Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cấu tạo cơ bản hệ phân tán?

 Pha phân tán và môi trường phân tán.

2. Phân biệt pha phân tán và môi trường phân tán?

 Pha phân tán (gồm tiểu phân và CHĐBM): Nằm bên trong môi trường
phân tán, bị cô lập nên gọi là pha nội (pha gián đoạn),.
Môi trường phân tán: Có tính liên tục, chiếm tỉ lệ lớn hơn pha PT và bao
bọc pha phân tán trong hệ phân tán nên gọi là pha ngoại (pha liên tục).

3. Phân biệt dung dịch và hệ tiểu phân?

 Dung dịch: Hệ đồng thể khi pha phân tán phân bố đồng nhất vào môi
trường phân tán ở mức độ phân tử, nguyên tử hay ion (nhỏ hơn 1nm); dung
dịch chỉ tồn tại 1 pha duy nhất và không có bề mặt phân chia pha.
Hệ tiểu phân: Hệ dị thể khi pha phân tán phân bố vào môi trường phân tán
ở mức độ tiểu phân (lớn hơn 1 nm); hệ tồn tại ít nhất 2 pha và có bề mặt
phân chia pha.

4. Phân biệt tiểu phân và hệ tiểu phân?

 Tiểu phân: Thể tập hợp của các nguyên tử, phân tử hoặc ion được liên kết
với nhau bởi các liên kết hoá lí, phân tán trong môi trường phân tán tạo
thành hệ tiểu phân.
Hệ tiểu phân: Hệ dị thể khi pha phân tán phân bố vào môi trường phân tán
ở mức độ tiểu phân (lớn hơn 1 nm); hệ tồn tại ít nhất 2 pha và có bề mặt
phân chia pha.
5. Phân biệt ion, nguyên tử, phân tử và tiểu phân?

 Ion: Là nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hoặc thu thêm một hay nhiều
điện tử.
Nguyên tử: Là đơn vị cơ sở cấu tạo nên vật chất, rất nhỏ và trung hòa về
điện, bao gồm một hạt nhân mang điện tích dương ở trung tâm và các hạt
electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
Phân tử: Là phần tử nhỏ nhất của một chất, gồm một nhóm các nguyên tử
liên kết với nhau bằng liên kết hóa học và trung hòa về điện
Tiểu phân: Là thể tập hợp của các nguyên tử, phân tử hoặc ion được liên
kết với nhau bởi các liên kết hoá lí, phân tán trong môi trường phân tán tạo
thành hệ tiểu phân.
6. Phân biệt rắn, lỏng, bán rắn, khí và nêu các tính chất cơ bản của từng trạng
thái vật chất và sự chuyển đổi giữa các trạng thái vật chất?
 Rắn: Là trạng thái mà vật chất tồn tại có hình dạng nhất định, thể tích xác
định ở một điều kiện nhiệt độ và áp suất cụ thể. Các phần tử cấu tạo nên vật
chất rắn liên kết chặt chẽ với nhau và dao động quanh một ví trí cân bằng
nào đó.
Lỏng: Là trạng thái mà vật chất tồn tại không có hình dạng nhất định mà
phụ thuộc vào hình dạng vật chứa nó, tuy nhiên nó vẫn có thể tích xác định.
Các phần tử cấu tạo nên vật chất lỏng thường liên kết với nhau (yếu hơn rắn
nhưng mạnh hơn khí) và có thể chuyển động tự do trong khối chất lỏng đó.
Khí: Là trạng thái mà vật chất tồn tại không có hình dạng, thể tích xác định,
chúng luôn chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó. Các phần tử cấu tạo nên vật
chất khí tương tác với nhau rất yếu và chuyển động hỗn loạn trong môi
trường.
Bán rắn (siêu rắn): Là trạng thái mà vật chất tồn tại có cấu trúc tinh thể của
một chất rắn nhưng lại có thể chảy được như chất lỏng với độ nhớt bằng 0.
Sự chuyển đổi giữa các trạng thái vật chất:

+ Rắn nóng chảy thành lỏng, thăng hoa thành khí.

+ Lỏng đông đặc thành rắn, bay hơi thành khí.

+ Khí ngưng tụ thành lỏng, ngưng kết thành rắn.

Tính chất cơ bản:

+ Rắn: Kết tinh: gồm vô định hình và tinh thể kết tinh

+ Lỏng: SCBM, tính nhớt, hiện tượng mao dẫn

+ Khí: Tính nén, sự khuếch tán

7. Phân biệt hệ đồng thể, hệ dị thể và hệ đồng nhất?


 Hệ đồng thể: Hệ có 1 pha duy nhất, trong suốt, thành phần trong hệ tồn tại ở
dạng ion, nguyên tử hoặc phân tử.
Hệ dị thể: Hệ phân tán tồn tại bề mặt phân chia, có ít nhất 2 pha, tính chất
của các pha trong hệ khác nhau và biến đổi qua bề mặt phân chia.
Hệ đồng nhất: Hệ có các tính chất hoá lí giống nhau hoặc khác nhau không
có ý nghĩa ở mọi vị trí trong hệ.
8. Tại sao sữa (chủ yếu chứa lipid) nhưng có khả năng phân tán tốt vào trong
môi trường nước?
 Khi hòa tan sữa vào trong nước sẽ tạo thành hệ dị thể và kém bền, nhưng
nhờ có chất nhũ hóa có khả năng làm giảm SCBM giữa 2 pha dầu - nước
nên các hạt lipid sữa phân tán tốt được vào nước tạo thành hệ bền.
9. Phân biệt: chất điện ly mạnh và chất điện ly yếu?
 Chất điện ly mạnh: là chất phân ly hoàn toàn thành ion trong dung môi
phân cực.
Chất điện ly yếu: là chất phân ly không hoàn toàn trong dung môi phân
cực, một phần vẫn tồn tại ở dạng phân tử.
10. Định nghĩa CHĐBM và vai trò của CHĐBM?
 Chất HĐBM: Là những phân tử lưỡng tính, phân tử cấu tạo gồm hai phần
chính: đầu phân cực thân nước và đuôi không phân cực thân dầu (kị nước).
Khi sắp xếp vào hệ đa pha (ít nhất 2 pha trở lên) thì sắp xếp ở bề mặt phân
chia giữa pha thân dầu và pha thân nước làm giảm SCBM.
Vai trò: giảm SCBM giữa 2 pha khác nhau trong hệ phân tán, tạo lớp áo bảo
vệ tiểu phân và hoạt chất bên trong tiểu phân, giúp bề mặt tiểu phân có tính
thân với MTPT, giảm năng lượng tự do bề mặt => Giúp hệ ổn định.
Ứng dụng: Xà phòng, chất chống tạo bọt trong chưng cất, hòa tan các hoạt
chất khó tan,…
11. Phân biệt chất lưỡng tính và chất lưỡng điện tích?
 Chất lưỡng tính: Là hợp chất vừa có phần thân dầu và phần thân nước
trong cùng một phân tử.
Chất lưỡng điện tích: Là hợp chất vừa có điện tích âm và điện tích dương
trong cùng một phân tử.
12. Mô tả hiện tượng vật lý xảy ra khi cho từ từ chất hoạt động vào trong một
cốc nước đến khi hình thành thể micelle?
 Đầu tiên, chất HĐBM sẽ trải qua quá trình hoà tan trong nước, đến khi đạt
được nồng độ bão hoà thì nó sẽ sắp xếp ở bề mặt phân chia pha giữa 2 pha
nước/khí (đầu thân nước hướng vào trong nước, đuôi thân dầu hướng ra
ngoài không khí). Trong quá trình hoà tan và sắp xếp thì SCBM còn rất cao,
đến khi sắp xếp bão hoà trên bề mặt thì SCBM sẽ giảm đột ngột, sau đó thì
sẽ ổn định và hình thành nên những thể micelle đầu tiên (thời điểm này gọi
là nồng độ micelle tới hạn). Tiếp tục tăng nồng độ cho đến khi nồng độ của
CHĐBM đưa vào trong MT phải lớn hơn gấp 10 – 100 lần so với nồng độ
CHĐBM tại thời điểm đạt được nồng độ micelle tới hạn thì sẽ hình thành
nên thể micelle (có thể hoà tan được các dược chất khó tan).
13. Mô tả hiện tượng vật lý xảy ra khi cho từ từ chất hoạt động vào trong một
cốc dầu đến khi hình thành thể micelle?
 Đầu tiên, chất HĐBM sẽ trải qua quá trình hoà tan trong dầu, đến khi nó đạt
được nồng độ bão hoà thì nó sẽ sắp xếp ở bề mặt phân chia pha giữa 2 pha
nước/khí (đầu thân dầu hướng vào trong dầu, còn đuôi thân nước hướng ra
ngoài không khí). Trong quá trình hoà tan và sắp xếp thì SCBM vẫn còn rất
cao, đến khi nó sắp xếp bão hoà trên bề mặt thì SCBM sẽ giảm đột ngột, sau
đó thì sẽ ổn định và hình thành nên những thể micelle đầu tiên thì gọi là
nồng độ micelle tới hạn. Tiếp tục tăng nồng độ cho đến khi nồng độ của
CHĐBM đưa vào trong MT phải lớn hơn gấp 10 – 100 lần so với nồng độ
CHĐBM tại thời điểm đạt được nồng độ micelle tới hạn thì sẽ hình thành
nên các thể micelle (có thể hoà tan được các dược chất khó tan).
14. CHĐBM thường phân bố ở đâu trong hệ tiểu phân? Vai trò CHĐBM
mang điện tích và không mang điện tích giúp ổn định hệ tiểu phân như thế
nào?
 CHĐBM thường phân bố ở bề mặt phân chia giữa 2 pha (thân dầu và thân
H2O).
CHĐBM mang điện tích: Làm cho bề mặt mang điện tích. Mà các tiểu
phân luôn luôn chuyển động nên các tiểu phân cùng dấu có cơ hội gặp và
đẩy nhau ra làm không xuất hiện các hiện tượng kết tinh, kết tủa nên hệ sẽ
ổn định nhờ cơ chế tương tác đẩy tĩnh điện học.
CHĐBM không mang điện tích: Bao phủ trên bề mặt của tiểu phân, làm
cho các tiểu phân này không thể sát nhập lại với nhau do có sự cản trở không
gian bề mặt nên hệ sẽ ổn định nhờ cơ chế cản trở không gian bề mặt.
15. Thành phần tạo nên hệ phân tán (pha phân tán, MTPT và chất ổn định)
có bản chất tương thích sinh học hoặc phân huỷ sinh học, phân biệt tương
thích sinh học và phân huỷ sinh học?
 Tương thích sinh học: Khi vật liệu sinh học được đưa vào cơ thể thì không
gây ra các tác dụng phụ có hại, không gây độc tính và an toàn với cơ thể.
Phân huỷ sinh học: Khi vật liệu sinh học đưa vào cơ thể thì chúng có thể
phân huỷ thành các thành phần khác nhưng các thành phần đó không gây ra
các tác dụng phụ, không gây độc tính và an toàn với cơ thể.
16. Phospholipids thường tìm thấy ở đâu trong tự nhiên? Tại sao trong cơ thể
phospholipid sắp xếp dạng lớp màng lipid kép?
 Phospholipid thường tìm thấy ở màng tế bào, lòng đỏ trứng, dầu đậu
nành,…
Trong cơ thể, phospholipid sắp xếp dạng lớp màng lipid kép là do trong tế
bào chất và môi trường ngoại bào của cơ thể đều là môi trường nước, nên
các phần thân nước sẽ hướng ra môi trường nước, các phần thân dầu sẽ
hướng vào nhau tạo thành lớp màng lipid kép.
17. Trình bày cách sắp xếp của CHĐBM giữa các bề mặt phân cách khí –
lỏng, lỏng – lỏng và lỏng – rắn?
 Bề mặt phân cách khí – lỏng: Nếu MT lỏng là thân nước thì đầu thân nước
sẽ hướng vào MT thân nước, đuôi thân dầu sẽ hướng ra ngoài không khí.
Nếu MT lỏng là thân dầu thì đầu thân dầu sẽ hướng vào MT thân dầu, đuôi
thân nước sẽ hướng ra ngoài không khí.
Bề mặt phân cách lỏng – lỏng: Nếu là nhũ tương (D/N), phần đầu thân
nước sẽ hướng ra MT nước, đuôi thân dầu sẽ hướng vào môi trường dầu.
Nếu là nhũ tương (N/D), phần đầu thân nước sẽ hướng vào MT nước, đuôi
thân dầu sẽ hướng ra môi trường dầu.
Bề mặt phân cách lỏng – rắn: Nếu MT lỏng là thân nước, phần đầu thân
nước sẽ hướng ra MT thân nước, phần đuôi thân dàu sẽ hướng về phía bề
mặt phân cách. Nếu MT lỏng là thân dầu, phần đầu thân nước sẽ hướng về
phía bề mặt phân cách MT, phần đuôi thân dầu sẽ hướng ra MT thân dầu.
18. Phân biệt nhũ tương và hỗn dịch?
 Nhũ tương: Hệ dị thể chứa các tiểu phân lỏng (tương đối tròn đều) phân tán
trong môi trường chất lỏng khác không đồng tan (không hoà tan, hỗn hoà
vào nhau), chứa ít nhất là 2 pha và thường được ổn định bởi chất nhũ hoá.

Hỗn dịch: Hệ dị thể gồm các tiêu phân rắn (nhiều hình dạng khác nhau:
hình kim, hình đa giác,…) phân tán trong môi trường lỏng (dẫn chất) và
thường được ổn định bởi chất gây thấm.

19. Hiện tượng bề mặt nào xảy ra trong hỗn dịch và nhũ tương?
 Hỗn dịch: Tính thấm ướt trên bề mặt rắn.
Nhũ tương: SCBM.
20. Môi trường phân tán thường sử dụng trong ngành dược thân nước hay
thân dầu?
 MT thân nước.
21. Kể tên các môi trường thân nước và môi trường thân dầu sử dụng trong
ngành dược?
 MT thân nước: nước, ethanol, polyol.
MT thân dầu: dầu oliu, dầu lạc, dầu mù u, cloroform,…
22. Thành phần có khả năng tạo nên pha phân tán?
 Ion, nguyên tử, phân tử hay tiểu phân và COD (CHĐBM).
23. Hệ tiểu phân thường là hệ đa phân tán hay đơn phân tán?
 Hệ đa phân tán vì kích thước của các hạt phân tán thường không đồng đều
và khác nhau.
24. Khi pha loãng hệ tiểu phân trong môi trường nước hoặc môi trường dầu,
hiện tượng vật lý xảy ra như thế nào?
 Trong nước: Nếu HTP là nhũ tương (D/N) thì sẽ dễ dàng phân tán vào MT
nước. Còn nếu là nhũ tương (N/D) thì sẽ tách lớp.
Trong dầu: Nếu HTP là nhũ tương (N/D) thì sẽ dễ dàng phân tán vào MT
nước. Còn nếu là nhũ tương (D/N) thì sẽ tách lớp.
25. Bản chất dẫn điện của hệ tiểu phân phụ thuộc vào môi trường phân tán
hay pha phân tán?
 Phụ thuộc vào MTPT.
26. Định nghĩa micelle, micelle đảo và liposome?

 Micelle: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (CHĐBM) khi phân tán trong
MT nước, phần thân dầu chụm lại thành lõi thân dầu (không có dầu trong
lõi), phần thân nước hướng ra MT nước giúp micell tan tốt trong nước.
Micelle đảo: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (CHĐBM) khi phân tán
trong MT dầu, phần thân nước chụm lại thành lõi thân nước (không có nước
trong lõi), phần thân dầu hướng ra MT dầu giúp micell đảo tan tốt trong dầu.
Liposome: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (thường gặp là phospholipid)
khi phân tán vào MT lỏng (thân nước) hoặc khí ở dạng bột đông khô thì hình
thành nên các HTP dạng túi, cấu tạo bởi một hoặc nhiều lớp màng lipid kép
bao quanh một lõi thân nước. Kích thước thường gặp từ 20 nm đến hàng μm.
27. Trình bày các ứng dụng của từng hệ tiểu phân dựa theo phân loại cấu trúc
trong ngành dược?
 Micell: Cải thiện tính tan của các hợp chất khó tan trong MT nước (các MT
dịch thể bên trong cơ thể).
Micell đảo: Giúp dễ dàng phân tán các thành phần thân nước vào môt
trường dầu và tạo nên lõi thân nước giúp bảo vệ cho những thành phần thân
nước (như axit amin, vitamin,…) nhưng nhạy với nước làm tăng độ ổn định
của các thành phần đó.
Liposome: vừa có phần thân dầu, vừa có phần thân nước nên được sử dụng
làm giá mang của các hoạt chất điều trị ung thư, chuẩn đoán y học và điều
trị, giúp hướng đến các đích sinh học (như mô bệnh, tế bào bệnh, hoặc bào
quan bên trong tế bào bệnh),…
28. Phân biệt vi nhũ tương và nhũ tương?
 Nhũ tương: Hệ phân tán dị thể có kích thước khoảng 0,1-100 μm ,phân tán
ánh sáng, SCBM cao, độ bền kém, dễ bị phân lớp.
Vi nhũ tương: Hệ phân tán vi dị thể có kích thước khoảng 10-100 nm, ánh
sáng truyền thẳng, SCBM thấp, độ bền cao và ổn định hơn, có thể để lâu mà
không bị phân lớp, có chất đồng điện hoạt.
29. Phân biệt liposome và phytosome?
 Phytosome: Hoạt chất được đính sẵn ở ngoài. Hình thành bên trong cơ thể,
khi vào trong MT dịch insity (MT dạ dày, MT dịch dạ dày, MT dịch ruột).
Liposome: Hoạt chất có thể đính vào trong quá trình tạo liposome hoặc sau
khi tạo liposome. Hình thành trước khi được đưa vào trong cơ thể. Hoạt chất
thường nằm ở lớp màng lipid kép nếu nó thân dầu hoặc ở vị trí lõi thân nước
nếu nó thân nước.
30. Dựa vào công thức bào chế các hệ tiểu phân, anh/chị hãy dự đoán cấu trúc
cơ bản của tiểu phân, cơ chế ổn định hệ tiểu phân và nêu thành phần pha
phân tán, môi trường phân tán?
 Tween 80: 2g. Nước cất vđ 100 g.
 Lipoid S100: 2g. Dầu vđ 100g.
 Phospholipid: 6g, cholesterol 0,6 g, Tween 80: 1g, Nước cất vđ 100
g.
 Bơ ca cao: 10 g. Dầu thực vật: 10 g, Creamophor RH 40: 2 g,
Span 60: 1 g, Nước cất vđ 100 g.
 Xà phòng natri: 2 g, dầu thực vật: 10 g, Nước cất vđ 100 g.
 Tween + H2O: Micell. Cơ chế: Cản trở không gian bề mặt. Pha PT: Tween
80; MTPT: nước cất.
Lipoid + Dầu: Micell đảo. Cơ chế: Cản trở không gian bề mặt. Pha PT:
Lipoid. MTPT: Dầu.
Phospholipid, cholesterol, Tween + H2O: Liposome. Cơ chế: Cản trở
không gian bề mặt. Pha PT: Tất cả trừ nước cất. MTPT: Nước cất.
Bơ cacao, dầu TV, Creamophor, Span+ H2O: Tiểu phân lipid (do bơ và
dầu thực vật chiếm 20%). Cơ chế: Cản trở không gian bề mặt. Pha PT: Tất
cả trừ nước cất. MTPT: Nước cất.
Xà phòng Natri, dầu TV+ H2O: Nhũ tương (D/N). Cơ chế: Tương tác đây
tĩnh điện học. Pha PT: Tất cả trừ nước cất. MTPT: Nước cất.
31. Phân biệt ENTROPY (S, ∆𝐒) – ENTHALPY (H, ∆𝐇) – NĂNG LƯỢNG
TỰ DO (G, ∆𝐆)?
 ENTROPY: Chỉ mức độ hỗn loạn của vật chất trong 1 hệ (Khí > Lỏng >
Rắn).
ENTHALPY: Hiệu ứng nhiệt của 1 quá trình.
Năng lượng tự do bề mặt: Là năng lượng vốn có của hệ, khi cần thì nó
được dùng để thực hiện công trong một điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất
định.
32. Phân biệt hoà tan, phân tán và kết tập?
 Hoà tan: Là quá trình chia nhỏ các tiểu phân đến khi hình thành nên những
nguyên tử, phân tử, ion phân tán trong MTPT tạo thành dung dịch.
Phân tán: Là quá trình chia nhỏ các tiểu phân kích thước lớn thành những
tiểu phân kích thước nhỏ hơn trong MTPT tạo thành hệ tiểu phân (HTP).
Kết tập: Là quá trình tạo nên các tiểu phân kích thước lớn hơn từ các thành
phần kích thước nhỏ hơn như phân tử, ion, nguyên tử hoặc tiểu phân kích
thước nhỏ trong MTPT tạo thành HTP.
33. Phân biệt hai quá trình kết tập “kết tinh (crystallization)” và “kết tủa
(precipitation)”?

 Kết tinh: Là một hiện tượng vật lý, tạo nên các tiểu phân nhờ sự thay đổi
các điều kiện vật lý như: thay đổi MTPT, nhiệt độ hay pH của MT.
Kết tủa: Là một hiện tượng hóa học, tạo nên các tiểu phân từ các phản ứng
hoá học.
34. Phân biệt bão hoà và hỗn hoà?
 Bão hoà: Là khả năng hoà tan tối đa của 1 thành phần vào trong 1 MT ở 1
điều kiện xác định.
Hỗn hoà: Là 2 hoặc nhiều thành phần có thể hoà tan vào nhau với bất kì tỉ lệ
nào.
35. Phân biệt sự hoà tan (solubilisation) và độ hoà tan (dissolution)?
 Sự hoà tan: Quá trình chia nhỏ các tiểu phân đến khi hình thành nên những
nguyên tử, phân tử, ion phân tán trong MTPT tạo thành dung dịch.
Độ hoà tan: Dùng để đánh giá động học quá trình hoà tan. Là lượng chất tan
đã hoà tan vào MT hoà tan tại một thời điểm trong điều kiện xác định.
36. Định nghĩa “khuếch tán” trong chuyển động học?
 Khuếch tán: Sự di chuyển của vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp.
37. Trình bày nguyên tắc cơ bản của từng phương pháp đồng nhất hoá và
giảm kích thước tiểu phân?
 Nghiền tán trong cối chày: Sử dụng cối chày để tạo nên các nhũ tương, hỗn
dịch trong PTN với kích thước các TP khá thô.
Khuấy tốc độ cao (Rotor – Stator): Khi đưa các nguyên liệu vào thì trục
Rotor sẽ quay với tốc độ lớn, làm nghiền nhỏ các TP, giảm kích thước đến
hàng μm và nm.
Nghiền bi: Là kỹ thuật nghiền nhỏ các TP khi cho bi quay trong thùng quay
kín với tốc độ cao, bi sẽ ma sát, va chạm vào thành thùng và rơi đập lên
nhau giúp giảm kích thước TP đến hàng nm.
Đùn ép: Là kỹ thuật giảm kích thước và đồng nhất hoá kích cỡ TP khi cho
hệ PT thô đi qua 1 hoặc nhiều lớp màng polycarbonat (với kích thước lỗ lọc
giảm dần) theo kiểu lọc tuyến tính dưới 1 lực nén ép.
Đồng nhất hoá dưới áp suất cao (HPH): Là kỹ thuật giảm kích thước và
đồng nhất hoá kích cỡ TP khi cho 1 hệ PT thô đi qua buồng tạo áp (thường
là áp suất 500 – 1500 barr) thì các TP sẽ trương nở và trong quá trình chuyển
động hỗn loạn, chúng sẽ va chạm với nhau và va chạm với thành của buồng
tương tác làm vỡ các TP, giúp chúng đạt kích thước nhỏ và đồng nhất.
Siêu âm: Dùng các bể siêu âm và đầu dò siêu âm với tần số lớn hơn 20 kHz
làm giảm, đánh vỡ các TP kích thước lớn tạo nên các TP kích thước nhỏ.
Hồ quang điện: Dùng 2 thanh kim loại cùng bản chất làm 2 điện cực, khi
chập lại với nhau sẽ tạo nên hồ quang điện. Sau đó, đưa 2 thanh kim loại vào
trong 1 bầu không khí lạnh thì kim loại sẽ nóng chảy hoặc thăng hoa và
ngưng tụ tạo nên các TP kim loại ở kích thước 1 – 1000 nm.
Pepti hoá: Sử dụng các tác nhân pepti hoá để khiến các kết tủa có kích
thước lớn hơn lỗ lọc của giấy lọc bị phân rã ra tạo nên các TP có kích thước
nhỏ hơn lỗ lọc và đi qua được giấy lọc.
38. Phân biệt tỷ trọng và khối lượng riêng?
 Tỷ trọng: Là tỷ lệ giữa khối lượng riêng của một chất với khối lượng riêng
của chất đối chiếu (thường là nước). Tỷ trọng không có đơn vị.
Khối lượng riêng: Là tỷ lệ giữa khối lượng của một chất với thể tích của
chất đó ở một điều kiện nhiệt độ xác định. Đơn vị của khối lượng riêng
thường là g/cm3.
39. Trình bày nguyên tắc cơ bản của từng phương pháp tinh chế hệ tiêu
phân?

 Thẩm tích: Sử dụng túi thẩm tích có dạng màng chọn lọc có kích thước lỗ
màng nhỏ hơn kích thước TP, khi cho HTP vào thì các thành phần nhỏ hơn
kích thước lỗ màng: chất điện giải, ion, phân tử tự do đi ra ngoài qua lỗ
màng. Các TP kích thước lớn thì bị giữ lại.
Siêu lọc: Dùng màng siêu lọc với áp lực của máy nén khí để lọc dung dịch
keo, các phân tử nhỏ và ion sẽ đi qua màng lọc ra ngoài, các TP keo được
giữ lại trên lọc.
Sắc ký loại trừ: Khi cho vào MT nước, thì các thành phần thân nước ở pha
tĩnh sẽ tạo ra dạng gel có nhiều lỗ xốp. Các thành phần có kích thước lớn sẽ
không chui sâu được vào lỗ xốp nên dễ bị rửa giải và tách ra khỏi cột khi
cho nước cất đi qua. Các thành phần có kích thước nhỏ thì sẽ chui sâu vào
nên sẽ rửa giải chậm hơn. Do đó, sẽ tách được các TP lớn với kích thước
mong muốn.
Siêu ly tâm: Sử dụng máy siêu ly tâm để tách các thành phần có tỉ trọng
khác nhau (các thành phần có tỉ trọng nặng hơn pha PT thì chìm xuống, tỉ
trọng nhẹ hơn thì nổi lên), từ đó loại được các thành phần như dược chất tự
do còn sót lại và sẽ tinh chế được HTP.
40. Phân biệt siêu lọc, siêu ly tâm và siêu âm?
 Siêu lọc: Phương pháp tinh chế HTP. Dùng màng siêu lọc với áp lực cao để
lọc dung dịch keo, các phân tử nhỏ và ion sẽ đi qua màng lọc ra ngoài, các
TP keo được giữ lại trên lọc.
Siêu ly tâm: Phương pháp tinh chế HTP. Sử dụng máy siêu ly tâm để tách
các thành phần có tỉ trọng khác nhau, từ đó loại được các phân tử tự do, tạp
chất thu được HTP tinh khiết.
Siêu âm: Phương pháp điều chế HTP. Sử dụng lực phân tán siêu âm để làm
giảm kích thước và đồng nhất hoá kích cỡ TP.
41. Định nghĩa “màng bán thấm” và “màng chọn lọc”?
 Màng bán thấm: Màng có những lỗ nhỏ cho phép những phân tử có kích
thước phù hợp đi qua theo cơ chế khuếch tán theo gradient nồng độ.
Màng chọn lọc: Màng mỏng có khả năng chọn lọc các thành phần được
phép đi qua.
42. Phân biệt in vitro, in vivo, ex-vivo, in situ, in silica?
 In vitro: Các thử nghiệm trong ống nghiệm.
In vivo: Các thử nghiệm trên cơ thể sống.
Ex-vivo: Thử nghiệm trên những bộ phận, cơ quan được lấy ra khỏi cơ thể
sống của sinh vật nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sống của cơ quan đó.
In situ: Nghiên cứu thí nghiệm sự vật hiện tượng tại nơi mà nó diễn ra.
In silica: Sử dụng máy tính để sàng lọc các thí nghiệm.
43. Yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định in vitro và in vivo?
 IN VITRO: Nhiệt độ, độ ẩm, oxy / không khí, ánh sáng.
IN VIVO: Môi trường, pH, Enzyme, cấu trúc đại phân tử.
44. Tìm từ tiếng Anh của các từ viết tắt TEM, SEM, DSC, TGA/DSC, IR,
XRD?
 TEM: Transmission Electron Microscope - Kính hiển vi điện tử truyền
qua.
SEM: Scanning Electron Microscope - Kính hiển vi điện tử quét.
DSC: Differential Scanning Calorimetry - Quét nhiệt vi phân/vi sai.
TGA: Thermogravimetric Analysis - Phân tích nhiệt trọng lượng.
TGA/DSC - Phân tích nhiệt độ đồng thời.
IR: Infrared Ray - Phổ hồng ngoại.
XRD: X-Ray Diffraction - Nhiễu xạ tia X.

45. Phân biệt nhiễu xạ tia laser và khuếch tán ánh sáng?
 Đo kích thước hạt dựa trên sự khuếch tán ánh sáng: KT: 3nm-3μm, đo
những dao động tạm thời của cường độ giao thoa theo một hướng cố định,
những dao động này là kết quả của chuyển động Brown của các tiểu phân
trong môi trường phân tán, kĩ thuật này chính xác, dễ thực hiện và nhanh
chóng.
Đo kích thước hạt bằng nhiễu xạ tia laser: KT: 40 nm-2 mm, nguyên tắc
cơ bản là nhiễu xạ và khuếch tán của một chùm sáng dựa theo định luật xấp
xỉ Fraunhofer đối với các tiểu phân có đường kính lớn hơn độ dài bước sóng
của chùm tia laser và dựa trên lý thuyết Mie đối với tiểu phân có đường kính
tương đương độ dài sóng của chùm tia laser sử dụng.
46. Trình bày kích thước trung bình, dãy phân bố kích cỡ và chỉ số đa phân
tán?
 Kích thước trung bình của tiểu phân: Tính theo số lượng và diện tích/ thể
tích của các tiểu phân phân tán trong môi trường, dựa trên phân bố tích luỹ.
Phân bố kích cỡ hạt biểu thị tỉ lệ hạt theo đường kính tiểu phân trong mẫu
khảo sát. Có 3 kiểu phân bố: rời rạc, liên tục, tích lũy.
Dãy phân bố kích cỡ: Có một đỉnh duy nhất (nếu hệ TP đồng nhất) hoặc
nhiều đỉnh (nếu hệ không đồng nhất).
Chỉ số đa phân tán (Polydispersity index, PI): Thể hiện tính đồng nhất,
chỉ số này càng cao thì mức độ đồng nhất của mẫu càng thấp.
47. Trình bày ngưỡng keo tụ?
 Là nồng độ tối thiểu của chất điện ly cần có trong hệ keo để hiện tượng keo
tụ bắt đầu xuất hiện; ngưỡng càng thấp thì khả năng gây keo tụ càng lớn.
48. Trình bày ứng dụng của hệ tiểu phân trong ngành dược?
 Phát triển các dạng bào chế: lỏng, rắn, bán rắn, khí dung.
Cải thiện các hạn chế của dược chất: tính tan, độ ổn định, tính thấm, độc
tính, tính hướng đích, tính kháng thuốc.
49. Phân biệt cấu trúc và trình bày ứng dụng các hệ phân tán trong ngành
dược: Micelle, Micelle đảo, nhũ tương (D/N), nhũ tương (N/D), keo, hỗn dịch
và liposome?
 Micelle: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (CHĐBM) khi phân tán trong
MT nước, phần thân dầu chụm lại thành lõi thân dầu (không có dầu trong
lõi), phần thân nước hướng ra MT nước giúp micell tan tốt trong nước. Ứng
dụng: Cải thiện tính tan của các hợp chất khó tan trong MT nước (các MT
dịch thể bên trong cơ thể).
Micelle đảo: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (CHĐBM) khi phân tán
trong MT dầu, phần thân nước chụm lại thành lõi thân nước (không có nước
trong lõi), phần thân dầu hướng ra MT dầu giúp micell đảo tan tốt trong dầu.
Ứng dụng: Giúp phân tán các thành phần thân nước vào môt trường dầu dễ
dàng và tạo nên lõi thân nước giúp bảo vệ cho những thành phần thân nước
(như axit amin, vitamin,…) nhưng nhạy với nước, làm tăng độ ổn định của
các thành phần đó.
Nhũ tương (D/N): Hệ dị thể chứa các giọt tiểu phân dầu (tương đối tròn
đều) phân tán trong môi trường chất nước, phần thân nước của CHĐBM
hướng ra MT nước, phần thân dầu hướng vào trong lõi thân dầu (có dầu
trong lõi), được ổn định bởi chất nhũ hoá hoà tan trong nước. Có khả năng
dẫn điện (do MTPT là nước). Ứng dụng: Dùng làm nhũ tương đường uống,
làm cho thuốc dễ uống khi dược chất là dầu, dùng làm thuốc tiêm cho mọi
đường tiêm,…
Nhũ tương (N/D): Hệ dị thể chứa các giọt tiểu phân nước (tương đối tròn
đều) phân tán trong môi trường dầu, phần thân dầu của CHĐBM hướng ra
MT dầu, phần thân nước hướng vào trong lõi thân nước (có nước trong lõi),
được ổn định bởi chất nhũ hoá hoà tan trong dầu. Không có khả năng dẫn
điện (do MTPT là dầu). Ứng dụng: Dùng tiêm bắp hoặc dưới da để cho tác
dụng kéo dài, sử dụng cho các thuốc dùng ngoài da.
Keo: Hệ phân tán gồm các tiểu phân có kích thước từ 1 nm đến 1 μm phân
bố đồng nhất trong MTPT lỏng (FDA). Ứng dụng: Dùng làm thuốc mỡ bôi
lên da, làm thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài,…

Hỗn dịch: Hệ dị thể gồm các tiểu phân rắn (nhiều hình dạng khác nhau: đa
giác, hình kim, lăng trụ,…) phân tán trong môi trường lỏng (dẫn chất) và
thường được ổn định bởi chất gây thấm. Ứng dụng: Hỗn dịch dùng uống,
hỗn dịch dùng ngoài, hỗn dịch dùng đường tiêm, hỗn dịch loãng,…

Liposome: Thể tập hợp các phân tử lưỡng tính (thường gặp là phospholipid)
khi phân tán vào MT lỏng (thân nước) hoặc khí ở dạng bột đông khô thì hình
thành nên các HTP dạng túi, cấu tạo bởi một hoặc nhiều lớp màng lipid kép
bao quanh một lõi thân nước. Ứng dụng: Làm giá mang của các hoạt chất
điều trị ung thư, chuẩn đoán y học và điều trị, giúp hướng đến các đích sinh
học, trong đa đề kháng,…
50. Khái niệm về hiện tượng đa hình? Kỹ thuật phân tích hiện tượng đa hình
của vật chất rắn?
 Hiện tượng đa hình: Là các dạng tinh thể kết tinh khác nhau của cùng một
công thức hóa học.
Kĩ thuật phân tích hiện tượng đa hình của vật chất rắn: Quét nhiệt vi
phân (DSC) và nhiễu xạ tia X (XRD).
51. Nồng độ micelle tới hạn?
 Nồng độ micelle tới hạn: Là nồng độ tối thiểu của chất HĐBM mà ở đó bắt
đầu có sự hình thành các micelle đầu tiên và SCBM được ổn định.
52. Trình bày các thuật cơ bản điều chế liposome?
 Đầu tiên, các phospholipid sẽ được hoà tan trong dung môi tạo thành dung
dịch lipid. Sau đó, bốc hơi để hình thành nên màng mỏng lipid, sau đó
hydrat hoá trở lại để tạo nên các TP liposome dạng nhiều lớp màng lipid
kép.

 Liposome: Giữa lớp màng lipid kép là phần thân dầu. Nếu có hai hoặc
nhiều lớp màng lipid kép thì giữa các lớp màng lipid kép là phần thân
nước.

You might also like