Đồ án tốt nghiệp (HÙNG) - SUA 22.8

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 78

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TRƯỜNG ĐHBK HÀNỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Viện Kinh tế và Quản lý Độc lập -tự do -Hạnh phúc
******* ------------
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Lê Đức Hùng


Lớp : Quản trị doanh nghiệp . Khóa : 3
Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Quang Chương

1 .Tên đề tài tốt nghiệp : Phân tích và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý
chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp may Đồng Thịnh
2 .Các số liệu ban đầu :
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
......................................................................................

.Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
4 .Số lượng và tên các bảng biểu ,bản vẽ : (Kính thước Ao )
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
5 .Ngày giao nhiệm vụ thiết kế :.....................................................................................

6 .Ngày hoàn thành nhiệm vụ :.............................................................................

Hà nội , ngày tháng năm 2013

TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

THS. NGUYỄN QUANG CHƯƠNG

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : Lê Đức Hùng . Lớp : Quản trị doanh nghiệp
Tên đề tài : Phân tích và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
sản phẩm ở xí nghiệp may Đồng Thịnh

Tính chất của đề tài :

I . NỘI DUNG NHẬN XÉT :

1 .Tiến trình thực hiện đồ án :........................................................................................


- Cơ sở lý thuyết : ..................................................................................................
- Các số liệu , tài liệu thực tế : ..............................................................................
- Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề : ..............................................

2 .Hình thức của đồ án : .................................................................................................


- Hình thức trình bày : ..........................................................................................
- Kết cấu của đồ án : ..............................................................................................

3 .Nhưng nhận xét khác : ..............................................................................................


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................
II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM :

- Tiến trình làm đồ án : ........./20


- Nội dung đồ án : ........./60
- Hình thức đồ án : ........./20

Tổng cộng : ........./100 ( Điểm : ......... )

Ngày tháng năm 2013

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

THS.NGUYỄN QUANG CHƯƠNG

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT

Họ và tên sinh viên : Lê Đức Hùng . Lớp : Quản trị doanh nghiệp
Tên đề tài : Phân tích và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
sản phẩm ở xí nghiệp may Đồng Thịnh

Tính chất của đề tài :

I. NỘI DUNG NHẬN XÉT :

1. Nội dung đồ án : ..................................................................................................................

.......................................................................................................................... ...................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

2. Hình thức đồ án :

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

3. Những nhận xét khác :

.........................................................................................................................................................
.

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM :

- Nội dung đồ án : ........./80

- Hình thức đồ án : ........../20

Tổng cộng : ........../100 (Điểm : ......... )

Ngày tháng năm 2013

GIÁO VIÊN DUYỆT

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

MỤC LỤC

Nội dung . Trang

Lời cảm ơn ....................................................................................................................................6


Phần mở đầu ........................................................................................................... .....................7

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1.1. Khái niệm sản xuất, sản phẩm,chất lượng ,quản lý chất lượng...... .......................................9
1.2. Trình tự phân tích chất lượng sản phẩm ...............................................................................21
1.3. Dữ liệu và phương pháp phân tích ........................................................................................21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ............................................................. ... 29
1.5. Nội dung phân tích chất lượng sản phẩm .............................................................................31
1.6. Mối quan hệ, vai trò của quản lý chất lượng với các hoạt động khác trong doanh nghiệp . 33
1.7. Các phương hướng quản lý chất lượng sản phẩm .................................................................35

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
MAY ĐỒNG THỊNH

2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp may Đồng Thịnh ..................................................37
2.2. Phân tích chất lượng sản phẩm áo Jacket và quần tây ................................................... 54
2.3. Nguyên nhân và nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ..................................63
2.4. Nhận xét và đánh giá chung ..................................................................................................66

PHẦN 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐỒNG THỊNH

3.1.Chiến lược ,chính sách của xí nghiệp trong thời gian tới .....................................................67
3.2. Giải pháp 1 : : Đầu tư thiết bị máy mổ túi tự động để chuyên môn hóa công đoạn mổ túi
quần tây, và túi trong ao Jacket ...................................................................................................67

3.3. Giải pháp 2 : Cải tiến , sắp xếp lại lực lượng lao động làm công việc kiểm tra, xử lý lỗi bán
thành phẩm tại các chuyền may ...................................................................................................69

3.4. Một số đề xuất khác cho xí nghiệp trong thời gian tới .........................................................71

KẾT LUẬN ................................................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................79

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tới tập thể Giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội ,quý Thầy cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý đã giảng dạy và truyền đạt cho em kiến thức
quý báu trong suốt 5 năm học vừa qua

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Quang Chương đã trực tiếp giảng
dạy và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập này .

Chân thành cảm ơn đến Chị Lê Thị Thanh Hải Giám đốc, cùng toàn thể cán bộ - công nhân viên
xí nghiệp may Đồng Thịnh đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình chỉ bảo cho em trong suốt
thời gian làm đồ án tốt nghiệp này .

Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình ,bạn bè đã động viên ủng hộ trong suốt thời gian qua .Mặc dù
bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của quý thầy cô và các bạn đọc.

Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô trường Đại học Bách Khoa Hà nội và quý Anh ,Chị trong
xí nghiệp lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn chân thành nhất . Chúc cho xí nghiệp may Đồng
Thịnh luôn thành công và phát triển .

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực tập

Lê Đức Hùng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHẦN MỞ ĐẦU

Theo quan niệm xưa, suộc sống chỉ cần ăn no, mặc ấm gia đình hạnh phúc là đủ . nhưng
ngày nay ngoài việc làm giàu thì con người ta cần phải làm đẹp, cái đẹp không thể thiếu trong
sinh hoạt hằng ngày. Đẹp bên ngoài chỉ là hình thức che đậy những khiếm khuyết bên trong. Cái
đẹp bên trong mới là quan trọng, nó quyết định sự chấp nhận hay đào thải,... Sản phẩm cũng
vậy, người tiêu dùng chỉ chấp nhận những sản phẩm,đẹp chất lượng cao và bác bỏ những sản
phẩm không đạt không chất lượng.
Hiện nay xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc,
hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của
nước mình.Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nên ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong
công cuộc xây dựng ðất nýớc ði lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho
thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng
giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam…
Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã
nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt
nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi
cho sản xuất hàng xuất khẩu,nâng cao chất lượng sản phẩm, cụ thể là chiến lược phát triển kinh
tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng ISO trong sản
xuất. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may
những động lực và định hướng phát triển mới,bên cạnh sự phát triển to lớn về quy mô, thị
trường tiêu thụ thì chính sách chất lượng để sản phẩm đạt chất lượng tốt cũng là một nội dung
vô cùng quan trọng mà không một doanh nghiệp nào không quan tâm đến nó.
Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong môi trường kinh tế thế
giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện đáng mừng. Trước những thành quả to lớn
đáng tự hào đó,em đã chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác
quản lý chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp may Đồng Thịnh ” với mục đích tìm hiểu chất
lượng sản phẩm áo Jacket cũng như quá trình áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng của xí nghiêp
may Đồng thịnh. Bên cạnh đó, người nghiên cứu muốn phân tích sự lợi ích và đưa ra các biện
pháp thực hiện triển khai các tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp .
1.Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa kiến thức để nâng cao chất lượng sản phẩm
- Phân tích thực trạng chất lượng áo Jacket tại xí nghiệp may Đồng Thịnh
- Đưa ra phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm giảm chi phí kiểm
tra chất lượng tại xí nghiệp
2. Phương pháp nghiên cứu
Đồ án áp dụng một số phương pháp như thống kê ,biểu bảng ,tổng hợp , phân tích làm rõ
công tác quản lý chất lượng tại xí nghiệp may Đồng Thịnh và sử dụng một số tài liệu tổng hợp
của phòng kỹ thuật ,KCS,Ban ISO và các phòng ban phân xưởng khác
3.Kết cấu của đồ án
Phần 1 : Cơ sở lý thuyết về chất lượng, quản lý chất lượng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Phần 2 : Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Phần 3 :Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm
Nguồn dữ liệu dùng để phân tích trong khuân khổ đồ án này bao gồm : Các bảng tổng hợp lỗi
,biên bản kiểm tra chất lượng ,hàng hỏng .
Đồ án tập tính toán , xác định các dạng lỗi , số lượng lỗi , phân tích các nguyên nhân và tìm biện
pháp khắc phục .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Khái niệm sản xuất , sản phẩm ,chất lượng ,quản lý chất lượng
1.1.1. Khái niệm sản xuất.
- Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm
hoặc dịch vụ.
- Một hệ thống sản xuất nhận đầu vào là nguyên liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ
thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc
dịch vụ. Quá trình chuyển đổi này là trọng tâm của cái gọi là sản xuất và là hoạt động phổ biến
của một hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong sản xuất và điều
hành, những người mà chúng ta sẽ gọi là nhà quản trị hệ thống sản xuất, là các hoạt động biến
đổi trong quá trình sản xuất.
- Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào, biến chúng thành
các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra.
Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Nó có thể phân thành: Sản xuất bậc 1; sản xuất bậc 2; sản xuất bậc 3.
+ Sản xuất bậc 1 (khai thác nguyên thủy) : Là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên
thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, ở dạng tự nhiên như
khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản , đánh bắt hải sản, trồng trọt...
+ Sản xuất bậc 2 (ngành chế biến): Là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu
thô hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa.
+ Sản xuất bậc 3 (ngành dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu đa
dạng của con người như: bốc dỡ hàng hóa, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm,
y tế, giáo dục...
- Đặc điểm của sản xuất hiện đại:
+ Sản xuất phải có kế hoạch hợp lý khoa học, kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo, thiết bị hiện
đại.
+ Ngày càng chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
+ Ngày càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp.
+ Mối quan tâm chung về kiểm soát chi phí
+ Tập trung và chuyên môn hóa
+ Những nhà máy lớn, cũ, là trở ngại cho sự cải tiến
+ Ứng dụng ý tưởng cơ khí hóa và tự động hóa
+ Ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học
+ Mô phỏng toán học để hỗ trợ cho việc ra quyết định.
1.1.2. Khái niệm sản phẩm :
Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế học, công nghệ
học, tâm lý học, xã hội học…Trong mỗi lĩnh vực, sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau theo những mục tiêu nhất định.Sản phẩm, dịch vụ - theo quan điểm của kinh tế thị
trường là bất cứ cái gì có thể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng, nhằm
thỏa mãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận (kinh tế, xã hội).
1.1.3. Chất lượng sản phẩm :

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1.1.3.1.Chất lượng sản phẩm là gì


Có nhiều định nghĩa về chất lượng vì thực tế, chất lượng đã trở thành mối quan tâm của nhiều
người, nhiều ngành khác nhau:
*Theo Từ điển tiếng Việt Phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tín cơ bản
của sự vật hoặc việc gì,…làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác.”
*Theo từ điển Oxford: “Chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng
tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản.”
*Theo định nghĩa của nước Việt Nam:
*TCVN 5814: 1994 (ISO 8402: 1994): “Chất lượng là một tập hợp các đặc tính của một thực thể
tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hay tiềm ẩn.”
*TCVN 9001: 2000 (ISO 9001: 2000): “Chất lượng là mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có
(của thực thể) đáp ứng những nhu cầu đã được nêu ra nhầm hiểu hay bắt buộc.
*Theo Giáo sư Mỹ JosephM. Juran: “Chất lượng là sự thích hợp để sự dụng”.
*Theo w.Edwards Deming “ chất lượng là sự thỏa mãn như cầu của khách hàng .
*Theo Philip .Crosby “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”
*Khái niệm về chất lượng trong ISO 9000 ISO 9000:2000 :

Là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lí chất lượng, vậy Chất lượng là gì? Chất lượng theo định
nghĩa của ISO là "Mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu" (3.1.1, ISO
9000:2000). Khi nói về chất lượng, phải gắn với một thực thể nhất định như: sản phẩm, dịch vụ,
quá trình, tổ chức...
Một sản phẩm chất lượng là sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Một tổ chức chất lượng
là tổ chức đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan. Các bên liên quan bao gồm khách hàng,
các thành viên của tổ chức, các cổ đông, các nhà cung cấp, các nhà tài trợ, cộng đồng và xã hội,
nhà nước. Một tổ chức có thể đạt được thành công thông qua việc áp dụng có hiệu lực một hệ
thống quản lí chất lượng được thiết kế để hài hòa và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và
các bên liên quan khác.
Mục tiêu là vươn đến một sự thành công bền vững . ISO 9000:2000 dựa trên 8 nguyên tắc của
quản lí chất lượng: “Hướng vào khách hàng . Sự lảnh đạo. Sự tham gia của mọi người . Cách
tiếp cận theo quá trình . Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý. Cải tiến liên tục. Quyết
định dựa trên sự kiện. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng .”
Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng hướng vào khách hàng. Vì thế cần hiểu các nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt
cao hơn sự mong đợi của họ.
Sự Lãnh đạo để thiết lập, thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần
tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia đạt các mục
tiêu của tổ chức. Sự tham gia của mọi người ở tất cả các cấp là cốt lõi của một tổ chức và việc
huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích của tổ chức.
Cách tiếp cận theo quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn
lực và các hoạt động có liên quan được quản lí như một quá trình. Cách tiếp cận theo hệ thống
đối với quản lí Việc xác định, hiểu và quản lí các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ
thống sẽ đem lại hiệu quả và hiệu suất của tổ chức nhằm đạt các mục tiêu đề ra.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức. Quyết định dựa
trên sự kiện có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Quan hệ hợp tác cùng
có lợi với người cung ứng Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng
có lợi sẽ nâng cao năng lực của hai bên để tạo ra giá trị. Sự thấu hiểu và áp dụng 8 nguyên tắc
này thông suốt và ngay từ đầu, kể từ khi bắt đầu thiết lập đến duy trì và liên tục cải tiến hệ thống
quản lí chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công của hệ thống quản lí chất lượng. Nguyên
nhân gốc rễ của sự kém hiệu quả của các hệ thống quản lí chất lượng thường nằm trong việc bỏ
qua không áp dụng một hay nhiều nguyên tắc trong 8 nguyên tắc này.
Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu tương đối thay đổi theo thời gian : những gì được xem là chất
lượng tốt hôm nay có thể là chất lượng xấu vào ngày mai ; nó không chỉ phản ánh trình độ kỹ
thuật sản xuất của doanh nghiệp mà còn phản ánh khả năng quản lý và là kết quả giải quyết mâu
thuẫn giữa chất lượng và giá cả .
Thực tế các doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm “ tốt ”hơn nhiều so với chất lượng
hiện tại mà họ đang sản xuất nhưng do giá thành sản xuất quá cao ,họ phải bán sản phẩm của
mình với giá đắt làm cho nhu cầu giảm xuống .ví vậy các nhà sản xuất không bao giờ có ý định
sản xuất sản phẩm “tốt nhất” như vậy .
Rõ ràng “ tốt ” chưa phải là “ chất lượng cao ”nếu chúng ta nhấn mạnh hàm ý “ khẳ năng thỏa
mãn nhu cầu ”của chất lượng sản phẩm .
*Theo TCVN ISO 9000: Chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các
yêu cầu .các đặc tính bao gồm ; Vật lý ,mả quan ,hành vi,thời gian ,chức năng và các đặc tính
này phải đáp ứng được các yêu cầu xác định ,ngầm hiểu chung hay bắt buộc .
- Theo người bán : Chất lượng là bán hết ,có khách hàng thường xuyên .
- Theo người tiêu dùng : Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ ,chất lượng sản phẩm
,dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh : thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó . Thể
hiện cùng với chi phí , gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể .
Từ những quan niệm trên ta thấy rằng quan niệm “chất lượng hướng theo thị trường ”được các
doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn vì nó hướng đến mục tiêu khách
hàng là chủ yếu .Chất lượng không dừng lại ở chất lượng sản phẩm mà còn chất lượng dịch vụ
khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó hay chính là chất lượng tổng hợp .
1.1.3.2.Chi phí chất lượng : là tập hợp tất cả những chi phí mà doanh nghiệp phải chịu có liên
quan đến chất lượng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp như khắc phục các khuyết tật trong
sản xuất; chi phí kiểm tra ,thẩm định ,đền bù thiệt hại cho người sủ dụng khi bán sản phẩm
không đạt yêu cầu về chất lượng ...Theo phạm vi phát sinh các loại chi phí này ,người ta phân
biệt chi phí tiền chất lượng và chi phí hậu chất lượng .
*Chi phí tiền chất lượng : Là tập hợp các chi phí phát sinh trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp
có liên quan đến việc hình thành mức chất lượng sản phẩm bao gồm :
+ Chi phí liên quan đến các giải pháp thiết kế sản phẩm như chi phí thăm quan ,thử
nghiệm ... hoặc mua bản quyền ,thiết kế công nghệ sản xuất .
+ Chi phí kiểm tra chất lượng nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm cả kiểm tra giao nhận
giữa các khâu , kiểm tra nhằm ngăn ngừa phát sinh phế phẩm trong từng khâu của hệ thống sản
xuất .
+ Chi phí tiền lương sản suất ra các phế phẩm
+ Chi phí vật tư cho các phế phẩm không sửa chữa được

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

+ Chi phí tái chế hoặc sửa chữa các sản phẩm hỏng
+ Chi phí cho việc cải tiến công nghệ ,đổi mới thiết bị ,quy trình, quy phạm sản xuất
+ Chi phí thẩm định chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ , chi phí
này sẽ lớn nếu người ta kiểm tra 10% sản phẩm
* Chi phí hậu chất lượng : Là tập hợp các chi phí có liên quan đến vấn đề chất lượng sản phẩm
trong lĩnh vực sử dụng sản phẩm sau khi mức chất lượng thực tế của sản phẩm đã hình thành .
+ Chi phí bảo hành ( tiền lương ,vật tư ,phụ tùng liên quan đến việc thay thế và sửa chữa
trong thời gian bảo hành ).
+ Chi phí giải quyết khiếu lại ( thanh tra , thẩm định , giải quyết thắc mắc ...).
+ Đền bù thiệt hại cho người tiêu dùng
+ Giảm mức doanh thu bán hàng
+ Uy tín suy giảm làm giảm sức cạnh tranh
Tóm lại doanh nghiêp muốn chi phí hậu chất lượng càng thấp ,thì doanh nghiệp phải sản xuất ra
các sản phẩm có mức chất lượng càng cao
* Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm :
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là căn cứ quan trọng để thẩm định chất lượng sản phẩm ,đối
với những sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn hóa , bao gồm tiêu chuẩn nhà nước ,tiêu chuẩn ngành hay
tiêu chuẩn quốc tế , chất lượng sản phẩm được quy định trong các tài liệu tiêu chuẩn tương
ứng ; còn đối với sản phẩm chưa được tiêu chuẩn hóa , chất lượng sản phẩm được đặc trưng bởi
các yêu cầu kỹ thuật của chúng được nêu ra bởi nhà thiết kế .
đối chiếu các tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm với các đặc tính
thực tế của sản phẩm người ta phân biệt :
+Sản phẩm đạt chất lượng :Là sản phẩm đạt tất cả các yêu cầu kỹ thuật nêu ra trong tài
liệu thiết kế sản phẩm ,tùy theo mức độ đạt được các yêu cầu cao hay thấp mà người ta phân cấp
thành sản phẩm đạt chất lượng loại 1, loạị 2 ,loại 3 .
+ Sản phẩm không đạt chất lượng : Là sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu quy định
hoặc không phù hợp với các mẫu sản phẩm đã kiểm định , Sản phẩm không đạt chất lượng bao
gồm 2 loại : là loại sửa chữa được và loại không sửa chữa được ( phế phẩm ).
1.1.4.Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm
Theo bộ tiêu chuẩn ISO thì “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức
năng quản lý nhằm xác định mục tiêu và các chính sách chất lượng cũng như trách nhiệm thực
hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng ,bảo đảm chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuân khổ của hệ thống chất lượng ”
Theo GOST 15467 - 79 : Quản lý chất lượng chính là xây dựng , đảm bảo và duy trì mức
chất lượng tất yếu trong cả khâu thiết kế ,chế tạo ,sản xuất,lưu thông và tiêu dùng
Theo A.G .Robertson ,một chuyên gia người anh về chất lượng cho rằng : Quản lý chất
lượng được xem như một hệ thống quản trị tất cả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất và cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của ngưới tiêu dùng .
Theo tiêu chuẩn công nghiệp nhật bản (JIS) cho rằng : Quản lý chất là hệ thống phương
pháp sản xuất góp phần tạo ra các hàng hóa đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng .
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra môt số đặc điểm chung về quản lý chất lượng như sau :
Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như :
Hoạch định ,tổ chức,kiểm soát và điều chỉnh .Nói cách khác , quản lý chất lượng chính là chất
lượng của quản lý .
Quản lý chất lượng được thực hiện trong suốt thời kỳ sống của sản phẩm từ thiết kế,chế
tạo cho đến sự dụng sản phẩm .
- Các chức năng quản lý chất lượng :
* Chức năng hoạch định
* Chức năng tổ chức
* Chức năng kiểm tra ,kiểm soát ( như đo lường chỉ tiêu phản ánh chất lượng và so sánh với
tiêu chuẩn đề ra )
* Chức năng kích thích ( như thi đua khen thưởng )
* Chức năng điều chỉnh ( như khắc phục và cải tiến để nâng cao )
1.1.5.Một số phương pháp quản lý chất lượng
Ngày nay quản lý chất lượng được bao gồm cả lĩnh vực sản xuất ,dịch vụ và quản lý .Quan điểm
quản lý chất lượng phải hướng vào phục vụ khách hàng tốt nhất ,phải tập chung và nâng cao
chất lượng của quá tŕnh vào toàn bộ hệ thống .Đó chính là quản lư chất lượng toàn diện .
1.1.5.1Các cấp độ quản lý chất lượng.

Hình 1.1.5.(1) Các cấp độ quản lý chất lượng

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG L­


îng

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG


Quản lý chất
lượng toàn
Tính toán diện các hoạt
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
Xây dựng chi phí động liên quan
hệ thống chất lượng đến chất lượng
Kiểm soát bảo đảm nhằm bảo đảm
Loại bỏ 5 yếu tố chất lượng lợi ích cho tất
sản phẩm cơ bản nhằm tạo cả các bên có
không đạt Tối ưu hoá
4M vµ 1I niềm tin liên quan.
yêu cầu chi phí Con người
cho khách
nhằm đem đóng vai trò
hàng
lại hiệu quả chủ đạo
cao nhất
cho doanh
nghiệp

Nguồn Ban ISO 9001-2000

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Cấp độ 1: Kiểm tra chất lượng.


Là hoạt động đánh giá sự phù hợp thông qua việc đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay
nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi
đặc tính.
Cấp độ 2: Kiểm soát chất lượng.
Là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng
(3.2.10-ISO9000)
Kiểm soát quá trình thông qua kiểm soát các yếu tố 4M 1I 1E
4M: Man (con người)
Machine (máy móc)
Material (nguyên vật liệu)
Method (phương pháp)
1I: Information (thông tin)
1E: Môi trường làm việc
Cấp độ 3: Đảm bảo chất lượng.
Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được
tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin
tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”
Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai mục đích: trong nội bộ tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo
và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người khác có liên quan. Nếu
những yêu cầu về chất lượng không phản ánh đầy đủ những nhu cầu của người tiêu dùng thì sản
phẩm sẽ không tạo dựng được lòng tin thỏa đáng nơi người tiêu dùng.
Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý :
Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn
các yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốc tế) bởi vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại,
các doanh nghiệp không có quyền và không thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu
cầu của các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cụ thể . Nhưng như thế cũng chỉ mới đáp ứng được
các yêu cầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ sản phẩm xuất sang nước
khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng nước ngoài.
Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng và phải
đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động đó và cần thiết phải
gắn quyền lợi của mọi người vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Cấp độ 4: Quản lý chất lượng.
Là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.
Nhằm thỏa mãn khách hàng với điều kiện sử dụng tối ưu về các nguồn lực.
Quản lý chất lượng tương ứng với mô hình quản lý ISO 9000.
Cấp độ 5: Quản lý chất lượng toàn diện.
Theo TCVN 5914- 1994 : “Quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức tập trung
vào chất lượng ,dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên của nó ,nhằm đạt được sự thành
công lâu dài nhờ việc thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó
và xã hội đó ”.
Có thể giải thích nội dung của định nghĩa trên là :
- Mọi hoạt động quản lý đều tập chung vào chất lượng , lấy chất lượng là mục tiêu hàng đầu
- Mọi thành viên ,mọi cấp ,tất cả không ai được đúng ngoài hoạt động quản lý chất lượng
* Quản lý chất lượng ,quá trình sản xuất
Quản lý chất lượng là một quá trình phát triển liên tục ban đầu các xí nghiệp thực hiện đảm bảo
chất lượng trên cơ sở kiểm tra thông qua tổ chức KCS .Nhiệm vụ của họ là phát hiện ,ngăn chặn
không để các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng tới tay khách hàng . Thực chất của việc
làm này là chức năng của một bộ lọc phân chia sản phẩm thành hai phần ; sai hỏng bên trong và
sai hỏng bên ngoài .
- Sai hỏng bên tronglà những sai hỏng được phát hiện và giữ lại trong phạm vi xí nghiệp
- Sai hỏng bên ngoài là những sai hỏng không được phát hiện và đã tới tay khách hàng .
Nếu KCS làm tốt thì phần sai hỏng bên trong sẽ lớn hơn phần sai hỏng bên ngoài, nếu KCS làm
việc không tốt thì kết quả ngược lại , nhưng tổng số sai hỏng của hai phần gộp lại là không đổi
bởi KCS không có khẳ năng loại trừ được nguyên nhân dẫn đến sai hỏng do đó không ngăn chặn
được quá trình sai hỏng .
Để khắc phục nhược điểm này người ta phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên cơ sở
quản lý chất lượng quá trình sản xuất .Tất cả các bộ phận quá liên quan trực tiếp đến quá trình
chế tạo sản phẩm như cung ứng vật tư ,công nghệ ,tổ chức sản xuất ,kiểm tra,đóng gói bảo
quản ,vận chuyển ...đều phải thực hiện quản lý chất lượng ,mang lại hiệu quả cao so với việc
đơn thuần sử dụng hệ thống KCS .
1.1.5.2. Hai xu hướng quản lý chất lượng.
Trong sản xuất, quản lý chất lượng từ lâu đã trở thành một bộ phận của hệ thống quản lý, là một
công cụ giúp nhà sản xuất kiểm tra, kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Nhưng do những đặc

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

điểm nhận thức, quan niệm ở mỗi nước khác nhau, dẫn đến phương pháp quản lý chất lượng có
những đặc trưng và hiệu quả khác nhau. Tiêu biểu là hai xu hướng, hai cách tiếp cận về quản lý
chất lượng của Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.
Xu hướng thứ nhất:
Xuất phát từ quan điểm coi vấn đề chất lượng sản phẩm là những vấn đề kỹ thuật, phụ thuộc vào
các tiêu chuẩn, các yêu cầu kỹ thuật, do những yếu tố về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công
nghệ...quyết định, cho nên để quản lý chất lượng người ta dựa vào các phương pháp kiểm tra
bằng thống kê (SQC- Statisticall Quality Control) và áp dụng các thiết bị kiểm tra tự động trong
và sau sản xuất. Để làm cơ sở cho việc đối chiếu, so sánh, người ta xây dựng các tiêu chuẩn chất
lượng cho các sản phẩm, thống nhất phương pháp thử. Sau đó, tiến hành kiểm tra mức độ phù
hợp của sản phẩm so với các tiêu chuẩn hoặc các yêu cầu kỹ thuật đề ra. Trên cơ sở các kết quả
kiểm tra đó, sẽ chấp nhận hay loại bỏ những sản phẩm đạt và không đạt yêu cầu.
Theo xu hướng này, hình thành các phương pháp quản lý chất lượng như QC (Quality
Control), Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và Kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC : Total
Quality Control). Trong hệ thống sản xuất có những người được đào tạo riêng để thực hiện việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nhân viên KCS được chuyên môn hóa và làm việc độc lập.
Muốn nâng cao chất lượng, người ta nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn với những yêu cầu
cao hơn, hay sẽ tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt hơn. Như vậy, trong hệ thống này, việc làm ra chất
lượng và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, công việc quản lý
chất lượng chỉ dành riêng cho các chuyên viên chất lượng, các nhà quản lý. Chất lượng được
đánh giá thông qua mức độ phù hợp của sản phẩm và được tính bằng tỷ lệ sản phẩm được chấp
nhận sau kiểm tra.

Thực tế đã chứng minh rằng các phương pháp quản lý này hoàn toàn thụ động, không tạo
điều kiện cải tiến, nâng cao chất lượng. Đặc biệt là không mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt do
thiếu sự phối hợp đồng bộ và sự quan tâm của các thành viên khác trong tổ chức. Vì vậy, các
chương trình nâng cao chất lượng không có chỗ dựa cần thiết để đảm bảo.

Xu hướng thứ hai:

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 16


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Khác với quan niệm trên, xu hướng thứ hai cho rằng quản lý chất lượng bằng kiểm tra,
loại bỏ sản phẩm sẽ không tránh được những nguyên nhân gây ra sai sót. Kiểm tra không tạo ra
chất lượng, mà chất lượng được tạo ra từ toàn bộ quá trình, phải được thể hiện ngay từ khâu
thiết kế, tổ chức sản xuất và trong tiêu dùng. Chất lượng phải được đảm bảo trong mọi tiến trình,
mọi công việc và liên quan đến tất cả thành viên trong tổ chức.

Chính vì vậy để quản lý chất lượng theo xu hướng này, người ta phải coi việc đảm bảo
chất lượng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của mình. Nhiệm vụ này được thực hiện nhờ
các hoạt động thường xuyên và có kế hoạch của lãnh đạo cấp cao. Việc đảm bảo chất lượng
được bắt đầu từ việc đưa nó vào nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Sau khi phổ biến công
khai các chương trình nâng cao chất lượng tới từng thành viên, tất cả mọi người sẽ nghiên cứu
các cách thức tốt nhất để hoàn thành. Chính nhờ vậy, mà trong các doanh nghiệp đi theo xu
hướng này xuất hiện nhiều phong trào chất lượng với sự tham gia của các thành viên.

Các phương pháp quản trị theo xu hướng này mang tính nhân văn sâu sắc như phương pháp
quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management), Cam kết chất lượng toàn diện (TQC:
Total Quality Committment) và cải tiến chất lượng toàn công ty (CWQI: Company Wide Quality
Improvement), nhờ các phương pháp quản lý này, người ta có thể khai thác được hết tiềm năng
con người trong tổ chức, và kết quả là không những đảm bảo được chất lượng sản phẩm mà còn
nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chìa khóa để nâng cao chất lượng ở đây không chỉ là những vấn đề liên quan đến công
nghệ mà còn bao gồm các kỹ năng quản trị, điều hành một hệ thống, một quá trình thích ứng với
những thay đổi của thị trường.

Vì vậy, các chuyên gia về chất lượng phải là những người có kiến thức cần thiết về kỹ
thuật, quản lý, đồng thời họ cũng phải là người có thẩm quyền chứ không phải là cán bộ của các
phòng ban hỗ trợ. Họ có thể tham gia vào việc kiểm soát mọi lĩnh vực liên quan đến chất lượng.

Trên đây là hai xu hướng quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất lượng trên thế giới. Hai
xu hướng này được hình thành qua quá trình nhận thức về những vấn đề liên quan đến chất

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 17


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

lượng và cũng đã được kiểm chứng qua hơn 40 năm làm chất lượng của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, việc lựa chọn xu thế và mô hình nào lại phụ thuộc rất nhiều vào những hoàn cảnh
đặc thù của từng doanh nghiệp, từng quốc gia và những đòi hỏi từ thực tiễn.

Tuy có tên gọi khác nhau, Kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC), Quản lý chất lượng toàn
diện (TQM). Khi nghiên cứu, chúng ta mới thấy sự khác nhau cơ bản của TQC và TQM là ở
chỗ: Ai là người thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng và vị trí của hệ thống chất lượng ở
đâu, so với các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong TQC việc kiểm tra chất lượng trong hoặc sau sản xuất là do nhân viên quản lý đảm nhận.
Nhưng trong TQM việc kiểm tra chất lượng chủ yếu do nhân viên tự thực hiện. Nếu sản phẩm
có khuyết tật ngay trong quá trình sản xuất thì dù có kiểm tra nghiêm ngặt đến đâu đi nữa cũng
không thể loại trừ được hết mà kết quả là người tiêu dùng sẽ không hài lòng. Cho nên thay vì
thực hiện các hoạt động kiểm tra, người ta sẽ tiến hành kiểm soát các nhân tố có thể gây nên
khuyết tật trong suốt quá trình sản xuất. Công việc này giúp tiết kiệm nhiều tiền bạc hơn là việc
kiểm tra và sửa chữa khuyết tật. Hình thức kiểm tra đã dần thay thế bằng hình thức kiểm soát và
tự kiểm soát bởi chính những nhân viên trong hệ thống. Hoạt động quản lý chất lượng chủ yếu
bắt đầu bằng kế hoạch hóa và phối hợp đồng bộ các hoạt động trong doanh nghiệp và từ đó
phong trào cải tiến chất lượng mới có thể phát huy và hệ thống quản lý theo TQM vì vậy mang
tính nhân văn sâu sắc.

Phạm trù chất lượng ngày nay không chỉ dừng lại ở sản phẩm tốt hơn mà nằm trong trung
tâm của lý thuyết quản lý và tổ chức. Muốn nâng cao chất lượng trước hết cần nâng cao chất
lượng quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. Trách nhiệm về chất lượng trước hết phụ thuộc
vào trình độ các nhà quản lý. Việc tuyên truyền, huấn luyện về chất lượng cần triển khai đến mọi
thành viên trong tổ chức. Đồng thời, việc lựa chọn các phương pháp quản lý chất lượng cần thiết
phải nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. TQM đã trở thành một
thứ triết lý mới trong kinh doanh của thập niên 90 và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới. Qua thực tiễn áp dụng phương pháp này, càng ngày người ta càng nhận thấy rõ tính
hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng ở bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. TQM là

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 18


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

một sự kết hợp tính chuyên nghiệp cao và khả năng quản lý, tổ chức một cách khoa học. 1.1.6.
Muc đích ,nhiệm vụ , đối tượng và phương pháp kiểm tra chất lượng trong sản xuất

* Mục đích :Một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là nâng cao chất
lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh .Tạo ra các sản phẩm tốt nhằm thực hiện các mục
đích sau : - Đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về mức chất lượng phù hợp ứng với chức
năng sử dụng xác định của sản phẩm .

- Phù hợp với tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật mang tính pháp luật .
- Phù hợp với pháp luật và các yêu cầu về tính kinh tế và tính xã hội .
- Mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân .
* Nhiệm vụcủa đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất :
-Kiểm tra chất lượng sản phẩm ,đóng dấu kiểm tra vào các sản phẩm đã đạt chất lượng ,loại
các sản phẩm hỏng ra khỏi dây chuyền sản xuất ,tham gia giám sát việc chấp hành quy trình
công nghệ sản xuất .
- Kiểm tra , xác nhận chất lượng các sản phẩm mua ngoài ,giám sát việc bảo quản và cấp phát
các loại nguyên ,vật liệu ,bán thành phẩm và các dụng cụ phụ tùng ..
- Thống kê tình hình chất lượng sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp , phân tích các
nguyên nhân gây phế phẩm và tìm các biện pháp khắc phục .
- Giải quyết các đơn khiếu nại về chất lượng của khách hàng
- Xử lý các sản phẩm không đạt chất lượng .
- Tham gia lập các mẫu sản phẩm và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm .
- Bồi dưỡng ,nâng cao trình độ kỹ thuật và nghiêp vụ cho những người làm công tác kiểm
soát chất lượng .
- Định kỳ báo cáo tình hình chất lượng sản phẩm .
* Đối tượng kiểm tra trong sản xuất bao gổm :
- Nguyên ,vật liệu , bán thành phẩm và các sản phẩm mua ngoài
- Sản phẩm dở dang trong sản xuất .
- Sản phẩm cuối cùng
- Tình hình thực hiện quy trình công nghệ
- Dụng cụ cắt gọt , dụng cụ đo lường và các trang bị công nghệ
- Thiết bị ,máy móc
- Môi trường làm việc cũng như môi trường tự nhiên bên ngoài .
* Các phương pháp kiểm tra :
- Theo mức độ thường xuyên của quá trình kiểm tra .
+ Kiểm tra thường xuyên : là kiểm tra đối với một đối tượng nào đó theo chế độ quy định
trước . Đối với các nguyên công quan trọng ,hay phát sinh phế phẩm hoặc chúng có tính chất
quyết định đến chất lượng sản phẩm , người ta thường tổ chức kiểm tra thường xuyên .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 19


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

+ Kiểm tra định kỳ : là quá trình kiểm tra được tiến hành sau những khoảng thời gian nhất
định ( lặp lại theo chu kỳ ) , hình thức này thường được tiến hành khi kiểm tra vật liệu trong kho
,máy móc ,thiết bị ,các trang bị công nghệ ..
+ Kiểm tra đột xuất : là quá trình kiểm tra không định kỳ của cán bộ kỹ thuật hoặc nhân viên
kiểm tra ,tùy theo sự quan sát ,nghiên cứu diễn biến của quá trình sản xuất , kiểm tra đột xuất
thường có mục đích ngăn ngừa phát sinh phế phẩm .
+ Kiểm tra theo mực đích riêng :là dạng kiển tra đột xuất với mục đích kiểm tra đã định
trước ( ví dụ kiểm tra chất lượng làm việc của máy móc nhằm mưc đích xác định độ bền và tuổi
thọ của máy ...
- Theo thời điểm kiểm tra .
+ Kiểm tra trước : mục đích kiểm tra trước là ngăn ngừa phế phẩm xuất hiện ,kiểm tra
những nhân tố và điều kiện sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm .
+ Kiểm tra sản phẩm đầu : là kiểm tra những sản phẩm hoặc nguyên công đầu tiên ,nếu sản
phẩm đầu tiên chưa được kiểm tra và thông qua thì các sản phẩm sau không được phép gia
công . Kiểm tra sản phẩm đầu là phương pháp kiểm tra tốt nhất để ngăn ngừa xuất hiện phế
phẩm , vì qua kiểm tra có thể phát hiện việc gia công có đạt tiêu chuẩn kỷ thuật hay không ,tìm
nguyên nhân sai sót để kịp thời điều chỉnh .
+ Kiểm tra giữa chừng :Là hình thức kiểm tra đối với nhửng sản phẩm dở dang hoặc bán
thành phẩm đang ở trong giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất ,mục đích là ngăn ngừa
phát sinh phế phẩm ở các nguyên công sau ,giai đoạn sau .
+ Kiểm tra cuối cùng :Là hình thức kiểm tra các sản phẩm sau khi đã hoàn thành ,mục đích
là loại các sản phẩm hỏng ra khỏi lô sản phẩm ,không để sản phẩm hỏng đến tay người tiêu dùng
.
+ Kiểm tra lại :Là thẩm định lại chất lượng sản phẩm khi có khiếu lại hoặc khi có những
vẫn đề chưa rõ để có quyết định đúng đắn .
+ Kiểm tra sản phẩm trong sử dụng :Những sản phẩm sau khi đã bán cho người tiêu dùng
cần phải được kiểm tra trong quá trình sử dụng để xác định các chỉ tiêu sử dụng cần phải được
kiểm tra trong quá trình sử dụng để xác định các chỉ tiêu sử dụng của sản phẩm và các chỉ tiêu
kinh tế ,kỹ thuật khác ...tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm các biện pháp hoàn thiện chất lượng
sản phẩm của mình .
-Theo số lượng đối tượng kiểm tra .
+ Kiểm tra toàn bộ:Là kiểm tra 100% số đối tượng ,cần kiểm tra được áp dụng :
Khi chất lượng nguyên, vật liệu ,bán thành phẩm và các sản phẩm mua ngoài không được tin
cậy .
Khi thiết bị và quy trình công nghệ dùng để chế tạo sản phẩm không thống nhất ; quá trình
sản xuất các linh kiện ,phụ tùng không đảm bảo .
Ở những nguyên công chủ yếu có tính chất quyết định đối với chất lượng sản phẩm ,và các
nguyên công có tỷ lệ phế phẩm cao .
Khi kiểm tra các sản phẩm quý ,quan trọng hoặc khi thí nghiệm chất lượng .
+Kiểm tra một phần : Là quá trình kiểm tra một số lượng sản phẩm nhất định trong toàn bộ
sản phẩm cần kiểm tra ,để có quyết định về chất lượng cho cả lô sản phẩm ,bao gồm :
Các sản phẩm được gia công với số lượng lớn ,trong điều kiện sản xuất đã ổn định .
Kiểm tra thiết bị và quy trình công nghệ trong điều kiện sản xuất không có biến động .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 20


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Kiểm tra một số nguyên công quan trọng


1.2. Trình tự phân tích chất lượng sản phẩm .
Để phân tích chất lượng sản phẩm người ta phải tập hợp ,thống kê được các dữ liệu liên quan
đến sản phẩm đó . Thông thường có 3 bước cơ bản sau :
Bước 1 : Thống kê sai hỏng .
Thống kê sai hỏng để biết những dạng sai hỏng nào ,số lượng bao nhiêu ,sai hỏng nào nhiều
nhất ,ít nhất ,đáng chú ý nhất , sai hỏng nào hay lặp lại . có số liệu để phân tích nhằm đưa ra
quyết định đánh giá quá trình và đưa ra quyết định có cải tiến hay không .
Bước 2 :Đánh giá tổn thất
Xác định được chi phí của các sai hỏng là bao nhiêu ,tổn thất về cái gì nhiều nhất,ít nhất .
Bước 3 :xác định nguyên nhân
Tổng hợp được các nguyên nhân có thể gây ra lỗi
Xác định chính xác các sai hỏng là do đâu để đưa ra phương án xử lý thích hợp cho mỗi dạng sai
hỏng .
Có thể xác định rõ trách nhiện ,thời gian ,địa điểm phát sinh và có hướng khắc phục ,phòng
ngừa .
Bước 4 : Đề xuất giải pháp phòng ngừa
1.3. Dữ liệu và phương pháp phân tích .
1.3.1. Dữ liệu
Có 2 loại dữ liệu : Bên trong xí nghiệp và bên ngoài xí nghiệp
- Dữ liệu bên trong xí nghiệp
+ Biên bản kiểm tra đầu chuyền
+Biểu thống kê lỗi tại đơn vị sản xuất
+Các định mức gia công ,vật tư,lao động của sản phẩm
+Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm
+ Phiếu kiểm tra sản phẩm đạt chất lượng
+Báo cáo kết quả kiểm tra thành phẩm
+ Phiếu kiểm tra hàng xuất
+Báo cáo sản phẩm không phù hợp
+Phiếu tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
+Phiếu thống kê khiếu nại của khách hàng
+Báo cáo thực hiện mục tiêu chất lượng hàng tháng,năm
+ phỏng vấn trực tiếp công nhân
- Dữ liệu bên ngoài xí nghiệp
+Phiếu tiếp nhận khiếu nại của khách hàng
+Phiếu thống kê khiếu nại của khách hàng
1.3.2.Phương pháp phân tích số liệu
A. Phương pháp so sánh ;
- Phương pháp so sánh đơn giản :
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế . Để
phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo
tính chất so sánh được về không gian và thời gian .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 21


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

*Về không gian ;các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự như nhau ( cụ thể
cùng một bộ phận ,phân xưởng ...)
* Về thời gian : các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán như
nhau (cụ thể như quý ,năm,tháng..) và phải đồng nhất trên cả 3 mặt ;cùng phản ánh nội dung
kinh tế,cùng một phương pháp tính toán ,cùng môt đơn vị đo lường .
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường dùng các phương pháp so sánh sau :
- Phương pháp so sánh tuyệt đối :
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc ,kết quả so sánh biểu hiện
khối lượng ,quy mô của các hiện tượng
( Mức tăng giảm các chỉ tiêu = Trị số kỳ chỉ tiêu kỳ phân tích - Trị số chỉ tiêu kỳ gốc )
Mức tăng giảm trên chỉ phản ánh về lượng ,thực chát của việc tăng giảm nói trên không nói là
có hiệu quả ,tiết kiệm hay lãng phí .
- Phương pháp so sánh tương đối :
Là kếtquả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế ,kết
quả so sánh này biểu hiện kết cấu mối quan hệ ,tốc độ phát triển mức phổ biến của các hiện
tượng kinh tế .
Mức tăng giảm tương Trị số kỳ phân tích
đối các chỉ tiêu = x 100%
Trị số kỳ gốc
+ Điều kiện so sánh :
- Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu
- Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính và các chỉ tiêu
- Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng thời gianvà giá trị
+Ứng dụng :Phương pháp so sánh đơn giản được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực phân tích
lao động ,vật tư ,tiền vốn ,lợi nhuận ,chất lượng ...để kiểm tra mức độ hoàn thành kế hoạch và
đánh giá tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
B. Phương pháp thay thế liên hoàn :
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo
một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân
tích (đối tượng phân tích ) bắng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế .
Thực chất của phương pháp này là thay thế số liêu thực tế vào số liệu kế hoạch ,số liệu định mức
hoặc số liệu gốc .
Số liêu thay thế của môt nhân tố nào đó phản ánh mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó tới các chỉ
tiêu phân tích trong khi các chỉ tiêu khác không thay đổi . Theo phương pháp này chỉ tiêu là làm
ảnh hưởng : C = f ( x,y,z ) .
Trình tự thay thế : Các nhân tố về khối lượng thay thế trước ,các nhân tố về chất lượng thay thế
sau ,trường hợp đặc biệt tùy theo yêu cầu mục đích phân tích .
Cụ thể :Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích
Gọi a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Thể hiên bằng phương trình ; Q =a .b . c
Đặt Q1 :Chỉ tiêu kỳ phân tích , Q1 = a1 .b1 .c1
Đặt Q0 :Chỉ tiêu kỳ phân tích , Q0 = a0 .b0 .c0

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 22


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Q 1 - Q0 = TQ mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc ,đây cũng là đối tượng cần phân tích .
TQ = a1 .b1 .c1 - a0 .b0 .c0
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế ( lưu ý : nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được
giữ nguyên cho bước sau thay thế )
* Thay thế bước 1 ( cho nhân tố a )
a0 .b0 .c0 được thay thế bằng a1 .b0 .c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là
Ta = a1 .b0 .c0 - a0 .b0 .c0
* Thay thế bước 2 ( cho nhân tố b )
a1 .b0 .c0 được thay thế bằng a1 .b1 .c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là
Tb = a1 .b1 .c0 - a1 .b0 .c0
* Thay thế bước 3 ( cho nhân tố c )
a1 .b1 .c0 được thay thế bằng a1 .b1 .c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là
Tc = a1 .b1 .c1 - a1 .b1 .c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ta có :
Ta +Tb +Tc =TQ
Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm : Là phương pháp đơn giản ,dể tính toán so với các phương pháp xác định nhân tố
ảnh hưởng khác . Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định các nhân tố có quan hệ với chỉ
tiêu phân tích bằng thương ,tổng ,hiệu ,tích số và cả số phần trăm.
- Nhược điểm :Khi xác định nhân tố đó , phải giả định các nhân tố khác không đổi ,trong thực
tế các nhân tố khác có thể thay đổi
C. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy
Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy là phương pháp toán học được vận dụng
trong phân tích kinh doanh để biểu hiên và đánh giá mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến số
,nhưng không biểu diễn bằng phương trình liên hệ và không nói rõ đâu là biến nguyên nhân (đầu
vào ) đâu là biến kết quả ( đầu ra )
Phương pháp tương quan và hồi quy có liên quan chặt chẽ với nhau và có thể gọi tắt là
phương pháp tương quan ,Vừa quan sát đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với
nhiều tiêu thức nguyên nhân gọi là tương quan bội
Phương pháp tương quan và hồi quy phản ánh những nhân tố nghiên cứu ảnh hưởng đến chỉ
tiêu phân tích chiếm bao nhiêu % ,còn lại bao nhiêu % là do ảnh hưởng của các nhân tố khác
không nghiên cứu . Đồng thời cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích
Phương pháp hồi quy : Xác định mối liên hệ giữa một biến kết quả và một hay nhiều biến
nguyên nhân bằng phương trình liên hệ (phương trình hồi quy )
1.3.3. Một số giúp phân tích ,kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 23


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

+ Chất lượng đo như thế nào ? Chất lượng đo được bằng tiêu chuẩn kỹ thuật , sản phẩm mẫu
,tiện dụng , sự hài lòng của khách hàng , đo bằng giá cả ,thời gian sử dụng ( bao gồm định tính
và định lượng ).
+ Ai chịu trách nhiệm về chất lượng ? Mọi người đều có trách nhiệm về chất lượng ,nhưng ở
mỗi góc độ khác nhau .
Trong quản lý chất lượng người ta thường sử dụng 7 loại công cụ truyền thống là sơ đồ nhân quả
,biểu đồ Pareto ,phiếu kiểm tra chất lượng ,biểu đồ phân bố mật độ ,biểu đồ kiểm soát ,biểu đồ
phân tán .
*Phiếu kiểm tra .
Nguyên tắc của quản lý chất lượng là khi quyết định hay đánh giá một tình trạng nào đó đều
phải dựa trên sự kiện , và những sự kiện phải thể hiện bằng số liệu : “Phiếu kiểm tra là biểu mẫu
đề thu thập và ghi chép dữ liệu một cách trực quan , nhất quán và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân tích ”
Muc đích của công cụ này là thu thập ,ghi chép các dữ liêu chất lượng theo những cách thức
nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý hợp lý
Có thể sử dụng phiếu kiểm tra để :
-Kiểm tra lý do sản phẩm bị trả lại
-Kiểm tra vị trí các khuyết tật
-Phúc tra công việc kiểm tra cuối cùng
Các dạng phiếu kiểm tra
- Phiếu kiểm tra màu trắng : Sản phẩm đã được phân xưởng kiểm tra chờ KCS phòng kiểm tra
- Phiếu kiểm tra màu xanh : Sản phẩm đạt chất lượng
- Phiếu kiểm tra màu vàng : Sản phẩm không đạt có thể sửa được
- Phiếu kiểm tra màu đỏ : Sản phẩm không đạt ,không sửa được
Việc sử dụng phiếu kiểm tra là rất dể ,và phổ biến ở các doanh nghiệp .
* Giản đồ Pareto .
Trong sản xuất có nhiều khía cạnh cần được cải thiện : loại khuyết tật ,thời gian quy định , ngân
sách quy định ...Những vấn đề đặt ra thường là tập hợp của nhiều vấn đề nhỏ không thể giải
quyết cùng một lúc được . vậy làm thế nào để quyết định vấn đề nào cần ưu tiên giải quyết trước
,vấn đề nào giải quyết sau . “ Giản đồ pareto là một công cụ sắp xếp những vấn đề quản lý theo
thứ tự quan trọng của chúng ”
Biểu đồ pareto là đồ thị hình cột phản ánh dữ liệu chất lượng thu thập được ,sắp xếp theo thứ tự
từ cao đến thấp ,chỉ rõ các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước .
- Cách thực hiện ;
Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu
Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé
Tính tỷ lệ % của từng loại sai sót
Xác định tỷ lệ sai sót tích lũy
Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên .Vẽ theo thứ tự tỷ lệ lớn trước
và tỷ lệ nhỏ sau
Vẽ đường tích lũy theo số tích lũy đã tính
Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót lên đồ thị

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 24


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Biểu đồ pareto có thể áp dụng trong trường hợp các dạng khuyết tật hoặc số lỗi được quy về giá
trị . Khi đó thứ tự ưu tiên được xác định căn cứ vào giá trị những lãng phí hoặc tổn thất do các
khuyết tật đưa lại
Vẽ đồ thị với : + Hoành độ là những nguyên nhân không có chất lượng
+ Tung độ là thiệt hại ( hay số lần phát hiện ) mỗi nguyên nhân gây lên và tích
lũy thiệt hại (hay số lần phát hiện đó )
Ví dụ : một số lỗi cơ bản trong nghành may mặc

Lỗi số lượng % trên tổng số Pareto


Lỗi mặt A - (A) 54 32.34 32.34%
Lỗi mặt B - (B) 47 28.14 60.48%
lỗi kỹ thuật - (C) 32 19.16 79.64%
Lỗi sai quy cách - (D) 18 10.78 90.42%
Lổi do ửi ép - (E) 10 5.99 96.41%
lổi do bao bì đóng gói- (F) 6 3.59 100.00%
Tổng cộng 167 100 100%

Phần trăm trên tổng số 32.34 = số lượng lỗi mặt A /tổng số lỗi
60.48% Pareto = 32.34 +28.14

Hình 1.3(1) Minh họa biểu đồ Parreto

* Giảm đồ quan hệ nhân quả (Giảm đồ xương cá ).


Mọi hiện tượng đều có ít nhất một nguyên nhân . Vì thế khi có một vấn đề được phát hiện từ
một hiện tượng chúng ta cần phải liệt kê tất cả những nguyên nhân tiềm tàng trước khi tìm
những giải pháp giải quyết vấn đề đó .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 25


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nhưng khi nêu hết giả thuyết về nguyên nhân của một vấn đề rồi sắp xếp chúng lại thành từng
cấp từng hộ sẽ trở lên phức tạp .Giảm đồ quan hệ nhân quả là một công cụ giúp ta làm việc đó
một cánh đơn giản và trực quan .
- Khái niệm : Là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên nhân gây ra kết quả
đó . Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi đánh giá , còn nguyên nhân là những yếu
tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó .
- Mục đích là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân gây ra những trực trặc về chất lượng sản
phẩm ,dịch vụ hoặc quá trình . Từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải
tiến và hoàn thiện chất lượng
- Cách xây dựng
Xác định đặc tính chất lượng cụ thể cần phân tích
Vẽ mục tiêu chất lượng là mũi tên dài biểu hiện xương sống cá ,đầu mũi tên ghi chỉ tiêu
chất lượng đó
Xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến mục tiêu chất lượng đã lựa chọn ,vẽ các yếu tố
này như nhửng xương nhánh chính của cá .
Tìm tất cả các yếu tố khác có ảnh hưởng đến nhóm yếu tố chính vừa xác định
Trên mỗi nhánh xương của từng yếu tố chính ,vẽ thêm các nhánh xương dăm của cá thể
hiện các yếu tố trong mối quan hệ trực tiếp ,gián tiếp
Ghi tên các yếu tố và chỉ tiêu chất lượng trên sơ đồ
Hình 1.3.(2)Minh họa về hình dạng của một sơ đồ nhân quả

Nguyên nhân chính 1 Nguyên nhân chính 2


Con người Vật liệu
Nguyên nhân phụ 1.1 Nguyên nhân phụ 2.1
Nguyên nhân phụ 2.3
Nguyên nhân phụ 1.2
Nguyên nhân phụ 2.2
Hệ quả
Nguyên nhân phụ 3.2
Nguyên nhân phụ 4.1

Nguyên nhân phụ 3.1 Nguyên nhân phụ 4.2 Nguyên nhân phụ 4.3

Nguyên nhân chính 3 Nguyên nhân chính 4


Phương pháp Máy móc,thiết bị

* Biểu đồ phân bố mật độ .


Biểu đồ phân bố mật độ là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay dữ liệu đặc
thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách
lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua đường đáy
Tác dụng của biểu đồ :
-Kiểm tra và phân tích : Dùng để đánh giá khẳ năng định tính và định lượng của các phương tiện
,máy móc ,thiết bị ,quá trình ...Biểu đồ cột có thể cho ta biết hiệu quả của từng nhân tố ,nguyên

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 26


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nhân của sự phân tán rộng và độ trung bình bị lệch .Thường biểu đồ cột được dùng chung với
biểu đồ kiểm soát do biểu đồ cột không cung cấp thông tin về khoảng thời gian xảy ra sự kiện .
-Kiểm soát quá trình :Giúp người đứng máy trên dây chuyến sản xuất có nhận thức về phương
sai và phát triển nhận thức về kiểm soát quá trình .
-Báo cáo dễ đọc dễ hiểu : đi kèm với bảng số liệu ,giúp người đọc dễ dàng lãnh hội được thông
tin ,biết được đường trung bình ở đâu ,tán xạ ra sao .
Hình 1.3.(2) minh họa biểu đồ phân bố mật độ

12

10

0
1 2 3 4 5 6 7
* Biểu đồ kiểm soát .
Khái niệm :
- Là biểu đồ có một đường tâm để chỉ giá trị trung bình của quá trình và hai đường song song
trên và dưới với đường tâm biểu hiện giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới của quá
trình .
- Là công cụ đặc biệt để phân tích các biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận
biết ,điều tra và kiểm soát gây ra (biểu hiện trên biểu đồ kiểm soát là nhữngđiểm nằm ngoài mức
giới hạn ) với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có trong quá trình .
Tác dụng của biểu đồ kiểm soát :
- Dự đoán ,đánh giá sự ổn định của quá trình
- Kiểm soát ,xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình
- Xác định việc cải tiến trong một quá trình
Một quá trình được coi là ổn định khi :
+ 25 điểm dữ liệu nằm trong giới hạn kiểm soát
+ Trong số 35 điểm dữ liệu ,chỉ có một điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát ,qua điểm này
chúng ta cũng không xác định sự bất thường
+ Trong số 100 điểm dữ liệu ,nhiều nhất 2 điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát mà thông qua
những điểm này cũng không xác định sự bất thường .
Một quá trình được coi là không kiểm soát khi:
1. Các điểm dữ liệu nằm ngoài các đường giới hạn .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 27


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2. Tất cả các điểm dữ liệu nằm trong giới hạn kiểm soát ,chỉ ra một trong những xu hướng
sau :
A ) 7 điểm dữ liệu liền nhau nằm trên một phía của đường trung bình
b ) Có ít hơn 7 điểm dữ liệu liền nhau nằm trên một phía của đường trung bình nhưng lại có
những dấu hiệu sau :
+ 10 trong số 11điểm dử liệu nằm về môt phía
+ Ít nhất 12 trong số 14 điểm dử liệu nằm về môt phía
+ Ít nhất 14 trong số 17 điểm dử liệu nằm về môt phía
+ Ít nhất 16 trong số 20 điểm dử liệu nằm về môt phía
c ) các điểm dữ liệu thường xuyên xuất hiện gần đường giới hạn
d ) Về cả 2 phía của đường trung tâm ,chia phạm vi giữa đường trung tâm và đường giới hạn
kiểm soát một đường cách 2/3 tính từ đường trung tâm tới đường giới hạn kiểm soát .Những dấu
hiệu sau thể hiện quá trình là bất thường :
+ 2 trong số 3 điểm nằm trong phạm vi đó
+ 3 trong số 7 điểm nằm trong phạm vi đó
e ) Ít nhất có 7 điểm dữ liệu hình thành xu hướng đi lên hoặc đi xuống
f ) Các điểm dữ liệu thể hiện tính chu kỳ
g ) Phần lớn các dữ liệu đột nhiên tập trung xung quanh đường trung tâm
Hình 1.3.(3) minh họa biểu đồ kiểm soát

* Biểu đồ tán xạ .
Khái niệm :
Biểu đồ tán xạ biểu thị mối quan hệ giữa các chuỗi của chúng ,sử dụng để phân tích mối
quan hệ giữa 2 nhân tố . Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc
như thế nào vào nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng .
Nhà quản lý có thể sử dụng một hay vài công cụ thống kê khi phân tích và giải quyết vấn đề
Sử dụng lưu đồ để phân chia khu vực sản xuất và các khâu sản xuất sản phẩm có thể giúp chúng
ta nhận biết các vấn đề một cách dễ dàng ,đồng thời việc phân chia khu vực này cũng tạo thuận
lợi cho việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 28


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Khi phân tích thực trạng ,người ta có thể kết hợp phiếu kiểm tra ,biểu đồ phân bố và biểu đồ
kiểm soát để phân tích một cách thực tế ,khách quan vấn đề như thế nào ,đang ở mức độ nào , có
cần phải tiến hành xử lý hay không ?
Trong bước xác định nguyên nhân ta có thể sử dụng biểu đồ nhân quả và biểu đồ pareto để
xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân có tính tới chi phí do từng
nguyên nhân gây ra ,xác định được nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu và cần phải giải
quyết những nguyên nhân nào để có thể loại bỏ được vấn đề đang xảy ra . Dựa trên những nuyên
nhân chủ yếu cần xác định ,các nhà quản lý cần đưa ra các giải pháp để loại bỏ và thực hiện biện
pháp tối ưu nhất .
Sau khi thực hiện cần tiếp tục theo dõi quá trình để xem mức độ hiệu quả của các giải pháp
đó như thế nào ,chúng ta có thể tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra kết hợp với biểu đồ phân bố và
biểu đồ kiểm soát .
Hình 1.3.(4) minh họa biểu đồ tán xạ

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .
Chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất ra sản phẩm từ nguyên vật liệu với
các thành tựu của công nghệ máy móc,thiết bị và sự sáng tạo của con người thể hiện từ khâu
thiết kế ,sản xuất ,kiểm tra ..đến thành sản phẩm . Chính vì vậy chất lượng của sản phẩm phụ
thuộc vào nhiều yếu tố
- Yếu tố vĩ mô :Là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn .
Các yếu tố này có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của sản phẩm
+ Nhu cầu của nền kinh tế :

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 29


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối, ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định
của nền kinh tế. Tác động này thể hiện như sau:
+ Yêu cầu của thị trường :
Thay đổi theo từng loại thị trường, các đối tượng sử dụng, sự biến đổi của thị trường ,phong tục
tập quán,thói quen tieu dùng ,quan niệm về chất lượng sản phẩm ,màu sắc . Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển phải nhạy cảm với thị trường để tạo nguồn sinh lực cho quá trình hình
thành và phát triển các loại sản phẩm. Điều cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng
đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và
sách lược đúng đắn.
+ Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất :
Đó là khả năng kinh tế (tài nguyên, tích lũy, đầu tư..) và trình độ kỹ thuật (chủ yếu là trang thiết
bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết) có cho phép hình thành và phát triển một sản phẩm nào
đó có mức chất lượng tối ưu hay không. Việc nâng cao chất lượng không thể vượt ra ngoài khả
năng cho phép của nền kinh tế. Chính sách kinh tế:
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính
sách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật .
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ
chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học
kỹ thuật, nhất là sự ứng dụng các thành tựu của nó vào sản xuất. Kết quả chính của việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các
hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là :
Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
+ Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế .
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như
Kế hoạch hóa phát triển kinh tế, giá cả, chính sách đầu tư, tổ chức quản lý về chất lượng.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 30


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Yếu tố vi mô : Là những yếu tố bên trong doanh nghiệp đây là những yếu tố chính quyết
định đến chất lượng sản phẩm .
Hình 1.4.(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ
Nhu cầu của nền Sự phát triển của Phong tục tập quán Hiệu lực cơ chế
kinh tế khoa hoa học công thói quen tiêu dùng quản lý
* Đòi hỏi của thị nghệ * các nước khác *Chính sách ổn định
trường * Chu kỳ công nghệ nhau thì thói quen sản xuất
* Trình độ phát của sản phẩm rút tiêu dùng khác nhau *Chính sách thuế
triển của nền kinh ngắn * Quan niệm về chất ,đầu tư vốn
tế ,nền sản xuất .. * Công nghệ sản lượng sản phẩm * Hướng dẫn tiêu
xuất ngày càng khác nhau dùng
phong phú
Chất

Lượng

Sản

Phẩm
Yếu tố con người Yếu tố nguyên vật Yếu tố máy móc Phương thức tổ
liệu ,thiết bị chức sản xuất
* Tay nghề
*Trình độ năng * Chất lượng *Cách bố trí ,sắp * Cách thức tổ chức
lực nguyên vật liệu xếp ,sử dụng thiết bị lao động sản xuất
*Ý thức ,kỷ luật *Số lượng ,kiểm tra ,dự trữ
* Thời gian giao *Tình trạng thiết bị ,tiêu thụ ...
hàng

CÁC YẾU TỐ VI MÔ

+ Yếu tố con người :Đây là yếu tố quan trọng nhất ,quyết định đến chất lượng của sản phẩm
,nhóm yếu tố này bao gồm :Ban lãnh đạo ,cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp ,để sản phẩm
đạt chất lượng tốt thì toàn bộ công nhân viên của xí nghiệp phải được đào tạo ,bồi dưỡng kiến
thức ,nâng cao tay nghề luôn luôn cải tiến nhằm mục tiêu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
+ Yếu tố nguyên vật liệu : Đây là yếu tố đầu vào quyết định đến chất lượng sản phẩm .
Muốn có sản phẩm đạt chất lượng thì trước tiên nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm
bảo yêu cầu về chất lượng ,số lượng cung cấp .
+ Yếu tố máy móc thiết bị : Đây cũng là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng sản
phẩm ,tăng tính cạnh tranh và đa dạng hóa chủng loại của sản phẩm .Muốn nâng cao chất lượng
sản phẩm thì đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện đúng kế hoạch
chất lượng .
+Phương thức tổ chức quản lý : Đây cũng là yếu tố có tác động không nhỏ đến việc nâng
cao chất lượng sản phẩm vì nếu nguyên vật liệu ,kỷ thuật công nghệ ,thiết bị hiện đại nhưng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 31


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

doanh nghiệp không biết tổ chức sản xuất ,tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm ,tiêu thụ sản
phẩm ,vận chuyển ,dự trữ ,bảo quản ,tổ chức sửa chữa ,bảo dưỡng ...Thì cũng không đảm bảo
được nâng cao chất lượng sản phẩm .
1.5.Nội dung phân tích quản lý chất lượng sản phẩm
Trong kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn một sản phẩm được giới thiệu với thị
trường và được tiếp nhận là một sản phẩm sẽ tiếp tục thành công . Trừ khi chất lượng luôn được
cải tiến , nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết đánh giá kịp thời . Do vậy các doanh
nghiệp muốn phát triển muốn có uy tín trên thị trường thì bắt buộc phải nâng cao chất lượng
những sản phẩm mình làm gia . Muốn làm được việc đó thì việc quản lý chất lượng , phân tích
chất lượng , cải tiến chất lượng cần phải tiến hành thường xuyên .
Việc phân tích chất lượng sản phẩm có thể thông qua một số nội dung sau
- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng
- Tình hình chất lượng của công ty
- Đánh giá tình hình chất lượng của công ty
+ Đánh giá tình hình sai hỏng sản xuất
+ Đánh giá thứ hạng trong sản xuất
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
1.5.1. Một số chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
Khi đề cập đến vấn đề chỉ tiêu chất lượng sản phẩm người ta phân biệt ra hai hệ thống chỉ
tiêu chất lượng
1.5.1.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu , xác định chất lượng trong chiến lược phát triển kinh
tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế của doanh nghiệp một trong những vấn đề chủ yếu phải
xác định chiến lược sản phẩm trong một thời gian nhất định , mà nội dung quan trọng nghiên
cứu một số chỉ tiêu chất lượng nhằm mục đích :
- Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm
- Kéo dài thời gian cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước với
các sản phẩm khác

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 32


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Trong hệ thống chi tiêu nghiên cứu xác định chất lượng sản phẩm của chiến lược phát triển
doanh nghiệp thường có các nhóm chỉ tiêu như : Chỉ tiêu công dụng , thống nhất , công nghệ ,
độ tin cậy và an toàn …
1.5.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất – kinh doanh
Khi kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa , phải dựa vào tiêu chuẩn của nhà
nước , tiêu chuẩn ngành , tiêu chuẩn hợp đồng kinh tế …
Tùy theo mục đích sử dụng , chất lượng sản phẩm hàng hóa có thể chia thành 4 nhóm cơ bản :
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng : Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà người tiêu dùng thường quan
tâm , đánh giá chất lượng hàng hóa .
- Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật – công nghệ : Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng mà cơ quan nghiên
cứu , thiết kế , kinh doanh thường dùng để đánh giá giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa .
Những chỉ tiêu này thường được đánh quy định trong các văn bản tiêu chuẩn , hợp đồng gia
công mua bán .
- Nhóm chỉ tiêu hình dáng , trang trí thẩm mỹ : Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu về hình dáng
sản phẩm , tính chất sản phẩm , các đường nét , sự phối hợp của các yếu tố tạo hình chất lượng
trang trí , mầu sắc , tính thời trang , tính thẩm mỹ …
- Nhóm chỉ tiêu kinh tế : Các chỉ tiêu kinh tế bao gồm chi phí sản xuất , giá cả , giá thành ,
chi phí cho quá trình sử dụng .
Trên đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong sản xuất và kinh doanh . Khi kiểm
tra , xác định chất lượng của một sản phẩm hàng hóa cụ thể , căn cứ vào các đặc điểm sử dụng
và nhiều yếu tố hình thành sản xuất , quan hệ cung cầu , điều kiện của mỗi doanh nghiệp …mà
chọn những chỉ tiêu chủ yếu và những chỉ tiêu bổ xung thích hợp .
1.5.2. Ý nghĩa việc hoàn thiện quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp, thể hiện
ở chỗ:
Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tăng chất
lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 33


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp,
người tiêu dùng, xã hội và người lao động.
1.6. Mối quan hệ và vai trò của quản lý chất lượng với các hoạt động khác trong doanh
nghiệp.
Là một phần của quản trị doanh nghiệp, quản lý chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh
vực quản lý khác của một đơn vị, và việc quản lý tốt các mối quan hệ này giúp nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản lý chất lượng (QLCL). Phần lớn các quan hệ giữa quản lý chất lượng và
quản trị doanh nghiệp được thể hiện ở ba phương diện chính là quản lý chiến lược, quản lý tác
nghiệp và tổ chức. Quản lý chất lượng chỉ có thể thực sự đi vào hoạt động hằng ngày của đơn vị,
được thực hiện, duy trì và cải tiến một cách có hiệu quả khi ba phương diện quan hệ này được
giải quyết tốt trong quá trình xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.
1.6.1 Quan hệ về quản lý chiến lược.
Sơ đồ 1.6.1. Vai trò của quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Chiến lược về SXKD
Chiến lược nhân
Chiến lược CL

Chiến lược tài


Chiến lược

Chiến lược
QHKH

CNTT
chính
sự

Nguồn: Phòng kế hoạch


1.6.2. Quan hệ về tác nghiệp:
Quản lý chất lượng là một phần của hoạt động quản lý nói chung của một tổ chức.
Quản lý chất lượng có quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực quản lý khác.

Hình 1.6.2. Quan hệ tác nghiệp

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 34


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Quản lý chất lượng

Quản lý quan hệ Quản lý quan


khách hàng hệ nhân sự

Quản lý tài chính


Nguồn : Ban ISO

1.6.3 Quan hệ về mặt tổ chức:


Đại diện lãnh đạo về chất lượng, các cán bộ chất lượng tại các bộ phận.
Sơ đồ 1.6.3. Mối quan hệ về mặt tổ chức .

Ban lãnh
đạo

Hành Sản xuất Kỹ thuật Kinh


chính nhân KCS Doanh
sự

Ban lãnh
đạo

Nguồn: Phòng tổ chức


1.7. Các phương hướng quản lý chất lượng sản phẩm .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 35


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Muốn đưa ra được phương hướng quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm ,trong giai đoạn
phát triển như hiện nay thì các doanh nghiệp phải nhận biết được sự khác biệt giữa các phương
pháp quản lý chất lượng ,mục đích của từng giai đoạn như sau :
* Kiểm tra chất lượng : Là phân loại sản phẩm tốt và xấu
* Kiểm soát chất lượng : Tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng bằng các kiểm soát các quá
trình 4M và 1I ,Trong đó 4M là : Man (Con người ) ,Machine (Máy móc ) , Material (nguyên vật
liệu ) ,Method ( Phương pháp ) + 1I Là : Information (Thông tin )
* Đảm bảo chất lượng : Tiến từ sản phẩm thỏa mãn khách hàng lên đến tạo ra niềm tin cho
khách hàng
* Quản lý chất lượng : Đạt được chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và giảm thiểu chi phí
để tăng lợi nhuận
* quản lý chất lượng toàn diện :Lấy con người là trung tâm để tạo ra chất lượng
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng luôn mong muốn chất lượng sản phẩm ,dịch vụ của mình
tốt ,thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhẳm giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách
hàng mới về mình .Muốn làm được việc này các doanh nghiệp phải có phương hướng nâng cao
chất lượng và thường tập chung vào các yếu tố sau :
1.5.1.Hoàn thiện yếu tố con người
- Nâng cao ý thức,trách nhiệm của người lao động trong công việc được giao
-Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc
-Khơi dậy ý thức trách nhiệm ,tính tự nguyện ,tự giác của cán bộ công nhân viên
- Luôn luôn tìm tòi để đưa ra sáng kiến và cải tiến những vấn đề chưa phù hợp
-Có hình thức khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm , nhắc nhở và có hình thức kỷ luật rõ ràng đối với
những công nhân viên không chấp hành nội quy ,quy định của xí nghiệp
1.5.2.Hoàn thiện yếu tố nguyên vật liệu
-Sử dụng đúng nguyên vật liệu theo yêu cầu của thiết kế
-Nguyên vật liệu sử dụng phải có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
- Bảo quản nguyên vật liệu tốt ,tránh rỉ ,bể mặt ,ẩm mốc ,lủng rách ..
1.5.3. Máy móc, thiết bị
-Có kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ
-Tuân thủ đúng kế hoạch bảo dưởng ,bảo quản và vệ sinh máy móc thiết bị thường xuyên
- Mọi sự cố bất thường về máy phải được theo dõi và ghi chép đầy đủ ,cụ thể để có kế hoạch sửa
chữa
-Mỗi máy phải có bảng hướng dẫn sử dụng ,vận hành.
1.5.4. Phương pháp tổ chức quản lý
-Tổ chức đào tạo kỹ năng quản lý cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo quản lý để nâng cao hiểu biết và
có biện pháp quản lý hiệu quả nhất
- Dùng hình ảnh trực quan , tuyên truyền trên loa đài nội bộ, băng rôn ,khẩu hiệu ..để nhắc nhở
công nhân viên thực hiên tốt mục tiêu và chính sách chất lượng của xí nghiệp

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 36


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHẦN 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ÁO JACKET ,QUẦN
TÂY CỦA XÍ NGHIỆP MAY ĐỒNG THỊNH

2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp may Đồng Thịnh .
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
* Giới thiệu chung về xí nghiệp may Đồng Thịnh .
Xí nghiệp may Đồng Thịnh là doanh nghiệp có quy mô lớn .Sự ra đời của xí nghiệp đã góp
phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh và các tỉnh khác .Với hơn 860 cán bộ công
nhân viên .
Sự ra đời của xí nghiệp đã góp phần thức đẩy kinh tế ,thực hiện chủ trương của Ðảng và nhà
nước ,đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhẹ ,sản phẩm xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho ngân
sách nhà nước .

 Trụ sở xí nghiệp may Đồng Thịnh đặt tại: Cụm công nghiệp Thạnh Phú-Thiện
Tân ,xã Thạnh Phú ,huyện Vĩnh Cửu , tỉnh Đồng Nai.
_ Telephone: (061) 3971355 - 3971384 -3971330 .
 Fax: (84.61) 3971311
 Email :donatex@donatex.vn - donatexfactory@gmail.com
 Website : www.donatex.vn
 Tên giao dịch bằng tiếng việt : Xí nghiệp may Đồng Thịnh .
 Tên giao dịch bằng tiếng anh : Dong Thinh garment Factory .
_ Tên viết tắt : Donatex .
* Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của xí nghiệp :
Xí nghiệp may Đồng Thịnh thành lập năm 1995 với tên gọi là : Công ty tránh nhiệm hữu
hạn may Đồng Thịnh là liên doanh giữa Công ty cổ phần tổng hợp Gỗ Tân mai và công ty may
Đồng tiến có hơn 300 cán bộ công nhân viên với 6 chuyền may . Từ tháng 2/2008 trực thuộc
công ty cổ phần tổng hợp gỗ Tân mai và đổi tên là ; xí nghiệp may Đồng Thịnh cho đến nay sau
18 năm hình thành và phát triển. hiện nay xí nghiệp có 2 phân xưởng may tổng số 18 chuyến
may , với 860 người và dự định năm 2013 sẽ tăng thêm 3 chuyền may nữa đưa tổng số cán bộ
công nhân viên lên khoảng 1000 người .
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp :

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 37


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Xí nghiệp may Đồng Thịnh được cấp giấy phép kinh doanh số 052767 do UBND Tỉnh
Đồng Nai cấp ngày 20/04/1995 .Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 4053035/GP ngày
25/05/1995 của bộ Thương mại cấp . Là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu
, hiện nay hình thức sở hữu được thành lập trên cơ sở 100% vốn góp của công ty cổ phần tổng
hợp gỗ Tân Mai , trong đó :
-Vốn cố định : 12.500.000.000 vnđ
-vốn lưu động : 3.100.000.000 vnđ .
Chức năng :Trực tiếp xuất ,nhập khẩu theo giấy phép của Bộ công thương cấp bao gồm
-Xuất khẩu các sản phẩm may mặc của xí nghiệp nhận gia công cho khách hàng .
-Nhập khẩu NPL ,máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và nhu cầu của xí nghiệp.
Nhiệm vụ :-Tổ chức sản xuất kinh doanh ,xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng theo đúng
nghành nghề đăng ký .
-Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn vốn được cấp nhằm thực hiện tốt các
hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp sao cho hiệu quả .
- Nghiên cứu tìm hiểu trang bị máy móc thiết bị sao cho phù hợp với nhu cầu
sản xuất , nâng cấp mở rộng cơ sở hà tầng để không ngừng nâng cao năng suất .
- Thực hiện đúng hợp đồng lao động , chăm lo và không ngừng cải thiện đời
sống ,bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên .
- Bảo vệ xí nghiệp .bảo vệ môi trường ,giữ gìn trật tự an toàn xã hội ,thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật và nghĩa vụ với nhà nước .
* Các nhóm hàng mà xí nghiệp đang kinh doanh :
.Chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu như : áo jacket , quần tây ,quần thời trang .Mỗi năm
sản xuất trên 1 triệu sản phẩm các loại trong đó :
- Jacket : 420.000 sản phẩm .
_Quần :600.000 sản phẩm .
- Sản phẩm khác : 120.000 sản phẩm .
1.2.2.Sản phẩm chủ yếu : áo jacket, quần tây , áo sơ mi ,đặc biệt là áo jacket và quần tây
bằng vải nỉ dành cho quý Bà ,quý Ông và Trẻ em .Hiện nay tình hình tài chính của xí nghiệp rất

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 38


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

ổn định , xí nghiệp có quan hệ sản xuất kinh doanh với các khách hàng truyền thống của nhiều
nước trên thế giới như:
* Germany : Bueltel Bekleidungswerk GmbH , BHB Fashion Service GmbH , Gete One
Fashion ...
* Hongkong :T&T garment trading Co.Ltd ,Worldwide Fashion Ltd .
* Australia : Apparel group
* Russia : BaoN JSC , Finn flare , Zola .
* Korea : Eunsung Fashion , Samsung Fashion , LG Fashion .
* Giấy chứng nhận đã đạt được :
Giấy chứng nhận: - ISO 9001:2008 Giấy chứng nhận: - SA 8000 :2000

2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh .

*Hình ảnh sản phẩm của xí nghiệp


Áo Jacket và áo nỉ

Áo lông vũ

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 39


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Hình ảnh quần dài nữ thời trang

Hình ảnh quần ngắn nữ thời trang

* Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp những năm gần đây

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 40


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Bảng 2.1.3.(1): Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối niên độ 2010 và
2011
Đơn vị tính :đồng
Chỉ tiêu Mã Năm Năm So sánh
số 2010 2011
+/- %
1. Doanh thu bán hàng 01 44.417.825.318 50.171.224.012 5.753.398.694 12,9
hóa và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ 02
doanh thu
3. Doanh thu thuần về 10 44.417.825.318 50.171.224.012 5.753.398.694 12,9
bán
háng va CCDV(10=01-02
)
4. Giá vốn bán hàng 11 32.966.475.762 37.068.570.781 4.102.095.019 12,4

5. Lợi nhuận gộp bán 20 11.451.349.556 13.102.653.231 1.651.303.675 14,4


hàng và CCDV (20=10-
11 )
6. Doanh thu hoạt động 21 104.472.196 431.159.200 326.687.004 312
tài chính
7. Chi phí tài chính 22 193.582.752 274.261.921 80.679.169 41,6

8. Chi phí bán hàng 24 3.502.372.058 3.756.398.557 254.026.499 7,2

9. Chi phí quản lý doanh 25 4.261.892.976 5.784.880.267 1.522.987.291 35,7


nghiêp

10. Lợi nhuận thuần từ 30 3.597.973.966 3.718.271.686 120.297.720 3,3


hoạt động kinh
doanh(30=20+21-22-24-
25 )
11. Thu nhập khác 31 224.934.623 226.772.479 1.837.856 0,8
12. Chi phí khác 32 55.873.101 111.190.044 55.316.943 99
13. Lợi nhuận khác 40 169.061.522 115.582.435 -53.479.087 -31,6

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 41


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

(40=31-32 )
14. Tổng lợi nhuận trước 50 3.767.035.488 3.833.854.121 66.818.633 1,8
thuế (50=30+ 40 )
15. Chi phí thuế TNDN 51 941.758.872 958.463.530 16.704.658 1.8
hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN 52
hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế 60 2.825.276.616 2.875.390.591 50.113.975 1.8
(60=50-51-52 )

Bảng 2.1.3.(2): Bảng tỷ trọng các thành phần theo doanh thu
Đơn vị tính :đồng
Chỉ tiêu Mã Năm Tỷ Năm Tỷ
số 2010 trọng 2011 trọng
1. Doanh thu bán hàng 01 44.417.825.318 50.171.224.012
hóa và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ 02
doanh thu
3. Doanh thu thuần về 10 44.417.825.318 100 50.171.224.012 100
bán hàng và
CCDV(10=01-02 )
4. Giá vốn bán hàng 11 32.966.475.762 74,2 37.068.570.781 73,8
5.Lợi nhuận gộp bán 20 11.451.349.556 25,8 13.102.653.231 26,2
hàng và CCDV(20=10-11
)
6. Doanh thu hoạt động 21 104.472.196 0.24 431.159.200 0.86
tài chính
7. Chi phí tài chính 22 193.582.752 0.44 274.261.921 0.55
8. Chi phí bán hàng 24 3.502.372.058 7,8 3.756.398.557 7,5
9. Chi phí quản lý doanh 25 4.261.892.976 9,5 5.784.880.267 11,5
nghiêp
10. Lợi nhuận thuần từ 30 3.597.973.966 8,1 3.718.271.686 7,4
hoạt động kinh doanh
(30=20+21-22 -24-25 )
11. Thu nhập khác 31 224.934.623 0.5 226.772.479 0.5
12. Chi phí khác 32 55.873.101 0.13 111.190.044 0.2

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 42


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

13. Lợi nhuận khác 40 169.061.522 0.4 115.582.435 0.2


(40=31-32 )
14. Tổng lợi nhuận trước 50 3.767.035.488 8,4 3.833.854.121 7,6
thuế (50=30+ 40 )
15. Chi phí thuế TNDN 51 73.866.357 2.1 1.9
hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN 52
hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế 60 2.825.276.616 6.4 2.875.390.591 5.7
(60=50-51-52 )

Qua bảng phân tích ta có thể đánh giá khái quát như sau :
* Doanh thu năm 2011 là 50.171.224.012 đồng tăng lên 5.753.398.694 đồng ( tương đương
12.9% ) so với năm 2010 một phần do giá gia công của sản phẩm tăng cao.
* Các chi phí của xí nghiệp đều tăng như chi phí bán hàng ( tăng 254.026.499 đồng ) chi
phí quản lý doanh nghiệp ( tăng 1.522.987.291 đồng )
* Lợi nhuận trước thuế của xí nghiệp năm 2011 là (2.875.390.591 đồng ) tăng so với năm
2010 là 50.113.975 đồng (tương đương1.8%) tỷ lệ tăng trưởng không cao .
So sánh về tỷ trọng thì lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm từ 8,4 xuống còn 7,6. Dẫn tới
tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế giảm từ 6,4 xuống còn 5,7 nguyên nhân do chi phí bán hàng , chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác tăng .
* Tỷ trọng của chi phí tài chính tăng từ 0.44 lên 0.55 chi phí quản lý doanh ngiệp tăng từ
9.5 lên 11.5, chi phí khác tăng từ 0.13 lên 0.2 so với năm 2010.
* Doanh thu từ hoạt động tài chính của xí nghiệp năm 2011 tăng 312% so với 2010 do chi
phí tài chính tăng 41.6% .
Tóm lại :
Qua bảng 2.5.1.(1) va bảng 2.5.1(2) ta thấy xí nghiệp đang có tốc độ phát triển ở mức trung bình
,luôn hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho 860 cán bô công
nhân viên .
Tuy nhiên với các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận năm 2010 và 2011 cho thấy xí nghiệp cũng
đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để giữ được tấc độ phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh doanh cho những năm tiếp theo .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 43


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Do vậy ban giám đốc xí nghiệp đã tìm cách cắt giảm chi phí , cải tiến kỷ thuật để tăng năng
suất lao động do đó năm 2012 doanh thu tăng 70,3 % so với năm 2011 đây là tín hiệu đáng
mừng cho xí nghiệp
* Tình hình sản xuất và sản lượng một vài năm gần đây

Bảng 2.1.3.(3) Sản lượng một số mặt hàng


Đơn vị tính :Chiếc
Chủng loại Khách hàng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Áo Jacket T&T và Bueltel 232.601 210.756 218.691

Ennsung Fashion 84.577 88.101 93.725

Baon JSC 30.271 31.207 32.508

Finn flare 20.391 21.021 21.672

Quần tây Apparel group 801.785 785.422 818.148

New look 319.779 333.103 350.635

Nguồn : Phòng kế hoạch

* Cơ cấu hao mòn tài sản

Cơ cấu tài sản cố định của xí nghiệp may Đồng thịnh Gồm : Nhà xưởng ,thiết bị máy móc (Các
loại máy may ,máy cắt ,máy nâng ..) thiết bị vận tải ,thiết bị văn phòng, thiết bị lò hơi,thiết bị
nén khí và một số thiết bị khác ..
Tài sản cố định năm 2012 của xí nghiệp chiếm 35.9% trên tổng tài sản .Hàng năm xí nghiệp
đều có chế độ bảo dưởng cụ thể và khấu hao theo phương pháp khấu hao đều ,cách tính như
sau ; Nguyên giá
Mức khấu hao năm =
Số năm sử dụng
Mức khấu hao năm
Mức khấu hao tháng =
12
Việc trích hoặc thôi khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc làm tròn tháng .Tài
sản cố định tăng hoặc giảm trong tháng này được tính hoăc ngừng khấu hao vào tháng sau
Tỷ lệ khấu hao cơ bản trính theo quyết định số 166/QĐ/1999/QĐBTC ngày 31/12/1999 của bộ
trưởng Bộ tài chính .Theo quy định thì tài sản hình thành bằng nguồn nào thì khấu hao bằng
nguồn đó
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên, có giá trị từ 10 triệu trở lên

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 44


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao.
- TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào
hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến được tính vào TSCĐ.
Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Khi tài sản được bán thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ các
khoản lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn ( khấu hao TSCĐ).

2.1.4 Tình hình công nghệ kỹ thuật

2.1.4.1. Sơ đồ kết cấu sản xuất ở Xí nghiệp may Đồng Thịnh :

Sản phẩm sản xuất dựa vào chỉ


tiêu của công ty và xí nghiệp

Chuẩn bị vật tư , NPL Chuẩn bị kỹ thuật

Cân Mua, Kiểm tra số lượng


đối nhận vật tư
vật vật Thiết May Giác Lập
tư tư kế mẫu sơ đinh
Cung Cung mẫu đối và đồ mức
NPL NPL
cấp Cấp mềm khách để NPL
vật Vật và hàng trải TCKT,
tư tư mẫu kiểm vải QTCN.
phụ nguyên cứng tra lại cắt triển
liệu liệu khai
lệnh
sản
SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 xuất 45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

KCS Cắt ,đánh số ,ép keo

Chuyền may Kỹ thuật triển khai


SX
Hướng dẫnchuyền
KCS Kỹ thuật và tổ
trưởng

Thành phẩm
KCS

KCS Ửi hoàn tất

KCS Đóng gói Khách hàng

Xuất hàng

Nội dung cơ bản của các bước công việc trong sơ đồ quy trình sản xuất như sau :
Sau khi khách hàng chấp nhận kiểu dáng và mẫu mã của sản phẩm mà xí nghiệp chào hàng
hoặc khách hàng đưa sản phẩm mẫu tới cho xí nghiệp (đối với hàng may gia công ) . Dựa vào
ngày giao hàng phòng kế hoạch lập bản kế hoạch chi tiết và cụ thể : ngày nguyên phụ liệu về
,ngày kiểm tra hoàn tất nguyên phụ liệu ,Ngày hoàn thành may mẫu , ngày cắt ,ngày vào chuyền
,ngày kết thúc may ,kết thúc nhập kho và ngày giao hàng , gủi bản kế hoạch tới các phòng ban
phân xưởng để các bộ phận này dựa vào bản kế hoạch để triển khai sản xuất:
* Bộ phận kinh doanh và cán bộ điều độ : cân đối vật tư nguyên phụ liệu của từng đơn hàng
và đặt mua đối với hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm ,hoặc nhận nguyên phụ liệu từ khách
hàng gửi tới đối với hàng may gia công .
- Khi hàng về kho bộ phận giám định của kho kiểm tra số lượng và chấp lượng của nguyên
phụ liệu nếu hàng đạt tiêu chuẩn thì nguyên phụ liệu sẽ cung cấp cho tổ cắt ,phụ liệu cung cấp
cho chuyền may ( sau khi có lệnh sản xuất của ban giám đốc duyệt ) .
- Nếu hàng không đạt tiêu chuẩn thì báo cáo sự không phù hợp với cán bộ điều độ kết hợp
với phòng kỹ thuật giải quyết .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 46


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

*Phòng kỹ thuật : - Nhận thông tin kỹ thuật , sản phẩm mẫu và triển khai thiết kế mẫu .
- May mẫu đối theo tiêu chuẩn của khách sau đó gửi lại cho khách hàng
kiểm tra lại lần cuối trước khi sản xuất đại trà .
-Dựa vào góp ý sản phẩm mẫu của khách hàng (nếu có ) phòng kỹ thuật
lập bảng định mức nguyên phụ liệu,tiêu chuẩn kỹ thật ,quy trình công nghệ ,quy trình đánh
số ,quy trình ép keo ,bảng màu nguyên phụ liệu gửi cho các bộ phận có liên quan .
- Giác sơ đồ và triển khai trải vải , cắt .
* Tổ cắt : Sau khi có lệnh sản xuất và bảng màu nguyên phụ liệu cũng như tiêu chuẩn kỹ
thuật của phòng kỹ thuật kiểm tra và tiếp nhận vải từ kho nguyên liệu cung cấp để cắt hàng
( khi cắt có sự hướng dẫn của phòng kỹ thuật ).khi cắt xong dựa vào quy trình đánh số , quy
trình và nhiệt độ ép keo của phòng kỹ thuật tổ cắt cho đánh số và ép keo hoàn chỉnh và đồng bộ
sau đó giao cho chuyền may .
*Chuyền may : Sau khi nhận lệnh sản xuất , Quản đốc phân xưởng cùng chuyền trưởng ,kỹ
thuật chuyền kết hợp KCS họp triển khai sản xuất và hướng dẫn công đoạn cho từng công nhân
tới khi hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh ,theo tiêu chuẩn đã được xác nhận của khách hàng
* :Bộ phận ửi :sau khi thành phẩm bộ phận ửi sẽ ủi theo hướng dẫn của kỹ thuật .
* Bộ phận KCS : sẽ triển khai kiểm hàng khi có hàng thành phẩm đã ửi sau đó cho nhập
kho thành phẩm để đóng gói theo tỷ lệ quy định của khách hàng .
* Kiểm tra lần cuối : khi hàng đóng gói xong KCS của phòng kỹ thuật sẽ cho kiểm tra
hàng nhập kho về chất lượng ,mẫu mã ,thông số , tỷ lệ, số lượng đóng gói theo quy định .và
khách hàng kiểm lại (Nếu có ) ,rồi tiến hành xuất hàng .
2.1.5 . Đặc điểm về tổ chức
Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc


1 2

Phòng kế toán Phòng tổ chức Phòng


Kỹ thuật

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 47


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

KCS
phòng

Phòng kế Kho thành


Lao Bếp Tổ Phòng
hoạch Phẩm
Động Ăn Bảo
Y
Tiền Tập Vệ Kho
Tế Nguyên phụ liệu
Lương Thể

Tổ cắt Phân xưởng may Bộ phận cơ điện

Chuyền Bộ phận Bộ phận KCS Bộ phận


may kỹ thuật khuy nút Xưởng ửi

Hình 2.1.5 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp

Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng với 3 cấp quản lý như
sau :
- Cấp công ty : Bao gồm Ban giám đốc công ty và các phòng ban công ty
- Cấp Xí nghiệp : Bao gồm ban Giám đốc xí nghiệp và các phòng ban xí nghiệp
- Cấp phân xưởng : Bao gồm Quản đốc phân xưởng may , phó quản đốc , kỹ thuật trưởng , kỹ
thuật chuyền ,các tổ trưởng như tổ cắt ,tổ may ,tổ khuy nút ,tổ ửi hơi ,tổ kiểm tra chất lượng và
các bộ phận trực tiếp sản xuất của phân xưởng và xí nghiệp .
* Chức năng ,nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý :
* Giám đốc .
Giám đốc chịu tránh nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp như tổ chức sản xuất ,
tổ chức bộ máy tại xí nghiệp .Để hoàn thành kế hoạch được giao .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 48


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-Kiểm tra và đôn đốc các phó Giám đốc và trưởng các phòng ban phân xưởng thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực khác mà Giám đốc phân công ,giao phó .Đứng ra
giải quyết những vến đề vượt quá chức năng , nhiện vụ của cấp dưới .
* Phó Giám đốc 1 : Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức hành chánh -nhân sự và tiền
lương . Kiểm tra đôn đốc phòng kế toán . phòng tổ chức về công tác tiền lýõng , chính sách xã
hội vv duy trì hệ thống ISO 9001 -2008 và SA 8000-2008 .
Phụ trách công tác Đảng , Công đoàn , công tác đối ngoại , Chỉ đạo công tác an toàn lao động
,an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác PCCC .
* Phó Giám đốc 2 :Chịu tránh nhiệm điều hành sản xuất đảm bảo hoàn thành kế hoạch
được giao , đảm bảo giao hàng cho khách đúng tiến độ ,số lượng , chất lượng và tính an toàn của
sản phẩm .phân bổ và điều động máy móc thiết bị trong toàn xí nghiệp cho hợp lý với từng đơn
hàng , Kiểm tra và đôn đốc các phòng ban chức năng cũng như kho nguyên phụ liệu, kho thành
phẩm , kiểm tra tiến độ cắt , may , nhập kho , hàng ngày để có hướng xử lý khi gặp những
trường hợp không đat được như dự kiến của kế hoạch đưa ra . Theo dõi chỉ đạo , phân bổ kế
hoạch sản xuất toàn xí nghiệp , giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất .Duy trì hệ
thống chất lượng ISO 9001 -2008 và chính sách xã hội SA 8000-2008, được quyền đề xuất , bãi
bỏ các vấn đề không phù hợp làm ảnh hưởng đến chất lượng . đề xuất thay đổi phương án tổ
chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm .
* Trưởng phòng kế hoạch - xuất nhập khẩu : Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động xuất
nhập khẩu, như thủ tục hải quan , thanh lý hợp đồng , theo dõi ,quản lý xuất nhập vật tư , máy
móc thiết bị ,mua nguyên phụ liệu may mặc , thực hiện chế độ báo cáo định kỳ . Lập kế hoạch
tổng hợp , kế hoạnh chi tiết cho toàn xí nghiệp , lập kế hoạch và điều độ sản xuất ,theo dõi và
đôn đốc việc thực hiện ké hoạch sản xuất và đươc quyền điều phối về kế hoạch sản xuất cho
hợp lý với tùng đơn hàng theo trình tự hàng xuất trước vào chuyền trước .
* Trưởng phòng tổ chức hành chách . Quản lý điều hành những việc hành chánh quản trị
các thủ tực hành chánh trong toàn xí nghiệp .tổ chức phục vụ các cuộc hội họp , hội nghị ,lập kế
hoạch bảo vệ , xây dựng nội quy , quy chế làm việc . Thực hiện nhiệm vụ quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm , an toàn lao động , phòng cháy chữa cháy , khám súc khỏe định kỳ ,chăm lo đòi
sống , sức khỏe toàn thể cán bộ công nhân viên .quản lý bếp ăn tập thể và phòng y tế của xí

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 49


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nghiệp .Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo , điều động , đề bạt nâng lương cho
cán bộ công nhân viên . tham gia hội đồng kỷ luật , hội đồng thi đua , khen thưởng , phát động
phong trào thi đua trong toàn xí nghiệp .
* Trưởng phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm về việc quản lý các bộ phận : sơ đồ vi tính ,
may mẫu ,thiết kế , kiểm tra chất lượng sản phẩm , phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật ,định mức
nguyên phụ liệu , bảng màu nguyên phụ liệu ,quy trình công nghệ , quy trình đánh số , quy trình
ép keo , bảng chi tiết sản phẩm v .v . đưa ra quy trình giám định cho kho nguyên phụ liệu , được
quyền không cho sử dụng các loại NPL không đại chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm và đề nghị ban lãnh đạo xí nghiệp xử lý .
* Quản đốc phân xưởng : Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động liên
quan đến kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm của phân xưởng mình .Tổ chức điều hành
sản xuất theo kế hoạch của xí nghiệp , triển khai công tác chuẩn bi sản xuất , kiểm soát và theo
dõi các quá trình chuẩn bị sản xuất ,thực hiện đúng các quy trình hướng dẫn đã ban hành ,đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu chất lượng của sản phẩm , lập kế hoạch sản xuất hàng
tuần , hàng tháng . Đôn đốc và kiểm tra các bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất và
giao hàng đúng thời gian quy định . Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 và trách
nhiệm xã hội SA8000-2008 , tổ chức quản lý và bảo vệ toàn bộ tài sản , trang thiết bị máy móc
của phân xưởng , đề xuất ý kiến sửa chữa , thay thế với ban giám đốc .
* Các phân xưởng và bộ phận sản xuất :Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất , sản xuất theo
mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật do phòng kỹ thuật ban hành , theo đúng tiến độ của phòng kế
hoạch xuất nhập khẩu .
* Bộ phận sản xuất phụ trợ :
Tổ cơ điện : - Có tránh nhiệm sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị
- Quản lý hệ thống điện,hệ thống lò hơi trung tâm
- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong xí nghiệp
- Quản lý, cấp phát đổi mới công cụ gá lắp, máy chuyên dùng
- Theo dõi an toàn lao động, an toàn điện và các thiết bị áp lực
- Hiệu chỉnh, kiểm định, kiểm tra các thiết bị đo lường và thử nghiệm

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 50


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Mỗi bộ phận và phòng ban của xí nghiệp là một móc xích của quy trình sản xuất và hoạt động
của xí nghiệp có mỗi quan hệ mật thiết và hỗ trợ nhau . Bởi vậy nếu thiếu đi một bộ phận hay
phòng ban trên xí nghiệp sẽ bị gián đoạn về sản xuất , hoạt động sẽ không hiệu quả .
2.1.6 Chính sách chất lượng của xí nghiệp năm 2013.
1. Xây dựng hệ thống chất lượng tốt để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
2. Thúc đẩy sự phát triển của xí nghiệp dựa trên tính sáng tạo và đổi mới thường xuyên.
3. Cống hiến cho người lao động, chủ đầu tư và xã hội thông qua sự thịnh vượng của doanh
nghiệp.
Phương châm chất lượng
Khẩu hiệu chất lượng (Cùng nhau xây dựng chất lượng tốt bằng việc không có sản phẩm kém
chất lượng tới tay khách hàng)
1. Tuân thủ quy định cơ bản, không lỗi thao tác. Thực hiện khắc phục và phòng ngừa, đưa ra đối
sách ngay lập tức nếu phát sinh. Thử thách lại bằng 0.
2. Toàn thể cán bộ công nhân viên cùng nhau tham gia hoạt động chất lượng, hoàn thiện chất
lượng trong công đoạn của mình.
Mục tiêu chất lượng của xí nghiệp năm 2013
An toàn: Tuân thủ quy định an toaøn lao ñoäng cuûa xí nghieäp vaø PCCC để tai nạn
=0
Môi trường: Thúc đẩy việc phân loại nguyên vật liệu có thể tái sử dụng và tiến tới rác thải
không thể tái sử dụng = 0
Chất lượng: Hoàn thiện chất lượng trong chính công đoạn, đạt thành tích không lỗi trong công
đoạn, không lọt lỗi bao gồm cả chất lượng công việc.
Sản xuất: Nâng cao năng suất dựa vào cải tiến kỹ thuật, cải tiến công nghệ, giảm chi phí gia
công.
Chính sách và phương châm trên cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp
hướng tới.
Chính sách chất lượng trên cũng được ban lãnh đạo thường xuyên kiểm soát thông qua báo
cáo hàng tháng gửi lên từ các bộ phận.
2.1.7. Nội dung công tác quản lý chất lượng tại xí nghiệp .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 51


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Xí nghiệp may Đồng thịnh đang áp dụng mô hình quản lý ISO 9001-2000 và đang vận hành khá
tốt hệ thống này.
2.1.7.1. Hệ thống tài liệu tại xí nghiệp :
 Sổ tay chất lượng: sổ tay chất lượng là một văn bản mô tả hệ thống quản lý chất lượng của
một tổ chức. mục đích của sổ tay chất lượng là nhằm thông báo cho nhân viên và khách hàng
về chính sách, mục tiêu chất lượng và các công việc được tiến hành để đảm bảo chất lượng
của sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
 Quy trình là “cách thức cụ thể để thực hiện một hoạt động hoặc một quá trình”. Ở đây quy
trình là bản thủ tục được xí nghiệp xây dựng lên nhằm thể chế hóa quyền hạn, trách nhiệm và
nghĩa vụ của tất cả các phòng ban trong xí nghiệp để đạt được chính sách và mục tiêu xí
nghiệp đề ra.
 Hướng dẫn : Là các tài liệu hướng dẫn công việc được xây dựng với mục đích hướng dẫn
cho tất cả các vị trí nội dung công việc của mình, trình tự tiến hành như thế nào, các hạng
mục cần kiểm soát là gì. . .
 Mẫu biều hồ sơ: Bao gồm các mẫu biểu được áp dụng một cách thống nhất trong doanh
nghiệp. Các mẫu biểu này được xây dựng lên từ các phòng ban và bắt buộc phải được đăng
ký trong các bản thủ tục về chất lượng để rễ dàng kiểm soát hệ thống. Hồ sơ là các giấy tờ
liên quan đến chất lượng và mọi hoạt động khác của doanh nghiệp, nó có các quy định cụ thể
về việc lưu trữ các hồ sơ như: Phương pháp lưu trữ, địa điểm lưu, thời hạn lưu . . .
 Các quy trình đã và đang được kiểm soát tại doanh nghiệp là :
1) Sổ tay chất lượng.
2) Quy trình kiểm soát tài liệu.
3) Quy trình kiểm soát hồ sơ.
4) Quy trình kiểm soát trao đổi thông tin.
5) Quy trình xem xét của lãnh đạo.
6) Quy trình quản lý nguồn lực.
7) Quy trình tạo sản phẩm.
8) Quy trình mua hàng.
9) Quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 52


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

10)Quy trình nhận diện và truy tìm nguồn gốc sản phẩm.
11)Quy trình kiểm soát tài sản của khách hàng.
12)Quy trình kiểm soát phần mềm và thiết bị đo.
13)Quy trình cải tiến khắc phục phòng ngừa.
Kết luận: Qua quy trình trên ta thấy doanh nghiệp đãng áp dụng rất đúng so với yêu cầu của bộ
tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Mọi hoạt động về chất lượng của doanh nghiệp đều được kiểm soát
một cách chặt chẽ đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, và tạo niềm tin với khách hàng khi sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp làm ra.

2.1.8. Mô hình cải tiến liên tục của hệ thống quản lý chất lượng
Sơ đồ 2.4.1 Mô hình cải tiến liên tục tại xí nghiêp may Đồng thịnh

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 53


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG LIÊN TỤC CẢI TIẾN

Trách nhiệm
Lãnh đạo

S
HÖ­thèng­ Đánh giá ự
C Qu¶n­lý ,đo lường,
K Quản lý t K
H á
Nguồn lực
­chÊt­l­îng cải tiến h
c H
À ỏ Á
C y a C
H ª m H
H u ã H
À c n À
N ầ Hình thành N
G u Sản phẩm G
Sản phẩm
Đầu vào Đầu ra

Nguồn phòng kỹ thuật KCS


Mô hình cải tiến đang được áp dụng tại doanh nhiệp được bắt đầu từ sự thỏa mãn của khách
hàng, thông tin đầu vào là các yêu cầu từ phía khách hàng thông qua quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, ở đây là vòng tròn quản lý nguồn lực để thực hiện mục tiêu và cuối cùng cho kết
quả đầu ra là sự thỏa mãn của khách hàng.
2.1.9. Hoạt động duy trì năng suất toàn diện (Quy tắc 5S)

 “5S” là một phương pháp cơ bản của người Nhật Bản được truyền đạt và kế thừa bởi các công
ty khắp nơi trên thế gới như một khối nguyên tắc cơ bản khi áp dụng những cải tiến liên tục,
đạt tới tiêu chuẩn ISO và loại bỏ các hoạt động thừa.

 Các tổ chức, trước khi áp dụng phương pháp quản lý chất lượng nào đó cần áp dụng qui tắc
“5S“.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 54


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

 Sàng lọc (Seiri): Phân loại, chọn lọc, lựa chọn cái gì hay, tốt, còn phù hợp để dùng. Cái gì đã
lạc hậu nên thải loại hoặc lưu trữ không nên để lẫn lộn, khi cần đến phải mất thì giờ tìm kiếm.

 Sắp xếp (Seiton): Bố trí công việc, phân công trách nhiệm rõ ràng, sắp xếp dụng cụ gọn gàng,
ngăn nắp để khi dùng đến có thể lấy được ngay.

 Săn sóc (Seiketsu): Người thợ, nhân viên cần thường xuyên chăm sóc máy móc, thiết bị, dụng
cụ của mình, phải duy tu, bảo dưỡng các thiết bị một cách thường xuyên.

 Sạch sẽ (Seiso): Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, lau chùi máy móc, dụng cụ sau khi kết
thúc làm việc, trang phục gọn gàng, nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường trong và
ngoài phân xưởng, nhà máy.

 Sẵn sàng (Shisuke): Máy móc, thiết bị, dụng cụ và con người sẵn sàng làm việc không trục
trặc, không chậm trễ, đảm bảo cho hoạt động có năng suất và chất lượng.

Các bước thực hiện để đạt được 5S

 Lập kế hoạch cho một khóa hoạt động cung cấp trọng tâm cho tài liệu cần thiết và lập
một kế hoạch cho việc cổ động và tiến hành mong muốn.

 Truyền đạt tới những người liên quan về 5S là gì, kết quả gỡ được mong đợi. Cố gắng
đảm bảo lưa trữ và không để ai bỏ lại sau. Căng thẳng mà do khiển trách sẽ không kéo
dài hơn được… bằng giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

 Với mục đích hỗ trợ hoạt động nâng cao năng xuất nâng cao chất lượng doanh
nghiệp đang tiến hành hoạt động duy trì năng xuất toàn diện.

2.2. Phân tích chất lượng sản phẩm áo jacket và quần tây .

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 55


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.2.1Quy trình gia công sản phẩm

N liệu

(2)

TL, (3) (4) (5a) (6)


Chế TC kỹ Giác sơ
rập (1) Mẫu Đ.Mức
mẫu thuật đồ
mẫu
(10) (7)

5b
(8) (9)
Kho Xưởng
KCS
NL cắt

(11) (13) Kho


Kho Xưởng
PL May TP 1
(12) (14)

(15)
KCS Ủi TP

(16)
Kho TP (17) Đóng (18) Xuất
2 gói hàng tt

Sơ đồ 2.2.1(1) : Sơ đồ quy trình sản xuất của Xí nghiệp


(1) Phòng kỹ thuật nhận tài liệu và rập mẫu từ khách hàng giao.
(2) Chuẩn bị nguyên phụ liệu để may thử mẫu của khách hàng yêu cầu.
(3) Dùng mẫu của khách hàng để chế mẫu và duyệt mẫu.
(4)Dựa vào mẫu đã duyệt và tài liệu, thiết lập hệ thống TCKT cho mẫu hàng trước khi sản xuất.
(5a)Từ việc thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật đưa ra định mức, nguyên vật liệu, thiết kế công đoạn.
(5b) Đồng thời gửi mẫu xuống xưởng may để nghiên cứu trước.
(6) Căn cứ vào định mức và thời gian thiết kế, nhân viên giác sơ đồ tiến hành vẽ sơ đồ.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 56


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Công đoạn này do nhân viên vẽ sơ đồ phòng kỹ thuật đảm nhiệm. Người phụ trách công đoạn
này yêu cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 12/12, trình độ chuyên môn: Trung cấp , Kỹ Năng: Giác sơ đồ vi tính, vi
tính văn phòng( trình độ A).
7) Sơ đồ được giác xong sẽ được đưa xuống phân xưởng cắt giao cho tổ trưởng phân xưởng cắt.
(8) Lấy nguyên liệu từ kho đem qua xưởng cắt.
Công đoạn này do công nhân của xưởng cắt đảm nhiệm. Người phụ trách công đoạn này
yêu cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 9/12, Kỹ Năng: Sức khỏe tốt.
(9) Khi cắt xong đem qua phòng kiểm tra chất lượng.
Công đoạn này do nhân viên kỹ thuật của phòng kỹ thuật đảm nhiệm. Người phụ trách công
đoạn này yêu cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Trung cấp. Kỹ Năng: Kỹ thuật may và kỹ
thuật cắt.
(10) Khi bán thành phẩm cắt và được kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được đem xuống phân xưởng
may.
Công đoạn này do nhân viên thống kê của phân xưởng cắt đảm nhiệm. Người phụ trách công
đoạn này yêu cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Trung cấp. Kỹ Năng: Thống kê số lượng .
(11) Lấy phụ liệu đem xuống xưởng may.
Công đoạn này do tổ phó của phân xưởng đảm nhiệm. Người phụ trách công đoạn này yêu
cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Trung cấp. Kỹ Năng:
Thống kê số lượng, may
(12) Khi may xong sản phẩm sẽ được bộ phận kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Công đoạn này bộ phận KCS phân xưởng đảm nhiệm. Người phụ trách công đoạn này yêu
cầu có chuyên môn sau:
+ Trình độ văn hóa: 12/12. Trình độ chuyên môn: Trung cấp. Kỹ Năng: Kỹ thuật may.
(13) Khi sản phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu, sẽ được đưa sang kho thành phẩm 1.

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 57


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

(14) Chuyển sản phẩm xuống phòng ủi thành phẩm.


Công đoạn này bộ phận KCS phân xưởng đảm nhiệm. Người phụ trách công đoạn này
yêu cầu có chuyên môn sau ;
+ Trình độ văn hóa: 9/12. Kỹ Năng: Sức khỏe tốt, ủi hơi.
(15) Sản phẩm sau khi ủi xong sẽ được bộ phận KCS kiểm tra lai một lần nữa.
(16) Sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được nhập kho thành phẩn 2.
(17) Sản phẩm sẽ được đóng gói theo packing list của cán bộ mặt hàng giao xuống.
(18) Xuất hàng tiêu thụ: Khi có kế hoạch đến hạn giao hàng thì tiến hành xuất hàng.
2.2.2. Thực trạng chất lượng 3 tháng cuối năm 2012
Bảng 2.2.2 (1) :Bảng tổng hợp các dạng lỗi 3 tháng cuối năm 2012
Tháng Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng lỗi 3
tháng
Tổn Tổng Tỷ Tổng Tổng Tỷ lệ Tổn Tổng Tỷ lệ
Chủng g SL lệ % lỗi SL % g lỗi SL %
loại lỗi
Jacket 237 27.540 0,93 254 28.240 0,90 141 25.720 0,55 652
các
loại
Quần tây 1.309 96.280 1,36 1.350 103.880 1,30 921 104.740 0,88 3.580

Áo nhồi 23 2.690 0,86 10 2.340 0,43 14 3.210 0,44 47


lông vũ
Aó nỉ 9 1.615 0,56 5 1.327 0,40 11 2.952 0,37 25

Tổng 1.598 128.125 1,24 1.619 135.787 1,19 1087 136.622 0,80 4.304
cộng

Ký hiệu : - A : Áo Jacket các loại


- B : Quần tây
- C : Áo nhồi lông vũ
- D : Áo nỉ

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 58


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nhận xét :nhìn vào biểu đồ tổng hợp các chủng loại sản phẩm ta thấy
Sản phẩm áo nỉ (D) tỷ lệ lỗi rất thấp chiếm 0.57%
Sản phẩm áo nhồi lông vũ (C) chiếm 1.1%
Sản phẩm áo Jacket các loại (A) chiếm 15.15%
Riêng sản phẩm quần tây(B) ,và Jacket các loại tỷ lệ lỗi rất cao chiếm 83,18% .Do vậy em tập
chung phân tích nguyên nhân 2 chủng loại áo Jacket và quần tây

Bảng 2.2.2 (3) :Bảng tổng hợp các dạng lỗi 3 tháng cuối năm 2012

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng số lổi


Loại lổi 3 tháng
Số lỗi Tỷ lệ % Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ lệ
% %
Lỗi vệ sinh công nghiệp 13 0.82 20 1.24 7 0.64 40
Lỗi sau wash 33 2.07 0 0.0 12 1.10 45
Lỗi đường may ( cầm 100 6.26 100 6.18 99 9.11 299
,nhăn ,không thẳng )
Lỗi do ửi 14 0.88 10 0.62 26 2.39 50
Lỗi do khuy nút 152 9.52 152 9.39 76 6.70 380
Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm 687 42.3 660 40.77 420 38.64 1.767
đen ,loang màu vải )
Lỗi kỹ thuật ( thông số 537 33.6 604 37.31 386 35.51 1.527
,kích thước túi ,to ,nhỏ ..)
Lổi mặt B ( mặt trong ) 62 3.88 73 4.51 61 5.61 196
Tổng cộng 1.598 100.0 1.619 100.0 1.087 100.0 4.304

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 59


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Bảng 2.2.2 (4) :Bảng tổng hợp tỷ lệ các lỗi 3 tháng cuối năm 2012

Dạng lỗi Tổng lỗi % lỗi


Lỗi vệ sinh công nghiệp (1) 40 0.93
Lỗi sau wash (2) 45 1.05
Lỗi đường may ( cầm ,nhăn ,không thẳng ) (3) 299 6.95
Lỗi do ửi (4) 50 1.16
Lỗi do khuy nút (5) 380 8.83
Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen ,loang màu vải ) (6) 1.767 41.05
Lỗi kỹ thuật ( thông số ,kích thước túi ,to ,nhỏ ..) (7) 1.527 35.48
Lổi mặt B ( mặt trong ) (8) 196 4.55

Bảng 2.2.2 (5) :Biểu đồ hình tròn phản ánh tình hình lỗi 3 tháng cuối năm 2012

Ký hiệu số : 1. Lỗi vệ sinh công nghiệp


2. Lỗi sau wash
3. Lỗi đường may ( cầm ,nhăn ,không thẳng )
4. Lỗi do ửi
5. Lỗi do khuy nút
6. Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen ,loang màu vải )
7. Lỗi kỹ thuật ( thông số ,kích thước túi ,to ,nhỏ ..)
8. Lổi mặt B ( mặt trong )

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 60


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nhận xét :
Từ bảng tổng kết tình hình lỗi 3 tháng cuối năm 2012 ta thấy có 8 dạng lỗi thường gặp
trong đó Lỗi mặt A bao gồm ( Lỗi vải ,chấm đen ,loang màu vải ...) chiếm 41.05% .Lổi kỹ thuật
( Thông số túi áo trong và, túi sau quần 2 cơi ,2 bên dài ngắn,to nhỏ ) chiếm 35.48% Các lỗi còn
lại chiếm 23.47%
Để nâng cao hiệu quả kinh tế xí nghiệp cần yêu tiên khắc phục các lỗi này
- Các lỗi về lỗi kỹ thuật xảy ra do trình độ công nghệ của xí nghiệp còn hạn chế ,trang thiết
bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất còn thiếu xí nghiệp đã phải sử dụng máy một kim để may
túi do vậy độ chính sác không cao dẫn đến túi to ,nhỏ ,dài ngắn
- Các lỗi mặt A bao gồm ( Lỗi vải ,chấm đen ,loang màu vải ...) đã được bộ phận kiểm vải
tại kho kiểm tra và đánh dấu điểm không phù hợp trên bề mặt của cây vải , nhưng người kiểm
tra chất lượng bán thành phẩm đã không kiểm soát hết vì họ không biết được trên bàn cắt đó có
bao nhiêu bán thành phẩm không phù hợp phải lấy ra thay thân do vậy xác xuất an toàn rất thấp
và lãng phí thời gian

- Các lỗi còn lại như (lỗi vệ sinh công nhiệp , lỗi đường may cầm ,nhăn , không thẳng, lỗi do
ửi. lỗi do khuy nút ..)nguyên nhân chủ yếu tập trung vào ý thức tự giác của người lao động và
tinh thần tránh nhiệm ,phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ xí nghiệp
Từ bảng trên ta thấy chủng loại áo Jacket và quần tây có tỷ lệ sai hỏng lớn nhất do đó trong đồ
án này em tập trung vào phâm tích 2 chủng loại này .
2.2.3.Tình hình chất lượng sản phẩm quần tây
Bảng 2.2.3 (1): Bảng tổng hợp lổi quần tây 3 tháng cuối năm 2012

Số lỗi Tổng số % lỗi % lỗi


Loại lỗi lỗi cộng dồn
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Lỗi kỹ thuật ( thông số , 554 549 381 1.484 41.14 41.14
kích thước túi ,to ,nhỏ ..)
Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm 448 507 315 1.270 35.47 76.92
đen ,loang màu vải )
Lỗi đường may ( cầm 129 117 64 310 8.66 85.58
,nhăn ,không thẳng )
Lỗi do ửi 59 74 67 200 5.59 91.17
Lỗi do khuy nút 76 73 33 182 5.08 96.25
Lỗi vệ sinh công nghiệp 20 17 30 67 1.87 98.12
(mặt ngoài )
Lổi mặt B ( các đường 18 0 19 37 1.03 99.15
may,vắt sổ mặt trong )
Lỗi vệ sinh công nghiệp 5 13 12 30 0.85 100.00
( mặt trong)
Tổng số 1.309 1.350 921 3.580 100.00

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 61


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Bảng 2.2.3 (2):Biểu đồ phản ánh tình hình chất lượng quần tây 3 tháng cuối năm 2012

Tổng lỗi
Biểu đồ tỷ lệ lỗi quần
-100%
1.484
-80%
1400 - 1270
-70%
1200 -
-60%
1000 -
- 50%
--40
800 -
-40%
600 -
- 30%
400 - 310 ---40
- - 20%
200 - 200 182
67 37 30 -10%
0

1 2 3 4 5 6 7 8

Kí hiệu :
1 : Lỗi kỷ thuật ( thông số ,kính thước ,to nhỏ
2: Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen ,loang màu vải
3 : Lỗi đường may ( cầm ,nhăn ,không thẳng )
4 : Lỗi do ửi
5 : Lỗi do khuy nút
6 : Lỗi vệ sinh công nghiệp (mặt ngoài )
7 : Lổi mặt B ( các đường may,vắt sổ mặt trong )
8 : Lỗi vệ sinh công nghiệp( mặt trong)
Hình ảnh túi không đạt chất lượng Hình ảnh túi đạt chất lượng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 62


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.2.4.Tình hình chất lượng sản phẩm áo Jacket


Bảng 2.2.4 (1): Bảng tổng hợp lổi áo Jacket 3 tháng cuối năm 2012
Số lỗi Tổng % lỗi % lỗi
Loại lỗi số cộng dồn
lỗi
Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen 109 103 58 270 41.41 41.41
,loang màu vải )
Lỗi kỹ thuật (thông số , kích 88 95 48 231 35.43 76.84
thước túi, to , nhỏ ..)
Lỗi sau wash 25 22 10 57 8.74 85.58
Lỗi do ửi 11 14 11 36 5.52 91.1
Lỗi do khuy nút 15 13 5 33 5.0 96.16
Lỗi đường may ( cầm ,nhăn 4 3 4 11 1.69 97.85
,không thẳng )
Lổi mặt B,vệ sinh công nghiệp 3 1 3 7 1.07 98.93
( lớp áo trong )
Lỗi vệ sinh công nghiệp (mặt 2 3 2 7 1.07 100
ngoài )
Tổng số 257 254 140 652

Bảng 2.2.4 (2):Biểu đồ phản ánh tình hình chất lượng áo Jacket 3 tháng cuối năm 2102
Tổng lỗi

Biểu đồ tỷ lệ lỗi áo

300 - -100%

240 - 270 - 80%


231
180 - - 60%

120 - - 40%

60 - - 20%
57 36 33
0 11 11 0%
1 2 3 4 5 6 7 8

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 63


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1 : Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen ,loang màu vải )


2 : Lỗi kỹ thuật (thông số , kích thước, to , nhỏ ..)
3: Lỗi sau wash 4 : Lỗi do ửi
5 : Lỗi do khuy nút 6 : Lỗi đường may ( cầm ,nhăn ,không thẳng )
7 : Lổi mặt B ( lớp áo trong ) 8 : Lỗi vệ sinh công nghiệp
Hình ảnh lỗi mặt A (lỗi vải )đã được kiểm và đánh dấu

Hình ảnh vải lỗi đã được kiểm và đánh dấu phấn

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 64


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

2.2.5. Ước tính tổn thất kinh tế


Bảng 2.2.3(3) :Bảng tổng hợp chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng

Thứ Loại chi phí Số lượng hỏng (sản phẩm ) Chi phí Tổngcộng
tự 4304 (đồng) (đồng)
1 Chi phí nhân công 144.000.000 144.000.000
12 công nhân x4.000.000x3 tháng
2 Chi phí nguyên 4304 sp x 0.3mét vải x 25.824.000 25.824.000
liệu 20.000đ/mét
3 Chi phí điện máy 500W x 10 máy x 8giờ x 26ngày x3 4.177.680 4.177.680
tháng = 3.120KW x (1.339
đồng/kw)
4 Chi phí điện ánh 36w x 24 bóng đèn x 8giờ x 721.855 721.855
sáng 26ngày x 3 tháng =539.1 KW x
( 1.339đồng /KW )
Tổng 174.723.535
cộng

Như vậy chi phí cho sửa chữa các sản phẩm lổi trong 3 tháng là :174.723.535 (đồng) tương
đương 698.894.139 (đồng) / năm
2.3. Nguyên nhân và nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm .
2.3.1 Nhóm nguyên nhân gây ra lỗi
Hình 2.3.1(1) Biểu đồ nhân quả phân tích nguyên nhân gây ra lổi
Con người Vật liệu
Nhân viên kiểm soát quy trình
Không tập trung ­­Vật tư nguyên liệu,phụ liêu
Công nhân đã được kiểm soát
Làm sai quy trình

Chưa đào tạo công nhân Nguyên liệu bị lỗi nhiều

Lỗi sai hỏng


Thiếu thiết bị máy móc Không vệ sinh máy móc
Chuyên dùng thiết bị thường xuyên
Phương pháp còn thủ công , Phương pháp
Không bảo dưỡng thiết
bị định kỳ kiểm tra bán thành phẩm còn để sót lỗi nhiều
và không xác định được số lượng lỗi đã hết chưa

Thiết bị Phương pháp

*Thiết bị:
- Máy móc trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất còn thiếu nhiều do vậy năng
suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào tay nghề của người lao động

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 65


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

- Kế hoạch bảo dưỡng thiết bị đã được ban lãnh đạo phê duyệt hàng năm nhưng bộ phận
quản lý thiết bị làm chưa tốt và đại khái nên thường xảy ra sự cố khi sản xuất ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng sản phẩm
- Hệ thống SA -8000 và 5S quy định rất rõ về vệ sinh máy móc, vệ sinh sắp xếp nhà xưởng
nhưng công nhân làm qua loa và không có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ quản lý gây ành
hưởng tới vệ sinh công nghiệp của sản phẩm
*Con người:
- Hiện tại xí nghiệp đang tồn tại một vấn đề là một số cán bộ có chuyên môn kỹ thuật
nhưng lại không có chuyên môn quản lý và ngược lại do đó ảnh hưởng tới quá trình làm việc
không đồng thuận về quan điểm
- Sự am hiểu về các chính sách chất lượng của cán bộ công nhân viên nói chung cũng như
cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật nói riêng chưa thực sự sâu sắc
- Công nhân làm nhanh,ẩu ,ý thức làm việc và tự giác chưa cao còn lơ là trong công việc
- Lực lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm chưa tập trung và phương pháp kiểm tra(như
kiểm tra bán thành phẩm ) còn thủ công và không có tính định lượng
- Nhân viên kiểm tra chất lượng chưa có kỹ năng làm việc theo đội nhóm do đó khi phát
sinh lỗi không phù hợp không có biện pháp phòng ngừa mà chỉ có biện pháp sử lý và chỉ sử lý ở
khu vực mình quản lý do vậy lỗi vẫn phát sinh
-Lao động trực tiếp sản xuất đa phần là lao động trẻ năng động ,nhiệt tình ,ham học hỏi tuy
nhiên kinh nghiệm và trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế chưa theo kịp được yêu cầu sản xuất
- Tính tự giác của công nhân đối với công tác vệ sinh máy móc thiết bị và nhà xưởng còn rát
kém
*Vật liệu :
- Vật liệu bị lổi nhiều các phòng ban liên quan phải thông báo cho nhà cung cấp về chất
lượng vải của họ ,để họ tìm biện pháp cải tiến
- Việc kiểm tra kiểm soát số và chất lượng nguyên phụ liệu của xí nghiệp làm rất khoa học .
*Phương pháp :
- Hệ thống chất lượng ISO 9001-2000 tại xí nghiệp được duy trì tốt nhưng chủ yếu là kiểm
tra ,kiểm soát để tìm những lỗi không phù hợp chớ biện pháp phòng ngừa còn rất yếu nên xảy ra
rất nhiều lổi ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm
- Công tác kiểm tra bán thành phẩm vào chuyền bố trí lao động dư thừa , hiệu quả công việc
không cao và không xác định được bàn cắt mà mình kiểm tra đó đả phát hiện hết lỗi mà kho
kiểm tra và đánh dấu chưa
- Mọi thông tin về chất lượng trong xí nghiệp còn yếu chưa sâu rộng do vậy người lao động
không nắm bắt được thực trạng chất lượng sản phẩm khi có lổi ,để chỉnh sửa và cải tiến

2.3.2. Nguyên nhân chính gây ra lỗi

Bảng 2.3.2(1) Nguyên nhân gây ra lỗi

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 66


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Nhóm nguyên nhân Máy móc, Phương


Vât liệu thiết bị pháp Con người
Dạng lỗi
Lỗi vệ sinh công nghiệp(mặt ngoài ) x x

Lỗi sau wash x

Lỗi đường may ( cầm ,nhăn ,không x x x


thẳng )
Lỗi do ửi x x

Lỗi do khuy nút x x x

Lỗi mặt A (lỗi vải , chấm đen ,loang x x


màu vải )
Lỗi kỹ thuật ( thông số ,kích thước x x
túi ,to ,nhỏ ..)
Lổi mặt B,vể sinh công nghiệp ( lớp x
áo trong )
Lổi mặt B ( các đường may,vắt sổ x x
mặt trong )
Lỗi vệ sinh công nghiệp ( mặt trong x
quần)
Tổng cộng 2 5 5 7

Từ bảng trên ta thấy con người ,máy móc thiết bị và phương pháp quản lý là nguyên nhân gây ra
lổi của sản phẩm
* Con người :
Chủ yếu là tinh thần tự giác và ý thức trách nhiện của công nhân chưa cao chủ yếu chạy
theo năng suất ,phương pháp quản lý và kỷ luật lao động không thực hiện nghiêm túc ,bộ phận
kiểm hàng chưa sát sao trong quá trình kiểm soát chất lượng
* Máy móc thiết bị :
- Có bảo dưởng, bảo trì nhưng không thường xuyên, công nhân vệ sinh máy móc rất sơ sài
khi không có sự kiểm tra ,kiểm soát của bộ phận quản lý
- Thiết bị sử dụng không phù và không có tính chuyên môn hóa
* Phương pháp :
- Bộ phận kiểm tra chất lượng bán thành phẩm tổ chức không khoa học và kết quả của việc
kiểm tra không rỏ ràng ( vì không biết trong số bán thành phẩm đả kiểm tra có bao nhiêu lổi cần
loại bỏ )
- Khi phát hiện lổi không phù hợp thì việc thay thân rất mất thời gian và lảng phí nguyên
liệu (Nhân viên kiểm tra khi kiểm tra xong 1 bàn cắt , những lỗi không phù hợp được phát hiện

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 67


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

sẽ xuống tổ cắt kiếm vải để thay, đôi khi không đúng cây vải cần thay sản phẩm đó sẽ bị khác
màu sau khi đi wash về ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Khu vự thay thân thường ứ đọng vì không thống nhất được thời gian ,tổ nào đến trước thì
kiếm vải thay trước ..tốn kém thời gian và nhân lực nhưng không đảm bảo tông màu vì không
đúng cây vải cần thay
2.4. Nhận xét và đánh giá chung .
2.4.1. Ưu điểm trong công tác quản lý chất lượng :
-Xí nghiệp may Đồng thịnh đã áp dụng đả áp dụng hệ hống chất lượng tiên tiến ISO 9001-
2000 ,đưa hoạt động chất lượng đi vào sản xuất có chất lượng ổn định nên đả có khách hàng
chuyền thống từ 15 năm nay như T&T , Bueltel ...
- Quản lý chất lượng sản phẩm đả được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất chứ không
dừng lại ở khâu kiểm tra sản phẩm cuối cùng .Việc kiểm tra quá trình có tác dụng giảm các sai
lỗi trong từng công đoạn khắc phục những nguyên nhân gây ra sai lỗi kịp thời ,giảm những tổn
thất do chất lượng không tốt gây ra . Đã hình thành một cơ chế phân công trách nhiệm ,quyền
hạn rõ ràng cụ thể
- Áp dụng những cải tiến chất lượng 5S vào sản xuất từ đó chất lượng sản phẩm ngày một
tốt hơn nâng cao uy tín của xí nghiệp trên thị trường
2.4.2. Hạn chế trong công tác quản lý chất lượng :
Mặc dù có nhiều cố giắng và tiến quản lý chất lượng trong thời gian qua nhưng thực trạng quản
lý chất lượng của nhà máy cũng như các phân xưởng sản xuất cho thấy rõ những hạn chế.
Những hạn chế đó thể hiện ở :
- Những quan niệm về chất lượng thuộc về trách nhiệm của trưởng các đơn vị sản xuất và
của bộ phận kiểm tra chất lượng . Các bộ phận khác chưa thấy được quản lý chất lượng là
nhiệm vụ chung của mọi bộ phận của mọi người .và cũng chưa thấy được quản lý chất lượng
không chỉ là chất lượng sản phẩm mà là chất lượng quá trình . Do đó chưa nhận rõ vai trò trách
nhiệm của từng bộ phận trong hệ thống quản lý chất lượng của xí nghiệp .
- Lực lượng cán bộ quản lý ,cán bộ kỹ thuật và lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm của xí
nghiệp chưa đáp ứng được những đòi hỏi về kiến thức chuyên môn cao , chưa sáng tạo tìm tòi
nghiên cứu ra cách may hoàn thiện nhất mà chỉ đáp ứng những chuyên môn cơ bản
- Công tác quản lý và bố trí lao động còn hạn chế chủ yếu dựa theo theo phân bổ tịnh biên
của cấp trên chứ không cải tiến sắp xếp lại cho hợp lý
- Công tác cải tiến kỹ thuật và chuyên môn hóa công đoạn , sáng kiến sử dụng công nghệ
,máy móc chuyên dùng ,cữ gá nắp của cán bộ kỹ thuật còn rất hạn chế.
- Bộ phận trực tiếp sản xuất đã lắm và hiểu yêu cầu của công việc nhưng trong quá trình sản
xuất sẽ phát sinh nhiều lỗi mới nên nếu như không được đào tạo ,nhắc nhở thường xuyên thì
chất lượng sẽ không cao và gây lãng phí cho nhà máy
- Xí nghiệp đã ápdụng cải tiến chất lượng 5S nhưngbộ phận sản xuất duy trì không thường
xuyên gay lãng phí cho xí nghiệp

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 68


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

PHẦN 3 : ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐỒNG THỊNH
3.1.Chiến lược ,chính sách của xí nghiệp trong thời gian tới
- Xác định mục tiêu quản lý chất lượng phải đạt tới trong từng giai đoạn cụ thể sao cho phù
hợp với công nghệ và trình độ sản xuất hiện tại .Đề ra phương hướng kế hoạch và giải pháp cụ
thể nhằm thực hiện những mục tiêu chất lượng đã đề ra.
- Nâng cao trình độ nhận thức về mục đích và vai trò của chất lượng và cải tiến chất lượng
đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên xí nhgiệp đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp .
- Tuyên truyền và giải thích cho mọi người biết rõ kế hoạnh,nhiệm vụ quản lý chất lượng
trong từng giai đoạn
- Tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và nghiệp vụ cho bộ phận trực tiếp sản
xuất. Giáo dục nâng cao ư thức tránh nhiệm cho người lao động
- Tập trung nguồn lực nhằm cải tiến những khâu còn yếu
- Theo dõi chặt chẽ quá trình quản lý và cải tiến chất lượng .Thu thập thông tin và ttnh ht nh
thực hiện chính sách chất lượng
- Đánh giá tình hình và mức độ chất lượng đạt được trong thực tế tại xí nghiệp
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ,nhân viên quyản lý chất lượng để có đủ nâng lực
kiểm soát chất lượng
- Tuân thủ mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng mà xí nghiệp đã đề ra
- Từng bước bổ sung và hoàn thiện công nghệ
3.2. Giải pháp 1 : Đầu tư thiết bị máy mổ túi tự động Juki LH-895 để chuyên môn hóa
công đoạn mổ túi quần tây, và túi trong ao Jacket .
Các lỗi không sửa được về túi quần tây và áo Jacket có tỷ lệ nhỏ nhưng gây tổn thất lớn,vì sử
dụng rất nhiều lao động . Nguyên nhân chủ yếu là do xí nghiệp sử dụng phương pháp thủ công
vừa sử dụng nhiều thời gian mà chất lượng không an toàn ,do vậy việc đầu tư máy mổ túi tự
động là rất quan trọng vừa giảm được chi phí và đảm bảo chất lượng
3.2.1 Mục tiêu của giải pháp
+ Giảm chi phí nhân công từ 1.517.293.806 đồng /năm xuống còn 880.252.092 đồng/năm
+ Giảm được 18 lao động làm công việc mổ túi để tăng lao động cho các chuyền may đang
thiếu
+ Đảm bảo chính xác thông số theo yêu cầu kỹ thuật ( đã được lập trình trên máy )
3.2.2. Căn cứ đưa ra giải pháp
Sau khi khảo sát thực tế tại bộ phận sản xuất các lỗi về túi sai kích thước như : (túi to nhỏ ,dài
ngắn ,không đều ) chiếm tỷ lệ lớn ,tốn kém chi phí sửa chữa
3.2.3 Nội dung của giải pháp
- Mua mới 01 máy mổ túi tự động
3.2.4 Ước tính chi phí và hiệu quả của giải pháp
Hiện nay với 6 chuyền may quần và 12 chuyền may áo thì một ngày xí nghiệp cần 8000 cái túi
mổ . Để đáp ứng cho riêng công đoạn ghim và mổ túi này xí nghiệp đả đã bố trí 20 lao động
bậc 4/7 để ghim và mổ túi thì mới đáp ứng được nhu cầu của xí nghiệp .
(Qua bấm thời gian may và mổ túi bằng máy 1 kim thì người may nhanh nhất là 72 giây / 1 sản
phẩm .Người chậm nhất là 120 giây /sản phẩm bình quân là 96 giây với số lượng 8000 túi thì
công nhân phải tăng ca 10.5 giờ trong ngày )

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 69


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Máy mổ túi tự động thì tổng thời gian một túi hoàn chỉnh là 7,2giây như vậy với 8000 túi x 7.2
giây = 57.600giây ( 15 giờ tương đương 2 lao động đi ca )

a, Chi phí của giải pháp

Thứ Loại chi phí số lượng Đơn giá (đ) thành tiền
tự
1 Chi phí mua máy 01 558.000.000 558.000.000
bao gồm vận
chuyển + nắp đặt
2 Chi phí điện máy 01mô tơ (500W )* 8giờ *26 1.339 1.671.072
ngày*12 tháng =1.248 KW
3 Chi phí nhân công 02 công nhân bậc 4/7 9.000.000 108.000.000
vận hành máy (2 x 4.500.000 đ/người )
4 Chi phí phụ trợ cho 02 công nhân bậc 3/7 7.000.000 84.000.000
nhân công vận hành (2 x 3.500.000 đ / người )
máy
5 Chi phí khấu hao 1 năm 55.800.000 55.800.000

6 Chi phí tiền lãi vay 1 năm 13% 72.540.000


ngân hàng
7 Chi phí điện ánh 2bóng*36W*8giờ*26ngày*12 = 1.339 241.020
sáng 180KW

8 Tổng cộng 880.252.092

b, Chi phí khi chưa có giải pháp

Thứ Loại chi phí số lượng Đơn giá (đ) thành tiền
tự
1 Chi phí mua máy 20 21.100.000 422.000.000
bao gồm vận
chuyển + nắp đặt
2 Chi phí nhân 20 công nhân bậc 4/7 80.000.000 960.000.000
công vận hành (20 x 4.000.000 đ/người )
3 Chi phí khấu hao 1 năm (20 máy may ) 2.110.000 42.200.000

4 Chi phí tiền lãi 1 năm 13% 54.860.000


vay ngân hàng
5 Chi phí điện máy 20 mô tơ (500W )* 8giờ *26 ngày*12 1.339 33.421.440
(20 máy may )

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 70


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

tháng =24.960 KW
6 Chi phí điện ánh 40bóng*36W*8giờ*26ngày*12tháng= 1.339 4.812.366
sáng cho (20 máy 3.594KW
may )
7 Tổng cộng 1.517.293.806

Thuyết minh:- Giá máy may Juki : 21.100.000 đ/1 máy .khấu hao 1năm =2.110.000 đ trong 10
năm
- Lương công nhân bậc 4/7 bình quân :4.000.000đ /tháng (mổ túi tự động 4.500.000
đ/tháng )
- Máy mổ túi tự động Juki LH-895 (IP-420) giá 558.000.000đ khấu 1 năm =
55.800.000đ trong 10 năm
c, Hiệu quả của giải pháp 1
Đơn vị tính : đồng
Thứ tự Nội dung Giá trị

1 Chi phi khi chưa có giải pháp 1.517.293.806

2 Chi phí khi đã có giải pháp 880.252.092

3 Lợi nhuận ước tính của giải pháp 637.041.714

3.3. Giải pháp 2 : Cải tiến , sắp xếp lại lực lượng lao động làm công việc kiểm tra, xử lý lỗi bán
thành phẩm tại các chuyền may
Hiện nay xí nghiệp đang bố trí mỗi tổ sản xuất 1 lao động với nhiệm vụ kiểm tra bán thành
phẩm xem có lỗi vải, rách vải,chấm đen trên vải và xuống tổ cắt kiếm vải thay thân rồi trả lại
cho chuyền may ,phương pháp này đã hạn chế được các lỗi như chấm đen,lỗi vải hoặc rách nhỏ
trên sẩn phẩm khi đã ra thành phẩm .đảm bảo chất lượng tốt tới tay người tiêu dùng .Tuy nhiên
việc bố trí như vậy rất lãng phí về lao động ,không tận dụng được vải dư đầu khúcphưng pháp
không khoa học .Do vậy việc sắp xếp lại lao động là rất quan trọng vừa giảm được chi phí và
đảm bảo chất lượng

3.3.1 Mục tiêu của giải pháp


+ Giảm chi phí nhân công từ 756.000.000 đồng /năm xuống còn 336.000.000 đồng/năm
+ Giảm được 10 lao động của bộ phận kiểm tra bán thành phẩm + Công việc thay thân được
thực hiện 100% số lỗi do có số lượng lỗi thống kê trước

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 71


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Quy trình kiểm tra bán thành phẩm của xí nghiệp


Kiểm tra vải ,đánh dấu lổi trên cây vải,ghi số cây vải và số lượng lổi vào biên bản kiểm vải
Số lượng : 4 Công nhân

Tổ cắt :
Số lượng lao động : Tăng 4 người x (2 tổ cắt = 8 người )
Chưa có giải pháp Khi có giải pháp

Trải vải : Trải vải ,lót giấy đánh dấu lỗi ,tính số l
Số lượng lao động: 03 người vải đủ để thay thân, và ghi số cây vải
vào miếng vải đầu khúc thay thân :
Số lượng lao động : 4 người
Cắt :
Số lượng lao động:Không thay đổi

Phối kiện : Cắt :


Số lượng lao động : 01 người Số lượng lao động :Không thyay đổi

Ra hàng ,đánh số ,ép keo (nếu có) : Thay thân ,kiểm soát lỗi theo biên bản
Số lượng lao động: không thay đổi kiểm vải ; 3 người

Chuyền may Phối kiện :


Số lượng lao động: 01 người

Kiểm tra bán thành phẩm và thay thân Ra hàng,đánh số ,ép keo (nếu có) :
Số lượng : 18 người /18 chuyền Số lượng lao động: không thay đổi

Bán thành phẩm Bán thành


không đat không phẩm đạt
đạt

Thay thân

Chuyền may : Chuyền may :


Số lượng lao động :Giảm 18 người Số lượng lao động :Giảm 18 người

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 72


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Hình ảnh minh họa quy trình kiểm tra bán thành phẩm của xí nghiệp
* Tính lượng vải ,đánh số cây để thay thân : Hình 3.3.1.(1)
- Cây vải số 2 : đánh dấu sồ 2 vào mảnh đầu
khúc vải hình 3.3.1.(1))
- Kiểm tra trên đầu khúc vừa lấy ra nếu thấy có
Lỗi thì số lỗi ghi trong biên bản kiểm vải sẽ được
trừ lạ
- Tính số mét vải = Số lổi * 0.3m /một lổi
- Khi cắt ra nếu thấy lổi ghi số 2 thì lấy khúc số
2 thân để tránh khác màu
- Cắt xong trả lại đúng vị trí của chi tiết đó
* Kiểm tra lỗi khi trải vải :
- Khi trải vải bộ phận trải vải sẽ kiểm tra trên Hình 3.3.1.(2)
bề mặt của cây vải để tìm nhửng lổi mà bộ
phận kiểm vải đã đánh dấu bằng phấn trên
mỗi cây vải .hình 3.3.1.(2)

Hình 3.3.1.(3)
* Đánh dấu lỗi :
- Khi phát hiện lỗi thì lấy một miếng giấy sơ
đồ tận dụng đặt trên mặt của lỗi vải và đánh số
cây ,ví dụ cây số 2 thì đánh số 2 hình 3.3.1.(3)

* Thay thân trên bàn cắt :


- Sau khi cắt ra các chi tiết , ta thấy chi tiết Hình 3.3.1.(4)
nào có miếng giấy nhô ra tức là chi tiết đó có
lỗi vải . Coi trong miếng giấy nếu thấy số nào
thì dùng đầu khúc số đó để thay , khi thay
xong ghi vào biên bản số lượng lỗi và trừ lũy
tiến cho đến khi hết lổi đả ghi trong biên bản
kiểm vải để tránh xót lỗi hình 3.3.1.(4)

3.3.2. Căn cứ đưa ra giải pháp


Phương pháp kiểm tra nguyên liệu của xí nghiệp như sau ;

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 73


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Bước 1 :Khi vải nhập về kho xí nghiệp đả bố trí 4 công nhân ngồi máy kiểm vải với nhiệm vụ ;
+ Đo để kiểm tra lại số mét ghi trên đầu và bao bì mỗi cây vải
+ Kiểm tra toàn bộ cây vải ,khi phát hiện những lỗi vải mà khách hàng không chất nhận
thì cùng phấn đánh dấu điểm không phủ hợp đó ( như loang màu ,lỗi sợi ,rách nhỏ ..)
+ Tổng hợp tất cả các lỗi trong câu ghi vào biên bản kiểm vải rồi chuyển cho cán bộ mặt
hàng tính số lượng vải lỗi
Bước 2 :Bộ phận cắt nhận vải đã kiểm từ kho nguyên liệu về và thực hiện công việc cắt ,ép
keo ..và sau đó chuyển cho phân xưởng may
Bước 3 : Tổ may có một lao động cho một chuyển may sẽ kiểm tra tất các các chi tiết từ tổ cắt
chuyển lên ,nếu thấy có điểm đánh dấu không phù hợp ( bị lổi do kho kiểm và đánh dấu ) thì bỏ
riêng ra sau đó coi số và xuống tổ cắt tìm đầu khúc của cây vải đó để thay thân
Sau khi khảo sát thực tế ở bộ phận phục vụ sản xuất và tại phân xưởng may thì với phưng pháp
mà xí nghiệp đang thực hiện chưa được khoa học và lãng phí lao động .
3.3.3 Nội dung của giải pháp
-Nội dung :Thực hiện công tác thay thân trên bàn cắt
- Phương pháp : Gữi nguyên bước 1 và bước 2 thay đổi bước 3 như sau
+ Đối với nhân viên trải vải : kết hợp vừa trải vải vừa kiểm tra các lổi trên mặt cây
vải ,nếu là cây vải đầu tiên thì đánh dấu nhiều số 1lên một miếng giấy sô đồ (do dư so với khổ
vải) tương tự các cây vải sau theo thứ tự tăng dần 2,3,4 ..Đặt miếng giấy đó nằm trên chỗ lỗi đã
được bộ phận kiểm vải đánh dấu và cứ tiếp tục cho đến khi hết lổi , và ghi vào phiếu thanh toán
bàn cắt tổng số lổi của từng cây vải và của bàn cắt (phải so sánh với số lỗi của bộ phận kiểm
vải ) sau đó mỗi cây vải để lại một số mét vải ( có quy định mổi lỗi khoảng 0.3m) đủ để thay số
lỗi của tùng cây vải ( Ví dụ cây vải số 2 có 20 lỗi dưới 5 cm thì bớt lại số luộng vải thay thân là
= 0.3 x 20 lỗi = 6 mét vải và ghi là cây số 2 và kiểm tra trên mảnh vải bớt lại đó nếu có 3 lổi thì
trong tác nghiệp bàn cắt chỉ còn lại là 20 lỗi - 3 lỗi = 17 lỗi )
+ Đối với nhân viên thay thân :Khi phối kiện mổi chi tiết đều phải kiểm tra xem
miếng giấy mà bộ phận trải vải đánh dấu ,nều thấy ghi số 1 thì lấy cây vải số 1 ra thay và làm
tương tự cho đến khi thay đủ số lỗi mà bộ phận trải vải ghi trong tác nghiệp bàn cắt

3.3.4 Ước tính chi phí và hiệu quả của giải pháp
a, Chi phí của giải pháp

Thứ Loại chi phí số lượng Đơn giá (đ) thành tiền
tự
1 Chi phí nhân công kiểm tra và 08 công nhân bậc 3/7 28.000.000 336.000.000
thay thân (8x3500.000đ/người)
Tổng 336.000.000

b, Chi phí khi chưa có giải pháp

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 74


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

Thứ Loại chi phí số lượng Đơn giá (đ) thành tiền
tự
1 Chi phí nhân công kiểm tra 18 công nhân bậc 3/7 63.000.000 756.000.000
và thay thân (18 x 3.500.000đ/người)
Tổng 756.000.000

c, Hiệu quả của giải pháp 2


Đơn vị tính : đồng
Thứ tự Nội dung Giá trị
1 Chi phí khi chưa có giải pháp 756.000.000
2 Chi phí khi đã có giải pháp 336.000.000
3 Lợi nhuận ước tính của giải pháp 420.000.000

3.4.5. Ước tính chi phí và hiệu quả của 2 giải pháp

Thứ Nội dung Giải pháp 1 Giải pháp 2 Tổng 2 giải


tự pháp
1 Chi phí khi chưa có giải pháp 1.517.293.806 756.000.000 2.273.293.806

2 Chi phí khi đã có giải pháp 880.252.092 336.000.000 1.216.252.092

3 Lợi nhuận ước tính của 2giải pháp 637.041.714 420.000.000 1.057.041.714

3.4. Một số đề xuất khác cho xí nghiệp trong thời gian tới :
Với hai biện pháp trên ngoài việc làm tăng lợi nhuận cho xí nghiệp là ; 1.057.041.714 đồng/năm
,mà còn giảm bớt được chi phí cho 2 loại lỗi là : Lỗi mặt A chiếm 41.05% và lỗi kỹ thuật (túi
quần và áo ) chiếm 35.48% như vậy chi phí sửa hàng sẽ giảm là :
689.894.139đồng x 76.53% = 534.863.684 đồng
Còn lại để giảm chi phí các lổi khác do con người gây ra Xí nghiệp nên có một số biện pháp tiếp
theo như sau :
* Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý chất lượng về việc áp dụng các công cụ quản lý
chất lượng
Nhận thức là vấn đề quan trọng hàng đầu, nhận thức không đúng sẽ có hành động không đúng. ở
đây, nhận thức về chất lượng để nâng cao năng lực của doanh nghiệp là vấn đề cần thiết.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cần thiết. Vì cạnh tranh là yếu tố quan
trọng nhất của sự phát triển, không có cạnh tranh thì ai cũng tưởng mình là tốt nhất, không phấn đấu

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 75


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

nữa, cuối cùng là tụt hậu xa so với người khác. Chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để thực hiện và duy trì công tác quản lý chất lượng có hiệu quả điều quan trọng là phải có đội
ngũ cán bộ và người lao động luôn hiểu được vai trò ,trách nhiệm và công việc của mình .
Thường xuyên và luôn luôn cải tiến những điểm không phù hợp để chất lượng sản phẩm luôn
ổn định
Cân đối nhân lực kiểm soát chất lượng đầy đủ nhưng không dư thừa chồng chéo để giảm chi
phí , sử dụng hữu hiệu các công cụ thống kê vì nó là chìa khóa để giải bài toán về quản lý chất
lượng
*Xây dựng mạng lưới thông tin 2 chiều từ cấp lãnh đạo tới các phòng ban bộ phận và
người lao động
Sử dụng tối đa hệ thống loa đài và bảng điện tử của xí nghiệp để thông báo tất cả kế hoạch
sản xuất kinh doanh ,kế hoạch và chính sách chất lượng của xí nghiệp để nhận được sự chia sẽ
kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp cải tiến của cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp
Tuyên truyền cho công nhân nhận thức được trách nhiệm trong công việc để nâng cao chất
lượng sản phẩm ,giảm hàng hỏng là điều quan trọng .Công tác đào tạo được tiến hành tốt thì cái
được lớn nhất của xí nghiêp là đã đánh thức , nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của chất
lượng sản phẩm
Duy trì và kiểm soát chặt chẽ hệ thống SA- 8000 và IS 9001 -2000

Dùng hình ảnh trực quan về những sản phẩm không đạt chất lượng để nhắc nhở công nhân
không phạm lỗi

* Duy trì và thực hiện nghiêm túc các biện pháp thi đua khen thưởng
Công khai mọi quyết định về chế độ lương thưởng hay kỷ luật ,xí nghiệp cần xây dựng các
chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích mọi người tham gia tích cực vào hoạt động nâng
cao chất lượng .
Các hình thức khen thưởng phải đúng lúc, đúng việc, công bằng và có giá trị về vật chất và
tinh thần cho người lao động , tạo động lực cho người lao động hướng tới các hoạt động tích cực
, để họ đưa ra những sáng kiến cải tiến mang lại lợi ích cho xí nghiệp

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 76


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

KẾT LUẬN

Để đảm bảo chất lượng và không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm có vai trò vô
cùng quan trọng nhằm tạo dựng uy tín ,thương hiệu cho doanh nghiệp ..Một doanh nghiêp muốn
sản xuất kinh doanh phát triển ,đem lại lợi nhuận cao và có ích cho xã hội thì phải đảm bảo rằng
sản phẩm do mình sản xuất ra phải đáp ứng được các yêu cầu ,nhu cầu của người tiêu dùng sản
phẩm phải được người tiêu dùng chất nhận
Dựa vào cơ sở lý luận và thực tế ,bằng các phương pháp nghiên cứu ,tiếp cận , tìm ra nguyên
nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và lợi nhuận của xí nghiệp .Để
quản lý chất lượng sản phẩm tốt nhưng giảm bớt chi phí cho công tác kiểm tra kiểm soát ,nhằm
giảm chi phí lao động để tăng lợi nhuận cho xí nghiệp em xin đề xuất 2 giải pháp như sau :
Giải pháp 1 : : Đầu tư thiết bị máy mổ túi tự động để chuyên môn hóa công đoạn mổ túi quần
tây, và túi trong áo Jacket .

Giải pháp 2 : Cải tiến , sắp xếp lại lực lượng lao động làm công việc kiểm tra, xử lý lỗi bán
thành phẩm tại các chuyền may

Ngoài ra em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như sau :
Kiến nghị 1 : Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý chất lượng về việc áp dụng các công cụ
quản lý chất lượng

Kiến nghị 2 : Xây dựng mạng lưới thông tin 2 chiều từ cấp lãnh đạo tới các phòng ban bộ phận
và người lao động

Kiến nghị 3 : Duy trì và thực hiện nghiêm túc các biện pháp thi đua khen thưởng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 77


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt


1. Viện Kinh tế và Quản lý , Đề cương ôn tập và các quy định về thực tập và đồ án tốt nghiệp ,
2001.
2.Ngô Trần Ánh (chủ biên ) và các tác giả , Kinh tế và quản lý doanh nghiệp ,nhà xuất bản thống
kê :Hà nội ,2
3.Lê Thị Phương Hiệp ,Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, tài liêu bài giảng
4. Phạm Ngọc Duy , Quản trị tài chính , tài liệu bài giảng
5. Nguyễn Văn Nghiến , Quản trị sản xuất , tài liệu bài giảng
6. Cao Tô Linh , Quản trị nguồn nhân lực, tài liệu bài giảng
7. Nguyễn Ngọc Điện , Quản trị chiến lược, tài liệu bài giảng
8. Nguyễn Ngọc Điệp ,Quản trị chất lượng ,tài liệu và bài giảng

SVTT: LÊ ĐỨC HÙNG MSSV :VQTĐO8-15118 78

You might also like