Trung Roi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

Trùng roi ( Mastigophora ) là các đơn bào có một

hoặc nhiều roi dùng để di động và bắt mồi.


Trùng roi ký sinh ở người chia làm 3 nhóm:
Trùng roi ký sinh ở miệng và ruột

• Trùng roi ký sinh ở ruột và gây bệnh:

o Giardia lamblia

o Trichomonas hominis ( Pentatrichomonas hominis

• Trùng roi ký sinh ở miệng và ruột không gây bệnh:

o Trichomonas tenax, Chilomastix mesnilii,


Enteromonas hominis, Retortamonas intestinalis)
 Trùng roi ký sinh ở niệu và sinh dục
• Trichomonas vaginalis
 Trùng roi ký sinh ở máu và mô
• Trùng roi ký sinh trong máu
o Trypanosoma braziliense
o Trypanosoma rhodesiense
• Trùng roi ký sinh trong máu và mô
o Trypanosoma cruzi
• Trùng roi ký sinh trong mô
o Leishmania tropica
o Leishmania braziliense
o Leishmania donovani
TRÙNG ROI KÝ SINH Ở RUỘT VÀ
GÂY BỆNH

Giardia lamblia
= Giardia intestinalis
= Giardia duodenalis

Giardia lamblia là trùng roi ký sinh ở đoạn


ruột tá tràng, gây tiêu chảy mãn tính.
MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Mô tả hình thể của Giardia lamblia.


2. Trình bày chu trình phát triển của Giardia lamblia
3. Nêu đặc điểm dịch tễ học và triệu chứng lâm sàng của
bệnh
4. Nêu cách chẩn đoán và phòng bệnh do Giardia lamblia
I. HÌNH THỂ

1. Thể hoạt động


- Hình quả lê
- Dài 10 – 20 µm và ngang 6 - 15 µm
- Mặt bụng lõm mang đĩa hút, mặt lưng gù.
- Có hai nhân nằm hai bên trục sống lưng,
mỗi nhân có một nhân thể to.
- 4 đôi roi xuất phát từ gốc roi ở đầu truớc,
đi về phía sau thân.
Giardia lamblia
Theå hoaït ñoäng ( Trophozoite )
Giardia lamblia
Theå hoaït ñoäng
( Trophozoite )
Theå hoaït ñoäng Giardia lamblia
Giardia
lamblia
Theå hoaït ñoäng
( Trophozoite )
Theå
hoaït
ñoäng

Giardia
lamblia
Theå hoaït ñoäng Giardia lamblia
2. Thể bào nang

- Hình bầu dục


- Dài khoảng 9 - 13 µm, rộng 7-10 µm
- Có từ 2 - 4 nhân nằm 2 bên trục sống lưng.
- Có thể thấy dấu vết roi trong tế bào chất.
Theå baøo nang Giardia lamblia
Theå baøo nang Giardia lamblia
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
– Sống chủ yếu trong hành tá tràng và đôi
khi lan sang ống mật.
– Sống trên bề mặt niêm mạc ruột và ít khi
chui qua khỏi lớp niêm mạc này.
– Thể hoạt động bám rất chắc vào màng ruột
và chỉ bị thải ra ngoài khi người bệnh tiêu
chảy nặng.
– Thể hoạt động di động được là nhờ roi. Sinh
sản bằng cách phân đôi theo chiều dài, dinh
dưỡng bằng thẩm thấu
– Giardia lamblia không chịu được sự giảm
nước biến thành thể bào nang ở đại tràng.
– Bào nang có sức đề kháng với môi trường
ngoài ký chủ (3 - 5 tuần ngoài cơ thể)
– Là thể phát tán bệnh
– Mỗi ngày có thể thải ra 900 triệu bào nang.
– Mỗi loài động vật đều có một loại Giardia
riêng biệt.
CHU TRÌNH PHAÙT TRIEÅN Giardia lamblia
III. DỊCH TỄ HỌC

• Giardia lamblia là ký sinh trùng có khắp nơi trên


thế giới, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới.
• Tỷ lệ nhiễm tùy nơi: ở các nước phát triển là 2-
5%, nước đang phát triển là 20-30%.
• Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ở người lớn từ 1- 10%,
ỏ trẻ em là 15%.
• Bào nang là thể lây lan, có sức đề kháng cao ở
ngoại cảnh: trong phân ẩm có thể sống được 3
tuần lễ, trong nước sống được 5 - 6 tuần.

• Bệnh lây truyền theo đường miệng qua nước


uống, thức ăn, côn trùng, phân nhiễm bào
nang, qua tiếp xúc trực tiếp từ người bị bệnh.
Giardiasis là bệnh tiêu chảy do ký sinh
trùng Giardia lamblia.

Thường nhất là nhiễm trùng ruột non ở


trẻ em, khách du lịch và những người
thường sống không cố định, dùng nước
ô nhiễm hoặc ao hồ.
IV. BỆNH HỌC VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
– Phần lớn bệnh nhân mang Giardia lamblia
trong người mà không có triệu chứng.

– Ðặc tính của G. lamblia là bám dính vào liên


bào ruột non và làm teo các nhung mao ruột
gây tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy kéo dài.

– Bệnh thể hiện từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng


bệnh phổ biến là ăn không tiêu, đau bụng,
tiêu chảy, lúc đầu phân lỏng , từ từ đi
tiêu phân mỡ do kém hấp thu.
Giardia lamblia trophozoites trong ruoät non
GIARDIASIS
Có thể chia ra các thể bệnh sau đây:
• Bệnh phổ biến : tiêu chảy dây dưa kéo dài
nhiều tuần liên tiếp, phân nhão, xám, nâu
hay lợt hơn, lẫn mỡ, không máu, 5 - 6 lần
một ngày.
• Bệnh nặng hơn ở trẻ em: có những cơn
đau quanh rốn, tiêu chảy, trẻ quấy khóc,
biếng ăn.
• Bệnh ác tính: xảy ra trên những bệnh nhân
suy yếu như trẻ suy dinh dưỡng, người
nghiện rượu, suy nhược miễn dịch, tiêu hóa
kém : tiêu chảy kéo dài, hồi hộp, mất ngủ,
mệt mỏi, suy nhược nặng.
Bệnh Giardia gan mật:

Nếu ký sinh trùng chui vào ống mật nó sẽ


gây viêm túi mật với những cơn đau sau khi
ăn, đau vùng hạ sườn phải, buồn nôn, nhức
đầu và trong những đợt kịch phát, người bệnh
nôn mửa, da vàng.
Giardia lamblia tìm thấy trong ống dẫn mật
V. CHẨN ĐOÁN

• Xét nghiệm phân:


Có thể thấy thể hoạt động và bào nang trong
phân lỏng, tìm thấy bào nang nếu phân đặc.

• Xét nghiệm dịch tá tràng:


Có thể tìm thấy thể hoạt động.
String test
- Đầu sợi dây dài có buộc viên
Gelatin được nuốt vào, đầu còn lại
vẫn còn trong miệng và được cố
định vào má. Sau đó viên thuốc tan,
sợi dây đi vào tá tràng.

- Sau thời gian 4 - 6h hoặc qua


đêm, sợi dây được rút ra và quan
sát dưới KHV.
- Kết quả: tìm thấy Giardia lamblia
VI. ĐIỀU TRỊ

- Métronidazole (Flagyl):
8 - 10 mg/kg/ngày, trong 5 ngày, chia làm 2
lần trong ngày. Bắt buộc 10 ngày sau phải
điều trị lặp lại

- Tinidazole (Fasigyne 500) : liều duy nhất:


Người lớn: 30 mg/kg.
Trẻ em - sơ sinh: 3 mg/kg.
VII. PHÒNG BỆNH

- Quản lý tốt phân, nước, rác.

- Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân.

- Phát hiện những người bị nhiễm để điều trị nhằm


ngăn chặn thải bào nang ra ngoại cảnh
Trichomonas intestinalis
1. Hình thể
• Thể hoạt động:
o Hình quả lê
o Kích thước : 10-15 x 7-10 m
o Có 3 – 5 roi hướng ra phía trước và
có 1 roi dính vào thân tạo thành
màng lượn sóng
o Đầu có miệng và 1 nhân to. TBC
chứa nhiều không bào
• Thể bào nang: không có
2. Đặc điểm sinh học
• Thể hoạt động rất sinh động, có sức đề
kháng cao ( > 1tháng ở nơi có độ ẩm
cao và nhiều chất hữu cơ )
• Di động nhờ roi
• Người bị nhiễm qua nước uống, thức ăn
• Sống trong lòng đại tràng
3. Bệnh học
• Vai trò gây bệnh không đáng kể
• Gây tiêu chảy, có chất nhầy, đôi khi có
máu.
• Bệnh tiến triển theo hướng mãn tính
• Duy trì trong nhiều năm
4. Chẩn đoán:
• Xét nghiệm phân
5. Điều trị :
• Metronidazole ( Flagyl
• Có thể dùng Quinacrine
TRÙNG ROI KÝ SINH Ở MIỆNG VÀ RUỘT
NHƯNG KHÔNG GÂY BỆNH

 Miệng
• Trichomonas tenax
 Ruột
• Chilomastix mesnilii
• Enteromonas hominis
• Retortamonas intestinalis
Trichomonas tenax
• Hình thể: kích thước: 8-10m, màng lượn
sóng ngắn hơn thân, nhân hình trứng.
Không có thể bào nang
• Vị trí ký sinh: trong kẽ răng, cao răng, mủ
chân răng, hốc răng, giữa tế bào hoại tử
của nướu răng.
• Dịch tễ: 0.6 – 17%
• Chẩn đoán: dùng tăm bông phết bệnh
phẩm KHV
Chilomastix mesnilii
• Hình thể:
o Thể hoạt động: 12-18m, thân có rãnh hình
xoắn, 3 roi hướng ra phía trước và 1 roi nằm
trong miệng bào.
o Thể bào nang: tròn, 6-8m, 2 lớp vỏ, nhân to.
• Vị trí ký sinh: trong lòng ruột già.
• Bệnh học: tiêu chảy
Enteromonas hominis
• Hình thể:
o Là 1 trùng roi ít gặp
o Thể hoạt động: 5m, hình cây vợt, 3 roi hướng
ra phía trước và 1 roi dính vào thân hướng về
phía sau.
o Thể bào nang: rất nhỏ, hình trứng, 1-4 nhân
• Vị trí ký sinh: trong lòng ruột già, manh
tràng
Retortamonas intestinalis

• Hình thể:

o Là 1 trùng roi ít gặp

o Thể hoạt động: 5-7m, hình quả lê, 2 roi hướng ra


phía trước

o Thể bào nang: 5 m, hình quả lê, rỗng khi soi tươi

• Vị trí ký sinh: trong lòng ruột già.


TRUØNG ROI
Kyù sinh ôû ñöôøng nieäu - sinh duïc

TRICHOMONAS VAGINALIS
I. HÌNH THỂ

- Có hình cầu hay hình quả lê


- Kích thước khoảng 15 – 30 µm x 7 -10 µm.
- Có một nhân to, trục sống lưng chạy dọc thân
- 4 roi xuất phát từ một gốc roi hướng ra phía trước
- 1 roi hướng về phía sau, dính vào thân tạo thành
một màng gợn sóng ngắn.
- Tế bào chất chứa nhiều hạt và nhiều không bào.
Không có thể bào nang.
Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis (green)
Vaginal epithelial cells (pink)
Trichomonas vaginalis (green)
Vaginal epithelial cells (pink)
II. ĐẶC ĐIỂM. SINH HỌC
• Ở nữ giới

T. vaginalis ký sinh chủ yếu ở trong âm đạo và


trong niệu đạo nhưng cũng có thể gặp được trong
các tuyến phụ và đôi khi cả trong bàng quang.

• Ở nam giới

T. vaginalis sống trong niệu đạo là chủ yếu, đôi khi


có thể gặp trong các túi tinh và trong tuyến tiền
liệt.
• Sinh sản vô tính bằng phương thức phân đôi
theo chiều dài.

• Chúng sinh sản dễ dàng trong môi trường


nuôi cấy. Có thể sống hoại sinh trên một số
người mà không gây rối loạn.
Trong một số điều kiện, T. vaginalis có thể dễ dàng
tăng sinh và gây bệnh:

- Khi pH âm đạo tăng.


- Khi hàm lượng glycogen trong niêm mạc âm đạo
tăng.
- Khi folliculin giảm.
- Khi vi khuẩn Doderlein trong âm đạo giảm.
III. DỊCH TỄ HỌC
• Trichomonas chiếm 15-20% các trường hợp viêm
âm đạo. Ước tính có khoảng 120 triệu phụ nữ
nhiễm Trichomonas trên toàn thế giới.

• Bệnh nhiễm qua đường sinh dục. Bệnh rất hiếm


gặp ở tuổi trước dậy thì nhưng phổ biến ở lứa
tuổi sinh đẻ và đôi khi ở tuổi mãn kinh.

• Bệnh nhiễm chủ yếu là do quan hệ tình dục.


Ngoài ra, còn có phương thức lây lan gián tiếp ở
nữ giới qua khăn lau, cầu vệ sinh ...
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Trichomonas vaginalis
IV. BỆNH HỌC VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Viêm âm đạo do T.vaginalis

– Biểu hiện chủ yếu bằng huyết trắng. Huyết trắng


nhiều, màu sữa đục, nhiều bọt, có mùi hôi.
– Triệu chứng này kéo dài, dây dưa và thường kèm
với ngứa âm hộ, đau, đặc biệt đau khi giao hợp
và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
– Khám bệnh thấy âm hộ đỏ, niêm mạc bị kích
thích, phù, trong các đường nếp có nhiều
chất tiết màu sữa đục.

– Ngoài viêm âm hộ và âm đạo, các tuyến


skène và niệu đạo cũng có thể bị viêm.
Ngoài ra,có thể gặp
viêm cổ tử cung
hồng ban
(cổ tử cung như
trái dâu tây)
do từ xuất huyết vi
thể dạng chấm cổ
tử cung

"Strawberry cervix" trichomonas


infection of the cervix.
Trichomoniasis Huyết trắng nhiều,
màu sữa đục, nhiều bọt, có mùi hôi
Vieâm aâm ñaïo ôû phuï nöõ do T. vaginalis
Nieâm maïc coù chaát tieát maøu söõa ñuïc.
2. Viêm niệu đạo ở nam giới do T. vaginalis

Có thể cấp tính hoặc bán cấp tính nhưng thông


thường kín đáo hơn ở nữ giới.

• Thể cấp tính: rất giống như viêm do vi trùng, lỗ


đái phình đại, cảm giác nóng khi tiểu, có mủ
• Thể bán cấp: ngứa, có vài sợi mủ trong nước
tiểu, có thể kèm theo tiểu rát và tiểu nhiều lần.
• Thể kín đáo: có cảm giác hơi ngứa trong niệu
đạo và một giọt mủ vào buổi sáng.
Ngoài ra, viêm niệu đạo còn có thể kết hợp với:

- Rối loạn chức năng niệu như tiểu gắt, viêm


bàng quang.
- Tổn thương tuyến tiền liệt, thường xảy ra
nhưng ít có biểu hiện lâm sàng.
- Viêm mào tinh và tinh hoàn.
V. CHẨN ĐOÁN

1. Ở nữ giới

Bệnh phẩm là huyết trắng:


- Soi tươi với một giọt nước muối sinh lý ,
thấy Trichomonas vaginalis di chuyển
nhanh, dễ nhận ra, rất chiết quang.
– Nöõ: Laáy huyeát traéng baèng que goøn.

– Nam: laáy gioït muû buoåi saùng hoaëc phaàn caën cuûa
nöôùc tieåu.
Trichomonas
vaginalis

Huyết trắng soi


tươi với một
giọt nước muối
sinh lý

PMN :
Polymorphonuclear
Leukocyte
Trichomonas vaginalis
soi tươi với nước muối sinh lý
Huyết trắng nhiễm nấm Candida sp
Huyết trắng nhiễm nấm Candida sp
Lưu ý: Khi soi tươi tìm Trichomonas
vaginalis

Quan sát càng sớm càng tốt.


Vì dễ nhầm với bạch cầu nên kết luận
khi T.vaginalis còn di động.
Quan sát sau khi nhuộm : bằng May-
Grunwald Giemsa, T.vaginalis có dạng một tế
bào với tế bào chất màu xanh lơ, nâu đỏ, có
thể thấy roi.

Nuôi cấy: được chỉ định khi soi tươi không


thấy hay để theo dõi kết quả điều trị.
Trichomonas vaginalis nhuoäm Gram
2. Ở nam giới

• Bệnh phẩm là giọt mủ buổi sáng hoặc phần


cặn của nước tiểu sau khi ly tâm, hoặc chất
nhờn lấy được sau khi xoa tuyến tiền liệt.
• Soi tươi : khó phát hiện Trichomonas
vaginalis ở nam giới hơn ở nữ giới vì trùng
roi này ít di động.

• Nuôi cấy cho khả năng phát hiện cao hơn.


OSOM Trichomonas Rapid Test

Nguyên tắc:

phát hiện kháng nguyên


T.vaginalis trong bệnh phẩm.
KQ: dương tính có 2 vạch :

1 vạch chứng :màu đỏ.

1 vạch của mẫu thử : màu


xanh.

Thời gian: 10 phút.


Polymerase Chain Reaction (PCR)

Thử nghiệm PCR phát hiện T.vaginalis được


công bố vào năm 1992.

Có độ nhạy và chính xác cao.


VI. ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc :
- Điều trị phối hợp diệt ký sinh trùng, vi trùng và vi nấm.
- Điều trị cả người vợ và chồng, hoặc người có quan
hệ tình dục.

Thuốc uống:
- Métronidazole (Flagyl) 0,250 g mỗi ngày trong 7ngày
- Hoặc Tinidazole (Fasigyne), Ornidazole (Tibéral),
Nimorazole (Naxogyne): 2 g một lần duy nhất.
Kết
nối

You might also like