Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

HỘI THẢO CUỐI CÙNG

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG


ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG
ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO CUỐI CÙNG
DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI VÀO HỆ
THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

Thời gian: 8.00am-12.00am ngày 21 tháng 04 năm 2015

Địa chỉ: Văn phòng EVNCPC, 393 Trưng Nữ Vương – Đà Nẵng

Chương trình làm việc:

08.00-08.10 Giới thiệu Chương trình hội nghị và Ô. Nguyễn Văn Đức
thành phần tham gia
Trưởng ban kỹ thuật - EVNCPC

08.10-08.20 Phát biểu chào mừng của lãnh đạo Ô. Nguyễn Thành
EVNCPC
Phó tổng giám đốc - EVNCPC

08.20-08.30 Phát biểu chào mừng của lãnh đạo Ô. Bek Chee Jin
ICASEA
Giám đốc hoạt động - ICASEA

08.30-08.45 Giới thiệu sơ lược về dự án Ô. Vũ Quang Đăng


Cán bộ dự án - ICASEA

08.45-09.45 Báo cáo chỉnh sửa Tiêu chuẩn đấu nối Ô. Nguyễn Đình Quang
hệ thống điện mặt trời lắp mái vào hệ
Tư vấn dự án - IES
thống điện

09.45-10.00 Nghỉ giải lao

10.00 – 10.45 Báo cáo chỉnh sửa Quy định trao đổi Ô. Nguyễn Đình Quang
điện hai chiều cho hệ thống điện mặt
Tư vấn dự án - IES
trời lắp mái vào hệ thống điện

10.55-11.45 Thảo luận toàn hội nghị về Tiêu chuẩn Chủ trì: Ô. Huỳnh Hồng Tấn
đấu nối và Quy định trao đổi điện hai Trưởng đại diện ICASEA tại Việt
chiều cho hệ thống điện mặt trời lắp Nam
mái vào hệ thống điện

11.45-11.55 Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Ô. Đinh Thế Phúc
điều tiết điện lực (ERAV)
Phó Cục trưởng - ERAV

11.55-12.00 Phát biểu bế mạc Ô. Nguyễn Thành


Phó tổng giám đốc - EVNCPC

12.00-13.30 Ăn trưa EVNCPC mời


HỘI THẢO CUỐI CÙNG
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

❶ Giới thiệu dự án

Ông Vũ Quang Đăng, ICASEA

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015


4/16/2015

Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ


thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc
gia Việt Nam
Vũ Quang Đăng – Hiệp hội Đồng quốc tế khu vực Đông Nam Á

Thành phố Đà Nẵng, ngày 21 tháng 04 năm 2015

013

1. Giới thiệu dự án

2 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang
Đăng

1
4/16/2015

3
Thông tin chung về dự án

Tên dự án: Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt
trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia
Chủ đầu tư: ICASEA, EVNCPC, DECC
Tư vấn trong nước: Viện khoa học năng lượng Việt Nam
(IES)
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Quý 3 năm 2014 đến Quý
1 năm 2015
Cơ sở pháp lý: Công văn số 3458/EVN-KTSX+KHCNMT
ngày 4/9/2014 bởi EVN (nằm trong Chương trình lưới điện
thông minh quốc gia)

3 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng

4
Thông tin chung về dự án

Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điện mặt trời lắp mái
nối lưới

Sản phẩm chính:

- Bản thảo Tiêu chuẩn đấu nối của hệ thống điện mặt
trời lắp mái;

- Bản thảo quy định trao đổi điện năng hai chiều

4 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng

2
4/16/2015

5
Thông tin chung về dự án

Lễ ký MOU Hội nghị khởi động dự án


ngày 7 tháng 8 năm 2014 ngày 3 tháng 10 năm 2014

5 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng

6
Thông tin chung về dự án

Hội thảo tư vấn lần 1 Hội thảo tư vấn lần 1


ngày 7 tháng 1 năm 2015 ngày 7 tháng 1 năm 2015

6 Giới thiệu dự án Xây dựng tiêu chuẩn đấu nối Hệ thống điện mặt trời lắp mái vào Hệ thống điện quốc gia Việt Nam, Vũ Quang Đăng

3
HỘI THẢO CUỐI CÙNG
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
LẮP MÁI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM

❷ Kết quả nghiên cứu và Đề xuất Tiêu


chuẩn đấu nối và cơ chế trao đổi điện năng
hai chiều của điện mặt trời lắp mái vào hệ
thống điện

Ông Nguyễn Đình Quang (IES)

Đà Nẵng, ngày 21 tháng 4 năm 2015


16/04/2015

DỰ THẢO BÁO CÁO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT TRỜI
& QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU
DỰ ÁN "DEVELOPMENT OF NATIONAL INTERCONNECTION
STANDARDS AND NET METERING FOR ROOFTOP SOLAR PV
IN VIETNAM"

TS. Nguyễn Đình Quang: Đại diện nhóm tư vấn

NỘI DUNG

v THÔNG TIN CHUNG


v PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT
TRỜI
v PHẦN 2: DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG
HAI CHIỀU
v PHẦN 3: MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN HTĐMT LẮP MÁI

1
16/04/2015

THÔNG TIN CHUNG


Vĩ độ: 8o10’ - 23o24’ Bắc
TXMT: 4 - 5 kWh/m2/ngày
Số giờ nắng: 1600 - 2700 giờ/năm

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Viện


KHNL, 2014)

THÔNG TIN CHUNG

~4
MWp

25% -
ĐMT
nối lưới

75% - Tình hình phát triển ĐMT nối lưới ở VN


ĐMT
độc lập

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu của Viện KHNL, 2014)

2
16/04/2015

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, công nghệ điện mặt trời nối lưới đang ngày càng được ứng
dụng nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể có sự phát triển cao hơn
tương xứng với tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, chính phủ
cần nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển điện mặt
trời nối lưới.

Dự thảo “Tiêu chuẩn đấu nối điện mặt trời” và "Quy định trao đổi
điện năng hai chiều" này là tài liệu tham khảo nhằm mục đích đề
xuất giải pháp đấu nối và mua bán điện mặt trời quy mô vừa và nhỏ
vào lưới điện địa phương với chính sách phù hợp cho cả người tiêu
dùng và công ty điện lực.

PHẦN 1:
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ĐIỆN MẶT TRỜI

3
16/04/2015

GIỚI THIỆU CHUNG

- Sự cần thiết phải có Tiêu chuẩn kỹ thuật cho HTĐMT kết nối với lưới điện:
Sự tham gia của HTĐMT sẽ ảnh hưởng (tích cực hoặc tiêu cực) đến chất
lượng điện áp, tần số, độ tin cậy và chế độ làm việc của lưới điện.
- Yêu cầu kết nối HTĐMT sẽ bao gồm các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về thủ
tục cấp phép kết nối
- Yêu cầu kỹ thuật áp dụng đối với cả nhà đầu tư và tổ chức quản lý lưới điện.

Sơ đồ nguyên lý kết nối HTĐMT với lưới điện

Pin mặt trời Pin mặt trời

Thanh góp DC
Inverter

Hộp đấu nối


Inverter
Thanh góp AC
Thanh góp AC

Điểm đấu nối Điểm đấu nối

Phụ tải Phụ tải

Lưới điện Lưới điện

4
16/04/2015

Sơ đồ nguyên lý kết nối HTĐMT với lưới điện

Sơ đồ nguyên đặt vị trí công tơ

TIÊU CHÍ ĐẤU NỐI


Công suất đấu nối & điện áp đấu nối
Sổ tay kỹ thuật sẽ chỉ áp dụng cho các Hệ thống điện mặt trời có
công suất vừa và nhỏ (roof-top PV) kết nối với lưới điện phân phối
hạ thế.
- Lưới hạ thế 1 pha: 230V
- Lưới hạ thế 3 pha: 380V

Công suất phát cực đại Lưới áp dụng Điện áp đấu nối

SPV ≤ 3 kVA Hạ thế 1 pha 230 V

SPV ≥ 3kVA Hạ thế 3 pha 380 V

(*) Lấy thêm ràng buộc so với SPV ≤ 30% STBA vì thông thường theo qui định TBA không
được phép vận hành non tải 30%. Cần ý kiến hội nghị sẽ lấy giới hạn trên của HTĐMT ??

5
16/04/2015

ĐIỆN ÁP VÀ TẦN SỐ

Điện áp Tần số Vận hành

90-105% 49.5 – Liên tục


50.5 Hz
90-110% 48 - 49.5 Khả năng
Hz vận hành
trong 10’

90-110% 50.5 – 52 Khả năng


Hz vận hành
trong 1’

HỆ SỐ CÔNG SUẤT

Công suất tác dụng: khuyến khích HTĐMT phát công suất tối đa cho
lưới điện

HTĐMT không phát công suất phản kháng vào lưới nhưng khuyến
cáo rằng HTĐMT phải có khả năng hoạt động thích ứng được trong
phạm vi hệ số công suất dao động

6
16/04/2015

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

Xác định dựa Giới hạn dựa trên Các giới hạn
trên
Dao động IEC 61400 - 21 : IEEE 519-1992 Dao động điện áp do vận hành
điện áp 2008 đóng cắt < 3%
Nhấp nháy IEC 61000-4-15 Thông lệ quốc tế Pst = 1
tốt nhất và IEC Plt = 0,8
61000-3-7 và TT32

Sóng hài IEC 61400 – 21 IEEE 519-1992 Đối với lưới hạ thế áp dụng :
: 2008 và IEEE THDV < 5%
519 - 1992
Méo dạng điện áp riêng < 3%

Cân bằng pha: HTĐMT nối với lưới điện trong chế độ làm việc
bình thường không được phép gây nên lệch pha mà thành phần thứ
tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh
định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải.

Sự xâm nhập của dòng một chiều (DC) vào lưới điện xoay chiều
(AC): tại đầu ra của inverter nối với lưới điện chung, giới hạn
dòng DC xâm nhập không được vượt quá 0.5%.

Nối đất:
- Đối với HTĐMT kết nối 1 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo
phương thức nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối
- Đối với HTĐMT kết nối 3 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo
phương thức nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối.
Nếu có nối đất riêng tại điểm trung tính tại HTĐMT phải có sự
đồng ý của bên quản lý lưới điện.

7
16/04/2015

Phương thức bảo vệ:


Yêu cầu chung :
a. Bảo vệ các hệ thống điện phân phối hạ áp khi có những sự
cố bắt nguồn từ HTĐMT, nó bao gồm sự cố trong nội bộ các
phần tử thuộc HTĐMT.
b. Ngắt kết nối HTĐMT khi sự cố về phía hệ thống điện phân
phối.
c. Phối hợp bảo vệ hệ thống phân phối và HTĐMT khi xuất
hiện các trường hợp hoạt động bất thường từ 2 phía để hạn
chế thiệt hại và tăng hiệu quả sử dụng.
d. Tất cả các phương thức và sơ đồ bảo vệ các HTĐMT phải
hoàn toàn tách biệt với các sơ đồ bảo vệ phía lưới điện mà
HTĐMT kết nối.
(chi tiết xem trong phần phụ lục)
Tự đóng lại:
Điều kiện tự đóng lại cần tuân thủ theo Điều 43 tại Thông tư 32 và
phải phối hợp với sơ đồ bảo vệ bên phía lưới phân phối hạ thế.

Sự cố lặp lại:
Do sự cố trong lưới phân phối là tương đối thường xuyên, dự kiến
các HTĐMT phải có khả năng chịu được sự cố lặp lại bên phía lưới
điện kết nối.

Chống sét lan truyền:


Vị trí của chống sét phải phù hợp với sơ đồ đấu nối. Đối với
HTĐMT công suất vừa và nhỏ vị trí đặt chống sét lan truyền nên đặt
tại thanh góp (tủ) đấu nối với lưới điện về phía HTĐMT.

Chống sét đánh trực tiếp:


Kết hợp chống sét đánh trực tiếp bằng thiết bị thu sét (kim thu sét)
và các varistors lắp tại các hộp đầu nối của tấm pin MT.

Phương tiện ngắt kết nối:


Cần có trang bị đóng, ngắt kết nối với lưới điện phía bên phía lưới
điện kết nối nhằm phục vụ cho các trường hợp lắp đặt sửa chữa
HTĐMT và sửa chữa bên lưới điện.

8
16/04/2015

Hệ thống hiển thị cảnh báo:


- Công suất (dòng điện) phát tại cửa ra inverter và điểm kết nối.
- Điện áp tại đầu ra inverter, điện áp điểm kết nối.
- Hệ số cos φ.
- Trị số dòng trung tính (trường hợp kết nối 3 pha).
- Ngoài ra có hiển thị dòng điện và điện áp DC phía đầu vào
inverter.
Thông tin liên lạc và giám sát vận hành:
Hệ thống thông tin liên lạc của HTĐMT thực hiện theo Điều 40 của
Thông tư 32.
Theo yêu cầu của Điều 84 của Thông tư 32, HTĐMT và cơ sở
quản lý lưới điện sẽ đạt được một sự đồng thuận về chế độ trao
đổi thông tin phù hợp với các thoả thuận đấu nối.

HTĐMT Đấu nối 3 pha

HTĐMT Đấu nối 3 pha

9
16/04/2015

THỦ TỤC ĐẤU NỐI


Hồ sơ xin đấu nối của Hệ thống ĐMT

Xử lý đơn xin đấu nối

Nghiên cứu đánh giá tác động lưới điện

Cung cấp đề nghị

Đánh giá chi tiết hồ sơ đấu nối

Nghiệm thu và đấu nối

Trách nhiệm và chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu

Thông tin điểm đấu nối

PHẦN 2:
DỰ THẢO
QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU

10
16/04/2015

Trao đổi điện năng hai chiều

Khái niệm:
Trao đổi điện năng hai chiều là một quy định hướng tới người tiêu dùng
điện, theo đó điện năng được sản xuất từ hộ tiêu dùng đủ năng lực sản
xuất điện nối lưới và cung ứng cho các doanh nghiệp phân phối điện địa
phương để đáp ứng việc cung cấp điện đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng trong thời gian áp dụng thanh toán.

Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho các trạm điện mặt trời nối lưới công suất vừa và nhỏ lắp đặt
trên mái nhà tại Việt Nam.

Phương thức mua bán điện


Dựa trên chỉ số Công tơ hai chiều hằng tháng, ta có cách tính toán như sau:
Giả sử:
Lượng điện năng tiêu thụ là A (kWh)
Lượng điện năng sản xuất là B (kWh)
Cân bằng điện năng C = A - B (kWh)
+ Nếu C<0 (sản xuất> tiêu thụ), hộ gia đình sẽ nhận được số tín chỉ năng lượng tương
ứng. Số tín chỉ này sẽ được cộng dồn qua các tháng và sẽ được thanh toán vào tháng
cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng theo công thức sau:

Trong đó:
Ti là số tín chỉ năng lượng trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 của chu kỳ quy đổi.
Tnăm là số tín chỉ năng lượng tích lũy trong suốt 12 tháng của chu kỳ quy đổi.
Để khuyến khích việc sử dụng điện mặt trời nối lưới cần có chính sách hỗ trợ giá bán
điện mặt trời đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, đơn giá quy đổi đề
xuất áp dụng luôn luôn bằng với đơn giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất (là bậc 6
bằng 2.587 VNĐ/kWh ở thời điểm hiện tại).

11
16/04/2015

Phương thức mua bán điện

+ Nếu C > 0 (sản xuất<tiêu thụ), hộ gia đình sẽ mua điện từ phía công ty điện lực với
giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính dựa theo quyết định 28/2014/QĐ -TTg ngày
7/4/2014 ở thời điểm hiện tại (nhưng có thể sẽ được thay đổi theo giá điện mới khi có
quy định mới của Chính phủ).

+ Trong cả hai trường hợp nên có chính sách khuyến khích cho nhà đầu tư khi sản
lượng điện thu được từ HTĐMT lớn:
Ø C < 0: giá mua điện sẽ tăng khi sản điện mặt trời phát tăng (lũy tiến như giá bán của
EVN).
Ø C < 0: sẽ hỗ trợ giảm giá khi sản điện mặt trời phát tăng (có thể cũng hỗ trợ giảm gía
tính theo mức sản lượng điện mặt trời thu được.

Đây là một hình thức khuyến khích và hỗ trợ cho nhà đầu tư điện mặt trời. Tăng tính
hấp dẫn và thu hút nhà đầu tư (các hộ phụ tải) có điều kiện tham gia đầu tư phát triển
ĐMT.

Mẫu hóa đơn tiền điện


1. Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Địa chỉ: Từ ngày Đến ngày
Điện thoại:
Tên khách hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Thời gian phục vụ Số ngày Chỉ số công tơ
Mã công tơ Mã phục vụ thanh Điện năng
Từ Đến Cũ Mới
toán

Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4115 4536 421

Sản xuất (kWh) 1 30 30 2956 3068 112

Cân bằng (kWh) 1 30 30 309

Tín chỉ (kWh) 1 30 30 0


Thành tiền (Nghìn VNĐ) 533.84992
Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ) 53.384992
Tín chỉ tích lũy (kWh) 56
Thành tiền (Nghìn VNĐ) 134.344
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) 587.234912
Ghi chú: Số tín chỉ tích lũy 56 là số giả định kết quả cộng dồn từ các tháng trước tháng ghi trong hóa đơn tính đến thời điểm
thanh toán

12
16/04/2015

Mẫu hóa đơn tiền điện


2. Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Địa chỉ: Từ ngày Đến ngày
Điện thoại:
Tên khách
hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Số ngày
Thời gian phục vụ Chỉ số công tơ
Mã công tơ Mã phục vụ thanh Điện năng
Từ Đến toán Cũ Mới

Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4536 4696 160

Sản xuất (kWh) 1 30 30 3068 3335 267


Cân bằng (kWh) 1 30 30 -107
Tín chỉ (kWh) 1 30 30 107
Thành tiền (Nghìn VNĐ) 0
Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ) 0
Tín chỉ tích lũy (kWh) 163
Thành tiền (Nghìn VNĐ) 391.037
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) 0

Mẫu hóa đơn tiền điện


3. Mẫu hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Địa chỉ: Từ ngày Đến ngày
Điện thoại:
Tên khách hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Số ngày
Thời gian phục vụ Chỉ số công tơ
Mã công tơ Mã phục vụ thanh Điện năng
Từ Đến toán Cũ Mới
Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4696 4859 163
Sản xuất (kWh) 1 30 30 3335 3426 91
Cân bằng (kWh) 1 30 30 72
Tín chỉ (kWh) 1 30 30 0
Thành tiền (Nghìn VNĐ) 99.493
Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ) 9.9493
Tín chỉ tích lũy (kWh) 163
Thành tiền (Nghìn VNĐ) 391.037
Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn VNĐ) -281.5947

Ghi chú: Tổng số tiền thanh toán âm "-" nghĩa là hộ tiêu dùng sẽ được nhận lại số tiền tương ứng từ công ty
điện lực địa phương. Số tiền này sẽ được khấu trừ vào hóa đơn tiền điện tháng sau của khách hàng.

13
16/04/2015

Tóm tắt thủ tục áp dụng quy định trao đổi điện năng hai chiều
- Bước 1: Đánh giá khả năng ứng dụng trạm điện mặt trời nối lưới sử dụng quy định trao
đổi điện năng hai chiều.
Bạn cần quyết định công nghệ thân thiện môi trường nào là thích hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Hiện tại đã có một số đơn vị tư vấn như Sở Khoa học công nghệ, các công ty kinh doanh trong
lĩnh vực này sẽ giúp đỡ bạn trong việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, giá cả và lợi ích của từng
loại công nghệ mà bạn có thể áp dụng.
- Bước 2: Đăng ký lắp đặt
Bạn cần liên hệ với công ty điện lực địa phương để xin giấy phép kinh doanh, giấy phép mua bán
điện hai chiều và các quy định liên quan đến việc ứng dụng trạm điện mặt trời nối lưới sử dụng
công tơ hai chiều.
-Bước 3: Thương thảo hợp đồng với công ty điện lực địa phương
-Bước 4: Kí kết hợp đồng
-Bước 5: Mua sắm thiết bị
Bạn cần liên hệ với nhà cung cấp để mua sắm các thiết bị cần thiết cho hệ thống của bạn.
- Bước 6: Lắp đặt và kiểm nghiệm
Cần phải có đơn vị cung cấp đến lắp đặt hệ thống phát điện mặt trời cho bạn để đảm bảo rằng
chúng được lắp đặt hoàn toàn chính xác.
- Bước 7: Xin giấy phép hoạt động điện lực và kiểm duyệt từ công ty điện lực địa phương
- Bước 8: Kết hợp cùng đơn vị cung cấp, công ty điện lực địa phương đánh giá chất lượng
hệ thống điện mặt trời nối lưới đã lắp đặt
- Bước 9: Thanh toán

Công tơ hai chiều kiến nghị sử dụng


1. Công tơ điện xoay chiều 1 pha DT01P80 - RF

2. Công tơ điện xoay chiều 3 pha DT03P-RF

14
16/04/2015

Một số trạm điện mặt trời nối lưới tại Đà Nẵng


1. Trạm điện mặt trời nối lưới 1,5 kWp: Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tư vấn
chuyển giao công nghệ Đà Nẵng - Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng
(Danang Energy Conservation and Technology Consultant Center)
Địa chỉ: Số 51A Lý Tự Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng.

2. Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp:


Xưởng sản xuất điện tử - Công ty Công nghệ
Thông tin Điện lực miền Trung
Địa chỉ: Đường số 5 KCN Hòa Cầm,
Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
3. Trạm điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp:
Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng
Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

Đề xuất chính sách hỗ trợ lắp đặt HTĐMT


1. Chính sách hỗ trợ giá: Ví dụ trước mắt có thể áp dụng luôn giá điện mà EVN có
thể mua của HTĐMT khi có số điện năng dư phát lên lưới điện bằng với đơn giá
bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất của đơn giá bán lẻ điện của EVN: 2.587
VNĐ/kWh (tương ứng bậc 6 ở thời điểm hiện tại).
2. Xây dựng chương trình hỗ trợ giá cho người dân khi mua sản phẩm để đầu tư
điện mặt trời.
3. Chính sách thuế:
- Thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá, thiết bị thuộc danh
mục các thiết bị phục vụ cho HTĐMT
- Giảm thuế VAT và thuế thu nhập khi có bán điện từ nguồn ĐMT
4. Ngoài ra, nên xem xét ban hành thêm các ưu đãi khác về hạ tầng đất đai cho các
dự án điện mặt trời nối lưới quy mô lớn trong tương lai:
+ Đơn giản hóa thủ tục xin phép đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chủ đầu
tư HTĐMT.
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án điện mặt trời được theo
quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu
đãi đầu tư.
+ Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm ưu tiên phê duyệt và cấp diện tích đất để chủ đầu tư có thể thực
hiện dự án đầu tư .

15
16/04/2015

CHÂN THÀNH CẢM ƠN

16
BÁO CÁO CHỈNH SỬA
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
ĐẤU NỐI VÀ QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI LẮP MÁI NỐI LƯỚI
TẠI VIỆT NAM

REVISED REPORT
"DEVELOPMENT OF NATIONAL INTERCONNECTION
STANDARDS AND NET METERING FOR ROOFTOP SOLAR
PV IN VIETNAM"

Nhóm tư vấn: TS. Nguyễn Đình Quang


TS. Nguyễn Thúy Nga
ThS. Vũ Minh Pháp

Hà Nội, 14/4/2015

1
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. 4


DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... 5
PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI ............................................. 7
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 7
GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 7
I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................. 7
II. GIỚI THIỆU ......................................................................................... 12
2.1. Cơ sở pháp lý..................................................................................... 12
2.2. Mục đích ........................................................................................... 12
2.3. Phạm vi ............................................................................................. 12
III. PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI Ở VIỆT NAM .......... 13
CHƯƠNG II ............................................................................................... 19
YÊU CẦU KẾT NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI VỚI LƯỚI ĐIỆN19
I. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI ... 20
1.1. Quy định chung ................................................................................. 20
1.2. Cấp điện áp đấu nối ........................................................................... 21
1.3. Quy định về công suất và phương thức đấu nối ................................. 22
II. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN
MẶT TRỜI ..................................................................................................... 22
2.1. Yêu cầu kỹ thuật chung ..................................................................... 22
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đấu nối Hệ thống ĐMT với lưới điện phân phối hạ
thế (0,4 kV) .................................................................................................. 23
III. THỦ TỤC ĐẤU NỐI ........................................................................... 30
3.1. Hồ sơ xin đấu nối của Hệ thống ĐMT ............................................... 30
3.2. Xử lý đơn xin đấu nối ........................................................................ 30
3.3. Nghiên cứu đánh giá tác động lưới điện............................................. 30
3.4 Cung cấp đề nghị ................................................................................ 31

2
3.5. Đánh giá chi tiết hồ sơ đấu nối .......................................................... 32
3.6. Nghiệm thu và đấu nối....................................................................... 32
3.7. Trách nhiệm và chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu ..................... 32
3.8. Thông tin điểm đấu nối ...................................................................... 33
PHẦN 2: DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU 34
1. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................... 34
2. MẪU HÓA ĐƠN .................................................................................... 35
2.1. Mua bán điện của khách hàng với công ty điện lực............................ 35
2.2. Mẫu hóa đơn tiền điện ....................................................................... 36
3. CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN ................................................................ 37
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ............................................. 38
I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI
NỐI LƯỚI ...................................................................................................... 38
II. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN
MẶT TRỜI NỐI LƯỚI ................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 42
PHỤ LỤC PHẦN 1......................................................................................... 44
PL.A. Thông tin và dữ liệu..................................................................... 44
PL.B. Định nghĩa sóng hài và nhấp nháy điện áp................................. 46
PL.C. Bảo vệ HTĐMT........................................................................... 46
PL.D. Sơ đồ nối HTĐMT ....................................................................... 51
PL.E. Đo thông số hoạt động trạm điện mặt trời nối lưới Trung tâm
Công nghệ Sinh học Đà Nẵng (Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP.
Đà Nẵng) từ ngày 2/9/2014 đến ngày 4/9/2014 .......................................... 54
PHỤ LỤC PHẦN 2......................................................................................... 55
PLA. Cấu trúc trạm điện mặt trời sử dụng công tơ hai chiều ............. 55
PLB. Công tơ hai chiều .......................................................................... 57
PLC. Một số trạm điện mặt trời nối lưới tại Đà Nẵng ......................... 67
PLD. Các trường hợp hóa đơn điện mặt trời nối lưới .......................... 72

3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ứng dụng ĐMT nối lưới tính đến 11/2014 tại Việt Nam
Bảng 1.2: Các tiêu chí đấu nối
Bảng 1.3: Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng điện (Dao động điện áp, Nhấp nháy và Giới
hạn sóng hài)
Bảng PL1C1: Điện áp hạ thế giới hạn cho phép khi có nhiễu loạn điện áp
Bảng 2.1: Đơn giá điện bậc thang áp dụng theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày
12/03/2015 của Bộ Công Thương
Bảng 2.2: Mẫu hóa đơn tiền điện
Bảng PL2D.1: Hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Bảng PL2D.2: Hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ
Bảng PL2D.3: Hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng
Bảng 3.1: Kết quả tính toán kinh tế sơ bộ cho dự án ĐMT nối lưới 10 kWp

4
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Phát triển điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam
Hình 1.2. Sản phẩm Pin mặt trời của Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ
Hình 1.3. Nhà máy sản xuất PMT của Công ty Cổ phần Năng lượng IREX
Hình 1.4. Nhà máy sản xuất PMT của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng
mặt trời Bo Viet
Hình 1.5. Ảnh hưởng điện áp của HTĐMT
Hình 1.6. Điện áp và tần số đề xuất của trạm điện mặt trời
Hình 1.7. Hệ số công suất
Hình PL1C1. HTĐMT được kết nối với hệ thống điện phân phối hạ thế
Hình PL1D1: Sơ đồ đấu nối HTĐMT
Hình PL1D3: Sơ đồ HTĐMT sử dụng inverter phân tán
Hình PL1D4: Đấu nối 1 pha HTĐMT
Hình PL1D5: Đấu nối 3 pha HTĐMT
Hình PL2A.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống
Hình PL2A.2: Các loại pin hiện có trên thị trường
Hình PL2A.3: Chi tiết giá đỡ hệ thống điện mặt trời lắp mái
Hình PL2B.1: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.2: Sơ đồ đấu dây công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.3: Đặc tính sai số của công tơ theo tải
Hình PL2B.4: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến
Hình PL2B.5: Chi tiết kích thước lắp đặt thiết bị công tơ DT01P80 - RF
Hình PL2B.6: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu DT03P-RF
Hình PL2B.7: Sơ đồ đấu dây công tơ DT03P-RF
Hình PL2B.8: Đặc tuyến sai số của công tơ theo tải
Hình PL2B.9: Chi tiết kích thước lắp đặt công tơ DT03P-RF
Hình PL2B.10: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến
Hình PL2C.1: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 0,5 kWp
Hình PL2C.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc

5
Hình PL2C.3: Một số hình ảnh của dự án Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp
Hình PL2C.4: Sơ đồ nguyên lý làm việc
Hình PL2C.5: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp

6
PHẦN 1: DỰ THẢO TIÊU CHUẨN ĐẤU NỐI

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT


Cấp điện áp Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được
sử dụng trong hệ thống điện. Bao gồm từ cấp hạ áp đến siêu cap
áp.
Điện áp hạ áp Mức điện áp danh định dưới 1000V
Điện trung áp Mức điện áp danh định được áp dụng cho lưới phân phối từ 1 kV
đến 35 kV
Công suất tác Tích của điện áp và dòng điện và cô sin của góc pha giữa chúng.
dụng hay MW Công suất tác dụng được ký hiệu P và đo bằng các đơn vị
Watt (W) và các bội số 103 của chúng như:
Kilowatt (kW) = 103 W
Mega Watt (MW) = 106 W
...
Công suất khả Công suất khả dụng của Hệ thống điện mặt trời là công suất phát
dụng cực đại thực tế của Hệ thống điện mặt trời có thể phát ổn định,
liên tục trong một khoảng thời gian xác định.
Điện năng Điện năng được sản xuất, sinh ra hoặc được cung cấp bởi một
nguồn điện trong một khoảng thời gian. Tích giữa công suất do
nguồn điện sinh ra với thời gian được gọi là điện năng. Điện năng
được đo theo đơn vị watt-giờ (Wh) hoặc bội số 103 của chúng, đó
là:
1kWh = 103 Wh
1MWh = 106 Wh, 1GWh = 109 Wh, 1 TWh = 1012 Wh
IDC Dòng điện một chiều IDC, đơn vị đo ampe hoặc bội số
1000A=1kA, (ký hiệu DC, viết tắt tiếng Anh là direct current,
được dùng như ký hiệu để chỉ 1 chiều)
IAC Dòng điện xoay chiều IAC, đơn vị đo ampe hoặc bội số
1000A=1kA, (ký hiệu AC, viết tắt tiếng Anh là anternating

7
current, là ký hiệu để chỉ xoay chiều)
UDC Điện áp một chiều UDC, đơn vị đo điện thế: volt hoặc bội số
1000V=1kV,
UAC Điện áp xoay chiều UAC, đơn vị đo điện thế: volt hoặc bội số
1000V=1kV,
Công suất phản Công suất phản kháng dòng năng lượng trao đổi giữa các kho điện
kháng cảm (L) và điện dung (C) trong mạch điện có các phần tử điện
cảm và điện dung. Công suất phản kháng được tính bằng tích số
của điện áp và dòng điện và sin của góc pha giữa chúng. Ký hiệu:
Q, đơn vị đo VAr hoặc các bội số như kVAr hoặc MVAr
Công suất biểu Công suất quy ước được biểu diễn S = P + JQ. Độ lớn tuyệt đối
kiến được tính bởi công thức S = √(P2 + Q2). Đơn vị công suất biểu
kiến được thể hiện bằng các đơn vị Volt-amps (VA) hoặc các bội
số như kVA, MVA
Dàn pin mặt trời Một hoặc nhiều tấm pin mặt trời được lắp đặt để chuyển đổi năng
(hoặc PV) lượng bức xạ mặt trời thành điện năng dưới dạng nguồn điện một
chiều. Chúng có thể được đấu nối tiếp hoặc song song để có thể
có được điện áp đầu ra phù hợp với sơ đồ thiết kế của hệ thống
ĐMT.
Bộ chuyển đổi Thiết bị chuyển đổi nguồn điện một chiều (DC) lấy từ hệ thống
điện DC/AC nối phát điện PMT (PV) thành nguồn điện xoay chiều (AC) có tần số
lưới – inverter bằng tần số của lưới điện (50Hz) (hay còn gọi là thiết bị nghịch
lưu hoặc inverter) và truyền tải công suất phát của dàn pin MT
vào lưới điện chung để cấp cho phụ tải tại chỗ hoặc cấp lên lưới
điện.
Phụ lục Một phụ lục kèm theo như một phần trong Sổ tay kỹ thuật
Tự đóng lại Đóng lại tự động của một thiết bị đóng cắt (thiết bị đóng cắt
không tiếp điểm hoặc có tiếp điểm) sau một thời gian định trước
theo sau một sự cố.
Thiết bị phụ trợ Các thiết bị phụ trợ cần thiết cho hoạt động của hệ thống điện mặt
trời vận hành.
Thông tư 12 Thông tư 12/2010/TT-BCT do Bộ Công Thương Việt Nam ban
hành
Thông tư 32 Thông tư 32/2010/TT-BCT do Bộ Công Thương Việt Nam ban
hành
Điểm đấu nối Điểm nối trang thiết bị, lưới điện của khách hàng có đầu tư

8
HTĐMT với lưới điện phân phối của đơn vị quản lý điện thông
qua các thiết bị đóng cắt và đo đếm điện.
Thỏa thuận đấu Thỏa thuận giữa các Đơn vị vận hành lưới điện phân phối và chủ
nối đầu tư trạm điện mặt trời.
DMS Các hệ thống quản lý lưới điện phân phối
Nhà điều hành Một người được cấp giấy phép để thực hiện các hoạt động phân
lưới phân phối phối điện phù hợp với các thỏa thuận cấp phép.
(DNO)
Hệ thống phân Hệ thống bao gồm các đường dây và thiết bị chuyển mạch được
phối sở hữu và/hoặc hoạt động ở mức điện áp bằng hoặc thấp hơn điện
áp trung thế, bằng một giấy phép phân phối cho các mục đích
phân phối điện từ một trạm biến áp lưới điện đến trạm biến áp
khác, hoặc đến hoặc từ bất kỳ liên kết nào bên ngoài, hoặc để
cung cấp cho khách hàng, bao gồm cả các nhà máy và thiết bị và
đồng hồ đo được sở hữu hoặc sử dụng bởi người được cấp phép
phân phối trong liên kết phân phối điện.
Nối đất Một cách sử dụng dây hoặc các vật dẫn điện để kết nối giữa các
thiết bị hoặc một phần thiết bị của lưới điện hoặc trạm điện có yêu
cầu nối đất phục vụ cho việc bảo vệ an toàn cho thiết bị và người.
Dao động điện áp Dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp
danh định trong thời gian dài hơn một (01) phút.
Mức nhấp nháy Giá trị được rút ra từ 12 lần đo thành công Mức nhấp nháy (ngắn
(Dài hạn) Plt hạn) trong khoảng thời gian hai giờ được tính theo công thức

1 12 3
Plt = 3 ∗∑
12 j =1 P stj

Mức nhấp nháy Giá trị đo trong vòng thời gian mười phút (10) bởi đồng hồ đo
(Ngắn hạn) Pst nhấp nháy theo IEC868.
Tần số Số chu kỳ dòng xoay chiều mỗi giây (thể hiện bằng Hertz_Hz),
mà hệ thống điện truyền tải/phân phối đang vận hành.
Sóng hài Điện áp và dòng hình sin có tần số là bội tích hợp của tần số cơ
bản.
Cô lập Quá trình theo đó một hệ thống điện được tách thành hai hay
nhiều phần, với các máy phát điện cung cấp tải kết nối với một số
các hệ thống riêng biệt.
Thiết bị đo đếm Thiết bị bao gồm đồng hồ đo đếm, biến dòng, biến điện áp và

9
thiết bị phụ trợ cho việc đo điện.
Hệ thống đo đếm Thiết bị và mạch được cài đặt để đo lượng điện xuất/nhập thông
qua một điểm kết nối.
Hệ số công suất Tỉ số giữa công suất tác dụng (kW) với công suất biểu kiến (kVA)
Bảo vệ Quy định để phát hiện các điều kiện bất thường trên hệ thống và
bắt đầu giải phóng sự cố và kích hoạt các báo động và chỉ dẫn.
Lưới điện phân Lưới điện phân phối hạ áp là phần lưới điện hạ áp cấp từ các trạm
phối hạ áp biến áp phân phối trung áp xuống cấp điện áp 0,4kV, có nối đất
trung tính. Bao gồm các đường dây hạ áp 3 pha và 1 dây trung
tính.
Dao động điện áp Thay đổi biên độ điện áp trên hoặc dưới giá trị danh định của điện
áp trong thời hạn quy định.
Hệ thống điều Hệ thống điều khiển tập trung tại một HTĐMT để điều chỉnh điện
chỉnh điện áp áp bằng cách điều khiển các thiết bị phụ trợ để có thể thay đổi chế
độ tiêu thụ hoặc phát công suất phản kháng.
Máy biến điện áp Một biến áp chuyên dụng thực hiện chức năng biến đổi điện áp
(VT) cao thế bên sơ cấp xuống mức điện áp thứ cấp nhỏ hơn để có thể
thực hiện các phép đo hoặc theo dõi giá trị điện áp bên cáo thế
phục vụ cho việc đo đếm hoặc điều khiển hoặc bảo vệ.
Biến dòng điện Biến dòng điện (CT) là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm
(CT) vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm điện.
Hệ thống phát Hệ thống điện mặt trời là tập hợp các khối thiết bị gồm các tấm
điện mặt trời nối PMT, bộ chuyển đổi nguồn điện một chiều DC thành điện xoay
lưới (lắp trên mái chiều AC, có thể bao gồm cả ắc quy và các dây cáp dẫn điện và
nhà) các phụ kiện khác (thiết bị điều khiển, bảo vệ hoặc theo dõi, đo
đếm điện năng…) được liên kết với nhau để có thể chuyển đổi
năng lượng bức xạ mặt trời thành nguồn điện cấp cho phụ tải tiêu
thụ hoặc phát công suất vào lưới điện chung.
Nhà điều hành Tổ chức được cấp giấy phép để thực hiện các hoạt động phân phối
lưới phân phối điện phù hợp với các thỏa thuận cấp phép.
(DNO)
Người sử dụng Một tổ chức, cá nhân, người sử dụng hệ thống điện phân phối.
Nhà đầu tư Chủ các hộ phụ tải có đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối
lưới

10
Các chữ viết tắt

HDKTĐMT Hướng dẫn kỹ thuật đấu nối hệ thống điện mặt trời lắp mái nối
lưới
Sổ tay yêu cầu kỹ thuật hệ thống điện mặt trời khi có kết nối với
lưới điện
HTĐMT Hệ thống điện mặt trời
ĐMT Điện mặt trời
PMT Pin mặt trời
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
TBA Trạm biến áp
Điểm đấu nối

PV Photovoltaic Pin quang điện

SPS Solar Power System Hệ thống điện mặt trời

EVN Electricsity of Viêtnam Tập đoàn Điện lực Việt Nam

DMS Distribution Management Quản lý hệ thống điện phân


System phối

POC Point of connection Điểm đấu nối

PCC Point of commun Coupling Điểm đấu nối

DNO Distribution Network Owner Quản lý lưới phân phối

DN Distribution Network Lưới phân phối

CT Current Transformer Máy biến dòng điện

VT Voltage Transformer Máy biến điện áp

EMS Energy Management System Hệ thống quản lý năng lượng


HV High Voltage Cao thế (cao áp)

LV Low Voltage Hạ thế (hạ áp)

11
II. GIỚI THIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
Thông tư 12/2010/TT-BCT [1] và Thông tư 32/2010/TT-BCT [2] (sau đây gọi
tắt là "Thông tư 12" và "Thông tư 32") do Bộ Công Thương ban hành, xác định tiêu
chí, hướng dẫn, quy tắc cơ bản, thủ tục, trách nhiệm, tiêu chuẩn và nghĩa vụ cho các
đơn vị quản lý, vận hành lưới điện thuộc Tập đoàn điện lực EVN và khách hàng tham
gia sử dụng lưới điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gọi là EVN, là Tập đoàn do nhà
nước sở hữu và điều hành các Tổng công ty điện lực lớn trên toàn quốc.
Ngành điện Việt Nam sẽ được chuyển đổi cấu trúc dựa trên mô hình bán buôn
năm 2014 và EVN dự kiến tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối các nguồn điện từ nguồn
NLTT như năng lượng gió, năng lượng mặt trời do đó cần thiết phải bổ sung thêm các
quy định kỹ thuật phù hợp, nhằm đảm bảo:
a. Tích hợp tốt các hệ thống phát điện mặt trời (HTĐMT) vào các hệ thống điện
phân phối.
b. Vận hành tin cậy và an toàn các HTĐMT.
c. Việc hoạt động của các HTĐMT sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.
d. Việc vận hành liên tục của các hệ thống điện phân phối/truyền tải theo các
tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống điện đã được quy định trong Thông tư 12 và Thông
tư 32, ngay cả sau khi đã tích hợp các HTĐMT.
2.2. Mục đích
“Tiêu chuẩn đấu nối điện mặt trời vào hệ thống điện Việt Nam” này
(TCKTĐNĐMT) là tài liệu tham khảo nhằm mục đích bảo đảm các mục tiêu trên và
đề ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho các HTĐMT sẽ được kết nối vào hệ thống điện
Phân phối hạ thế. Các cơ sở phụ tải có HTĐMT đấu nối và nên tham khảo các yêu cầu
kỹ thuật này. Các đơn vị vận hành lưới điện Phân phối hạ thế nên tham khảo các
hướng dẫn trong sổ tay này trong việc hoạch định phương án vận hành lưới điện và
kiểm soát quá trình đấu nối và hoạt động của các HTĐMT.
2.3. Phạm vi
Tiêu chuẩn kỹ thuật trong TCKTĐNĐMT được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
lý thuyết và căn cứ các các kết quả nghiên cứu các mô hình sẵn có với quy mô còn nhỏ
tại Việt Nam, đồng thời có tham khảo các kết quả nghiên cứu của một số quốc gia trên
thế giới, đặc biệt các nước trong khu vực Đông Nam Á có những đặc điểm, điều kiện
tương tự như Việt Nam. Tuy vậy do các nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình thực
còn ít và đồng thời còn thiếu các nghiên cứu mô phỏng động chế độ làm việc của cả hệ
thống điện khi có sự tích hợp điện mặt trời với quy mô rộng/tổng công suất tham gia
lớn tại Việt Nam. Ngoài ra do đặc thù của các HTĐMT thường có quy mô khác nhau,
thường có công suất vừa và nhỏ và có thể tham gia đấu nối và phát điện vào lưới đện

12
có tính ngẫu nhiên cao. Cho đến nay đến nay tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu
nhiều về các mô hình điện mặt trời nối lưới, nên TCKTĐNĐMT đề xuất sẽ còn có
phần hạn chế.
1. Đề xuất TCKTĐNĐMT trình bày các yêu cầu kỹ thuật cơ bản mà các
HTĐMT khi có nối lưới điện phải tuân theo để HTĐMT phát huy tác dụng và đồng
thời đảm bảo lưới điện phân phối vẫn làm việc bình thường.
2. Trong phạm vi xây dựng TCKTĐNĐMT ở đây chỉ giới hạn cho các HTĐMT
có qui mô công suất vừa và nhỏ, lắp trên mái nhà (roof-top). Lưới điện kết nối là lưới
diện hạ thế cấp điện áp 0,4 kV
3. Đề xuất TCKTĐNĐMT sẽ áp dụng cho các phụ tải (nhà đầu tư) có nhu cầu
lắp đặt HTĐMT để tự cung cấp điện cho nhu cầu của chính phụ tải đó và có thể bán
phần điện dư lên lưới điện quốc gia (lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam -
EVN). Đề xuất cũng áp dụng cho đơn vị quản lý lưới điện khi xem xét, cấp phép và
giám sát việc lắp đặt cũng như hoạt động của HTĐMT khi kết nối.
Các HTĐMT trời có quy mô lớn (solar power farm) và đặc biệt khi có kết nối
với lưới trung thế sẽ được xem xét, nghiên cứu và áp dụng trong HDKTĐMT mở rộng
và sẽ đề cập trong tài liệu khác.
Các hướng dẫn/yêu cầu kỹ thuật quy định ở đây sẽ phải được xem xét lại và sửa
đổi nếu/ khi sự phát triển và thâm nhập điện mặt trời/công suất tổng các HTĐMT vượt
quá giới hạn mà có thể gây khó khăn cho các nhà quản lý lưới điện chung (EVN) và
gây khó khăn cho cả nhà đầu tư ĐMT. Khi đó Sổ tay cần phải được bổ sung, sửa đổi
để sao cho phù hợp với sự phát triển của lưới truyền tải/phân phối khi có tham gia các
nguồn phát điện mặt trời và phù hợp chung với các quy định, quy chuẩn chung của
ngành điện trong hoàn cảnh mới.
III. PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI Ở VIỆT NAM
Theo thống kê của Vụ Năng lượng mới và tái tạo - Bộ Công thương, tổng công
suất lắp đặt PMT trên toàn quốc hiện đạt khoảng 4 MWp [11]. Khoảng hơn chục nghìn
hộ dân vùng sâu, vùng xa đã được điện khí hóa bằng các hệ điện mặt trời gia đình và
được sử dụng ĐMT qua các trạm sạc ắc quy. Hàng trăm làng ĐMT, trạm ĐMT nhà
văn hóa, trạm thu vệ tinh, trạm thông tin viễn thông ĐMT ra đời. Hàng nghìn đèn báo
hàng hải, đường thủy, trạm hải đăng đã được khai thác và phục vụ hiệu quả nhờ ĐMT.
Việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới mới bước đầu phát triển ở Việt Nam
những năm gần đây. Từ năm 2000 - 2010, các mô hình điện mặt trời nối lưới chủ yếu
mang tính chất trình diễn, việc nghiên cứu chế tạo inverter nối lưới ở Việt Nam cũng
mới chỉ trong giai đoạn đầu phát triển, tổng công suất điện mặt trời nối lưới chỉ đạt
khoảng 185 kWp. Tuy nhiên đến nay, việc ứng dụng điện mặt trời nối lưới đã phát
triển rất mạnh mẽ, tổng công suất điện mặt trời nối lưới đến năm 2014 đạt khoảng hơn
1MWp.

13
Hình 1.1. Phát triển điện mặt trời nối lưới ở Việt Nam [12]
Bảng 1.1. Ứng dụng ĐMT nối lưới tính đến 11/2014 tại Việt Nam [12]
Công suất
TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Đơn vị triển khai
(Wp)
Viện Vật lý Tp.Hồ Chí
1 Tập đoàn Tuấn Ân TP.HCM 12.600
Minh

Nhà ông Trịnh Quang Viện Vật lý Tp.Hồ Chí


2 TP.HCM 2.000
Dũng Minh

Tân Phú,
3 Nhà ông Phan Thanh Diện 3.000
TP.HCM

NM sản xuất linh kiện


4 TP.HCM 200.000
INTEL

Văn phòng thành ủy Công ty Cơ điện-Điện


5 TP.HCM 11.340
TPHCM tử Việt Linh – AST

Tòa nhà Công ty Cơ điện - Công ty Cơ điện-Điện


6 TP.HCM 8.000
Điện tử Việt Linh - AST tử Việt Linh – AST

Nhà máy Công ty CP năng Công ty CP năng


7 Tỉnh Long An 5.000
lượng Mặt Trời Đỏ lượng Mặt Trời Đỏ

Huyện Đăk Đoa,


8 Xã Trang 100.000 Công ty CP Việt Tân
tỉnh Gia Lai

Trung tâm hành chính tỉnh


9 Tỉnh Bình Dương 30.000 Công ty Solar BK
Bình Dương

Viện Môi Trường và Tài Viện Vật lý Tp.Hồ Chí


10 Tỉnh Bình Dương 50.160
Nguyên thuộc Đại Học Minh

14
Công suất
TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Đơn vị triển khai
(Wp)
Quốc Gia TP HCM

Đại siêu thị Big C Dĩ An


Công ty Schneider
11 và Trung tâm thương mại Tỉnh Bình Dương 212.000
Electric
Green Square

Công ty Schneider
12 Nhà máy XP Power Tỉnh Bình Dương 44.000
Electric

Văn phòng UBND tỉnh Viện Khoa học năng


13 Tỉnh Ninh Thuận 14.800
Ninh Thuận lượng – VAST

Viện Vật lý Tp.Hồ Chí


14 Bệnh viện Tam Kỳ Tỉnh Quảng Nam 3.000
Minh

Trung tâm Công nghệ Sinh


15 TP. Đà Nẵng 3.840 Công ty Solar BK
học Đà Nẵng

Công ty Điện lực miền Công ty Cơ điện-Điện


16 TP. Đà Nẵng 880
Trung tử Việt Linh – AST

Trung tâm Tiết kiệm Năng


17 lượng và Tư vấn chuyển TP. Đà Nẵng 1.500 ĐHBK Đà Nẵng
giao công nghệ

18 TT Hội nghị quốc gia TP. Hà Nội 154.000

Tòa nhà Bộ công thương Công ty ALTUS - Đức


19 TP. Hà Nội 12.700
(54 Hai Bà Trưng) & TTNLM-ĐHBKHN

Tòa nhà Bộ công thương


20 TP. Hà Nội 22.000
(23 Ngô Quyền)

21 Trụ sở Viện Năng lượng TP. Hà Nội 1.080 Viện Năng lượng

Trụ sở Viện Viện Khoa học năng


22 TP. Hà Nội 7.000
HLKH&CNVN lượng – VAST

Tòa nhà xanh của Liên


23 TP. Hà Nội 110.000 Công ty Solar BK
hiệp quốc

Ba Vì, Viện Khoa học năng


24 Khu di tích K9 3.000
TP. Hà Nội lượng – VAST

Công ty Schneider
25 Nhà máy Pepsico Bắc Ninh 150.000
Electric

15
Công suất
TT Tên cơ quan, gia đình Địa điểm Đơn vị triển khai
(Wp)

Viện Khoa học năng


26 UBND xã Chiềng Hắc Tỉnh Sơn La 1.200
lượng – VAST

Công ty TNHH phát


Thủy Nguyên,
27 Biệt thự ông Sửu 3.060 triển năng lượng
TP. Hải Phòng
SYSTECH

Công ty Cổ phần Đấu giá


Công ty CP năng
28 và Dịch vụ tư vấn Hải TP. Hải Phòng 1.020
lượng Mặt Trời Đỏ
Phòng

Tổng 1.167.180

Một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiến hành thương mại hóa, bán sản phẩm
trên thị trường Việt Nam như:
- Khu vực miền Nam: Công ty SolarBK, Công ty Cơ điện - Điện tử Việt Linh -
AST, Tập đoàn công nghệ điện tử viễn thông quốc tế Đông Dương, Công ty TNHH
MTV Vũ Phong ...
- Khu vực miền Bắc: Công ty Cổ phần Việt Tân, Công ty TNHH Thương Mại
Và Kỹ Thuật Việt Trung, Công ty TNHH phát triển năng lượng SYSTECH ....
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản
xuất pin mặt trời nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài:
+ Nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời đầu tiên tại Việt Nam đã được khánh
thành năm 2009 tại cụm công nghiệp Đức Hòa Hạ (Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Nhà máy do Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ đầu tư xây dựng.
Giai đoạn I (2009 - 2010), nhà máy có thể cung cấp lượng sản phẩm lên đến
5MWp/năm với các tấm pin mặt trời (solar cells panels) có công suất từ 80Wp - 165
Wp.
Giai đoạn II, nhà máy nâng công suất lên 25 MWp/năm, đồng thời sản xuất các
linh kiện lắp ráp pin từ nguyên liệu trong nước, sản xuất cells từ các thỏi silic.

16
Hình 1.2. Sản phẩm Pin mặt trời của Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ
++ Công ty Cổ phần Năng lượng IREX: là một công ty thành viên của SolarBK
và mới được thành lập năm 2013, công suất nhà máy đạt được từ 150MWp/năm đến
300MWp/năm. Sản phẩm pin năng lượng mặt trời của công ty bao gồm cả dòng mono
và poly với công suất từ 35Wp đến trên 300Wp và sẵn sàng xuất sang thị trường châu
Âu.

Hình 1.3. Nhà máy sản xuất PMT của Công ty Cổ phần Năng lượng IREX
+++ Ngày 27/6/2014, Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời
Bo Viet thuộc Tập đoàn Boway (Trung Quốc) đã khánh thành nhà máy tại khu công
nghiệp (KCN) Song Khê-Nội Hoàng. Nhà máy của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật
năng lượng mặt trời Bo Viet chuyên sản xuất tấm pin và module năng lượng mặt trời
với công suất 150 triệu Wp/năm.

17
Hình 1.4. Nhà máy sản xuất PMT của Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng
mặt trời Bo Viet

18
CHƯƠNG II
YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI VỚI LƯỚI ĐIỆN

Giới thiệu
Yêu cầu đấu nối HTĐMT sẽ bao gồm các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu về thủ
tục cấp phép kết nối.
Về yêu cầu kỹ thuật luôn bắt buộc phải tuân thủ đối với cả nhà đầu tư và nhà
quản lý lưới điện. Yêu cầu kỹ thuật khi kết nối HTĐMT sẽ bao gồm nhiều qui định,
trong đó qui định về đảm bảo các thông số chế độ (điện áp và tần số) và sự làm việc an
toàn của lưới điện luôn quan trọng hàng đầu.
Đối với lưới điện phân phối hình tia thông thường (không có các nguồn phát
điện bơm công suất vào các điểm nút trên dọc đường dây) phân bố điện áp dọc đường
dây sẽ cao ở phía đầu nguồn và giảm ở phía cuối đường dây. Dòng công suất chảy từ
nguồn cung cấp đến các hộ tiêu thụ. Nhưng khi có tham gia của nguồn phát mà cụ thể
là HTĐMT kết nối và bơm công suất vào một trong các nút dọc trên đường dây, khi đó
dòng công suất được phân bố lại, có thể sẽ di chuyển theo cả 2 chiều (xem hình 2.1).

Hình 1.5. Ảnh hưởng điện áp của HTĐMT


Khi có HTĐMT kết nối với lưới điện thì độ lớn phân bố điện áp tại các nút lưới
cũng như độ sụt áp trên dọc đường dây sẽ tùy thuộc vào cấu trúc lưới, độ lớn dòng
công suất tác dụng và phản kháng, phân bố các nút phụ tải dọc đường dây và đặc biệt

19
là tùy qui mô công suất phát và phụ tải của HTĐMT. Nhiều nghiên cứu và vận hành
thực tế cho thấy rằng khi có kết nối HTĐMT: Điện áp tại điểm kết nối HTĐMT có
thể vượt giới hạn điện áp cho phép vận hành. Trong lưới điện phân phối thường giá
trị điện trở R của đường dây lớn hơn nhiều X, nên công suất HTĐMT đưa vào lưới
đóng vai trò rất quan trọng đối với sự biến đổi điện áp. Ngoài ra đặc tính gián đoạn của
năng lượng bức xạ mặt trời theo thời gian (ảnh hưởng tới phân bố công suất phát của
HTĐMT) sẽ gây ra sự dao động điện áp của lưới điện. Tại thời điểm bức xạ mặt trời
mạnh công suất phát của HTĐMT lớn và điện áp tại đầu ra của HTĐMT sẽ tăng và
ảnh hưởng đến độ lớn điện áp tại nút kết nối (Hình 2.1). Nghiên cứu tại nhiều quốc gia
có ứng dụng nhiều HTĐMT nối lưới cho thấy phân bố mật độ lớn các HTĐMT
(inverter) trong một khu vực cũng gây quá điện áp cục bộ và có thể vượt giá trị cho
phép vận hành bình thường của lưới, đặc biệt vào ban ngày những ngày cuối tuần (phụ
tải tiêu thụ ít và nguồn công suất cung cấp nhiều).
Khi kết nối Hệ thống điện mặt trời với lưới điện, tần số nguồn phát của HTĐMT đồng
bộ với tần số của lưới điện được đảm bảo nhờ bộ chuyển đổi DC/AC inverter. Tần số
đồng bộ của inverter hoàn toàn dựa vào tần số của lưới điện nên sai số nếu có của tần
số THĐMT khi kết nối sẽ phụ thuộc vào đảm bảo chất lượng của inverter trang
HTĐMT.
I. YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
1.1. Quy định chung
Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật cho HTĐMT là đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật tối
thiểu và đủ mà hệ thống ĐMT phải tuân theo khi có các yêu cầu về thiết kế, đấu nối,
vận hành, bảo vệ và thông tin liên lạc.
Sổ tay kỹ thuật được xây dựng phải tuân theo quy định chung của ngành điện
và sẽ áp dụng cho:
a. Đơn vị quản lý lưới điện phân phối hạ thế tại vị trí đấu nối,
b. Đơn vị quản lý lưới điện phân phối hạ thế có các HTĐMT mới,
c. Các HTĐMT dự tính kết nối với lưới điện hoặc thay đổi điểm kết nối hiện
hữu.
Thiết lập các tiêu chí như vậy sẽ đảm bảo một lưới điện an toàn, ổn định và
đảm bảo, và cũng sẽ đảm bảo một quy trình kết nối rõ ràng và không phân biệt đối xử
đối với tất cả các HTĐMT tiềm năng.
1.1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn kỹ thuật đề xuất sẽ chỉ áp dụng cho các Hệ thống điện mặt trời có
công suất vừa và nhỏ (roof-top PV) kết nối với lưới điện phân phối hạ thế.
- Lưới hạ thế 1 pha: 230V

20
- Lưới hạ thế 3 pha: 400V
1.1.2. Mức độ thâm nhập của điện mặt trời
Sự xâm nhập hệ thống điện mặt trời vào lưới điện sẽ tăng công suất nguồn
cung cấp cho lưới điện, từ đó cấp cho các hộ tiêu thụ và có thể bán phần điện dư lên
lưới điện chung. Tiêu chuẩn kỹ thuật quy định cho các trạm điện mặt trời nối lưới sẽ
phải căn cứ vào 2 yếu tố:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chung đã được qui định cho lưới điện Việt nam
- Quy mô, mức độ xâm nhập của điện mặt trời vào lưới điện nói chung và lưới
hạ thế nói riêng cần được xem xét khi xây dựng Sổ tay kỹ thuật cho việc kết nối
HTĐMT vào lưới điện. Sự xâm nhập quá một giới hạn nào đó có thể gây ra bất lợi
cho lưới điện vì vậy cần thiết phải quy định giới hạn trên cho sự xâm nhập của điện
mặt trời.
Như đã giới hạn yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật HTĐMT nối lưới qui
mô công suất vừa và nhỏ (roof-top), tức là chỉ giới hạn áp dụng cho HTĐMT nối với
lưới hạ thế, nên giới hạn quy mô công suất xâm nhập HTĐMT vào lưới điện hạ thế tại
Việt Nam như sau:
- Tổng công suất đặt các Hệ thống điện mặt trời lắp đặt phía hạ thế của một
TBA hạ thế không vượt quá 30% công suất đặt của TBA đó tức là không được gây ra
tình trạng vận hành non tải dưới mức quy định của MBA cấp điện cho khu vực có lắp
các HT ĐMT.
- Sự tham gia của các HTĐMT không gây quá điện áp 5% điện áp định mức
(Uđm + 5%) trong chế độ làm việc bình thường và 10% (Uđm + 10%) trên đường dây
hạ thế mà nó được đấu nối.
Nếu độ thâm nhập của HTĐMT vượt quá các giới hạn như đã qui định ở trên
thì sẽ khuyến nghị xem xét lại các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong Sổ tay này.
Đồng thời có thể kiến nghị đơn vị quản lý lưới điện hạ thế xem xét điều chỉnh quy
hoạch phát trển lưới điện hạ thế cho phù hợp với sự phát triển các HTĐMT trong khu
vực quản lý. Sự thâm nhập mạnh của HTĐMT có thể gây hiện tượng quá áp không
mong muốn trong mạng hạ thế có thể xảy ra nếu độ lớn của công suất phát của
HTĐMT lớn hơn phụ tải của lưới hạ thế.
1.2. Cấp điện áp đấu nối
Như đã giới hạn của Sổ tay kỹ thuật cho HTĐMT nối lưới có công suất vừa và
nhỏ được nối với lưới điện hạ thế 0,4kV nên có thể giới hạn ranh giới cấp điện áp nối
lưới cho trạm điện mặt trời quy mô lắp tại tòa nhà (roof - top) giới hạn ở mức điện áp
hạ thế 220/380V.

21
1.3. Quy định về công suất và phương thức đấu nối
Dựa trên cở sở tham khảo các quy định kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu
quốc tế , các quy định kỹ thuật đâng được áp dụng tại các quốc gia trong khu vực và
đồng thời xem xét các quy định thực hiện ở trên, các mức công suất S (kVA) kết nối
sau đây sẽ phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
a. HTĐMT có tổng công suất phát cực đại < 3 kVA sẽ cho phép đấu nối trên 1
pha.
b. HTĐMT có tổng công suất phát cực đại 3 kVA ≤ S sẽ phải đấu nối trên lưới
điện 3 pha.
c. Giới hạn tổng công suất đấu nối ở lưới hạ thế của 1 TBA như quy định mục
1.1.2.
d. Nếu 1 HTĐMT có công suất HTĐMT lớn có thể ảnh hưởng đến TBA hạ thế
tại khu vực kết nối thì phải xem xét đến việc sẽ phải đấu nối với lưới điện trung áp 3
pha. (Tiêu chuẩn kỹ thuật HTĐMT nối lưới điện trung thế sẽ được xem xét trong Sổ
tay kỹ thuật mở rộng).
Theo quy định 1.3 về công suất đấu nối, nhà đầu tư có thể lựa chọn phương
thức đấu nối cho trạm ĐMT của họ nhưng vẫn tuân theo quy định 1.3 tùy theo tính
kinh tế của mỗi phương thức đấu nối lựa chọn.
a. Khi công suất phát cực đại của HTĐMT < 3 kVA có thể nối lưới 1 pha
nhưng EVN khuyến khích nhà đầu tư đấu nối trên 3 pha nếu có điều kiện.
b. Khi công suất phát cực đại trạm ĐMT lớn hơn SđmTBA có thể xem xét đấu nối
với lưới điện trung thế.
Bảng 1.2. Các tiêu chí đấu nối

Công suất phát cực đại Lưới áp dụng Điện áp đấu nối

SPV ≤ 3 kVA Hạ thé 1 pha 230 V

SPV ≥ 3 kVA Hạ thé 3 pha 400 V

II. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG ĐIỆN
MẶT TRỜI
2.1. Yêu cầu kỹ thuật chung
HTĐMT khi đấu nối với lưới điện quốc gia phải được đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật chung và phải được quản lý bởi tiêu chuẩn áp dụng cho HTĐMT. Tức là khi kết
nối chất lượng điện cung cấp, cụ thể như điện áp, độ nhấp nháy, tần số, sóng hài và hệ
số công suất… phải tuân theo các quy định của TT12, TT32.

22
Độ lệch và sai khác so với tiêu chuẩn quy định vượt quá giới hạn cho phép thì
hệ thống ĐMT phải nhận biết được độ lệch đó và có các tác động bảo vệ ngắt kết nối
với hệ thống lưới phân phối và hệ thống phụ tải đang sử dụng điện và sau đó sẽ được
khắc phục.
Các thông số chất lượng điện năng (điện áp và hài bậc cao) phải được đo tại
nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, giám sát, giao diện truyền dữ liệu/
điểm kết nối trừ khi có quy định khác. Tại điểm kết nối và nhận biết các thông số, các
yêu cầu chất lượng điện phải tuân thủ như các qui định cho ngành điện cụ thể là các
TT12, TT32.
Điểm đặt các thiết bị đo trước và sau các thiết bị thực hiện các chức năng kết
nối phải được sự đồng ý của đơn vị quản lý lưới điện.
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đấu nối Hệ thống ĐMT với lưới điện phân phối hạ
thế (0,4 kV)
2.2.1. Điện áp vận hành và tần số
a) Điện áp
Điện năng sản xuất từ Hệ thống Điện mặt trời liên tục thay đổi do sự thay đổi
của bức xạ năng lượng mặt trời trong ngày. Các hệ thống ĐMT khác nhau sẽ được kết
vào lưới điện tùy theo vị trí và cở sở của các nhà đầu tư. Chính vì vậy trên lưới điện
có các HTĐMT kết nối sẽ phát công suất vào các vị trí khác nhau của lưới điện từ đó
sẽ gây ra độ lệch điện áp cho lưới điện tiện so với thời gian không có nguồn phát. Độ
lệch này phải trong một giới hạn cho phép tại điểm kết nối.
Biên độ dao động điện áp tối đa cho phép đối với HTĐMT khi ghép nối với
lưới điện hạ thế khi có sự thay đổi khác nhau của bức xạ mặt trời là 5% (so với điện
áp định mức). Ngoài ra khi có sự cố tạm thời trong lưới điện độ lệch này cho phép đến
10% (TT 12, và TT32). Ngoài giới hạn này có nguy cơ làm cho lưới điện kết nối và
các thiết bị tiêu thụ điện của người sử dụng điện bị bị ảnh hưởng.
Trong thời gian sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có thể giảm
quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng quá 110% điện áp danh định ở các
pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loại trừ (TT 12, và TT32).
b) Tần số: Đối với Hệ thống ĐMT tần số của nguồn điện cấp bởi inverter được
hòa đồng bộ theo tần số lưới điện nên độ lệch cho phép sẽ được quy định theo quy
định chung của lưới điện.

23
Điện áp Tần số Vận
hành
90- 49.5 – Liên tục
105% 50.5 Hz
90- 48 - 49.5 Khả
110% Hz năng vận
hành
trong
10’
90- 50.5 – Khả
110% 52 Hz năng vận
hành
trong 1’
Hình 1.6. Điện áp và tần số đề xuất của trạm điện mặt trời
HTĐMT phải có khả năng nối điện liên tục trong phạm vi điện áp ở điểm đấu
nối POC và phạm vi tần số theo quy định trong hình 2.2.
2.2.2. Công suất tác dụng
Hệ thống điện mặt trời chủ yếu cấp công suất tác dụng và trong phạm vi của
HDKT này chỉ áp dụng đối với các HTĐMT công suất vừa và nhỏ nên quy định sẽ
khuyến khích nhận tối đa công suất khi cấp cho lưới điện, trừ khi điều kiện ràng buộc
về giới hạn điện áp và sự cố bắt buộc HTĐMT phải cắt khỏi lưới điện.
2.2.3. Công suất phản kháng
HTĐMT không phát công suất phản kháng vào lưới nhưng khuyến cáo rằng
HTĐMT phải có khả năng hoạt động thích ứng được trong phạm vi hệ số công suất
dao động thể hiện trong hình 2.3.
2.2.4. Hệ số công suất
Hệ số công suất: Hệ số công suất được định nghĩa là tỷ số giữa công suất tác
dụng (W), và công suất biểu kiến (kVA).
Tại đầu ra của Hệ thống ĐMT cần có hệ số công suất lớn hơn 0,9 (đúng cả 2
trường hợp tại đầu ra của HTĐMT lưới điện kết nối dư hoặc thiếu công suất phản
kháng).

24
Hình 1.7. Hệ số công suất
2.2.5. Chất lượng điện năng
2.2.5.1. Dao động điện áp
Công suất điện thu được từ HTĐMT liên tục biến đổi theo sự thay đổi của bức
xạ mặt trời theo thời gian trong ngày ngày. Các HTĐMT khác nhau phát vào lưới điện
chung sẽ được giới hạn bởi độ biến động điện áp tại các điểm kết nối và độ lệch
chung điện áp tại đầu đường dây xuất tuyến Trạm biến áp hạ thế của khu vực có
HTĐMT kết nối.
Cụ thể khi có thay đổi điện áp tạm thời như sau:
• 1% - cho trường hợp có thay đổi điện áp nhiều lần thể dẫn đến có dao động
nhấp nháy.
• 3% - thay đổi điện áp đơn lẻ do đóng (ON), hoặc cắt (OFF) của phụ tải bất kỳ
Một nguồn phân tán (DG) sẽ không điều chỉnh điện áp tại các điểm đấu nối chung
(Common Coupling - CCP) và có thể làm việc hoàn toàn trong giới hạn của một điện
áp quy định được quản lý theo tiêu chuẩn quy định về điện áp cho lưới điện phân
phối.
2.2.5.2. Sóng hài
Sóng hài bậc cao là các thành phần sóng tần số là bội số của sóng tần số cơ
bản. Nó sinh ra do các phụ tải phi tuyến và các dao động bất thường trong hệ thống
điện, dòng điện xoay chiều có thể bị biến dạng bởi sự sự hiện diện của các tần số hài
thay đổi. Hài bậc cao được đo bằng phần trăm của thành phần sóng cơ bản hoặc bởi
tổng đổ méo của hài (THD).

=
∑V i
2

∗ 100 %
THD V 12

Trong đó:
THD: Tổng độ biến dạng sóng hài của điện áp;

25
Vi: Thành phần điện áp tại sóng hài bậc i;
V1: Thành phần điện áp tại tần số cơ bản (50Hz).
Khi có sự hiện diện ở mức cao, thì sóng hài có thể gây hại cho hệ thống điện và
cho chính phụ tải phát sinh ra hài bậc cao đó. Tác động của sóng hài sẽ ảnh hưởng đến
chất lượng điện năng.
Trong lưới điện hợp nhất với HTĐMT các thiết bị inverter là nguồn góp phần
sinh sóng hài trên lưới điện.
2.2.5.3. Nhấp nháy
Hiện tượng nhấp nháy tạo ra do sự thay đổi nhanh của phụ tải. Nguyên nhân
gây ra là do có dao động điện áp phía người tiêu dùng. Hiện tượng nhấp nháy gây ra
sự khó chịu và làm giảm chất lượng cung cấp điện.
Khi lắp đặt HTĐMT cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn về chất lượng điện năng
như trong Bảng 2.2.
Bảng 1.3. Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng điện (Dao động điện áp, Nhấp nháy và Giới
hạn sóng hài)
Xác định dựa Giới hạn dựa Các giới hạn
trên trên
Dao động IEC 61400 - 21 : IEEE 519-1992 Dao động điện áp do vận hành
điện áp 2008 đóng cắt < 3%
Nhấp nháy IEC 61000-4-15 Thông lệ quốc tế Pst95% = 1
tốt nhất và IEC Plt95% = 0,8
61000-3-7 và
TT32
Sóng hài IEC 61400 – 21 : IEEE 519-1992 Đối với lưới hạ thế áp dụng :
2008 và IEEE THDV < 5%
519 – 1992
Méo dạng điện áp riêng < 3%

2.2.6. Cân bằng pha


Độ không cân bằng điện áp pha được định nghĩa là tỉ số giữa thành phần điện
áp thứ tự nghịch và thành phần điện áp thứ tự thuận.
HTĐMT nối với lưới điện trong chế độ làm việc bình thường không được phép
gây nên lệch pha mà thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá
3% điện áp danh định đối với các cấp điện áp danh định trong lưới điện truyền tải.
(TT12)
Trong trường hợp có nhiều HTĐMT nối cùng một khu vực lưới hạ thế nếu có
hiện tượng thành phần điện áp pha thứ tự nghịch đến 3% trong khoảng thời gian 1

26
phút thì bên cơ sở quản lý lưới điện nên phân bố lại đều giữa các pha trong hệ thống
điện.
2.2.7. Sự xâm nhập của dòng một chiều (DC) vào lưới điện xoay chiều (AC)
Nguồn DC có thể xâm nhập vào lưới sảy ra khi dòng điện một chiều không
mong muốn phía HTĐMT thông qua inverter để chảy sang phía nguồn lưới điện xoay
chiều cấp cho phụ tải và lưới điện chung. Hiện tượng này có thể ngăn ngừa nếu như
trong khối chuyển đổi có áp dụng ngăn cách galvanic thông qua một biến áp. Xu
hướng hiện nay trong hệ thống ĐMT, inverter thường không có ngăn cách galvanic.
Vì vậy cần phải ngăn ngừa khả năng này và các inverter phải thiết kế sao cho đạt được
cân bằng đầu ra. Theo IEEE 1547 tại đầu ra của inverter giới hạn dòng DC là không
được vượt quá 0.5% (xuất phát từ tiêu chuẩn IEEE 929-2000). Đây là quy định phù
hợp với các máy biến áp được sản xuất đều có thiết kế chịu đựng được dòng DC đến
0.5% giới hạn của máy biến thế khi không kể đến ảnh hưởng đến bão hòa của lõi từ.
Các inverters sẽ góp phần tăng hoặc giảm tổng dòng một triều trong lưới điện
2.2.8. Nối đất
Đối với HTĐMT nối đất được thực hiện theo như qui định như trong Thông tư
32 áp dụng cho cấp điện áp nhỏ hơn 1000V.
- Đối với HTĐMT kết nối 1 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo phương thức
nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối
- Đối với HTĐMT kết nối 3 pha với lưới điện chung sẽ tuân theo phương thức
nối đất trung tính của lưới hạ áp mà HTĐMT kết nối. Nếu có nối đất riêng tại điểm
trung tính tại HTĐMT phải có sự đồng ý của bên quản lý lưới điện.
Khi áp dụng phương thức nối đất trung tính sẽ đáp ứng được yêu cầu khi có đặt
bảo vệ chạm đất.
Ngoài ra HTĐMT phải có hệ thống nối đất an toàn và nối đất phục vụ cho bảo
vệ chống sét.
2.2.9. Phương thức bảo vệ
2.2.9.1. Yêu cầu chung
Tất cả HTĐMT được yêu cầu lắp đặt các phương thức bảo vệ nhằm:
a. Bảo vệ các hệ thống điện phân phối hạ áp khi có những sự cố bắt nguồn từ
HTĐMT, nó bao gồm sự cố trong nội bộ các phần tử thuộc HTĐMT.
b. Ngắt kết nối HTĐMT khi sự cố về phía hệ thống điện phân phối.
c. Phối hợp bảo vệ hệ thống phân phối và HTĐMT khi xuất hiện các trường
hợp hoạt động bất thường từ 2 phía để hạn chế thiệt hại và tăng hiệu quả sử dụng.

27
Tất cả các phương thức và sơ đồ bảo vệ các HTĐMT phải hoàn toàn tách biệt
với các sơ đồ bảo vệ phía lưới điện mà HTĐMT kết nối (DNO).
2.2.9.2. Các phương thức bảo vệ chính cần cho HTĐMT
a. Bảo vệ tần số
- Bảo vệ tần số thấp
- Bảo vệ quá tần số
b. Bảo vệ điện áp
- Bảo vệ điện áp thấp
- Bảo vệ quá điện áp
c. Bảo vệ quá dòng điện có hướng khi có sự cố ngắn mạch
- khi sự cố phía HTĐMT
- khi sự cố phía lưới điện
d. Bảo vệ công suất chảy ngược
2.2.10. Tự đóng lại
HTĐMT cần có trang bị thiết bị tự đóng lại để đảm bảo trường hợp do sự cố
bên lưới điện phân phối mà HTĐMT phải ly khai khỏi lưới, sau khi lưới điện phục hồi
HTĐMT sẽ tự đóng lại. Điều kiện tự đóng lại cần tuân thủ theo Điều 43 tại Thông tư
32 và phải phối hợp với sơ đồ bảo vệ bên phía lưới phân phối hạ thế.
2.2.11. Sự cố lặp lại
Do sự cố trong lưới phân phối là tương đối thường xuyên, dự kiến các HTĐMT
phải có khả năng chịu được sự cố lặp lại bên phía lưới điện kết nối.
2.2.12. Chống sét lan truyền
Yêu cầu về bảo vệ chống sét cho HTĐMT sẽ được thực hiện cho trường hợp
chống quá điện áp lan truyền trên đường dây do sét hoặc do quá điện áp nội bộ sinh ra
trong HTĐ
Vị trí của chống sét phải phù hợp với sơ đồ đấu nối. Đối với HTĐMT công
suất vừa và nhỏ vị trí đặt chống sét lan truyền nên đặt tại thanh góp (tủ) đấu nối với
lưới điện về phía HTĐMT.
Giới hạn và ngưỡng cắt sét của thiết bị chống sét được chọn phù hợp với mức
bảo vệ chống sét được qui định đối với lưới điện hạ thế và các thiết bị điện tử nối với
lưới (thiết bị bên HTĐMT).

28
2.2.13. Chống sét đánh trực tiếp
Với HTĐMT công suất vừa và nhỏ (roof-top) thường được lắp đặt trên nóc nhà
và các khu vực có khoảng trống dễ bị sét đánh đồng thời cũng gần với hệ thống lưới
phân phối hạ thế kết nối. Chính vì vậy cần có trang bị chống sét đánh trực tiếp lên hệ
thống các tấm pin MT.
Thường kết hợp chống sét đánh trực tiếp bằng thiết bị thu sét (kim thu sét) và
các varistors lắp tại các hộp đầu nối của tấm pin MT.
2.2.14. Phương tiện ngắt kết nối
HTĐMT ngoài các thiết bị đóng cắt tự động cần có trang bị đóng, ngắt kết nối
với lưới điện phía bên phía lưới điện kết nối (DNO) nhằm phục vụ cho các trường hợp
lắp đặt sửa chữa HTĐMT và sửa chữa bên lưới điện. Tất cả các thiết bị được sử dụng
cho các phương tiện kết nối như vậy phải thực hiện phù hợp với các thông số kỹ thuật
của lưới điện.
2.2.15. Hệ thống hiển thị cảnh báo
HTĐMT cần phải có đủ các hệ thống hiển thị và cảnh báo các thông số kỹ
thuật và trạng thái sự cố như:
- Công suất (dòng điện) phát tại cửa ra inverter và điểm kết nối.
- Điện áp tại ra inverter, điện áp điểm kết nối.
- Hệ số cos phi.
- Trị số dòng trung tính (trường hợp kết nối 3 pha).
- Ngoài ra có hiển thị dòng điện và điện áp DC phía đầu vào inverter.
2.2.16. Yêu cầu SCADA
Đối với HTĐMT công suất vừa và nhỏ chưa cần hệ thống SCADA liên kết với
hệ thống điện truyền tải. Tuy vậy để đảm bảo vận hành tin cậy và an toàn cho mạng
lưới phân phối, các HTĐMT có công suất đến 100kVA cũng khuyến khích trang bị
SCADA cơ bản theo dõi hoạt động của HTĐMT để bên quản lý lưới điện có thể kiểm
soát được hoạt động phát công suất của HTĐMT. Khi đó hệ thống phải tuân thủ các
yêu cầu SCADA như được nêu tại các điều 40 và 41 của Thông tư 32.
2.2.17. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của HTĐMT thực hiện theo Điều 40 của Thông tư 32.
2.2.18. Trao đổi thông tin và giám sát vận hành
Theo yêu cầu của Điều 84 của Thông tư 32, HTĐMT và DNO sẽ đạt được một
sự đồng thuận về chế độ trao đổi thông tin phù hợp với các thoả thuận đấu nối.

29
III. THỦ TỤC ĐẤU NỐI
3.1. Hồ sơ xin đấu nối của Hệ thống ĐMT
Bất kỳ Hệ thống ĐMT đang tìm kiếm một đấu nối mới hoặc thay đổi đấu nối
hiện hữu sẽ nộp một đơn chính thức đến DNO cùng với lệ phí xin đấu nối có thể bao
gồm chi phí đánh giá ban đầu, chi phí đánh giá tác động vào lưới điện và các chi phí
quản lý khác.
Các thông tin sẽ được cung cấp bởi các Hệ thống ĐMT tại các giai đoạn khác
nhau của quá trình kết nối lưới điện được đưa ra trong Phụ lục.
3.2. Xử lý đơn xin đấu nối
DNO sẽ thiết lập một quy trình để xử lý các hồ sơ xin đấu nối cho các đấu nối
Hệ thống ĐMT mới/sửa đổi. Nói chung, chương trình để xử lý hồ sơ sẽ bao gồm:
a. Đánh giá sơ bộ
b. Đánh giá tác động lưới điện
c. Cung cấp đề nghị cho người nộp đơn
d. Chấp nhận của người nộp đơn về lời đề nghị
e. Thực hiện thỏa thuận các nghiên cứu chi tiết và xử lý tiếp theo
g. Cung cấp thông tin theo thỏa thuận thực hiện
h. Đánh giá chi tiết hồ sơ xin đấu nối
i. Thực hiện thoả thuận đấu nối
k. Cung cấp các thông tin trước khi kiểm tra đóng điện nghiệm thu
l. Kiểm tra đóng điện nghiệm thu
m. Nghiệm thu và đấu nối
n. Các số liệu đấu nối
3.3. Nghiên cứu đánh giá tác động lưới điện
DNO sẽ tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động lưới cho tất cả các hồ sơ xin
đấu nối mới/sửa đổi. Nghiên cứu này chủ yếu sẽ tập trung vào những điều sau đây:
a. Hoạt động lưới điện với kết nối mới
b. Phối hợp hệ thống bảo vệ
c. Phù hợp của cấp điện áp
d. Đánh giá các mức độ sự cố liên quan
e. Chất lượng điện năng.

30
Nếu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỚI LƯỚI ĐIỆN cho thấy bất kỳ đề xuất kết
nối/thay đổi kết nối sẽ dẫn đến sự xuống cấp của lưới điện liên quan đến các tiêu
chuẩn vận hành của hệ thống theo quy định tại Thông tư số 32 tại một điện áp kết nối,
DNO phải thông báo cho người nộp đơn, chỉ ra những lý do từ chối, và đề xuất các
biện pháp phương án thích hợp như việc áp dụng một mức điện áp đấu nối cao hơn
hoặc kết hợp thiết bị phụ trợ phù hợp để loại bỏ hoặc giảm thiểu các tác động xấu tới
mức có thể chấp nhận được.
DNO sẽ thực hiện mọi nỗ lực có thể để đạt được thỏa thuận về triển khai đề
xuất và nếu không thể đạt được một thỏa thuận như vậy, hồ sơ xin đấu nối sẽ bị từ
chối.
Ngoài ra, DNO có thể từ chối hồ sơ, nếu việc chấp nhận của hồ sơ sẽ dẫn DNO
đến việc vi phạm pháp luật, nghị định, quy tắc, điều kiện cấp phép, quy định hoặc
điều lệ. Trong trường hợp bị từ chối như vậy, DNO phải nêu rõ lý do từ chối trích dẫn
quy chế hoặc các đạo luật có liên quan.
Người nộp đơn có quyền khiếu nại đến Cục Điều tiết điện lực cho việc sửa lại,
chống lại các quyết định của DNOs.
3.4 Cung cấp đề nghị
Nếu DNO thỏa mãn với các hồ sơ xin kết nối mới/thay đổi đấu nối phù hợp
với các yêu cầu đã nêu ở trên, người nộp đơn sẽ được thông báo về việc chấp thuận
triển khai đấu nối cùng với
a. Các chi phí đấu nối liên quan
b. Các nghiên cứu chi tiết DNO dự kiến thực hiện và chi phí cho việc này.
c. Đề xuất thỏa thuận cho việc xử lý tiếp theo của hồ sơ xin đấu nối bao gồm
những điều sau đây.
(i) Cung cấp tất cả các dữ liệu phù hợp với Phụ lục 4.A bởi người nộp đơn và
bất kỳ thông tin khác có liên quan theo yêu cầu của DNO.
(ii) Cung cấp tất cả các thông tin cần thiết bởi DNO phù hợp với các nghĩa vụ
theo luật định và theo yêu cầu của Sổ tay kỹ thuật này.
(iii) Thỏa thuận về ranh giới hoạt động giữa DNO và người nộp đơn.
(vi) Thủ tục và thời gian mà trong đó người nộp đơn phải thực hiện cho tất cả
các khoản thanh toán cần thiết.
Trong trường hợp DNO và người nộp đơn không thể thỏa thuận về bất kỳ các
mục được đề cập ở mục (a) hoặc (b), người nộp đơn có quyền đưa vấn đề lên Cục
Điều tiết điện lực.

31
3.5. Đánh giá chi tiết hồ sơ đấu nối
Khi người nộp đơn thực hiện đầy đủ các điều kiện trong điều khoản 3.2 (c) và
3.3 (d), DNO sẽ thực hiện tất cả các nghiên cứu cần thiết và kết quả của các nghiên
cứu này có thể bao gồm những điều sau đây:
a. Các địa điểm ưu tiên và địa điểm thay thế nơi mà các công trình điện gió đề
xuất có thể được kết nối với lưới điện.
b. Bất kỳ sự thay đổi và/hoặc bổ sung cần thiết cho lưới điện (bao gồm hệ
thống nối đất) để thích ứng với việc thực hiện đề xuất.
c. Dự toán chi phí cho bổ sung và thay đổi đối với lưới điện
d. Các thiết bị đấu nối chính cần được trang bị thuộc phạm vi của việc đề xuất
thực hiện,
e. Đo đếm điện năng và các yêu cầu đo đếm từ xa
g. Yêu cầu thông tin liên lạc, cơ sở kiểm soát vận hành và các yêu cầu bảo trì,
h. Tiến độ dự kiến và thời gian cho DNO để thực hiện thiết kế, mua sắm vật tư,
xây dựng và đấu nối.
i. Sơ đồ yêu cầu dự án sơ bộ mô tả các mục trên.
3.6. Nghiệm thu và đấu nối
Khi đi vào thoả thuận đấu nối và thực hiện đầy đủ các điều kiện để thỏa mãn
DNO, thử nghiệm vận hành phải được thực hiện. Các thí nghiệm nghiệm thu kết nối
bao gồm những điều sau đây:
a. Thí nghiệm theo dõi sự đảm bảo kiểm soát được chất lượng điện của lưới
điện kết nối.
b. Thí nghiệm kiểm soát công suất phát công suất hữu công và vô công liên tục
theo yêu cầu.
c. Các thí nghiệm các hoạt động của thiết bị bảo vệ của Hệ thống ĐMT.
3.7. Trách nhiệm và chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu
Hệ thống ĐMT sẽ đề cử một người đủ khả năng để hoạt động như người đại
diện của họ trong giai đoạn nghiệm thu.
DNO sẽ đề cử một người đủ khả năng để đóng vai trò đại diện của mình để
chứng kiến các thí nghiệm nghiệm thu. Người này sẽ phối hợp với đại diện Hệ thống
ĐMT, đồng ý về thủ tục thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thí nghiệm.
Trách nhiệm của người đại diện Hệ thống ĐMT là tổ chức, đồng ý thủ tục với
DNO và thực hiện thí nghiệm nghiệm thu. Hệ thống ĐMT có thể sử dụng nhân viên
và thiết bị sẵn có của DNO, hoặc một bên thứ ba, để hỗ trợ trong các thí nghiệm.

32
Trước khi kiểm tra, đại diện Hệ thống ĐMT sẽ xác nhận bằng chữ ký đối với
i) Hệ thống nối đất phù hợp với các điều khoản trong Sổ tay kỹ thuật này và
các tiêu chuẩn khác có liên quan.
ii) Việc thiết kế và thực hiện của Hệ thống ĐMT tuân thủ với các yêu cầu của
Sổ tay kỹ thuật này, và các yêu cầu bảo vệ được quy định trong hợp đồng mua bán
điện, nếu có.
iii) Hệ thống ĐMT an toàn để hoạt động và tuân thủ tất cả các yêu cầu có liên
quan quy định trong cuốn sổ tay kỹ thuật và các yêu cầu khác có liên quan theo luật
định.
iv) Các thí nghiệm nghiệm thu cho các máy phát điện gió và máy biến áp của
máy phát điện gió đã được hoàn thành, bao gồm cả các rơ le bảo vệ, máy biến điện áp
và máy biến dòng điện.
Khi hoàn thành các thí nghiệm nghiệm thu, DNO sẽ ban hành Giấy chứng nhận
hoàn thành kỹ thuật (TCS) cho đấu nối đó.
Nếu DNO tìm thấy các thí nghiệm nghiệm thu không thành công, họ có thể từ
chối cấp một TCS hoặc đưa ra một TCS có điều kiện xác định các thử nghiệm mới
hoặc các thay đổi phải được thực hiện. Đấu nối vào lưới điện được thực hiện trong
thời hạn mười ngày kể từ khi cấp TCS.
3.8. Thông tin điểm đấu nối
Ngoài các hồ sơ được lưu giữ, cả hai bên DNO và Hệ thống ĐMT sẽ biên soạn
một Tài Liệu Điểm Đấu Nối (CPD).
Tài liệu này bao gồm:
a. Sơ đồ một sợi của điểm đấu nối
b. Trang thiết bị và quyền sở hữu của họ tại điểm kết nối
c. Định mức của thiết bị được sử dụng tại điểm kết nối
d. Cán bộ được ủy quyền cho các việc vận hành và an toàn
e. Các thủ tục vận hành và các bên chịu trách nhiệm cho việc vận hành
f. Tên các cán bộ chuẩn bị CPD, ngày tháng và chữ ký của họ
Bất cứ khi nào các thay đổi được thực hiện tại điểm kết nối, các mục thích hợp
được thực hiện trong CPD, với tên, chữ ký của các cán bộ đã thực hiện thay đổi này
và ngày mà thay đổi đó đã được thực hiện.

33
PHẦN 2: DỰ THẢO QUY ĐỊNH TRAO ĐỔI ĐIỆN NĂNG HAI CHIỀU

1. GIỚI THIỆU CHUNG


Hiện nay, công nghệ điện mặt trời nối lưới đang ngày càng được ứng dụng
nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể có sự phát triển cao hơn tương xứng với tiềm
năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam, chính phủ cần nghiên cứu xây dựng, ban hành
chính sách hỗ trợ phát triển điện mặt trời nối lưới, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giá bán
điện mặt trời nối lưới.
Dự thảo "Quy định trao đổi điện năng hai chiều" này là tài liệu tham khảo nhằm
mục đích đề xuất giải pháp bán điện mặt trời quy mô vừa và nhỏ vào lưới điện địa
phương với chính sách mua bán điện phù hợp cho cả người tiêu dùng và công ty điện
lực.
Trao đổi điện năng hai chiều là một quy định hướng tới người tiêu dùng điện,
theo đó điện năng được sản xuất từ hộ tiêu dùng đủ năng lực sản xuất điện nối lưới và
cung ứng cho các doanh nghiệp phân phối điện địa phương để đáp ứng việc cung cấp
điện đem lại lợi ích cho người tiêu dùng trong thời gian áp dụng thanh toán.
Quy định trao đổi điện năng hai chiều liên quan tới thiết bị đo có chức năng đo
dòng điện theo 2 chiều (sử dụng công tơ 2 chiều hoặc 2 công tơ 1 chiều lắp ngược
chiều nhau), công tơ đo lượng điện năng đến từ phía công ty điện lực và lượng điện
năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như là điện mặt trời. Nguồn phát từ
năng lượng tái tạo có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tại chỗ của hộ gia đình
và có khả năng phát một lượng dư thừa đáng kể.
Trong quá trình sản xuất điện này, lượng điện năng (kWh) được sử dụng để đáp
ứng yêu cầu điện năng như thắp sáng hoặc sử dụng cho các thiết bị khác. Nếu lượng
điện sản xuất này lớn hơn so với nhu cầu sử dụng, lượng dư đó sẽ được ghi lại, hòa
vào lưới điện địa phương và chuyển tới hộ tiêu dùng khác. Khi tính toán hóa đơn tiền
điện theo tháng, nếu hộ tiêu dùng sử dụng nhiều điện năng hơn sản xuất, họ sẽ chỉ phải
trả tiền lượng điện năng còn thiếu sau khi đã trừ lượng điện năng sử dụng cho lượng
điện năng sản xuất. Ngược lại, nếu hộ tiêu dùng sản xuất nhiều hơn điện tiêu thụ từ hệ
thống, họ sẽ nhận được "tín chỉ năng lượng kWh" và có thể dùng để thanh toán hóa
đơn điện trong tháng hoặc trong năm.
Phạm vi áp dụng cho Quy định này tại Việt Nam là cho các trạm điện mặt trời
nối lưới công suất vừa và nhỏ lắp trên mái nhà.
Tuy nhiên, để áp dụng được quy định trao đổi điện năng hai chiều thì cần có sự
hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong việc ban hành các chính sách, quy định hỗ trợ
cần thiết về mặt pháp lý.

34
2. MẪU HÓA ĐƠN
2.1. Mua bán điện của khách hàng với công ty điện lực
Dựa trên chỉ số Công tơ hai chiều hằng tháng, ta có cách tính toán như sau:
Giả sử:
Lượng điện năng tiêu thụ là A (kWh)
Lượng điện năng sản xuất là B (kWh)
Cân bằng điện năng C= A-B (kWh)
+ Nếu C<0 (sản xuất> tiêu thụ), hộ gia đình sẽ nhận được số tín chỉ năng lượng
tương ứng. Số tín chỉ này sẽ được cộng dồn qua các tháng và sẽ được thanh toán vào
tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng theo công thức sau:

Trong đó:
Ti là số tín chỉ năng
lượng trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 của chu kỳ quy đổi.
Tnăm là số tín chỉ năng lượng tích lũy trong suốt 12 tháng của chu kỳ quy đổi.
Để khuyến khích việc sử dụng điện mặt trời nối lưới cần có chính sách hỗ trợ
giá bán điện mặt trời đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, đơn giá
quy đổi đề xuất áp dụng luôn luôn bằng với đơn giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất
(là bậc 6 bằng 2.587 VNĐ/kWh ở thời điểm hiện tại).
+ Nếu C>0 (sản xuất<tiêu thụ), hộ gia đình sẽ mua điện từ phía công ty điện lực
với giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính dựa theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày
12/03/2015 của Bộ Công Thương ở thời điểm hiện tại (nhưng có thể sẽ được thay đổi
theo giá điện mới khi có quy định mới của Chính phủ) như sau.
Bảng 2.1: Đơn giá điện bậc thang áp dụng theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày
12/03/2015 của Bộ Công Thương
Mức chênh lệch C Giá tiền (VNĐ)
Bậc 1: Cho kWh từ 0-50 1.484
Bậc 2: Cho kWh từ 51-100 1.533
Bậc 3: Cho kWh từ 101-200 1.786
Bậc 4: Cho kWh từ 201-300 2.242
Bậc 5: Cho kWh từ 301-400 2.503
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 2.587

35
2.2. Mẫu hóa đơn tiền điện
Mẫu hóa đơn tiền điện về cơ bản sẽ gồm 2 phần:
- Phần 1: Thông tin chung về Công ty điện lực địa phương và khách hàng
- Phần 2: Số liệu điện năng tiêu thụ và số tiền điện.
Các mẫu hóa đơn tiền điện cho các trường hợp sử dụng điện mặt trời được trình
bày cụ thể trong Phụ lục D phần 2.
Bảng 2.2: Mẫu hóa đơn tiền điện
Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)

Địa chỉ: Từ ngày Đến ngày

Điện thoại:

Tên khách
hàng:
Địa chỉ:

Điện thoại:

Thời gian Số Chỉ số công


phục vụ ngày tơ Điện
Mã công tơ Mã phục vụ
thanh năng
Từ Đến toán Cũ Mới

Tiêu thụ (kWh)

Sản xuất (kWh)

Cân bằng (kWh)

Tín chỉ (kWh)

Thành tiền (Nghìn VNĐ)

Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ)

Tín chỉ tích lũy (kWh)

Thành tiền (Nghìn VNĐ)


Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn
VNĐ)

36
3. CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
a. Công ty điện lực có trả tiền cho lượng điện sản xuất thừa của tôi không?
Có. Việc quy đổi tín chỉ năng lượng thành tiền chỉ áp dụng vào tháng cuối cùng
của chu kỳ quy đổi 12 tháng. Sau khi trừ đi số tiền mà bạn phải trả cho việc sử dụng
điện tháng đó, bạn sẽ được khấu trừ vào hóa đơn tiền điện tháng sau hoặc phải đóng
thêm tiền thiếu hụt.
b. Công ty điện sẽ tính toán quy đổi số tín chỉ năng lượng của tôi ra tiền như thế
nào?
Đầu tiên, họ bắt đầu với lượng điện thừa mà bạn sản xuất trong tháng quy đổi ra
số tín chỉ tương đương. Sau đó, họ sẽ nhân số tín chỉ này với đơn giá khuyến khích
điện mặt trời nối lưới luôn là đơn giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất (bậc 6 bằng
2.587 VNĐ/kWh ở thời điểm hiện tại).
Sau khi chốt số điện trong tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng, nếu
tổng số tiền thanh toán âm "-" nghĩa là hộ tiêu dùng sẽ được nhận lại số tiền tương ứng
từ công ty điện lực địa phương. Số tiền này sẽ được khấu trừ vào hóa đơn tiền điện
tháng sau của khách hàng.
c. Thế nào là "chu kỳ quy đổi"?
Chu kỳ quy đổi đầu tiên của bạn bắt đầu ngay sau khi bạn hoàn thành thủ tuch
tham gia chương trình trao đổi điện năng hai chiều và kết thúc 12 tháng sau tính từ
ngày đầu tiên đó. Những năm sau đó, chu kỳ quy đổi của bạn sẽ liên quan tới chu kỳ
thanh toán năm của bạn, thường là giống nhau. Mỗi năm một lần, ở hóa đơn của tháng
cuối chu kỳ quy đổi, số liệu cân bằng giữa chi phí tiền điện và số tiền quy đổi từ số tín
chỉ năng lượng sẽ hiển thị.
d. Tại sao hóa đơn của tôi phải thay đổi?
Phía công ty điện lực đang thiết lập mạng lưới khách hàng đơn giản và kinh tế
nhất có thể. Vì thế, pháp chế hiện tại cho phép các khách hàng thích hợp nhận được
những lợi ích từ việc thanh toán hóa đơn tiền điện, chẳng hạn như chương trình trao
đổi điện năng hai chiều cho phép ghi lại những tín chỉ năng lượng bạn sản xuất ra, đem
lại lợi ích trực tiếp cho bạn nhờ việc giảm thiểu số điện phải thanh toán hoặc thu lợi
nhuận từ việc bán điện.

37
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

I. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI
LƯỚI
Nhìn chung, việc ứng dụng điện mặt trời độc lập, nối lưới hoàn toàn khả thi về
mặt công nghệ, một số đơn vị tại Việt Nam đã làm chủ được kỹ thuật thiết kế, lắp đặt
công trình. Tuy nhiên, giá thành chính là trở ngại lớn nhất trong việc triển khai các dự
án điện mặt trời, cho dù trong 20 năm qua, giá thành của điện mặt trời đã giảm đi rất
nhiều lần do chủ yếu nhờ vào sự cải thiện về hiệu suất chuyển đổi năng lượng và qui
mô sản xuất và lắp đặt ngày càng được mở rộng.

Hiện nay suất đầu tư trạm ĐMT nối lưới quy mô nhỏ (<20kWp) tại thị trường
Việt Nam có giá thành dao động từ 1,5 - 3 USD/Wp phụ thuộc vào loại PMT và địa
điểm xây dựng dự án. Nếu tận dụng việc giảm giá thành PMT khi mua ở số lượng lớn
(>20kWp), thì suất đầu tư trạm ĐMT nối lưới có khả năng sẽ giảm thêm được khoảng
từ 0,1 - 0,3 USD/Wp.

Báo cáo giả thiết tính toán kinh tế sơ bộ cho dự án ĐMT nối lưới điển hình 10
kWp ứng dụng cho quy mô hộ gia đình, văn phòng .... ở khu vực có tiềm năng NLMT
tốt nhất tại Việt Nam là khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Các dữ liệu đưa vào tính toán gồm:

- Suất đầu tư trạm ĐMT nối lưới là 1,5 USD/Wp

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M)/năm: 20 USD/kWp

- Giá bán điện giả thiết bằng giá bán lẻ điện sinh hoạt lần lượt là bậc 1, bậc 4,
bậc 6 được tính dựa theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày 12/03/2015

- Điện năng sản xuất trong năm (kWh) = ((PPMT * TXMT * η)/I0) * 365

Với PPMT là công suất PMT lấy bằng 10 kWp; tổng xạ mặt trời (TXMT) là 5,3
(kWh/m2.ngày); η là hiệu suất hệ thống điện mặt trời lấy bằng 65%; I0 là cường độ
BXMT chuẩn lấy bằng 1 kW/m2;

- Tuổi thọ của dự án: 25 năm

- Tỷ giá 1 USD = 21.700 VNĐ.

38
Bảng 3.1. Kết quả tính toán kinh tế sơ bộ cho dự án ĐMT nối lưới 10 kWp

STT Hạng mục Đặc tính Kết quả

I. Trường hợp giá bán điện giả thiết bằng giá bán lẻ điện sinh hoạt lần lượt là
bậc 1 = 1.487 VNĐ/kWh
1 Chi phí đầu tư dự án (USD) 10 kWp 15.000

2 Lợi nhuận thu được (USD) 12.574 kWh/năm 860


3 Chi phí vận hành, bảo dưỡng (USD) 20USD/kWp 200
4 Thu - Chi (USD) 660
5 Thời gian hoàn vốn (năm) 22,73

II. Trường hợp giá bán điện giả thiết bằng giá bán lẻ điện sinh hoạt lần lượt là
bậc 4 = 2.242 VNĐ/kWh
1 Chi phí đầu tư dự án (USD) 10 kWp 15.000

2 Lợi nhuận thu được (USD) 12.574 kWh/năm 1.299


3 Chi phí vận hành, bảo dưỡng (USD) 20USD/kWp 200
4 Thu - Chi (USD) 1.099
5 Thời gian hoàn vốn (năm) 13,65

III. Trường hợp giá bán điện giả thiết bằng giá bán lẻ điện sinh hoạt lần lượt là
bậc 6 = 2.587 VNĐ/kWh
1 Chi phí đầu tư dự án (USD) 10 kWp 15.000

2 Lợi nhuận thu được (USD) 12.574 kWh/năm 1.499


3 Chi phí vận hành, bảo dưỡng (USD) 20USD/kWp 200
4 Thu - Chi (USD) 1.299
5 Thời gian hoàn vốn (năm) 11,55
Kết quả tính toán kinh tế sơ bộ cho dự án ĐMT 10 kWp khu vực Nam Trung bộ
và Tây Nguyên ở bảng trên cho thấy nếu với giá bán điện càng bằng với giá bán lẻ
điện sinh hoạt bậc cao nhất thì thời gian thu hồi vốn càng nhanh.

II. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN MẶT


TRỜI NỐI LƯỚI
Các chính sách và cơ chế ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho lĩnh vực
năng lượng tái tạo nói chung đã được thể hiện qua các văn bản pháp lý rõ ràng hơn

39
trong thời gian gần đây. Tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 1208/2011/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai
đoạn 2011-2020 và có xét đến năm 2030.

Trong đó thể hiện mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là ưu tiên phát triển nguồn
năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ 3,5% năm 2010,
lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6,0% vào năm 2030.

Các dự án ĐMT nối lưới cần được hưởng các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế và phí
giống như đối với các dự án về điện gió và điện sinh khối mà đã được Chính phủ Việt
Nam ban hành các cơ chế hỗ trợ, cụ thể như sau:

+ Cần xây dựng quy hoạch quốc gia phát triển điện mặt trời nối lưới.

+ Cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật nối lưới cho các trạm điện mặt
trời.

+ Cần nghiên cứu xây dựng, ban hành giá bán điện (feed in tariff) cho dự án
ĐMT nối lưới, tốt nhất là chia thành từng mức giá khác nhau dựa trên tiềm năng
NLMT của từng khu vực trong cả nước. Giá này có thể được điều chỉnh hàng quý theo
sự thay đổi thực tế của thị trường điện mặt trời.

Trong trường hợp nhà nước chưa thể ban hành được biểu giá bán điện hỗ trợ
cho các hộ dân và các tổ chức phát điện mặt trời lên lưới như các nước khác, thì nên áp
dụng giải pháp mua bán điện mặt trời bằng công tơ hai chiều như sau:

Giả sử:

Lượng điện năng tiêu thụ là A (kWh)

Lượng điện năng sản xuất là B (kWh)

Cân bằng điện năng C= A-B (kWh)

+ Nếu C<0 (sản xuất> tiêu thụ), hộ gia đình sẽ nhận được số tín chỉ năng lượng
tương ứng. Số tín chỉ này sẽ được cộng dồn qua các tháng và sẽ được thanh toán vào
tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng theo công thức sau.

Trong đó:
Ti là số tín chỉ năng lượng trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 của chu kỳ quy đổi.

40
Tnăm là số tín chỉ năng lượng tích lũy trong suốt 12 tháng của chu kỳ quy đổi.
Để khuyến khích việc sử dụng điện mặt trời nối lưới cần có chính sách hỗ trợ
giá bán điện mặt trời đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong trường hợp này, đơn giá
quy đổi đề xuất áp dụng luôn luôn bằng với đơn giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc cao nhất
(là bậc 6 bằng 2.587 VNĐ/kWh ở thời điểm hiện tại).

+ Nếu C>0 (sản xuất<tiêu thụ), hộ gia đình sẽ mua điện từ phía công ty điện lực
với giá bán lẻ điện sinh hoạt được tính dựa theo quyết định 2256/QĐ-BCT ngày
12/03/2015 của Bộ Công Thương.

Chính sách này có khả năng sẽ góp phần giảm tải, tiết kiệm cho nhà nước rất
nhiều tiền đầu tư các nhà máy điện và đường dây tải điện, tạo ý thức tiết kiệm và sự
chủ động về năng lượng của người dân.

+ Xây dựng chương trình hỗ trợ giá cho người dân khi mua sản phẩm điện mặt
trời tương tự chương trình hỗ trợ người dân mua bình nước nóng năng lượng mặt trời.

+ Thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để
tạo tài sản cố định của dự án, hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành
phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo
quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện
hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện mặt trời: thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
dự án điện mặt trời được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi
đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản
hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngoài ra, nên xem xét ban hành thêm các ưu đãi khác về hạ tầng đất đai cho các
dự án điện mặt trời nối lưới quy mô lớn trong tương lai:

+ Các dự án điện mặt trời được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo
quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi
đầu tư.

+ Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời. Việc
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật
hiện hành về đất đai.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương; Thông tư 12/2010/TT-BCT - Quy định hệ thống điện truyền tải;
2010.
2. Bộ Công thương; Thông tư 32/2010/TT-BCT - Quy định hệ thống điện phân phối;
2010.
3. IEEE 1547 – (Standard for Interconnecting Distributed Resources with Electric
Power Systems, June 12, 2003 or latest published edition).
4. IEEE P1547.2 – (Draft: Application Guide for IEEE Standard 1547, Interconnecting
Distributed Resources with Electric Power Systems)
5. IEEE P1547.3 – (Draft: Guide For Monitoring, Information Exchange, and Control
of Distributed Resources Interconnected with Electric Power Systems).
6. IEC-61727_2004-Systèmes photovoltaïques (PV) – Caractéristiques de l'interface
de raccordement au réseau
7. NF EN 62116 Septembre 2011. Procédure d'essai des mesures de prévention
contre l'ilotage pour onduleurs photovoltaïques interconnectés au réseau public.
8. NF EN 62446, Avril 2010. Systèmes photovoltaïques connectés au réseau
électrique – Exigences minimales pour la documentation du système, les essais de
mise en service et l 'ex amen.
9. UTE C15-712-1, JUILLET 2010, Guide Pratique Installations photovoltaïques
raccordées au réseau public de distribution.
10. TNB Technical Guidebook on Grid-interconnection of Photovoltaic Power
Generation System to LV and MV Networks.
11. Vụ Năng lượng mới và tái tạo - Tổng cục năng lượng - Bộ Công thương; Báo cáo
Hội thảo “Kết quả giai đoạn 1 xây dựng bản đồ tài nguyên gió và mặt trời tại Việt
Nam”; 6/2014.
12. Vũ Minh Pháp và cộng sự; Viện Khoa học năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam; Báo cáo đề tài KHCN cấp Viện Khoa học năng lượng “Cập
nhật tiềm năng lý thuyết và hiện trạng khai thác năng lượng sinh khối, ngăng lượng
gió, năng lượng mặt trời”; 2014.
13. GIZ; NET-METERING REFERENCE GUIDE- How to avail solar roof tops and
other renewablesbelow 100 KW in the Philippines; 2013.
14. Net Metering- FirstEnergy.

42
https://www.firstenergycorp.com/content/dam/feconnect/files/retail/Net-Metering-
Primer.pdf
15. Guide to Net Metering and net Billing- XcelEnergy.
https://www.xcelenergy.com/staticfiles/xe/Marketing/Files/MN-Res-SR-Meter-
Billing-Guide.pdf
16. GIZ; MANUAL FOR INTERCONNECTION- Report for supporting the
interconnection of rooftop-PV systems in the Philippines; 2013.
17. How to read your net metering power bill- NVEnergy
https://www.nvenergy.com/renewablesenvironment/renewablegenerations/documents/
ReadNetMeteringBill.pdf
18. Step-by-step Process- For Environmentally Preferred Electricity Generating
Facilities up to 100 Kilowatts-SaskPower.
19. Quyết định 2256/QĐ-BCT; Bộ Công Thương; 2015.
20. Website công ty Công nghệ thông tin điện lực miền trung
http://cpcit.vn/

43
PHỤ LỤC PHẦN 1
PL.A. Thông tin và dữ liệu
1. Thông tin được cung cấp từ HTĐMT cho đánh giá sơ bộ
Thông tin được nộp bởi HTĐMT đang tìm kiếm một đấu nối mới hoặc thay đổi
điểm đấu hiện có để phục vụ cho việc đánh giá sơ bộ:
Mô tả thông tin Tham khảo
Chi tiết Nhà đầu tư
Tên và vị trí HTĐMT dự kiến
- Tên Công ty
- Chi tiết liên lạc – Địa chỉ, email, fax và số điện thoại
- Giới thiệu công ty – kèm báo cáo hang năm
- Tên, Chỉ định ký ủy quyền của công ty nộp đơn
- Kinh nghiệm trong quá khứ với các dự án tương tự
Vị trí dự án
- Tên xã
- Huyện/Tỉnh
- Diện tích đất
- Mặt bằng khảo sát
Chi tiết dự án
- Đấu nối mới hay thay đổi đấu nối
- Tổng chi phí
- Ngày bắt đầu dự án dự kiến
- Ngày nghiệm thu dự kiến
Chi tiết kỹ thuật dự án
- Tổng công suất phát (kW)
- Loại HTĐMT (Loại A: kết nối 3 pha, B: kết nối 1 pha)
- Điện áp đấu nối 220V, 380V
- Sản lượng điện hàng năm dự kiến của HTĐMT đề nghị (kWh)
- Sơ đồ đơn tuyến, bao gồm:
o Bố trí thanh góp tại điểm đấu
o Cấu hình sơ đồ đấu nối

44
2. Thông tin DNO cung cấp đến người nộp đơn HTĐMT
Mô tả thông tin Tham khảo
Tên HTĐMT
Điểm đấu nối (vị trí)
Mức sự cố tối đa (cho việc lựa chọn thiết bị và thiết kế nối đất):
Mức độ sự cố thiết kế mạng đối xứng (kA )
Mức độ sự cố không đối xứng ở nửa chu kỳ cực đại (kA)
Mức độ sự cố đối xứng 3 pha ở nửa chu kỳ (kA)
Mức độ sự cố 1 pha chạm đất (kA) (bỏ qua điện trở hệ thống nối đất)
Các mức sự cố tối thiểu:
Mức độ sự cố đối xứng 3 pha trạng thái ổn định (kA)
Mức độ sự cố 1 pha chạm đất (kA) (bỏ qua điện trở hệ thống nối đất)
3. Thông tin kỹ thuật về Hệ thống Điện mặt trời
Mô tả thông tin Tham khảo
Thông tin tổng quát
Nhà sản xuất pin mặt trời
- Số hiệu model
- Ngày/năm sản xuất
Thông tin kỹ thuật pin mặt trời
Loại pin mặt trời (pin đơn tinh thể/đa tinh thể/màng mỏng)
Công suất lớn nhất (Pmax)
Hiệu suất (%)
Dòng điện lớn nhất (Imp)
Điện áp lớn nhất (Vmp)
Điện áp hở mạch (Voc)
Dòng ngắn mạch (Isc)
Kích thước (mm)
Trọng lượng (kg)
Nhà sản xuất inverter
- Số hiệu model

45
- Ngày/năm sản xuất
Thông tin kỹ thuật inverter
Hiệu suất (%)
Công suất vào lớn nhất (nối với pin mặt trời) (Wp)
Điện áp làm việc với pin mặt trời (V)
Dòng điện vào lớn nhất (A)
Dải điện áp lưới
Dải tần số
Số pha
Công suất ra lớn nhất (nối với lưới điện) (W)
Hệ số công suất
Môi trường làm việc
Kích thước (mm)
Trọng lượng (kg)
PL.B. Định nghĩa sóng hài và nhấp nháy điện áp
Theo IEEE 519-1992, Tổng mức biến dạng điện áp (THDV) được định nghĩa
như là một tỷ lệ phần trăm của điện áp cơ bản:

50

∑V
h=2
h
2

THDv =
V1

Với V1 là điện áp cơ bản tại các điểm đấu nối và: Vh là thành phần hài thứ h.

Nhấp nháy tại điểm đấu nối được định nghĩa là:
N
1
∑ C × S
2
Pst / lt = i n ,i 
Sk i =1

Với Ci là hệ số nhấp nháy của các tuabin riêng lẻ

S n ,i là công suất biểu kiến định mức của các tuabin riêng lẻ

N là số các tua-bin gió trong một trang trại gió

Sk là mức ngắn mạch tại điểm đấu nối

PL.C. Bảo vệ HTĐMT

46
C.1. Giới thiệu
HTĐMT được kết nối với hệ thống điện truyền tải và hệ thống điện phân phối
được thể hiện trong hình sau:

Lưới điện
trung thế

Hình PL1C1. HTĐMT được kết nối với hệ thống điện phân phối hạ thế
Các thành phần chính của một HTĐMT là các dàn pin mặt trời (PMT), Inverter
nối lưới phân phối hạ thế, thanh cái thu gom điện, các thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
C.2. Bảo vệ đối với HTĐMT
Theo yêu cầu kỹ thuật đối với HTĐMT nối lưới điện hạ thế, các hệ thống bảo
vệ phải đảm bảo cho HTĐMT khi kết nối phải vận hành an toàn và hiệu quả đối với
cả hai phía.
Để thiết kế một phương thức bảo vệ cho một HTĐMT, đòi hỏi sự nhận thức và
tiên liệu trước về các điều kiện nguy hiểm điện có thể phát sinh trên các thiết bị của
HTĐMT, cụ thể là hệ thống dàn pin mặt trời, inverter, các thiết bị và dây dẫn kết nối.
Sau đó, các rơle và thiết bị bảo vệ được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc bảo vệ thích
hợp để phát hiện những sự cố và cô lập các phần bị sự cố.
Để bảo vệ trong hệ thống điện nói chung và cho HTĐMT nói riêng, độ lớn của
điện áp và tần số luôn là hai thông số cơ bản để phát hiện các trục trặc và hư hỏng
trong hệ thống kết nối.
Việc hòa đồng bộ, kết nối hoặc tách nguồn của HTĐMT được phối hợp với hệ
thống lưới điện kết nối và sẽ được qui định theo các yêu cầu bảo vệ cụ thể.
C.2.1. Hòa đồng bộ
Hòa đồng bộ là một sự hoạt động kết nối HTĐMT với lưới điện, trong một giới
hạn cho phép, theo đó các thống số về điện áp và tần số của HTĐMT và lưới điện
chung phải đảm bảo yêu cầu như sau:
a. Sai số tần số <0.2 Hz

47
b. Độ lớn sai số điện áp: <10%
c. Sai số về lệch góc pha điện áp < 10 độ
C.2.2. Giới hạn làm việc bình thường của inverter
Inverter là thiết bị chính đảm bảo chuyển đổi nguồn điện DC thu được từ pin
MT thành nguồn xoay chiều AC. Khi làm việc ở giới hạn vùng làm việc bình thường
của inverter (trong HTĐMT) thì inverter được sử dụng như là một chức năng bảo vệ
mà nó sẽ phản ứng khi xuất hiện trạng thái không bình thường của lưới điện mà nó kết
nối
C.2.3. Tần số
Lưới điện chung sẽ có vai trò duy trì tần số của hệ thống và HTĐMT sẽ thực
hiện đồng bộ theo tần số của lưới đện chung. Lưới điện chung sẽ nắm vai trò chủ đạo
duy trì tần số của hệ thống là 50Hz và được phép dao động trong giới hạn ± 1Hz.
C.2.4. Inverter không tách đảo/chống tách đảo
Inverter không tách đảo khi không đủ khả năng cung cấp đủ điện cho các phụ
tải nếu không có sự cung cấp điện từ lưới điện chung (EVN). Nói cách khác Hệ thống
ĐMT không cho phép phát điện cho lưới điện khi không có nguồn cung cấp điện từ
lưới điện chung (EVN).
C.2.5. Kết nối Inverter
Hệ thống ĐMT phải kết nối với lưới điện. Khi lưới điện có điện áp và tần số bất
thường thì phải được phát hiện.
C.2.6. Inverter như UPS
Việc kết nối với điện chung, sử dụng hệ thống ĐMT như một UPS là không
được phép.
C.2.7. Dòng ngắn mạch inverter
Yêu cầu về dòng ngắn mạch đối với inverter trong HTĐMT sẽ phải đảm bảo
trong một giới hạn và khả năng công suất của inverter. Theo IEEE 1547 thì dòng ngắn
mạch chỉ giới hạn từ 100 đến 200% dòng giới hạn của inverter.
C.2.8. Sơ đồ bảo vệ của HTĐMT
a. Bảo vệ tần số
- Bảo vệ tần số thấp
- Bảo vệ tần quá tần số
b. Bảo vệ điện áp
- Bảo vệ điện áp thấp
- Bảo vệ tần quá điện áp

48
c. Bảo vệ quá dòng điện có hướng khi có sụ cố ngắn mạch
- khi sự cố phía HTĐMT
- khi sự cố phía lưới điện
d. Bảo vệ công suất chảy ngược
C.2.9. Yêu cầu bảo vệ cho inverter của HTĐMT
Inverter sẽ ngừng cung cấp điện do có hư hỏng về phía lưới điện mà nó kết nối.
Inverter phải nhận biết được có sự cố bên phía lưới điện và nó sẽ ngừng phát điện:
a. Khi tần số và điện áp nằm ngoài giới hạn điện áp làm việc của inverter
b. Kiểm soát được thời gian mà lưới điện kết nối bị tách khỏi hệ thống chung
c. Khi dòng một chiều DC bơm vào lưới điện vượt quá giới hạn được qui định
C.2.10. Inverter của HTĐMT cắt hay ly khai lưới điện
Giới hạn cắt và ly khai khỏi lưới điện kết nối của inverter sẽ qui định tác động
mà ở đó inverter ngừng cung cấp điện cho lưới. Inverter ngừng phát điện vào lưới khi:
a) Nó không hoàn thành việc tách khỏi lưới điện
b) Nó không hoàn thành toàn tắt
c) Các điều khiển inverter vẫn hoạt động
d) Kết nối với lưới điện vẫn còn và được duy trì cho các inverter để tiếp tục
nhận biết tình trạng lưới điện kết nối
Các kết nối được duy trì và tiếp tục nhận biết là cần thiết cho một tối thiểu thời
gian như quy định tại khoản C.2.11.
C.2.11. Thời gian kết nối lại
Sau khi tách khỏi lưới điện, các inverter sẽ không kết nối lại ngay. Cần phải có
thời gian để tần số và điện áp lưới phục hồi và ổn định sau đó inverter sẽ kết nối lại.
Thời gian được qui định là 5 phút. Điều này được áp dụng cho lưới HTĐMT nối với
lưới hạ thế.
C.2.12. Khoảng cách giữa điểm kết nối và inverter
Khi thiết kế lắp đặt HTĐMT nhà đầu tư phải chú ý khoảng cách điện giữa điểm
đấu nối và inverter phải đảm bảo tổn thất điện áp trong giới hạn cho phép.
C.2.13. Những hư hỏng của hệ thống bảo vệ và thiết bị điều khiển của HTĐMT
Các hư hỏng này bao gồm:
a. Hư hỏng các thiết bị bảo vệ
b. Hư hỏng các thiết bị điều khiển

49
c. Mất kiểm soát công suất
HTĐMT phải được tách khỏi lưới điện khi có xuất hiện chỉ một trong các hư
hỏng trên.
Trong trường hợp đặc biệt bên lưới điện kết nối chỉ cung cấp bằng nguồn điện
xoay chiều có tần số và điện áp không ổn định thì HTĐMT sẽ không được kết nối với
lưới điện.
C.2.14. Nhiễu loạn điện áp
Inverter nhận biết được sự bất thường của điện áp và có phản ứng tương ứng
với các điều kiện ghi trong bảng PL1. Giá trị điện áp sẽ được đo bằng giá trị hiệu dụng
đo tại điểm kết nối.
a. Đối với lưới phân phối hạ thế, inverter phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 61727.
Bảng PL1C1. Điện áp hạ thế giới hạn cho phép khi có nhiễu loạn điện áp
TT Điện áp tại điểm kết nối Thời gian cắt cực đại cho phép
1 U< 50% 0,10 s
2 50%≤U<85% 2,00 s
3 85%≤U≤110% Liên tục
4 110%<U<135% 2,00 s
5 135%≤U 0,05 s
C.2.15. Nhiễu loạn tần số
Mức tần số thấp và quá tần số và phản ứng tương ứng của inverter thời gian cắt
sẽ được chỉ ra như sau:
a. Khi tần số của lưới kết nối vượt ra ngoài giới hạn bình thường 50Hz với giá
trị bằng ± 1%
b. Thời gian cắt trong khoảng 0.20 s
c. Áp dụng cho lưới hạ thế
C.2.16. Sóng hài và độ méo của dạng sóng
Sóng hài bậc cao luôn tồn tại trên lưới điện, tuy vậy người ta luôn mong muốn
tỷ lệ sóng hài dòng và song hài điện áp thấp vì khi tỷ lệ này cao sẽ ảnh hưởng xấu đến
các thiết bị điện nối với hệ thống điện.
Tỷ lệ song hài có thể chấp nhận được tùy thuộc vào đặc điểm của lưới điện
cũng như yêu cầu của các thiết bị điện được đấu nối với lưới điện đó và phụ tải cũng
như các dịch vụ mà lưới điện đó phải đáp ứng.

50
Giá trị phù hợp về sóng hài độ biến dạng của sóng dòng và áp mà HTĐMT sinh
ra là phải nhỏ để tránh các hiệu ứng xấu không mong muốn đối với các thiết bị nối với
lưới điện.
Độ biến dạng tổng cho sóng hài dòng điện phải bé hơn 5% tại đầu ra của
inverter. Tương ứng với mỗi loại sóng hài phải được giới hạn như trong bảng liệt kê
trong bảng 1.
Thành phần sóng hài chẵn phải nhỏ hơn 25% giới hạn dưới của hài bậc lẻ như
đã chỉ ra ở trên.
Hài bậc lẻ Giới hạn của độ méo

1 Hài bậc 3 đến bậc 9 < 4,0 %

2 Hài bậc 11 đến bậc 15 <2%

3 Hài bậc 17 đến bậc 21 < 1,5 %

4 Hài bậc 23 đến bậc 33 < 0,6 %

Hài bậc chẵn

6 Hài bậc 2 đến hài bậc 8 <1%

7 Hài bậc 10 đến hài bậc 32 < 0,5 %

C.2.17. Bảo vệ trong trạng thái tách đảo


Trong thời gian tách đảo, HTĐMT có thể ngừng cung cấp điện cho lưới điện
trong các trường hợp tần số và điện áp đã được chỉ ra trong 6.18, 6.19. Trong thời gian
tách đảo tồn tại, HTĐMT sẽ ngừng cung cấp điện thông qua điểm kết nối trong vòng 2
giây cho sự hình thành một hệ tách đảo gây ra
a. Đảm bảo an toàn
b. Vấn đề chất lượng
c. Hạn chế kỹ thuật của inverter
C.2.16. Bảo vệ chống lệch pha
Điện áp thấp, quá áp và lệch pha phải được thể hiện trên tất cả các pha. Nếu quá
giới hạn cho phép thì phải có bảo vệ.
PL.D. Sơ đồ nối HTĐMT

51
(a)

(b)
Hình PL1D1: Sơ đồ đấu nối HTĐMT.
(a) Công suất HTĐMT phát lên lưới toàn bộ
(b) Công suất HTĐMT phát lên lưới phần dư sau khi đã cấp đủ cho hộ phụ tải

52
Hình PL1D2: Sơ đồ HTĐMT sử dụng inverter tập trung

Hình PL1D3: Sơ đồ HTĐMT sử dụng inverter phân tán

53
Hình PL1D4: Đấu nối 1 pha HTĐMT

Hình PL1D5: Đấu nối 3 pha HTĐMT


PL.E. Đo thông số hoạt động trạm điện mặt trời nối lưới Trung tâm Công
nghệ Sinh học Đà Nẵng (Phường Hòa Thọ Tây, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) từ
ngày 2/9/2014 đến ngày 4/9/2014

54
PHỤ LỤC PHẦN 2

PLA. Cấu trúc trạm điện mặt trời sử dụng công tơ hai chiều
1. Nguyên lý hoạt động
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, dàn pin mặt trời hấp thụ năng lượng mặt
trời và phát điện. Điện từ dàn pin mặt trời dưới dạng một chiều qua bộ chuyển
đổi DC/AC để biến đổi thành dòng xoay chiều có hiệu điện thế, tần số phù hợp
và được hoà vào mạng lưới điện địa phương.
Ở một thời điểm nhất định trong ngày, hệ thống điện mặt trời của hộ tiêu
dùng có thể sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn lượng điện năng họ cần cho nhu cầu
sinh hoạt và kinh doanh. Khi hệ thống sản suất điện năng nhiều hơn nhu cầu sử
dụng của hộ tiêu dùng, lượng điện năng dư thừa này sẽ tự động đi qua công tơ
hòa vào lưới điện địa phương và được ghi lại số lượng tín chỉ năng lượng. Ở
những thời điểm khác trong ngày, nhu cầu sử dụng điện của hộ tiêu dùng có thể
cao hơn lượng điện sản xuất từ hệ thống điện mặt trời, khi đó hộ tiêu dùng hoàn
toàn phụ thuộc vào lượng bù phần thiếu hụt điện từ lưới điện địa phương.

Hình PL2A.1: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống


2. Các thành phần của hệ thống
a. Dàn pin mặt trời
Dàn pin mặt trời gồm nhiều môđun pin mặt trời ghép lại với nhau. Tuỳ
theo yêu cầu về công suất, điện thế và dòng điện mà các môđun được ghép nối
tiếp, song song hay hỗn hợp. Hàng ngày khi có ánh sáng mặt trời chiếu dàn pin
mặt trời thì dàn pin sẽ phát ra dòng điện một chiều cung cấp cho hệ thống. Công

55
suất phát của dàn pin mặt trời tỷ lệ thuận với cường độ bức xạ mặt trời. Trên thị
trường hiện nay, pin tinh thể silicon chiếm thị phần lớn nhất.

Hình PL2A.2: Các loại pin hiện có trên thị trường


b. Inverter nối lưới
Inverter dùng để chuyển điện 1 chiều sản xuất ra từ hệ thống pin mặt trời
thành điện xoay chiều với hiệu suất cao, dạng sóng hình sin chuẩn với tần số ổn
định (tần số 50 Hz, điện áp 220 VAC).
c. Thiết bị khác
+ Giá đỡ
Việc sản xuất hiện nay đòi hỏi hệ thống giá đỡ phải được lắp đặt dễ dàng
trên các mái phẳng. Đối với các mái lớn ở những công trình công nghiệp và
thương mại, kết cấu khung đòi hỏi phải nhẹ, khí động học, vững chắc, không
ảnh hưởng đến mái.

56
Hình PL2A.3: Chi tiết giá đỡ hệ thống điện mặt trời lắp mái
+ Máy cắt điện: dùng để đóng cắt dòng điện giữa dàn pin mặt trời và
mạng điện công nghiệp để phục vụ cho việc kiểm tra, sửa chữa.
+ Công tơ hai chiều dùng để đo đếm lượng điện năng phát vào lưới điện
và từ lưới điện đến hộ tiêu thụ.
+ Ngoài ra, hệ thống cũng có thể sử dụng thêm hệ thống acquy để trữ điện
đề phòng trường hợp điện lưới bị cắt trong những ngày thời tiết không thuận lợi.
PLB. Công tơ hai chiều
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại công tơ có chức năng đo đếm điện
năng theo hai chiều với xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. Trong phạm vi báo
cáo, nhóm nghiên cứu kiến nghị nên sử dụng các sản phẩm công tơ hai chiều do
Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung sản xuất cho các trạm điện
mặt trời nối lưới vì đây là sản phẩm do đơn vị trong nước sản xuất có chất lượng
ổn định đã được kiểm duyệt bởi Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng -
Bộ Khoa học và Công nghệ, giá cả hợp lý, phát huy tốt những đặc tính ưu việt
của thiết bị công tơ điện tử.
1. Công tơ điện xoay chiều 1 pha DT01P80 - RF

57
Kiểu dáng Quyết định phê duyệt mẫu

Hình PL2B.1: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu công tơ DT01P80 - RF
a. Đặc trưng
Công tơ điện tử 1 pha DT01P80-RF là loại điện kế kỹ thuật cao, sử dụng
công nghệ đo đếm, điều khiển và truyền thông hiện đại. Sản phẩm được thiết kế
và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, được kiểm soát chất lượng bởi
một quy trình chặt chẽ.
Công tơ điện tử 1 pha loại DT01P80-RF có đặc tính và độ tin cậy cao,
dùng để đo năng lượng hữu công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 1 pha, đạt cấp
chính xác 1 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7589-21:2007 và tiêu chuẩn quốc
tế IEC 62053-21:2003.
Công tơ điện tử 1 pha DT01P80-RF có những đặc trưng sau:
- Kiểm định viên không phải hiệu chỉnh.
- Là thiết bị dùng linh kiện điện tử, nên không gây ma sát và các sai sót do
các phần tử cơ khí gây ra.
- Độ nhạy cao.
- Công suất tiêu thụ thấp.

58
- Ảnh hưởng nhiệt thấp.
- Độ ổn định nhiệt cao.
- Chịu dòng quá tải lớn, chịu điện áp cao.
- Khả năng cách điện lớn.
- Có chức năng chỉ thị công suất ngược đèn LED.
- Có thể ghi nhận điện năng theo 2 chiều và lưu trữ vào 2 thanh ghi riêng
biệt, đáp ứng nhu cầu đo đếm cho thị trường điện trong tương lai
- Chức năng phát hiện và chống gian lận điện trong các trường hợp: đảo
cực tính dòng, nối đất trung tính, nối tắt cuộc dòng, can thiệp bằng từ trường
ngoài
- Tuổi thọ cao
- Bảo vệ chống xâm nhập bụi và nước: đạt IP54 theo IEC 60529
- Khả năng chịu ảnh hưởng của điện từ trường, và nhiễu bên ngoài cao.
- Kích thước công tơ nhỏ gọn
- Tích hợp các chức năng cảnh báo lỗi và ngăn ngừa 38 kiểu gian lận
điện( tùy chọn)
- Pin dự phòng cho phép hiển thị và đọc chỉ số RF khi mất điện (tùy chọn)
- Hỗ trợ kết nối bên ngoài với hệ thống đo đếm từ xa (tùy chọn)
b. Sơ đồ đấu dây

Hình PLB.2: Sơ đồ đấu dây công tơ DT01P80 - RF


c. Đặc tuyến sai số của công tơ theo tải

59
Hình PL2B.3: Đặc tính sai số của công tơ theo tải
d. Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến (RF) được tích
hợp vào bên trong công tơ
- Nhân viên ghi điện sử dụng thiết bị cầm tay (Handheld Unit) để ghi
chỉ số công tơ và in giấy báo tiền điện mà không cần phải trèo trụ hay vào nhà
khách hàng, cải thiện được khâu giao tiếp khách hàng.
- Số liệu ghi điện được cập nhật tự động vào Cơ sở dữ liệu khách hàng,
loại bỏ được sai sót trong quá trình nhập liệu bằng tay, giúp cải thiện quy trình
kinh doanh điện năng.
- Tích hợp công nghệ RFSPIDER, sẵn sàng cho việc thu thập dữ liệu
công tơ tự động.

Hình PL2B.4: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến


e. Thông số kỹ thuật

60
f. Kích thước lắp đặt

61
Hình PL2B.5: Chi tiết kích thước lắp đặt thiết bị công tơ DT01P80 - RF
2. Công tơ điện xoay chiều 3 pha DT03P-RF

Kiểu dáng Quyết định phê duyệt mẫu


Hình PL2B.6: Kiểu dáng và quyết định phê duyệt mẫu DT03P-RF
a. Đặc trưng

62
Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 3 pha, kiểu DT03P-RF, do Công ty
Công nghệ thông tin Điện lực miền Trung sản xuất theo quyết định số 2584/
QĐ-TĐC ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng- Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo.
Hiện nay, Công tơ DT03P-RF đã đưa vào sản xuất đại trà và lắp đặt trên
địa bàn miền Trung- Tây Nguyên và một số tỉnh, thành trong cả nước với chất
lượng ổn định, giá cả hợp lý, phát huy tốt những đặc tính ưu việt vốn có của
công tơ điện tử 03 pha.
Công tơ DT03P-RF có đặc tính và độ tin cậy cao, dùng để đo năng lượng
hữu công (kWh) ở lưới điện xoay chiều 3 pha 4 dây, đạt cấp chính xác 1.0, theo
tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7589-21:2007 và tiêu chuẩn quốc tế IEC 62053-21:
2003. Sản phẩm có những đặc trưng sau :
- Kiểm định viên không phải hiệu chỉnh.
- Là thiết bị dùng linh kiện điện tử, loại bỏ được các sai sót do các phần tử
cơ khí gây ra
- Độ nhạy cao, độ ổn định cao.
- Công suất tiêu thụ thấp.
- Độ ổn định nhiệt cao.
- Chịu dòng quá tải lớn, khả năng chịu quá áp cao.
- Khả năng cách điện lớn.
- Đo đếm năng lượng hữu công theo 2 chiều giao và nhận điện năng và
tích lũy vào 2 thanh ghi riêng biệt. Báo lỗi ngược pha nếu đấu ngược cực tính
mạch dòng.
- Khả năng chịu ảnh hưởng của điện từ trường và nhiễu bên ngoài cao.
- Đọc chỉ số công tơ từ xa bằng sóng vô tuyến và lưu trữ vào bộ nhớ với
thời gian 40 năm.
- Vẫn hoạt động trong trường hợp mất điện áp 2 dây pha hoặc trung tính.
- Bảo vệ chống xâm nhập bụi và nước: đạt IP54 theo IEC 60529
- Pin dự phòng cho phép hiển thị và đọc chỉ số RF khi mất điện (tùy chọn)
- Tích hợp công nghệ RFSPIDER, sẵn sang cho việc thu thập dữ liệu công
tơ tự động
b. Sơ đồ đấu dây

63
Hình PL2B.7: Sơ đồ đấu dây công tơ DT03P-RF
c. Đặc tuyến sai số của công tơ theo tải

Hình PL2B.8: Đặc tuyến sai số của công tơ theo tải

d. Thông số kỹ thuật

64
e. Kích thước lắp đặt

65
Hình PL2B.9: Chi tiết kích thước lắp đặt công tơ DT03P-RF
f. Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến (RF) được tích
hợp vào bên trong công tơ
Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến (RF) được tích hợp
vào bên trong công tơ
- Nhân viên ghi điện sử dụng thiết bị cầm tay (Handheld Unit) để ghi chỉ
số công tơ và in giấy báo tiền điện mà không cần phải trèo trụ hay vào nhà
khách hàng, cải thiện khâu giao tiếp khách hàng.
- Số liệu ghi điện được cập nhật tự động vào Cơ sở dữ liệu khách hàng,
loại bỏ được sai sót trong quá trình nhập liệu bằng tay, giúp cải thiện quy trình
kinh doanh điện năng.
- Tích hợp công nghệ RFSPIDER, sẵn sàng cho việc thu thập dữ liệu công
tơ tự động.

66
Hình PL2B.10: Hệ thống đọc chỉ số công tơ từ xa qua sóng vô tuyến
3. Lắp đặt, vận hành, bảo trì
Công tơ được niêm phong bằng chì sau khi được kiểm tra chất lượng. Cần
kiểm tra xem chì niêm phong đã hoàn thiện hay chưa trước khi lắp đặt. Những
công tơ không có chì niêm phong hoặc lưu kho thời gian quá dài sẽ phải đưa đến
các bộ phận liên quan để kiểm tra lại, những công tơ đạt chất lượng mới có thể
lắp đặt và sử dụng.
Công tơ được lắp đặt ở nơi thoáng gió và khô ráo, được cố định bằng 1
móc treo và 2 ốc (dùng 3 vít M5x30). Vỏ đế dưới được cố định trên một khối vật
liệu chống cháy và chống sốc để đảm bảo an toàn khi lắp đặt và sử dụng. Công
tơ sẽ được lắp trong tủ bảo vệ ở những nơi có bụi bẩn hoặc những nơi có tác
nhân làm hư hại công tơ.
Công tơ được đấu dây theo đúng sơ đồ đấu dây. Các con vít trong hộp đấu
nối phải được vặn chặt để tránh xảy ra tình trạng cháy hoặc phát sinh nhiệt do
tiếp xúc kém.
PLC. Một số trạm điện mặt trời nối lưới tại Đà Nẵng
1. Trạm điện mặt trời nối lưới 1,5 kWp

67
Hình PL2C.1: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 0,5 kWp
a. Vị trí lắp đặt
Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà
Nẵng - Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng
(Danang Energy Conservation and Technology Consultant Center)
Địa chỉ: Số 51A Lý Tự Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng.
b. Nguyên lý hoạt động

68
Hình PL2C.2: Sơ đồ nguyên lý làm việc
Khi thời tiết thuận lợi, hệ thống pin mặt trời sẽ tạo ra điện năng một chiều
cung cấp ưu tiên cho hệ thống acquy. Khi acquy đầy, lượng điện năng một chiều
tạo ra từ pin mặt trời sẽ được cấp vào lưới điện nội bộ trong tòa nhà thông qua
Inverter nối lưới.
Hệ thống luôn ưu tiên sử dụng điện năng tạo từ pin mặt trời cho phụ tải
trong tòa nhà, khi thiếu mới sử dụng điện năng cấp từ lưới điện địa phương.
Khi nguồn điện lưới mất, hệ thống sẽ sử dụng điện năng dự trữ trong
acquy để phục vụ cho các phụ tải ưu tiên.
c. Thành phần trạm điện mặt trời nối lưới
Công suất: 1,5 kWp
Pin mặt trời: 6 tấm 250Wp
Bộ điều khiển nạp: 1 bộ
Inverter nối lưới: 1 bộ
Acquy 150Ah: 4 bình
Hệ thống đo đếm điện năng: 1 bộ
Hệ thống giám sát từ xa qua Internet: 1 hệ thống
Hệ thống phân phối điện: 1 hệ thống
2. Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp

69
Hình PL2C.3: Một số hình ảnh của dự án Trạm điện mặt trời nối lưới 0,88 kWp
a. Vị trí lắp đặt
Xưởng sản xuất điện tử - Công ty Công nghệ Thông tin Điện lực miền
Trung
Địa chỉ: Đường số 5 KCN Hòa Cầm, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
b. Nguyên lý hoạt động

Hình PL2C.4: Sơ đồ nguyên lý làm việc

70
- Khi không có mặt trời: (Buổi tối hoặc khi bị mây che) Các tấm pin mặt
trời không thể sản sinh ra điện nên các phụ tải sẽ sử dụng điện từ lưới bình
thường. Lúc này đồng hồ đo sẽ thể hiện đầy đủ chỉ số tiêu thụ điện năng của phụ
tải.
- Khi trời có nắng: Các pin mặt trời sẽ sản sinh ra điện và lúc này inverter
nối lưới sẽ tự động biến đổi điện năng DC từ các pin mặt trời thành điện AC có
tần số, pha và điện áp trùng với điện lưới. Trên cơ sở đó điện năng trên sẽ được
hòa vào với điện lưới (song song). Kết quả là tại những thời điểm này chỉ số tiêu
thụ điện trên đồng hồ đo sẽ bằng hiệu của mức tiêu thụ của phụ tải với điện năng
do hệ thống tạo ra.
c. Thành phần trạm điện mặt trời nối lưới
Công suất: 0,88 kWp
Pin mặt trời: 8 tấm 110Wp
Inverter nối lưới: 1 bộ 1400W
Hệ thống đo đếm điện năng 2 chiều: 1 hệ thống
Hệ thống phân phối điện: 1 hệ thống
3. Trạm điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp

Hình PL2C.5: Một số hình ảnh của dự án điện mặt trời nối lưới 3,84 kWp
a. Vị trí lắp đặt
Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng (Phường Hòa Thọ Tây, Quận
Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
b. Nguyên lý hoạt động
Khi thời tiết thuận lợi, hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ
mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC này
sẽ được chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua inverter grid

71
tie (bộ chuyển đổi điện nối lưới). Với bộ chuyển đổi này sẽ đảm bảo nguồn năng
lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời sẽ được chuyển đổi ở chế độ tốt nhất nhằm
tối ưu hóa nguồn năng lượng từ hệ pin mặt trời và cung cấp điện năng cho tải.
Bên cạnh đó việc inverter có chế độ thông minh, tự dò tìm và đồng bộ pha
nhằm kết nối giữa điện năng tạo ra từ hệ pin mặt trời và điện lưới.
Chế độ làm việc thông minh của bộ inverter với việc ưu tiên sử dụng
lượng điện năng từ hệ pin mặt trời để cung cấp trực tiếp cho tải sử dụng sẽ giúp
tối ưu hóa năng lượng từ hệ pin mặt trời.
c. Thành phần trạm điện mặt trời nối lưới
Công suất: 3,84 kWp
Pin mặt trời: 16 tấm 240Wp
Inverter nối lưới SMA Sunny Boy 4000TL: 1 bộ 4000W
Hệ thống đo đếm điện năng: 1 bộ
Hệ thống phân phối điện: 1 hệ thống
PLD. Các trường hợp hóa đơn điện mặt trời nối lưới

72
a. Hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Bảng PL2D.1: Hóa đơn cho trường hợp tháng tiêu thụ nhiều hơn sản xuất
Điện lực Đà
Công ty Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)
Địa chỉ: Đến
Từ ngày ngày
Điện thoại:

Tên khách
hàng:
Địa chỉ:

Điện thoại:

Số
Thời gian phục
ngày Chỉ số công tơ
vụ Điện
Mã công tơ Mã phục vụ than
năng
h
Từ Đến toán Cũ Mới

Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4115 4536 421

Sản xuất (kWh) 1 30 30 2956 3068 112

Cân bằng (kWh) 1 30 30 309

Tín chỉ (kWh) 1 30 30 0

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 533.84992


Thuế suất GTGT 10% (Nghìn
VNĐ) 53.384992

Tín chỉ tích lũy (kWh) 56

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 134.344


Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn
VNĐ) 587.234912

Ghi chú: Số tín chỉ tích lũy 56 là số giả định kết quả cộng dồn từ các tháng
trước tháng ghi trong hóa đơn tính đến thời điểm thanh toán.

73
b. Hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ
Bảng PL2D.2: Hóa đơn cho trường hợp tháng sản xuất nhiều hơn tiêu thụ

Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)


Địa chỉ: Đến
Từ ngày ngày
Điện thoại:

Tên khách hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Thời gian phục Số


Chỉ số công tơ
vụ ngày Điện
Mã công tơ Mã phục vụ
thanh năng
toán
Từ Đến Cũ Mới

Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4536 4696 160

Sản xuất (kWh) 1 30 30 3068 3335 267

Cân bằng (kWh) 1 30 30 -107

Tín chỉ (kWh) 1 30 30 107

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 0

Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ) 0

Tín chỉ tích lũy (kWh) 163

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 391.037


Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn
VNĐ) 0

74
c. Hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy đổi 12 tháng
Bảng PL2D.3: Hóa đơn cho trường hợp tháng cuối cùng của chu kỳ quy
đổi 12 tháng

Công ty Điện lực Đà Nẵng HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN)


Địa chỉ: Đến
Từ ngày ngày
Điện thoại:

Tên khách hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Thời gian phục Số


Chỉ số công tơ
vụ ngày Điện
Mã công tơ Mã phục vụ
thanh năng
Từ Đến toán Cũ Mới

Tiêu thụ (kWh) 1 30 30 4696 4859 163

Sản xuất (kWh) 1 30 30 3335 3426 91

Cân bằng (kWh) 1 30 30 72

Tín chỉ (kWh) 1 30 30 0

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 99.493

Thuế suất GTGT 10% (Nghìn VNĐ) 9.9493

Tín chỉ tích lũy (kWh) 163

Thành tiền (Nghìn VNĐ) 391.037


Tổng cộng tiền thanh toán (Nghìn
VNĐ) -281.5947

Ghi chú: Tổng số tiền thanh toán âm "-" nghĩa là hộ tiêu dùng sẽ được nhận lại
số tiền tương ứng từ công ty điện lực địa phương. Số tiền này sẽ được khấu trừ
vào hóa đơn tiền điện tháng sau của khách hàng.

75

You might also like