Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 116

2018 PHƯƠNG PHÁP

TIẾP NHẬN B I M
NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
và CỘNG SỰ
THÁNG 04 NĂM 2018
BIAS-C_01_VERSION1.0

CHO MỘT TỔ CHỨC

BIMBIAS-C_01
BIAS-C_03

BIAS-C_05
PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN BIM CHO MỘT TỔ CHỨC
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO BIM

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN CHO BIM


BIAS-C_07 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA BIM
BIAS-C_09 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CẦN THIẾT CỦA MỘT THÔNG TIN TRONG BIM
BIAS-C_11 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG ĐỂ CHIA SẺ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BIAS-C_13 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẤY THEO BIM


BIAS-C_15 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP MỘT KẾ HOẠCH TẠO LẬP THÔNG TIN
BIAS-C_17 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP TRONG TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT
MỤC LỤC

Mục tiêu của tài liệu 1


Tài liệu tham khảo 2
Tiến trình phát hành 2
A Học hỏi từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh 3
Vai trò của BIM 4
Trong xã hội 4
Trong ngành công nghiệp xây dựng 5

BIM với thế giới 6


USA 7
UK 7
Khác 7

Sự khác biệt giữa BIM và truyền thống 8


BIM có tiến trình làm việc khác với truyền thống 8
BIM là một kho dữ liệu để khai thác thông tin 10
BIM là một công cụ để giao tiếp 11

Tiếp nhận BIM 11


Cách làm của UK 11
Cách làm của USA 12
B Các đề nghị cho Việt Nam 13
Trường đoạn 1 – Chuẩn bị 17
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược 17
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch chi tiết 19
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch thực hiện 24

Trường đoạn 2 – Thực hiện 25


Tiểu đoạn 4-1: Giáo dục – huấn luyện 26
Tiểu đoạn 4-2: Gia cố – phát hiện – đề xuất 18
Tiểu đoạn 4-3: Xác lập – xây dựng hệ thống 27

C Góp ý với các cấp vĩ mô 29


Mục đích 29
Nội dung góp ý 30
MỤC TIÊU
CỦA TÀI LIỆU

01
Trong lần xuất bản đầu tiên này
9 tài liệu mang mã số BIAS-C bao gồm:
Mã số Tên
Phần tiếp nhận
Đúc kết những kiến thức và kinh nghiệm để đề ra các phương pháp tiếp nhận
BIM cho tập thể và cá nhân mà không phân biệt vị trí của họ trong tổ chức bộ
máy để thực hiện một dự án xây dựng.
BIAS-C_01 •Phương pháp tiếp nhận BIM cho một tổ chức
BIAS-C_03 •Phương pháp làm việc theo BIM
Phần quy ước
Đề nghị một hệ thống quy ước không chỉ phục vụ riêng cho ngành xây dựng
muốn thực hiện BIM mà còn phục vụ ngành công nghệ thông tin để khoảng
cách giữa hai ngành ngày càng được thu nhỏ.
BIAS-C_05 •Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin cho BIM
BIAS-C_07 •Phương pháp khai thác tiềm năng của BIM
•Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin
BIAS-C_09
trong BIM
•Phương pháp tổ chức môi trường để chia sẻ và trao đổi thông
BIAS-C_11
tin
Phần tài liệu thực hành
Tạo lập các tập tin mẫu (Template) cần thiết phục vụ trực tiếp cho một dự án
sẽ thực hiện theo BIM.
BIAS-C_13 •Phương pháp tạo lập và quản lý hồ sơ giấy theo BIM
BIAS-C_15 •Phương pháp thành lập một Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin
•Phương pháp tạo lập các Phương Thức Giao Tiếp Trong Tiến
BIAS-C_17
Trình Sản Xuất
MỤC TIÊU của tài liệu thứ nhất này nhằm giúp cho những TỔ CHỨC đang hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng (và những ai quan tâm) nắm được những vấn đề cơ bản để
tạo lập kế hoạch cho việc tiếp nhận và áp dụng BIM, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu.
Tài liệu tham khảo
Rất nhiều nguồn (bằng giấy, tập tin – file, website…) được tham khảo để hình thành
nội dung của tài liệu này. Dưới đây là các nguồn chủ yếu:
• NBIMS-US_V3_5.7_BIM_Planning_Guide_for_Facility_Owners
• Integrated Project Delivery: A Guide; AIA
• Digital Built Britain, Level 3 Building Information Modeling Strategy
• RIBA Stage Guildes Briefing, A Practical Guild to RIBS Plan of Work 2013, Stages 0, 1 and 7, Stages
2 and 3 and Stages 4, 5 and 6
• Singapore Essential Guide Adoption
Tiến trình phát hành
Phiên bản Đối tượng của tài liệu Thời điểm
Các tổ chức có trách nhiệm chính
1.0 04/2018
trong giai đoạn thiết kế của một dự án

02
A
HỌC HỎI
TỪ CÁC QUỐC GIA
SỬ DỤNG TIẾNG ANH

03
VAI TRÒ CỦA BIM
Trong xã hội

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


Một quốc gia muốn trở thành một nước công nghiệp thì tỉ trọng của khu vực kinh tế
thứ 2 (sector 2) của nền kinh tế đó phải có giá trị cao. Trong các ngành kinh tế của
khu vực 2 thì ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong việc
nâng cao tỷ trọng này.

Với Hoa Kỳ, khi so sánh với ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ và xe hơi tại đầu
thế kỷ 21 thì mức độ ứng dụng thành quả khoa học của ngành công nghiệp xây dựng
chỉ dừng ở mức độ đầu thế kỷ 20. Để có đủ khả năng theo kịp trào lưu cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, ngành công nghiệp xây dựng cần phải tiến hành cuộc cách
mạng để tự cải thiện mình. BIM chính là tên của cuộc cách mạng cho ngành
công nghiệp xây dựng.Đầu thế kỷ 21, khi mới xuất hiện thì chỉ thấy BIM có vai trò cho
ngành xây dựng để nâng cao năng suất – chất lượng, giảm giá thành, giảm thiểu thời
gian cho tiến trình sản xuất. Nhưng vào những năm đầu của thập niên thứ hai trong
thế kỷ 21, các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã thấy vai trò của BIM lớn dần lên đến
tầm mức xã hội. Nếu chỉ nhận thức vai trò của BIM trong ngành công nghiệp xây dựng
mà không nhận thức được vai trò của nó với xã hội thì không khác gì thấy cây mà
không thấy rừng.

Vì vậy, khi tiếp nhận và áp dụng BIM


cho một tổ chức ở bất cứ cấp độ nào
(từ vi mô cho đến vĩ mô) trong xã hội
cũng phải nhận thức được rằng:
muốn thành công thì phải chú ý đến
nhiều vấn đề khác nhau của xã hội
chứ không chỉ là vấn đề công nghệ.
Cụ thể, BIM phải được nhìn thấy
một cách tổng thể gồm có 6 yếu tố
cơ bản: Chiến lược, Tiềm năng của
mô hình BIM, Tiến trình, Thông tin,
Hạ tầng và Nhân lực. Hình 1: Nhận thức BIM

Trong mỗi yếu tố đó bao gồm nhiều


vấn đề. Phải giải quyết các vấn đề
đó sao cho 6 yếu tố này được
hòa quyện với nhau một cách hài
hòa với nhau thì mới có được một
bức tranh toàn cảnh về BIM chính
xác và độc đáo được.

Hình 2: Bức tranh toàn cảnh của BIM

04
VAI TRÒ CỦA BIM
Trong nghành công nghiệp xây dựng
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

BIM là một cơ hội để năng lực cạnh tranh và phát triển trên thị trường,
cuộc cách mạng BIM sẽ được tiến hành đồng thời 3 nội dung như sau:

1. Tạo lập mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling)
• Nâng cao năng suất lao động.
• Phát triển chất lượng người lao động.
• Tạo lập các ngành nghề mới để thay thế những nhưng ngành nghề sẽ bị mất
đi do cuộc cách mạng BIM.

2. Mô hình thông tin xây dựng (Building Information Model – BIM)


• Nâng cao chất lượng sản phẩm
• Giảm giá thành sản phẩm xây dựng
• Phong phú hóa sản phẩm để phục vụ yêu cầu của thị trường và xã hội

3. Quản lý thông tin xây dựng (Building Information Management)


• Nhằm nâng cao năng lực quản lý từ vi mô đến vĩ mô.
• Tích hợp dữ liệu của ngành công nghiệp vào Big Data để hòa nhập được vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của nhân loại

Hình 3: nội dung của Cách Mạng BIM cho ngành công nghiệp xây dựng

05
BIMvà THẾ GIỚI

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


Theo báo cáo của Construction IT – Ireland phát hành năm 2017, cách mạng
BIM đang được tiến hành ở các nước như như minh họa dưới.

Xem xét kỹ minh họa trên sẽ phát hiện


ra chi tiết sau: phần lớn các nước đã/
đang tiếp nhận và áp dụng BIM đều là
các quốc gia giàu có và tiên tiến của
thế giới.
Vì vậy, từ năm 2012 cho đến nay đã có
những tiêu chuẩn quốc tế ISO về BIM.
Điều này minh chứng cho luận điểm:
tiếp nhận và áp dụng BIM phải theo
tiêu chuẩn quốc tế. Luận điểm rất quan
trọng để nhận và áp dụng BIM mang
tính bền vững. Các tiêu chuẩn này sẽ
được vận dụng cụ thể vào Việt Nam
trong các tài liệu kế tiếp.

Luận điểm này được củng cố thêm


nữa thêm nữa với minh họa
bên cạnh

06
BIMvà THẾ GIỚI
USA
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Hoa kỳ đã nghiên cứu để áp dụng BIM từ đầu thế kỷ 21. Tuy nhiên, đến nay cũng chỉ
là khuyến khích áp dụng nhưng không bắt buộc như một số quốc gia khác trên
thế giới. Sau nhiều lần ban hành và điều chỉnh, hiện nay đã có một bộ tiêu chuẩn khá
đầy đủ để áp dụng BIM có tên: National BIM Standard – United States – Version 3.0.
Bộ tiêu chuẩn này đi kèm nhiều tài liệu khác để giúp các tổ chức tiếp nhận và áp dụng
BIM theo tinh thần tự khai phá để áp dụng và đóng góp ngược trở lại cho BIM của
quốc gia. Một trong các tổ chức này là U.S. Department of Veterans Affair (VA)(Bộ cựu
chiến binh). Bộ Quốc Phòng luôn luôn được chính phủ Hoa Kỳ hổ trợ để vận dụng
những công nghệ tiên tiến nhất của khoa học vào lĩnh vực quân sự. Một trong những
công việc của VA từ những năm 2008 là áp dụng BIM vào những công trình quân sự
của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
UK
Tuy chậm hơn USA nhưng UK đã đề ra một kế hoạch rất bài bản để áp dụng BIM.
Kể từ tháng 4 năm 2016, tất cả các công trình có nguồn vốn công phải áp dụng BIM.
Để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế áp dụng BIM, từ những năm cuối của thập niên
đầu tiên của thế kỷ 21 (2006-2010) một hành lang pháp lý rất chặt chẽ đã, đang và sẽ
được tạo lập. Bên cạnh đó, một hệ thống các hỗ trợ cũng được cung ứng miễn phí
từ chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp khác. Tất cả những hoạt động này đều tập
trung khai thác lợi ích của BIM theo từng giai đoạn:
• Giai đoạn ngắn hạn: cho ngành xây dựng.
• Giai đoạn trung hạn: cho chính phủ.
• Giai đoạn dài hạn: cho xã hội.

Hình 4: tầng bậc cho mục đích áp dụng BIM


Hiện nay, cách thực hiện BIM của UK được xem là đáng tham khảo và các quốc gia
thuộc EU cũng đã áp dụng BIM trên cơ sở của chiến lược và chiến thuật này.
KHÁC
Từ những thông tin bằng tiếng Anh cũng đã thấy một số nước và vùng
lãnh thổ khác cũng đã áp dụng BIM cho ngành xây dựng như: Phần Lan,
Australia, Hongkong, Singapore, … Tuy nhiên, phần lớn phương pháp tiếp nhận
của các quốc gia này cũng được tiến hành dựa trên phương pháp của Hoa Kỳ.

Sự KHÁC BIỆT GIỮA BIM và TRUYỀN THỐNG


BIM có tiến trình làm việc
khác với truyền thống
Để tiếp nhận BIM thành công cần phải xem lại một số khái niệm về ngành nghề để:
• Thay đổi và bổ sung kiến thức hiện trạng nhằm thỏa mãn những
yêu cầu của BIM
• Trang bị thêm một số kiến thức mới từ BIM
Dưới đây là các kiến thức cơ bản về BIM cần phải chú ý ngay từ ban đầu.

07
Muốn có mô hình thông tin xây dựng (Building Information Model) thì

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


cần phải tạo lập mô hình thông tin xây dựng (Building Information Mod-
eling). Thuật ngữ Modeling tương đương với thuật ngữ truyền thống là
thiết kế (Design). Tuy nhiên, mục đích và nội dung công việc của thiết kế không đủ
để đáp ứng các yêu cầu của BIM nên trong tài liệu này được gọi là tạo lập thông tin.
Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho một dự án, Hiệp hội Kiến Trúc Sư Hoa Kỳ đã
đề ra một tiến trình mới có tên IPD (Integrated Project Delivery) để áp dụng cho hình
thức hợp đồng thiết kế – thi Công (Design and Build – D&B).
Tiến trình truyền thống

Hình 5: tiến trình áp dụng cho một dự án


Tiến trình IPD

Hình 6: tiến trình áp dụng cho một dự án theo hình thức hợp đồng D&B
So sánh hai tiến trình thuyền thống và IPD bằng hai minh họa trên: Sẽ thấy một điểm
khác biệt rất cơ bản: trong giai đọan thiết kế, không chỉ có bộ phận thiết kế tham gia
(như truyền thống) mà còn cả các bộ phận khác (thi công – cung ứng vật tư – …) cũng
tham gia.
Nếu áp dụng IPD thì lợi ích chỉ có được cho dự án trước giai đoạn vận hành nên
chưa phải là nhiều. Muốn tăng lợi ích lên thì phải kết hợp IPD với BIM. Mối kết hợp
này không thể tách rời nhau được. Tuy nhiên, nếu áp dụng tiến trình này lại vi phạm
Luật Đấu Thầu của Hoa Kỳ (cũng như Việt Nam) nếu dự án được thực hiện bằng vốn
của chính phủ. Dự án của có vốn từ ngân sách của chính phủ khi vượt qua một
giới hạn nào đó thì không thể sử dụng hình thức hợp đồng D&B mà cần phải chen
vào giữa một giai đoạn nữa là đấu thầu: Thiết kế – Đấu thấu – Thi công (Design, Bid
and Build – DB&B). Đối với trường hợp này, thì IPD sẽ được áp dụng như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này, Kiến Trúc Sư Patrick Macleamy, Chairman và CEO của
Công Ty HOK dựa vào hai vấn đề mấu chốt của IPD:
• Từ khởi đầu của một dự án, càng nhiều bộ phần chuyên môn có trách nhiệm
trong một dự án tham gia càng sớm sàng tốt.
• Kiểm soát ngân sách của dự án (đã được xác định) từ bước đầu tiên của giai
đoạn thiết kế.

08
Để đề ra một tiến trình làm việc IDP (Integrated Design Process – Tiến trình thiết kế
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

đan xen) để sử dụng cho giai đoạn thiết kế. Tiến trình này được minh họa bằng một
biểu đồ mang tên Macleamy Curve (đường cong Macleamy) như minh họa bên dưới:

( Nguồn: http://division4triclinium.blogspot.com/2013/06/
Hình 7: biểu đồ MacLeamy
of-macleamy-curve-efficient-design-and.html )

Biểu đồ này dựa vào giá thành xây lắp của một dự án. Người thiết kế luôn mong
muốn dự án của mình thiết kế trở thành một thực thể vật lý. Yếu tố quan trọng nhất
ảnh hưởng đến mong muốn này là giá thành của dự án sau giai đoạn thi công.
Vì vậy, người thiết kế làm sao phải kiểm soát được giá thành để nó không vượt quá
ngân sách (budget) đã đề ra, hoặc nếu cần thiết, tìm nguồn tài chính bổ sung sao
cho công trình sớm đưa vào sử dụng. Như vậy, dự án sẽ không phải đối diện với một
rủi ro là đã đầu tư một số tiền rất lớn vào dự án mà vẫn không đưa dự án vào khai
thác được để sinh ra lợi nhuận.
Từ đó, biểu đồ Macleamy Curve phân tích ảnh hưởng của giai đoạn thiết kế đối với
giá thành sau khi thi công của dự án. Trục hoành đại diện cho các giai đoạn của dự
án; trục tung là khả năng của bộ phận thiết kế tác động đến giá thành của giá thành.
Ý nghĩa của các đường biểu diễn như sau:

• Đường số 1: mô tả diễn biến về khả năng của bộ phận thiết kế trong việc
can thiệp vào giá thành và tính khả thi sau dự án được thi công xong.
Theo tiến độ thực hiện dự án, khả năng này ngày càng suy giảm.
• Đường số 2: mô tả diễn biến về sự thay đổi của giá thành khi thiết kế thay
đổi. Theo tiến độ thực hiện dự án, nếu việc thay đổi thiết kế xảy ra sớm
thì giá thành biến động ít, nếu chậm thì ngược lại.
• Đường số 3: mô tả diễn biến về khối lượng công việc của thiết kế theo
quy trình làm việc truyền thống. Với quy trình này, khối lượng công việc
lớn nhất rơi vào giai đoạn hồ sơ xây dựng (Construction Documents – CD)
• Đường số 4: mô tả diễn biến về khối lượng công việc của thiết kế theo quy trình
DP (Integrated Design Process). Với quy trình này, khối lượng công việc lớn
nhất rơi vào giữa giai đoạn sơ phác và giai đoạn phát triển thiết kế
(Design Develop ment – DD)

09
Qua biểu đồ trên, Macleamy đề ra một nội dung quan trọng: trong giai đoạn đầu của

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


thiết kế, tạo mọi điều kiện để càng nhiều bộ môn liên quan, càng nhiều người tham
gia càng tốt. Muốn như vậy phải tìm cách để chuyển dịch khối lượng công việc của dự
án về phía bên trái của biểu đồ (đường số 4) để những thông tin ảnh hưởng đến yếu
tố tài chính của dự án được làm rõ ngay từ giai đoạn đầu. Đối chiếu tương ứng với
giai đoạn thiết kế cơ sở theo quy định của Việt Nam, khối lượng công việc và nhân lực
sẽ phải tập trung rất lớn tại giai đoạn này.

Như vậy, dù là dự án được tiến hành theo hình thức hợp đồng nào đi nữa:
Design – Bid – Build hay Design – Build thì giai đoạn thiết kế vẫn phải áp dụng cách
làm việc IDP. Muốn khai thác hiệu quả các tiềm năng của BIM thì áp dụng tiến trình
làm việc IPD/IDP là hiệu quả nhất.

Sự KHÁC BIỆT GIỮA BIM và TRUYỀN THỐNG


BIM là một kho dữ liệu
khai thác thông tin
Theo truyền thống, bản vẽ là sản phẩm quan trọng nhất mà giai đoạn thiết kế phải có
được. Ngoài ra, bản vẽ là nguồn dữ liệu duy nhất để khai thác nhằm tạo lập các
thông tin khác như dự toán, bản vẽ cho giai đoạn thi công, … Phương thức
khai thác mang tính thủ công nhiều hơn.

Theo BIM, mô hình thông tin xây dựng (Building Information Model) là sản phẩm
quan trọng nhất của giai đoạn thiết kế. Nó thường được gọi là mô hình thiết kế
(Design Model). Các thông tin của mô hình thiết kế sẽ được khai thác tùy theo
mục tiêu cụ thể để có sản phẩm. Bản vẽ chỉ là một kết quả của tiến trình khai thác
mô hình. Mức độ tự động hóa của tiến trình này ngày càng cao.

Design Model sẽ được khai thác để có:

• Cost Model phục vụ mục đích quản lý giá của dự án


• Construction Model phục vụ giai đoạn thi công tại công trường
(Onsite production)
• Fabrication Model để phục vụ các công đoạn thi công ngoài công trường
(Offsite Production)
• …

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, theo thời gian bản vẽ giấy sẽ dần biến mất như sự
biến mất của những dụng cụ như viết kim, e-ke, thước T, … khi chuyển từ vẽ tay sang
máy tính với các phần mềm CAD.
Số lượng dữ liệu trong kho này không cố định mà thường tăng lên theo thời gian
của sự án ngay cả khi dự án đã được đưa vào khai thác. Vì vậy, việc tổ chức để
quản lý và khai thác dữ liệu luôn luôn là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong
quá trình thực hiện BIM cho một dự án.
(Thuật ngữ “dự án” : chỉ tính đến thời điểm bàn giao)

10
Sự KHÁC BIỆT GIỮA BIM và TRUYỀN THỐNG
BIM là một công cụ để giao tiếp
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Trước khi một dự án được đưa vào sử dụng, để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau,
một dự án cần phải tạo lập nhiều mô hình thông tin xây dựng (Building Information
Models) cụ thể khác nhau. Trong tiến trình tạo lập thông tin, tác giả của một thông tin
có thể phải tham khảo một/nhiều thông tin trong một/nhiều mô hình khác nhau mới có
thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và ngược lại. Vì vậy, một BIM sẽ là đại diện cho
tác giả của nó trong việc chia sẻ thông tin cho các tác giả khác.

Trong giai đoạn vận hành dự án, mô hình thông tin xây dựng (Building Information
Model) cũng là phương tiện để giao tiếp giữa các bên có trách nhiệm của giai đoạn
này. Muốn hoàn thành nhiệm vụ, các thành phần này tham khảo mô hình từ giai đoạn
thi công để tạo lập các mô hình vận hành như: mô hình quản lý để phục vụ ý đồ
tòa nhà thông minh, mô hình để bảo trì dự án, …

Cho đến nay, các nước đã áp dụng BIM vẫn chưa biết giới hạn cuối cùng của việc
khai thác một mô hình thông tin xây dựng (Building Information Model). Vì vậy, ý nghĩa
của “BIM là một công cụ để giao tiếp” là một khái niệm cực kỳ quan trọng cho những
người thực hiện BIM cho một dự án.
Nhận thấy BIM sẽ đem lại

Tiếp NHẬN BIM nhiều lợi ích cho quốc gia,


chính phủ của UK và USA tạo
mọi điều kiện để các
Cách làm của UK tổ chức đang hoạt động hoặc
Từ 2009 các bộ phận liên quan của UK đã bắt đầu liên quan trong ngành
xây dựng hệ thống pháp lý để tạo điều kiện thuận công nghiệp tiếp nhận BIM.
lợi cho ngành công nghiệp xây dựng tiếp nhận BIM. Các tổ chức này có thể là
Hệ thống pháp lý mới này được dựa vào hệ thống tổ chức kinh tế (như các công
pháp lý đã có sẵn (cũng được điều chỉnh một phần) ty tư vấn, công ty thi công,
để tạo lập nên. Hai hệ thống pháp lý này liên hệ Công ty bất động sản,
với nhau rất mật thiết và khá phức tạp. Tuy nhiên Công ty sản xuất và cung ứng
với trình độ xã hội cũng như khoa học kỹ thuật của vật tư…), tổ chức quản lý (Ban
ngành xây dựng việc hướng dẫn tiếp nhận BIM quản lý dự án của nhà nước –
cũng không quá khó khăn. Tỉnh – Quận Huyện, các
Bên cạnh đó, chính phủ đã có những hỗ trợ rất công ty quản lý vận hành, …)
cụ thể qua nhiều phương tiện hiện đại. Đó là các cơ hay các tổ chức phi lợi nhuận
sở rất thuận lợi cho việc tiếp nhận BIM của các tổ (như Hội Kiến Trúc Sư,
chức và quyết định phải áp dụng BIM vào năm 2016 Hội cầu đường, …)
của chính phủ.
Trước đó một số tổ chức đã áp dụng BIM vào sản xuất của mình. Tuy nhiên,
tiềm năng của BIM được khai thác rất hạn chế cũng như kết quả khai thác không có
nhiều giá trị tăng thêm cho bất cứ ai ngoài các tổ chức đó do thiếu sự hỗ trợ
nghiên cứu phát triển chiều sâu của chính phủ. Một điểm cần chú ý là nếu không
hỗ trợ thì chính phủ và xã hội sẽ không có được một lợi ích nào do BIM đem lại.
Qua những phân tích trên, để tạo điều kiện cho việc tiếp nhận BIM ở tầm quốc gia cần
phải có sự nổ lực từ hai phía:
• Nổ lực tiếp nhận của các tổ chức (bottom up)
• Hệ thống pháp lý hỗ trợ BIM (top down) nên chính phủ UK đã xuất bản rất nhiều
tài liệu, phương tiện theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.

11
Cách làm của USA

Cho đến nay, các văn bản trong hệ thống pháp lý hỗ trợ BIM của USA vẫn rất ít so
với UK nhưng nội dung thì tương đương với UK thậm chí còn có những nội dung đã
được ngành công nghiệp xây dựng Hoa Kỳ sử dụng trên 30 năm. Bên cạnh đó, nhiều
kết quả nghiên cứu từ các trường đại học, quân đội, các tổ chức xã hội đã góp phần
rất lớn cho các tổ chức ở Hoa Kỳ tiến hành tiếp nhận BIM. Những nghiên cứu này
mang tính thực hành rất lớn nhưng không theo kiểu “cầm tay chỉ việc” như của UK mà
mang tính tự khai phá nhiều hơn.

Dựa vào 6 yếu tố của bức tranh BIM, quy trình để tiếp nhận và áp dụng BIM cho một
tổ chức mà Hoa Kỳ đề nghị sẽ được chia ra làm 2 trường đoạn kế tiếp nhau như sau:

Trường đoạn 1

Mục đích nhằm chuẩn bị các nội dung cụ thể cho trường đoạn kế sau nên sẽ gồm 3
giai đoạn được tuần tự thực hiện 3 giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1: lập kế hoạch chiến lược


Nhằm xác định lộ trình đan xen BIM vào chiến lược của tổ chức
• Giai đoạn 2: lập kế hoạch chi tiết
Nhằm chi tiết hóa các bước đi cụ thể để thực hiện chiến lược
• Giai đoạn 3: lập kế hoạch thực hiện
Nhằm xác định các chiến thuật để thực hiện kế hoạch chi tiết.

Trường đoạn 2

• Giai đoạn 4: thực hiện


Thực hiện các nội dung của kế hoạch thực hiện

12
B
CÁC ĐỀ NGHỊ
CHO VIỆT NAM

Với kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế cũng


như hiện trạng của Việt Nam, nội dung phần
dưới đây của phần này sẽ vận dụng cách làm
của Hoa Kỳ để đề ra các các hướng dẫn cụ thể
cho tiến trình tiếp nhận và áp dụng BIM cho
các tổ chức ở Việt Nam ở bất cứ trình độ áp
dụng BIM nào.

Trước khi đi vào chi tiết cần xem xét


ý nghĩa của từng vấn đề cấu thành 6 yếu tố của
bức tranh BIM một cách cụ thể như dưới đây:

13
NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
YẾU TỐ CHIẾN LƯỢC
Gồm có
vấn đề 5
Vấn đề 1: Sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức
Mission (sứ mệnh) của tổ chức sẽ giải thích được tại sao (Why) tổ chức đó phải
tồn tại và phát triển trong xã hội và Goal (mục tiêu) của tổ chức cụ thể cần phải
đạt được để hoàn thành sứ mệnh.

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Vấn đề 2: Tầm nhìn BIM và các bước đi cụ thể
Xác định các phương pháp để một tổ chức khai thác các tiềm năng BIM
thông qua 5 hoạt động: thu thập, sản sinh, xử lý, giao tiếp và tạo lập các thông tin

Vấn đề 3: Mức độ hỗ trợ của tổ chức


Mức độ hỗ trợ của bộ phận quản lý để tạo điều kiện cho việc thực hiện các
kế hoạch tiếp nhận và áp dụng BIM

Vấn đề 4: Nhà tư vấn BIM


Là người có đủ nhận thức, kỹ năng về BIM để hướng dẫn tổ chức trong quá trình
tiếp nhận. Nhiệm vụ của người này là cung cấp những kiến thức về BIM cho nhóm
trong quá trình hoạt động. Ban giám đốc quyết định người này là ai. Trong thực tế của
Việt Nam, người này thường được thuê ngoài.

Vấn đề 5: Ban chỉ huy


Là nhóm người có trách nhiệm phát triển chiến lược BIM cho tổ chức. Để thực hiện
thành công nhiệm vụ tạo lập các kế hoạch, cần thiết phải thành lập một BAN CHỈ
HUY. Các thành viên của ban phải bao gồm các cá nhân có kiến thức chuyên ngành
và quan tâm đến hoặc nhận thức và đã thực hiện BIM. Ngoài ra, họ cũng có phần nào
quyền quyết định trong việc tiếp nhận.
Cụ thể thành viên của ban như sau:
Người tư vấn BIM
Là người có nhận thức, kỹ năng về BIM để hướng dẫn tổ chức trong
quá trình tiếp nhận. Nhiệm vụ của người này là cung cấp những kiến thức về BIM cho
nhóm trong quá trình hoạt động. Ban giám đốc quyết định người này là ai. Trong
thực tế của Việt Nam, người này thường được thuê ngoài.
Người quyết định
Là người đại diện hay trực tiếp của ban giám đốc. Nhiệm vụ của người này là quyết
định và điều phối các nguồn lực cần thiết của tổ chức để tạo lập và triển khai tiến trình
tiếp nhận và thực hiện BIM
Người quản lý trực tiếp sản xuất
Là những người quản lý cấp trung gian như các trưởng phòng ban chịu trách nhiệm
về các hoạt động hàng ngày của bộ phận sản xuất. Nhiệm vụ của người này là trực
tiếp điều hành (với sự giúp đỡ của người tư vấn BIM) để quản lý nhóm làm việc trực
tiếp sản xuất theo BIM.

14
Đại diện các nhóm người trực tiếp sản xuất
Là những nhân viên giàu kinh nghiệm về hoạt động chuyên ngành (kiến trúc, kết cấu,
cấp thoát nước, …) sẽ trực tiếp thực hiện các nội dung để tiếp nhận. Nhiệm vụ của
những người này là phản biện và đánh giá các kế hoạch tiếp nhận cũng như kiểm tra
và điều chỉnh tiến trình tiếp nhận khi cần thiết.

NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


TIỀM NĂNG CỦA BIM
Gồm có
vấn đề 2
Vấn đề 6: Cho giai đoạn TRƯỚC khi bàn giao dự án (hay
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

“công trình”) để khai thác


Các phương pháp đặc thù để khai thác tiềm năng BIM cho các loại dự án

Vấn đề 7: Cho giai đoạn SAU khi bàn giao dự án (hay


“công trình”) để khai thác
Các phương pháp đặc thù để khai thác tiềm năng BIM cho các chủ dự án

NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


YẾU TỐ TIẾN TRÌNH
Gồm có
vấn đề 2
Vấn đề 8: Cho dự án
Tiến trình áp dụng BIM cho dự án

Vấn đề 9: Cho tổ chức


Tiến trình áp dụng BIM cho tổ chức

NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


YẾU TỐ THÔNG TIN
Gồm có
vấn đề 3
Vấn đề 10: Tổ chức không gian thông tin (MEB)
Thông thường một dự án sẽ là một mô hình tổng hợp (Federal Model). Mô hình này
được hình thành từ nhiều mô hình chuyên ngành. Mô hình chuyên ngành có thể sẽ
được hình thành từ nhiều mô hình con. Cách phân chia này rất quan trọng trong quá
trình tạo lập, quản lý và khai thác thông tin. Thường được gọi là Model Element Break-
down (MEB) tạm gọi bằng tiếng Việt là Cấu trúc của một mô hình thông tin xây dựng
hay ngắn gọn hơn là cấu trúc của một BIM

Vấn đề 11: Mức độ phát triển của thông tin (LOD)


Cơ sở cho những người tạo lập thông tin tham khảo để xác định các thông tin cần tạo
lập với mức độ chi tiết về nội dung cũng độ tin cậy của các thành phần trong mô hình

15
Vấn đề 12: Cơ sở dữ liệu của tổ chức
Dữ liệu của tổ chức để khi áp dụng BIM sẽ nâng cao năng suất lao động, phát triển
sản phẩm

NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


YẾU TỐ HẠ TẦNG
Gồm có
vấn đề 3
Vấn đề 13: Phần mềm

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Bao gồm các phần mềm phục vụ sản xuất và quản lý theo hướng BIM

Vấn đề 14: Phần cứng


Máy tính và các thiết bị ngoại vi để vận hành các phần mềm theo BIM

Vấn đề 15: Không gian làm việc


Ngoài các chỗ làm việc thường thấy như hiện nay, khi thực hiện BIM cần
phải có một phòng có trang bị màn hình lớn để họp nội bộ hay mở rộng hay
những hoạt động khác liên quan đến BIM. Thuật ngữ gọi phòng này là BIM
Room. Nếu từ không gian làm việc của những người trực tiếp thực hiện BIM
thấy được màn hình của BIM Room thì cả hai được gọi là BIM Space

NHÓM VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN


YẾU TỐ NHÂN LỰC
Gồm có
vấn đề 5
Vấn đề 16: Vai trò trách nhiệm của các các nhân
Là chức năng chính được được quy định cho một người trong tổ chức và
kèm theo những nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ mà người đó được yêu cầu phải
hoàn thành trong một công việc cụ thể của BIM

Vấn đề 17: Cấu trúc của tổ chức


Vị trí của bộ phận thực hiện BIM trong cấu trúc thứ bậc của tổ chức

Vấn đề 18: Giáo dục


Nhằm cung cấp hệ thống kiến thức chính thống về BIM

Vấn đề 19: Huấn luyện


Các công việc cần thiết để người làm việc trở nên phù hợp, đáp ứng yêu cầu, kỹ năng
thành thạo trong một nhiệm vụ cụ thể hoặc tiến trình áp dụng BIM

Vấn đề 20: Xác lập thái độ sẵn sàng thay đổi


Thái độ sẵn lòng và sự sẵn sàng của tất cả mọi người trong tổ chức để tiếp nhận và
áp dụng BIM
Sau khi hiểu rõ các vấn đề đã NÊU TRÊN và thành lập được BAN CHỈ HUY thì
tiến hành các giai đoạn sau:

16
TRƯỜNG ĐOẠN 1 - CHUẨN BỊ
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược
Nhằm đạt được mục tiêu của của kế hoạch chiến lược,
cần phải lần lượt thực hiện 3 bước:
Đánh giá: Hiện trạng và mong muốn của việc đan xen BIM vào tổ chức
ở mức độ nào
Định hướng: Mục tiêu tiêu cụ thể để khai thác tiềm năng của BIM
Nâng cao: Trình độ khai thác tiềm năng của BIM thông qua một chiến lược
cụ thể hơn.
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Tất cả cả 3 bước trên đều được cho điểm và tổng hợp lại thành 1
bảng như dưới đây
Các nhóm vấn đề cần xem xét Hiện trạng Mục tiêu Tổng điểm tối đa
Chiến lược 0 0 25
1. Sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức 0 0 5
2. Tầm nhìn BIM và lộ trình tiếp nhận 0 0 5
3. Hỗ trợ từ cấp quản lý 0 0 5
4. Nhà tư vấn BIM 0 0 5
5. Ban chỉ huy 0 0 5
Tiềm năng của BIM 0 0 10
6. Trước khai thác 0 0 5
7. Sau khai thác 0 0 5
Tiến trình 0 0 10
8 Cho dự án 0 0 5
9. Cho tổ chức 0 0 5
Thông tin 0 0 15
10. Cấu trúc thông tin trong một BIM 0 0 5
11. Mức độ phát triển của thông tin 0 0 5
12. Cơ sở dữ liệu của tổ chức 0 0 5
Hạ tầng 0 0 15
13. Phần mềm 0 0 5
14. Phần cứng 0 0 5
15. Không gian làm việc 0 0 5
Nhân lực 0 0 25
16. Vai trò và trách nhiệm của các cá 0 0 5
nhân
17. Cấu trúc của tổ chức 0 0 5
18. Giáo dục 0 0 5
19. Huấn luyện 0 0 5
20. Thái độ sẵn sàng 0 0 5
Tổng 0 0 100

17
Một vấn đề gồm có 6 mức độ phát triển: từ 0 cho đến 5,
mỗi bước là 1 điểm cụ thể như sau:
• Mức độ 0: Non – Existent, tương ứng với 0 điểm
• Mức độ 1: Initial, tương ứng với 1 điểm
• Mức độ 2: Managed, tương ứng với 2 điểm
• Mức độ 3: Defined, tương ứng với 3 điểm
Mức độ 4: Quanlity Managed, tương ứng với 4 điểm

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM



• Mức độ 5: Optimizing, tương ứng với 5 điểm

Để biết được hiện trạng và mục tiêu của mỗi vấn đề xem
các phụ lục:
• Phụ lục 1: cho 9 vấn đề đầu tiên.
• Phụ lục 2: cho các vấn đề còn lại.

Để xác định hiện trạng và mục tiêu cần chú ý các điểm sau:
Nếu hiện trạng là 0 thì mong muốn có thể là 5 (đã quy định sẵn trong cột
tổng điểm tối đa)

Nếu hiện trạng là 3 thì không thể đánh giá được điểm của mong muốn. Lúc này
cần đánh giá lại hiện trạng.

Nếu hiện trạng là 2 thì điểm mong muốn chỉ có thể là 3.


Để tiếp nhận và áp dụng BIM thành công thì tại mỗi bước nào đó các
điểm số của 6 yếu tố phải bằng nhau. Nếu yếu tố nào bị thấp thì xem xét điểm số của
các vấn đề để phát hiện ra điểm của vấn đề nào cần phải tập trung giải quyết để
điểm số của các cần đề cũng phải bằng nhau. Vì vậy, từ bảng trên có thể rút ra
những kết luận sau để tạo lập kế hoạch chiến lược:
Khoảng cách từ bước hiện hiện trạng đến bước mục tiêu chính là
lộ trình cần phải trải qua để áp dụng BIM cho một tổ chức.
Các điểm số của mỗi yếu tố sẽ gợi ra các các công việc phải tập trung củng cố
hay phát triển yếu tố nào trong 6 yếu tố
Các điểm số của mỗi vấn đề sẽ gợi ra phải tập trung củng cố hay phát triển
vấn đề nào trong các vấn đề.
Sau khi đã hoàn tất hai bước đánh giá và định hướng thì tiến hành lập
kế hoạch chiến lược. Khi nhận thức BIM đã tốt hơn thì sẽ xem lại kế hoạch này để
điều chỉnh nâng cao (bước 3)
Lập kế hoạch tiếp nhận giúp BAN CHỈ HUY xác định phương pháp tiếp cận
để tránh rủi ro về chi phí, thời gian và tài nguyên. Kế hoạch chiến lược sẽ được cụ thể
hóa bằng một lộ trình hiển thị được sự đan xen tiến trình tiếp nhận vào tiến trình
thực hiện chiến lược kinh doanh. Lộ trình được sử dụng như một công cụ để lập
kế hoạch, hình dung và thực hiện chiến lược.

18
Nên sử dụng các phương tiện đồ họa đơn giản sao cho người xem nhanh
chóng biết được những thành phần chủ yếu của kế hoạch tiếp nhận. Thông thường,
nội dung của lộ trình này gồm có:
Vị trí của tổ chức đang ở đâu trong lộ trình.
Vị trí của tổ chức nếu áp dụng tiếp nhận thành công
Các bước trung gian cần thiết giữa hai bước chủ yếu.
Những tiềm năng của BIM mà tổ chức cần khai thác trong giai đoạn đầu
của tiến trình tiếp nhận.
Các thành phần chủ yếu của lộ trình có ghi chú các thời gian cần thiết
– kinh phí cần thiết để thực hiện hoàn thành
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐOẠN 1 - CHUẨN BỊ


Giai đoạn 2: Lập kế hoạch chi tiết
Sau khi kế hoạch chiến lược đã được xây dựng, kế hoạch chi tiết có thể
bắt đầu. Mục đích của bước này là để tạo lập kế hoạch hành động. Kế hoạch
chi tiết sẽ bao gồm 4 phần:
Tiến trình
Xác định một cách rõ ràng tiến trình đan xen của BIM vào các công
việc cụ thể đang và sẽ diễn ra của tổ chức
Thông tin
Những thông tin cần thiết của tổ chức đang sở hữu sẽ hỗ trợ cho
việc tiếp nhận và áp dụng BIM.
Hạ tầng kỹ thuật
Cần thiết để thực hiện kế hoạch
Giáo dục và huấn luyện
Cho cá nhân nào sẽ làm việc trực tiếp với BIM cũng như dữ liệu
sau này.

Mỗi tổ chức muốn tiếp nhận đều phải tạo lập riêng cho mình kế hoạch này theo các
đặc thù của họ. Do đó, không thể có hướng dẫn chung cho phần này. Tuy nhiên,
khi triển khai 4 phần trên cũng có những vấn đề cần chú ý như dưới đây:

CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔ CHỨC
Đây là vấn đề thứ 12 thuộc yếu tố thông tin. Những tài sản phục vụ hiện trạng sản
xuất (thư viện chi tiết cấu tạo, yêu cầu/chỉ dẫn kỹ thuật…) cần phải có kế hoạch để số
hóa chúng theo yêu cầu của mô hình thông tin xây dựng (Building Information Model).
Những tài sản này sẽ được bổ sung liên tục trong quá trình thực hiện BIM sau này.
Vì vậy, cần có một tổ chức một hệ thống lưu trữ không chỉ cho hiện tại mà cả cho
tương lai. Nếu làm được như vậy thì hệ thống mới thật sự có giá trị cho việc khai thác
Xem Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin cho BIM mã số BIAS-C_05
để biết thêm chi tiết

19
PHẦN MỀM
Đây là vấn đề thứ 13 trong yếu tố hạ tầng. Trong thời đại ngày nay một phần mềm
không thể nào đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc của một tổ chức, BIM cũng vậy.
Vì vậy, nội dung huấn luyện không thể chỉ là các phần mềm phục vụ công việc mà còn
cả những phần mềm và dịch vụ khác.
Ví dụ: người trực tiếp tạo lập thông tin không chỉ học Revit hay Archicad là các phần
mềm mà còn cả các phần mềm khác như Word, Excel, … cũng như biết cách
sử dụng các dịch vụ BIM 360 , Project Teamwork, …

Lựa chọn các phần mềm và dịch vụ để thực hiện BIM được gọi là lựa chọn giải pháp.

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Trong các giải pháp cho BIM, các phần mềm trực tiếp tạo lập thông tin và quản lý
công việc là quan trọng nhất.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để tạo lập thông tin. Mỗi phần mềm đều có
ưu khuyết điểm khác nhau. Dù lựa chọn phần mềm nào cũng phải đối đầu với một
thách thức: không có một phần mềm nào có thể đáp ứng toàn bộ yêu cầu cá biệt của
từng tổ chức. Muốn đáp ứng các yêu cầu cá biệt phải sử dụng các hỗ trợ thường
được gọi là Add In hay Add On của nhà cung cấp thứ ba.
Việc lựa chọn các phần mềm để tạo lập thông tin cũng như việc lựa chọn điện thoại
thông minh để làm phương tiện liên lạc di động. Nếu mua điện thoại của Apple thì chỉ
sử dụng được các applications được Apple sản xuất hoặc công nhận nên được gọi là
hệ sinh thái đóng. Nếu mua điện thoại của các hãng khác (Samsung, Sony, …) thì có
thể dùng bất kỳ applications không thuộc hệ sinh thái đóng nên thường gọi là
hệ sinh thái mở. Các phần mềm để tạo lập thông tin cho một mô hình thông tin
xây dựng (Building Information Model) cũng vậy. Tuy nhiên, kết quả của một phần
mềm phục vụ việc thực hiện BIM (từ đây sẽ gọi là công cụ BIM – BIM Tools) của
hệ sinh thái này có thể chuyển đổi sang hệ sinh thái khác gọi là mô hình có định dạng
IFC. Tuy nhiên, tùy vào nhiều yếu tố việc lựa chọn phần mềm thuộc hệ sinh thái nào
để sử dụng cũng phải cần chú ý hai hệ sinh thái đang hiện diện trong BIM như sau:

Close BIM
Tuy không công bố chính thức nhưng với kinh nghiệm sử dụng của phần lớn người
sử dụng thì các sản phẩm tạo lập thông tin của Autodesk đều theo khuynh hướng
như Apple về điện thoại thông minh: hệ sinh thái đóng và được gọi tên là Closed BIM.
Sở dĩ như vậy do những công cụ trong các phần mềm này không hỗ trợ hiệu quả
cho việc tạo lập các mô hình có định dạng IFC.
Phần mềm chủ yếu trong giải pháp BIM của Autodesk là Revit. Vào những năm đầu
tiên của thập niên thứ hai của thể kỷ 21, hãng Autodesk có 3 phần mềm mang tên
Revit để phục vụ 3 bộ môn tạo lập thông tin cho một tòa nhà: Revit Architecture cho
bộ môn kiến trúc, Revit Structure cho bộ môn kết cấu và Revit MEP cho bộ môn cấp
thoát nước – điện – thông gió nhân tạo. Đến năm 2013 thì cả 3 phần mềm này được
gộp chung thành một.
Ngoài phần mềm Revit, giải pháp cho ngành công nghiệp xây dựng gọi là AEC Solu-
tions của hãng Autodesk còn có các phần mềm khác như Naviswork,

Open BIM
Giải pháp BIM gồm nhiều phần mềm của nhiều hãng khác nhau. Nổi bật trong
hệ sinh thái này có ArchiCad phục vụ cho bộ môn kiến trúc và MEP của hãng
Graphicsoft, Tekla phục vụ bộ môn kết cấu của hãng Trimble. Các phần mềm này hỗ
trợ rất hiệu quả trong việc tạo lập các mô hình có định dạng IFC.

20
VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÁ NHÂN
CỦA BIM
Đây là vấn đề thứ nhất của yếu tố nhân lực. Cấu trúc nhân sự và trách nhiệm để
tiếp nhận và vận hành BIM cho một tổ chức được phân định như bảng dưới đây:
Chiến lược Quản lý Sản xuất
Vai trò

Tạo lập và thực hiện chiến lược Giáo dục

Điều phối các thông tin giữa các bộ phân

Trực tiếp tạo lập thông tin cho các dự án


Tạo lập thông tin mới cho dự án và cho
Kiếm tra chất lượng thông tin trong tiến
Tạo lập các tiêu chuẩn và giao thức để
Kỹ năng + kinh nghiệm thực hiện cũng

Tạo lập tiến trình và theo dõi – quản lý

Tạo lập và quản lý kế hoạch sản xuất


Tạo lập lộ trình để phối hợp giữa các

Điều hành việc thực hiện BIM cho tổ

Sản sinh các loại bản vẽ từ các BIM


CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

thành phần cho một dự án

thực hiện BIM cho dự án


như nghiên cứu BIM tốt

và huấn luyện về BIM

cho dự án và tổ chức
diễn biến công việc

tham gia dự án.


trình sản xuất

tổ chức
chức

BIM Champion Y Y Y Y Y Y Y N N N N N
BIM Coordinator N N N N N Y Y Y Y Y Y N
BIM Modeller N N N N N N N N N Y Y Y

Theo thứ tự trong bảng trên, BIM Champion là người có quyết định cao nhất trong
các vấn đề liên quan đến BIM, kế đó là BIM Coordinator và cuối cùng là BIM Modeller.
Tuy nhiên, trong thực tế, hai cấp bậc đầu còn được phân cấp chi tiết hơn như sau:
BIM Champion
Tùy thuộc vào đối tượng nào thuê họ:
Nếu là bên A (chủ đầu tư): thì BIM Champion là BIM Manager
Nếu là bên khác (bên B): thì BIM Champion là BIM Director
BIM Coordinator
Có hai bậc tính từ thấp đến cao là:
Discipline BIM Coordinator – Điều phối viên của mỗi bộ môn
Project BIM Coordinatior – Điều phối viên của mỗi dự án
Truyền thống Quyền hạn BIM Quyền hạn
BIM Manager
Đưa ra quyết định cuối
BIM Director Cố vấn về BIM cho Chủ
Chủ nhiệm thiết kế cùng trong giai đoạn
Project BIM Coordinator nhiệm thiết kế
thiêt kế cho dự án

Đưa ra quyết định cuối


cùng cho một bộ môn Discipline BIM Coordi- Cố vấn về BIM cho Chủ
Chủ trì thiết kế
tham gia thiết kế của nator trì thiết kế
dự án
Đưa ra các phương Giúp đỡ hay trực tiếp
Thiết kế án thiết kế ở từng giai Modeller thực hiện BIM cho thiết
đoạn kế
Đến một giai đoạn phát triển nào đó, nếu đủ khả năng thì vai trò của truyền thống và
BIM sẽ được hòa nhập thành một.

21
GIÁO DỤC VÀ HUẤN LUYỆN
Trong ngữ cảnh của BIM, giáo dục là hướng dẫn các kiến thức về BIM; còn
huấn luyện nhằm dạy cho một người có trình độ và kinh nghiệm trong ngành
công nghiệp xây dựng trở nên thành thạo trong một công việc cụ thể hoặc trong
một tiến trình.

GIÁO DỤC

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Đây là vấn đề thứ 18 thuộc yếu tố nhân lực. Cần phải có một chương trình giáo dục
thống nhất cho một tổ chức nhằm làm cho mọi người của tổ chức hiểu tốt hơn về BIM,
các tiềm năng của nó và các mục đích tiếp nhận sang BIM mà tổ chức đang
nhắm đến.

Nội dung giảng dạy


Tổ chức cần xác định điều gì là quan trọng để truyền đạt thông qua các phương tiện
giáo dục khác nhau.

Ví dụ:

Tạo lập mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling) là gì và
tiềm năng của BIM trong mô hình là gì?
Mục đích của tổ chức khi tiếp nhận sang BIM và kế hoạch chiến lược BIM
là gì?
BIM ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm, tiến trình sản xuất của mỗi người
như thế nào?
Các kinh nghiệm về tổ chức và nguồn lực sẵn có là gì?

Đối tượng thụ hưởng


Giống như các hình thức giáo dục khác, cần có nhiều cấp độ chuyên môn.
Với cấp quản lý của tổ chức chỉ có thể cần một sự giới thiệu cơ bản về BIM và ý nghĩa
của nó đối với tổ chức. Trong khi những người trực tiếp thực hiện sẽ cần một sự hiểu
biết sâu sắc hơn về BIM, cách sử dụng, kế hoạch sử dụng và ảnh hưởng đến từng
vai trò mà họ đảm nhiệm sẽ như thế nào.

Phương pháp giảng dạy


Có một số phương pháp khác nhau để phổ biến kiến thức liên quan đến BIM.
Phần lớn nhân viên có thể được giáo dục nội bộ thông qua các hội thảo được
giảng dạy và giảng dạy bởi nhà tư vấn BIM và nhóm thực hiện. Ngoài ra, các nhà cung
cấp phần mềm hoặc các chương trình cấp địa phương của các hiệp hội khác nhau có
thể cung cấp các khóa học chuyên về BIM

.
22
HUẤN LUYỆN
Đây là vấn đề thứ 19 thuộc yếu tố nhân lực. Trong hầu hết các trường hợp,
huấn luyện BIM sẽ liên quan đến một phương pháp và quy trình làm việc hoặc
hệ thống phần mềm. Trước khi bắt đầu một phần huấn luyện nào phải tạo lập được
một chiến lược huấn luyện. Chiến lược này bao gồm:

Nội dung huấn luyện


CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Tạo lập một danh mục gồm các chủ đề huấn luyện cần thiết.
Các mục này bao gồm:
Các tiến trình và quy trình sản xuất và kinh doanh hiện trạng của tổ chức.
Các tiến trình và quy trình sản xuất và kinh doanh mới mà tổ chức sẽ
áp dụng.
Các giải pháp phần mềm hiện trạng và mới.

Đối tượng huấn luyện


Không phải ai trong tổ chức cũng cần phải được huấn luyện về mọi hệ thống phần
mềm hoặc các tiến trình như nhau. Một số bộ phận của tổ chức chỉ cần huấn luyện
nội dung: mục đích của một hoạt động chứ không phải là về cách tự thực hiện hoạt
động. Thông thường:

Quản lý cấp cao chỉ cần được huấn luyện về các tiến trình BIM.
Quản lý cấp trung có thể cần phải có nền kiến thức BIM sâu rộng và chỉ
được giới thiệu về các hệ thống phần mềm khác nhau.
Những người thực hiện sẽ cần được huấn luyện và huấn luyện rộng rãi
về quy trình và hệ thống phần mềm, tuy nhiên phạm vi huấn luyện và
huấn luyện của họ cũng có thể phải tập trung hơn.

Để tận dụng tối đa hóa các nguồn lực trong tổ chức cũng như tiết kiệm thời gian, nên
tạo lập một nội dung huấn luyện chung cho cả ba đối tượng trên về các tiềm năng của
BIM và phương pháp làm việc đan xen để khai thác tiềm năng này.

Phương pháp huấn luyện


Các phương pháp huấn luyện, cũng như huấn luyện, có thể được tiến hành bởi nội bộ
và thuê ngoài. Thông thường một nhà cung cấp phần mềm sẽ cung cấp huấn luyện
hoặc sử dụng các sản phẩm của các tổ chức dịch vụ BIM từ chính từ nhà tư vấn BIM.
Điều này có thể là cần thiết nếu không ai trong tổ chức có kinh nghiệm trước với phần
mềm. Nhu cầu huấn luyện của tổ chức sẽ thay đổi dựa trên quy mô của một tổ chức
và phạm vi áp dụng BIM. Mỗi tổ chức phải xác định được mức độ và bằng phương
pháp huấn luyện thích ứng.

23
TRƯ ỜNG ĐOẠN 1- CHUẨN BỊ
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch thực hiện
Cũng như kế hoạch chi tiết, mỗi tổ chức tạo lập kế hoạch thực hiện cũng sẽ rất khác
nhau và kế hoạch thực hiện cũng có cần chú ý đến các điểm sau:
THÀNH LẬP NHÓM TRỰC TIẾP
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
Các thành viên của nhóm là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện
thành công và tiếp nhận BIM. Nhà tư vấn BIM phải là thành viên của nhóm thực hiện.
Ngoài ra, dựa vào lĩnh vực tiềm năng của BIM mà tổ chức đã xác định để khai thác,
để chọn một vài thành viên chủ chốt liên quan đến lĩnh vực khai thác (trong ban điều

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


hành) tham gia nhóm thực hiện.

Cá nhân có trách nhiệm gần gũi nhất với thành công của việc khai thác tiềm năng BIM
là những ứng cử viên có nhiều khả năng nhất. Họ phải sẵn sàng thay đổi, có quyền
sửa đổi các quy trình trong bộ phận của họ và có khả năng dành thời gian cho việc
triển khai BIM. Theo thời gian của tiến trình tiếp nhận BIM có thể thay đổi hoặc
mở rộng sang các bộ phận khác trong tổ chức. Vì vậy, việc điều chỉnh nhân sự trở
nên cần thiết để duy trì các thành viên thực hiện công việc tiếp theo cũng như hướng
dẫn cho các bộ phận khác.

Với một nhóm thực hiện BIM được thành lập, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành
viên trong nhóm nên được quy định cụ thể và văn bản hóa. Trong văn bản này cần
xác định rõ ràng các yêu cầu và kết quả phải đạt được cho từng cá nhân trong nhóm.
Tùy theo quy mô và cấu trúc của tổ chức yêu cầu và sản phẩm có thể phân chia
một nhóm thành nhiều nhóm nhỏ hơn theo chuyên ngành.
Sẽ có hai phương án.
• Tự thành lập nhóm thực hiện BIM
Đây là lựa chọn của những chủ đầu tư hay quản lý chuyên nghiệp để phục vụ
lâu dài cho riêng mình. Biện pháp thực hiện sẽ theo các kế hoạch đã trình bày
ở trên.
• Sử dụng dịch vụ BIM.
Thường được lựa chọn bởi những chủ đầu tư không chuyên hay là bước ban
đầu của chủ đầu tư hay quản lý chuyên nghiệp.
Xem Phương pháp thành lập một Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin,
mã số BIAS-C_15 để biết được biện pháp thực hiện cho phương án 2.
KẾ HOẠCH TIẾP NHẬN CỦA NHÓM THỰC HIỆN
Để tiết kiệm, nhóm thực hiện bắt đầu bằng cách giải quyết đồng thời 2 vấn đề: giáo
dục và huấn luyện trong yếu tố nhân lực để đạt được các kết quả sau:
• Làm chủ các phần mềm chuyên ngành theo hướng BIM. Từ kết quả này sẽ
có những đề xuất/giải quyết 3 vấn đề của yếu tố thông tin: cấu trúc thông tin,
mức độ nội dung thông tin và cơ sở dữ liệu của tổ chức
• Giải quyết được vấn đề thứ nhất của yếu tố tiến trình là tiến trình sản xuất cho
một dự án theo BIM.
• Giải quyết được hai vấn đề nữa của yếu tố nhân lực là: vai trò – trách nhiệm
cá nhân và BIM trong cấu trúc thứ bậc tổ chức.
Theo kinh nghiệm, để hiện thực hóa các kế hoạch trên nên bắt đầu bằng hai vấn đề
giáo dục và huận luyện của yếu tố nhân lực. Kết quả của giáo dục và huấn luyện sẽ
giúp giải quyết phần lớn các vấn đề còn lại của các kế hoạch.

24
TRƯỜNG ĐOẠN 2 -THỰC HIỆN
Tiểu đoạn 4-1: Giáo dục - huấn luyện

GIÁO DỤC Để thực hiện thành công các


Để đáp ứng các yêu cầu trên, cần chú ý các công việc đã đề ra trong kế
điểm sau: hoạch thực hiện, giai đoạn 4 sẽ
Về nội dung giáo dục chia ra làm 3 tiểu đoạn như sau:
• Tùy thuộc vào kết quả đánh giá để hình Tiểu đoạn 1: giáo dục và
thành các chương trình giáo dục gồm nhiều huấn luyện
modun. Tài lieu mang tên Phương pháp làm việc Tiểu đoạn 2: gia cố
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

theo BIM với mã số BIAS-C_03 sẽ là nguồn Tiểu đoạn 3: vận hành và


hỗ trợ cho các nội dung của vấn đề giáo dục. phát triển
• Các modun phải hài hòa với nhau thành Với nội dung chi tiết của từng
một hệ thống và tuần theo theo nguyên tắc từ tiểu đoạn như dưới đây:
tổng quan đến chi tiết và mục tiêu của từng bước
trong lộ trình tiếp nhận.
• Nội dung của các modun nên thường xuyên được cập nhật theo tiến bộ
của BIM, công nghệ của thế giới và kinh nghiệm giáo dục của đơn vị.
Vận dụng
• Tùy theo vị trí công tác mà giáo dục một/nhiều/tất cả modun cho nhân viên.
• Để tiết kiệm thời gian, modun đầu tiên sẽ áp dụng cho toàn bộ tổ chức,
modun cuối cùng dành cho những người trực tiếp sản xuất.
• Những nhân viên mới nên được giáo dục trước khi phân công trách nhiệm.

HUẤN LUYỆN
Với kiến thức và kinh nghiệm có được, các nội dung được đề nghị dưới đây chỉ tập
trung vào các đối tượng có trách nhiệm trực tiếp trong việc tạo lập và quản lý thông
tin cho một tòa nhà (nhóm thực hiện) của giai đoạn thiết kế. Tuy nhiên đây cũng sẽ là
cơ sở cho các tổ chức phụ trách thi công tham khảo.

Kết quả quan trọng nhất cần phải đạt được của phần huấn luyện là nhóm thực hiện
đủ khả năng tạo lập thông tin cho một dự án và các bản vẽ trong hồ sơ thiết kế của
dự án đó.Để đạt được kết quả đã đề ra thì sau khi đã xác định các phần mềm cần
phải huấn luyện, (vấn đề số 16 thuộc yếu tố hạ tầng) phân chia nội dung huấn luyện
ra làm 2 phần:
• Phần cơ bản cho tất cả các bộ môn trong khoảng 36 giờ
• Phần chuyên ngành cho từng bộ môn trong khoảng 48 giờ cho mỗi bộ môn

Người/tổ chức phụ trách huấn luyện phải dựa vào một dự án mà hình thành nội dung
giảng dạy theo quy trình sản xuất của BIM. Dự án này do người/tổ chức huấn luyện
phụ trách huần luyện (nếu được thì Nhà Tư Vấn BIM là tốt nhất) đề nghị.

BAN CHỈ HUY chỉ góp ý vào nội dung huấn luyện.
Để đan xen giữa huấn luyện và sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng tiếp thu của
người học, đề nghị thời gian huấn luyện không diễn ra liên tục mà chỉ diễn ra vào các
buổi (sáng – chiều – tối) của các ngày chẵn hay lẻ trong tuần. Những buổi còn lại sẽ
dành cho tự nghiên cứu đồng thời hoàn thành những công việc đang sản xuất
dang dở.

25
TRƯỜNG ĐOẠN 2 -THỰC HIỆN
Tiểu đoạn 4-2: Gia cố - phát hiện - đề xuất

DỰ ÁN 1
Kéo dài trong 6 tuần và sử dụng một
dự án đã hoàn thành hồ sơ thiết kế mà Mục tiêu của tiểu đoạn này như sau:
tổ chức là tác giả. Quy mô của dự án • Ứng dụng những nội dung đã học
khoảng 5.000 m2 sàn xây dựng. được vào các dự án cụ thể
Nên chọn dự án chỉ có một khối nhà. • Phát hiện những các khó khăn của

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Nên tranh thủ sự giúp đỡ của nhà tư các vấn đề còn lại của bức tranh BIM khi
vấn BIM để lựa chọn và thực hành. áp dụng.
Ngoài kết quả phải đạt được là • Đề xuất các nội dung để cần
sử dụng phần mềm hiệu quả và linh thực hiện cho tiểu đoạn 4-3 để làm cơ sở
động hơn còn phải: cho việc áp dụng BIM vào tổ chức.
• Sản sinh ra các bản vẽ của Cả 3 mục tiêu đều phải đạt được đồng thời
hồ sơ thiết kế theo Kế họach qua 3 dự án cụ thể được tiến hành theo
sản xuất thông tin (BEP hay thứ tự như dưới đây:
BIM PxP) và Phương Thức
Giao Tiếp Trong Tiến Trình
Sản Xuất (BIM Protocol) do
Nhà Tư Vấn BIM đề xuất.
• Thực hành tiến trình sản xuất theo hướng đan xen (IDP)
Đồng thời phải phát hiện ra các vấn đề:
• Hệ thống quản lý bản vẽ trong một dự án
• Những tiện ích của phần mềm mà giai đoạn huấn luyện chưa được
trang bị để có kế hoạch huấn luyện tiếp tục trước khi tiến hành dự án 2.
• Những hạn chế của phần mềm khi áp dụng vào thực tế.
• Những khiếm khuyết về phần cứng cần phải điều chỉnh.
• Những điểm chưa hợp lý trong chương trình giáo dục và huấn luyện
(nhằm chuẩn bị cho vấn đề 18 và 19)
• Đánh giá cơ sở dữ liệu của tổ chức nhằm chuẩn bị (nhằm chuẩn bị cho
vấn đề 12)

DỰ ÁN 2
Kéo dài trong 8 tuần và sử dụng một dự án cũng đã hoàn thành của tổ chức. Dự án
này có nhiều hạng mục được tách rời nhau và quy mô sàn xây dựng của mỗi
hạng mục chỉ nên vào khoảng 2.000 m2
Ngoài kết quả phải đạt được là sử dụng phần mềm một cách có lý luận theo BIM để
sử dụng toàn bộ nội dung phần mềm liên quan đến chuyên ngành còn phải xác lập
được ở mức độ hệ thống các vấn đề sau:
• Hệ thống bản vẽ của một dự án theo tiến trình và quản lý sản xuất
(đề cương giải quyết các vấn đề 8, 9, 10 và 11)

26
• Đề nghị cấu trúc của môi trường làm việc chung, BIM PxP và BIM Protocol và
làm thử nghiệm để quản lý tiến trình làm việc
(đề cương giải quyết các vấn đề 8 và 9)
• Các hạn chế của phần mềm và phần cứng
(đề cương giải quyết các vấn đề 13 và 14)
• Xác định được các cơ sở để đan xen giữa giáo dục và huấn luyện
(đề cương giải quyết các vấn đề 18 và 19)
• Yêu cầu đối với một cơ sở dữ liệu của tổ chức theo BIM
(đề cương để giải quyết vấn đề 12)
• Xác định nguyên lý khai thác tiềm năng của BIM (chuẩn bị cho vấn đề 2)
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

DỰ ÁN 3
Kéo dài trong 8 tuần và sử dụng một dự án đã hoàn thành thiết kế cơ sở của tổ chức
mà quy mô sàn xây dựng khoảng 20.000 m2 và chỉ có một khối.
Ngoài kết quả phải đạt được là làm chủ phần mềm chuyên ngành, còn phải đạt được
những yêu cầu sau để tiếp tục tiêu đoạn 4-3:
• Xem xét và xác quyết vấn đề số 2 (tầm nhìn BIM và các bước đi cụ thể)
• Tạo lập kế hoạch chi tiết dựa vào các đề cương (đã xác lập trong dự án 2) theo
nguyên tắc đan xen.
• Xác lập được các ứng viên cho các vị trí trong bộ máy thực hiện BIM
• Xác lập được một cách cụ thể các mối liên hệ và nhân sự truyền thống và nhân
sự BIM.

TRƯỜNG ĐOẠN 2 -THỰC HIỆN


Tiểu đoạn 4-3: Xác lập - xây dựng hệ thống
Thời gian thực hiện tiểu đoạn tùy vào quy mô của tổ chức để một số các vấn đề trong
20 vấn đề thuộc 6 yếu tố đạt được một điểm số cụ thể nào đó. Trong giai đoạn tiếp
nhận các điểm số này các vấn đề này chưa cần phải ngang bằng nhau vẫn có thể đi
vào sản xuất (áp dụng BIM) được. Trong giai đoạn áp dụng sẽ nâng dần các vấn đề
đó. Cụ thể điểm số của các vấn đề cần phải đạt được khi kết thúc giai đoạn tiếp nhận
như sau:

CHIẾN LƯỢC
• Đan xen giữa vấn đề 1 và 2 để cả hai đều đạt điểm 3 (defined). Cần chú ý
đến vấn đề 6 của yếu tố tiềm năng BIM cũng phải đạt đến điểm 3
• Xác lập nhân sự cụ thể (để hỗ trợ cho vấn đề 16 của yếu tố nhân lực) các vị trí
BIM Manager, BIM Director, Project BIM Coordinator, Discipline BIM
Coordinator sao cho tất cả đều đạt đến điểm 3 (defined)

27
TIỀM NĂNG CỦA BIM
• Vấn đề 6 cần phải đạt điểm 3 để hỗ trợ cho cho vấn đề 1 và 2
• Vấn đề 7 sẽ được thực hiện để đạt điểm 3 trong giai doạn áp dụng BIM.

TIẾN TRÌNH
Dựa vào vấn đề 3 của yếu tố

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


• Xác lập các tiến trình cụ thể cho sản xuất đạt đến điểm 3 (defined) cho các
dự án (vấn đề 8). Vấn đề này sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thông tin
• Xác lập mối quan hệ giữa tiến trình sản xuất với tiến trình của tổ chức. Sau
giai đoạn tiếp nhận, sẽ tiến hành giáo dục để nâng cấp tiến trình của tổ chức
đạt được điểm 3 để đan xen với vấn đề 8

THÔNG TIN
• Xác lập các cấu trúc cho các BIM theo hình thức tổ chức không gian sao cho
đạt điểm 2. Trong giai đoạn áp dụng sẽ nâng cấp dần lên điểm 3
• Xác định mức độ phát triển thông tin chỉ cần đạt điểm 2. Trong giai đoạn
áp dụng sẽ nâng cấp dần lên điểm 3
• BIM hóa cơ sở dữ liệu cho tổ chức và thực hiện sao cho đạt được điểm 2.
Trong giai đoạn áp dụng sẽ nâng cấp dần lên điểm 3

HẠ TẦNG
• Tạo lập các tập tin mẫu (templates) sao cho lô gích với vấn đề 8 và chỉ cần
đạt được điểm 2
• Tự thực hiện/thuê ngoài/mua các tiện ích bổ sung để khắc phục hạn chế của
phần mềm và phần cứng sao cho hai vấn đề 12 và 13 đều đạt điểm 3 (defined)
• BIM hóa tất cả các dữ liệu đang có của tổ chức đồng thời bổ sung các
dữ liệu mới
theo BIM để đạt được điểm 3. Trong giai đoạn áp dụng sẽ nâng cấp dần
lên điểm 3

NHÂN SỰ
• Trực tiếp giáo dục và huấn luyện các vai trò đã được cụ thể trong yếu tố chiến
lược (BIM Manager, BIM Director,…) sao cho đạt đến điểm 2.
• Cấu trúc lại tổ chức bộ phận sản xuất sao cho đạt đến điểm 2. Trong giai đoạn
áp dụng sẽ từ từ nâng cấp lên điểm 3
• Xác lập các chương trình giáo dục và huấn luyện để đạt được điểm 2. Trong
giai đoạn áp dụng BIM sẽ tiếp tục áp dụng cho các thành phần còn lại của bộ
phận sản xuất.
Nếu 20 vấn đề đạt được các điểm số như đã nêu trên thì có thể áp dụng BIM
cho dự án mới

28
c GÓP Ý VỚI CÁC
CẤP VĨ MÔ

Mục đích
Những nội dung đã được trình bày chỉ nhằm vào đối tượng là cả tổ chức kinh tế
trực tiếp sản xuất cho ngành công nghiệp xây dựng là cấp độ thấp nhất trong một
quốc gia. Nếu không có sự hợp tác từ các cấp cao hơn như nhà nước, các hội đoàn
chuyên ngành thì họ vẫn tiếp nhận BIM và chiếm lấy những lợi ích như mong muốn.
Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với toàn bộ lợi ích mà BIM
mang lại. Sở dĩ như vậy do những nguyên nhân sau:

• Phần rất lớn lợi ích mà BIM đem lại thuộc vào giai đoạn vận hành của
một dự án.
• Trong một dự án xây dựng, người thụ hưởng lợi ích với tỷ lệ lớn nhất từ
BIM là các chủ đầu tư/chủ sở hữu.
• Trong một quốc gia, chính phủ luôn luôn là chủ đầu tư lớn nhất.

Do đó, nếu các cấp vĩ mô cùng hợp tác trong tiến trình tiếp nhận BIM thì sẽ:
• Nhận được lợi ích lớn nhất và lâu dài nhất của BIM cho quốc gia
• Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tiếp nhận BIM nhanh hơn và tiết kiệm hơn.

Vì vậy, song song với quá trình tiếp nhận của các tổ chức đã nêu ra ở trên, những nội
dung dưới đây cần phải tiến hành càng nhanh càng tốt.

29
NỘI DUNG GÓP Ý
Mục tiêu áp dụng BIM

1. Quyết định 2500/QĐ – TT ngày 22/12/2016


Tham khảo tài liệu có tên: Digital Built Britain, Level 3 Strategy, xuất bản năm 2015 của
UK để xem xét và điều chỉnh Quyết định 2500/QĐ – TT ngày 22/12/2016. Hai nội dung
quan trọng nhất cần điều chỉnh là:

GÓP Ý VỚI CÁC CẤP VĨ MÔ


C ho đến này, tiềm năng của BIM không chỉ cho “hoạt động xây dựng và quản lý vận
hành công trình” mà còn cho nhiều hoạt động khác. Cho đến nay, các quốc gia như
USA, UK vẫn chỉ đề ra phương pháp khai thác tiềm năng của BIM và xác định được
một số lợi ích ban đầu chứ vẫn chưa đảm bảo là đã khai thác hết. Tuy nhiên, với
xu thế của thời đại, họ cũng đã định hướng được cho việc khai thác các tiềm năng này.
Vì vậy, nên tham khảo trường hợp của UK để xác định mục tiêu áp dụng BIM cho
Việt Nam như dưới đây:

• Mục tiêu ngắn hạn (cho đến cuối năm 2021): những tiềm năng của BIM được
khai thác để phục vụ tất cả các thành phần, các cấp thuộc ngành xây dựng trong
hoạt động sản xuất và quản lý. Thời điểm phải đạt được mục tiêu này là cuối
năm 2021

• Mục tiêu trung hạn (cho đến cuối năm 2025): những tiềm năng của BIM được
khai thác để phục vụ chính phủ trong hoạt động quản lý tài sản của quốc gia.

• Mục tiêu dài hạn (cho đến cuối năm 2030): những tiềm năng của BIM được
khai thác để phục vụ xã hội góp phần hình thành các đô thị thông minh.

30
LỘ TRÌNH TIẾP NHẬN BIM CHO GIAI ĐOẠN
NGẮN HẠN

Điều chỉnh lộ trình tiếp nhận cần tuân theo hai nguyên tắc:
GÓP Ý VỚI CÁC CẤP VĨ MÔ

• Trước khi sản xuất một sản phẩm cần phải giáo dục và huấn luyện con người

Đó là lý do giáo dục và huấn luyện đã được đề nghị là phần đầu tiên để thực
hiện các chiến lược tiếp nhận.

• Để có những cơ sở nhằm khai thác tiềm năng của BIM hiệu quả phải mất rất
nhiều thời gian. Vì vậy, việc thực hiện các cơ sở này phải được ưu tiến tiến hành
sớm để đồng bộ với các bước tiếp nhận khác.

THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG BIM

Áp dụng BIM càng sớm càng càng tốt nên cần xác định thời điểm áp dụng BIM cho
các dự án xây dựng ở Việt Nam. Cụ thể là:
• Thời điểm bắt buộc áp dụng cho các dự án có nguồn vốn từ ngân sách
nhà nước
• Thời điểm bắt buộc áp dụng cho các dự án có quy mô sàn xây dựng
lớn hơn 5000m2 không phân biệt nguồn vốn

Nếu không điều chỉnh được các nội dung trên của Quyết định 2500/QĐ – TT thì
mức độ khả thi cũng như hiệu quả của đề án sẽ rất thấp. Nếu điều chỉnh theo như
đề nghị thì đây là trách nhiệm mà ngành xây dựng sẽ góp phần cho Việt Nam
tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

31
2. Nghị định 59/2015/NĐ – CP và 42/2017/NĐ – CP

Tham khảo các tài liệu có tên:


• RIBA Stage Guildes Briefing, A Practical Guild to RIBA Plan of Work 2013,

GÓP Ý VỚI CÁC CẤP VĨ MÔ


Stages 0, 1 and 7
• RIBA Stage Guildes Briefing, A Practical Guild to RIBA Plan of Work 2013,
Stages 2 and 3
• RIBA Stage Guildes Briefing, A Practical Guild to RIBA Plan of Work 2013,
Stages 4, 5 and 6

Để điều chỉnh nội dung hai nghị định trên ở các điểm sau:

• Xác định các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong các tài liệu liên quan đến BIM
• Mục tiêu và nội dung cụ thể của các bước thiết kế trong giai đoạn thiết kế
theo BIM

Các đề nghị cụ thể cho góp ý này được trình bày trong tài liệu có tên
Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin trong BIM mã số
BIAS-C_09

• Các chức danh và trách nhiệm cụ thể theo BIM

Mong rằng tất cả các nội dung đã được trình bày trong các phần trên của tài liệu
sẽ phần nào hữu ích đối với người đọc.

Dù rất nỗ lực nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Vì vậy, bất kỳ góp ý của
người đọc đều được trân trọng để nội dung ở lần xuất bản kế tiếp sẽ tốt hơn.

32
Phụ lục 1: hướng dẫn đánh giá 9 vấn đề đầu tiên
PHỤ LỤC

33
Phụ lục 2: hướng dẫn đánh giá 11 vấn đề còn lại

PHỤ LỤC

34
2018 PHƯƠNG PHÁP
LÀM VIỆC
NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
và CỘNG SỰ
THÁNG 03 NĂM 2018
BIAS-C_03_VERSION1.0

THEOBIM

BIM BIAS-C_01
BIAS-C_03

BIAS-C_05
PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN BIM CHO MỘT TỔ CHỨC
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO BIM

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN CHO BIM


BIAS-C_07 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA BIM
BIAS-C_09 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CẦN THIẾT CỦA MỘT THÔNG TIN TRONG BIM
BIAS-C_11 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG ĐỂ CHIA SẼ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BIAS-C_13 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẤY THEO BIM


BIAS-C_15 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP MỘT KẾ HOẠCH TẠO LẬP THÔNG TIN
BIAS-C_17 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP TRONG TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT
MỤC LỤC

Mục tiêu của tài liệu 1


Tài liệu tham khảo 2
Tiến trình phát hành 2
A Học hỏi từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh 3
Kiến thức cơ bản về phương pháp làm việc 4

5W + 1H 4
Kaizen 4
5W1H + Kaizen với Bim 5
Kỳ vọng kinh doanh 6

Kiến thức cơ bản về BIM 6


BIM là kho dữ liệu 7
BIM là công cụ để giao tiếp 9

Tiến trình BIM cho một dự án 11
B Các đề nghị cho Việt Nam 17
Tiến trình IDP cho Việt Nam 18
So sanh và phân tích 18
Thiết kế sơ bộ 19
Thiết kế cơ sở 20
Thiế kế kỹ thuật 21
Thiết kế phục vụ thi công 22

Một số vấn đề cần chú ý 23


Phần mềm theo BIM 23
Các khó khăn khi tiếp nhận 26

C Góp ý với các cấp vĩ mô 29


Mục đích 29
Nội dung góp ý 30
MỤC TIÊU
CỦA TÀI LIỆU

Như đã đề cập trong tài liệu trước, với hiện trạng của Việt Nam, việc cần làm đầu tiên
trong Kế hoạch hành động là đào tạo và huấn luyện. Tài liệu này sẽ tập trung vào
vấn đề đào tạo để làm cơ sở cho khâu huấn luyện vì:

• BIM là quá trình nhận thức có tính chất cách mạng nhằm đổi mới và tối ưu hóa
tiến trình hoạt động xây dựng từ trước đến nay chứ không phải chỉ là kiến thức/
kỹ năng. Nhận thức luôn cần thời gian,vì vậy ngay từ khi bắt đầu huấn luyện cần sớm
hiểu rõ điều này để việc nhận thức BIM được tốt hơn.

• Tránh quan niệm sai lầm là Revit, hay các phần mềm trên nền tảng BIM (BIM
Tools), để làm ra các mô hình 3D chỉ nhằm mục đích diễn họa hoặc lập hồ sơ cho đẹp.
Quan niệm đó sẽ gây phí phạm giống như việc dùng chiếc laptop chỉ để đánh máy .
Do đó, với nội dung của tài liệu trước kết hợp với nội dung của tài liệu này sẽ giúp cho
các cá nhân có một nền tảng kiến thức cơ bản nhằm giúp cho việc tiếp thu các phần
mềm cần thiết được chính xác và hiệu quả hơn.

01
Trong lần xuất bản đầu tiên này
9 tài liệu mang mã số BIAS-C bao gồm:
Mã số Tên
Phần tiếp nhận
Đúc kết những kiến thức và kinh nghiệm để đề ra các phương pháp tiếp nhận BIM
cho tập thể và cá nhân mà không phân biệt vị trí của họ trong tổ chức bộ máy để
thực hiện một dự án xây dựng.
BIAS-C_01 •Phương pháp tiếp nhận BIM cho một tổ chức
BIAS-C_03 •Phương pháp làm việc theo BIM
Phần quy ước
Đề nghị một hệ thống quy ước không chỉ phục vụ riêng cho ngành xây dựng muốn
thực hiện BIM mà còn phục vụ ngành công nghệ thông tin để khoảng cách giữa hai
ngành ngày càng được thu nhỏ.
BIAS-C_05 •Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin cho BIM
BIAS-C_07 •Phương pháp khai thác tiềm năng của BIM
•Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin trong
BIAS-C_09
BIM
BIAS-C_11 •Phương pháp tổ chức môi trường để chia sẽ và trao đổi thông tin
Phần tài liệu thực hành
Tạo lập các tập tin mẫu (Template) cần thiết phục vụ trực tiếp cho một dự án sẽ
thực hiện theo BIM.
BIAS-C_13 •Phương pháp tạo lập và quản lý hồ sơ giấy theo BIM
BIAS-C_15 •Phương pháp thành lập một Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin
•Phương pháp tạo lập các Phương Thức Giao Tiếp Trong Tiến
BIAS-C_17
Trình Sản Xuất
Tài liệu tham khảo
Các nguồn (bằng giấy, tập tin – file, website…) dưới đây đã được sử dụng để tham
khảo trong quá trình hình thành các nội dung :
• ISO 29481:2012
• PAS 1192-2-203
• NBIMS-US_V3_5.7_BIM_Planning_Guide_for_Facility_Owners
• Integrated Project Delivery: A Guide; AIA
• RIBA Stage Guildes Briefing, A Practical Guild to RIBS Plan of Work 2013,
Stages 0, 1 and 7, Stages 2 and 3 and Stages 4, 5 and 6

Tiến trình phát hành


Phiên bản Đối tượng của tài liệu Thời điểm
Các tổ chức có trách nhiệm chính trong
1.0 3/2018
giai đoạn thiết kế của một dự án

02
A
HỌC HỎI
TỪ CÁC QUỐC GIA
SỬ DỤNG TIẾNG ANH

03
Kiến thức cơ bản về phương pháp làm việc
5W + 1H

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


Còn được gọi là Five Ws hay Six Ws là các câu hỏi có câu trả lời được coi là cơ bản
trong việc thu thập thông tin hoặc giải quyết vấn đề. Lần đầu tiên 5W + 1H được xuất
hiện trong tác phẩm "Just So Stories" (1902) của Rudyard Kipling. Trong tác phẩm đó
đó một bài thơ đi kèm với câu chuyện "Những đứa con của Voi" tạm dịch là :

“ Tôi có 6 người hầu trung thành


Họ đã dạy tôi tất cả những gì tôi biết ngày hôm nay
Tên của họ là What và Why và When
Và How và Where và Who ”

Đầu tiên nghành báo chí sử dụng 5W1H để tạo lập thông tin trước khi xuất bản.
Càng ngày nhiều ngành khác cũng đã sử dụng và trở thành phương pháp làm việc
phổ biến. Các quốc gia tiên tiến (như UK, USA, …) đã đưa phương pháp làm việc
này để dạy cho học sinh cấp 2 dưới nhiều hình thức khác nhau, áp dụng thành thạo ở
cấp 3 và sử dụng ở bậc đại học.

Phương pháp này dựa vào các câu hỏi được đặt ra để có câu trả lời hay giải pháp.
Các câu hỏi bắt đầu bằng các từ này nhằm xác định một cách cụ thể các yếu tố liên
quan đến:

• Sự vật WHAT? Cái gì?

• Nhân quả WHY? Tại sao?

• Thời gian WHEN? Khi nào?

• Đặc trưng HOW? Như thế nào? Bằng cách nào?

• Không gian WHERE? Ở đâu?


• Con người WHO? Ai?

Sử dụng các câu hỏi này không cần theo một thứ tự nào và cũng không cần phải
quan tâm đến số lần sử dụng miễn sao đạt được kết quả mong muốn.

Kiến thức cơ bản về phương pháp làm việc


Kaizen

Kaizen là một từ tiếng Nhật hàm ý là cải tiến, là một phương pháp làm việc trong
nhiều ngành nghề khác nhau nhằm tinh gọn sản xuất. Có rất nhiều kiến thức cần phải
trang bị và nhiều thời gian để thực hành mới thành một thói quen làm việc được.

Tuy nhiên, để vận dụng Kaizen vào áp dụng BIM cần chú ý đến
hai nhóm vấn đề sau :

04
3 MUs
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Nhóm thứ nhất:


Đề cập đến các mục tiêu cần hướng đến trong sản xuất:
• MUDA: Hướng đến việc tránh sử dụng tài nguyên mà không tạo thêm được
giá trị gì cho khách hàng. Điều này cũng có nghĩa là đã tạo ra rác, những thứ không
được khách hàng sử dụng , do đó gây lãng phí tài nguyên đồng thời gây tác hại đến
môi trường sống, môi trường làm việc.
• MURA: Hướng đến việc luôn cải tiến phương pháp làm việc để không tạo ra
rác , đồng thời tạo ra nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng.
• MURI: Hướng đến việc quản lý rủi ro ( Ví dụ khi khối lượng công việc vượt quá
khả năng của con người hay máy móc dẫn đến sự sụp đổ sản xuất và sản xuất không
bền vững).

Nhóm thứ hai: 5S


Đề cập đến các phương pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu của nhóm thứ nhất
mà cụ thể là phương pháp tổ chức môi trường làm việc của mỗi người. Trong tiếng
Nhật 5S được rút ra từ 5 từ: seiri, seiton, seiso, seiketsu, và shitsuke. Khi chuyển sang
tiến Anh, tất cả cũng đều bắt đầu bằng chữ "S" như sau:

• Sort (Seiri): phân loại phải rõ ràng (cho những thứ không phải là rác).
• Set in Order (Seiton): mỗi thành phần được phân loại phải có vị trí thích
ứng ( trật tự)

• Shine (Seiso): phải thường xuyên xem lại việc phân loại để loại bỏ rác
• Standardlize (Seiketsu): tiêu chuẩn hóa cách truy cập trong phân loại.
• Sustain (Shitsuke): phân loại theo từng nhóm và không ngừng cải tiến
cách phân loại

Kiến thức cơ bản về phương pháp làm việc


5W1H + Kaizen với BIM

Để mỗi cá nhân hay tập thể, muốn tiếp nhận và thực hiện BIM thành công cần phải
chú ý đến quy trình sau:

• Xác lập mục tiêu


• Lập kế hoạch để thực hiện (PLAN)
• Thực hiện theo kế hoạch (DO) bằng cách áp dụng hai phương pháp làm việc
trên (được gọi tắt là Phương Pháp 51K và sẽ được sử dụng trong tài liệu này
cũng như các tài liệu còn lại)
• Kiểm tra (CHECK) kết quả có đúng với mục tiêu đã xác lập chưa,nếu chưa thì
phải xem lại DO hoặc cả PLAN.

05
Kiến thức cơ bản về phương pháp làm việc
Kỳ vọng kinh doanh

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


Trong tài liệu này cũng như các tài liệu còn lại, Business Case được Việt hóa thành Kỳ
vọng Kinh doanh. Business Case là tài liệu mà bất cứ một dự án cũng cần phải
tạo lập nhằm nêu lên những kết quả mà dự án mong muốn đạt được. Những kết quả
này sẽ phục vụ các mục tiêu khác nhau như: tài chính, giáo dục, sức khỏe, …

Tài liệu kỳ vọng kinh doanh thường được hình thành theo nguyên tắc tiệm cận đúng.

Kiến thức cơ bản về BIM


BIM Là kho dữ liệu

Có nhiều yêu cầu để đạt đến mục tiêu này. Dưới đây là các vấn đề cơ bản cần phải
nắm chắc để vận dụng trong quá trình tiếp nhận cũng như áp dụng sau này.

Dữ liệu và thông tin


Trước tiên, trong ngữ cảnh của BIM cần phân biệt sự khác biệt giữa dữ liệu và
thông tin:

• Dữ liệu là những kết quả có được một cách tự nhiên: ví dụ như dữ liệu thời tiết,
dữ liệu dân số; hoặc không có chủ đích: ví dụ khi bố trí các ghế trong một hội
trường thì số lượng ghế là dữ liệu vì ta chỉ đếm là có kết quả mà kết quả này
dù đếm hay không nó vẫn hiện diện ngoài chủ đích.

• Thông tin là những dữ liệu cần thiết đối với người sử dụng hoặc được tạo lập
nên để phục vụ một chủ đích nào đó. Thông tin của người này có thể chỉ là
dữ liệu của người khác hoặc ngược lại.

Mối liên hệ nhân quả giữa thông tin và dữ liệu trong BIM: Trong bất kỳ dự án nào, tiến
trình tạo lập mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling) được bắt đầu
bằng việc khai thác các dữ liệu để tạo lập thông tin theo yêu cầu (đã được định trước)
ở bước đầu tiên của giai đoạn thiết kế.

Bước thiết kế tiếp theo sẽ xem thông tin / dữ liệu của bước trước đó là DỮ LIỆU để
tiếp tục tạo lập thông tin. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm theo BIM người sử dụng cần
chú ý:

• Thông tin mới luôn luôn sinh ra các thông tin mới và dữ liệu mới.

• Các phần mềm dùng để tạo lập thông tin luôn cung ứng cho người sử dụng các
phương tiện để xác định cụ thể các dữ liệu/thông tin và số lượng dữ liệu/
thông tin cần sinh ra.

Ví dụ: khi sử dụng một CAD Tool để tạo lập một hình chữ nhật nhằm mô tả một căn
phòng chúng ta có thông tin được sinh ra một cách tự động là diện tích của căn phòng
đó.

06
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Khi sử dụng một BIM Tool chúng ta cũng có thông tin diện tích như vậy nhưng còn
hơn thế nữa. BIM Tools cho phép người sử dụng tạo lập thêm các cơ sở dữ liệu
chuyên biệt hơn nữa dựa vào dữ liệu diện tích như: số lượng viên gạch cần để lát nền
>>> giá tiền cần thiết để lát nền >>>…
Qua phân tích trên sẽ nhận ra được một bài học: tạo lập mô hình thông tin xây dựng
(Building Information Modeling) không chỉ tạo lập thông tin mới mà làm sao còn phải
sinh ra được thông tin/dữ liệu mới; kết quả của tiến trình này là mô hình thông tin xây
dựng (Builing Information Model) càng có giá trị khi số lượng thông tin/dữ liệu hữu
dụng càng nhiều. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận thì dữ liệu sẽ biến thành rác, không
đúng với phương pháp làm việc 51K. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu huấn luyện
cần phải học bài học thứ nhất này để:

• Tránh lãng phí khả năng của phần mềm


• Đề ra được phương hướng để thực hiện vấn đề số 10 trong yếu tố thông tin
của chiến lược tiếp nhận.

Cần chú ý rằng, thông tin và dữ liệu của BIM gồm có hai dạng:

• Hình học: có thể chuyển giao bằng hình ảnh (thu nhận bằng mắt) hay hình
dung (thu nhận bằng sự tưởng tượng).
• Phi hình học: chỉ có thể chuyển giao bằng chữ hay số.

Bản vẽ và mô hình
Trong giai đoạn ban đầu, BIM thường được xem như là thiết kế và thi công ảo
(Virtual Design & Construction – VDC).

Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển dự án thì giá trị của VDC vẫn còn khả năng
đóng góp cho BIM: khi áp dụng BIM thì một dự án được thi công 2 lần, lần thứ nhất
thi công ảo trên máy tính, lần thứ hai thi công thật trên hiện trường; khi ảo đã đúng
thì thật sẽ có khả năng đúng rất cao. Muốn như vậy thì từ công trình ảo phải sản sinh
những thông tin để thi công thật trên hiện trường. Các thông tin này được thể hiện
qua các hình chiếu mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, …. và các thông tin phi hình học.

Trong thực tế, để có tài liệu học tập về những công trình cổ đại như (Parthenon,
Colosseum, …), người ta phải đến vị trí các công trình đó để đo vẽ lại thành các
hình chiếu thẳng góc. Nếu bỏ qua yếu tố thời gian thì mô hình trên máy tính (ảo) cũng
giống như các công trình cổ đại (thật). Điều khác biệt là: trước kia việc đo vẽ tiến hành
hoàn toàn thủ công so với ngày nay, khi những thành tựu của cuộc cách mạng nghiệp
lần thứ 3 đã giúp cho công việc đo vẽ ngày càng tự động hơn.

Mối liên hệ giữa mô hình ảo (thông tin) và các bản vẽ (dữ liệu) cũng là mối quan hệ
nhân quả. Theo BIM, các hình chiếu thẳng góc chỉ là dữ liệu tất yếu được sản sinh
trong quá trình tạo lập mô hình thông tin xây dựng (Building Information Modeling).
Trong quá trình thi công, phải dựa vào bản vẽ (lúc này sẽ là thông tin). Muốn biến bản
vẽ từ dữ liệu thành thông tin, người tạo lập bản vẽ phải chọn hình chiếu đang ở dạng
dữ liệu sau đó bổ sung thông tin cần thiết, hình thành bản vẽ điện tử rồi in ra bản
vẽ giấy.

07
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Theo phương pháp 51K cho BIM, muốn xác định thông tin cần thiết là gì thì trước đó
cần phải xác định mục tiêu của bản vẽ. Trong thực tế hiện nay, cùng một hình chiếu
là mặt bằng sẽ có các loại:

• Mặt bằng kích thước nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về kích thước,

• Mặt bằng vật liệu hoàn thiện nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về vật liệu hoàn
thiện
• …

Qua phân tích trên chúng ta cần chú ý đến một bài học: các hình chiếu thẳng góc
(mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, …) chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu cụ thể là
thông tin hình học. Còn dữ liệu phi hình học (khối lượng, yêu cầu kỹ thuật, …) đi kèm
với thông tin hình học cũng được tự động sinh ra để người sử dụng chuyển đổi nó
thành thông tin.

Mô hình bộ môn với mô hình liên hợp


Một dự án xây dựng thường đòi hỏi phải có nhiều bộ môn chuyên nghành tham gia.
Nếu dự án được thực hiện theo BIM thì mỗi bộ môn phải tạo lập riêng một mô hình
gọi là mô hình bộ môn (Discipline Model). Trong thực tế sẽ có Architectural Model,
Structural Model, Mechanical Model, ... Tổ chức/bộ môn có trách nhiệm tạo lập mô
hình bộ môn được gọi là tác giả của mô hình (Model Author). Họ có toàn quyền với
mô hình trong giai đoạn mà mình có trách nhiệm tham gia. Tập hợp các mô hình bộ
môn vào một mô hình duy nhất phản ánh được toàn bộ thông tin của một dự án gọi là
mô hình liên hợp (Federated Model).

08
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Qua phân tích trên sẽ nhận ra được một bài học thứ hai cần ghi nhớ là:
• Thành phần của bộ môn nào phải thuộc mô hình bộ môn đó hay nói cách khác
thành phần của bộ môn nào chịu sự quản lý của tác giả mô hình đó.

• Một thành phần công trình chỉ xuất hiện một lần trong mô hình liên hợp.

Ví dụ 1: khi sử dụng một CAD Tool, các cột kết cấu (của bộ môn kết cấu) thường
được vẽ trong bản vẽ kiến trúc (của bộ môn kiến trúc). Khi sử dụng một BIM Tool
không được phép làm như vậy. Trong mô hình kiến trúc sẽ THẤY được mô hình cột
kết cấu như là một dữ liệu từ mô hình kết cấu mà thôi. Khi phát sinh yêu cầu điều
chỉnh thông tin của cột kết cấu, tác giả của mô hình kiến trúc không được phép thực
hiện mà chỉ đề nghị nội dung điều chỉnh cho tác giả mô hình kết cấu. Nếu hợp lý,
tác giả mô hình kết cấu sẽ điều chỉnh.

Ví dụ 2: khi sử dụng một CAD Tool, thông tin một bàn cầu thường được thể hiện ở cả
bộ môn kiến trúc và cấp thoát nước. Với BIM Tool, thông tin một bàn cầu được
tác giả của mô hình cấp thoát nước tạo lập và quản lý. Mô hình kiến trúc chỉ THẤY
được bàn cầu trong mô hình của mình. Nếu không đồng ý thì đưa ra để thảo luận.
Nếu cần phải điều chỉnh thì tác gỉa của mô hình cấp thoát nước sẽ thực hiện.

Mô hình liên hợp được sử dụng trong giai đoạn thiết kế với mục tiêu chủ yếu để phát
hiện những mâu thuẩn giữa các thông tin đã hiện diện trong các mô hình bộ môn. Ví
dụ: có hay không sự va chạm giữa ống thoát phân trong mô hình cấp thoát nước và
dầm của mô hình kết cấu. Trong giai đoạn thi công được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau như: lập tiến độ thi công bằng hình ảnh, quy hoạch mặt bằng thi công, …

Kiến thức cơ bản về BIM


BIM Là công cụ để giao tiếp

Quy trình
Để xác định các nội dung giao tiếp trong suốt tiến trình của một dự án chú ý đến
quy trình (Procedure) 3 bước sau:

• Sử dụng phương pháp 51K để xác nhận các thành phần cần thiết cho dự án
• Phân tích các công việc cần thiết để có được các thành phần đó
• Tính toán vật tư và nguyên liệu cần thiết để hoàn thành công việc cần thiết

09
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Xem tài liệu tên Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin và dữ liệu cho BIM mã
số BIAS-C_05 để biết thêm chi tiết

Tầng bậc chi tiết của thông tin


Theo quy trình giao tiếp trên thì thông tin mà mô hình đang dung chứa cũng phải
hài hòa với quy trình giao tiếp. Trong tiến trình thực hiện dự án, các thông tin của
bộ môn này sẽ là cơ sở dữ liệu cho bộ môn khác khai thác nên thông tin trong các
mô hình cũng phải hoài hòa với nhau. Cụ thể là khi tham khảo những dữ liệu cần phải
xác định được mức độ chính xác của thông tin có đúng với mức độ chính xác mà
thông tin trong bản thân mô hình đang đạt được hay không. Theo nguyên tắc làm việc
từ tổng quan đến chi tiết thì thông tin sẽ tiệm cận ngày càng đúng và số lượng
thông tin ngày càng phát triển. Vì vậy, tại từng thời điểm của dự án mỗi mô hình phải
đạt được mức độ chính xác cần thiết tương đương. Level of Development (LOD) –
Mức Độ Phát Triển Thông Tin là thuật ngữ để chỉ mức độ chính xác của thông tin/
tổ hợp thông tin sẽ thường xuyên được xuất hiện trong khi làm việc với BIM.

Xem tài liệu tên Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin trong BIM
mã số BIAS-C_09 để biết thêm chi tiết.

Môi trường để giao tiếp thông tin


Để tạo điều kiện cho các giao tiếp được tiến hành mà không gặp nhiều trở ngại bởi
các yếu tố khách quan. Khi làm việc với BIM, thường xuyên nghe nói đến thuật ngữ
CDE (Common Data Environment – môi trường dữ liệu chung) chính là môi trường
để giao tiếp. Mỗi dự án đều cần phải có một CDE ngaty trước thời điểm bắt đầu. CDE
được tạo lập trên phần cứng (phụ thuộc vào vấn đề số 14).
Các thành phần của môi trường phải được cấu trúc theo một nguyên tắc sao cho khi
cần thiết phải cập nhật thì sẽ không ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của mô hình.
Muốn vậy, cấu trúc này phải tuân theo phương pháp 5S. Xem tài liệu Phương
pháp tổ chức và quản lý thông tin và dữ liệu cho BIM mã số BIAS-C_05
để biết thêm các chi tiết của một CDE.

Để xác định các thành phần của một môi trường cần phải sử dụng phương pháp
5W + 1H. Xem tài liệu tên Phương pháp tổ chức môi trường để tạo lập,
chia sẻ và trao đổi thông tin mã số BIAS-C_11 để biết thêm chi tiết

10
Kiến thức cơ bản về BIM
Tiến trình BIM cho một dự án
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Theo quy định của UK, chu trình của một dự án theo BIM gồm có 3 phần nhằm vào
3 mục đích khác nhau:

• Quản lý quá trình tạo lập thông tin


Nhằm xác lập nội dung thông tin cần thiết cần tạo lập và quản lý tiến trình tạo
lập thông tin

• Quá trình tạo lập thông tin


Nhằm lập kế hoạch tạo lập thông tin. Kế hoạch chia làm hai phần: Mô hình
thông tin dự án (Project Information Model - PIM) và Mô hình thông tin tài sản
(Asset Information Model – AIM) gồm có 7 phần gọi là kế hoạch chung vì nó có
thể là dự án tòa nhà hay hạ tầng kỹ thuật thuộc dạng xây mới hay cải tạo

• Trao đổi và quyết định thông tin


Trao đổi để xác quyết thông tin cho các bước sau

Mối liên hệ giữa Quản lý quá trình tạo lập thông tin (màu xanh dương) - Quá trình
tạo lập thông tin (màu xanh lá) - Trao đổi và quyết định thông tin (màu xanh là và màu
đỏ sẽ như minh họa dưới

11
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Chuẩn bị tạo lập thông tin

Nếu một dự án thực hiện theo BIM thì trong thời gian lập dự án đầu tư cần phải
thực hiện:

Kế hoạch tạo lập thông tin


Phục vụ cho toàn bộ những người có trách nhiệm trong dự án trong dự án.
Nội dung của kế hoạch nhằm chi tiết hóa các vấn đề:
• What – Những công việc cần phải làm cho BIM là gì?
• Why – Tại sao phải cần những công việc đó?
• When – Công việc BIM đó cần sử dụng và hoàn thành lúc nào?
• Who – Ai sẽ thực hiện những công việc BIM đã đề ra?
• How – Những công việc đó sẽ được thực hiện như thế nào?

Kế hoạch bàn giao thông tin


Nhằm phục vụ các thương vụ (ký kết hợp đồng thiết kế, thi công,
cung ứng vật tư, …) liên quan đến dự án:

• What – Các gói công việc BIM được trao đổi và bàn giao
• When – Thời điểm các gói công việc sẵn sàng để trao đổi và bàn giao.
• How – Các quy ước để nhận diện các gói công việc (đặt tên, định dạng, …)

Phương thức giao tiếp trong tiến trình tạo lập thông tin
Nhằm phục vụ nhóm thực hiện BIM có thêm phương tiện để hoàn thành kế hoạch
tạo lập thông tin theo từng giai đoạn của tiến trình dự án. Thuật ngữ BIM Protocol là
thuật ngữ thường được sử dụng cho nội dung này.
Cần chú ý đến hai vấn đề trước khi thực hiện:

• Tùy theo nhưng đặc thù của các dự án phải tạo lập các Template cho EIR hay
BEP cho tổ chức. Khi áp dụng vào một dự án cụ thể thì chọn Template
tương ứng để sử dụng.

• Ba công việc trên được thể hiện thành văn bản/biểu bảng. Chúng thường
xuyên được xem xet và điều chỉnh. Vì vậy, trong nội dung của chúng cần phải
có nội dung tiến trình thay đồi để báo cho người đọc biết được thời điểm mà
chúng có giá trị sử dụng.

Để lập kế hoạch tạo lập thông tin cần phải tiến hành hai bước như sau:

12
Thống kê những thông tin mà chủ đàu tư yêu cầu
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Thường được dùng với thuật ngữ EIR (Employer Information Requires). Để thực
hiện công việc này nên áp dụng một số nội dung của phương pháp 51K mà cụ thể là:

• WHAT: những thông tin nào cần phải tạo lập?


Xem tài liệu tên Phương pháp khai thác tiềm năng của BIM mã số BIAS-C_07 để biết
thêm chi tiết
• WHY: tại sao phải cần những thông tin đó?

Hay nói cách khác là thông tin này phục vụ cho mục tiêu gì?

• WHEN: khi nào thì cần có thông tin này?


Để xác định lộ trình hình thành thông tin đó

Thống kê những thông tin mà chủ đàu tư yêu cầu


Thường được dùng với thuật ngữ BEP (BIM Execution Plan) hay BIM PxP (BIM
Project Execution Plan). Sau khi đã có được EIR, BIM Champion sẽ sử dụng
phương pháp 51K để tổ chức lại các thông tin mà chủ đầu tư yêu cầu (Xem tài liệu
Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin và dữ liệu cho BIM mã số
BIAS-C_05 để biết thêm chi tiết) và lập kế hoạch tạo lập thông tin bằng cách bổ
sung câu trả lời cho hai câu hỏi:

• WHO: ai sẽ chịu trách nhiệm tạo lập thông tin? (đã ẩn chứa kết quả trả lời cho
câu hỏi WHERE)

• HOW: thông tin sẽ được tạo lập như thế nào?

Xem tài liệu Phương pháp hình thành một kế hoạch tạo lập thông tin
mã số BIAS-C_15 để biết thêm chi tiết

Sau khi hoàn thành kế hoạch tạo lập thông tin sẽ tạo lập Master Information Delivery
Plan (MIDP) – Kế hoạch cung cấp thông tin

Lập kế hoạch tạo lập thông tin


Thường được dùng với thuật ngữ BEP (BIM Execution Plan) hay BIM PxP (BIM
Project Execution Plan). Sau khi đã có được EIR, BIM Champion sẽ sử dụng
phương pháp 51K để tổ chức lại các thông tin mà chủ đầu tư yêu cầu (Xem tài liệu
Phương pháp tổ chức và quản lý thông tin và dữ liệu cho BIM mã số BIAS-C_05 để
biết thêm chi tiết) và lập kế hoạch tạo lập thông tin bằng cách bổ sung câu trả lời cho
hai câu hỏi:
• WHO: ai sẽ chịu trách nhiệm tạo lập thông tin? (đã ẩn chứa kết quả trả lời cho
câu hỏi WHERE)
• HOW: thông tin sẽ được tạo lập như thế nào?
Xem tài liệu Phương pháp hình thành một kế hoạch tạo lập thông tin mã số BI-
AS-C_15 để biết thêm chi tiết
Sau khi hoàn thành kế hoạch tạo lập thông tin sẽ tạo lập Master Information Delivery
Plan (MIDP) – Kế hoạch cung cấp thông tin

13
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Lập kế hoạch cung cấp thông tin (MIDP)
Nhằm xác định các nội dung trả lời What của kế hoạch cung cấp thông tin và sẽ
tập trung vào:

• Mô hình
• Bản vẽ (được sản sinh từ mô hình)
• Thuyết minh
• Yêu cầu/đặc tả kỹ thuật
• Khác (nếu cần thiết)

Protocol
Trong minh họa trên sẽ không có phần này nhưng là một tài liệu rất cần thiết cho
phần tạo lập thông tin. Những nội dung của Protocol nhằm chi tiết hóa một số vấn
đề của BEP liên quan đến người trực tiếp tạo lập thông tin và các nội dung khác
như:
• Ma trận trách nhiệm của từng người trong dự án
• Nguyên tắc sử dụng các tập tin mẫu
• Quy ước về thể hiện thông tin hình học,
• Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong vấn đề quản lý thông tin
• Các nguyên tắc phải tuân thủ khi tạo lập thông tin
• …..
Xem tài liệu tên Phương pháp tạo lập các Phương Thức Giao Tiếp Trong Tiến
Trình Sản Xuất mã số BIAS-C_17 để biết thêm chi tiết

Tạo lập - trao đổi - quyết định thông tin

Tuy việc tạo lập thông tin, trao đổi và quyết định thông tin là ba hành động khác nhau
nhưng đều nhằm một mục tiêu: đảm bảo chất lượng của thông tin và hạn chế dữ liệu
rác. Đây cũng là nguyên nhân để tiến trình tạo lập thông tin đan xen (IDP) và BIM có
cơ hội kết hợp và tương hỗ lẫn nhau.

Trong tiến trình tạo lập thông tin phải xác định các thời điểm để trao đổi thông tin
nhằm:

• Sử dụng các dữ liệu của các thành phần khác để phục vụ việc tạo lập thông tin
của mình.
• Quyết định giá trị của các thông tin cần thiết để chúng trở thành cơ sở cho thời
đoạn kế tiếp.

14
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Để thực hiện tốt 3 công việc trên cần phải đan xen kết quả làm việc tại mỗi thời điểm
nào đó giữa các thành phần tham gia dự án với nhau. Thời lượng giữa các thời điểm
càng nhỏ càng tốt. Chất lượng của môi trường giao tiếp giúp thu nhỏ thời lượng này.
Để trợ giúp hội viên thực hiện BIM vào những dự án cụ thể trong giai đoạn ngắn hạn
theo quy định của chính phủ, Viện kiến trúc hoàng gia Anh quốc - Royal Institute of
British Architects RIBA đã điều chỉnh kế hoạch làm việc trước khi có BIM cho phù hợp
với yêu cầu của BIM gọi là Practical Guild to RIBA Plan of Works 2013 gồm có 8 bước
cụ thể như sau:

UK Bước RIBA
0 Strategic Definition – Xác định chiến lược
Preparation and Brief – Chuẩn bị và
Brief – Đề cương chi tiết 1
đề cương dự án khả thi
Concept – Ý tưởng 2 Concept Design – Thiết kế ý tưởng
Developed Design – Phát triển thiết kế
Definition – Xác lập 3
ý tưởng và lập dự án khả thi
PIM
Design – Thiết kế 4 Technical Design – Thiết kế kỹ thuật
Build & Commission –
Thi công tại công trường 5 Construction – Thi công
và ngoài công trường
Handover and Close
Handover and Close Out – Bàn giao
Out – Bàn giao và 6
và thanh lý
thanh lý
AIM Operation – Vận hành 7 In Use – Sử dụng

Mỗi bước như vậy gồm có


bước kế tiếp, cụ thể như sau: 8 nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước khi tiếp tục

• Xác định các mục tiêu cốt lõi cần phải hoàn thành
• Các thương vụ cần thiết phải tiến hành trong mỗi bước
• Tính tương thích của mỗi bước phải phù hợp với chiến lược thực hiện dự án
• Sự phù hợp với quy họach/thiết kế đô thị
• Đề nghị các nhiệm vụ chủ yếu cho các bước sau
• Kiểm tra yêu cầu về phát triển bền vững
• Trao đổi thông tin để xác quyết nội dung cho các nhiệm vụ phía sau
• Trao đổi thông tin với chính phủ UK

Với kinh nghiệm của mình, RIBA phân chia 8 bước trên thành 3 nhóm:

15
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Nhóm 1
Gồm các bước 7, 0, 1 và một phần của bước 2 nhằm có được các phần tối thiểu sau:
• Điều chỉnh nội dung của kỳ vọng kinh doanh sao chính xác và hợp lý hơn để
làm cơ sở cho việc hình thành dự án đầu tư.
• Xác lập các bộ môn cần phải tham gia trong dự án cũng như trách nhiệm, nội
dung công việc đi kèm và tổng hợp thành Ma trận trách nhiệm thiết kế (Design
Responsibility Matrix - DRM)

Nhóm 2
Gồm các bước 2 và 3 nhằm có được các phần tối thiểu sau:
• Biến kỳ vọng kinh doanh thành dự án khả thi. Trong dự án khả thi, ngân sách
của dự án được hình thành dựa trên khối lượng của các thành phần vật lý
cấu thành công trình. Ngân sách này phải có tính linh hoạt cao, có thể thay
đổi về giá trị của chi tiết nhưng tổng kết quả không đổi.
• Kế hoạch cụ thể cho các giai đoạn của nhóm 3
• Chiến lược và chiến thuật thực hiện dự án
Nhóm 3
Gồm các bước 4, 5, 6 nhằm có được các vấn đề tối thiểu sau:
• Xác quyết các kỹ thuật để tạo lập các mối liên hệ giữa các thành phần vật lý
cấu thành công trình.
• Bảo đảm ngân sách của dự án đã được quyết định
• Thi công
• Bàn giao

16
B
CÁC ĐỀ NGHỊ
CHO VIỆT NAM

Với kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế cũng


như hiện trạng của Việt Nam, nội dung phần
dưới đây của phần này sẽ vận dụng cách làm
của UK kết hợp với tiến trình của USA (dự án
chưa áp dụng BIM nhưng vẫn theo tiến trình
IDP) để đề ra các các nội dung dưới đây

17
TIẾN trình IDP cho Việt Nam
So sánh và phân tích

So sánh các bước thiết kế của UK, USA và Việt Nam để đề nghị mục tiêu và nội
dung của mỗi bước cho Việt Nam.

Tóm tắt tiến trình của UK cho dự án áp dụng BIM

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Cần chú ý để hai điểm sau:

• Cuối giai đoạn Development Design cần phải thiết lập dự án đầu tư
• Technical Design chỉ hoàn thành sau khi đấu thầu

Tóm tắt tiến trình của USA cho D&B cho dự án chưa áp dụng BIM

Cần chú ý hai điểm sau:

• Giữa giai đoạn Development Design cần phải thiết lập dự án đầu tư
• Technical Design chỉ hoàn thành sau khi đấu thầu

Tóm tắt tiến trình của Việt Nam hiện trạng

Cần chú ý đến hai thời điểm sau:


• Giữa giai đoạn thiết kế cơ sở cần phải thiết lập dự án đầu tư
• Thiết kế bản vẽ thi công có thể được thực hiện bởi nhà thầu nếu họ đủ
năng lực
Vì nội dung được quy định cho các bước thiết kế của mỗi nước là khác nhau nên
khó rút ra được kết luận gì. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mục đích thì có sự tương đồng:
xác định được vốn đầu tư (với độ chính xác càng cao càng tốt) vào thời điểm sớm
nhất có thể:
• UK >>> Cuối Development Design,
• USA >>> Giữa Design Development,
• Việt Nam >>> Cuối Thiết kế cơ sở

18
TIẾN trình IDP cho Việt Nam
Thiết kế sơ bộ

Mục tiêu
Nhằm xác định kết quả của dự án có đáp ứng được kỳ vọng kinh doanh hay không?
Tham khảo đề nghị của RIBA để thấy được mục tiêu của bước thiết kế sơ bộ
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Yêu cầu tối thiểu


Thông tin cho thiết kế sơ bộ
• Nhằm thu thập thông tin từ những dự án tương đương về chức năng, quy mô,
vị trí địa lý, … Cuối bước này cần phải có một bảng tổng hợp các thông tin để
góp phần hình thành Kỳ Vọng Kinh Doanh của dự án cho các bước kế tiếp.
• Xem xét lại kết quả của bước 7 kết hợp với mục tiêu của khách hàng để
hình thành Kỳ Vọng Kinh Doanh của dự án ở mức độ chiến lược. Nội dung của
nó gồm nhưng vấn đề cơ bản của dự án đã được xác định mà cụ thể là:
o WHAT: mong muốn cái gì và cái gì là cần thiết?
o WHY: tại sao?
• Xem xét lại kết quả của bước 0 để chi tiết hóa Kỳ Vọng Kinh Doanh với các
kết quả cụ thể mà dự án đem lại. Cần phải có nhiều phương án khả thi cho các
kết quả cụ thể đó.
• Nội dung của Kỳ Vọng Kinh Doanh đã xác lập được các nhóm làm việc
chuyên ngành cũng như nội dung công việc của từng nhóm. Nội dung xác lập này
được văn bản hóa dưới tên là Ma trận trách nhiệm thiết kế
(Design Responsibility Matrix - DRM)

19
Kết quả của thiết kế sơ bộ
• Từ nhiều phương án chọn phương án hài hòa nhất đáp ứng được các yêu
cầu của khu đất xây dựng (trả lời WHAT và WHY)
• Yêu cầu kỹ thuật cho các bước kế tiếp
• Sử dụng phương án này để hoàn thiện Kỳ Vọng Kinh Doanh.
• Ngân sách (dựa vào diện tích sàn xây dựng của từng phòng) cho dự án
(HOW),
• Chiến lược tiến hành dự án (HOW + WHEN)

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


TIẾN trình IDP cho Việt Nam
Thiết kế cơ sở
Mục tiêu
Nhằm xác định được số lượng và khối lượng tất cả các thành phần vật lý (cột,
tường, cửa đi, cửa sổ …) sẽ hiện diện trong công trình.

Yêu cầu tối thiểu


Kết quả của bước thiết kế cơ sở sở gồm các phần cơ bản
Mô hình

Từng bộ phận tham gia dự án sẽ tạo lập một mô hình riêng. Đi kèm với mỗi mô hình
cần phải có thông tin liên quan đến:

• Các mối liên hệ giữa công trình với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của địa điểm
xây dựng
• Số lượng và vị trí các thành phần vật lý không mâu thuẫn với các thành phần
của mô hình khác.
• Số lượng và vị trí các thành phần vật lý để kết nối công trình với hạ tầng
kỹ thuật đô thị

Văn bản

• Yêu cầu/chỉ dẫn kỹ thuật cho từng thành phần


• Kế hoạch thực hiện dự án.
• Đề cương về hướng dẫn bảo trì và sử dụng

Kế hoạch giá cấp A – Cost Plan A

Cost Plan – Kế hoạch Giá là giá trị kinh tế cho từng thành phần (như móng, cột,
tường, …). Cost Plan để có thể khai thác cho nhiều mục tiêu khác nhau như:

20
• Xem xét cơ cấu giá của từng bộ môn, từng thành phần của từng bộ môn để
so sánh với kinh nghiệm để xem xét tính hợp lý của thiết kế
• Thay đổi các chi tiết để có thể tiết kiệm hơn.
• Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bước thiết kế kỹ thuật
• Kết hợp với tiến độ thi công để tạo lập kế hoạch giải ngân vốn (Cash Flow)
theo kế hoạch thực hiện dự án.

Để đáp ứng được các mục tiêu khai thác trên, giá dự án được hình thành theo
nguyên tắc: chi tiết có thể thay đổi nhưng tổng mức không thay đổi.

Ngoài ra, một phần kết quả của bước này sẽ giúp chủ đầu tư tiến hành các thủ tục
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

pháp lý cho dự án. Đến cuối giai đoạn này, tất cả mọi vấn đề đầu đã được xác định
(Defined). Chủ đầu tư sẽ không phải tham gia để ra quyết định nữa. Công việc sẽ do
những người có trách nhiệm trong dự án quyết định.

TIẾN trình IDP cho Việt Nam


Thiết kế kỹ thuật
Mục tiêu
Nhằm xác định được kỹ thuật liên kết giữa các thành phần vật lý đã được đề ra
trong thiết kế cơ sở.

Yêu cầu tối thiểu


Kết quả của bước này phải đạt được gồm các phần:
Mô hình

• Xác định các chi tiết kỹ thuật để liên kết giữa các thành phần trong từng
bộ môn và giữa các bộ môn.
• Tất cả các thành phần sản xuất ngoài công trường (như các loại cửa,
tay vịn cầu thang, …) đã xác định được kỹ thuật liên kết với các thành phần
trên công trường.
• Tất cả các va chạm vật lý và không gian sử dụng đã được giải quyết

Văn bản

• Yêu cầu/chỉ dẫn kỹ thuật


• Bảo trì và sử dụng công trình
• Kế hoạch thi công

Kế hoạch giá cấp B – Cost Plan B

• Xác định giá cho từng thành phần chi tiết cho thi công
• Chi tiết hóa Cash Flow theo từng thời điểm của thi công

21
Thực hiện

Để thỏa mãn các yêu cầu trên, bước này sẽ được sẽ chia ra làm 2 phần:
Phần 1: trước đấu thầu

Nhằm giúp cho

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


• Chủ đầu tư nắm được giá trước khi đấu thầu để góp phần quyết định chọn
thầu
• Bộ phận thiết kế biết được những nội dung cần phải điều chỉnh hoặc bổ sung.

Phần 2: sau đấu thầu

Nhằm giúp cho

• Hoàn thiện Cost Plan để chủ đầu tư hoàn chỉnh kế hoạch tài chính
• Bộ phận thiết kế hoàn thiện các chi tiết của hồ sơ thiết kế (giải quyết RFI)
• Hoàn chỉnh phần hướng dẫn bảo trì và sử dụng
• Hoàn chỉnh yêu cầu/chỉ dẫn kỹ thuật cho từng thành phần
• Hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết cho bước thi công

TIẾN trình IDP cho Việt Nam


Thiết kế phục vụ thi công

Mục tiêu của các bản vẽ thi công (shop drawing) là trả lời câu hỏi: làm sao để
thực hiện các phương án liên kết mà thiết kế kỹ thuật đã đề ra trên công trường
(HOW).

22
Một số vấn đề cần lưu ý
Phần mềm theo BIM
Các phần mềm là một trong những sản phẩm mà ngành công nghệ thông tin
cung ứng cho xã hội để phục vụ sản xuất. Nó có những kiến thức chung mà người
sử dụng cần phải biết để sử dụng những sản phẩm này thuận tiện và hiệu quả.

Dưới đây là một số kiến thức cần phải nắm rõ để hỗ trợ vấn đề huấn luyện phần mềm.

Công nghệ
Khi sử dụng các phần mềm để tạo lập thông tin theo BIM sẽ có những kết quả gọi là
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

các thành phần thông minh. Thật ra những năm sau 2020 mới mong có được
kết quả này, còn hiện nay các phần mềm này vẫn sử dụng một công nghệ đã có
từ lâu.

Vào năm 1963 đã có một phần mềm xuất hiện tên là Sketch Pad mà tác giả là một
tiến sĩ ngành khoa học máy tính tên là Ivan Sutherland. Để hiểu cơ sở lý luận của
Sketch Pad, hãy xét đến ví dụ dưới đây.

Chúng ta cần thiết kế một cánh cửa với một trong 3 loại vật liệu gỗ, nhựa và kính.
Mỗi cánh cửa sẽ có một tay nắm được lựa chọn trong 3 tay nằm có hình thức khác
nhau. Như vậy chúng ta sẽ có bao nhiêu lựa chọn để quyết định? Câu trả lời đơn giản
là 9 lựa chọn. Nếu chúng ta có thêm 1 tay nắm nữa có hình thức khác với 3 loại trên
thì số lựa chọn sẽ là 12 để chúng ta quyết định chọn 1 làm phương án thực thi như
minh họa dưới đây.

Nếu chúng ta xét đến độ bền của cánh cửa khi sử dụng là trung bình, tốt và rất tốt
chúng ta sẽ có 36 lựa chọn như minh họa dưới đây.

23
Giả sử rằng, 3 trục tọa độ trên hình thành nên 1 không gian. Trong không gian này
có 36 giải pháp cho thiết kế lựa chọn thì không gian này được gọi không gian
chứa đựng các giải pháp (Solution Space)

Các trục này không hạn chế về số lượng. Càng có nhiều trục, chúng ta càng có
nhiều giải pháp để lựa chọn trước khi quyết định. Nói theo chuyên môn của thiết kế
xây dựng chúng ta có nhiều phương án để lựa chọn hơn. Khi đưa lý thuyết Solution
Space vào các phần mềm phục vụ thiết kế, các trục này được gọi là các Parameter.
Giá trị của Parameter này có thể số nguyên N (như ví dụ trên) hay số thực R, chữ,
tiền …

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Chúng ta hãy xem một ví dụ trong xây dựng: quan sát 4 cánh cửa đi dưới đây và
thử nhận xét có gì đặc biệt:

Thoạt nhìn, chúng ta tưởng rằng đây là 4 cánh cửa khác nhau về hình thức.
Nhưng nếu phân tích kỹ lưỡng chúng ta sẽ có các nhận xét như sau:

• Đều có một Pa-nô kính nằm giữa.


• Có 4 thanh khung cánh chung quanh Pa - nô. Các cánh cửa khác nhau chỉ do
sự thay đổi về kích thước chiều rộng của từng khung cánh để tạo ra sự khác
biệt.

Nếu chúng ta gán đặt cho mỗi kích thước như vậy một tên riêng biệt gắn liền với một
giá trị số học. Khi thay đổi giá trị số học này của Parameter (tham biến) sẽ kéo theo
sự thay đổi về hình học.

Tổng quan hơn, ông xác định được mối quan hệ chặc chẽ giữa thông tin hình học
và thông tin phi hình học và gọi nó là Parameter (tham biến). Các thông tin hình học
xuất hiện trên màn hình có mang các Parameter chính là thông tin phi hình học được
gọi là Parametric Model. Đây chính là nền tảng của Sketchpad System

Thấy được sự hợp lý của Parameter nhưng muốn thương mại hóa thì gặp một
trở ngại không thể vượt qua được: phần cứng do tốc độ xử lý của máy tính những
năm 70 không thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Cho đến đầu thế kỷ 21,
với sự tiến bộ vượt bậc của phần cứng trong xử lý tốc độ tính toán, công nghệ này
được quan tâm trở lại để kết hợp với những nghiên cứu đương đại, trở thành
công nghệ mới để góp phần làm cho BIM hình thành và phát triển.

24
Local and global
Các Parameter (tham biến) thường được tổ chức thành 2 cấp: mức độ tác động của
cấp global sẽ rộng hơn cấp độ local.

Ví dụ: trong một dự án, vốn ngân sách sẽ tác động lên toàn bộ giá của tất cả các
thành phần nên nó là một Global Parameter. Giá trị kinh tế của hệ thống bao che,
hệ thống kết cấu, ... là các Local Parameter.

Mức độ Global hay Local tùy thuộc vào tầng bậc liên hệ giữa các yếu tố đang
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

xem xét. Trong ví dụ trên, giá của hệ thống bao che là Local Paramter sẽ trở thành
Global Parameter và giá của mái (bao) và tường (che) là các Local Parameter.
Phân biệt và nắm rõ được hai yêu tố này sẽ giúp việc tạo lập, lưu trữ và truy tìm
thông tin/ dữ liệu cực kỳ hữu ích.

Quản lý
Cấu trúc giao diện của bất cứ phần mềm nào (Word – Excel, ACAD hay Revit, Archi-
CAD) phục vụ công việc tạo lập thông tin phải cung cấp những công cụ quản lý
thông tin và dữ liệu. Trong các phần mềm theo BIM có một/nhiều công cụ để phục vụ
công việc quản lý cho nhiều mục tiêu khác nhau. Hai nhóm công cụ quan trọng
nhất là:

• Project Browser (Revit) hay Navigator Project Map (ArchiCAD) – Global


Ảnh hưởng đến toàn bộ mô hình
• View Template (Revit) hay View Setting (ArchiCAD) – Local

Ảnh hưởng đến nội dung của nhóm thông tin hình học trong mô hình
Có một điểm cần lưu ý: các thông tin này thường được sử dụng bằng thông tin phi
hình học dạng vắn tắt, ví dụ như tên hình chiếu, tên của thư viện, … Vì vậy, các tên
này phải tuân theo một quy ước.

Phương pháp làm việc

Áp dụng 5S của Kaizen sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho việc quản lý. Cụ thể như sau:

• Sort (Seiri): phân loại rõ ràng cho những thứ không phải là rác.
Nội dung thông tin cần được phân định theo từng mục đích, ví dụ: thông tin dùng để
làm việc, thông tin dùng để xuất bản, …

• Set in Order (Seiton): mỗi thành phần được phân loại phải có vị trí thích ứng
Các nhóm thông tin cần phải sắp đặt theo tiến trình dự án, ví dụ: thông tin dùng để
xuất bản phục vụ bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, …

25
• Shine (Seiso): phải thường xuyên xem lại việc phân loại để loại bỏ rác
Khi cần những thông tin tạm thời để phục vụ công việc, nên đặt tên nó bằng một quy
ước chung để khi cần làm sạch có thể dễ dàng và nhanh chóng phát hiện chúng để
loại bỏ

• Standardize (Seiketsu): tiêu chuẩn hóa cách truy tìm trong phân loại.
Luôn luôn sử dụng các template khi làm việc
• Sustain (Shitsuke): phân loại theo từng nhóm và liên tục cải tiến cách phân
loại

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Các template phải mang tính linh hoạt cao và tiêu chuẩn hóa ở mức độ tổ chức

Một số vấn đề cần lưu ý


Các khó khăn khi tiếp cận
Tâm lý
Tiếp nhận
Bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào khi tiếp nhận BIM thì các trạng thái tâm lý đều
trải qua 6 giai đoạn tại 7 thời điểm như minh họa dưới

• Thời điểm 1: bắt đầu rất choáng váng với những gì mà các phần mềm theo
BIM thực hiện được khi so sánh với hiện trạng. Sau một thời gian tìm hiểu,
nghiên cứu và luyện tập đã tạo lập được một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên,
khi đi sâu vào để có những kết quả chi tiết hơn theo yêu cầu công việc thì
không thực hiện được. Lúc này tâm lý sẽ chuyển qua thời điểm 2
• Thời điểm 2: rất chán nản do có rất nhiều kiến thức mới lạ cũng như trái
ngược với hiện trạng, không thể tiếp thu nhanh được và sẽ đến thời điểm 3

26
• Thời điểm 3: ngã lòng do nghĩ rằng nó quá phức tạp và không cần thiết nên
chấp nhận rời bỏ cuộc chơi (thời điểm 4) dù đã tốn không ít thời gian và
tiền bạc
• Thời điểm 4: chấp nhận thực tế nhưng lại thấy mọi người tìm ra những cái
mới mà mình chưa biết nên lại thấy phấn khích muốn tiếp tục và bắt đầu đến
thời điểm 5
• Thời điểm 5: thử nghiệm trên một số công việc cụ thể thì thấy hay nên tiếp tục
tiếp thu cho đến thời điểm 6
• Thời điểm 6: củng cố những kiến thức đã có và bắt đầu nhận thức được tính
hệ thống của vấn đề
• Thời điểm 7: suy ngẫm và quyết tâm tiếp thu một cách có hệ thống
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Tiến trình tiếp nhận như trên có thể mất thời gian khoảng 2 năm. Cần phải có
niềm tin vào BIM để đi trực tiếp từ điểm 2 sang điểm 7.

Cá nhân và tập thể


Tầng bậc trong mối quan hệ công việc giữa cá nhân và tập thể khi làm BIM không
còn như trước nữa mà thay đổi theo hướng đảo ngược như minh họa dưới

1. Cá nhân

2. Nhóm

3. Công ty

4. Nghề nghiệp

5. Ngành nghề

Trước khi áp dụng BIM vai trò của cá nhân rất lớn trong thành quả của một dự án.
Khi áp dụng BIM, vai trò của cá nhân phải hoàn toàn hài hòa với tập thể.

Phân tích trên đã thấy được cách làm việc nhóm (team work) rất quan trọng đối với
BIM. Nếu lề lối làm việc nhóm được xác lập, củng cố, phát triển thì đến một giai đoạn
nào sẽ cộng hưởng được với BIM để có những kết quả tốt hơn nữa.

Các vướng mắc thường gặp


Về tiêu chuẩn
Một cá nhân/tập thể thường đánh giá rằng: không thể áp dụng BIM vì chưa có
tiêu chuẩn về BIM. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái
tâm lý khi tiếp nhận rơi từ điểm 2 đến điểm 4. Để nắm rõ về tiêu chuẩn nên xem xét
hai điều sau:

27
• Việt Nam chưa hề có một tiêu chuẩn gì về CAD cả nhưng tại sao rất nhiều
người vẫn sử dụng ACAD trong thiết kế được?

• Những công ty ở Việt Nam đã tiếp nhận BIM, đang áp dụng BIM, tiếp tục
phát triển BIM đã giải quyết vấn đề tiêu chuẩn như thế nào?

Để trả lời hai câu hỏi trên cần phải hiểu đúng từ tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn là các
cam kết được đề ra nhằm hai/nhiều bên dựa vào đó mà đánh giá kết quả công việc.
Tiêu chuẩn nhà nước chỉ áp dụng khi một trong các bên tham gia cam kết là
nhà nước. Vì vậy, khi gặp một vấn đề mới mà chinh phủ chưa có tiêu chuẩn Việt Nam
thì được phép áp dụng tiêu chuẩn tương ứng của nước ngoài.

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Tiêu chuẩn cho BIM cũng vậy, nếu chính phủ chưa có thì áp dụng các tiêu chuẩn
nước ngoài (UK, USA, Singapore, …). Hơn nữa, từ 2012 cho đến nay đã có khá
nhiều tiêu chuẩn ISO về BIM để sử dụng ngay tức thời mà chưa cần đến tiêu chuẩn
của chính phủ. Trong giai đoạn trước mắt, nếu dự án nào của chính phủ muốn
áp dụng BIM thì cũng buộc phải sử dụng các ISO này chứ không còn lựa chọn nào
khác. Trong thời gian sau cũng vậy, nếu chính phủ có thực hiện các tiêu chuẩn BIM thì
cũng phải dựa trên sơ sở của ISO chứ không thể khác được. Vì vậy, đừng
bao giờ để vấn đề tiêu chuẩn trở thành một chướng ngại trong tiến trình tiếp nhận và
áp dụng BIM.

Tính phổ biến

Thường cá nhân/tổ chức cho rằng: khi nào tất cả các bộ môn đều áp dụng BIM thì
mới bắt đầu, còn một bộ môn áp dụng mà các bộ môn còn lại chưa áp dụng thì chưa
bắt đầu. Đây là một nguyên nhân nữa dẫn đến trạng thái tâm lý khi tiếp nhận rơi từ
điểm 2 đến điểm 4. Cũng như trên, hãy xem xét hai vấn đề sau:
• Nếu một chủ đầu tư mời cá nhân/tổ chức chỉ áp dụng BIM cho một bộ môn thôi
(ví dụ bộ môn kiến trúc) thì câu trả lời sẽ là gì? Nhận hay không nhận?
• Quả trứng (từng bộ môn) có trước hay con gà (tất cả các bộ môn) có trước?

Hãy bắt đầu ngay rồi mọi người sẽ theo cùng vì BIM là cuộc cách mạng cho ngành
xây dựng . Không có lựa chọn nào khác muốn muốn tồn tại và phát triển.

28
c GÓP Ý VỚI CÁC
CẤP VĨ MÔ

Mục đích

Để tạo điều kiện tiếp nhận BIM ở tầm quốc gia, các góp ý nhằm đến các mục đích sau:
• Tiết kiệm thời gian và kinh phí để có được các tiêu chuẩn về BIM

• Tạo điều kiện để việc thực hiện các hợp đồng có liên quan đến BIM được
thuận lợi khi có tranh chấp về sau

• Bổ sung chương trình đào tạo nhân lực để phục vụ BIM.

29
NỘI DUNG

Để góp phần đạt được các mục tiêu trên, cần thực hiện những nội dung
như sau:

Tiêu chuẩn cho BIM


Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ được nhiều quốc gia công nhận là phong phú và

GÓP Ý VỚI CÁC CẤP VĨ MÔ


chi tiết. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của họ cũng vậy. Đế có được kết quả như
ngày nay, chính phủ của Hoa Kỳ có một cách làm mà các nước khác nên tham khảo.

Dựa vào mối liên hệ biện chứng giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, khi có
yêu cầu về tiêu chuẩn, chính phủ Hoa Kỳ đề nghị tất cả những cá nhân/tập thể nào có
điều kiện thì: tham gia lập tiêu chuẩn hoặc cung cấp tiêu chuẩn có sẵn (do họ đã tự
lập ra trước đó để phục vụ cho công việc thực tiễn của mình). Sau một thời gian, các
tiêu chuẩn này được gửi đến chính phủ. Những tiêu chuẩn nào được sử dụng nhiều
nhất thì được chính phủ Hoa Kỳ mua lại. Tổng hợp các tiêu chuẩn này lại và
điều chỉnh để trở thành tiêu chuẩn quốc gia.

Cách làm này có nhiều ưu điểm như:


• Đã có thời gian trải nghiệm nên tính khả thi rất cao khi áp dụng vào cuộc sống.

• Tiết kiệm rất nhiều thời gian và ngân sách.

Thuật ngữ liên quan đến BIM (BIM language)


Rất nhiều thuật ngữ thường xuyên phải sử dụng liên quan đến BIM mà tiếng Việt
chưa có. Vì vậy, cần phải thực hiện các thuật ngữ này. Các thuật ngữ có thể không có
tiếng Việt tương đương nên cần phải giải thích rõ ràng. Đây cũng là cơ hội để làm cho
từ vựng tiếng Việt phong phú hơn.

Đào tạo nhân lực


Nhân lực luôn luôn là vấn đề lớn cho bất kỳ cùa cách mạng nào, cách mạng BIM cũng
vậy. Trang bị tốt những kiến thức và kỹ năng về BIM sẽ nâng cao chất lượng đào tạo.
Lúc đó, thị trường việc làm của người lao động không những đáp ứng được nhu cầu
của thị trường trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi khu vực.

30
2018 PHƯƠNG PHÁP
TỔ CHỨC, QUẢN LÍ
NGUYỄN PHƯỚC THIỆN
và CỘNG SỰ
THÁNG 04 NĂM 2018
BIAS-C_05_VERSION1.0

THÔNG TIN VÀ
DỮ LIỆU CHO BIM

BIM BIAS-C_01
BIAS-C_03

BIAS-C_05
PHƯƠNG PHÁP TIẾP NHẬN BIM CHO MỘT TỔ CHỨC
PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC THEO BIM

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU CHO BIM


BIAS-C_07 PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG CỦA BIM
BIAS-C_09 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CẦN THIẾT CỦA MỘT THÔNG TIN TRONG BIM
BIAS-C_11 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG ĐỂ CHIA SẺ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BIAS-C_13 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẤY THEO BIM


BIAS-C_15 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP MỘT KẾ HOẠCH TẠO LẬP THÔNG TIN
BIAS-C_17 PHƯƠNG PHÁP TẠO LẬP CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP TRONG TIẾN TRÌNH SẢN XUẤT
MỤC LỤC

Mục tiêu của tài liệu 1


Tài liệu tham khảo 2
Tiến trình phát hành 2

A Học hỏi từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh 3


Phân loại 4

Khái niệm 4

Khái quát về ISO 12006-2-2001 4

Những điểm cần chú ý 12


B Các đề nghị cho Việt Nam 13
Phân tích để kế thừa 14
Tạo lập bảng phân loại 15
Cách thực hiện 15

Nội dung của các bảng 16

Sử dụng 32
Mục tiêu sử dụng 32

Phương pháp sử dụng 34

C Góp ý với các cấp vĩ mô 39


Hiện trạng 40
Nhu cầu 40
MỤC TIÊU
CỦA TÀI LIỆU

01
Trong lần xuất bản đầu tiên này
9 tài liệu mang mã số BIAS-C bao gồm:
Mã số Tên
Phần tiếp nhận
Đúc kết những kiến thức và kinh nghiệm để đề ra các phương pháp tiếp nhận BIM
cho tập thể và cá nhân mà không phân biệt vị trí của họ trong tổ chức bộ máy để
thực hiện một dự án xây dựng.
BIAS-C_01 •Phương pháp tiếp nhận BIM cho một tổ chức
BIAS-C_03 •Phương pháp làm việc theo BIM
Phần quy ước
Đề nghị một hệ thống quy ước không chỉ phục vụ riêng cho ngành xây dựng muốn
thực hiện BIM mà còn phục vụ ngành công nghệ thông tin để khoảng cách giữa hai
ngành ngày càng được thu nhỏ.
BIAS-C_05 •Phương pháp tổ chức, quản lý thông tin và dữ liệu cho BIM
BIAS-C_07 •Phương pháp khai thác tiềm năng của BIM
•Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin trong
BIAS-C_09
BIM
BIAS-C_11 •Phương pháp tổ chức môi trường để chia sẻ và trao đổi thông tin
Phần tài liệu thực hành
Tạo lập các tập tin mẫu (Template) cần thiết phục vụ trực tiếp cho một dự án sẽ
thực hiện theo BIM.
BIAS-C_13 •Phương pháp tạo lập và quản lý hồ sơ giấy theo BIM
BIAS-C_15 •Phương pháp thành lập một Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin
•Phương pháp tạo lập các Phương Thức Giao Tiếp Trong Tiến
BIAS-C_17
Trình Sản Xuất
Tài liệu tham khảo
Các nguồn (bằng giấy, tập tin – file, website…) dưới đây đã được sử dụng để tham
khảo trong quá trình hình thành các nội dung:
• ISO 22274:2013
• ISO 12006-2: 2015
• NBIMS-US_V3_2.4
• NBIMS-US_V3_2.4.4.1 > NBIMS-US_V3_2.4.4.13
• Uniclass 2015

Tiến trình phát hành


Phiên bản Đối tượng của tài liệu Thời điểm
Các cá nhân có trách nhiệm chính trong
1.0 04/2018
tiến trình tạo lập thông tin cho một dự án

02
A
HỌC HỎI
TỪ CÁC QUỐC GIA
SỬ DỤNG TIẾNG ANH

03
Phân loại (Classification)
Khái niệm

HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH


Trong cuốc sống thường ngày, sự phức tạp của thế giới chung quanh yêu cầu con
người phải phân biệt được sự khác nhau giữa các thành phần đang tồn tại trong
thế giới đó. Để đáp ứng được yêu cầu này, một kỹ thuật thường được sử dụng là
phân loại. Qua thực tế, phân loại đóng một vai trò rất quan trọng trong thời đại ngày
nay, nhưng nó chưa được đánh giá đầy đủ.

Ví dụ: xem xét cách phân loại của một giáo trình
• Mục lục của một quyển sách là một cách phân loại dựa vào nội dung. Trong
mục lục chia thành nhiều chương chính là các tập hợp con của mục lục. Để chi tiết
hơn, trong mỗi chương lại được chia thành các mục. Nếu muốn có thể phân tiếp mỗi
mục thành các tập con nhỏ hơn nữa. Mỗi phân chia như vậy đều đi kèm theo số trang
để định vị một nội dung nằm ở đâu trong quyển sách đó. Nhờ vậy, việc sử dụng sách
trở nên tiện ích hơn rất nhiều.

• Từ mục (index) là một cách phân loại dựa theo các từ quan trọng trong một
quyển sách. Khi gặp một vấn đề liên quan đến từ đó, sử dụng số trang mà từ đó xuất
hiện trong từ mục để truy tìm. Như vậy, từ mục và mục lục được sắp xếp theo 2 góc
nhìn (facet) khác nhau.

Nếu chỉ có mục lục thì việc truy tìm một nội dung nào đó ở mức độ chi tiết sẽ mất rất
nhiều thời gian. Nhưng nếu chỉ có từ mục thì không biết định vị nó trong sách như thế
nào. Khi đã định vị nó trong quyển sách bởi số trang, sử dụng mục lục sẽ nhanh chóng
có kết quả.

Một kiểu phân loại (dựa vào mục đích) trên sinh ra một kết quả khác nhau. Mỗi kết
quả này được gọi là một bảng phân loại cho hệ thống phân loại của một quyển sách.
Khi nhiều quyển sách áp dụng các hệ thống phân loại này nó trở thành một tiêu chuẩn
thì nó cần phải được tuân thủ khi các nhà xuất bản muốn xuất bản những quyển sách
khác.

Số lượng bảng phân loại trong hệ thống phân loại của một cuốn sách ít do: sau khi
xuất bản thì không xuất hiện thêm thành phần mới và số lượng đặc trưng để phân
loại không nhiều. Trong thực tế, số lượng bảng phân loại của một hệ thống phân loại
không đơn giản như vậy do nhiều lý do phức tạp hơn như: có quá nhiều thành phần
cần phải phân loại, số lượng thành phần không ổn định (thường tăng nhiều hơn
giảm), số lượng đặc trưng cần phân loại hơn.

Vì vậy, bản chất của việc phân loại là tổ chức sẵn một cấu trúc cho một bảng/
hệ thống phân loại. Như vậy, khi có sự gia tăng về khối lượng thì phải xác định
được vị trí của các thành phần mới trong bảng/hệ thống phân loại đã có sẵn.
Từ điển, thư viện hoặc danh mục, … là những ví dụ về các bộ tập hợp các dữ
liệu nhưng được tổ chức theo cấu trúc theo hệ thống phân loại để mỗi thành
phần có địa chỉ rõ ràng.

04
Phân loại (Classification)
Khái quát về ISO 12006-2-2001
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Tiêu chuẩn này có tên Building construction — Organization of information about con-
struction works, Part 2: Framework for classification of Information; Mục đích của tiêu
chuẩn này nhằm giúp các ngành công nghiệp của các quốc gia tăng cường khả năng
hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa.

Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn này là xác lập một khuôn khổ cho ngành xây dựng để
tạo lập hệ thống phân loại và nội dung của nó là các bảng phân loại. Những nội dung
của các bảng trong hệ thống này được áp dụng trong suốt vòng đời của một công trình
xây dựng, từ các cuộc họp, thiết kế, hồ sơ xây dựng, thi công, vận hành, bảo dưỡng
cho đến lúc phá bỏ. Đối tượng áp dụng không chỉ cho các tòa nhà và cảnh quan mà
còn cho những công trình hạ tầng cùng các kỹ thuật phục vụ liên quan.

Tuy đã có hệ thống phân loại riêng của mình (UK – Uniclass; USA – MasterFormat
và UniClass) nhưng khi áp dụng BIM họ này đều phải điều chỉnh để phù hợp với BIM.
Hiện nay, khi áp dụng BIM hệ thống phân loại của:

• Hoa Kỳ và Canada là hệ thống phân loại có tên là OmniClass trong đó đã bao


gồm MasterFormat và UniClass

• UK là hệ thống phân loại có tên là Uniclass 2015

Cả hai hệ thống này đều dựa vào các mối liên hệ trong ngành công nghiệp xây dựng.
Các mối liên hệ này được ISO khái quát như minh họa dưới.

05
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Vì vậy, trong hệ thống phân loại mà ISO đề nghị có nhiều bảng. Khi áp dụng thì dựa
vào những đặc thù của mình mà các quốc gia gia có thể kết hợp chúng lại với nhau.

Dưới đây là mối quan hệ giữa các bảng của ISO 12006 với OmniClass của Hoa Kỳ.

06
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

ISO 12006-2 (table) OmniClass


Table 4.2 Construction Entities (by function or user activity) Table 11 – Construction
Table 4.3 Construction Complex (by Function or User Entities by Function
Activity)
Table 4.6 Facility (construction complexes, construction
entities and spaces by function or user activity)
Table 4.1 Construction Entities (by Form) Table 12 – Construction
Entities by Form

Table 4.5 Spaces (by function or user activity) Table 13 – Spaces by


Function

Table 4.4 Spaces (by degree of enclosure) Table 14 – Spaces by


Form
Table 4.7 Element (by characteristic predominating Table 21 – Elements
function of the construction entity) (Includes Designed
Table 4.8 Designed Elements (element by type of work) Elements)

Table 4.9 Work Results (by type of work) Table 22 – Work


Results
Table 4.13 Construction products (by function) Table 23 – Products

Table 4.11 Construction entity life cycle stages (by overall Table 31 – Phases
character of peocess during the stage)

Table 4.2 Project stages (by overall character of peocess


during the stage)

Table 4.10 Management processes (by type of process) Table 32 – Services

Table 4.15 Construction agents (by discipline) Table 33 – Disciplines


Table 34 – Organiza-
tional Roles
Table 4.14 Construction aids (by function) Table 35 – Tools

Table 4.16 Construction information (by type of medium) Table 36 – Information

Table 4.17 Properties and characteristics (by type) Table 41 – Materials

Table 49 – Properties

07
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Trong hệ thống OmniClass có hai bảng được kế thừa và điều chỉnh như sau:
• Table 21 – Elements có nội dung gần như nội dung của UniFormat (đã được sử
dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước và đã qua nhiều lần điều chỉnh bổ sung)

• Table 22 – Work Results có nội dung gần như nội dung của MasterFormat (đã
được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước và đã qua nhiều lần điều chỉnh bổ
sung)

So sánh OmniClass của USA với Uniclass của UK vào thời điểm 2013 sẽ thấy như
minh họa dưới đây

08
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Đến nay, Uniclass đã được đổi tên thành Uniclass 2 hay Uniclass 2015. Một số
bảng được bổ sung để số lượng cho đến năm 2017 là 11 bảng. Tên của các bảng
cũng được thay đổi và như minh họa dưới đây

Dựa vào nội dung của các bảng thuộc hai hệ thống sẽ có được một so sánh tương
đối như dưới đây

OmniClass Uniclass 2015


Table 11 – Construction Entities by Func- Co – Complex
tion En – Entity
Table 12 – Construction Entities by Form SL – Space/Location.
Ac – Activity
Table 13 – Spaces by Function
Table 14 – Spaces by Form
Table 21 – Elements (Includes Designed Ss – System
Elements)
Table 22 – Work Results WR – Work Results
Table 23 – Product Pr – Product
Table 31 – Phases
Table 32 – Services
PM – Project Management
Table 33 – Disciplines
Table 34 – Organizational Roles
Table 35 – Tools TE – Tool
Table 36 – Information FI – Form of Information
Table 41 – Materials
Table 49 – Properties
Zz - CAD

09
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Nội dung cấp 1 của Table 21 – Elements như minh họa dưới.

Nội dung cấp 1 của Ss – System như minh họa dưới.

10
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH

Tuy có nhiều tương đồng, nhưng giữa hai hệ thống này vẫn có khác biệt cần chú ý:

• Mã hiệu: của OmniClass chỉ là các cặp số, còn Uniclass thay cặp số đầu bằng
hai mẫu tự viết tắt cho nội dung của bảng

Ví dụ: OmniClass: 21-04 20 10 Cold water supply systems


Chỉ sử dụng dấu gạch nối (dash) cho cặp số đầu

Unicalss: Ss_55_70_38_15 Domestic Water Distribution


Sử dụng dấu gạch dưới (underscore) để phân các cặp số

Như vậy mã hiệu của Uniclass có mẫu tự nên sẽ khó khăn khi áp dụng tại các quốc
gia mà ngôn ngữ của họ không dựa vào mẫu tự của hệ La Tinh.

• Nội dung: các bản của OmniClass được sắp xếp thự theo tiến trình công việc,
còn của Uinclass 2015 không theo thứ tự này.

11
HỌC HỎI TỪ CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH
Những điểm cần chú ý

Qua những nội dung trên cần chú ý những điểm sau:

• Trong bối cảnh chung của nhân loại, những tiến bộ của công nghệ đã làm gia
tăng nhiều cơ hội cho việc thu thập, truy nhập, trao đổi và lưu trữ tất cả những thông
tin này để sử dụng trong tương lai. Do đó, đã đến lúc dữ liệu phải được xem như là
một tài sản không thể thiếu được đối với một công trình cụ thể. Trong một tương lai
không xa bất kỳ một mô hình thông tin xây dựng (Builing Information Model) nào cũng
cần một hệ thống phân loại đi kèm. Điều này sẽ trở nên hiển nhiên như một quyển
sách phải có mục lục và từ mục. Nếu thực hiện được việc này thì mới đi tiếp giai đoạn
trung hạn của BIM để đạt đến mục đích quản lý tài sản.

• Vì vậy, hệ thống phân loại áp dụng cho cả vòng đời của công trình chứ không
chỉ cho một hoặc hai giai đoạn nào đó.

• Đối tượng phục vụ của hệ thống phân loại không chỉ tập trung vào một tổ chức
nào trong ngành công nghiệp xây dựng thậm chí không chỉ bản thân ngành công
nghiệp xây dựng.

• Cấu trúc của cả hai hệ thông đều là cấu trúc mở. Điểm này rất quan trọng vì hai
nguyên nhân: có thể điều chỉnh bổ sung nội dung mà không phá vỡ cấu trúc ban đầu;
phục vụ được nhiều đối tượng và nhiều mục đích khác nhau.

• Các bảng trong hệ thống có mối liên hệ rất chặc chẽ với nhau. Tùy vào yêu cầu
mà có thể dùng riêng lẽ hay kết hợp với nhau theo một thứ tự nào đó. Càng kết hợp
nhiều bảng thì dữ liệu được hình thành càng chi tiết.

12
B
CÁC ĐỀ NGHỊ
CHO VIỆT NAM

13
Phân tích để kế thừa

Nhằm lựa chọn một trong hai hệ thông phân loại OmniClass hoặc Uniclass 2015 để
áp dụng trong lúc chờ đợi hệ thống phân loại của Việt Nam, trước tiên sẽ so sánh
hai hệ thống này theo một số tiêu chí sau:

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Nội dung Cấu trúc Tiện dụng Phổ biến
Uniclass 2015 Uniclass 2015 Uniclass 2015 Hai bảng (21 và
22) của hệ thống
Phong phú hơn Không theo tiến Mã hiệu của các phân loại Omni-
và đã bao gồm hệ trình công việc thành phần dễ đọc Class đã được sử
thống hạ tầng kỹ hơn dụng từ lâu nên giá
thuật trị của nó đã được
khẳng định. Cho
OmniClass OmniClass OmniClass đến nay, mức độ
phổ biến của hai
Chỉ có một số bảng Theo tiến trình Trong thực tế các bảng này rất được
đã bao gồm hệ công việc nên dể số phải xuất hiện nhiều quốc gia sử
thống hạ tầng kỹ sử dụng hơn liền nhau nên khó dụng
thuật đọc hơn

Đề nghị sử dụng OmniClass để áp dụng trong giai đoạn ban đầu. Trong quá
trình sử dụng sẽ tham khảo Uniclass và những đặc thù của Việt Nam để bổ
sung.

14
Tạo l lập các bảng phân loại
Cách thực hiện

Việt hóa tất cả nội dung của OmniClass và tạm gọi là Hệ Thống Tổ Chức Thông Tin
Của Công Trình viết tắt là BIO – Building Information Organizations gồm những bảng
như dưới đây.

OmniClass BIOClass
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Table 11 – Construction Entities by Function BIO-11: Chức năng công trình

Table 12 – Construction Entities by Form BIO-12: Hình thức công trình

BIO-13: Không gian


Table 13 – Spaces by Function
chức năng

Table 14 – Spaces by Form BIO-14: Hình thức không gian

BIO-21: Thành phần


Table 21 – Elements (Includes Designed Elements)
công trình

Table 22 – Work Results BIO-21: Công tác

Table 23 – Product BIO-21: Vật tư công trình

Table 31 – Phases BIO-31: Thời đoạn

Table 32 – Services BIO-32: Dịch vụ

Table 33 – Disciplines BIO-33: Bộ môn

Table 34 – Organizational Roles BIO-34: Các tổ chức

Table 35 – Tools BIO-35: Công cụ hổ trợ

Table 36 – Information BIO-36: Thông tin

Table 41 – Materials BIO-41: Nguyên liệu

Table 49 – Properties BIO-49: Đặc điểm

15
Một phần của Bảng 21 đã được Việt Hóa sẽ như dưới đây

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Tạo l lập các bảng phân loại
Nội dung của các bảng

BIO-11 Chức năng công trình


Table 11 – Construction Entities by Function có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Trong một môi cảnh xây dựng, phân loại dựa vào các khối công trình có chức năng
riêng biệt. Ví dụ: một biệt thự trong khu dân cư; một khách sạn trên dường phố; khối
giảng đường trong một làng đại học

Yêu cầu
Khối công trình phải được nhìn thấy một cách độc lập khi nhìn từ bên ngoài và có thể
có mối liên hệ vật lý với công trình lân cận nhưng phải khác chức năng. Trong trường
hợp này sẽ có tổ hợp các công trình.

Ví dụ
Trong một tổ hợp giải trí sẽ có các công trình với các chức năng như minh họa dưới

16
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Phạm vi áp dụng

Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu sau:
• Lưu trữ, truy xuất, tổ chức, phân tích và trình bày thông tin,

• Xây dựng dự án lập dự án và lập ngân sách, biên soạn dữ liệu chi phí và vận
hành,

• Chỉ định các loại hình xây dựng để xây dựng các luật và pháp lệnh, quản lý dữ
liệu bất động sản, phân loại các cơ sở cho hoạt động quản lý.

Nội dung của bảng này thường đi kèm với bảng 12 dưới đây.

BIO-12 Hình thức công trình


Table 12 – Construction Entities by Form có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Trong một môi cảnh xây dựng, phân loại dựa vào các đặc trưng hình học của khối
dáng của công trình

Yêu cầu
Phân biệt hình dáng được phân biệt phải dựa vào các tiêu chí như: kích thước, hình
dáng, màu sắc, nằm ngang hay đứng, …

Ví dụ
Các tòa nhà nhiều tầng được phân loại theo khối dáng như minh họa dưới.

17
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM
Công dụng
Mục tiêu phục vụ của bảng này cũng giống như như bảng 11 nhưng thêm một mục
tiêu khác nữa: phân loại đối tượng để làm cơ sở cho ngành công nghệ thông tin dựa
vào đó mà hình thành các phần mềm phục vụ ngành xây dựng.

BIO-13 Không gian chức năng


Table 13 – Space by Function có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Các không gian có chức năng (giống hay khác nhau) tổ hợp thànhkhông gian bên
trong của một khối công trình để công trình có được chức năng như đã quy định
trong bảng 11.

Yêu cầu
Một không gian chức năng có thể được nhận biết bằng:
• Bằng mắt với các thực thể vật lý và phải có chức năng được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau trong suốt vòng đời hữu dụng của nó
• Cảm giác hay hình dung. Ví dụ: cột và mái là các thực thể vật lý nhưng tạo
lập không gian trừu tượng là sảnh.

Ví dụ
Các không gian chức năng trong các công trình giáo dực và huấn luyện như minh
họa dưới.

18
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu sau:
• Lưu trữ và truy xuất thông tin và phân loại các đối tượng cho phần mềm lập
quy hoạch không gian, lập dự án xây dựng và lập ngân sách,

• Tạo lập dữ liệu cho việc xây dựng các thống kê về giá và chi phí hoạt động
của các công trình trong một quốc gia,

• Chỉ định không gian và các hoạt động xây dựng mã số và pháp lệnh,

• Kiểm kê không gian để chuyển nhượng tài sản và phân loại không gian cho
hoạt động quản lý.

BIO-14 Hình thức không gian


Table 14 – Space by Form có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Tùy theo chức năng của các không gian mà chúng sẽ có hình thức khác nhau. Các
hình thức này được hình thành từ các đường ranh giới cụ thể từ trực tiếp thực thể vật
lý hay trừu tượng từ sự hình dung từ các thực thể vật lý

Yêu cầu
• Các hình thức không gian có thể được cảm nhận 3 chiều (như một phòng
chức năng trong một tòa nhà) hay chỉ 2 chiều (như các con đường).

• Hình thức không gian không phục thuộc vào kích thước chiếm chổ mà thường
phụ thuộc vào kich thước hoạt động để phục vụ chức năng

Ví dụ
Các hình thức không gian kín được phân loại như minh họa dưới.

19
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM
Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu sau:

• Lưu trữ và truy xuất thông tin để quy hoạch không gian, hình thành nội dung
của dự án và đề ra ngân sách cho dự án.

• Tạo lập dữ liệu cho việc xây dựng các thống kê về giá và chi phí hoạt động
của các công trình trong một quốc gia,

• Phân loại không gian cho việc quản lý vận hành bởi các công cụ của ngành
công nghệ thông tin

Thành phần
BIO-21
(Bao gồm cả tổ hợp các thành phần)

Table 21 – Elements (Including Designed Elemens) có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Các thành phần chính (hay tổ hợp các thành phần) có chức năng rõ ràng, chủ yếu để
hình thành nên toàn bộ một thực thể công trình có thể sử dụng được.

Yêu cầu
• Các thành phần hầu hết được sử dụng trong suốt các giai đoạn ban đầu
của dự án nhằm xác định các đặc tính vật lý, vận hành hay thẩm mỹ của dự
án mà không cần phân biệt vật liệu hay giải pháp công nghệ.

• Với mỗi thành phần có thể sẽ có một vài giải pháp công nghệ nhằm đáp ứng
được chức năng của element nên có thể lựa chọn nhiều giải pháp cho một
dự án. Trong trường hợp này, kết quả của các giải pháp này chính là tổ hợp
thành phần.

20
Ví dụ
Tường ngoài của một mô hình của một dự án được phân loại như minh họa dưới.
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Tường trong của một mô hình của một dự án được phân loại như minh họa dưới.

Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu sau:
• Làm cơ sở cho việc tổ chức các văn bản nhằm định hình các cam kết về hợp
đồng giữa hai/nhiều bên liên quan trong một dự án.
• Làm cơ sở cho việc tính toán giá của dự án cho giai đoạn thiết kế cơ sở
(như của Việt Nam)
• Làm cơ sở để tổ chức thông tin như để quản lý tài sản của một đơn vị sản
xuất như: thư viện chi tiết cấu tạo, thư viện yêu cầu kỹ thuật (Specificaion), …

Trong tiến trình thực hiện dự án, bảng 22 và 23 (dưới đây) thường được sử dụng
ngay sau để chi tiết hóa nội dung của bảng 21.

BIO-22 Công tác


Table 22 – Work Results có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Là những công việc cần phải sử dụng một/nhiều trong những nguồn lực của ngành
công nghiệp xây dựng, cụ thể là:

21
• Một kỹ năng cụ thể hoặc các thương vụ liên quan đến dự án.

• Các tài nguyên của ngành công nghiệp xây dựng

• Một phần kết quả của một công trình khác

• Những công việc chuẩn bị, tạm thời để có thể hoàn thành công việc khác

Để có được những kết quả sau:

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


• Những thành phần cần thiết phải phục vụ tiến trình dự án (như các biên bản
họp, nghiệm thu, …)

• Những thành phần/tổ hợp các thành phần đã được xác định trong bảng 21.

• Quá trình thay đổi, bảo dưỡng hoặc phá huỷ.

Ví dụ
Các công tác cần thiết để có được một bức tường

Nội dung của các công tác trong bộ đơn giá của Việt Nam là một trong những nội
dung của bảng 21 này.

Mối liên hệ
Một chi tiết trong Table – 21 thường bao gồm nhiều chi tiết trong bảng này

22
Trong minh họa trên, sẽ thấy để thực hiện các công tác đã được xác định trong
OmniClass 22 cần phải có vật tư trong OmniClass 23

Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu sau:
• Xác định các yêu cầu trong các hợp đồng của một dự án
• Xác định yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc
• Tổ chức dữ liệu để quản lý các chi phí của một dự án
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

BIO-23 Vật tư
Table 23 – Products có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Vật tư là những sản phẩm/cụm sản phẩm khi được cung ứng đến chân công trường
thì sử dụng ngay (hoặc chỉ gia công sơ bộ) để nó tồn tại thường xuyên trong suốt
thời gian vận hành của dự án.

Yêu cầu
Vật tư có thể là:
• Các khối xây dựng cơ bản được sử dụng cho xây dựng, ví dụ: các dầm bê
tông đúc sẵn, các cầu thang đúc sẵn, …
• Một mặt hàng đã được chế tạo, một cụm sản xuất được sản xuất bao gồm
nhiều bộ phận, hoặc một hệ thống độc lập được sản xuất.
• Một vật tư có thể sử dụng rất cho rất nhiều công tác khác nhau, ví dụ: kính
có thể được sử dụng cho các loại cửa đồng thời cũng có thể sử dụng để làm vách
ngăn.

Các chi tiết của bảng này có thể xuất hiện trong Table 41 – Materials. Ví dụ: cát để
nâng cao nền có thể thuộc Table 21 do khi được cung ứng đến công trường thì sử
dụng ngay nhưng nó cũng có thể xuất hiện trong Table 41 do khi được cung ứng
đến công trường không sử dụng ngay mà phải kết hợp với xi măng và nước để hình
thành nên vữa phục vụ công tác xây và tô.

Ví dụ
Vật tư để hoàn thiện tường được phân loại như minh họa dưới.

23
Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu tạo lập cơ sở:
• Cho các nhà sản xuất vật tư tổ chức thông tin cho các tài liệu liên quan
đế vật tư

• Để chi tiết hóa vốn của dự án

• Ngành công nghệ thông tin phát triển phần mềm phục vụ ngành công

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


nghiệp xây dựng.

BIO-31 Thời đoạn


Table 31 – Phases có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Là một khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành một/nhiều công tác theo như
kỳ vọng trong suốt vòng đời của một công trình.

Yêu cầu
Thời đoạn nên được chia thành các cấp theo thứ tự sau:
• Thời kỳ
• Giai đoạn
• Phân đoạn
• Bước

Ví dụ
Các thời đoạn được phân loại như minh họa dưới.

24
Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu tạo lập cơ sở:
• Để tạo lập các loại kế hoạch dự án

• Lưu giữ, truy xuất tất cả các loại hồ sơ của dự án.

BIO-32 Dịch vụ
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Table 32 – Service có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Dựa vào nội dung của các hoạt động, tiến trình và quy trình được cung cấp bởi những
người tham gia trong quá trình thiết kế và xây dựng, liên quan đến việc xây dựng, thiết
kế, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, vận hành, ngừng hoạt động và tất cả các chức năng khác
liên quan đến vòng đời của một công trình.

Ví dụ
Thời đoạn nên được chia thành các cấp theo thứ tự sau:

Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm mục tiêu tạo lập cơ sở để xác định:
• Các thủ tục cần thực hiện và các dịch vụ cần cung cấp để góp phần vào việc
tính toán giá trị của dự án.

• Các yếu tố xây dựng và các hoạt động phối hợp và tổ chức khác liên quan
đến quản lý và tạo lập các kế hoạch liên quan đến dự án.

25
BIO-33 Các bộ môn
Tiêu chí phân loại
Dựa vào nội dung của các hoạt động, tiến trình và quy trình được cung cấp bởi những
người tham gia trong quá trình thiết kế và xây dựng, liên quan đến việc xây dựng,
thiết kế, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, vận hành, ngừng hoạt động và tất cả các chức năng
khác liên quan đến vòng đời của một công trình.

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Yêu cầu

• Các bộ môn là các lĩnh vực thực hành và chuyên môn của những người
tham gia đang thực hiện các dịch vụ trong suốt vòng đời của một công trình.

• Các chức năng công việc có thể được thực hiện bởi các cá nhân hoặc
nhiều người.

• Người của mỗi bộ môn phải là các chuyên viên hay chuyên gia

Ví dụ
Bộ môn kiến trúc chia thành các cấp như sau:

Công dụng
Bảng này được sử dụng nhằm:
• Chỉ định và xác định nội dung công việc cụ thể trong một dự án.

• Ước tính chi phí lao động liên quan cần thiết cho việc thực hiện các quy trình,
quản lý và lập kế hoạch dự án.

Bảng này được kết hợp với các chi tiết trong Table 34 – Organizational Roles để cung
cấp một các phân loại đầy đủ và chi tiết hơn.

26
BIO-34 Vai trò
Table 34 – Organization Roles có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Vai trò tổ chức là những vị trí kỹ thuật do những người tham gia, cả cá nhân và
tập thể, thực hiện các tiến trình và quy trình trong suốt vòng đời của một tổ chức
hoạt động trong ngành xây dựng.
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Yêu cầu
• Người tham gia có thể là cá nhân, nhóm hoặc nhóm cá nhân, công ty,
hiệp hội, cơ quan, viện nghiên cứu hoặc tổ chức tương tự khác.

• Các tổ chức của chính phủ cũng được phân loại

Ví dụ
Vai trò thiết kế được chia thành các cấp như sau:

Công dụng
• Chỉ định và ước tính chi phí xây dựng và bảo trì các yếu tố xây dựng.

• Xác định nhân viên và ước tính chi phí lao động liên quan cần thiết cho việc
thực hiện các quy trình, quản lý và lập kế hoạch dự án.

27
BIO-35 Công cụ
Table 35 – Tools có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Những công cụ bắt buộc phải sử dụng trong tiến trình thực hiện dự án và sẽ không
còn nữa sau thời điểm bàn giao dự án đưa vào sử dụng như máy tính, giàn giáo, cần
cẩu, …

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Ví dụ

Công dụng
Xác định các công cụ cần thiết để
• Góp phần hình thành các kế hoạch của dự án

• Góp phần hình thành giá dự án.

• Xác định các nội dung liên quan đến các thương vụ

28
TABLE 36 Thông tin
Table 36 – Information có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Thông tin là dữ liệu tham khảo được sử dụng trong quá trình tạo ra và duy trì môi
trường để thực hiện tiến trình của dự án teo BIM

Yêu cầu
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

• Thông tin có thể tồn tại trong các dạng thức khác nhau bao gồm cả các dạng
đã in và số hóa.

• Thông tin có thể là tham khảo chung và các dữ liệu điều chỉnh như tiêu chuẩn
sản xuất, hoặc có thể là dự án cụ thể như hướng dẫn của dự án.

• Thông tin là đối tượng chính để giao tiếp trong quá trình tạo ra và duy trì môi
trường xây dựng.

Ví dụ
Thông tin liên quan đến giá trị của dự án được phân loại như dưới đây.

Công dụng
Bảng này có thể được sử dụng riêng để tổ chức thông tin cho mục tiêu:
• Tham khảo chung (từ điển, thư mục, pháp luật, tiêu chuẩn)

• Các loại thông tin trong một dự án.

29
BIO-41 Nguyên liệu
Table 41 – Materials có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Nguyên liệu là các chất cơ bản được sử dụng trong xây dựng hoặc sản xuất các sản
phẩm và các vật dụng khác được sử dụng trong xây dựng. Các chất này có thể là
nguyên liệu thô hoặc các hợp chất được tinh chế, mà không cần quan tâm đến hình
thức.

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Yêu cầu
• Các loại nguyên liệu được liệt kê trong bảng này là tên nguyện liệu thô
thường là hợp chất hóa học và có nhiều hình dáng khác nhau,
• Bất kỳ một nguyên liệu nào có thể được miêu tả mà không xác định hình
dáng một cách rõ ràng hay tiềm ẩn đều có thể nằm trong bảng này.
Ví dụ: là nhôm là một hợp chất hóa học. Mặc dù các sản phẩm từ nhôm có
thể có hình dáng thanh, tấm, hoặc khác, nhưng “Nhôm” vẫn được dùng để
diễn tả một “nguyên liệu” làm nên các sản phẩm đó.
• Nguyên liệu có thể tìm thấy trong tự nhiên hoặc là sản phẩm của một
ngành khác.

Ví dụ
Các nguyên liệu ở thể rắn được phân loại như minh họa dưới.

Công dụng
Bảng này có thể được sử dụng để:
• Chi tiết hóa và bổ sung cho bảng 23

• Các tổ chức sản xuất và cung ứng vật tư của ngành công nghiệp xây dựng

• Làm cơ sở cho ngành công nghệ thông tin phát triển phần mềm phục vụ
ngành công nghiệp xây dựng

30
BIO-49 Đặc tính
Table 46 – Properties có những nội dung cần chú ý sau:

Tiêu chí phân loại


Dựa vào tính riêng có của các thực thể xây dựng. Một đặc tính được xác định bằng
cách tham chiếu đến một hoặc nhiều vật thể xây dựng mà chúng có thể được áp dụng.

Yêu cầu
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

• Được diễn tả bởi các danh từ.


• Nhiều yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với một đặc tính đơn lẻ mà nó gây ảnh
hưởng và chúng được diễn tả bởi các thuật ngữ đã được quy định.
• Bởi vì không có một sự cần thiết trong mối quan hệ môt – một giữa các yếu tố
và các đặc tính nên nội dung bảng này cũng gồm các phân loại cho các yếu tố
ảnh hưởng tới các đặc tính của các thực thể xây dựng.

Ví dụ
Một số đặc tính vật thể được phân loại như minh họa dưới

Công dụng
Bảng này có thể được sử dụng để:
• Tổ chức thông tin thu thập được, thư viện

• Để thống nhât mô tả các đặc tính của các đối tượng, bằng cách xác định một
phân loại được định nghĩa trong một trong các bảng khác và sửa đổi nó bằng
cách sử dụng các thuộc tính được xác định trong bảng này.

• Xác định các yêu cầu đối với vật liệu xây dựng.

• So sánh các đặc tính của các vật liệu tương tự.

31
Sử l dụng
Mục tiêu sử dụng

Thông thường, mỗi dự án đều phải có các BIO đi kèm để đáp ứng một số mục tiêu
cụ thể cho một dự án như sau:

• Nhằm xác định các thông tin cần thiết để khai thác những lợi ích của BIM mà
dự án nhắm đến. Đề nghị tên của hệ thống phân loại nhằm mục đích này là BIO_U
(Builing Information Organizations_Uses)

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Chi tiết thực hiện một BIO_U được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và
tên sau

BIAS-C_07: Phương pháp khai thác tiềm năng của BIM

• Nhằm xác định nội dung chi tiết của từng thông tin trong từng giai đoạn của
dự án. Đề nghị tên của hệ thống phân loại nhằm mục đích này là BIO_D (Builing
Information Organizations_Details)

Chi tiết thực hiện một BIO_D được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và
tên sau

BIAS-C_09: Phương pháp xác định nội dung cần thiết của một thông tin trong BIM

• Nhằm xác định phương pháp tổ chức một môi trường để chia sẽ và trao đổi
thông tin cho mỗi dự án. Đề nghị tên của hệ thống phân loại nhằm mục đích này là
BIO_E (Builing Information Organizations_Common Data Environment)
Chi tiết thực hiện một BIO_E được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và tên sau
BIAS-C_11: Phương pháp tổ chức môi trường để chia sẽ và trao đổi thông tin

• Nhằm xác định phương pháp tổ chức hệ thống bản vẽ cho một dự án. Đề nghị
tên của hệ thống phân loại nhằm mục đích này là BIO_S (Builing Information
Organizations_Drawing Sheet Organizations)
Chi tiết thực hiện một BIO_S được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và tên sau
BIAS-C_13: Phương pháp tạo lập và quản lý hồ sơ giấy

• Nhằm chi tiết hóa nội dung của Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin. Đề nghị tên của
hệ thống phân loại nhằm mục đích này là BIO_X (Builing Information Organizations_
BIM Execution Plan)

32
Chi tiết thực hiện một BIO_X được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và
tên sau

BIAS-C_05: Phương pháp tạo lập Kế Hoạch Tạo Lập Thông Tin
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

• Nhằm chi tiết hóa nội dung của Phương Thức Giao Tiếp. Đề nghị tên của hệ
thống phân loại nhằm mục đích này là BIO_P (Builing Information Organizations_BIM
Protocol)

Chi tiết thực hiện một BIO_P được trình bày chi tiết trong tài liệu có mã số và
tên sau

BIAS-C_17: Phương pháp tạo lập các Phương Thức Giao Tiếp

Ngoài ra, OmniClass còn được sử dụng trong các mục tiêu khác nhằm tạo điều kiên
cho việc quản lý và khai thác thông tin. Một trong nhưng mục tiêu đó là tạo lập thư viện
cấu tạo. Cấu trúc của thư viện nên được tổ chức theo OmniClass 21. Nội dung thông
tin của một cấu tạo thường gồm có 3 phần:

• Phần thông tin hình học

• Phần thông tin phi hình học gồm có 3 nội dung:

o Đơn giá

Được gọi là OmniClass 21 Cost là thành phần cơ bản của Cost Plan
OmniClass 21 Cost được hình thành dựa trên các đơn giá của Omniclass 22 Cost
Omniclass 22 Cost được hình thành dựa trên các đơn giá của Omniclass 23 Cost và
Omniclass 41 Cost

o Yêu cầu/chỉ dẫn kỹ thuật

33
Sử l dụng
Phương pháp sử dụng

Khái quát phương pháp sử dụng Omni Class

Nguyên tắc mã hoá


Một mã hiệu của OmniClass được hình thành phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


• Phải được hình thành bởi các cặp số bất kỳ (11, 14, 17, …), mà trình tự xuất
hiện của chúng không cần phải tuân theo bất kỳ một quy tắc nào. Như vậy sẽ
có 99 khoảng trống từ 01 cho đến 99 cho mỗi tầng bậc phân loại.

• Cặp số “00” không được dùng để biểu thị bất kỳ tầng bậc. Trong minh họa
trên, cũng như bất kỳ nơi đâu trong hệ thống, nó được sử dụng chỉ nhắm để
đễ phân biệt khi đọc mà thôi.

• Đọc các cặp số từ trái sang phải để nắm bắt chi tiết các tầng bậc. Cặp số đầu
tiên sẽ là số thứ tự của bảng trong hệ thống, cặp số thứ hai tương ứng với
tầng bậc 1 (tầng bậc trên cùng của bảng phân loại), cặp số tiếp theo đại diện
cho tầng bậc thứ hai, … Tùy vào mỗi bảng, có thể có 3 cấp hay 5 cấp.

Bổ sung nội dung

Không một bảng phân loại nào mà nội dung của nó có thê đáp ứng được nhu cầu
thực tế cả. Nội dung của các bảng OmniClass cũng vậy. Trong trường hợp này người
tạo lập thông tin có thể bổ sung theo nhu cầu của mình.

Hãy xem ví dụ dưới đây:

34
Trong bảng 23, ở mã số 23-35 33 19 tên của Electrical Cable Trays không có sản
phẩm và các phụ kiện cụ thể như mong muốn. Các công ty thiết kế MEP đã bổ sung
như minh họa dưới để sử dụng cho các dự án.
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

Sử dụng

Bất kỳ đối tượng nào trong dự án cũng đều có thể gán môt mã hiệu được trích xuất
từ hệ thông OmniClass. Mã hiệu của OmniClass là cơ sở để quản lý thông tin. Một đối
tượng càng có nhiều thông tin càng dễ quản lý. Muốn có nhiều thông tin cho một đối
tượng, mã hiệu của nó sẽ được kết hợp từ các bảng khá nhau theo cấu trúc sau:

Mã hiệu của bảng @ Mã hiệu của bảng @ Mã hiệu của bảng @ Mã hiệu của bảng

Tùy vào yêu cầu mà số lượng mã hiệu trong tổ hợp này sẽ khác nhau. Các mã hiệu
sẽ được phân tách bằng @. Tùy vào trường hợp mà @ phải là một trong các ký tự:
+, /,<,>

• + cho trường hợp hai mã hiệu thuộc một hay hai bảng khác nhau.

Ví dụ: 21-03 20 50 80 + 13-31 13 21: trần cách âm cho phòng hội thảo hay
21-04 50 40 10 + 21-02: thiết bị chiếu sáng cho phần bao che công trình

• / cho trường hợp tất cả các mã hiệu nằm giữa hai mã hiệu này thuộc
một bảng

Ví dụ: 21-03 20 10 10/ 21-03 20 10 35: các loại vật liệu hoàn thiện tường

35
• < hay > được dùng để chỉ định rằng một vật thể xây dựng là một phần của một
vật thể xây dựng khác.

Ví dụ 13-45 11< 11-21 12: thư viện nằm trong một bệnh viện hay
11-21 12 >13-45 11: trong bệnh viện có thư viện

Số lượng thông tin của một đối tượng ngày càng tăng theo tiến trình của dự án. Ví dụ
tiến trình phát triểnsố lượng thông tin của cửa đi thuộc phần bao che của công trình:

Giai đoạn sơ phác

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


Thông tin yêu cầu: có bao nhiêu cửa ra vào công trình?

Theo minh họa trên tất cả các cửa đi để lưu thông trong và ngoài của một công trình
đều có mã hiệu 21-02 20 50 10. Tất cả thông tin liên quan đến cửa đi của vỏ bao che
đều mang mã hiệu này để quản lý. Sử dụng BIM Tools và trên cơ sở của mã hiệu này
để tự động sinh ra câu trả lời cho câu hỏi trên.

Giai đoạn thiết kế cơ sở


Thông tin yêu cầu: vị trí của các cửa ra vào?

36
Theo minh họa trên sẽ cửa ra vào có thể được phân ra hai loại với tổ hợp mã hiệu
khác nhau:
CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM

• 21-02 20 50 10 + 13-25 13 13: cửa đi để ra vào sảnh chính

• 21-02 20 50 10 + 13-25 11 11: cửa đi để ra vào các hành lang.

Giai đoạn thiết kế kỹ thuật


Thông tin yêu cầu: vật liệu của cửa ra vào?

Với bảng 41, tổ hợp mã hiệu phát triển như dưới đây:

• 21-02 20 50 10 + 13-25 13 13 + 41-30 10 27 17 11: cửa đi để ra vào sảnh


chính bằng kính.

• 21-02 20 50 10 + 13-25 11 11 + 41-30 30 11 19: cửa đi để ra vào các hành


lang bằng gổ.

37
Kết hợp với Việt Nam

Trong thời gian chờ đợi hệ thống phân loại của Việt Nam được ban hành, các dự án

CÁC ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


công cũng có thể kết hợp được giữa Table 22 – Work Results của OmniClass và bảng
phân loại công tác đang hiện hành.

Tùy theo yêu cầu cụ thể để ứng dụng một trong nhiều cách kết hợp sau:
Hãy xem xét ví dụ dưới đây:

Trong minh họa trên, có 5 bậc, có thể phát triển thành 7 bậc, mỗi bậc được link với mã
hiệu công việc trong bảng phân loại của Việt Nam. Với vị trí cố định của File có định
dạng Excel trong cơ sở của đơn vị sản xuất khi click vào các mã hiệu này sẽ lập tức
xuất hiện nội dung tương ứng.

38
c GÓP Ý VỚI CÁC
CẤP VĨ MÔ

39
HIỆN TRẠNG

Nếu phân tích theo ISO 22274:2013(E) thì hiện nay ở Việt Nam, chỉ có bảng phân
loại về nội dung các công việc trong ngành xây dựng chứ chưa có có một hệ thống
phân loại đúng nghĩa. Từ bảng phân loại này, bộ đơn giá cho các tỉnh được hình thành
nhắm mục đích là quản lý giá trị của dự án xây dựng mà giá trị dự án được vốn của
chính phủ chịu trách nhiệm. Trên cơ sở của bảng phân loại này, một bộ định mức
cũng được hình thành. Trong phần lớn các dự án mà vốn không thuộc chính phủ, thì
chỉ có bộ định mức được sử dụng ở một mức độ hạn chế, còn bộ đơn giá thì rất hiếm
khi được sử dụng.

GÓP Ý VỚI CÁC CẤP VĨ MÔ


Có nhiều nguyên nhân để phạm vi sử dụng của bảng phân loại bị hạn hẹp như:
• Mục đích tạo lập bảng phân loại chỉ nhắm vào một mục đích duy nhất cho
ngành xây dựng là giá – mục đích kinh tế

• Một số nội dung không đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường

• Một số mục không còn khả năng mở rộng để bổ sung các loại công việc mới.

• …

Ngoài ra, do được tạo lập từ những thập niên 80 của thế kỷ trước nên khó đáp ứng
được những yêu cầu của BIM. Điều này hiển hiện rất rõ ràng khi so sánh nó với hai
hệ thống phân loại OmniClass và Uniclass 2015. Hơn nữa, tư duy để khởi tạo bảng
phân loại này dựa trên công cụ lao động chưa phải là máy tính. Vì vậy, dù có cải tiến
cách nào đi nữa thì sự bền vững của bảng phân loại rất là mong manh.

NHU CẦU

Theo dõi và phân tích quá trình phát triển của OmniClass và Uniclass 2015 cho thấy
mỗi quốc cần có một hệ thống phân loại vì nó sẽ là cơ sở để:

• Tạo lập ra nhiều kết quả khác nhau nhắm đáp ứng những yêu cầu trước mắt
và lâu dài cho ngành xây dựng, cho chính phủ và cho cho xã hội.

• Tạo điều kiện để trao đổi thông tin trong môi trường quốc tế

• Tăng cường khả năng khai thác lợi ích của BIM

40

You might also like