Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

1

chương 1: Cơ sở lý luận chung về tư tưởng pháp trị


1.1. Điều kiện hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn phi Tử
Sự vận động, phát triển của xã hội suy đến cùng đều tuân theo quy luật tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội. Do đó, sự hình thành và phát triển của tư tưởng pháp trị
không phải do ý muốn chủ quan của những nhà tư tưởng, mà nó được xây dựng và phát
triển dựa trên những tiền đề thực tiễn và lý luận nhất định. Về tiền đề thực tiễn, đó chính
là bối cảnh xã hội đương thời đã làm nảy sinh ra tư tưởng này. Về tiền đề lý luận, đó tác
động và kế thừa các tư tưởng cùng thời. Vì vậy, phần này của tiểu luận sẽ đi tìm hiểu
tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và những tiền đề tư tưởng quyết định đến sự ra đời
của tư tưởng pháp trị của trường phái pháp gia. Cụ thể đó là giai đoạn Xuân Thu – Chiến
Quốc (từ năm 770 – 221 trước công nguyên) trong lịch sử Trung Hoa đương thời.
1.1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
*Tình hình kinh tế
Thời kỳ xuân thu – chiến quốc đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ về công cụ lao
động. Đó là sự xuất hiện của công cụ đồ sắt. Hàng loạt công cụ lao động sắt được đưa
vào sản xuất rộng rãi, sức người được thay thế bằng sức kéo của gia súc. Đây là bước
đệm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đặc
biệt, với nhu cầu cung cấp dụng cụ sản xuất nông nghiệp và vũ khí cho các cuộc chiến
tranh, ngành rèn luyện kim loại được chú trọng “Cuối thời Xuân Thu, nước Ngô dựng lò
luyện sắt lớn đến 300 người thụt bễ, đổ than. Nước Tấn trưng thu sắt để đúc đỉnh hình”.
Song song đó, ngành thương nghiệp cũng có bước khởi sắc. Hàng loạt các thành
thị thương nghiệp ra đời. Để miêu tả về sự nhộn nhịp của đô thị thời kỳ này, sách Kinh
thi đã ghi: “Hai đô thị sánh nhau trong nước”. Từ đây, một tầng lớp mới dần hình thành,
đó là tầng lớp Hiển tộc. Những người này có sức mạnh về tiềm lực kinh tế.
Cuộc cách mạng công cụ sản xuất đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu
ruộng đất. Nếu trước đó, đất đai, thần dân trong thiên hạ nơi đâu cũng là của Thiên tử thì
giờ đây phần lớn đất đai canh tác thuộc về sở hữu của tầng lớp Hiển tộc. Vì vậy, chế độ
ruộng đất cũng thay đổi từ “tỉnh điền” sang “tư điền”. Với chế độ “tư điền”, người nông
nô sẽ có them thời gian canh tác ổn định trên mảnh đất của mình nhưng sau đó phải nộp
thuế cho người chủ.
Như vậy, sự ra đời của hình thức “tư điền” đã làm sa sút địa vị kinh tế của tầng
lớp quý tộc thị tộc nhà Chu, làm lung lay quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ và báo hiệu
cho sự ra đời của một quan hệ sản xuất mới ngay trong lòng xã hội đương thời.
*Tình hình chính trị - xã hội
Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế là gốc, là thước
đo tính hợp lý của chính trị. Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định về kinh tế
2

có một trình độ phát triển nhất định về chính trị. Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể
chế chính trị thích ứng như thế ấy. Vì vậy, sự thay đổi về công cụ sản xuất, hình thức sở
hữu ruộng đất đã ít nhiều làm đảo lộn quyền lực chính trị của bộ máy nhà Chu. Nói về
vấn đề này, Khổng Tử kêu rằng: bồi thần, lễ, nhạc, chinh phạt… không còn ban ra từ
Thiên tử mà ban ra từ các nước chư hầu. Chế độ cai trị theo kiểu “Tông pháp” không
còn hiệu lực. Mệnh lệnh Thiên tử chỉ còn giá trị về mặt danh nghĩa. Các nước chư hầu
tiến hành các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau, xưng Bá, xưng Vương. Đất nước trở
nên loạn lạc.
Tiêu chuẩn để phân biệt đẳng cấp trong xã hội không còn dựa trên quan hệ huyết
thống mà dựa trên cơ sở tài sản. Tầng lớp Hiển tộc (địa chủ mới lên) ngày càng giàu có,
họ từng bước dùng sức mạnh kinh tế để nâng cao địa vị chính trị trong xã hội. Ở một số
nơi, họ còn là người đứng đầu bộ máy chính quyền.
Tình hình chính trị không ổn định, khắp nơi xảy ra chiến tranh làm cho tình hình
xã hội trở nên loạn lạc. Đạo đức, kỷ cương trong quan hệ giữa người với người bị đảo
lộn “Nếu như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, dẫu
ta có lúa (đầy kho), ta có thể ngồi ăn mà chăng?”. Cướp bóc, chiến tranh hoành hành
khắp nơi khiến người dân sống trong tâm trạng bất an. Bên cạnh đó, thời kỳ này, người
dân còn phải gánh vác trên vai thuế, lao dịch, phu phen nặng nề. Mặc cho sự đói khổ của
người dân, các chư hầu, quý tộc ra sức tranh đoạt vương quyền; bóc lột, vơ vét, tích góp
tài sản; xây dựng các tòa tháp, lâu đài uy nga.
Nhiều giai tầng mới xuất hiện, mâu thuẫn trong xã hội trở nên gay gắt. Đó là mâu
thuẫn giữa tầng lớp Hiển tộc, người có địa vị kinh tế nhưng chưa nắm được quyền lực
chính trị với giai cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chu. Có thể xem đây là mâu thuẫn chủ
yếu và nổi bật của xã hội đương thời. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa những người nông dân
bị nô dịch với các tầng lớp thống trị; mâu thuẫn giữa tầng lớp tiểu quý tộc thị tộc với
tầng lớp đại quý tộc thị tộc cũng góp phần nâng cao tính chất phức tạp và sự phân tán
của xã hội.
Tóm lại, thời kỳ xuân thu – chiến quốc diễn ra sự biến động phức tạp cả về kinh
tế, chính trị và xã hội, đánh dấu sự suy tàn của chế độ xã hội nô lệ. Đây chính là động
lực thực hiện bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệ sang hình thái xã hội phong kiến tập
quyền. Bước chuyển này thể hiện rõ nét vào cuối thời kỳ chiến quốc. Lúc này giai cấp
địa chủ đã xác lập được cơ sở hạ tầng của mình. Nhiệm vụ còn lại là lật đổ kiến trúc
thượng tầng cũ, hoàn thành quá trình phong kiến hóa. Do đó, họ muốn nhanh chóng kết
thúc chiến tranh, thống nhất đất nước bằng bạo lực. Tư tưởng pháp gia phù hợp với
nguyện vọng của giai cấp này nên đã được họ chọn làm hệ tư tưởng chính. Nhờ áp dụng
triệt để tư tưởng pháp trị, nhà Tần đã trở thành triều đại đầu tiên thực hiện được khát
vọng “nhất thống thiên hạ”, hùng mạnh, chấm dứt thời kỳ hỗn chiến mấy trăm năm.
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng
3

Pháp gia là một trong những trường phái triết học lớn của thời kỳ cổ đại. Học
thuyết này đạt đến đỉnh cao khi có sự đóng góp và phát triển của Hàn Phi Tử. Tư tưởng
của ông mang sự giao thoa của nhiều dòng tư tưởng cùng thời. Trong tác phẩm viết về
Hàn Phi Tử, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã nhận xét: “Kết quả ông là con người duy nhất
của Trung Quốc thực hiện được một sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão, Pháp, ở
đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là cái bản thiết kế, nhưng Lão mới là kỹ thuật thi công
của cái ngôi nhà độc đáo". Như vậy, học thuyết pháp trị là nơi hội tụ của ba trường phái
tư tưởng Nho, Đạo và Pháp.
*Ảnh hưởng học thuyết “tính ác” của Tuân Tử
Hàn Phi Tử vốn nổi tiếng là một người có học vấn uyên thâm. Mặc khác, lịch sử
ghi nhận Hàn Phi Tử là học trò xuất sắc của Tuân Tử - một trong những đại diện tiêu
biểu của trường phái Nho gia. Vì vậy, việc ông am hiểu và ảnh hưởng tư tưởng của
trường phái Nho gia là chuyện tất yếu. Nội dung chủ đạo chi phối tư tưởng Hàn Phi Tử
đó là lý thuyết về tính người vốn ác của thầy Tuân Tử.
Mặc dù đều là học trò và là người có công lớn trong việc kế thừa, phát triển tư
tưởng của thầy Khổng Tử. Nhưng Mạnh Tử và Tuân Tử lại có quan điểm trái ngược
nhau trong quan niệm về bản tính con người. Nếu như Mạnh Tử tiếp tục thừa nhận quan
điểm bản tính con người vốn là thiện. Nó thay đổi là do sự tác động từ tập quán, đời sống
hang ngày. Đối lập với quan điểm này, Tuân Từ cho rằng bản tính con người là ác.
Nguyên nhân gây ra tính ác chính do lòng ham muốn, dục vọng cá nhân gây nên. Chính
do con người hành động theo lối này mà tạo ra sự cướp bóc, tranh đoạt trong xã hội.
Xuất phát từ việc đề cao tính “tư lợi” ở người, Tuân Tử cho rằng xã hội hiện nay không
thể quan lý dựa trên giáo lý, noi gương mà phải dựa trên pháp luật.
Hàn Phi Tử đồng tình quan điểm trên của thầy mình. Nhưng không dừng lại ở đó,
ông đã nâng nó lên một tầm cao hơn. Ông viết: “Nói chung, thích điều lợi và tìm nó,
ghét cái hại mà tránh nó, đó là bản tính của con người”. Tuy nhiên phải thông qua hành
động thì con người mới bộc lộ rõ tính ác của mình. Người chủ trả lương cao cho kẻ làm
thuê không phải vì lòng yêu thương mà vì lợi ích cá nhân, mong muồn họ dốc hết sức
mình phục vụ ông chủ "Mượn người làm thuê gieo mạ và cày ruộng cho mình thì ông
chủ chịu mất tiền để cho họ ăn ngon, đưa ra tiền và vải để đổi lấy công. Đó không phải
là yêu người làm thuê mà vì nói: "làm như thế thì người cày sẽ cày sâu và bừa kỹ", người
làm công dốc hết sức mình lo việc cày bừa, trổ hết tài sửa bờ đất và bờ ruộng, không
phải vì yêu ông chủ. Anh ta nói: "Có thế thì canh sẽ ngon, tiền và vải sẽ lấy dễ hơn".
Ông làm rõ thêm rằng: “Việc giúp đỡ lẫn nhau của người nguyên thủy, không phải bẩm
sinh họ có phẩm chất đạo đức thương người, mà do lúc đó họ có nhiều của cải; hiện nay
sở dĩ người này cướp đoạt người kia cũng không phải vì họ sinh ra là thù ghét người
khác, mà do của cải ít”. Như vậy, tính ác vốn là bản tính vốn có của con người và nó phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sống. Tất cả các mối quan hệ giữa người với người trong
xã hội đều bị tính “cầu lợi tránh hại” chi phối mạnh mẽ. Ngay cả trong quan hệ cao nhất
4

là vua – tôi cùng không nằm ngoài sự tác động này: bầy tôi đem hết sức minh để bán cho
nhà vua, nhà vua đưa tước lộc ra để đưa bầy tôi .
Do tính vị kỷ, tham lam mà con người sinh ra trộm cắp, chiến tranh đẩy xã hội
vào sự rối ren, loạn lạc. Vì vậy, muốn đưa xã hội trở về với khuôn khổ, trật tự thì phải
kìm hãm bản tính này của con người. Để làm được điều này không thể dựa vào quan
điểm “nhân trị”, “kiêm ái”, “thượng đồng”,… của những bậc thánh nhân đi trước. Ông
viết: “Người trên theo nhân nghĩa trị dân là một ảo tưởng của Nho gia; làm hại cho nước,
vì tính con người ta vốn ác”. Do đó, “… chỉ có pháp luật làm cho dân trị an. Pháp luật
thay đổi theo thời thì trị;... Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn".
Quy định càng chặt chẽ, minh bạch, trừng phạt, khen thưởng rõ ràng thì hiệu quả quản
lý càng cao. Ông còn nhấn mạnh rằng, việc ban hành và phổ biến pháp luật không được
qua loa, cẩu thả mà phải kỳ công, ghi chép cẩn thận “Pháp luật được biên soạn ở sách
vở, bày ra ở nơi cửa quan và ban bố trăm họ”. Mục đích của việc này nhằm tránh sự tư
lợi trong việc xét xử. Như vậy, Đây chính là tiền đề quan trọng để Hàn Phi Tử xây dựng
tư tưởng pháp trị của mình. Tóm lại, trên cơ sở phát triển tính ác của con người, Hàn Phi
Tử đã trực tiếp khẳng định tính đúng đắn và cần thiết cho tư tưởng pháp trị của mình.
*Ảnh hưởng tư tưởng về “Đạo” và “vô vi” của Lão Tử
Tư tưởng về “Đạo” và “vô vi” của Lão Tử là tiền đề lý luận quan trọng tiếp theo
dẫn đến sự ra đời tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. Kế thừa tính hợp lý trong tư tưởng
Đạo gia, ông đã khắc phục được sự hạn chế của học thuyết Pháp gia cổ đại, làm tăng tính
lý luận và thuyết phục cho học thuyết của mình.
“Đạo” là một phạm trù có vị trí và vai trò đặc biệt trong học thuyết của Lão Tử.
Khi giải thích Đạo là gì, ông đã dựa trên hai khía cạnh. Một là, Đạo là giới tự nhiên đầy
huyền bí đã có từ rất lâu. Con người không biết chính xác tên nó là gì nên chỉ biết gọi
bằng tên chữ là “Đạo”. Nó chi phối toàn bộ đời sống vạn vật trong trời đất. Hai là, Đạo
chỉ những quy luật của tự nhiên, xã hội và con người. Mọi sự vật, hiện tượng đều phải
vận hành theo quy luật này. Vì vậy, muốn nắm được quy luật thì phải nắm được đạo.
Lão Tử cũng chỉ ra hình thức biểu hiện của Đạo là Đức.
Hàn Phi Tử cũng cho rằng Đạo là quy luật phổ biến của vạn vật và nó được biểu
hiện cụ thể thông qua “lý”. Như vậy, đạo là bất biến, còn lý thì luôn biến đổi theo từng
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể vì nó thể hiện quy luật riêng của sự vật, hiện tượng. Trong
chương Giải Lão, ông giải thích rằng: đạo là cái làm cho muôn vật thành ra như nó tồn
tại hiện nay, là cái chổ dựa của muôn lý. Lý là cái văn vẻ làm thành vạn vật; đạo là cái
khiến cho vạn vật thành ra như thế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của con người nếu
muốn thành công thì phải hiểu rõ “đạo” và và phải linh hoạt theo sự biến hóa của “lý”.
Không dừng lại ở đó, Hàn Phi Tử đã vận dụng quan điểm Đạo ở khía cạnh tự nhiên, xã
hội để giải thích hiện tượng trong lĩnh vực chính trị. Ông cho rằng những người có thể
5

giữ được nước thì phải đi theo đạo. Vì vậy, là người đứng đầu, nếu muốn trì vì đất nước
thì phải nắm rõ quy luật để chỉ đạo thần dân thực hiện đường lối đúng đắn, hợp lý.
Bên cạnh “Đạo”, Hàn Phi Tử còn kế thừa quan điểm “vô vi” của Lão Tử. “Vô vi”
theo nghĩa thông thường là không làm gì. Còn theo Lão Tử, “vô vi” là sống và hành động
thuận theo bản tính tự nhiên của “đạo”, không giả dối, gượng ép. Từ quan điểm “vô vi
tự nhiên” của Đạo gia, Hàn Phi Tử đã phát triển thành “thuật vô vi” của Pháp gia. Nghĩa
là, biên pháp để trị loạn đó là pháp luật. Nhà vua không cần làm gì mà chỉ cần sử dụng
các công cụ gồm các cơ quan, quần thần để quản lý xã hội thông qua việc xác lập hệ
thống pháp luật đầy đủ và minh bạch. “Như mặt trời, mặt trăng sáng chiếu, bốn mùa vận
hành, mây giăng, gió thổi, vua đừng để trí lụy tâm, đừng dđể điều riêng hại mình. Gửi
trị, loạn nơi pháp thuật, giao phải trái nơi thưởng phạt, phó nặng nhẹ nơi quyền hành”.
Có thể nói rằng, Hàn Phi Tử đã xây dựng tính lý luận, thế giới quan và phương
pháp luận cho tư tưởng pháp trị của mình dựa trên sự vận dụng và phát triển quan điểm
tính ác của Tuân Tử, quan điểm “đạo” và “vô vi” của Lão Tử. Vì vậy, đây chính là hai
tiền đề tư tưởng trực tiếp ảnh hưởng đến sự ra đời học thuyết pháp gia nói chung và tư
tưởng pháp trị nói riêng.
*Ảnh hưởng tư tưởng của các tiền thân pháp gia
Quan điểm về pháp đã sớm có mặt trên hệ thống tư tưởng triết học Trung Hoa cổ
đại. Đến thời Chiến Quốc, nó tập hợp thành một trường phái lớn đó là Pháp gia với ba
phái cơ bản: “thế” của Thận Đáo, “thuật” của Thân Bất Hại, “pháp” của Thương ưởng.
Tư tưởng của các tiền bối đã có ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng pháp trị của
Hàn Phi Tử - đình cao học thuyết Pháp gia.
+ Thương ưởng (? – 338 tr.CN)
Thương ưởng hay còn gọi là Thương Quân, Vệ Quân là một trong những diện nổi
bật của trường phái Pháp gia giai đoạn đầu. Ông là người thuộc phái trọng pháp với chủ
trương dùng “pháp” và “biến pháp” trong việc trị nước. Ông là người có công lớn trong
việc giúp nhà Tần nhanh chóng trở nên hung mạnh và thôn tính được được các nước
nhỏ. Dưới đời Tần Hiếu Công, Thương ưởng được trong dụng và phong làm tể tướng.
Ông đã tiến hành các cuộc biến pháp, cải cách hành chính, thuế,… Quan điểm của ông
trong việc thực hiện đường lối trị nước là phải ban hành pháp luật nghiêm minh và rộng
rãi đến tất cả các tầng lớp dân chúng. Ai ai cũng phải tuân thủ, khi phạm tội thì bị trừng
trị nặng.
Mặc dù quan điểm trên của ông có điểm tích cực và mang lại sự phồn thịnh cho
nhà Tần. Tuy nhiên, do quá đề cao pháp mà ông xem nhẹ phương pháp thực hiện nên
dẫn đến những phán xét và hình phạt cực đoan. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến
cái chết thương tâm của ông dưới đời Huệ Văn Vương.
+ Thân Bất Hại (401 – 337 tr.CN)
6

Mặc dù là học trò của Lão Tử nhưng Thân Bất Hại lại chủ trương ly khai “đạo
đức”, chống “lễ”, đề cao “thuật”. Theo ông, “thuật” là phương pháp, thủ đoạn trị nước
của nhà cầm quyền. Đây là điều cơ mật mà bề trên không được để lộ ra bên ngoài vì như
vậy kẻ bề tôi sẽ dễ đê phòng và gian dối. Ngoài ra, “thuật” còn được hiểu rằng người
làm quan phải làm đúng chức trách của mình. Ở góc độ này, tư tưởng “thuật” của Thân
Bất Hại đã có sự tương đồng với tư tưởng “Chính danh” của Khổng Tử. Vì vậy, trong
Sử ký, Tư Mã Thiên đã viết: “Học thuyết của Thân Tử …. lấy việc hình danh làm chủ”.
Do quá xem trọng “thuật” mà ông đã làm hạn chế tư tưởng trị nước của mình. Vì
thế, dù là người có tâm và tài nhưng ông cũng không đủ sức để thay đổi tình thế, không
phò tá Hàn Chiêu Hầu lập được cơ nghiệp.
+ Thận Đáo (370 – 290 tr.CN)
Thận Đáo là người nước Triệu. Tư tưởng của ông có phần ảnh hưởng từ “Đạo”
tự nhiên, “vô vi” thuần phát của Lão Tử. Trong đường lối trị nước, ông cũng đề cao việc
dung pháp “…. Pháp luật không hoàn hảo cũng còn hơn không có pháp luật, vì nó có thể
thống nhất được lòng người”. Luật pháp phải khách quan như vật “vô vi” mới có thể loại
trừ được tâm ý chủ quan, mục đích riêng tư của nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, ông lại chú trọng đến “thế” hơn “pháp” và “thuật”. Theo ông, “thế” là
địa vị, quyền hành của người đứng đầu, là sức mạnh của đất nước và sự ủng hộ, phục
tùng của lòng dân. Nếu không có quyền thế thì dù nắm trong tay pháp luật, người cầm
quyền cũng không thể hiện thực nó. Từ đó, ông chủ trương tập quyền, không được lấy
các bè phái, phân biệt và quy định rõ đị vị, quyền lợi của từng lớp người trong xã hội.
So với Thân Bất Hại, việc phát hiện ra “thế” trong phép trị nước đã là một bước
tiến. Nhưng ông cũng lặp lại hạn chế của người đi trước. Đó là xem nhẹ pháp và thuật.
Do đó, khi áp dụng tư tưởng này vào đời sống xã hội nó đã bị thất bại.
Nhìn chung, Thương ưởng, Thân Bất Hại, Thận Đáo và những nhà tư tưởng khác
đã có công lớn trong việc hình thành quan điểm pháp trị trong đường lối trị nước. Mỗi
phái có vị trí, vai trò nhất định trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Hoa nói chung, lịch
sử tư tưởng Pháp gia nói riêng. Nhưng do sự hạn chế về tầm nhìn và thời đại xã hội mà
các ông đã mắc phải bệnh chủ quan. Vì vậy, các ông chỉ đề cao một trong ba yếu tố
“thế”, “thuật” hay “pháp” mà thiếu sự gắn kết giữa chúng. Do đó, cần phải thống nhất
chúng trong một học thuyết để làm nổi bật giá trị của thế, thuật và pháp. Hàn Phi Tử đã
đảm nhận sứ mệnh tổng kết, phát triển học thuyết Pháp gia trở thành thành hệ tư tưởng
thực hiện sức mạnh cho bậc quân vương.
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng pháp trị
1.2.1. Quan niệm về “pháp”, “thế” và “thuật”
* Quan niệm về “pháp”
7

“Pháp” là một phạm trù đã xuất hiện sớm trong lịch sử triêt học Trung Quốc cổ
đại. Theo nghĩa rộng, pháp là thể chế, chế độ xã hội. Nghĩa hẹp, pháp là quy định, luật
lệ, hiến lệnh có tính chất khuôn mẫu mà bắt buộc mọi người phải tuân theo. Trước trường
phái triết học đương thời cũng từng đề cập đến pháp ở những khía cạnh khác nhau. Nho
gia nhắc đến pháp dưới góc độ phép tắc, lễ giáo, “pháp tiên vương”, “pháp hậu vương”.
Danh gia thì quan niệm pháp là khuôn mẫu.
Kế thừa tư tưởng của những đại nhà Pháp gia, Hàn Phi cho rằng pháp là mô phạm,
vừa có tính minh bạch vừa phải thưởng, phạt rõ ràng và biến đổi theo thời thế. Ông nhấn
mạnh đến cấu trúc và hệ thống pháp luật, trong chương “Định pháp”, ông viết: “Luật
pháp là những hiến lệnh soạn ra dành riêng ở quan phủ; hình phạt ắt phải tùy lòng người.
Thường thì dành riêng cho ai tôn trọng luật pháp và phạt thì áp dụng cho những kẻ trái
lệnh vậy”. Đây là tư tưởng vượt bậc so với các tư tưởng đương thời. Việc trị nước không
thể dựa vào ý kiến chủ quan của nhà cầm quyền như tầng lớp quý tộc nhà Chu đang sử
dụng mà phải dựa trên những mệnh lệnh rõ ràng được ghi chép trong đồ thư, bày ra nơi
cửa quan, phổ biến rộng rãi để dân chúng biết luật mà tránh sai phạm.
Pháp chính là công cụ quan trọng của vị nhân chủ vì nó là tiêu chuẩn, thước đo
để định rõ chức trách, nhiệm vụ của cá nhân trong xã hội; giúp họ biết được cái gì phải
làm và không được làm; ổn định kỷ cương, nề nếp xã hội.
Một là, Hàn Phi cho rằng việc lập pháp cần phải xuất phát từ những điều kiện sau.
Một là, tính tư lợi. Như đã trình bày ở phần “Những tiền đề tư tưởng”, Hàn Phi thừa nhận
bản tính con người vốn ác, cầu lợi tránh hại nên phải cho người ta thấy tính lợi của pháp
luật. Như vậy, mọi người mới nhất nhất làm theo.
Hai là, tính “biến pháp”, “Pháp luật thay đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích hợp
theo thời thì có công lao... Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn...
Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi và sự ngăn cấm theo
khả năng mà thay đổi”. Nghĩa là, những quy định của pháp luật không phải dựa vào ý
muốn chủ quan của người lập pháp, không phải từ trên trời rơi xuống hay từ tời đại xa
xưa truyền lại mà phải dựa trên chính thực tiễn xã hội đương thời.
Ba là, ổn định và thống nhất. Mặc dù pháp luật phải thay đổi hợp với thời thế
nhưng việc thay đổi phải được cân nhắc kỹ lưỡng, không được ngẫu hứng và tùy tiện vì
“pháp lênh mà thay đổi thì việc lợi và hại cũng khác đi. Việc lợi và hại khác đi thì việc
làm của dân thay đổi ….. cho nên cứ lấy lý mà xét thì việc lớn và nhiều mà hay thay đổi
thì ít thành công”.
Bốn là, mang tính đại chúng, rõ ràng, dễ hiểu. Ông viết: “Những điều mà kẻ sĩ
sâu sắc mới có thể hiểu được thì không thể đưa ra làm lệnh, vì dân không phải tất cả đều
sâu sắc. Những điều chỉ có người hiền mới có thể làm được thì không thể dung làm pháp
luật, vì dân không phải tất cả đều hiền”.
8

Năm là, thưởng phạt nghiêm minh. “Thưởng” và “phạt” được xem là hai khái
niệm chủ đạo trong tư tưởng pháp của Hàn Phi. Nó chính là hai cánh tay đắc lực cho bậc
quân vương vì nó đánh trúng tâm lý “hám lợi, tránh hại” của con người.
Thực thi pháp luật là quá trình hiện thực hóa những quy định vào đời sống xã hội.
Để mang lại tính hiệu quả cao, quá trình này cần tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc sau.
Một là, “di pháp vi giáo”, đẩy mạnh giáo dục pháp luật. Muốn mọi người tránh sai, làm
đúng thì họ phải hiểu quý định pháp luật. Đặc biệt, những người đứng đầu như quan lại
được xem là những bậc thầy về pháp luật nên cần phải giảng dạy rõ ràng cho người dân.
Nếu như cố ý tránh né hoặc giảng sai thì sẽ phạm tội. Khi giảng, quan phải ghi chép lời
giảng vào tờ khoán để làm tin. Theo Hàn Phi, giáo dục bằng pháp luật sẽ mang lại hiệu
quả cao hơn là thuyết phục bằng đạo lý.
Hai là, “pháp bất a quý”, “hình bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu”bình
đẳng trước pháp luật. Ông nhấn mạnh: “pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây
dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi thành pháp luật thì kẻ không cũng không thể
từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái cai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái
đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sai lầm của người trên, trị
được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sưa được điều ssai, thống nhất đường lối của
dân không gì bằng pháp luật”.
Ba là, “tín thưởng tất phạt”, chấp pháp nghiêm minh. Cho nên khi bậc minh chủ
sai khiến bề tôi, người không được đặt ý ngoài pháp; không được ban ơn trong pháp;
không có hành động nào trái pháp.
Như vậy, pháp là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Hàn Phi Tử. Nó là công
cụ đắc lực để các bậc đế vương thực hiện đường lối trị nước. Trong rất nhiều nội dung
thì ông đặc biệt chú trọng đến “thưởng”, “phạt” và “biến pháp”. Những nội dung này đã
phần nào thể hiện được tư tưởng tiến bộ của Hàn Phi với mong muốn xây dựng một xã
hội công bằng bằng pháp luật.
*Quan niệm về “thế”
Bênh cạnh “pháp”, Hàn Phi Tử còn nhấn mạnh đến việc dung “thế” trong trị nước.
Trong tác phẩm của mình, ông sử dụng nhiều thuật ngữ để chỉ “thế” như “thế vị”, “uy
quyền”, “uy thế” hay “thế trọng”. Như vậy, ta có thể hiểu “thế” chính là uy quyền, địa
vị, quyề lực của người làm vua, là sự ủng hộ, phục tùng của nhân dân, là sức mạnh của
dân tộc, đất nước.
Thế có vai trò quan trọng, là công cụ có thể xoay chuyển tình thế. Ông ví sức
mạnh thế như sức mạnh cơn gió có thể đẩy tên bay xa dù nỏ yếu, như mây có thể tung
cánh cho rồng bay lượn. Do đó, dù là người trung bình nếu nắm được thế thì sẽ trở thành
người lãnh đạo. Ngược lại dù là hiền tài nhưng yếu thế thì chí cũng khó thành. Ông viết:
“Nghiêu khi làm kẻ thuộc hạ mà giáo dục thì dân chúng không nghe, nhưng khi quay
9

mặt về hướng nam làm thiên tử thì lệnh ban ra được thi hành”. Thế có thể thay thế cho
vai trò của bậc hiền nhân.
Bởi thế nhà vua phải nắm giữ cho chắc quyền lực, uy quyền trong tay mình, tuyệt
đối không chia sẻ với kẻ bề tôi. Trong chương Hữu Độ, Hàn Phi đã giải thíh rõ điều này
“Hình phạt nghiêm là để cho lệnh vua được thi hành và trừng trị kẻ dưới. Cái uy không
thể cho mượn. Cái quyền không thể cùng chung với người khác. Nếu quyền uy cùng
chung với người khác thì bọn gian tà nhan nhản”. Việc phân định rạch ròi về quyền lực
sẽ tránh được việc lạm quyền. Còn quyền lực trong tay thì còn sự kính trọng, phục tùng,
còn giữ được nước. Mất quyền lực là mất dân, mất nước. Vì vậy, trong “Nhị bính” ông
đã nhấn mạnh: “Nếu ông vua không thể khiến cho uy quyền và cái lợi của việc thưởng
phạt xuất phát từ tay mình, mà thi hành theo bọn bề tôi thi những người trong nước sẽ
sợ bọn bầy tôi mà coi thường nhà vua”.
Tóm lại, thế chính là sức mạnh của nhà vua để thực hiện pháp luật. Muốn vậy,
nhà vua phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Một là, duy trì địa vị độc tôn của mình. Hai
là, không dung chung hay cho bề tôi mượn quyền thế. Ba là, sử dụng thưởng phạt để
cung cố quyền thế.
*Quan niệm về “thuật”
Một nội dung quan trọng được đề Hàn phi Tử dđề cập trong tư tưởng pháp trị của
mình là “thuật”. Người đầu tiên trong trường phái pháp gia sử dụng thuật ngữ này là
Thân Bất Hại. Phát triển từ tư tưởng của ông, Hàn Phi đã đưa ra nhiều lý giải về “thuật”.
Đó là “… nhân tài năng mà giao chức quan, theo tên gọi là yêu cầu sự thực, nhằm lấy
cái quyền cho sống và giết chết, hiểu rõ năng lực của bầy tôi, đó là điều vua cần nắm
lấy”. Hay “thuật trị nước là cái giấu trong bụng con người để kết hợp các đầu mối và
ngầm chế ngự bầy tôi”. Qua đây, ta có thể hiểu thuật là phương pháp, thủ thuật, cách
thức, mưu lược để điều khiển công việc và dung người một cách triệt để và tận tâm.
Theo Hàn Phi, thuật bao gồm hai khái cạnh là tâm thuật và kỹ thuật. Trong kỹ
thuật thì có thuật trừ gian và thuật dùng người.
Về tâm thuật, đó chính là tâm ý bên trong của nhà vua. Tâm thuật thì luôn thiên
biến vạn hóa, không biểu hiện ra bên ngoài cho bề tôi nhìn thấy. Vì bề tôi có thể dựa vào
đó mà dèm pha, xu nịnh, dòm ngó để mưu tính cách hại vua “…. nếu bề trên dùng mắt
thì bề dưới tô vẽ dùng mạo. Bề trên dùng tai, thì kẻ dưới tô vẽ âm thanh. Bề trên duy sự
suy nghĩ, thì kẻ dưới nói năng rườm rà. Các bậc tiên vưa cho cả ba cái kia đều không đủ,
cho nên bỏ tài năng của mình mà dựa vào pháp luật, xét kỹ việc thưởng phạt”.
Về thuật trị quan và trừ gian, Hàn Phi chỉ ra những đối tượng có kẻ làm loạn. Đó
là quần thần và người than thích của vua. Những người này sẽ cậy vào tình cảm, điểm
yếu của vua mà che giấu sự gian tà. Vì vậy, khi ở bên cạnh những người này vua không
được để lộ sở thích, tâm can; không bàn chuyện thế sự; bắt họ phải tuân thủ nghiêm ngặt
10

quy định của pháp luật. Ngoài ra, ông còn nêu ra cách để khống chế, trừng trị kẻ gian tà
tùy vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Nếu trị được quan thì chẳng khác nào vua
có thể nắm được dân trong tay vì “minh chủ trị lại, bất trị dân”. Bộ máy quan lại các cấp
chính là đại diện thực thi pháp lệnh của vua trong đường lối trị dân.
Về thuật dùng người, từ việc kế thừa và gạt bỏ yếu tố đạo đức, luân lí trong tư
tưởng chính danh của Khổng Tử, Hàn Phi đã phát triển thành nguyên tắc trong thuật lãnh
đạo của vua “lấy danh trách thực”. Theo ông, thực là người giữ những chức vụ trong
chính quyền hay bổn phận của mọi công dân trong xã hội. Còn danh là những chức vụ
về những nhiệm vụ ấy. Chỉ cần căn cứ vào thực và danh thì nhà vua có thể phân biệt
được tốt xấu,phải trái. Nếu thực và danh hợp nhau là chính danh, ngược lại là không
chính danh. Căn cứ vào đó để phân định hình phạt nghiêm minh. Giữa danh và thực thì
thuật phải biết lấy danh làm gốc vì “cái đạo bất biến của thuật cai trị là lấy cái danh làm
đầu, cái danh đã chính thì sự vật xác định. Cái danh thiên lệch thì sự vật thay đổi”.
Nhà vua có hai cách để kiểm tra thực và ddanh có hợp nhau hay không, từ đó
chọn đúng người tài giỏi để giao đúng chức vụ, quyền hạn. Một là, vua trực tiếp kiểm
tra, thẩm định kết quả của bề tôi đã làm. Hai là, vua giao cho người đáng tin cậy, có đủ
năng lực thay mình kiểm định. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, người này cũng phải
tuân thủ nguyên tắc “lấy danh trách thực”.
Ngoài ra, thưởng phạt cũng là thuật quan trọng để vua trị nước. Trong chương
Nhị Bính, Hàn Phi viết: “Đấng minh chủ chế ngự được bầy tôi, chỉ nhờ hai cái cán mà
thôi. Hai cái cán là đức và hình, đức và hình là gì? Giết chóc là hình, khen thưởng là đức.
Người làm bầy tôi sợ hình phạt, thích khen thưởng. Vì thế bậc minh chủ dung hình thì
bề tôi sợ mà theo về lợi”. Như vậy, sử dụng tốt hai cánh tay thưởng và phạt thì kẻ bề tôi
sẽ phải phục tùng mệnh lệnh nghiêm minh. Bên cạnh đó, ông phê phán việc dùng nhân
nghĩa, mê tín trong thực hiện pháp luật.
Tóm lại, thuật trị nước của Hàn Phi Tử gói gọn trong “tâm thuật” và “kỹ thuật”.
Nếu như tâm thuật là nội dung bên trong thì kỹ thuật là hình thức bên ngoài. Kết hợp
được hai yếu tố này thì người lãnh đạo sẽ trở thành bậc thầy trong cách trị nước.
1.2.2. Mối quan hệ hữu cơ giữa “pháp – thuật – thế” trong tư tưởng pháp trị của
Hàn Phi
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi không đơn giản là sự cắt ghét ba yếu tố “pháp”,
“thuật” và “thế” từ tư tưởng của các tiền bối đi trước. Mà nó là sự kết hợp hài hòa pháp,
thuật, thể trong một thể thống nhất. trong mối quan hệ gắn kết ấy, mỗi yếu tố lại giữ một
vai trò nhất định.
Xét mối quan hệ giữa pháp và thế. Pháp chính là cơ sở để nhà vua thể hiện uy
quyền, thế là điều kiện để thực hiện những quy định của pháp. Nếu thiếu pháp thì dù vua
có nắm quyền hành, sức mạnh trong tay thì khó bề trị yên xã hội. Quần thần, dân chúng
11

sẽ sinh lòng ham mà sinh ra hành động gian tà, dối vua gạt nước. Kẻ làm sai cũng không
lấy làm sợ vì chẳng phải chịu hình phạt nặng nề. Do đó, sở dĩ bậc vua chúa thân nguy
nước mất là vì quan đại thần quá sang và oai. Gọi là sang bởi vì không có pháp luật mà
tự tiện hành động. Nhưng nếu có pháp mà không có thế thì khó thực hiện được mưu đồ.
Người dân nắm pháp khác với bậc quân vương. Ngày xưa, vua Nghiêu khi còn là thuộc
hạ thì lời nói chẳng ai màn nhưng khi làm vua thì mệnh lệnh ban ra khiến ai cũng phải
răm rắp nghe theo. Pháp tạo ra cũng nhằm mục đích tăng uy thế cho nhà vua. Vì vậy,
người bề trên mà tuân thủ pháp luật gương mẫu thì càng khiến kẻ bề tôi nể phục, kính
trọng “Nếu ông vua không thể làm sáng tỏ pháp luật để khống chế cái uy của các vị đại
thần thì không có cách nào làm cho những kẻ cấp dưới tin mình”.
Trong khi đó, để nói về mối quan hệ giữa pháp và thuật, Hàn Phi đã mượn hình
ảnh dân giả nhưng thuyết phục. Đó là hình ảnh con người cần cơm để ăn và áo để mặc.
Khi rét đến, nếu không có áo thì con người sẽ bị lạnh mà chết nhưng nếu không có cơm
thì cũng sẽ chết vì đói. Như vậy, có thể thấy pháp và thuật có mối quan hệ công sinh với
nhau “…. Hai cái đó không thể thiếu cái nào, đó là công cụ trị quốc của bậc đế vương”.
Do “Thân Tử chưa đạt đến cái hoàn mỹ của thuật, Thương Quân chưa đạt dđến cái hoàn
mỹ của pháp luật”, tức là, các ông tách biệt hai yếu tố này mà thiếu sự liên kết nên khó
đạt được đỉnh cao trong việc trị nước.
Quan hệ giữa thế và thuật là quan hệ bổ trợ. Chúng đều là công cụ thể thi hành
pháp luật. Nếu thiếu một trong hai thì việc hành pháp không thể suông sẻ. Hàn Phi viết:
“Một nước là gì, là cái xe của nhà vua. Thế là gì, là ngựa của nhà vua. Không có thuật
mà điều khiển xe ngựa ấy dẫu có than vất vả cũng không tránh khỏi loạn; nếu có thuật
điều khiển xe ngựa ấy thì thân vẫn nhàn nhã mà việc lại bằng các đế vương”. Thế chính
là chổ dựa để thuật phát huy. Nghĩa là dù bậc anh tài có đầu óc sáng suốt, đường lối
không ngoan nhưng nếu không nắm được uy quyền, không được thần dân phục tùng thì
cũng không thể bày binh bố trận, lập nên cơ đồ. Để bảo toàn uy thế, trong thuật trị nước
nhà vua cần thực hiện thuật thưởng phạt nghiêm minh, “tín thưởng tất phạt”.
Tuy vậy, xét theo phạm vi, công dụng thì pháp, thế và thuật vẫn có sự khác nhau.
Pháp được ban bố rộng rãi thì thế thể hiện uy quyền của vua, thuật là ý đồ sâu kín trong
tâm vua. Pháp do vua và quan lại cùng nắm giữ thì thế và thuật chỉ nằm riêng trong tay
vua. Pháp dung để cai trị dân chúng, thế và thuật thì quản lý bộ máy cai trị.
Tóm lại, pháp, thuật và thế có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đây là những công
cụ thiết yếu cho đường lối trị nước của nhà cầm quyền. Trong đó, pháp giữ vị trí trung
tâm, thế và thuật và điều kiện cần và đủ để thực thi pháp luật. Từ chổ tách biệt riêng lẽ,
Hàn Phi kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố này tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh trong hệ tư
tưởng của mình là một bước tiến vượt bậc. Mặc dù ra đời từ thời cổ đại Trung Hoa nhưng
tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử vẫn có thể vận dụng vào những tình hình chính trị, giai
12

đoạn lịch sử khác nhau. Vì vậy, nó mới có sức sống lâu dài trong lịch sử tư tưởng triết
học của nhân loại.
1.3. Vai trò, hạn chế của tư tưởng pháp trị
1.3.1. Vai trò, vị thế
Sự ra đời của tư tưởng pháp trị là một tất yếu lịch sử. Bởi các tư tưởng đương thời
đã tỏ ra bất lực trong đường lối cứu nước. Thời Chiến quốc, chiến tranh giữa các nước
liên tục xảy ra trên quy dân ly tán. Đạo đức, luân lý trong quan hệ giữa người với người
xuống cấp trầm trọng. Với mong muốn thay đổi tình thế, đưa đất nước trở lại thời kỳ hòa
bình hung thịnh, nhiều tư tưởng ra đời. Phái thì chủ trương nhân trị - đức trị, coi tư cách
người cầm quyền quan trọng hơn luật lệ, hễ có người yêu dân, làm gương cho kẻ dưới
thì nước sẽ an bình trị. Phái thì cho rằng nếu người nào cũng yêu người khác như người
thân của mình thì không còn ai tranh giành với ai mà xã hội sẽ yên. Phái thì chủ trương
trở lại thời thượng cổ, nhà cầm quyền không nên can thiệp vào việc của dân, để dân sống
một đời chất phác, rất ít ham muốn, hết ham muốn, hết tranh giành. Kẻ lại bảo phải dùng
pháp luật cho nghiêm, thưởng phạt công bằng thì nhà cầm quyền chẳng cần tài đức mà
nước cũng trị. Về thực chất, tư tưởng của mỗi trường phái triết học kể trên là tiếng nói
của mỗi một tầng lớp, giai cấp xã hội thời bấy giờ nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống
trị đương thời. khổng tử - người sáng lập ra Nho gia là đại diện cho tiếng nói của giai
cấp quý tộc cấp tiến. Đạo gia của Lão Tử thì đại diện cho tiếng nói cho gaii cấp quý tộc
cũ đã suy tàn. Mặc Tử là đại diện để nói lên quyền lợi của tầng lớp lao động bình dân.
Tuy nhiên, đây đều là những giai cấp, tầng lớp đã lỗi thời, đang trên đà suy vong. Trong
khi điều xã hội đã thay đổi, lực lượng sản xuất đã bước sang một bước tiến mới thì đòi
hỏi phải xác lập quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng mới tương ứng. Do đó, sự khủng
hoảng, thất bại của những tư tưởng này là hiển nhiên.
Yêu cầu bức thiết đặt ra trong lúc này là chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất
nước. Trước sự chạy đua sức mạnh của các chư hầu thì sử dụng đạo đức và tình thương
khó thể đưa đất nước trở lại thời bình. Pháp gia ra đời với chủ trương sử dụng sức mạnh
pháp luật để dẹp yên bạo loạn. Tư tưởng này phù hợp với thực tiễn xã hội và nguyện
vọng của người đứng đầu nên đã nhanh chóng được tiêp thu và thực hiện. Đồng thời, tư
tưởng pháp gia còn là chính là tiếng nói của tầng lớp quý tộc mới, tiến hành đấu tranh
quyết liệt chống lại tàn dư của chế độ truyền thống công xã gia trưởng, bảo thủ, mê tín
tôn giáo đương thời. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi là một trong những tư tưởng đã góp
phần giải đáp những yêu cầu lịch sử xã hội Trung Quốc đương thời, là bà đỡ cho thể chế
xã hội mới ra đời.
Gái trị của tư tưởng pháp trị còn thể hiện ở việc nhận thấy tầm quan trọng của
pháp luật trong đường lối chính trị. Trong bất kỳ xã hội nào, đặc biệt là xã hội có giai
cấp thì nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật là rất cần thiết. Pháp luật chính là công cụ
13

để xã hội vận hành bình ổn, là khuôn mẫu để mọi người hành động. Đồng thời, pháp luật
còn là cơ sở để phát triển ý thức đạo đức, hình thành và bồi đắp những tư tưởng tiến bộ
mới. Cách đây hang ngàn năm nhưng hàn Phi và các nhà tư tưởng pháp gia đã nhìn thấy
được sưc mạnh của công của công cụ này. Đây chính là tư tưởng tiến bộ vượt thời đại.
Bên cạnh đó, Hàn Phi còn nhấn mạnh tính biến pháp, quy định pháp luật không được
cứng nhắc, trập khuôn mà cần có sự phát triển theo sự biến hóa của thực tiễn xã hội. Bài
học về cách lập pháp và hành pháp cũng là điểm sáng của tư tưởng pháp trị. Muốn tăng
tính thuyết phục của pháp luật thì quy định phải rõ ràng, chặt chẽ, ban bố rộng rãi để
người đều biết và làm theo. Người đứng đầu phải gương mẫu chấp hành pháp luật, có
như thế mới tạo được sự kính nể và phục tùng. Chấp pháp, thưởng phạt phải thực hiện
tính công bằng, không được thiên vị. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần là người có đầu
óc sáng suốt, linh hoạt và khôn khéo để có thể tinh tường trong việc nhìn người, đề ra kế
sách, phương pháp hiệu quả và là người tạo được uy tín, niềm tin trong dân chúng.
Tóm lại, tư tưởng háp trị của Hàn Phi đã có những đóng góp tích cực vào sự phát
triển xã hội nói chung và lịch sử triết học nói riêng. Mặt khác, nó còn là bài học sâu sắc
trong đường lối chính trị. Những bài học này vẫn còn vẹn nguyên gái trị trong xã hội
hiện nay.
1.3.2. Hạn chế
Mặc dù mang lại những chuyển biến tích cực trong xã hội và tư tưởng nhân loại
nhưng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là tuyệt đối
vai trò pháp luật mà hạ thấp giá trị đạo đức, giáo dục. Ông cho rằng ngoài pháp luật thì
người đứng đầu không thể dựa vào bất kỳ phương tiện nào khác để quản lý xã hội. Tuy
nhiên, đạo đức vẫn là sợi dây kết nối và hiện hữu trong quan hệ giữa người với người.
Trong xã hội rối ren, đạo đức xuống cấp nhưng không đồng nghĩa tình cảm vua tôi, cha
con, vợ chồng, anh em, bạn bè hoàn toàn biến mất. Không chỉ đặt pháp luật trên đạo đức,
giáo dục mà ông còn xem nó có thể thay thế cả người hiền tài. Vua chỉ cần nắm được
pháp luật thì dù có là người bình thường vẫn có thể trị vì đất nước. Đây là quan điểm
hạn chế của Hàn Phi vì nhân tài là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng đất
nước. Ngoài ra, do quan niệm tính người sinh ra vốn ác, người đối xử tốt với nhau chẳng
qua vì mục đích vụ lợi cá nhân chứ chẳng có tình thương nên ông đê xuất hình phạt nặng
để răn đe kẻ phạm tội. Tuy nhiên, ông lại không nghĩ đến việc lòng dân sẽ dễ sinh ra oán
hận mà sinh ra bạo loạn.
Tư tưởng về luật pháp của Hàn Phi thiếu tính linh hoạt. Ông đưa ra quan điểm
thưởng trọng, phạt nặng nhưng không kể đến nguyên nhân phạm tội. Nếu kẻ phạm tội
do hoàn cảnh đẩy đưa mà tâm địa vốn hiền lành nhưng lại phải chịu chung án với kẻ
phạm tội vì lòng tham cá nhân. Điều này vi phạm nguyên tắc công bằng mà Pháp gia đã
từng nhấn mạnh trong hành pháp. Quy định của pháp luật cũng không có chổ để kẻ làm
sai bù đắp tội lỗi, quay lại đường ngay làm cho kẻ phạm tội không có cơ hội sữa sai,
14

quay đầu. Đồng thời, quy định pháp luật là khuôn mẫu chung cho mọi người trong xã
hội. Tuy nhiên, xã hội có rất nhiều hạng người. Cùng một tội nhưng có thể xuất phát từ
những động cơ khác nhau. Vì vậy, việc quy định cứng nhắc như thế này dễ đánh đồng
người tốt kẻ xấu, nguy cơ làm mất lòng dân.
Xuất phát từ bảo vệ tiếng nói cho giai cấp cầm quyền nên vấn đề công bằng trong
pháp luật mà Hàn Phi đề cập chưa thật toàn diện. Tức là, ông nói nhiều đến việc mọi
người bình đẳng trước pháp luật, dân chúng phải phục tùng mệnh lệnh và uy thế của nhà
vua nhưng lại ít đề cập đến việc nhà vua cần đáp ứng gì cho người dân. Do đó, công
bằng trong pháp luật của ông chỉ mang tính một chiều; quyền lợi của Nhà nước đã được
chú trọng hơn quyền lợi của người dân. Các biện pháp chế tài thì đặt nặng hình phạt mà
xxem nhẹ giáo dục.
Hàn Phi đặt niềm tin quá nhiều vào người cầm quyền. Mặc dù ông quan niệm
lòng người vốn tham lam, ích kỷ nhưng lại không nghĩ rằng vua cũng có thể mượn pháp
luật, sức mạnh để thực hiện lợi ích riêng. Do đó, ông chỉ đặt ra răn đe và yêu cầu cho
người dân mà quên đi kẻ bề tôi cũng là con người nên cũng cần chuẩn mực uốn nắn.
Xem thường nhân dân, đề cao quyền thế của nhà vua chính là nguyên nhân sinh ra kẻ
bạo tàn, lạm dụng quyền lực, bỏ qua lợi ích ích chung của đất nước, xem dân chúng là
dụng cụ phục vụ cho lợi ích của riêng mình.
Tổng quát về Pháp gia, Tư Mã Thiên đã viết: “Pháp gia nghiêm khắc nên ít ân
đức, giữ đúng việc phân chia vua tôi trên dưới, không thể thay đổi vậy…. Pháp gia không
phân biệt thân sơ, không phân biệt quý tiện, nhất định ở pháp, thì cắt đứt ân đức trong
việc thân yêu người thân, tôn kính bề trên, có thể giúp hành động suy nghĩ nhất thời mà
không thể sử dụng lâu dài. Cho nên nói: nghiêm khắc mà ít nhân đức. Nếu như tôn kính
vua hạ thấp bề tôi, trách nhiệm phân chia rõ ràng không được vượt quá lẫn nhau thì dù
có trăm nhà cũng không thể biến đổi”.
Do hạn chế về thời đại và nhận thức mà tư tưởng pháp trị của Hàn Phi còn mang
những lỗ hỏng. Vì vậy, nhiệm vụ của người đời sau là khắc phục những điểm yếu này
để nâng tầm giá trị của tư tưởng và tính hiệu quả trong vận dụng.
15

Trong những năm gần đây, tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam đang là vấn đề
nổi cộm được dư luận quan tâm. Diễn biến của nó khá phức tạp và để lại những hậu quả
nặng nề về sức khỏe, kinh tế và xã hội. Mặc dù Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách
thiết thực để giải quyết tình trạng này nhưng trong cơ chế thực hiện vẫn còn một số bất
cập. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu và vận dụng tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử vào việc
nâng cao giải pháp đẩy lùi tình trạng thực phẩm bẩn là cần thiết.
Chương 2: Thực trạng và biện pháp giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt
Nam hiện nay
2.1. Thực trạng của việc giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Thực trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay
*Một số khái niệm
Thực phẩm hay còn gọi là thức ăn dùng để chỉ những sản phẩm mà con người ăn,
uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản.Thực phẩm không bao gồm mỹ
phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Thực phẩm có vai trò đặc biệt trong cuộc sống con người. Nó là nguồn cung cấp
năng lượng thiết yếu cho hoạt động sống. Do đó, nếu thực phẩm bẩn sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Vậy cơ sở nào xác định thực phẩm bẩn? Những
sản phẩm có nguy cơ gây hại, ngộ độc (tình trạng bênh lý xảy ra đột ngột do hấp thụ thực
phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa chất độc) ở người sẽ được xem là thực phẩm bẩn.
*Hiện trạng thực phẩm bẩn
Thực trạng ngộ độc thực phẩm không còn là diễn ra cục bộ mà trở thành vấn đề
nghiêm trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), các nước đang phát triển, bệnh liên quan đến thực phẩm đã gây tử vong hơn 2,2
triệu người mỗi năm, trong đó hầu hết là trẻ em và người già. Trong khi đó, tình trạng
này cũng xảy ra tương tự với các nước phát triển, hơn 1/3 dân số bị ảnh hưởng của các
bệnh truyền qua thực phẩm gây ra hằng năm. Vào năm 2006, ở Châu Âu phát hiện tồn
dư dioxin trong sản phẩm thịt gia súc do 1.500 trang trại sử dụng cỏ khô bị nhiễm dioxin.
Việc lan tỏa thịt và bột xương từ bò điên trên khắp thế giới làm dấy lên nỗi lo ngại của
nhiều quốc gia. Không dừng lại ở đó, những con số về ngộ độc thực phẩm tiếp tục gia
16

tăng liên tục. Mỹ - quốc gia có sự phát triển hàng đầu về mọi lĩnh vực nhưng cũng không
thoát được vấn đề thực phẩm bẩn. Tại đây, mỗi năm có khoảng 76 triệu ca ngộ độc thực
phẩm với khoảng 325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết. Trung bình cứ 1.000
dân có 175 người bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Còn ở Úc mỗi năm cũng có khoảng
4,2 triệu ca bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Ở Anh cứ 1.000
dân có 190 ca bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Tại các quốc gia châu Á như Trng Quốc
đã xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể đặc biệt nghiêm trọng: vụ ngộ độc thực phẩm
ở trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh mắc vào tháng 4 năm 2006 hay vụ ngộ
độc thực phẩm ở Thượng Hải với 336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư hormone
Clenbutanol vào tháng 9 năm 2006. Như vậy, thực phẩm bẩn xảy ra ở nhiều quốc gia, cả
quốc gia phát triển và đang phát triển.
Bước vào thế kỷ của cách mạng khoa học công nghệ, Việt Nam không ngừng cải
tiến, phát triển mọi lĩnh vực của đời sống nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con
người. Từ ăn no, mặc ấm đã trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Song song với sự đa dạng trong
sản xuất, chế biến thực phẩm thì nguồn thực phẩm bẩn cũng xâm nhập tràn lan trên thị
trường. Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua chính là minh chứng cho
thực trạng này.
Về tình hình ngộ độc thực phẩm, theo báo cáo của Bộ Y tế về vấn đề an toàn thực
phẩm, giai đoạn 2006 – 2010, có 944 vụ ngộ độc thực phẩm với 33.168 người mắc và
259 người chết. Trung bình có 188,8 vụ/năm với 6.633,6 người mắc/năm và 51,4 người
chết/năm, tính trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính là 7,8
ca/100.000/năm. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu là vi sinh vật chiếm 33,8%
số vụ ngộ độc thực phẩm, độc tố tự nhiên 26,1% số vụ, nhóm hoá chất chiếm 11,8% số
vụ; còn lại 28,4% số vụ không xác định được nguyên nhân. Bước sang giai đoạn 2011 -
2016, toàn quốc đã ghi nhận 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc và 164
người chết. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5.065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết
do ngộ độc thực phẩm/năm. Như vậy, so với trung bình giai đoạn 2006-2010, giảm 22
vụ (11,6%), giảm 1.567 người mắc (23,6%), giảm 25 người chết (47,5%).

Năm 2016 là năm thứ 2 liên tiếp ngộ độc thực phẩm giảm cả về số vụ, ca mắc và
số tử vong cụ thể: so với cùng kỳ năm 2015 số vụ giảm 04 vụ (2,4%), số mắc giảm 532
người (10,8%), số đi viện giảm 754 người (16,5%) và số tử vong giảm 09 người (42,9%).
Ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, trong đó bao gồm bếp ăn tập thể khu công
nghiệp/khu chế xuất đã có xu hướng giảm về số người mắc, số người đi viện, cùng với
đó là NĐTP do thức ăn đường phố cũng đã có xu hướng giảm, NĐTP tại gia đình giảm
về số vụ và số tử vong. Năm 2017, cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869
17

người mắc phải, trong đó có 24 trường hợp tử vong. Tính đến hết tháng 10/2018, cả nước
đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010
người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do
ngộ độc rượu, nấm độc… Nhìn chung, số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm trong
khoảng 250 – 500, 7.000 – 10.000 người nhập viện và 100 – 200 người tử vong.
Về tình hình ô nhiễm thực phẩm
Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập có điều kiện tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Bên cạnh những tác động tích cực thì sự phát triển của khoa học kỹ thuật
cũng mang đến những nguy cơ đe dọa cuộc sống của con người. Trong lĩnh vực kinh tế,
cụ thể là sản xuất, tiêu dùng, thực phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại và xuất xứ.
Đây là cơ hỗi để người tiêu dung đa dạng hóa lực chọn của mình. Tuy nhiên để tạo ra
những sản phẩm bắt mắt thì người sản xuất đã sử dụng đến những chất phụ gia và hiện
tượng này càng trở nên phổ biến trong thời gian gần đây. Các loại phẩm màu, đường hóa
học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn
sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm
duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không
theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước. Hàng loạt các vụ việc làm chấn động dư luận như “Hô biến thịt heo
thành thịt bò bằng hoá chất”; “Măng tắm hoá chất”; “Rau muống tưới nhớt thải”; “Giá
đỗ ngâm hoá chất kích thích”; các sản phẩm chà bông, xúc xích, lạp xưởng được chế
biến từ nguyên liệu phế phẩm, dơ bẩn và độc hại vô cùng.....
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm
nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương
thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển
đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật
về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 cho biết quản lý an toàn thực phẩm đối với
rau, quả, thịt, sản phẩm thịt tươi sống, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật
còn là khâu yếu. Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm
tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ
vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán
thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%).
Cũng theo báo cáo này, phần lớn lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ trong nước được giết
mổ tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ chiếm 97%. Tình trạng chung là các cơ sở này không
18

khai báo, không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ; điều kiện cơ sở vật chất
không bảo đảm, giết mổ, pha lóc, làm sạch phủ tạng trực tiếp trên sàn, không có hệ thống
thu gom, xử lý chất thải và nước thải gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm.
Nhiều cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư nên gây ô nhiễm nghiêm trọng về tiếng
ồn, không khí, chất thải lỏng, chất thải rắn. Mặc dù năm 2017 công tác kiểm tra được
tăcng cường và đạt được những hiệu quả nhất định nhưng hiện trạng này vẫn chiếm tỷ
lệ tương đối cao. Tỷ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh là 0,63% (21/3341
mẫu), Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là
0,89% (27/3.002 mẫu); tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật là 0.6% (4/667 mẫu).
(https://www.nhandan.com.vn/xahoi/item/33069202-quan-ly-an-toan-thuc-pham-ton-
tai-nhieu-hon-ket-qua.html)
Bên cạnh đó, vi phạm trong khâu vận chuyển, bày bán thịt gia súc, gia cầm vẫn diễn ra
khá phổ biến. Việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm trong nội tỉnh, hay từ chỗ giết mổ
tới các chợ truyền thống để kinh doanh chủ yếu được thực hiện bằng các phương tiện
thô sơ, thịt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm,
mất vệ sinh an toàn thực phẩm; thịt gia súc, gia cầm thường được bán tươi ngoài chợ,
dụng cụ chứa đựng bày bán không bảo đảm vệ sinh; kiểm soát nguồn gốc sản phẩm hầu
không được thực hiện.
- Hậu quả
Những số liệu trên đây đã phần nào phản ánh “sức nóng” của tình trạng thực phẩm bẩn
ở Việt Nam hiện nay. Nó chính là nguyên nhân gây ra những tổn thất đáng kể cho đời
sống xã hội.
Một là, thực phẩm bẩn gây hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Các bệnh do thực
phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh
mản tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm,
gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Đặc biệt, thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư hóa chất độc hại còn gây ra căn bệnh ung
thư quái ác. Theo biếTheo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng, chống ung thư, các
bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư đường tiêu hóa nói riêng đang tăng lên va có
xu hướng trẻ hóa. Những thực phẩm này sau khi vào cơ thể sẽ tích tụ dần dần và trở
thành mầm mống gây ung thư.
Trên thế giới, theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35%
ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được.
Trong đó, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên
19

thế giới, chiếm tới 35%. Theo báo cáo của Bộ y tế, giai đoạn 2011–2016, đã ghi nhận
bảy bệnh truyền qua đường thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết.
Số tiền mà Việt Nam dành đê chi trả chữa căn bệnh này hàng năm chiếm 0,22% GDP.

Trung bình mỗi năm tại Việt Nam có 600 triệu người mắc bệnh, 420.000 người tử vong
do ăn thực phẩm bẩn.

Hai là, thực phẩm bẩn gây tổn thất về mặt kinh tế, làm mất ổn định thị trường, trật tự xã
hội.

Đối với thị trường trong nước, thực phẩm bẩn gây nên tâm lý hoang man cho người tiêu
dùng. Trước những thông tin báo động về vấn đề thực phẩm bẩn xuất hiện với tần số dày
đặc trên các trang thông tin đại chúng đã làm cho người tiêu dùng phải đắn đo, cân nhắc
kỹ lưỡng trước khi mua hang. Từ đắn đo, cân nhắc dẫn đến sự lo lắng, hoảng sợ khiến
họ nhìn đâu cũng thấy thực phẩm bẩn: thịt có chất tạo nạc, thủy sản có kháng sinh vượt
ngưỡng, cá được ủ ướp phân urê, rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn
cho phép, trái cây "tắm" trong hóa chất độc hại… Thêm vào đó, câu chuyện về những
cơ sở vi phạm trong sản xuất, chế biến thực phẩm với quy mô lớn liên tiếp bị vạch trần
bởi cơ quan chức năng càng gây nên sự hoảng loạn cho gười tiêu dùng. Mặt khác, một
bộ phận không nhỏ lợi dụng tâm lý này mà rao bán những thực phẩm cam kết chất lượng
cao mặc dù thực chất là hang trôi nổi. Thị trường trở nên xáo trạo, hàng chất lượng bị
biến thành hang kém chất lượng và ngược lại, gây thiệt hại cho những nhà sản xuất chân
chính và cơ hội trục lợi cho những kẻ bất lương.

Đối với thị trường nước ngoài, nhiều mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
chưa đạt chất lượng về độ an toàn thực phẩm nên liên tục bị trả về. Theo hệ thống cảnh
báo và thông báo của Châu Âu, năm 2004, trong số hàng thực phẩm Việt Nam xuất sang
châu Âu, có 59 lô không đạt chất lượng (Việt Nam xếp thứ 13 trong số các nước bị cảnh
báo). Trong 6 tháng đầu năm 2007, nhiều lô hàng nông thủy sản xuất khẩu bị Hoa kỳ,
Canada, Nhật, Nga, Singapore từ chối. Những sự kiện ấy phản ánh phần nào những tồn
đọng, bất cập trong sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó đã vào WTO
thì phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt về chất lượng ngay cả trên sân nhà. Tại thị trường
Nhật, năm 2018 có đến 48 vụ việc sản phẩm nông sản của Việt Nam, sau khi kiểm dịch
đã bị trả về vì tồn dư hoạt chất bị cấm hoặc các thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng cao
hơn mức cho phép. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có khoảng 80 lô hàng thủy sản của
Việt Nam EU và các thị trường nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo chất lượng và bị trả
về. Số lượng hàng bị trả về gấp đôi trong năm 2017. Hiện thuỷ sản Việt vẫn chưa gỡ
được "thẻ vàng" vào EU.
20

Từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, hệ thống cảnh báo nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn
và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô
hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào
EU. Nguyên nhân là những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực
phẩm của EU do chứa các chất vượt mức cho phép hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Cụ thể, Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu 8 lô hạt hạnh nhân có xuất xứ từ Australia và
được chế biến tại Việt Nam do chứa chất aflatoxin vượt mức cho phép. Bỉ từ chối một
lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam. Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa sản phẩm cá tra
philê, tôm và cá rô phi đông lạnh của Việt Nam vào diện giám sát với mức độ cảnh báo
“chưa nghiêm trọng”. Pháp cảnh báo một lô hàng nhiễm chất cấm nghiêm trọng với một
lô cá ngừ từ Việt Nam. Những vụ việc như trên không chỉ làm thiệt hệ về mặt kinh tế mà
còn để lại ấn tượng xấu trên thương trường quốc tế.
Như vậy, thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng đến nhu cầu thiết yếu của con người.
Từ đó, nó làm ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của đời sống. Do đó, ngăn cản tình trạng
là là việc cần phải hành động ngay.
2.1.2. Hiện trạng giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn Commented [D1]:

Trước tình trạng báo động của tình trạng thực phẩm bẩn, thời gian qua Nhà nước
và các cơ quan chức năng đã có những hành động thiết thực. Đó chính là xây dựng hoàn
thiện hệ thống pháp lý về an toàn thực phẩm và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi
phạm. Thực tế, vấn đề giải quyết thực phẩm bẩn có rất nhiều nội dung nhưng tiểu luận
chỉ đề cập hai khía cạnh: ban hành và thực thi pháp luật.
Một là, ban hành văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản phong phú cả về số lượng và nội dung. Theo Báo cáo
kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn
2011 – 2016 của Quốc hội khóa XIV, hệ thống pháp luật về ATTP của Việt Nam đã có
158 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do các cơ quan trung ương ban hành, trong đó
08 văn bản Luật của Quốc hội, 34 Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, 08
Thông tư liên tịch, 40 Thông tư của Bộ Y tế, 54 Thông tư của Bộ NN&PTNT, 12 Thông
tư của Bộ Công Thương, 02 Thông tư của Bộ Tài chính để quản lý ATTP, trong đó Luật
ATTP là văn có hiệu lực cao, quy định khá đầy đủ, toàn diện các nội dung về quản lý
ATTP. Đồng thời, các địa phương đã ban hành 1.253 văn bản quản lý (trong đó có 669
văn bản quy phạm pháp luật)
Ngoài ra, trên từng lĩnh vực pháp lý cụ thể cũng có quy định xử lý về trường hợp
vi phạm an toàn thực phẩm. Ở lĩnh vực hành chính, Nghị định số 178/2013/NĐ – CP của
Chính phủ quy dịnh xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm được ban hành vào ngày
21

14/11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 31/12/2013. Lĩnh vực dân sự, mặc dù chưa có
quy định rõ ràng về việc xử lý khi có hành vi vi phạm an toàn thực phẩm nhưng trên cơ
sở pháp lý nếu phát sinh vấn đề này thì có thể xử lý như sau: Trước hết, hai bên tự thỏa
thuận về mức bồi thường. Nếu như không thỏa thuận được, người bị hại có quyền đưa
đơn lên tòa án yêu cầu giải quyết. Lĩnh vực hình sự, bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ
sung 2017 có quy định về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm cụ thể như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hang giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Tội quảng cáo gian dối.
Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Tội quy phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vấn đề định hướng thực hiện an toàn thực phẩm còn được đề cập trong các văn
bản chính sách lớn mang tầm quốc gia. Đó là Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
vấn đề ATTP trong tình hình mới, Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và
tầm nhìn 20301, Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm
2020 và tầm nhìn đến 20302… Nhiều văn bản pháp luật như: Hiến pháp 2013, Luật Thú
y, Luật Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), Luật Đầu tư,
Luật Ngân sách nhà nước…
Để những văn bản này được cụ thể hóa vào đời sống, nhiều văn bản liên tiếp ra
đời để hướng dẫn các cơ quan, đoàn thể, người dân thực hiện hệu quả vấn dđề an toàn
thực phẩm. Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật ATTP, Nghị định
178/2013/NĐ-CP về quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP, Quyết
định số 1228/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia 2012 - 2015 và nhiều
văn bản nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư cũng được ban hành quy định cụ thể về
quy hoạch, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP; tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chỉ tiêu, giới hạn tố i đa ô nhiễm sinh ho ̣c và hoá ho ̣c trong thực
phẩm; yêu cầu về điều kiện, sản xuất, kinh doanh, lưu thông, vận chuyển, quảng cáo thực
phẩm;….
22

Song song đó, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm
được ban hành chi tiết hơn. Có thể kể đến các quy chuẩn như Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia QCVN 02 - 27: 2017/BNNPTNT về Sản phẩm thuỷ sản; QCVN 12-4:2015/BYT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy
tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; QCVN 8-3:2012/BYT Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; QCVN 4-
20:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng;
QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi
nấm trong thực phẩm;…
Qua số lượng và nội dung nêu trên cho thấy rằng vấn đề giải quyết thực phẩm bẩn
đã được Nhà nước quan tâm sâu sắc. Không chỉ riêng lĩnh vực thực phẩm mà các lĩnh
vực khác cũng xem trọng vấn đề ngăn chặn, xử lý tình trạng thực phẩm bẩn trong đời
sống xã hội hiện nay.
Hai là, thực thi văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm vào đời sống. Trước hết
là triển khai quy định đến các cơ sở kinh doanh, người sản xuất, người tiêu dùng. Chính
phủ, các Bộ, cơ quan ban ngành đã tích cực, đa dạng hóa hình thức truyền tải thông tin
pháp lý đến người dân. Chẳng hạn, năm 2018 các địa phương đã in, phát hành hơn 1
triệu tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích...; đăng tải hơn 7 nghìn tin, bài trên báo viết;
tổ chức hơn 10 nghìn hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn cho trên 500 nghìn lượt
người), tiêu biểu như chương trình “Nông nghiệp sạch cho người Việt Nam, cho thế
giới”, “Nói không với thực phẩm bẩn”; phát phóng sự chuyên đề về công tác đảm bảo
an toàn thực phẩm và quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên các kênh truyền hình
VTV; tổ chức các phiên chợ, hội chợ nông sản thực phẩm an toàn...
Đồng thời, các trung tâm, chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng,
tăng cường công nghệ quản lý hiện đại, sử dụng các nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc
hữu cơ được chú trọng. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai
xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.096 chuỗi, 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm
bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm.
Về kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản
xuất, kinh doanh. Trong lĩnh vực xử lý hành chính, giai đoạn 2011 – 2016, cả nước đã
thành lập 153.493 đoàn thanh tra, kiểm tra liên kết các ngành tiến hành kiểm tra tại
3.350.035 cơ sở, phát hiện 678755 cơ sở vi phạm, chiếm 20,3%. Trong số các cơ sở vi
phạm có 136.545 cơ sở bị xử lý, chiếm 20,1%, trong đó mức tiền xử phạt là
133.905.925.136 đồng. Mức độ xử phạt cũng đực nâng lên qua các năm. Từ phạt cảnh
23

cáo nâng lên phạt tiền: năm 2011 tỉ lệ cơ sở bị phạt tiền chiếm 30%, sang năm 2016 tỉ lệ
tang lên 67,1%).
Trong năm 2017, cả nước đã thành lập 22.441 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến
hành kiểm tra tại 625.060 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 123.914 cơ
sở vi phạm, chiếm 19,8%; xử lý hành chính 35.759 cơ sở với số tiền trên 61 tỷ đồng. Số
tiền phạt vi phạm ATTP trong hoạt động kinh doanh nông lâm thuỷ sản là trên 80 tỷ
đồng. Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra, xử lý 13.540 vụ phạt trên 27,7 tỷ đồng, thu
giữ tang vật trên 25 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện 6.477 vụ việc,
tăng 25% so với năm 2016, xử phạt 36 tỷ đồng

Trong năm 2018, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý an toàn thực phẩm, đặc biệt
là việc triển khai đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu
và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất và Kế hoạch hành động đảm bảo an
toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn. Qua thực hiện 29 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực: an
toàn thực phẩm, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, hoạt động kiểm dịch động, thực
vật, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ đã ban hành 90 quyết định xử phạt
vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 4,185 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực dân sự, số vụ xử lý về vấn đề thực phẩm bẩn chưa rõ nét. Nguyên
nhân là do vấn đề kiện tụng thường mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, nếu
thiệt hại không đáng kể, người tiêu dùng thường bỏ qua.
Trong lĩnh vực hình sự, việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm đã có bước chuyển
biến tương đối tích cực. Vào ngày 01/11/2019, Bùi Văn Sáng bị TAND quận Thủ Đức
xét xử về tội Vi phạm quy định về an toàn thực thẩm theo khoản 1, Điều 317 BLHS có
khung hình phạt từ phạt tiền 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, hoặc phạt tù 1-5 năm. Cụ
thể, chủ doanh nghiệp này đã vi phạm trong việc dùng chất tẩy trắng không rõ nguồn
gốc ngâm củ cải. Đây là trường hợp đầu tiên trên cả nước bị xử lý hình sự về hành vi cố
ý gây mất an toàn về vệ sinh thực phẩm, gây nguy hiểm cho xã hội và sức khỏe người
tiêu dùng. Vì vậy, nó chính là tín hiệu đáng vui mừng cho việc xử lý vi phạm an toàn
thực phẩm.
Trước đó, trên thực tế số trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý hình sự
vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân còn vướng mắc quy định. Muốn xử lý vi phạm hình sự,
phải xác định rõ loại chất cấm nào đã được sử dụng trong thực phẩm bẩn. Tuy nhiên,
việc kiểm tra và chở đợi kết quả khó khăn, cần nhiều kinh phí và thời gian dài. Đối với
những địa phương xa trung tâm thành thành phố thì việc kiểm tra này càng bất khả thi.
Mặt khác, theo Khoản a, điểm 1, Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015 ghi rõ cơ sở để xử
24

lý hình sự từ 1 đến 5 năm tù đối với “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm” là “Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc
bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm”. Nếu đã là chất
cấm thì không được buôn bán trên thị trường nhưng vì khâu quản lý chất cấm thiếu chặt
chẽ nên đối tượng vi phạm có thể viện cớ trình độ hiểu biết thấp nên không phân biệt
được đây là chất độc hại. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều hành vi vi phạm an toàn thực
phẩm tổn hại nặng đến xã hội, gây chết người nhưng vẫn khó xử lý bằng hình sự.
Đánh gia tổng quát, việc giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam thời
gian qua đã đạt được những thành tựu đang kể. Bên cạnh đó, nó còn tồn tại một số hạn
chế nhất định.
2.2. Đánh giá về tình hình thực hiện giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn
2.2.1. Thành tựu và hạn chế
Về thành tựu:
Một là, hệ thống pháp lý về an toàn thực phẩm phong phú, đa dạng và tương đối
toàn diện. các văn bản quy định về an toàn thực phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như
quy định kiểm dịch động, thực vật; quy định về tỷ lệ chất hóa học trong sản phẩm nông
sản; quy định về an toàn sức khỏe cộng đồng; quy định về xuất nhập khẩu sản phẩm;…
Về phạm vi xử lý bao gồm cả hành chính, dân sự và hình sự. Nói chung, quy định an
toàn thực phẩm xuất hiện trên mọi lĩnh vực của dđời sống.
Hai là, công tác tuyên truyền, quản lý, mức độ xử phạt vi phạm được tăng cường
và nghiêm minh hơn. Tuyên truyền là bước đầu tiên và quan trọng quyết định hiệu quả
của thực thi văn bản pháp luật an toàn thực phẩm. Vì muốn người dân làm thì họ phải
hiểu và tin vào quy định. Do đó, đa dạng hóa phương pháp truyền tải thông tin là rất cần
thiết. Bên cạnh phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại được chú trọng như tổ
chức các buổi tọa đàm, đăng tải thông tin trên các trang mạng, lồng ghép nội dung pháp
luật vào các chương trình đại chúng,… Bên cạnh đó, tăng mức độ trong xử phạt vi phạm.
Chuyển từ xử phạt cảnh cáo sang xử phạt hành chính. Mức phạt cũng nặng hơn. Ngoài
ra, quy định xử phạt bằng hình sự là một bước đổi mới quan trọng, đáp ứng được sự
mong mỏi của đại đa số người dân trong vấn đề kiên quyết xử lý mạnh tay đối với những
hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.
Ba là, góc độ xây dựng quy định được đổi mới. Trước đây, công tác kiểm tra chủ
yếu diễn ra trước khi hoàn thành sản phẩm hay kiểm tra theo công đoạn. Nhưng hiện
nay, nó chuyển sang kiểm tra, giám sát quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm dựa trên hệ
thống tiêu chuẩn được quy định. Đây là bước tahy đổi tư duy tích cực, biện chứng.
25

Bốn là, giảm thiểu tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm. Một điều đáng ghi nhận
của việc giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn là số trường hợp vi phạm có xu hướng giảm,
chất lượng được nâng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,
năm 2017 tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu
về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đã tăng lên 97,33% (tăng so với năm 2016 là
91%); tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp được kiểm tra đạt yêu cầu đã
tăng lên 93,16% (tăng so với năm 2016 là 89,9%). Tỷ lệ mẫu thuỷ sản và sản phẩm thuỷ
sản vi phạm chỉ tiêu hoá chất, kháng sinh là 0,89% (27/3.002 mẫu, giảm so với năm 2016
là 1,07%); tỷ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bả vệ thực vật là
0.6% (4/667 mẫu, giảm so với năm 2016 là 2,05%). Nhờ đó, góp phần quan trọng vào
tăng trưởng nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với
năm 2016. Cũng trong năm này, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869
người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016.
Về hạn chế:
Một là, tính khả thi của các văn bản pháp luật chưa cao. Quy định an toàn thực
phẩm của các văn bản hiện nay chưa mang tính ổn định. Do đó, phải thay đổi, bổ sung
mới có thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Mặt khác, quy định nhiều nhưng thiếu chi
tiết, chẳng hạn tương ứng với tội danh này thì khung hình phạt của nó như thế nào. Điều
này chưa được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý. Đồng thời, số lượng văn bản quy
định về vấn đề an toàn thực phẩm nhiều nhưng mang tính đại trà, chồng chéo giữa các
lĩnh vực. Vì vậy, bất cập trong việc liên kết, xử lý cũng như quy chịu trách nhiệm sẽ xuất
hiện.
Hai là, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chưa rõ ràng và hợp lý. Theo quy
định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, ba cơ quan chức năng Bộ Y tế, Bộ Công
Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chính trong việc
ban hành, quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế có những ngành
sản xuất co sự đan xen giữa ba lĩnh vực mà các cơ quan này phụ trách. Như vậy, cơ quan
nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, kiểm tra? Nếu không quy định rõ dễ
dẫn đến việc lạm quyền hay thoái thác trách nhiệm.
Ba là, hình thức tuyên truyền nghiêng về màu sắc tiêu cực. Mặc dù số trường hợp
vi pạm an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Người tiêu dùng có quyền được
biết về ấn đề này để cảnh giác khi lựa chọn sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở,
người sản xuất có tâm với nghề mang lại những sản phẩm chất lượng tốt. Nhưng trong
công tác tuyên truyền, các người đưa tin chỉ chủ yếu nhắm vào những thông tin tiêu cực
26

mà hạ tấp thông tin tích cực. Từ đó, dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang trong người
dân. Đồng thời, làm mất cơ hội vươn lên cho những người lao động chân chính.
Bốn là, quyền lợi của người tiêu dùng chưa đực chú trọng đúng mức. Hiện nay,
các quy định xử phạt chủ yếu nhầm vào cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm an toàn
thực phẩm nhưng chưa quan tâm đến quyền lợi của người thiệt hại. Chính vì vậy mà
người tiêu dùng ít đứng lên chỉ trích hành vi vi phạm.
Năm là, chi phí đầu tư cho công tác quản lý an toàn thực phẩm chưa tương xứng
với vai trò và mức độ vi phạm an toàn thực phẩm.
2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, nguyên nhân khách quan.
Cơ sở hạ tầng, trình độ kinh tế, khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp. Tư
tưởng sản xuất nông nghiệp vẫn còn ăn sâu vào một bộ phận người dân. Cơ sở sản xuất
nhỏ lẻ, phân tán nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra. Cách thức, công cụ sản
xuất một số nơi còn lạc hậu, thô sơ. Họ tự chế tạo và tiến hành sản xuất nên không đảm
bảo về mặt chất lượng. Xuất phát từ thói quen ăn uống của người dân. Do mức thu nhập
thấp nên nhiều người mặc dù biết thực phẩm đường phố, vỉa hè không đảm bảo chất
lượng nhưng họ vẫn chấp nhận. Công tác, ý thức bảo vệ môi trường không theo kịp với
tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài ra,
người dân sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích.
Nước ta có nhiều cửa khẩu nên việc quản lý, kiểm tra sản phẩm nhập khẩu khó
khăn. Do đó, thực phẩm bẩn tràn vào nội địa bằng những con đường này rất nhiều. Dân
số Việt Nam tang cao, nhất là ở những thành phố trung tâm dẫn đến nhu cầu thực phẩm
tăng. Trong khi đó, cơ chế quản lý không phát triển kịp nên việc sự dụng phải thực phẩm
bẩn là không tránh khỏi. Khoa học công nghệ chưa được người sản xuất chú trọng áp
dụng vì giá thành tương đối cao. Từ đó, năng suất và chất lượng sản phẩm không đáp
ứng được tiêu chuẩn của an toàn thực phẩm.
Hai là, nguyên nhân chủ quan.
Sự quan tâm về vấn đề an toàn thực phẩm của một số cơ quan chức năng chưa
cao. Một số nơi, chính quyền địa phương còn buông lỏng trong việc quản lý, kiểm tra
các cơ sở chế biến. Số khác lại có biểu hiện tham nhũng khi kiểm tra. Do chế tài xử lý
đối với cán bộ chưa làm tròn trách nhiệm chưa nặng và cụ thể nên dễ sinh ra trường hợp
đổ lỗi cho nhau. Lực lượng cán bộ thanh tra trong lĩnh vực an toàn thực phẩm còn ít nên
27

khả năng quản lý chỉ mang tính bao quát chứ chưa đi vào từng lĩnh vực, đối tượng cụ
thể. Hình thức xử phạt vi phạm chưa nghiêm nên thiếu tính rang đe. Một cơ sở có thể tái
vi phạm nhiều lần.
Nghiên cứu khoa học công nghệ để phục vụ cho việc phát hiện, xử lý vi phạm an
toàn thực phẩm chưa chú trọng. Chưa xây dựng những trung tâm nghiên cứu chuyên
nghiệp. Vì vậy, những cơ sở xa trung tâm khi vi phạm dễ bị buông lỏng vì không đủ cơ
sở pháp lý để buộc tội. Quy hoạch, xây dựng các khu sản xuất thực phẩm an toàn chưa
gắn liền với thị trường tiêu dùng nên không tạo được động lực cho người sản xuất. giá
thành của thực phẩm sạch thường cao hơn nên khó cạnh tranh với những thực phẩm
thông thường.
2.2. Phương hướng và giải pháp cơ bản của việc giải quyết tình trạng thực phẩm
bẩn ở Việt Nam hiện nay
Xuất phát từ thực trạng phân tích, kế thừa nội dung tích cực của tư tưởng pháp trị
và quan điểm Đảng và Nhà nước, tiêu luận xin đề xuất những phương hướng và giải
pháp cơ bản góp phần giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1. Phương hướng cơ bản giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện
nay
Một là, đảm bảo mối quan hệ pháp, thế, thuật và tính “biến pháp” trong giải quyết
thực phẩm bẩn.
Pháp, thế, thuật là những nội dung quan trọng trong tư tưởng pháp trị Hàn Phi Tử.
Ông không ghép đôi mà kết hợp sáng tạo ba yếu tố này trên nền tảng kế thừa tư tưởng
của các nhà tư tưởng đi trước. Đây được xem là một bước tiến trong học thuyết Pháp
gia. Quan điềm này còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Để giải quyết hiệu tình
trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam không đơn thuần là đưa ra quy định và áp dụng nguyên
si chúng vào đời sống mà nó cần kết hợp khéo léo pháp, thế và thuật.
Trước hết, muốn răn đe, giảm thiểu tình trạng thực phẩm bẩn, ổn định trật tự xã
hội thì cần có hệ thống pháp lý chặt chẽ, rõ ràng. Sau đó, đưa quy định vào đời sống
bằng những phương pháp, cách thức linh hoạt, sống động phù hợp với từng đối tượng cụ
thể. Thuật còn thể hiện qua việc nhìn người giao việc, phân định chức trách, nhiệm vụ
phù hợp với năng lực của từng cơ quan, cá nhân. Người nhận nhiệm vụ phải thật sự được
trao quyền hạn, tránh trường hợp “hữu danh vô thực” hay chồng chéo quyền hạn của
nhau. Nếu làm thế theo Hàn Phi là người lãnh đạo đã đánh mất cái thế của mình. Mà
không có quyền hạn, sức mạnh thì khó nói dân nghe.
28

Tuy nhiên, trong khi đề xuất giải pháp cần khắc phục hạn chế trong tư tưởng Hàn
Phi. Đó là trong thuật chọn người. Hàn Phi chỉ chú trọng vào tài năng mà bỏ mất nhân
phẩm, đạo đức. Đây là điều không nên. Vì nếu thiếu đạo đức thì người cán bộ có thể
không toàn tâm cho công việc, sinh ra lòng tham. Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Người có
đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức là kẻ ác”. Bên
cạnh đó, đặc biệt quan tâm đến vai trò giáo dục pháp luật trong đời sống nhân dân.
Luật pháp về giải quyết thực phẩm bẩn phải được xây dựng trên cơ sở thực tiễn.
Do đó, phân tích rõ thực trạng tình trạng này là điều quan trọng cần làm trước hết. Người
lập pháp không được đặt ý muốn chủ quan, sở thích cá nhân vào việc ban hành pháp luật.
Khi thực tiễn xã hội thay đổi thì tư tưởng nhà lãnh đạo, nội dung pháp luật cũng phải
thay đổi cho phù hợp. Tư tưởng này của Hàn Phi giống với quan điểm về mối quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội của chủ nghĩa mác xít.
Hai là, đảm bảo lợi ích của mỗi chủ thể trong quy định về vấn đề an toàn thực
phẩm.
Mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đề ra trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa
nghĩa là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, quyền lợi là
nhu cầu quan trọng của mỗi cá nhân. Hàn Phi cũng đã cho rằng pháp luật phải xuất phát
từ lợi ích của người dân, cho họ thấy cái ích lợi của pháp luật thì ắt họ sẽ làm theo. Do
đó, trong khi xây dựng quy định pháp luật cần đứng trên lập trường của nhiều phía: nhà
nước, người tiêu dùng, người sản xuất,…. để đảm bảo quyền lợi của từng đối tượng được
thực hiện chính đáng và không xâm phạm lẫn nhau. Đồng thời, hình thức xử phạt, khen
thưởng phải công bằng giữa các đối tượng. Tuy nhiên, trong pháp luật cần có tình người.
Vì thế, có quy định cụ thể cho những ngừi vi phạm chân thành sửa đổi.
Ba là, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật
về giải quyết thực phẩm bẩn.
Hệ thống các văn bản pháp lý về an toàn thực phẩm khi triển khai phải đảm bảo
phổ biến rộng rãi trong cả nước để người dân biết, hiểu và có ý thức thực hiện. cán bộ
lãnh đạo là người phải nắm rõ những quy định này để kịp thời giải quyết thắc mắc cho
người dân. Hiện nay, việc triển khai hệ thống văn bản về an toàn thực phẩm được thực
hiện khá tốt. Các văn bản được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp, người dân theo dõi
và đóng góp ý kiến.
2.2.2. giải pháp cơ bản giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn ở Việt Nam hiện nay
Một là, nhóm giải pháp về xây dựng, ban hành pháp luật
29

Hoàn thiện và cụ thể hóa hệ thống pháp luật an toàn thực phẩm. Hiện nay, văn
bản pháp lý an toàn thực phẩm rất nhiều những chưa đồng bộ. Vì vậy, cần rà soát về hệ
thống lại cho hợp lý trên từng lĩnh vực cụ thể như xử lý hành chính, xử lý dân sự, xử lý
hành sự. Về các chủ thể liên quan cần có quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng: chủ
thể trực tiếp sản xuất, chủ thể cung ứng nguyên liệu, chủ thể tiêu thụ thực phẩm và người
tiêu dùng. Bộ luật Hình sự cần được sửa đổi theo hướng cương quyết xử lý đối với các
hiện tượng cố tình vi phạm sau khi đã xử phạt hành chính. Hiện nay, một mặt hang thực
phẩm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường là thực phẩm chức năng. Nhiều cá nhân,
tổ chức rao bán thực phẩm này trên rất trang thông tin đại chúng. Tuy nhiên, pháp luật
về an toàn thực phẩm vẫn chưa có quy định cụ thể về việc kiểm tra, buôn bán thực phẩm
này. Vì vậy, trước thực tiễn thay đổi, cần sớm ban hành Luật quản lý thực phẩm chức
năng để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức hỏe người tiêu dùng. Đối với
những thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cần có hình thức nghiêm
cấm và xử phạt nghiêm trọng đối với hành vi buôn bán cho người dưới 18 tuổi.
Đối với người vi phạm an toàn thực phẩm nhưng có thiện chí thay đổi thì pháp
luật nên giảm nhẹ hình phạt. Một trong những hình phạt đề xuất đó là trực tiếp tham gia
hoạt động công ích xã hội và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp
lợi dụng sự khoan hồng của pháp luật để ngụy tạo thì pháp luật nhấn mạnh với những
trường hợp tái phạm sẽ xử lý đặc biệt nghiêm trọng.
Lập quy định, chính sách khen thưởng cho những người có công tố giác hành vi
vi phạm an toàn thực phẩm. Bên cạnh khen thưởng về vật chất và tinh thần, pháp luật
còn cần đảm bảo bảo độ an toàn cho người báo án. Vì nguyên nhân chính mà người dân
ngại tình báo chính là sợ trả thù từ cá nhân, cơ sở vi phạm. Làm tốt vấn đề này sẽ là phát
huy hiệu quả phòng chống thực phẩm bẩn trong toàn dân.
Đi đối với quy định xử phạt để giảm thiểu thực phẩm bẩn là việc tang cường thực
phẩm sạch, an toàn để kịp thời phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Do đó, rà soát, hoàn
thiện cơ chế, chính sách về liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chính sách hỗ trợ
phát triển các mô hình chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với
thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu để từ đó nhân rộng ra cả nước. Để tang
năng suất sản phẩm, kiểm định chính xác hàm lượng chất hóa học thì phải áp dụng khoa
học – kỹ thuật tiên tiến. Muốn vậy, nâng cao cơ chế pháp lý nói chung, chính sách khuyến
khích phát triển công nghệ nông sản nói riêng. Giảm bớt những thủ tục rờm rà để thúc đẩy
30

các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xử lý
nước thải và chợ nông thôn.

Hai là, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện


Trước hết, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là của chính quyền địa
phương. Quy định vào giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan chính quyền ở các cấp.
Tại Trung ương, quyền hạn, trách nhiệm phân rõ giữa các bộ: Bộ Nông nghiệp và [hát
triển Nông thôn, Bộ Công thương và Sở Y tế. Đối với những mặt hang đặc biệt thì bộ
nào chịu ảnh hưởng nhiều sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý.
Tại địa phương, giao quyền kiểm tra, xử lý cụ thể cho một cơ quan. Điều này sẽ tránh
được tình trạng ứ đọng hay nguội dần cho qua. Phát huy hiệu quả công cụ đắc lực này
sẽ giảm bớt gánh nặng cũng như sự chồng chéo trong công việc cho cơ quant rung ương.
Ngoài ra, các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu
sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an
toàn; kết nối người tiêu dùng với thực phẩm an toàn.
Về biện pháp tuyên truyền, tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho
người dân cũng như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Bên cạnh những
bài viết phơi bày vụ việc thực phẩm bẩn thì cần tang cường các thông tin về những cơ
sở sản xuất thực phẩm an toàn, uy tín để tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ trong người dân.
Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là ý thức của người tiêu dùng
trong chọn lựa thực phẩm. Do đó, bên cạnh công tác tuyên truyền thì công tác giáo dục
cũng cần đẩy mạnh. Công tác này không nên chỉ bắt từ người lớn mà cần tiếp cận từ
những học sinh trên ghế nhà trường. Vì đây chính là bộ phận có nguy cơ dễ bị xâm hại
từ thực hẩm bẩn. Hàng loạt vụ việc ngộ độc tập thể ở trường học mà đối tượng là học
sinh chính là lời cảnh cáo.
Phát huy vai trò của nhân dân trong việc đấu tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm
quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm. Các bộ, ngành, chính quyền cần thâm nhập đời
sống của người dân, quan sát, nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của họ. Đồng thời
xây dựng cơ chế phù hợp (như đường dây nóng) để tiếp nhận phản ánh của nhân dân,
báo chí về vi phạm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh,
khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh
thực phẩm không an toàn. Hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ làm
cơ sở khoa học cho công tác xử lý thực phẩm bẩn; hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các
31

tổ chức kỹ thuật về an toàn thực phẩm và các đơn vị, địa phương khác trong chia sẻ thông
tin và xử lý vấn đề này.
Ba là, nhóm giải pháp về nguồn lực
Để có nguồn lực dòi dào và chất lượng phục vụ cho việc quán lý, kiểm tra thực
phẩm cần phải xuất phát từ việc đào tạo nguồn lực cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo
tại các trường đại học với những ngành liên quan đến thực phẩm. Đối với cán bộ đầu
vào, bên cạnh mở rộng nguồn dự tuyển thì khâu tuyển chọn rất quan trọng. Công tác
tuyển chọn thực hiện nghiêm tục, chặt chẽ nhưng không nên cứng nhắc để tránh đánh
mất nhân tài. Người được tuyển chọn phải đảm bảo cả đức và tài. Chính sách khen
thưởng, tiền lương đúng người đúng việc. Tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp vụ,
khoa học công nghệ; tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm an toàn
thực phẩm tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học.
Về nguồn chi phí, bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm theo dự toán; tăng cường công tác thanh tra chuyên
ngành an toàn thực phẩm. Sớm có phương án kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực
phẩm theo hướng cho phép các địa phương chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi
phạm an toàn thực phẩm và có kinh phí tăng cường từ ngân sách nhà nước bảo đảm đáp
ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực
phẩm không an toàn. Ngoài nguồn chi phí trích từ xử phạt, nhà nước cần xã hội hóa, đa
dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý
chất lượng an toàn thực phẩm; đảm bảo lợi ích của mỗi chủ thể trong quy định về vấn đề
an toàn thực phẩm.
Tuy mỗi nhóm giải pháp giữ một trò riêng trong việc giải quyết tình trạng thực phẩm
bẩn ở Việt Nam hiện nay nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhóm giải
pháp ban hành là cơ sở cho nhóm giải pháp thực hiện và nguồn lực. Còn nhóm giải pháp
thực hện và nguồn lực chính là phương tiện để đảm bảo các văn bản pháp luật an toàn
thực phẩm được vật chất hóa. Do đó, cần phải thực hiện đồng bộ cả ba nhóm giải pháp
trên mới mang lại hiệu quả cao trong việc đẩy lùi thực phẩm bẩn.
32

Kết luận
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử là một trong những tư tưởng triết học lớn của
Trung Hoa cổ đại nói riêng và triết học phương Đông nói chung. Triết học của ông đề
cập nhiều vấn đề nhưng trọng tâm là tư tưởng pháp trị trong đường lối trị nước. Đây à
tiếng nói đại diện cho giai cấp đại chủ mới xuất hiện trong xã xã hội Trung Hoa thời kỳ
xuân thu – chiến quốc. Khác với những nhà Triết học Nho gia, Đạo gia chủ trương sử
dụng nhân, đức, lễ giáo để bình loạn, ông chủ trương dùng pháp để trị quốc. pháp chính
là những quy định mà vua ban ra mang tính bắt buộc mọi người tuân theo. Do đó, pháp
là công cụ đắc lực, nắm nó trong tay nhà vua có thể xoay chuyển mọi tình thế. Bên cạnh
pháp, Hàn Phi còn kết hợp khéo thuật và thế. Thuật chính là phương pháp, thủ thuật,
cách thức, mưu lược để điều khiển công việc và dung người một cách triệt để và tận tâm.
Thuật bao gồm tâm thuật và kỹ thuật. Thế là vương quyền, sức mạnh của người lãnh
đạo. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, muốn
thành công trong trị nước thì vua cần kết hợp khéo léo ba yếu tố này, trong đó, pháp giữ
vai trò chủ đạo. Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi ra đời do điều kiện thực tiễn quy định
chứ không phải ý muốn chủ quan của nhà tư tưởng. Giá trị của học thuyết vẫn còn vẹn
nguyên trong xã hội hiện nay.
Thực phẩm luôn là nhu cầu thiết yếu cho con người. Nhiệm vụ ổn định và phát triển
nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong mọi thời
đại. Do đó, Nhà nước, các Bộ, ngành đã đẩy mạnh công tác chống thực phẩm bẩn, nâng
cao chất lượng quy trình sản xuất thực phẩm thông qua hệ thống pháp lý, các cuộc thanh
tra, xử lý vi phạm. Mặc dù số lượng thực phẩm bẩn có giảm đi nhưng cơ chế ban hành,
thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm vẫn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, kế thừa tư
tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đề tạo tiền đề cơ sở lý luận hoàn thiện hệ thống pháp luật
an toàn thực phẩm là việc làm có ý nghĩa.
Trên cơ sở thực trạng thực phẩm bẩn, giải quyết thực phẩm bẩn và vận dụng sáng tạo tư
tưởng pháp trị, tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp cơ bản sau: đảm bảo mối quan hệ
pháp, thế, thuật và tính “biến pháp” trong giải quyết thực phẩm bẩn; đảm bảo quyền lợi
của các chủ thể liên quan đến kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; đảm bảo tính công khai,
minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết thực phẩm bẩn. Trên cơ
sở phương hướng này, tiểu luận đã trình bày ba nhóm giải pháp cơ bản: nhóm giải pháp
33

về ban hành pháp luật an toàn thực phẩm; nhóm giải pháp về thực hiện pháp luật an toàn
thực phẩm; nhóm giải pháp về nguồn lực thiết yếu để thực hiện vấn đề giải quyết tình
trạng thực phẩm bẩn. Phương hướng và giải pháp trên đây đã khắc phục những hạn chế
trong tư tưởng pháp trị như phủ nhận đạo đức; tuyệt đối hóa vai trò của pháp luật; xem
nhẹ giáo dục và sức mạnh quần chúng nhân dân. Các nhóm giải pháp quan hệ mật thiết
với nhau. Vì vậy, trong công tác giải quyết tình trạng thực phẩm bẩn cần thực hiện đồng
bộ các nhóm giải pháp.

You might also like