Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

A - LỜI MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến
các phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu lực,
có hiệu quả trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi
nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc
gia. Đã bao thời nay, loài người đã và đang tiếp tục đứng trước một vấn đề
có tầm quan trọng đặc biệt này và cố gắng tiếp cận nó, mong tìm ra một
nhận thức đúng đắn để từ đó xác định và đưa vào vận hành trong thực tế
một tỷ giá hối đoái phù hợp, nhằm biến nó trở thành một công cụ tích cực
trong quản lý nền kinh tế ở mỗi nước.

Tỷ giá hối đoái, như các nhà kinh tế thường gọi là một loại "giá của
giá" , bị chi phối bởi nhiều yếu tố và rất khó nhận thức, xuất phát từ tính
trừu tượng vốn có của bản thân nó. Tỷ giá hối đoái không phải chỉ là cái gì
đó để ngắm mà trái lại, là cái mà con người cần phải tiếp cận hàng ngày,
hàng giờ, sử dụng nó trong mọi quan hệ giao dịch quốc tế, trong việc sử lý
những vấn đề cụ thể liên quan đến các chính sách kinh tế trong nước và
quốc tế. Và do vậy, nhận thức một cách đúng đắn và sử lý một cách phù
hợp một cách tỷ giá hối đoái là một nghệ thuật.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình quốc
tế hoá đã bao trùm tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc
sống, thì sự gia tăng của hợp tác quốc tế nhằm phát huy và sử dụng những
lợi thế so sánh của mình đã làm cho việc quản lý đời sống kinh tế của đất
nước và là mối quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước trong quá trình
phục hưng và phát triển kinh tế. Việt Nam là một trong những nước như
vậy.

Xuất phát từ những lý do trên đây, Em chọn đề tài của mình là "Một
số vấn đề về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam".
Tập đề án được chia làm 2 phần chính.

Những vấn đề lý thuyết chung ( chương I )

Những chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam ( chương II )

Do đề ra, chương I sẽ chiếm phần lớn tập đề án. ở chương II. Và em


sẽ cố gắng trình bầy và thể hiện những gì đã đề cập trong chương I.

Dưới đây em xin trình bầy nội dung đề án của mình.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Những vấn đề lý thuyết chung

I. Tỷ giá hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái


1. Tỷ giá hối đoái:

Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh
Châu Âu) đều có đồng tiền riêng của mình. Việt nam có tiền đồng (VNĐ)
Trung quốc có Nhân dân tệ (CNY), Mỹ có Dollar (USD).

Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước
hết là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng
tiền của các nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đông ftiền kia,
từ đố ta có thể nói rằng: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của
một nước tính bằn tiền tệ của một nước khác. Thông thường, thuật ngữ "Tỷ
giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để
mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở Mỹ và Anh được sử dụng theo nghĩa
ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng USD hoặc
đồng bảng Anh; ví dụ: ở Mỹ 0,8 xu/USD.

Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ gia hối đoái:
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en): đây là tỷ giá hôí đoái được biết
đến nhiều nhất do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông
tin đại chúng hàng ngày.
- Tỷ giá hối đoái thực tế (er) được xác định er = en * Pn/Pf
Pn: chỉ số giá trong nước
Pf: chỉ số giá nước ngoài
Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chênh lệch
lạm phát giữa các nước và phản ánh đúng swsc mua và sức cạnh tranh của
một nước.

2. Sự hình thành tỷ giá hối đoái

a- Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối

Có cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các
nước khác mua hàng hoá và dịc vụ được sản xuất ra tại nước A. Một nước
xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với đồng tiền nước đó càng lớn trên thị
trường ngoịa hối.

Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó xuống
dố phía bên phải, điều này cho thấy nếu tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng
hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người n\ớc ngoài và ít
hàng hoá xuất khẩu hơn

2
b- Cung về tiền trên thị trường ngoại hối

Để nhân dân nước A mua được các sản phẩm sản xuất ra ở nước B
họ phải mua một lượng tiền đủ lớn của nước B, bằng việc dùng tiền nước A
để trả. Lượng tiền này của nước A khi ấy bước vào thị trường quốc tế.

Đường cung về tiền là một hàm của tỷ giá hối đoái của nó, dốc lên
trên về phía phải. Tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ
và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều.

Các tỷ giá hối đoái được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng
thị trường của cung và cầu. Bất kỳ cái gì làm tăng cầu về một đồng tiền
hoặc làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho tỷ giá hối đoái tăng
lên. Bất kỳ cái gì làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng
tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ hướng tới làm cho giá trị trao đổi
của nó giảm xuống ở hình vẽ dưới, ta thấy được tỷ gía hối đoái cân bằng Lo
của đồng Việt Nam và đồng USD Mỹ thông qua giao điểm S và D.

L USD
Đ
S

Lo

Qo Q(đ)

2. Phân loại tỷ giá hối đoái

Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh
nào đó của tỷ gía hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá đó.
Do vậy cần thiết phải phân loại tỷ giá hối đoái.

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá
khác nhau:

a- Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được chia ra làm
hai loại

3
-Tỷ giá điện hối mà tỷ gía mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách
nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện( telegraphic transfer -T/T)

-Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách
nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư ( mail transfen M/T)

b- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái chia ra các
loại
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do nhà Nước công bố được hình thành
trên cơ sở ngang giá vàng.
-Tỷ giá tự do là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ
cung cầu qui định .
- Tỷ giá thả nổi là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà
nước không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.
- Tỷ giá cố định là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian
nào đó.

c- Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra các
loại:
- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu
có kỳ hạn bằng ngoại tệ.
- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc
chuyển khoản ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản
qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả
ngoại hối bằng tiền mặt.

d- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:

- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mau bán
ngoại hối của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày.

- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua
bán ngoại hối của chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày.

- Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao
nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.

- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc
giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong
hợp đồng(có thể là 1,2,3 tháng sau).

4
e- căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tỷ giá
chia ra làm hai loại:

- Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.

- Tỷg ía bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.

II- Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái:

1- Cán cân thương mại: trong các điều kiện khác không đổi nếu nhập
khẩu của một nước tăng thì đường cung về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển
về phía bên phải, tỷ giá hối đoái giảm xuống; nếu xuất khẩu tăng thì đường
cầu về tiền của nước ấy sẽ dịch chuyển sang trái tỷ giá hối đoái tăng lên.

2- Tỷ giá lạm phát tương đối: nếu tỷ lệ lạm phát của một nước cao
hơn tỷ lệ lạm phát của một nước khác thì nước đó sẽ cần nhiêù tiền hơn để
mua một lượng tiền nhất định của nước kia. Điều này làm cho cung tiền
dịch chuyển sang phải và tỷ giá hối đoái giảm xuống.

3- Sự vận động của vốn: khi người nước ngoài mua tài sản tài chính,
lãi suất có ảnh hưởng mạnh. Khi lãi suất của một nước tăng lên một cách
tương đối so với nước khác thì các tài sản của nó tạo ra tỷ lệ tiền lời cao
hơn và có nhiều người dân nước ngoài muốn mua tài sản ấy. Điều này làm
cho đường cầu về tiền của nước đó dịch chuyển sang phải và làm tăng tỷ
giá hối đoái của nó. Đây là một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất tới
tỷ giá ở các nước phát triển cao.

4- Dự trữ, phương tiện thanh toán, đầu cơ: tất cả đều có thể làm dịch
chuyển đường cung và cầu tiền tệ. Đầu cơ có thể gây ra những thay đổi lớn
về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ
máy tính hiện đại có thể trao ddổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày.

Trên đây là 4 nguyên nhân cơ bản gây lên sự dịch chuyển đường
cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Sự dịch chuyển này đến lượt nó sẽ
gây ra những dao động của tỷ giá hối đoái, và như vậy phản ứng dây
chuyền, những biến động của tỷ giá hối đoái lại tác động đến nền kinh tế
trong nước.

III- Tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế

1-Thực trạng tác động của tỷ giá đối với các lĩnh vực tài chính, ngân
sách thời gian qua.

1.1-Thực trạng quan hệ giữa tỷ giá với ngân sách:

5
Mọi sự biến động của các loại tỷ giá đều tác động trực tiếp tới thu
chi ngân sách. Trước năm 1990 nhà nước thực hiện chính sách tỷ giá kết
toán nội bộ, mức tỷ giá nhà nước công bố thường cố định trong thời gian
tương đối dài. ở thời điểm công bố mức tỷ giá thấp hơn nhiều so với mức
giá trên thị trường và tình hình sức mua của đồng tiền tính chung thời kỳ
1985-1988, 1rúp mua trên dưới 1.500VND hàng xuất khẩu, 1USD trên
dưới 3.000VND, trong khi đó tỷ giá kết toán nội bộ thanh toán trong quan
hệ xuất nhập khẩu giữu mức 150VND/Rúp và 225VND/USD. Nhìn chung
1Rúp hàng xuất khẩu phải bù lỗ 1.350VND và 1USD phải bù 2.775VND.
Kim ngạch xuất khẩu của năm 1987là 650 triệu R-USD trong đó khu vực
đồng Rúp 500 triệu và khu vực đồng USD 150 triệu, Ngân sách nhà nước
đã phải bù lỗ 900 tỷ. Đối với các ngành, các địa phương càng giao nhiều
hàng xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ với bạn, thì ngân sách nhà nước càng
phải bù lỗ nhiều. Ngân sách nàh nước không bù lỗ đủ hoặc chậm trễ trong
việc thanh toán thì công nợ giữa các doanh nghiệp và các ngành càng tăng
và càng thiếu vốn để tiếp tục kinh doanh. Đối với hàng nhập, thì khi vật tư
nguyên liệu thiết bị về nước nhà nước đứng ra phân phối cho các ngành
trong nền kinh tế quốc dân với mức giá thấp (phù hợp với mức tỷ giá 150
VNĐ/Rúp và 225VND/USD nêu trên). Như vậy, các ngành, các địa
phương được phân phối các loại vật tư,nguyên liệu đó thì được hưởng phần
giá thấp còn ngân sách nhà nước lại không thu được chênh lệch giá. Việc
thực hiện cơ chế tỷ giá kết toán nội bộ trong thanh toán xuất - nhập khẩu và
bù lỗ hàng xuất khẩu đó là:

- Nếu thực hiện nghiêm trọng nghĩa vụ giao hàng xuất khẩu cho bạn
để có thể đưa hàng nhập về đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, thì
mức lỗ của ngân sách cho hàng xuất khẩu lớn gây trở ngại cho việc điều
hành ngân sách - Nếu trì hoãn cho việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng xuất
khẩu nhưng trong khi đó vẫn yêu cầu bạn giao hàng nhập cho ta theo tiến
độ, thì việc bù lỗ hàng xuất khẩu được giảm ở mức độ nhất định, nhưng
nghĩa vụ nợ của ta với bạn lại tăng lên đáng kể.

Tỷ giá qui định thấp nên các tổ chức kinh tế và cá nhân có ngoại tệ
không bán ngoại tệ cho ngân hàng, vì làm như vậy sẽ bị mất lãi. Các tổ
chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài cũng không chuyển tiền
tài khoản ở ngân hàng ở chi tiêu mà thường đưa hàng từ nước ngoài vào
hoặc sử dụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thị trường. Do đó cơ chế tỷ giá
của thời kỳ này đã trở thành một yếu tố tạo cho ngoại tệ bị thả nổi, mua bán
trên thị trường trong nước. Thực tế này vừa gây thiệt hại về kinh tế cho
Nhà nước vừa làm phát sinh thêm những tiêu cực trong đời sống xã hội.
Đồng thời nó tác động trở lại tỷ giá kết toán nội bộ và làm cho tỷ giá giữa
đồng nội tệ giữa các đồng ngoại tệ diễn biến phức tạp thêm. Từ tình hình
trên cho thấy, trước năm 1989 tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và ngoại
tệ do nhà nước qui định không tính đến biến động giá trên thị trường đang

6
bị trượt ngã nghiêm trọng, nên đã làm cho mức bù lỗ hàng xuất khẩu trong
ngân sách quá lớn, gây khó khăn trong việc điều hành và quản lý ngân sách
và thực hiện nghĩa vụ giao hàng mà ta đã cam kết với nước ngoài, ngoại tệ
bị rối loạn, Nhà nước không điều hành và quản lý được.

Tỷ giá hối đoái bị bóp méo so với thực tế đã khiến cho thu chi ngân
sách Nhà nước không phản ánh đúng nguồn thu từ nước ngoài và các
khoản cấp phát của ngân sách Nhà nước cho nền kinh tế quốc dân và cho
các hoạt động khác có sử dụng ngoại tệ.

Việc tạo ra một tỷ giá chính thức tưởng là giữ giá trị đồng Việt Nam
so với ngoại tệ để kế hoạch hoá và ổn định kinh tế, nhưng thực chất là đẩy
xuất khẩu Việt Nam vào ngõ cụt, không khuyến khích sản xuất hàng xuất
khẩu và đẩy mạnh hàng xuất khẩu, hệ quả là cán cân thương mại bị nhập
siêu nghiêm trọng, ngân sách Nhà nước phải gánh chịu thêm các thua thiệt.

Khi buộc phải thả nổi và phá giá mạnh đã làm cho chi phí của các
doanh nghiệp tăng lên đáng kể và lợi nhuận bị giảm, do đó mức thu từ thuế
lợi tức của các tổ chức kinh tế cho ngân sách Nhà nước cũng bị ảnh hưởng.
Mặt khác, các khoản chi tiêu cho các cơ quan và tổ chức được Nhà nước
cấp cũng được tăng lên tương ứng với mức mất giá của đồng nội tệ. Tình
hình đó đã tác động đến yếu tố làm tăng bội chi ngân.

Từ năm 1989, cùng với các cải cách kinh tế, tài chính, tiền tệ, Nhà
nước đã bỏ chế độ tỷ giá trước đây (tỷ giá kết toán nội bộ) , giảm căn bản
bù lỗ cho hoạt động xuất - nhập khẩu và thực hiện chính sách giá sát với tỷ
giá thị trường. Ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức của VNĐ với
các ngoại tệ mạnh, nhất là với USD trên cơ sở đó các ngân hàng thương
mại xây dựng và công bố tỷ giá hàng ngày với biên độ chênh lệch cho phép
(khoảng 5%) so với tỷ giá chính thức.

Về mặt ngân sách Nhà nước, chính sách một tỷ giá hối đoái sát với
thị trường khiến cho việc tính toán thu chi Ngân sách Nhà nước phản ánh
trung thực và chính xác hơn, không bị bóp méo. Tỷ giá đó góp phần làm
cho công tác kế hoạch hoá vay nợ và trả nợ nước ngoài từ ngân sách Nhà
nước thuận lợi hơn và có cơ sở vững chắc hơn.

* Mặc dù có những thành công rất đáng kể trong lĩnh vực tỷ giá và
quản lý ngoại tệ, nhưng vẫn còn một số hạn chế đã làm ảnh hưởng không
tốt đến quản lý, điều hành ngân sách, đó là

- Nguồn ngoại tệ không được quản lý chặt chẽ, còn bị buông lỏng đã
khiến cho lực lượng ngoại tệ của Nhà nước tăng chậm và chưa tương xứng
với mức độ tăng của cán cân thương mại, một cơ sở của sự ổn định thu chi
ngân sách Nhà nước là quĩ ngoại tệ chưa được tăng cường.

7
- Vì tỷ giá hối đoái chính thức theo sát tỷ giá thị trường nếu không
ổn định thì không những ngân sách bị động mà việc tính toán thu chi Ngân
sách bằng ngoại tệ theo không kịp thời dẫn tới không sát với thực tế thị
trường, điều hành Ngân sách Nhà nước không tránh khỏi lúng túng, nhất là
trường hợp bị thiếu hụt khi trả nợ đến hạn đòi phải giải quyết.

1.2: Thực trạng quan hệ tỷ giá và nợ nước ngoài

Tỷ giá có mối quan hệ hữu cơ với nợ nước ngoài và công tác quản lý
nợ. Trước năm 1979, Việt Nam có sử dụng 20tỷ Yên Nhật tương đương 92
triệu USD (tỷ giá 216 Yên = 1USD). Ngày 6/11/1992 chính phủ Nhật mở
lại tín dụng với Việt Nam và cho Việt Nam vay 20 tỷ Yên, tương đương
159 triệu USD (tỷ giá 126 Yên= 1USD). Ngoài ra, vào thời điểm 1987 trở
về trước còn có các khoản vay các công ty của Nhật 20 tỷ Yên, tương
đương 125 triệu USD ( tỷ giá 160 Yên= 1USD). Đầu năm 1995, đồng Yên
lên giá, 1USD chỉ còn 90 Yên là như vậy, xét về góc độ tỷ giá thì trong thời
gian qua sự tăng giá của đồng Yên Nhật, đã làm tăng thêm gánh nặng nợ
gốc qui ra USD, làm thiệt thòi cho người đi vay.

Tương tự như tình hình trên, việc sử dụng vốn vay của các doanh
nghiệp ở nước ta liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá có tác động
mạnh đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp. Trong các năm 1989-
1990 có 81 doanh nghiệp vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả
với doanh số vay là 5722 triệu Yên là 10,9 triệu USD, tỷ giá lúc này là 130
Yên=1USD, do đó tổng vay nợ bằng đồng Yên quy ra USD là 44 triệu
USD. Đến năm 1995, do chưa trả được nợ mà đồng yên lại tăng giá, nên nợ
gốc vay tăng từ 44 triệu USD lên 58 triệu USD (chưa tính đến yếu tố lãi
suất tiền vay và tỷ giá giữa đồng Việt nam và USD). Do tổng hợp nhiều
yếu tố, rong đó có yếu tố về tỷ giá, nên đại bộ phận trong số 81 doanh
nghiệp vay vốn theo phương thức này đều bị sức ép của cả hai loại tỷ giá.

- Tỷ giá giữa Yên và USD (đại bộ phận doanh số vay của các doanh
nghiệp kể trên là vay đồng Yên cuả các công ty Nhật trong khi đó đồng
Yên tăng giá).

- Tỷ giá giữa đồng Việt nam và USD (trong khi đó đồng Việt nam bị
giảm giá).

Sự biến động của tỷ giá cùng các với yếu tố ngoại hối, nhưng nó có ý
nghĩa đặc biệt riêng của nó đối với việc huy động vốn, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu chi ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế và xã
hội. Ngược lại, vực nợ nước ngoài nếu không quản lý tốt và không sử dụng
có hiệu quả sẽ trở thành gánh năngk đối với nền kinh tế hiện tại và tương
lai, có khi còn ảnh hưởng đến nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

8
Về vay nợ chính phủ phải có quy chế chặt chẽ quy định được vay về
trách nhệm,nghĩa vụ và quyền hạn của các pháp nhân kinh tế và pháp nhân
công quyền trước các khỏan vay và khỏan trả nợ. Hiện nay chúng ta có qui
định Nhà nước vay Nhà nước trả, doanh nghiệp vay doanh nghiệp trả, Nhà
nước không gánh hộ nợ doanh nghiệp.

Thiếu vốn phải vay, nhưng không phải ai cho vay với điều kiện nào
cũng chấp nhận cả. Phải thấy rằng, nếu tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam hạ,
đồng ngoại tệ tăng, thì khoản trả nợ của Ngân sách Nhà nước của doanh
nghiệp sẽ phải tăng , nhưng xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ lại có lợi, đó là
một bài toán khó, phải tính xem lợi ích do xuất khẩu mang lại cho phát
triển kinh tế có bù lại được thiệt hại của số tiền Ngân sách Nhà nước và
doanh nghiệp phải trả nợ cao hơn không?

Vì lẽ đó, chúng ta phải tỉnh táo đàm phán với các chủ nợ khi vay,
không thể chấp nhận bất cứ điều kiện nào và không thể không nghĩ đến
việc trả giá, đặc biệt phải chú trọng đến các vấn đề chính trị của các khoản
vay. Phải thấy được rằng các chủ nợ cho vay là để lấy lãi chứ không phải
làm việc nghĩa. Vấn đề là ơe chỗ làm thế nào để giải quyết hài hoà giữa lợi
ích của bên cho vay và bên vay. Việc quảnlý nợ khônghcỉ quy định trách
nhệm mà còn phải luôn chú ý tới hiệu quả sử dụng khoản vay. Vì vậy quản
lý đầu tư sử dụng các khoản vay cho các công trình, mục tiêu là một việc
có tầm quan trọng đặc biệt. Các cơ quan tài chính và ngân hàng phải đặc
biệt chú ý tới vấn đề này-vay cho mục tiêu nào được quản lý theo mục tiêu
đó.

Về viện trợ: viện trợ không hoàn lại không nhiều, nhưng cũng phải
được quản lý chặt chẽ. Những khoản viện trợ cuả nước ngoài cho chính
phủ và các cấp chính quyền phải được đưa vào ngân sách nhà nước để cân
đối và sử dụng, không hình thành quỹ riêng. Tuy các khoản này ngân sách
không phải trả lại nhưng là một nguồn khá quan trọng góp phần giải quyết
các vấn đè của đất nước.

Những khoản tài trợ của các tổ chức quốc tế và cá nhân cho các dự
án ngoài ngân sách và các tổ chức xã hội cũng phải được chuyển vào ngân
sách để quản lý và chỉ cấp phát bằng tiền Việt nam theo tỷ giá chính thức ở
thời điểm sử dụng, không cấp phát bằng ngoại tệ.

Để đáp ứng yêu cầu trên, chính phủ cần thành lập một tổ chức trực
tiếp quản lý nợ, viện trợ. Cơ quan này không những nắm các khoản nợ,
viện trợ, tài trợ của chính phủ, các cấp chính quyền, mà cả các khoản nợ
của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện yêu cầu
quản lý vĩ mô của nhà nước trong điều kiện kinh tế mở. Chỉ xét riêng trong
cán cân vay lãi, cán cân thanh toán quốc tế, thì không phải chỉ có nợ chính

9
phủ mới nằm trong đó mà ngay cả nợ của các doanh nghiệp tư nhân các của
nước cũng phải đưa vào. Bởi vì, vốn đưa vào dù ai sử dụng thì vẫn là cho
cả nền kinh tế và khi trả, dù ai trả cũng phải lấy một phần GDP để trả nợ
mà việc đó liên quan đến lợi ích quốc gia, trực tiếp tác dộng đến sự cân
bằng của cán cân thanh toán. là quốc gia có số nợ nước ngoài lớn nếu so
với GDP, trong tương lai còn phải vay và đồng thời phải trả nợ đến hạn vì
vậy với việc hình thành chiến lược vay và trả nợ có ý nghĩa chiến lược to
lớn.

1.3 Thực trạng tác động cuả tỷ giá đến lãi suất và trái phiếu chính
phủ.

Tỷ giá ngoại hối có liên quan chặt chẽ đến lãi suất và có tác dụng
điều chỉnh lãi suất. Trong nền kinh tế thị trường khi đồng nội tệ mất giá
khối lượng nội tệ cung ứng ngoài thị trường lớn đòi hỏi phải điều chỉnh
tăng lãi suất, trong trường hợp này làm tăng chi ngân sách về thanh toán lãi
suất huy động nội tệ. Khi đồng nội tệ lên giá nhà nước phải điều chỉnh
giảm mức lãi suất, điều này sẽ giảm chi ngân sách về thanh toán lãi suất
huy động nội tệ, nếu không điều chỉnh mức lãi suất thì những nhà sản xuất
kihn doanh sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy nội tệ gửi vào ngân hàng
hoặc mua trái phiếu chính phủ để hưởng lãi suất cao. Điều này sẽ tác động
xấu đến sản xuất-kinh doanh trong khi đó ngân sách phải tiếp tụcthanh toán
lãi suất về huy động tiền gửi. Kinh nghiệm của một số nước châu á (như
Malaixia, Thái lan, Indonexia) cho thấy việc sử lý hài hoà phối hợp điều
hành lãi suất và tỷ giá ngoại hối đã làm cho tỷ giá giữ được biên độ ổn định
và tiền tệ không có biến động mạnh.

Do đồng USD mất giá ở mức cao, nên hiện nay Mỹ đang đẩy mạnh
xu hướng nâng cao lãi suất. Việc làm này sẽ làm tăng lãi suất tiền vay bằng
ngoại tệ USD, và do đó sẽ tác động trực tiếp đến các khoản vay nợ của Việt
nam. Với diễn biến này đòi hỏi chúng ta cần có sách lược chọn đồng tiền
với mức lái suất thích hợp, nhằm đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay đạt
hiệu quả.

Tóm lại: từ những vấn đề phân tích trên đây và thực trạng Việt nam
cho thấy, tình hình taì chính quốc gia (đặc biệt là ngân sách nhà nước) và
chế độ ngoại tệ, tỷ giá có quan hệ biện chứng qua lại hết sức chặt chẽ, một
mặt tình hình tài chính (mà biểu hiện tập trung là ngân sách nhà nước) là
một nhân tố hàng đầu quyết định đến sự lựa chọn tỷ giá, phương án điều
chỉnh tỷ giá, mặt khác chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá cũng có ảnh hưởng
hết sức mạnh mẽ, toàn diện đến quản lý. Nền tài chính quốc gia thông qua
nhiều kênh, dưới nhiều hình thức và góc độ khác nhau, chính vì vậy khi đặt
vấn đề lựa cọn chính sách, phương án điều chỉnh tỷ giá sẽ là sai lầm

10
nghiêm trọng nếu như không đề cập, phân tích thực trạng tài chính hiện
hành của quốc gia.

1.4 Tỷ giá hối đoái đối với điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Các nước đang phát triển thường thiết ké chính sách tỷ giá hối đoái
nhằm duy trì sức cạnh tranh quốc tế ở mức phù hợp với vị thế cán cân
thanh toán quốc tế lâu bền. Bằng cách tăng giá các hàng thương mại hoá
được so với các hàng hoá không thương mại hoá được; sự phá giá đồng
thời chuyển dịch cầu tổng thể có lợi cho các cho các hàng hoá không
thương mại hoá được, và cung tổng thể có lợi cho các hàng hoá thương mại
hoá được, và do đó giảm bội dư cầu đối với hàng hoá thương mại hoá
được (tức là cải thiện được vị thế của cán cân vãng lai). Ngoài tác dộng của
chính sách chuyển đổi chi tiêu, phá giá cũng giảm cầu tổng thể thông qua
ảnh hưởng của khối lượng tài sản, một sự tăng giá nội địa sẽ làm cho sự
phá giá đồng tiền nội địa tháp hơn giá trị thực của tài sản tài chính và giảm
hấp thụ.

Do vai trò cốt yếu của tỷ giá hối đoái đói với việc duy trì sức cạnh
tranh đối với bên ngoài tỷ giá có thể làm thay đổi vượt ra khỏi điểm cân
bằng của nó. Bởi vì điểm cân bằng này được xác địng nội sinh, chính sách
tỷ giá hối đoái cần lưu ý đến các tác động của các cơn sốc khác nhau lên
điểm cân bằng của tỷ giá thực. Phần này đề cập đến các tiếp cận khác nhau
trong việc xác định điểm cân bằng tỷ giá thực và nghiên cứu tác dộng của
các cơn sốc bên trong và bên ngoaig lên điểm cân bằng đó, sau đó sẽ tập
trung vào chính sách cụ thể nhằm duy trì sức cạnh tranh trong quá trình
điều chỉnh.

Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng:

Nói chung có hai tiếp cận để xác định tỷ giá hối đoái thực "cân
bằng". Tiếp cận đơn giản và phổ biến nhất là dựa vào khái niệm tỷ giá theo
sức mua so sánh. Nguyên lý trung tâm của tỷ giá so sánh sức mua là tỷ thực
cân bằng tỷ lệ với các mức giá tương đối giữa một nước với đối tác ngoại
thương của mình, tức là đối với sức mua so sánh giữa các đồng tiền các
quốc gia. Như vậy tỷ giá sức mua so sánh được coi là chỉ số thích hợp cho
cân bằng tỷ giá giưã các đồng tiền với tỷ lệ lạm phát quy định tỷ lệ thay đổi
của tỷ giá danh nghĩa theo thời gian. Việc áp dụng tỷ giá so sánh sức mua
bao gồm việc sử dụng tỷ giá hối đoái hiện hữu để tính mặt bằng giá tương
đối theo các đại lượng tiền tệ thông dụng. Bất cứ sự sai lệch nào của tỷ giá
thực so với giá trị gốc của nó sẽ được coi là dấu hiệu tỷ giá đã đi lệch ra
khỏi giá trị tỷ giá so sánh sức mua cân bằng.

Tiếp cận khác, có sức hấp dẫn hơn là định nghĩa tỷ giá hối đoái thực
như là giá so sánh tương đối giữa hàng hoá mậu dịch và hàng hoá không

11
mậu dịch hoá được, nó đưa ra thước đo các động lực quyết định sự phân
phối nguồn lực giữa hai khu vực trọng yếu này của nền kinh tế: nếu giá nội
địa của hàng hoá thương mại hoa so với hàng hoá không thương mại hoá
được thì nguồn lực sẽ được phân phối lại sang khu vực hàng hoá thương
mại hoá và cán cân ngoại thương sẽ được cải thiện. Theo nghĩa đó, thì điểm
cân bằng của tỷ giá thực sẽ tương ứng với giá so sánh giữa hàng hoá
thương mại hoá và hàng hoá không thương mại hoá đem lại đồng thời sự
cân bằng nội và cân bằng ngoại. Cân bằng nội có nghĩa là thị trường hàng
hoá không thương mại hoá được thanh toán liên tục, cân bằng ngoại có
nghĩa là thâm hụt cán cân vãng lai được tài trợ một cách bền vững từ luồng
vốn nước ngoài vào.

Ngoài chỉ số giá thực tế thì vẫn còn có các vấn đề tiềm tànglên quan
đến biến động chỉ số và sức cạnh tranh với bên ngoài. Một số nghiên cứu
gần đây chỉ ra sự thay đổi chỉ số tỷ giá thực quan được có thể là biểu hiện
của sự thay đổi điểm cân bằng của tỷ giá thực do các loại cơn sốc trong
nước và nước ngoài gây ra (ví dụ: sự tác động cảu chênh lệch mức tăng
năng suất, thay đổi điều kiện ngoại thương, cải cách thuế quan, thay đổi
trong điều hành ngân sách chính phủ, sự tăng lên của lãi suất thực quốc tế)
lên cân bằng của tỷ giá thực.

Chênh lệch về mức độ phát triển, tiến bộ trong công nghệ có tác
động quan trọng đến điểm cân bằng của tỷ giá thực, ví dụ: nếu năng suất
lao động tăng nhanh hơn trong khu vực hàng hoá thương mại hoá so với
khu vực hàng hoá không thương mại hoá, thì giá so sánh giữa hàng hoá
không thương mại hoá sẽ tăng do sự tăng đồng nhất của tiền lương trong cả
hai khu vực. Với giá hàng hoá thương mại hoá thị trường quốc tế quy định
thì tỷ giá hối đoái thực cân bằng sẽ giảm. vậy tỷ giá thực cân bằng ở các
nước có tốc độ tăng năng suất thấp các nước đang phát triển thường chịu
các cơn sốc về điều kiện ngoại thương. Giả sử điều kiện ngoại thương xấu
đi vì sự giảm giá tương đối của hàng xuất khẩu, sự xấu đi này tạo nên dư
thừa cung đối với hàng hoá không thương mại hoá và dư thừa cầu đối với
hàng hoá thương mại hoá, làm cho cán cân vãng lai xấu đi. Mất cân bằng
cán cân vãng lai được điều chỉnh lại qua việc giảm giá tương đối của hàng
hoá không thương mại hoá-tức là tăng tỷ giá thực và dịch chuyển cung nội
địa từ hàng hoá không thương mại hoá sang hàng hoá xuất nhập khẩu.

Phân tích về tác động của cải cách thuế nhập khẩu cho thấy: giảm
thuế nhập khẩu thường là tương đương với tăng tỷ giá thực cânbằng. về
phương diện định tính thì tác động của tự do hoá nhập khẩu cũng giống
như việc cải thiện điều kiện ngoại thương (do giảm giá xuất khẩu). Thuế
nhập khẩu thấp hơn sẽ giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu, tạo nên sự
dư thừa cầu đối với hàng hoá này, và dư thừa cung đối với hàng hoá xuất
khẩu. để đưa về cân bằng thì giá tương đối của hàng hoá không thương mại

12
hoá sẽ giảm. Như vậy phản ứng đối với việc giảm thuế nhập khẩu là tỷ giá
hối đoái thực sẽ tăng lên.

Tỷ giá thực cân bằng cũng bị tác động của các biện pháp ngân sách,
ngay cả khi thiếu hụt ngân sách không thay đổi thì sự thay đổi trong cơ cấu
thu chi ngân sách cũng làm cho tỷ giá thực cân bằng thay đổi, Ví dụ: nếu
chính phủ cho hướng thành phần chi tiêu sang hàng hoá thương mại hoá sẽ
giảm và tỷ giá thực sẽ tăng. Cũng như vậy, một sự thay đổi cơ cấu thuế sẽ
tác dộng tới tỷ giá thực cân bằng bằng cách gây nên sự dịch chuyển của
hành vi đầu tư-tiết kiệm của nền kinh tế. Về nguyên tắc, nhiều sự kết hợp
của biện pháp ngân sách sẽ cho cùng một kết quả cân banừg ngân sách tổng
thể, nhưng với mỗi sự kết hợp sẽ cho một tỷ giá thực cân bằng. Vì vậy
điểm cân bằng của tỷ giá hối đoái thực không chỉ định do vị thế ngân sách
quy định, mà còn do cơ cấu chi và thu của chính phủ quy định.

Một sự tăng lên lãi xuất quốc tế sẽ tác động đến điểm cân bằng của
tỷ giá hối đoái thực thông qua hai kênh: thứ nhất, dưới chế độ tỷ giá cố
định thì lãi xuất trong nước tăng lên để giữ được mức so sánh với lãi xuất
quốc tế, do đó làm giảm chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm. Một sự cải
thiện cán cân vãng lai như vậy sẽ gây nên việc giảm tỷ giá thực cân bằng.
Thứ hai, phụ thuộc vào việc nước đó là chủ nợ hay con nợ ròng, một sự cải
thiện hoặc xấu đi phản ánh sự thay đổi tương ứng cảu sự thay đổi vị thế
chuyển giao các nhân tố thu nhập, tác động này sẽ thúc đẩy thêm việc giảm
tỷ giá thực cân bằng là không rõ ràng, nếu một nước là con nợ lớn. Tác
động của lãi xuất quốc tế cao hơn cũng phụ thuộc vào phản ứng ngân sách
của chính phủ. Nếu chính phủ làm trung hoà tác động của ngân sách lên sự
thay đổi lãi xuất bằng cách giảm chi tiêu hàng hoá thương mại hoá, thì tỷ
giá thực cân bằng sẽ có xu hướng giảm trong dài hạn. mặt khác, tỷ giá thực
cân bằng sẽ tăng nếu việc trả lãi xuất được tài trợ bằng cách tăng thuế, hoặc
nếu kèm theo việc giảm chi tiêu chính phủ đối với hàng hoá không thương
mại hoá.

Tỷ giá hối đoái thực, sức cạnh tranh quốc tế và lạm phát:

Trong khi tỷ giá thực có thể chênh lệch ra khỏi điểm cân bằng vì một
số các cơn sốc gây nên thì nguyên nhân chủ yếu của viêvj xấu đi sức cạnh
tranh đối với bên ngoài ở hầu hết các nước đang phát triển là tỷ lệ lạm phát
nội địa cao kèm theo việc duy trì chế độ tỷ giá tỷ giá danh nghĩa cố định.
Các tiếp cận để ngăn ngừa sự xấu đi của sức cạnh tranh quốc tế là thực hiện
quy tắc tỷ giá thực.

Như vậy quy tắc tỷ giá có thể ngăn ngừa được sự xuất hiện mất cân
đối lớn và lâu dài của các giá cả tương đối và do đó tránh được mất cân
bằng ngoại, bằng cách cho tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh thường

13
xuyên và theo liều lượng tương đối nhỏ. Người ta lập luận rằng: tỷ giá hối
đoái thực tế có thể giữ được ở mức đúng đắn, không gây ra cái giá điều
chỉnh phải trả cho nền kinh tế, và do đó che lấp được vấn đề phá giá có thể
nổi lên trên chiến trường chính trị. Hơn thế nữa, người ta còn khẳng định
quy tắc tỷ giá thực cung cấp một mức cho dự đoán. bởi vì nó cung cấp cho
những người tham gia thị trường thông tin bổ ích về chiều hướng có thể
xảy ra các giá tương đối và do đó tránh được các quyết định sản xuất dựa
trên các dự đoán mong đợi sai lệch.

Tuy vậy, việc chấp nhận quy tắc tỷ giá thực cũng gây ra một số vấn
đề như: xác định điểm cân bằng của tỷ giá thực là không dễ dàng về lý
thuyết, chứ chưa nói về mặt thực tiễn và một số khó khăn nghiêm trọng có
thể phải tính đến nếu đích tỷ gía đặt sai. Vì vậy, trong khi phát biểu quy tắc
tỷ giá thực thf phải cho phép có một độ sai số so với điểm cân bằng của tỷ
giá thực do các cơn sốc bên ngoài hoặc trong nước gây ra. Nếu cơn sốc là
tạm thời, thì có thể kiên trì quy tắc tỷ giá thực. Nếu cớn sốc là lâu dài thì sự
sai biệt lớn của tỷ giá thực so với điểm cân bằng có thể làm giảm sức cạnh
tranh quốc tế.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: các quy tắc tỷ giá thực có thể tạo
nên sự không an tâm, đối với hệ quả cân bằng vĩ mô, dù nó có tác động tốt
về mặt cân bằng ngoại. Việc thực hiện đích tỷ giá thực, tức là buộc phải
theo đuổi đích phần thực mà lại sử dụng các công cụ đại lượng danh nghĩa
với giá cả nội địa. Vì vậy các cơn sốc đối với lạm phát trong nước có thể
mang tính chất lâu dài, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến lạm phát,
về phía cạnh khác, trong nền kinh tế nhỏ, cung tiền tệ có thể bị gia tăng do
nguồn bên ngoài tăng lên, thì một sự bùng nổ giá cũng có thể xảy ra ngay
cả khi chính sách tín dụng không bành chướng.

Chính sách hỗ trợ đối với các biến động của giá thông qua điều chỉnh
tiền tệ và tỷ giá sẽ tác động đến quá trình hình thành tiền lương trong nền
kinh tế. Theo chính sách đó thì người lao động sẽ không quan tâm nhiều
đến tác động lên công ăn việc làm của việc định ra tiền lương danh nghĩa
cao hơn, vì các công ty có đủ khả năngchuyển chi phí tiền lương cao hơn
sang giá cao hơn, vì vậy sự tăng lương sẽ phản ánh đầy đủ trong tiền lương
và tăng giá cả tiếp tục theo đó. Tác động lên tổng sản phẩm của các chính
sách hỗ trợ tài chính và tỷ giá hối đoái sẽ phụ thu vào nguồn gây nên biến
động. Nếu cơn sốt cung thống trị, thì biến động của tổng sản phẩm sẽ tăng
lên do chỉ số hoá đầy đủ tỷ giá hối đoái. Ngược lại, nếu cơn sốt cầu thóng
trị thì các chính sách hỗ trợ sẽ làm ổn định tổng sản phẩm.

Các nghiên cứu về hệ quả của quy tắc tỷ giá thực voà ổn định giá chỉ
mới bắt đầu gần đây và có ít. Ađam và Gros(1966) nghiên cứu vấn đề bằng
cách sử dụng một số mô hình phân tíc đơn giản với các giả thiết khác nhau

14
liên quan đến cơ cấu hàng hoá, tính cứng nhắc của giá lương, độ tự do lưu
chuyển vốn. Họ kết luận rằng: chính sách tiền tệ có thể mất khả năng kiểm
soát lạm phát nếu đặt tỷ giá danh nghĩa theo quy tắc tỷ giá thực và nếu sau
đó lại tìm cách kiểm soát lạm phát, thì sẽ mất khả năng kiểm soát diễn biễn
kinh tế vĩ mô khác, họ cũng lập luận rằng: nếu tỷ giá hối đoái thực nâng
quá mức so với điểm cân bằng thì lạm phát chắc chắn sẽ cao hơn.

Hoạt động của quy tắc tỷ giá thực và chính sách ngân sách liên quan
chặt chẽ với nhau Lizondc(1989) đưa ra lược đồ mối quan hệ giưã in tiền
do thiếu hụt ngân sách và tốc độ phá giá tỷ giá. Trong đó, giá trị cân bằng
lâu bền của tỷ giá thực là hàm không chỉ biến thực nêu trên mà còn của tỷ
lệ lamj phát trong nước. Đại lượng sau quyết định tổng thu được của chính
phủ thông qua thuế lạm phát, đếnlượt nó lại tác động lên giá trị tài sản của
tư nhân và chi tiêu trong dài hạn, và do đó lên điểm cân bằng của tỷ giá
thực. Mỗi một đích tỷ giá thực gây ra một tỷ lệ lạm phát nội địa về dài hạn,
khi các điều kiện khác không thay đổi. Bên cạnh đó cần lưu ý không phải
tất cả các đích tỷ giá thực là khả thi và không phải tất cả các quy tắc tỷ giá
đều đưa nền kinh tế đến đích, ngay như nếu đích đó là khả thi.

Kinh nghiệm các nước lạm phát cao đã làm tăng sự phản đối việc
chấp nhận các quy tắc tỷ giá thực. Nhiều nước trên đã trải qua tình trạng tỷ
lệ lạm phát cao trong thập kỷ trước mà đặc trưng "mặt bằng cao". Lạm phát
nhảy từng bước đến các thời kỳ lạm phát cao hơn nhưng lại tương đối ổn
định. Trong một số trường hợp thì bước nhảy như vậy liên quan đến phá
giá từng đợt, tiếp theo là "cố định" dựa vào các quy tắc tỷ giá so sánh sức
mua. Trong các nỗ lực lớn hơn, gần đây họ cố định tỷ giá danh nghĩa để
cung cấp một mốc neo danh nghĩa. Điều này cũng không kết luận rằng: gắn
cố định dựa trên cơ sở tỷ giá so sánh sức mua là gây nên lạm phát cao,
nhưngnthực tiễn cho thấy nguy cơ ngày càng cao.

Tuy vậy, cũng cần nhận thấy một số lợi thế của quy tắc tỷ giá thực,
ví dụ: tỷ giá thực sẽ không cho phép chênh lệch xa điểm cân bằng, vì vậy
không phải lo lắng trước sự mất ổn định của giá nội địa.

Tóm lại, một khi đích mục tiêu đặt ra đối với tỷ giá thực vẫn còn
đúng, thì tiềm năng gây lạm phát do sử dụng đích mục tiêu tỷ giá thực gây
ra có thể được kìm hãm bằng cách sử dụng các chính sách ngân sách và
tiền tệ thắt chặt, tiếp cận này sẽ ngăn ngừa sự xuất hiện biến động gây mất
ổn định của giá cả, ngay cả khi nếu tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh để
duy trì sức cạnh tranh quốc tế. Khi không biết chắc chắn giá trị cân bằng
của tỷ giá thực thì không nên quá chú trọng vào việc đặt ra đích mục tiêu tỷ
giá thực, ngya cả khi nếu các chính sách ngân sách và tiền tệ được sử dụng
một cách thận trọng. Gánh nặng của điều chỉnh ít nhất là một phần do các
chính sách tài chính chịu, hơn là hoàn toàn dồn cho điều chỉnh tỷ giá. Theo

15
nghĩa đó thì cần phải chú ý rằng các chính sách như vậy bản thân chúng có
thể chịu tác động bởi chế độ tỷ giá hối đoái mà chính phủ đưa ra.

Để phân tích tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế ta đưa ra
khái niệm khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh = ePo/P
trong đó: Po: giá sản phẩm ngoài tính theo gía thi trường nước ngoài.
P: giá sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước tính theo
đồng nội tệ.
e:tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngoài tính theo đồng
nội địa.

Với P và Po không đổi khi E tăng , EPo sẽ tăng. Giá của sản phẩm
nước ngoài trở nên đắt tương đối so với giá của sản phẩm trong nước và
ngược lại, giá của sản phẩm trong nước trở nên rẻ, tương đối so với sản
phẩm nước ngoài. Sản phẩm trong nước do đó có khả năng cạnh tranh cao
hơn xuất khẩu sẽ tăng ( X tăng ), nhập khẩu giảm đi (IMgiảm), điều này
làm cho xuất khẩu ròng (NX= X_IM) tăng lên. Vì AD=C+I+G+NV nên
NX tăng lên làm cho AD dịch phải, trên hình vẽ ta thấy sản lượng cân bằng
Q tăng lên tỷ lệ thất nghiệp giảm.

AD'

P ASLR ASSR

AD

Q* Q

Như vậy sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa và do đó tỷ giá hối
đoái thực tế sẽ tác động đến cân bằng cán cân thương mại, do đó tác động
đến sản lượng, việc làm giá cả.

Hãy mở rộng tác động của tỷ giá hối đoái với cán cân thanh toán, ở
đây có mối quan hệ giữa lãi xuất và tỷ giá hối đoái.

16
Khi lãi suất tăng lên, đồng tiền nội địa trở nên có giá trị hơn, tỷ giá
hối đoái của đồng nội địa tăng lên, trong điều kiện tư bản vận động một
cách tự do thì tư bản nước ngoài sẽ tràn vào thị trường trong nước, giả định
cán cân thương mại là công bằng thì cán cân thanh toán là thặng dư.

Như vậy tỷ giá hối đoái là một biến cố rất quan trong, tác động đến
sự cân bằng của cán cân thương mại và cán cân thanh toán, do đó tác động
đến sản lượng, việc làm cũng như sự cân bằng của nền kinh tế nói chung.
Chính vì vậy, một số nước trên thế giới vẫn còn duy trì tỷ giá hối đoái cố
định, còn phần lớn các nước theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có
quản lý nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái chỉ biến động trong một phạm vi nhất
định, để ổn định và phát triển nền kinh tế.

IV. Các chế độ tỷ giá hối đoái

Hiện nay, trên thế giới và đang tồn tại nhiều loại chế độ tỷ giá hối
đoái biến tướng từ hai hình thức cơ bản là cố định và thả nổi. Trong thế
giới mà sự phụ thuộc lẫn nhau càng tăng, việc lựa chọn một chế độ ngoại
hối phù hợp với bối cảnh quốc tế, điều kiện cụ thể từng bước và đáp ứng
điều chỉnh kinh tế vĩ mô, nhất là với các nước đang thực hiện chuyển đổi
cơ chế thực sự là vấn đề nan giải.

1. Tỷ giá hối đoái cố định bản vị vàng

Theo chế độ bản vị vàng,tỷ giá hối đoái được qui định căn cứ vào
hàm lượng vàng của các đồng tiền. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
đại, khi thương mại quốc tế tăng lên cùng với hoạt động đầu cơ, chế độ bản
vị vàng này không đáp ứng được nhu cầu phát triển và các nước thôi áp
dụng từ năm 1971.

2. Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp

Loại tỷ giá hối đoái này được áp dụng tại các nước Xã hội chủ nghĩa
thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp
thường chênh lệch nhiều lần so với tỷ giá hối đoái thị trường, không có vai
trò là công cụ điều tiết vĩ mô đối với xuất nhập khẩu, loại tỷ giá hối đoái
này được áp dụng tại Việt Nam trước năm 1989

3. Tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

Theo chế độ tỷ giá hối đoái này, mức tỷ giá hối đoái được quyết định
hoàn toàn bởi các lực lượng cung cấp cầu về ngoại tệ. Trong hệ thống này
chính phủ giữ thái độ thụ động, để cho thị trường ngoại tệ đánh giá giá trị
của ngoại tệ - loại tỷ giá hối đoái này ít được áp dụng vì các thị trường tiền

17
tệ thường không hoàn hảo và do vậy luôn cần có vai trò can thiệp của nhà
nước

4. Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết

Theo chế độ này, chính phủ không cam kết duy trì một tỷ lệ cố định
với ngoại tệ, mà thả nổi đồng tiền của mình và có biện pháp can thiệp mỗi
khi thị trường trở nên (mất trật tự) , hoặc khi tỷ giá hối đoái đi chệch xa
mức thích hợp loại tỷ giá hối đoái này hiện đang được áp dụng tại các nước
Tư Bản Chủ Nghĩa, nơi mà lạm phát đạt thấp, các thị trường phát triển ở
trình độ cao.

5. Tỷ giá hối đoái ổn định có điều tiết

Theo chế độ này, chính phủ không để ngoại tệ trôi nổi tự do, mà can
thiệp vào thị trường ngoại tệ bằng cách mua bán ngoại tệ nhằm ổn định tỷ
giá qui định. Sau mỗi thời gian nhất định, mức tỷ giá hối đoái lại được điều
chỉnh cho phù hợp và duy trì ổn định.

* Luận cứ lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái

Sự quản lý tối ưu của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào các mục tiêu kinh
tế của các nhà hoạch định chính sách, vào nguồn gốc của các cơn sốc đối
với nền kinh tế và đặc trưng cơ cấu của nền kinh tế đang xét. Vì vậy các giả
thiết khác nhau về nhân tố đó có thể dẫn đến sự thay đổi về mức độ tối ưu
của chế độ tỷ giá hối đoái. Vấn đề tiêu chuẩn tối ưu về nguyên tắc cần phải
được cụ thể hoá. Trong thực tế các phân tích hiện đại đã tập trung vào tiêu
chuẩn tương đối hẹp của ổn định kinh tế vĩ mô, được định nghĩa là cực tiểu
sai phương của tổng sản phẩm thực, mặt bằng giá hoặc tiêu dùng thực trước
cơn sốt ngẫu nhiên có tính chất tạm thời.

Một kết quả quan trọng của nghiên cứu lý thuyết là nói chung tỷ giá
hối đoái cố định cực đoan lẫn tỷ giá hoàn toàn linh hoạt đều không phải là
tối ưu đối với ổn định kinh tế vĩ mô. Thật vậy một mức độ tương đối của sự
linh hoạt lại có nhiều khả năng thành công hơn trong việc ổn định nền kinh
tế khi cần phản ứng lại các cơn sốc ngẫu nhiên. Các tỷ giá hối đoái " có
quản lý " hoặc " cố định linh hoạt" trở thành chế độ tỷ giá phổ biến nhất ở
các nước đang phát triển, loại cơn sốc mà nền kinh tế thường phải đối phó
trở thành vấn đề cốt lõi cần xem xét khi định liệu tỷ giá hối đoái cố định
hay điều chỉnh. Các nghiên cứu trước đây đã nhận dạng một số tiêu chuẩn
quản lý để phản ứng lại các cơn sốc trong nước. Các cơn sốc nội địa đòi hỏi
áp dụng. Tỷ giá hối đoái cố định hay linh hoạt phụ thuộc vào cơn sốc là
tiền tệ hay thực tế khi cơn sốc là tiền tệ thì quan điểm xưa nay là duy trì tỷ
giá cố định sẽ co hiệu lực hơn trong việc ổn định tổng sản phẩm. Vì cung
tiền tệ là biến nội sinh dưới chế độ tỷ giá hối đoái, các đột biến trong thị

18
trường tiền tệ nội địa đơn giản sẽ được hấp thụ bởi thay đổi của dự trữ
ngoại tệ mà không ảnh hưởng đến các điều kiện cung cầu của thị trường
hàng hoá, là nơi quy định mức độ biến động kinh tế. Đổi lại khi cơn sốc là
thực tế thì tỷ giá hối đoái cần phải được điều chỉnh ổn định tổng sản phẩm
bằng cách tạo nên (hoặc giảm) cầu bên ngoài. Nói chung, theo mục tiêu của
chính sách nhằm vào ổn định tổng sản phẩm trước các cơn sốc tạm thời thì
tỷ giá hối đoái cần phải được điều chỉnh khi cơn sốc xuất phát từ bên ngoài
hoặc từ thị trường.

Các yêu cầu khi lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái: một số tiêu chuẩn
quy định tỷ giá phụ thuộc vào bản chất của cơn sốc lên nền kinh tế cũng
như đặc trưng cơ cấu của nền kinh tế. Tuy vậy trong thực tế khó mà áp
dụng đó cho các trường hợp cụ thể. Các khó khăn đó không những lên quan
đến các vấn đề thực tiễn, sự nhận biết nguồn gốc các cơn sốc và các đặc
trưng cơ cấu mà còn liên quan đến mâu thuẫn tiềm tàng giữa các mục tiêu
chính sách khác nhau. Tiêu chuẩn để lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái
thích hợp còn phụ thuộc vào các mục tiêu chính sách do chính phủ đặt ra.
Các nghiên cứu về các lợi thế của tỷ giá hối đoái cố định và linh hoạt hầu
như là dành cho trường hợp một nền kinh tế nhỏ không trải qua lạm phát
cao và nói chung ở trạng thái cân bằng ngoại và chịu tác động của các cơn
sốc tạm thời. Cân bằng tập trung vào ổn định tổng sản phẩm, thay cho cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế làm chức năng hấp thụ các cơn sốc, để triệt
tiêu tác động của các thay đổi đột biến lên trên tổng sản phẩm. Tuy vậy,
mâu thuẫn của chính sách có thể xảy ra khi cán cân thanh toán quốc tế cũng
được coi là mục tiêu chính sách. Mâu thuẫn này đặc biệt rõ nét ở các nước
đang phát triển, là những nước thường thiếu dự trữ ngoại tệ. Nếu vị trí cán
cân thanh toán quốc tế tạo nên sự hạn chế thì tỷ giá hối đoái cần phải được
dùng như là công cụ để tạo mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế thay đổi
cho ổn định tổng sản phẩm. Mặt khác khi lạm phát là vấn đề nổi lên hàng
đầu thì tỷ giá hối đoái có thể là chức năng hỗ trợ cho việc ổn định mặt bằng
giá cả.

V- Sự can thiệp của nhà nước vào tỷ giá hối đoái:

Việc thực hiện một chế độ tỷ giá linh hoạt vừa phải có sự kiểm soát
với một mức tỷ giá gọi là tỷ giá chính thức được công bố bởi ngân hàng
nhà nước, cùng với một biên độ quy định cho các mức tỷ giá giao dịch trên
thị trường so với tỷ giá chính thức đòi hỏi chính phủ nói chung và ngân
hàng nhà nước nói riêng cần phải có sự can thiệp điều phối thị trường để
duy trì biên độ quy định trong hoạt động can thiệp đó cần phải chú ý một số
vấn đề sau:

+ Ngân hàng nhà nước luôn phải xác định mình là một thành phần
chủ chốt, thường trực của các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng.

19
+ Trong công tác điều hành hệ thống tỷ giá hối đoái nói chung và thị
trường ngoại hối nói riêng, ngân hàng nhà nước cần có sự phân tích rõ ràng
giữa hai chức năng: chức năng ngân hàng đại diện cho nhà nước với chức
năng can thiệp thị trường. Trong đó chức năng ngân hàng đại diện cho nhà
nước là để thực hện các chức năng giao dịch nhằm thanh toán các khoản
thu chi của nhà nước và giao dịc tăng tích luỹ ngoại tệ theo mục tiêu. còn
chức năng can thiệp thị trường là nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị
trường.

+ Ngân hàng nhà nước phải không ngừng chú trọng việc xây dựng và
tăng cường bộ khung của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng việc tăng
số lượng thành viên trên thị trường. Từng bước cho các tổ chức tín dụng
không phải là ngân hàng thương mại tham gia đầy đủ các nghiệp vụ như kỳ
hạn hoán đổi mặc dù có thể giới hạn ở việc các giao dịch này chỉ được thực
hiện voí các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước.

+ Ngân hàng nhà nước và cac bộ ngành phải có kế hoạch dự tính


trước các giao dịch của mình một cách cụ thể và không để các thành phần
kinh tế khác bật ra khỏi thị trường chính thức bằng cách các giao dịch của
nhà nước không chỉ được thực hiện trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
mà còn phải mở rộng giao dịch trên khu vực tự do của thị trường.

+ Chú trọng hơn đến việc hoàn thiện và phát triển các công cụ của
thị trường ngoại tệ mà trước mắt là các nghiệp vụ đang hiện tồn tại như các
nghiệp vụ mua bán có kỳ hạn ngoại tệ hoán đổi...bằng các biện pháp cụ thể
như: ngân hàng nhà nước, cơ quan có trách nhiệm; tổ chức báo cáo bồi
dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ
ngân hàng, nên gấp rút tổ chức các lớp bồi dưỡng về bản chất và kỹ thuật
các nghiệp vụ hối đoái nói riêng và nhệm cụ nào đó nói chung khi mới
được đưa vào sử dụngđể đảm bảo một sự nhận thức đúng về bản chất cũng
như kỹ thuật nghiệp vụ khi thực hiện.

+ Việc can thiệp của ngân hàng nhà nước và nhằm vào điều phối các
quan hệ cung cầu trên thị trường chứ không nên có sự can thiệp sâu vào các
nghiệp vụ mang tính kỹ thuật của thị trường.

+ Nâng cao năng lực cho các tác nhân tham gia thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng thông qua một số biện pháp cụ thể như: đặt mạnh trọng tâm
vào việc không ngừng đổi mới hệ thống thanh toán của các ngân hàng và
các tổ chức tín dụng và quan trọng là ngân hàng nhà nước cả về cơ chế
thanh toán và trang thiết bị kỹ thuật để hạn chế về thanh toán qua nhiều :

trung gian mà trước hết là hệ thống thanh toán nội bộ của chinhs các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

20
+ Bổ sung vào cơ chế điều hành tỷ giá mới một nội dung hết sức
quan trọng vào đầu năm, ngân hàng nhà nước vào công bố tỷ giá hối đoái
danh nghĩa hàng năm, hàng quý trên cơ sở điều chỉnh mức tỷ giá giao dịch
thực té bình quân của thị trường ngoại tệ lieen ngân hàng được xác lập theo
cơ chế mới. Dựa vào đó các cơ quan chức năng có đầy đủ căn cứ để xác lập
cân đói lớn, vĩ mô của nền kinh tế.

+ Mục đích can thiệp của ngân hàng trung ương không hoàn toàn
giống nhau, điều này phụ thuộc vào tình hình, ý đồ chiến lược của mỗi
nước, ngay ở một quốc gia thì mục đích can thiệp ở mỗi thời kỳ cũng khác
nhau. Để thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã và đang tồn tại nhiều
phương pháp khác nhau, sau đây là một vài phương pháp phổ biến:

1- Phương pháp lãi suất chiết khấu:

Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối
đoái trên thị rường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức
"báo động" cần phải can thiệp thì ngân hàng trungương nâng cao lãi suất
chiết khấu. Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng
tăng lên. kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để
thu lãi cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ sẽ bớt đi, tỷ
giá hối đoái không có cơ hội để tăng nữa. Vào năm 1971 đến năm 1973
USD rơi vào khủng hoảng. Tổng thống Mỹ Nich-xơn đã phải áp dụng
những biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho USD banừg cách tăng lãi suất
chiết khấu lên rất cao để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ quốc
tế. Tuy nhiên chính sách lãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất
định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ là quan hệ tác động qua lại gián
tiếp, chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả.

2- Các nghiệp vụ thị trường hối đoái:

Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái
là một trong những biện pháp rất quan trọng của nhà nước để giữ vững sự
ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Đây là biện pháp trực tiếp tác
động vào tỷ giá hối đoái.

Đây là hoạt động mang tính chủ quan, do vậy việ lựa chọn các thời
điểm cần mua bán ngoại tệ trên thị trường với tỷ giá nào để đạt được mục
tiêu điều chỉnh có ý nghĩa quyết định. Để nắm được một cách đầy đủ tình
hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường, nagỳ nay nhiều nước trên thế giới đã
và đang tổ chức các thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một trong những điều kiện
không thể thiếu được cho bất kỳ quốc gia nào là cần phải thường xuyên có
một lượng dự trữ ngoại tệ dư sức để can thiệp vào thi trường khi cần thiết.

21
3- Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái:

Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định, thậm
chí xảy ra những biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trữ bình
ổn hối đoái như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nguồn vốn để hình thành quỹ thường là:

+ Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia.

+ Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Theo phương
pháp này, khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ sẽ đưa vàng ra
bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán.

4- Vốn để phá giá đồng tiền:

Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc hỉam thấp sức mua của đồng
tiền đối với các ngoại tệ. Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trên thế giới, việc phá giá đồng tiền thường được
sử dụng ở những nước có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhưng phải đối đầu với
suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát trầm trọng.

Trên đây là một số công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động vào tỷ
giá hối đoái nhằm mục đích cao nhất: duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái,
ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, góp phần vào
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã dự kiến.

CHƯƠNG II: Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt nam

I- Nhìn lại cơ chế điều hành tỷ giá VIệt nam

Trong quan hệ với các nước thuộc khối XHCN trước đây, tỷ giá của
Việt nam được tính theo đồng Rúp clearing(sau này đổi là rúp chuyển
khoản- transferable ruble) đồng tiền ghi sổ dùng trong thanh toán mậu dịch
giữa các nước thuộc khối XHCN tự quy định với nhau để làm sao cho tài
khoản các bên, sau khi trao đổi ngoại thương theo khối lượng đã được quy
định trong hiệp định ký kết vào đầu năm thì cuối năm không còn số dư.
Đặc trưng của chế độ tỷ giá Việt nam trong thời kỳ này là cố định, đã bộc
lộ nhiều mặt bất hợp lý, nó không những không thể hiện vai trò điều tiết tỷ
giá hối đoái trong việc cân bằng cán cân thanh toán, điều tiết tái sản xuất
mà còn kìm hãm các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta là nghuyên
nhân dẫn đến tình trạng trì trệ kinh tế trong một thời gian dài.

Từ năm 1989 trở về sau cho đến nay, nhà nước ta đã có những chủ
trương và giải pháp đổi mới trong quan hệ đối ngoại, và chính sách tỷ giá
đã từng bước xoá bỏ cơ chế độc quyềnngoại thương, cho phép các tổ chức
kinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài. Số lượng các

22
công ty được trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên,
cùng với việc mở rộng ngoại thương chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi
căn bản; chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới bản thân cơ chế điều hành
tỷ giá hối đoái đã được nhanh chóng thay đổi phù hợp với bối cảnh thực tế.
Từ một cơ chế đa tỷ giá, mang nặng tính chủ quan bao cấp, xa rời với thị
rường; tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh theo các quan hệ và điều kiện của
các quy luật kinh tế thị trường. Cơ chế một tỷ giá linh hoạt, có sự điều tiết
của nhà nước đã phát huy được vai trò vừa là một phạm trù kinh tế vận
động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế vừa là một công cụ điều tiết vĩ
mô quan trọng của nhà nước. Nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh
hoạt có sự quản lý của nhà nước nhưng việc điều hành của nhà nước trong
từng năm có khác nhau, ta có thể chia ra 3 giai đoạn:

1- Giai đoạn thả nổi tỷ giá: 1989-1993


Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái VND/USD thể hiện qua bảng 1
dưới đây:
Bảng 1: Tỷ giá và lạm phát của Việt nam qua các năm 1989-1993

Tỷ giá USD/VND
Năm Lạm phát
Giá chính thức Gía thị trường tự Tăng giảm %
nhà nước do

1989 4.200 4.570 +8,80 +34,70

1990 6.650 7.550 +13,50 +67,50

1991 12.720 12.550 - 0,02 +68,00

1992 10.720 10.550 - 0,02 +17,50

1993 10.835 10.736 - 0,01 +5,20

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, tỷ giá VND/USD qua các năm
có biến động lên xuống. Tuy nhiên tổng quát mà nói, trong khoảng thời
gian này, tỷ giá VND/USD có khuynh hướng tăng và được nhà nước điều
chỉnh sát với giá thị trường tự do, điều này chứng tỏ nhà nước bắt đầu thả
nổi tỷ giá, quan hệ cung cầu ngoại tệ đã được quan tâm đầy đủ hơn, tuy
nhiên sự thả nổi tỷ giá đã:

+ Kích thích tâm lý đầu cơ ngoại tệ, nhằm mục đích hưởng chênh
lệch giá.

+ Tình trạng tỷ giá thường xuyên đột biến và thiếu ngoại tệ đã gây
nên những cơn sốc USD làm mất ổn ddịnh nền kinh tế.

23
+ Quản lý ngoại tệ của chính phủ không đạt được kết quả như mong
muốn.

+ Nhà nước không kiểm soát được lưu thông ngoại tệ.

Tình trạng leo thang của giá đồng Đôla đã kích thích tâm lý dự trữ
Đôla. Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất
nhập khẩu mà còn bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước. Mọi
cố gắng quản lý ngoại tệ của chính phủ ít đem lại kết quả, thậm chí có
những quyết định của chính phủ về quản lý ngoại tệ đã bị mất hiệu lực
ngay khi vừa mới công bố. Giai đoạn này, ngân hàng không kiểm soát được
lưu thông ngoại tệ.

Trước tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đường thay
đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái
VND/USD. Nội dung chính của những thay đổi về chính sách và cơ chế
nêu trên là:

+ Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vịkinh tế quốc
doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định băngf biện
pháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và
ngân hàng trao đổi mua bán ngoại tệ với nhau theo giá thoả thuận.

+ Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại
thương giữa ngân sách với các tổ chức kinh tế tham gia xuất nhập khẩu.
Thay vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ,
ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá chính thức.

Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo như vậy cộng
với sự can thiệp điều tiết của ngân hàng nhá nước đối với lượng ngoại tệ
mua bán tại các phiên giao dịch đã giải toả được tâm lý đầu cơ ngoại tệ,
ngăn được xu hướng tăng quá mức giá Đôla Mỹ trên thị trường. Từ tháng
3/1992 giá USD bắt đầu giảm.

2- Giai đoạn cố định tỷ giá 1993 - 1996:


Bảng 2: Lạm phát và tỷ giá Việt nam qua các năm 1993-1996

Năm Tỷ giá So sánh % Tốc độ lạm


USD/VND năm trước phát
1993 10.835,00 100,00% 5,2%
1994 11.050,00 +1,98% 14,4%
1995 11.040,00 0% 12,7%
1996 11.060,00 +0,18% 4,5%

24
(số liệu lấy từ tập san khoa học ngân hàng tháng 7/1995 đến tháng 12/1995
và từ số 1/1996 đến tháng 12/1996 và từ tháng 1/1997 đến tháng 12/1997)

Do tỷ giá chính thức của nhà nước và tỷ giá thị trường tự do trong
thời gian này không chênh lệch nhiêù nên chúng ta chọn tỷ giá chính thức
của nhà nước làm cơ sở tính toán. qua bảng số liệu (bảng2), chúng ta thấy
tốc độ tăng tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc đọ tăng của lạm phát vì phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu ngoại tệ, vào cụm các nhân tố đối ngoại.

Việc duy trì tỷ giá ổn định trong thời gian dài (1993 - 1996_ đã
không khuyến khích được xuất khẩu đã làm cho ngoại thương kém phát
triển biểu hiện cụ thể qua bảng 3 sau đây:

Bảng 3: Số liệu xuất nhập khẩu qua các năm (đơn vị tính: triệu USD)

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu So sánh


1 2 3 4 =3 - 2
1993 2.985 3.924 - 939
1994 4.054 5.825 - 1.771
1995 5.448,9 8.155,4 - 2.706,5
1996 7.255 11.143 - 3.888
(số liệu lấy từ nguồn thời báo kinh tế Sài gòn của UBND Thành phố HCM
qua các năm 1996-1997-1998)

Tình trạng nhập siêu liên tục trong giai đoạn này đã tác động xấu
đến xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu, gây thâm hụt cán cân thương
mại dẫn tới tình trạng hặc phải tiêu giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, hặc
phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cán cân thanh toán. Tuy cơ cấu nhập
khẩu có thay đổi, tỷ trọng nhập máy móc thiết bị công nghệ này càng tăng,
nhưng nhập siêu vẫn kéo dài làm đất nước lún sâu vào nợ nần, khó khăn
cho nền tài chính quốc gia.

Trở lại bảng 2, ta thấy qua 4 năm phát triển kinh tế đất nước (1993 -
1996) tốc độ lạm phát tăng tổng cộng là 36,8% trong khi tỷ giá VND so
với USD chỉ tăng 2% đưa đến thực tế giá bán hàng nội địa đã tăng trên
30% so với hàng nhập ngoại. Hàng nhập ngoại đã trở nên rẻ hơn và được
nhập vào thị trường nước ta với số lượng lớn cạnh tranh với hàng nội địa,
thể hiện qua sự gia tăng thâm hụt cán thương mại quốc tế của nước ta trong
những năm 1993-1996 từ nhập siêu 939 triệu USD năm 1993 lên 1,7 tỷ
USD năm 1994 lên 2,7 tỷ USD năm 1995 lên 3,8 tỷ USD năm 1996 .

Đứng trước tình hình đó, ngay từ năm 1997 cho đén nay nhà nước đã
có những chỉ đạo:

25
+ Chỉ đạo xử lý nợ quá hạn từ năm 1994, hạn chế kịp thời tình trạng
mở LC thanh toán tràn lan và cuối năm 1996 thông qua khống chế mức mở
LC At Sight là chủ yếu, hạn chế mở LC trả chậm, xem xét cho nhập khẩu
những mặt hàng cần thiết chủ yếu là những mặt hàng về tư liệu sản xuất,
dựa vào huy động vốn trung và dai hạn ngày càng được nâng cao và huy
động vốn bằng mọi biện pháp thông qua mức ký quỹ bắt buộc.

+ Điều hành tỷ giá linh hoạt theo tín hiệu của thị trường.

3- Quá trình đi tới một chính sách tỷ giá hối đoái tự chủ theo cơ chế
thị trường (1992 - 1997)

Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của ngân hàng
nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần dần ổn định khiến
cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải toả khỏi yếu tố đầu cơ,
hướng mạnh vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời ngoại tệ từ bên
ngoài vàonhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ đảo ngược so với cùng
kỳ mội năm, giá Dola giảm mạnh, mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân
Hà nội năm 1993 là 10.300 đến 10.400.

Tình trạng giá USD giảm mạnh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và
kích thích nhập khẩu quá mức, nên ngân hàng nhà nước lại phải can thiệp
nhằm tăng giá đồng USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của quý I năm
1993, hệ thống ngân hàng phải mua Dola vào nhằm ngăn chặn xu hướng
giảm giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 USD đã lên giá dần và duy trì
xu hướng lên giá một cách ổn định (ở đây nói về tỷ giá danh nghĩa
VND/USD).

Tháng 10/1994 khi thị trường ngoại tệ đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định, xét trên khía cạnh phạm vi cũng như cơ cấu tổ chức, hai
trung tâm giao dịch ngoại tệ không còn phù hợp. Số lượng ngân hàng tham
gia vào giao dịch tăng nhanh. Phạm vi và cường độ giao dịch cũng ngày
càng phát triển và mở rộng. Trước tình hình mới Ngân hàng Nhà nước đã
cho phép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ra đời, thay thế hoạt động của
hai trung tâm giao dịch. Bởi thị trường liên Ngân hàng có qui mô lớn hơn
và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và cơ
chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng càng sát với thực tế hơn.
Đồng thời qua thị trường, Ngân hàng Nhà nước có thể bắt nắm được nhu
cầu tổng thể của nền kinh tế về ngoại tệ trong từng thời kỳ, điều tiết kịp
thời tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước đã thông qua thị trường liên
Ngân hàng để nắm bắt tín hiệu của tỷ giá hối đoái, sử dụng tỷ giá chính
thức công bố hàng ngày và biên độ qui định tỷ giá giao dịch cho các Ngân
hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ, can thiệp và điều hoà hướng tỷ giá thị
trường theo mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. Thực lực

26
của Ngân hàng Nhà nước về ngoại tệ cũng đã tăng lên, tỷ giá đã phản ánh
tương đối khách quan sức mua của đồng tiền Việt Nam và quan hệ cung -
cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đủ điều kiện cho phép Ngân hàng Nhà nước
dần dần nới hơn đối với cơ chế điều hành tỷ giá. Thực tế tỷ giá chính thức
đã được điều chỉnh ngày một linh hoạt, theo sát với thực tế và biên độ giao
dịch cho các Ngân hàng thương mại đã được mở rộng liên tục ( tử # 0,5% ,
+_ 0,1% đến #5% so với tỷ giá chính thức )

* Tóm lại từ năm 1989, tỷ giá hối đoái kế hoạch bao cấp đã bị xoá bỏ
và chuyển sang trạng thái nổi cho đến cuối năm 1991. Từ năm 1992 đến
nay, tỷ giá hối đoái được hình thành theo phương pháp ổn định có điều
chỉnh, nhìn chung, tỷ giá hối đoái đã có những bước tiến lớn so với trước:
chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái qui định và tỷ giá hối đoái thị trường ngày
càng nhỏ ( điều đó chứng tỏ khả năng chi phối của Ngân hàng trung ương
đối với tỷ giá hối đoái ), mức tỷ giá hối đoái đã phản ánh giá trị ngoại tệ và
quan hệ cung cầu.

Qua quá trình điều hành tỷ giá hối đoái và thực tế nền kinh tế nước
ta, chúng ta có thể khẳng định tính hợp lý tương đối khách quan của chính
sách tỷ giá và cơ chế điều hành trong thời gian qua là phù hợp với quá trình
vận động và phát triển của nền kinh tế, phù hợp với thực tế Việt Nam. Tuy
nhiên, với xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế theo hướng thị
trường cần xem xét kỹ lợi và hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hiện
nay để đưa ra giải pháp tối ưu trong thời gian tới.

4. Giai đoạn điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết của Nhà nước
từ năm 1997 đến nay.

Giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng cũng như thị
trường ngoại tệ nói chung bị giảm sút. Thực tế sáu tháng cuối năm 1997
nhu cầu mua ngoại tệ luôn cao hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của
thị trường lúc ngưng trệ. Doanh số mua 6 tháng cuối năm 1997 đạt 2,5 tỷ
USD, giảm 5% so với 6 tháng đầu năm 1997, doanh số bán đạt 2,6 tỷ USD
giảm 1% so với 6 tháng đầu năm 1997, nhiều doanh nghiệp không mua
được ngoại tệ đã phải mua với giá cao và chịu lỗ rất lớn do tỷ giá tăng đột
biến. Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm tăng nhu cầu vay vốn VNĐ do lãi xuất
thấp hơn và không chịu rủi ro về tỷ giá đã gây mất cân đối cung cầu VNĐ
trên thị trường.

Nhà nước ta đã mở rộng liên độ giao dịch của các Ngân hàng thương
mại từ 1% đến 5% rồi đến 10%. Những giải pháp này cũng đã kịp thời góp
phần giảm sức ép đối với tỷ giá hối đoái VNĐ

Năm 1997 dư nợ LC ngắn hạn chỉ còn gần 700 triệu USĐ so với 1,4
tỷ USĐ vào tháng 6 năm 1996. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu

27
vực châu á đã ảnh hưởng gây sức ép VNĐ do yếu tố đầu cơ của thị tường,
đã đẩy tỷ giá ở thị trường tự do tăng mạnh có lúc lên đến 14600
VNĐ/USĐ

Nhìn lại chặng đường đã qua có thể nói rằng năm 1997 là năm có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới và phát triển của hệ
thống Ngân hàng Việt Nam, một năm với những khó khăn và thử thách trên
hầu hết các lĩnh vực Mặc dù có những tổn thất mất mát nhưng hoạt động
Ngân hàng vẫn tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong những năm tiếp
theo. Những kết quả nổi bật này được thể hiện qua một số nội dung.

Góp phần kiềm chế lạm phát ở mức thấp.,Nhưng vẫn đảm bảo duy
trì tăng trưởng kinh tế ở mức nhất định.

- Ngân hàng nhà nước đã chủ động tham mưu cho chính phủ trong
việc điều hành lượng tiền cung ứng trong từng thời kỳ thích hợp nhằm đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của nền kinh tế.

Chính sách tỷ giá đã được điều chỉnh từng bước linh hoạt, một mặt
tạo điều kiện cho giá trị VNĐ phản ánh tương đối xác thực cung cầu ngoại
tệ, góp phần kiềm chế lạm phát, một mặt đáp ứng khả năng hỗ trợ xuất
khẩu mặc dù giá cao xu giảm 42% dầu thô giảm 30% giầy da và may mặc
cũng đang giảm mạnh, riêng mặt hàng gạo trong năm qua bị thiên tai, lũ lụt
do cơn bão số 5 gây ra nhưng ta vẫn cố gắng khắc phục và nhanh chóng
duyd trì việc xuất khẩu gạo

-Nguyên nhân nhập siêu trong thời gian qua là do Ngân hàng điều
chỉnh tỷ giá bị đông cứng, đúng là tỷ giá có tác động lớn đến xuất nhập
khẩu bởi nó là giá cả của hoạt động mua ( nhập khẩu ) và hoạt động bán 9
xuất khẩu ). Tỷ giá đứng ( trên thực tế là giảm so với biến động giá trong
nước ) làm cho bán cũng rẻ mà mua cũng rẻ. Bán rẻ sẽ không khuyến khích
bán, mua rẻ sẽ khuyến khích mua. Mua thì được khuyến khích, bán thì bị
hạn chế, do đó đưa đến tình trạng nhập siêu. Ngoài ra còn nguyên nhân
khác nữa là định hướng xuất khẩu yếu, tình trạng nhập lậu tràn lan, trốn
thuế chưa được quản lý chặt.

Bước qua năm 1998, những tháng trước và sau Tết, tình hình tỷ giá
hối đoái trong nước ngày càng trở nên phức tạp, giá USD mỗi ngày một
tăng, thậm chí có ngày thay đổi giá vài lần điều này đã ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống kinh tế xã hội. Nhiều doanh nghiệp cố gắng giữ ngoại tệ trong
tài khoản chờ tăng giá để kiếm chênh lệch. Một số doanh nghiệp khác có
nhu cầu ngoại tệ để trả nợ, mua thiết bị hoặc L/C đến hạn thanh toán nhưng
lại không giám vay vì sợ tỷ giá ngoại tệ tăng đột biến sẽ không trả được nợ.
Đồng ngoại tệ đóng băng, Ngân hàng không mua không bán và cho vay

28
bằng ngoại tệ được. Trước tình hình đó, chính phủ đã có một quyết định
đúng nhằm kiểm soát ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam bằng việc ban hành
quyết định 37/1998/ QĐ- TTg ( ngày 14/2/1998 ) " về một số biện pháp
quản lý ngoại tệ " Đây là một bước thành công lớn của nhà nước ta trong
vấn đề quản lý và kiểm soát ngoại tệ, nhanh chóng làm giảm cơn sốt tỷ giá
ngoại tệ. Giá USD ở thị trường tự do hơn một tháng nay đã giảm đến mức
thấp, bình quân là 13.020 VNĐ/USD. Tỷ giá thị trường tự do, thị trường có
tổ chức ( thị trường liên ngân hàng , ngân hàng ) đã sát lại gần nhau. Hiện
nay ngân hàng đã kiểm soát được trên 90% lượng ngoại tệ giao dịch trên
thị trường, đã thu hút từ nhiều nguồn một lượng ngoại tệ tăng thêm.

II. Lợi thế và hạn chế trong cơ chế điều hành

1. Lợi thế

Cơ chế điều hành tỷ giá trên qui định tỷ giá chính thức tạo điều kiện
cho Ngân hàng trung ương dễ dàng kiểm soát, điều tiết được thị trường hối
đoái. Trước hết là thị trường ngoại tệ trên Ngân hàng. Biên độ giao đồng
quanh tỷ giá chính thức là một công cụ hữu hiệu trong suốt giai đoạn vừa
qua giới hạn này mà chúng ta đã đạt sự ổn định tương đối của tỷ giá hối
đoái trong những năm qua, góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và
tăng trưởng cho nền kinh tế

- Thông qua tỷ giá của các Ngân hàng thương mại trong biên độ qui
định. Ngân hàng Nhà nước có thể dễ dàng nắm bắt được diễn biến cung -
cầu ngoại tệ thực tế của nền kinh tế, nhận biết được xu hướng vận động của
tỷ giá hối đoái để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Qui định chênh lệch giữa
tỷ giá mua và tỷ giá bán cho các Ngân hàng Thương mại, ở một mức độ
nào đó, hạn chế khả năng đầu cơ tỷ giá của các Ngân hàng tránh trường
hợp tỷ giá mua và tỷ giá bán quá chênh lệch.

- Cơ chế tỷ giá thống nhất đã tạo ra một môi trường pháp lý vững
chắc cho các hoạt động kinh tế - thương mại trong tổng hoá các mối quan
hệ của nền kinh tế. Đồng thời tỷ giá chính thức tạo ra được một cơ sở pháp
lý, mang tính chủ quyền cho đồng tiền Việt Nam trong các quan hệ đối
ngoại.

2. Hạn chế

- Cơ chế công bố tỷ giá chính thức hàng ngày theo phương pháp hiện
tại, đôi lúc tỏ ra có nhiều khó khăn trong việc hướng thị trường, vận động
theo mục tiêu Ngân hàng Trung ương đặt ra. Bởi " Nhất cử nhất động "
của Ngân hàng trung ương, đặc biệt trong lĩnh vực tỷ giá - một lĩnh vực cực
kỳ nhạy bén, đều tạo cho thị trường những yếu tố tâm lý tức thời. Trước
những biến động của tỷ giá thị trường, việc thay đổi tỷ giá chính thức ở một

29
chừng mực nào đó không thể giải quyết ngay lập tức biên độ để cho phép
các Ngân hàng Thương mại hoạt động kinh doanh. Bởi lẽ nếu thay đổi tỷ
giá chính thức lớn sẽ gây ra những yếu tố tâm lý sai lệch về chính sách của
Ngân hàng Trung ương. Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương cũng không
thể thay đổi biên độ quy định giới hạn tỷ giá mua bán của các Ngân hàng
Trung ương thường xuyên được.

- Việc qui định một mức tỷ giá chính thức như hiện nay. Khi mức
chênh lệch tương đối lớn với tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng Trung
ương, và tỷ giá thị trường tự do, không có ý nghĩa thực tế. Một mặt sự
chênh lệch trên gây ra những yếu tố tâm lý, không tích cực bởi không phải
người dân nào cũng hiểu được cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái của ta. Mặt
khác, khi tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng Thương mại và tỷ giá thị
trường tự do ổn định trong biên độ qui định, thì việc công bố tỷ giá chính
thức hàng ngày cách xa mức tỷ giá trung bình, trên thực tế không thể hiện
vai trò quản lý của nó.

- Việc qui định một mức tỷ giá chính thức như hiện nay, khi mức
chênh lệch tương đối lớn với tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng Thương
mại và tỷ giá thị trường tự do, không có ý nghĩa thực tế. Một mặt, sự chênh
lệch trên gây ra những yếu tố tâm lý không tích cực bởi không phải người
dân nào cũng hiểu được cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái của ta. Mặt khác, khi
tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng thương mại và tỷ giá thị trường tự do ổn
định trong biên độ qui định thì việc công bố tỷ giá chính thức hàng ngày
cách xa tỷ giá trung bình, trên thực tế không thể hiện vai trò của nó.

- Việc sử dụng tỷ giá chính thức như hiện nay để tính thuế xuất nhập
khẩu tỏ ra còn có nhiều điểm chưa hợp lý, chưa thể hiện được vai trò quản
lý vĩ mô và điều tiết đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi lẽ khi tỷ giá
chính thức cách biệt với tỷ giá giao dịch của các Ngân hàng Thương mại và
tỷ gía thị trường tự do, thì tỷ giá tính thuế sẽ bị hạn chế rất lớn trong vai trò
điều tiết lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Chênh lệch
về tỷ giá này sẽ tạo ra bất bình đẳng trong quan hệ thương mại, một số
trường hợp không tạo được lợi thế trong cạnh tranh đối ngoại và khuyến
khích xuất khẩu.

- Với biên độ giao dịch trong phạm vi 5% hiện nay việc qui định
mức chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán tỏ ra chưa hoàn toàn hợp lý đối với
các Ngân hàng Thương mại. Thứ nhất, khi thị trường hối đoái có tính chất
động, luôn thay đổi, trong khi đó các giao dịch lại liên tục diễn ra, nên qui
định mức chênh lệch chỉ thể hiện mặt quản lý danh nghĩa, các Ngân hàng
Thương mại khó có thể tuân thủ đúng qui định này được. Thứ hai, khung
qui định chênh lệch như vậy là tương đối chặt chẽ đối với hoạt động kinh
doanh. Bởi lẽ các Ngân hàng Thương mại đã phải xác định chênh lệch tỷ

30
giá mua, bán phải tuỳ theo vào cung - cầu của mỗi Ngân hàng, tuỳ thuộc
vào khả năng dự tính về lợi nhuận và khả năng của mồi Ngân hàng. Thực
chất qui định chênh lệch tỷ giá mua bán quá chặt chẽ như vậy không
khuyến khích hoạt động trên thị trường theo đúng các quan hệ nội tại của
nó và phần nào không tạo ra một môi trường cạnh tranh hoàn hảo trong
kinh doanh

IV: Mục tiêu nhiệm vụ và định hướng của chính sách tỷ giá hối đoái

1. Mục tiêu

Khái quát lại cơ sở để hoạch định và xác định mục tiêu của chính
sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tới bao gồm.

- Hiện trạng kinh tế - tài chính nước ta ( trong đó quan trọng nhất là
tính hợp lý của tỷ giá hiện hành, thực trạng ngân sách, tài chính, tiền tệ, thị
trường tài chính, lạm phát , cán cân thanh toán quốc tế...), tuy đã được cải
thiện một bước căn bản, song vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn và xu hướng tiếp
tục lên giá của Việt Nam đồng tương đối rõ nét.

- Triển vọng kinh tế tuy sáng sủa, song mục tiêu và phục vụ chiến
lược Việt Nam là rất nặng nề, đòi hỏi bản lĩnh điều chỉnh kinh tế vĩ mô
phải hết sức năng động, vững vàng quán triệt đầy đủ các mục tiêu định
hướng ưu tiên.

Hiện trạng kinh tế đối ngoại, đặc biệt là chiến lược mở cửa nhanh
trong bối cảnh quốc tế đầy biến động và diễn biến thất thường. Song yêu
cầu của quan hệ kinh tế đối ngoại phải có hiệu quả ổn định và vững chắc.

Tuy nhiên để nâng cao luận cứ cho việc lựa chọn mục tiêu, xác định
nhiệm vụ cụ thể của chính sách tỷ giá hối đoái chính xác hơn, từ đó lựa
chọn giải pháp, công cụ điều chỉnh để đạt mục tiêu đề ra cần nhận thấy.

Thứ nhất, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tác động trực tiếp của
chính sách nằm trong lĩnh vực tiền tệ , các quan hệ tài chính, tiền tệ trong
và ngoài nước giữa các chủ thể kinh tế. Tuy nhiên, định hướng điều chỉnh
của chính sách tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô
khác ( nợ nước ngoài, ngoại thương FDI, huy động vốn nội địa, chiều
hướng vận động của các dòng vốn ). Song đây là các hệ quả gián tiếp và
hiệu ứng thực tế của sự ảnh hưởng nói trên còn phụ thuộc nhiều chính sách,
yếu tố khác.

Thứ hai, với tư cách về mặt đối ngoại của chính sách tiền tệ tuy có
những đặc thù riêng song hệ thống mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
phải xuất phát từ định hướng phù hợp với các mục tiêu cơ bản của chính

31
sách tiền tệ ở từng giai đoạn phát triển ( tương ứng với mục tiêu, nhiệm vụ
kinh tế chiến lược giai đoạn 1996-2000 ) tăng chưởng nhanh, bền vững ,
công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì chính sách tiền tệ có hai mục tiêu trung
gian cơ bản: Một là, kiềm chế vững chắc lạm phát ở mức thấp, kéo lạm
phát xuống một con số. Hai là phát triển hệ thống tài chính- tiền tệ nhằm
nâng cao tỷ lệ tích luỹ và đầu tư cho nền kinh tế

Xét về dài hạn, triển khai chính sách tỷ giá hối đoái là hướng vào
mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế

* Những mục tiêu chủ yếu của chính sách tỷ giá trong giai đoạn
2001-2005 bao gồm

1. Mục tiêu trực tiếp: thường xuyên xác lập và duy trì tỷ giá hối đoái
cân bằng, ổn định dựa trên sức mua thực tế của Việt Nam đồng với các
ngoại tệ, tương quan cung cầu trên thị trường

2. Mục tiêu chiến lược: không ngừng nâng cao uy tín của ViệtNam
đồng trên cơ sở ổn định vững chắc giá trị của nó, sự tương đồng hợp lý
giữa giá trị đối nội và đối ngoại.

3. Phối hợp với chính sách quản lý ngoại hối và đẩy lùi căn bản hội
chứng Đô la hoá nền kinh tế trên cơ sở tạo ra đầy đủ tiền đề kinh tế, pháp
chế để Việt Nam đồng thực hiện trọn vẹn chức năng của mình và tăng
cường vai trò trong đời sống kinh tế, nhất là trong lưu thông thanh toán và
với phương cách là phương tiện tích luỹ tài sản.

4. Tạo ra các tiền đề cần và đủ để mở rộng hình thức, nội dung phạm
vi chuyển đổi của ViệtNam đồng

5. Tăng dự trữ ngoại tệ lên mức thích hợp và với cơ cấu dự trữ ngoại
tệ hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Sở dĩ vấn đề uy tín của Việt Nam đồng được nhấn mạnh bởi nó có ý
nghĩa hết sức to lớn trên nhiều phương diện kinh tế , chính trị, đối nội và
đối ngoại, đồng thời gắn với hàng loạt vấn đề mang tầm chiến lược. Trên
phương diện lý thuyết lẫn thực tế, sự mất uy tín của đồng bản tệ ở bất kỳ
quốc gia nào bao giờ cũng là nguyên nhân của các biến động kinh tế, tài
chính và để lại nhiều hậu quả tiêu cực khó lường. Rõ ràng một đồng tiền
mất uy tín tất yếu sẽ làm tổn thương đến tích luỹ, đầu tư nội địa, loại bỏ sự
hấp dẫn với FDI, tăng nguy cơ lạm phát, chi phí lãi xuất huy động cao, nếu
trầm trọng có thể bị tước bỏ chức năng, bị đẩy ra khỏi hệ thống thanh toán
tạo điều kiện cho hội chứng Đôla hoá...Là một nước mới ra khỏi khủng
hoảng kinh tế trầm trọng, siêu lạm phát, uy tín của Việt Nam đồng trong
dân chúng chưa cao, đã hiểu cái giá phải trả cho việc đồng tiền bị mất uy

32
tín giai đoạn vừa qua. Do vậy việc nhận thức đầy đủ vấn đề nâng cao uy tín
của đồng tiền quốc gia cũng chính là một tác nhân trực tiếp vào chiến lược
vốn, chiến lược tăng trưởng nhanh , bền vững của nước ta.

Đối với một quốc gia, chủ quyền tiền tệ là tối quan trọng, tình trạng
Đôla hoá những năm qua ở Việt Nam gây nhiều hệ quả tiêu cực, song trước
đây chúng ta chưa có đủ điều kiện để sử lý triệt để vấn đề này. Sau khi nền
kinh tế đã ra khỏi khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ đã được cải thiện
một bước cơ bản, các tiền đề cần và đủ cho thực hiện chủ quyền tiền tệ đã
xuất hiện. Hơn nữa, việc xây dựng chủ quyền tiền tệ còn là yêu cầu đòi hỏi
cấp bách từ yêu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn tới. Nền kinh
tế bị Đôla hoá nghiêm trọng, có nghĩa là chính sách tiền tệ của quốc gia đó
bị phụ thuộc vô hình vào chính sách tiền tệ của Mỹ, sự biến động của USD
trên thị trường quốc tế, đồng thời không cho phép nắm, tính toán kiểm soát
được khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nội tệ bị tước đoạt chức năng, đặc
biệt là phạm vi điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương bị thu hẹp nghiêm
trọng điều chỉnh lạm phát khó khăn, ít hiệu quả. Loại bỏ tình trạng Đôla
hoá, thực hiện chủ quyền tiền tệ tức là tạo điều kiện hoạch định chính sách
tiền tệ độc lập tự chủ, có cơ sở vững chắc, đồng thời cho phép kiểm soát
hiệu quả vấn đề lạm phát. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên vấn đề chủ
quyền tiền tệ được xác định. Tuy nhiên việc loại bỏ nạn Đôla hoá là vấn đề
phức tạp, phải có sự phối hợp của nhiều chính sách và mục tiêu đặt ra và
chỉ có thể đạt được thông qua việc cải thiện các chức năng của ViềtNam
đồng. Điều này đòi hỏi cần theo đuổi một chính sách tài chính tiền tệ linh
hoạt, có tác dụng thúc đấy hệ thống cải cách tài chính Ngân hàng. Khi sự
hấp dẫn của Việt Nam đồng được đảm bảo, nhu cầu tích luỹ tài sản, thanh
toán bằng USD chắc chắn sẽ giảm đi đáng kể

Trong kinh tế thị trường thì sự chuyển đổi của đồng tiền là yếu tố
không thể thiếu, tuy nhiên sự khác nhau là ở chỗ mức độ, phạm vi và hình
thức chuyển đổi. Đối với các nước đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường
thì sự chuyển đổi của đồng bản tệ có ý nghĩa rất lớn, ngoài những lợi ích
kinh tế trong thanh toán, tối ưu hoá sử dụng ngoại tệ, thu hút FDI...thì sự
chuyển đổi của đồng tiền còn có vai trò quan trọng trong việc đưa nền kinh
tế hoà nhập vào hệ thống buôn bán địa phương, tham gia các khối kinh tế
và thúc đẩy sự chuyển chia cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa. Những năm
gần đây đã cõ một số chuyên gia kinh tế khẳng định, những điều kiện để
VND trở thành đồng tiền chuyển đổi trên lãnh thổ Việt nam cơ bản đã hội
tụ đủ và đề nghị chính phủ công bố chính thức.

Hướng toĩ sự chuyển dịch hoàn toàn của một đồng tiền là một quá
trình dài trải qua nhiều nấc thang ở mỗi nấc thang chuyển đổi đòi hỏi điều
kiện cần và đủ tương ứng. Trong lịch sử thế giới chưa có đồng tiền nào
bước ngay đến ngưỡng cửa chuyển đổi tự do và không phải đồng tiền nào

33
cũng có thể vươn tới sự chuyển đổi tự do cả ở trong nước và ngoài nước.
Với thực lực, địa vị kinh tế nước ta hiện nay, trong tương lai gần thì vấn đề
chuyển đổi hoàn toàn chỉ đặt ra trong phạm vi trên lãnh thổ Việt nam. Tuy
nhiên, để đạt được mục tiêu này ngoài các điều kiện về chính trị (uy tín
điều hành quản lý của nhà nước) xã hội, tâm lý (uy tín của VND đủ mạnh),
pháp chế thì phải hội tụ đủu các điều kiện kinh tế, trong đó quan trọng nhất
là nền kinh tế được củng cố thường xuyên về thực lực, phát triển ổn
định,VND ổn định vững chắc về mặt giá trị, lạm phát ổn định ở mức rất
thấp, dự trữ ngoại chiến lược đủ mạnh cơ cấu giá cả kinh tế phù hợp với cơ
cấu quốc tế, thị trường ngoại hối tài chính hoàn chỉnh và phát triển, nền
kinh tế thực sự hội nhập vào thế giới. Bên cạnh đókhi công bố chính thức
tỷ giá hối đoái cần có hệ thống chính sách, giải pháp hỗ trợ để xử lý các
tình huống bất trắc.

Cuối cùng, là quốc gia có số lượng nợ nước ngoài lớn, nự đến hạn
ngày càng cao, nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế gia tăng mạnh, trong khi
dự trữ ngoại tệ của nước ta ước khoảng ba tháng nhập khẩu vì vậy chính
sách ngoại tệ cần phải hướng vào mục tiêu tăng dự trữngoại tệ ở mức thích
hợp với cơ cấu hợp lý đảm bảo nhu cầu nhập khẩu, trả nợ và sự can
thiệphiệu qủa của nhà nước khi cần thiết.

Hệ thống mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái nêu trên có mối
quan hệ nội tại thống nhất hữu cơ hết sức chặt chẽ với nhau, trong đó mục
tiêu chủ quyền tiền tệ, chuyển đổi chỉ có thể thực hiện nếu VND thực sự có
uy tín cao, ổn định, nược lại, khi VND mở rộng nội dung hình thức chuyển
đổi, mục tiêu chủ quyền tiền tệ được thực hiện sẽ có tác động rất lớn trong
việc củng cố nâng cao uy tín của VND, tăng cường dự trữ ngoại tệ quốc
gia, trong khi đó thực lực dự trữ ngoại tệ lại là một trong các tiền dề quan
trọng để đảm bảo duy trì khả năng chuyển đổi VND, tăng cường sự điều
chỉnh của nhà nước trong lĩnh vực ngoại tệ.

Thực tiễn những năm quavà lịch sử thế giới cho thấy: củng cố nâng
cao uy tín địa vị của đồng tiền quốc gia trong đời sóng kinh tế xã hội là con
đường đúng đắn để phát triển đất nước.

2- Nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái:

Ty có những nét chung, song nhiệm vụ của chính sách tỷ giá hối đoái
ở mỗi nước có những đặc thù riêng do hoàn cảnh cụ thể và những vấn đề
mà nền kinh tế đang tập trung giải quyết. Xuất phát từ đặc điểm nổi bật là
tính chất quá độ chuyển đổi cơ chế kinh tế diễn ra đồng thời với quá trình
mở rộng hợp tác quốc tế, là qua trình thực hiện những nhiệm vụ chiến lược
kinh tế hết sức nặng nề. Vì vậy, nhiệm vụ tổng thể của chính sách tỷ giá hối
đoái của nước ta trong giai đoạn tới là tạo ra các tiền đề cần và đủ để thực

34
hiện thành công các nhiệm vụ mục tiêu đã đặt ra, hỗ trự hiệu quả các mục
tiêu kinh tế vĩ mô khác, cụ thể là:

+ Tạo ra cơ sở khoa học, luận cứ vững chắc cho sự hoàn thiện, thiết
kế cơ chế quản lý, định hướng lựa chọn các phương án điều chỉnh hựop lý
cho phép giải quyết hài hoà các mục tiêu của chính sách tỷ giá và các mục
kinh tế vĩ mô ỏ từng giai đoạn phát triển. Tăng cường và đảm bảo sự quản
lý hiệu quả từ phía nhà nước đối với lĩnh vực ngoại hối.

+ Giảm đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của các thị trường tài
chính quốc tế và sự tổn thương đối với nèn kinh tế trước các cú sốc bên
ngoài qua các kênh tỷ giá, sự vận động của các luồng ngoại tệ và vốn.

+ Tạo điều kiện thuận lợi về phương diện thanh toán quan hệ ngoại
hối cho hoạt động kinh tế đối ngoại đồng thời hỗ trợ cho cải cách và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thị trường mở.

+ Bên cạnh mục tiêu dài hạn là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm ché lạm
phát thì chính sách tỷ giá cầncó sự hỗ trợ hợp lý cho mục tiêu khuyến khích
xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, yêu cầu phối hợp các chính sách. Bản thân
tỷ giá là hàm số kinh tế vĩ mô, tức là cùng một lúc có nhiều yếu tố tác động
đến nó, ngược lại nó cũng tác động lại đến nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô khác,
vì vậy để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra nhất là trong thời đại quốc tế
hoá thị trường tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự phối hợp
hết sức đồng bộ và hiệu quả cảu hàng loạt chính sách, giải pháp kinh tế vĩ
mô, trong đó quan trọng nhất là:

- Chính sách, cơ chế quản lý giao dịchngoại hối và cơ sở


pháp lý cho việc điều hành lĩnh vực ngoại tệ.

- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất các
chính sách giải pháp bộ phận trong lĩnh vực tiền tệ (chính sách tỷ giá, lãi
suất, cung ứng tiền tệ) nhằm tác động có hiệu quả từ nhiều hướng vào VND
và đạt được tương quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của VND.

- Xuất phát từ đặc điểm kinh tế hiện tại của đất nước ta, xu
hướng lên giá của VND, quan hệ cung cầu ngoại tệ, để đảm bảo không ảnh
hưởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô khác hặc ảnh hưởng ở mức thấp, thì việc
điều chỉnh tỷ giá cần phải có sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách tiền
tệ, tài chính, thu nhập ngoại thương...ví dụ để ngăn ngừa xu hướng lên giá
của VND, cần điều chỉnh cơ cấu chi, thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước,
nhất là vay nợ nước ngoài và loại bỏ xu hướng gia tăng lương, thu nhập quá
cao, hặc để khuyến khích xuất khẩu cần phải phối hợp tỷ giá với các giải
pháp thuế, tín dụng...

35
- Hoàn thiện hệ thống công cụ tài chính, tiền tệ (cả gián
tiếp và trực tiếp) việc hiện đại hoá hệ thống tổ chức tài chính được tiến
hành song song với phát triển hệ thống thị trường tài chính nhằm nâng cao
năng lực, mở rộng phạm vi điều chỉnh vĩ mô của nhà nước.

3- Định hướng điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

3.1 Một số vấn đề cấp bách cần xử lý:

Ttrong lĩnh vực tỷ gía, tỷ giá trong kinh tế thị trường ở nước ta còn
nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Để có
được những định hướng đúng đắn, chỉ dẫn phù hợp cho công tác quản lý,
việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong giai đoạn tới cũng như xây dựng một
chính sách chiến lược tỷ giá hối đoái thực sự tự chủ, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và xu hướng quốc tế hoá toàn cầu
đang diễn ra sâu rộng cần phải:

+ Tiến hành nghiên cứu, tổng kết kịp thời kinh nghiệm cải cách quản
lý, điều chỉnh tỷ giá trong giai đoạn vừa qua.

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học, phương pháp luận cho việc
xác định tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá thực tế, tỷ giá cân bằng trong
điều kiện cụ thể của nước ta, chuẩn xác hoá, hệ thống hoá dự liệu kinh tế có
liên quan trực tiếp đến tính toán điều chỉnh tỷ giá hối đoái(chỉ số lạm phát,
hệ số giảm phát, tính xác thực của tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán
quốc tế, vấn đề nợ...) để có được sự trả lời chính xác tỷ giá hối đoái hiẹn tại
đã phù hợp chưa? nên điều chỉnh theo hướng nào? khả năng điều chỉnh trên
thực tế ra sao? đặc biệt là lượng hoá được hậu quả của điều chỉnh.

+ Theo dõi, phân tích một cách có hệ thống động thái của các thị
trường tài chính quốc tế, từ đó xác diịnh xu hướng phát triển các thị trường
này trong tương lai để làm cơ sở lựa chọn hứơng tổ chức, phát triển thị
trường ngoại hối Việt nam, đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước, phù hợp
với thông lệ quốc tế và lựa chọn phương án điều chỉnh phù hợp.

+ Thực tiễn thế giới nhất là giai đoạn vừa qua cho thấy: sự biến động
của thị trường tài chính quốc tế và các đồng tiền chủ chốt có ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình tài chính tiền tệ của một quốc gia (thu chi ngân sách nhà
nước, nợ và thanh toán nợ, sự vận động của các luồng vốn đàu tư) vì vậy
việc nghiên cứu, đánh giá đúng vị trí, vai trò, xu hướng phát triển dài hạn
cũng như ngắn hạn của các đồng tiền chủ chốt có ý nghĩa hết sức quan
trọng.

Điều này có ý nghĩa trực tiếp đến việc lựa chon đồng tiền làm
phương tiện thanh toán trong các hợp đôngf thương mại, tín dụng, nhất là

36
phương thức thanh toán theo thưòi hạn thoả thuận, lựa chọn chiến lược vay
(vay bằng đồng tiền nào?) phương án, kế hoạch thanh toán nợ và cuối cùng
là lựa chọn loại ngoại tệ dự trữ. Việc điều chỉnh cơ cấu dự trữ cho phù hợp
sẽ hạn chế các rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Để có được cơ sở luận cứ
vững chắc cho đánnh giá dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt,
đòi hỏi không chỉ theo dõi sự biến động trên thị trường mà quan trọng là
phân tích đánh giá đúng thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế, địa vị kinh
tế chính trị của các nước đó hịn tại và trong tương lai.

+ Hoàn thiện phát triển và hiện đại hoá công tác dự báo kinh tế tài
chính để có được những đánh giá sát thựcphục cụ cho điều chỉnh kinh tế vĩ
mô nói chung, điều chỉnh tỷ giá nói riêng.

+ Cuối cùng, để công tác điều chỉnh tỷ giá phù hợp với yêu cầu
khách quan của nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp thỏa đáng vấn
đề sau: hiện tại và tương lai gần nên gắn VND với đồng USD hay một giỏ
ngoại tệ? Phương án nào là hợp lý?. Trong giới nghiên cứu và điều hành ở
nước ta hiện có hai ý kiến đặt ra: ý kiến thứ nhất cho rằng: cần hạn chế sự
phụ thuộc quá mức của VND vào một đồng tiền nước ngoài (cụ thể là
USD) do đó phải xác định tỷ giá theo giỏ ngoại tệ mạnh. ý kiến htứ hai
không phủ nhận xu hướng trên và cho rằng: trong thời gian tới USD vẫn
còn vị trí quan trọng trên thị trường tài chính quốc tế, do đó USD vẫn là
đồng tiền chủ yếu để làm cơ sở xác định chính sách tỷ giá của Việt nam.

Thực ra giữa hai ý kiến trên không có mâu thuẫn gì lớn, theo chúng
tôi, mặc dù trong giai đoạn vừa qua chúng ta chưa có quan hệ ngoại thương
trực tiếp với Mỹ, song trên 90% các hợp đồng thương mại của ta được tính
toán bằng USD, hơn nữa do vai trò của USD trong đời sống kinh tế nước ta
và mục tiêu của chiến lược ổn định hoá xét trên phương diện lý thuyết, thực
tiễn thì việc gắn VND với USD trong giai đoạn vừa qua là phù hợp, hiệu
quả, là giải pháp khôn ngoan. Tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới,
đa phương hoá cao độ thì phương án chuyển sang định giá theo giỏ ngoại tệ
mạnh, dựa trên cơ sở mô hình lượng về ngoại thương nhiều chiều sẽ có lợi
thế hơn cho kinh tế đối ngoaị: song dù sao chăng nữa trong giỏ ngoại tệ tỷ
trọng của USD vẫn là lớn nhất. Nhìn tổng thể, việc gắn với giỏ ngoại tệ sẽ
giảm được sự rủi ro, bấp bênh do biến động của tỷ giá song phương gây ra,
thích hựop với hiện thực là tính không thuần nhất trong thương mại quốc
tế, trước hết là sự đàn hồi (co giãn) giá cả khác nhau đối với cung và cầu
theo các nhóm hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, khi chuyển sang gắn với
giỏ ngoại tệ thì vấn đề quan trọng là gắn với đồng tiền nào? với trọng số là
bao nhiêu?. Bên cạnh đó cần thấy hết tính phức tạp,

37

You might also like