương.

Gãy xương thường là do tác động của một lực vào xương. Lực náy có thể bắt đầu từ bên ngoài của cơ
thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Trực tiếp: nếu do lực trực tiếp thì đường gãy thường cắt ngang thẳng qua xương và ổ gãy ở ngay vùng
bị ảnh hưởng (H.198).

Gián tiếp: Lực gián tiếp thường gây ra gãy xoắn. ổ gãy thường ở xương nơi bị lực tác động vào ví dụ:
ngã chống tay có thể gây nên gãy xương đòn (H.199).

2. các loại gãy xương

Gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kín và gãy xương hở và cả 2 đều có thể là gãy xương
biến chứng.

Gãy xương kín:

Là loại gãy xương mà tổ chức da ở vùng xung quanh or gãy không bị tổn thương hoặc có thể tổn thương
nhưng không thông với ổ gãy.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 1/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Gãy xương hở

Là loại gãy xương khi có tổn thương thông từ bề mặt của da với ổ gãy hoặc 1 đầu xương gãy chòi ra
ngoài.

Gãy xương hở là một tổn thương nghiêm trọng vì không những nó gây nên chảy máu ngoài trầm trọng
mà còn vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào or gãy gây nên những biến chứng nhiễm khuẩn rất nặng nề
khó điều trị.

Gãy xương biến chứng

Cả gãy xương hở và gãy xương kín đều được coi là gãy xương biến chứng khi có một tổn thương kèm
theo ví dụ khi đầu xương gãy làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu hay một tổ chức, cơ quan nào
đó hoặc khi gãy xương kết hợp với trật khớp.

3. Triệu chứng và dấu hiệu chung

– Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “rǎng rắc” của xương gãy.

– Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó. Đau tǎng khi vận động.

– Giảm hoặc mất hoàn toàn khả nǎng vận động.

– Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương

– Sưng nề và sau đó bầm tím ở vùng chấn thương

– Biến dạng tại vị trí gãy: ví dụ chi gãy bị ngắn lại, gập góc hoặc xoắn vặn, v.v..

– Khi khám có thể nghe hoặc cảm thấy tiếng lạo xạo của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.

Không được cố gắng tìm dấu hiệu này vì làm nạn nhân rất đau.

Có thể có triệu chứng của sốc.

Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận thấy rõ trong các trường hợp gãy xương đòn hoặc vỡ xương
chậu.

Chú ý:

Không phải tất cả các xương, đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Để tìm ra những dấu hiệu của
gãy xương phải chủ yếu dựa vào sự quan sát, đừng cho vận động bất kỳ nơi nào của cơ thể nếu không
cần thiết. Nếu có thể thì hãy so sánh chi bị thương với chi lành.

Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 triệu chứng của các triệu chứng kể trên hoặc nếu nạn nhân có biểu hiện
của tình trạng sốc và đau nhiều ở chi hoặc nếu có nghi ngờ về tính nghiêm trọng của một chấn thương
thì hãy xử trí như một trường hợp gãy xương.

4. mục đích

4.1. Giảm đau

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 2/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Chống đau cho nạn nhân: Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương nếu không cần thiết. Nếu có
điều kiện thì nên phong bế novocain quanh ổ gãy hoặc tiêm morphin dưới da nếu không có tổn thương
sọ não, ổ bụng… kèm theo (dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

– Bǎng kín các vết thương nếu có.

– Cố định tạm thời gãy xương.

– Thường xuyên nâng cao chi bị gãy sau khi cố định để giảm sự sưng nề, khó chịu.

– Phòng, chống sốc (xem bài cấp cứu sốc)

– Thường xuyên quan sát theo dõi nạn nhân về tình trạng toàn thân đặc biệt là tình trạng tuần hoàn ở
phía dưới ổ gãy.

4.2. Phòng sốc

4.3. Hạn chế sự di lệch của đầu xương bị gãy (tránh gây tổn thương mạch máu, thần kinh, phần mềm nơi
gãy, tránh gãy kín thành gãy hở).

5. nguyên TắC Cố ĐịNH GãY Xương.

5.1. Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương (không cởi quần
áo, cần thiết rạch theo đường chỉ).

5.2. Cố định trên, dưới ổ gãy, khớp trên và dưới ổ gãy, riêng xương đùi bất động 3 khớp.

5.3. Bất động ở tư thế cơ nǎng: Chi trên treo tay vuông góc, chi dưới duỗi thẳng 180o.

5.4. Trường hợp gãy kín phải kéo chi liên tục bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.

5.5. Trường hợp gãy hở: Không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong nếu có tổn thương động
mạch phải đặt ga rô tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định.

5.6. Sau khi cố định buộc chi gãy với chi lành thành một khối thống nhất.

5.7. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị.

6. Kỹ THUậT SƠ CứU BệNH NHÂN GãY XưƠNG Các loại

6.1.1. Nẹp: nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày

– Nẹp chính quy

Nẹp gỗ: nẹp có kích thước như sau:

Chi trên: dài 35-45cm, rộng 5-6mm

Chi dưới: dài 80-100cm, rộng 8-10cm, dày 8mm

– Nẹp kim loại (nẹp Cramer): Nẹp này có thể uốn cong theo các khuỷu thường dùng để cố định gãy
xương cánh tay, cẳng tay và cẳng chân.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 3/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Nẹp Thomas: (giá Thomas) Loại này dùng cho trường hợp gãy xương đùi.

– Nẹp Beckel (máng Beckel): loại này thường dùng trong gãy xương cẳng chân.

– Nẹp tùy ứng: là loại nẹp làm bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có.

6.1.2. Bông

Dùng để đệm lót vào đầu nẹp hoặc nơi ụ xương cọ xát vào nẹp, nếu có điều kiện nên dùng bông mỡ
(không thấm nước). Nếu không có, có thể dùng bông thường (không thấm nước) hoặc dùng vải hay
quần áo.

6.1.3. Bǎng

Dùng để buộc cố định nẹp. Bǎng phải đảm bảo: Rộng bản, dài vừa phải, bền chắc.

Nếu không có bǎng thì có thể dùng các dải dây buộc.

Chi trên cần 3 dây, cẳng chân cần 4-5 dây dải. Đùi cần 7 dây dài.

Chú ý: trên thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định gãy xương nên người ta
thường dùng khǎn tam giác dể bất động tạm thời một số loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể như: cố
định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực, v.v…

6.2. Gãy xương hở.

6.2.1. Trường hợp xương chồi ra ngoài vết thương

Chú ý:

– Không bao giờ kéo đầu xương gãy vào trong

– Bǎng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy

a) Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương

b) Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra.

c) Đặt một vành khǎn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương.

d) Bǎng cố định gạc vào vùng đệm bằng bǎng cuộn.

e) Xử trí các bước tiếp theo như gãy xương kín.

g) Chuiyển nạn nhâ n tới bệnh viện ngay. Đây là cấp cứu ưu tiên. Lưu ý giữ gìn tư thế đúng trong khi
vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.

Chú ý: vành khǎn hoặc đệm bông phải có chiều dày đủ để không gây áp lực lên đầu xương khi bǎng ép.

6.2.2. Trường hợp xương gãy không chìa đầu ra ngoài.

a) Cầm máu bằng cách ép nhẹ nhàng mép vết thương lại.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 4/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Không ấn mạnh vết thương ớ vị trí gãy.

b) Đặt một miếng gạc lên trên vết thương và đệm bông ở xung quanh miệng vết thương.

c) Xử trí như trường hợp gãy xương hở có xương chồi ra ngoài.

6.3. Vỡ xương sọ

– Nạn nhân tỉnh. Đặt nạn nhân ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, dùng gối hoặc đệm đỡ đầu và vai.

– Nếu có máu, dịch não tủy chảy ra từ tai thì đặt nạn nhân nằm nghiêng về phía đó. áp vào tai đó một
miếng gạc vô khuẩn hoặc vật liệu tương tự sau đó bǎng lại bằng bǎng cuộn (không đút nút lỗ tai).

– Nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn thở bình thường thì đặt nạn nhân nằm ở tư thế hồi phục nghiêng về bên
bị tổn thương.

– Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng (tỉnh táo) 10 phút/1ần.

– Nếu ngừng thở ngừng tim thì tiến hành hồi sinh hô hấp – tuần hoàn ngay.

– Phòng chống và xử trí sốc nếu xảy ra (xem phần cấp cứu sốc)

– Chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Lưu ý: nếu não phòi ra ngoài sọ không được bôi thuốc và bǎng ép. Vỡ nền sọ thường do lực gián tiếp.
Đồng tử hai bên không.đều, máu và dịch não tủy chảy qua lỗ tai.

6.4. Gãy xương sườn và xương ức.

6.4.1. Cách 1:

– Dùng bǎng dính to bản cố định

– Treo tay cùng bên với bên lồng ngực có xương gãy vào cổ

– Xử trí vết thương lồng ngực nếu có.

6.4.2. Cách 2:

– Buộc bằng 3 khǎn:

+ Khǎn 1 đặt giữa nơi xương sườn bị gãy, bảo nạn nhân thở ra, buộc nút trước nách bên đối diện xương
sườn gãy.

+ Khǎn 2, 3 đặt trên và dưới khǎn 1, buộc giống như trên.

* Sau khi xử trí như cách 1 hoặc 2 thì:

– Treo tay cùng bên với bên lồng ngực có xương gãy vào cổ.

– Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Trường hợp biến chứng thì phải chuyển ngay lập tức.

– Trường hợp gãy xương sườn có biến chứng (xem phần xử trí cấp cứu các vết thương lồng ngực).

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 5/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

6.5. Gãy xương đòn.

6.5.1. Dùng nẹp chữ T.

– Cho nạn nhân ưỡn ngực hai vai kéo về phía sau.

– Chèn bông hoặc bǎng dưới hai hố nách và hai bả vai.

– Đặt nẹp chữ T sau vai, nhánh dài dọc theo cột sống, nhánh ngang áp vào vai.

– Quấn bǎng vòng tròn từ nách qua vai buộc nút ở bả vai.

Quấn bǎng vòng thắt lưng, buộc nút ở vị trí thích hợp không để vướng.

Chú ý nẹp chữ T phải đảm bảo. Nhánh dài phải đủ dài qua thắt lưng, nhánh ngang phải to bản và dải
qua khỏi vai.

6.5.2. Dùng bǎng số 8: cần 2 người tiến hành.

Người thứ nhất: Nắm 2 cánh tay nạn nhân nhẹ nhàng kéo ra phía sau bằng một lực vừa phải, không đổi
trong suốt thời gian cố định.

Người thứ hai: Dùng bǎng bǎng kiểu số 8 để cố định xương đòn.

Chú ý: Phải đệm lót tốt ở hai hố nách để tránh gây cọ sát làm nạn nhân đau khi bǎng.

6.6. Gãy xương tay

6.6.1. Trường hợp gấp được khớp khuỷu.

– Treo tay bằng khǎn chéo lên cổ

– Buộc cánh tay vào thân bằng khǎn chéo

Cố định gãy xương đòn

Hình 210. Dùng bǎng treo

* Trường hợp gãy xương cánh tay

– Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co).

– Đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ quá bả vai đến quá khớp khuỷu. Có
thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90o đỡ cả cánh tay và cẳng tay bǎng lại.

– Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở trên và một ở dưới ổ gãy.

– Dùng khǎn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn
khuỷu tay, bàn tay để ngửa.

– Dùng bǎng rộng bản bǎng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

* Trường hợp gãy xương cẳng tay:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 6/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Để cẳng tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa.

– Dùng hai nẹp: Nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá
khuỷu.

– Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).

– Dùng khǎn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

6. 6.2. Trường hợp không thể gấp khuỷu tay được

Đừng cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Bảo nạn nhân dùng tay kia đỡ tay bị thương ở vị trí đó nếu có thể.

Đặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân.

Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải bǎng rộng bản ở các vị trí:

+ Quanh cổ tay và đùi.

+ Quanh cánh tay và ngực

+ Quanh cẳng tay và bụng

Cho nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân.

6.7. Gãy xương sống (gãy cột sống).

6.7.1. Gãy cột sống lưng.

Khuyên nạn nhân nằm yên không được cố vận động các phần của cơ thể

– Nếu có thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đừng di chuyển nạn nhân. Người cứu dùng tay
giữ chắc đầu nạn nhân. Nếu có người đứng xung quanh thì bảo họ đỡ 2 bàn chân nạn nhân. Gấp vải,
chǎn hoặc gối hoặc quần áo để dọc sát 2 bên thân nạn nhân để đỡ nạn nhân. Đắp chǎn cho nạn nhân
trong khi chờ đợi xe cấp cứu.

– Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện hoặc đường đi tới bệnh viện xa khó đi thì phải: đỡ
vai và khung chậu nạn nhân và thận trọng đặt đệm mềm vào giữa 2 chân. Buộc bǎng hình số 8 ở quanh
cổ chân và bàn chân, buộc các dải bǎng to ở đầu gối và đùi.

– Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Đặt nạn nhân trên một cánh cứng ở tư thế giống như tư thế khi phát
hiện thấy nạn nhân. Luôn luôn duy trì sự thông thoát đường hô hấp và theo dõi sát nạn nhân trong suốt
quá trình vận chuyển.

Chú ý: Khi nâng nạn nhân lên cánh cần phải có nhiều người và phải nâng đều để luôn luôn giữ nạn
nhân trên một mặt phẳng. Khi đặt xuống bàn khám hoặc giường cũng phải làm như vậy.

6.7.2. Gãy đốt sống cổ

– Khuyên nạn nhân không được cố vận động. Đỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi đội cấp cứu đến.

– Nếu không thể chuyển ngay nạn jnhân đến bệnh viện thì phải: nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ
(xem phần sau).
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 7/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Đắp chǎn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.

Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân thì phải xử trí như trường hợp gãy cột sống lưng.

Lót vòng đệm cổ.

+ Nếu không có sẵn vòng đệm cổ thì gấp 1 tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng bǎng tam
giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một bít tất dài.

+ Đặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trước của cổ ngay phía dưới cằm.

+ Quấn vòng đệm cổ này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trước của cổ.

+ Đảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đường thở.

Hình 212. Quấn vòng đệm cổ quanh cổ nạn nhân, buộc nút phía sau cổ

6.8. Vỡ xương chậu

Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau và thu xếp chuyển ngay tới bệnh viện.

Hình 213. Đặt bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới khoeo chân

– Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc hơi co đầu gối,nếu nạn nhân cảm thấy thoải mái dễ
chịu hơn ở tư thế này. Dùng gối hoặc chǎn mỏng gấp lại để kê dưới gối.

– Nếu nạn nhân đòi đi tiểu thì khuyên nạn nhân cố gắng chịu đựng vì nước tiểu có thể tràn vào các mô.

Nếu chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đắp chǎn cho nạn nhân và đợi xe cấp cứu đến.

Nếu không chuyển ngay được đến bệnh viện và đường đi tới bệnh viện xa (mất trên 30 phút) hoặc
đường khó đi thì phải: nhẹ nhàng buộc 2 vòng bǎng to bản ở khung chậu, buộc vòng bǎng phía dưới
trước, vòng bǎng này đi vòng qua khớp háng.

– Nếu chỉ có một đai chậu bị tổn thương thì bǎng vòng thứ 2 chéo lên phía gai chậu của bên bị tổn
thương.

Nếu cả 2 bên đai chậu đều tổn thương thì buộc chính giữa.

+ Đặt đệm mỏng vừa đủ vào giữa 2 đầu gối và mắt cá.

+ Bǎng số 8 xung quanh mắt cá và bàn chân và bǎng một bǎng rộng bản ở đầu gối. Buộc nút ở bên phần
không bị tổn thương.

– Phòng chống và xử trí sốc xảy ra .

– Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên. Trước khi chuyển phải duy trì sự
theo dõi sát người bị nạn và giữ nạn nhân ở tư thế đúng.

6.9. Gãy xương đùi và khớp háng

– Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau, tránh gây tổn thương thêm và vận chuyển ngay nạn nhân đến
bệnh viện.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 8/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Giữ yên chân gãy theo đúng tư thế cơ nǎng: bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cần nâng đỡ xương
nhẹ nhàng đúng phương pháp để không làm nạn nhân đau.

– Cố định xương gãy.

6.9.1. Cố định bằng nẹp gỗ: cần 3 người làm.

Người thứ nhất: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phía dưới ổ gãy.

Người thứ hai: đỡ gót chân và giữ bàn chân ở tư thế luôn vuông góc với cẳng chân.

Người thứ ba: đặt nẹp. Cần 3 nẹp.

– Đặt 3 nẹp:

+ Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân

+ Nẹp dưới từ vai đến quá gót chân

+ Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân

Dùng 9 dải dây rộng bản để buộc cố định nẹp ở các vị trí:

+ Trên ổ gãy

+ Dưới ổ gãy

+ Cổ chân: bǎng kiểu bǎng số 8

+ Ngang ngực

+ Ngang hông

+ Dưới gối

+ 3 dải bǎng buộc 2 chi vào nhau ở các vị trí: Trên đầu gối, dưới đầu gối, cổ chân.

6.9.2. Cố định bằng nẹp cơ thể:

Trường hợp không có nẹp gỗ thì tiến hành buộc chân gãy vào chân lành ở các vị trí:

+ Cổ chân: Dùng kiểu bǎng số 8 để buộc 2 chân và bàn chân lại với nhau.

+ Trên ổ gãy

+ Dưới ổ gãy

+ Dưới gối

+ Cẳng chân

Lưu ý: Phải đệm lót tốt ở phần giữa 2 đầu gối và 2 cổ chân.

Không được buộc nút ở phía chân gãy.


https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 9/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Phòng chống và xử trí tốt (xem phần cấp cứu sốc)

– Sau khi cố định chân gãy xong, nâng chân cao lên một chút để giảm sự sưng nề và khó chịu cho bệnh
nhân.

– Chuyển nạn nhân tới bệnh viện: Phải coi đây là một cấp cứu ưu tiên.

Trong khi vận chuyển phải giữ tư thế đúng của nạn nhân, theo dõi sát nạn nhân và xử trí kịp thời những
diễn biến xảy ra.

6.10. Gãy xương cẳng chân.

– Giảm đau cho bệnh nhân

– Phòng chống và xử trí sốc

– Trường hợp cố định bằng nẹp: cần 2 nẹp dài bằng nhau và 3 người làm:

Người thứ nhất: đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dưới ổ gãy.

Người thứ hai: đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi, kéo liên tục bằng một lực không đổi.

Người thứ ba: cố định gãy xương.

Đặt 2 nẹp:

Nẹp trong từ giữa đùi đến quá gót.

Nẹp ngoài từ giữa đùi đến quá gót

– Buộc dây cố định nẹp ở các vị trí: Trên ổ gãy, dưới ổ gãy, đầu trên nẹp và bǎng số 8 giữ bàn chân
vuông góc với cẳng chân.

– Buộc chân vào với nhau ở các vị trí: Đầu trên nẹp, ngang đầu gối và cổ chân.

siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com (h p://dulieunguon.blogspot.com)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 10/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa
Advertisements

Report this ad
<-- Adblock -->

Report this ad
Posted in Cấp Cứu, Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Bong gân & xử trí

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức, dẫn đến đứt một phần gân cơ. Bong gân là tổn thương dây
chằng, một dải mô dai chắc nối hai xương tại khớp hay gần khớp với nhau. Bong gân thường xảy ra ở cổ
tay, khớp gối và mắt cá chân.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của căng cơ, và đặc biệt của bong gân, rất giống với gãy xương. Triệu
chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, sưng và bầm (thường xảy ra một lúc sau tai nạn). Thường không
phân biệt được bong gân hay gãy xương nếu không có phim X-quang và thường bong gân cũng lâu lành
như gãy xương đơn giản.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 11/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Nếu còn nghi ngờ hãy xử trí tổn thương này như gãy xương và cần chăm sóc y tế thêm.

– Nhẹ nhàng khám chỗ thương tổn để đánh giá độ nặng.

(h p://4.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAkSMtFDtI/AAAAAAAABPs/xLeK6gtFDQg/s1600-
h/nt1.bmp)
Xứ trí

Người bị nạn thườn cảm thấy chỗ đó không bị gãy xương – nếu trước đó người này đã từng bị những
tổn thương tương tự, đặc biệt là tổn thương xảy ra trong thể thao. Nếu cả bạn và nạn nhân đều đã chắc
chắn không còn tổn thương nào khác thì cách xử trí tốt nhất là:

• Nghỉ ngơi.
• Đắp đá lạnh.
• Băng ép.
• Nâng chân cao lên.

1. Để yên phần chi bị thương. Điều này tránh tổn thương nặng thêm. Giúp người bệnh được ở tư thế
thoả mái – đối với chân bị thương, thường là nằm nghỉ với đầu và vai được gối cao.

2. Đặt gạc lạnh lên. Bọc một ít nước đá trong băng tam giác hoặc miếng vải sạch và nhẹ nhàng đặt lên
chỗ bị thương. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng. Không đặt đá trực tiếp lên chỗ bị thương bởi có
thể làm da tổn thương. Làm lạnh vết thương trong 10 – 15 phút, thêm nước đá nếu cần để giữ gạc lạnh.

3. Dùng gạc cuộn băng ép lại. Cách này sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương.

4. Nâng cao phần bị thương. Cách này làm giảm sưng và đau. Nếu cánh tay bị thương, có thể dùng cánh
tay hoặc băng treo để tuỳ nghi nâng đỡ thêm.

5. Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm chi luôn được nâng cao và nâng đỡ liên tục đến khi được giúp đỡ.

Siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com (h p://dulieunguon.blogspot.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Xử trí Tổn thương ở lưng

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 12/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Các tổn thương ở vùng lưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tuỷ sống, và nếu tuỷ sống bị tổn hại có thể dẫn
đến liệt tạm thời hay vĩnh viễn hoặc hạn chế vận động. Xử trí một bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương cột
sống là giữ cho họ nằm yên, trong khi đó theo dõi, giữ thông đường thở và hô hấp, và xử trí sốc.

Xử trí

Cần làm

• Xử trí sốc.

• Di chuyển đầu đến vị trí trung tính nếu bạn đã được huấn luyện để làm điều đó.

• Theo dõi đường thở và hô hấp.

Không làm

• Di chuyển nạn nhân khi không cần thiết.

Bạn cần phải làm gì nếu

• Nạn nhân bị bất tỉnh? Kiểm tra đường thở và hô hấp.

Nếu nạn nhân đang ở vị trí đường thở thông thì cứ giữ yên và kiểm tra hô hấp.

• Nếu đường thở không thông, nhờ người bên cạnh giúp di chuyển nạn nhân vào tư thế an toàn hơn
như tư thế phục hồi hoặc nằm nghiêng, dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ.

• Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy thổi hơi thở cấp cứu. Kết hợp việc này với ép ngực, nếu tuần hoàn
không còn. Nếu bạn cần lật ngửa nạn nhân để hồi sức, hãy thực hiện một cách mau lẹ nhưng nhẹ nhàng.

Nếu nạn nhân còn tỉnh

1. Nếu nạn nhân còn tỉnh và đã nằm, bạn hãy để nạn nhân nằm yên. Nếu nạn nhân đang đi loanh quanh,
hãy đỡ họ nằm xuống. Nếu có thể, hãy đặt một tấm chăn hay chiếc áo khoác bên dưới trước khi đặt nạn
nhân nằm lên.

2. Khuyên nạn nhân hãy nằm yên.

3. Hãy chắc chắn là đã gọi xe cấp cứu.

4. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách đặt hai bàn tay của bạn áp vào hai tai và những ngón tay bạn đặt dọc
theo hàm nạn nhân.

5. Tiếp tục nâng đỡ đầu nạn nhân cho đến khi có người đến giúp.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương vùng lưng

Gãy xương vùng lưng

• Chỗ lõm hoặc lồi có thể là dấu hiệu xương sống (đốt sống) bị trật.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 13/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

• Thâm tím hay sưng trên cột sống.

• Đau lưng.

• Ấn đau trên vùng bị gãy xương.

Tổn thương tuỷ sống

• Mất vận động ở vùng bên dưới vị trí bị gãy xương.

• Cảm giác rần rần như kiến bò ở ngón tay ngón chân hoặc khắp cơ thể.

• Nạn nhân cảm thấy lạ như có cảm giác không vững.

• Tê.

(h p://2.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAk97rE5dI/AAAAAAAABP0/zzZuqDveQco/s1600-
h/nt1.bmp)

Nếu có một trong các dấu hiệu và triệu chứng này, hoặc nếu tính chất của tai nạn cho thấy có nguy cơ
gãy xương, như va chạm nặng hoặc ngã xuống từ trên cao, bạn hãy nghĩ đến có tổn thương cột sống.
Tổn thương vùng lưng có thể trầm trọng: hãy gọi cấp cứu ngay.

Siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com (h p://dulieunguon.blogspot.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Sơ cứu gãy xương đòn

JAN 29
Posted by giangduongykhoa

(h p://3.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAlrG6MxfI/AAAAAAAABP8/ciLWKk2VJ0Y/s1600-
h/nt1.bmp)Xương đòn có thể gãy do tác động trực tiếp. Tuy nhiên, xương đòn thường bị gãy do lực gián
tiếp truyền lên theo cácnh tay sau khi ngã mà vươn bàn tay ra chống đỡ, và tình trạng này thường xảy ra
sau khi ngã xuống từ xe đạp hay ngã ngược. Xương bả vai bị gãy thường là do một tác động nặng vào
vùng bị sang chấn. Vì thế, điều quan trọng là phải khám cẩn thận để loại trừ chấn thương vùng lưng
hoặc sườn.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 14/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Gãy xương đòn

Ngoài tiềm năng sưng, bầm và ấn đau trên vùng bị chấn thương, rất có thể nạn
nhân báo cáo về cánh tay bị thương và ở bên bị thương, vai xệ xuống. Vì xương
đòn nằm sát dưới da, nên điều đặc biệt quan trọng là tìm xem có bị gãy xương hở
hay không.

Điều trị

Nếu xương xuyên thủng qua da, hãy đặt một miếng băng nhẹ lên trên vết thương. Có thể là chỉ chảy
máu rất ít, và điều bạn cần quan tâm chính yếu là tránh nhiễm trùng.

Làm việc với người bị thương để tìm vị thế thoải mái nhất cho cánh tay và toàn thân.

Nói chung, vị trí này sẽ là ngồi thẳng lưng, với cánh tay được nâng đỡ tại khuỷu tay. Nạn nhân nên đến
bệnh viện với vị thế này, nhưng cũng có thể dùng băng tréo để nâng lên, giảm áp trên xương đòn và
giúp nạn nhân được dễ chịu hơn.

Gãy xương đòn thường xảy ra do bị ngã từ trên xe đạp hoặc ngã ngược hơn là tác đông trực tiếp. Hãy
dùng băng chéo nâng để chịu sức nặng của cánh tay và giảm áp trên xương đòn. Điều quan trọng là
phải kiểm tra xem có gãy xương hở không, vì xương đòn nằm sát dưới da nên có thể xuyên qua da dễ
dàng.

Dùng băng chéo để nâng tay

Băng chéo nâng có nhiều công dụng. Vừa được dùng trong điều trị gãy xương đòn, băng này cũng giúp
dễ chịu hơn trong điều trị ngòn tay và bàn tay bị gãy hay gãy nát, giúp giảm nhẹ trong điều trị vết bỏng
ở cánh tay, và giúp cầm máu bằng cách nâng lên.

1. Đặt cánh tay bị thương với các ngón tay lên khoảng xương đòn ở bên không bị thương.

2. Đặt tam giác với điểm tựa ở khuỷu tay bên bị thương.

3. Gấp mép bằng bên dưới bàn tay, và bên dưới cánh tay bị thương.

4. Cột ở tại xương đòn bằng nút thắt (hay nút bướm).

5. Dùng kim ghim phần băng thừa cho chặt hoặc xoắn và giắt mối.

6. Có thể nâng đỡ thêm bằng cách xếp băng tam giác làm ba (xếp rông rồi quấn vòng quanh cánh tay và
mình).

Siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com/ (h p://dulieunguon.blogspot.com/)

Posted in Cấp Cứu, Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ


https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 15/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hoặc lưng, đừng di chuyển nạn nhân

(h p://3.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAnAFJUe4I/AAAAAAAABQE/AmUIFYlS6lc/s1600-
h/nt1.bmp)Nghi ngờ khi có các dấu hiệu sau:
– Có dấu chứng chấn thương đầu kèm theo nạn nhân có thay đổi nhận thức.
– Đau nhiều ở vùng cột sống cổ hoặc lưng – thắt lưng.
– Nạn nhân không cử động được cổ.
– Lực chấn thương tác động vào đầu hoặc lưng.
– Nạn nhân than yếu, cảm giác châm chích, liệt hoặc mất kiểm soát tứ chi, bàng quang hay ruột.
– Đầu hoặc cổ bị vặn xoắn hoặc ở vị thế kỳ cục.

(h p://4.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAnI-8-
YuI/AAAAAAAABQM/YO_3mRnluRQ/s1600-h/untitled2.bmp)
Sơ cứu:
– Gọi cấp cứu chuyên nghiệp.
– Mục tiêu sơ cứu là giữ bệnh nhân yên đúng tư thế mà họ được trông thấy. Đặt hai túi cát hai bên cổ
hoặc giữ yên đầu và cổ.
– Nếu nạn nhân ngưng thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo nhưng không làm động tác ngửa đầu, mà
dùng ngón tay kéo nhẹ hàm về phía trước.
– Nếu cần phải di chuyển bệnh nhân thì cần ít nhất hai người. Giữ đầu cổ và lưng thật thẳng khi di
chuyển bệnh nhân.

(h p://3.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAnQz0lvmI/AAAAAAAABQU/RsiF4KN6fwM/s1600-
h/untitled3.bmp)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 16/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Gãy xương hở (GXH) là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ
thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng, giúp người bệnh chóng hồi
phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương.

(h p://3.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAnYuG2qiI/AAAAAAAABQc/pusZguQ1sfo/s1600-
h/untitled4.bmp)siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com (h p://dulieunguon.blogspot.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy chân

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Xử trí gãy xương cẳng chân
Các xương dài, gối và bàn chân thường bị chấn thương khi chơi thể thao. Ở cẳng chân có hai xương dai.
Xương chày (xương ống chân) nằm sát bề mặt và nếu bị gãy thì xương gãy có thể làm rách da, tạo gãy
xương hở. Xương mác ở sau xương chày va khó gãy hơn và ít khi ảnh hương rõ dến khả năng đi lại. Gối
là một khớp phức tạp có thể bị tổn thương khi gãy xương bánh chè, trật khớp, bong gân và tổn thương
(mô) sụn. Ít khi chỉ gãy đơn độc một xương ở bàn chân, va chạm xô đẩy thường gây ra gãy nhiều xương
nhỏ ở bàn và ngón chân.

Xử trí gãy các xương dài ==>

(h p://4.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAqxDV5v2I/AAAAAAAABQk/Df76cvoSjg4/s1600-
h/untitled1.bmp)

1. Giúp người bị nạn ở tư thế thoải mái nhất – thường là nằm xuống.

2. Thám sát cẩn thận chỗ bị thương để xem có vết gãy hở không. Nếu có vết thương, nhẹ nhàng che nó
lại bằng gạc vô trùng hoặc loại vải sạch không có lông tơ, băng quanh chỗ gãy và cột vừa chặt nhưng
đúng vị trí.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 17/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Tốt nhất là một người bị gãy chân nên được chở tới bệnh viện bằng xe cứu thương, do đó xử trí cho hầu
hết các trường hợp chỉ là nâng đỡ liên tục và giữ cho bất động.

• Nhẹ nhàng nâng chân bị thương tại vị trí trên và dưới chỗ gẫ. Đặt đệm lót như nệm hay vải phủ quanh
chỗ bị thương.

• Nếu bạn đã được huấn luyện trước thì có thể áp dụng kéo nắn xương để giảm đau cũng như giảm
nguy cơ tổn thương tuần hoàn máu.

• Điều trị sốc.


– Xương bánh chè.
– Xương mác.
– Xương chày.
– Xương sên.
– Khối xương bàn chân.

Xương bánh chè đặc biệt dễ bị tổn thương.

• Nhẹ nhàng khám chân để xác định tổn thương.


(h p://2.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAq-XlOxmI/AAAAAAAABQs/e-
gwyQ3ypT4/s1600-h/untitled2.bmp)
• Đặy đệm lót giữa hai chân để bất động.
• Nhẹ nhàng cột hai chân tại mắt cá.
• Nâng đỡ chân ở bên trên chỗ gãy.

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy tay

JAN 29
Posted by giangduongykhoa
Khi xương bị gãy, các đấu nhọn sắc có thể đâm từ trong ra ngoài, gây tổn thương phần mềm từ nhẹ đến
nặng, làm chảy máu. Tuy vậy, để đánh giá thương tổn và xác định phương hướng điều trị thì không đon
giản, 30% nạn nhân gãy xương hở là đa chấn thương, nhiều thương tổn phối hợp đe dọa tính mạng,
phải ưu tiên giải quyết cấp cứu. Thông thường để dễ nho821, người ta sắp thứ tự 3 chữ cái viết hoa là A,
B, C.

Airway: Đường thở có bị vật cản trở không?

Breathing: Có bị chảy máu màng phổi do gãy mảng sườn di động gây khó thở?

Circulation: Có bị tổn thương động, tĩnh mạch gây mất máu cấp và nhiều không?

Cách băng chéo cánh tay ==>


(h p://3.bp.blogspot.com/_oYc1MiJOPHY/SPAsBh0SroI/AAAAAAAABQ8/V656QieHAoQ/s1600-
h/untitled2.bmp)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 18/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

1. Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của nạn nhân, đặt điểm ở dưới khuỷu tay.

2. Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của nạn nhân, chừa một đoạn ngắn để
cột lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương.

Đầu trên của băng vòng qua cổ.

Cột đầu băng ở khoảng xương đòn.

3. Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh tay bị thương
đúng mức. Cột cố định nút thắt hay nút bướm.

4. Đê nâng đỡ thêm, bạn có thể dùng một băng tam giác khác xếp làm ba (xếp rộng) quấn quanh cánh
tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.

Khuỷu tay hay cánh tay bị gãy không thể co lại.

Nếu có gãy xương tai khuỷu hay gần khuỷu, khuỷu nạn nhân không thể gập cánh tay, hoặc là vì đau
hoặc vì bị cứng khớp. Trong trường hợp này bạn cần điều trị cánh tay trong tư thế đó – đừng cố gắng bẻ
gập cánh tay lại.

1. Giúp nạn nhân ở vị thế thoải mái nhất; tư thế này thường là nằm trên mặt đất, hoặc cũng có thế là
đứng thẳng với cánh tay buông thong.

2. Đặt đệm lót xung quanh bộ phận thương, giữa cánh tay và than cũng như ở ngoài cánh tay.

3. Cần vận chuyển nạn nhân bằng xe cứu thương. Đừng cố gằng bằng cánh tay nếu chúng ta tiến hành
cấp cứu theo cách này, vì cố gằng đó sẽ làm cho nạn nhân khó chịu thêm và có thể làm cho vết thương
nặng hơn.

Chảy máu trong GXH có thể do thương tổn da, cơ, gãy xương gây chảy máu, cũng có thể do động mạch,
tĩnh mạch thủng, dẫn đến choáng mất máu, phải chú ý đến 3 cấp cứu nói trên. Hậu quả của GXH là
nhiễm khuẩn, không liền xương, mất đoạn xương, mất cơ năng gây tàn phế, thiệt hại và tốn kém về kinh
tế khi điều trị. Tiên lương GXH tùy thuộc không những vào tình trạng gãy xương mà còn phụ thuộc vào
tính thương tổn phần mềm. Y học thế giới hiện phân loại GXH theo các týp sau:

– Týp 1: Gãy xương hở có vết thương sạch, độ dài nhỏ hơn 1 cm, thường do xương đâm từ trong ra.

– Týp 2: GXH có xé rách phần mềm lớn hơn 1 cm, da bị lóc nhưng không bị nghiền nát.

– Týp 3 là loại nặng nhất, có thể chia làm 3 nhóm nhỏ:


• Lóc phần mềm lớn hơn 10 cm có thể chia làm 3 nhóm nhỏ.

• Bị nhiễm bẩn nặng, do cọ xát trên mặt đất, bị thương ở những nơi dễ nhiễm khuẩn như trai chăn nuôi,
cống rãnh, được cấp cứu sau 8 giờ.

• Có tổn thương mạch máu, đòi hỏi phải khâu mạch máu cấp cứu, mổ tái tạo. Các thương tích do hỏa
khí, bom mìn, hay gãy xương lớn do các tai nạn giao thông đè lên là những tổn thương đặc biệt nặng.
Các biện pháp xử trí

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 19/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Khi gặp phải những trường hợp này, điều đầu tiên là phải cầm máu đúng kỹ thuật, phải ưu tiên chống
sốc nhất là những trường hợp nặng, truyền dịch, cố định vết thương và chuyển ngay đến cơ sở y tế để
bệnh nhân được cấp cứu.

Phẫu thuật là biện pháp được áp dụng cho GXH. Mụch đích là để làm sạch vết thương, nếu có gây mê
hồi sức tốt và tùy tình trạng bệnh nhân có thể giải quyết nhiều thương tích một lần, tránh phải gâ mê
nhiều lần. PHẫu thuật còn để cắt lọc các phần bị dập nát và làm sạch vết thương, các dây thần kinh,
mạch máu, xương hở đều được che bằng các vạt da lân cận.

Nhưng không nên khâu da ngay để để phòng hoại thư sinh hơi mà phải điều trị vết thương tốt sau vài
ngày mới có thể khâu kín vết thương. Nếu nghi ngờ vết thương chưa sạch có thể làm sạch bằng dung
dịch sát khuẩn ít hại đến phần mềm, toàn than cần tiêm tĩnh mạch kháng sinh liều cao, tiêm phòng
vacxin uốn ván.

Việc cố định xương gãy nói chung không nên dùng các loại đinh nội tủy, nẹp vít. Phương tiên cố định
ngoài có tác dụng cố định xương gãy, phức tạp, đỡ nhiễm trùng, giải phóng các khớp là phương pháp
được các chuyện gia chấn thương khuyến khích dùng, Tuy vậy các loại cố định ngoài quá phức tạp,
không nên dùng trong cấp cứu mà dùng các dóng đỡ một bên, để dễ dàng săn sóc vết thương, mô tái tạo
bằng các vạt d ache phủ phần mềm quan trọng.

Mặc dầu có nhiều biện pháp tích cực để điều trị GXH nhưng vẫn tồn tại một tỷ lệ kết quả không hoàn
hảo: chi so lo, trục xoay, mất đoạn xương, khớp giả, nhiễm trùng kinh điển không liền xương …

Nguyên nhân có thể do tình trạng bệnh nhân vào việc bị đa chấn thương, hôn mê, vỡ nội tạng, gãy cột
sống kèm GXH. Bệnh nhân cần được chăm sóc đa chấn thương, dinh dưỡng, phục hồi chức năng sau
mổ, các hậu quả khác còn phải giải quyết ở nhiều giai đoạn tiếp theo.

Trong chiến tranh, GXH là vấn đề thường gặp, còn trong hòa bình thì chấn thương này phần lớn là do
tai nạn giao thông gây ra. Chính vì vậy phòng ngừa GXH không gì quan trọng hơn là đảm bảo an toàn
khi tham gia giao thông. Nếu không may gặp phải chấn thương GXH cần nhanh chóng đưa nạn nhân
đến các cơ sở y tế để xử trí kịp thời.

Gãy xương hở (GXH) là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Việc đánh giá đúng mức độ
thương tổn và có những chỉ định xử trí thích hợp là việc làm quan trọng, giúp người bệnh chóng hồi
phục và bảo toàn được vị trí xương bị tổn thương.

siêu tầm từ h p://dulieunguon.blogspot.com (h p://dulieunguon.blogspot.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy xương bả vai

OCT 13
Posted by giangduongykhoa

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 20/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

I. Giải Phẫu:
Xương bã vai hình tam giác , đỉnh quay xướng dưới, có 3 bờ và 3 góc.
Là xương xốp, nhiều mạch máu nuôi nên dể liền xương khi gãy.

II. Đặc điểm gãy xương bã vai:


1. Rất ít gặp, tỷ lệ 1% tổng các gãy xương và 3% chấn thương vùng vai.
2. Hiếm gặp nhưng cần chú ý vì liên quan chức năng khớp vai.
3. Gãy xương bã vai thường kèm theo tổn thương kết hợp.
4. Xương xốp, nhiều mạch nuôi nên dễ liền xương.

III. Phân loại gãy xương theo vị trí gãy:


1. Gãy các góc (trên, dưới, trong).
2. Gãy các mõm (quạ, cùng vai, gai bã).
3. Gãy thân xương (với đường gãy khác nhau: dọc, ngang, chéo).
4. Gãy cỗ và gãy hõm khớp xương bã.
Chú ý:
– Gãy thân xương bã thường ít di lệch và liền xương nhanh.
– Gãy cỗ xương bã và hỏm khớp xương bã thường có di lệch lớn.

IV. Chẩn đoán:


1. Lâm Sàng:
– Hạn chế vận động cánh tay.
– Vết bầm tím, sưng nề hình xxương bã vai.
– Đau chói vùng xương bã (tuỳ vị trí gãy).
– Đau dữ dội khi nâng tay/kéo ép theo trục chi.
– Lạo xạo xương.
2. CLS:
Xq chẩn đoán xác định gãy, vị trí gãy.

V. Điều trị:
1. Bão tồn:
– Gãy xương bã vai không di lệch/di lệch không đáng kể ->Dùng vải vuông treo tay/băng Desault giữ cố
định 10-15D, sau đó tập vận động phục hồi chức năng khớp vai.
Tiên lượng: liền xương sau 3-4W.
– Gãy cỗ xương bã vai có di lệch -> Nắn chỉnh ổ gãy -> Bó bột ngực cánh tay dạng 60-80 độ, đưa ra sau
40 độ và giữ bột 4 W, sau đó bỏ bột tập vận động phục hồi chức năng.

2. Phẫu thuật:
Các trường hợp gãy cỗ xương bã vai hoặc gãy ổ chão xương bã mà nắn chỉnh không đạt -> PT kết xương
bằng vít/nẹp vít.

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy thân 2 xương cẳng tay

OCT 13
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 21/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Posted by giangduongykhoa
I. Giải phẫu:
1. Xác định thân xương cánh tay:
– Trên: dưới mấu nhị dầu 2cm.
– Dưới: trên Mỏm trâm quay khoảng 5cm.

2. Cẳng tay vơi chức năng: sấp ngữa, liên quan chặt chẽ bới hình thể và tương quan của 2 xương cẳng
tay, vì vậy không được phục hồi tốt về hình thể sẽ ảnh hưởng tới chức năng chi thể.

3. Cẳng tay có nhiều cơ đối lực chi phối: gồm các cơ gấp (phía trước), cơ duỗi (phía sau), sấp-ngữa, nên
gãy xương thường di lệch lớn, màng liên cốt giữa 2 xương là một trở ngại cho việc nắn chỉnh, vì vậy
thường điều trị bằng phẫu thuật.

II. Nguyên nhân-cơ chế:


1. Trực tiếp: lực chấn thương trực tiếp đập vào 2 xương cẳng tay gây gãy,thường gây gãy hở.

2. Gián tiếp: do ngã chống tay xuống đất trong tư thế duỗi làm cho cẳng tay gấp,cong lại và bị bẽ gãy
(thường gặp).

III. Giải phẫu bệnh:


1. Vị trí gãy: có thể gặp gãy 1/3T-G-D, hai xương có thể hãy cùng mức (trực tiếp), khác mức (gián tiếp).

2. Đường gãy: ngang răng cưa không đều (gặp nhiều nhất), gãy chéo, gãy có mảnh rời thứ ba, gãy thành
3 đoạn, gãy thành nhiều mảnh nhỏ.

3. Di lệch: Gãy thân xương cánh tay thường có di lệch phức tạp (ví xương gãy bị cá cơ từ cánh tay, cẳng
tay, bàn tay và màng liên cốt co kéo làm cho di lệch phức tạp). Gãy thân 2 xương cánh tay có thể gặp các
di lệch sau:

* Di lệch chồng: thường chồng lên ở phía xương trụ nhiều hơn ở phía xương quay.
* Di lệch sang bên: ngoại vi di lệch sang bên so với trung tâm,đồng thời 2 đoạn dưới/2 đoạn trên di lệch
sang bên so với nhau (thường hẹp lại do co kéo của màng liên cốt).
* Di lệch gập góc: Có thể gập góc ở một/hay hai xương, thường mở góc vào trước và vào trong.
* Di lệch xoay theo trục xương: rất quan trọng vì gây hạn chế động tác sấp ngữa,và quan trọng nhất là di
lệch xoay của xương quay, sự di lệch xoay của 2 xương phụ thuộc vào vị trí gãy cao hay thấp,trên hay
dưới chỗ bám của cơ sấp tròn.

Trường hợp gãy cao:


– Gãy 1/3T xương quay, trên chỗ bám cơ sấp tròn:
+ Đoạn trung tâm: cơ ngữa ngắn, cơ nhị đầu (làm ngữa cẳng tay) -> ngữa tối đa.
+ Đoạn ngoại vi: cơ sấp tròn và sấp vuông -> làm sấp tối đa.
Do đó, nếu gãy ở 1/3T thân 2 xương cẳng tay thì di lệch xoay nhiều nhất, 2 đoạn di lệch so với nhau gác
180 độ -> do đó khó nắn chỉnh (phần trên ngữa, phần dưới sấp) làm cỗ tay-cẳng tay không thể ngữa
được.

– Gãy đoạn giữa và đoạn dưới, dưới chỗ bám cơ sấp tròn:
+ Đoạn trung tâm: có cơ ngữa và cả cơ sấp -> nên ít di lệch hơn, không gây ngữa tối đa.
+ Đoạn ngoại vi: chỉ còn cơ sấp vuông chi phối sấp cẳng tay -> nên không gây sấp tối đa.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 22/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

Do đó, 2 đoạn xương gãy chỉ di lệch xoay góc khoảng 90 độ.
* Ngoài ra còn có di lệch xoay theo trục của xương trụ (ít hơn xương quay):

+ Đoạn ngoại vi xương trụ có cơ sấp vuông co kéo kéo gần vào xương quay, xoay ngoài làm hẹp màng
liên cốt.

Do đó: Di lệch xoay theo trục xương, di lệch gập góc, di lêch sang bên, di lệch tạo hình chữ K-chữ X do
tác động của màng liên cốt làm cho di lệch trong gãy thân 2 xương cẳng tay rất phức tạp, rất khác nắn
chỉnh.

IV. Chẩn đoán:


1. LS:
– Tay lành đỡ cẳng tay đau,
– Biến dạng cẳng tay rõ ( tròn, căng như một cái ống, cong do gập góc, gồ lên do di lệch sang bên, cẳng
tay luôn ở tư thế sấp).
– Điểm đau chói cố định.
– Cử động bất thường và lạo xạo xương tại vị trí gãy tương ứng.
– Chiều dài tương đối-tuyệt đối của 2 xương cẳng tay MTQ.
-Tuyệt đối: Đài quay -> MTQ.
+ Xương trụ:

-Tương đối: MTRR->MTT.


-Tuyệt đối: MK->MTT.

– Đo trục chi thay đổi:


+ Thẳng:

– Cách 1: tay dạng vuông góc với thân người, lòng bàn tay hướng về trước. Bình thường đường thẳng từ
mỏm quạ tới ngón 3 bàn tay đi qua điểm giữa nếp gấp khuỷu.
– Cách 2: tay đặt thẳng dọc thân người, bàn tay hướng về trước. Bình thường đường thẳng từ MCV tới
khe ngón 3-4 bàn tay đi qua điểm giữa nếp gấp khuỷu.

+ Nghiêng: tay đặt thẳng dọc thân người, lòng bàn tay hướng vào thân người. Bình thường đường thẳng
từ MCV tới bờ ngoài ngón 2 đi qua MTLC.
– Mạch quay: giảm/mất khi có tổn thương kèm theo.
– Đo chu vi chi vùng tương ứng > bên lành.
– Mất vận động hoàn toàn: sấp-ngữa, gấp – duỗi cẳng tay.
– Cảm giác: giảm/mất khi có tổn thương thần kinh kèm theo.

2. XQ 2 xương cẳng tay T-N: Giúp chẩn đoán xác định, cho biết vị trí-tính chất ổ gãy.

V. Tiến triễn và biến chứng:


1. Bình thường: nếu điều trị đúng phương pháp thì xương liền sau 12 tuần.
2. Biến chứng:
2.1. Sớm:
– Tổn thương thần kinh quay khi gãy xương quay cao.
– Gãy kín -> gãy hở.
– Hội chứng chèn ép khoang.
2.2. Muộn:
– Hạn chế vận động gấp-duỗi khuỷu, các bàn tay-ngón tay giảm tinh tế.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 23/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Hạn chế động tác sấp-ngữa cẳng tay, xoay cổ tay, phù nề dai giẳng, đau kéo dài.
– Liền lệch vẹo (do gập góc, hẹp màng liên cốt, xoay) làm mất chức năng cẳng tay (phổ biến).
– Chậm lion xương-khớp giả.
– Can liên cốt làm nối giữa 2 xương (hay gặp gãy 1/3T) làm mất động tác sấp-ngữa cẳng tay.

VI. Điều trị:


1. Sơ cấp cứu:
Giảm đau: uống/tiêm giảm đau toàn thân, gây tê ổ gãy-Novocain 1%*20ml.
Cố định tạm thời = Nẹp Crame cánh-bàn tay/ Nẹp bột/ 2 Nẹp tự tạo, kết hợp treo tay lên
2. Bảo tồn:
2.1. Bó bột cánh-cẳng bàn tay 10-12W cho các trường hợp gãy không/ít di lệch.
2.2. Nắn chỉnh -> Bó bột:
– Chỉ Định:
+ Ít di lệch.

+ Di lệch ở trẻ em (nhất là gãy 1/3D phải nắn chỉnh thật tốt, và với xương quay).

– Phương Pháp nắn chỉnh:


+ Gây tê ổ gãy = Novocain 1%*10ml/ gây tê đám rối thần kinh cánh tay/ gây mê ở TE.
+ BN nằm, khuỷu gấp 90 độ, có sức kéo lại bằng băng vải vòng qua phần dưới cánh tay, trên khuỷu và
buộc cố định vào móc ở giá.

Người phụ nắm ngón cái riêng để kéo trực tiếp vào xương quay, một tay nắm 3 ngón giữa kéo đều liên
tục.
Thì 1: Nắn di lệch chồng và gập góc.
Thì 2: Nắn chữa di lệch xoay theo trục bằng cách xoay ngữa bàn tay ra và vặn sấp 1/3T cẳng tay (với gãy
1/3T)/ để cẳng tay nữa sấp nữa ngữa với gãy 1/3G và D.
Thì 3: Nắn chữa di lêch sang bên ngược hướng với di lệch.

Cuối cùng người nắn dùng 2 ngón tay cái và 2 ngón trỏ bóp vào khoang liên cốt (mắt trước và sau) để
chống hẹp màng liên cốt
Kiểm tra Xq hết di lệch thì bó bột.

– Bó bột cánh-bàn tay:


+ Khuỷu gấp 90 độ, cẳng tay để ngữa với gãy 1/3T.
+ Cẳng tay ở tư thế trung bình giữa sấp và ngữa.

Đặt một nẹp bột ở mặt sau từ phần trên cánh tay tới khớp bàn-ngón tay.
Đặt thêm một nẹp bột ở mặt trước từ phần dưới khuỷu tới khớp cổ tay (sát trên nếp gấp).
Trên mỗi nẹp, ở mặt trước và sau cẳng tay, đặt thêm một đoạn tre hay gỗ tròn vào khoảng giữa 2 xương
(d=1cm và dài 15cm) có tác dụng làm căng rộng màng liên cốt để tránh hẹp màng liên cốt.
Sau đó quấn băng vòng tròn/ khi bột gần khô thì bóp mắt trước và sau giữa 2 xương để làm rộng màng
liên cốt.
Rạch dọc bột ngay toàn bộ các lớp bột.
7-8D sau Xq kiểm tra, nếu ổ gảy không di lệch thứ phát thì bó bột tròn kín.
Khi thay bột mới cũng phải kéo dọc theo trục xương để tránh di lệch thứ phát.
Thời gian để bột: 10-12W.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 24/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

3. Phẫu thuật:
3.1. Chỉ Định:
+ Gãy 1/3T có di lệch.
+ Gãy 1/3G và D nắn chỉnh không kết quả.
Ngày nay: Chỉ Định cho tất cả cá gãy xương hoàn toàn ở thân xương cánh tay ở người lớn.

3.2. Kết xương bằng đinh nội tuỷ:


– Chỉ Định: Gãy xương TE/Gãy hở nguời lớn.
– Sau tăng cường bột thêm 4-6W.

3.3. Kết xương bằng nẹp vít:


– Là phương pháp thường được dùng cho gãy 2 xương cẳng tay, cố định vững chắc chống được mọi di
lệch, cho vận động phục hồi chức năng được sớm.

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy thân xương cẳng chân

OCT 12
Posted by giangduongykhoa
I. Đặc điểm GP:
1. Xác định thân xương cẳng chân:
Dưới lồi cũ trước xương chày 1cm/dưới khớp gối 3 khoát ngón tay
Đến trên Khớp cổ chân/khớp chày-sên 3 khoát ngón tay (của người bệnh).

2. Đặc điểm thân xương cẳng chân:


Gồm xương chày và xương mác,xương chày la chính,xương mác phụ.
Xương chày:

Nằm trong, sát da.


Trên to, hơi cong ra ngoài và tiếp giáp Xương Đùi và đầu trên xương mác.
Đầu dưới: Nhỏ, hơi cong vào trong, tiếp xúc với xương sên và đầu dưới xương mác, tạo nên mắt cá
trong và mắt cá thứ 3 (Deltos).
Thân xương: 2/3 trên lăng trụ tam giác, 3 mặt (trước ngoài-trong và sau), 1/3 dưới hình tròn, giao
điểm là điểm yếu của xương.
Là xương chịu áp lực chính từ thân người.
Nên khi chấn thương -> dể gãy nhưng khó liền.
Mạch máu nuôi dưỡng xương chày gồm 3 nguồn mạch:

+ Động mạch nuôi xương( đi vào lỗ xương ở mắt sau chổ nối 1/3G và 1/3T xương chày).
+ Động mạch hành xương.
+ Động mạch màng xương( từ Động mạch cơ).

Nói chung mạch máu nuôi xương chày rất ngèo, tăng khi về cuối. Do đó gãy xương chày điều trị còn
gặp nhiều khó khăn.
Xương mác:
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 25/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Xương dài, nằm ngoài, mảnh, là xương phụ.

3. Phần mềm:
Các cơ cẳng chân phân bố không đều.

Mặt trong cẳng chân không có cơ che phủ, xương chày nằm ngay dưới da.
Mặt ngoài và mặt sau có nhiều cơ che phủ.

Vì thể khi gãy 2 xương cẳng chân thường có di lệch gập góc ra ngoài và ra sau. Đầu gãy có thể chọc
thủng da ở mặt trước trong.

Hai xương nối với nhau bởi màng liên cốt rất dày, hẹp ở trên, rộng ở dưới.
Các vách liên cơ (gồm vách liên cơ trước và ngoài) đi từ bở trước và ngoài xương mác tới cân cẳng chân.

Màng liên cốt cùng vách liên cơ chia cẳng chân ra làm 4 khoang: Khoang trước, khoang ngoài, khoang
sâu sau và khoang sau nông.

Khoang trước có bó mạch chày trước và thần kinh mác (hông kheo ngoài).
Khoang sau sâu có bó mạch thần kinh chày sau (Động mạch chày sau và thần kinh hông kheo trong).

Lớp da vùng cẳng chân sat xương, kém đàn hồi, nên khi gãy xương cẳng chân da dễ bị bầm giập, hoại
tử, và gây bục lót vết mỗ -> VXTX.

Tuy nhiên lớp da vùng bắp chân lại có mạng mạch hình sao trên cân nên đây là cơ sở của một vạt da cân
có cuống mạch nuôi hằng định ở vùng bắp chân được dùng để che phủ khi có khuyết hổng phần mềm ở
cẳng chân.

Khu cẳng chân sau có nhiều cơ có “ tiềm năng” làm vạt da che phủ các khuyết hổng phần mềm và
xương, các cơ này đều có chức năng gần giống nhau, vì vậy nếu cần phải hy sinh một cơ nào đó để làm
vạt da thì chức năng của chi ít bị ảnh hưởng.

II. Chẩn đoán:


1. LS:

– Đau chói cố định tại vùng tổn thương.


– Bất lực vận động hoàn toàn.
– Biến dạng chi.
– Đo độ dài tuyệt đối và tương đối ngắn hơn bên lành.
– Trục chi lệch khi gãy có di lệch/ bàn chân đổ ngoài.
– Do chu vi chi bên tổn thương > bên lành.
– Lạo xạo xương (+).
– Cử động bất thường (+).
– Có thể có mất /giảm mạch mu chân – ống gót.

2. CLS:
XQ 2 tư thế thẳng và nghiêng, chụp toàn bộ cẳng chân lấy cả 2 khớp gối và khớp cổ chân -> chẩn đoàn
xác định.

III.Biến chứng:
1.Sớm:
1.1. Toàn thân:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 26/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Shock.
– Huyết tắc mỡ.

1.2. Tại chỗ:


– Gãy kín-> gãy hở.
– Tổn thương mạch máu-tk (Động mạch chày sau khi gãy 1/3T và đầu trên xương chày).
– Chèn ép khoang.
– Rối loạn dinh dưỡng.

2. Muộn:
2.1. Toàn thân.
– Có thể gặp ở người bệnh già, gặp cả 2 chân, phải điều trị = bó bột hoặc kéo liên tục như: nhiễm khuẫn
phổi-tiết niệu-đường mật, loét điểm tỳ…

2.2. Tại chổ:


– Chậm lion xương-khớp giả.
– Liền lệch.
– Rối loạn dinh dưỡng muộn.
– Teo cơ, hạn chế vận động khớp cỗ chân, khớp gối.

IV. Nguyên nhân và cơ chế:


1. Trực tiếp: tổn thương phần mềm và xương ngang mức, tổn thương phức tạp.
2. Gián tiếp: thường do ngã, cẳng chân bị bẻ hoặc xoay làm gãy xưong.

V. GPB:
1. Xương:
– Vị trí: 1/3T-G-D, 2 xương có thể cùng hoặc không ngang mức.
– Đường gãy: ngang, chéo vát, nhiều mảnh rời, 3 đoạn…
– Di lệch: có thể có di lệch chồng, di lệch mở goc ra ngoài và ra sau, di lệch sang bên và di lệch xoay.
– Theo AO/ASIP cho các trường hợp gãy kín 2 xưong cẳng chân:
Độ A: Xương chày gãy đơn giản.

A1: gãy chéo vát > 30 độ.


A2: gãy chéo vát
A3: gãy ngang.

Độ B: Xương chày gãy có mảnh rời, gồm:

B1: Gãy xoắn vặn cá mảnh rời.


B2: Gãy có mảnh rời chéo vát.
B3: Gãy có nhiều mảnh rời nhỏ.

Độ C: Xương chày gãy phức tạp, gồm:

C1: Gãy chéo xoắn nhiều mảnh.


C2: Gãy 3 đoạn.
C3: Gãy vụn cả một đoạn xương.

Kèm theo nếu :


(-1): Không gãy xương mác.
(-2): Gãy xương mác không cùng mức.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 27/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

(-3): Gãy xưong mác cùng mức.


ý nghĩa trong điều trị:

VI. Điều trị:


1. Bão tồn:
1.1. Bó bột ngay:
– Chỉ định: Không/ít di lệch. Gãy cành xanh/TE.
– Bó bột có rạch dọc từ 1/3 trên đùi tới bàn chân, gối gấp nhẹ 7-10 độ.
– Để bột 5-7 ngày hết nề -> quấn băng tăng cường và để bột 8-10 tuần

Với trường hợp:


– Gãy ngang: sau 2 Tuần bó bột cho tập đi có tỳ nén tăng dần lên chân tổn thương.
– Gãy chéo xoắn: sau 4 Tuần mới tập đứng và đi có tỳ nén (do không vững).

1.2. Nắn chỉnh trên khung nắn Bohler rồi bó bột:


– Chỉ định:

Gãy kín 2 xương cẳng chân có đường gãy ngang/chéo vát.


Có di lệch nắn chỉnh bằng tay không kết quả (do khi cẳng chân duỗi,cơ tam đầu cẳng chân bị kéo
căng).
Đến muộn, chi sưng nề lớn, cần xuyên đinh kéo liên tục qua xương gót, sau 7-10 ngày mới nắn chỉnh
trên khung Bohler rồi bó bột.

– PP:

Nắn chỉnh trên khung Bohler.


Chụp Xq T-N liểm tra, hết di lệch -> Bó bột trên khung từ trên cẳng chân xuống ngón chân (tránh di
lệch).
Đợi bột khô tháo cẳng chân ra khỏi khung nắn, thêm nẹp bột ở phía sau kheo tới 1/3 T đùi, để bó
thêm thành bột đùi-bàn chân, tư thế gối gấp 10 độ, cổ chân gấp 90 độ.
Rạch dọc bột ngay. Sau 5-7 ngày, hết sưng nề tăng cường thêm thành bột tròn kín.

Ngoài ra: Có thể chuyển sang bó bột kiểu Sarmiento (gối cẳng-bàn chân) cho các trường hợp: gãy 1/3D,
gãy đầu dưới 2 xương cẳng chân/gãy 1/3G sau khi đã bó bột Đùi-bàn chân 1 tháng.
Ưu: Bệnh nhân tập gấp duỗi khớp gối được sớm và tập đi tỳ nén sớm.

2. PT:
2.1. Chỉ định:
– Gãy mở.
– Gãy kín có tổn thương mạch máu-tk và biến chứng chèn ép khoang.
– Gãy mà nắn chỉnh không đạt yêu cầu/gãy không vững,mdi lệch lớn.

2.2. PP kết xương bên trong:


* Đóng đinh nội tuỷ Kuntscher, đinh Rush.
– Chỉ định:

Gãy kín và hở độ I-II 1/3G xương chày đến sớm

– KT: Đóng đinh xuôI dòng.


– Ưu: KT đơn giản,cố dịnh ổ gãy vững chắc,sau mổ không cần bó bột,tập phục hồi chức năng sớm (tạo
thuận lợi cho quá trình liền xương).
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 28/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

– Nhược: Không chống được di lệch xoay nên với gãy xương chày 1/3D và 1/3T ống tuỷ rộng nên không
dùng được pp này/phải tăng cường bằng bột chống xoay.

* Đinh nội tuỷ có chốt:


– Loại đinh hay dùng: TTuầnX,SIGN.
– KT: Đóng đinh kín,xuôi dòng.
– Ưu: không mở vào ổ gãy -> ít nguy cơ nhiểm khuẫn-tổ chức phần mềm và mạch máu nuôi xương tạo
điều kiện cho liền xương thuận lợi hơn.

* Kết xương nẹp vít:


– Chỉ định: Gãy 1/3T-G-D với hình thái gãy khác nhau.
– CChỉ định:

Gãy mở từ độ IIIA.
Gãy mở đến muộn.
Gãy kín có tổn thương phần mềm xấu.

– Ưu: Cố định ổ gãy vững chắc,phục hồi hình thể giải phẫu, tập vận động sớm.
– Nhược:

Do phải lóc cốt mạc rộng nên ảnh hưởng tới nguồn nuôi dưỡng của ổ gãy.
Khoan nhiều lỗ trên xương lành để bắt vít nên có nguy cơ nhiểm khuẩn cao.

2.3. Kết xương bằng khung cố định ngoài:


– Chỉ định:

Gãy hở từ độ IIIA trỏ đi.


Gãy hở đến muộn.
Gãy kín tình trạng phàn mềm xấu.

– Ưu:

Dùng được cho các chỉ định trên ( là chỉ định thể hiện tính ưu viết của khung cố định ngoài).
Gãy hở nhiễm khuẫn vẫn dùng được.

– Nhược:

Dễ nhiễm khuẩn chân đinh (Tỷ lệ nhiểm khuẫn chân đinh cao) -> Chậm liền xương-khớp giả.

– Loại khung cố định ngoài hay dùng:

Cọc ép ren ngược chiều của GS Nguyễn Văn Nhân.


Khung của F.E.S.S.A.
Khung của Ilizarov.

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 29/30
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/ 30/30
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Giảng Đường Y Khoa

Nơi Hội Tụ Kiến Thức Y Khoa

Category Archives: Ngoại Khoa – chấn thương


chỉnh hình

Khám chi trên và chi dưới

OCT 10
Posted by giangduongykhoa
Mục tiêu :

1. Xác định được các mốc giải phẫu của chi trên và chi dưới.

2. Khám và đo được tầm vận động bình thường của chi. Phát hiện các dấu hiệu bệnh lý của hệ xương
khớp (gãy xương, các di chứng chấn thương…)

3. Thực hiện các nghiệm pháp thường dùng.

Nguyên tắc : Khám chi trong phòng khám chuyên khoa có đầy đủ phương tiện để khám.

Khám theo trình tự: nhìn, sờ, đo chi và đo biên độ vận động của khớp.

So sánh 2 bên.

Dụng cụ cần thiết để thăm khám :


https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 1/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Phòng khám bệnh: rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Bệnh nhân làm các động tác, đi lại thoải mái để thầy
thuốc quan sát được dễ dàng.

Một giường khám có bề mặt phẳng ( không có thành giường 4 bên). Một ghế đẩu ( ghế không có tựa )

Dụng cụ để khám: 1 thước đo bằng vải, 1 thước đo góc, 1 búa phản xạ, bút vẽ trên da, kim và tăm bông
để khám cảm giác. Ngoài ra còn cần thêm các miếng ván gỗ có chiều dày từ 0,5 – 3 cm để đo nhanh
chiều dài chi dưới so với bên lành.

CÁCH KHÁM CHI

Nhìn: là một bước quan trọng đầu tiên, rất có giá trị để gợi ý chẩn đoán bệnh. Một số bệnh lý xương –
khớp chỉ cần nhìn cũng có thể chẩn đoán.

Nhìn tư thế chung của BN khi đến khám: đi thẳng gối như người đi duyệt binh là dấu hiệu bệnh dính
khớp gối, đi kiểu “ vạt tép” là khả năng liệt thần kinh hông khoeo ngoài…

Quan sát da bệnh nhân:

vết thương?

ó u nổi lên không?

ó đổi màu so với bên lành không (Reckling haugen)?

ệch trục chi?…

Ví dụ: vùng mặt trước cẳng – bàn tay có vết thương à bệnh nhân dễ có tổn thương gân gấp, lỗ dò ở các
đầu xương gặp ở trẻ em à dễ do viêm xương.

Sờ:

Chọn mốc và đánh dấu:

Các mốc xương thường là các mỏm, lồi củ nhô lên dưới da hoặc khe khớp sờ thấy được. Không bao giờ
chọn mốc là phần mềm vì nó sẽ không chính xác khi BN thay đổi tư thế. Sau khi xác định được mốc, cần
dùng bút đánh dấu.

chi trên: mỏm cùng, củ lớn xương cánh tay, mỏm trên lồi cầu ngoài, mơở trên lồi cầu trong, mỏm khuỷu,
chỏm xương quay, mỏm trâm quay, mỏm trâm trụ…

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 2/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

chi dưới: gai chậu trước trên, mấu chuyển lớn, lồi cầu ngoài, khe khớp gối ngoài, lồi củ trước xương
chày, chỏm xương mác, mắt cá trong, mắt cá ngoài.

Sờ tìm các dấu hiệu:

ó điểm đau hay không?

ó u, cục gì hay không: u cứng rắn ( u xương, can xương…), u mềm ( u xơ, u máu…) ?

hám cảm giác: nông, sâu.

Đo chi:

Có 3 cách đo chi: đo trục chi, đo chiều dài, đo chu vi chi.

Đo trục chi:

ục chi trên: là một đường nối từ mỏm cùng vai, đi qua giữa nếp khuỷu, đến giữa nếp gấp cổ tay (giữa
ngón 3), khớp khuỷu mở ra ngoài một góc 10 độ.

ục chi dưới: là một đường nối từ gai chậu trước trên, đi qua giữa khớp gối, đến giữa nếp gấp cổ chân (
kẽ ngón 1 và 2 ). Khớp gối mở ra ngoài một góc 10 độ.

Đo vòng chi:

Từ một mốc xương đã chọn, đo lên hoặc xuống một đoạn 10, 15, 20 cm, đánh dấu nơi này, sau đó dúng
thước dây đo vòng chi nơi vừa đánh dấu so sánh bên lành.

Đo chiều dài:

Dùng thước dây đo chiều dài giữa hai mốc xương đã chọn.

Chiều dài tương đối: chiều dài đo qua một khớp.

Chiều dài tuyệt đối: chiều dài đo không qua một khớp.

Chi cần đo chiều dài tương đối Chiều dài tuyệt đối

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 3/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Cánh tay Từ mỏm cùng vai đến mỏm Từ củ lớn đến mỏm trên lồi
trên lồi cầu ngoài cầu ngoài.

Cẳng tay Từ mỏm trên lồi cầu ngoài Từ mỏm khuỷu đến mỏm
đến mỏm trâm quay trâm trụ

Chi dưới Từ gai chậu trước trên đến Từ mấu chuyển đến đỉnh mắt
đỉnh mắt cá trong cá ngoài

Cách đo và ghi biên độ vận động của khớp:

Đo và ghi biên độ vận động của khớp theo tư thế xuất phát O (Zero starting position)

Tư thế xuất phát O là “tư thế bình thường về giải phẫu” của một người đứng thẳng, hai ngón chân cái
chạm vào nhau, bàn tay buông thõng dọc thân mình, lòng bàn tay úp vào trong. Ở tư thế này, tất cả các
khớp trong cơ thể được xem là 0o và tính từ đây để đo cử động một khớp nào đó.

Vận động các khớp được khám theo từng cặp, thí dụ: gấp – duỗi , sấp – ngửa, xoay trong – xoay ngoài,
dạng – khép , nghiêng quay – nghiêng trụ…

Cách gọi tên các cử động khớp:

Động tác gấp là cử động của một khớp kể từ tư thế xuất phát 0

Động tác duỗi là cử động của một khớp trở về tư thế xuất phát 0. Động tác gấp duỗi ở cổ chân: gọi là
gấp về phía gan chân và gấp về phía mu chân.

Duỗi quá mức là cử động theo hướng ngược lại với gấp.

Khép là đưa phần chi khép dần về trục cơ thể.

Dạng là đưa phần chi ra xa trục cơ thể. Riêng ở cổ tay thì hay dùng danh từ nghiêng phía trụ, hay
nghiêng phía quay.

Ngửa là động tác quay lòng bàn tay, bàn chân hướng ra mặt trước của cơ thể hay hướng lên trên.
Còn sấp là ngược lại, quay hướng ra mặt sau hay xuống dưới.

Thí dụ : đo tầm hoạt động gấp – duỗi khớp khuỷu được các chỉ số:

Khớp khuỷu Gấp Duỗi ưỡn ra sau Cách ghi

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 4/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Bệnh cảnh 1 150 độ 0 độ 150/0

Bệnh cảnh 2 150 độ 0 độ 5 độ 150/0/5

Bệnh cảnh 3 150 độ 90 độ 150/0/0

Bệnh cảnh 4 90 độ 0 độ 90/0/0

Bệnh cảnh 5 90 độ 90 độ 90/90/0

Bệnh cảnh 1 và 2 : khớp khuỷu hoàn toàn bình thường.

Bệnh cảnh 3: khớp khuỷu gấp hết nhưng không duỗi thẳng được, chỉ 90 độ, số 0 ra sau.

Bệnh cảnh 4: khớp khuỷu duỗi hết nhưng chỉ gấp được 90 độ…

Thí dụ: dưới đây minh hoạ rõ hơn về cách ghi này:

Khám sấp ngửa cẳng tay 6 trường hợp với kết quả ghi nhận được:

Kết quả Ý nghĩa:

1 S – N: 85 – 0 – 90 Sấp được 85 độ và ngửa được 90 độ ( biên độ vận động bình


thường)

2 S – N: 90 – 60 – 0 Không ngửa được cẳng tay, cẳng tay luôn ở tư thế sấp từ 60 – 90
độ

3 S – N: 0 – 60 – 90 Không sấp được cẳng tay, cẳng tay luôn ở tư thế ngửa từ 60 – 90
độ

4 S – N: 0 – 0 – 0 Cẳng tay luôn ở tư thế trung bình, không sấp và ngửa được

5 S – N: 0 – 60 – 60 Cẳng tay luôn ở tư thế ngửa 60 độ

6 S – N: 60 – 60 – 0 Cẳng tay luôn ở tư thế sấp 60 độ

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 5/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

THĂM KHÁM VÙNG VAI VÀ CÁNH TAY:

Khớp vai là một khớp chỏm tròn, lại được hỗ trợ bởi bả vai, nên có nhiều động tác. Khi khám vận động
vùng vai phải biết biên độ vận động thực của khớp vai bằng cách hãm xương bả vai lại, nếu không biên
độ của vai rất lớn.

Khám vận động Khớp vai không hãm Biên độ khớp vai thực

Dạng – khép 180 / 0/ 75 90/ 0/ 20

Đưa trước – sau 180/ 0/ 60 90/ 0/ 40

Xoay ngoài – trong 90/ 0/ 80 90/ 0/ 30

Chú ý tư thế khởi đầu khi khám vận động:

Dạng – khép, đưa trước – sau: cánh tay xuôi dọc thân mình.

Xoay ngoài – xoay trong: khuỷu tay gấp 90 độ, cẳng tay hướng ra trước ( hoặc để cánh tay dạng 90 độ,
cẳng tay nằm ngang: xoay trong; cẳng tay đưa xuống, xoay ngoài; cẳng tay đưa lên).

Các test thường làm ở vùng vai:

ghiệm pháp co cơ chủ động có sức cản giữ gây đau: xác định vùng đau và động tác gây đau.

ghiệm pháp Yergason ( ngửa cẳng tay có sức cản giữ): khám gân cơ hai đầu.

ghiệm pháp cánh tay rơi thỏng: khám cơ trên gai.

ghiệm pháp về chênh vênh khớp vai: khám dây chằng và bao khớp vai.

THĂM KHÁM VÙNG KHUỶU VÀ CẲNG TAY

Liên quan các mốc xương ở khuỷu:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 6/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Liên quan 3 mốc xương: Khuỷu duỗi: 3 mốc nằm trên 1 đường Không thẳng hàng hoặc
nằm ngang (đường Nelaton) không nằm ngang.
Mỏm trên ròng rọc
o
Khuỷu gấp 90 : 3 mốc tạo thành tam Tam giác không cân hoặc
Mỏm khuỷu giác cân đỉnh ở dưới ( tam giác tam giác đảo ngược.
Hueter)
Mỏm trên lồi cầu (khớp khuỷu bệnh lý)
(Khớp khuỷu bình thường)

Khám vận động khớp khuỷu:

Khuỷu là một khớp ròng rọc nên chỉ có 2 động tác gấp và duỗi, không có động tác lắc ngang. Nếu có là
khớp bệnh lý.

Sấp – ngửa là động tác của cẳng tay. Xương quay, quay quanh xương trụ theo một trục là đường nối từ
mỏm quay đến mỏm trâm trụ.

Gấp – duỗi (khuỷu) : 150/0/0 (nam), 150/0/10 Sấp – ngửa(cánh tay): 90/ 0/ 90
(nữ)

THĂM KHÁM VÙNG CỔ TAY, BÀN TAY:

Các điểm cần chú ý khi khám:

Liên quan 2 mỏm trâm Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm Mỏm trâm quay ngang
trụ 1 – 1,5 cm bằng hoặc cao hơn mỏm
trâm trụ (gãy đầu dưới
xương quay)

Vị trí xương thuyền ở đáy hố lào ( giữa 2 gân duỗi và Ấn đau chói ( gãy xương
dạng dài ngón cái), ấn đau ít thuyền)

Vị trí xương bán nguyệt ở phía trước cổ tay giữa gò cái và gò


út

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 7/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Trục các ngón tay Khi duỗi: trục các xương bàn gặp Lệch trục khi có gãy xương
nhau ở xương bán nguyệt. hay trật khớp

Khi gấp: trục các ngón 2 – 5 gặp


nhau ở xương thuyền.

Khám các vận động:

Vận động cổ tay:

Gấp – duỗi: 90 – 0 – 70 , nghiêng quay – nghiêng trụ; 25 – 0 – 80 .

Vận đông khớp ngón tay:

Ngón 1:

ập – duỗi khớp bàn ngón: 50 – 0 – 5

ập – duỗi khớp liên đốt: 85 – 0 – 15

ạng – khép khớp thang bàn: 95 – 0 – 45

Ngón 2 – 5:

ấp – duỗi khớp bàn ngón: 95 – 0 – 45

ập – duỗi khớp liên đốt 1: 100 – 0 – 0

ập – duỗi khớp liên đốt 2: 80 – 0 – 0

Khám vận động các gân gấp:

Gân gấp sâu: giữ đốt 2 cho gập đốt 3

Gân gấp nông: giữ đốt 1 cho gập đốt 2 đồng thời phải giữ không cho gập các ngón tay lân cận.

Khám cảm giác ở lòng bàn tay ( thần kinh quay, giữa, trụ): dựa vào vùng chi phối cảm giác của các dây
thần kinh.

THĂM KHÁM VÙNG HÁNG VÀ ĐÙI

Các điểm cần chú ý khi khám:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 8/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Quan sát Bình thường Bất thường

Liên quan giữa các mốc Đường nối 2 mào chậu khi Các đường nối không nàm
xương đứng thẳng là 1 đường nằm ngang.
ngang ( vuông góc với trục
cột sống ở L4 – L5) Tam giác không cân và
( gai chậu trước trên, mấu đường gấp khúc
chuyển lớn, ụ ngồi) Đường nối hai gai chậu trước
trên cũng nằm ngang (trong
phép đo nhanh mức độ ngắn
chi: ta cho bệnh nhân đứng
trên các miếng ván gỗ và
quan sát hai gai chậu trước
trên, bề dày miếng ván là
mức độ ngắn chi)

Tam giác Bryant: tam giác


vuông cân

Đường Nelaton – Reser:


đường thẳng

Tam giác Scarpa ( cung đùi – Ấn không đau, hạch bẹn Hạch bẹn to, có khối lùng
cơ may – cơ khép) không to, ấn sờ chạm khối u nhùng (apxe), không sờ chạm
cứng là cổ xương đùi. cổ xương đùi (ổ khớp rỗng)

Khám vận động khớp háng: 3 cặp vận động

ấp – duỗi: 130 – 0 – 10

ạng – khép: 50 – 0 – 30

oay trong – xoay ngoài: 50 – 0 – 45

Chú ý các tư thế khi khám:

ộng tác duỗi: bệnh nhân nằm nghiêng trên chân đối diện và giữ chân này trung bình.

ộng tác khép: phải nâng đùi bên đối diện lên.

ộng tác xoay: bệnh nhân nằm ngửa gối và háng gập 900 kéo cẳng chân ra ngoài là xoay trong, đưa cẳng
chân vào trong là xoay ngoài.

Các dấu hiệu và thủ thuật (test) ở chi dưới:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/page/2/ 9/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Dấu hiệu Trendelenburg:

Bình thường: Đứng trụ bên chân lành, chân kia co lên bụng, nếp mông bên chân co sẽ cao hơn nếp mông
bên chân đứng ( do cơ mông kéo giữ khung chậu)

Trường hợp liệt cơ mông hoặc có sự chùng cơ mông, nếp mông bên chân co sẽ xuống thấp hơn hoặc
ngang bên không co.

Thủ thuật Thomas:

Nằm ngửa, cho gập tối đa khớp háng 1 bên ( 2 tay ôm gối gập vào bụng), chân còn lại vẫn duỗi thẳng
o
90 .

Trường hợp háng bị co rút gập nhẹ, khi nằm ngửa 2 chân vẫn duỗi bằng vì được bù trừ bằng sự lệch
khung chậu ( cột sống lưng sẽ ưỡn tối đa).

Nếu cho bệnh nhân gập hết mức đùi bên lành vào bụng (để khung chậu đứng thẳng lại thì chân co rút
khớp háng sẽ gập lên. Mức độ gập tuỳ mức độ co rút à Thomas (+).

Thủ thuật Obert:

Bình thường: khi nằm nghiêng 1 chân. Người khám nâng đùi bên kia lên để trong tư thế dạng (gấp gối
90o, đùi không xoay), khi buông tay ra đột ngột à đùi rơi xuống.

Trường hợp bị co rút cơ cẳng chân chân, cân đùi thì nó không rơi xuống mà vẫn ở tư thế dạng à Obert
(+).

THĂM KHÁM VÙNG GỐI VÀ CẲNG CHÂN:

Khám khớp gối:

Vận động khớp gối: Gấp – duỗi: 150 – 0 – 0

Khớp gối là khớp ròng rọc, nên không có động tác lắc ngang, nếu có là dấu hiệu tổn thương bao khớp,
dây chằng hoặc gãy xương.

Khám dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè:

Bình thường trong ổ khớp có iét dịch khớp nên xương bánh chè luôn luông nằm sá vào hai lồi cầu.

Trường hợp ở khớp có nhiều dịch sẽ đẩy xương bánh chè lên, khi ta dùng ngón tay đè nó xuống, nó sẽ
chạm vào lồi cầu xương đùi và thả tay ra nó bập bềnh trở lại.

Nếu khớp có dịch tương đối ít,cần dùng các ngón tay bóp vào túi cùng để dồn dịch lại.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 10/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Tìm các dấu hiệu tổn thương dây chằng và bao khớp:

Dấu hiệu ngăn kéo:


o o
Bệnh nhân nằm ngửa, háng gấp 45 , gối gấp 90 . Người khám ngồi lên mu chân bệnh nhân để cố định,
hai tay đặt ở phía sau 1/3 trên cẳng chân kéo cẳng chân ra phía trước ( dấu hiệu ngăn kéo trước) hoặc
đẩy ra phía sau ( dấu hiệu ngăn kéo sau).

Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước và khi đứt dây chắng chéo
sau thì xương chày tụt ra sau.

Nghiệm pháp Lachman:

Bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 200.

Người khám một tay cố định ở 1/3 dưới đùi, tay còn lại nắm lấy 1/3 trên cẳng chân, kéo ra trước hoặc
đẩy ra sau để cảm nhận xương chày trượt ra phía trước hay ra phía sau so với lồi cầu đùi trong trường
hợp đứt dây chằng chéo trước hay chéo sau.

Nghiệm pháp McMurray:

Bệnh nhân nằm sấp, gối gấp 90o

Một tay người khám giữ cẳng chân, tay kia đặt vào vùng gót và bàn chân vừa ấn xuống theo trục cẳng
chân, vừa xoay trong hoặc xoay ngoài cẳng chân. Khi bị tổn thương sụn chêm trong hoặc ngoài thì xoay
trong hoặc ngoài bệnh nhân sẽ rất đau.

Nghiệm pháp dạng – khép cẳng chân:

Nghiệm pháp dạng cẳng chân: kiểm tra dây chằng bên trong.

Bệnh nhân nằm ngửa, gối duỗi tối đa. Một tay người khám cố định chân, tay còn lại tác động 1 lực vào
mặt ngoài khớp gối. Nếu dây chằng bên trong đứt, cẳng chân sẽ vẹo ra ngoài.

Nghiệm pháp khép cẳng chân: tư thế như trên. Một tay người khám cố định cổ chân, tay còn lại tác động
một lực vào mặt trong khớp gối. Nếu dây chằng bên ngoài đứt thì cẳng chân sẽ vẹo vào trong.

KHÁM VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN

Các điểm cần chú ý khi khám:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 11/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Quan sát Bình thường Bất thường

Trục cẳng chân – bàn chân Qua ngón chân thứ 2 ở phía Lệch trục ( gãy các mắt cá,
sau qua giữa gót gãy xương gót)

Vị trí 2 mắt cá Mắt cá ngoài thấp hơn mắt cá Thay đổi trong gãy các mắt
trong 1 – 1,5 cm cá.

( Minh Lợi đánh máy )


Advertisements

Report this ad

-75%

Vòng Một Tròn


Đầy, Quyến R…

1.000.000₫

250.000₫
Đăng ký ngay

Report this ad
Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Khám cột sống

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 12/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

OCT 10
Posted by giangduongykhoa
Mục tiêu:

1. Xác định các mốc giải phẫu của cột sống.


2. Khám được cột sống trên 3 phương diện:
3. Khám hình thể cột sống.
4. Khám thần kinh
5. Đọc phim X quang cột sống.
6. Chẩn đoán được một số bệnh lý thường gặp của cột sống.

Nhắc lại giải phẫu:

Cột sống gồm 32 đốt sống nối ghép nhau tạo nên trục của thân mình. Các thành phần chính của đốt
sống gồm có:

Thân đốt sống.


Bảng sống.
Các mấu gai, mấu khớp.
Chân cung ( cuống)
Đĩa sống (đĩa đệm)
Để giữ vững cột sống có hệ thống các dây chằng:
Dây dọc trước.
Dây dọc sau
Dây chằng vàng.
Dây chằng liên gai.

Cột sống chứa tuỷ sống ( thần kinh trung ương) trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh (thần kinh
ngoại biên) qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể ( cảm giác, vận động, phản xạ…) ở các
đốt sống thấp tuỷ sống không nằm cùng một bặc với đốt sống cùng tên.

Cột sống được chia làm 4 đoạn:

Cổ ( cervical: C)
Ngực, lưng ( Thoracic: T; Dorsal: D)
Thắt lưng ( Lumbar: L)
Cùng ( Sacrum: S) và xương cụt ( Coccy: Co)

Các vận động cột sống gồm có:

Cúi (gập trước)


Ngửa
Xoay
Gập bên (nghiêng).

Chấn thương làm gẫy cột sống thường thường gặp nhiều ở cổ và ngực – thắt lưng.

Khám lâm sàng và Xquang cột sống:

Việc khám cột sống cần thực hiện theo nguyên tắc:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 13/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Theo trình tự nhất đinh: nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống.

Khám hình thể cột sống.


Khám thần kinh
Khám X quang cột sống.
Khám hình thể cột sống:

Nhìn

Nhìn thẳng:

Xác định trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 – giữa nếp lằn mông.

Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai chậu sau trên, bình thường là 2
đường thẳng.

Đánh giá sự cân bằng của 2 vai. Khi vẹo cột sống mất bù, vai sẽ lệch nhau.

Nhìn nghiêng: khảo sát đường cong của cột sống, phát hiện gù cột sống.

Sờ:

Xác định các vị trí các đốt sống.

Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống.

Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng.

Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau.

Khám vận động:

Động tác cúi.

Động tác ưỡn ngực

Động tác nghiêng.

Động tác xoay.

Sờ nắn:

Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản xạ lên các gai sống: bình thường không đau.

Dồn gõ: Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi
nện mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau.

Vận động: Có 3 cặp vận động:

Cúi – ngửa
Xoay (trái) – xoay (phải)
Gập bên (trái) – gập bên (phải)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 14/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Các chỉ số bình thường:

Cột sống cổ:


o
Cúi cổ: cằm chạm ức ( khoảng 45 )
o
ngửa cổ: mắt nhìn thẳng trần nhà ( khoảng 45 )
Gập bên ( nghiêng): tai – vai ( khoảng 45 – 60o)
Xoay (trái) – xoay (phải): 45o

Cột sống lưng – thắt lưng:


o
Cúi : đầu ngón tay chạm đất hoặc cách đất vài cm ( khoảng 90 ). Hình dạng cột sống đều hài hoà (
trong viêm dính cột sống, cột sống thẳng đơ). Hai nửa lống ngực cong đều, ngang bằng ( trong vẹo
cột sống cấu trúc hai nửa này không cân xứng)

Gập bên ( nghiêng trái và phải): hai tay giữ mào chậu cho khung chậu đứng thẳng, cho bệnh nhân
o
nghiêng trái và nghiêng phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45

Xoay: giữ khung chậu như trên và cho bệnh nhân xoay người sang trái và sang phải. Bình thường
o
mỗi bên khoảng 30 – 45

Khám cột sống ở tư thế nằm:

Nằm sấp:

Đặt bệnh nhân nằm sấp ngay ngắn trên giường phẳng, mặt úp xuống.
Kiểm tra các mốc xương và các tiêu chuẩn khám trong tư thế đứng.
Xác định lại trục cột sống (một số bệnh lý ở chi dưới làm lệch vẹo cột sống khi bệnh nhân đứng
nhưng sẽ hết khi bệnh nhân nằm).
Tìm các điểm đau trên gai sống.
Sờ nắn các cơ cạnh cột sống, vuốt dọc các cơ này, bình thường cơ mềm mại, không đau, da không nổi
đỏ ( khi có rối loạn dinh dưỡng, các cơ này co cứng, da nổi đỏ theo ngón tay khi vuốt)
Ấn khớp cùng chậu hai bên và tìm các điểm đau dọc đường đi của dây thần kinh toạ (thần kinh hông
to). Bình thường không đau.

Nằm ngửa:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn trên giường phẳng. Bình thường cột sống giảm độ cong sinh lý.
Không thể đút lọt bàn tay dưới thắt lưng bệnh nhân ( khi cột sống bị ưỡn quá mức sẽ đút lọt bàn tay
dưới thắt lưng)

Chú ý:

Bệnh nhân bị chấn thương cột sống chỉ khám ở một tư thế nằm. Người khám phải dùng tay luồn dưới
lưng bệnh nhân để tìm điểm đau, gù…

Các nghiệm pháp.

Đo chỉ số Schober:

Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 15/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm (trong
viêm dính cột sống độ chênh lệch này (chỉ số Schober): âm tính (>13.5cm); hạn chế nhẹ (12.5/10cm); hạn
chế vừa (11.5/10cm); hạn chế nặng (10.5/10cm)
Nghiệm pháp Lasegue ( straight leg raising test)

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng, cổ chân trung tính.

Người khám một tay cầm cổ chân bệnh nhân giơ cao dần chi dưới ( gấp háng thụ động, tay kia đặt trước
gối giữ ở tư thế duỗi thẳng. Nâng cao dần chi dưới đến khi háng gấp 90o, chân còn lại vẫn duỗi thẳng.
Bình thường không đau.
o
Dấu hiệu dương tính khi háng gấp dưới 60 thì bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ hông, mông và mặt sau
đùi. Dấu hiệu này gặp trong một số bệnh lý viêm nhiễm thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng, viêm các mỏm khớp cột sống, viêm khớp cùng chậu và gân các cơ sau đùi.

Khám thần kinh:

Khám vận động:

Nhớ các mốc chi phối vận động:


Gấp háng: tuỷ và rễ ở L1 và L2
Gấp gối: L5 – S1
Duỗi gối: L3 – L4

Đánh giá cơ lực theo bảng:

Điểm Mức độ

0 Không co cơ

1 Co cơ không phát sinh động tác

2 Co cơ thắng trọng lượng chi

3 Co cơ không thắng được sức cản

4 Co cơ

5 Vận động bình thường.

Khám cảm giác:

Dùng vật nhọn để khám cảm giác đau, viên đá để khám cảm giác nóng lạnh.

Các mốc cảm giác cần nhớ:

Ngang vú: T4
Ngang rốn: T 10

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 16/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Mào chậu: T 12
Giữa đùi: L2
Mặt ngoài cẳng chân: L5
Mặt ngoài bàn chân: S1

Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel ( 1969)

Loại Chức năng

A Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới


mức thương tổn.

B Còn cảm giác, mất vận động

C Còn cảm giác, cơ lực chi đạt đến 2/5

D Còn cảm giác, cơ lực chi đạt 3/5 ; 4/5

E Vận động và cảm giác bình thường.

Khám phản xạ:

Phản xạ hành hang.

Phản xạ cơ thắt.

Phản xạ gân xương.

Các hội chứng tuỷ: tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều 2 bên.


Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận động nhưng vẫn còn
cảm giác.
Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác.
Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác.

Khám XQ:

Chụp XQ quy ước: đánh giá trên phim thẳng và nghiêng, xác định: khảo sát đường cong sinh lý cột
sống, cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, vị trí tổn thương
đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, trật đốt sống, vỡ các thành phần của đốt sống,
vẹo cột sống.

Chụp tuỷ cản quang: đánh giá chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.
Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá chính xác tổn thương xương.
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 17/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Vùng tầng sinh môn :


chú ý khám chức năng vận động theo ý muốn của cơ nâng hậu môn và cơ thắt hậu môn, khám trương
lực cơ thắt hậu môn :
* Phản xạ da bìu
* Khám sự co thắt cơ vòng hậu môn chủ động : bằng ngón tay trong hậu môn
* Phản xạ hành hang : bóp đầu dương vật hay âm vật, hoặc kéo nhẹ ống Foley để phần bóng cố định ống
đè lên thành bàng quang–> gây đáp ứng co thắt cơ vòng hậu môn quanh ngón tay thăm khám: tương
ứng với chức năng đoạn tuỷ sống S3

– Khám cảm giác : bao gồm cảm giác sờ, đau, nhiệt, bản thể. Ghi nhận các dermatome (khúc bì) bị tổn
thương và mức độ, theo các mốc cơ thể sau :
Đoạn tủy

C4 Vai T10 Rốn T4 Núm vú


C6 Ngón cái L3 Ngay trên xương bánh chè T6 Mũi ức
C7 Ngón giữa L5 Ngón cái S4-S5 Quanh hậu môn
C8 Ngón út S1 Mắt cá ngoài

Phân loại mất vững của Denis: phân cột sống ra thành 3 cột: trước, giữa và sau
+ Độ 1: Mất vững cơ học:
– Khi có ≥2 trong 3 cột bị tổn thương
– Thương tổn cột giữa có mảnh rời
– Các thương tổn có nguy cơ gây biến dạng cột sống sau này

+ Độ 2: Mất vững thần kinh


– Có tổn thương thần kinh
– Có nguy cơ tổn thương thần kinh cao
– Có nguy cơ gây hẹp ống sống sau khi lành

+ Độ 3: Mất vững có học thần kinh : độ 1+ độ 2

( Minh Lợi đánh máy )

h p://bacsihoasung.wordpress.com (h p://bacsihoasung.wordpress.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Triệu chứng gãy xương

OCT 10
Posted by giangduongykhoa
Mục tiêu:

1. Trình bày được nguyên nhân, cơ chế gây gãy xương.


2. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và XQ của gãy xương
3. Nêu được các biến chứng thường gặp của gãy xương.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 18/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Đại cương:

Định nghĩa: Gãy xương là sự gián đoạn về cấu trúc giải phẫu bình thường của một xương.

Một số đặc điểm về giải phẫu và sinh lý của hệ xương khớp:

Bộ xương của cơ thể có 3 nhiệm vụ chính:

– Nhiệm vụ bảo vệ ( hộp sọ, lồng ngực, ống sống…). Vì vậy khi tổn thương bộ khung này các tạng được
bảo vệ rất dễ bị tổn thương.

– Nhiệm vụ nâng đỡ: bộ xương là trụ cột của cơ thể, xung quanh xương được xây dựng và sắp xếp các
phần mềm và mọi bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh đi sát xương, khi bị gãy
xương mạch và thần kinh dễ bị tổn thương.

– Nhiệm vụ vận động: các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt
động. Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ
huy, cơ co ngắn hoặc duỗi dài ra, đáp ứng nhu cầu vận động của cơ thể. Hai đầu xương dài là xương
xốp rất dễ bị gãy khi bị chấn thương. Khi bị gãy xương, bệnh nhân mất cơ năng của chi.

Ở trẻ em: hai đầu xương dài có các đĩa sụn tăng trương để cơ thể lớn lên, khi bị tổn thương đĩa sụn này
thì chi phát triển lệch lạc, mất cân đối.

Dịch tễ học:

Gãy xương là một tai nạn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, bất kỳ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Mỗi tuổi có 1 loại gãy xương hay gặp:

Trẻ em: hay gãy xương đòn, trên lồi cầu xương cánh tay, xương đùi…

Người lớn ( trên 50 tuổi): hay gãy cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Mỗi nghề có một loại gãy xương thường xảy ra:

Thợ lò bị gãy cột sống do sập hầm; thợ tiện, thợ cưa hay bị thương ở bàn tay…

Gãy xương liên quan tới tuổi hoạt động nhiều:

Gãy xương gặp nhiều nhất ở tuổi lao động, tuổi hoạt động thể dục thể thao ( khoảng 20 – 40 tuổi) và tỷ
lệ nam nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân và cơ chế gãy xương:

Do chấn thương là chủ yếu:

Tai nạn giao thông: chiếm trên 50 % tổng số nguyên nhân gây gãy xương. Tai nạn lao động ngày càng
nhiều

Tai nạn do thể dục thể thao: do đá bóng, đua xe…

Tai nạn trong sinh hoạt: đánh nhau, đâm chém nhau, ngã cây…
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 19/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Tai nạn học đường: gặp ở tuổi học đường.

Gãy xương do bệnh lý: loại này hiếm gặp

Gãy do viêm xương

Gãy do u xương

Do bệnh bẩm sinh: khớp giả bẩm sinh.

Cơ chế chấn thương trực tiếp:

Chấn thương với một tác nhân mạnh, trực tiếp vào chi, gây nên một tổn thương nặng: xương gãy phức
tạp, phần mềm dập nát, đứt mạch máu và thần kinh ( tai nạn giao thông).

Thời chiến còn có gãy xương hở do hoả khí. Ngoài cơ chế chấn thương trực tiếp, vết thương còn chịu lực
tác động nặng của viên đạn, xương và phần mềm bị phá huỷ nhiều. Đây là loại gãy xương hở nặng nhất.

Cơ chế chấn thương gián tiếp: Xương hay bị gãy chéo xoắn, phần mềm bị tổn thương nhẹ hơn ( gãy trên
lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em do ngã chống tay…)

Giải phẫu bệnh:

Xương:

Gãy đơn giản: gãy ngang, gãy chéo, gãy xoắn, gãy cành tươi ở trẻ em.

Gãy phức tạp: gãy nhiều tầng, nhiều đoạn, nhiều mảnh.

– Di lệch các đầu xương: có 4 loại di lệch thường gặp:

– Di lệch chồng gây ngắn chi

– Di lệch sang bên làm chi sưng nề.

– Di lệch gấp góc và di lệch xoay làm lệch trục chi.

Tổn thương phần mềm nặng hay nhẹ tuỷ thuộc vào cơ chế chấn thương:

Da: vết thương lóc da, mất da.

Cân, cơ: dập nát, đứt co, thậm chí bong lóc cơ một vùng rộng.

Mạch máu, thần kinh: đụng dập, vết thương bên, đứt rời.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA GÃY XƯƠNG:

Triệu chứng cơ năng:

Đau: sau tai nạn bệnh nhân đau rất nhiều nhưng khi bất động tốt chi gãy, bệnh nhân giảm đau nhanh.

Giảm cơ năng của chi gãy: nếu gãy cành tươi hoặc gãy ít lệch.

Mất cơ năng hoàn toàn: nếu chi bị gãy rời.


https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 20/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Triệu chứng toàn thân:

Gãy xương nhỏ không ảnh hưởng tới toàn thân. Nếu gãy xương lớn hoặc kết hợp với đa chấn thương có
thể gây nên sốc .

Triệu chứng thực thể: thăm khám có trình tự: nhìn, sờ , đo.

Nhìn:

Có các nốt phồng ở trên mặt da hay không? Vết thương ở da hay không? Lóc da hay không?

Dấu hiệu bầm tím muộn ( sau tai nạn 24 đến 48 giờ): rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán.

Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương gót có bầm tím ở gan chân…

Sờ:

Sờ nắn nhẹ nhàng có thể thấy đầu xương gãy ghồ lên ở dưới da.
Dấu hiệu cử động bất thường.
Tiếng lạo xạo xương.

Hai dấu hiệu này là 2 dấu hiệu chắc chắn gãy xương, không được cố ý đi tìm dễ làm bệnh nhân sốc
và tổn thương thêm.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: tìm điểm đau chói, sưng nề chi, tràn dịch khớp.

Đo:

Dùng thước vải, thước đo độ để đo trục chi, chu vi chi, chiều dài chi và biên độ vận động của khớp.

Tìm các dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi…

Đây là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm.

Đo tầm hoạt động của khớp qua “tư thế xuất phát không”

Khám các mạch máu, thần kinh chi phối của chi:

Bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay.

Bắt mạch chày trước, chày sau ở mu chân và ống gót.

Khám vận động và cảm giác đầu chi.

TRIỆU CHỨNG XQUANG CỦA GÃY XƯƠNG

Nguyên tắc chụp Xquang hệ xương khớp:

Kích thước: lấy hết 2 khớp trên và dưới ổ gãy.

Tia vừa: nhìn rõ thành xương ( vỏ xương)

Tổn thương nằm giữa trường phim.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 21/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Ngoài ra phải đảm bảo thủ tục hành chính là chụp phim thẳng, phim nghiêng, ghi rõ nơi chụp, họ tên,
tuổi bệnh nhân, ngày chụp, đánh dấu bên phải, bên trái của phim.

Đọc phim:
Phim Xquang là phim âm bản: khi có các khe đen làm gián đoạn thành xương gây mất sự liên tục của
thành xương: đó là hình ảnh gãy xương.

Đọc loại gãy:

Gãy đơn giản ( gãy ngang, gãy chéo xoắn…)

Gãy phức tạp ( gãy nhiều tầng, nhiều mảnh…)

Gãy bong sụn tiếp ở trẻ em.

Gãy vào khớp, gãy lún, gãy cài…

Đọc di lệch: Lấy đầu trung tâm để đọc di lệch đoạn gãy:

Phim thẳng: đọc di lệch sang bên.

Phim nghiêng: đọc di lệch trước sau.

Một số phương pháp chụp hệ xương khớp đặc biệt:

Chụp cắt lớp vi tính: CT scanner (để chẩn đoán các loại u xương, gãy cổ xương đùi…)

chụp cộng hưởng từ MRI ( trong chấn thương cột sống, cổ xương đùi…)

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA GÃY XƯƠNG:

Biến chứng ngay ( tức thì):

Sốc: do đau, do mất máu:

Bệnh nhân da xanh tái, người lạnh, vã mồ hôi.

Vẻ mặt thờ ơ với ngoại cảnh.

Mạch nhanh nhỏ, khó bắt à khôg bắt được.

Huyết áp hạ à Huyết áp không đo được.

Tổn thương mạch: mạch máu lớn bị dập đứt hoặc bị chèn ép.

Bệnh nhân có cảm giác tê bì đấu ngón, liệt vận động ngón.

Mạch ngoại biên yếu hoặc mất.

Các đầu chi lạnh, tím.

Đo dao động mạch bằng siêu âm Doppler: giảm hoặc gián đoạn dòng chảy của mạc máu phía hạ lưu.

Hội chứng chèn ép khoang (đại cương)


https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 22/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Mỗi một chi có nhiều vách cân, nó ngăn chia các khu vực cơ thành các khoang

Bình thường các khoang này là các khoang ảo, rất chật hẹp và có các bó mạch, thần kinh lớn đi qua. Gãy
xương gây nên máu tụ, các cơ sưng nề ( do đụng dập, do thiểu dưỡng…) làm tăng áp lực trong khoang
gây nên chèn ép vào các mạch máu thần kinh.

Hay gặp hội chứng chèn ép khoang cẳng chân, sau gãy cao 2 xương cẳng chân ( hội chứng bắp chân
căng):

Đau, căng bắp chân.

Rối loạn cảm giác các ngón chân: tê bì, kiến bò.

Yếu hoặc liệt vận động ngón chân.

Mạch yếu, mất mạch ở cổ chân

Lạnh, tím đầu chi.

Tăng áp lực khoang: bình thường áp lực khoang: 10 mmHg, khi áp lực khoang lên trên 30 mmHg thì phải
rạch cân.

Nếu để muộn, chèn ép khoang gây nên hoại tử chi.

Tổn thương thần kinh: các xương dài đều có các thần kinh chi phối

– Chi trên: gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay hoặc gãy trên lồi cầu dễ gây liệt thần kinh quay ( bàn tay rủ,
mất dạng khép ngón cái)

– Cột sống: chấn thương cột sống cổ cao C1 – C5 : liệt tứ chi; chấn thương cột sống lưng, thắt lưng D12 –
L1: liệt 2 chi dưới.

Gãy xương hở: gặp các bệnh cảnh lâm sàng sau
Nhìn thây đầu xương gãy qua vết thương

Thấy mỡ tuỷ xương chảy qua vết thương phần mềm.

Vết thương gãy hở nhiễm trùng, lộ xương viêm: nếu bệnh nhân đến muộn.

Các biến chứng sớm: 24 – 48h sau chấn thương

Nhiễm trùng: thường gặp sau gãy hở

Dấu hiệu toàn thân: sốt cao dao động, mặt hốc hạ, vẻ nhiễm trùng.

Tại chỗ: vết thương tấy đỏ, ra dịch đục hoặc mủ. Đặc biệt nguy hiểm với những nhiễm khuẩn nặng như
nhiễm trùng yếm khí.

Rối loạn dinh dưỡng: toàn chi gãy nổi nốt phòng nước, đầu chi sưng nề.

Vì thế khi bệnh nhân gãy xương phải để chi ở tư thế cao ( treo tay, kê chân)
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 23/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Các di chứng:

Teo cơ, cứng khớp: bệnh nhân mất chức năng chi

Chậm liền: sau 4 – 5 tháng xương không liền.

Khớp giả: sau 6 tháng mà xương không liền, bắt buộc phải phẫu thuật kết hợp xương và ghép xương

Viêm xương: điều trị hết sức phức tạp, tốn kém và dễ tàn phế.

Minh Lợi đánh máy


h p://bacsihoasung.wordpress.com (h p://bacsihoasung.wordpress.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Triệu chứng trật khớp

OCT 10
Posted by giangduongykhoa
Định nghĩa:

Trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc.

Nhắc lại một số đặc điểm giải phẫu sinh lý.

Giải phẫu:

Một khớp bao gồm:

– Chỏm và ổ khớp là nơi các đầu xương dài nối với nhau.

– Các dây chằng là phương tiện giữ khớp.

– Bao hoạt dịch tiết ra dịch khớp có nhiệm vụ nuôi sụn khớp và bôi trơn mặt khớp, đồng thời ngăn ngừa
nhiễm trùng khớp.

– Mạch nuôi khớp: thường do các dây chằng bao khớp và mạch thân xương lên nuôi.

Sinh lý:

Khớp hoạt động khi mà cấu trúc giải phẫu khớp bình thường.

Khớp chỏm tròn: có nhiều động tác: dạng, khép, xoay v.v… biên độ vận động khớp lớn(khớp vai, khớp
háng).

Khớp ròng rọc: chỉ có 2 động tác gấp, duỗi, không có động tác lắc ngang(khớp khuỷu, khớp gối).

Khi trật khớp hoặc có gãy xương kèm theo, rất dễ bị cứng khớp, thoái hoá khớp hoặc tiêu chỏm.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 24/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Dịch tễ học

Mỗi tuổi thường có một loại trật khớp.

Trẻ em: trật khớp khuỷu.

Người lớn: trật khớp vai, khớp háng.

Hay gặp trật khớp: ở tuổi trẻ, tuổi lao động.

Nam nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân, cơ chế trật khớp.

Nguyên nhân:

Do chấn thương là chủ yếu

– Tai nạn giao thông.

– Tai nạn lao động.

– Tai nạn thể dục thể thao.

– Tai nạn học đường.

Do bệnh lý: viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, do trật khớp bẩm sinh.

Cơ chế:

Cơ chế chấn thương gián tiếp: là chủ yếu, như ngã chống tay gây trật khớp vai, khớp khuỷu.

Cơ chế trực tiếp: Có thể gây nên trật khớp hở. Loại này hiếm gặp.

Phân loại trật khớp

Trật khớp mới: ngay sau tai nạn.

Trật khớp cũ: sau tai nạn 3 tuần.

Trật khớp tái diễn: trật khớp nhiều lần, tần suất>8-10 lần.

Tổn thương giải phẫu bệnh

Xương khớp:

Vỡ ổ khớp.

Vỡ chỏm khớp.

Gãy cổ chỏm kèm theo (gãy cổ xương đùi, cổ xương cánh tay).

Bong sụn tiếp ở trẻ em.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 25/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Phần mềm:

Tổn thương dây chằng, bao khớp: rách, dãn.

– Mạch nuôi chỏm tổn thương nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào mức độ di lệch của đầu xương và phụ thuộc
vào mạch nuôi từng khớp riêng.

– Mạch, thần kinh: trật khớpkhuỷu có thể gây đứt mạch máu và thần kinh cánh tay, trật khớp gối có thể
gây tổn thương mạch khoeo.

Triệu chứng lâm sàng của trật khớp.

Triệu chứng cơ năng.

– Đau: Sau tai nạn bệnh nhân đau nhiều nhưng giảm đau nhanh khi được bất động tốt.

– Giảm hoặc mất vận động của khớp.

Triệu chứng toàn thân:

– Những trật khớp nhỏ: không ảnh hưởng toàn thân của bệnh nhâ.

– Những trật khớp lớn(khớp háng): Có thể gây sốc chấn thương.

Triệu chứng thực thể:

Thăm khám một cách trình tự: nhìn, sờ, đo.

Nhìn:

– Xem có vết thương, dịch khớp chảy ra không?

– Nhìn màu sắc da trên vùng khớp.

– Một số hình ảnh trật khớp điển hình như: Vai vuông trong trật khớp vai, dấu hiệu nhát rìu trong trật
khớp khuỷu.

Sờ:

– Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp, dễ phát hiện ở những khớp
nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện ở các khớp lờn như khớp háng.

– Sờ thấy chỏm ở vị trí bất thường( chỗ gồ bất thường):

Sờ thấy chỏm xương cánh tay ở rãnh Delta -ngực trong trật khớp vai, đầu dưới xương cánh tay ghồ lên ở
phía trước khuỷu trong trật khớp khuỷu.

– Cử động đàn hồi(dấu hiệu lò xo): kéo chi ra khỏi vị trí trật khớp, rồi thả chi ra, chi sẽ về tư thế ban
đầu( dấu hiệu Berger trong trật khớp bả vai).

– Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp.

– Ngoài ra có thể sờ thấy điểm đau, sưng nề vùng khớp.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 26/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Đo chi: Thấy biến dạng toàn chi.

– Lệch trục.

– Chi ngắn.

– Mất biên độ vận động bình thường của khớp.

– Đo chi tìm dấu hiệu biến dạng điển hình này, đây cũng là dấu hiệu chắc chắn của trật khớp.

– Khám mạch máu thần kinh: Bắt mạch quay, mạch trụ ở chi trên; bắt mạch chày trước, chày sau ở chi
dưới, khám cảm giác và vận động ở đầu ngón để tránh bỏ sót thương tổn.

Triệu chứng Xquang.

Mục đích chụp Xquang

Xác định chắc chắn trật khớp.

Xác định có tổn thương kèm theo không?

Kết quả:

Kiểu trật khớp.

Di lệch của đầu xương so với mặt khớp.

Biến chứng của trật khớp.

Biến chứng sớm.

Tổn thương mạch thần kinh

Do chèn ép.

Do đụng dập, đứt.

Trật khớp hở: thường do chấn thương trực tiếp, cơ chế chấn thương mạnh. Phát hiện biến chứng này dễ,
dựa vào bệnh cảnh lâm sàng:

Nhìn thấy mặt khớp qua vết thương phần mềm.

Dịch khớp chảy qua vết thương phần mềm.

Tràn mủ khớp, chảy mủ qua vết thương(nếu đến muộn).

Trật khớp kèm theo gãy xương: dựa vào Xquang để chẩn đoán.

Các di chứng:

Teo cơ, cứng khớp trong tư thế xấu:Khớp khuỷu luôn ở tư thế duỗi…

Thoái hoá khớp: hay gặp ở trật khớp háng trung tâm, trật khớp vai, gối.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 27/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Tiêu chỏm-khớp: tiêu chỏm xương đùi(do tổn thương mạch nuôi chỏm).

Vôi hoá quanh khớp: làm ảnh hưởng cơ năng của khớp.

( Minh Lợi đánh máy )

h p://bacsihoasung.wordpress.com (h p://bacsihoasung.wordpress.com)

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Sai khớp vai

OCT 4
Posted by giangduongykhoa

(h p://4.bp.blogspot.com/_iO0u_-8tJ8E/SL4s6lHNE4I/AAAAAAAAAT8/XbgQCXGjW6Q/s1600-
h/sinhton31_32.jpg)I.Phân loại:
1.Theo vị trí:
Căn cứ vào vị trí chỏm xương bị bật ra nằm ở vị trí nào so với ỗ choã mà chia ra các thể SK vai:

1.1.SKV ra trước vào trong:


– Hay gặp nhất( chiếm 75% trường hợp SKV).
– Tuỳ vị trí Chỏm xương cánh tay nằm ở ngoài hay trong Mỏm quạ mà ta có các thể sau:
+Thể ngoài quạ: Chỏm nằm ngay bờ trước hỏm khớp( là bán Sk,dể nắn chỉnh).
+Thể dưới quạ: Chỏm nằm nagy dưới mỏm quạ( hay gặp nhất).
+Thể trong quạ: Chỏm thọc sâu phía trong namừ ở phía trong Mỏm quạ.
+Thể dưới đòn: Chỏm xương nằm dưới xương đòn.

1.2.SKV xuống dưới:


– Thứ 2 của SKV( 23%).
– Chỏm xương cánh tay nằm dưới hỏm khớp,chia 3 thể:
+Thể dưới hỏm khớp thông thường( thường tự chỉnh lại được).
+Thể dung ngược: cánh tay ở tư thế dạng quá mức.
+Thể dưới cơ tam đầu.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 28/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

1.3.SKV ra sau( ít gặp):


– Thể dưới mỏm cùng: Chỏm trật ra sau và nằm dưới mỏm cùng vai.
– Thể dưới gai: Chỏm xương nằm dưới gai( tổn thương quanh khớp lớn).

1.4.SKV lên trên( rất ít gặp): Thường kèm theo gãy mõm cùng vai.

2.Theo thới gian:


2.1.SKV mới: 2 tuần.
2.2.SKV cũ: 2 tuần.

3.Theo số lần SK:


3.1.SKV lần đầu.
3.2.SKV táI diễn.

4.Theo nguyên nhân:


4.1.SKV chấn thương.
4.2.SKV bệnh lý.

5.Theo tổn thương kết hợp:


5.1.SKV đơn thuần.
5.2.SKV kèm gãy xương.

II.Chẩn đoán: SKV ra trước vào trong.


1.LS:
– Đau,sưng nề,bất lực vận động khớp vai.
– Tư thế cánh tay giạng và xoay ngoài.
– Biến giạng vùng vai: Mỏm cùng vai dô,vai vuông,dấu hiệu mắc áo,dấu hiệu nhát rìu dưới MCV.
– Dấu hiệu lò xo: khi làm động tác giạng/khép cánh tay.

+Rãnh Delta ngực đầy.


– Sờ thấy hỏm khớp rỗng,chỏm xương nằm ở rãng Delta ngực.

2.Xq: Phát hiện thể Sk và tổn thương xương kèm theo.

III.Tiến triễn và biến chứng:


1.Tiến triển: Với SKV mới nếu dược nắn chỉnh sớm,đúng kỷ thuật và điều trị vận động liệu pháp đúng
phương pháp thì chức năng của khớp được phục hồi sau 1- 2 tháng.

2.Biến chứng:
– Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
– Cơ năng khớp không phục hồi hoàn toàn.
– Viêm quanh khớp vai gây đau kéo dài.
– Sai khớp vai tái diễn.
– Cứng-dính khớp.
– Gãy cổ xương cánh tay khi nắn chỉnh sai khớp vai.
– Sai khớp vai cũ.

IV.Phân biệt:
1.Liệt cơ Delta:
– Vai vuông.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 29/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

– ỗ khớp rỗng nhung còn sờ thấy chỏm xương( thấp hơn bình thường) phía dưới.
– Chiều dài tương đối xương cánh tay dài hơn bên lành.
– Xq: chẩn đoán xác định.

2.Gãy cổ xương bã vai có di lệch:


– Có dâu hiệu MCV dô( dấu hiru đệm cầu vai/dh mắc áo).
– Xác định=Xq.

3.Gãy cổ xương cánh tay:


– Cũng có dấu hiệu nhát rìu.
– Cánh tay giạng( trong gãy thể giạng).
– Xác định=Xq.

V.Điều trị:
1.SKV củ/tái diễn: Có chỉ định mỗ đặt lại khớp.

2.SKV mới: Thường được điều trị bằng nắn chỉnh.


2.1.PP gót chân của Hypocrat:
Là pp đơn giản,dể nắn,đạt hiệu quả tốt nhất.
– BN nằm ngữa trên ván cứng/nền nhà.
– BS ngồi đối diện với bn về phía chi SK.
– Gót chân T đặt vào hỏm nách BN.
– Hai tay cầm cổ tay bênn SK kéo theo trục chi để tạo đối lực,đồng thời kết hợp xoay cánh tay nhẹ nhàng
vào trong.
– Khi nghe tiếng khục là chỏm xương đã trở về vị trí cũ.
– Cho bn cữ động thấy dể dàng,hết tư thế bắt buộc.

2.2.PP 4 thì của Kocher:


– Bn có thể ngồi trên ghế/nằm ngữa trên bàn.
– BS một tay cầm lấy tcẳng tay,tay kia nắm lấy khuỷu tay Bn,tiến hành nắn chỉnh theo 4 thì:

T1: Đưa khuỷu tay gấp 90 độ,kéo theo trục của cánh tay,đưa cánh tay khép vào thân người.
T2:Tiếp tục như T1,đồng thới tiến hành xoay cánh-cẳng tay ra ngoài.
T3: Vẫn tiếp tục giữa các độngtác ở T1 và T2,đồng thới đưa khuỷ tay khép quá vào trong,và xoay
cánh-cẳng tay ra ngoài quá mức.
T4: Xoay cánh-cẳng tay vào trong = vắt bàn tay BN lên vai lành bên đối diện.

PP này có thể gây tai biến Gãy xương.

2.3.PP của Mothes:


– BN nằm ngữa trên bàn.
– Dùng đai da/vảI bạt quàng qua náhc bên SK cheo qua vai lành giao cho trợ thủ 1 kéo giữ.
– Trợ thủ 2 cầm lấy cổ tay Bn kéo theo trục chi,đồng thời tay giạng dần ra,càng giạng nhiều càng tốt.
– Người nắn dùng 2 ngón tya cái đẩy chỏm xơng về vị trí ổ khớp.
Sauk hi nắn chỉnh xong cho chụp Xq kiểm tra,hết SK và không có biến chứng gãy xương->Cố định cánh
tay khép xoay trong trong 2 tuần,sau đó cho bệnh nhân tập vận động.

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 30/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Leave a comment

Viêm, rách chóp xoay

OCT 3
Posted by giangduongykhoa
Viêm, rách chóp xoay
Nguyên nhân hàng đầu gây đau vai ở người lớn tuổi

Chóp xoay gồm 4 cơ của khớp vai, theo thứ tự từ trước ra sau là cơ dưới vai, cơ trên gai, cơ dưới gai và
cơ tròn bé. Nhóm các cơ này có tác dụng giữ vững khớp vai một phần và có nhiệm vụ cử động vai giúp
cho khớp vai là khớp trong cơ thể có tầm vận động lớn nhất.

Khớp vai cũng là khớp được sử dụng nhiều trong suốt đời người và đây cũng chính là điểm làm cho
chóp xoay dễ bị viêm hay đứt. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm hay đứt chóp xoay bao
gồm lớn tuổi gây thoái hóa gân, tình trạng thiếu máu nuôi gân và do sử dụng quá mức khớp vai.

Bệnh biểu hiện như thế nào?

Bệnh hay xảy ra trên những người tuổi trên 40 (ước tính có khoảng từ 15-40% những người trên 40 bị
bệnh này). Triệu chứng đầu tiên là đau ở vùng vai. Cơn đau có đặc điểm đau vùng vai lan lên tới cổ (làm
dễ chẩn đoán lầm với thoái hóa cột sống cổ), lan xuống cánh tay nhưng dừng lại ở vùng khuỷu tay.

Đau vào đêm khuya đôi khi làm bệnh nhân mất ngủ, đau khi nằm nghiêng bên vai bị đau. Cảm giác
yếu, mỏi cánh tay khi nhấc tay và khi làm việc với cánh tay tư thế dạng.

Bệnh lâu ngày dẫn tới rách lớn chóp xoay làm bệnh nhân cử động vai khó khăn, đặc biệt khi dang tay
lên tới đầu sẽ có một cung đau tức là ở một đoạn nào đấy gây đau, các đoạn còn lại không bị đau, rách
nặng hơn làm bệnh nhân không giơ tay lên được hay khi giơ lên được thì khi hạ xuống tay sẽ bị rớt đột
ngột mà không thể giữ lại được.

Làm sao để chẩn đoán?

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 31/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Khi bạn đi khám bệnh các bác sĩ sẽ làm một số nghiệm pháp khám đặc biệt để phát hiện gân bị viêm hay
rách. Chụp khớp vai 3 tư thế thẳng, nghiêng và Lamy và chính xác nhất là chụp MRI có bơm thuốc
tương phản từ vào trong khớp.

Làm gì khi bị viêm hay rách chóp xoay?

Tùy thuộc tình trạng viêm hay rách chóp xoay, rách lớn hay nhỏ, tuổi bệnh nhân mà sẽ có những chiến
lược điều trị khác nhau. Thông thường bắt đầu bằng sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau và thuốc giãn
cơ, kèm thêm việc tập vật lý trị liệu làm hạ vai xuống.

Tiêm corticoid vào khớp vai cũng là một phương pháp điều trị nhưng phải rất cẩn thận vì nếu bị nhiễm
trùng sẽ rất tai hại. Trong trường hợp uống thuốc không bớt hoặc chóp xoay bị rách thì phương án tiếp
theo sẽ là mổ khâu lại gân.

Có nhiều phương pháp mổ nhưng hiện tại đa số áp dụng phương pháp mổ nội soi. Phương pháp nội soi
cho kết quả tương đương mổ mở nhưng làm giảm thiểu tình trạng tổn thương cơ xung quanh, thời gian
hồi phục nhanh hơn. Vết mổ nhỏ hơn, ít đau sau mổ.

Sau khi mổ xong bệnh nhân cần được hạn chế cử động tay trong khoảng thời gian ít nhất là 3-6 tuần để
gân lành và sau đó là chương trình tập vật lý trị liệu để phục hồi tầm hoạt động cho khớp vai. Tỉ lệ gân
lành nói chung là khoảng 75%, tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân hài lòng, bớt đau sau mổ lên đến 90% hoặc hơn
tùy theo tác giả.

Làm gì để hạn chế chóp xoay rách?

Bạn đừng nên coi thường những cơn đau ở vai, dấu hiệu đau đầu tiên có thể là tình trạng viêm, nếu cố
gắng hoạt động để hy vọng vượt qua cơn đau mà không được điều trị sẽ làm bệnh diễn tiến nặng hơn
dẫn đến rách gân.

Điều trị thuốc sớm và nghỉ ngơi ở giai đoạn viêm có thể hạn chế tình trạng rách gân. Một khi gân đã bị
rách thì việc mổ khâu lại sớm sẽ có kết quả tốt hơn, giá thành thấp hơn do dùng ít chỉ khâu hơn. Thời
gian hồi phục nhanh hơn.

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 32/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Phẫu thuật nội soi khớp gối

SEP 29
Posted by giangduongykhoa

Tuyển tập các bài giảng về phẫu thuật nội soi khớp và phổi

Arthrose , lésion méniscale et lligamentoplastie

Comparaison entre les deux greffons

Comparaison KJ et DiDt

Comparaison os tendon os didt

Tài liệu PTNS Khớp-Phổi

TRAITEMENT
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/TRAITEMENT_ARTHROSCOPIQU#10.pdf)
ARTHROSCOPIQUE D’UNE FRACTURE DU TALUS
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/TRAITEMENT_ARTHROSCOPIQU#10.pdf)

TĂNG ÁP ĐỘNG MẠCH PHỔI (h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/Tang_Ap.pdf)

KHỚP GỐI
Arthrose , lésion méniscale et lligamentoplastie
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/arthrose%20,%20l%C3%A9sion%20m%C3%A9n

Comparaison entre les deux greffons


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20entre%20les%20deux%20greffo

Comparaison KJ et DiDt
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20KJ%20et%20DiDt.pdf)

Comparaison os tendon os didt


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20os%20tendon%20os%20didt.pd

Comparaison PT et DiDt
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20PT%20et%20DiDt.pdf)

Comparaison tendon rotulien et ischio jambiers


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20tendon%20rotulien%20et%20is

Comparaison TR et DIDT
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/comparaison%20TR%20et%20DIDT.pdf)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 33/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Correlation between type of discoid lateral menisci and tear pa ern


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/Correlation%20between%20type%20of%20disco

Cyclope (h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/cyclope.pdf)

Evaluation, Classification et traitement de la lesion du ligament croise anterieur


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/EVALUATION,%20CLASSIFICATION%20ET%2

Fixation fémorale
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/fixation%20f%C3%A9morale.pdf)

Fixation tibiale et tension du greffon


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/fixation%20tibiale%20et%20tension%20du%20gr

Fixation tibiale (h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/fixation%20tibiale.pdf)

FORMULAIRES D’EVALUATION DU GENOU DE L’IKDC


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/FORMULAIRES%20D%E2%80%99EVALUATIO

Incorporation du greffon
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/incorporation%20du%20greffon.pdf)

Influence of the Femoral Tunnel Location and angle on the contact pressure in the ACL
reconstruction
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/Influence%20of%20the%20Femoral%20Tunnel%

Kinematics and Laxity of the Knee Joint after Anterior Cruciate Ligament Reconstruction
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/Kinematics%20and%20Laxity%20of%20the%20K

Ligamento utilisant TR controlatéral


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/ligamento%20utilisant%20TR%20controlat%C3%

Ostéotomie et ligamentoplastie
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/ost%C3%A9otomie%20et%20ligamentoplastie.p

PLACE DES DIFFERENTS TYPES D’ARTHROPLASTIE DANS LE TRAITEMENT DE


L’ARTHROSE DU GENOU
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/PLACE%20DES%20DIFFERENTS%20TYPES%2

ReconstructionPCL (h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/reconstructionPCL.pdf)

Reparation ligamentaire et reconstruction des croisés dans la luxation du genou


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/reparation%20ligamentaire%20et%20reconstruc

Résultats tendon rotulien


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/r%C3%A9sultats%20tendon%20rotulien.pdf)

Technique de reconstruction du ligament croisé antérieur


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/Technique%20de%20reconstruction%20du%20li

Techniques pour réduire les sympt post ligamentoplastie


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/techniques%20pour%20r%C3%A9duire%20les%
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 34/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

The effects of anterior cruciate ligament reconstruction on tibia ratation during pivoting after
descending stairs
(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/the%20effects%20of%20anterior%20cruciate%20

Traitement chirurgical des lésions récentes et anciennes du LCA


(h p://www.phauthuatnoisoi.com/tulieu/Khop/khopgoi/Traitement%20chirurgical%20des%20l%C3%A9

Posted in E-book, Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình, Ngoại Khoa - lồng ngực, Ngoại Khoa - nội soi

Leave a comment

Bài giảng Phẫu thuật nội soi Khớp

SEP 29
Posted by giangduongykhoa
Tuyển tập các bài giảng nội soi khớp
Bộ môn Chấn thương chỉnh hình ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

1. TỔNG QUAN VÀ TỔ CHỨC PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP.


DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG PTNS CHỈNH HÌNH
Giảng viên: ThS.BS Trịnh Xuân Lê
Download 1
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/tong%20quan%20va%20to%20chuc%20ve%20noi%
Download
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/dung%20cu%20dung%20trong%20PTNS%20khop.
2

2. PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI


Giảng viên: BS. Tăng Hà Nam Anh
Download (h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/noi%20soi%20khop%20vai.pdf) 1
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/noi%20soi%20khop%20vai.pdf), Download 2
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/noisoikhopgoi.pdf)

3. TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM KHỚP GỐI


Giảng viên: BS.CKII Trương Trí Hữu
Download
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Ton%20thuong%20sun%20chem%20khop%20goi.p
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Ton%20thuong%20sun%20chem%20khop%20goi.pdf

4. MRI CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG KHỚP GỐI, KHỚP VAI


(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/knee%20MRI.pdf)
Giảng viên: BS. Phan Châu Hà
Download (h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/knee%20MRI.pdf) 1
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/knee%20MRI.pdf), Download
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/shoulder%20MRI.pdf) 2
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/shoulder%20MRI.pdf)

Ồ Ổ Ố
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 35/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

5. VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU MỔ NỘI SOI KHỚP GỐI, VAI
Giảng viên: ThS.BS Nguyễn Thi Hương
Download

6. ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP VÀ 1 SỐ BỆNH LÝ KHÁC
Giảng viên: BS. Bùi Hồng Thiên Khanh
Download
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Ung%20dung%20noi%20soi%20trong%20dtri%20t
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Ung%20dung%20noi%20soi%20trong%20dtri%20tho

7. LỊCH SỬ NỘI SOI. CÁC BƯỚC THĂM KHÁM NỘI SOI KHỚP GỐI.
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP QUA
NỘI SOI GỐI VÀ TỔN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP
GỐI QUA NỘI SOI
Giảng viên: TS.BS. Đỗ Phước Hùng
Download

8. GIẢI PHẪU – CHỨC NĂNG KHỚP GỐI, KHỚP VAI


Giảng viên: ThS.BS Trần Văn Bé Bảy
Download

9. CÁCH KHÁM KHỚP GỐI, VAI: CHẨN ĐOÁN CÁC TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP & ĐIỀU
TRỊ
Giảng viên: ThS.BS Trần Văn Bé Bảy
Download

10. VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI & KHỚP VAI
Giảng viên: BS Phan Tôn Ngọc Vũ
Download
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Vo%20cam%20trong%20PTNS%20khop.pdf)
(h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/Vo%20cam%20trong%20PTNS%20khop.pdf)

11. TỔNG QUAN VỀ PHẪU THUẬT NỘI SOI


Giảng viên: TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc
Download

12. TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA TRANG THIẾT BỊ NỘI SOI (NGUỒN SÁNG, CAMERA vv)
Giảng viên: KS Đoàn Anh Tuấn
Download (h p://phauthuatnoisoi.com/TuLieu/BaigiangKhop/KS%20ARTHROSCOPY.pdf)

Posted in E-book, Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình, Ngoại Khoa - nội soi

Leave a comment

Gãy đầu trên xương cẳng tay

SEP 10
Posted by giangduongykhoa

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 36/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào “tiêu đề” hoặc “đọc thêm…” để xem toàn bộ bài viết

(h p://www.ne erimages.com/images/vpv/000/000/000/423-
0550x0475.jpg)I. Gãy mỏm khuỷu:
1. Đặc điễm:
– MK là phần đầu trên của xương trụ,cùng với mỏm vẹt tạo thành hõm
Zigma lớn.
– Gãy MK là gãy xương phạm khớp.
– Nếu có di lệch: là di lệch giản cách( do tác động của cơ tam đầu cánh
tay,thường điều trị bằng PT.

2. Nguyên nhân-cơ chế:


– Trực tiếp: Ngã đập khuỷu xuống đất/bị đánh vào MK.
– Gián tiếp: Gấp khuỷu đột ngột,mạnh do cô kéo cơ tam đầu cánh tay.

3. Phân loại theo Colton: Chia Gãy MK thành 4 loại.


– Loại I: Gãy bong đứt MK( có thể phạm/không phạm khớp,mãnh vở <
50% của MK).
– Loại II: Gãy ngang/chéotừ phần giữa MKđến bờ sau MK.
– Loại III: Gãy phần nền của MK.
– Loại IV: Gãy MK nhiều mảnh.

4. Lâm Sàng:
– Hạn chế động tác duỗi khớp khuỷu,không duỗi được cẳng tay hoàn toàn.
– Đau chói MK.
– Giản cách giữa 2 đầu gãy.
– Di động đoạn trung tâm.
– Đường Hunter thay đổi.
– Tam giác Hunter thay đỗi( đẫo ngược).

(h p://www.ne erimages.com/image/8274.htm)

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 37/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

5. Xq thẳng nghiêng: CĐ xác định.

6. Điều rị:
*Bão tồn:
– CĐ:
+Gãy MK ít di lệch, giản cách 2mm.
– PP: Bó bột cánh tay-bàn tay, khuỷu gấp 90 độ, để bột 4 tuần.

*PT:
– CĐ: Gãy xương có di lệch:
– PP: Kết xương bằng néo ép số 8/Bắt vít xốp.

II. Gãy mỏm khuỷu:


1. Đặc điểm: hiếm gặp,phần lớn kết hợp với Trật khớp khuỷu ra sau.

2. Sau khi nắn chỉnh khớp khuỷu có thể MV về vị trí cũ.

3. Điều Trị:
– Không di lệch: Bột cánh bàn tay tư thế khuỷu gấp 90 độ trong 4-5W.
– Có di lệch: Kết xương bằng vít xôp/đinh Kirschner.

III.Gãy chỏm xương quay:


1. Đặc điểm: Chỏm xương quay tạo với lồi cầu xương cánh tay thành khớp lối cầu-quay và với đầu trên
xương trụ thành khớp quay-trụ trên, vì vậy gãy chỏm xương quay sẻ ảnh hưởng tới chic năng gấp-duỗi
khớp khuỷu, sấp-ngữa cánh tay.

2. Cơ chế: Thường do gián tiếp: Khi ngã chống tay, khuỷu duỗi, lồi cầu xương cánh tay thúc mạnh vào
chỏm xương quay Gãy.

3. Phân loại:
Theo Mason:

Loại I: Gãy không di lệch.


Loại II: Gãy chỏm xương quay có di lệch.
Loại III: Gãy chỏm xương quay nhiều mảnh.
Loại IV: Gãy chỏm xương quay két hợp sai khớp khuỷu.

4. Chẩn đoán:
– Biến dạng khớp khuỷu.
– Bất lực vận động gấp-duỗi,sấp-ngữa cẳng tay.
– Dau chói cố định mõm quay.
– Lạo xạo xương.
– Xq: Chẩn đoán xác định và phân loại.

5. Điều Trị:
5.1.Bão tồn:
– Chỉ Định:
+ Gãy MK loại I( khong di lệch,không bị giới hạn khi vận động khớp khuỷu).
+Gãy loại II( có di lệch):

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 38/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

– Phương pháp:
+Có di lệch thì nắn chỉnh bằng xuyên đinh Steimann nhỏ vào chỏm xương quay để nắn chỉnh.
+Bột cánh-bàn tay trong thời gain 6-7 tuần.

5.2. Phẫu Thuật:


– Kết xương/mỗ bó chỏm quay( Loại III)

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Gãy đầu dưới xương cánh tay

SEP 9
Posted by giangduongykhoa
(h p://www.suckhoe360.com/images/stories/1_SoCapCuu/New%20Folder/Gay-
xuong-ho.jpg)I.Đại cương:
Gãy đầu dưới xương cánh tay chiếm khoảng 4,3% tất cả các gãy xương.

Loại gãy này thường có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng của khớp khuỷu và
gây hạn chế vận động khớp do cốt hoá quanh khớp hoặc di lệch.

1. Gãy đầu dưới xương cánh tay được chia ra:


2. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay( gãy ngoài khớp ,giữa đầu và thân xương).
3. Gãy mỏn trên lồi cầu-trên ròng rọc xương cánh tay( gãy ngoài khớp).
4. Gãy khối lồi cầu,gãy khối ròng rọc xương cánh tay( gãy trong khớp).
5. Gãy đầu dưới xương cánh tay hình chữ Y, chữ T( gãy trong khớp)/ít hoặc nhiều mảnh, đơn thuần
hoặc kết hợp cùng gãy thân xương cánh tay

II. Gãy trên lồi cầu xương cánh tay:


1. Hay gặp ở trẻ nhỏ và thiếu nhi.

2. Được chia ra gãy thể gấp và gảy thể uỡn ( ưỡn gặp nhiều hơn gấp).

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 39/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

(h p://www.ne erimages.com/images/vpv/000/000/012/12541-0550x0475.jpg)

3. Thể ưỡn:
– Cơ chế: Do ngã chống bàn tay xuống đất khi cánh tay giạng,khớp khuỷu gấp nhẹ( hay gặp ở trẻ nhỏ).
– Đường gãy thường chéo vát từ dưới lên trên, từ trước ra sau.
– Trung tâm di lệch ra trước. Có thể gây đứt rách cơ cánh tay gây chèn ép /tổn thương bó mạch ánh tay,
dây thần kinh giữa, chọc thủng da thành gãy hỡ.
– Ngoại vi: Di lệch ra sau,vào trong và xoay ngoài.
– Mở góc ra sau.
– LS:

Biến dạng vùng khuỷu.


Điểm đau chói đầu dưới xương cánh tay.
Vết lỏm ( dấu hiệu nhát rùi) phía sau khuỷu,vết bầm tìm Kirmisson ở nếp gấp khuỷu.
Có thể they đầu gãy trung tâm lối ra ở mặt trước khớp khuỷu.
Mỏm khuỷu lồi ra mặt sau khớp khuỷu.
Không có tư thế bắt buộc và dấu hiệu lò xo( phân biệt với sai khớp khuỷu).
Đường Hunter và Tam giác Hunter không thay đổi.

– Xq thẳng và nghiêng; Chẩn đoán xác định.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 40/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

4. Thể gấp:
– Cơ chế: Do ngã đập khuỷu tay xuống đất trong tư thế gấp khuỷu.
– Hay gặp ở người lớn.
– Xương thường gảy thành nhiều mảnh.
– Đạon trung tâm: di lệch ra phía sau.
– Đoạn ngoại vi: di lệch ra trước.
– Tạo góc mở ra trước.
– LS:

Không có dấu hiệu nhát rìu ở phía sau mỏm khuỷu.


Không sờ thấy đầu xương gãy ở mặt trước và say khớp khuỷu.
Các triệu chưng khác gần như nhau.

– Xq thẳng nghiêng chẩn đón xác định.

Image

Figure 5a. A displaced supracondylar humerus fracture.


3.Điều trị:
3.1.Bão tồn:
*Khi gãy không di lệch/không đáng kể, Bó bột/Nẹp cố định chi tư thế Khuỷu gấp 70-80 độ,cẳng tay sấp
(tư thế chùng cơ sấp trên, tránh di lệch xoay đoạn ngoại vi ra ngoài).

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 41/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

*Gãy di lệch nhiều:


– Nắn chỉnh dưới gây te ổ gãy/tê đám rối thần kinh cánh tay( TE thì gây mê).
+Thể ưỡn:

Phụ 1 nắm giữ 1/3D cánh tay làm đối lực.


Phụ 2 nắm lấy cổ tay kéo theo trục xương cánh tay trong tư thế khuỷu duỗiđể chỉnh hết di lệch
chồng.
Sau đó vừa nắn vừa cho gấp khuỷu tối đa và sấp cẳng tay.
Người nắn chỉnh dùng 2 ngón cái đẩy đầu ngoại v i ra trước và chỉnh các di lệch gập góc, xoay sang
bên, đưa 2 đầu xương gãy khớp vào nhau.
Cố định: Thường đặt nẹp bột mắt sau cánh – cẳng tay/bó bột rách dọc tư thế Khuỷu gấp 70-80
đọ.cẳng tay sấp.
Cố định 3-4 tuần.
Tập vận động liệu pháp: tập nắm, duỗi bàn tay, lên gân cơ trong bột.
Tiên lượng: Phục hồi sau 8-12 tuần.

+Thể gấp:

Người nắn nắm giữ đầu dưới xương cánh tay trên chỗ gãy làm đối lực.
Phụ nắm lấy cỗ tay Bn kéo theo trục cánh tay trong tư thế duỗi khớp khuỷu.
Ngưới nắn chỉnh dùng 2 ngón ta cai đẫy đầu ngoại vi xuống dưới ra sau,làm cho hai đầu gãy khớp
váo nhau.
Cố định: Nẹp bột cánh –bàn tay, khuỷu duỗi ( sau 2 tuần chuyến sang tư thế gấp, tay hơi sấp.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 42/43
12/22/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 2

3.2. Phẫu Thuật:


*CĐ: Gãy xương di lệch lớn.
Gãy xương có tổn thương mạch thần kinh.
Gãy xương đã nắn chỉnh không kết quả.

Left Humerus Fracture and Prosthetic


Replacement (h p://lpig.doereport.com/enlargeexhibit.php?ID=4884)

*Nắn chỉnh,kết xương đinh Kirschner xuyên chéo/TE,có thể bắt vít,nẹp vít/kết hợp với đinh Kirschner.

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Blog at WordPress.com.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%E1%BA%A1i-khoa-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%E1%BB%89nh-hinh/pag… 43/43
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

Giảng Đường Y Khoa

Nơi Hội Tụ Kiến Thức Y Khoa

Category Archives: Ngoại Khoa – chấn thương


chỉnh hình

Gãy cổ xương đùi

SEP 8
Posted by giangduongykhoa
(h p://www.suckhoedoisong.vn/Editor/assets/168-
2007/18207.jpg)I.Đặc điểm GP liên quan chẩn đoán và điều trị:
1. Xương:
– Góc cổ xương và trục thân xương tạo góc 125 – 135( tb 130 độ).
– Tạo mặt phẳng ngang góc 20 độ( trục nghiêng).
Nên trong điều trị cần chú ý nắn chỉnh góc,tránh di lệch điểm tỳ gây
biến chứng thoáI hoá và lâu liền.

2. Bè xương vùng cổ xương đùi: chia 2 bè cung nhọn và nan quạt,tiếp


giáp giữa 2 bè là điểm yếu : đó là cổ phẫu thuật.

3. Mạch máu nuôi xương vùng cổ và liên mấu chuyển:


– Động mạch dây chằng tròn.
– Động mạch mũ trước và mũ sau( động mạch đùi sâu).
– Động mạch xuyên của thân xương đi lên.

Do đó:
– Gảy xương càng sat chõm thì khã năng hoại tử chõm càng lớn.
– Gảy ở xa chỏm dinh dưỡng tót hơn.

4. Gảy cổ xương đùi là gảy xương phạm khớp làm máu từ ổ gảy vào khớp nếu bất động lâu; Thoái hoá
và dính khớp.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 1/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

5. Bình thường khớp được nuôi bởi dịch khớp qua thẩm thấu.
Khi máu tràn vào khớp làm thay đổi dịch khớp; nuôi dưỡng kém và dính khớp.
Do đó phảI điều trị sớm, cố định tốt, vận động sớm để tránh dính khớp; nên tốt nhất là phẫu thuật.

6. Khi nói gảy cổ xương đùi là nói gảy cổ Giải phẫu xương đùi.

7. Cổ xương đùi:
– Giới hạn từ chỏm xương tới Liên mấu chuyển.
– Dài 30-40mm.
– Hợp với trục thân xương một góc mở vào trong 130 độ và hợp với trục qua 2 lồi cầu góc xiên 20-30 độ.
– Khi hợp với thân xương goc 30 dộ có tác dụng trong khép và dạng đùi.
– Khi hợp với trục qua 2 lồi cầu góc nghiêng 20-30 độ có tác dụng đến động tác xoay đùi.
– Hoàn toàn nằm trong bao khớp,trừ phần sau từ 1/3 ngoài tới LMC.

Nên:
– Chú ý nắn chỉnh góc tốt; giúp lion xương và duy trì được chức năng.
– 2 góc này có tác dụng trong chẩn đoán gảy xương đùi.

Gãy liền mấu chuyển xương đùi

II. Nguyên nhân –cơ chế:


1. Trực tiếp: do đập mạnh vùng MCL và cỗ xương đùi lên nền cứng; gảy dạng( ít gặp).

2. Gián tiếp: Ngã bàn chân,đầu gối đập xuống nền ở tư thế khép, trọng lượng cơ thể từ trên xuống và
phản lực từ dưới lên gây nên cơ chế cắt kéo làm gảy cổ xương đùi.
( với liên mấu chuyễn xương đùi: ngã tư thế chân dạng và xoay ngoài quá mức).

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 2/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

III. Chẩn đoán:


1. Cơ năng:
– Đau chói tại khớp háng.
– Bất lực vân động( không hoàn toàn trong gảy dạng và hoàn toàn trong gảy khép).

2. Tại chổ:
– Biến dạng chi thể:

Sưng nề: đo chu vi chi > bên làng.


Chiều dài tuyệt đối và tương đối xương đùi ngắn hơn bên lành.
Trục chi thay đổi.
3 đường : Nelaton – Rosse, Peter, Schmaker thay đổi.

(h p://en.wikipedia.org/wiki/Image:Gray1243.png)

Nélaton’s line and Bryant’s triangle.

Tam giác Bryant mất vuông cân.


– Xq thẳng nghiêng chẩn đoán xác định.

IV.Chẩn đoán phân biệt:


1.Gãy LMC xương đùi:
– Điểm đau chói có định tại vùng mấu chuyển.
– Đùi sưng to.
– Bất lực vận động hoàn toàn.
Rất khó chẩn đoán trên LS.
Xác định bằng XQ.

2.Sai khớp háng:


Thể chậu:
– Triệu chứng khác hoàn toàn giống.
– Khác: Bàn chân xoay trong.
( Đùi dạng-Xoay trong-Chân duỗi).

Chú ý:
– Nếu đau vùng khớp háng + Biến dạng+BLVĐ+BC đỗ ngoài – Gãy cỗ xương đùi.
– Nếu đau vùng khớp háng+BLVĐ+Bàn chân xoay trong Sai khớp hông.
– Chẩn đoán xác định=XQ.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 3/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

V.Biến chứng có thể gặp:


1.Sớm: ít gặp.

2.Muộn:
2.1.Toàn thân:
Nếu điều trị bảo tồn, bất động nằm lâu có thể gặp các biến chứng:
– Viêm phổi – đường tiết niệu – loét điểm tỳ – sỏi thận-suy kiệt – rối loạn tiêu hoá.

2.2.Tại chổ:
– Hoại tử chỏm.
– Khớp giả.
– Liền lệch truc( trục dọc ảnh hưỡng nhiều hơn trục ngang).
– Thoái háa khớp háng.
– Teo cơ cúng khớp háng( ở tư thế khép).

VI. Tiến triển:


Nếu điều trị tốt:
– Liền xương sau 3-4 tháng.
– Đi lại được sau 5-6 tháng.

VII. Phân loại gảy cổ xương đùi:


Phân loại theo vị trí gãy:
1.Theo Delbet:
Dựa vào vị trí gảy chia 3 loại:
1.1.Gảy dưới chỏm/cắt rời chỏm( ĐT= thay chỏm/thay khớp).
1.2.Gảy giữa cổ/cổ chính danh.
1.3.Gảy nền cổ/sát LMC.
( 1.2 và 1.3 điều trị =mở kết xương).

2. Theo Pauwele:
Dựa vào góc tạo bởi đường gảy và đường thẳng qua 2 GCTT chia 3 loại:
P1: góc 30 độ:(gảy vưng) đt bảo tồn/kết xương xốp đơn thuần.
P2: góc 50 độ:
P3: góc 70 độ:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 4/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

P2 + P3: ĐT=kết xương đinh Smith-peterson/nẹp góc/nẹp DHS.


Theo P thì gảy có góc càng nhỏ thì gảy cố xương đùi vững càng lớn.

3.Theo Bohler:
Dựa vào góc tạo bởi trục của đoạn ngoại vi và đoạn trung tâm so với góc bình thường( 120-130 độ) chia
2 thể:
3.1.Gảy dạng:
– Tỷ lệ 15-20 %.
– Góc mở lên trên/ra ngoài.
– Góc mở 130 độ.
– Tương đương P1.

3.2.Gảy khép:
– Tỷ lệ 80-85%.
– Goác mở xuống dưới/vào trong.
– Góc mở 130 độ.
– Tương đương P2-3.

VIII. Điều trị:


1. Sơ cứu:
1.1. Giảm đau.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 5/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

1.2. Cố định
Nẹp cố định: Cramer,tự tạo.
PP: 1 nẹp từ Nách – Mắt cá ngoài.
1 nẹp từ Bờ dưới xương bã gót.
1 nẹp từ Nếp bẹn – Mắt cá trong.

1.3.Vận chuyển về tuyến sau trên ván cứng.

2.Điều trị:
2.1.Bão tồn:
*Chỉ định: – TE( 12T).
– Người già không chỉ định mổ.

*PP:
– Nắn chỉnh bó bột.

Bó bột Whitmann: Đùi dạng 40-45 độ,gối gấp 15dộ,bàn chân xoay trong tối đa,Bột từ Muỹi ức-chậu-bàn
chân,trong 3-4 tháng,tập vận động từ ngày thứ 3 sau nắn chỉnh bó bột.

Hiện nay không dùng( do nặng nề,nhiều biến chứng,kỷ thuật phát triển).

– Nắn chỉnh kéo liên tục( 1,5-2T) bó bột Chống xoay.

2.2.Phẫu thuật:
*Trước đây:
– PP:
đóng đinh ngoài khớp của Smit-Peterson: Đinh Kirscher dẫn đường,qua đó đóng đinh lăng tru tam giác
rồi chọn đinh có hướng tốt nhất và đóng đinh Smith-Peterson;sau mỗ đặt chân trên giá Braunn.

Ưu điểm: là pp tốt nhất trước đây( 2 tuần tập vận động khớp, 4 tuần tập vận động trên nạng, 3-4 tháng
tập đi).

Nhược điểm: không có sức ép giữa 2 đầu xương gãy, trồi đinh.

– PP đóng đinh nội tuỷ bó của Hackethan.


*Hiện nay:
1.Kết xương = Vít xốp: Cheng xoay tốt,nhưng không có sức ép giữa 2 phần xương gảy nên làm giản
cách( có thể gây bc lâu liền xương,khớp giả), Dùng khi gảy vững( P1).

2.Kết xương = nẹp DHS( Dynamic hip sereust=Vít vùng khớp háng có sức ép): Là biện pháp tốt nhất
hiện nay.
Ưu điểm: Sức ép tốt,Chống xoay tốt,kết xương xomg tập vận động được ngay.
Dùng cho P3.

3.Phương pháp thay chỏm xương:


– CĐ: Gảy sát chỏm.
– Thới gian tồn tại chỏm: 10-20 năm.
– Có 2 loại:
+Chỏm đơn cực( More).
+Chỏm lưỡng cực: Của Depuy và Bipular.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 6/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

4.Thay ổ khớp.

IX.Điều trị biến chứng:


1.Khớp giả:
Có thể áp dụng các phương pháp sau:
1.1.Đóng 2 đinh Smith-Peterson.

1.2.Thay đổi điểm tỳ : phẫu thuật Pauwele hay Pu i.

1.3.Thay chỏm xương( hay áp dụng).

1.4.Ghép xương.

2.Thoái hoá khớp và tiêu chỏm:


– Thay chỏm/thay khớp/đóng cứng khớp.

3.Liền lệch trục:


– Dục xương hình chêm giữa 2 Mấu chuyển và kết xương bằng nẹp DHS.
Gảy liên mấu chuyễn
PP điều trị:
1. Kết xương bằng đinh Laschen.
2. Kết xương bằng đinh cong hình cung của Lezius-Herzer.
3. Kết xương bằng đinh chữ Y của Kunscher.
4. Kết xương bằng nẹp DHS/DCS.

Theo benhhoc.com

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 7/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3
Advertisements

Report this ad

Report this ad
Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

1 Comment

Gãy 1/3 dưới xương quay

SEP 7
Posted by giangduongykhoa
(h p://img103.thevnchannel.info/200801/0267d1787773a085e1a922915f24c1a3.jpg)Gãy 1/3 dưới xương
quay kết hợp trật khớp quay – trụ dưới ( Gãy Galeazzi )
I. Định nghĩa:
Gãy Galeazzi = Gãy 1/3D thân xương quay có di lệch gập góc/di lệch chồng + Sai khớp quay trụ dưới.
Loaị gãy này thường gặp do cơ chế chấn thương trực tiếp.

II. Nguyên nhân-cơ chế:


Do lực tác động trực tiếp đập vào xương quay hoặc ngã đập tay vào vật rắn.

III. Giải phẫu bệnh:


1. Vị trí gãy: Gãy ở 1/3D xương quay.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 8/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

2. Đường gãy: Có thể đường gãy ngang,hoặc chéo vát,có thể có mảnh rời.

3. Di lệch: Có thể gập góc, sang bên, chồng ngắn làm mỏm trâm quay lên cao
gây ra Sai khớp quay-trụ dưới.

(http://www.wheelessonline.com/image3/i1/galez1.jp

IV. Chẩn đoán:


1. Lâm Sàng:
– Biến dạng chi thể vùng 1/3 dưới: sưng nề,xương quay ngắn lại,góc mở ra ngoài,bàn tay vẹo ra ngoài.
– Điểm đau chói 1/3D xương quay và khớp quay-trụ dưới.
– Lạo xạo xương
+ Cữ động bất thường 1/3D xương quay.
– Mỏm trâm quay lên cao.

2. Xq cẳng tay-cỗ tay thẳng – nghiêng: chẩn đoán xác định.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 9/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

(h p://www.learningradiology.com/caseofweek/caseoftheweekpix2/cow157lg.jpg)

Gãy xương dạng Galeazzi

Galeazzi fracture consists of a fracture of the radius with angulation and


associated dislocation of the distal ulna

V. Chẩn đoán phân biệt:


1. Gãy kín thân 2 xương 2 cẳng tay.
2. Gãy kín thân xương trụ đơn thuần.
3. Gãy kín thân xương quay đơ thuần.

VI. Biến chứng:


1. Sớm: Gãy xương hở.

2. Muộn:

Hạn chế động tác sấp ngữa cẳng tay.


Chậm lion xương –khớp giả.
Liền lệch vẹo,biến dạng chi (di lệch chồng là biến chứng thường gặp: làm cho khớp quay-trụ dưới
vẫn bị sai; hạn chế sấp ngữa cẳng tay).

VII. Điều trị:


1. Nguyên tắc: Phúc hồi tốt hình thể xương quay để tạo điều kiện phục hồi khớp quay- trụ dưới.

2. Điều trị thực thụ:


* Bão tồn:
– CĐ: Bó bột cánh-bàn tay đối với gãy vững hoặc gãy xương ở TE.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 10/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

– Nán chỉnh –Bó bột:


+ Vô cảm=Tê ỗ gãy dd Novocain 1%*10ml tại ỗ gãy hay đám rối thần kinh cánh tay,Gây mê/TE.
+ Kỷ thuật nắn chỉnh:
Bn nằm ngữa,khuỷu gấp 90 độ,có sức kéo lại bằng băng vải vòng qua đầu dưới xương cánh tay.
Người phụ nắm ngón I và 3 ngón II-III-IV kéo thẳng theo trục chi để chỉnh di lệch chồng và gập góc.
Người nắn ấn đẩy các đầu xương gãy ngược chiều để chỉnh di lệch sang bên.
Khi xương quay được nắn chỉnh tốt về vị trí giải phẫu thì khớp quay-trụ dưới sẽ tự trở về bình thường.
Bó bột cánh-bàn tay: tư thế khuỷu gấp 90 độ, cẳng tay ngữa, để bột 8 tuần.

Fig. open reduction and fixation of Galeazzi fracture -dislocation

* Phẫu thuật:
– CĐ: Đối với gãy xương hở,gãy chéo vát,nắn chỉnh không hết di lệch hoặc di lệch thứ phát trong bột.
– PP: kết xương nẹp vít.
– Để bột cánh – bàn tay 3 tuần.

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Nguyên tắc nắn chỉnh – bó bột – kéo liên tục

SEP 6
Posted by giangduongykhoa
(h p://vnthuquan.net/truyen/anhminhhoa/sinhton31_28.jpg)
A. Nguyên tắc nắn chỉnh: ( có 6 nguyên tắc):
1.1. Nắn chỉnh càng sớm càng tốt ( khi chưa sưng nề lớn,các cơ
co kéo ít).

1.2. Vô cảm tốt trước khi nắn chỉnh.


– Vô cảm tốt có tác dụng:

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 11/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

Không đau.
Không gy co cứng cơ.
Không kích thích người bệnh.

Các yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho nắn chỉnh.

– Các pp vô cảm:

Gây tê ỗ gãy( thường dùng)=Novocain 1-2%.


Gây tê vùng.
Gây tê đám rối.
Gây mê( hay áp dụng cho TE).

1.3. Nắn ở tư thế chùng cơ các khớp gần ỗ gãy.


– Tác dụng: dễ nắn chỉnh, tránh tổn thương thứ phát.
– Tư thế chùng cơ:
+ Chi trên:

Giạng cánh tay làm chùng cơ delta và làm căng cơ nhị đầu cánh tay.
Gấp cẳng tay làm chùng cơ gấp.

+ Chi dưới:

Gấp đùi vào bụng làm chùng cơ thắt lưng chậu,cơ thămng trước,cơ may và làm căng khối cơ ụ ngồi-
cẳng chân.
Gấp cẳng chân và đùi làm chùng các cơ ụ ngồi –cẳng chân và cơ tam đầu cẳng chân.

– Tư thế trung bình của các khớp:


+ Chi trên

Cánh tay giạng 60-70 độ,đưa ra trước 35 độ,xoay trong 45 độ.


Khớp khuỷu gấp 110 độ,cẳng tay nửa sấp-nửa ngữa.

– Bàn tay gập 10-15 độ.

+ Chi dưới:

Đùi gấp vè phía bụng 40 độ.


Khớp gối gấp 40 độ.
Bàn chân gấp gan 10 độ.

1.4. Nắn chỉnh đầu ngoại vi theo đầu trung tâm.

1.5. Nắn chỉnh theo thứ tự:

Kéo theo trục xương-trục chi để xữa chữa di lệch chồng,gập góc và mọt phần di lệch khác.
Chỉnh di lệch xoay.
Chỉnh di lệch sang bên.

Sau đó kiểm tra nắn chỉnh bằng chụp Xq/đo các mốc xương-trục chi.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 12/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

1.6. Cố định vững chắc ngay sau khi nắn chỉnh,cố định cả khớp trên và dưới ỗ gãy,cố định liên túc cho
đến khi liền xương.

B.Bó bột:
1.Nguyên tắc bó bột:
1.1. Bột phải đủ dài,rộng,dày,bột phảI bất động được trên một khớp và dưới một khớp.
1.2. Bó bột phải đúng tư thế chức năng.
1.3. Bó bột đúng theo yêu cầu điều trị.
1.4. Bột phải vững chắc,mang tính liên tục,đủ thời gian.
1.5. Bột không nên quá lỏng hoặc quá chặt.

2. Các hình thức bó bột:


2.1. Máng bột/nẹp bột sâu: ôm 2/3 chu vi chi thể.
– Ưu điểm: không gây chèn ép bột.
– Nhược: cố định không thật vững chắc.

2.2. Bột tròn kín:


– Là loại bột ôm kín chi thể.
– Ưu: cố định vững chắc.
– Nhược: Gây chèn ép bột khi sưng nề, gây lỏng bột khi hết mất tác dụng cố định.

2.3. Bột rạch dọc:


– Là bột tròn nhưng có rạch dọc toàn bộ các lớp bột.
– CĐ: Gãy xương mới không có điều kiện theo dõi tại viện.
– Ưu: tránh được hiện tượng chèn ép bột.
– Không thật vửng chắc.

2.4. Bột mở cửa sổ:


– CĐ: Gãy xương + Vết thương phần mềm/gãy xương hỡ.
– Ưu: Tiện săn sóc vết thương.

2.5. Bột Tây ban nha.


– CĐ: Gãy xương kèm theo vết thương không có điều kiện thay băng hàng ngày.
– PP: Bột quán trực tiếp vào vết thương không qua lớp đệm.

2.6. Bột Whitmann:


– Bột Ngực-chậu-bàn chân.
– CĐ: Gãy cỗ xương đùi đầu trên.

3. Sau khi bó bột phải ghi rỏ thủ tục hành chính lên bột:
3.1. Người bó.
3.2. Ngày bó.
3.3. Ngày phá.
3.4. Vị trí xương gãy .

4. sóc sau bó bột:


4.1. Toàn thân:
– Tập thở sâu tránh ứ đọng phỗi.
– Lau rửa da,thường xuyên thay quần áo và thay đỗi tư thế tránh loét

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 13/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

điểm tỳ.
– Chống táo bón,ăn thêm rau,dùng nhuận tràng.
– Chống viêm đường tiết niệu.

4.2. Tại chỗ:


– Chụp lại Xq kiểm tra ngay sau bó bột.
– Trong tuần đầu: Cần theo dói tình trạng chèn ép bột,dị ứng bột:

Chân đau nhức,tê bì,tím lạnh,mạch liên quan giảm/mất.


Nốt phỏng, ngứa.

Nếu có: Rạch bột giải phóng chèn ép.


– Nhắc người bẹnh không để ướt bột.
– Kiểm tra xem bột có gãy không.
– Từ tuần 2 trở đi:
+ Xem có lỏng bột không.
+ Xq kiểm tra lại xem có di lêch không.

5. Khám bệnh nhân bó bột:


5.1. Mục đích:
– Xem bột có được bó đúng nguyên tắc không.
– Có biến chứng không.

5.2. Khám:
– Đánh gía bột: thủ tục hành chính,nguyên tắc.
– Nhìn: Tư thế bột,độ dài bột,có giập-vỡ bột không,thủ tục hành chính,tư thế chi,máu sắc chi.
– Sờ: Bột có lỏng-vỡ không,Nhiệt đọ chi,Tuần hoàn chi.
– Gỏ: Bột
– Đo: Chiều dài chi thể->đánh giá xem kết quả bó bọt đạt hay không?
– Vận động chi thể.
– Cảm giác.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 14/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

6. Ưu điểm của bố bột:


6.1. Kỷ thuật nhanh,đơn giản..
6.2. Rẻ tiền ,ít tốn kém.
6.3. Không gây thêm cá sang chấn lớn tới chi thể.
6.4. ít có khã năng nhiểm trùng.
6.5. Hạn chế dược thời gian nằm viện.

7. Nhược điểm:
7.1. Nắn chỉnh khó.
7.2. Dễ gây lỏng bột sau khi hết nề->không đảm bão nguyên tắc.
7.3. Cố định lâu có thể gây teo cơ cứng khớp.
7.4. Bột lớn,cố định-bất động dài ngày có thể gây nhiểm khuẫn thứ phát.
7.5. Hạn chế vận động và khã năng liền xương chậm.

C. Kéo liên tục:


1. Mục đích: Vừa nắn chỉnh,vừa cố định ỗ gãy.

2.Nguyên tắc:
2.1.Càng sớm càng tốt.
2.1.Vô cảm tốt trước khi thực hiện.
2.3.Đảm bão đủ lực kéo,liên tục và đủ thời gian.
2.4.Đảm bão đúng vị trí.

3.Chỉ Định:
3.1. Gảy xương trong/gần khớp/gãy những chỗ cơ khoẻ chưa có điều kiện mỗ ngay.
3.2. Gãy xương phức tạp,gãy xoắn nhiều mảnh và điều kiện không mỗ được( gãy hở nhiễm khuẫn, ổ gãy
di lệch lớn).

4.Kỹ thuật:
4.1. Kéo trực tipo qua xương.
4.2. Kéo qua da.

5.Vị trí xuyên đinh hay gặp:


5.1. Lồi cầu xương đùi: trong gãy từ 1/3G xương đùi trở lên.
5.2. Lồi cũ trước xương chày: gãy < 1/3D xương đùi.
5.3. Đầu dưới xương chày.
5.4. Xương gót: gãy xương chày.
5.5. Mõm khuỹu…

6.Trọng lượng kéo liên tục:


Phụ thuộc vào: Vị trí gãy,xương gãy,mức độ di lệch Cheng,tình trạng co cơ,lứa tuổi,tới sớm hay muộn.
Nói chung: Xương đùi đến sớm P=1/6-1/8P cơ thể.
Xương cẳng chân sớm P=1/8-1/10P cơ thể.

7.Dụng cụ kéo qua xương:


7.1. Đinh Kirschner( 1,8-3,5mm)/Staimann đường kính 4-5mm.
7.2. Khung căng đinh hình móng ngựa.
7.3. Hệ thống ròng rọc..
7.4. Tạ kéo.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 15/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

7.5. Giá Braun/Bohler.


7.6. Giường thẳng,giá kệ giường( đối trọng).
7.7. Máy khoan xương.

8.Ưu điểm:
8.1. Chủ động nắn chỉnh được từ từ.
8.2. Bộc lộ dược toàn bộ ỗ gãy.
8.3. Không gây chèn ép.
8.4. Tiện chăm sóc.

9.Nhược điểm:

Nắm lâu dể gây biến chứng.


Nặng nề,cồng kềnh.
Gây giản giây chằng-khớp.
Chậm liền xương hơn phẫu thuật.

10.Khám bệnh nhân kéo liên tục:


1.Sơ qua về bệnh sữ và chẩn đoán. 2.Khám:

Tư thế BN.
Tư thế chi thể.
Dụng cụ.
Giường có đối trọng không,có ván cứng không,có lỗ đại tiện không,đúng hướng chưa?
Vị trí xuyên đinh,chân đinh.
Khung căng đinh.
Hướng kéo.
Hệ thống ròng rọc có đãm bão không?
Đo độ dìa chi thể để đánh giá kết quả kéo liên tục.
Tại chi thể: Có sưng nề,bầm tím,nhiệt độ da,tuần hoàn ngoại vi chi…

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Sai khớp hông

SEP 5
Posted by giangduongykhoa
(h p://phoenity.com/diseases/images/diseased_hip_joint.jpg)I.Giải phẫu:
1.Khớp hông là khớp nối tiếp khung chậu với xương đùi,là một khớp chỏm,có nhiều mạch máu thần
kinh ở mặt trước và sau khớp->PT khó và nắn chỉnh cần thận trọng.

2.Thành phần:
– Diện khớp: Chỏm xương đùi.
– ổ khớp.
https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 16/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

– Dây chằng:
+Dây chằng tròn: chỏm đùi tới ỗ cối,nằm trong bao nhưng ngoài ổ
khớp,do đm bịt nuôi.
+Mặt ngoài: có dây chằng bên trước( chậu đùi và mu đùi) và bên sau(
ngồi đùi).

3.Liên quan:
– Cơ thắt lưng chậu áp vào khớp.
– Cơ-mạch-thần kinh thuộc tam giác Scarpar ở trước.
– Cơ-mm-tk bvùng mông ở phía sau.

4.Động tác:
– Gấp – duỗi đùi qua trục ngang.
– Khép –dạng đùi theo trục trước-sau qua trung tâm chỏm.
– Xoay ngoài-trong( xoay vòng).

(h p://www.thehealthcarenet.com/IMAGES/ACC_Hip.jpg)

II. Phân loại:


1.Theo nguyên nhân.
1.1.Do chấn thương.
1.2.Bệnh lý.
1.3.Bẩm sinh.

2.Theo tính chất tổn thương:


2.1.Đơn thuần.
2.2.Kết hợp.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 17/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

3.Theo vị trí:
3.1.Ra sau:
+Lên trên: Thể chậu( hay gặp nhất: 55%).
+Xuống dưới: Thể ngồi( 28%).

3.2.Ra trước:
+Lên trên( thể mu).
+Xuống dưới( thể bịt).

4.Theo thời gian:


4.1.Mới.
4.2.Cũ.

Normal Hip Joint

III.Cơ chế chấn thương:


1.Sai Khớp ra sau:
Ngã trong tư thế gấp và khép đùi mạnh làm cho chỏm xương đùi thúc vào bờ sau ổ khớp gây rách bao
khớp và dây chằng,rồi chỏm xương trật ra sau gây nên SK thể Chạu/Ngồi.
Hay gặp ở những người láI xe ô tô,khi xe dừng lại đột ngột,gối bị thúc mạnh vào thành xe phía trước.

2.Sai Khớp ra trước:


Ngã trong tư thế gấp và dạng và xoay đùi ra ngoài làm chỏm xương đùi kênh vào bờ trước của ổ
khớp,chỏm xương trật ra trước gay nên sai khớp thể Mu/Bịt.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 18/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

Hip Displasia with Degenerative Joint Disease

IV.Chẩn đoán:
1.LS:
1.1.Toàn thân: thường shock.
1.2.Tại chỗ:
– Đau,sưng nề,bất lực vận động hoàn toàn khớp háng.
– Chi ở tư thế bắt buộc:

Ra sau: Đùi khép-Xoay trong.


Ra trước: Đùi giạng-Xoay ngoài.
Lên trên: Đùi gấp nhẹ.
Xuống dưới: Đùi gấp nhiều.

– Dấu hiệu lò xo sau khi đã vô cảm tốt.


– Đường Nelaton-Rosse,Schoemecke,Peter,tam giác Bryant thay đỗi( do MCL thay đỗi).
– Sờ thấy chỏm xương ở vị trí sai khớp.
– Chiều dài tương đối xương đùi ngắn hơn bên lành.
– Chiều dài tuyệt đối không đổi.

2.Xq: Xác định thể sai khớp và tổn thương kết hợp.

V.Biến chứng:
1.Sớm:
– Gãy bờ ỗ khớp,gãy cổ xương đùi do nắn chỉnh,nhất là người già bị thưa xương.
– Chãy máu ỗ khớp.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 19/20
12/23/2017 Ngoại Khoa – chấn thương chỉnh hình | Giảng Đường Y Khoa | Page 3

2.Muộn:
– Hoại tữ chỏm xương.
– Thoái hoá khớp..
– Cốt hoá quanh khớp.
– Dính-cứng khớp.
– Sai khớp cũ không nắn chỉnh được.

VI.Phân biệt với Gãy cỗ xương đùi.

VII.Điều trị:
1.Nguyên tắc:
1.1.Nếu có SOC cần điều trị kịp thời và tích cực để có thể nắn chỉnh sai khớp được.
1.2.Nắn chỉnh càng sớm càng tốt khi tình trạng toàn thân cho phép
1.3.Nắn chỉnh sai khớp hông nên thực hiện dưới gây mê( phòng shock,giản cơ dể nắn chỉnh).

2.PP nắn chỉnh:


– BN nằm ngữa trên bàn,háng gấp 90 độ,gối gấp 90 độ.
– Dùng một đai da/một người phụ giữ cố định khung chậu làm đối lực.
– Dùng một đai da khác vòng dưới kheo chân Bn,sữ dụng một lực kéo thẳng lên trên theo trục đùi.
– Đồng thới nhẹ nhàng xoay đùi vào trong/ra ngoài để đưa chỏm vào vị trí.
– Khi nắn chỉnh tốt se nghe tiếng khục và khớp háng vận động dể dàng, hết tư thể bắt buộc cố định.
– Bât động BN trên giường 2 tuân sau nắn chỉnh, sau đó tập vận động khớp háng nhẹ nhàng,rồi tập
đứng, tập đi.

Theo benhhoc.com

Posted in Ngoại Khoa - chấn thương chỉnh hình

Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.

https://giangduongykhoa.wordpress.com/category/ngo%e1%ba%a1i-khoa-ch%e1%ba%a5n-th%c6%b0%c6%a1ng-ch%e1%bb%89nh-hinh/page/3/ 20/20
12/24/2017 Trật khớp vai

PHẪU THUẬT XƯƠNG KHỚP


CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH - NỘI SOI & THAY KHỚP
PHAUTHUATXUONGKHOP.COM Trang chủ Báo chí Video Giới thiệu Liên hệ

PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP GỐI


Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

Trật khớp vai Dương Đình Toàn


Thời Hippocrates đã mô tả về giải phẫu và kiểu trật khớp vai, bàn luận về trật tái diễn và
mô tả thủ thuật mổ đầu tiên để điều trị. Ông nêu trật khớp vai có thể trật ra sau, trật quặt Tiến sĩ y khoa, Giảng viên
ngược lên, mô tả cách nắn mà ngày nay vẫn còn áp dụng rất phổ biến. Trật khớp vai hay Trường Đại học Y Hà Nội.
gặp nhất ở người trẻ khoẻ, tuổi từ 20 – 40 tuổi, chiếm 60% tổng số trật khớp. Có thể gặp Bác sĩ phẫu thuật, Phó
trật khớp vai mới, trật cũ và trật tái diễn. Trưởng khoa Khám Xương
Khớp, Bệnh viện HN Việt Đức.
I. Sơ lược giải phẫu và sinh lý của khớp vai Điện thoại: 0978717789
Email: toanddd@gmail.com
Khớp vai là một khớp chỏm cầu vì thế biên độ vận động của khớp lớn. Chỏm to, hõm khớp bé, có
Fanpage: Phẫu Thuật Xương
một sụn viền quanh khớp để tăng cường cho khớp (hình 1)
Khớp

Hình 1. Giải phẫu khớp vai

Các phương tiện giữ khớp: bao khớp rộng và lỏng lẻo, phía trước mỏng, có các dây chằng tăng
cường. Dây chằng là chỗ dày lên của bao khớp. Giữa dây chằng giữa và dây chằng dưới là điểm
yếu. Vì thế hay bị trật khớp vai kiểu trước trong, dưới mỏm quạ (hình 2)

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 1/6
12/24/2017 Trật khớp vai

Thông tin y học


Bệnh xương khớp – Khổ sở
Hình 2. Trật vai ra trước vào trong vô cùng!

II. Cơ chế chấn thương


Giáo viên và bệnh nghề
Cơ chế chấn thương thường là gián tiếp, do ngã chống tay hoặc chống khuỷu, cánh tay dạng, nghiệp
đưa ra sau và xoay ngoài (hình 3)
Vì sao con người không
Các yếu tố thuậ lợi cho trật khớp: khớp vai có biên độ vận động lớn, chỏm to hõm nông, các
trường sinh bất tử?
dây chằng bao khớp ở trước dưới yếu

Tiêm tế bào gốc trị thoái hóa


khớp gối

Những người không nên ăn


trứng

Hình 3. Cơ chế chấn thương


Gallery
III. Tổn thương giải phẫu bệnh

Trật khớp làm rách bao khớp phía trước dưới, làm bong gờ sụn, chỏm bật ra khỏi hõm khớp,
chui vào phía trước dưới là nơi phần mềm yếu.
Thường kèm gãy bong mấu động to. Chỏm bật ra, tỳ vào bờ cứng của ổ chảo, làm ăn lõm
chỏm một chỗ to, chỗ khuyết sau ngoài của chỏm, chụp cắt lớp thấy rõ chỗ khuyết này.
Nếu khớp trật tái diễn nhiều lần, chỗ khuyết càng bị to và hay gặp đến 3/4 tổng số ca, thậm chí
100% . Có lẽ chỗ khuyết làm chỏm dễ bị trật lại.

IV. Phân loại

4.1. Trật khớp vai mới


4.1.1. Trật khớp vai trước, xuống dưới, vào trong (Hình 4)
Hầu hết đến 95% là trật khớp vai ra trước, khi bị trật ra trước thì chỏm xương xuống dưới và vào
trong, gồm có:

Chỏm ngoài mỏm quạ (còn gọi là bán trật)


Chỏm dưới mỏm quạ (chiếm khoảng 80% trật khớp loại này)
Chỏm trong mỏm quạ.
Chỏm dưới xương đòn, trong lồng ngực.

Hình 4. Trật khớp vai kiểu trước trong


( 1; ngoài mỏm quạ, 2; dưới mỏm quạ, 3; trong mỏm quạ)

4.1.2. Trật xuống dưới ổ chảo, cánh tay quặt ngược lên (ít gặp).
4.1.3. Trật ra sau, rất hiếm(5%) vì có xương bả vai án ngữ.

4.2. Trật khớp vai cũ


Là trật khớp đến muộn trên 3 tuần.
Lưu trữ

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 2/6
12/24/2017 Trật khớp vai

4.3. Trật khớp vai tái diễn August 2017


Là trật khớp mà có tần suất trật đi trật lại trên 10 lần February 2017
October 2016
V. Chẩn đoán: dựa vào dấu hiệu lâm sàng và Xquang
June 2016
5.1. Trật khớp vai ra trước, xuống dưới, vào trong April 2016
February 2016
5.1.1. Lâm sàng December 2015
November 2015
Bệnh nhân đến khám, tay lành đỡ tay đau
October 2015
Nhìn thấy vai bên trật ngắn hơn, bờ vai vuông (dấu hiệu gù vai).
September 2015
Sờ thấy ổ chảo lõm, sờ được chỏm xương lồi tròn ở đáy rãnh denta- ngực, ở hõm nách.
August 2015
Cánh tay dạng chừng 20 độ, khuỷu rời xa thân mình một ít, ấn khuỷu vào thân mình thả ra thì
January 2015
bật lại về vị trí cũ (dấu hiệu lò xo, hình 5)
December 2014
November 2014
October 2014
September 2014
August 2014
July 2014
June 2014
May 2014
April 2014
March 2014
Hình 5. Hình ảnh lâm sàng trật khớp vai January 2014
December 2013
5.1. 2. X quang (hình 6)

- Xác định kiểu trật.


- Xem có gãy bong mấu động to kèm theo hay không.
Link liên kết
Bệnh viện Việt Đức

Đại học Y - Hà Nội

Hình 6. Hình ảnh trật khớp vai trên phim

5.2. Trật khớp vai xuống dưới


Cánh tay quặt ngược lên trời, khuỷu gấp nhọn, bàn tay sờ đầu.
Xquang: chỏm xương trật xuống dưới ổ chảo.

5.3. Trật khớp vai ra sau


Cánh tay khép, cẳng tay như dán chặt, nằm ngang trước lồng ngực, cổ bàn tay ruỗi tối đa. nhìn
dáng vẻ như của một người ghê sợ một vật gì không muốn đến gần.
Xquang phim thẳng, đọc không kỹ dễ tưởng khớp vai bình thường. Phim nghiêng thấy rõ chỏm
xương trật ra sau.

VI. Biến chứng của trật khớp vai

6.1. Tổn thương thần kinh có thể gặp đến 15% số trường hợp

Có nhiều mức độ, từ liệt nhẹ thần kinh mũ đến liệt nặng đám rối thần kinh cánh tay
Cơ denta hay bị nhất, 10%, thường bị liệt tạm thời. Nếu bị liệt kéo dài quá 3 tháng sẽ không hồi
phục, hiếm gặp.

6.2. Tổn thương mạch máu

Năm 1911, Guibe thông báo 78 trường hợp bị thương tổn mạch máu trong trật khớp vai.

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 3/6
12/24/2017 Trật khớp vai

Năm 1942 J.P. Calvé tập hợp 90 trường hợp, tỉ lệ gặp 6 – 10%, có thể động mạch bị tắc do
thương tổn nội mạc sau đụng dập, bị rách bên do đứt gốc động mạch vai dưới.

6. 3. Đau quanh khớp vai rất hay gặp ở người lớn tuổi sau trật khớp vai, đau dai dẳng, khó chịu
cho sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày. Ngày nay, nhờ chụp C.T.Scanner và cộng hưởng từ
(MRI), người ta thấy rõ các tổn thương phần mềm đai vai, can thiệp nội soi khớp vai, nên di chứng
đau quanh khớp vai được khắc phục

VII. Điều trị

7.1. Điều trị trật khớp vai mới


7.1.1. Vô cảm cần gây mê để nắn, thêm thuốc dãn cơ, nắn nhẹ nhàng quan trọng hơn là nắn cố
lấy được.
7.1.2. Nắn
Phương pháp Hypocrat bệnh nhân nằm ngửa, người nắn ngồi bên cạnh, độn gót chân vào nách,
đạp chân tựa vào thành ngực kéo cánh tay dạng 20 độ, từ từ, có thể kèm xoay nhẹ (hình 7). Theo
Bohler gần 100 trường hợp chỉ mấy lần thất bại do mẩu xương, gân bị kẹt vào hõm khớp.

Hình 7. Nắn theo phương pháp Hypocrate

Phương pháp Kocher không dùng cho nắn trật lần đầu, vì làm hỏng phần mềm do lực đòn bẩy có
hại. Nay còn dùng cho trật tái diễn đã nhiều lần, có thể tự nắn, gây tê tại chỗ. Nắn theo 4 thì (hình
8)

Thì 1: kéo thẳng cánh tay.


Thì 2: xoay cánh tay ra ngoài bằng cách đưa cẳng tay ra ngoài tối đa.
Thì 3: khép cánh tay vào thân mình bệnh nhân.
Thì 4: đưa cánh tay lên trên và vào trong, bàn tay sờ được tai đối diện.

Hình 8. Nắn theo phương pháp Kocher

Một số kiểu nắn khác: ISELIN, Djenalizde, Arlt…

7.1.3. Bất động bất động bằng băng Desault để 3 – 4 tuần (hình 9). Bệnh nhân trên 40 tuổi băng
khoảng 2 tuần, sau đó tập vật lý trị liệu khớp vai.

Hình 9. Bất động sau nắn

7.2. Điều trị trật khớp vai cũ là trật


khớp trên 3 tuần

Từ 3 – 4 tuần, nắn thử theo phương pháp Hypocrat.

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 4/6
12/24/2017 Trật khớp vai

Từ 4 – 8 tuần, nắn thử nhẹ nhàng, không cố gắng để nắn vì dễ gây nên gãy cổ xương cánh
tay.
Sau 8 tuần không còn chỉ định nắn, phải mổ đặt lại khớp.
Mổ đặt lại khớp vai, găm kim Kirchner, hoặc bắt vít giữ trong 3 tuần, sau đó rút kim và cho tập
phục hồi chức năng.

7.3. Điều trị trật khớp vai tái diễn: là tần suất trật đi trật lại trên 10 lần
Đa số bị trong 2 năm đầu sau lần trật đầu tiên. Chỉ có 21% bị sau 2-5 năm. Càng ngày càng bị trật
nhiều hơn và do chấn thương nhẹ hơn. Nam nhiều hơn nữ. Điều trị trật khớp vai tái diễn còn khá
phức tạp và chủ yếu bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật can thiệp phần mềm

Phục hồi bao khớp phía trước( kỹ thuật Bankart): khâu chỗ rách bao khớp phía trước bằng các
mũi khâu qua xương.
Kỹ thuật làm ngắn cơ dưới vai ( kỹ thuật Putti-Platt): cắt rời gân cơ dưới vai cách chỗ bám tận 2,5
cm, mở bao khớp khâu chỗ rách vào trước ổ chảo, khâu chồng lên gân cơ dưới vai làm cho gân
cơ này ngắn lại.

Phẫu thuật can thiệp xương

Chốt xương bờ trước dưới ổ chảo(kỹ thuật Eden-Hybbinette)


Chuyển vị trí mẩu mỏm quạ có cơ bám( kỹ thuật Latarzet)

BSCK2 Phùng Ngọc Hòa

Thích 52 Chia sẻ Share 7

Tin liên quan

1. BONG GÂN KHỚP CỔ CHÂN

Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quang khớp cổ chân...

2. Những lưu ý đối với bệnh nhân sau bó bột điều trị gãy xương, chấn thương phần mềm

Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho...

3. VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH KHỚP GỐI MẠN TÍNH KHÔNG ĐẶC HIỆU

1. ĐẠI CƯƠNG Viêm khớp không đặc hiệu được định nghĩa là bất kể loại viêm...

4. VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

1. ĐẠI CƯƠNG Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh lý khớp tự miễn dịch,...

5. Bệnh viêm khớp phản ứng

1. ĐỊNH NGHĨA Viêm khớp phản ứng là bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng...

6. Cách xử lý ban đầu khi bị chấn thương phần mềm (4 bước nên làm, 4 điều nên tránh)

Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây: Tổn...

7. Ngón tay lò xo

1. ĐỊNH NGHĨA Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón...

8. Loạn sản xơ xương (Fibrous dysplasia)

1. ĐỊNH NGHĨA Loạn sản xơ xương (LSXX) là bệnh lý xương mạn tính lành tính không...

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 5/6
12/24/2017 Trật khớp vai

9. Ung thư xương do di căn

1. ĐẠI CƯƠNG Ung thư di căn xương là tình trạng những tế bào ung thư từ ổ nguyên...

Copyright © 2014
Xem tiếp...
Meta
Log in
Entries RSS
Comments RSS
WordPress.org

GIỚI THIỆU
Giới thiệu
Điều khoản
Liên hệ

KIẾN THỨC Y KHOA


Y học phổ thông
Y học chuyên ngành
Nghiên cứu y học

Xin lưu ý: Nội dung trang web và tư vấn chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Thiết kế website bởi XIPAT Flexible Solutions

http://phauthuatxuongkhop.com/phau-thuat-chan-thuong-chinh-hinh/trat-khop-vai/ 6/6
TĂNG HÀ NAM ANH

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM


ĐỊNH NGHĨA
Vết thương là những tổn thương
có gây ra rách da- niêm mạc
* VT Phần mềm là các VT chỉ làm tổn
thương mô mềm : da, mô liên kết
dưới da, mỡ, cân, cơ.
* VT gãy xương hở là các vết
thương làm thông ổ gãy ra môi
trường bên ngoài.
* VT thấu khớp là các VT làm thông
ổ khớp ra môi trường bên ngoài.
Vết thương phần mềm
 Tất cả các loại vết thương đặc hiệu đều có vết
thương phần mềm

 Có thể sắc gọn hoặc giập nát

 Nếu không xử trí tốt, vết thương sẽ nhiễm trùng, có


thể lan rộng vào các mô kế cận

 Điều trị tốt vết thương phần mềm là nền tảng cơ


bản để điều trị các vết thương đặc hiệu như gãy
xương hở, vết thương thấu khớp
Phân loại Vết thương phần mềm

Vết thương đâm chọc nhỏ:


 Do kim chích, đạp đinh, súc vật cắn…

 Tổn thương giải phẫu không đáng kể

 Cần coi chừng nhiễm trùng và dị vật bên trong vết


thương, uốn ván,

 Kim y tế đâm chọc phải xem có khả năng nhiễm HIV


hay không.
Phân loại Vết thương phần mềm
Vết thương cắt gọn:
 Do vật sắc bén cắt như dao, mảnh kiếng…

 Tổn thương giải phẫu đáng kể, có khi rất sâu rộng

 Coi chừng chảy máu nhiều gây choáng chấn thương

 Cần khám kỹ để xem có bị đứt gân, mạch máu, thần kinh hay
không. Nếu có, ta có vết thương đứt gân, vết thương đứt mạch
máu, vết thương đứt thần kinh chứ không phải vết thương
phần mềm
Phân loại Vết thương phần mềm

Vết thương lóc da:


 Da bị lóc ra khỏi mô bên dưới, mang theo cả cân nông
hoặc không
 Da lóc có thể rời hẳn ra (xem như mất da), có thể còn lại
cuống nuôi đưa máu tới nuôi một phần hoặc toàn bộ da
 Khi bị lóc da rộng, nguy cơ choáng rất cao và da mất mạch
nuôi sẽ chết,
 Mất hoặc lóc da rộng có thể làm lộ các mô quí, nguy cơ
nhiễm trùng cao
Phân loại Vết thương phần mềm

Vết thương giập nát:


 Thường do chấn thương nặng nề như bị máy cuốn, hoả
khí, tai nạn giao thông tốc độ cao

 Hoả khí có thể gây ra tổn thương lớn hơn mắt thường
thấy được do lực truyền đi trong môi trường lỏng sẽ phát
tán thứ cấp ra chung quanh (Lý thuyết về sự truyền năng
lượng trong môi trường lỏng của Bush)

 Các vết thương giập nát thường có nhiều mô bị tổn


thương chứ không chỉ riêng phần mềm

 Nguy cơ mất máu, choáng, nhiễm trùng


Giải phẫu-Sinh lý bệnh
Vết thương phần mềm
Tổn thương giải phẫu:
 Rách da làm vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết thương
gây nhiễm trùng

 Cân rách dọc tạo ra các khoang tổn thương khác nhau,
làm tăng áp lực, tạo ngóc ngách

 Cơ giập nát là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển

 Máu tụ ứ đọng ở vết thương và trong mô cũng tạo điều


kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh
Vết thương phần mềm
Các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng

 Vết thương giập nát , hoại tử


 Máu tụ
 Dị vật
 Ngoại lai Nguy
 Của cơ thể cơ
 Dụng cụ y khoa nhiễm
 Sức đề kháng của cơ thể yếu trùng
 Độc lực vi khuẩn mạnh tăng
lên
Giải phẫu-Sinh lý bệnh
Vết thương phần mềm

Sinh học vết thương:


 Giai đoạn tự tiêu: Vết thương  co mạch, tạo cục máu
đông  tiêu fibrin

 Giai đoạn làm sạch: Sau giai đoạn co mạch là giai đoạn
giãn mạch. Prostaglandin tăng sinh gây quá trình viêm :
sưng, nóng, đỏ, đau. Bạch cầu được huy động đến để
làm sạch vết thương
Giải phẫu-Sinh lý bệnh
Vết thương phần mềm
Sự lành vết thương: có 3 hiện tượng
 Tạo mô hạt mới che phủ bề mặt vết thương và che
phủ các mô quí
 Co nhỏ vết thương: vết thương co hẹp lại dần so với
ban đầu. VT càng vuông góc với nếp da càng co hẹp
nhiều
 Lớp biểu mô bò ra che phủ lớp mô hạt, mỗi ngày 1-2
mm, tạo ra sẹo vết thương
Vết thương phần mềm
Giải phẫu-Sinh lý bệnh
Sự lành vết thương:
 Vết thương khâu da kín lần đầu sẽ lành ít sẹo, ít co
rút, mềm mại
 Điều kiện để khâu da thì đầu: VT phải hoàn toàn
sạch, không dị vật, không mô giập nát, mép da máu
nuôi tốt và khâu không căng
 Nếu không đủ điều kiện thì để hở da. VT sẽ mọc mô
hạt và lành sẹo gọi là liền vết thương thì hai.
 Sau khi mô hạt mọc hoặc VT hết nhiễm trùng ta
khâu da thì hai, VT cũng sẽ lành thì đầu
Vết thương phần mềm
Điều trị

Xử trí cấp cứu:


 Đánh giá vết thương cẩn thận trước khi
băng bó
 Băng ép cầm máu, chống sốc
 Băng vô trùng vết thương
 Bất động chi tổn thương
Vết thương phần mềm
Điều trị
Điều trị thực thụ
 Chống nhiễm trùng
 Cắt lọc
 Kháng sinh
 Bất động
 Kê chi cao vừa phải
 Phục hồi tổn thương giải phẫu
 Tập vận động phục hồi chức năng
Điều trị Vết thương phần mềm
Cắt lọc chống nhiễm trùng

 Nguyên tắc:
+ Lấy bỏ hết mô dập nát
+ Lấy bỏ hết máu tụ @
+ Lấy bỏ hết dị vật
+ Che phủ các mô quí
+ Dẫn lưu vết thương
XIN CÁM ƠN

You might also like