Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

II.

Bài học từ cuộc khủng hoảng nợ của các nước Mỹ La tinh năm 1982

1. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh là:

(i) Việc đầu tư quá nhiều vào kết cấu hạ tầng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa dẫn đến
việc chính phủ bội chi ngân sách kéo dài một cách trầm trọng, dẫn đến thâm hụt ngân
sách. Thâm hụt ngân sách ngày càng phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh
trong thời kì cuối của mô hình công nghiệp hóa dưới sự dẫn dắt chủ đạo của nhà nước.
Điều này là kết quả của sự mất cân bằng cán cân thương mại lẫn sự gia tăng nhu cầu đầu
tư tại khu vực này.
(ii) Gia tăng tỷ lệ nhập siêu do nhập khẩu nhiều nguyên, vật liệu, cũng như công nghệ
sản xuất từ nước ngoài để thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa. Chi tiêu quá khả
năng của mình, vay mượn từ nước ngoài nhiều
Hai điều trên dẫn đến sự gia tăng ngày càng lớn nhu cầu về nguồn vốn của chính phủ.
Do đó, họ đã phải đi vay rất nhiều tiền từ các quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài
chính quốc tế.
Việc vay nợ nước ngoài với quy mô lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro và không thể tiếp diễn được
mãi. Vào năm 1979, Mỹ thực hiện hàng loạt chính sách thắt chặt và đẩy lãi suất gia tăng.
Điều này khiến dòng vốn đầu tư toàn cầu bắt đầu chảy ngược ra khỏi các quốc gia đang
phát triển. Đồng thời, lãi suất gia tăng làm cho nghĩa vụ nợ tại các quốc gia Mỹ Latinh
tăng lên. Ngoài ra, khả năng trả nợ nước ngoài của các quốc gia Mỹ Latinh lại phụ thuộc
chủ yếu vào xuất khẩu. Do suy thoái kinh tế đầu những năm 1980 làm thu hẹp thương mại
quốc tế cũng như giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá cả các nguyên liệu thô, khiến
nguồn thu từ xuất khẩu tại các quốc gia này giảm mạnh.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa thập niên, tỉ lệ đầu tư chỉ dao động khoảng
20% GDP, đã tăng lên xấp xỉ 25% trong giai đoạn 1975-1980. Ngay sau đó, bước sang
thập niên 80 là khoảng thời gian bắt đầu xảy ra khủng hoảng toàn khu vực, tỉ lệ đầu tư
giảm mạnh xuống còn gần 19% trong thập niên 90 và tiếp tục giảm xuống chỉ còn khoảng
18% trong thập niên tiếp theo (Bảng 1). Điều này càng chứng tỏ sự nhảy vọt của vốn vay
nước ngoài trong khoảng thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực này.
Bảng 1: Tổng vốn đầu tư các quốc gia lớn, nhỏ và Mỹ Latinh qua nhiều giai đoạn
(% GDP)

1950- 1958- 1968- 1975- 1981- 1991- 1998- 2004- 2008-


1957 1967 1974 1980 1990 1997 2003 2008 2010
Trung bình
cộng
Các quốc 23,9 20,1 21,6 24,3 19,1 19,6 18,3 21,5 23,3
gia lớn
Các quốc 14,2 15,7 18,1 21,5 17,0 19,2 20,0 19,8 19,1
gia nhỏ
Mỹ Latinh 19,1 17,6 19,5 22,6 17,8 19,4 19,4 20,5 20,8
Trung bình
trọng số
Các quốc 21,0 19,5 22,2 25,1 18,9 18,2 18,0 19,9 20,9
gia lớn
Các quốc 15,8 16,8 17,7 22,2 16,9 18,6 19,3 19,1 18,7
gia nhỏ
Mỹ Latinh 20,7 19,1 21,9 24,9 18,8 18,2 18,1 19,8 20,7

Nguồn: Bertola & Ocampo (2012)

Không thể duy trì được sự ổn định kinh tế, trong khi giá trị các khoản nợ lại gia tăng
mạnh làm cho rủi ro nợ nước ngoài của khu vực Mỹ Latinh đã vượt quá khỏi tầm kiểm
soát. Khi Mexico tuyên bố vỡ nợ đã ngay lập tức khiến các ngân hàng thương mại và tổ
chức tài chính quốc tế siết chặt và trì hoãn vô thời hạn đối với các khoản vay đến khu
vực Mỹ Latinh. Lại do phần lớn các khoản nợ đều trong ngắn hạn, nên việc không được
bơm tiếp tín dụng làm cho các quốc gia này nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy, dẫn
đến một cuộc khủng hoảng dây chuyền.

2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng

Sự thay đổi nhanh chóng về tình hình tài chính trong nước và quốc tế trong những năm
70 đã tạo nên một nền kinh tế không bền vững ở châu Mỹ Latinh và gieo mầm mống
cho cuộc khủng hoảng năm 1980. Sự tích lũy các khoản nợ nước ngoài của các quốc gia
Mỹ Latinh kéo dài và trở thành các món nợ nguy hiểm. Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu
khi thị trường quốc tế nhận ra rằng Mỹ Latinh sẽ không thể trả nợ cho các khoản vay
của mình. Điều này xảy ra vào tháng 8 năm 1982, khi bộ trưởng tài chính Mexico, ông
Jesus Silva-Heizong tuyên bố rằng Mexico không còn khả năng thanh toán các khoản
nợ của mình, sau đó hầu hết các quốc gia trong khu vực cũng không tránh khỏi việc bị
cuốn vào vòng xoáy khủng khoảng. Rất nhiều các cuộc khủng hoảng nợ khác nhau có
thể kể đến như Argentina (1982, 1989), Bolivia (1980, 1986, 1989), Brazil (1983, 1986,
1987), hay Ecuado (1982, 1984).

Quay lại với Mexico, không giống như các con nợ Mỹ Latinh khác, Mexico là nước
xuất khẩu dầu mỏ nên được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất năm 1970.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Mexioco có thể khai thác một lượng dầu lớn
và tăng xuất khẩu từ 600 triệu USD năm 1976 lên 14 tỷ USD năm 1981. Tuy nhiên các
lĩnh vực không liên quan đến dầu mỏ lại lâm vào tình trạng xấu đi nhanh chóng, nhập
khẩu tăng 30% mỗi năm đóng góp vào thâm hụt cán cân vãng lai 12,5 tỷ USD vào năm
1981. Các yếu tố góp vào thâm hụt cán cân vãng lai chính là việc tự do hóa thương mại,
không có sự kiểm soát chặt chẽ các cơ chế nhập khẩu, sự nâng giá của tỷ giá thực trong
các năm 1977-1981 dẫn tới việc xuất khẩu rẻ và nhập khẩu dắt.

Việc hình thành thâm hụt tài khoản vãng lai dẫn đén một nhu cầu về nguồn vốn lớn của
chính phủ. Để thỏa mãn nguồn vốn của mình, chính phủ đã thực hiện việc đi vay từ các
quốc gia phát triển khác và các tổ chức tài chính quốc tế. Kết quả là các khoản phải
thanh toán ở nước ngoài tăng lên cùng với sự suy thoái trong cán cân thương mại dẫn
tới thâm hụt tài khoản vãng lai cao hơn.

Khi cú sốc dầu mỏ lần thứ 2 xảy ra vào năm 1979 bằng việc tăng gấp đôi giá dầu, Hoa
Kỳ và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD phản ứng bằng cách nâng cao đáng
kể lãi xuất và áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ chặt chẽ. Cho dù vậy chính phủ
Mexico tiếp tục tăng chi tiêu công bất chấp các khoản nợ đã có cũng như lãi xuất vay
nợ ngày càng cao. Có thể mạnh tay cho khoản chi tiêu vì chính phủ Mexico cho rằng:
“giá dầu cao và tiếp tục tăng là tính năng vĩnh cửu của nền kinh tế, trong khi sự gia tăng
lãi suất được hiểu là một hiện tượng tạm thời”. Trên thực tế, điều ngược lại xảy ra mới
đúng. Năm 1981, giá dầu bắt đầu giảm do suy thoái kinh tế Mỹ, nhưng lãi suất lại
không có nhiều thay đổi đáng kể từ năm 1980, với mức đỉnh điểm 19%.

Khu vực tư nhân Mexico lập tức nắm bắt được tình hình và bắt đầu chuyển dịch tài sản
của mình ra nước ngoài. Bất chấp việc vay nặng lãi năm 1979, hơn 20 tỷ USD từ khu
vực tư nhân chạy trốn ra nước ngoài từ năm 1981 đến 1982. Nguồn vốn liên tục thất
thoát cùng với việc giá dầu liên tục giảm vào năm 1982 đã đẩy Mexico hướng tới một
cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng. Cuối cùng, chính phủ Mexico đã phản ứng bằng
cách kiểm soát nhập khẩu, cắt giảm chi tiêu và phá giá đồng Peso, tuy nhiên những
phản ứng này cũng không thể ngăn cản những thiệt hại và suy thoái tiếp tục tiếp diễn.

Đồng Peso mất giá tới 80% vào tháng 2 năm 1982, trong khi nguồn vốn từ tài sản tư
nhân vẫn bị chảy ra nước ngoài dẫn tới suy nhược lạm phát đình trệ. Đến tháng 8, dự
trữ Ngân hàng Trung ương gần như cạn kiệt, các ngân hàng quốc tế từ chối cho vay,
hậu quả chính là chính phủ tuyên bố không có khả năng trả nợ. Hoa kỳ, các quốc gia
OECD trong các khoản vay và tài chính ngắn hạn có thể giữ Mexico từ vỡ nợ đến khi
tái đầu tư cơ cấu nền kinh tế.

Trong kỷ nguyên vỡ nợ của đất nước Mexico, hầu hết các ngân hàng thương mại giảm
đáng kể hoặc dừng cho vay các khoản nợ đối với các nước Mỹ Latinh khác. Trong khi
đó hầu hết các khoản đã nợ của Mỹ Latinh là ngắn hạn, vì vậy khủng hoảng nổ ra khi họ
bị từ chối tái cấp vốn là điều tất yếu.

Cũng như giá dầu, hầu hết giá cả hàng hóa lao dốc vào đầu những năm 1980, đặt nặng
áp lực lên các nước Mỹ Latinh với truyền thống là xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu.
Kết quả là doanh thu xuất khẩu giảm đáng kể. Sự sụt giảm trong xuất khẩu trở nên phức
tạp hơn bởi sự gia tăng đột ngột về mức lãi suất bởi chính sách tiền tệ thắt chặt mưới
của Hoa Kỳ. Giống như Mexico, hầu hết các khoản vay của các nước Mỹ Latinh khác là
các khoản vay ngắn hạn, điều đó đẩy rủi ro lãi suất của họ lên cao nữa, kết quả là không
ai trong số các con nợ của Mỹ Latinh có khả năng trả nợ món nợ khổng lồ được tài trợ
bởi các ngân hàng quốc tế.
Tình hình tiếp tục trầm trọng và lan rộng ra khắp các quốc gia Mỹ Latinh. Như một yếu
tố tất yếu của cuộc khủng hoảng ở Mexico và các cuộc suy thoái kinh tế khác, các dòng
chảy của khoản tín dụng từ bên ngoài giảm đáng kể sau năm 1982, hơn thế nữa các chủ
nợ bắt đầu đòi thanh toán. Nhưng tại thời điểm này, sự tích lũy đáng kinh ngạc từ 10
năm trước cùng với sự gia tăng nhanh chóng của khoản nợ trong thời gian gần đây đã
biến khoản thanh toán thành một món khổng lồ.

3. Các chính sách mà các nước Mỹ Latinh đã thực hiện để đối phó với cuộc khủng
hoảng.

Cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực Mỹ La Tinh thực chất có thể được chia thành ba giai
đoạn.

Giai đoạn đầu •Trong giai đoạn này, nhiều thay đổi vĩ mô đã được thực hiện
tiên với việc các nhà kinh tế và hoạch định chính sách dự đoán rằng
từ trước diễn ra cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn,
khủng hoảng cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc ngay khi các nền kinh tế có dấu
cho đến năm hiệu phục hồi (họ chi rằng đây là một cuộc khủng hoảng thanh
1985. khoản hơn là một cuộc khủng hoảng trong khả năng thanh toán)

Giai đoạn hai


Bắt đầu từ tháng •Với sự khởi xướng của kế hoạch Baker lần thứ nhất (Baker plan)
9 năm 1985

Giai đoạn ba
bắt đầu vào •Với kế hoạch Brady (Brady plan)
tháng ba năm
1989

Giai đoạn đầu tiên từ trước diễn ra khủng hoảng cho đến năm 1985.

Tại một số quốc gia, chính phủ thể hiện lập trường cứng rắn của mình trong việc đối
phó với cuộc khủng hoảng nợ, như trường hợp thủ tướng Alan Garcia đưa ra quyết
định giới hạn sự vay nợ của Peru dưới mức 10% doanh thu từ xuất khẩu. Bên cạnh đó
là những cố gắng thành lập một liên hiệp giữa những chủ nợ của khu vực này. Điển
hình là cuộc hội nghị diễn ra tại Cartagena, chile vào năm 1984 (sau này gọi là sự đồng
thuận Cartagena). Sau hội nghị này, các khoản nợ của Bolivia và Ecuador đều đã được
hoãn lại, trong khi các con nợ lớn như Mexico, Brazil hay Venezuala vẫn phải tiếp tục
thỏa hiệp trực tiếp với các ngân hàng của họ, còn Argentina vẫn tỏ thái độ cứng rắn và
không chịu thỏa hiệp. Điều này có thể thấy rằng dù đã cố gắng nhưng khu vực này vẫn
chưa có được một sự đồng thuận nhất định trong khu vực , nhiều quốc gia muốn tự
mình giải quyết các khoản nợ của mình. Chính sự bảo thủ này đã dẫn đến việc trong
khi Mỹ dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng thì khu vực Mỹ Latinh lại
càng lún sâu thên vào khủng hoảng.

Bắt đầu từ tháng 9 năm 1985, cuộc khủng hoảng nợ bước vào giai đoạn hai, với sự
khởi xướng của kế hoạch Baker lần thứ nhất tại Seoul nhằm đưa ra được những điều
chỉnh trong vuệc tạo ra những điều luật cho vay hiệu quả hơn cùng với một gói tín
dụng đi kèm với nó. Gói cứu trợ này vào thời điểm đó vẫn chưa đủ để giải quyết hoàn
toàn cuộc khủng hoảng, và hai năm tiếp theo, được thay thế bằng kế hoạch Baker lần
thứ hai, đổi mới trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động mua lại hoặc trao đổi nợ và
cho phéo phát hành trái phiếu với lãi suất thấp.

Giai đoạn ba bắt đầu vào tháng ba năm 1989 (gần 7 năm kể từ khi bắt đầu cuộc khủng
hoảng) với kế hoạch Brady, bao gồm giảm bớt cán cân nợ, đi kèm với việc tạo điều
kiện cho khu vực Mỹ Latinh được vay mượn từ các nguồn tài chính tư nhân quốc tế.
Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc khủng hoảng, và các nước Mỹ Latinh cũng dần đi
vào phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, một thập kỷ suy thoái khủng hoảng đã làm cho mức
đóng góp của khu vực này vào GDP thế giới giảm 1,5%, cùng với việc GDP đầu người
trong khu vực giảm 8% so với các quốc gia công nghiệp và 23% so với mức trung bình
chung toàn thế giới.

4. Hậu quả mà cuộc khủng hoảng để lại.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, có thể thấy rõ ràng rằng khoảng thời gian hai thập kỷ bắt
đầu từ đầu những năm 1960 áp dụng mô hình công nghiệp hóa, mặc dù thường xuyên
tồn tại thâm hụt thương mại nhưng nhìn chung tăng trưởng trong thời gian này vẫn ở
mức cao, trung bình vào khoảng 5% mỗi năm. Tuy nhiên bắt đầu vào khoảng cuối thập
niên 70 cho đến giữa thập niên 80, tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm, thậm chí
tăng trưởng âm. Và mặc dù trong thập niên 80 này tồn tại thặng dư thương mại nhưng
tăng trưởng kinh tế dù có phục hồi vẫn không thể quay lại so với mức trong hai thập
niên trước đó.
8

-2

-4
Tăng trưởng kinh tế Cán cân thương mại

Khi cuộc khủng hoảng đi vào giai đoạn cuối cũng là lúc kinh tế các nước Mỹ Latinh dần
đi vào hồi phục, tuy nhiên, một thập kỷ suy thoái khủng hoảng đã làm cho mức đóng
góp của khu vực này vào GDP thế giới giảm 1,5%, cùng với việc GDP đầu người trong
khu vực giảm 8% so với các quốc gia công nghiệp và 23% so với mức trung bình chung
toàn thế giới.

Tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng là cuộc suy thoái kinh tế lớn. Tăng trưởng GDP
thực tế cho khu vực chỉ vào khoảng 2.3% trong các năm từ 1980 – 1985, nhưng thu
nhập bình quân đầu người Mỹ Latinh tăng trưởng -9%.

Năm 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latin thấp hơn năm 1980 tới
8%, kéo theo hậu quả tất yếu là 5 năm sau biến cố 1982, tỷ lệ nợ/GDP của Mexico đã
tăng gấp đôi và suốt một thập kỷ sau đó, người dân đã phải vật lộn với đói nghèo, thất
nghiệp, bất công xã hội...

5. Một số bài học rút ra cho Việt Nam

Thứ nhất, mô hình phát triển kinh tế: Việt Nam là 1 nước đang phát triển, nên có 1
tỷ lệ cao về đầu tư là 40% GDP trong khi chỉ có 27~30% GDP là nguồn vốn tiết kiệm
của các hộ gia đình, nhiều hơn 10% những nguồn vốn từ bên ngoài (FDI, ODA, những
khoản vay khác). Đây là một tỷ lệ rất cao so với trung bình các nước trong khu vực và
trên thế giới. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ
bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Do đó, giảm lượng vốn đầu tư từ bên ngoài
trong cấu trúc vốn nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và thúc đẩy phát
triển dựa trên đầu tư có hiệu quả là cần thiết trong mô hình phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Thứ hai, giảm chi tiêu công và thâm hụt ngân sách: Một bài học từ nguyên nhân
chủ yếu gây ra cuộc khủng hoảng tại các quốc gia Mỹ Latinh cũng như các quốc gia
châu Âu (điển hình là Hy Lạp) là thâm hụt ngân sách. Do vậy, việc cần làm là Việt Nam
nên thắt chặt công khố, thực hành tiết kiệm và chi tiêu công hợp lý, thận trọng trong
những dự án đầu tư quy mô lớn tiêu tốn 1 lượng lớn vốn từ những khoản nợ nước ngoài.
Điều này cần được quan tâm thực hiện, bởi hiện nay, Việt Nam đang có quá nhiều
dự án quy mô lớn, như: mở rộng đô thị, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đường sắt cao
tốc Bắc - Nam…
Thứ ba, công khai minh bạch thông tin về ngân sách nhà nước và nợ công, công bố
những thông tin và chính sách chính xác: Nhằm quản lý tốt thâm hụt ngân sách cũng
như nợ công, điều quan trọng đầu tiên cho mỗi quốc gia chính là thực hiện công khai
minh bạch về những vấn đề này. Những nguyên tắc chủ đạo nhằm giúp các quốc gia
thực hiện những chính sách cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài khóa của mình
được tóm tắt đầy đủ trong Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (IMF, 2007).
Việc Athens làm giả số liệu để có thể trở thành thành viên chính thức của khối cộng
đồng chung châu Âu là bài học nhãn tiền đối với Việt Nam. Vì thế, Chính phủ Việt
Nam nên cung cấp những thông điệp phù hợp và giải thích rõ ràng những hỗ trợ cơ bản
trong thỏa thuận với hoạt động quốc tế và tạo ra những tiêu chuẩn trong các chỉ số về
nợ công, thâm hụt ngân sách và chính sách công khố.
Đặc biệt, Chính phủ cũng cần đưa ra một khuôn khổ pháp luật rõ ràng và giao trách
nhiệm cho một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này thường là Bộ Tài chính, với vai
trò lựa chọn các công cụ và hình thức vay nợ cần thiết, xây dựng chiến lược và lộ trình
vay nợ hợp lý, nghiên cứu về các chiến lược quản lý nợ công bền vững thông qua các
chỉ số về giới hạn nợ và các thông số về rủi ro, mà nợ công mang lại. Đồng thời,
cơ quan này cũng cần thiết lập một bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát nhằm đưa
ra được những con số thống kê cập nhật rõ ràng và xác thực.
Cùng với đó, các điều khoản vay nợ đi kèm cũng cần được minh bạch và cập nhật đầy
đủ. Theo IMF, việc thực hiện kiểm toán các hoạt động vay nợ hàng năm của chính phủ
được giao cho một cơ quan độc lập nhằm nâng cao tính khách quan và minh bạch về
những thông tin này.
Mối quan hệ giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp công cũng cần được minh
bạch rõ ràng. Đặc biệt, cần có sự rõ ràng trong việc làm thế nào lợi nhuận thu được
từ các tổ chức sự nghiệp có thể đóng góp cho Chính phủ. Những báo cáo tài chính hàng
năm của các tổ chức này cần phải công khai về lợi nhuận và phần sẽ đóng góp vào ngân
sách nhà nước, thông tin này cũng cần được ghi lại trong báo cáo hàng năm về ngân
sách nhà nước.
Tương tự như vậy, các nguồn chi tiêu của Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích của các
tổ chức công cần phải được công khai trong báo cáo về ngân sách nhà nước, cũng
như báo cáo tài chính hàng năm của các tổ chức này.

You might also like