Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI THUYẾT TRÌNH TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN

William Shakespeare
I. Vài nét về tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
-Sinh – mất: 1564-1616
-Quê quán: Stratford-upon-Avon (tây Nam nước Anh) trong một gia đình buôn bán ngũ cốc, len, dạ.
-Nghề nghiệp: Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, thời kì được xem
là “ bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy, một thời đại cần đến những
con người khổng lồ và đã sinh ra được những con người khổng lồ”.
-Thời thơ ấu: 1578, gia đình ông làm ăn sa sút  ông phải thôi học.
1585, lên thủ đô Luân Đôn kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch  Gia nhập đại gia đình nghệ thuật.
Lúc đó, nước Anh đang ở giai đoạn phồn thịnh, là mảnh đất thuận lợi cho lý tưởng nhân văn phát triển Đây là
lý do vì sao các tác phẩm của ông đều chứa đựng lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa nhân văn và trở thành những
kiệt tác của nhân loại, được diễn xuất lại và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Lý tưởng nhân văn: còn gọi là chủ nghĩa nhân văn, một trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời kì Phục hưng với
nội dung chính là đề cao, ca ngợi và khẳng định con người, lấy con người làm chuẩn mực đo lường muôn loài
và thế giới.

2. Tác phẩm:
 Xuất xứ: Là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của tác giả, được viết vào khoảng những năm 1584 -1585,
gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi.
 Nội dung: Câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Romeo và Juliet dựa trên câu chuyện có thật
về mối thù hận của hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (Italia) thời trung cổ.
 Tóm tắt: Tại thành Vê-rô-na nước Ý có hai dòng họ phong kiến vốn có mối thù truyền kiếp với nhau là
Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét. Chàng Rô-mê-ô là con trai họ Môn-ta-ghiu yêu Giu-li-et, là con gái họ Ca-
piu-lét. Họ là một đôi trai tài gái sắc.Câu chuyện bắt đầu từ đêm dạ hội hóa trang do nhà Ca piu let tổ
chức nhân dịp Juliet tròn 14 tuổi. Romeo đang buồn bã vì bị Rosalin từ chối đã cùng đám bạn hóa trang
đi vào nhà Ca piu let. Tại đây, chàng gặp Juliet, người mà bá tước Parit- cháu của Vương chủ thành Vê-
rô-na đang muốn cầu hôn. Romeo và Juliet đã phải lòng nhau. Tình yêu của họ dần nảy nở và bùng lên
mãnh liệt (hồi I). Cũng trong đêm ấy, Romeo trở lại, leo lên bờ tường đối diện phòng ngủ của Juliet,
đúng lúc Juliet cũng ra đứng bên cửa sổ và thổ lộ lòng mình (hồi II- đoạn trích trong bài) .Hai người làm
lễ thành hôn thầm kín (hồi III). Nhưng cũng trong ngày hôm đó, do một cuộc xô xát, Rô-mê-ô đâm chết
Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ ở thành Man-tua. Gia đình Giu-li-et ép nàng phải lấy bá
tước Pa-rít. Nàng định tự sát, nhưng được tu sĩ Lâu-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng
một liều thuốc ngủ có hiệu lực 42 giờ. Tưởng con gái mình đã chết, người nhà Ca piu let tổ chức đám
tang thay vì đám cưới ( hồi IV). Tu sĩ cho người báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi thành Vê-rô-
na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà Môn-ta-ghiu- người đã chứng kiến mọi việc và
tưởng rằng Juliet chết thật- lại đến trước báo cho Rô-mê-ô. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát
bên nàng. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên mối thù
truyền kiếp và dựng cho Romeo, Juliet bức tượng bằng vàng (hồi V)
 Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm.
 Chủ đề: Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.
 Xuất xứ: Đoạn trích thuộc hồi 2, lớp 2. Cảnh R gặp J tại vườn nhà Ca piu let sau đêm vũ hội hóa trang.
 Bố cục:
Phần 1 (từ lời thoại 1 đến 6): lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet (Lời độc thoại nội
tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm)
Phần 2 (10 lời thoại sau): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
*Sự nghiệp văn học: phong phú và đồ sộ,có 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn
xuôi, mà phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tp của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do,
của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định
cuộc sống của con người. Các tác phẩm nổi tiếng như: Hamlet, Vua Lear, Othello ,Macbeth, Giấc mộng đêm hè,
Đêm thứ mười hai,...

II. Phân tích tác phẩm:


1. Diễn biến tâm trạng của Romeo :
a) Qua ngôn ngữ của lời độc thoại và hình thức so sánh liên tưởng:
- Mở đầu là câu nói : “ Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo”  Sự chấp nhận liều mình của
Romeo.
Tình yêu đã thúc giục R đến gặp J bất chấp thù hận giữa hai dòng họ.
- Kế tiếp là tâm hồn say đắm của R qua những hình ảnh so sánh, liên tưởng:
+ J như mặt trời, như vầng dương lúc bình minh, phương đông. Sự xuất hiện của “vầng dương”
khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, nhợt nhạt...
Dc: “ Ánh sáng nào vừa lóe... cô hầu của ả lại đẹp hơn ả rất nhiều”
“ Bộ cánh đồng của ả xanh xao, nhợt nhạt”
+ Đôi mắt lấp lánh như ngôi sao trên bầu trời đêm: So sánh cặp mắt của J với hai ngôi sao đẹp
nhất
Dc “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời... chờ đến lúc sao về”
“cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp ... chim chóc sẽ lên tiếng hót vang và tưởng rằng
đêm đã tàn”
+ Đôi gò má rực rỡ
Dc “ Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng .... các vì tinh tú phải hổ ngươi... đèn nến phải thẹn thùng”
 “ Ước gì ta là chiếc bao tay để đc mơn trớn gò má ấy”  Đối thoại đan xen độc thoại tạo
cho lời đọc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.
+ Gọi J là nàng tiên lộng lẫy :
Dc “ nàng tỏa ánh hào quang... sứ giả nhà trời... cưỡi mây... khiến kẻ trần tục cố ngước đôi
mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng”
 Cách so sánh không mang tính khuôn náo, tán dương mà xuất phát từ trái tim yêu chân
thành, say đắm của R.
 R choáng ngợp trước vẻ đẹp của J  chính tình yêu mãnh liệt, bùng cháy trong chàng đã
thôi thúc chàng thốt lên những cảm nhận đắm say về J.
 Nghệ thuật so sánh, phóng đại
-Hình ảnh thiên nhiên làm nền cho cảnh gặp gỡ tình tứ, đoan trang, trong sáng. Đêm khuya,
trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình
cảm của đôi tình nhân -> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do
đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng.Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-
ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.
- Trong đêm trăng nhưng R lại thấy J như mặt trời. Nó mang nhiều ý nghĩa:
+ Trăng sáng đẹp nhưng ánh Mặt trời còn chói lòa và rực rỡ hơn.
 Tôn vẻ đẹp của J, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người xem.
+ Trăng tượng trưng cho nữ thần Diana sống trinh bạch suốt đời.
 R từ chối ánh sáng ấy vì chàng đang khao khát đc yêu đương (thứ tình yêu trần thế của con
người thời phục hưng chứ không phải thứ tình yêu mà thượng đế ban phát)
+Mặt trời gọi bình minh thức dậy sau đêm dài. Nó phụ hợp với tâm trạng của R lúc này: Đã
từng từ chối ánh sáng và giam mình trong bóng tối khi thất bại trong tình yêu với Rodalin
nhưng giờ đây ánh sáng mặt trời J đã làm lành vết thương lòng của R, đem lại ánh sáng cho
chàng.
 Diễn biến nội tâm đơn giản, thể hiện một tình yêu chân thành, nồng nàn, say đắm.
 Mặt trời là hình ảnh vĩnh hằng của vũ trụ , phù hợp với mong muốn về một tình yêu bất
tử của những người yêu nhau. Tình yêu đó đầy ánh sáng lý tưởng nhân văn, tình yêu tôn
vinh con người và hạnh phúc con người thời phục hưng.
b) Khi gặp nàng J:
+ Sẵn sàng từ bỏ họ tên:
“ Chỉ cần em gọi tôi là người yêu... thay tên đổi họ... không bao giờ còn là R nữa”
“Tôi thù ghét cái tên tôi... tôi xé nát nó ra”
“ chẳng phải R cũng ... không ưa cái tên đó”
+ Nhờ sức mạnh của tình yêu mà R đến nơi tử địa, bất chấp mọi nguy hiểm.
Dc “vượt đc tường nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu... người nhà em ngăn sao nổi tôi”
+ Sợ không có được tình yêu của J
Dc “ Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn... chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu”
 R là một chàng trai mạnh mẽ đến với tình yêu một cách chân thành, đắm say, là một
người quyết đoán,quyết liệt, dũng cảm, dám vượt lên trên những trở ngại, khó khăn để
sống thật với những rung động của trái tim.
2. Diễn biến tâm trạng của Juliet:
a) Độc thoại:
+Thán từ “Ôi chao!”  cảm xúc bị dồn nén không thể không thốt thành lời, tiếng thở dài đầy
vẻ lo âu  lo lắng về mối thù giữa hai dòng họ và nỗi băn khoăn về tình cảm của Romeo dành
cho nàng.

+ Gọi tên Romeo một cách tha thiết, bộc lộ tình cảm của Juliet dành cho Romeo: “Ôi Romeo,
chàng Romeo!”
+ Tâm trạng băn khoăn cao độ khi tự chất vấn mình : “ Sao chàng lại là R?”  một câu hỏi
đầy đau khổ, gợi nhắc mối thù địch gia tộc.
+ Đề xuất cách giải quyết:“Chàng hãy khước từ cha chàng... từ chối dòng họ của chàng đi”, “
Chàng ơi, hãy mang tên họ nào khác đi”,“R chàng ơi, hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi”
Dám thể hiện tình yêu một cách quyết liệt, táo bạo
+Nghe theo con tim mình: “chàng hãy thề... con cháu nhà Ca piu let nữa”  minh chứng lớn
lao cho tình cảm của Juliet, nàng chấp nhận từ bỏ gia đình mình để có được tình yêu chân chính
+ Những lý lẽ Juliet đưa ra để ủng hộ giải pháp của mình: “Chỉ có tên họ chàng... đổi lấy cả em
đây!”
 Tình cảm mãnh liệt của Juliet dành cho Romeo, cho thấy sự trưởng thành trong
suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề của Juliet.
b) Đối thoại:
+ Lo lắng cho an nguy của R: “anh làm thế nào đến được nơi này... tới làm gì thế... tường
cao...khó trèo...nơi tử địa”  Câu hỏi cốt giải tỏa băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới
bất ngờ của R.

+Hình ảnh bức tường nhà Juliet:


 Nghĩa thực: bức tường bao xung quanh và bảo vệ gia đình Capiulet
 Nghĩa biểu tượng: đại diện thế lực ngăn trở tình yêu của Romeo và Juliet, đồng thời là
một chướng ngại vật Romeo phải vượt qua để khẳng định tình yêu của chàng.
+Sự sợ hãi của Juliet được thể hiện qua lời cảnh cáo: “họ sẽ giết chết anh”
 Diễn biến nội tâm phức tạp cho thấy tình yêu chân thành, trong sáng, thiết tha.
 Juliet là một cô gái ngây thơ, trao con tim của mình đi một cách thật lòng, bất chấp sự thù hận
của hai dòng họ  Khát vọng được sống thật với cảm xúc của chính mình.
 Shakespeare thật tài tình khi thể hiện tâm trạng nhân vật: R bồng bột, đắm say vì đc tình
yêu ban cho đôi cánh thiên thần; J thì băn khoăn, khắc khoải, mạnh mẽ, sáng suốt bởi
tình yêu soi đường dẫn lối.
3. Tình yêu bất chấp thù hận:
- J nhận thức được bức tường đang ngăn cách họ:
+ Bức tường hiện thực
+ Bức tường của thù hận
+ Bức tường của thình cảm khi R chưa biết chắc J có thật lòng với mình không
+Bức tường của lễ giáo phong kiến.
- Sự thù hận của 2 dòng họ cứ ám ảnh 2 người suốt cuộc gặp gỡ.
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở nàng Giu-li-et nhiều hơn, nàng lo lắng cho mình và còn cả
người yêu
- R thì quyết liệt hơn, sãn sàng từ bỏ tất cả chỉ sợ ko có đc tình yêu của J.
 Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để
vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu. Cả hai nhân vật luôn cố
gắng chiến thắng hận thù.
 Bức tường thù hận đc dỡ bỏ bởi chính quyết tâm của hai người.
 Ở đoạn trích này tình yêu chưa xung đột với thù hận , nó chỉ diễn ra trên nền thù hận và đẩy
lùi hận thù, chỉ còn tình người, tình đời bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.

III. Tổng kết:

Nội dung: Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa
nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù
dân tộc.
Nghệ thuật:
Miêu tả tâm lí và diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
Sử dụng linh hoạt hình thức các lời thoại và đối thoại góp phần thể hiện rõ tâm trạng các nhân
vật.
Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ.
Tình huống giàu kịch tính, cao trào.
Hình ảnh so sánh đầy sinh động.

You might also like