Thuyết Minh Ngày 18-08-2019

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm qua viê ̣c đầ u tư xây dựng hệ thố ng cơ sở ha ̣ tầ ng, đă ̣c
biêṭ là hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta đã đươ ̣c đầ u tư và phát ma ̣nh mẽ,
góp phầ n hoàn thiêṇ mạng lưới giao thông, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa
giữa các vùng, các địa phương và nâng cao đời số ng dân cư ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, hiê ̣n nay trên điạ bàn nhiều nơi, nhiều địa phương đang xảy ra
hiêṇ tươ ̣ng khan hiế m nguồ n vật liêụ đấ t đắ p đáp ứng đươ ̣c các chỉ tiêu kỹ thuật
cho việc sử du ̣ng làm nề n đường ô tô. Để khắc phục điều này, một trong các
biện pháp đang được phổ biến sử dụng là tăng chiều dày lớp CPĐD vốn dĩ đã
khá lớn, dẫn đến quy trình thi công phải chia thành nhiề u lớp gây tố n kém về
thời gian và kinh tế.
Trong tương lai không xa, các nguồn vật liệu thiên nhiên sẽ dần ca ̣n kiệt.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nguồn vật liệu đất đắp nền đường thì cần
phải có các nguồn vât liệu mới bổ sung từ các phế thải công nghiệp hoặc tái sử
dụng nguồn vật liệu đất tại chỗ được gia cố bằng các loại phụ gia khoáng và phụ
gia hóa học.
Hiện nay, tại nước ta đã có một số loại phụ gia hóa học của nước ngoài đã
bước đầu đưa vào thử nghiệm như: Phu ̣ gia HRB, phu ̣ gia DB500, phu ̣ gia Rovo,
phu ̣ gia DZ33, ̣ RRP 235 và có kết quả nhất định nhưng chưa được sử dụng đại
trà do còn một số mặt ha ̣n chế về giá thành sản phẩ m, chi phí đầu tư máy móc
công nghê ̣, đặc biệt các nhà thầu Việt Nam cũng chưa làm chủ công nghệ gia cố
đất bằng các loại phụ gia này.
Trong các năm gần đây, phụ gia polime vô cơ do các nhà khoa học Việt
Nam sáng chế đã được đưa vào sử dụng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy
các đặc tính cơ học và vật lý của đất được cải thiện rõ rệt, đặc biệt với các loại
đất có chỉ số nhóm cao trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu về chi phí sản
xuất, giá thành sản phẩm, công nghệ sử dụng phụ gia phù hợp với các điều kiện
của các nhà thầu thi công, phu hợp với địa hình, địa lý khác nhau trên lãnh thổ
Việt Nam.

1
Do vậy, trước yêu cầu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như
việc “địa phương hóa” công nghệ vật liệu của nước ngoài phù hợp với điều kiện
Việt Nam thì việc nghiên cứu sử dụng các loại phụ gia do các nhà khoa học Việt
Nam sáng chế là cần thiết.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT VÀ PHỤ GIA GIA CỐ ĐẤT
TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌ NH GIAO THÔNG
1.1 Đă ̣c điể m của đất xây dư ̣ng nề n đường ô tô
Đất theo thuật ngữ địa chất là tất cả các sản phẩm hình thành do phong
hóa lớp vỏ đá bao quanh trái đất, có tính chất dính hoặc không dính với độ bền
liên kết nhỏ gấp nhiều lần so với độ bền của bản thân các hạt khoáng. Thành
phần chủ yếu của đất là các hạt đất có kích thước khác nhau, hình dạng khác
nhau nên khi sắp xếp với nhau sẽ tồn tại các lỗ rỗng. Vì vậy đất là một vật thể ba
pha, pha rắn bao gồm các hạt đất, pha lỏng là nước tồn tại trong các lỗ rỗng giữa
các hạt đất, pha khí là chất hơi trong lỗ rỗng.
Trong xây dựng công triǹ h giao thông ta ̣i Việt Nam hệ thống tiêu chuẩn
thiết kế và yêu cầu kĩ thuâ ̣t nghiê ̣m thu nề n đường ô tô đã đưa ra các chỉ tiêu cơ
lý hóa để đánh giá kiể m soát chấ t lươ ̣ng của vâ ̣t liêụ sử du ̣ng cho nề n đường ô tô
rấ t rõ ràng. Tuy nhiên nế u xét ở mô ̣t khía cạnh khác, vâ ̣t liệu đấ t không sử du ̣ng
đắp cho nền đường ô tô (đấ t yế u ) chỉ mang tính chấ t tương đố i do còn phu ̣
thuô ̣c vào từng công trình cu ̣ thể .
Đối với đấ t xây dựng nề n đường ô tô theo yêu cầ u ki ̃ thuâ ̣t hiện hành của
Viê ̣t Nam (TCVN 9436 :2012 – Nề n đường ô tô – Thi công và nghiê ̣m thu) quy
đinh
̣ thì chúng ta có thể xét và phân loa ̣i đất theo các đă ̣c điể m sau:
1.1.1 Đă ̣c điể m về tính chấ t vâ ̣t lý của đấ t
- Sự trương nở là sự tăng thể tích của đất khi bị có độ ẩ m, nó phầ n ảnh khả
năng ổn định của đấ t loa ̣i sét khi tiế p xúc với nước đă ̣c biêṭ là đấ t sét giàu
khoáng monmorilonit. Độ trương nở của đất không đươ ̣c vươ ̣t quá 3.0 %.
1.1.2 Đă ̣c điểm về tính chấ t hóa ho ̣c của đất

2
- Đấ t bùn lẫn hữu cơ có thành phầ n hữu cơ không vươ ̣t quá 10 % , đấ t có
lẫn cỏ và rễ cây , lẫn rác thải sinh hoa ̣t.
- Đất lẫn các thành phầ n muố i dễ hòa tan không vươ ̣t quá 5 %
1.1.3 Đă ̣c điểm về tính chấ t cơ ho ̣c của đấ t
- Sức chịu tải của vâ ̣t liêụ CBR là cơ sở đánh giá chấ t lươ ̣ng của vâ ̣t liệu
- Chỉ số % CBR là tỷ số giữa áp lực nén trên mẫu thí nghiê ̣m và áp lực
nén trên mẫu tiêu chuẩ n ứng với cùng mô ̣t chiề u sâu ép lún quy đinh.
̣
Phạm vi nền đường tính Sức chiụ tải (CBR%) tố i thiể u
từ đáy áo đường trở Nền cho Nền cho Nền cho
xuố ng đường cao đường cấp đường các cấ p
tố c, cấ p I, III cấp IV có khác không sử
cấ p II sử du ̣ng mặt dụng mặt
đường cấ p đường cấ p cao
cao A1 A1
Nề n đắ p
- 30 cm trên cùng 8 6 5
- Từ 30 cm đến 80 cm 5 4 3
- Từ 80 cm đến 150 cm 4 3 3
- Từ 150 cm trở xuố ng 3 2 2
Nền không đào, không
đắ p và nền đào
- 30 cm trên cùng 8 6 5
- Từ 30 cm đến 100 cm với 5 4 3
đường cao tố c, cấ p I, cấ p II,
cấp III và đế n 80 cm với
đường các cấ p khác

1.2 Phân loại đất nền đường

Đối với công tác nền đường, thường căn cứ vào khối lượng thi công của
công trình, chia làm hai loại: Công trình có tính chất tuyến và công trình tập
trung.

3
Nơi nào có khối lượng đào đắp không lớn thì thuộc công trình có tính chất
tuyến. Nếu nền đào sâu đắp cao hay khối lượng đào đắp 3000-5000 m3 trên 100
m dài thì thuộc công trình tập trung.

Khối lượng tập trung của công trình ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn
phương pháp thi công, tới công tác thi công, điều kiện làm việc của máy, hiệu
suất công tác và tiến độ thi công.

Đất là vật liệu chủ yếu để làm nền đường, có phổ biến ở các nơi. Thành
phần của đất rất phức tạp, tính chất phụ thuộc vào tỉ lệ các thành phần hạt, thành
phần vật liệu khoáng chất và trạng thái của đất ( độ ẩm ). Ngoài ra có khi còn
gặp đá trong thi công nền đường.

Trong xây dựng nền đường phân loại đất theo:

1.2.1 Phân loại đất theo tính chất xây dựng, chia ra:

- Đá: Các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc
rạn nứt.

- Đá mảnh: các hòn đá rời nhau, có trên 50% (theo trọng lượng) các mảnh
vỡ của nham thạch kích cỡ trên 2 mm.

- Đất cát: ở trạng thái khô khi rời rạc, chứa không quá 50% các hạt >
2mm, chỉ số dẻo Ip < 1.

- Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết, chỉ số dẻo Ip > 1.

- Đất cát ( đất rời ) và đất dính được phân loại như sau: ( bảng 1& bàng 2)

Bảng 1 – Các loại đất rời

Hàm lượng hạt theo kích cỡ ( Khả năng sử dụng trong xây dựng
Loại
% trọng lượng) đường
Trọng lượng các hạt > 2 mm Rất thích hợp để
Cát sỏi Rất tốt
chiếm 25 – 50% gia cố xi măng

4
nếu có cấp phối
tốt
Hạt > 0,5 mm chiếm trên
Cát to Thích hợp -nt-
50%
Hạt > 0,25 mm chiếm trân
Cát vừa Thích hợp -nt-
50%
Thích hợp nhưng
Hạt > 0,05 mm chiếm trên Ít thích hợp so với
Cát nhỏ kém ổn định hơn
75% cát to
cát vừa
Hạt > 0,05 mm chiếm trên
Cát bột Ít thích hợp -nt-
75%

Bảng 2- Các loại đất dính

Hàm lượng
Khả năng trong xây dựng
Đất Ip cát (% trọng Loại đất dính
đường
lượng)
1-7 > 50 á cát nhẹ, hạt lớn Rất tốt Rất tốt
1-7 < 50 á cát nhẹ Thích hợp Thích hợp
Cát 1-7 20-50 á cát bụi Ít thích hợp Thích hợp
Không thích
1-7 < 20 á cát bụi năng Ít thích hợp
hợp
7-12 > 40 á sét nhẹ Thích hợp Thích hợp
7-12 < 40 á sét nhẹ bụi Ít thích hợp Thích hợp
Thích hợp
12-
Sét > 40 á sét nặng Thích hợp nhưng hạn
17
chế
12-
< 40 á sét bụi nặng Ít thích hợp nt
17
17-
Sét > 40 đất sét nhẹ Thích hợp Ít thích hợp
27

5
17- Không quy
Đất sét bụi Ít thích hợp Ít thích hợp
27 định
Không quy Không thích Không thích
> 27 Đất sét béo
định hợp hợp

1.2.2 Cách phân loaị đất của Mỹ theo AASHTO M145

Đấ t đươ ̣c phân loại thành 7 nhóm các thí nghiệm trong phòng như phân
bố thành phần hạt, giới hạn chảy, và chỉ số dẻo. Đánh giá đất trong mỗi nhóm
được thực hiện theo ‘’chỉ só nhóm’’, là một trị số được tính từ công thức kinh
nghiệm. Phân loại nhóm, gồm cả chỉ số nhóm được dùng để xác định khối lượng
liên quan đến vật liệu đất khi sử dụng trong kết cấu đất, nền đắp đặc biệt, nền
đường, lớp móng dưới, và lớp móng trên.
Nhóm A-1 - Vật liệu điển hình của nhóm này là hốn hợp các mảnh đá cấp
phối tốt hoặc sỏi, cát thô, cát mịn, và một chất gắn đất dẻo kém hoặc không dẻo.
Tuy nhiên, nhóm này cũng bao gồm mảnh đá, sỏi, cát thô, xỉ núi lửa, v.v…
không có chất gắn kết.Phụ nhóm A-1-a - gồm các loại vật liệu này có chứa phần
lớn các mảnh đá hoặc sỏi, có hoặc không chất gắn kết cấp phối tốt hoặc vật liệu
mịn. Phụ nhóm A-1-b - gồm các loại vật liệu này có chứa phần lớn cát thô có
hoặc không chất gắn kết cấp phối tốt

Nhóm A-3 - Vật liệu điển hình của nhóm này là cát biển mịn hoặc cát sa
mạc mịn do gió thổi không có bùn hoặc các hạt sét hoặc có một lượng nhỏ bùn
không có tính dẻo. Nhóm này cũng gồm hỗn hợp trầm tích của cát mịn cấp phối
kém và một lượng giới hạn của cát thô và sỏi.
Nhóm A-2 – Nhóm này gồm sự thay đổi rộng của vật liệu “dạng hạt” mà
đường ranh giới giữa vật liệu thuộc nhóm A-1 và A-3 và vật liệu sét –bùn của
Nhóm A-4, A-5, A-6 và A-7. Nó gồm tất cả các vật liệu có 35% hoặc ít hơn lọt
qua sàng 75 m (No. 200) mà không được phân loại như nhóm A-1 hoặc A3, do
hàm lượng hạt mịn hoặc tính dẻo hoặc cả hai, vượt quá hạn chế của nhóm này.
Phụ nhóm A-2-4 và A-2-5 gồm vật liệu dạng hạt khác nhau có 35% hoặc ít hơn
lọt qua sàng 75 m (No. 200) và có trừ đi phần qua sàng 0.425 mm (No. 40) có

6
đặc trưng của nhóm A-4 và A-5. Nhóm này gồm chẳng hạn như sỏi và cát thô có
hàm lượng bùn hoặc chỉ số dẻo vượt quá giới hạn của Nhóm A-1, và cát mịn có
hàm lượng bùn không dẻo vượt quá giới hạn của Nhóm A-3. Phụ nhóm A-2-6
và A-2-7 gồm vật liệu giống như được mô tả trong Phụ nhóm A-2-4 và A-2-5
ngoại trừ phần hạt mịn chứa sét dẻo có đặc tính của nhóm A-6 hoặc A-7.
Nhóm A-4 - Vật liệu điển hình của nhóm này là đất bùn không dẻo hoặc
dẻo vừa thường có 75% hoặc hơn lọt qua sàng 75 m (No. 200). Nhóm này
cũng bao gồm hỗn hợp đất bùn mịn và lên tới 64% cát và sỏi giữa lại trên sàng
75 m (No. 200).
Nhóm A-5 - Vật liệu điển hình của nhóm này giống như được mô tả trong
nhóm A-4, ngoại trừ vật liệu có tính chất diatomit và mica và có thể có tính dẻo
cao như thể hiện bởi giới hạn chảy cao.
Nhóm A-6 - Vật liệu điển hình của nhóm này là đất sét dẻo thường có
75% hoặc hơn lọt qua sàng 75 m (No. 200). Nhóm này cũng bao gồm hỗn hợp
đất sét mịn v lên tới 64% cát và sỏi giữa lại trên sàng 75 m (No. 200). Vật liệu
nhóm này thường có sự thay đổi thể tích lớn giữa trạng thái ẩm và khô.
Nhóm A-7 - Vật liệu điển hình của nhóm này giống như được mô tả trong
nhóm A-6, ngoại trừ vật liệu có đặc trưng giới hạn chảy cao của nhóm A-5 và có
thể có tính dẻo ngay khi phải chịu thay đổi thể tích lớn. Phụ nhóm A-7-5 bao
gồm các vật liệu này có chỉ số dẻo vừa phải liên quan đến giới hạn chảy và có
thể có tính dẻo cao ngay khi chịu sự thay đổi thể tích đáng kể. Phụ nhóm A-7-6
bao gồm các vật liệu này có chỉ số dẻo cao liên quan đến giới hạn chảy và chịu
sự thay đổi thể tích rất lớn.

Bảng 3- Phân loại đất và hỗn hợp cấp phối đất AASHTO M145
Vật liệu dạng hạt (35% hoặc Vật liệu sét bùn (hơn 35% lọt qua sàng
Phân loại chung
ít hơn lọt sàng 0.075 mm) 0.075 mm)
Phân loại nhóm A-1 A-3 a A-2 A-4 A-5 A-6 A-7
Phân tích sàng % lọt qua
2.0 mm - - - - - - -
0.425 mm Max 50 Min 51 - - - - -
0.075 mm Max 25 Max 10 Max 35 Min 36 Min 36 Min 36 Min 36

7
Các giá trị đặc trưng của phần lọt qua
sàng 0.425 nn
Giới hạn chảy - - Max 40 Max 41 Max 40 Min 41
Chỉ số dẻo Max 6 NP b Max 10 Max 10 Min 11 Min 11
Nhận xét chung khi làm nền đường Rất tốt đến tốt Khá đến kém
a
Để A-3 trước A-2 là cần thiết trong “ trình tự tính từ trái qua phải và không chỉ định A-3 tốt hơn A-2
b
Các giá trị xem bảng 4

Bảng 4-Phân loại đất và hỗn hợp hợp cấp phối đất AASHTO M145
Phân loại Vật liệu sét bùn(hơn 35%lọt qua
Vật liệu dạng hạt (35% hoặc ít hơn lọt sàng 0.075 mm)
chung sàng 0.075 mm)
A-1 A-2 A-7
Phân loại A-3 A-4 A-5 A-6 A-7-5,
A-1-a A-1-b A-2-4 A-2-5 A-2-6 A-2-7
nhóm A-7-6
Phân tích sàng
% lọt qua
max
2.0 mm - - - - - - - - - -
50
max max
0.425 mm min 51 - - - - - - - -
30 50
max max max Min Min Min Min Min Min Min Min
0.075 mm
15 25 10 36 36 36 36 36 36 36 36
Các giá trị đặc
trưng của phần
lọt qua sàng
0.425 nn
Max Max Max Min Max Min Max Min
Giới hạn chảy - -
40 41 40 41 40 41 40 41
Max Max Min Min Max Max Min Min
Chỉ số dẻo Max 6 NP
10 10 11 11 10 10 11 11 a
Sử dụng loại
Mảnh đá, sỏi và Cát
vật liệu cấu Sỏi và cát có lẫn sét hoặc bùn Đất bùn Đất sét
cát mịn
thành đáng kể
Nhận xét
chung khi làm Rất tốt đến tốt Khá đến kém
nền đường
a
Chỉ số dẻo của phụ nhóm A-7-5 bằng hoặc nhỏ hơn LL trừ đi 30. Chỉ số dẻo của phụ nhóm A-7-6 lớn hơn LL trừ đi 30

8
Cách phân loại đất của Mỹ theo AASHTO M145-87 dựa trên sự phân tích
thành phần hạt ( sử dụng các mắc sàng 2 mm, 0.5 mm và 0.075 mm ) giới hạn
chảy WL và chỉ số dẻo Ip. Từ những giá trị này để tính chỉ số nhóm và chỉ số
nhóm chính là sự phân loại đất. Để phân loại đất phải bắt đầu từ việc tìm tỉ lệ
phần trăm lọt sàng 0.075 mm, nếu tỉ lệ này cao hơn 35% thì đó là loại đất dính
và kết thúc việc phân loại theo các giá trị WL và IP . Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 35%
thì đó là đất rời. Trong trường hợp này phải tiếp tục phân loại bằng cách xét tỉ lệ
phần trăm lọt qua sàng 2 mm và 0.5 mm và theo WL và IP và bằng cách đưa lên
các ô khác nhau kể từ trái sang của bảng ta sẽ được ô đầu tiên thích hợp với các
loại đất đang xét.

Chỉ số nhóm GI được tính theo công thức:

Chỉ số nhóm GI = F  350.2  0.005LL  40  0.01F  15PI  10

trong đó:

F = phần trăm lọt qua sàng 75 m (No. 200), lấy theo số nguyên. Phần
trăm này chỉ dựa vào vật liệu lọt qua sàng 75 m (No. 200),

LL = giới hạn chảy, và


PI = chỉ số dẻo.
Chỉ số nhóm được làm tròn đến số nguyên.

Chỉ số nhóm này thay đổi từ 0 đến 20 các chỉ số nhỏ ứng cới loại đất tốt.
Dùng chỉ số nhóm này phân loại đất theo bảng 4.
Với mỗi loại đất giống nhau thì sau ký hiệu của nhóm người ta ghi thêm
chỉ số nhóm hoặc ngoặc đơn. A-2-6(3) hoặc A-7-5(17).

1.3 Mô ̣t số phu ̣ gia gia cố đấ t hiện nay ở Việt Nam

1.3.1 Công nghệ vật liệu sử dụng Phụ gia HRB:

Vật liệu liên kết thủy hóa vô cơ HRB đại diện cho thế hệ chất kết dính
mới ít sử dụng năng lượng và là sự lựa chọn có tính bền vững thay thế xi măng
Pooc- lăng trong gia cố nền móng công trình. Công nghệ HRB biến đổi thành
phần puzơlan trong tro bay để tạo ra một chất kết dính cho các loại đất đá sẵn có
tại địa phương. Là một loại chất kết dính mới thay thế xi măng Pooc- lăng, là

9
một hỗn hợp các chất puzolan có hoạt tính kiềm được sản xuất chủ yếu từ tro
bay (chất thải chính của các nhà máy nhiệt điện). Được sử dụng để trộn với đất
đá sẵn có tại địa phương, tạo ra hỗn hợp vật liệu làm: Ổn định đất nền đường,
gia cố đất làm các lớp kết cấu móng, mặt đường giao thông.

Sau hơn 4 năm áp dụng trực tiếp vào các công trình xây dựng đường
giao thông ở Việt Nam, với những điều kiện pháp lý, kết quả đạt được, HRB
đã chứng tỏ là một loại vật liệu thích hợp cho xây dựng đường giao thông,
thay thế được các loại vật liệu truyền thống (đá dăm, đá cấp phối…)

1.3.1.1 Các ứng dụng và ưu điểm của HRB trong xây dựng đường giao thông:

Chất liên kết thủy hóa vô cơ HRB có kết cấu vật lý tương tự như xi
măng, tuy nhiên vật liệu này có những điểm khác biệt quan trọng và ưu điểm
vượt trội so với xi măng hay vôi, đặc biệt là trong việc xây dựng đường giao
thông:

- HRB có tính bền hoá học cao hơn, chẳng hạn như bền sunfát, bền
cácbon hoá (tức là khi vật liệu bị tiếp xúc lâu với khí cácbôníc sẽ làm vật liệu
dễ vỡ hơn).
- Thời gian tăng cường độ của HRB có thể được thiết kế để xảy ra
trong vòng một thời gian dài, đây là một ưu điểm rất lớn trong ngành xây dựng
giao thông. Vì quá trình tăng cường độ trong thời gian dài nên HRB có thể tự
hàn gắn, tức là khả năng kết dính nối lại những vết nứt vốn là hậu quả của sự
co ngót và hoạt tải. Khả năng này cho phép HRB phối trộn với đất đá địa
phương để làm vật liệu xây dựng kết cấu áo đường giao thông và là vật liệu
thay thế bền vững cho các loại đá dăm.
- HRB sử dụng với đất đá địa phương sẽ tiết kiệm chi phí, công vận
chuyển và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, đồng thời bảo vệ môi
trường khi hạn chếm được việc phá núi (môi trường tự nhiên) để sản xuất đá
dăm.

Với ngành giao thông, HRB được thiết kế để tăng cường độ trong nhiều
tháng, kéo dài hơn một năm. Các vật liệu làm đường có thể được tạo ra bởi sự

10
phối hợp HRB với đất đá sẵn có tại địa phương; Các vật liệu này được phân
loại thành các dạng chính sau: Ổn định đất dành cho nền đường, gia cố đất
dành cho các lớp kết cấu áo đường.
Khả năng tạo ra loại vật liệu khác nhau phụ thuộc vào bản chất của đất:
các loại đất mịn tạo ra cường độ thấp, đất thô tạo ra những vật liệu có cường
độ cao.
Đặc biệt với công nghệ HRB, ta có thể thiết kế được cốt liệu để cải tạo
đất tự nhiên, khiến nhiều nơi có thể sử dụng các loại đất cát, đất phù sa (có
thành phần hạt kém) tại chỗ phù hợp với một số kết cấu áo đường, giảm giá
thành vật liệu, hạn chế nhu cầu vận chuyển đất và có lợi cho môi trường, tăng
tuổi thọ đường và tính bền vững theo thời gian.
Quá trình tăng cường độ diễn ra trong thời gian dài của HRB tạo ra khả
năng sản sinh cường độ cùng với thời gian để hạn chế sự hư hại vật liệu khi
khai thác. Kết quả là có thể kéo dài tuổi thọ đường cao hơn so với sử dụng xi
măng. Hoặc tuổi thọ tương đương có thể được thiết kế với chiều dày giảm bớt.
Vì vậy ta có giá trị gia tăng trong việc xây dựng và bảo dưỡng đường.
Khi lớp kết cấu bị hỏng, có thể đào lên và xử lý lại bằng cách cho thêm
HRB để tạo ra một lớp vật liệu mới (tức là có thể sử dụng lại vật liệu đã gia cố
HRB và gia cố thêm HRB tạo thành loại vật liệu mới). Khả năng này càng làm
tăng thêm tính bền vững của công nghệ HRB.
1.3.2 Công nghệ vật liệu sử dụng Phụ gia DZ33
Tiết kiệm Chi phí là một trong những ưu điểm khi sử dụng Phụ gia ổn
định đất DZ33 để cải tạo, tận dụng và tái sử dụng nguyên vật liệu làm đường.
Việc sử dụng Phụ gia DZ33 trong qui trình thi công nền móng đường có thể
giảm thiểu hiện tượng mặt đường bị ổ gà, lún vệt bánh xe, bụi và các vấn đề
khác gây hư hỏng mặt đường.
Ngoài ra, sử dụng Phụ gia gia cố ổn định đất DZ33 là một phương án
góp phần giảm tổng chi phí xây dựng công trình vì cho phép tận dụng vật liệu
địa phương, giảm nhu cầu vật liệu cấp phối và giảm tổng chi phí vật liệu làm
đường nói chung. Phụ gia ổn định đất DZ33 thông dụng trong xây dựng nền

11
móng đường có và không phủ mặt; đường và vai đường; đường công vụ,
đường tạm vào công trình; bãi đậu xe có và không phủ mặt; nền móng công
trình; đường trang trại; đường vào các khu hầm mỏ; nền móng đường băng sân
bay; đường giao thông nông thôn; và bất cứ nơi nào cần cải thiện đặc tính kỹ
thuật của vật liệu làm đường. Phụ gia ổn định đất DZ33 có khả năng thay đổi
các đặc tính cơ lý của đất; nhờ đó giảm độ dẻo, giảm độ thẩm thấu, tăng độ
chặt và tăng khả năng chịu tải của đất.
DZ33 đưa các cation hữu cơ vào trong đất và trung hòa điện tích âm trên
các phân tử sét.

Phản ứng ion xảy ra do sự tham gia của DZ33 làm yếu đi liên kết phân tử
giữa lớp nước màng hình thành tự nhiên bao bọc phân tử sét và giúp khử nước
dễ dàng hơn.

Thông qua quá trình lu lèn, phản ứng "polime hóa" giữa các phân tử đất
xuất hiện, đẩy các phân tử nước và khí tồn tại trong đất ra ngoài, cho phép các
phân tử đất gia cố với DZ33 được sắp xếp đồng đều và liên kết chặt chẽ với
nhau.

Liên kết đa phương của các phân tử đất hình thành một cấu trúc khối
bền chắc, cải thiện đáng kể sức chịu tải và hệ số thấm của kết cấu vật liệu.

Một số công trình đã thi công:


Năm 2010, đường dự kiến số 3 - khu Lương Thế Trân 5, khóm 8,
phường 8, TP Cà Mau

12
Năm 2011: công trình lộ giao thông nông thôn Bắc Kinh Nước Phèn có
sử dụng công nghệ phụ gia DZ33 tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh, Cà Mau.
Năm 2013: Ứng dụng phụ gia DZ33 thi công đường bờ bao khu bảo tồn
vườn chim Bạc Liêu.
1.3.3 Công nghệ vật liệu sử dụng Phụ gia DB500

DB500 có vào đầu thập niên 2000, do công ty Worldwise Enterprises, Inc.
đã tạo ra Sản phẩm chất phụ gia DB500 thành phần cấu tạo chính chủ yếu là
polyme làm ổn định đất, không độc hại cho môi trường, sử dụng chất DB500
làm chất kết dính và phủ trên mặt lộ. Tác dụng của chất phụ gia DB500 là cung
cấp một phương cách tiết kiệm để ổn định cấu kết của một con đường đang sử
dụng từ móng đến bề mặt của đường lộ. DB500 là một chuẩn loại đa dạng cho
các loại đất, phụ gia này có thể pha loãng với nước để thẩm thấu vào trong đất,
phù hợp cho việc xây dựng các công trình đường sá, sân bãi ở ven biển và hải
đảo, phương pháp thi công đơn giản, dễ làm, sử dụng các loại đất tại chỗ của địa
phương phù hợp và giảm việc vận chuyện các loại đá làm móng, nền để hoàn tất
một dự án.
Bằng công nghệ polyme hóa các hợp chất có tính liên kết hóa sinh cao tạo
nên sản phẩm có tính thẩm thấu và liên kết các vật chất trong đất một cách bền
vững.
Khi trộn hợp chất phụ gia DB500 với đất và đá mi (đất hổn hợp) làm tăng
các chỉ tiêu cơ lý như: Mô đun đàn hồi, khả năng chịu uốn, nén, chỉ số CBR,
giảm công lu……).

1.3.3.1 Những ưu điểm khi sử dụng chất phụ gia DB500:

DB500 thích ứng được với tất cả các loại đất, đặc biệt tốt với các loại đất
sau: đất sỏi đỏ, sỏi đồi, đất bạc màu, trơ sỏi đá…
Chỉ cần trộn hợp chất phụ gia DB500 với Nước vào thành phần vật liệu
đất đồng đều, chất phụ gia DB500 sẽ thẩm thấu vào trong các hạt đất làm ổn
định các hạt này, đồng thời bao phủ bên ngoài giúp các hạt này liên kết với nhau
(liên kết ion), kết quả tạo ra một kết cấu liền khối, bền vững, vững chắc.

13
Chất phụ gia DB500 không gây ảnh hưởng hay độc hại đến môi trường:
Do thời gian thi công ngắn nên hạn chế được bụi, khói do xe bị ùn tắt giao thông
gây ra. Không sử dụng các loại vật liệu khác như đá, vôi… hạn chế khai khoáng
huỷ hoại môi trường.
Thời gian thi công ngắn, sử dụng ít phương tiện cơ giới, tiết kiệm được
chi phí xe cơ giới và nhân công; Giảm các chi phí duy tu bảo dưỡng, thời gian
sử dụng tăng lên; Hạ thấp chi phí công trình từ 20% - 30% so với công nghệ
truyền thống vì sử dụng vật liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí mua vật liệu, chi phí
vận chuyển vật liệu, thời gian thi công ngắn nên tiết kiệm chi phí quản lý…
Rút ngắn thời gian thi công, tiến độ nhanh và dễ dàng ứng dụng cho nhiều
địa hình thi công, tránh bị ảnh hưởng bất lợi do thời tiết.
Phương pháp thi công đơn giản, dễ làm, thời gian thi công ngắn gọn và
hiệu quả, nhanh chóng; Khi thi công xong cho xe lưu thông ngay và chạy với tốc
độ ≤5km/h trong thời gian móng đường đang liên kết.; Ít tốn nhân công và xe cơ
giới.
Sử dụng được cho tất cả các loại nước như : Nước biển, nước ngọt, nước
phèn, trừ các loại nước thải Công Nghiệp, nước có chứa bùn, và nước có chất
hữu cơ…
Các công trình đã được áp dụng: Năm 2004 – 2005 Cty CP Thế Giới
Thông Minh đã ứng dụng cho các công trình:
1- Ấp suối sâu, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh (Đất sỏi đỏ)
2- Khu sát hạch ở Tây Đô (Cần Thơ), (Đất thịt)
Sóc Trăng (khu du lịch hồ nước ngọt), (Đất thịt)
Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh. Vv…, (Đất pha cát)
mạnh quá trình thủy hóa ximăng, tăng cường quá trình tinh thể hóa và hình
thành cấu trúc dạng sợi trong vật liệu. Nó có thể làm chậm lại hoặc đẩy nhanh
quá trình thủy hóa, và do đó nó được sử dụng như là một biện pháp nhằm tạo
được vật liệu có tính chất xây dựng theo yêu cầu.

14
1.3.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phụ gia Rovo ở Việt Nam

Phụ gia Rovo đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ năm 2007,
một công trình giao thông nông thôn tại Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã sử dụng phụ
gia này làm kết cấu áo đường. Đến nay, đoạn đường này vẫn đang sử dụng tốt.
Tuy nhiên, đoạn đường thử nghiệm này mới chỉ ở dạng thực nghiệm chưa có
những nghiên cứu đánh giá cụ thể. Một số hình ảnh thử nghiệm phụ gia Rovo ở
Mộc Châu 2007

Hình 1.1: Một số hình ảnh thử nghiệm phụ gia Rovo ở Mộc Châu 2007

a. Đường hiện trạng; b. Rải một lớp Rovo; c. Phay trộn lần 1 (tưới ẩm
nếu cần);

15
d. Rải Ximăng; e. Phay trộn lần 2; f. Gạt phẳng tạo khuôn

g. Lu lèn đạt dung trọng thiết kế; h. Phủ lớp nhũ tương nhựa

Hình 1.4: Đường sau khi hoàn thiện

1.3.4.1 Về công nghệ, thiết bị thi công:


Chủ yếu vấn là các loại thiết bị làm đường, thiết bị làm nông nghiệp có
sẵn, kết hợp với thủ công và dụng cụ cầm tay.
Các chương trình nghiên cứu, tài trợ trước đây cũng không đặt vấn đề chế
tạo thiết bị làm đường GTNT; Các công nghệ gia cố đất xây dựng ở trong nước
phổ biến từ những năm 80 thế kỷ trước chủ yếu sử dụng thiết bị phay trộn của
nông nghiệp và thiết bị san rải, lu lèn của ngành giao thông;
Duy nhất, vào những năm 1990, tỉnh Hà Tây có nhập thiết bị của
BOMAG (CHLB Đức) để phay đất, nhưng sau đó bị hỏng và bỏ không vì không
có phụ tùng thay thế. Năm 2008, hãng SAKAI (Nhật) đã đưa thiết bị PM20 để
cày xới, phay trộn để làm đường gia cố ximăng, nhưng cũng không triển khai
tiếp được.
1.4 Phụ gia polime vô cơ
Một trong những phương án tiên tiến để tăng độ bền của vật liệu là tìm
kiếm các vật liệu mới, cải thiện tính năng của vật liệu truyền thống để tăng
cường chất lượng của vật liệu . Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu tìm ra các
vật liệu mới đáp ứng được nhu cầu về sử dụng vật liệu bằng cách tiết kiệm

16
nguồn nguyên liệu tại chỗ để thi công mà vẫn đem lại hiệu quả cao. V.Kasi
Reddy, Dr.G.Sreenivasa Reddy đã nghiên cứu hiệu quả của sử dụng phụ gia
Geopolyme kết hợp với tro bay đối với đất đen nhiệt đới ở Ấn Độ. Dung dịch
kiềm hoạt hóa được chuẩn bị từ NaOH, Na2SiO3 với tỷ lệ 2:1. Các tính chất cơ
lý của đất khi sử dụng phụ gia được khảo sát qua độ bền nén, sức chịu tải CBR,
sức chống cắt. Kết quả được thể hiện ở bảng 5 cho thấy khi tăng hàm lượng
dung dịch kiềm thì tất cả các tính chất cơ lý đều tăng, cải thiện tính chất của đất
chỉ sử dụng với vật liệu truyền thống là tro bay.
Bảng 5 - Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ học của đất với các tỷ lệ khác
nhau của Geopolyme và tro bay

Độ bền khi Sức chống CBR CBR


TT Tỷ lệ nén cắt ngâm 4 không
2
(kg/cm ) (kg/cm2) ngày (%) ngâm (%)

Đất đen + 25% tro


1 1,254 0,627 9,12 6,94
bay

Đất đen + 25% tro


2 bay + 2% dung dịch 1,268 0,634 10,34 7,66
kiềm

Đất đen + 25% tro


3 bay + 4% dung dịch 1,294 0,647 11,28 8,65
kiềm

Đất đen + 25% tro


4 bay + 6% dung dịch 1,316 0,658 11,89 9,41
kiềm

Đất đen + 25% tro


5 bay + 8% dung dịch 1,340 0,670 12,57 9,92
kiềm

Đất đen + 25% tro


6 bay + 10% dung dịch 1,356 0,678 13,11 10,76
kiềm
Tác giả Avinash Bhardwaj đã nghiên cứu ảnh hưởng của xi măng Pooclăng,
polyeste với đất sét. Hàm lượng xi măng được tăng dần từ 0%, 2%, 4%, 6% ảnh
hưởng tới thông số đầm chặt, giá trị độ ẩm đầm chặt tốt nhất tương ứng giảm dần từ

17
18,50%, 17,8%, 17,2%, 16% và khối lượng thể tích khô lớn nhất tăng dần 15,6
kN/m3, 17,4 kN/m3, 17,5 kN/m3, 17,7 kN/m3. Khi tăng khối lượng của polyeste từ
0,5%, 1%, 1,5% và tăng khối lượng xi măng thì giá trị CBR cũng tăng theo, các tính
chất này làm thay đổi tính chất của đất sét tốt hơn so với đất tự nhiên.
Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về phụ gia chống xói mòn đất
cũng đã được công bố. Tác giả Đinh Văn Thức đã nghiên cứu sử dụng phụ gia
Rovo trộn xi măng và đất tại chỗ là đất sét pha sạn sỏi để làm kết cấu áo đường
giao thông nông thôn. Hàm lượng phụ gia Rovo và xi măng PCB 40 được thay
đổi với các tỷ lệ như sau: tỷ lệ xi măng-Rovo = (170÷0,0) kg/m3 với X170;
(170÷1,3) kg/m3 với X170-R1.3; (200÷2,0) kg/m3 với X200-R2.0. Các tỷ lệ này
được đánh giá qua các chỉ tiêu cường độ kháng nén, cường độ kéo-uốn, mô đun
đàn hồi, sức chịu tải CBR ở các mẫu 1, 14, 28 ngày tuổi. Kết quả thí nghiệm chỉ
số CBR (%) với các mẫu X170, X170-R1,3 và X200-R2,0 được thể hiện ở bảng
6
Bảng 6 - Bảng tổng hợp kết quả chỉ tiêu ở các tỷ lệ xi măng - phụ gia khác
nhau

Tỷ lệ xi Cường độ Cường độ Biến dạng Modun


măng - CBR kháng nén 28 kéo uốn 28 kéo uốn 28 đàn hồi 28
Rovo ngày tuổi ngày tuổi ngày tuổi ngày tuổi
(%)
3
(kg/m ) (N/mm2) (N/mm2) (m/m) (kg/cm2)

X170 111,13 4,09 0,546 895 12852

X170 -
108,36 4,29 0,715 1813 13750
R1,3

X200 -
75,01 4,88 1,138 1137 15741
R2,0
Theo kết quả nghiên cứu, với hỗn hợp mẫu sử dụng phụ gia Rovo để gia cố
làm áo đường thì các chỉ tiêu về lực luôn tăng theo tỷ lệ xi măng-Rovo, riêng chỉ
tiêu về biến dạng uốn là không tăng tương ứng. Phụ gia Rovo có khả năng ứng
dụng trộn với xi măng-đất tại chỗ làm kết cấu áo đường giao thông nông thôn.
Một số loại phụ gia hiện đang được thử nghiệm cho các công trình dân sinh

18
có thể kể đến như phụ gia TS (Công ty TS-Việt Nam), phụ gia RoadCem-Rovo
(Công ty LSTW-Freiberg-Đức), phụ gia DZ333 (Tập đoàn Environmental
Choices Inc-Mỹ), phụ gia Consolid (Thụy Sỹ), phụ gia DB500 (Worldwise
Enterprises, Inc-Mỹ)…
Mỗi sản phẩm hóa cứng đất đều có những ưu và nhược điểm nhất định khi
sử dụng trên những loại đất khác nhau do những đặc điểm thổ nhưỡng riêng của
chúng. Không có sản phẩm nào có thể sử dụng tối ưu cho tất cả các loại đất. Ưu
điểm nổi bật của tất cả các sản phẩm này là sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại
chỗ (đất, đá), nhằm tăng cường tính chất vật liệu, các sản phẩm này kết hợp với
vật liệu vô cơ truyền thống như xi măng, cao lanh, vôi… với hàm lượng từ
3%÷10% và hàm lượng phụ gia hóa cứng từ 0,3÷5% tùy từng loại theo hướng
dẫn nhà sản xuất. Khi đó, đất được trộn đều với phụ gia, trải xuống nền đường
và được nén bằng xe lu. Những sản phẩm thương mại này có thể chia thành ba
loại theo cơ chế chủ yếu là cơ chế enzym, cơ chế ion và cơ chế polyme.
1.4.1.1 Theo cơ chế enzym

Sản phẩm có thể ở dạng đa enzym bằng việc sử dụng các xúc tác hữu cơ
khác nhau và có thể tự phân hủy. Sản phẩm dạng này có tác dụng trong việc
tăng mật độ đất, nâng cao khả năng chịu nén và giảm độ thẩm thấu của đất. Tuy
nhiên, thông tin thị trường về sản phẩm dạng này rất ít.
1.4.1.2. Theo cơ chế ion

Thông qua sự trao đổi cation trong khoáng sét. Sản phẩm dạng này thường
có chứa axit sulphuric, d-limonen (dầu cọ) hoặc lignin sulphonat (mù chuối),
chất hoạt động bề mặt, chất ức chế ăn mòn… Nguyên tắc hoạt động khi có mặt
chất phụ gia với đất sét được giải thích như sau: Trong đất sét luôn có 1 lớp
màng nước được hấp phụ trên bề mặt hạt đất. Khi đưa dung dịch chất phụ gia
vào đất sét, tính chất cơ lý của đất sẽ thay đổi nhờ các tương tác hóa học, hoặc
bằng sự trao đổi ion của màng nước hấp phụ với phân tử của chất phụ gia có tính
chất kỵ nước. Kết quả là sau quá trình nén chặt đất đã được trộn phụ gia, màng
nước trong đất có thể dễ dàng bị loại bỏ và thay thế nó bằng phân tử chất phụ

19
gia.

Hình 1.7. Cơ chế ion của phụ gia hóa cứng đất
Sản phẩm này có thể được sử dụng để cải thiện độ bền của đất, giảm tính
trương nở tự nhiên của đất sét, từ đó làm cho đất có độ đầm chặt hơn. Sản phẩm
được cho là hiệu quả trong việc xử lý đất có hàm lượng đất sét, đá vôi hoặc các
khoáng chất tự nhiên khác. Sản phẩm dạng này có thể kể đến như: DZ333 (Mỹ),
ECSS 3000 (Mỹ), Road King (Mỹ)… Tuy nhiên, chúng ít có hiệu quả với đất có
nồng độ cát cao hoặc độ dẻo nhỏ hơn 10. Vì vậy, việc sử dụng sản phẩm nhằm
mục đích gia cố cho các ụ đất của nhà kho sẽ bị hạn chế do các loại đất đắp cho
nhà kho rất đa dạng.
1.4.1.3. Theo cơ chế polyme

Đây là xu hướng sử dụng phổ biến nhất như phụ gia DB500 (Worldwise
Enterprises, Inc - Mỹ), phụ gia TS (Công ty TS - Việt Nam), Phụ gia RoadCem -
Rovo (Công ty LSTW - Freiberg - Đức)...
Các sản phẩm này thường được chế tạo trên cơ sở các loại polyme hữu cơ
trên cơ sở polyacrylat, polyvinylaxetat, copolyme của ethylen-vinyl axetat,
polyacrylamit như phụ gia DB 500, Phụ gia RoadCem... và polyme vô cơ trên
cơ sở Natri silicat như phụ gia TS.
Nhằm đảm bảo yếu tố thuận tiện, đơn giản trong quá trình thi công cũng
như các yêu cầu bảo vệ môi trường, chất phụ gia polyme thường được sử dụng ở
dạng phân tán trong dung dịch nước (hay còn gọi là latex hoặc nhũ tương). Hệ

20
phân tán nước - polyme là một hệ đa thành phần phức tạp bao gồm:
- Một hoặc vài chất ổn định giúp phụ gia polyme không bị vón cục
- Chất ổn định pH
- Chất làm đặc
- Chất giúp thấm ướt
- Chất chống oxi hóa
- Chất đóng rắn

 Cơ chế geopolyme vô cơ:


Geopolyme hay còn gọi là polyme vô cơ, có bản chất là một hợp chất hóa
học hoặc hỗn hợp của các hợp chất gồm các đơn vị lặp đi lặp lại. Ví dụ như
Siloxo (-Si-O-Si-O-), Sialat (-Si-O-Al-O-), Ferro-sialat (-Fe-O-Si-O-Al-O-Si-
O)... tạo ra thông qua quá trình geopolyme hóa [12,15,18]. Công thức tổng quát
của phân tử geopolyme được viết như sau:
Mn{-(SiO2)z-AlO2}n’.wH2O
Trong đó: M - kim loại như K, Na, Ca; n,n’ - mức độ trùng trưng của phản ứng;
z - có giá trị 1, 2, 3
Vật liệu geopolyme là một loại vật liệu rắn, được tổng hợp từ nguyên liệu
chứa aluminosilicat (thành phần chính là Al2O3 và SiO2) và một dung dịch kiềm
có nồng độ pH cao.
Như vậy để tổng hợp nên vật liệu geopolyme thì nguyên liệu ban đầu
thường ở dạng aluminosilicat nhằm cung cấp nguồn Si và Al cho quá trình
geopolyme hóa. Dung dịch kiềm gọi là chất kết dính kiềm hoạt hóa (chất kết
dính geopolyme), phổ biến nhất là các dung dịch NaOH, KOH và thủy tinh lỏng
Natri silicat nhằm tạo môi trường kiềm và thực hiện phản ứng geopolyme hóa.
Trong quá trình chế tạo, nước chỉ đóng vai trò tạo tính công tác, không tham gia
tạo cấu trúc geopolyme, không tham gia phản ứng hóa học và bị loại ra trong
quá trình bảo dưỡng và sấy (không giống như xi măng cần nước để thủy hóa)
[29,30,31].
Chất kết dính geopolyme có thể thay thế xi măng truyền thống, là vật liệu

21
thân thiện với môi trường, giảm khả năng gây hiệu ứng nhà kính lại có các tính
chất hóa học và đặc tính vật lý tốt như: tính chịu lửa, tính kháng axit chịu ăn
mòn hóa học tốt, độ bền nén uốn cao…
Nguồn vật liệu sử dụng cho các phản ứng là các vật liệu chứa nhiều nguyên
tố Nhôm (Al) và Silic (Si) có trong đất sét, cao lanh hay tro bay... Hầu hết các
nghiên cứu tiến hành đến nay chủ yếu là sử dụng dung dịch alkaline silicat để
hòa tan và hoạt hóa phản ứng geopolyme. Sản phẩm phản ứng tùy thuộc vào các
chất hoạt hóa và vật liệu ban đầu. Với vật liệu có chứa Si + Ca thì sản phẩm chủ
yếu là gen CSH, còn vật liệu có chứa Si + Al thì sản phẩm tạo ra là Zeolite
giống như polyme.
Các quá trình phản ứng tạo ra chất kết dính geopolyme diễn ra phức tạp, có
thể mô tả bằng những phương trình chính như sau:

Hình 1.8. Phương trình phản ứng tạo geopolyme


Phương trình thứ (1) có thể gọi là quá trình tan rã các nguyên tố Si và Al
vào trong dung dịch kiềm, từ đó sản phẩm tạo ra sẽ tiếp tục tác dụng với dung
dịch kiềm ở phương trình thứ (2) để tạo ra cấu trúc xương sống của phân tử
geopolyme. Các phần tử riêng lẻ là cấu trúc xương sống chất kết dính
geopolyme này sẽ tiếp tục thực hiện quá trình đa trùng ngưng tạo thành chuỗi vô
hạn liên kết với nhau tạo ra chất kết dính geopolyme hay polyme. Cấu trúc của
tinh thể geopolyme là cấu trúc vô định hình, không có hướng xác định và có tính
kết dính vật liệu khác.

 Cơ chế polyme hữu cơ:


Trong 50 năm trở lại đây, polyme tổng hợp được nghiên cứu ứng dụng
nhiều trong bê tông và xây dựng công trình giao thông. Kết quả nghiên cứu cho
thấy polyme cải thiện cấu trúc lỗ rỗng của vật liệu nhờ tương tác hóa học và khả

22
năng chèn đầy các lỗ rỗng và mao quản. Nhờ khả năng tạo màng của polyme,
nước được giữ lại trong bê tông và do đó giúp quá trình thủy hóa xi măng diễn
ra một cách thuận lợi hơn. Theo thời gian, cường độ của vật liệu góp phần cải
thiện hơn nữa cấu trúc của bê tông, tăng độ bền... Tùy theo các polyme khác
nhau được sử dụng theo cách khác nhau. Dù các polyme thuộc nhóm acrylic bền
hơn so với các polyme khác, xi măng Pooclăng thường được sử dụng cùng với
polyme để tăng tính chất của vật liệu.
Các hợp chất polyme và monome được khuyến cáo cần phải tương hợp tốt
với xi măng, không bị keo tụ riêng rẽ và chuyển thành trạng thái rắn chắc. Nói
cách khác, quá trình thủy hóa xi măng và hình thành pha polyme trong tổ hợp xi
măng-polyme. Sự tương tác của polyme với sản phẩm hydrat làm thay đổi cấu
trúc xi măng-polyme, làm thay đổi các tính chất của vật liệu đã được biến tính
so với bê tông thông thường. Trong số các hợp chất polyme và monome dùng
biến tính xi măng và bê tông thì nhóm polyme latex và polyme tan trong nước
được sử dụng phổ biến hơn cả [34]. Cơ chế quá trình hình thành cấu trúc của đá
xi măng được biến tính bằng latex polyme xảy ra qua một số giai đoạn như sau:
Đầu tiên các tiểu phân tử polyme phân tán trong nước hấp phụ lên bề mặt của
hạt xi măng. Quá trình thủy hóa xi măng làm giảm lượng nước các hạt polyme
do đó keo tụ lại. Xi măng tiếp tục lấy nước để hydrat hóa, pha polyme đã keo tụ
chuyển thành màng mỏng phân bố xen kẽ trên các sản phẩm hydrat. Màng
polyme phân bố trong xi măng có tác dụng ngăn cản sự hình thành vết nứt vi mô
(giảm ứng suất nội), đồng thời tăng cường liên kết bám dính giữa các thành phần
của tổ hợp vật liệu. Vì vậy, bê tông biến tính bằng polyme latex ưu việt hơn so
với vật liệu thông thường và chất lượng vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào bản chất,
thành phần polyme, tỷ lệ polyme so với xi măng và công nghệ tạo ra chúng.

23
Hình 1.9. Mô hình tạo thành polyme trong quá trình thủy hóa xi măng
Nghiên cứu tương tác của polyme trong và sau quá trình thủy hóa được tập
trung nghiên cứu vào sự tương tác của polyme với các sản phẩm của quá trình
thủy hóa xi măng Pooclăng là Ca(OH)2 và Hydro Canxi Silicat.
Sự tương tác giữa Ca(OH)2 và polyme:
Ca(OH)2 được tạo ra ngay sau khi cho nước vào xi măng Pooclăng. Vì vậy,
nghiên cứu khả năng tương tác của Ca(OH)2 với polyme có ý nghĩa quan trọng.
Các nghiên cứu chỉ ra sự tương tác của Ca(OH)2 với polyme styren-acrylic este
nhận thấy dạng nhựa mủ (latex) chứa các hạt nhỏ đường kính khoảng 0,1 µm
ảnh hưởng đến sự kết tinh của Ca(OH)2. Những hạt nhỏ này kết tủa trên bề mặt
của tinh thể và tạo thành một màng mỏng. Liên kết ion được hình thành giữa ion
Canxi và polycarboxylat, cải thiện độ bền liên kết giữa các hạt nhỏ.

Hình 1.10 Sự tạo liên kết ngang của polyme (a) ion Ca2+; (b) Hạt rắn
Ca(OH)2

24
Theo Maet, nghiên cứu tương tác giữa các polyme acrylic và xi măng cho
thấy rằng các phân tử polyme acrylic phản ứng hóa học với xi măng hydrat để
tạo thành một hợp chất. Hình 1.12 cho thấy phản ứng giữa Ca2+ và một chuỗi
polyme acrylic.

1.1.1.1 Hình 1.11. Phản ứng giữa chuỗi polyme acrylic và thủy hóa xi măng

1.4.2. Công nghệ truyền thống gia cố đất bằng xi măng

Hạt xi măng Pooclăng là một hợp chất bao gồm 4 thành phần chính tạo nên
sản phẩm hỗn hợp tạo độ bền chủ yếu [10,28]:
- Tricalcium Silicat (C3S - 3CaO.SiO2: khoáng Alit) khối lượng khoảng 55%.
- Dicalcium Silicat (C2S - 2CaO.SiO2: khoáng Belit) khối lượng khoảng 15%.
- Tricalcium Aluminat C3A - 3CaO.Al2O3 khối lượng khoảng 10%.
- Tetracalcium Alumino Ferrit C4AF (4CaO.Al2O3.Fe2O3: khoáng
Alumoferit canxi) khối lượng khoảng 8%.
Nguyên lý cơ bản của việc gia cố đất-xi măng sau khi trộn với đất sẽ sinh
ra một loạt các phản ứng hóa học rồi dần đóng rắn lại. Các phản ứng chủ yếu
của chúng là:
- Sự trao đổi cation
- Tái cấu trúc các hạt
- Thủy hóa xi măng

25
- Phản ứng Pozzolan
Xi măng Pooclăng có đầy đủ thành phần hóa học cần thiết để đạt được tất
cả bốn quy trình trên. Điều quan trọng nhất trong việc biến tính thành phần đất
sét là cung cấp đủ hàm lượng Canxi của các chất phụ gia.
Khi dùng xi măng gia cố đất, do lượng xi măng trộn vào đất rất ít, phản ứng
thủy giải và thủy hóa của xi măng hoàn toàn thực hiện trong môi trường có hoạt
tính nhất định, do đó tốc độ đóng rắn chậm và tác dụng phức tạp làm cho quá
trình tăng trưởng cường độ xi măng gia cố đất chậm.
1.4.2.1. Sự trao đổi ion

Độ dẻo của đất được xác định bởi hàm lượng khoáng sét có trong đất (ví dụ
như Montmorillonite). Những khoáng sét này tạo thành một cấu trúc tinh thể
gắn kết với nhau thông qua sự xắp sếp lớp tứ diện SiO4 và lớp bát diện MeO6
trong đó Me có thể là Al, Fe, Mg… Vì cấu trúc tinh thể của đất thường mang
điện tích âm, các cation và phân tử nước bị hút bởi các bề mặt tích điện âm để
trung hòa điện tích. Kết quả là sự tách bề mặt tích điện tạo thành lớp khuếch tán
“lớp điện kép”. Lớp điện kép này càng dày thì đất càng dẻo. Nếu đất có các
cation chịu trách nhiệm trung hòa có hóa trị một có trong khoáng sét như
Montmorillonite, ví dụ như Natri, Kali… thì đất sẽ dẻo. Để giảm tính dẻo, các
cation hóa trị, bề mặt của lớp điện kép phải được trao đổi điện tích để giảm
chiều dày và các cation hóa trị một trong lớp điện kép này dễ dàng trao đổi với
các cation khác. Xi măng Pooclăng có thể cung cấp đầy đủ hàm lượng ion Canxi
để thay thế các cation hóa trị một trên bề mặt. Quá trình trao đổi ion này diễn ra
trong nhiều giờ, thu hẹp khoảng cách lớp nước giữa các hạt đất sét và giảm độ
dẻo của đất.

26
Hình 1.12. Sựa trao đổi ion giữa các hạt đất sét và xi măng
1.4.2.2. Tái cấu trúc hạt đất

Sự tái cấu trúc lại các hạt đất biến tính là quá trình keo tụ - kết tụ, thay đổi
kết cấu của vật liệu từ dạng dẻo, mịn đến dạng hạt, dễ vụn. Thông qua sự trao
đổi cation, sự keo tụ là quá trình các hạt đất sét thay đổi sự sắp xếp tự cấu trúc
dãy song song tới sự định hướng cạnh đối mặt. Sự kết tụ là quá trình các liên kết
yếu tại phần bề mặt chung cạnh đối mặt của hạt đết sét, tạo thành hạt lớn hơn từ
các hạt bị tách ra và cải thiện kết cấu của hạt đất. Sự giảm kích thước của lớp
điện kép do trao đổi cation và cũng gia tăng ma sát bên trong của các hạt đất sét
do quá trình keo tụ và kết tụ, kết quả là giảm tính dẻo, tăng sức kháng cắt, cải
thiện cấu trúc. Giống với quá trình trao đổi cation, quá trình tái cấu trúc lại hạt
diễn ra vài giờ sau khi trộn.

Hình 1.13. Quá trình tái cấu trúc các hạt đất
1.4.2.3. Quá trình thủy hóa xi măng

Bốn thành phần chính của xi măng gồm C3S, C2S, C3A, C4AF tạo nên sản

27
phẩm hỗn hợp tạo độ bền chủ yếu. Khi nước trong lỗ rỗng của đất gặp xi măng,
thủy hóa xi măng xảy ra nhanh chóng và sản phẩm của sự thủy hóa chính yếu
ban đầu này là Hydrat calcium silicat (C3SHx, C3S2Hx - CSH), Hydrat calcium
aluminum (C3AHx, C3A2Hx - CAH) và Hidrocid vôi Ca(OH)2. Các chất này hoạt
động như keo, biến tính đất bằng cách ổn định các hạt sét thông qua sự hình
thành các liên kết đất - xi măng. Các liên kết này cải thiện sự biến tính của đất
bằng cách hình thành các hạt lớn hơn từ các hạt mịn. Quá trình xảy ra sau khi
trộn một hoặc nhiều ngày.
Phương trình thủy hóa xi măng diễn ra như sau:
2(3CaO.SiO2) + 6H2O = 3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2
(1-2)
2(2CaO.SiO2) + 4H2O = 3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2
(1-3)
4CaO.Al2O3.Fe2O3 + 10H2O +2Ca(OH)2 = 6CaO.Al2O3.Fe2O3.12H2O
(1-4)
3CaO.Al2O3 + 12H2O + 2Ca(OH)2= 6CaO.Al2O3.Ca(OH)2.12H2O (1-
5)
3CaO.Al2O3 + 10H2O + CaSO4.2H2O = 3CaO.Al2O3.CaSO4.12H2O (1-
6)
Hai phản ứng (1-2) và (1-3) những chất của chúng hợp thành từ 75% xi
măng Pooclăng, sự thủy hóa của hai loại Calcium silicat tạo ra những hợp chất
mới: Ca(OH)2 và tobermorit gel (CaO.SiO2.H2O). Những phần tử xi măng này
kết hợp với các hạt xi măng nằm kế bên với nhau trong suốt quá trình hóa cứng
để tạo thành hỗn hợp bộ khung bao quanh các hạt đất nguyên vẹn. Một phần của
Ca(OH)2 có thể kết hợp với các pha hydrat khác, chỉ có một phần được kết tinh.
Quy trình này diễn ra một ngày đến một tháng sau khi trộn.

28
Hình 1.14. Quá trình thủy hóa xi măng
1.4.2.4. Phản ứng Pozzolan

CaS + H2O C3S2Hx ( hydrated gel ) + Ca(OH)2 (1-7)


Ca(OH)2 Ca2+ + 2(OH)- (1-8)
Ca++ + 2(OH)- + SiO2 CSH (1-9)
Ca++ + 2(OH)- +Al2O3 CAH (1-10)
Khi pH < 12,6 thì phản ứng sau xảy ra:
C3S2Hx + H2O C2S2Hx + Ca(OH)2 (1-11)
Thủy hóa xi măng dẫn đến gia tăng độ pH của các lỗ rỗng, gây ra bởi sự
phân ly của Ca(OH)2. Các bazơ mạnh hòa tan các Silicat - (SiO3)2- và Aluminat -
(AlO2)-. Các Silica - SiO2 và Alumina - Al2O3 ngậm nước sau đó sẽ từ từ phản
ứng với các ion Canxi để tạo thành hợp chất không hòa tan. Phản ứng (1-9) được
gọi là phản ứng Puzzola. Hợp chất thủy hóa xi măng vẫn chưa được xác định rõ
ràng bởi công thức hóa học. Quá trình biến tính đất lần thứ hai được diễn ra khi
ion Canxi từ xi măng Pooclăng phản ứng với SiO2 và Al2O3 hòa tan từ đất sét
tạo thành CSH và CAH. Các phản ứng Pozzolan diễn ra chậm, qua nhiều tháng
và nhiều năm và tiếp tục tăng cường biến tính các hạt đất cũng như giảm độ dẻo,
cải thiện các liên kết.

29
Hình 1.15. Phản ứng Pozzolan
Trong quá trình thi công, việc trộn giữa xi măng - đất càng kỹ thì đất bị đập
vỡ càng nhỏ, cường độ sẽ càng cao. Nếu hàm lượng sét trong đất tăng thì số
lượng xi măng yêu cầu cũng tăng. Có thể đó là do với các hạt nhỏ thì diện tích
bề mặt lớn và lượng tiếp xúc giữa xi măng và các hạt đất sẽ tăng. Trường hợp
đất có hàm lượng hữu cơ cao, hàm lượng muối lớn - đặc biệt là muối sunphat,
muối Clo sẽ ngăn cản quá trình hydrat hóa của xi măng. Để khắc phục, xử lý đất
có hàm lượng muối lớn bằng cách tăng hàm lượng xi măng. Phản ứng Pozzolan
diễn ra chậm, qua hàng tháng hay hàng năm.

30
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM THIẾT KẾ HỖN HỢP
ĐẤT ĐẮP NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ BẰNG PHỤ GIA POLIME VÔ CƠ

2.1. Vật liệu thí nghiệm


Tiến hành thử nghiệm trên 2 mẫu đất (đất sét và đất đồi), một loại đất có
đặc tính cơ lý hóa không đảm bảo được các yêu cầu kĩ thuật theo tiêu chuẩn
TCVN 9436 – Nền đường ô tô , thí công và nghiệm thu, và một loại đất đảm bảo
được yêu cầu kĩ thuật .
Sử dụng xi măng PCB 40 Bút sơn để gia cố đất.
Phụ gia polyme vô cơ ( TS), Công ty TNH TS polyme, Việt Nam.
2.1.1 Đặc tính cơ lý hóa của đất
Đất theo các chỉ tiêu thí nghiệm sau:
TT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn thí nghiệm Số mẫu
1 Thành phần hạt TCVN 4198:2014 02
2 Khối lượng riêng TCVN 4195: 2012 02
3 Giới hạn chảy, giới hạn dẻo TCVN 4197: 2012 02
4 Chỉ số dẻo TCVN 4197: 2012 02
5 Độ pH TCVN 5979: 2007 02
6 Hàm lượng hữu cơ AASHTO T267 - 86 02
7 Muối hòa tan Phụ lục D – TCVN 9436:2012 02
8 Chỉ số nhóm , phân loại đất AASHTO M145 - 91 02
9 KLTT khô max, độ ẩm tối ưu. 22TCN 333 - 06 02
10 Sức chịu tải CBR 22 TCN 332 - 06 02
2.1.1.1 Quy trình tiến hành thí nghiệm
* Thí nghiệm thành phần hạt
Đất được lấy về từ hiện trường đem hong khô gió hoặc sấy. Lấy khoảng
2000 g đem tiến hành thử nghiệm.
Cho mẫu thí nghiệm vào cối, dùng chày có đầu bọc cao su để nghiền đất rồi
sàng qua sàng 10 mm. Tiếp tục cho phần hạt thô trên sàng 10 mm vào cối,
nghiền rồi lại cho qua sàng 10 mm để sàng. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi các

31
hạt trên sàng đã sạch, phải đảm bảo không còn hạt bụi, hạt sét bám vào bề mặt
hạt to. Phần đất lọt sàng 10 mm cho vào khay hoặc chậu thích hợp, đổ nước sạch
vào, khuấy đều rồi ngâm mẫu với thời gian ngâm khoảng 1 giờ.
Mẫu đất sau khi ngâm được sàng qua sàng 2 mm trong một chậu nước
sạch, dùng quả lê cao su hoặc bình phun tia để hỗ trợ cho việc làm sạch các hạt
trên sàng. Dung dịch đất lọt sàng 2 mm được khuấy đục rồi lọc qua sàng 0,1
mm.
Phần dung dịch đất lọt sàng 0,1mm để lắng, gạn bỏ nước trong ở trên, phần
đất lắng ở dưới đựng vào dụng cụ thích hợp để sấy cùng với các phần hạt trên
sàng 10 mm, sàng 2 mm, sàng 0,1 mm, với nhiệt độ (105  5) 0 C.
Sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi, các phần đất được làm nguội
bằng bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng. Dùng cân thích hợp để cân khối
lượng của phần đất lọt sàng 0,1 mm chính xác đến 0,1 g.
Phần đất trên sàng 2 mm đem rây sàng qua sàng 5 mm. Phần đất trên sàng
0,1 mm đem sàng qua các sàng 1 mm, 0,5 m
m, 0,25 mm. Phần đất trên sàng 10 mm thì tùy thuộc vào kích thước hạt cụ
thể của từng mẫu đất mà sàng qua các sàng có kích thước lỗ từ 20 mm, 40 mm
,v,v,…; Cân khối lượng các nhóm hạt trên các cỡ sàng chính xác đến 0,1 g.
Bảng.... Kết quả phần tích thành phần hạt

Mẫu 1 Mẫu 2
Sàng (mm)
Lượng lọt sàng (%)
10 100 100
5 99,8 100
2 99,63 100
1 88,8 99,2
0,425 75,3 95,21
0,075 33,9 82,31
đáy 0 0

* Thí nghiệm xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo, chỉ số dẻo

32
Nếu mẫu đất đã được hong khô trong điều kiện tự nhiên, dùng phương
pháp chia tư để lấy khoảng 300 g đất, loại bỏ các di tích thực vật lớn hơn 1 mm
rồi cho vào cối sứ và dùng chày có đầu bọc cao su để nghiền nhỏ. Cho đất đã
nghiền qua rây 1 mm và loại bỏ phần ở trên rây. Đưa đất lọt qua rây đựng vào
bát, rót nước cất (hoặc nước ngầm ở nơi lấy mẫu) vào bát đựng đất, dùng dao
con trộn đều cho đến trạng thái như hồ đặc. Sau đó, đặt mẫu thí nghiệm vào bình
thuỷ tinh, đậy kín trong khoảng thời gian không ít hơn 2 h trước khi đem thí
nghiệm.
Nếu là đất ẩm ướt tự nhiên, lấy khoảng 150 cm³ cho vào bát, nhào kĩ. Có
thể dùng tay nhặt bỏ phần hạt và tàn tích thực vật có đường kính lớn hơn 1 mm
hoặc dùng rây 1 mm để loại trừ.Sau đó, đặt mẫu đất vào bình thuỷ tinh đậy kín
trong khoảng thời gian không ít hơn 2 h trước khi đem thí nghiệm
* Xác định giới hạn dẻo
Dùng dao con nhào kỹ mẫu đất đã được chuẩn bị với nước cất. Sau đó lấy
một ít đất và dùng mặt phẳng trong lòng bàn tay hoặc các đầu ngón tay lăn đất
nhẹ nhàng trên kính nhám (hoặc vật thể hút nước) cho đến khi thành que tròn có
đường kính bằng 3 mm.
Nếu với đường kính đó, que đất vẫn còn giữ được liên kết và tính dẻo, thì
đem vê nó thành hòn và tiếp tục lăn đến chừng nào que đất đạt đường kính 3
mm, nhưng bắt đầu bị rạn nứt ngang và tự nó gãy ra thành những đoạn nhỏ dài
khoảng 3 mm đến 10 mm.
Ngay sau khi khối lượng đất trong hộp đạt tối thiểu 10 g, tiến hành xác định
độ ẩm của đất trong hộp (theo TCVN 4196:2012). Kết quả tính toán được biểu
diễn bằng phần trăm, với độ chính xác đến 0,1 %.
* Xác định giới hạn chảy
Dùng dao nhào kỹ lại và lấy một ít cho vào khuôn hình trụ. Trong quá trình
cho vào khuôn nên chia đất thành từng lớp và gõ nhẹ khuôn lên một mặt đàn hồi
để tránh phát sinh trong vữa đất những hốc nhỏ chứa không khí. Sau khi nhồi
đầy đất vào khuôn, dùng dao gạt bằng mặt mẫu đất với mép khuôn (không gạt
nhiều lần qua lại).

33
Đặt khuôn đựng mẫu đất lên giá gỗ và đưa quả dọi thăng bằng hình nón lên
mặt mẫu đất đựng trong khuôn, sao cho mũi nhọn hình nón vừa chạm bề mặt
mẫu đất; thả dụng cụ hình nón để nó tự lún vào trong đất dưới tác dụng của
trọng lượng bản thân, sau 10 s mà hình nón lún vào vữa đất đúng 10 mm, thì độ
ẩm của đất đã đạt đến giới hạn chảy. Dùng dao lấy trong khuôn một khối lượng
đất không ít hơn 10 g và cho vào hộp nhôm hoặc cốc thuỷ tinh có nắp để xác
định độ ẩm.

trong đó:

WL là giới hạn chảy của đất, tính bằng phần trăm (%);

m1 là khối lượng đất ẩm và hộp nhôm hoặc cốc thuỷ tinh có nắp (g);

m2 là khối lượng đất khô và hộp nhôm hoặc cốc thuỷ tinh có nắp (g);

m là khối lượng của hộp nhôm hoặc cốc thuỷ tinh có nắp, tính bằng gam
(g);

Bảng.....Kết quả xác định giới hạn chảy, dẻo , chỉ số dẻo

Mẫu đất (1) Mẫu đất (2)

Giới hạn Giới hạn Chỉ số dẻo Giới hạn Giới hạn Chỉ số dẻo
dẻo Wp (%) chảy WP dẻo Wp (%) chảy WP
Ip Ip
(%) (%)
20,43 39,71 19,28 26,56 61,65 35,09

* Phân loại đất và chỉ số nhóm GI của 2 mẫu đất.


Từ 2 thí nghiệm xác định thành phần hạt và giới hạn chảy, giới hạn dẻo. Ta
có các tham số như sau:
F1 = 33,9 ( phần trăm lọt qua sàng 0,075 mm của mẫu đất 1).
F2 = 82,31 ( phần trăm lọt qua sàng 0,075 mm của mẫu đất 2).
WL1 = 39,71 Giới hạn chảy của mẫu 1

34
WL2 = 61,65 Giới hạn chảy của mẫu 2
Ip1 = 19,28 Chỉ số dẻo của mẫu 1
Ip2 = 32,09 Chỉ số dẻo của mẫu 2
GI1=(33,9-35)*[0,2+0,005*(39,71-40)]+0,01*(33,9-15)(19,28-35)= 2
GI2=(82,31-35)*[0,2+0,005*(61,65-40)]+0,01*(62,31-15)(35,09 -35)= 29
Áp dụng bảng 3 và bảng 4 tại mục 1.2 phân loại đất . Ta có thể phân loại 2
mẫu đất trên như sau:
Mẫu 1 thuộc nhóm đất A-2-6 (2):
Nhóm này gồm sự thay đổi rộng của vật liệu “dạng hạt” mà đường ranh
giới giữa vật liệu thuộc nhóm A-1 và A-3 và vật liệu sét –bùn của Nhóm A-4, A-
5, A-6 và A-7. Nó gồm tất cả các vật liệu có 35% hoặc ít hơn lọt qua sàng 75
m (No. 200) mà không được phân loại như nhóm A-1 hoặc A3, do hàm lượng
hạt mịn hoặc tính dẻo hoặc cả hai, vượt quá hạn chế của nhóm này. Phụ nhóm
A-2-6 và A-2-7 gồm vật liệu giống như được mô tả trong Phụ nhóm A-2-4 và A-
2-5 ngoại trừ phần hạt mịn chứa sét dẻo có đặc tính của nhóm A-6 hoặc A-7.
Mẫu 2 thuộc nhóm A-7-6 (29):
Vật liệu điển hình của nhóm này giống như được mô tả trong nhóm A-6,
ngoại trừ vật liệu có đặc trưng giới hạn chảy cao của nhóm A-5 và có thể có tính
dẻo ngay khi phải chịu thay đổi thể tích lớn. Phụ nhóm A-7-6 bao gồm các vật
liệu này có chỉ số dẻo cao liên quan đến giới hạn chảy và chịu sự thay đổi thể
tích rất lớn.
*Xác định lượng hữu cơ
Xác định hàm lượng hữu cơ bằng phương pháp lò nung AASHTO T267-
86, mẫu được sấy khô đến khối lượng không đổi 105oC và sàng qua sàng 2 mm,
lấy khoảng 100g làm mẫu đại diện. Dùng phương pháp chia tư rút gọn mẫu, lấy
khoảng 10-40 g để thí nghiệm.
Cho mẫu vào tủ nung ở nhiệt độ 455oC duy trì trong thời gian 6 giờ.
Mẫu sau khi được nung xong, để nguội đên nhiệt độ phòng và đem cân để
xác định khối lượng tổn thất trước khi nung và sau khi nung.

35
Hàm lượng hữu cơ được tính theo % của khối lượng đất khô và xác định
theo công thức sau:
Phần trăm lượng hữu cơ = (A-B)/(A-C) x 100
Trong đó:
A : khối lượng của cả đất khô và hộp chịu nhiệt hoặc đĩa trước khi nung (g)
cân chính xác đến 0,01 (g).
B = khối lượng của cả đất khô và hộp chịu nhiệt hoặc đĩa sau khi nung; C =
khối lượng của hộp chịu nhiệt hoặc đĩa cân đến 0,01 g.
Bảng … Kết quả thí nghiệm hàm lượng hữu cơ

Hàm lượng hữu cơ %

Mẫu 1 (A-2-6) Mẫu 2 (A-7-6)

1,28 3,78

*Xác định hàm lượng muỗi dễ hòa tan:


Khi chưng cạn dung dịch lọc các muối dễ hòa tan được kết tinh lại, tiếp đó
đem sấy khô ở 100oC – 105oC rồi cân thì sẽ xác định được tổng lượng muối dễ
hòa tan trong đất.
Cân 200g đất trong không khí (đất đã nghiền nhỏ rây qua mắt rây 1 mm
nhặt hết rễ cây và xác hữu cơ rồi sấy khô ở 105oC và để nguội trong không khí)
cho vào chai thủy tinh 500 ml có miệng hẹp.
Lấy 500 ml nước cất đã đun sôi còn ấm đổ vào chai đã có đất nói trên
(nước cất phải đun sôi để thải khí CO2). Nút chặt nút chai và lắc đều trong 30
phút.
Hút 50 ml (hoặc 25 ml) dung dịch lọc cho vào cốc mỏ (đã biết khối lượng
cốc). Đặt cốc lên bếp cách thủy và chưng cho đến khi cạn khô. Nếu cặn có màu
vàng hay đen tức là đất có lẫn hữu cơ đã hòa tan, lúc đó nhỏ vài giọt dung dịch
H2O2 10% cho ướt đều rồi lại đem chưng cạn. Khi nào cặn có mầu trắng thì
ngừng việc xử lý (ngừng nhỏ) bằng H2O2.
Cho cốc mẫu và tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 100oC – 105oC trong 1 h đến 2 h

36
rồi làm nguội đến nhiệt độ bình thường trong bình hút ẩm và đem cân khối
lượng mẫu.
Sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 100oC – 105oC trong vòng 0,5 h để nguội và
cân cho đến khi khối lượng cốc mẫu không thay đổi nữa là được.
Tính toán tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất A (g/100g đất khô) được
tính theo biểu thức

G1  G0 V
A . .K
G V1

Trong đó:
G0: khối lượng cốc không (g);
G1: khối lượng cốc và cặn sau khi sấy khô (g);
G: khối lượng toàn bộ mẫu đất dùng để pha dung dịch lọc (g);
V: thể tích toàn bộ dung dịch lọc (ml);
V1: thể tích dung dịch lọc đem thí nghiệm (ml);
K: hệ số khô biệt của đất xác định theo
100
K
100  W

Trong đó:
W (%) là độ ẩm của mẫu đất để nguội trong không khí (độ ẩm đất khô để
trong không khí).

Bảng…..Kết quả thí nghiệm hàm lương muối dễ hòa tan

Hàm lượng muối dễ hòa tan %

Mẫu 1 (A-2-6) Mẫu 2 (A-7-6)

0,06 0,12

* Xác định khối lượng riêng


Đất để thí nghiệm được hong khô gió rồi đem nghiền sơ bộ cho tơi vụn.

37
Bằng phương pháp chia tư, lấy khoảng 100 g đến 200 g đất cho vào cối sứ hoặc
cối đồng và dùng chày sứ hoặc chày đồng (đối với đất chứa dăm sạn), nghiền
nhỏ. Đem đất đã nghiền cho qua rây N°2; phần còn lại trên rây tiếp tục làm như
trên.
Sau khi tất cả đất đã lọt qua rây N°2, lấy khoảng 15 g, dùng phễu nhỏ cho
vào bình tỷ trọng có dung tích 100 cm³, đã biết trước khối lượng và đã được sấy
khô, để xác định khối lượng riêng. Đồng thời, cũng lấy đất dưới rây cho vào hai
cốc nhỏ để xác định độ hút ẩm của đất.
Cân để xác định khối lượng của bình tỷ trọng đang đựng đất, đem trừ đi
khối lượng của bình, được khối lượng của đất ở trạng thái khô gió (m1).
Khối lượng của đất khô tuyệt đối (m0) trong bình được tính bằng gam (g)
theo công thức (1):
m1
m0  (1)
1  0, 01 wh

trong đó:
m1 là khối lượng của mẫu đất thử ở trạng thái khô gió, tính bằng gam (g);
wh là lượng hút ẩm của đất, tính bằng phần trăm (%).
Để không khí thoát ra khỏi đất, phải đổ nước cất vào khoảng một nửa thể
tích bình tỷ trọng, giữ bình trong tay, lắc đều, rồi đặt bình trên bếp cát, đun sôi.
Thời gian đun sôi (kể từ lúc bắt đầu sôi) là 30 phút đối với đất cát và cát pha; 1 h
đối với đất sét và sét pha.
Không được để sôi trào đất ra ngoài miệng bình. Nếu khi sôi tạo ra nhiều
bọt quá, thì hạ nhiệt độ bếp cát xuống.
Sau khi đun xong, tiếp tục đổ nước cất (đã được đun sôi kỹ) vào bình tỷ
trọng cho đến vạch và làm nguội huyền phù (nước và đất) trong bình đến nhiệt
độ phòng (có thể đặt bình đựng huyền phù vào trong chậu nước hoặc thiết bị ổn
nhiệt).
Đo nhiệt độ của huyền phù trong bình tỷ trọng với độ chính xác đến 0,5 °C.
Hiệu chỉnh vị trí mặt cong bằng cách dùng ống nhỏ giọt thêm nước cất (đã đun

38
sôi và có cùng nhiệt độ với huyền phù) vào trong bình cho đến vạch chuẩn.
Trường hợp dùng bình tỷ trọng có ống mao dẫn trong nút đậy thì đổ thêm nước
cất có cùng nhiệt độ với huyền phù đến nửa cổ bình, rồi đậy nút lại; nước sẽ theo
ống mao dẫn trào ra ngoài và mặt cong chuẩn sẽ nằm trên đỉnh của ống mao
dẫn. Kiểm tra xem có bọt khí dưới nút hay không, bằng cách nghiêng bình một
góc nhỏ, nếu có bọt khí thì tháo nút ra, thêm nước vào bình và đậy lại.
Dùng khăn bông khô (hoặc giấy thấm) lau thật khô bình và mép trên của cổ
bình, rồi cân để xác định khối lượng của bình chứa đầy huyền phù (m2) bằng
cách cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01 g.
Đổ huyền phù ra và rửa sạch bình, sau đó cho nước cất đã đun sôi vào bình
và làm nguội trong chậu nước hoặc thiết bị ổn nhiệt đến nhiệt độ của huyền phù.
Cân để xác định khối lượng của bình chứa đầy nước (m3) trên cân kỹ thuật.
Khối lượng riêng của đất (ρ), tính bằng gam trên xentimét khối (g/cm³),
được tính toán theo công thức (3) sau đây:
m0
p  pn (3)
m0  m3  m2

trong đó:
m0 là Khối lượng của đất khô tuyệt đối trong bình, tính bằng gam (g);
m2 là khối lượng bình tỷ trọng chứa đầy nước và đất, tính bằng gam (g); m3
là khối lượng bình tỷ trọng chứa đầy nước, tính bằng gam (g);
ρn là khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ tiến hành thí nghiệm, tính bằng
gam trên xentimét khối (g/cm³).
Kết quả được tính toán đến độ chính xác 0,01 g/cm³.
Bảng……. kết quả thí nghiệm khối lượng riêng của mẫu đất

Khối lượng riêng của mẫu đất (g/cm3)

Mẫu 1 (A-2-6) Mẫu 2 (A-7-6)

2,712 2,682

* Xác độ ẩm tối ưu của đất (Wtu,) KLTT khô lớn nhất (Ɣkmax)

39
Lựa chọn phương pháp đầm nén tiêu chuẩn (I-D) đối với 2 loại đất.

Phương pháp đầm nén


Đầm nén tiêu Đầm nén cải tiến
chuẩn
(Phương pháp II)
(Phương pháp I)
TT Thông số kỹ thuật - Chầy đầm: 4,54
- Chầy đầm: 2,5kg kg

- Chiều cao rơi:P - Chiều cao rơi:


305mm 457mm
Cối nhỏ Cối lớn Cối nhỏ Cối lớn
1 Ký hiệu phương pháp I-A I-D II-A II-D
Đường kính trong của cối đầm, 101,6 152,4 101,6 152,4
2
mm
3 Chiều cao cối đầm, mm 116,43
4 Cỡ hạt lớn nhất khi đầm, mm 4,75 19,0 4,75 19,0
5 Số lớp đầm 3 3 5 5
6 Số chày đầm/lớp 25 56 25 56
Khối lượng mẫu xác định độ 100 500 100 500
7
ẩm, g
Mẫu đất được hong khô, phơi hoặc sấy , sau đó dùng dụng cụ để đập và
nghiền sơ bộ mẫu, sàng loại bỏ hạt quá cỡ qua sàng 19 mm. Tính hàm lượng hạt
trên sàng 19 mm.
Lấy phần hạt tiêu chuẩn dưới sàng để tiến hành thí nghiệm
Chia làm 5 phần mẫu mỗi phần 7kg, sau đó phối trộn 5 độ ẩm khác nhau
với từng mẫu lần lượt như sau: W1; W2; W3; W4; W5 .Ủ mẫu trong khoảng thời
gian 4 giờ.

40
Tiến hành đầm mẫu thí nghiệm theo số lớp và số chày đầm quy định cho
từng phương pháp.
Xác định độ ẩm, khối lượng thể tích khô của 5 mẫu lần lượt như sau:
W1; W2; W3; W4; W5; Ɣ1; Ɣ2; Ɣ3; Ɣ4; Ɣ5.
Nếu lượng hạt trên sàng vượt quá 5% thi phải tiến hành hiện chinh KLTT
khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu theo phụ lục B tiêu chuẩn 22TCN333-06.
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn

Ký hiệu mẫu Độ ẩm tối ưu Wop % KLTT khô max Ɣkmax (g/cm3)

Mẫu 1 (A-2-6) 21,73 1,637

Mẫu 2 (A-7-6) 15,59 1,767

* Xác định độ trương nở và chỉ số CBR


CBR là tỷ số giữa áp lực nén trên mẫu thí nghiệm và áp lực nén của mẫu
tiêu chuẩn ứng với cùng một chiều sâu ép lún quy định.
Việc thí nghiệm xác định CBR của vật liệu được tiến hành trên tổ mẫu ( 3
mẫu ) đã được đầm nén ở độ ẩm tốt nhất tương ứng với phương pháp đầm nén
quy định. Chỉ số CBR của vật liệu thí nghiệm được xác định tương ứng với độ
chặt đầm nén K quy định.
Mẫu được hong khô hoặc sấy , sàng vật liệu qua sàng 19 mm lấy phần hạt
dưới sàng khoảng 25 kg phối với độ ẩm tối ưu đã thí nghiệm. ủ mẫu theo thời
gian quy định.
Chia mẫu thành 3 phần bằng nhau, tiến hành đầm mẫu theo phương pháp
đầm nén đã lựa chọn ở thí nghiệm đầm nén trong phòng thí nghiệm, cụ thể ở đây
là phương pháp I-D ( 56 chày và 3 lớp ). Mẫu 1 đầm 10 chày/ lớp , mẫu 2 đầm
30 chày/ lớp, mẫu 3 đầm 65 chày/ lớp.
Xác định độ ẩm và khối lượng thể tích khô tính độ chặt K từng mẫu.
Tiến hành lắp tấm tải 4,54 kg và đồng hồ đo trương nở mẫu, ngâm mẫu
trong bể nước trong thời gian 4 ngày/đêm. Xác định độ trương nở của mẫu đất
như sau:

41
S1  S 2
Độ trương nở (%)  100
H

Trong đó:
S1 là số đọc trên đồng hồ thiên phân kế trước khi ngâm mẫu, mm;
S2 là số đọc trên đồng hồ thiên phân kế sau khi ngâm mẫu, mm;
H là chiều cao mẫu trước khi ngâm 116,43 mm.
Lấy mẫu ra khỏi bê nước, nghiêng cối để tháo nước trên bề mặt mẫu trong
vòng 15 phút. Sau đó tiến hành thí nghiệm xuyên CBR trên máy CBR với tốc độ
1,27 mm/ phút.
Gia tải trước 1 lực 44 N trước khi xuyên, đọc giá trị lực tại các chiều sâu
xuyên như sau: 0,64; 1,27; 1,91; 2,54; 3,75; 5,08 và 7,62 mm
Tính giá trị CBR tại 2 chiều sau 2,54 và 5,08 mm. Nếu CBR1 > CBR2 thì
nhận giá trị CBR1. Nếu CBR2 > CBR1 thì làm lại thí nghiệm để lấy giá trị CBR
lớn hơn.
P1
CBR1 (%)  100
69

P2
CBR2 (%)  100
103

Trong đó:
CBR1 là giá trị CBR tính với chiều sâu ép lún 2,54 mm
CBR2 là giá trị CBR tính với chiều sâu ép lún 5,08 mm
P1 là áp lực nén trên mẫu thí nghiệm ứng với chiều sâu ép lún 2,54 mm
(daN/cm2)
P2 là áp lực nén trên mẫu thí nghiệm ứng với chiều sâu ép lún 5,08 mm
(daN/cm2)
69: là áp lực nén tiêu chuẩn ứng với chiều sâu ép lún 2,54 mm (daN/cm2)
103: là áp lực nén tiêu chuẩn ứng với chiều sâu ép lún 5,08 mm (daN/cm2)
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm độ trương nở và CBR

Chỉ tiêu Mẫu 1 (A-2-6) Mẫu 2 (A-7-6)

42
Độ trương nở 4 ngày/ đêm 1,77% 5,49%
Độ trương nở 7 ngày/ đêm 1,77% 5,63%
Chỉ số CBR tại K90 16,45% 2,02%
Chỉ số CBR tại K95 19,63% 2,34%
Chỉ số CBR tại K98 24,48% 3,61%

2.1.1.1 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý hóa của đất.

Kết quả thí nghiệm


Ký Đơn
TT Chỉ tiêu
hiệu vị Mẫu 1 Mẫu 2

1 Thành phần hạt P %

Sàng 10 mm % 100 100

Sàng 5 mm % 99,8 100

Sàng 2 mm % 99,63 100

Sàng 1 mm % 88,8 99,2

Sàng 0,425 mm % 75,3 95,21

Sàng 0,075 mm % 33,9 82,31

đáy 0 0

2 Giới hạn chảy dẻo

Giới hạn dẻo Wp % 20,43 29,56

Giới hạn chảy WL % 39,71 61,65

Chỉ số dẻo Ip 19,28 32,09

3 Hàm lượng hữu cơ POM % 1,28 3,78

4 Hàm lượng muối hòa tan Pm % 0,06 0,12

5 Khối lượng riêng ɣr (g/cm3) 2,712 2,682

6 Khối lượng thể tích khô lớn nhất ɣkmax (g/cm3) 1,637 1,767

7 Độ ẩm tối ưu Wop % 21,73 15,59

8 Độ trương nở % 1,12 4,56

43
9 Chỉ số CBR CBR %

Tại K90 16,45 2,02

Tại K95 19,63 2,34

Tại K98 24,48 3,61

Nhận xét:

Từ các kết quả trên ta có nhận xét như sau:

Mẫu đất 1 là loại đất có các chỉ tiêu cơ lý hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kĩ
thuật TCVN 9436: 2012 để làm lớp nền đường ô tô.

Mẫu đẩt 2 là loại đất có các chỉ tiêu cơ lý về độ trương nở, giới hạn chảy
dẻo, thuộc nhóm đất không sử dụng làm nền đường ô tô.

Với các tính chất cơ lý hóa của mẫu đất số 2, chúng ta có thể tiến hành xử
lý bằng phương pháp phụ gia polyme và xi măng để so sánh các chỉ tiêu kĩ thuật
với mẫu đất số 1 đất sử dụng đắp nền đường ô tô.

2.1.2 Xi măng

Xi măng được dùng để trộn mẫu gia cố đất là loại xi măng Pooc lăng hỗn
hợp thương phẩm Vicem Bút Sơn PCB 40 sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN. Kết
quả thí nghiệm tính chất cơ lý của xi măng ở bảng….

Bảng…..- kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của xi măng Bút Sơn PCB 40

Yêu cầu
Kết Phương pháp
TT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị TCVN
quả thử
6260:2009

1 Khối lượng riêng (g/cm3) 3,12 TCVN 4030:2003

2 Độ nghiền mịn TCVN 4030:2003

Lượng sót sàng 0,09


% 1,5 ≤ 10 TCVN 4030:2003
mm

Bề mặt riêng cm2/g 3360 ≥ 2800 TCVN 4030:2003

44
3 Độ dẻo tiêu chuẩn % 28,76 TCVN 4030:2003

4 Độ ổn định thể tích mm 1,2 ≤ 10 TCVN 6017:2015

Thời gian đông kết TCVN 6017:2015

5 Bắt đầu phút 135 ≥ 45 phút TCVN 6017:2015

Kết thúc phút 215 ≤ 420 phút TCVN 6017:2015

Cường độ chịu nén N/mm2 TCVN 6016:2011

6 3 ngày 23,6 ≥ 18 Mpa TCVN 6016:2011

28 ngày 41,3 ≥ 40 Mpa TCVN 6016:2011

2.1.3 Phụ gia polyme vô cơ

Để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của phụ gia polyme sử dụng các phương
pháp được trình bày tại bảng ….. Các phương pháp đo được thực hiện tại Phòng
thí nghiệm Vilas 938.
Bảng ….. Các phương pháp xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật của phụ gia
polyme
TT Chỉ tiêu Phương pháp thử nghiệm
1 Ngoại quan Bằng mắt thường
Độ nhớt trên thiết bị VZ-246, đường kính
2 TCVN 2092:2008
lỗ 4 mm ở nhiệt độ (20±5) oC, giây
3 Khối lượng riêng ở (20±5) oC, g/ml TCVN 10237-1:2013
Hàm lượng chất không bay hơi ở (105±2)
4 TCVN 10519:2014
o
C, %
5 pH TCVN 6492:2011
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của hai loại phụ gia (polyme vô cơ)
thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả đo các chỉ tiêu kỹ thuật của phụ gia polyme vô cơ
Phương pháp thử Phụ gia polyme
TT Chỉ tiêu
nghiệm vô cơ

45
Chất lỏng nhớt,
1 Ngoại quan
màu nâu đậm
Độ nhớt trên thiết bị VZ-246, đường kính lỗ
2 TCVN 2092:2008 14,34
4 mm ở nhiệt độ (20±5) oC, giây
TCVN 10237-
3 Khối lượng riêng ở (20±5) oC, g/ml 1,36
1:2013
Hàm lượng chất không bay hơi ở (105±2) TCVN
4 51,5
o
C, % 10519:2014
5 pH TCVN 6492:2011 13,2

Phụ gia polyme vô cơ Phụ gia polyme hữu cơ

Hình 3.1. Hình ảnh ngoại quan phụ gia polyme vô cơ


Kết quả tại bảng 3.2 cho thấy phụ gia Polyme có tính kiềm. Điều này cũng
phù hợp với công bố của nhà sản xuất do thành phần chính của phụ gia polyme
là Natri Silicat.

2.2. Thiết kế hỗn hợp đất gia cố phụ gia polime vô cơ
2.2.1 Cơ sở lựa chọn phương án tỷ lệ xi măng và phụ gia trộn với đất

Dựa trên tỷ lệ phối trộn do nhà cung cấp đề xuất để tham khảo và tiêu
chuẩn kĩ thuật TCVN 10379: 2014 “ Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa
chất hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - thi công và
nghiệm thu”. Để lựa chọn tỷ lệ chất phụ gia polyme gia cố 2 loại đất ( Đất có chỉ
số nhóm GI<20 và đất có chỉ số nhóm GI > 20).
Xây dựng được các mối tương quan giữa các chỉ tiêu vật lý, cơ học ( Đầm
nén trong phòng, độ trương nở, CBR, bền nén …) với sự thay đổi của hàm

46
lượng phụ gia, hàm lượng xi măng phối trộn để từ đó lựa chọn được tỷ lệ tối ưu
X-PG.
Đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của hàm lượng tối ưu phụ gia – xi măng -
đất so với các yêu cầu kĩ thuật “ TCVN 9436:2012 – Nghiệm thu nền đường ô
tô” ; TCVN 10379: 2014 “ Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc
gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - thi công và nghiệm thu” từ
đó là cơ sở để có những đánh giá ban đầu về phạm vi áp dụng của vật liệu gia cố
polyme cho công trình giao thông tại Việt Nam.

2.2.2 Tỷ lệ trộn X-PG

Theo khuyến nghị của nhà sản xuất, phụ gia TS được sử dụng cho các công
trình cầu đường được phối trộn theo tỷ lệ (0,2÷1)% TS và (4÷15)% xi măng so
với 100 kg đất khô. Do phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ nên chỉ tiến
hành khảo sát trên một số hàm lượng phối trộn tham khảo tại các đề tài khoa học
khác, dưới đây làm hàm lượng khảo sát tỷ lệ tối ưu cho hai loại phụ gia.

TT Đối với đất (A-7-6) chỉ số nhómGI > 20 Đối với đất (A-2-6) chỉ số nhóm GI < 20

1 5% XM + 0,3% PG 0,5% PG + 3% XM 5% XM + 0,3% PG 0,5% PG + 3% XM


2 5% XM + 0,5% PG 0,5% PG + 5% XM 5% XM + 0,5% PG 0,5% PG + 5% XM
3 5% XM + 0,7% PG 0,5% PG + 7% XM 5% XM + 0,7% PG 0,5% PG + 7% XM
4 5% XM + 0,9% PG 0,5% PG + 9% XM 5% XM + 0,9% PG 0,5% PG + 9% XM
5 5% XM + 1,1% PG 0,5% PG + 11% XM 5% XM + 1,1% PG 0,5% PG + 11% XM

Bảng …. Khối lượng mẫu thí nghiệm


Số
Tiêu chuẩn áp
TT Chỉ tiêu thí nghiệm lượng Ghi chú
dụng
mẫu
5 cối đầm nén
Thí nghiệm đầm nén đất trong 20 tổ
1 22 TCN 333-06 /1 mẫu hỗn
phòng thí nghiệm mẫu
hợp

47
2 Thí nghiệm trưởng nở 22 TCN 332-06 20 mẫu xác định độ
trương nở mẫu
Ngâm trương nở 4 ngày 20 mẫu
tại độ chặt
Ngâm trương nở 7 ngày 20 mẫu K98

xác định sức


Thí nghiệm xác định sức chịu chịu tải của
3 22 TCN 332-06 20 mẫu
tải CBR mẫu tại độ
chặt K98
Xác định độ
bền nén của
4 Độ bền nén ASTM D1633
mẫu tại độ
chặt K98

Độ bền nén 7 ngày 60 mẫu

Độ bền nén 28 ngày 60 mẫu

2.3. Quy hoạch thực nghiệm và quy trình thí nghiệm

2.3.1 Quy hoạch thực nghiệm

( Anh Lâm viết )

2.3.2 Quy trình thí nghiệm

2.2.2.1. Dụng cụ thiết bị nghiên cứu

- Cân bàn điện tử AND, Model GP-61K, Nhật Bản.


- Cân bàn điện tử AND, Model GP-8K, Nhật Bản.
- Thiết bị đo độ ổn định, độ dẻo bê tông nhựa Marshall tự động-Daiwa,
Model DS-39, Nhật Bản.
- Tủ sấy Memmert UFB 500, Đức.
- Tủ sấy Daiwa Kenko, Model DL-1-W-120, Nhật Bản.

48
- Tủ dưỡng hộ mẫu xi măng XIYI, Model HBY-40B, Trung Quốc.
- Thiết bị đầm xoay Gyratory Compactor, Model DB-430, Nhật Bản.
- Thiết bị thí nghiệm sức chịu tải CBR Matest, Model S215 KIT, Italia.
- Bộ cối đầm CBR và cối đầm chặt tiêu chuẩn.
- Tỷ trọng kế, nhiệt kế thủy ngân, đồng hồ đo độ trương nở, bộ sàng rây
tiêu chuẩn.
- Thước kẹp điện tử Rohs, búa cao su.
- Ống đong, bình tia nước, khay inox, hộp giữ ẩm, bình hút ẩm…

2.3.2.2 Chuẩn bị và chế bị mẫu

* Thí nghiệm đầm nén đất trong phòng

- Đất sau được hong phơi gió, hong khô đem nghiền và sàng qua loại bỏ
qua sàng 19 mm, lấy 5 phần đất có khối lượng m = 7000 g sau đó phối trộn với
hàm lượng xi măng theo từng cấp phối theo hàm lượng khảo sát tạo mục 2.2.2
tương ứng như sau : 3% = 210 (g); 5% = 350 (g); 7% = 490 (g); 9%= 630 (g);
11% = 770 (g).
- Pha trộn tỷ lệ phụ gia tương ứng như sau: 0,3% = 21 (g); 0,5 % = 35 (g);
0,7% = 49 (g); 0,9% = 63 (g); 1.1% = 77 (g) với nước
- Sau đó mẫu được đưa vào máy trộn đất , trộn đều từng phần và phối trộn
với 5 độ ẩm ( nước + phụ gia ) khác nhau theo thứ tự tăng dần ( độ ẩm phối trộn
cho từng hỗn hợp được thể hiện trong phần phụ lục kết quả đầm nén ) trong
khoảng thời gian 8 -10 phút.
- Tiến hành đầm nén theo phương pháp II –D:
+ Sử dụng chày proctor 4,5 kg, đầm 5 lớp mỗi 56 chày/1 lớp, cối lớn với d
= 152,4 mm, h =116,43 mm.
- Xác định các tham số khối lượng thể tích khô và độ ẩm cho từng cấp phối
và vẽ biểu đồ tương quan từ đó xác định được độ ẩm tối ưu và khối lượng thể
tích khô lớn nhất.
Hỉnh ảnh…… – Biểu đồ thí nghiệm đầm nén đất trong phòng

49
1.650

1.600

KLTT khô k (g/cm3)


1.550

1.500

1.450
12 14 16 18 20 22 24 26 28

Bảng….. Tổng hợp chỉ tiêu đầm nén đất có chỉ số nhóm GI > 20 của các
cấp phối xi măng + đất + PG
Tính chất cơ học
Khối lượng
TT Mẫu thể tích khô Độ ẩm tối
lớn nhất ưu (%)
(g/cm3)
1 Đất GI> 20 không có phụ gia 1,767 15,59
2 5% XM + 0,3% TS 1,793 14,88
3 5% XM + 0,5% TS 1,838 14,49
4 5% XM + 0,7% TS 1,871 13,33
5 5% XM + 0,9% TS 1,880 12,54
6 5% XM + 1,1% TS 1,882 12,38
7 0,5% TS + 3% XM 1,815 14,75
8 0,5% TS + 7% XM 1,840 13,74
9 0,5% TS + 9% XM 1,855 13,45
10 0,5% TS + 11% XM 1,873 13,07

Biểu đồ…. Kết quả thí nghiệm đầm nén đất GI > 20 trong phòng với tỷ lệ
5% xi măng + % HL PG Polyme vô cơ thay đổi

50
BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA KLTT KHÔ LỚN NHẤT
VÀ ĐỘ ẨM TỐI ƯU KHI THAY ĐỔI % HL PHỤ GIA
KLTT Khô
Độ ẩm W ( % )
POLYME VỚI 5% XI MĂNG CỦA ĐẤT GI > 20 ɣmax (g/cm3)

18.00 1.900
1.88
16.00 1.871 1.882 1.880
14.00 15.59 14.88
14.49 1.860
12.00
13.33 12.54 12.38 1.840
10.00 1.838
8.00 1.820
6.00
1.800
4.00 1.793
2.00 1.780
1.767
0.00 1.760
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

5%XI MĂNG + HL % PG POLYME THAY ĐỔI

Biểu đồ…. Kết quả thí nghiệm đầm nén đất GI > 20 trong phòng với tỷ
lệ 0,5% PG Polyme vô cơ + % HL Xi măng thay đổi

BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA KLTT KHÔ LỚN NHẤT


VÀ ĐỘ ẨM TỐI ƯU KHI THAY ĐỔI % HL XI MĂNG
VỚI 0,5 % PHỤ GIA POLYME CỦA ĐẤT GI > 20 KLTT Khô
ɣmax
Độ ẩm W ( % ) (g/cm3)
16.00 1.880
1.873
15.50 15.59
1.860
1.838 1.855
14.75
15.00
1.84 1.840
14.50 14.49
1.820
14.00 1.815
13.74
13.45 1.800
13.50

13.00 13.07 1.780


1.767
12.50 1.760
0 2 4 6 8 10 12
0,5% PG POLYME + % HL XI MĂNG THAY ĐỔI

Bảng….. Tổng hợp chỉ tiêu đầm nén đất có chỉ số nhóm GI < 20 của các
cấp phối xi măng + đất + PG
TT Mẫu Tính chất cơ học

51
Khối lượng
thể tích khô Độ ẩm tối
lớn nhất ưu (%)
(g/cm3)
11 Đất GI< 20 không có phụ gia 1,637 21,73
12 0,5% TS + 3% XM 1,639 20,07
13 0,5% TS + 5% XM 1,650 18,38
14 0,5% TS + 7% XM 1,673 18,18
15 0,5% TS + 9% XM 1,690 17,58
16 0,5% TS + 11% XM 1,711 17,04
17 5% XM + 0,3% TS 1,641 20,43
18 5% XM + 0,7% TS 1,659 18,20
19 5% XM + 0,9% TS 1,663 18,12
20 5% XM + 1,1% TS 1,671 17,23

Biểu đồ…. Kết quả thí nghiệm đầm nén đất GI < 20 trong phòng với tỷ
lệ 0,5% PG Polyme vô cơ + % HL Xi măng thay đổi

BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA KLTT


ChartKHÔ LỚN NHẤT VÀ ĐỘ ẨM TỐI ƯU KHI
Title
THAY ĐỔI % HL XI MĂNG VỚI 0,5 % PHỤ GIA POLYME CỦA ĐẤT GI < 20
KLTT Khô
Độ ẩm W ( % )
ɣmax (g/cm3)
25.00 1.720
21.73 1.711 1.710
20.07
18.38 18.18
20.00 1.700
17.58
17.04 1.690
15.00
1.680
1.69
1.673 1.670
10.00
1.660

5.00 1.65 1.650


1.637
1.639 1.640
0.00 1.630
0 2 4 6 8 10 12
0,5% PG POLME + % HL XI MĂNG THAY ĐỔI

Biểu đồ…. Kết quả thí nghiệm đầm nén đất GI > 20 trong phòng với tỷ lệ
5% xi măng + % HL PG Polyme vô cơ thay đổi

52
BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN GIỮA KLTT KHÔ LỚN NHẤT VÀ ĐỘ ẨM TỐI ƯU KHI
THAY ĐỔI % HL PHỤ GIA POLYME VỚI 5% XI MĂNG CỦA ĐẤT GI < 20
KLTT Khô
Độ ẩm W ( % ) ɣmax (g/cm3)
25.00 1.675
21.73 20.43 1.671
18.12 1.670
20.00 18.38 18.2
1.665
17.23
15.00 1.659 1.660
1.663 1.655
10.00 1.65 1.650
1.645
5.00
1.641 1.640
1.637
0.00 1.635
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
5% XI MĂNG + % HL PHỤ GIA POLYME THAY ĐỔI

* Thí nghiệm xác định độ trương nở và sức chịu tải của mẫu tại độ chặt K98

- Mẫu đất được chuẩn bị và chế bị độ ẩm tối ưu và phối trộn xi măng + phụ
gia polyme tương tự thí nghiệm đầm nén.
- Tính toán lượng đất để chế vị mẫu đấy tại độ chặt K98 ( với công đầm
nén tương tự thí nghiệm đầm nén, sử dụng chày proctor 4,5 kg ):
+ Tính thể tích cối CBR:
𝛱.𝑑 2
V cối = 𝑥 ℎ = 2123,85 (cm3)
4

Trong đó:
D: đường kính cối chế bị mẫu 15,24 cm3
H: chiều cao cối chế bị mẫu 11,63 cm3
+ Tính lượng đất ( đã trộn XM + PG +N ( độ ẩm tối ưu )):
m đất = ɣkmax x V cối = …..(g)
𝑚đấ𝑡
Sau đó chia khối lượng: = m đất / 1 lớp đầm ( đầm nén theo phương
5
pháp II-D chia 5 lớp, mỗi lớp 56 chày).
+ Hiệu chỉnh chiều cao thực tế:
Trong quá trình chế bị mẫu để đàm bảo khống chế chính xác độ chặt của
mẫu chế bị nên tính thêm 1-2 cm cho chiều cao của mẫu H cối+ Hhc = 11,63 +1 =
12,63 cm. Tính lại thể tích sau hiệu chỉnh và khối lượng đất cho 1 lớp đầm giống

53
như trên.
Sau khi chế bị mẫu xong tiến hành lắp đặt, tấm gia tải 4,54 kg, lắp đồng
bách phần kế độ chính xác đến 0,01 mm/ 1 vạch để đo độ trương nở của đất.
Ngâm mẫu đât vào bể nước sao cho mặt nước ngâm so với mẫu cách từ 2-5 cm.
Kiểm tra lại độ chính xác của đồng hồ, đọc số ban đầu ghi lại và theo dõi sự phát
triển của từng mẫu đất trong thời gian 7 ngày/đêm.
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm độ trương nở của 2 mẫu đất phối trộn
với từng tỷ lệ xi măng + phụ gia polyme + độ ẩm tối ưu, chế bị tại độ chặt K98

Độ Độ
Mẫu trương Mẫu trương
nở (%) nở

Đất đồi không có phụ gia 1,778 Đất sét không có phụ gia 5,626
5% XM + 0,3% TS 0,558 5% XM + 0,3% TS 2,834
5% XM + 0,5% TS 0,421 5% XM + 0,5% TS 1,34
5% XM + 0,7% TS 0,361 5% XM + 0,7% TS 1,177
5% XM + 0,9% TS 0,352 5% XM + 0,9% TS 0,902
5% XM + 1,1% TS 0,258 5% XM + 1,1% TS 0,876
Đất đồi không có phụ gia 1,778 Đất sét không có phụ gia 5,626
0,5% TS + 3% XM 1,013 0,5% TS + 3% XM 2,13
0,5% TS + 5% XM 0,421 0,5% TS + 5% XM 1,34
0,5% TS + 7% XM 0,378 0,5% TS + 7% XM 0,713
0,5% TS + 9% XM 0,326 0,5% TS + 9% XM 0,636
0,5% TS + 11% XM 0,301 0,5% TS + 11% XM 0,524

54
BIỂU ĐỒ QUAN HỆ GIỮA ĐỘ TRƯƠNG NỞ VÀ SỰ THAY
ĐỔI CỦA 5%+ %HL PHỤ GIA POLYME ĐẤT CÓ CHỈ SỐ
Độ trương nở % NHÓM GI < 20
2.00
1.78
1.50

1.00
0.56
0.42 0.36 0.35
0.50 0.26

0.00
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
5% Xi măng + % Hàm lượng phụ gia polyme

BIỂU ĐỒ QUAN HỆ GIỮA ĐỘ TRƯƠNG NỞ VÀ SỰ THAY


ĐỔI CỦA 0,5% HL POLYME + %HL XI MĂNG THAY ĐỔI,
ĐẤT CÓ CHỈ SỐ NHÓM GI < 20
Độ trương nở %
2.00
1.778
1.50
1.013
1.00
0.421 0.378 0.326
0.50 0.301

0.00
0 2 4 6 8 10 12
0,5% PG POLME + % HL XI MĂNG THAY ĐỔI

BIỂU ĐỒ QUAN HỆ GIỮA ĐỘ TRƯƠNG NỞ VÀ SỰ THAY


ĐỔI CỦA 5%+ %HL PHỤ GIA POLYME ĐẤT CÓ CHỈ SỐ
Độ trương nở % NHÓM GI > 20
6.00
5.63
5.00
4.00
2.83
3.00
2.00 1.34 1.18 0.90 0.88
1.00
0.00
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
5% Xi măng + % Hàm lượng phụ gia polyme

55
BIỂU ĐỒ QUAN HỆ GIỮA ĐỘ TRƯƠNG NỞ VÀ SỰ THAY
ĐỔI CỦA 0,5% HL POLYME + %HL XI MĂNG THAY ĐỔI,
ĐẤT CÓ CHỈ SỐ NHÓM GI > 20
Độ trương nở %
6.00
5.626
5.00
4.00
3.00 2.13
2.00 1.34
0.713 0.636 0.524
1.00
0.00
0 2 4 6 8 10 12
0,5% PG POLME + % HL XI MĂNG THAY ĐỔI

* Thí nghiệm trương nở và sức chịu tải CBR.

56
Chế tạo mẫu bằng thiết bị đầm
Thí nghiệm đầm nén Proctor xoay Gyratory Compactor

Đo độ bền nén trên thiết bị


Mẫu sau khi chế tạo
Marshall - Daiwa, model DS-39

Thiết bị đo độ bền nén CBR Matest,


model S215 KIT Thí nghiệm xác định độ
trương nở của mẫu trong 7 ngày
ngâm ngập nước

57
58
59

You might also like