Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 104

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam” là đề tài nghiên cứu
của chính tôi.

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2016

Người cam đoan

Bùi Văn Chi


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Mở Thành Phố
Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình của Quý Thầy, Cô Khoa Đào
tạo sau Đại học, cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa
phương Việt Nam”.

Để hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban
Giám hiệu, các Thầy - Cô Khoa Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, các Thầy - Cô hợp tác giảng dạy ở Trường, đã cung cấp cho tôi những
kiến thức chuyên môn về Kinh tế học ở bậc Thạc sỹ.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn tôi, Thầy
TS. Trần Anh Tuấn, người đã truyền cho tôi nhiều kiến thức, nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình làm viết Luận văn.

Tôi cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến những người bạn, đồng nghiệp đã hỗ
trợ, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.

Cuối cùng, tôi dành lời cảm ơn chân tình tới người bạn đời đã luôn theo sát, hỗ trợ
và động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất trong quá trình làm Luận văn. Những lời
động viên đó là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành được Luận văn này.

Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân lời
chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2016

Bùi Văn Chi


iii

TÓM TẮT

Để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế thúc đẩy sức cạnh tranh trong khu
vực, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, các nhà hoạt định chính sách địa phương
đã tham khảo các chỉ số PCI làm tiêu chí đánh giá cho nhiều chính sách cải cách kinh
tế. Các Lãnh đạo địa phương sử dụng PCI làm thước đo thành công của các chương
trình cải cách về điều hành kinh tế, cũng như xác định những kinh nghiệm, bài học
thực tiễn tốt từ những địa phương khác để áp dụng tại địa phương mình. Các doanh
nghiệp trong nước và các nước ngoài họ tìm hiểu PCI của từng địa phương như là
công cụ hỗ trợ quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm, địa phương để mở rộng
sản xuất kinh doanh hoặc xúc tiến đầu tư. Vì vậy, PCI rất quan trọng đến sự cạnh
tranh và phát triển kinh tế ở các địa phương. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ở các
địa phương (PCI), tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam”, nhằm tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa
phương Việt Nam.

Luận văn đã dựa vào cơ sở lý thuyết năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter,
dựa vào khung đánh giá năng lực cạnh tranh của World Bank, và dựa vào các nghiên
cứu trước, tác giả nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam. Thông qua đó, đề tài tập trung vào các
yếu tố sau: (1) Chỉ số độ trễ 1 năm PCI; (2) Chỉ số sản xuất công nghiệp; (3) Chỉ số
năng lực công nghệ thông tin; (4) Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới; (5) Tỷ lệ cơ cấu
phi nông nghiệp; (6) Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên; (7) Chi tiêu của địa
phương; (8) Đầu tư cơ sở hạ tầng; (9) Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP). Qua các yếu
tố này, tác giả đã chọn được các yếu tố tác động có ý nghĩa thống kế đến năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh.

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện trên 63 tỉnh/ thành Việt Nam, trong
khoảng thời gian 3 năm (năm 2013, 2014, 2015); với tổng số mẫu khảo sát 189 mẫu.
iv

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng phần mềm Stata, với dữ liệu
bảng nên đề tài đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với những phương pháp
nghiên cứu ước lượng cơ bản như: Mô hình tác động nhân tố cố định (Fixed Effects
Modle-FEM), mô hình tác động nhân tố ngẫu nhiên (Random Effects Modle– REM),
kiểm định Hausman để chọn được mô hình tác động nhân tố cố định FEM. Với kỹ
thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định các tiêu chuẩn cần thiết như: Kiểm định
đa cộng tuyến, kiểm định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định phương sai sai số thay
đổi, kiểm định tự tương quan của phần dư, kiểm định tự tương quan giữa phần dư của
đơn vị chéo. Tuy nhiên, qua các kiểm định vừa nêu thì mô hình FEM gặp hai sai
phạm là phương sai sai số thay đổi và phần dư gặp hiện tượng tự tương quan bậc nhất.
Hai sai phạm này sẽ khiến cho kết quả hồi quy mô hình FEM bị chệch. Để cho kết
quả hồi quy được chính xác, đề tài tiến hành phân tích hồi quy theo phương pháp hiệu
chỉnh sai số dữ liệu bảng PCSE (Panel-Corrected Standard Errors) (Greene, 2012),
nhằm khắc phục hai sai phạm trên và phân tích đưa ra các yếu tố tác động đến chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI) của các địa phương Việt Nam.

Qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 biến số có ý nghĩa thống kê và có tác
động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của các địa phương là: Chỉ số sản xuất công
nghiệp, Chỉ số năng lực công nghệ thông tin, Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, Tỷ lệ
lao động có trình độ Cao đẳng trở lên, Chi tiêu của địa phương và Đầu tư cơ sở hạ tầng.
Trong đó có một biến Chi tiêu của địa phương, có kết quả âm không phù hợp với kỳ
vọng dương. Các biến số còn lại không có ý nghĩa thống kê: Chỉ số độ trễ 1 năm PCI,
Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp, Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP).
Từ những kết quả trên, tác giả có các khuyến nghị với các địa phương để phát triển
kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh cần tập trung vào các yếu tố như sau: Bằng cách
tập trung: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp và công
nghiệp hỗ trợ; Phát triển hệ thống công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử và thương mại
điện tử; Tạo điều kiện môi trường kinh doanh lành mạnh, kích thích thành lập doanh
nghiệp mới và tạo cơ hội đầu tư; Đồng thời, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất
lượng cao, có trình độ từ Cao đẳng trở lên ở địa phương.
v

Với thời gian ngắn và kiến thức bản thân có hạn, đề tài nghiên cứu này không
trách những thiếu sót, khiếm khuyết, còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh PCI của các địa phương mà tác giả chưa nghiên cứu. Tác giả rất
mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của Thầy - Cô và các độc giả, xin chân
thành cảm ơn.
vi

MỤC LỤC Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................ i


Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... vi
Danh mục hình và đồ thị ............................................................................................ ix
Danh mục bảng ........................................................................................................... x
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 3
1.5. Đối tương và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
1.5.1. Đối tương nghiên cứu đề tài .......................................................... 3
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................. 4
1.6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................. 4
1.7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 6
2.1. Năng lực cạnh tranh ............................................................................. 6
2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ................................................................ 6
2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ................................................. 7
2.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ................................... 9
2.2. Đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Việt Nam....... 10
2.2.1. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ................. 10
2.2.2. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI .................. 12
2.2.3. Cách thức xây dựng và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh PCI ........................................................................................ 13
2.2.4. Các thành phần chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ............. 14
vii

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 21
2.3.1. Lý thuyết về cạnh tranh ............................................................... 21
2.3.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter ............. 23
2.3.3. Khung đánh giá của Wold Bank về năng lực cạnh tranh ............ 33
2.3.4. Xác định các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh PCI ................................................................................. 34
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước ................................................... 35
2.4.1. Các nghiên cứu trước trong nước................................................. 35
2.4.2. Các nghiên cứu trước nước ngoài ................................................ 36
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 42
3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................... 42
3.1.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................... 42
3.1.2. Phương trình nghiên cứu .............................................................. 43
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 43
3.3. Phương pháp ước lượng ..................................................................... 47
3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................ 47
3.3.2. Phân tích hệ số tương quan thông qua ma trận tương quan ......... 47
3.3.3. Hồi quy tuyến tính của mô hình dữ liệu bảng
(Panel Data models) ..................................................................... 48
3.3.3.1. Mô hình gộp - Pooled OLS .................................................... 49
3.3.3.2. Mô hình tác động cố định (FEM)........................................... 50
3.3.3.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) .................................... 50
3.3.4. Kiểm định sai phạm mô hình và xử lý sai phạm mô hình ........... 50
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 51
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................... 53
4.1. Sơ lược về hiện trạnh năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam ..... 53
4.2. Thống kê mô tả................................................................................... 59
4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu .. 62
4.4. Kiểm định Hausman mô hình các nhân tố tác động cố định FEM,
viii

và mô hình các nhân tố tác ngẫu nhiên REM để chọn mô hình........ 62


4.4.1. Mô hình tác động cố định FEM ................................................... 63
4.4.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên REM ............................................. 64
4.4.3. Kiểm định Hausman..................................................................... 65
4.5. Phân tích mô hình hồi quy tác động cố định (FEM).. ........................ 66
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.. ............................................ 66
4.5.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.. ................................... 67
4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.. ........................................ 67
4.5.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư.. ....................................... 68
4.5.5. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo.. ........... 68
4.6. Phân tích hồi quy PCSE và thảo luận kết quả hồi quy....................... 69
4.6.1. Phân tích hồi quy PCSE.. ............................................................. 69
4.6.2. Thảo luận kết quả hồi quy PCSE của từng biến số trong mô hình
nghiên cứu.. ................................................................................. 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 76
5.1. Kết luận .............................................................................................. 76
5.2. Khuyến nghị ....................................................................................... 78
5.3. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................... 79
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88
Phụ lục 1. Kết quả hồi quy Mô hình FE.................................................... 88
Phụ lục 2. Kết quả hồi quy Mô hình RE ................................................... 89
Phụ lục 3. Kết quả kiểm định Hausman .................................................... 90
Phụ lục 4. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE ............................... 91
ix

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Trang

Hình 2.1. Mô hình Kim cương của Porter, 1990...................................................... 25


Hình 2.2. Nền tảng của năng lực cạnh tranh ............................................................ 29
Hình 2.3. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương............................. 30
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 42
Đồ thị 4.1. Điểm trung vị chỉ số PCI theo thời gian ................................................ 56
Đồ thị 4.2. Xếp hạng PCI các tỉnh năm 2015 .......................................................... 58
x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước ............................................................... 38


Bảng 3.1. Tóm tắc dấu kỳ vọng của các biến giải thích trong mô hình ................... 47
Bảng 4.1. Kết quả hoạt động của Doanh nghiệp dân doanh theo thời gian ............. 55
Bảng 4.2. Bảng thống kê mô tả ................................................................................ 59
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 62
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình FEM ................................................................ 63
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình REM ................................................................ 64
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman ................................................................... 65
Bảng 4.7. Kiểm định đa cộng tuyến ......................................................................... 66
Bảng 4.8. Kiểm định phân phối chuẩn phần dư ....................................................... 67
Bảng 4.9. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................... 67
Bảng 4.10. Kiểm định tự tương quan của phần dư .................................................. 68
Bảng 4.11. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo ...................... 68
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE ............................................. 69
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả chứng minh giả thuyết nghiên cứu ........................... 74
xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Area)

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific
Economic Cooperation)

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

BLĐTBXH Bộ Lao động thương binh xã hội

CN Công nghiệp

CNHT Công nghiệp hỗ trợ

CNTT Công nghệ thông tin

DN Doanh nghiệp

ICT Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (Information and
Communication Technologies )

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FE Tác động cố định (Fixed Effect)

FEM Mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model)

FTA Khu vực mậu dịch tự do(Free Trade Area)

GC Chi tiêu ngân sách địa phương

GDP Tổng sản lượng quốc nội (Gross Dometic Product)

GLS Tổng bình phương tối thiểu (General Least Square)

GMM Phương pháp ước lượng (Generalized Method of Moments)


xii

HC Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên

HCR Tỷ lệ Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên

IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of industrial production)

IF Đầu tư cơ sở hạ tầng

LF Quy mô lao động địa phương

NAR Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp

NFP Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới

NLCT Năng lực cạnh tranh (Competitiveness)

RE Tác động ngẫu nhiên (Random Effect)

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)

PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index

PCSE Phương pháp ước lượng hiệu chỉnh sai số của dữ liệu bảng (Panel
corrected standrd errors)

TF Tổng số doanh nghiệp

TFP Năng suất tổng hợp (Total Factor Productivity)

TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership)

UBND Ủy ban nhân dân

USAID Cơ quan phát triển Quốc tế Hòa Kỳ (United States Agency for
International Development)

VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
xiii

VNCI Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (Vietmam competitiveness Initiative)

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economics Forum)

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu


Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập khu vực
mậu dịch tự do FTA (1996), gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007), và
gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (2015) đem đến cho nước
ta nhiều cơ hội, nhưng cũng gặp nhiều thách thức. Trong điều kiện cạnh tranh toàn
cầu khốc liệt, việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ là bước khởi đầu cho sự
phát triển và hội nhập thành công.
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report)
của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF, 2015), ở cấp độ toàn nền kinh tế, khả năng cạnh
tranh của Việt Nam được đánh giá tương đối thấp, xếp hạng thứ 75/148 năm 2012,
hạng thứ 70/148 năm 2013, hạng thứ 68/144 năm 2014, xếp hạng thứ 56/140 năm
2015. Tại Đông Nam Á, Việt Nam được xếp hạng thứ 6, sau Singapore (xếp hạng 2).
Malaysia (xếp hạng 18), Campuchia (xếp thứ 90) và Myanmar (xếp hạng 131). Kết
quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước còn thấp là do nền
kinh tế Việt Nam chưa phát triển, phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế ở các địa
phương, năng lực cạnh tranh phát triển của từng địa phương.
Xuất phát từ đó, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành trở thành đặc thù của Việt
Nam, dựa trên bốn cấp độ cạnh tranh phổ biến trên thế giới là năng lực cạnh tranh
nền kinh tế quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh này có mối quan hệ
mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Chính Phủ đã đưa ra Nghị quyết: “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” (Nguyễn Tấn
Dũng, 2014), nhằm đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2

Nâng cao năng lực cạnh tranh của một tỉnh/thành không tách rời mục tiêu chiến
lược phát triển chung của tỉnh. Để đánh giá, đo lường hiệu quả công tác quản lý, điều
hành nền kinh tế của các tỉnh/thành trong cả nước, phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) và dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) đã hợp
tác xây dựng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Thông qua các Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh, đánh giá, xếp loại được năng lực cạnh tranh cao, thấp của 63
tỉnh/thành hàng năm, nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành
kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh/thành, qua đó có giải
pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh/thành, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của các tỉnh/thành nói riêng và cho Quốc gia nói chúng, đồng thời góp phần
tăng năng lực cạnh tranh cho Quốc gia so với các nước. Nâng cao năng lực cạnh tranh
của một tỉnh không tách rời mục tiêu chiến lược phát triển chung của vùng và cả
nước, quá trình cạnh tranh giữa các tỉnh không tách rời quan hệ hợp tác, liên kết nhằm
phát triển kinh tế từng địa phương và phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của
mỗi địa phương. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng nhằm khai thác thế
mạnh mối quan hệ liên vùng, liên kết ngành, liên kết giữ các tỉnh và đồng thời tuân
thủ các nguyên tắc chung thể chế Quốc gia và thông lệ Quốc tế. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành, cần tập trung thực hiện tốt các chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), do đó, tác giả tập trung nghiên cứu đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng
đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các địa phương Việt Nam”,
việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành
nhằm mục tiêu xác định cơ sở cho định hướng, biện pháp nâng cao chỉ số năng lực
cạnh tranh của tỉnh/thành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, nghiên cứu này sẽ tập trung vào
ba mục tiêu sau:
(i) Xác định các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành
của các địa phương ở Việt Nam.
3

(ii) Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam.
(iii) Đưa ra những kết luận, giải pháp và khuyến nghị để nâng cao năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương ở Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời ba câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Các yếu tố nào tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của
các địa phương ở Việt Nam?
(ii) Các yếu tố này tác động như thế nào đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam?
(iii) Giải pháp nào để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành của
các địa phương ở Việt Nam?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết vấn đề nghiên
cứu. Do dữ liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu bảng nên đề tài sử dụng mô hình hồi
quy dữ liệu bảng với những phương pháp ước lượng cơ bản như: Mô hình tác động
cố định (FEM) (Fixed Effects Model), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) (Random
Effects Model). Bằng sử dụng phần mềm Stata, đề tài sẽ sử dụng mô hình hồi quy dữ
liệu bảng kết hợp với kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, kiểm định cần thiết như:
Kiểm định Hausman, phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng PCSE (Panel-
Corrected Standrd Errors), kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phân phối chuẩn phần
dư, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan của phần dư, kiểm
định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo...nhằm nghiên cứu đưa ra các yếu
tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh của các địa phương.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam.
4

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài


Đề tài nghiên cứu trên 63 tỉnh/thành trong cả nước, khoảng thời gian từ năm
2013 đến năm 2015.
Mô hình nghiên cứu chỉ xét tác động một chiều từ các yếu tố liên quan ảnh
hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI).
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)
các tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh (PCI) ở các tỉnh/thành của các địa phương ở Việt Nam, từ đó
các tỉnh/thành thấy được những điểm mạnh cũng như các điểm yếu của tỉnh mình, để
củng cố và phát triển địa phương mình. Nhờ vậy, nó góp phần cho sự phát triển kinh
tế toàn quốc gia, giúp Việt Nam vượt qua những thử thách khi tham gia các tổ chức
kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, FTA …và đang tham gia vào đàm phán, ký
kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP được thành công.
1.7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của đề tài nghiên cứu dự kiến trình bày gồm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu bao gồm các
nội dung sau: Lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; mô hình nghiên cứu; ý
nghĩa và hạn chế đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Ở chương này, các khái niệm về cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và lý thuyết về kinh tế học
năng lực cạnh tranh, PCI và các chỉ số thành phần của PCI. Đồng thời, tác giả cũng
trình bày tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề
tài để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Từ cơ sở lý
thuyết trình bày ở chương 2 và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng
mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu, cách thức đo lường các
5

biến trong mô hình nghiên cứu, cách thu thập và các kỹ thuật phân tích số liệu cũng
sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày thống kê
mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu để trả lời
các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và kiểm định các giải thuyết đã được
đặt ra.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương này trình bày tóm tắt
các kết quả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị có liên quan. Đồng thời cũng chỉ
ra giới hạn trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tại chương này, đầu tiên đề tài sẽ tìm hiểu về khái niệm và những lý thuyết có
liên quan đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đồng thời, tác giả cũng trình bày tóm tắt
các nghiên cứu trước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài để làm cơ sở
đưa ra các yếu tố tác động đến năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh PCI của các địa phương
Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra mô hình nghiên cứu.
2.1. Năng lực cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh nói riêng là một khái niệm
mà có nhiều cách hiểu khái niệm này khác nhau. Cạnh tranh tồn tại từ cấp độ vi mô
đến cấp độ vĩ mô, nó bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội. Cạnh tranh được
sử dụng rộng rãi thể hiện qua giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, giữa
giai cấp này với giai cấp khác, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa ngành với
ngành, giữa địa phương này với địa phương kia, giữa quốc gia này với các quốc gia
khác…, và có nhiều khái niệm về cạnh tranh khác nhau:
Theo Từ điển Kinh doanh Anh (1992), cạnh tranh là “Sự ganh đua, sự kình
địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại
hàng hóa về phía mình”. Theo một vài tác giả như Krugman (1996) hay Porter (1992)
cho rằng cạnh tranh giống như năng suất của một tổ chức hay một cá nhân. Đứng ở
góc độ doanh nghiệp, theo Giáo sư kinh tế học Mỹ Paul A. Samuelson (1948) cho
rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để dành khách hàng
hoặc thị trường.
Trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu (WEF, 2015), tại diễn đàn Liên Hợp
Quốc thì cho rằng cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt
được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của sản phẩm quốc nội
(GDP) tính trên đầu người theo thời gian”.
7

Cạnh tranh vùng có thể thu hút sự thành công của các hãng sản xuất, sẽ góp
phần tăng trưởng kinh tế, duy trì và gia tăng mức sống của người dân (Huggins and
Thompson, 2010).
Từ những khái niệm về “cạnh tranh” trên, có thể cho thấy về cơ bản “cạnh
tranh” là quá trình nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình, một chủ thể nỗ
lực vượt qua đối thủ của mình, thắng chủ thể mình để đạt được một hay một số
mục tiêu nhất định.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu
tố khích thích sản xuất, kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, tạo sự phát triển kinh tế xã hội.
Do vậy, khái niệm cạnh tranh có thể định nghĩa dưới 4 cấp độ sau:
Cấp độ quốc gia: Cạnh tranh là khả năng của một nước đạt được những thành
quả nhanh và bền vững về mức sống, hấp dẫn thu hút được đầu tư trong và ngoài
nước, đảm bảo ổn định kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của người dân và đạt được
các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao đươc xác định bằng sự thay đổi tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) trên đầu người theo thời gian.
Cấp vùng/địa phương/tỉnh/thành: Cạnh tranh cấp tỉnh là sự ganh đua giữa các
chính quyền cấp vùng/địa phương/tỉnh/thành, thông qua quá trình đổi mới và sáng
tạo liên tục để tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư và phát
triển kinh tế, tăng năng suất, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng kinh tế, nhằm
mục tiêu phát triển bền vững tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.
Cấp độ ngành: Cạnh tranh là duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị
trường trong và ngoài nước.
Cấp độ doanh nghiệp: Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp với
nhau để giành khách hàng hoặc thị phần.
2.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu
nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các tác giả, các nhà chuyên môn về
khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia,
8

cấp tỉnh, cấp ngành và cấp doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau
vể năng lực cạnh tranh như sau:
Theo Porter (1998), khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh là
năng suất, hay nói cách khác năng suất là yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh, duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững. Năng suất lao động là
thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh (Porter, 1990).
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản
xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh quốc gia được đo lường bằng năng suất sử dụng
lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên, trong đó: Năng suất quyết định mức sống
bền vững (lương, lợi nhuận từ vốn và từ tài nguyên thiên nhiên). Năng suất của một
nền kinh tế xuất phát từ sự phối hợp của cả doanh nghiệp nội địa và nước ngoài. Của
cải và việc làm phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Các quốc gia cạnh
tranh với nhau trong việc tạo ra môi trường có năng suất cao nhất cho doanh nghiệp.
Khu vực công và tư có vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong việc tạo ra
một nền kinh tế có năng suất (Nguyễn Xuân Thành, 2014).
Chính Phủ có chức năng cải thiện môi trường, điều kiện thúc đẩy nâng cao
năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công trình hạ tầng, ban hành chính
sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất của các doanh nghiệp. Trong đó năng
lực cạnh tranh quốc gia chủ yếu phát sinh từ chính sách chính phủ áp dụng, nghĩa là
nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách của Chính Phủ (Phan Nhật Thanh, 2012).
Ở gốc độ doanh nghiệp, khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên
ở Mỹ, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản
phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong
nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt lợi ích lâu dài của
doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh
nghiệp (Aldington Report, 1985).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần được gắn kết với việc thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp (Buckley, 1988).
9

Ở góc độ địa phương, năng lực cạnh tranh của địa phương thường xuất hiện
trong lý thuyết về thể chế trong đó nhấn mạnh đến vai trò của thể chế và sự thay đổi
của thể chế tác động đến tăng trưởng kinh tế. Năng lực cạnh tranh của địa phương
được hiểu là năng lực thể chế của địa phương đó trong việc thiết lập các luật lệ, các
tiến trình cần phải tuân thủ, các quy tắc về đạo đức (North, 1981). Những vấn đề này
được dùng để ràng buộc các hành vi cá nhân trong cùng một mục đích chung là tối
đa hóa lợi ích hay tài sản (North, 1991).
Từ những khái niệm và định nghĩa về năng lực cạnh tranh, có thể khái quát
năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh, là khả năng duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trong mọi hoạt động sinh hoat, sản xuất, kinh doanh nhằm mở rộng
qui mô, phát triển thị phần, mở rộng mạng lưới, thu hút và sử dụng hiệu quả các yếu
tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững.
2.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competativeness) được sử dụng phổ
biến trong đo lường thực tiễn cũng gần với ngữ nghĩa với thuật ngữ năng lực cạnh
tranh của thành phố (Urban Compatativeness) của World Bank (Webster và Muller,
2000) và khá gần với thuật ngữ năng lực cạnh tranh cấp vùng (Regional
Comparativeness) được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu.
Theo Webster và Muller (2000) đã cho rằng năng lực cạnh tranh của thành phố
là khả năng thành phố đó có thể sản xuất cũng sản phẩm cũng như tạo thị trường cho
việc bán sản phẩm đó trong khi phải cạnh tranh với các thành phố khác.
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là năng lực cạnh tranh của một địa phương cấp
tỉnh được hiểu là khả năng của một địa phương thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội theo những mục tiêu đã định trên cơ sở lợi thế của địa phương trong mối quan hệ
liên kết với địa phương khác thuộc phạm vi quốc gia.
Năng lực cạnh tranh cấp vùng thường có quy mô lớn hơn và được Liên minh
Châu Âu định nghĩa như sau: Năng lực cạnh tranh cấp vùng là năng của một vùng có
thể tạo ra được một môi trường kinh doanh hấp dẫn và bền vũng cho doanh nghiệp
cũng như cho các cư dân để học có thể sống và làm việc (Annoni và Kozovska, 2010).
10

Như vậy định nghĩa này đã mở rộng năng lực cạnh tranh phục vụ cho doanh nghiệp
sang năng lực cạnh tranh phục vụ cho cả doanh nghiệp và cư dân.
Theo mô hình Kim cương của Porter (1998) xác định năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh cho thấy trong điều kiện phân cấp mạnh, chính quyền cấp tỉnh có thể tách động
trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hoặc tiêu cực đến sự hấp dẫn của các yếu tố đầu vào
(như nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn trí thức, nguồn vốn và cơ
sở hạ tầng thông qua việc huy động, phân bổ và sử dụng chúng), các yếu tố liên quan
đến đầu ra (qui mô thị trường, tập quán tiêu dùng…thông qua các hoạt động đến sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng…thông qua việc tác động đến sản xuất, phân phối,
trao đổi, tiêu dùng); hệ thống các doanh nghiệp và nhà đầu tư tại các địa phương; sự
phát triển khoa học công nghệ; chính sách của trung ương và quan hệ đối ngoại của
các địa phương khác đối với tỉnh.
Trong giới hạn của luận văn, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được hiểu là khả
năng của một địa phương thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo những mục
tiêu đã định và tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh trên cơ sở lợi thế
của địa phương trong mối quan hệ liên kết hoặc cạnh tranh với địa phương khác thuộc
phạm vi quốc gia.
2.2. Đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại Việt Nam
2.2.1. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam được đo lường tổng hợp bằng chỉ
số PCI (Provincial Competativeness Index).
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2014), chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh,
thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh
doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. PCI là con số nói lên năng lực cạnh
tranh giữa các địa phương trong vấn đề tạo điều kiện cho lực lượng doanh nghiệp
phát triển. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam và Dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (là dự án do Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ). Chỉ số này được công bố thí điểm lần đầu tiên vào
11

năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về
phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam, theo đó đã có 47 tỉnh, thành
phố của Việt Nam được xếp hạng và đánh giá.
Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả 63 tỉnh thành Việt Nam đều được đưa
vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm, hai lĩnh
vực quan trọng của môi trường kinh doanh-Thiết chế pháp lý và Đào tạo lao động
được đưa vào xây dựng chỉ số PCI.
Năm 2009, phương pháp luận PCI được điều chỉnh để phản ánh kịp thời sự
phát triển năng động của nền kinh tế và các thay đổi trong môi trường pháp lý tại Việt
nam, chỉ số PCI có 9 chỉ số thành phần.
Đến năm 2013, PCI có sự thay đổi mới khi chỉ số Cạnh tranh bình đẳng được
đưa vào bộ chỉ số là một thước đo đánh giá, theo đó, một tỉnh được đánh giá là thực
hiện tất cả 10 chỉ số thành phần này.
Hiện nay, chỉ số PCI gồm có 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm
đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam, có tác
động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Những chỉ số đó là: (1)Chi phí
gia nhập thị trường thấp; (2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3)Tính
minh bạch và tiếp cận thông tin; (4)Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của
Nhà nước; (5)Chi phí không chính thức; (6)Cạnh tranh bình đẳng-Chỉ số thành phần
mới; (7)Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo; (8)Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;
(9)Đào tạo lao động; (10)Thiết chế pháp chế.
PCI là chỉ số về chất lượng điều hành, đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế
thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI được xem là một
công cụ chính sách, hướng đến thay đổi thực tiễn.
Để xây dựng PCI, VCCI tiến hành khảo sát doanh nghiệp tại các tỉnh, thành
phố theo phương pháp chọn mẫu phân tổ. Mỗi năm, có khoảng gần 10 nghìn doanh
nghiệp trả lời điều tra PCI. Để xây dựng bộ chỉ số này, ngoài dữ liệu điều tra,
nhóm nghiên cứu PCI của VCCI còn sử dụng các thông tin khác đã công bố của
các bộ, ngành...
12

2.2.2. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2014), PCI có ý
nghĩa như sau:
Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành chứ không phải mức độ phát triển
kinh tế địa phương. Chỉ số PCI cho phép so sánh các tỉnh, thành ở các mức độ khác
nhau một cách tương đối bình đẳng.
Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế điều hành kinh tế của địa phương thông
qua cảm nhận của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh chứ không phải dựa vào
các kế hoạch, chính sách hay dự định của tỉnh.
Chỉ số PCI đo lường những chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của địa
phương, qua đó thúc đẩy được các địa phương thực hiện tốt hơn; Giúp Chính Phủ
giám sát, đánh giá được việc thực hiện các chính sách trên thực tế.
Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chỉ số PCI nhưng chỉ số này được
công nhận rộng rãi là công cụ có vai trò:
Đối với địa phương: Chỉ số PCI giúp hệ thống chính trị, chính quyền nhận ra
được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo áp lực thúc
đẩy cải cách; chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt của các tỉnh để tham khảo, học hỏi;
tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; xem xét đánh giá chất lượng
quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, công tác cải cách hành chính, chất lượng
đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng nền công vụ và đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát
triển. Theo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI được xem là tiếng nói quan trọng
của các doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương, là kênh thông
tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với
môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp từ
Trung ương xuống cấp tỉnh tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.
Đối với các doanh nghiệp: Nhà đầu tư có được môi trường kinh doanh, đầu tư
thuận lợi thông qua cải cách của địa phương, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài không
có nhiều thông tin về các địa phương sẽ tham khảo PCI trước khi quyết định đầu tư.
13

2.2.3. Cách thức xây dựng và sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Theo VCCI (2014), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được xây dựng
với sự hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ
quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã xác định các chỉ số (indicators)
để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh/thành của Việt Nam trong việc xây
dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp tư nhân.
Cũng theo VCCI (2014) phương pháp tiếp cận PCI có bốn đặc điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, chỉ số PCI khuyến khích chính quyền các tỉnh cải thiện chất lượng
công tác điều hành bằng cách chuẩn hóa điểm số xung quanh các thực tiễn điều hành
kinh tế tốt sẵn có tại Việt Nam mà không dựa trên các tiêu chuẩn điều hành kinh tế
lý tưởng nhưng khó đạt được, do đó đối với từng chỉ tiêu, có thể xác định được một
tỉnh "ngôi sao" hoặc tỉnh đứng đầu của chỉ tiêu đó, và về lý thuyết bất kỳ tỉnh nào
cũng có thể đạt được điểm số PCI tuyệt đối là 100 điểm bằng cách áp dụng các thực
tiễn tốt sẵn có.
Thứ hai, bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu
(các yếu tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong một tỉnh và gần như không
thể thay đổi trong ngắn hạn như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô của thị trường và
nguồn nhân lực), chỉ số PCI giúp xác định và hướng vào các thực tiễn điều hành kinh
tế tốt có thể đạt được ở cấp tỉnh.
Thứ ba, bằng cách so sánh đối chiếu giữa các thực tiễn điều hành với kết quả phát
triển kinh tế, chỉ số PCI giúp lượng hóa tầm quan trọng của các thực tiễn điều hành kinh
tế tốt đối với thu hút đầu tư và tăng trưởng. Nghiên cứu chỉ ra được mối tương quan giữa
thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và sự cải thiện phúc lợi
của địa phương. Mối liên hệ cuối cùng này đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy các chính
sách và sáng kiến thân thiện với doanh nghiệp khuyến khích họ hoạt động theo hướng
đem lại lợi ích cho cả chủ doanh nghiệp, người lao động và cộng đồng thông qua tạo
thêm việc làm và tăng thu nhập cho cả nền kinh tế.
Thứ tư, các chỉ tiêu cấu thành chỉ số PCI được thiết kế theo hướng dễ hành
động, đây là những chỉ tiêu cụ thể cho phép các cán bộ công chức của tỉnh đưa ra các
14

mục tiêu phấn đấu và theo dõi được tiến bộ trong thực hiện. Các chỉ tiêu này cũng rất
thực chất vì được doanh nghiệp nhìn nhận là các chính sách then chốt đối với sự thành
công của công việc kinh doanh.
Phương pháp PCI: Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là
“3T”: (i) Thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các
nguồn đã công bố; (ii) Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo
thang điểm 10; và (iii) Tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành
phần trên thang điểm 100.
Tổng điểm từ 10 chỉ tiêu này tính trên thang điểm 100 sẽ là cơ sở để xếp hạng,
các địa phương sẽ được xếp hạng như sau:
(1)Rất tốt - PCI trên 70 điểm
(2)Tốt - PCI từ trên 60 đến 70 điểm
(3)Khá - PCI từ trên 55 đến 60 điểm
(4)Trung bình - PCI từ trên 50 đến 55 điểm
(5)Tương đối thấp - PCI từ trên 40 đến 50 điểm
(6)Thấp - PCI dưới 40 điểm
Mẫu khảo sát: Chỉ số PCI năm được sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
nhằm phản ánh chính xác đặc điểm của các doanh nghiệp tại tỉnh. Mẫu được phân
tầng nhằm đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình pháp lý, ngành
nghề hoạt động của doanh nghiệp.
2.2.4. Các thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Theo VCCI (2014), nội dung của 10 chỉ số thành phần PCI như sau:
(1)Chi phí gia nhập thị trường: Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự
khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các
tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: Thời gian đăng ký kinh doanh; Thời gian
đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Tỷ lệ % Doanh nghiệp (DN) cần
thêm giấy phép kinh doanh khác; Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để
chính thức hoạt động (sau 2010); Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận
Quyền sử dụng đất; Tỷ lệ % DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ
15

tục để chính thức hoạt động; Tỷ lệ % DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả
các thủ tục để chính thức hoạt động; Tỷ lệ % DN đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký kinh
doanh thông qua bộ phận Một cửa; Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công
khai; Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ; Cán bộ tại bộ phận
Một cửa am hiểu về chuyên môn (% đồng ý); Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình,
thân thiện (% đồng ý); Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt (%
đồng ý); Không có lập luận nào ở trên là đúng (% đồng ý).
(2)Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất: Đo lường về hai khía
cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp phải đối mặt: Việc tiếp cận đất đai có dễ
dàng không và doanh nghiệp có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự ổn định khi có
được mặt bằng kinh doanh hay không. Bao gồm các chỉ tiêu: Tỷ lệ % doanh nghiệp
có mặt bằng kinh doanh và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; Tỷ lệ % diện tích
đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh không gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh;
Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1: Rất cao đến 5: Rất thấp); Nếu bị thu
hồi đất, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (% Luôn luôn hoặc Thường
xuyên); Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi của giá thị trường
(% Đồng ý); Tỷ lệ % Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong
vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục; Tỷ lệ % Doanh
nghiệp có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có do
thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu.
(3)Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đo lường khả năng tiếp cận các
kế hoạch của tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản
này, các chính sách và quy định mới có được tham khảo ý kiến của doanh nghiệp
và khả năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các chính sách quy định đó và
mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu:
Tiếp cận tài liệu quy hoạch (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận); Tiếp cận
tài liệu pháp lý (1: tiếp cận dễ dàng; 5: không thể tiếp cận); Cần có "mối quan hệ"
16

để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% Rất quan trọng hoặc Quan trọng);
Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (%
Hoàn toàn đồng ý hoặc Đồng ý); Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của
tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương (% Luôn luôn hoặc Thường
xuyên); Tỷ lệ % Doanh nghiệp tham gia góp ý kiến về quy định, chính sách của
Nhà nước; Độ mở và chất lượng của trang web tỉnh; Vai trò của các hiệp hội DN
địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh (%
quan trọng hoặc vô cùng quan trọng); Tỷ lệ % Doanh nghiệp truy cập vào website
của UBND tỉnh; Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để Doanh nghiệp sử dụng
cho hoạt động kinh doanh (% Đồng ý); Các tài liệu về ngân sách được công bố
ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt (% Đồng ý).
(4)Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước: Đo lường
thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như
mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các
cơ quan Nhà nước của địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Bao gồm các
chỉ tiêu: Tỷ lệ % Doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực
hiện các quy định pháp luật của Nhà nước; Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất
cả các cơ quan); Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế; Cán bộ nhà
nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% Đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý); Cán bộ
nhà nước thân thiện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Doanh nghiệp không cần
phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Thủ
tục giấy tờ đơn giản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Phí, lệ phí được công khai
(% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Không thấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào (%
hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
(5)Chi phí không chính thức: Đo lường các khoản chi phí không chính thức
mà doanh nghiệp phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây
ra đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc trả những khoản chi phí
không chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ
Nhà nước có sử dụng các quy định của địa phương để trục lợi hay không. Bao gồm
17

các chỉ tiêu: Các Doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí
không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); Tỷ lệ % doanh nghiệp phải chi
hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; Hiện tượng nhũng nhiễu
khi giải quyết thủ tục cho Doanh nghiệp là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng
ý); Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (%
thường xuyên hoặc luôn luôn); Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận
được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý).
(6)Cạnh tranh bình đẳng – Chỉ số thành phần mới: Đo lường việc tỉnh, thành
ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước có gây khó khăn cho doanh nghiệp
tư nhân hay không. Bao gồm các chỉ tiêu: Việc tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập
đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của ban” (% Đồng ý hoặc Hoàn
toàn đồng ý); Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các tập đoàn
kinh tế của Nhà nước (% đồng ý); Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc
quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý); Thuận lợi trong cấp
phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước
(% đồng ý); Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho
các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng ý); Dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ
quan Nhà nước là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước (% đồng
ý); Tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho Doanh nghiệp nước ngoài hơn
là Doanh nghiệp trong nước (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý); Tỉnh ưu tiên thu hút
đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân (% đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng
ý); Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI
(% đồng ý); Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là đăc quyền dành cho các doanh
nghiệp FDI (% đồng ý); Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc
quyền dành cho các doanh nghiệp FDI (% đồng ý); Hoạt động của các doanh nghiệp
FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh (% đồng ý); "Hợp đồng, đất đai,…
và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các Doanh nghiệp có liên kết chặt
chẽ với chính quyền tỉnh” (% đồng ý); Ưu đãi với các công ty lớn (nhà nước và tư
nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân Doanh nghiệp (% đồng ý).
18

(7)Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: Đo lường tính sáng tạo,
sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như
trong việc đưa ra các sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng
thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của
Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ tiêu: Cảm nhận
của Doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích
cực hoặc Rất tích cực); UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo
môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% hoàn toàn đồng ý
hoặc đồng ý); UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề
mới phát sinh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh
nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý);
Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng không được thực hiện tốt ở
cấp huyện (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý); Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ
trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và
“không làm gì” (% lựa chọn)
(8)Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính
sách phát triển kinh tế tư nhân, dùng để đo lường các dịch vụ của tỉnh để phát triển
khu vực tư nhân như xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho
doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các khu/cụm công
nghiệp tại địa phương và cung cấp các dịch vụ công nghệ cho doanh nghiệp. Bao
gồm các chỉ tiêu: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng
ký tổ chức cho năm nay; Tỷ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số Doanh nghiệp
(%); Tỷ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài trên tổng
số nhà cung cấp dịch vụ (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông
tin thị trường (%); Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ
tìm kiếm thông tin thị trường (%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ
tìm kiếm thông tin thị trường (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về
pháp luật (%); Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn
về pháp luật (%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp
19

luật (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%);
Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác
kinh doanh (%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác
kinh doanh (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%);
Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại
(%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại (%);
Doanh nghiệp đã từng sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%); Doanh
nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ
(%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho các
dịch vụ liên quan đến công nghệ (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ đào
tạo về kế toán và tài chính(%); Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp tư nhân cho
dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%); Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử
dụng dịch vụ đào tạo về kế toán và tài chính (%); Doanh nghiệp đã từng sử dụng
dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%); Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp
tư nhân cho dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%); Doanh nghiệp có ý định
tiếp tục sử dụng dịch vụ đào tạo về quản trị kinh doanh (%).
(9)Đào tạo lao động: Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo tỉnh để thúc đẩy đào
tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương
và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Bao gồm: Dịch vụ do các cơ quan Nhà
nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ thông (% Rất tốt hoặc Tốt); Dịch vụ do
các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (%
Rất tốt hoặc Tốt); Doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm (%);
Doanh nghiệp đã sử dụng dịch nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ tuyển dụng và giới
thiệu việc làm (%); Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm
(%);Tỷ lệ % tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động; Tỷ lệ % tổng chi phí
kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động; Mức độ hài lòng với lao động (% đồng ý
rằng lao động đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Doanh nghiệp); Tỉ lệ người lao
động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo (%) (BLĐTBXH);
Tỷ lệ % lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, đào tạo nghề ngắn
20

và dài hạn trên tổng lực lượng lao động (%);Tỷ lệ % số lao động của Doanh nghiệp
đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề.
(10)Thiết chế pháp lý: Đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ
thống tòa án, tư pháp của tỉnh, liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp
xem là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể
khiếu nại các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương. Bao gồm
các chỉ tiêu: Hệ thống pháp luật có cơ chế giúp Doanh nghiệp tố cáo hành vi tham
nhũng của cán bộ (% thường xuyên hoặc luôn luôn); Doanh nghiệp tin tưởng và khả
năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý
hoặc Hoàn toàn đồng ý); Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp; Doanh nghiệp
sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%); Tỷ lệ %
nguyên đơn ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh; Số
tháng trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa; Tỷ lệ % Chi phí chính thức và không
chính thức để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp; Tòa án các cấp của
tỉnh xét xử các vụ kiện kinh tế đúng pháp luật (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý);
Tòa án các cấp của tỉnh xử các vụ kiện kinh tế nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn
toàn đồng ý); Phán quyết của tòa án được thi hành nhanh chóng (% đồng ý hoặc hoàn
toàn đồng ý); Các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp dùng luật để khởi
kiện khi có tranh chấp (% đồng ý); Các chi phí chính thức và không chính thức là
chấp nhận được (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý); Phán quyết của toà án là công
bằng (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý); Doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng tòa án để
giải quyết các tranh chấp (% có).
Một tỉnh được xếp hạng cao trong PCI không nhất thiết phải có nhiều lợi thế
về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…mà hoàn toàn có thể dựa vào năng
lực, thẩm quyền của chính mình để xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi
cho doanh nghiệp (VCCI, 2014). Bên cạnh việc chính quyền trung ương ban hành
các chính sách cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham
gia hoạt động, đồng thời nếu cấp địa phương thực hiện tốt các chính sách: tính minh
21

bạch trong tiếp cận thông tin, thiết chế pháp lý, thể chế hỗ trợ của chính quyền cấp
tỉnh, cải thiện thời gian thực hiện các thủ tục, đặc biệt trong khâu đăng ký kinh doanh
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu chi phí giao dịch của doanh nghiệp
cũng như xóa bỏ một phần những cản trở khi doanh nghiệp tham gia thị trường, từ đó
khuyến khích đầu tư, có tác động tích cực đến hoạt động thành lập doanh nghiệp.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đề tài
nghiên cứu sẽ khảo lược một số lý thuyết về cạnh tranh, mô hình cạnh tranh của
Micheal Porter, và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh thành phố (Urban
Competativeness) của World Bank.
2.3.1. Lý thuyết về cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh (competativeness) là hiện tượng phổ
biến, khốc liệt và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc
nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết về cạnh tranh cũng xuất
hiện từ rất sớm với các trường phái nổi tiếng như: Lý thuyết cạnh tranh Cổ điển; lý
thuyết cạnh tranh Tân cổ điển; và lý thuyết cạnh tranh Hiện đại
Lý thuyết cạnh tranh Cổ điển: Ra đời gắn với sự hình thành Chủ nghĩa tự
do kinh tế cổ điển vào thế kỷ XVII ở nước Anh và đạt đỉnh cao với sự xuất hiện học
thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển hơn 100 năm sau đó. Đại diện xuất sắc của lý
thuyết cạnh tranh Cổ điển là các nhà kinh tế học Cổ điển như Adam Smith (1723-
1790), John Stuart Mill (1884) và các nhà kinh điển như C. Mác, Ph.Angghen. Trong
lý thuyết cạnh tranh của mình, Adam Smith chủ trương tự do cạnh tranh và coi cạnh
tranh có vai trò điều tiết cung – cầu, cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế
nói chung cũng như từng mặt cụ thể như lao động, tư bản. Lý luận cạnh tranh của
C.Mác gắn liền với học thuyết giá trị thặng dư, đặt điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa
thời kỳ tự do cạnh tranh. Trong lý luận cạnh tranh của mình, C.Mác chỉ ra rằng, cạnh
tranh kinh tế là sản phẩm của kinh tế hàng hóa và cạnh tranh là một quy luật cùng tác
động với quy luật giá trị thặng dư. Theo C.Mác, cạnh tranh kinh tế có hai mặt: tích
cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, cạnh tranh có tác dụng điều tiết, phân phối các yếu
22

tốt sản xuất, kích thích lực lượng sản xuất phát triển, đào thải cái lạc hậu; cạnh tranh
là sức mạnh thúc đẩy gia tăng giá trị thặng dư tương đối; cạnh tranh thúc đẩy quá
trình lưu thông các yếu tố sản xuất; cạnh tranh là cơ chế điều tiết, phân phối lợi nhuận.
Về mặt tiêu cực, cạnh tranh trong điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa tư do vô chính
phủ có thể dẫn đến phân phối lao động và các yếu tốt sản xuất bất hợp lý, thẩm chí
dẫn đến khủng hoảng kinh tế (Nguyễn Hữu Thắng, 2008, tr. 14-15).
Lý thuyết cạnh tranh Tân cổ điển: Gắn liền với kinh tế học Tân cổ điển ở
các nước phương Tây cuối thế kỷ XIX-chủ yếu nghiên cứu hành vi kinh tế, lý thuyết
sản xuất và phân phối ở cấp độ vi mô trong điều kiện chủ nghĩa tự do kinh tế chiếm
ưu thế áp đảo. Lý thuyết cạnh tranh Tân cổ điển gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng
của trường phái cạnh tranh hoàn hảo như A.Cournot, L.Walras, Marshall…lý thuyết
cạnh tranh của trường phái này dựa trên cơ sở thị trường tư do và cạnh tranh hoàn
hảo (thị trường tự động điều chỉnh, không có độc quyền và các chủ thể tham gia thị
trường đều có đủ thông tin như nhau). Trong điều kiện đó, sản xuất được điều khiển
bởi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thông qua thị trường, người sản xuất điển
chỉnh quy mô sản xuất đến điểm tối ưu, tại điểm mà doanh thu biên ngang bằng với
chi phí biên. Lý thuyết Tân cổ điển chứng minh một cách kỹ lưỡng về tính hiệu quả
của nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và rất có ích về mặt phân tích kinh tế, đặc
biệt ở cấp độ vi mô (Nguyễn Hữu Thắng, 2008, tr16)
Lý thuyết cạnh tranh Hiện đại: Lý thuyết này được hình thành từ giữa thế
kỹ XX đến nay, với các tên tuổi nổi tiếng như : Michael E.Porter, M. Fairbank,
E.Chamberlin, J.Robinson, J.Schumpeter, R.Boyer, ….Lý thuyết cạnh tranh Hiện
đại gắn với kinh tế thị trường hiện đại từ giữa thế kỹ XX đến nay. Có thể tóm lược
một số nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường
hiện đại như sau:
Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản
trong kinh tế thị trường. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: Tác động tích cực và tác
động tiêu cực. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt
động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn
23

và phát triển của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến tranh giành,
giành giật, khống chế lẫn nhau…tạo nguy cơ gây hỗn loạn và thậm chí đỗ vỡ lớn.
Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế tiêu cực, cần duy trì môi trường
cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành
mạnh giữa các chủ thể (Nguyễn Hữu Thắng, 2008, tr. 17-18).
2.3.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter
Lý thuyết về năng lực cạnh tranh (NLCT) của Giáo sư Michael E. Porter
(1998), đã phát triển trong vòng hai thập kỷ qua. Khung phân tích này rất linh hoạt
trong việc mô tả vai trò của các yếu tố khác nhau của NLCT. Khung phân tích vừa
ghi nhận sự tương tác giữa các yếu tố, đồng thời không áp đặt một giả định nào về
việc yếu tố nào có vai trò quan trọng hơn. Theo ông khái niệm có ý nghĩa duy nhất
về năng lực cạnh tranh là năng suất, hay nói cách khác năng suất là yếu tố quan trọng
nhất trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững.
Ông cho rằng yếu tố trung tâm cốt lõi của khung phân tích NLCT là khái niệm năng
suất, được định nghĩa là khả năng tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị thông qua
việc sử dụng các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của một quốc gia,
và năng suất là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng bền vững. Năng suất phụ
thuộc cả vào giá trị của hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cũng như hiệu quả của
quá trình sản xuất.
Ở cấp độ quốc gia, khái niệm "Năng lực cạnh tranh" có ý nghĩa là năng suất
sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh quốc gia được đo lường bằng năng suất sử
dụng lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên, trong đó: Năng suất quyết định mức
sống bền vững. Năng suất của một nền kinh tế xuất phát từ sự phối hợp của cả doanh
nghiệp nội địa và nước ngoài. Các quốc gia cạnh tranh với nhau trong việc tạo ra
môi trường có năng suất cao nhất cho doanh nghiệp. Khu vực công và tư có vai trò
khác nhau nhưng bổ sung cho nhau trong việc tạo ra một nền kinh tế có năng suất,
(Nguyễn Xuân Thành, 2014). Chính phủ có chức năng cải thiện môi trường, điều
kiện thúc đẩy nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các công
trình hạ tầng, ban hành chính sách nhằm kích thích sáng tạo và tăng năng suất của
24

các doanh nghiệp. Trong đó NLCT quốc gia chủ yếu phát sinh từ chính sách Chính
Phủ áp dụng, nghĩa là nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực xác định mục tiêu, hoạch
định và tổ chức thực hiện chính sách của Chính Phủ (Phan Nhật Thanh, 2012).
Ở góc độ địa phương, năng lực cạnh tranh của địa phương thường xuất hiện trong
lý thuyết về thể chế trong đó nhấn mạnh đến vai trò của thể chế và sự thay đổi của thể
chế tác động đến tăng trưởng kinh tế (Glaeser và ctg, 2004). Trong lý thuyết này, năng
lực cạnh tranh của địa phương được hiểu là năng lực thể chế của địa phương đó trong
việc thiết lập các luật lệ, các tiến trình cần phải tuân thủ, các quy tắc về đạo đức (North
1981). Những vấn đề này được dùng để ràng buộc các hành vi cá nhân trong cùng một
mục đích chung là tối đa hóa lợi ích hay tài sản (North, 1991).
Mô hình Kim cương của Michael E. Porter (1990), đưa ra khung phân tích để
phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp hay một quốc gia (xem hình
2.1). Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức
năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất. Theo ông chất lượng của môi trường
kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát bao gồm: (i) các điều
kiện về yếu tố đầu vào, (ii) các điều kiện nhu cầu, (iii) các ngành công nghiệp hỗ trợ,
phụ trợ và liên quan, và (iv) chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Ông
đã mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được nhiều nhà nghiên
cứu gọi một cách hoa mỹ là Mô hình Kim cương Michael E.Porter (xem hình 2.1).
Trong đó, các điều kiện về yếu tố đầu vào có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, nguồn
vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, và nguồn kiến thức. Các địa phương đều
có những yếu tố này nhưng sự phối hợp của các yếu tố đó lại rất khác nhau và lợi thế
cạnh tranh từ các yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển khai và hiệu quả
hay không (Porter, 1990).
25

Hình 2.1 Mô hình Kim cương của Porter, 1990

Chiến lược, cơ cấu và



mức độ cạnh tranh
hội(ngẫu
nội tại
nhiên)

Các điều kiện, Các điều kiện về


nhu cầu, liên
yếu tố đầu vào quan đầu ra

Các ngành công Chính


nghiệp và công nghiệp quyền cấp
hỗ trợ liên quan tỉnh

( Nguồn: Porter, 1990)


Theo mô hình này, các nhóm hình thành nên bốn đỉnh của cấu trúc Kim
cương, trong đó:
Thứ nhất, các yếu tố đầu vào: Bao gồm nhóm các yếu tố cơ bản (nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động chưa qua đào tạo hoặc đào
tạo đơn giản, hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, nguồn vốn, các yếu tố vật chất…) và
yếu tố tiến tiến (các yếu tố chuyên sâu, bao gồm: Cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, kỹ
thuật số hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức, chuyển giao công nghệ,
nhập khẩu…). Trong hai nhóm yếu tố đó, mô hình chú trọng và đề cao nhóm yếu tố
thứ hai và coi đây là nhóm yếu tố cốt lõi quyết định đến khả năng cạnh tranh của địa
phương cấp tỉnh cũng như của các doanh nghiệp.
Thứ hai, điều kiện về nhu cầu, liên quan đầu ra: Điều kiện về nhu cầu được
thể hiện trực tiếp ở tiềm năng, quy mô, cơ cấu của thị trường. Thị trường trong nước
và thị trường quốc tế ngày càng có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, dịch
vụ và đang có xu hướng quốc tế hóa, tiêu chuẩn hóa quốc tế về chất lượng hàng hóa,
dịch vụ. Do đó, các doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thành công thì phải
tìm cách nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua nâng cao chất
26

lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài nước. Ở cấp độ địa phương, sự ảnh hưởng này không rõ nét như ở cấp quốc
gia. Chính quyền địa phương có thể tác động lên thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp thông qua dự báo, định hướng sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu và đồng
thời chính quyền địa phương cũng có thể đóng vai trò khách hàng. Tính minh bạch
và tiếp cận thông tin của doanh nghiệp rất quan trọng, một mặt có thể giúp doanh
nghiệp định hướng thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, mặt khác định
hướng cho người tiêu dùng về những hàng hóa có chất lượng. Bên cạnh đó, chính
quyền địa phương cải cách hành chính để cắt giảm chi phí không chính thức cho
doanh nghiệp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Thứ ba, các ngành công nghiệp và các ngành công nghiệp hỗ trợ liên
quan: Khả năng cạnh tranh của một ngành/các doanh nghiệp nói riêng và khả năng
cạnh tranh của một quốc gia nói chung phụ thuộc rất lớn vào các ngành công
nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ liên quan, bởi các công ty nằm trong
ngành không thể tồn tại một cách tách biệt. Các ngành công nghiệp và công nghiệp
hỗ trợ, phụ trợ thường là các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành và có
khả năng cạnh tranh. Khi một ngành công nghiệp nổi lên với khả năng cạnh tranh
hùng mạnh thì sẽ làm xuất hiện một loạt các ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ và
các ngành có liên quan đến ngành công nghiệp nổi lên đó. Hệ thống các ngành này
có thể liên kết theo chiều ngang tạo thành các cụm công nghiệp bổ trợ cho nhau.
Do đó, các ngành này có thể giúp nhau phát huy được thế mạnh kết hợp, tăng khả
năng cạnh tranh của từng ngành trong cụm công nghiệp đó, từ đó thu hút đầu tư,
tăng năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh.
Thứ tư, chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ doanh nghiệp:
Chiến lược, cơ cấu của công ty có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh trong
nước. Bởi vì, các mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức các công ty trong các
ngành công nghiệp khác nhau rất lớn giữa các quốc gia. Yếu tố nay chi phối đến hoạt
động đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị
trường của từng công ty và cả ngành. Sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương cấp
27

tỉnh lên yếu tố này rất rõ nét. Xuất phát từ định hướng chiến lược các ngành kinh tế
của các doanh nghiệp địa phương, chính quyền cấp tỉnh có những cơ chế, chính sách
cụ thể (như chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, liên kết, hỗ trợ các thủ tục hành chính…),
để mở rộng đầu tư. Đồng thời, giảm chí phí gia nhập thị trường sẽ tạo điều kiện nhiều
doanh doanh mới thành lập, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
Cần lưu ý rằng một số yếu tố như nhân lực, kiến thức, và vốn có thể di chuyển
giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các yếu tố này ở mỗi địa phương không
phải là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các yếu tố đầu
vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc
độ và tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các
yếu tố này trong những ngành cụ thể (Porter, 1990). Chính vì vậy, ngoài bốn đặc
tính kể trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong
việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và
thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.
Khác với yếu tố môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, yếu tố về hoạt
động và chiến lược của doanh nghiệp đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp
doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên
độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp. Yếu
tố này bao gồm những đánh giá từ nền tảng học vấn và trình độ chuyên môn của chủ
doanh nghiệp, trình độ hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ và công nghệ thông
tin trong kinh doanh, những chuẩn mực cao về quản trị, điều hành, cả năng lực đối
thoại, tư vấn và phản biện chính sách của doanh nghiệp (Vũ Thành Tự Anh, 2010).
Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung nhất định. Cụm ngành
tạo thành một mặt của mô hình Kim cương nói trên nhưng đúng hơn là cần phải
được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt của viên Kim cương với
nhau. Cụm ngành phản ánh tác động của các liên kết và tác động lan toả giữa các
doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Sự phát triển của các
cụm ngành cũng sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi
mới sáng tạo, và các quá trình thương mại hoá. Sự có mặt của cụm ngành cũng
28

tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng phát sinh
những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp hình thành một hình thức doanh
nghiệp mới, những doanh nghiệp sẽ mang đến một phương pháp mới trong cạnh
tranh (Porter, 1990).
Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, thì
“Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển
nhanh và bền vững”. Nâng cao năng lực cạnh tranh, đã trở thành nhiệm vụ “sống
còn” đối với cả nền kinh tế và đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Nguyễn
Tấn Dũng, 2014).
Năng lực cạnh tranh cao được phản ánh qua mức năng suất cao. Năng suất là
kết quả của một tập hợp các yếu tố được hình thành dưới tác động của những thành
viên tham gia trong nền kinh tế. Một số yếu tố được nhóm vào NLCT vĩ mô, nhóm
yếu tố này xác định môi trường hay bối cảnh chung mà trong đó các công ty hoạt
động. Các yếu tố này bao gồm chất lượng của hạ tầng xã hội và thể chế chính trị cũng
như các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhóm yếu tố này không tác động trực tiếp lên năng
suất nhưng tạo ra cơ hội cho các yếu tố thúc đẩy năng suất được phát huy. Một nhóm
yếu tố khác, được gọi là NLCT vi mô, mô tả cách thức các công ty hoạt động và các
yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp lên kết quả hoạt động của các công ty. Nhóm
yếu tố này bao gồm sự tinh thông của doanh nghiệp, trình độ phát triển các cụm ngành
và chất lượng của môi trường kinh doanh. Tất cả các yếu tố này có tác động trực tiếp
lên năng suất. Các lợi thế tự nhiên là một nhóm yếu tố nữa cần xem xét. Chúng không
tác động lên năng suất, nhưng có thể hỗ trợ trực tiếp cho việc tạo ra sự thịnh vượng.
Các yếu tố này cũng tạo ra một môi trường tổng thể mà trong đó một nền kinh tế và
vị thế tương đối của nó so với các nền kinh tế khác được xác định (Báo cáo năng lực
cạnh tranh Việt Nam, 2010).
29

Hình 2.2. Nền tảng của năng lực cạnh tranh

(Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam, 2010)
Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng
cấp và có ba nhóm yếu tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm (i) Các yếu
tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô, (Vũ Thành
Tự Anh, 2010, tr.2-6).
Theo Vũ Thành Tự Anh (2010) cho rằng năng suất sử dụng các nguồn lực (bao
gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt
vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là
yếu tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương (tỉnh, thành phố, vùng, quốc
gia). Điều này cũng có nghĩa là cạnh tranh như thế nào (năng suất cao hay thấp) thậm
chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào. Ông đưa ra khung lý thuyết về
NLCT của địa phương, cụ thể như sau:
30

Hình 2.3. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của địa phương

(Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2010), điều chỉnh từ Porter (1990, 1998, 2008))
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp: Nhóm yếu tố thứ nhất (xem hình
2.3), là “NLCT ở cấp độ doanh nghiệp”. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến năng
suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương: Nhóm yếu tố thứ hai (xem hình
2.3), là “NLCT ở cấp độ địa phương”. Nhóm này bao gồm các yếu tố cấu thành nên
môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là
tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng lên NLCT của các doanh nghiệp từ cách suy nghĩ,
quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Có thể chia
các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm (i) chất lượng của hạ tầng xã hội và
các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; và (ii) các thể chế,
chính sách kinh tế như chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế.
Các yếu tố hạ tầng xã hội lấy sự phát triển của con người làm trung tâm, trong
đó chú trọng đến vai trò của giáo dục cơ bản cho sự hoàn thiện nhân cách con người
và hệ thống y tế cho sự phát triển thể chất. Nếu xét ở NLCT, giáo dục cơ bản còn là
nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp.
31

Sự an tâm hơn về sức khoẻ và nền tảng thể chất tốt hơn cũng sẽ giúp cho con người
lao động bền bỉ hơn, thích ứng nhanh với cường độ lao động cao và khả năng sáng
tạo không ngừng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại, trái với
sự hiểu biết thông thường, việc đơn thuần có được những con người có trình độ giáo
dục cơ bản tốt không đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh
tranh, các yếu tố phải được chuyên môn hoá cao độ cho các nhu cầu cụ thể của một
ngành. Bên cạnh đó, môi trường sống và làm việc cũng ảnh hưởng đến quyết định đi
hay ở của người lao động (Vũ Thành Tự Anh, 2010).
Sự phát triển của thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã
hội ở địa phương, tiếng nói của các doanh nghiệp được lắng nghe và được tôn trọng
trong thực tế, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phương được
đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công được cải thiện. Nói đến vai
trò của thể chế chính trị còn phải gắn liền với thượng tôn pháp luật, ở đó yếu tố an
ninh xã hội, tính độc lập của hệ thống tư pháp, tính hiệu quả của khung pháp lý, mức
độ tham nhũng, và sự thực thi các quyền dân sự.
Bên cạnh các thể chế chính trị và xã hội thì các thể chế và chính sách kinh tế
cũng có tác động lên NLCT ở cấp độ địa phương. Chính vì lẽ đó mà các thể chế và
chính sách phát triển kinh tế của địa phương nói chung thường nhận được sự quan
tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù các thể chế và chính sách này chủ
yếu chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô từ chính quyền trung ương
nhưng sự đánh giá ở cấp độ địa phương nằm ở khả năng của chính quyền địa phương
đưa các chính sách đó vào thực tiễn như thế nào. Chẳng hạn như các định hướng
chính sách vĩ mô về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định việc phân bổ nguồn lực
của trung ương cho địa phương cũng như sẽ đòi hỏi về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên
nguồn lực cho các ngành và lĩnh vực ở địa phương.
Chính sách tài khoá, tín dụng và đầu tư, theo đó cũng sẽ cần có những điều
chỉnh thích hợp cho phù hợp với các điều kiện và ưu tiên của từng địa phương. Mặc
dù các yếu tố kể trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất và NLCT, song chúng lại
32

có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất
của doanh nghiệp.
Theo Porter (1998) cho rằng các yếu tố có tính địa phương ảnh hưởng đến lợi
thế cạnh tranh thông qua ảnh hưởng của nó đến năng suất và đặc biệt là tăng trưởng
năng suất. Sự thịnh vượng của địa phương phụ thuộc vào năng suất của những doanh
nghiệp hoạt động tại địa phương đó. Mà năng suất này lại phụ thuộc vào chất lượng
của môi trường kinh doanh tại địa phương. Ví dụ, doanh nghiệp không thể hoạt động
hiệu quả trong môi trường vĩ mô bất ổn hay môi trường pháp lý phức tạp nhiêu khê.
Hoặc doanh nghiệp cũng không thể hiệu quả nếu như cơ sở hạ tầng giao thông tắc
nghẽn, điện lưới phập phù hay thiếu lao động có trình độ cao và có kỹ năng.
Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương: Nhóm yếu tố thứ ba (xem hình
2.3), là “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”. Các yếu tố nền tảng quyết định
năng suất của địa phương được chia thành ba nhóm, bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý, hay quy mô của địa phương. Những yếu tố này không chỉ là số lượng mà
còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện
khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thuỷ
sản hay ngư trường, nguồn lao động,v.v. Mặc dù những yếu tố này giữa các địa
phương có thể tương đồng hoặc khác biệt, song chúng đều là những đầu vào cần thiết
cho việc cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các doanh nghiệp hoạt động
trong địa phương đó.
Tuy nhiên, không phải khi nào thì sự dồi dào của các yếu tố “thiên thiên” này
cũng mang lại NLCT tốt hơn cho địa phương. Đồng thời, không phải bao giờ sự
nghèo nàn của chúng cũng đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh. Lịch sử kinh
tế thế giới đã cho chúng ta một bài học rằng việc quá dư thừa yếu tố sản xuất có thể
dẫn đến làm suy giảm, thay vì làm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, những
bất lợi nhất định về yếu tố sản xuất, thông qua tác động của chiến lược và sự đổi mới,
lại thường đóng góp vào sự thành công lâu dài trong cạnh tranh (Porter, 1990). Điều
này cũng có nghĩa là những lợi thế về sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa
lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của địa phương trong một số thời kỳ và với
33

những điều kiện nhất định. Nhiều bằng chứng cho thấy có những quốc gia rất giàu tài
nguyên và nguồn lực tự nhiên nhưng lại rất kém phát triển trong khi cũng có nhiều
quốc gia thành công trong phát triển mặc dù không có nguồn tài nguyên đáng kể nào
(Jeffrey Frankel, 2010). Theo Porter (2008) cho rằng khi nguồn nguyên vật liệu được
cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp
có thể có khuynh hướng ỷ lại vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém
hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ như chi
phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phương, thì
các doanh nghiệp đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh.
2.3.3. Khung đánh giá của World Bank về năng lực cạnh tranh.
Khung đánh giá của World Bank được thực hiện dựa trên nghiên cứu của vùng
Webster và Muller (2000), nhằm mục đính đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố.
Khung đánh giá này bao gồm bốn yếu tố: Yếu tố cấu trúc kinh tế (Economic Structure),
yếu tố vốn con người (Human Resources), yếu tố thể chế (Institutional Milieu), và nguồn
lực mang đặc tính lãnh thổ (Territorial Endowment).
Yếu tố kinh tế:
Yếu tố cấu trúc kinh tế của vùng (Economic Structure) được đề cập đến
trong các nghiên cứu của Bendavid-Val (1991), Frederic (1996), Davis (1990),
Hoover (1971), hay Richardson (1988), khi đề cập đến năng lực cạnh tranh cấp
vùng. Yếu tố cấu trúc kinh tế được coi là yếu tố cơ bản nhất tác động đến năng
lực cạnh tranh của một vùng (Webster và Muller, 2000). Yếu tố này bao gồm
những yếu tố cấu thành như: Sản lượng đầu ra, khả năng thu hút đầu tư, chi phí
sản xuất, năng suất của doanh nghiệp.
Yếu tố vốn con người:
Yếu tố vốn con người được đề cập trong một số nghiên cứu của Begg (2002)
hay Budd và Hirmis (2004). Vốn con người trong khía cạnh năng lực cạnh tranh cấp
vùng đề cập đến khả năng huy động nguồn lực con người và năng lực của con người
trong vùng đó. Chính vì vậy một số yếu tố thành phần của vốn con người có thể bao
gồm lực lượng lao động của vùng hay trình độ học vấn dân số của vùng.
34

Yếu tố thể chế


Yếu tố thể chế chủ yếu đề cập đến thể chế của địa phương với các đặc điểm
như luật lệ, cách thức vận hành bộ máy chính quyền, vốn xã hội, hay niềm tin xã
hội …của khu vực đó.
Yếu tố nguồn lực mang đặc tính lãnh thổ
Yếu tố này được đo lường thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông
hoặc lợi thế vị trí, cấu trúc chi phí, hay hình ảnh của thành phố…
2.3.4. Xác định các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI
Căn cứ vào mô hình Kim cương của Porter (1990) và khung đánh giá của
World Bank, đề tài nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh như sau:
Yếu tố kinh tế đầu vào: Yếu tố này thể hiện khả năng thu hút đầu tư cũng như
tạo nền tảng cho kết quả kinh tế đầu ra. Yếu tố này được đại diện bởi các biến số như:
Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, cơ sở hạ tầng, và năng lực công nghệ thông tin.
Yếu tố kinh tế đầu ra: Thể hiện khả năng tạo ra kết quả kinh tế của địa
phương. Yếu tố này được đại diện bởi các biến số như: Tổng sản phẩm quốc nội của
địa phương (GDP).
Yếu tố vốn con người: Thể hiện đóng góp của con người sống trong địa
phương đó vào các hoạt động kinh tế của địa phương nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh
tốt hơn. Một số biến số đại diện cho yếu tố này như: Lao động có trình độ từ Cao
đẳng trở lên.
Yếu tố thể chế: Thể hiện đóng góp của thể chế trong việc cải thiện môi trường
kinh doanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh của địa phương. Yếu tố này có thể đại diện
bởi các biến: Chi ngân sách địa phương, phát triển sản xuất Công nghiệp của địa
phương, PCI thời kỳ trước.
Yếu tố cơ cấu kinh tế: Đại diện bởi tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực phi nông
nghiệp trên tổng cơ cấu kinh tế của địa phương.
Tóm lại, từ lý thuyết đã được giới thiệu trên ta thấy rằng NLCT có nhiều khía
cạnh và các yếu tố cấu thành. Từng yếu tố có những vai trò khác nhau, nếu địa phương
35

tận dụng, khai thác, phát huy và thực hiện tốt vai trò của các yếu tố thì NLCT của địa
phương sẽ được xếp hạng ở mức tốt và dĩ nhiên việc thu hút được đầu tư sẽ tốt hơn.
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước
2.4.1. Các nghiên cứu trong nước
Các đề tài nghiên cứu trong nước chỉ nghiên cứu tác động của các chỉ số thành
phần PCI đến thu hút vốn đầu tư FDI đến các địa phương Việt Nam, chưa có nghiên
cứu nào về các nhân tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) của các
địa phương Việt Nam.
(i) Nghiên cứu của Trần Hoài Nam (2012)
Trần Hoài Nam (2012), đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động của chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đến thu hút vốn đầu tư của địa phương tại Việt
Nam”. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng, với 255 quan sát của 55 tỉnh/thành trong cả
nước trong thời gian năm 2006 đến năm 2010. Bằng cách sử dụng 2 mô hình hồi qui
kinh tế lượng để nghiên cứu sự tác động với biến phụ thuộc là vốn sản xuất kinh
doanh. Trong đó, mô hình thứ nhất, tác giả đánh giá sự tác động của các chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đến giá trị đầu tư; mô hình thứ hai, tác giả nghiên cứu
ảnh hưởng của các chỉ số thành phần PCI đến thu hút đầu tư.
(ii) Nghiên cứu của Lê Công Hướng (2013)
Lê Công Hướng (2013), đã nghiên cứu đề tài “Các thành phần của chỉ số PCI
tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương của Việt
Nam”. Mục tiêu tác giả nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa các chỉ số thành phần
của PCI (biến độc lập), bao gồm 9 chỉ số thành phần PCI: Chi phí gia nhập thị trường;
Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và cận thông tin;
Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động và tiên phong của lãnh
đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý; và các
(biến kiểm soát) : Tổng sản phẩm quốc nội GDP; Dân số các địa phương; Lực lượng
lao động của các địa phương, tác động đến việc thu hút vốn FDI (biến phụ thuộc) vào
các địa phương. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 63 tỉnh/thành của Việt Nam trong
giai đoạn năm 2009-2012.
36

2.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài


Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến năng
lực cạnh trạnh trong khu vực, vùng và nền kinh tế ở các tỉnh/thành. Mỗi nghiên cứu
tuy có đưa các biến độc lập khác nhau, nhưng nó tác động ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế ở các khu vực, vùng.
(i)Nghiên cứu của Kresl và Singh (1999)
Kresl và Singh (1999), đã nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh và nền kinh tế
đô thị: Hai mươi bốn khu vực Đô thị lớn của Mỹ”. Tác giả đã nghiên cứu các nhân tố
tác động đến năng lực cạnh và nền kinh tế 24 Đô thị lớn của Mỹ, trong giai đoạn từ
năm 1977 đến năm 1999, bao gồm: Tăng trưởng thu nhập; Tăng trưởng số lượng
doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn 100; Số lượng lao động; Tăng trưởng số
lượng các tổ chức văn hóa; Xuất khẩu. Bằng phân tích hồi quy tuyến tính và phương
pháp mô tả, tác giả đã cho thấy tác động của các biến và giải thích sự cạnh tranh giữa
các Đô thị lớn của Mỹ, giúp cho lãnh đạo địa phương quy hoạch chiến lược cho việc
tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế đô thị.
(ii) Nghiên cứu của Hans Hendrischke and Feng Chonguyi (1999)
Hans Hendrischke and Feng Chonguyi (1999), đã nghiên cứu “Các chính sách
kinh tế ảnh hưởng năng lực cạnh tranh các tỉnh thành Trung Quốc”. Tác giả đã nghiên
cứu tác động của các biến độc lập: Nguyên liệu đầu vào; Cơ sở hạ tầng; Đầu tư trong
nước; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Nhu cầu; Ganh đua; Công nghiệp hỗ trợ,
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh các tỉnh/thành(biến phụ thuộc).
(iii) Nghiên cứu của Malesky và Taussig (2009)
Malesky và Taussig (2009), đã nghiên cứu “Tác động của năng lực thể chế
đến hình thức kinh doanh cấp tỉnh ở Việt Nam”. Tác giả đã nghiên cứu tác động của
năng lực thể chế cấp tỉnh đến hình thức kinh doanh bằng cách dùng chỉ số PCI tổng
thể và các chỉ số thành phần. Qua đó, tác giả tìm thấy hai chỉ số thành phần là chi phí
gia nhập thị trường và tính minh bạch và tiếp cận thông tin đã có tác động rất mạnh
đến hình thức kinh doanh và tăng trưởng.
37

(iv) Nghiên cứu của Hana Huzjak (2012)


Hana Huzjak (2012), đã nghiên cứu đề tài “Năng lực cạnh tranh vùng ở châu
Âu”. Tác giả đã sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng, với 37
vùng trọng các nước thuộc trung tâm Châu Âu, trong thời gian từ năm 2000 đến
2009(10 năm). Bao gồm các biến độc lập: Đầu tư cơ sở hạ tầng (Infrastructure); Lao
động sau tốt nghiệp phổ thông trung học (Tertiary Education)(Cao đẳng-Đại học);
Cải tiến môi trường sản xuất, các biến này đã tác động đến năng lực cạnh tranh của
vùng trung tâm Châu Âu (biến phụ thuộc). Trong đó, tác giả đã tìm ra yếu tố đầu tư
cơ sở hạ tầng giao thông và lực lượng lao động sau tốt nghiệp trung học(Cao đẳng-
Đại học) tác động mạnh đến sự đầu tư và tăng trưởng, góp phần sự phát triển nâng
cao năng lực cạnh tranh giữa các vùng.
(v) Nghiên cứu của Huggins và ctg (2013)
Huggins và ctg (2013), đã nghiên cứu bài viết “Cạnh tranh khu vực: Lý thuyết
và phương pháp luận cho các nghiên cứu thực nghiệm”. Tác giả đã đưa các yếu vào
mô hình để xác định ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh khu vực, bao gồm các yếu
tố: Vốn (K); Lao động (L); Năng suất tổng hợp (TFP); Năng lực học hỏi (C); Năng
lực thể chế (I). Bài viết này tác giả tìm cách đặt khả năng cạnh tranh trong khu vực
trong bối cảnh của các lý thuyết liên quan đến tăng trưởng kinh tế khu vực và giai
đoạn kinh tế phát triển. Tác giả trình bày các khái niệm về khả năng cạnh tranh trong
khu vực, và các mô hình liên quan đến đo lường của nó, những lý thuyết dễ hiểu và
xác định các phương tiện thông qua đó phát triển kinh tế xảy ra giữa các vùng.
Qua các nghiên cứu trước, đề tài tóm tắt tổng hợp một số nghiên cứu
trước (xem bảng 2.1)
38

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước


Đề tài nghiên cứu Các yếu tố đưa vào mô hình Tác giả nghiên cứu
Đánh giá tác động của chỉ số
năng lực canh tranh cấp tỉnh Chỉ số năng lực cạnh tranh
Trần Hoài Nam (2012)
PCI đến thu hút vốn đầu tư cấp tỉnh (PCI)
của địa phương tại Việt Nam.
1.Chi phí gia nhập thị trường
2.Tiếp cận đất đai và sự ổn
định trong sử dụng đất
3.Tính minh bạch và cận
thông tin
4.Chi phí thời gian
Các thành phần của chỉ số 5.Chi phí không chính thức
PCI tác động đến thu hút đầu 6.Tính năng động và tiên
tư trực tiếp nước ngoài(FDI) phong của lãnh đạo tỉnh Lê Công Hướng (2013)
tại các địa phương của Việt 7.Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Nam 8.Đào tạo lao động
9.Thiết chế pháp lý
10.Tổng sản phẩm quốc nội
GDP
11.Dân số các địa phương
12.Lực lượng lao động của
các địa phương
1. Tăng trưởng thu nhập
Cạnh tranh và nền kinh tế
2. Tăng trưởng số lượng
thành phố: Nghiên cứu
doanh nghiệp có quy mô lao Kresl và Singh (1999)
trường hợp 24 thành phố lớn
động lớn hơn 100
của Mỹ
3. Số lượng lao động
39

4. Tăng trưởng số lượng các


tổ chức văn hóa
5. Xuất khẩu
1.Nguyên liệu đầu vào
2.Cơ sở hạ tầng
3.Đầu tư trong nước
Các chính sách kinh tế ảnh
4.Đầu tư trực tiếp nước Hans Hendrischke and
hưởng năng lực cạnh tranh
ngoài(FDI) Feng Chonguyi (1999)
các tỉnh thành Trung Quốc
5.Nhu cầu
6.Ganh đua
7.Công nghiệp hỗ trợ
Tác động của năng lực thể Chi phí gia nhập thị trường.
Malesky và Taussig
chế đến hình thức kinh doanh Tính minh bạch và tiếp cận
(2009)
cấp tỉnh ở Việt Nam thông tin.
1.Cở sở hạ tầng giao thông:
-Đường bộ; đường sắt; đường
hàng không; đường biển.
-Kỹ thuật điện; điện thoại;
internet
-Chất lượng công trình: Nhà
ở;độ an toàn
Năng lực cạnh tranh vùng ở
2.Nguồn nhân lực: Hana Huzjak (2012)
châu Âu
-Dân số khu vực
-Lao động chất lượng cao
3.Môi trường sản xuất
-Đổi mới(Sáng chế; nghiên
cứu và phát triển)
-Thể chế
-Văn hóa đấu thầu
40

-Khu vực tập trung


-Xuất khẩu
-Đầu tư trong nước
-Đầu tư nước ngoài
4.GDP
1. K (vốn)
Cạnh tranh khu vực: Lý
2. L (lao động)
thuyết và phương pháp luận
3. TFP (năng suất tổng hợp), Huggins và ctg (2013)
cho các nghiên cứu thực
4. C (năng lực học hỏi)
nghiệm
5. I (năng lực thể chế)

Qua xem xét tổng quan các nghiên cứu trước trong nước, các tác giả đã nghiên
cứu các chỉ số thành phần PCI, dân số địa phương, lực lượng lao động và tổng sản lượng
quốc nội GDP tác động đến thu hút vốn đầu tư FDI đến các địa phương Việt Nam, chưa
nghiên cứu các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh ở địa phương. Trong các
nghiên cức trước của nước ngoài, các tác giả có nghiên cứu các yếu tố : Nguồn vốn, lực
lượng lao động, tổng sản lượng quốc nội GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, đầu tư
cơ sở hạ tầng, tăng trưởng số doanh nghiệp, tăng trưởng thu nhập, năng suất tổng hợp
TFP, nguyên vật liệu đầu vào, xuất khẩu, thể chế, chi phí gia nhập thị trường, tính minh
bạch tiếp cận thông tin…có tác động đến năng lực cạnh tranh của vùng, khu vực
(tỉnh/thành) ở các địa phương.
Dựa vào các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của
Michael E. Porter và dựa vào khung đánh giá về năng lực cạnh tranh của World Bank,
đề tài đã đưa ra các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành ở
các địa phương Việt Nam, bao gồm các yếu tố sau:
(i) Yếu tố kinh tế đầu vào, đại diện các biến: Tỷ lệ Doanh nghiệp thành
lập mới; Đầu tư cơ sở hạ tầng; Chỉ số Năng lực công nghệ thông tin.
(ii) Yếu tố kinh tế đầu ra, đại diện biến: Tổng sản phảm Quốc nội GDP
của các địa phương.
41

(iii) Yếu tố vốn con người, đại diện các biến: Lao động có trình độ từ Cao
đẳng trở lên.
(iv) Yếu tố thể chế, đại diện các biến: Chi tiêu của địa phương; Chỉ số sản
xuất Công nghiệp của địa phương; PCI thời kỳ trước.
(v) Yếu tố cơ cấu kinh tế, đại diện bởi biến: Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực
phi nông nghiệp trên cơ cấu kinh tế của địa phương.
Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra mô hình và giả thuyết nghiên cứu được thể
hiện ở chương 3
42

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Ở chương này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên
cứu và kỳ vọng các biến. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra phương pháp nghiên cứu, cách
thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, cách thu thập và các kỹ thuật phân
tích số liệu cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương này.
3.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và các nghiên trước, đề tài
xây dựng mô hình nghiên cứu hồi qui tuyến tính, với dữ liệu bảng để nghiên cứu các
yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương Việt
Nam. Cụ thể, bao gồm 9 yếu tố sau:(1) Chỉ số độ trể 1 năm PCI (PCI thời kỳ trước);
(2) Chỉ số sản suất công nghiệp; (3) Chỉ số năng lực công nghệ thông tin; (4) Tỷ lệ
thành lập doanh nghiệp mới; (5) Tỷ lệ cơ cấu phí nông nghiệp; (6) Tỷ lệ lao động
trình độ Cao đẳng trở lên; (7) Chi tiêu của địa phương; (8) Đầu tư cơ sở hạ tầng; (9)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu
43

3.1.2. Phương trình nghiên cứu:


Y(PCIit) = a0 +a1L1PCIit-1+a2IIPit +a3 ICTit+a4NFPit+a5NARit+ a6HCRit+
a7LnGCit+a8LnIF+a9LnGDPit + εit
*Giải thích các biến trong mô hình:
 Biến phụ thuộc: Y= PCIit : Là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các địa
phương Việt Nam(đơn vi:điểm số)
 Biến độc lập:
Biến số đại diện cho yếu tố kinh tế đầu vào:
+Biến: ICTit: Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (đơn vị: điểm số)
+Biến: NFPit: Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp (đơn vị :%)
+Biến: LnIFit: Đầu tư cơ sở hạ tầng (đơn vị: tỷ đồng)
Biến số đại diện cho yếu tố kinh tế đầu ra:
+Biến: LnGDPit: Là tổng sản phẩm quốc nội GDP (đơn vị: tỷ đồng)
Biến số đại diện cho yếu tố vốn con người:
+Biến: LnHCRit: Tỷ lao động trình độ Cao đẳng trở lên (đơn vị: nghìn
người)
Biến số đại diện cho yếu tố thể chế:
+Biến: L1PCIit-1: Chỉ số độ trễ 1 năm PCI: Là chỉ số năng lực cạnh
tranh năm trước của các địa phương (đơn vị: điểm số)
+Biến: IIPit : Chỉ số sản xuất công nghiệp (đơn vị: điểm số)
+Biến: LnGCit: Chi tiêu của địa phương (đơn vị: tỷ đồng)
Biến số đại diện cho yếu tố cơ cấu kinh tế:
+Biến: NARit: Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp (đơn vị :%)
Ngoài ra: a0: Hệ số gốc, a1…9: Hệ số ước lượng biến độc lập, εit: Sai số, i: đại
diện cho địa phương (i= 1,2,3…63 tỉnh thành), t: đại diện cho năm (t= 1,2,3; từ 2013-2015)
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước của các tác giả trong nước
và ngoài nước, đề tài xây dựng các giả thuyết nghiên cứu như sau:
44

Giả thuyết H1: Độ trễ 1 năm PCI (L1PCI): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh năm trước (PCIt-1) tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm sau
Dựa vào kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm trước (PCIt-1) của các
tỉnh làm cơ sở để có kế hoạch quản lý, điều hành, phát triển kinh tế địa phương tốt
hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp đầu tư cũng có thể căn cứ vào chỉ số này để quyết
định đầu tư ở thời kỳ sau. Những điều này sẽ là động lực thúc đẩy các tỉnh phát triển
nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước.
Giả thuyết H2: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Chỉ tiêu đánh giá tốc độ
phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm của địa phương góp
phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của địa phương.
Chỉ số sản xuất Công nghiệp được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất,
nên còn gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”; là một chỉ tiêu quan trọng
phản ảnh nhanh tình trạng phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát
triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầu thông tin
của các cơ quan quản lý Nhà nước ở từng địa phương, các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp. Dựa vào chỉ số IIP, để đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp ở từng địa
phương, giúp Nhà nước có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ
và thúc đẩy phát triển kinh tế ở từng địa phương, từ đó thúc đẩy phát triển các ngành
công nghiệp khác phát triển hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh ở các địa phương
nói riêng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và thúc đẩy phát triển
nền kinh tế của quốc gia.
Giả thuyết H3: Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT): ICT là chữ viết
tắt của Information and Communication Technologies (Công nghệ thông tin và
truyền thông, CNTT) được định nghĩa là một “tập hợp đa dạng các công cụ và tài
nguyên công nghệ được sử dụng để trao đổi, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý
thông tin”. Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông
(đài và vô tuyến), và điện thoại.
Trong các tỉnh/thành được Chỉ số năng lực công nghệ thông tin được đánh giá
dựa trên các tiêu chí: (1) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin(CNTT); (2)Hạ tầng
45

nhân lực CNTT; (3)Ứng dụng CNTT; (4)Sản xuất – kinh doanh CNTT; (5)Môi
trường tổ chức chính sách CNTT. Chỉ số năng lực công nghệ thông tin của địa phương
càng cao càng góp phần cải thiện cạnh tranh của địa phương.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới (NFP): Là tỷ lệ giữa
doanh nghiệp mới thành lập trên tổng số doanh nghiệp hiện có ở địa phương. Tỷ lệ
số doanh nghiệp mới thành lập ở địa phương càng cao, xác định mức độ thu hút đầu
tư, tăng sức cạnh tranh giữa các tỉnh, thành phố.
Giả thuyết H5: Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp: Tỷ lệ đóng góp đầu ra của
phi nông nghiệp của địa phương càng nhiều càng góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của tỉnh.
Nhìn chung, Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi từ cơ cấu nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ (phi nông nghiệp) vì sự đóng góp của hai lĩnh vực vừa nêu
lớn hơn đối với nền kinh tế. Để chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành công thì phải thu hút
được doanh nghiệp đầu tư, vì vậy nếu chỉ số này càng cao thì có thể đó là chỉ báo môi
trường cạnh tranh của địa phương tốt lên.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR): Tỷ lệ
này sẽ tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của địa phương.
Đây là nguồn lực lượng lao động có trình độ Cao đẳng trở lên hiện đang làm
việc ở các tỉnh, thành phố, tính trên tổng số lao động của địa phương. Họ nguồn lực
có trình độ cao, góp phần phát triển ở địa phương nói chung và góp phần giúp cho
doanh nghiệp giải quyết bài toán nguồn nhân lực trình độ cao nói riêng.
Giả thuyết H7: Chi tiêu địa phương (LnGC): Là toàn bộ các khoản chi từ
ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, dân cư trên các
tỉnh, thành phố trong cả nước.
Bao gồm các khoảng: Chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước ở các tỉnh, thành phố, các
khoản chi khác…
Giả thuyết H8: Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF): Đầu tư cơ sở hạ tầng tác động
dương đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
46

Đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất-kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao gồm các hệ thống
giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin-mạng internet, các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, hệ thống giáo dục-đào tạo, hệ thống ngân hàng, hệ
thống chăm sóc sức khỏe…Đây là tiền đề quan trọng tác động mạnh đến hoạt động
của doanh nghiệp, thúc đẩy các nhà đầu tư, tác động đến sự phát triển kinh tế địa
phương, tác động đến năng lực cạnh tranh giữa các địa phương.
Giả thuyết H9: Tổng sản phẩm quốc nội (LnGDP): Tổng sản phẩm quốc
nội GDP là yếu tố thúc đẩy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Trong sản phẩm Quốc nội GDP, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ (một quốc gia, hay một vùng
lãnh thổ thuộc quốc gia đó: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương-gọi tắt là cấp tỉnh)
trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Trong phạm vi cấp tỉnh, thì
tổng sản phẩm nội địa là chỉ số cơ bản, rất quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế
của quốc gia, tỉnh nào đó trong một thời gian (5 năm, 10 năm…), dựa vào đó tính được
GDP/đầu người của tỉnh đó, để đánh giá sự thành công của điều hành, quản lý của từng
địa phương, qua đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của địa phương.

Kỳ vọng về dấu của các biến giải thích trong mô hình


Tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình sẽ được thể
hiện qua các hệ số ước lượng, dấu của chúng và mức ý nghĩa thống kê. Trong nghiên
cứu, dấu các biến độc lập có kỳ vọng dấu dương (+), được thể hiện bảng 3.1.
47

Bảng 3.1. Tóm tắt dấu kỳ vọng của các biến giải thích trong mô hình
Ký hiệu Tên biến độc lập Dấu kỳ vọng
PCIit-1 Chỉ số độ trễ 1 năm PCI +
IIPit Chỉ số sản xuất công nghiệp +
ICTit Chỉ số năng lực công nghệ thông tin +
NFPit Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới +
HCRit Tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng trở lên +
NAR it Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp +
LnGCit Chi tiêu của địa phương +
LnIFit Đầu tư cơ sở hạ tầng +
LnGDPit Tổng sản phẩm quốc nội +

3.3. Phương pháp ước lượng


3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Mục tiêu chính của phân tích thống kê mô tả các biến định lượng là tìm những
ước số của mẫu, bao gồm một số ước số phổ biến như:
Giá trị lớn nhất: Giá trị lớn nhất(Max) trong tất cả các quan sát.
Giá trị nhỏ nhất: Giá trị nhỏ nhất(Min) trong tất cả các quan sát.
Giá trị trung bình: Giá trị trung bình (Mean) (x), bằng tổng tất cả các giá trị
biến quan sát chia cho số quan sát.
Phương sai (α2): Là trung bình giữa bình phương các độ lệch giữa các biến và
giá trị trung bình của các biến đó.
Độ lệch chuẩn (α): Là căn bậc hai của phương sai.
3.3.2. Phân tích hệ số tương quan thông qua ma trận tương quan
Theo Rummel (1976) phân tích hệ số tương quan (r) có giá trị -1 đến 1. Hệ số
tương quan bằng 0 có nghĩa hai biến số không có liên hệ với nhau. Bên cạnh đó,hệ
số r cho ta biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính như: 0.0-0.2(rất yếu); 0.2-
0.4(yếu); 0.4-0.6(được); 0.6-0.8(mạnh); 0.8-1(quá chặt chẽ). Ngoài ra, theo Frees
(2004) phân tích hệ số tương quan cung cấp mức kiểm định ý nghĩa thông kế (P-
48

value) như: 0.00 < p-value < 0.01 (Bằng chứng có mối quan hệ cực kỳ thuyết phục);
0.01 < p-value < 0.05 (bằng chứng có mối quan hệ thuyết phục); 0.05 < p-value <
0.10 (Gợi ý hay đề xuất hệ số thống kê này) và 0.10 < p-value< 0.99 (không có mối
quan hệ).
Trong nghiên cứu này hệ số tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự
phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Hệ số tương quan Pearson
được tính theo công thức sau:
∑𝑛𝑖=1(𝑥𝑖 − 𝑥̅ )(𝑦𝑖 − 𝑦̅) (1)
𝑟=
√∑𝑛𝑖=1(𝑥𝑖 − 𝑥̅ )2 ∑𝑛𝑖(𝑦𝑖 − 𝑦̅)2
Trong đó hai biến số x và y từ n mẫu nghiên cứu, còn 𝑥̅ và 𝑦̅ là giá trị trung
bình của biến số x và y (John và Benet-Martinez, 2000).
Bên cạnh đó, các hệ số tương quan giữa các biến giải thích được sử dụng để lượng
hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (Hoàng Trọng,
2005). Tất cả các biến được đưa vào phân tích tương quan (kể cả biến phụ thuộc trong
mô hình). Một hệ số tương quan tuyệt đối lớn (r ≥ 0,8 )chỉ ra một hiện tượng đa cộng
tuyến, đây chỉ là điều kiện đủ chứ không phải là điểu kiện cần của đa cộng tuyến nghiêm
trọng, nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo
lường cùng một thứ (John và Benet-Martinez, 2000).
3.3.3. Hồi quy tuyến tính của mô hình dữ liệu bảng (Panel Data models)
Sau khi phân tích tương quan để kiểm định mức độ mối quan hệ giữa các biến
giải thích trong mô hình, thì phân tích hồi quy dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng
các biến độc lập đến biến phụ thuộc qua đó cho chúng ta biết chiều hướng tác động
và mức độ tác động của các biến độc lập. Do dữ liệu thu thập là dữ liệu bảng nên mô
hình hồi quy nói chung của đề tài là mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Ngoài ra, dữ liệu
được sử dụng là dạng dữ liệu bảng ngắn - short panel (nhiều đối tượng được quan sát
trong thời gian ngắn) nên đề tài sẽ sử dụng các phương pháp ước lượng cho dữ liệu
bảng ngắn. Một trong những đặc trưng của dữ liệu bảng là muốn tìm hiểu sự thay đổi
theo thời gian của các biến số (ảnh hưởng theo thời gian – time effect) và những nhân
49

tố cố định không thay đổi theo thời gian của từng đơn vị quan sát (ảnh hưởng cố định
của đơn vị chéo–individual effect).
Mô hình tổng quát như sau:
(2)
𝑌𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑋1𝑖𝑡 + 𝛽2 𝑋2𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑛 𝑋𝑛𝑖𝑡 + 𝑣𝑖𝑡
Trong đó vit là sai số của mô hình và 𝑣𝑖𝑡 = 𝑢𝑖 + 𝜆𝑡 + 𝑒𝑖𝑡 (3)

Trong đó: ui : Ảnh hưởng của từng đơn vị đặc thù i, 𝜆𝑡 : ảnh hưởng của thời
gian, eit : những sai số còn lại chưa đưa vào mô hình.
Theo Green (2012) dữ liệu bảng được cấu trúc bao gồm các biến số được quan
sát theo đơn vị chéo và theo thời gian. Hơn nữa, mô hình dữ liệu bảng (Panel Data
Models) có nhiều kỹ thuật hồi quy để giải quyết một hay nhiều vấn đề trong đó có ba kỹ
thuật là: (1) Mô hình gộp (Pooled OLS), (2) Mô hình tác động cố định (Fixed Effects
Model, FEM) và (3) Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM). Bên
cạnh đó tác giả cần kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan, nếu vi phạm dẫn
đến ước lượng thiên lệch làm cho kết quả không chính xác cần phải hiệu chỉnh lại theo
phương pháp ước lượng hiệu chỉnh sai số của dữ liệu bảng PCSE (Green, 2012).
3.3.3.1. Mô hình gộp - Pooled OLS
Theo Gujarati (2009) cho rằng mô hình hồi quy gộp là gộp các dữ liệu chéo
và dữ liệu chuỗi thời gian, Pooled OLS không có biến giả, giả định có hằng số 𝛼 và
độ dốc 𝛽 trong đó i là đơn vị chéo thứ i, t là khoảng thời gian t và 𝜇𝑖𝑡 là số hạng sai
số ngẫu nhiên, ta có phương trình sau:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛼 + 𝛽1 𝒳1𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝒳𝑘𝑖𝑡 + 𝜇𝑖𝑡 (4)
Theo Gujarati (2009) đã ước lượng Pooled OLS là ước lượng đơn giản vì bỏ
qua cấu trúc dữ liệu bảng có thể dẫn đến việc các biến dạng (không chính xác) mối
quan hệ của biến phụ thuộc và các biến độc lập. Do đó, trong mô hình có nhiều biến
giải thích (biến độc lập) có thể xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc đa cộng tuyến
giữa các biến giải thích. Vì vậy, ước lượng hồi quy gộp (Pooled OLS ) rất dễ bị vi
phạm ý nghĩa thông kê dẫn đến không hiệu quả, nên hai mô hình tốt nhất mà hiện nay
các nhà nghiên cứu trên thế giới ứng dụng và nghiên cứu thực nghiệm là FEM và
REM theo dạng dữ liệu bảng (Gujarati, 2003).
50

3.3.3.2. Mô hình tác động cố định (FEM):


Theo Gujarati (2009) cho rằng mô hình tác động cố định (FEM) là thuật ngữ
sử dụng do thực thế là mặc dù tung độ gốc có thể khác nhau giữa các đối tượng,
nhưng mỗi tung độ gốc của mỗi đối tượng không thay đổi theo thời gian, nghĩa là bất
biến theo thời gian. Ta có phương trình sau:
𝑌𝑖𝑡 = 𝛼𝑖 + 𝛽1 𝒳1𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝒳𝑘𝑖𝑡 + 𝜇𝑖𝑡 + 𝑣𝑖 (5)
Trong đó ta đặt i vào số hạng tung độ gốc, để thấy rằng các tung độc gốc của
các đối tượng khác nhau, sự khác biệt này là do đặc điểm của mỗi đối tượng khác
nhau. Ngoài ra, FEM còn có những vấn đề khó khăn như: (1) Nếu đưa biến giả vào
quá nhiều thì bậc tự do sẽ giảm xuống, (2) Các biến giải thích quá nhiều thì có khả
năng dẫn đến đa cộng tuyến và các tham số ước lượng không chính xác và i là chỉ các
quan sát chéo và t là chỉ các quan sát theo chuỗi thời gian. Để xử lý điều này, phương
pháp ước lượng thường được sử dụng là lấy mỗi quan sát trong thời kỳ trừ đi giá trị
trung bình trong thời kỳ (de-mean) để khử đi sai số vi.
3.3.3.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Theo Gujarati (2009) và từ phương trình (5) :
𝑌𝑖𝑡 = 𝛼𝑖 + 𝛽1 𝒳1𝑖𝑡 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝒳𝑘𝑖𝑡 + 𝜇𝑖𝑡 + 𝑣𝑖 (6)
Nếu không tồn tại sự khác biệt giữa các đối tượng thì việc khử đi sai số vi là
không cần thiết vì sẽ thiếu đi thông tin và vì vậy các yếu tố ngẫu nhiên ở sai số không
bị điều chỉnh và vẫn có tác động tới biến phụ thuộc vì vậy mô hình ước lượng trên
được gọi là mô hình tác động của các yếu tố ngẫu nhiên mà không còn tác động của
các yếu tố cố định ở sai số.
Bên cạnh đó, theo Gujarati (2009) thách thức của nhà nghiên cứu là mô hình
nào tốt hơn giữa REM và FEM, vì vậy cần kiểm định Hausman (1978).
3.3.4. Kiểm định sai phạm mô hình và xử lý sai phạm mô hình
Các mô hình Pooled OLS, FEM, hay REM đều có có thể xuất hiện những sai
phạm trong quá trình ước lượng. Đối với mô hình Pooled OLS, vấn đề đặt ra là mô
hình có thể gặp các sai phạm như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, phần dư
không có phân phối chuẩn. Đối với mô hình FEM, các sai phạm có thể diễn ra là
51

phương sai sai số thay đổi, tự tương quan của phần dư, và tương quan giữa các phần
dư của đơn vị chéo. Đối với mô hình REM, các sai phạm có thể sảy là là tự tương
quan của phần dư.
Theo Green (2012) cho rằng do mô hình FEM về bản chất là phương pháp
OLS dùng cho những dữ liệu đã được biến đổi trung bình trong một thời kỳ do đó khi
mô hình gặp các hiện tượng như phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan của
phần dư thì mô hình đã gặp sai phạm nghiêm trọng ở sai số và làm cho hồi quy FEM
không được chính xác. Vì vậy, cần phải hiệu chỉnh lại sai số (corrected) để cho kết
quả hồi quy trở nên đúng đắn. Green (2012) đã đề xuất phương pháp hồi quy của
Prais-Winsten (Prais-Winsten regression) với tên gọi là “ước lượng hiệu chỉnh sai
số của dữ liệu bảng” (panel-corrected standard errors – PCSE).
Cũng theo Green (2012) cho rằng phương pháp ước lượng RE về bản chất là
phương pháp GLS đã xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong ước lượng
nhưng vẫn còn có thể có hiện tượng tự tương quan của phần dư, khi đó kết quả hồi
quy sẽ bị chệnh. Để kết quả hồi quy trở nên đáng tin cậy thì Green (2012), đề xuất sử
dụng phương pháp “bình phương tổng quát tối thiểu hiệu quả” (feasible generalized
least squares – FGLS) cho mô hình REM.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp của các cơ quan liên quan đã thống kê và
công bố hàng năm.
Dữ liệu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đã được VCCI và VNCI xử lý
và công bố từ hàng năm từ năm 2012, 2013, 2014, 2015, được thu thập từ nguồn số
liệu được đăng tải trên Website của VCCI.
Dữ liệu đầu tư cơ sở hạ tầng, số lượng doanh nghiệp hàng năm của các địa
phương thu thập từ số liệu Bộ kế hoạch và đầu tư.
Dữ liệu về GDP, chi tiêu ngân sách địa phương, lao động trình độ Cao đẳng
trở lên, dân số ở địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số năng lực công
nghệ thông tin (ICT), cơ cấu kinh tế (tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp) được thu thập từ
52

kết quả điều tra trên Niên giám Thống kê của Tổng cục thống kê (2015), Niên giám
Thống kê của Cục thống kê các tỉnh (2015), Tổng cục thuế, World Bank.
Tóm lại, trong chương này, tác giả đã nêu lên mô hình nghiên cứu, kỳ vọng và
các giả thuyết nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đưa ra phương pháp ước lượng, sử dụng
mô hình dữ liệu bảng với 189 quan sát để xác định các yếu tố tác động đến chỉ số
năng lực cạnh tranh PCI của các địa phương. Bằng cách sử dụng phương pháp ước
lượng hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên
(REM). Ngoài ra, dữ liệu được sử dụng là dạng dữ liệu bảng ngắn - short panel (nhiều
đối tượng được quan sát trong thời gian ngắn) nên đề tài sẽ sử dụng các phương pháp
ước lượng cho dữ liệu bảng ngắn. Một trong những đặc trưng của dữ liệu bảng là
muốn tìm hiểu sự thay đổi theo thời gian của các biến số (ảnh hưởng theo thời gian –
time effect) và những nhân tố cố định không thay đổi theo thời gian của từng đơn vị
quan sát (ảnh hưởng cố định của đơn vị chéo – individual effect). Sau đó, kết quả
được kiểm định Hausman để chọn mô hình phù hợp, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm
định phân phối chuẩn phần dư, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự
tương quan của phần dư, kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo. Để
cho kết quả hồi quy được chính xác, đề tài tiến hành phân tích hồi quy theo phương
pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng PCSE (Panel-Corrected Standard Errors) (Greene,
2012), nhằm khắc phục hai sai phạm.
53

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương này, mô tả sơ lược về hiện trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tại
Việt Nam năm 2015, trình bày thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu,
phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình, phân tích hồi quy và trình bày
các kết quả nghiên cứu đạt được để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên
cứu và kiểm định các giải thuyết được đặt ra.
4.1. Sơ lược về hiện trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam
Chỉ số PCI được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh,
thành. Từ lần thứ hai, năm 2006 trở đi, tất cả các tỉnh, thành Việt Nam đều được đưa
vào xếp hạng, đồng thời các chỉ số thành phần cũng được tăng cường thêm. Tính tới
năm 2015, PCI cấp tỉnh đã trải qua 11 năm và qua một số lần điều chỉnh, chỉ số PCI
được sử dụng hiện nay gồm 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100), phản ánh các
lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:
1) Chi phí gia nhập thị trường thấp;
2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định;
3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai;
4) Chi phí không chính thức thấp;
5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính
nhanh chóng;
6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng;
7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho
doanh nghiệp;
8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao;
9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và
10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả.
Theo báo cáo VCCI (2015) về PCI 2015 ở khía cạnh quy mô mẫu, tổng số
doanh nghiệp tham gia phản hồi điều tra PCI năm 2015 là 8.335 doanh nghiệp, đạt tỉ
lệ gần 30%. Nếu loại trừ số doanh nghiệp không liên hệ được do sai địa chỉ hoặc đã
54

đóng cửa doanh nghiệp, tỉ lệ phản hồi điều tra thực tế lên tới 60%. Đối với lượng
doanh nghiệp mới thành lập: có 94,8 nghìn doanh nghiệp mới thành lập trong năm
2015 được chọn ngẫu nhiên nhằm đánh giá chính xác hơn công tác đăng ký doanh
nghiệp ở các địa phương.
Theo thống kê của VCCI đã có hơn 40 tỉnh, thành phố sử dụng kết quả PCI để
ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình hành động (của Tỉnh uỷ,
UBND) nhằm cải thiện môi trường kinh doanh chất lượng điều hành kinh tế.
Theo thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ số Tính
minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình
quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm
trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu
tư bình quân đầu người và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.
Từ tâm lý e ngại thậm chí phản đối lúc ban đầu, đến nay các địa phương đều
tích cực ủng hộ việc điều tra, đánh giá xếp hạng PCI. Bởi đây không chỉ là kênh thông
tin quan trọng để các nhà đầu tư tham khảo khi lựa chọn địa điểm đầu tư mà còn là
động lực quan trọng thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh cấp tỉnh.
Báo cáo của VCCI (2015) cũng đã mô tả bức tranh về các doanh nghiệp tư
nhân qua các thời kỳ để nhìn thẳng vào thực trạng của các doanh nghiệp tư nhân, đối
tượng mà PCI muốn phục vụ.
Theo điều tra PCI năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đầu
tư vốn cũng như tuyển dụng thêm doanh nghiệp tiếp tục tăng nhẹ, lần lượt là 10,9%
và 12%. Với 16,5 tỷ đồng, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp năm 2015 lập
đỉnh mới trong vòng 11 năm qua. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp dân doanh
theo thời gian trên cả nước được thể hiện qua bảng 4.1.
55

Bảng 4.1. Kết quả hoạt động của DN dân doanh theo thời gian

(Nguồn: VCCI, 2015)


Theo bảng 4.1 thống kê trên, bức tranh về các doanh nghiệp tư nhân có những
tín hiệu khả quan, nhưng cũng quan ngại. Quy mô đầu tư trung bình có tăng nhẹ từ
15,09 tỷ đồng năm 2014 lên 16,53 tỷ đồng năm 2015 và tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động
có lãi tăng nhẹ từ 60% năm 2014 lên 63% năm 2015, các chỉ số còn lại hoặc là không
tăng, hoặc là biến động thất thường, hoặc giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp tăng vốn đầu tư
thay đổi thất thường và nếu so với thời kỳ từ năm 2010 trở lại thì tỷ lệ này giảm một
nửa. Trong khi đó, quy mô lao động trung bình của một doanh nghiệp giảm không
đáng kể từ 26,83 người xuống 26,63 người, cũng như tỷ lệ doanh nghiệp tăng quy mô
lao động không tăng. Những điều này kết hợp với đo lường trong chỉ số PCI đã dẫn
tới kết luận là doanh nghiệp e ngại tăng đầu tư. Đây là điều hết sức đáng quan ngại,
vì không gia tăng đầu tư thì doanh nghiệp sẽ khó gia tăng được cạnh tranh trong tương
lai. Một trong những chỉ số quan trọng là tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ trong mẫu khảo
56

sát có xu hướng tăng liên tục từ năm 2006 tới năm 2015, bắt đầu từ tỷ lệ 10,8% và
tới năm 2015 là 24,1%.
Nhìn tổng thể, chất lượng điều hành của các địa phương trong nam 2015 chưa
có nhiều đột phát. Điểm PCI 2015 (có trọng số) tại tỉnh trung vị của cả nước đạt 58,47
điểm, hầu như không thay đổi đáng kể so với năm 2014 (58,58 điểm)(xem đồ thị 4.1).
Đồ thị 4.1. Điểm trung vị PCI theo thời gian

(Nguồn: VCCI, 2015)


Một điểm đặc biệt cần lưu tâm là chỉ số trung vị PCI nói chung của các địa
phương không so xu hướng gia tăng trong thời gian, chỉ nằm giữa 50 đến 60 điểm.
Không thể nói là các địa phương không nỗ lực gia tăng năng lực cạnh tranh thông
qua các hoạt động cải thiện từng chỉ số thành phần nhưng có vẻ các địa phương đang
đối mặt với cảm nhận khắt khe hơn của doanh nghiệp. Càng ngày, sự đòi hỏi của
doanh nghiệp sẽ càng cao và vì vậy đánh giá theo cảm nhận của họ về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh cũng khắt khe theo.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Việt Nam năm 2015 được thể hiện
toàn cảnh qua đồ thị 4.2. Bảng xếp hạng PCI năm nay không có nhiều xáo trộn, điều
57

này thể sự điều hành đồng bộ, quyết tâm của các tỉnh/thành. Thành phố Đà Nẵng liên
tiếp 3 năm dẫn đầu bảng với số điểm 68,34, ghi nhận lần thứ 6 thành phố này dẫn đầu
cả nước về chỉ số PCI
Một lát cắt thời gian về chỉ số PCI vào năm 2015 (xem đồ thị 4.2) đã cho thấy
xếp hạng năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam, trong đó phần lớn
các tỉnh thành phố có mức điểm khá từ 46 – 59 điểm. Mức rất tốt có 5 tỉnh thành phố
đứng đầu bao gồm các tỉnh đứng đầu theo thứ tự từ cao đến thấp: Đà Nẵng, Đồng
Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Lào Cai. Trong đó, đáng ngạc nhiên là các tỉnh
thành phố lớn của cả nước không được xếp trong tóp 5, như TP.Hồ Chí Minh (đứng
thứ 6), TP.Hà Nội (đứng thứ 24), TP.Cần Thơ (đứng thứ 14), hay TP.Hải Phòng (đứng
thứ 28). Xếp hạng cuối cùng, ở mức thấp là 4 tỉnh, bao gồm: Tỉnh Đắk Nông (đứng
thứ 63), tỉnh Hà Giang (đứng thứ 62), tỉnh Lai Châu (đứng thứ 61), và tỉnh Bắc Kạn
(đứng thứ 60).
58

Đồ thị 4.2. Xếp hạng PCI các tỉnh năm 2015

(Nguồn: VCCI, 2015)


59

4.2. Thống kê mô tả
Phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ tiến hành mô tả các chỉ số như: Doanh nghiệp
thành lập mới, Tổng số doanh nghiệp, Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, Lao động
có trình độ Cao đẳng trở lên, Số lượng lao động, Tỷ lệ lao động từ trình độ Cao đẳng
trở lên, Đầu tư cơ sở hạ tầng, GDP, Chỉ số năng lực cạnh tranh, Chỉ số sản xuất công
nghiệp, Chỉ số năng lực CNTT và Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp.
Bảng 4.2. Thống kê mô tả
Nhỏ Lớn Trung Độ lệch Độ Độ
Biến số Đơn vị
nhất nhất bình chuẩn xiên nhọn
Doanh nghiệp Doanh
47 36094 1170,6031 276.9471 5,796 34,29
thành lập mới nghiệp
Tổng số doanh Doanh
1356 138178 6233,3439 6211,62 5.632 32.047
nghiệp nghiệp
Tỷ lệ doanh
nghiệp thành % 0,11 0,48 0,1883 0,07313 0,465 0,141
lập mới
Lao động có
Nghìn
trình độ Cao 10,4 955,5 101,733 145.9397 5.052 25.29
người
đẳng trở lên
Số lượng lao Nghìn
204,8 4188,5 743,076 672,0364 3,363 12,90
động người
Tỷ lệ lao động
từ trình độ
% 3,095 24,932 8,013 3,982 5,12 12,11
Cao đẳng trở
lên
Đầu tư cơ sở
Tỷ đồng 2431 305709 20296,03 38705,88 5,423 32,91
hạ tầng
GDP Tỷ đồng 5139 852523 66664,22 115967,6 4,584 22,96
60

Chỉ số năng
Điểm 45 76 58,059791 3,280435 0,069 0,85
lực cạnh tranh
Chỉ số sản xuất
Điểm 74,9 322,8 110,562 18,7694 1,158 88,36
công nghiệp
Chỉ số năng
Điểm 0,27 0,75 0,5356 0,57792 -0,113 -0,361
lực CNTT
Tỷ lệ phi nông
% 43,310 99,000 74,4619 13,07633 3,213 0,16
nghiệp
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS)
Nhóm chỉ số doanh nghiệp thành lập mới và tổng số doanh nghiệp được sử
dụng để tính toán tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới ở từng địa phương trong một năm.
Xét ở mức độ trung bình thì lượng doanh nghiệp trung bình thành lập mới trong một
tỉnh và trong vòng 1 năm từ 2013 tới 2015 là 1570.603 doanh nghiệp. Trong đó tỉnh
có số lượng thành lập mới lớn nhất trong một năm là 36,094 doanh nghiệp, và tỉnh có
số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất là 47 doanh nghiệp. Xét về mặt quy mô
doanh nghiệp, tính trung bình có 5733 doanh nghiệp trong một tỉnh. Tuy nhiên sự
phân bố này không đều, một số thành phố lớn trực thuộc trung ương như TP.Hồ Chí
Minh, TP.Hà Nội, TP.Cần Thơ, hay những tỉnh có thế mạnh về công nghiệp như
Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh … chiếm phần lớn số lượng doanh nghiệp. Điều
này cũng thể hiện ở độ xiên có giá trị bằng 5,63 (lớn hơn 0), có nghĩa là phân phối
của dữ liệu là lệch phải. Điều này hàm ý có khá nhiều tỉnh có số lượng doanh nghiệp
thấp, trong khi đó có một số tỉnh có số lượng doạnh nghiệp lớn nên làm cho phân
phối lệch phải. Điều này cũng tương tự với biến số “Doanh nghiệp thành lập mới”.
Tỷ lệ trung bình mà doanh nghiệp thành lập mới trong 3 năm qua là 18.83%
nếu tính trung bình trong một tỉnh. Đây là tỷ lệ khá tốt, thể hiện sự hồi phục một phần
của thị trường sau khủng hoảng từ năm 2008.
Lực lượng lao động có trình độ Cao đẳng trở lên tính trung bình trong một
tỉnh là 101,733 nghìn người, tuy nhiên với độ xiên là 5,052 (lớn hơn 0) thì phân
phối của dữ liệu cũng lệch phải, hay nói cách khác lực lượng lao động có trình độ
61

từ Cao đẳng trở lên tập trung ở một số thành phố lớn. Tính trên tổng số lao động
thì tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên chiếm khoảng 8,013%
trong tổng số lực lượng lao động. Tỷ lệ này có thể chưa được coi là đáng kể trong
tổng số lực lượng lao động của cả nước.
Đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh, nếu gộp cả phần đầu tư của Trung ương dành
cho địa phương thì con số này đạt mức trung bình là 20,296 (tỷ) dành cho một tỉnh.
Nhìn chung, mức phân bố đầu tư cơ sở hạ tầng không đều (độ nhọn bằng 5.432). Một
số tỉnh có mức đầu tư cơ sở hạ tầng vượt trội, trong khi đó phần lớn số tỉnh có mức
đầu tư cơ sở hạ tầng thấp.
GDP danh nghĩa trung bình của một tỉnh vào khoảng 66,664 tỷ đồng. Cũng
như một số biến số khác như “Đầu tư cơ sở hạ tầng”, …biến số này có phân phối lệch
phải, hay nói cách khác có một số tỉnh có giá trị GDP danh nghĩa lớn hơn nhiều tỉnh
khác nên kéo GDP trung bình chung của các tỉnh lên.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là biến số phụ thuộc trong mô hình nghiên
cứu, trong thời kỳ ba năm, điểm số PCI trung bình của một tỉnh vào khoảng 58 điểm,
nằm trong thang bậc “Khá” theo phân loại của VCCI. Ngoài chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh, đề tài đưa vào mô hình hai chỉ số khác là chỉ số sản xuất công nghiệp
và chỉ số năng lực công nghệ thông tin. Đối với chỉ số sản xuất công nghiệp, trung
bình một tỉnh đạt 110,562 điểm, trong khi đó chỉ số năng lực công nghệ thông tin
trung bình của một tỉnh chỉ đạt 0,53 trên 1 điểm tổng hợp (bao gồm 38 chỉ tiêu và
được phân thành 5 nhóm thành phần). Điều này có nghĩa là nhìn chung, năng lực
công nghệ thông tin của các tỉnh chỉ ở mức trung bình. Cuối cùng, chỉ số đại diện cho
cơ cấu kinh tế là chỉ số tỷ lệ phi nông nghiệp với giá trị trung bình đạt 74,46%. Điều
này có nghĩa là cơ cấu kinh tế tại các tỉnh nhìn chung có tỷ trọng phi nông nghiệp
(công nghiệp và dịch vụ) cao hơn so với nông nghiệp. Nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 25% trong tổng số kết quả sản lượng đầu ra của tỉnh.
Qua thống kê mô tả cho thấy một số biến số như: Tổng số doanh nghiệp, Lao
động có trình độ Cao đẳng trở lên, Số lượng lao động, Đầu tư cơ sở hạ tầng, GDP có
giá trị độ nhọn cao làm phân phối lệch phải. Để khắc phụ điều này, nghiên cứu đã lấy
62

log các biến số trên vừa để hạ bậc giá trị của biến đồng thời vừa giúp cho phân phối
của biến số đỡ bị lệch phải và gần với hình dáng phân phối chuẩn hơn.
4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Việc khảo sát hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu sẽ kiểm
tra sự biến thiên lẫn nhau giữa các biến trước khi đưa vào mô hình hồi quy. Nếu hệ số
tương quan (R2) cao (thường R2 >0.8) thì có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Kết
quả phân tích từ phần mềm Stata ma trận tương quan được mô tả tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
L1PCI IIP NAR NFP HCR LnIF LnGC LnGDP ICT
L1PCI 1
IIP 0,044 1
NAR -0,0233 0,0217 1
NFP -0,0087 -0,0617 0,0907 1
HCR -0,0703 -0,0163 0,6626 0,1899 1
LnIF -0,091 0,0642 0,6009 0,064 0,5762 1
LnGC 0,202 0,0787 0,1088 -0,0507 0,0562 0,036 1
LnGDP 0,0235 -0,0329 0,078 0,0166 0,0375 -0,0608 0,0093 1
ICT -0,0856 -0,0239 0,4467 -0,1549 0,4684 0,4933 0,0115 0,0235 1
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)
Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu đều nhỏ hơn 0,8 (
kết quả bảng 4.3), do đó các cặp biến tương quan có giá trị tương quan khá thấp, trong
đó có cặp biến HCR và NAR có giá trị tương quan cao nhất 0,6626 (nhưng nhỏ hơn
0,8). Do đó, giá trị tương quan thấp giữa các cặp biến là một chỉ báo mô hình phân
tích ít gặp hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
4.4. Kiểm định Hausman mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động
ngẫu nhiên REM để chọn mô hình
Với số liệu sử dụng trong mô hình nghiên cứu có cấu trúc dữ liệu bảng, được
ước lượng hồi quy theo 02 mô hình: Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô
hình tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô
63

hình tác động cố định (FEM) hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kết quả ước
lượng các mô hình như sau:
4.4.1. Mô hình tác động cố định (FEM)
Mô hình nghiên cứu có 9 biến số được đưa vào phân tích trong mô hình hồi quy.
Kết quả kiểm định Wald về mức ý nghĩa tổng thể mô hình cho thấy Prob>F = 0.000 <
0,05 nên bác bỏ H0 (giả thuyết H0: Tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình bằng 0; H1:
Có ít nhất một hệ số hồi quy trong mô hình khác giá trị 0 có ý nghĩa thống kê). Ngoài ra,
hệ số corr (u_i, Xb) =-0,2244 cho thấy sai số cố định có mức độ tương quan tới biến độc
lập là 22,24%. Đề tài sẽ không tiến hành phân tích sâu về tác động của từng biến số vì
đây chưa phải là mô hình hồi quy cuối cùng được chọn dành cho thảo luận.
Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata mô hình tác động cố định (FEM) thể
hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4. Kết quả hồi quy mô hình FEM
PCI Coef Std.Err t P> I t I
Chỉ số độ trễ 1 năm PCI(L1PCI) 0,002 0,026 0,080 0,940

Chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP) 0,007 0,008 0,930 0,356


Tỷ lệ cơ cấu phi nông
0,047 0,060 0,770 0,442
nghiệp(NAR)
Tỷ lệ thành lập doanh
2,366 3,077 0,770 0,443
nghiệp(NFP)
Tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng
0,396 0,178 2,220 0,028
trở lên(HCR)
Đầu tư cơ sở hạ tầng(LnIF) -0,342 0,825 -0,410 0,679

Chi tiêu của địa phương(LnGC) -0,200 0,107 -1,860 0,065


Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) -0,076 0,128 -0,590 0,555
Chỉ số năng lực công nghệ thông
0,023 0,019 1,210 0,228
tin(ICT)
Hằng số 54,730 8,302 6,590 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)
64

4.4.2. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)


Hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) là bước hồi quy cần thiết tiếp
theo sau hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) để có thể sử dụng kiểm định
Hausman nhằm mục đích lựa chọn ra mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình
tác động ngẫu nhiên (REM) trong các phân tích tiếp theo. Hồi quy mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM) được ước lượng theo phương pháp GLS với giả định là sai số cố
định ui không có tương quan tới biến độc lập (Corr (u_i, X) = 0). Kiểm định Wald
về mức ý nghĩa tổng thể mô hình cho thấy Prob>F = 0,000 < 0,05, nên bác bỏ H0 (giả
thuyết H0: Tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình bằng 0; H1: Có ít nhất một hệ số
hồi quy trong mô hình khác giá trị 0 có ý nghĩa thống kê). Cũng tương tự trường hợp
phân tích mô hình tác động cố định (FEM) trên, đề tài sẽ không tiến hành phân tích
sâu về tác động của từng biến số vì đây chưa phải là mô hình hồi quy cuối cùng được
chọn dành cho thảo luận.
Kết quả phân tích bằng phần mềm Stata mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy mô hình REM
PCI Coef Std.Err z P> I z I
Chỉ số độ trễ 1 năm PCI(L1PCI) -0,010 0,026 -0,390 0,699
Chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP) 0,008 0,007 1,050 0,294
Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp(NAR) 0,006 0,031 0,210 0,834
Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
3,331 2,555 1,300 0,192
mới(NFP)
Tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng
0,203 0,099 2,050 0,040
trở lên(HCR)
Đầu tư cơ sở hạ tầng(LnIF) 0,704 0,430 1,640 0,101
Chi tiêu của địa phương(LnGC) -0,189 0,105 -1,800 0,072
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) -0,074 0,123 -0,610 0,545
Chỉ số năng lực công nghệ thông
0,034 0,018 1,910 0,056
tin(ICT)
Hằng số 49,172 4,243 11,590 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)
65

4.4.3. Kiểm định Hausman


Để đánh giá dữ liệu nghiên cứu lựa chọn giữa mô hình FEM hay mô hình
REM, đề tài sử dụng kiểm định Hausman. Kết quả kiểm định Hausman được mô
tả tại bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman

Hệ số
Sqrt diag
(b) (B) (b-B) (V_b-bV_B)
PCI FEM REM Khác biệt S.E.
Chỉ số độ trễ 1 năm PCI
0,002 -0,010 0,012 0,005
(L1PCI)
Chỉ số sản xuất công nghiệp
0,007 0,008 -0,001 0,002
(IIP)
Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp
0,047 0,006 0,040 0,052
(NAR)
Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
2,366 3,331 -0,965 1,714
mới(NFP)

Tỷ lệ lao động trình độ Cao


0,396 0,203 0,193 0,148
đẳng trở lên (HCR)

Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF) -0,342 0,704 -1,046 0,704

Chi tiêu của địa phương


-0,200 -0,189 -0,011 0,023
(LnGC)
Tổng sản phẩm quốc nội
-0,076 -0,074 -0,001 0,035
(GDP)
Chỉ số năng lực công nghệ
0,023 0,034 -0,011 0,007
thông tin (ICT)
chi2 (9) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 36,1900
Prob>chi2 = 0,0000
(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)
Giả thuyết H0 trong kiểm định Hausman là “Sự khác biệt giữa các hệ số hồi
quy là không mang tính hệ thống”, trong trường hợp phần dư và các biến độc lập
không có mối tương quan với nhau trong hồi quy FEM và REM thì mô hình hồi quy
66

REM là phù hợp. Ở đây, kết quả kiểm định Hausman có phần dư và các biến độc lập
có tương quan với nhau thì mô hình hồi quy FEM được lựa chọn phù hợp.
Giá trị phân phối chi bình phương của thống kê Hausman bằng 36,19 tương
đương với xác suất Prob>chi2=0,0000 < 0,05 nên bác bỏ H0 (giả thiết H0 là mô
hình REM). Như vậy, sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy ở hai mô hình là mang
tính hệ thống nên bác bỏ H0, nói cách khác hồi quy theo mô hình FEM sẽ cho kết
quả phù hợp hơn.
Do vậy, với dữ liệu nghiên cứu thì mô hình FEM phù hợp để nghiên cứu đề tài.
4.5. Phân tích mô hình hồi quy tác động cố định (FEM)
Mô hình hồi quy FEM về cơ bản là mô hình hồi quy được ước lượng theo
phương pháp OLS nhưng dữ liệu đã được biến đổi theo giá trị trung bình theo thời kỳ
(demean). Việc hồi quy theo phương pháp OLS nên FEM phải thỏa mãn một số giả
định như mô hình không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, phần dư có phân phối
chuẩn, và phần dư không xuất hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Ngoài ra,
đặc điểm của mô hình dữ liệu bảng là có yếu tố thời gian và có yếu tố đơn vị chéo nên
cần thỏa thêm hai điều kiện là không xuất hiện hiện tượng tự tương quan bậc nhất của
phần dư và phần dư của các đơn vị chéo không tự tương quan lẫn nhau.
Kết quả từng kiểm định của mô hình FEM được mô tả như sau:
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kiểm tra hiện tương đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình thông
qua hệ số VIF của các biến. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến từ phân tích từ phần
mềm Stata được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kiểm định đa cộng tuyến
SQRT R-
Variable VIF VIF Tolerance Squared
----------------------------------------------------
L1PCI 1.06 1.03 0.9442 0.0558
IIP 1.02 1.01 0.9772 0.0228
NAR 2.12 1.46 0.4715 0.5285
NFP 1.14 1.07 0.8782 0.1218
HCR 2.14 1.46 0.4668 0.5332
LnIF 1.90 1.38 0.5262 0.4738
LnGC 1.07 1.03 0.9370 0.0630
LnGDP 1.03 1.01 0.9735 0.0265
ICT 1.57 1.25 0.6387 0.3613
----------------------------------------------------
Mean VIF 1.45

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)


67

Tất cả các biến trong mô hình có giá trị VIF của từng biến số đều rất thấp nhỏ
hơn 10, nên chứng tỏ không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
4.5.2. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư được phân tích từ phần mềm Stata
được thể hiện trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Variable Obs W V z Prob>z

vt 189 0.99017 1.396 0.766 0.22199

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)


Đề tài sử dụng kiểm định Shapiro – Wilk để kiểm tra phần dư có phân phối
chuẩn hay không. Giả thiết H0 của kiểm định là: Phần dư có phân phối chuẩn. Kết
quả kiểm định cho giá trị Prob>z = 0,766 > 0,05 nên chấp nhận H0 hay phần dư có
phân phối chuẩn. Như vậy mô hình hồi quy không vi phạm giả thiết về phân phối
chuẩn của phần dư.
4.5.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi được phân tích từ phần mềm
Stata được thể hiện trong bảng 4.9:
Bảng 4.9. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity
in fixed effect regression model

H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i

chi2 (63) = 1.4e+05


Prob>chi2 = 0.0000

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)


Kiểm định Wald để kiểm tra hiện tương phương sai sai số thay đổi của mô
hình hồi quy dữ liệu bảng cho giá trị Prob>chi2 = 0,0000 <0,05, nên bác bỏ H0 (H0:
Phương sai sai số không đổi trong mô hình hồi quy). Như vậy, mô hình hồi quy FEM
đã vi phạm giả thiết về phương sai sai số thay đổi.
68

4.5.4. Kiểm định tự tương quan của phần dư


Kết quả kiểm định tự tương quan của phần dư được phân tích từ phần mềm
Stata được thể hiện trong bảng 4.10:
Bảng 4.10. Kiểm định tự tương quan của phần dư
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first order autocorrelation
F( 1, 62) = 7.159
Prob > F = 0.0095

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)


Đề tài sử dụng kiểm định Wooldridge, theo đó giả thiết H0 được phát biểu là
“Không xuất hiện hiện tượng tự tương quan bậc nhất ở phần dư”. Giá trị xác suất
kiểm định Prob>F = 0,0095 <0,05, nên bác bỏ H0. Như vậy, mô hình FEM vi phạm
hiện tượng tự tương quan bậc nhất của phần dư.
4.5.5. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo
Kết quả kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo được phân tích
từ phần mềm Stata được thể hiện trong bảng 4.11:
Bảng 4.11. Kiểm định tự tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo
Pesaran's test of cross sectional independence = -0.862, Pr = 0.3888

Average absolute value of the off-diagonal elements = 0.674


(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)
Kiểm định Pesaran có giả thiết H0: Phần dư các đơn vị chéo không tự tương
quan lẫn nhau. Kết quả kiểm định cho giá trị xác suất Pr = 0,3888 > 0,05, nên chấp
nhận H0, không thể bác bỏ H0. Như vậy mô hình FEM không gặp sai phạm tự tương
quan giữa phần dư của đơn vị chéo.
Như vậy, qua các kiểm định vừa nêu thì mô hình FEM gặp hai sai phạm là
phương sai sai số thay đổi và phần dư gặp hiện tượng tự tương quan bậc nhất. Hai sai
phạm này sẽ khiến cho kết quả hồi quy mô hình FEM bị chệch. Để cho kết quả hồi
quy được chính xác, đề tài để xuất hồi quy theo phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ
liệu bảng PCSE (Panel-Corrected Standard Errors) (Greene, 2012).
69

4.6. Phân tích hồi quy PCSE và thảo luận kết quả hồi quy
4.6.1. Phân tích hồi quy PCSE
Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng
PCSE được mô tả tại phụ lục 4: Có 189 quan sát trong kết quả hồi quy bao gồm 63
tỉnh và mỗi tỉnh thành được lấy dữ liệu trong 3 năm. Kết quả kiểm định Wald về mức
ý nghĩa tổng thể của mô hình đã cho giá trị Prob > chi2 = 0,0000 < 0.01, mô hình có
ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, như vậy mô hình hồi quy có ít nhất một hệ số
hồi quy khác không. Nói cách khác, mô hình có ý nghĩa về mặt tổng thể.
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE
PCI Coef. Std.Err. z P> I z I
Chỉ số độ trễ 1 năm PCI(L1PCI) -0,0288 0,026 -1,100 0,269

Chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP) 0,0092* 0,005 1,830 0,067

Tỷ lệ cơ cấu phi nông


-0,0022 0,017 -0,130 0,900
nghiệp(NAR)
Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
4,9759* 2,695 1,850 0,065
mới(NFP)

Tỷ lệ lao động trình độ Cao đẳng


0,1325* 0,077 1,720 0,085
trở lên(HCR)

Đầu tư cơ sở hạ tầng(LnIF) 1,1327*** 0,320 3,540 0,000

Chi tiêu của địa phương(LnGC) -0,2249 0,107 -2,110 0,035

Tổng sản phẩm quốc nội(LnGDP) 0,0146 0,140 0,100 0,917

Chỉ số năng lực công nghệ thông


0,0576*** 0,019 2,990 0,003
tin(ICT)
Hằng số 45,0627 3,498 12,880 0,000
rhos 0,6917 0,4538 0,6919 0,4300
Ghi chú ***Mức ý nghĩa 0.01 **Mức ý nghĩa 0.05 *Mức ý nghĩa 0.1

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata)


70

Từ kết quả phân tích (xem bảng 4.12). Trong mô hình nghiên cứu có 9 biến số
độc lập, trong đó có 5 biến có ý nghĩa thống kê:
Với mức ý nghĩa 0.01 (độ tin cậy 99%): Có 2 biến có ý nghĩa thống kê, bao
gồm biến: Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF); Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT).
Với mức ý nghĩa 0.05 (độ tin cậy 95%): Có 3 biến có ý nghĩa thống kê, bao
gồm các biến: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP); Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới
(NFP); Tỷ lệ Lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR)
4.6.2. Thảo luận kết quả hồi quy PCSE của từng biến trong mô hình nghiên cứu
Từ kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp hiệu chỉnh sai số dữ liệu bảng
PCSE trên, đề tài thảo luật kết quả các biến trong mô hình nghiên cứu như sau:
Biến L1PCI – Độ trễ một năm của PCI (H1)
Biến độ trễ một năm của PCI được đưa vào mô hình để nghiên cứu tác độ
mang tính độ trễ của chỉ số. Tuy nhiên biến số này có tác động âm và không thể hiện
bất cứ mức ý nghĩa thống kê nào tới biến phụ thuộc (P-value = 0,269>0.1). Điều này
cho thấy, không có xu hướng cùng tăng rõ rệt nếu một tỉnh năm trước có chỉ số PCI
cao hoặc ngược lại. Nói cách khác, chỉ số PCI tăng ở năm trước không trở thành tiền
đề tăng chỉ số PCI ở năm hiện tại. Có thể các tỉnh thành chưa nhất quán trong việc
coi trọng chỉ số PCI, dẫn tới việc tăng giảm chỉ số này ở từng tỉnh mang tính không
nhất quán, năm trước tăng, năm sau có thể giảm. Việc tạo ra xu hướng tăng liên tục
đòi hỏi các tỉnh phải cải tiến năng lực thường xuyên để từ đó cảm nhận của doanh
nghiệp về năng lực cạnh tranh của tỉnh mang tính phân biệt rõ nét hơn trong từng
năm. Kết quả này đã bác bỏ giả thuyết H1.
Biến số IIP– Chỉ số sản xuất công nghiệp (H2)
Đây là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng
năm. Biến số này đo lường tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo
ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Đây là một chỉ tiêu
quan trọng phản ánh khái quát tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung
của từng tỉnh/thành và của cả quốc gia, qua đó đánh giá chính sách phát triển ngành
công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ của Nhà Nước của từng địa phương. Theo giả
71

thuyết H2, biến số này được kỳ vọng là tác động dương tới chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh. Kết quả hồi quy cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận và mức độ tác động
biên của biến số này là 0,0092, có nghĩa là nếu tỷ lệ phần trăm của khối lượng sản
xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc
tăng 1 điểm thì chỉ số PCI tăng 0,0092 điểm. Biến này có ý nghĩa thống kê, với mức
ý nghĩa 0.05 (P-value = 0,067<0.05), do đó, biến Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
có tác động tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở các địa phương, nhưng mức tác
động biên là tương đối thấp.
Biến số ICT – Năng lực công nghệ thông tin (H3)
Năng lực công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong cạnh tranh hiện
đại, việc có năng lực công nghệ thông tin tốt hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế
hơn về giao dịch. Theo giả thuyết H3, biến số này sẽ tác động dương tới năng lực
cạnh tranh và kết quả hồi quy đã ủng hộ giả thuyết H3 khi hệ số hồi quy bằng 0,0576.
Theo đó, nếu năng lực công nghệ thông tin của một địa phương tăng 0.1 điểm (trên
tổng số 1 điểm) thì sẽ giúp cho địa phương đó cải thiện 0,0576 điểm PCI tổng hợp.
Biến này có ý nghĩa thống kê cao, với mức ý nghĩa 0.01 (P-value = 0,003<0.01), do
đó, tác động của biến Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT) tới chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh ở các địa phương rất nhiều. Nghiên cứu này phù hợp với kết quả
của Hana Huzjak (2012).
Biến số NFP – Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới (H4)
Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới càng nhiều chứng tỏ khả năng hấp dẫn trong
môi trường đầu tư của địa phương càng lớn và nó có thể là chỉ báo một môi trường
cạnh tranh của địa phương tốt hơn. Theo kết quả hồi quy, tác động biên của biến số
này là dương 4,9759, có nghĩa là nếu số lượng doanh nghiệp mới tăng 10% so với
tổng số doanh nghiệp hiện có thì chỉ số PCI được cải thiện 0,49759 điểm. Biến này
có ý nghĩa thống kê, với mức ý nghĩa 0.05 (P-value = 0,065<0.05), do đó, biến Tỷ lệ
thành lập doanh nghiệp mới (NFP) có tác động tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
ở các địa phương. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H4.
72

Biến số NAR – Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp (H5)


Theo giả thuyết H5, tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp được kỳ vọng tác động dương
tới năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả tác động âm, giả thuyết này bị bác bỏ khi
kết quả cho thấy hệ số hồi quy của biến số này không có ý nghĩa thống kê (P-value =
0,900>0.1). Có thể, đối với từng địa phương, không quan trọng là phải có tỷ lệ phi
nông nghiệp cao hơn mà quan trọng là thế mạnh của tỉnh. Thế mạnh của tỉnh là nông
nghiệp thì tỉnh đó sẽ có lợi thế về đầu ra về nông nghiệp và sẽ phát triển lợi thế đó.
Thế mạnh của tỉnh là công nghiệp thì tỉnh sẽ tập trung phát triển mạnh về công nghiệp.
Biến số HCR – Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (H6)
Biến số này đại diện cho vốn con người trong mô hình. Một địa phương có
chất lượng lao động tốt sẽ dễ dàng thu hút đầu tư và từ đó năng lực cạnh tranh của
địa phương được cải thiện trong góc nhìn của doanh nghiệp. Vì vậy, biến số này được
kỳ vọng là tác động dương trong giả thuyết H6. Kết quả thực nghiệm đã ủng hộ giả
thuyết khi hệ số hồi quy của biến số đạt mức ý nghĩa dưới 10% và mức độ tác động
biên là 0,1325. Điều này có nghĩa là nếu tỷ lệ lao động có trình độ từ Cao đẳng trở
lên được cải thiện 10% thì PCI sẽ cải thiện 0,01325 điểm. Biến này có ý nghĩa thống
kê, với mức ý nghĩa 0.1 (P-value = 0,085<0.1), nhưng thấp. Do đó, biến Tỷ lệ lao
động có trình độ Cao đẳng trở lên có tác động đến năng lực cạnh tranh của các tỉnh
của các địa phương, nhưng mức độ tác động chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn lao
động và các chính sách ở từng địa phương. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp
nghiên cứu của Lê Công Hướng (2013) và Hana Huzjak (2012).
LnGC – Chi tiêu của địa phương (H7)
Giả thuyết nghiên cứu H7 của đề tài kỳ vọng chi tiêu của chính quyền địa
phương sẽ tương quan dương với chỉ số năng lực cạnh tranh nhưng kết quả hồi quy
đã chỉ ra rằng tác động của LnGC tới PCI là âm. Dù biến này có ý nghĩa thống kê,
với mức ý nghĩa 0.05 (P-value = 0,035<0.05), nhưng có thể thấy phần lớn các địa
phương bị bội chi, các khoản chi phải được bù đắp từ ngân sách cấp Trung ương vì
vậy việc chi tiêu khá hạn hẹp và tập trung vào chi thường xuyên. Vì vậy, dư địa dành
cho các khoản chi tiêu mang tính cải thiện môi trường cạnh tranh nói chung là không
73

lớn. Càng chi nhiều, mà khoản chi chỉ tập trung chủ yếu vào việc tăng bộ máy hành
chính cồng kềnh sẽ có thể làm cho hiệu suất kém đi và từ đó năng lực cạnh tranh kém
đi. Hoặc việc lãng phí các khoản chi cũng có thể không thúc đẩy một bộ máy hành
chính hiệu quả. Mức độ tác động biên của biến số là -0,2249 hàm ý nếu chi tiêu ngân
sách tăng 1% thì điểm PCI giảm 0,22 điểm. Do đó, biến này chưa biểu hiện ảnh hưởng
đến chỉ số năng cạnh tranh cấp tỉnh ở các địa phương.
LnIF – Đầu tư cơ sở hạ tầng (H8)
Cơ sở hạ tầng vốn là một trong những nhân tố tiên quyết mà các doanh nghiệp
xem xét khi lựa chọn khi quyết định đầu tư vào một địa phương. Theo giả thuyết H8,
chỉ số PCI sẽ tương quan dương với biến số “Đầu tư cơ sở hạ tầng”. Kết quả hồi quy
đã ủng hộ giả thuyết H8 và mức độ tác động biên của biến số là 1,1327. Khi đó, tổng
mức đầu tư cơ sở hạ tầng tăng 1% thì chỉ số PCI có thể tăng 1,1327 điểm. Như vậy,
các doanh nghiệp đã đánh giá khá cao vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc cải thiện
năng lực cạnh tranh của địa phương. Biến này có mức ý nghĩa thống kê khá cao, với
mức ý nghĩa 0.01 (P-value = 0,000<0.01). Do đó, biến Đầu tư cơ sở hạ tầng tác động
lớn đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở các địa phương.
Biến này cũng tác động đến năng lực cạnh tranh ở khu vực Châu Âu được
thể hiện trong nghiên cứu của Hana Huzjak (2012) và cũng ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh các tỉnh/thành Trung Quốc của nghiên cứu Hendrischke and Feng
Chonguyi (1999).
LnGDP – Tổng sản phẩm quốc nội (H9)
Cũng giống như nhiều biến số khác, kết quả phân tích GDP tác động dương
tới chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phù hợp với kỳ vọng ban đầu (giả thuyết
H9). Vì GDP tăng giúp cho địa phương tăng nguồn thu và đó chi tiêu tăng, ngoài ra
GDP tăng cũng giúp cho quy mô kinh tế của địa phương tăng từ đó cải thiện thu nhập
của cư dân địa phương. Những điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể có cơ
hội tăng được doanh thu tại địa phương. Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng, biến số
này không có ý nghĩa thống kê (P-value = 0,917>0.1), do đó biến nàu đã không thể
hiện bất cứ tác động nào tới PCI. Như vậy, các địa phương có thể đã không tận dụng
74

được việc gia tăng quy mô GDP để cải thiện năng lực cạnh tranh. Hoặc ở một khía
cạnh khác, sự không đồng nhất trong cách thu thập về GDP ở các địa phương có thể
không đem tới một kết quả như kỳ vọng.
Qua kết quả phân tích trên, các biến có ý nghĩa thông kê và có tác động đến
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở các địa phương, kết quả chấp nhận, bao
gồm các biến: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Chỉ số năng lực công nghệ thông
tin (ICT), Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới (NFP), Tỷ lệ lao động có trình độ Cao
đẳng trở lên (HCR), Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF). Các biến không có ý nghĩa thống
kê, không có tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở các địa phương
nên bác bỏ, bao gồm các biến: Độ trễ một năm PCIt-1(L1PCI), Tỷ lệ cơ cấu phi nông
nghiệp (NAR), Chi tiêu địa phương (LnGC), Tổng sản phẩm Quốc nội (LnGDP). Kết
quả các biến nghiên cứu được tóm tắc trong bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả chứng minh giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Ký hiệu Kết quả

Độ trễ một năm PCIt-1(L1PCI) H1 Bác bỏ


Chỉ số sản xuất công nghiệp(IIP) H2 Chấp nhận
Chỉ số năng lực công nghệ thông tin(ICT) H3 Chấp nhận
Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới(NFP) H4 Chấp nhận
Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp (NAR) H5 Bác bỏ
Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR) H6 Chấp nhận
Chi tiêu địa phương(LnGC) H7 Bác bỏ
Đầu tư cơ sở hạ tầng(LnIF) H8 Chấp nhận
Tổng sản phẩm Quốc nội(LnGDP) H9 Bác bỏ

Tóm lại, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã phân tích dữ liệu xác định
được các yếu tố tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa
phương Việt Nam. Bao gồm các biến có ý nghĩa thống kê, có tác động đến chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương: (1) Chỉ số sản xuất công nghiệp
(IIP); (2) Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT); (3) Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp
75

mới (NFP);(4) Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR); (5) Đầu tư cơ sở
hạ tầng(LnIF). Kết quả này, có một số biến biến giống nghiên cứu trước: Tỷ lệ thành
lập doanh nghiệp mới (NFP); Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR);
Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF). Còn 2 biến: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP); Chỉ số
năng lực công nghệ thông tin (ICT) là 2 yếu tố mới, nó góp phần quan trọng trong
việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ở các địa phương Việt Nam hiện nay và các
biến này nó phù hợp với lý thuyết năng lực cạnh tranh của M. Porter (1990) và khung
đánh giá của World Bank.
76

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Trong chương này, tác giả trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa ra
các khuyến nghị có liên quan. Đồng thời cũng chỉ ra giới hạn trong nghiên cứu và đề
xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
Chỉ số PCI ra đời với vai trò là tiếng nói đại diện cho nhu cầu và nguyện vọng của
cộng đồng doanh nghiệp dân doanh Việt Nam, truyền tải một cách trực tiếp và mạnh mẽ
tới các nhà hoạch định chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương.
Đến nay, chỉ số PCI đã trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng để quyết định lựa
chọn địa điểm và mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Trong khi đó, các lãnh đạo các địa phương sử dụng chỉ số PCI làm thước đo
thành công của các chương trình cải cách về điều hành kinh tế.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của chỉ số PCI, nghiên cứu này đã tiến hành tìm
hiểu về PCI với mục tiêu là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh canh cấp
tỉnh của các địa phương tại Việt Nam giai đoạn 2013 tới 2015. Qua cơ sở lý thuyết, đề
tài phân tích 9 yếu tố có thể tác động tới chỉ số PCI, bao gồm: Tỷ lệ doanh nghiệp thành
lập mới, Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên, Đầu tư cơ sở hạ tầng, Chỉ số sản
xuất công nghiệp, Chỉ số năng lực CNTT, Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Tỷ lệ cơ cấu
phi nông nghiệp, Độ trễ 1 năm của PCI, và Chi tiêu ngân sách địa phương.
Kết quả điều tra chỉ số PCI của VCCI từ một số năm qua đã cho thấy một
số điểm đáng lưu ý như sau:
Theo thống kê của các nhóm nghiên cứu PCI, việc tăng một điểm của chỉ số Tính
minh bạch trong PCI sẽ giúp tăng 13% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình
quân đầu người và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp. Cải thiện một điểm
trong chỉ số Đào tạo lao động giúp tăng 30% số doanh nghiệp trên 1.000 dân, 47% đầu
tư bình quân đầu người và 58 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh nghiệp.
Chỉ số trung vị chỉ số PCI nói chung của các địa phương không so xu hướng gia
tăng trong thời gian, chỉ nằm giữa 50 đến 60 điểm. Không thể nói là các địa phương
không nỗ lực gia tăng năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động cải thiện từng chỉ số
77

thành phần nhưng có vẻ các địa phương đang đối mặt với cảm nhận khắt khe hơn của
doanh nghiệp. Càng ngày, sự đòi hỏi của doanh nghiệp sẽ càng cao và vì vậy đánh giá
theo cảm nhận của họ về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng khắt khe theo.
Một lát cắt thời gian về chỉ số PCI vào năm 2015 tại hình 4.2 đã cho thấy xếp
hạng năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam, trong đó phần lớn các
tỉnh thành phố có mức điểm khá từ 46 – 59 điểm.
Kết quả phân tích hồi quy có một số điểm đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, thông qua kiểm định Hausman, mô hình ước lượng FEM được
lựa chọn. Tuy nhiên mô hình FEM lại vi phạm hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và phần dư tự tương quan bậc nhất vì vậy đề tài đã đề xuất mô hình PCSE để
xử lý các sai phạm này.
Thứ hai, kết quả hồi quy cho thấy có 6 biến số có ý nghĩa thống kê là: Chỉ
số sản xuất công nghiệp (IIP), Chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT), Tỷ lệ
doanh nghiệp mới (NFP), Tỷ lệ lao động có trình độ Cao đẳng trở lên (HCR), Chi
tiêu địa phương (LnGC), Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF). Các biến số còn lại không
có ý nghĩa thống kê. Trong các biến số có ý nghĩa thống kê thì có 5 biến số tác
động dương, tác động đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa
phương Việt Nam: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Chỉ số năng lực công nghệ
thông tin (ICT), Tỷ lệ doanh nghiệp mới (NFP), Tỷ lệ lao động có trình độ Cao
đẳng trở lên (HCR), Đầu tư cơ sở hạ tầng (LnIF).
Thứ ba, với kết quả hồi quy trên thì các giả thuyết H2, H3, H4, H6, và H8 được
chấp nhận trong khi đó các giả thuyết khác bị bác bỏ (H1, H5,H7,H9)

Quá trình thảo luận về ý nghĩa tác động của các biến số đã đưa tới một số
kết luận đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, trong các biến số tác động dương tới mô hình thì hai biến: “Chỉ số
sản xuất công nghiệp” hay “Năng lực công nghệ thông tin” có mức tác động khá thấp
tới chỉ số PCI. Các biến số tác động tích cực khác mà các địa phương cần lưu ý là
78

“Tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới”, “Tỷ lệ lao động từ Cao đẳng trở lên”, hay “Đầu
tư cơ sở hạ tầng”.
Thứ hai, biến số duy nhất tác động âm là “Chi tiêu ngân sách địa phương”
trong một tỉnh. Điều này đã được giả thích là khoản chi ngân sách địa phương: Hoặc
có thể chỉ tập trung chủ yếu vào chi thường xuyên, chi không kiểm soát. Hoặc việc
tăng bộ máy hành chính cồng kềnh sẽ có thể làm cho tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng
hiệu suất kém đi và từ đó năng lực cạnh tranh kém đi. Hoặc việc lãng phí các khoản
chi cũng có thể không thúc đẩy một bộ máy hành chính hiệu quả. Do đó, việc chi tiêu
ngân sách của địa phương bị bội chi ngân sách, nên nó tác động âm đến năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của các địa phương Việt Nam.
Thứ ba, các biến số không tác động tới chỉ số PCI như: LnGDP (Tổng sản
phẩm quốc nội), NAR (Tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp), L1PCI (Độ trễ 1 năm của chỉ
số PCI). Nghiên cứu cũng đã tìm hiểu nguyên nhân để có thể lý giải sự không tác
động của các biến số này tới chỉ số PCI.
5.2. Khuyến nghị
Căn cứ vào kết quả phân tích, đề tài đề xuất một số khuyến nghị như sau đối với
cơ quan quản lý địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương như sau:
Thứ nhất, địa phương nên tận dụng được kết quả cải thiện cạnh tranh thời kỳ
trước để làm nền tảng thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh thời kỳ sau. Kết quả từ
mô hình cho thấy địa phương đã không tận dụng được kết quả thời kỳ trước. Đây là
điều hết sức lãng phí nguồn lực trong quá khứ và có thể thể hiện quan điểm cải thiện
để lấy thành tích trong một thời điểm nhất định sau đó là buông xuôi. Vì vậy, lãnh
đạo các địa phương cần nhất quán về mặt quan điểm là cải thiện chỉ số PCI mang tính
dài hạn không phải mang tính thời điểm.
Thứ hai, địa phương cần cải thiện cách thức chi tiêu công để biến đây là nguồn
lực tạo ra tăng trưởng, là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh tốt hơn thay vì là
nguồn lực cản trở cạnh tranh.
Thứ ba, việc cải thiện những vấn đề cơ bản liên quan tới cơ sở hạ tầng như đầu
tư cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin vẫn là những yếu tố “cứng” giúp địa phương
79

cải thiện năng lực cạnh tranh trong bối cảnh những yếu tố này ở các địa phương còn
kém. Nhìn chung, địa phương nào quyết tâm cải thiện hai yếu tố này mạnh hơn sẽ có
cơ hội cải thiện năng lực cạnh tranh tốt hơn so với các tỉnh khác cũng như là so với
thời kỳ trước đây của chính địa phương đó.
Thứ tư, việc thu hút nguồn lực lao động có trình độ từ Cao đẳng trở lên và thu
hút được doanh nghiệp thành lập mới có vai trò nhất định tới tới năng lực cạnh tranh
của tỉnh. Đối với lao động, đó là môi trường sống, môi trường làm việc. Đối với doanh
nghiệp, đó là môi trường đầu tư cần được cải thiện.
Thứ năm, cơ cấu kinh tế mà đại diện là cơ cấu ngành nghề có thể không phù hợp
trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh. Việc chỉ tập trung vào phi nông nghiệp không
phải là một giải pháp phù hợp. Quan trọng là địa phương phải tập trung vào loại cơ cấu
mà đó là lợi thế của địa phương, bất kể đó là công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ.
5.3. Giới hạn trong nghiên cứu
Mặc dù, kết quả nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố tác động đến chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở các địa phương Việt Nam, đã xác định được
mục tiêu của nghiên cứu đề ra, nhưng nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI có nhiều yếu tố tác động
khác nhau, trong nghiên cứu này tác giả chỉ giới hạn trong 9 nhân tố (PCIt-1 năm trước,
chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số năng lực công nghệ thông tin (ICT), tỷ lệ doanh
nghiệp mới (NFP), tỷ lệ cơ cấu phi nông nghiệp (NAR), tỷ lệ lao động có trình độ Cao
đẳng trở lên (HCR), chi tiêu địa phương (GC), đầu tư cơ sở hạ tầng (IF), tổng sản phẩm
Quốc nội GDP) đại diện cho các nhóm kinh tế đầu vào, đầu ra của nền kinh tế. Trong
đó, chỉ có 5 biến có ý nghĩa thống kê, đó là: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), chỉ số
năng lực công nghệ thông tin (ICT), tỷ lệ doanh nghiệp mới (NFP), tỷ lệ lao động có
trình độ Cao đẳng trở lên HCR, Đầu tư cơ sở hạ tầng (IF), nghĩa là các biến này tác động
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của các địa phương Việt Nam, còn 3
nhân tố không có có ý nghĩa về mặt thống kê: Độ trể 1 năm PCI (PCIt-1), Tỷ lệ cơ cấu
phi nông nghiệp (NAR), Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) và một biến dù có ý nghĩa
80

thống kê nhưng kỳ vọng âm: Chi tiêu ngân sách địa phương (GC), do đó ảnh hưởng đến
kết quả của mô hình nghiên cứu.
Thứ hai, số liệu phân tích trong nghiên cứu này trong 3 năm, khung thời gian
phân tích ngắn có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của mô hình nghiên cứu.
Thứ ba, mô hình nghiên cứu chỉ xét tác động một chiều từ các yếu tố liên quan
ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành (PCI), nên đề tài không xử
lý tác động ngược lại của mối quan hệ nhân quả.
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ những hạn chế trên, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu 4 nhân tố không có ý nghĩa thống kê và không
tác động đến chỉ số PCI như trên, thời gian nghiên cứu trong nhiều năm liên tục (lớn
hơn 3 năm) tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở các địa phương Việt Nam.
Thứ hai, ngoài 4 nhân tố trên, tác giả đề nghị nghiên cứu tiếp các nhân tố kinh
tế đầu ra, đầu vào khác có thể tác động đến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở các
địa phương Việt Nam.
Thứ ba, các nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung nghiên cứu tại một địa
phương hoặc tổng hợp dữ liệu cả nước trong trường hợp dữ liệu đủ để phân tích theo
chuỗi thời gian.
Thứ tư, nghiên cứu phân tích phân tích mô hình theo phương pháp GMM
(Generalized Method of Moments).
81

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tác giả Nước ngoài:
Aldington, R.(1985), Report from the Selected Committee of the Lords Overseas
Trade, London.
Ăngghen, C. M. P. (1995), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Annoni, P., & Kozovska, K. (2010), EU Regional competitiveness index,
Luxembourg, European.
Arellano, M., and S. Bond. (1991), Some tests of specification for panel data:
Monte Carlo evidence and an application to employment equations, Review
of Economic Studies 58: 277-297.
Bendavid-Val, A. (1991), Regional and local economic analysis for practitioners,
Praeger, Michigan University, USA.
Begg, I. (Ed.). (2002), Urban Competitiveness: Policies for dynamic cities,
Associated University Presse.
Boyer, R. (1988), New technologies and employment in the 1980s: From science
and technology to macroeconomic modelling, In Barriers to Full
Employment (pp. 233-272), Palgrave Macmillan UK.
Buckley, P. J., Pass, C. L., & Prescott, K. (1988), “Measures of international competitiveness:
A critical survey”. Journal of marketing management, 4(2), 175-200.
Budd, L., & Hirmis, A. (2004), Conceptual framework for Regional
Competitiveness. Regional Studies, 38(9), 1015-1028.
Chamberlin, E. H. (1949),The theory of monopolistic competition, A Re-orientation
of the theory of value.
Chang, H.(2006), Understanding Relationship between Institutions and Economic
Development, No.05,pp.1-16, World Institute for Development
Economics Research.
Cournot, A. A., & Fisher, I. (1929), Researches into the mathematical principles of
the theory of wealth/by Augustin Cournot, 1838, Translated by Nathaniel T.
Bacon; with an essay on Cournot and Mathematical Economics and a
82

Bibliography of Mathematical Economics by Irving Fisher.


Davis, H. C. (1990), Regional economic impact analysis and project evaluation,
UBC Press.
Fairbanks, M., Rabkin, D., Escobari, M., & Rodriguez, C. (2006),“Building
Competitive Advantages”, Policy Perspectives for Trinidad and Tobago:
From Growth to Prosperity, (1), 187.
Farrer, J. A. (1881). Adam Smith (1723-1790), Sampson Low, Marston, Searle, &
Rivington, London.
Frederic L.P., (1996), Economic Evolution and Structure, Oublished by the Press
Syndicate of the University of Cambridge, New York, USA.
Greene, W. H. (2012), Econometric Analysis, 7th ed. Upper Saddle River, NJ:
Prentice Hall.
Gujarati, D. N. (2009), Basic econometrics, Tata McGraw-Hill Education.
Holtz-Ekin, D., W.Newey and H.S.Rosen (188), Estimating vector autoregressions
with panel data, Econometrica 56.pp. 1371 – 1395.
Hoover, E. M., & Giarratani, F. (1971), An introduction to Regional economics,
Knopf , New York.USA.
Hendrischke, H. J., & Feng, C. (1999), The political economy of China's provinces:
comparative and competitive advantage, Psychology Press, London.
Huggins, R., & Thompson, P. (2010), UK competitiveness index 2010, Cardiff, UK:
Centre for International Competitiveness, UWIC.
Huggins, R., Izushi, H., & Thompson, P. (2013), “Regional competitiveness:
Theories and methodologies for empirical analysis”, Journal of Centrum
Cathedra: The Business and Economics Research Journal, 6(2), 155-172.
Huggins, R., Izushi, H., Prokop, D., & Thompson, P. (2014), The global
competitiveness of Regions, (Vol. 75), Routledge.
Hausman, J. A. (1978), “Specification tests in econometrics”, Econometrica:
Journal of the Econometric Society, 1251-1271.
Huzjak H. (2012), Regional Competitiveness in Central Erurope:The Importance of
83

Transport Infrastructure Development, Budapest, Hungary.


John, O. P., & Benet-Martínez, V. (2000), Measurement: Reliability, construct
validation, and scale construction, Handbook of research methods in social
and personality psychology, Cambridge: Cambridge University Press.
Kasper, W., Streit, M. E., & Boettke, P. J. (2014), Institutional economics: Property,
competition, policies, Edward Elgar Publishing.
Kinoshita, Y.,& Campos, N. F.(2003), Why Does FDI Go Where It Goes?New
Evidence from the Transition Economies, International Monetary Fund, 2003.
Kresl, P. K., & Singh, B. (1999), Competitiveness and the urban economy: twenty-
four large US metropolitan area, Urban studies, 36(5/6), 1017.
Krugman, P., & Elizondo, R. L. (1996), “Trade policy and the third world
metropolis”, Journal of development Economics, 49(1), 137-150.
Marshall, A. (1890), Principles of Political Economy, Maxmillan, New York.
Malesky, E., & Taussig, M. (2009), “Out of the gray: The impact of provincial
institutions on business formalization in Vietnam”, Journal of East Asian
Studies, 9(2), 249-290.
Malesky, E., &Taussig, M., (2009), “Out of The Gray: The Impact of
Provincialinstitutions on Business Formalization in Vietnam”, Working
Paper Series, University of California, San Diego.
Malesky E., (2013), “The Vietnam Provincial Competitiveness Index: Measuring
Economic Governance for Private Sector Development”, USAID/VCCI 2012
Final Report, pp. 1-110.
McCulloch N., Malesky, E.& Duc, N., (2013), “Does Better Provincial Governance
Boost Private Investment in Vietnam?”, IDS Working Paper, 414, pp.1-27.
Mill, J. S. (1884), Principles of political economy, D. Appleton.
North,D.(1991), “Institutions”, Th Journal of Economic Perspectives, 5:1, pp.97-112.
Porter, M.E. (1990), Competitive Strategy, Simon & Schuster, Inc, USA.
Porter, M.E. (1998), Competitive Strategy, Simon & Schuster, Inc, USA.
Porter, M.E. (1998), The Competitive Advantage of Nations, Simon & Schuster, Inc, USA.
84

Porter, M.E. (2008), On Competition, Updated and Expanded Edition. Boston:


Harvard Business School Press, USA.
Porter, M.E. (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, người dịch Nguyễn Ngọc Toàn,
Porter, M.E. (2009), Chiến lược cạnh tranh, người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, Nhà
xuất bản Trẻ, TP.HCM.
Quéré, A., Coupet, M. & Mayer, T.(2007), Institutional Determinants of Foreign
Direct Investment, World Economy, Vol. 30 (2007) 764.
Rummel, R. J. (1976), Understanding correlation, Honolulu: Department of
Political Science, University of Hawaii.Samuelson P.A. (1948), Economics,
McGraw-Hill Book Company,Inc.USA, pp.38-39.
Richard, C. F. (1998), A Quasi-Market Theory of Local Development Competition,
Political Science Association, Bostons.
Richardson, P. (1988), “The structure and simulation properties of OECD’s
INTERLINK model”, OECD Economic Studies, 10, 57-122.
Robinson, J. (1933), Economics of imperfect competition, Agris.fao.org.
Roodman, D. (2006), How to do xtabond2: an introduction to “Difference” and
“System” GMM in data, Center for Global Development Working Paper
Number 103.
Schumpeter, J. A., & Nichol, A. J. (1934), “Robinson's economics of imperfect
competition”, The Journal of Political Economy, 249-259.
Urlan A.Wannop, (2013), The Rregional Imperative, Routledge Published,
New York, USA.
Walras, L. (1954), Elements of Pure Economics Or The Theory of Social Wealth:(A
Transl. of the Éd. Définitive, 1926, of the Eléments D'économie Politique
Pure, Annotated and Collated with the Previous Editions), George Allen &
Unwin Limited.
Webster, D., & Muller, L. (2000), Urban competitiveness assessment in developing
country urban Regions: the road forward. Urban Group, INFUD. The World
Bank, Washington DC, July, 17, 47.
85

Wei, S.J. & Shleifer, A, (2000), Local Corruption and Global Capital Flows,
Brookings Papers on Economic Activity, 303.
World Economic Forum (WEF), (2004), “The Global Competitiveness Report”,
www.weforum.org/pdf/Global_competitiveness_Report/Report/Fastshee
World Economic Forum (WEF),(2012), Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu
2012-2013, người dịch Phan Nhật Thanh.
Wolfgang Kasper and Manfred, E. S.(1998), “Institutional Economics: Social order
and Public policy”, Journal of Economic Issues, Vol. 34, No. 3 (Sep., 2000),
pp. 751-755.

Tài liệu tham khảo tác giả trong nước Việt Nam
Vũ Thành Tự Anh, (2010), Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương, Tài
liệu giảng dạy Chương trình kinh tế Fullright.
Từ điển Kinh doanh Anh, (1992), Bản dịch, NXB Sự Thật, Hà Nội
Phạm Chí Cao & Vũ Minh Châu, (2014), Kinh tế lượng ứng dụng, Nhà xuất bản
Lao động Xã Hội, TP.HCM.
Nguyễn Thành Cả & Nguyễn Thị Ngọc Miên, (2014), Kinh tế lượng, NXB.
Kinh tế, TP.HCM.
Nguyễn Tấn Dũng, (2011), Quyết định Về chính sách phát triển một ngành công
nghiệp hỗ trợ, số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24/02/2011, TP.Hà Nội.
Nguyễn Tấn Dũng, (2014), Nghị Quyết Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiên môi trương kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, số
19/NQ-CP, ngày 18/03/2014, Hà Nội.
Nguyễn Tấn Dũng, (2014), Bài phát biểu đầu năm 2014, có thể dowload:
http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-
Nguyen-Tan-Dung/20141/21868.vgp.
Nguyễn Minh Hà, (2014), Bài giảng môn Phương Pháp nghiên cứu khoa học, Tài
liệu giảng dạy, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh.
Lê Công Hướng, (2013), Các thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tác
86

động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương
của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế học, trường ĐH Mở Tp.HCM.
Trần Tiến Khai, (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế kiến thức cơ bản, NXB.
Lao động Xã hội, Trường Đại học Kinh tế - Tp. HCM.
Tổng cục Thống Kê, (2015), Niên giám Thông kê-2014, NXB. Thống Kê, TP.Hà Nội.
Tổng cục Thống Kê, (2016), Niên giám Thông kê-2015, NXB. Thống Kê, TP. Hà Nội.
Trần Hoài Nam, (2012), Đánh giá tác động của chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh
PCI đến thu hút vốn đầu tư của địa phương tại Việt Nam, Luận văn Tiến sỹ
kinh tế, Trường ĐH. Kinh Tế TP.HCM.
Phan Nhật Thanh, (2011), Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh(PCI) của tỉnh Hải Dương, Luận văn NCS, Trường ĐH Kinh Tế Quốc
Dân, TP.Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thành, (2014), Định nghĩa năng lực cạnh tranh và các yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh, Tài liệu giảng dạy Chương trình kinh tế Fullright.
Nguyễn Hữu Thắng, (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam-
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, NXB. Chính Trị Quốc Gia, TP. HN.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB. Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, TP.Hà Nội.
Trần Anh Tuấn, (2015), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014, Tài
liệu giảng dạy,Viện nghiên cứu phát triển TP.Hồ Chí Minh.
VCCI, (2014), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2013, Báo cáo
nghiên cứu chính sách USAID/VNCI, số 18.
VCCI, (2015), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2014, Báo cáo
nghiên cứu chính sách USAID/VNCI, số 19.
VCCI, (2016), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2015, Báo cáo
nghiên cứu chính sách USAID/VNCI, số 20.
87

Địa chỉ một số trang web.


http://dangkykinhdoanh.gov.vn
http://documents.worldbank.org
http://dulieukinhte.org/huong-dan-tai-du-lieu-imf
http://www.enterprise-development.org
http://www.gso.gov.vn
http://www.moit.gov.vn/web/guest/home
http://www.pcivietnam.org
http://www.gopfp.gov.vn/web/khach/trangchu/
http://vneconomy.vn
http://www.gdt.gov.vn;
http://www.vecita.gov.vn;
http://papi.org.vn
http://www.worldbank.org
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-tang-12-bac-ve nang-luc-canh-
tranh-toan-cau-20150930164048097.htm.
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/viet-nam-tang-12-bac-ve-nang-luc-
canh-tranh-toan-cau-3287827.html.
http://www3.weforum.org/docs/gcr/20152016/Global_Competitiveness_Report_20
15-2016.pdf.
88

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả hồi quy Mô hình FEM
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 189
Group variable: id Number of groups = 63

R-sq: Obs per group:


within = 0.1288 min = 3
between = 0.1678 avg = 3.0
overall = 0.1591 max = 3

F(9,117) = 1.92
corr(u_i, Xb) = -0.2444 Prob > F = 0.0553

PCI Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

L1PCI .00198 .0260959 0.08 0.940 -.0497016 .0536616


IIP .007003 .0075499 0.93 0.356 -.0079492 .0219552
NAR .0466287 .0604349 0.77 0.442 -.0730595 .1663169
NFP 2.366001 3.076532 0.77 0.443 -3.726909 8.458911
HCR .3955976 .178182 2.22 0.028 .0427175 .7484777
LnIF -.3418127 .8245681 -0.41 0.679 -1.974827 1.291201
LnGC -.1997067 .1072278 -1.86 0.065 -.4120658 .0126525
LnGDP -.0757366 .1277914 -0.59 0.555 -.3288208 .1773477
ICT .0230649 .0190259 1.21 0.228 -.0146148 .0607447
_cons 54.72961 8.301635 6.59 0.000 38.28866 71.17056

sigma_u 2.8513433
sigma_e 1.545448
rho .77293397 (fraction of variance due to u_i)

F test that all u_i=0: F(62, 117) = 8.07 Prob > F = 0.0000
89

Phụ lục 2: Kết quả hồi quy Mô hình REM


Random-effects GLS regression Number of obs = 189
Group variable: id Number of groups = 63

R-sq: Obs per group:


within = 0.1057 min = 3
between = 0.2693 avg = 3.0
overall = 0.2433 max = 3

Wald chi2(9) = 36.67


corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000

PCI Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

L1PCI -.009917 .0256425 -0.39 0.699 -.0601753 .0403413


IIP .0077231 .0073549 1.05 0.294 -.0066921 .0221384
NAR .0064136 .0306879 0.21 0.834 -.0537336 .0665609
NFP 3.330953 2.554926 1.30 0.192 -1.67661 8.338517
HCR .2025263 .098747 2.05 0.040 .0089859 .3960668
LnIF .7044523 .4295225 1.64 0.101 -.1373963 1.546301
LnGC -.1887721 .1048097 -1.80 0.072 -.3941953 .0166511
LnGDP -.0744752 .1229404 -0.61 0.545 -.315434 .1664836
ICT .0336766 .0176326 1.91 0.056 -.0008827 .0682359
_cons 49.17208 4.243478 11.59 0.000 40.85502 57.48914

sigma_u 2.3882523
sigma_e 1.545448
rho .7048489 (fraction of variance due to u_i)
90

Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Hausman

Coefficients
(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))
fe re Difference S.E.

L1PCI .00198 -.009917 .011897 .0048437


IIP .007003 .0077231 -.0007201 .001705
NAR .0466287 .0064136 .0402151 .0520637
NFP 2.366001 3.330953 -.9649525 1.713884
HCR .3955976 .2025263 .1930712 .1483168
LnIF -.3418127 .7044523 -1.046265 .7038629
LnGC -.1997067 -.1887721 -.0109346 .0226438
LnGDP -.0757366 -.0744752 -.0012613 .0348755
ICT .0230649 .0336766 -.0106117 .0071466

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg


B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(9) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
= 36.19
Prob>chi2 = 0.0000
91

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy theo phương pháp PCSE
Prais-Winsten regression, heteroskedastic panels corrected standard errors

Group variable: id Number of obs = 189


Time variable: Year Number of groups = 63
Panels: heteroskedastic (balanced) Obs per group:
Autocorrelation: panel-specific AR(1) min = 3
avg = 3
max = 3
Estimated covariances = 63 R-squared = 0.9848
Estimated autocorrelations = 63 Wald chi2(9) = 80.71
Estimated coefficients = 10 Prob > chi2 = 0.0000

Het-corrected
PCI Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

L1PCI -.0288147 .0260789 -1.10 0.269 -.0799284 .0222989


IIP .0092216 .0050328 1.83 0.067 -.0006424 .0190857
NAR -.0021995 .0174162 -0.13 0.900 -.0363345 .0319356
NFP 4.975994 2.69476 1.85 0.065 -.3056388 10.25763
HCR .1324996 .0768314 1.72 0.085 -.0180872 .2830865
LnIF 1.132662 .3201022 3.54 0.000 .5052734 1.760051
LnGC -.2249956 .1068749 -2.11 0.035 -.4344666 -.0155246
LnGDP .0146145 .1401773 0.10 0.917 -.2601279 .2893568
ICT .0573622 .0191926 2.99 0.003 .0197453 .0949791
_cons 45.06271 3.498411 12.88 0.000 38.20595 51.91947

rhos = .6916946 .4537844 .6919137 .4300011 -.1701643 ... .6705248

You might also like