Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 83

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Phục Hưng Holdings

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THI CÔNG


Phần hoàn thiện

Phuchung.com.vn Hà Nội - 2018


SỔ TAY HƯỚNG DẪN THI CÔNG
Phần hoàn thiện

CÔNG TY CP XÂY DỰNG PHỤC HƯNG HOLDINGS


MỤC LỤC: Trang

I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ………………………………………….6


II. XÂY TƯỜNG……………………………………………………11
III. TRÁT TRONG…………………………………………………..26
IV. CHỐNG THẤM……………………………………………........38
V. CÁN NỀN………………………………...................................44
VI. ỐP LÁT…………………………………...................................51
VII. TRẦN THẠCH CAO…………………………………………….65
VIII. SƠN BẢ……………………………………………………….....75

3
TRÌNH TỰ TỔ CHỨC THI CÔNG TRỤC ĐỨNG

Tầng n: thi công đổ bêtông

Tầng n-2: nâng vận thăng (Ts)


Tầng n-3: defects và dọn vệ sinh (thời gian kết
thúc (n-4)+6 ngày)
Tầng n-4: thi công M&E trục đứng, trần (Ts)
Tầng n-5: thi công xây tường (Ts)

Tầng n-7: thi công hệ thống M&E âm tường

Tầng n-9: thi công trát tường + trần Tiến độ thi


công bằng
thời gian
Tầng n-11: thi công chống thấm thi công
một tầng
Tầng n-12: trát ngoài thô đối
với mỗi
Tầng n-13: thi công cán nền + ốp lát công tác
Ghi chú: Ts là thời gian bắt đầu sớm

4
QUY TRÌNH THI CÔNG HOÀN THIỆN

5
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

6
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Dưới đây là một số lưu ý người kĩ sư cần nắm được trước khi tiến hành vào các công tác
cụ thể:
1. Công tác chuẩn bị hồ sơ, mặt bằng:
- Nghiên cứu bản vẽ thiết kế và khảo sát mặt bằng thực tế thi công: Kiểm tra mốc, tim
trục, cos (có biên bản bàn giao cos tại hiện trường);
- Lập bản vẽ shop drawings;

- Tổ chức mặt bằng thi công:


+ Khu vực vận thăng
+ Khu vực đặt máy trộn vữa
+ Kho chứa vật liệu vật tư, thiết bị
+ Bãi chứa vật liệu (chú ý đối với bãi cát ngoài nhà phải có mái che xây quây)
+ Khu nghỉ ngơi của công nhân
7
2. Chuẩn bị công cụ, dụng cụ và thiết bị máy móc:
– Lập bảng danh mục máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ công tác thi công: (giàn giáo,
máy trộn vữa, máng trộn vữa, xẻng, xô, dao xây, bay, bàn xoa,…)
– Thiết bị phục vụ: Bồn chứa nước, máy thủy bình Laser, bật mực …
– Dụng cụ kiểm tra: thước nivo, thước nhôm, quả dọi, thước ke góc, thước kéo 5m…
– Dụng cụ vận chuyển : xe rùa, xe forklift.

Một số dụng cụ cơ bản công tác hoàn thiện Thùng chứa nước phục vụ công tác thi công

8
3. Công tác chuẩn bị về vật liệu:
3.1. Trình mẫu vật tư và kiểm tra nguồn cung cấp vật liệu:
– Bộ phận vật tư nghiên cứu kỹ bảng yêu cầu về chất lượng, chủng loại và quy cách vật tư
trong bảng danh mục các vật liệu trong hợp đồng.
– Tìm hiểu, liên hệ nhà cung cấp để chọn vật tư phù hợp. BCH công trường tổ chức mời
các bên đi kiểm tra nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh và lấy mẫu vật tư.
– BCH trình mẫu vật tư lên TVGS, Chủ đầu tư phê duyệt mẫu.
3.2. Lập bảng định mức và kế hoạch nhập từng loại vật liệu:
̶ BCH công trường dựa vào tiến độ thi công thực tế để lập kế hoạch tính lượng vật tư cần
nhập, gửi yêu cầu vật tư về phòng vật tư để theo dõi và cung cấp cho công trường.
3.3. Kiểm tra và nghiệm thu vật tư trước khi đưa vào thi công:
Gạch xây, gạch đá ốp lát, cát, xi măng, sơn, bột bả, khung xương, tấm thạch cao, cửa nhựa,
sàn cửa gỗ, kính…
̶ Vật tư, vật liệu ngay khi đưa vào công trường phải tiến hành kiểm tra nguồn gốc xuất xứ
và chất lượng, có chứng chỉ CO, CQ đầy đủ rõ ràng theo đúng mẫu đệ trình đã được phê
duyệt.
̶ Lập biên bản lấy mẫu, lấy mẫu theo đúng quy định, gửi mẫu đi thí nghiệm vật liệu đầu
vào tại phòng Las được CĐT phê duyệt.
̶ Lập biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào ngay khi có kết quả thí nghiệm.
3.4. Kiểm tra cấp phối vữa theo thiết kế:
̶ BCH công trường liên hệ phòng sản xuất làm mẫu thiết kế cấp phối vữa cho từng mác
vữa phục vụ thi công. Trình CĐT phê duyệt cấp phối vữa.
̶ Dán bảng cấp phối vữa tại máy trộn vữa để dễ theo dõi và quản lý cấp phối
9
4. Chuẩn bị và kiểm tra công tác an toàn trước khi thi công:
– Trước khi thi công Ban chỉ huy công trường kiểm tra mặt bằng hiện trạng đảm bảo đủ
điều kiện thi công;
– Lập biện pháp đảm bảo công tác An toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống
cháy nổ;
– Tổ chức huấn luyện và cấp phát bảo hộ lao động.

Mặt bằng thô được vệ sinh sạch sẽ, defects và lắp đặt lưới an toàn đầy đủ để chuẩn bị cho
tiến hành thi công các công tác hoàn thiện.
10
II. XÂY TƯỜNG

11
CHUẨN BỊ BẬT MỰC XÂY ĐỊNH VỊ THẢ DỌI (LÈO)
Kiểm
MẶT BẲNG TRẮC ĐẠC CHÂN TƯỜNG THEO PHƯƠNG tra
THẲNG ĐỨNG

XÂY TƯỜNG
XÂY TƯỜNG ĐÀ, LANH TÔ, ĐỢT 1 KHOAN RÂU THÉP
ĐỢT 2 CỘT PHỤ (Khống chế chiều
cao)

Kiểm Kiểm
tra tra

VỆ SINH, TƯỚI NƯỚC SỬA LỖI KĨ NGHIỆM


BẢO DƯỠNG THUẬT (DEFECT) THU

Quy trình xây tường (QT HT – 01)

12
Bước 1: Bật mực trắc đạc

Mực
cửa

Mực
tường

1.1. Bật mực định vị tường (chân cơ), cửa đi, cột kẹp, lỗ chờ, lỗ mở theo bản vẽ shop drawings.
Lưu ý: có thể tiến hành bật mực độ dày tường sau hoàn thiện (bao gồm độ dày tường và lớp
vữa trát).

13
Bước 1: Bật mực trắc đạc

Đường mực trần

1.2. Bật mực trần nhà trước khi xây 1.3. Kiểm tra mực trắc đạc trước khi xây

14
Bước 2: Khoan cấy râu thép

Mốc định vị

Râu thép

2.1. Đánh dấu mốc định vị → Khoan tạo lỗ → Bơm lỗ khoan bằng Sika (vật liệu tương đương)
rồi tiến hành cấy thép. Một số yêu cầu khi khoan cấy thép:
- Khoan cấy sắt râu tường D6 hoặc D8 (L400 - L500mm)
- Khoảng cách các râu thép (theo quy định của thiết kế, tùy thuộc vào chiều dày tường)

15
Bước 2: Khoan cấy râu thép

2.2. Hình thức liên kết khác:


- Dùng bát liên kết cột vách bê tông với tường xây (tùy theo yêu cầu dự án).
- Quét 1 lớp hồ dầu XM lên bề mặt bê tông cột/vách trước khi xây để tạo liên kết.

16
Bước 3: Xây tường
- Gạch phải được tưới ẩm trước khi xây

Dây dọi

3.1.Xây hàng gạch định vị chân tường (chân 3.2.Tiến hành căng dây dọi (dây lèo) để đảm
cơ) theo mực trắc đạc có sẵn. bảo thẳng đứng

17
Bước 3: Xây tường

3.3.Tiến hành xây tường theo hàng gạch đầu tiên (cần tuân thủ các yêu cầu trong thiết kế như
cấp phối vữa, quy cách xây tường):
- Mạch vữa phải no đầy, đúng độ dày cần thiết, trung bình dày từ 8-15mm.
- Mạch vữa phương đứng ở 2 hàng gạch liền kề không được trùng nhau.
- Sử dụng gạch nửa để xây tại điểm đầu và cuối tường.
- Tường xây để mỏ chờ giật cấp

18
Bước 3: Xây tường

Thép chờ
bổ trụ bt Trụ bê tông
sau khi đổ

3.4. Bổ trụ bê tông cho tường đứng độc lập:


- Ở vị trí sẽ đổ trụ bê tông (cột kẹp) phải đặt thép liên kết giữa tường xây với trụ bê tông (a500
hoặc theo yêu cầu thiết kế).
- Với tường xây độc lập cứ 2,5-3m (theo thiết kế) cần bổ trụ để tăng cường độ bền của tường

19
Bước 3: Xây tường

3.5. Xây chèn khóa đỉnh tường xây tiếp giáp 3.6. Sau khi kết thúc ca làm việc:
đáy dầm, sàn bê tông xây gạch nghiêng 45 độ - Tính toán lượng vữa trộn vừa đủ cho một ca
và trám đầy vữa để tránh nứt tường tại những làm việc.
vị trí này (xây chèn sau khi xây tường 24h). - Dùng chổi quét sạch mặt tường ngay để
tránh vữa đông cứng.
- Dọn vệ sinh khu vực thi công.

20
Bước 4: Bảo dưỡng tường xây

4.1. Tưới ẩm bảo dưỡng:


- Tưới ẩm tường xây sau 24h (sau 12h đối với tường bị nắng chiếu xạ trực tiếp)
- Tường xây xong cần bảo dưỡng, tưới nước 1 lần/ ngày trong vòng 4 ngày để vữa xây có đủ
nước cho quá trình thuỷ hoá xi măng giúp vữa liên kết tốt hơn với gạch.

21
Lưu ý khác
1. Đà lanh tô gác lên hai bên tường tối thiểu
20 ÷ 40cm

2. - Thường có hai cách xây là 3 dọc 1 ngang


hay 5 dọc 1 ngang ( tùy theo quy định của dự
án)
- Để mỏ giật cấp khi 2 bức tường vuông góc
với nhau
- Câu tường đối với tường gạch chỉ 220 là 3
dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang (không dung
gạch lỗ để quay ngang)
3. Tường xây sau 2 ngày mới được cắt tường
để đi các hệ thống M&E. Sau đó cố định ống
và trám hồ (mác 75) tại những vị trí này.

22
Lưu ý khác
4. Vữa phải được trộn trong máng và lót bạt
bên dưới

5.Trong quá trình xây cần thường xuyên kiểm tra góc, cạnh tường xây bằng thước ke. Kiểm tra
bằng phẳng tường xây bằng thước nhôm, ni vô.

6. Dàn giáo thi công phải đảm bảo ổn định, bền vững,chịu được trọng lượng của người, vật liệu
và vữa xây. Giàn giáo chống không được dựa vào tường đang xây, dàn giáo phải cách tường
đang xây ít nhất là 20cm.

7. Đối với chân tường xây bao quanh hộp gen, chân tường bao quanh ống kỹ thuật M&E trên
sân thượng, tầng mái cần phải đổ bê tông chân tường cao hơn mặt sàn hoàn thiện h≥100mm.

23
Một số lỗi khi thi công xây, biện pháp khắc phục và phòng ngừa
Lỗi khi thi công công tác xây Biện pháp khắc phục và phòng ngừa
- Gạch xây, vữa xây không đạt yêu cầu. -Kiểm tra chất lượng gạch xây, trộn vữa trước
khi xây (kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng, kiểm
tra ngoại quan, lấy mẫu thí nghiệm)

- Mạch vữa không đều (quá dày hoặc quá mỏng) -Kiểm tra thường xuyên bằng mắt và các dụng
không no, bị trùng mạch (theo phương đứng). cụ để khắc phục kịp thời nếu phát hiện không
- Gạch xây không thẳng hàng phù hợp.

-Khối xây không bằng phẳng, bị nghiêng. - Kiểm tra thường xuyên bằng dây dọi và các
phương tiện phù hợp.
- Căng dây theo phương ngang

- Sử dụng chủng loại gạch không đúng. -Trắc đạc, lấy mực tim trục và kiểm tra so
- Xây sai/ lệch vị trí tim trục dọi sánh với Shopdrawing.

-Hàng gạch mấp mô, không nằm trên cùng một - Kiểm tra thường xuyên bằng thước thủy,
mặt phẳng. thước nhôm 2m.
- Loại bỏ những viên gạch có sai lệch kích
thước vượt tiêu chuẩn, kích thước trung bình.
24
Danh mục đánh giá chất lượng công tác xây
TT Danh mục Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra

Căn cứ nghiệm Theo bản vẽ thiết kế, shop drawings được duyệt;
thu và đánh giá Tiêu chuẩn TCVN 4085:2011.

a Kích thước 1) Sai lệch vị trí so với thiết kế: ±5mm Thước thép
b Thẳng, phẳng
và 1) Tường xây đảm bảo: Ngang bằng, thẳng đứng, góc Mắt, thước thép, thước nhôm, quả dọi,
bề mặt vuông, mặt phẳng máy thủy bình, laser

2) Sai số theo phương thẳng đứng của tường: 10mm /


Thước thép
1 tầng

3) Sai lệch bằng phẳng của khối xây ≤ 10mm với thước Thước nhôm ốp lên bề mặt khối xây, cữ
2m đo

c Mạch vữa 1) Chiều dày mạch vữa: ≥ 8mm và ≤ 15mm


Mắt, thước thép
2) Mạch đứng không trùng, so le ít nhất 50mm
d Liên kết 1) Thành một khối đặc chắc

2) Tường đôi phải có hàng gạch ngang liên kết


Kiểm tra bằng mắt
(5 dọc - 1 ngang, 3 dọc – 1 ngang)

3) Gạch câu tường theo shop được duyệt


e Vệ sinh 1) Bề mặt tường xây sạch sẽ Kiểm tra bằng mắt
25
III. TRÁT TRONG

26
Kiểm
tra

ĐÓNG
LƯỚI LÀM ẨM THI CÔNG Kiểm
ĐẮP MỐC
THÉP BỀ MẶT TRÁT tra

HOÀN HOÀN THIỆN Kiểm


VỆ SINH CẠNH tra
THIỆN BỀ
MẶT

Kiểm
NGHIỆM SỬA LỖI KĨ TƯỚI NƯỚC tra

THU THUẬT BẢO DƯỠNG


(DEFECT)

Quy trình trát trong (QT HT – 02)

27
Bước 1: Đắp mốc

Khoảng cách nhỏ hơn


Mốc trát 2m

1.1. Dựa vào bản vẽ shop trát, trục định vị tường, người thợ dùng máy laser và dọi để gắn mốc
trát lên các vị trí tường và trần nhà. Yêu cầu đối với mốc ghém như sau:
- Chiều cao mốc trát bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.
- Kích thước cục mốc ghém không được lớn hơn 5cm2
- Khoảng cách giữa 2 mốc ghém nhỏ hơn 2m.

28
Bước 2: Đóng lưới thép

2.1. Tiến hành đóng lưới thép chống nứt ở vị trí tiếp giáp giữa kết cấu bê tông và khối tường
xây, trên các góc đà lanh tô cửa đi và tường, vị trí đi ống âm tường.

29
Bước 3: Trát tường
Cần tuân thủ các yêu cầu của thiết kế khi thực hiện công tác trát (cấp phối, quy cách)
Dùng XM- cát vàng

Dùng hồ dầu

3.1. Đối với tường, vách bê tông phải tiến hành 3.2. Tưới nước dưỡng ẩm bề mặt tường trước
tạo nhám trước khi trát bằng cách vẩy (phun) khi trát.(trước trát từ 6÷12h)
hoặc cả 2 phương pháp này.
Sử dụng XM – cát vàng trước 24h hoặc hồ dầu
trước khi trát.

30
Bước 3: Trát tường

3.3. Trát thành 2 lớp.


- Lớp 1 (lớp lót) se mặt vữa mới trát lớp thứ 2.
- Khi lớp thứ 2 se lại thì tiến hành xoa mặt vữa
- Trát đến đâu cần xoa mặt đến đó.
- Cần trát liên tục một bức tường để tránh hiện tường giáp mi và co ngót không đều
- Khi ngưng trát phải để mạch vữa hình răng cưa
31
Bước 3: Trát tường

3.4. Trát cạnh, góc tường cần lưu ý khi trát xong kiểm tra bằng thước ke vuông các vị trí cạnh,
góc vừa trát.

32
Bước 4: Vệ sinh, bảo dưỡng

4.1. - Vệ sinh sạch sẽ mặt bằng sau khi trát


- Sau khi trát 24h nên tiến hành phun ẩm để bảo dưỡng và phòng tránh hiện tượng rạn nứt
trên bề mặt trát và duy trì từ 2-3 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

33
Lưu ý khác
1. Tiến hành trát tường mẫu (tường thẳng, má cửa) mời các bên tham gia kiểm tra, nghiệm
thu mới được triển khai trát đại trà.
2. Phải kiểm tra nội bộ và thường xuyên kiểm tra quá trình trát tránh tình trạng phải phá bỏ
các cấu kiện không đảm bảo kỹ thuật.
3. Sau khi trát xong từng vị trí phải tiến hành dọn vệ sinh khu vực trát.
4. Trát dứt điểm trên 1 bức tường, trát từ trên xuống dưới, gạt bỏ phần vữa trát chân tường
cao 5cm tránh bị chảy sệ.
5. Không dùng vữa khô, xi măng khô để ép nước khi tường ướt.
6. Phải cắt mép các lỗ âm, đầu chờ của hệ thống M&E.

34
Một số lỗi khi thi công trát
1. Vảy nhám không tốt khiến tường sau khi trát
bị bong tróc.

2. Thi công sai trình tự, trát trước khi đi hệ


thống M&E dẫn đến việc phải đục bỏ.

3. Bề mặt lớp trát không phẳng do khi trát


không được kiểm tra kĩ

35
Một số lỗi khi thi công trát
4. Chưa tiến hành defect tường xây đạt yêu
cầu đã tiến hành trát tường.

5. Bề mặt tường trát bị nứt không bảo dưỡng,


bảo dưỡng không đảm bảo.
- Vữa trộn không đảm bảo.

6. Không tiến hành đóng lưới các vị trí liên kết


tường xây và bê tông trước khi trát.

36
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác trát
TT Danh mục Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra
Căn cứ
Theo bản vẽ thiết kế, shop drawings
đánh giá và
được duyệt; TCVN 9377-2:2012
nghiệm thu
a Kích thước 1) Sai lệch vị trí so với thiết kế: ±5mm Máy laser đo khoảng cách
b Thẳng, 1) Mặt phẳng trát, các cạnh, góc phải
Bằng mắt, thước nhôm 3m,
phẳng và bề ngang bằng, thẳng đứng và góc
máy laser
mặt tường phải vuông
2) Sai số theo phương thẳng đứng:
1.5mm / 1m, tối đa 5mm cho 1 tầng
Thước cuộn, thước nhôm
3) Sai lệch bằng phẳng của mặt trát ≤
3mm với thước 2m
4) Bề mặt đặc chắc và không có
Bằng mắt, cây kiểm bộp
khuyết tật. Khi gõ lên bề mặt không có
tường
tiếng bộp
c Vệ sinh 1) Mặt tường trát, mặt bằng sạch sẽ Bằng mắt

37
IV. CHỐNG THẤM

38
CHƯƠNG IV. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM <Tham khảo>
➢ Thi công chống thấm sàn ban công, lô gia, nhà vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

> 20cm

4.1. Vệ sinh bề mặt sàn: Dùng đục, búa đục, 4.2. Quét lớp vữa chống thấm thứ nhất
máy cào, mài nền tẩy loại bỏ hết các trạc vữa Lưu ý: Vén chân tường tối thiểu 20cm đối với
và tạp chất bẩn, cắt loại bỏ hết các râu thép ban công lô gia và 30cm đối với WC.
thừa (nếu có). Sau đó tiến hành vệ sinh bề
mặt sàn sạch sẽ, khô ráo nước.

39
CHƯƠNG IV. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM <Tham khảo>
➢ Thi công chống thấm sàn ban công, lô gia, nhà vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất:

4.3. Sau 6-8 giờ, quét lớp chống thấm thứ hai 4.4. Tiến hành test thử nước theo chỉ dẫn nhà
Lưu ý: quét vuông góc với lớp thứ nhất. sản xuất.

40
CHƯƠNG IV. CÔNG TÁC CHỐNG THẤM <Tham khảo>
➢ Thi công chống thấm sàn ban công, lô gia, nhà vệ sinh theo chỉ dẫn của nhà sản xuất:

4.5. Sau khi nghiệm thu, tiến hành trát, phun một lớp vữa để bảo vệ lớp chống thấm.

41
Lưu ý khác

1. Tiến hành pha trộn vật liệu chống thấm theo đúng định mức của nhà sản xuất (hoặc được
các bên phê duyệt), không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không
kịp.

2. Các vị trí thi công chống thấm khu ban công, lô gia, nhà vệ sinh phải được lắp đặt đầy đủ và
xử lý chống thấm các cổ ống thoát nước, lỗ mở trên sàn.

3. Nếu xuất hiện các vết nứt dưới bê tông sàn khu ban công, lô gia, nhà vệ sinh cần phải được
xử lý trước khi tiến hành công tác thi công chống thấm.

42
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chống thấm
TT Nội dung Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra
-Theo bản vẽ thiết kế, biện pháp được
a Vị trí
duyệt
- Đồng đều, liên tục, đủ độ dày thiết kế,
b Bề mặt
không có khuyết tật
Bằng mắt, bằng thước
- Chống thấm chân tường cao hơn mặt
sàn ít nhất 200mm
- Không bị thấm nước sau khi đủ thời gian
c Test nước ngâm nước (48h hoặc theo tiêu chuẩn dự Bằng mắt
án)

43
V. CÁN NỀN

44
- Cán bộ kỹ thuật
cần nghiên cứu kĩ
bản vẽ shop
drawing để chuẩn
bị về nguồn lực và
biện pháp thi công.
- Kiểm tra thiết kế
cấp phối vữa.
- Cát phải được
sàng kĩ trước khi
trộn vữa

45
Bước 1: Bật mực trắc đạc và gắn mốc
➢ Chuẩn bị lớp nền :
- Lớp nền phải phẳng, ổn định, có độ bám dính tốt (băm nền tạo bám dính)
- Vệ sinh sạch sẽ mặt nền, tưới ẩm trước khi láng.
➢ Bật mực trắc đạc:
-Sử dụng máy laser hỗ trợ việc bật mực, khôi phục mốc cao độ +1m lên mặt tường.

Mốc cao độ
chuẩn +1m

46
Bước 1: Bật mực trắc đạc và gắn mốc
+ Gắn mốc ( có 2 cách) :

Cách 1: Gắn mốc ghém trên sàn với cao độ Cách 2: Ghém theo dãy vữa, dãy vữa cách
bằng cao độ nền sẽ cán, độ dốc thiết kế đối nhau không quá 2m.
với WC, ban công, lô gia.
Mốc ghém có kích thước 5x5 cm

47
Bước 2: Cán nền

2.1. Tưới một lớp hồ dầu lên mặt nền trước 2.2. Tiến hành cán nền bằng vữa ướt. Ưu tiên
khi vào vữa để tránh việc mặt nền bị bong rộp dùng phương án bơm vữa để nâng cao năng
sau khi cán. suất và chất lượng lớp vữa cán.
Lưu ý: Vị trí chống thấm tại khung cửa, bản lề,
M&E âm sàn phải được thực hiện và nghiệm
thu trước khi tiến hành cán nền.

48
Bước 2: Cán nền

2.3. Dùng thước nhôm gạt đều hồ bằng mặt 2.4. Nền sau khi được cán xong cần được che
viên mốc (dãy) ghém. chắn, bảo vệ.
- Khi mặt cán vữa khô tiến hành xoa nhám mặt
nền với nền lát và xoa nhẵn với nền lát gỗ.
- Tiến hành công tác bảo dưỡng, tưới ẩm sau
12h và liên tục 2-3 ngày.

49
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác cán nền
TT Nội dung Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra
Căn cứ
Theo bản vẽ thiết kế, shop drawings được
nghiệm thu
duyệt; TCVN 9377-1:2012
và đánh giá

a Kích thước - Chiều dày lớp cán nền tối thiểu 20mm Bằng mắt, bằng thước

1) Bề mặt phẳng, đặc chắc, không nứt, rộp:


- Sai lệch bằng phẳng của mặt cán nền
b Bề mặt Bằng mắt, bằng thước, cây
≤ 3mm bằng thước 2m
kiểm bộp tường
2) Sai số cao độ mặt cán nền ≤ 3mm
3) Đúng hướng và đảm bảo độ dốc
1) Mặt nền phải sạch sẽ trước và sau khi
c Vệ sinh Bằng mắt
cán

50
VI. ỐP LÁT

51
Kiểm Kiểm Kiểm
tra tra tra

TRẮC ĐẠC CÁN NỀN – BẬT THI CÔNG CHÈN VỆ SINH – NGHIỆM
- ĐẮP MỐC TRÁT LÓT MỰC ỐP - LÁT MẠCH DEFECT THU

Quy trình thi công ốp lát (QT HT – 03)

52
1. Công tác lát nền

Bước 1: Cán bộ trắc đạc tiến hành định vị 2 Bước 2: Tiến hành xác định và lát viên gạch
đường mực vuông góc mốc (start point). Từ viên gạch mốc triển khai
lát các viên gạch tiếp theo.

53
1. Công tác lát nền

Bước 3: Từ viên gạch mốc tiến hành lát hàng gạch theo đường dây chuẩn đã căng sẵn để đảm
bảo độ thẳng của hàng gạch.
Lưu ý: Sử dụng ke chữ thập (nên dùng ke 2÷3mm) để chỉnh khoảng cách các viên gạch theo
đúng thiết kế yêu cầu.
Dàn đầy hồ dầu hoặc keo dán lên bề mặt viên gạch hoặc xuống mặt nền, chiều dày lớp hồ dầu
không quá 15mm.
54
1. Công tác lát nền

Bước 4: Vệ sinh bề mặt gạch bằng giẻ mềm, Bước 5: Trải bạt nilon để bảo vệ mặt sàn, giữ
dùng bàn cào nhựa để loại bỏ vữa thừa khỏi ẩm và chống xước sau khi lát.
mạch, trà mạch joint bằng keo. - Căng dây làm rào cảnh báo tránh đi lại vị trí
- Màu sắc keo tùy thuộc theo thiết kế yêu cầu. đã lát chưa khô

55
1. Công tác lát nền

Lát ướt Lát khô

Có 2 cách lát: lát ướt hoặc lát khô


- Lát ướt: là khi mặt cán nền vừa se mặt, ta tiến hành bật mực trắc đạc sau đó tiến hành lát
gạch.
- Lát khô: là khi mặt cán nền đã đông kết cứng, ta tiến hành bật mực trắc đạc sau đó mới tiến
hành lát gạch. Lưu ý cần tưới ẩm nền trước khi tiến hành lát.

56
1. Công tác lát nền
Lưu ý:
- Cắt gạch ưu tiên cắt máy trước khi chuyển
lên sàn để tránh tình trạng công nhân sử
dụng mắt cắt, cắt gạch bữa bãi gây lãng
phí.
- Mặt lát phải phẳng, không gồ ghề, đường
joint phải thẳng hàng, đồng đều kích thước.
Phải thường xuyên kiểm tra bằng thước
nivo, thước nhôm trong khi lát.

57
2. Công tác ốp tường

Bước 1: Truyền cốt và bật mực định vị Bước 2: Tiến hành xác định và ốp viên gạch
mốc (start point). Từ viên gạch mốc triển khai
ốp các viên gạch tiếp theo. Dùng bay trải đều
vữa lên mặt gạch (đều cả viên gạch), chiều
dày lớp vữa từ 5-8mm. Ốp từ dưới lên trên

58
2. Công tác ốp tường

Bước 3: Dùng búa cao su gõ đều lên bề mặt viên gạch từ trong ra ngoài để vữa tràn đầy viên
gạch và bằng phẳng.
Trong khi ốp, cần thường xuyên kiểm tra thẳng, phẳng của mặt ốp bằng thước, ke vuông.
Khi ốp lát phải sử dụng ke chữ thập (kích thước 1-3mm tùy theo thiết kế)

59
2. Công tác ốp tường

Bước 4: Ốp tường đến cao độ xác định. Bước 5: Tiến hành vệ sinh và trà mạch joint

60
Lưu ý khác
1. Về vật liệu
a) Vật liệu ốp phải đúng quy cách về chủng loại, kích thước và màu sắc, không cong vênh,
không sứt mẻ, không có các khuyết tật trên mặt ốp, mặt ốp phải phẳng.
b) Vữa dùng để ốp phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế.
c) Có biện pháp bảo vệ, che chắn để tránh va đập, trầy xước hoặc làm hỏng mặt ốp sau khi
đã hoàn thành công tác ốp.
d) Cần ngâm gạch trước khi ốp đối với trường hợp dùng hồ dầu để dàn gạch.

2. Thi công
a) Khi ốp mặt ngoài, phía mặt ốp trên và các khe co dãn cần có biện pháp để phòng tránh
nước mưa thâm nhập vào phía sau của mặt ốp.
b) Khi ốp xong từng phần hay toàn bộ bề mặt kết cấu phải làm sạch vữa, bột chít mạch và
các vết bẩn ố trên bề mặt ốp. Việc làm sạch bề mặt ốp chỉ nên tiến hành sau khi vữa gắn
mạch ốp đã bắt đầu đóng rắn, tránh làm long mạch ốp trong quá trình vệ sinh.
c) Trước khi tiến hành ốp, lát nhà vệ sinh, lô gia, ban công phải kiểm tra hệ thống M&E, đánh
độ dốc thoát nước.

61
Một số lỗi khi thi công ốp, lát gạch
1. Mặt ốp lát sau khi thi công xong bị ộp

2. Ron gạch ốp lát không đồng đều.

3. Cắt gạch bằng máy cắt tay làm sứt mẻ


gạch và không đều

4. Khoét lỗ đầu chờ thiết bị nước không tròn


đều, rộng quá so ống, nứt mẻ tại vị trí khoét

5. Sắp xếp gạch không đúng nơi quy định gây


hao hụt gạch ốp.

62
3. Ốp đá bằng móc treo, giá đỡ
1. Khi tiến hành ốp các loại vật liệu có trọng lượng và kích thước lớn như các tấm
đá tự nhiên, nhân tạo, các mảng gỗ, gốm, sứ, tấm nhựa, kim loại… phải sửa dụng
phương pháp ốp treo, đỡ có sử dụng các móc, đinh vít, bu lông… hoặc hệ thống
giáo đỡ bằng kim loại.

2. Hệ thống giá đỡ, móc, treo… phải được thiết kế và thi công chắc chắn để gắn vật
liệu ốp vào bộ phận kết cấu chịu lực của công trình.

3. Khi ốp mặt ngoài công trình, tất cả các chi tiết của giá đỡ, móc treo… phải được
thiết kế hoặc có các biện pháp xử lý thích hợp để chịu được tác động xâm thực của
thời tiết, môi trường.

4. Khi ốp những tấm vật liệu có kích thước và trọng lượng lớn cần phải dùng các
phương tiện nâng thích hợp. Hệ thống giàn giáo phải được đảm bảo an toàn khi ốp.

5. Quy trình thi công lắp dựng hệ thống giá đỡ, móc treo… và gắn cố định vật liệu
ốp lên kết cấu phải tuân thủ theo quy định, chỉ dẫn của thiết kế hoặc của nhà sản
xuất.
63
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác ốp lát
TT Nội dung Tiêu chuẩn Phương pháp kiểm tra

Căn cứ
Theo bản vẽ thiết kế, shop drawings được
nghiệm thu
duyệt; TCVN 9377-2012
và đánh giá

1) Thẳng, đều, đúng màu sắc và kích Bằng mắt, bằng thước
a Mạch
thước
1) Đảm bảo mặt ốp, lát phải thẳng, phẳng
và đặc chắc
b Bề mặt - Sai lệch bằng phẳng của mặt ốp ≤ 2mm/
1m, tối đa 5mm/ 1 tầng
Bằng mắt, bằng thước, dùng
- Chênh cao giữa 2 mép vật liệu ≤ 0.5mm
bi lăn
2) Sai lệch cao độ so với thiết kế: +10mm
3) Đúng hướng và đảm bảo độ dốc
4) Không có tiếng bộp khi gõ bằng cây
kiểm bộp tường
1) Mặt ốp lát sau khi thi công phải đảm bảo
c Vệ sinh Bằng mắt
sạch sẽ, không có vế nứt

64
VII. TRẦN THẠCH CAO

65
Kiểm Kiểm Kiểm Kiểm
tra tra tra tra

TRẮC ĐẠC – LẮP ĐẶT CẮT LỖ VỆ SINH –


LẮP TẤM XỬ LÝ MỐI NGHIỆM
BẬT MỰC CỔ KHUNG CHỜ THIẾT CHỈNH
TRẦN NỐI THU
TRẦN XƯƠNG BỊ DEFECT
Thực hiện sau khi bả xong.

Quy trình lắp đặt trần thạch cao (QT HT – 04)

66
Bước 1: Công tác trắc đạc

1.1. Xác định cao độ: Dùng máy Laser truyền 1.2. Dùng thước đánh dấu vị trí cao độ trần.
cốt cao độ tại các khu vực thi công Sau đó, tiến hành bật mực định vị để xác định
vị trí thanh V góc hoặc thanh Shadowline

67
Bước 2: Lắp đặt khung xương trần

Thanh V góc
Thanh
Shadow line

2.1. Lắp đặt thanh Shadowline hoặc V góc liên kết với tường (tùy theo thiết kế) khoảng cách
giữa các lỗ đinh không quá 300mm

68
Bước 2: Lắp đặt khung xương trần

2.2. Khoan lỗ để đóng nở đạn liên kết ty treo với trần, khoảng cách giữa các ty theo thiết kế
nhưng không vượt quá 1000mm. Ty đầu tiên cách tường 400-600mm chiều dài ty theo thiết kế.

69
Bước 2: Lắp đặt khung xương trần

Thanh
phụ

Thanh
chính

2.3. Lắp dựng thanh xương chính (thanh 2.4. Lắp đặt các thanh phụ U khoảng cách
xương cá) khoảng cách theo thiết kế hoặc từ giữa các thanh U theo thiết kế nhưng không
600 – 900mm (hoặc theo số liệu nhà sản xuất) vượt quá 300mm.

70
Bước 3: Bắn tấm trần

3.1. Tiến hành bắn vít cố định các tấm trần thạch cao, khoảng cách giữa các vít từ 250 –
300mm bắt vít sole giữa các tấm.

71
Bước 4: Xử lý mối nối, cắt lỗ chờ thiết bị

4.1. Dùng băng keo lưới và bột bả xử lý các 4.2. Dựa vào bản vẽ shop ME ta tiến hành
mối nối, lỗ vít định vị, khoét lỗ lắp đặt thiết bị, lỗ thăm trần

72
Lưu ý khác
1. Tấm trần phải được lắp so le, không trùng mí, khe hở giữa hai tấm từ 2-3 mm.

2. Hướng và chiều của thanh chính, thanh phụ tại các phòng phải theo đúng bản vẽ
Shopdrawing đã được duyệt.

3. Công tác shop tránh đặt lỗ chờ cơ điện vào vị trí thanh xương chính, xương phụ trong
trường hợp bắt buộc phải cắt vào vị trí thanh chính thì phải gia cố lại.

4. Xử lý mối nối trần thạch cao: Làm sạch mối nối, sử dụng bột xử lý mối nối trét đầy vào khe
hở giữa hai tấm trần và vị trí đầu vít sau khi trét bột xử lý mối nối 2h tiến hành dán băng lưới
lên vị trí mối nối.

73
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trần thạch cao
Phương pháp kiểm
TT Nội dung Tiêu chuẩn
tra
Căn cứ nghiệm thu
Tiêu chuẩn TCVN 5674:1992
và đánh giá
Đúng bản vẽ thiết kế được duyệt Máy laser, thước
a Cao độ, kích thước
hoặc cao độ không quá 3mm mét…
b Khung xương Chắc chắn, không cong vênh Dùng lực, bằng mắt
c Khe mối nối tấm Không vượt quá 3mm Thước mét
1) Phẳng nhẵn, không sần sùi,
gợn sóng, màu sắc đồng đều
không xuất hiện vết nứt Thước 2m, bằng
d Bề mặt hoàn thiện
2) Tấm đứng không bị nghiêng, mắt
vặn
3) Lỗ thăm trần phải kín khít

74
VIII. SƠN BẢ

75
Kiểm
tra

KIỂM TRA KIỂM TRA VỆ SINH XẢ NHÁM


BẢ LỚP 1 BẢ LỚP 2
BỀ MẶT ĐỘ ẨM TƯỜNG THÔ

SỬA LỖI KĨ
NGHIỆM SƠN LỚP LĂN SƠN XẢ NHÁM
THUẬT SƠN LỚP 2
THU 1 LÓT MỊN
(DEFECT)

Kiểm Kiểm Kiểm


tra tra tra

Quy trình thi công sơn bả (QT HT – 05)

76
Bước 1: Kiểm tra bề mặt, độ ẩm, vệ sinh tường

1.1. Kiểm tra độ ẩm (<17%), vệ sinh tường trát

77
Bước 2: Bả và xả nhám

Sử dụng bàn bả Sử dụng máy phun

2.1. Sử dụng hỗn hợp bột bả tiến hành công tác bả lớp 1 có thể dùng bàn bả hoặc máy phun
để bả, sau khi bả xong lớp 1 chờ khô thời gian từ 2-3h ta tiến hành bả lớp 2.

78
Bước 2: Bả và xả nhám

Sử dụng giấy nhám mịn Sử dụng máy phun

2.2. Sau khi bả xong lớp 2 được tối thiểu 12h (tùy vào điều kiện thời tiết) ta tiến hành xả nhám.

79
Bước 3: Sơn lót và sơn hoàn thiện

3.1. Sau khi xả nhám xong ta sử dụng chổi hoặc giẻ lau vệ sinh bề mặt.Tiến hành sơn lót sử
dụng con lăn.
Sau khi sơn xong lớp sơn lót ta tiến hành sơn hoàn thiện từ trên xuống dưới.

80
Đối với sơn trần thạch cao
Bước 1: Sau khi tiến hành xử lý mối nối và lỗ vít sau 24 giờ ta tiến hành công tác
bả lớp 1, lớp 2.
Bước 2: Sử dụng giấy nhám hoặc máy trà ráp bề mặt ( xả nhám )

Bước 3: Sau khi tiến hành xả nhám, kiểm tra bề mặt phẳng và đồng đều ta tiến
hành lăn sơn

81
Lưu ý khác
1. Công tác vật liệu:
a) Vật liệu sau khi đã mở niêm phong nên sử dụng hết nếu còn thừa sử dụng theo
khuyến cáo của nhà sản xuất.
b) Sử dụng nước sạch để trộn bột bả, trong quá trình trộn tránh để lẫn bụi bẩn, tạp
chất.
c) Bề mặt tường trước khi sơn phải khô, phẳng, nhẵn, không lồi lõm; góc cạnh phải
thẳng.
d) Đảm bảo đầy đủ ánh sáng và thông gió khi sơn trong nhà
2. Công tác sơn bả:
a) Sau khi xả nhám cần phải vệ sinh sạch sẽ trước khi sơn để tránh dính bẩn trong
quá trình sơn làm ảnh hưởng tới bề mặt sơn sau này.
b) Sơn thải cần được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
c) Công tác bảo đảm vệ sinh cho các phần việc khác. Công tác xử lý bột bả thừa,
rửa dụng cụ…)
d) Độ ẩm tường trong nhà trước khi bả nhỏ hơn 17% và ngoài nhà nhỏ hơn 23%
(theo yêu cầu của NSX)

82
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sơn bả
Phương pháp kiểm
TT Nội dung Tiêu chuẩn
tra
Căn cứ nghiệm thu
Tiêu chuẩn TCVN 5674:1992
và đánh giá
1) Bề mặt lớp sơn bả phải phẳng,
nhẵn, mịn và sạch sẽ.
2) Lớp sơn bả bám dính tốt, không bị
Bằng mắt, máy đo độ
1 Bề mặt bong và phồng rộp.
phẳng mặt
3) Bề mặt phải đều màu không có vết
đậm nhạt.
4) Các góc cạnh phải sắc nét.
1) Sàn nhà sạch sẽ, không có bột bả,
2 Vệ sinh Bằng mắt
sơn vương vãi.

83

You might also like