MMMM

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

SINH LÝ ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT

161. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến thân nhiệt :
A. Tuổi tác.
B. Nhịp ngày đêm.
C. Tình trạng tuyến giáp.
D. Có thai.
E. Diện tích da.
162. Khi một người không mặc áo quần ở trong một căn phòng có nhiệt độ bình thường, phần lớn nhiệt
được thải ra ngoài cơ thể bằng cách nào sau đây :
A. Bay hơi nước qua da.
B. Bay hơi nước qua niêm mạc miệng.
C. Bay hơi nước qua đường hô hấp.
D. Dẫn nhiệt trực tiếp.
E. Bức xạ nhiệt.
163. Cơ chế chống lạnh bao gồm các phản ứng sau đây, NGOẠI TRỪ :
A. Co mạch da.
B. Dựng lông (quan trọng ở các loài thú).
C. Tăng tiết epinephrine và norepinephrine.
D. Run.
E. Huy động thần kinh phó giao cảm.????
164. Cơ chế chống nóng bao gồm :
A. Co mạch da.
B. Bay hơi mồ hôi.
C. Giảm sinh nhiệt.
D. A và B đúng.
E. B và C đúng.
165. Thân nhiệt tăng trong trường hợp nào sau đây :
A. Nhiệt độ môi trường lên 34oC, không khí khô, có gió.
B. Nhiệt độ môi trường là 30oC, độ ẩm không khí 100%.
C. Lao động nặng trong môi trường nóng, ẩm.
D. A và B đúng.
E. Tất cả đều đúng.
166. Trong ngày, thân nhiệt đạt tối đa vào :
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa.
C. Buổi chiều.
D. Buổi tối.
E. Buổi khuya.
167. Sự biến đổi của thân nhiệt trong chu kỳ kinh nguyệt như sau :
A. Thân nhiệt ngày trước rụng trứng tăng hơn ngày sau rụng trứng 0,3-0,5oC.
B. Thân nhiệt ngày trước rụng trứng tăng hơn ngày sau rụng trứng 1,5oC.
C. Thân nhiệt ngày sau rụng trứng tăng hơn ngày trước rụng trứng 0,3-0,5oC.
D. Thân nhiệt ngày sau rụng trứng tăng hơn ngày trước rụng trứng 1,5oC.
E. Không có sự chênh lệch về thân nhiệt giữa ngày trước rụng trứng và ngày sau rụng trứng.
168. Vào những ngày trời nóng (38-39oC), cơ thể người thải nhiệt chủ yếu bằng hình thức nào sau đây :
A. Dẫn nhiệt trực tiếp
B. Dẫn nhiệt đối lưu
C. Bức xạ nhiệt
D. Bay hơi nước không cảm thấy.
E. Bay hơi mồ hôi
169. Hình thức thải nhiệt nào sau đây thuộc vào loại dẫn nhiệt đối lưu :
A. Thải nhiệt từ cơ thể sang áo quần

1
B. Thải nhiệt từ cơ thể ra các vật dụng xung quanh nhưng không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
C. Thải nhiệt từ cơ thể ra các vật dụng có tiếp xúc với cơ thể.
D. Thải nhiệt từ cơ thể ra không khí.
E. Tất cả đều sai.
170. Nhiệt độ da vùng mu bàn tay (trong điều kiện nhiệt độ phòng) thường ở trị số nào sau đây :
A. 20oC D. 31oC
B. 25oC E. 35oC
o
C. 29 C
171. Tăng thân nhiệt có thể gặp trong trường hợp nào sau đây :
A. Nhiễm khuẩn cấp
B. Suy giáp
C. U tuyến thượng thận
D. Câu A và B đúng
E. Câu A và C đúng

SINH LÝ NỘI TIẾT


241. Tăng đường huyết có thể sinh ra do tất cả hormone sau, ngoại trừ :
A. Epinephrine
B. Thyroxine
C. ACTH
D. Glucagon
E. Aldosterone
242. Trong vòng tuần hoàn hormon giáp phần lớn ở dạng :
A. Triiodothyronine
B. Thyroxine
C. Thyrotropine
D. Thyroglobuline
E. Tự do
243. Iod hóa muói ăn nhằm mục đích :
A. Gỉam tỉ lệ bướu cổ
B. Đem lại sự thông minh cho trẻ, phát triển trí tuệ
C. Cung cấp muối cho vùng cao
D. Làm cho trẻ cao lớn
E. Câu A và B đúng
244. Chất nào sau đây có tác động lớn nhất trên áp lực thẩm thấu :
A. Progesterone
B. Cortisol
C. Vasopressine
D. Aldosterone
E. Androsterone
E. Câu B và B đúng
245. Một trẻ trai 3 tuổi được đưa đến khám, bé có biểu hiện sớm của sự phát triển sinh dục, thử máu
thấy đường huyết tăng, có khả năng tuyến nội tiết nào sau đây bị ưu năng :
A. Tuyến giáp
B. Tinh hoàn
C. Vỏ thượng thận
D. Tủy thượng thận
2
E. Tụy
246. Hormon nào sau đây ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng :
A. GH
B. Testosterone
C. T4
D. Insulin
E. Vasopressin
247. Hormon trọng lượng phân tử lớn, không hòa tan trong lipid, hoạt động theo cơ chế :
A. Hoạt hóa adenylcyclase ở màng tế bào và làm tăng AMP vòng
B. Hoạt hóa với hệ gene trong nhân tế bào đích
C. Điều khiển ngược
D. Gắn với recepteur trong tế bào đích
E. Câu A và B đúng
248. Bệnh to viễn cực ( Acromégalie ) do :
A. Thừa GH sau tuổi dậy thì
B. Thừa GH trước tuổi dậy thì
C. Thừa ACTH sau tuổi dậy thì
D. Thiếu GH sau tuổi dậy thì
E. U tuyến yên
249. Chất nào không phải là hormon steroid :
A. Aldosteron
B. Testosteron
C. Progesteron
D. Cortisol
E. Vasopressin
250. Câu nào sau đây không đúng
A. Hormon thường gắn với thụ thể ở tế bào đích
B. Mỗi thụ thể thường gắn với nhiều hormon
C. Thụ thể có thể nằm ở trên, trong màng tế bào hoặc trong nhân
D. Thụ thể đặc hiệu cho mối loại hormon
E. Số lượng thụ thể tỉ lệ nghịch với nồng độ hormon
251. Câu nào sau đây không đúng với cơ chế tác dụng của hormon
A. Hoạt hoá enzyme trong tế bào
B. Hoạt hoá gen trong nhân
C. Tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
D. Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào
E. AMP vòng là chất truyền tin thứ hai của hormon tuyến giáp
252. Trên một con vật bình thường, không gây tăng đường huyết nếu :
A. Tiêm glucagon
B. Tiêm tinh chất tuỷ thượng thận
C. Tiêm GH

3
D. Cắt bỏ tuyến tuỵ
E. Cắt bỏ tuyến giáp
253. Câu nào sau đây đúng với oxytocin và ADH :
A. Tổng hợp ở tế bào thần kinh vùng dưới đồi
B. Bài tiết từ các tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi
C. Đều thuộc loại hormon steroid
D. Được kiểm soát bởi hormon giải phóng vùng dưới đồi
E. Được dự trữ ở tuyến yên trước
254. Hormon nào sau có tác dụng trên tính thấm của màng tế bào đối với nước :
A. Corticoid
B. Oxytocin
C. Vasopressin
D. Aldosteron
E. Androgen
255. Hormon nào sau không phải là hormon dạng peptid :
A. LH
B. CRH
C. GH
D. TSH
E. Corticoid
256. Bản chất hóa học chủ yếu của hormon chung :
A. Hormon peptid
B. Hormon dẫn xuất từ amino acid tyrosine
C. Hormon steroid và polypeptid
D. Hormon dạng eicosanoid
E. Hormon peptid và dẫn xuất từ amino acid tyrosine
257. Hormon nào làm phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng ?
A. LH
B. LH và FSH
C. GnRH
D. FSH
E. FSH và testosteron
SINH LÝ SINH DỤC NAM
1. Sự bài tiết FSH của thùy trước tuyến yên ở người nam sẽ bị ức chế bởi tác dụng điều hòa ngược
của:
A. Inhibin
B. LH
C. Testosterone
D. GnRH
E. Dihydrotestosterone (DHT)
2. Tổ chức kẻ nằm giữa các ống sinh tinh trong cấu trúc của tinh hoàn:
A. Tổng hợp và bài tiết horrmone Inhibin.

4
B.Chứa các tế bào Sertoli phục vu cho sự phát triển của các tế bào sinh tinh.
C. Chứa các tế bào Leydigs có nhiệm vụ bài tiết testosterone.
D. Bài tiết LH và FSH.
E. Cung cấp các tinh nguyên bào (spermatogonium) cho các ống sinh tinh.
3. Chức năng chính của các ống sinh tinh là:
A. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết testosterone.
B. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết LH, FSH..
C. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết inhibin.
D. Sản xuất tinh trùng.
E. Sản xuất tinh trùng, tổng hợp và bài tiết dihydro-testosterone (DHT).
4. Trong ống sinh tinh, nằm sát với lớp màng đáy của ống là các .......... (T: tinh tử ; ; Tr: tinh trùng
; N: tinh nguyên bào; T1 tinh bào cấp I ; T2: tinh bào cấp II), càng hướng về phía lòng ống là
những tế bào sinh tinh theo tuần tự: .......... (T: tinh tử ; Tr: tinh trùng ; N: tinh nguyên bào; T1 tinh
bào cấp I ; T2: tinh bào cấp II), rồi đến ............ (T: tinh tử ; Tr: tinh trùng ; N: tinh nguyên bào;
T1 tinh bào cấp I ; T2: tinh bào cấp II), sau đó là .............. (T: tinh tử ; Tr: tinh trùng ; N: tinh
nguyên bào; T1 tinh bào cấp I ; T2: tinh bào cấp II) và cuối cùng là ..................... (T: tinh tử ; Tr:
tinh trùng ; N: tinh nguyên bào; T1 tinh bào cấp I ; T2: tinh bào cấp II).
A. N ; T1 ; T2 ; T ; Tr #
B. T1 ; T2 ; T ; N ; Tr
C. T ; N ; T1 ; T2 ; Tr
D. T ; T1 ; T2 ; N ; Tr
E. N ; T ; T1 ; T2 ; Tr

5. Chức năng nào dưới đây không phải của các tế bào Sertoli:
A. Tạo nên một hàng rào ngăn cách giữa máu và tinh hoàn, các chất dinh dưỡng muốn đến
được các tế bào sinh tinh phải đi xuyên qua các tế bào Sertoli.
B. Ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể với các kháng nguyên trên bề mặt của các tế bào
sinh tinh.
C. Nuôi dưỡng các tế bào sinh tinh, các tinh tử và tinh trùng, tiêu thụ bớt lượng bào tương của
các tinh tử trong quá trình phát triển, cung cấp dịch cho sự vận chuyển tinh trùng
D. Bài tiết hormone inhibin và testosterone giúp điều hòa quá trình sinh tinh thông qua ức chế
bài tiết FSH.
E. Làm trung gian cho tác động của testosterone và FSH lên quá trình sinh tinh.
6. LH bài tiết từ thùy trước tuyến yên của người nam có tác dụng:
A. Kích thích Tế bào Leydigs bài tiết testosterone.
B. Thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng từ các tinh nguyên bào tại ống sinh tinh.
C. Kích thích tế bào Sertoli bài tiết inhibin.
D. Thúc đẩy sự phát triển của các tế bào Sertoli.
E. Chuyển testosterone thành dihydro-testosterone.
7. Sự ức chế bài tiết LH của thùy trước tuyến yên ở người nam được thực hiện qua cơ chế điều hòa
ngược do:
A. Sự gia tăng nồng độ FSH.
B. Sự gia tăng nồng độ inhibin.
C. Sự sút giảm nồng độ inhibin.
D. Sự sút giảm nồng độ testosterone.

5
E. Sự gia tăng nồng độ testosterone. #
8. Ở người nam để có thể duy trì hoạt động sinh tinh từ tuổi dậy thì cho đến cuối đời, các tinh
nguyên bào đã thực hiện:
A. Lần phân bào I của giảm phân ngay từ thời kì bào thai.
B. Giảm phân hình thành nên các tinh tử và tinh trùng.
C. Nguyên phân để một số tế bào đóng vai trò dự trữ cho các quá trình nguyên phân tiếp theo
còn một số bước vào giảm phân.
D. Lần phân bào I của giảm phân, sau đó một số tế bào tiếp tục lần phân bào thứ hai của giảm
phân và một số đóng vai trò dự trữ.
E. Nguyên phân liên tiếp để gia tăng số lượng cho đến tuổi dậy thì, sau đó mới thực hiện giảm
phân.

9. Các tinh bào cấp II hình thành trong quá trình sinh tinh là những tinh bào :
A. Được hình thành sau lần phân bào I của giảm phân và mang bộ NST đơn bội.
B. Được hình thành sau lần phân bào I của giảm phân và mang bộ NST đơn bội k ép.
C. Được hình thành sau lần phân bào II của giảm phân và mang bộ NST đơn bội kép.
D. Được hình thành sau lần phân bào II của giảm phân và mang bộ NST đơn bội.
E. Chuẩn bị bước vào giảm phân để tạo tinh trùng.
10. Ở người quá trình sinh tinh mất khoảng thời gian từ:
A. 30 đến 45 ngày.
B. 24 đến 72 giờ.
C. 15 đến 30 ngày.
D. 65 đến 70 ngày.
E. 7 đến 15 ngày.
11. Tinh nguyên bào là những tế bào này bắt nguồn từ ............ ( S:các tế bào Sertoli ; M: các tế bào
sinh dục nguyên thủy ; B: các tế bào biểu mô của ống sinh tinh) xuất phát từ ............ (T: trung bì
trung gian ; N: nội bì niệu nang ; H: nội bì túi noãn hoàng) và đi vào tinh hoàn trong giai đọan
sớm của thời kỳ bào thai.
A. S ; H
B. B ; T
C. B ; N
D. M ; H
E. M ; N
12. Tinh tử không có đặc điểm nào dưới đây:
A. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
B. Được hình thành sau khi kết thúc lần phân bào II của giảm phân.
C. Sẽ chuyển dạng thành tinh trùng qua sự hỗ trợ của tế bào Sertoli.
D. Các tinh tử hình thành từ một tinh bào cấp I duy trì sự tiếp xúc với nhau qua các cầu bào
tương trong suốt quá trình phát triển.
E. Di chuyển dần về phía màng đáy của ống sinh tinh. #
13. Mô tả nào dưới dây về tế bào Sertoli là không đúng:
A. Tế bào Sertoli nằm trong ống sinh tinh và bọc quanh các tế bào sinh tinh.
B. Tế bào Sertoli tham gia bài tiết các hormone inhibin và dihydrotesto-sterone.
C. Tế bào Sertoli rất cần thiết cho quá trình chuyển dạng từ tinh tử thành tinh trùng.

6
D. Tế bào Sertoli mang các receptor FSH và FSH phải thông qua tế bào này để tác động lên
quá trình sinh tinh.
E. Tế bào Sertoli sẽ tiêu thụ bớt phần bào tương của tinh tư trong quá trình hình thành tinh
trùng của các tế bào này.
14. Số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch khỏang:
A. Dưới 20 triệu.
B. Từ 50 đến 150 triệu.
C. Từ 300 đến 500 triệu.
D. Từ 10 đến 50 triệu.
E. Từ 1 đến 10 triệu.
15. Một người nam được coi là vô sinh khi trong 1 ml tinh dịch có số lượng tinh trùng cao nhất là:
A. Từ 100 triệu trở xuống.
B. Từ 20 triệu trở xuống.
C. Từ 10 triệu trở xuống.
D. Từ 1 triệu trở xuống.
E. Từ 500.000 trở xuống.
16. Trong hoạt động sinh tinh, mỗi ngày có khoảng ............. (100 triệu ; 50 triệu ; 300 triệu) tinh
trùng được tạo thành, khi được phóng tinh chúng khống sống được quá ......... (24 giờ ; 48 giờ)
trong cơ quan sinh dục nữ.
A. 300 triệu ; 48 giờ
B. 100 triệu ; 48 giờ
C. 50 triệu ; 24 giờ
D. 100 triệu ; 24 giờ
E. 50 triệu ; 48 giờ
17. Trong cơ quan sinh dục nữ các tinh trùng vận động theo đường thẳng với tốc độ ........... (5 -
10mm/phút ; 1 - 4mm/phút). Một .................... (W: trứng ; N: noãn bào cấp II ; C: thể cực) sẽ
được thụ tinh bởi một tinh trùng.
A. 5 - 10 mm/phút ; N
B. 1 - 4 mm / phút ; W
C. 5 - 10 mm/phút ; C
D. 5 - 10 mm/phút ; W
E. 1 - 4 mm/phút ; N
18. Hormone ......... (LH ; FSH) kích thích các tế bào...........( L: Leydig ; S : Sertoli) bài tiết hormone
sinh dục nam testosterone, hormone này tan ........(N: trong nước ; M: trong mỡ) và khuếch tán dế
dàng ra khỏi tế bào Leydig để vào máu. Ở một số tế bào đích như tuyến tiền liệt và túi tinh,
enzyme .............. (C: adenylate cyclase ; A: 5 alpha- reductase) chuyển testosterone thành
dihydrotestosterone.
A. FSH ; S ; N ; C
B. LH ; S ; M ; A
C. LH ; L ; M ; A
D. FSH ; L ; M ; A
E. FSH ; L ; N ; C
19. Tuyến tiền liệt bài tiết một dịch sữa, có độ pH khỏang ..........( 8 ; 6,5) chứa ................... (F:
fructose ; C: citrate), ............ (S: semenogelin ; P: PSA), acid phosphatase và nhiều enzyme như
pepsinogen, lyzozyme, amylase và hyaluronidase. Dịch của tuyến tiền liệt chiếm khoảng ...........
(60% ; 25% ) thể tích của tinh dịch.

7
A. 6,5 ; C ; P ; 25%
B. 8 ; F ; S ; 60%
C. 6,5 ; C ; S ; 60%
D. 8 ; F ; P ; 25%
E. 8 ; C ; S ; 60%
20. Dịch của túi tinh có tính ......... (A: hơi acid ; K: kiềm) và nhớt, chứa ........ (F: fructose ; C:
citrate) , các ........ (E: enzyme ly giải protein ; S: semenogelin ), prostaglandin và các protein.
Thành phần dịch do túi tinh bài tiết chiếm khoảng .............. (25% ; 60%) thể tích của tinh dịch.
A. K ; F ; S ; 60%
B. A ; C ; E ; 25%
C. K ; F ; E ; 60%
D. A ; F ; S ; 60%
E. K ; C ; S ; 25%

VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO


1. Hiện tượng khuếch tán đơn giản và khuếch tán qua trung gian giống nhau ở điểm :
A. Có hiện tượng bảo hòa
B. Đòi hỏi sự có mặt của chất vận chuyển trên màng
C. Không cần ATP
D. Có thể vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ
E. Có thể bị ức chế bởi các chất ức chế đặc hiệu
2. Cơ chế vận chuyển chủ động................ liên quan đến chất vận chuyển trung gian trên màng,
............... hiện tượng bảo hòa và ............ hiện tượng đi ngược lại chiều gradient điện hóa. (C:
có ; K: không có)
A. C. C; K; C
B. K; C; C
C. K; K; C
D. C; C; C
E. C; C; K
3. Cơ chế vận chuyển chủ động nguyên phát ion Natri qua màng tế bào liên quan tới chất vận
chuyển trên màng là ............ (P: phospholipid; A: Na - K ATPase) và sự vận chuyển ion Natri
đi ............ (R: ra khỏi tế bào; V: vào trong tế bào) diễn ra ............. (C: cùng chiều, N: ngược
chiều) với ion K+.
A. P; R; C
B. P; V; N
C. A; V; C
D. A; V; N
E. A; R; N
4. Cơ chế vận chuyển chủ động của ............ (M: các monosacharid;
A: các axít amin; Na: các ion natri) nhằm ngăn ngừa xu hướng gia tăng áp lực thẩm thấu bên
trong tế bào và ................ (G: giảm; T: tăng) thể tích nội bào. A. Na; G
B. A; T
C. Na; T
D. M; G
E. D. M; T

8
5. Vai trò nào dưới đây của các protein trong cấu trúc của màng tế bào là không đúng:
A. Các kênh xuyên màng.
B. Các receptor.
C. Kháng thể
D. Các chất vận chuyển trung gian.
E. Các enzym.
6. Hiện tượng thẩm thấu là hiện tượng:
A. Khuếch tán của các phân tử hòa tan qua màng tế bào theo chiều gradient nồng độ.
B. Vận động của nước qua màng tế bào từ nơi có nồng độ nước cao đến nơi có nồng độ
nước thấp hơn.
C. Khuếch tán của các phân tử hòa tan qua màng tế bào theo chiều gradient điện hóa.
D. Vận chuyển thụ động của các phân tử có khả năng tan trong lipid qua lớp lipid kép của
màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn của chất đó.
E. Khuếch tán của các ion qua các kênh trên màng tế bào từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp của ion đó.
7. Trong dung dịch .......... (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương) hồng cầu duy trì hình
dạng bình thường, trong dung dịch.......... (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương)
hồng cầu bị tan vỡ và trong dung dịch.......... (Đ: đẳng trương; U: ưu trương; N: nhược trương)
hồng cầu bị teo bào.
A. Đ; U; N
B. Đ; N; U
C. U; Đ; N
D. U; N; Đ
E. N; Đ; U
8. Hình thức vận chuyển chủ động là hình thức:
A. Vận chuyển của các chất theo chiều gradient nồng độ.
B. Vận chuyển của các chất đi ngược chiều gradient nồng độ.
C. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và đòi hỏi năng
lượng trực tiếp từ ATP
D. Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và đòi hỏi năng
lượng trực tiếp hoặc gián tiếp từ ATP.
E. Vận chuyển ion Na+ và K+ đi ngược chiều gradient nồng độ thông qua vai trò của "bơm"
Natri trên màng tế bào.
9. Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt khối lượng giữa protein và
lipid xấp xỉ:
A. 1 protein : 2 lipid
B. 1 protein : 10 lipid
C. 1 protein : 1 lipid
D. 1 protein : 5 lipid
E. 1 protein : 50 lipid
10. Màng bào tương của các tế bào động vật điển hình có tỉ lệ về mặt số lượng phân tử giữa
protein và lipid là:
A. 1 protein : 2 lipid
B. 1 protein : 10 lipid
C. 1 protein : 1 lipid
D. 1 protein : 50 lipid

9
E. 1 protein : 5 lipid
11. Trong thành phần lipid của màng, phospholipid chiếm .........(75%; 5% ; 20%) ; Glycolipid
chiếm khoảng ........(20%; 75%; 5%) và cholesterol chiếm ...... (75%; 5%; 20%) thành phần
lipid của màng bào tương
A. 75% ; 5% ; 20%
B. 5% ; 75% ; 20%
C. 5% ; 20% ; 75%
D. 20% ; 75% ; 5%
E. 20% ; 5% ; 75%
12. Các phân tử phospholipid với đặc điểm cấu trúc một đầu phân cực còn gọi là đầu ưa nước do
có chứa ..........( P: phosphat; A: 2 đuôi acid béo) và một đầu không phân cực còn gọi là đầu kỵ
nước do có chứa ........... ( P: phosphat; A: 2 đuôi acid béo) tạo thành một lớp lipid kép với 2
đầu ......... (U: ưa nước; K: kỵ nước) quay vào nhau tạo thành bộ khung của màng bào tương.
Các phân tử phospholipid ....... ( D: di chuyển dễ dàng; T: không thể di chuyển) giữa 2 lớp
lipid này.
A. A ; P ; K ; D
B. A ; P ; K ; T
C. P ; A ; U ; D
D. P ; A ; K ; D
E. A ; P ; U ; T
13. ..........(P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) tạo nên tính linh hoạt cho lớp lipid kép;
.............. (P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) liên quan đến việc ghi nhận và truyền
đạt thông tin giữa các tế bào, đóng góp vào cơ chế điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của tế
bào và ............... (P: Phospholipid; G: glycolipid; C: cholesterol) tạo nên tính vững chắc nhưng
lại làm giảm tính mềm dẻo ở màng tế bào động vật
A. C ; G ; P
B. P ; G ; C
C. P ; C ; G
D. C ; P ; G
E. G ; C ; P
14. Tính thấm chọn lọc của màng bào tương không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây của vật
chất:
A. Khả năng tan trong lipid
B. Kích thước
C. Điện tích.
D. Sự vận động ngẫu nhiên (chuyển động Brown) của các phân tử trong môi trường nội bào
hoặc ngoại bào.
E. Sự có mặt của các kênh và các chất vận chuyển đặc hiệu trên màng
15. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán đơn giản là không đúng:
A. Sự khác biệt về nồng độ của một chất hai bên màng bào tương tạo nên một gradient
nồng độ, gradient này thúc đẩy hiện tượng khuếch tán của vật chất qua màng.
B. Phần tử vật chất đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho tới khi đạt tới sự
cân bằng hai bên màng
C. Khi đã đạt được sự cân bằng, sự khuếch tán của các phân tử sẽ ngừng lại
D. Hiện tượng này phụ thuộc vào động năng (kinetic energy) của các phần tử nên sự
khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng, gradient nồng độ lớn và vật thể có kích

10
thước nhỏ.
E. Các phân tử tan trong lipid có thể đễ dàng đi qua lớp phospholipid kép của màng bào
tương theo cả 2 phía bằng hình thức này và các phần tử có kích thước nhỏ không tan
trong lipid cũng có thể khuếch tán qua màng theo hình thức này thông qua các kênh
16. Tốc độ khuếch tán của một vật thể qua màng sẽ gia tăng nếu:
A. Giảm diện tích bề mặt của màng
B. Tăng độ dày của màng
C. Tăng kích thước của vật thể
D. Giảm gradient nồng độ của vật thể ở hai bên màng.
E. Tăng khả năng tan trong lípid của vật thể
17. Đặc điểm quan trọng nhất đối với một chất không hòa tan được trong nước để nó có thể khuếch
tán được qua màng tế bào là:
A. Đường kính của nó sau khi đã hydrat hóa
B. Trọng lượng phân tử
C. Điện tích
D. Khả năng tan trong lipid
E. Cấu trúc không gian ba chiều
18. Điều nào dưới đây là không đúng khi mô tả dòng chảy của nước dưới tác dụng của gradient áp
lực thẩm thấu;
A. Có dòng chảy của nước từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp tới nơi có áp lực thẩm thấu cao.
B. Tốc độ dòng chảy của nước gia tăng khi tính thấm đối với nước của màng tăng
C. Có dòng chảy của nước từ nơi có nồng độ chất hòa tan thấp tới nơi có nồng độ chất hòa
tan cao.
D. Tốc độ dòng chảy của nước gia tăng khi khả năng thấm đối với các vật thể giảm
E. Đòi hỏi cung cấp năng lượng cho dòng chảy của nước.
19. Hình thức vận chuyển nào dưới đây không đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng:
A. Đưa ion Natri ra khỏi các tế bào thần kinh
B. Chuyển các ion Calci vào trong lòng lưới nội sinh chất.
C. Chuyển ion Hydro vào trong lòng ống lượn xa của thận.
D. Đưa glucose vào trong các tế bào của mô mỡ
E. Đưa ion Kali vào trong các tế bào cơ
20. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng khuếch tán qua trung gian là không đúng:
A. Các chất khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
B. Oxygen, doxide carbon, nitrogen, các steroid, các vitamin như A, D, E và K, glycerol,
rượu và ammonia ion, urê, glucose, fructose, galactose sẽ di chuyển qua màng theo hình
thức này.
C. Sự khuếch tán được thực hiện nhờ các kênh nằm trong các phân tử protein xuyên màng
D. Sự khuếch tán được thực hiện qua trung gian của các các protein đóng vai trò chất vận
chuyển trên màng.
E. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào sự khác biệt về nồng độ của chất được vận chuyển ở
hai bên màng và số lượng của các kênh hoặc chất vận chuyển đặc hiệu cho chất đó.
21. Hình thức vận chuyển chủ động nguyên phát là hình thức vận chuyển trong đó năng lượng từ
ATP được sử dụng ............(G: gián tiếp ; T: trực tiếp) để "bơm" một chất qua màng ...........(C:
cùng chiều ; N: ngược chiều) gradient nồng độ. Tế bào sẽ sử dụng năng lượng này thay đổi
hình dạng của các .............. (K: kênh trên các protein xuyên màng ; P: protein vận chuyển trên
màng bào tương) để qua đó thực hiện việc vận chuyển. Khoảng ...........( 40% ; 80%) ATP của

11
tế bào phục vụ cho mục đích này.
A. T ; N ; P ; 40%
B. G ; N ; P ; 80%
C. T ; C ; K ; 40%
D. T ; N ; K ; 40%
E. G ; N ; P ; 80%
22. Trong hình thức vận chuyển chủ động thứ phát năng lượng tồn trữ trong sự khác biệt về nồng
độ của ............. (I: các ion ; L: các phân tử tan trong lipid ; H: cả ion và các phân tử tan trong
lipid) , chủ yếu là ......... (K: ion K+ ; Na: ion Na+) đã được sử dụng để đưa các chất khác nhau
đi .......... (C: theo chiều ; N: ngược chiều) gradient nồng độ qua màng.
A. H ; Na ; C
B. I ; K ; N
C. L ; K ; N
D. I ; Na ; N
E. I ; K ; C
23. Sự khác biệt nồng độ của ........... ( G: glucose ; I: các ion) được thiết lập qua hình thức ............
(K: khuếch tán đơn giản ; N: vận chuyển chủ
động nguyên phát ; C: vận chuyển chủ động), đòi hỏi trực tiếp ATP nên có thể coi hình thức
vận chuyển thứ phát đã sử dụng một cách gián tiếp ATP để thực hiện việc vận chuyển.
A. G ; K
B. I ; N
C. G ; C
D. I ; C
E. G ; N
24. Mô tả nào dưới đây về hiện tượng thực bào là không đúng:
A. Bào tương và màng bào tương tạo thành các giả túc ôm lấy vật thể bên ngoài tế bào để
vùi vật thể này vào trong lòng bào tương.
B. Các vật thể sau thực bào được bọc trong lớp màng xuất phát từ màng bào tương, được
gọi là túi thực bào (phagocytic vesicle) hay phagosome.
C. Tất cả các tế bào của cơ thể đều có chức năng này nhưng nổi bật hơn ở một số loại tế
bào.
D. Các vật thể trong túi sẽ bị tiêu hóa bởi các enzyme của lysosome.
E. Các tế bào thực hiện thực bào quan trọng nhất là bạch cầu trung tính và đại thực bào
(macrophage).
TRẮC NGHIỆM SINH LÝ TIM MẠCH

1. Tiếng tim thứ nhất là do :


A. Đóng van nhĩ-thất
B. Sự rung của tâm thất trong thì tâm thu
C. Đóng van hai lá
D. Luồng máu chảy ngược lại trong tĩnh mạch chủ
E. Câu A và B đều đúng
2. So sánh chu kỳ hoạt động của tim trên tâm động đồ (1) và chu kỳ hoạt động của tim trên lâm sàng (2) :
A. Hai chu kỳ hoàn toàn trùng nhau
B. (1) dài hơn (2)

12
C. (1) ngắn hơn (2)
D. (1) không tính đến tâm nhĩ thu, còn (2) có tính đền
E. (2) không tính đến tâm nhĩ thu, còn (1) có tính đền
3. Tâm thất trái có thành dày hơn thất phải vì :
A. Nó phải tống máu với tốc độ cao hơn
B. Nó chứa nhiều máu hơn
C. Tim nghiêng sang trái trong lồng ngực
D. Nó phải tống máu với áp suất cao hơn
E. Nó phải tống máu qua lổ hẹp là van tổ chim
4. Thể tích cuối tâm trương :
A. Bị giảm nếu van động mạch chủ bị hẹp
B. Lớn nhất khi bắt đầu thì tâm thu
C. Phụ thuộc vào lượng máu về tâm nhĩ
D. Phụ thuộc hoàn toàn vào nhĩ thu
E. Các câu trên đều đúng
5. Tiếng tim thứ hai là do :
A. Sự dội trở lại của máu động mạch sau khi van động mạch đóng
B. Máu rót nhanh xuống tâm thất kỳ tâm trương
C. Đóng van động mạch chủ
D. Đóng các van bán nguyệt
E. Câu A và D đều đúng
6. Sự kích thích cơ tim chỉ có thể tạo nên sự đáp ứng khi :
A. Kích thích với cường độ tối đa
B. Kích thích đạt đến ngưỡng và vào thời kỳ trơ tương đối
C. Kích thích vào giai đoạn tâm trương
D. Kích thích vào thời kỳ trơ tuyệt đối
E. Tất cả đều sai
7. Tâm thất thu :
A. Là giai đoạn co cơ đẳng trường
B. Là nguyên nhân gây ra các tiếng T1 và T2
C. Làm đóng van nhĩ-thất và mở van tổ chim
D. Là giai đoạn dài nhất trong một chu kỳ hoạt động của tim
E. Chấm dứt đúng vào lúc nghe tiếng tim thứ hai
8. Khoang tim đóng vai trò chủ yếu trong chu kỳ tim là :
A. Tâm nhĩ và tâm thất
B. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
C. Tâm thất trái
D. Toàn tâm thất
E. Tâm thất phải
9. Thành phần đặc biệt của mô tim tạo nên tính tự động của tim :
A. Nút xoang

13
B. Nút nhĩ thất
C. Hệ thống dẫn truyền
D. Bộ nối nhĩ thất
E. Tế bào cơ nhĩ
10. Tính chất sinh lý nào có tác dụng bảo vệ tim :
A. Tính hưng phấn
B. Tính tự động
C. Tính dẫn truyền
D. Tính trơ tương đối
E. Tính trơ có chu kỳ
11. Đúng vào lúc nghe tiếng tim thứ nhất thì :
A. Nhĩ đang giãn, sau khi co D. Nhĩ bắt đầu co, thất đang tống máu
B. Nhĩ đang giãn, thất vừa mới co E. Thất đang co
C. Nhĩ đang giãn, thất đang tống máu
12. Cơ tim đặc trưng bởi :
A. Tính hợp bào
B. Dẫn truyền điện thế rất nhanh qua các cầu nối
C. Các bó cơ vân và cơ trơn cùng hoạt động
D. Sự co bóp đồng nhất
E. Câu A và B đúng
13. Mô tim có khả năng phát xung bất thường được gọi là :
A. Ổ ngoại vị
B. Mô hoại tử
C. Cầu Kent
D. Tăng tính tự động
E. Tất cả đều đúng
14. Sự đóng van hai lá và ba lá xảy ra do :
A. Sự giãn của mạng Purinje
B. Sự co rút của các cột cơ
C. Nhĩ co
D. Sự chênh lệch áp suất giữa nhĩ và thất
E. Câu a và c đúng
15. Trong chu kỳ hoạt động của tim, thời kỳ bắt đầu đóng van nhĩ thất cho đến cuối kỳ đóng van động
mạch, phù hợp với giai đoạn :
A. Tâm nhĩ thu
B. Tâm nhĩ giãn
C. Tâm thất thu
D. Tâm thất giãn
E. Câu B và C đúng
16. Đúng vào lúc nghe thấy tiếng tim thứ hai :
A. Nhĩ đang giãn, thất đã giãn hoàn toàn B. Thất vừa giãn, nhĩ đang giãn

14
C. Thất đang co, nhĩ bắt đầu co E. Nhĩ bắt đầu co
D. Nhĩ bắt đầu co, thất đang giãn
17. Sự đóng van động mạch chủ xảy ra lúc bắt đầu của pha nào trong chu chuyển tim :
A. Co đẳng trường D. Giãn đẳng trường
B. Sự tống máu nhanh E. Đầy thất nhanh
C. Cuối tâm trương
18. Tính tự động của tim thể hiện trên :
A. Hoạt động của nút xoang
B. Hệ thống nút
C. Hoạt động của sự dẫn truyền nhĩ-thất
D. Hoạt động của tế bào cơ nhĩ và cơ thất
E. Toàn bộ trái tim
19. Sự chênh lệch áp suất giữa tim và động mạch chủ là ở :
A. Thất trái trong thời kỳ tâm trương
B. Thất trái trong thời kỳ tâm thu
C. Thất phải trong thời kỳ tâm trương
D. Thất phải trong thời kỳ tâm trương
E. Nhĩ trái trong thì tâm thu
20. Thời kỳ trơ đối với cơ nhĩ và đối với cơ thất theo thứ tự như sau :
A. 0,02giây ; 0,3giây D. 0,02giây; 3,0giây
B. 0,3giây; 0,3giây E. 0,15giây; 3,0giây
C. 0,15giây; 0,3giây
21. Tần số co tối đa của nhĩ. . . . .tần số của tâm thất, do sự khác nhau về. . . . . . .
A. Lớn hơn; tốc độ dẫn truyền D. Nhỏ hơn; thời kỳ trơ
B. Lớn hơn; thời kỳ trơ E. Tất cả câu trả lời trên đều sai
C. Nhỏ hơn; tốc độ dẫn truyền
22. Thời gian co của thất chủ yếu phụ thuộc vào :
A. Thời gian của điện thế hoạt động
B. Tính tự phát nhịp nội tại của tim
C. Điện thế màng khi nghỉ
D. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật
E. Vận tốc lan truyền điện thế
23. Thời kỳ của chu chuyển tim từ khi đóng van nhĩ thất cho đến khi đóng van động mạch phù hợp với giai
đoạn :
A. Nhĩ thu D. Tâm trương
B. Thất thu E. Câu B và C đúng
C. Nhĩ trương
24. Tim nhận máu từ :
A. Mạch vành, thời kỳ tâm trương
B. Mạch vành và máu thấm từ các buồng tim
C. Mạch vành và từ các tĩnh mạch Thebeus

15
D. Mạch vành và từ xoang vành
E. Tất cả đều đúng
25. Tế bào............ đều có khả năng phát xung trong điều kiện bệnh lý, mặc dù tế bào...............vẫn hoạt
động bình thường
A. Cơ nhĩ; nút nhĩ thất
B. Cơ tim; nút xoang
C. Hệ thống dẫn truyền; cơ tim
D. Cơ thất; nút nhĩ thất
E. Tất cả đều sai
26. Trong pha co đẳng tích của chu chuyển tim, hoạt động các van như sau :
A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng
B. Cả hai hệ thống van đều mở
C. Cả hai đều đóng
D. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở
E. Tất cả các câu trên đều sai
27. Thể tích tống máu tâm thu trung bình. . . . . . . ml và xấp xỉ. . . . . . . lần thể tích cuối tâm trương :
A. 50; 1 D. 5; 0,2
B. 70; 0,5 E. 70; 1
C. 200; 0,2
28. Thân nhiệt tăng gây. . . . . . . nhịp tim, do tính thấm của màng tế bào cơ tim đối với các cation. . . . . . . .
A. Tăng; tăng D. Gỉam; giảm
B. Tăng; giảm E. Tăng; không thay đổi
C. Gỉam; tăng
29. Vận tốc dẫn truyền xung động trong sợi cơ thất là :
A. 0,03-0,05 m/s D. 5-25m/s
B. 0,3-0,5m/s E. 2-5m/s
C. 1,5-4m/s
30. Thành phần mô tim có vận tốc dẫn truyền nhanh nhất là :
A. Mạng Purkinje D. Cơ thất
B. Nút nhĩ-thất E. Bộ nối từ nút nhĩ-thất đến bó His
C. Cơ nhĩ
31. Pha 4 trong điện thế hoạt động của tế bào nút xoang được sinh ra bởi :
A. Sự tăng dòng Natri đi vào tế bào
B. Sự giảm dòng Kali đi ra khỏi tế bào
C. Sự tăng hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
D. Sự giảm dòng chlorua ra khỏi tế bào
E. Sự giảm hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
32. Sự mở kênh Ca+ chậm ở màng tế bào cơ tim là ở giai đoạn :
A. Khử cực D. Bình nguyên
B. Tái cực E. Phân cực
C. Điện thế màng lúc nghỉ

16
33. Các chất có tác dung lên điều hòa huyết áp do có tác động lên mạch máu và đồng thời tác động lên tái
hấp thu ở ống thận là :
A. Epinephrin và Norepinephrin D. Angiotensin II và Vasopressin
B. Prostaglandin và ANF E. Angiotensin II và Norepinephrin
C. Angiotensin II và Aldosteron
34. Tác dụng có ý nghĩa nhất của hệ phó giao cảm lên hệ tuần hoàn là trên :
A. Sức co của tim D. Nhịp tim
B. Sự đàn hồi của mạch máu E. Câu B và D đúng
C. Sức đề kháng của mạch máu
35. Sự kích thích giao cảm sẽ gây bài tiết :
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin và Serotonin
D. Acetylcholin
E. Chỉ có câu C và D là sai
36. Khi gắng sức tối đa, thể tích tống máu tâm thu có thể đạt...........so với bình thường là..........:

17
A. 100 ml; 60 ml
B. Gấp ba; 70 ml
C. 130 ml; 70 ml
D. 150 ml; 60 ml
E. Gấp hai; 60 ml
37. Trong chu kỳ tim, hoạt động của hệ thống van nhĩ thất và van động mạch đóng mở................và phụ
thuộc.............. :
A. Cùng lúc; áp lực qua van
B. Ngược nhau; áp lực trước và sau van
C. Cùng lúc; áp lực thất trái
D. Cùng lúc; áp lực động mạch
E. Ngược nhau; áp lực tâm thất
38. Các phản xạ giảm áp và phản xạ tim - tim :
A. Xảy ra thường xuyên trong cơ thể
B. Xuất hiện khi bệnh lý
C. Nhằm điều hoà áp lực động mạch
D. Chỉ có ở người bình thường
E. Câu A và D đúng
39. Hệ phó giao cảm giữ vai trò chủ yếu ở trạng thái............, ngược lại, hệ giao cảm lại đóng vai trò quan
trọng khi................. :
A. Ngủ; hoạt động
B. Không hoạt động; thay đổi tư thế
C.Nghỉ ngơi; vận cơ
D.Sinh lý; bệnh lý
E. Tất cả đều sai
40. Qui luật Frank-Starling :
A. Nói lên ảnh hưởng của hệ giao cảm lên tim
B. Nói lên khả năng co bóp của tâm thất
C. Nói lên sự tự điều hòa hoạt động của tim
D. Nói lên khả năng nhận máu thì tâm trương
E. Không còn khi bị suy tim
41. Sự kích thích phó giao cảm gặp trong :
A. Phản xạ mắt- tim khi ấn nhãn cầu thông qua dây X về hành não
B. Phản xạ tim-tim nhằm ngăn sự ứ máu ở nhĩ phải
C. Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong quai động mạch chủ
D. Phản xạ giảm áp do tăng áp suất trong nhĩ phải
E. Câu A và C là đúng
42. Huyết áp động mạch :

18
A. Tỉ lệ thuận với sức cản mạch máu và lưu lượng tim
B. Tỉ lệ thuận với lưu lượng tim và đường kính động mạch
C. .Phụ thuộc vào sức co của cơ tim
D. Tỉ lệ thuận với bán kính mạch máu
E. Câu C và D đúng
43. Huyết áp trung bình :
A. Là trung bình cộng giữa Huyết áp tối đa và Huyết áp tối thiểu
B. Là hiệu số giữa Huyết áp tối đa và Huyết áp tối thiểu
C. Phụ thuộc vào sức co của cơ tim
D. Là trung bình các áp suất máu đo được trong mạch nhằm đảm bảo lưu lượng
E. Phụ thuộc vào huyết áp tâm trương
44. Yếu tố chủ yếu tạo nên sức cản ngoại biên toàn bộ :
A. Hệ tiểu động mạch
B. Hệ động mạch
C. Sợi cơ trơn tạo nên tính co thắt ở mạch máu
D. Hoạt động hệ giao cảm
E. Hoạt động của các cơ thắt tiền mao mạch
45. Huyết áp giảm trong trường hợp :
A. Tần số tim < 60 lần/phút
B. Giảm đường kính động mạch
C. Giảm lưu lượng tim
D. Thay đổi tư thế
E. Tất cả đều đúng
46. Huyết áp có xu hướng tăng ở người gia tăng trọng lượng do :
A. Tăng chiều dài mạch máu
B. Tăng cholesterol máu
C. Tăng thể tích máu
D. Giảm khả năng đàn hồi mạch máu
E. Tăng lưu lượng tim
47. Sự tập luyện thể dục thể thao đều đặn đem lại lợi ích sau :
A. Giảm huyết áp
B. Giảm stress
C. Phát triển hệ cơ
D. Tăng thể tích tống máu tâm thu
E. Tất cả đều đúng
48. Cơ chế trao đổi chất qua mao mạch chủ yếu là :
A. Cơ chế ẩm bào
B. Vận chuyển chủ động

19
C. Nhờ các kênh vận chuyển
D. Khuếch tán thụ động
E. Tất cả đều sai
49. Áp suất keo của huyết tương :
A. Tăng dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
B. Tăng cao nhất trong mao tĩnh mạch
C. Gỉam rõ trong mao động mạch
D. Gỉam dần từ đầu tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
E. Tất cả đều sai
50. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho : Các giai đoạn co, giãn và hoạt động điện của cơ tim :
A. Phụ thuộc vào hoạt động của thần kinh giao cảm
B. Bị rút ngắn khi nhịp tim nhanh
C. Phụ thuộc vào sức co của sợi cơ tim
D. Kéo dài khi nhịp tim nhanh
E. Phụ thuộc vào hoạt động của thần kinh phó giao cảm
51. Thể tích máu vào nhĩ phải mỗi phút phụ thuộc vào :
A. Qui luật Frank-Starling
B. Các yếu tố tuần hoàn ngoại vi
C. Áp suất động mạch
D. Sức cản động mạch phổi
E. Tự điều hòa
52. Sự tự điều hòa lưu lượng máu đến tổ chức cơ quan nào đó là do :
A. Sự kiểm soát tại chỗ
B. Phản xạ giao cảm
C. Trung tâm vận mạch
D. Nội tiết tố
E. Nhu cầu của tổ chức hoặc cơ quan đó
53. Huyết áp tâm thu ở người trưởng thành khoảng. . . . . . . .mmHg, phù hợp với áp lực trung bình là. . . . . . . .
mmHg
A. 80; 40
B. 100; 40
C. 120; 40
D. 80; 20
E. 120; 90
54. Chọn câu trả lời đúng nhất về huyết áp : Huyết áp tăng khi :
A. Nhịp tim nhanh
B. Lưu lượng tim tăng
C. Độ quánh máu tăng

20
D. Tuổi già
E. Các câu trên đều đúng
55. Những chất cảm thụ hóa học (chémorécepteurs), rất nhạy cảm với nồng độ oxygen. . .. . . . . . . , cũng như
đối với nồng độ ion hydro. . . . .
A. Tăng; tăng
B. Tăng; giảm
C. Gỉam; tăng
D. Gỉam; giảm
E. Tăng; bình thường
56. Áp suất thủy tĩnh của huyết tương :
A. Tăng dần từ tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
B. Gỉam rõ trong khu vực mao tĩnh mạch
C. Gỉam rõ trong khu vực mao động mạch
D. Gỉam dần từ tiểu động mạch sang đầu tiểu tĩnh mạch
E. Gỉam dần từ tiểu động mạch rồi tăng dần lên ở đầu tiểu tĩnh mạch
57. Dịch trong khoảng kẽ vào lòng mạch tăng lên :
A. Do tăng chênh lệch áp suất thủy tĩnh và áp suất keo trong mao mạch
B. Do giảm áp suất thủy tĩnh ở mao động mạch và tăng áp suất keo
C. Do giảm áp suất thủy tĩnh ở mao động mạch
D. Do tăng áp suất keo ở mao tĩnh mạch
E. Do giảm áp suất máu tĩnh mạch
58. Tuần hoàn phổi và tuần hoàn hệ thống có những tính chất sau, ngoại trừ :
A. Đều là tuần hoàn chức phận và dinh dưỡng
B. Vận chuyển khí và dưỡng chất đến các tổ chức
C. Vận chuyển và trao đổi khí ớ phổi
D. Phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của hệ mạch
E. Lưu lượng máu vào hai vòng tuần hoàn là bằng nhau
59. Nút xoang là nút dẫn nhịp cho tim vì :
A. Nhịp phát xung cao nhất
B. Tạo các xung động điện thế
C. Do hệ thần kinh thực vật chi phối
D. Ở vị trí cao nhất trong tim
E. Tất cả đều sai
60. Vị trí dẫn nhịp bình thường ở tim người là :
A. Nút nhĩ thất
B. Thân bó His
C. Nút xoang nhĩ
D. Bó His

21
E. Sợi purkinje
61. Trong giai đoạn bình nguyên của điện thế động, đô dẫn kênh nào sau là lớn nhất :
A. Kênh Natri
B. Kênh kali
C. Kênh canxi và kênh natri
D. Kênh canxi
E. Kênh clor
62. Pha khử cực của tế bào nút xoang là do :
A. Tính tự động của hệ thống nút
B. Sự đi vào tế bào của dòng natri
C. Sự trao đổi của ion natri và canxi
D. Hoạt động của bơm natri-kali
E. Sự tích luỹ kali trong tế bào nhiều
63. Sự lan truyền điện thế động nhanh nhất trong tim là ở :
A. Cơ thất
B. Cơ nhĩ
C. Bộ nối
D. Sợi Purkinje
E. Nút xoang
64. Cơ tim không thể co cứng theo kiểu uốn ván vi lý do :
A. Hệ thần kinh thực vật ngăn sự lan truyền nhanh của điện thế động
B. Co cơ tim chỉ xảy ra khi tim đầy máu
C. Bộ nối dẫn truyền rất chậm
D. Cơ tim là loại cơ vân đặc biệt
E. Tất cả đều sai
65. Điện tim hữu ích nhất trong khám phá bất thường về :
A. Dẫn truyền nhĩ thất
B. Nhịp tim
C. Khả năng co của tim
D. Lưu lượng tim
E. Vị trí tim trong lồng ngực
66. Van động mạch chủ đóng lúc bắt đầu pha nào của chu chuyển tim :
A. Tống máu nhanh
B. Co đẵng trường
C. Giãn đẵng trường
D. Đỗ đầy thất nhanh
E. Đỗ đầy thất chậm
67. Thể tích cuối tâm thu :

22
A. Lớn nhất trong thời kỳ tâm thu
B. Giảm khi nhịp tim nhanh
C. Tăng khi giảm co bóp tim
D. Không thay đổi trong chu kỳ tim
E. Lượng máu còn lại trong tâm thất sau giai đoạn co đẵng tích
68. Khi nghỉ ngơi ở người trưởng thành bình thường, tim bơm bao nhiêu lít trong một phút :
A. 3-4 lít
B. 5-6 lít
C. 8-10 lít
D. 10-15 lít
E. Tất cả đều sai
69. Thể tích tống máu tâm thu giảm do :
A. Tăng co bóp cơ thất
B. Nhĩ giảm co bóp
C. Giảm áp suất máu
D. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
E. Tất cả đều sai
70. Khi hoạt động chỉ số nào gia tăng ?
A. Lưu lượng tim
B. Áp suất nhĩ phải
C. Áp suất động mạch phổi
D. Huyết áp tâm trương
E. Sức cản ngoại biên toàn bộ
71. Tăng kich thích phó giao cảm sẽ làm tăng hoạt động :
A. Nhịp tim
B. Dẫn truyền nhĩ thất
C. Bài tiết acetylcholin
D. Bài tiết noradrenalin
E. Tất cả đều sai
72. Câu nào sau đây đúng
A. Khi hít vào nhịp tim tăng và thở ra nhịp tim giảm
B. Khi hít vào nhịp tim giảm và thở ra nhịp tim tăng
C. Hoạt động hô hấp không liên quam đến nhịp tim
D. Khi hít vào nhịp tim không thay đổi nhưng thở ra nhịp tim giảm
E. Khi hít vào nhịp tim tăng và thở ra nhịp tim không thay đổi
73. Sự tăng hoạt giao cảm gây ra :
A. Tăng nhịp tim và giảm thể tích tống máu
B. Tăng nhịp tim và tăng co bóp

23
C. Tăng thể tích tống máu tâm thu và tăng thể tích cuối tâm trương
D. Tăng lượng máu trở về và tăng áp suất nhĩ phải
E. Tất cả đều sai
74. Bình thường, lượng máu do tim tống ra trong mỗi nhịp sẽ tăng trong điều kiện nào ?
A. Tăng hoạt dây X
B. Tăng áp suất nhĩ phải
C. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
D. Tăng dẫn truyền nhĩ thất
E. Tăng hoạt giao cảm
75. Yếu tố nào làm thay đổi huyết áp mạnh nhất
A. Thể tích tống máu tâm thu
B. Tăng nhịp tim
C. Tăng sức co của tim
D. Giảm sức cản ngoại biên toàn bộ
E. Độ co giãn mạch máu
76. Yếu tố nào sau đây quyết định đặc tính sinh lý động mạch
A. Đặc tính đàn hồi ở hệ thống động mạch
B. Hoạt động hệ thần kinh thực vật
C. Lớp áo giữa của thành động mạch
D. Nhu cầu của tổ chức
E. Tỉ lệ giữa sợi đàn hồi và sợi cơ trơn
77. Áp lực mạch giảm khi
A. Tăng huyết áp động mạch và tăng co bóp
B. Giảm sức co của tim
C. Giảm áp suất tĩnh mạch trung ương
D. Tăng thể tích cuối tâm trương
E. Tăng co bóp cơ tim
78. Các yếu tố sau đây làm tăng huyết áp, ngoại trừ :
A. Tăng lưu lượng tim
B. Tăng sức cản ngoại vi toàn bộ
C. Tăng hoạt giao cảm
D. Tăng thể tích máu
E. Tăng tính đàn hồi thành động mạch
79. Sự trao đổi khí, dưỡng chất giữa máu và tổ chức xảy ra ở :
A. Mao mạch
B. Tĩnh mạch
C. Động mạch
D. Tiểu động mạch

24
E. Mao mạch phổi
80. Tổng thiết diện lớn nhất ở hệ mạch nào ?
A. Động mạch lớn
B. Tiểu động mạch
C. Tĩnh mạch
D. Tĩnh mạch phổi
E. Mao mạch
81. Nơi chứa tỉ lệ thể tích máu lớn nhất :
A. Động mạch
B. Tĩnh mạch
C. Mao mạch
D. Tiểu động mạch
E. Tâm nhĩ
82. Lưu lượng tim
A. Vòng tuần hoàn hệ thống lớn hơn vòng tuần hoàn phổi
B. Bằng nhau ở hai vòng tuần hoàn
C. Khác biệt nhau ở hai vòng tuần hoàn tuỳ theo hoạt động cơ thể
D. Vòng tuần hoàn phổi lớn hơn tuần hoàn hệ thống
E. Tất cả đều sai
83. Nguyên nhân của mạch động mạch :
A. Tâm thất co giãn
B. Sóng mạch truyền đến trong chu kỳ tim
C. Thay đổi áp suất trong mạch máu
D. Sự co giãn cơ trơn
E. Sức co của tim
84. Khi nghe tim, có thể nghe được các tiếng..............và T3, T4.............. :
A. T1 và T2; chỉ thấy qua tâm động đồ
B. T1, T2, T3 và T4; chỉ nghe được bằng máy
C. T1 và T2; không có
D. T1, T2, T3 và T4; chỉ nghe được ở trẻ em
E. T1 và T2; chỉ phát hiện trên tâm thanh đồ
85. Các chất thụ cảm bản thể tiếp nhận những thay đổi...............và gây................ :
A. Liên quan giao cảm; tăng nhịp tim
B. Liên quan đến cử động; tăng nhịp tim
C. Vận mạch da; tăng huyết áp
D. Tại các mạch máu ngoại biên; tăng hoạt giao cảm
E. Áp lực máu; thay đổi huyết áp
86. Trong đo huyết áp theo phương pháp nghe mạch của Korotkov, những tiếng mạch đập nghe được là do :

25
A. Máu đi qua động mạch cánh tay bị hẹp lại
B. Sự rung động của thành động mạch đàn hồi nằm giữa hai chế độ áp suất bằng nhau ở trong bao và
trong động mạch
C. Do thay đổi áp suất trong động mạch
D. Sự co bóp của tâm thất
E. Câu A và B đúng
87. Máu từ tĩnh mạch về tim nhờ các yếu tố sau, ngoại trừ :
A. Sức co của tim
B. Sức cản mạch máu
C. Áp suất âm trong lồng ngực
D. Sự co giãn cơ vân
E. Hệ thống van trong lòng tĩnh mạch
88. Yếu tố quan trọng điều hoà nội tại hệ động mạch :
A. Áp suất trong lòng mạch
B. Các chất sinh ra từ tế bào nội mạc
C. Thiếu oxy tổ chức
D. Hoạt động giao cảm
E. Tất cả đều sai
89. Phản xạ tim-tim có mục đích :
A. Gây chậm nhịp tim
B. Giảm gánh nặng cho thất trái
C. Điều hoà áp suất tâm thu
D. Giải quyết ứ đọng máu ở nhĩ phải
E. Chống ứ trệ tuần hoàn phổi
90. ANP (ANF : atrial natriuretic peptide hay factor) do ................ bài tiết gây .................. :
A. Thận; tăng huyết áp
B. Tâm nhĩ ; tăng huyết áp
C. Tâm thất phải; tăng thể tích tống máu
D. Não; hạ huyết áp
E. Tâm nhĩ ; hạ huyết áp
91. Áp lực tĩnh mạch trung tâm được đo ở...............và thường bằng............... :
A. Nhĩ trái; 0 mmHg
B. Nhĩ phải; 12 cm H20
C. Tĩnh mạch chủ trên; -2 mmHg
D. Tĩnh mạch dưới đòn; 0 mmHg
E. Nhĩ phải; 0 mmHg
92. Ngoại tâm thu được tạo ra khi kích thích vào :
A. Thời kỳ trơ tuyệt đối

26
B. Thời kỳ siêu bình thường
C. Thời kỳ trơ tương đối
D. Tâm thất thu
E. Câu B và C đúng
93. Hiện tượng gì xảy ra khi nhịp tim nhanh ?
A. Thời gian tâm trương ngắn lại
B. Tim co bóp mạnh hơn
C. Thể tích cuối tâm trương giảm
D. Tăng lưu lượng vành
E. Tất cả đều đúng
94. Sự đóng lỗ bầu dục hoàn toàn xảy ra vào lúc :
A. Ngay sau sinh
B. Tháng đầu tiên sau sinh
C. Tháng thứ 6 sau sinh
D. Sau năm đầu tiên
E. Tất cả đều sai
95. Các yếu tố liên quan đến dòng máu qua tuần hoàn vành là :
A. Nhu cầu oxy cơ tim
B. Gia tăng các chất giãn mạch tại chỗ
C. Vai trò của các tiểu động mạch
D. Hoạt động giao cảm
E. Tất cả đều đúng
96. Lưu lượng mạch vành lúc nghỉ ngơi khoảng.............., chiếm............ lưu lượng tim.
A. 255 ml/phút; 5%
B. 350 ml/phút; 5%
C. 200 ml/phút; 4%
D. 400 ml/phút; 8%
E. 455 ml/phút; 10%
97. Khi vận cơ, nói về sự thích nghi của tuần hoàn vành, yếu tố chủ yếu đảm bảo cho tim hoạt động là :
A. Tăng nhịp tim
B. Tăng lưu lượng vành
C. Tăng lưu lượng tim thoả đáng
D. Tăng hiệu suất sử dụng oxy cơ tim
E. Tăng co bóp
98. Yếu tố quan trọng điều hoà tuần hoàn vành là :
A. Kích thích giao cảm
B. Sự tiêu thụ oxy cơ tim
C. Sự hiện diện các receptor trên mạch vành

27
D. Áp lực động mạch chủ tâm trương
E. Các chất giãn mạch tại chỗ
99. Lưu lượng máu não được duy trì gần như hằng định khoảng............... chiếm.............. lưu lượng tim lúc
nghỉ
A. 750ml/phút; 15%
B. 550 ml/phút; 12%
C. 1200 ml/phút; 18%
D. 750 ml/phút; 12%
E. Tất cả đều sai
100. Trong hệ tuần hoàn, hệ thống van có thể thấy ở :
A. Trong tim
B. Trong tĩnh mạch chi
C. Trong tĩnh mạch não
D. Câu A và B đúng
E. Các câu A,B, C đều đúng
101. Huyết áp động mạch não ............... với tuần hoàn hệ thống và có thể dao động trong khoảng...............
mà không gây thay đổi lưu lượng não :
A. Độc lập; 40-80 mmHg
B. Bằng ; 5-10 mmHg
C. Thấp hơn so; 90 -140 mmHg
D. Thay đổi; 90-150 mmHg
E. Thay đổi; 60-140 mmHg
102. Các tiểu động mạch não giãn, dẫn đến tăng lưu lượng máu não khi :
A. Giảm thông khí, carbonic tăng
B. Tăng thông khí, carbonic tăng giảm
C. pH dịch não tuỷ giảm
D. pH dịch não tuỷ tăng
E. Câu A và C đúng
103. Vai trò của hệ thần kinh thực vật đối với tuần hoàn não :
A. Rất quan trọng mỗi khi huyết áp thay đổi
B. Quan trọng khi huyết áp động mạch trung bình tăng đến 200mmHg
C. Không quan trọng so với yếu tố thể dịch trong mọi trường hợp
D. Quan trọng khi huyết áp động mạch trung bình tăng đến 250mmHg
E. Câu A và B đúng
104. Thành động mạch phổi có khả năng .............hơn động mạch chủ do .............và chứa .............sợi cơ trơn
A. Co thắt; mỏng; nhiều
B. Giãn; mỏng; nhiều
C. Giãn; mỏng; ít
D. Thay đổi khẩu kính; mỏng; nhiều

28
E. Giãn; thành dày; nhiều
105. Máu lên phổi dễ dàng chủ yếu nhờ :
A. Tác động hệ thần kinh thực vật
B. Mao mạch phổi rộng
C. Áp lực thất phải lớn
D. Áp lực động mạch phổi thấp
E. Áp lực âm trong màng phổi
106. Vòng tuần hoàn lớn :
A. Vòng tuần hoàn chức phận
B. Vòng tuần hoàn dinh dưỡng
C. Vai trò chủ yếu vận chuyển máu và các chất
D. Hoạt động với áp lực lớn
E. Tất cả đều đúng
107. Tính hưng phấn của tế bào cơ tim :
A. Giúp tim hoạt động đồng bộ
B. Là tính chất tương tự có ở cơ vân
C. Giúp tim không bị ảnh hưởng bởi kích thích ngoại lai
D. Hoạt động theo quy luật Tất cả hoặc không
E. Tất cả đều đúng
108. Thời kỳ trơ tương đối :
A. 0,05 giây
B. 0,5 giây
C. 0,15 giây
D. 0,3 giây
E. 0,4 giây
109. Thời kỳ siêu bình thường :
A. Cơ tim không đáp ứng với kích thích
B. Chính là thời kỳ trơ tương đối
C. Cơ tim đáp ứng với mọi kích thích dù nhỏ
D. Kéo dài 0,05 giây
E. Hoạt động phụ thuộc vào bơm Na+K+ ATPase
110. Nói về đặc tính sinh lý của động mạch :
A. Tính co thắt đóng vai trò chủ yếu
B. Tính đàn hồi đóng vai trò chủ yếu
C. Hệ thống áp lực cao quyết định
D. Hệ thống áp lực thấp đóng vai trò quyết định
E. Tính đàn hồi chủ yếu ở các động mạch lớn
111. Khi khám bệnh nhân, thường huyết áp tĩnh mạch được xác định sơ bộ bằng cách :

29
A. Sử dụng huyết áp kế thuỷ ngân
B. Sử dụng huyết áp kế nước
C. Đánh giá tính chất của tĩnh mạch cổ
D. Đo áp lực tĩnh mạch cánh tay
E. Ước lượng, nâng cao tay sau đó hạ dần để xem xét tĩnh mạch thay đổi thế nào
112. Sự khuếch tán các chất qua mao mạch nhờ các phương thức :
A. Khuếch tán thụ động
B. Khuếch tán đơn giản
C. Khuếch tán theo lối ẩm bào
D. Khuếch tán qua lỗ lọc
E. Tất cả đều đúng
113. Ion Mg++ tham gia vào giai đoạn nào của điện thế hoạt động cơ tim :
A. Pha bình nguyên khử cực
B. Pha tái cực
C. Pha 4 : điện thế trở lại trạng thái ban đầu
D. Pha khử cực nhanh
E. Tất cả đều sai
114. Điện thế màng khi nghỉ ở tế bào cơ tim do :
A. Sự chênh lệch điện thế giữa Na+ và K+
B. Tính thấm tương đối của màng tế bào với K+ khiến K+ thoát ra ngoài
C. Sự tập trung cao nồng độ K+ trong tế bào
D. Na+ từ từ thâm nhập vào tế bào
E. Hoạt động của Na+K+ATPase
115. Sự khử cực chậm tâm trương :
A. Xảy ra vào pha tái cực D. Đặc trưng cho các tế bào tự động
B. Xảy ra ở pha khử cực nhanh E. Tất cả đều sai
C. Xảy ra ở pha bình nguyên
116. Trong tâm động đồ tâm thất thu kéo dài.............., trong đó thời kỳ tăng áp là...........:
A. 0.3 giây; 0,05 giây D. 0,4 giây; 0,25 giây
B. 0,3giây; 0,25giây E. 0,5 giây; 0,3 giây
C. 0,4 giây; 0,05 giây
117. Tăng nồng độ thyroxin máu làm tim đập nhanh do :
A. Tăng kích thích hệ giao cảm D. Tăng dẫn truyền nhĩ thất
B. Tăng catecholamin E. Giảm hoạt động phó giao cảm
C. Tăng bêta receptor ở tim
118. Do ảnh hưởng của trọng lực, động mạch ở cao hơn tim 1cm thì huyết áp giảm............., thấp hơn tim 1cm
thì huyết áp tăng ..............
A. 0,77mmHg; 0,77mmHg B. 0,5mmHg; 0,5mmHg

30
C. 0,7mmHg; 0,7mmHg E. 7mmHg; 7mmHg
D. 0,57mmHg; 0,57mmHg
119. Trương lực mạch là do :
A. Tín hiệu giao cảm đưa về trung tâm tim mạch
B. Hoạt động hệ giao cảm lên mạch máu
C. Hoạt động của thần kinh vận động ngoại biên
D. Tín hiệu giao cảm từ trung tâm vận mạch
E. Tác dụng tại chỗ của các chất co mạch
120. Các chất gây giãn mạch bao gồm :
A. Bradykinin, lysilbradykinin, histamin
B. Bradykinin, lysilbradykinin, ANP
C. Bradykinin, lysilbradykinin, endothelin
D. Bradykinin, lysilbradykinin, histamin, ion kali, ion magie
E. Bradykinin, lysilbradykinin

31
32

You might also like