Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG THI HẾT HỌC PHẦN

MÔN: BỆNH HỌC

ĐỐI TƯỢNG: CAO ĐẲNG DƯỢC CHÍNH QUI 3 NĂM

Câu 1: Anh (Chị) hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
bệnh tăng huyết áp?

Nguyên nhân:

Tăng huyết áp thứ phát: Còn gọi là tăng HA triệu chứng. Loại này chiếm
khoảng 10% các trường hợp tăng huyết áp, thuongf gặp ở người trẻ tuổi. Các
nguyên nhân thường gặp có thể là:

- bệnh thận:+ Viêm cầu thận cấp, mạn; + viêm thận mạn(cầu thận; kẽ thận)
mắc phải hoặc bẩm sinh; thận da nang; ứ nước bể thận; hẹp đông mạch
thận; suy thận

- Bệnh nội tiết: + cường aldosteron tiên phát( hội chứng conn); + hội chứng
cushing; phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh; ứ tủy thượng
thận(phécchromocytom); Tăng calci máu; cường tuyến giáp; bệnh to đầu
chi

- Bệnh tim mạch: + hẹp eo động mạch chủ(tăng HA chi trên; giảm HA chi
dưới); hở van động mạch chủ(tăng HA taam thu; giảm Ha tâm trương); rò
động tĩnh mạch.

- Một số nguyên nhân khác: nhiễm dộc thai nghén; bệnh tăng hồng cầu;
nhiễm toan hô hấp( nguyên nhân thân kinh)

Tăng HA nguyên phát: khi không tìm thấy nguyên nhân người ta gọi là tăng HA
nguyên phát loại này chiếm trên 90% các trường hợp tăng HA, thường gặp ở
người tủng niêm và tuổi già. Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng người ta
tìm thấy 1 số nguyên nhân chính như sau:

- Hút thuốc lá; rối loạn chuyển hóa lipid; tiểu đường; tuổi trên 60; nam giới
và phụ nữ mạn kinh; tiền sử gia đình có bênh tim mạch sớm: nam dưới 65
tuổi; nữ dưới 55 tuổi; ngoài ra còn kể đến một số nguyen nhân khác như:
béo phì, ít hoạt động thể lực; sang chấn tinh thần; nghiện rượu….

Triệu chứng: tăng huyết áp thường k có triệu chứng cơ năng; triệu trứng quan
trọng nhất là đo HA thấy tăng(phải đo đúng kĩ thuật). các triệu chứng thực thể
phụ thuộc vào giai đoạn bệnh( thực ra đây là các biến chứng do tăng HA gây
ra).

Điều trị tăng HA: MỤC TIÊU CHUNG CỦA ĐIỀU TRỊ tăng HA là: giảm các
biến chứng tim mạch giảm tử vong. dể đạt được mục tiêu nsayf người bệnh cần
thay đổi lối sống và ĐƯA ha VỀ < 140/90mmHg, riêng với những bệnh nhân
kèm theo tiểu đường hoặc bệnh thận mạn mức HA cần đạt dưới 130/80mmHg.
Các biện pháp điều trị tăng HA gồm:

- điều trị không dùng thuốc( điều chỉnh lối sống): giảm cân thừa; giảm ăn
muối; chế độ ăn hù hợp; hạn chế đồ uống có cồn; ngừng hút thuốc lá.

- Điều trị thuốc hạ HA:

 +Nhóm thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide


(Hydrodiuril);Chlorthalidone;Các thuốc lợi tiểu quai furosemide (Lasix),
bumetanid (BUMEX) và torsemide (Demadex)
 Kết hợp của triamteren và hydrochlorothiazide (DYAZIDE);Metolazone
(Zaroxolyn);…
 + Nhóm thuốc liệt giao cảm TW: methyldopa, clonidin, guanabenze và
guanfaci,…
 + Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm beta: Bisoprolol, Nebivolol,
Atenolol, Metoprolol, Nadolol,…
 + Nhóm thuốc chẹn kênh calci: Amlodipine, Felodipine, Nicardipine,
Nifedipine, Nimodipine;…
 + Nhóm thuốc ức chế men chuyển: Captopril, Enalapril, Lisinopril,
Perindopril, Fosinopril,….

Câu 2: Anh (Chị) hãy chỉ ra sự khác nhau giữa triệu chứng của sốt rét và
sốt xuất huyết? Trình bày phác đồ điều trị sốt rét?

Sốt rét thường biểu hiện các triệu chứng như:Sốt và ớn lạnh,Nhức đầu,Buồn
nôn và ói mửa,Đau cơ và mệt mỏi

Những thay đổi của cơ thể khi nhiễm sốt rét bao gồm:Trong thời gian sốt rét,
các tế bào hồng cầu chết nhanh chóng. Lúc này, lá lách không thể sản xuất đủ
hồng cầu cho cơ thể, do đó dẫn đến suy nội tạng..Do những thay đổi trong lá
lách nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở bụng bên trái, luôn trong trạng thái no và
dễ bị mệt mỏi.Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể người bệnh có thể lên tới 40oC.
Sốt xuất huyết cũng gây ra các triệu chứng tương tự sốt rét như sốt cao, mệt mỏi
và buồn nôn. Tuy nhiên, chúng cũng có các triệu chứng khác:Đau ở sau
mắt,Viêm các tuyến trong cơ thể,Phát ban,Chảy máu chân răng,Chảy máu cam
hoặc bầm tím khắp cơ thể

Sốt xuất huyết làm giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu xuống mức thấp nhất.
Nguyên nhân là do virus sốt xuất huyết làm hỏng tủy xương của người bệnh
(tủy xương là trung tâm sản xuất tiểu cầu chính).Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất
huyết điển hình là đau đầu dữ dội đi kèm với cơn đau nhói ở khắp cơ thể.

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh xơ
gan?

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng, biến chứng. Từ đó vẽ sơ đồ giải
thích cơ chế bệnh sinh và ứng dụng trong điều trị trong loét dạ dày- tá tràng?.

Câu 5: Anh chị hày trình bày triệu chứng và cách điều trị bệnh tả?

Câu 6: Anh (chị) Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của sỏi
thận?

Câu 7: Anh chị hãy chỉ ra sự khác nhau giữa đái tháo đường tuýp I và tuýp II.
Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế bệnh sinh, triệu chứng cận lâm sàng và điều trị bệnh
đái tháo đường?

Câu 8: Anh chị hãy trình bày triệu chứng, biến chứng và phòng bệnh uốn ván?

Câu 9: Anh chị hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh hen phế
quản?

Câu 10: Anh chị hãy trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và xử trí
thai chết lưu?

You might also like