qtkdtmqt2 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

LÝ THUYẾT

1. TẠO NGUỒN MUA HÀNG XNK (THẢO)


- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN
- HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG THỨC

1.Nội dung hoạt động tạo nguồn

+ KN: Nguồn hàng là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của
khách hàng mà doanh nghiệp đã và có khả năng huy động trong kì kế hoạch (thường là
kế hoạch năm).

+ Phân loại:

 Theo khối lượng hàng hóa mua được: hàng chính, phụ và trôi nổi
 Theo nơi sản xuất ra hàng hóa: sx trong nước, nhập khẩu, tồn kho
 Theo điều kiện địa lý

+ Nội dung bao gồm:

 Nghiên cứu nhu cầu mặt hàng của khách hàng


 Nghiên cứu thị trường nguồn hàng: ở trong hay ngoài nước, khả năng cung ứng
 Đàm phán, ký kết hợp đồng mua hàng
 Kiểm tra hàng hóa và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
 Đánh giá kết quả mua hàng: qua số lượng cơ cấu hàng hóa, tiến độ nhập hàng, chi
phí và lợi nhuận.
 Xử lý các tổn thất (nếu có)

2. Hình thức tạo nguồn và mua hàng

2.1 Hình thức mua hàng

 Mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hóa
 Mua hàng không theo hợp đồng
 Mua hàng qua đại lý
 Nhận bán hàng ủy thác và kí gửi
2.2 Hình thức tạo nguồn
 Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
 Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm
 Tự sản xuất, khai thác hàng hóa
3. Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua và chọn thị trường mua bán
hàng hóa
3.1 Phương pháp xác định khối lượng hàng cần mua
M = Xxh + Dck – Dđk
Trong đó:
 M: khối lượng hàng cần mua tính theo từng loại trong kì kế hoạch (Đơn vị: tấn,
m3 )
 Xxh: khối lượng hàng hóa bán ra tính theo từng loại kỳ kế hoạch (Đơn vị: tấn, m3)
 Dck: khối lượng hàng cần dự trữ ở kỳ kế hoạch (Đơn vị: tấn, m3 )
 Dđk: khối lượng hàng dự trữ còn lại đầu kì kế hoạch (Đơn vị: tấn, m3 )
3.2 Phương pháp chọn thị trường mua bán hàng hóa
Khi mua phải chọn thị trường mua hàng với giá thấp nhất, trong điều kiện chất lượng
hàng hóa không thay đổi.
Công thức: TR = (Px – Py).Q
Trong đó:
 Px: đơn giá mua hàng tại thị trường x.
 Py: đơn giá mua hàng tại thị trường y.
 TR: lượng tiền kiếm được do kinh doanh hàng hóa.
Q: số lượng hàng hóa bán được

2. INCOTERM (HOA)
-Nghĩa vụ trách nhiệm của người mua, người bán (chỉ học FOB, CFR, CIF, FCA,
CPT, CIP)

-Nghĩa vụ trách nhiệm của người mua, người bán (chỉ học FOB, CFR, CIF, FCA,
CPT, CIP)

Bình thường thì nghĩa vụ đầy đủ của người bán và người mua như dưới đây, tùy
vào điều kiện mà ở mục 3 có bên phải làm có bên k phải làm nhá.

Nghĩa vụ bên bán Nghĩa vụ bên mua


1. Xin giấy phép xuất khẩu 1. Xin giấy phép nhập khẩu
2. Kiểm tra ban đầu về tiền thanh toán, 2. Chuẩn bị thanh toán tiền hàng
nhận và kiểm tra LC 3. Thúc giục người bán giao hàng, thuê
3. Thuê tàu, mua bảo hiểm, chuẩn bị PTVT, mua bảo hiểm (nếu có)
hàng xuất khẩu (nếu có) 4. Nhận bộ chứng từ tại ngân hàng
4. Làm thủ tục hải quan XNK 5. Chuẩn bị nhận hàng
5. Xuất hàng, nhận BL, làm C/O, 6. Làm hồ sơ, thủ tục hải quan
thông báo cho khách hàng 7. Nhận hàng, kiểm tra số lượng và
6. Lập bộ hồ sơ chứng từ thanh toán chất lượng hàng
(Thường bằng L/C) 8. Giải quyết khiếu nại, thanh lý hợp
7. Trình chứng từ thanh toán cho ngân đồng
hàng bên mua, nhận tiền thanh toán
8. Giái quyết khiếu nại, thanh lý hợp
đồng

Điều kiện Nghĩa vụ bên bán Nghĩa vụ bên mua


1. FCA -Xếp hàng vào phương tiện -Thuê phương tiên vận tải
chuyên chở do người mua chỉ
định. - Làm thủ tục hải quan, xin giấy
phép (nếu có)
-Làm thủ tục và chịu mọi chi phí
liên quan đến giấy phép XK, + Bên mua chịu rủi ro và chi phí
thuế. để được cấp giấy phép nhập
khẩu/giấy phép chính thức khác
-Chuyển giao cho người mua và làm mọi thủ tục hải quan cần
hóa đơn,chứng từ vận tải và các thiết để nhập khẩu hàng hóa .
chứng từ hàng hóa có liên quan.
+ Bên bán chịu rủi ro và chi phí
để được cấp giấy phép xuất
khẩu/giấy phép chính thức khác
và làm mọi thủ tục hải quan cần
thiết để xuất khẩu hàng hóa.

-Thu xếp và trả cước phí về vận


tải.

-Mua bảo hiểm hàng hóa.

-Làm thủ tục và trả thuế nhập


khẩu.
-Thời điểm chuyển rủi ro là sau
khi người bán giao xong hàng cho
người chuyên chở.

2. FOB -Giao hàng lên tàu tại cảng qui -Thuê phương tiện vân tải
định.
-Thu xếp và trả cước phí cho việc
-Làm thủ tục và trả mọi chi phí chuyên chở hàng hóa bằng đường
liên quan đến thông quan, giấy biển.
phép xuất khẩu, thuế.
-Mua bảo hiểm hàng hóa.
-Chuyển giao hóa đơn thương
mại, chứng từ là bằng chứng -Chịu rủi ro hàng hóa từ khi hàng
giao hàng và các chứng từ khác hóa qua lan can tàu.
có liên quan.
-Thu xếp và trả phí thông quan,
thuế nhập khẩu.

- Chuyển giao rủi ro : Khi hàng


hóa được xếp trên boong tàu được
chỉ định bởi người mua tại cảng
xếp hàng chỉ định. (không phù
hợp đối với hàng được giao bằng
container hoặc sà lan)

3. CFR -Thu xếp và trả cước phí chuyển -Làm thủ tục và trả các chi phí về
hàng hóa tới cảng đích. thông quan và thuế nhập khẩu.

-Làm thủ tục và trả phí thông -Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí
quan và thuế xuất khẩu. này không bao gồm trong hợp
đồng vận tải.
-Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí
này bao gồm trong hợp đồng -Thu xếp và trả phí bảo hiểm hàng
vận tải. hóa.

-Thông báo cho người mua chi -Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa
tiết về chuyến tàu chở hàng. đã qua lan can tàu ở cảng bốc
(cảng xuất khẩu)
-Chuyển giao hóa đơn thương
mại, chứng từ vận tải và các -Chuyển giao rủi ro : Khi hàng
hóa được xếp trên boong tàu được
chứng từ khác liên quan. chỉ định bởi người bán tại cảng
xếp hàng chỉ định. (không phù
-Thuê phương tiện vận tải hợp đối với hàng được giao bằng
container hoặc sà lan)

4. CIF -Giống như điều kiện CFR, Giống như điều kiện CFR, nhưng
nhưng người bán phải thu xếp người mua không phải mua bảo
và trả phí bảo hiểm vận chuyển hiểm hàng hóa.
hàng hóa.
-Chuyển giao rủi ro : Khi hàng
-Thuê phương tiện vận tải hóa được xếp trên boong tàu được
chỉ định bởi người bán tại cảng
xếp hàng chỉ định. (không phù
hợp đối với hàng được giao bằng
container hoặc sà lan)
5. CPT Giống như điều kiện CFR, ngoại -Làm thủ tục và trả chi phí thông
trừ người bán phải thu xếp và trả quan, thuế nhập khẩu.
cước phí vận chuyển hàng hóa
tới nơi qui định, mà nơi này có -Mua bảo hiểm hàng hóa.
thể là bãi Container nằm sâu
trong đất liền. - Chuyển giao rủi ro : Khi hàng
hóa được giao cho người vận tải
-Thuê phương tiện vận tải đầu tiên do người bán chỉ định tại
tại địa điểm thỏa thuận bên nước
người bán.
6. CIP Giống như CPT, ngoại trừ người Giống như CPT, ngoại trừ người
bán chịu trách nhiệm thu xếp và mua không phải mua bảo hiểm
mua bảo hiểm. hàng hóa. -Chuyển giao rủi ro :
Khi hàng hóa được giao cho
-Thuê phương tiên vận tải người vận tải đầu tiên do người
bán chỉ định tại tại địa điểm thỏa
thuận bên nước người bán.

3. VẬN TẢI (HUYỀN)


3.1 Thuê tàu chợ
- ĐN: Là tàu chạy theo lịch trình định trước, ghé qua các cảng được công bố trước
- DD:
+ Người thuê tàu và chủ tàu không phải đàm phán để ký hĐ thuê tàu mà người gửi
chỉ cần đăng ký. Sau đó, hãng tàu cấp vận đơn ( thay cho HĐ thuê)
+ Các ĐK thuê tàu được công bố trước, người thuê phải chấp nhận và phải trả
cước phí cố định
+ Cước phí bao gồm: phí xếp hang ở cảng đi, dỡ hảng ở cảng đến
+ Chứng từ điều chỉnh MQH trong tàu chợ là vận đơn đường biển (B/L)
- Các cv gửi hang
B1: Tìm hiểu lịch trình tàu chạy, biểu cước phí -> Lựa chọn hãng tàu phù hợp
B2: Quyết định hình thức thuê ( thuê 1 chiều, hay khứ hồi)
B3: Người gửi hàng sẽ thông qua đại lý của hàng tàu chơ, ký đơn xin lưu khoang
tàu chợ. Ngoài ra, cung cấp Bảng liệt kê hàng hóa cho chủ tàu.
B4: Chủ hàng chuẩn bị hàng, làm thủ tục và đưa hàng đến nơi quy định cho hãng
tàu.
B5: Sau khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng đi, chủ hàng phải đổi vận đơn “ Đã
xếp hàng lên tàu” hoặc ghi ngày tháng và đóng dấu đã xếp hàng len tàu “ On
board”
3.2 Thuê tàu chuyến
- KN: Là tàu được người gửi hàng thuê cả con tàu hoặc 1 phần con tàu đi theo lịch
trình của người gửi hàng, từ cảng đi tới cảng đến.
-DD
+ HĐ thuê tàu chợ dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa giữa NXK và NNK. HĐ
điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ cuả người vận chuyển và người thuê tàu.
+ Giá cả có thể thương lượng được, phụ thuộc vào 2 bên tham gia
+ Tàu chỉ chạy theo 1 chuyến cố định, từ cảng đi tới cảng đến không rẽ vào cảng
khác trừ khi có điều kiện BKK
+ Tàu chuyến có thể vận chuyển hàng của 1-3 chủ hàng khác nhau nhưng cùng
điểm đi và điểm đến
- Các bước: ( Qua môi giới)
B1: Người thuê tàu trực tiếp hoặc thông qua người môi giới đi tìm tàu để vận
chuyển hàng hóa
B2: Người môi giới chào tìm tàu
B3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu
B4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu
B5: Người thuê tàu ký HĐ vận tải với chủ tàu
B6: Thực hiện hợp đồng
3.3 Vận đơn
- KN: là 1 chứng từ vận tải hàng hóa bằng đường biển do thuyền trưởng ( Đại diện
hãng tàu) cấp cho người gửi hàng khi hàng được xếp lên tàu hoặc khi hàng được
nhận để xếp lên tàu.
- Vai trò
+ Là chứng từ quan trọng để thanh toán
+ Là chứng từ để người mua nhận hàng tại cảng đến
+ Là chứng từ để hoàn tất thủ tục khiếu nại
- Chức năng
+ Biên lai chứng nhận đã nhận hàng để chở
+ Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
+ Bằng chứng của HĐ thuê tàu ( chỉ đúng với tàu chợ, vì tàu chuyến có HĐ thuê
tàu riêng)
- Các loại VĐ
+ Theo thời điểm cấp
(1) VĐ xếp hàng lên tàu ( on board)
(2) VĐ nhận hàng để chở ( chưa xếp)
+ Ghi chú của người cấp vận đơn
(1) VĐ hoàn hảo (clean BL)
(2) VĐ không hoàn hảo ( giao chậm, giao không đủ hàng, ..)
+ Theo khả năng chuyển nhượng
(1) VĐ đích danh: ghi tên, ko thể chuyển nhượng
(2) VĐ theo lệnh: có thể chuyển nhượng nhưng phải ký hậu
(3) VĐ vô danh: có thể chuyển nhượng, chỉ cần trao tay
+ Hành trình chuyên chở hàng hóa
(1) VĐ đi thẳng: 1 quãng đường, 1 phương thức
(2) VĐ đi suốt: nhiều quãng đường
(3) VĐ hỗn hơp: nhiều phương thức
+ Phương thức thuê tàu
(1) VĐ thuê tàu chợ: giải quyết tranh chấp độc lập
(2) VĐ thuê tàu chuyến: giải quyết tranh kèm HĐ thuê tàu
+ DV gom hàng
(1) VĐ trong nhà: House Bill
(2) VĐ hãng tàu: Master Bill

4. BẢO HIỂM (HÀ)


- CÁC LOẠI BẢO HIỂM
- CÁCH THỨC MUA BẢO HIỂM
- KHIẾU NẠI, ĐÒI BỒI THƯỜNG
4.1 CÁC LOẠI BẢO HIỂM:

- Trên góc nhìn rộng, có 2 loại bảo hiểm chính: bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương
mại. Trong đó, liên quan mật thiết tới môn học, là bảo hiểm thương mại, hay chính
xác hơn là bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển) thuộc nhánh bảo
hiểm thương mại).

- Khái niệm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển: Đây là dạng bảo
hiểm với đối tượng là hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển từ địa điểm
này sang địa điểm khác bằng con đường biển. Phía bên bảo hiểm sẽ cam kết trả
phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm nếu xảy ra những thiệt
hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

- Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển:
Rủi ro bất ngờ xảy ra với phần hàng hóa thường được chia thành nhiều loại, nhưng
chủ ếu được chia theo nguồn gốc phát sinh và theo nghiệp vụ bảo hiểm. Cụ thể của
từng loại này như sau:
+ Theo nguồn gốc phát sinh
 Do thiên tai: gồm những hiện tượng tự nhiên mà con người không thể
nào chi phối được như bão, gió lốc, sóng thần, biển động…
 Do tai họa của biển: những tai họa có thể xảy ra với các con tàu vận
chuển ngoài biển như mắc cạn, đắm chìm, cháy nổ, mất tích…
 Do các tai nạn bất ngờ khác: các tác động ngẫu nhiên bên ngoài không
thuộc những rủi ro đã nói ở trên. Các rủi ro này có thể xảy ra trong quá
trình xếp dỡ hàng hóa, lưu kho… trên bộ hoặc vận chuyển trên biển.

+ Theo nghiệp vụ bảo hiểm:

 Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Gồm những rủi ro mang tính chất
bất ngờ và ngẫu nhiên xảy ra ngoài mong muốn như thiên tai, tia họa từ
biển, tai nạn bất ngờ…
 Rủi ro được bảo hiểm riêng: tùy theo khi thỏa thuận hợp đồng bảo hiểm
mà hai bên sẽ tự thêm vào phần này chứ không được bồi thường theo
các điều kiện gốc. Các dạng rủi ro này có thể là do chiến tranh, đình
công, khủng bố…
 Rủi ro không được bảo hiểm: đây là các dạng rủi ro đương nhiên xảy ra
do bản chất của hàng hóa hay lỗi từ phía người được bảo hiểm.
Nhìn chung thì các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp tạo nên tổn
thất, nếu không thì sẽ không được bảo hiểm.

- Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:
Tổn thất thì được căn cứ theo quy mô, mức độ tổn thất hoặc theo tính chất tổn thất.
+ Theo quy mô , mức độ tổn thất
 Tổn thất bộ phận: thường là tổn thất về trọng lượng, số lượng, thể tích
hay giá trị
 Tổn thất toàn bộ: dành cho các trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mất
mát, hư hỏng, biến chất hay biến dạng không còn như lúc đầu khi được
bảo hiểm.
+ Theo tính chất tổn thất
 Tổn thất chung: những chi phí hay hy sinh phát sinh khi tiến hành mục
đích cứu tài cũng như hàng hóa thoát khỏi một sự nguy hiểm chung
 Tổn thất riêng: dạng tổn thất này chỉ gây ra các thiệt hại cho cho một số
quyền lợi của chủ hàng và chủ tàu

- Các loại điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển: Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối
với đối tượng được bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta đã
được Bộ Tài chính ban hành và quy định rất rõ ràng theo bản “Quy tắc chung về
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990”. Quy tắc
này được thành lập dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London
ban hành ICC 1/11982. Nó bao gồm các điều kiện cụ thể như sau:
+ Điều kiện bảo hiểm C - Institute cargo clauses C (ICC-C)
 Rủi ro được bảo hiểm:
- Cháy hoặc nổ;
- Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm và
phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích;
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh;
- Hy sinh vì tổn thất chung;
- Ném hàng khỏi tàu.

 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác:


- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng
hợp đồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;
- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi
tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do
hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;
- Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã chi
nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm
hoặc những chi phí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản
" hai bên cùng có lỗi" ghi trong hợp đồng vận tải.

 Rủi ro loại trừ: Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu
trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù
địch;
- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của
chúng;
- Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;
- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động;
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rối loạn lao
động hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;
-Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên
tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ;
- Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;
- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào.

 Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với
những mất mát, hư hỏng và chi phí do:
- Việc làm xấu cố ý của người được bảo hiểm;
- Chậm chễ là nguyên nhân trực tiếp;
- Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương
tiện vận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở
hàng hoá mà người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết
về tình trạng đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá ;
- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;
- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường;
- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu
thốn về mặt tài chính gây ra.

+ Điều kiện bảo hiểm B - Institute cargo clauses B (ICC-B)


 Rủi ro được bảo hiểm: Như điều kiện C và mở rộng thêm một số rủi ro
sau:
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
- Nước cuốn khỏi tàu;
- Nước biển, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện
vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi
trong khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.
 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác: Như điều kiện C.
 Rủi ro loại trừ: Như điều kiện C.

+ Điều kiện bảo hiểm A - Institute cargo clauses (ICC-A)


 Rủi ro được bảo hiểm: Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách
nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ
những rủi ro đã được loại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo
hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
nhau, đâm va phải những vật thể khác, mất tích...) và những rủi ro phụ(
hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, không giao
hàng ...) do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển,
xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.
 Những tổn thất, chi phí và trách nhiệm khác: Như điều kiện B, C.
 Rủi ro loại trừ: Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý
gây ra.

+ Điều kiện bảo hiểm chiến tranh (Institute war clauses)


Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của
hàng hoá do:
 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột
dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;
 Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
 Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
 Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹp hơn các
rủi ro thông thường. Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàu
biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày
kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ra
trước. Nếu có chuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15
ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến tàu đến cảng chuyển tải.
Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả
khi hàng hoá còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng
không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc
biệt khác.

+ Điều kiện bảo hiểm đình công (Institute strikes clauses)


Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng
hoá được bảo hiểm do:
 Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia
gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;
 Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị;
 Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.

Bên bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của
những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
hậu quả của đình công gây ra.

TÓM TẮT:

Loại bảo hiểm Loại A Loại B Loại C


Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp
Hi sinh tổn thất chung X X X
Ném hàng khỏi tàu (vứt xuống biển trong lúc vận X X X
chuyển)
Hàng hóa bị thất lạc do tàu bị mất tích (trừ trường X X X
hợp bị cướp)
Nước cuốn trôi khỏi tàu X X
Nước tràn vào tàu, xà lan, hầm hàng hoặc nơi chứa X X
hàng (trừ trường hợp nước mưa)
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong X X
quá trình bốc xếp
Hành vi chủ ý phá vỡ hàng của thủy thủ đoàn X
Cướp biển X
Các rủi ro phụ khác: X
- Mất trộm, mất cắp
- Hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp,…
- Không giao hàng, thiếu hàng
Tất cả các rủi ro khác X
Nguyên nhân gián tiếp
Cháy, nổ X X X
Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn hoặc bị đắm, lật X X X
úp
Phương tiện di chuyển va vào nhau hoặc đâm phải X X X
các vật cản trên đường đi nhưng không phải nước
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp mặt X X X
Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đổ X X X
hoặc trật bánh trong quá trình di chuyển
Động đất, núi lửa hoặc sét đánh trong quá trình vận X X
chuyển

a. CÁCH THỨC MUA BẢO HIỂM


- Trường hợp mua bán theo CIP và CIF:
+ Người bán mua bảo hiểm
+ Hợp đồng và L/C có quy định về mua bảo hiểm
+ Mua bảo hiểm cho nhà nhập khẩu
 Nhà xuất khẩu đọc kỹ quy định về điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng.

- Trường hợp mua bán theo các điều kiện thương mại khác:
+ Người bán mua bảo hiểm
+ Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro với hàng hoá
+ Nghiên cứu kỹ các điều kiện bảo hiểm để chọn mua theo điều kiện bảo hiểm tối
ưu nhất
+ Làm giấy yêu cầu bảo hiểm cho hàng hoá
+ Đóng phí bảo hiểm và nhận chứng từ bảo hiểm
 Người mua phải có sự hiểu biết về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK mà đặc
biệt là những rủi ro, những tổn thất, những điều kiện bảo hiểm, những quy định về
thủ tục khiếu nại, đòi bồi thường.

b. KHIẾU NẠI, ĐÒI BỒI THƯỜNG


- Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất: Nếu được thông tin hay
phát hiện thấy thực tế hàng hoá bị tổn thất thì người được bảo hiểm cần làm ngay
các công việc sau:
+ Thông báo cho người bảo hiểm biết và nếu thấy tình hình hàng hoá tổn thất hoặc
nghi ngờ có tổn thất thì cần làm giấy yêu cầu đề nghị người giám định ngay. Việc
giám định hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất phải do người bảo hiểm tiến hành
theo đơn đề nghị của người được bảo hiểm. Nếu vụ tổn thất không được giám định
viên của người bảo hiểm giám định thì sẽ không được chấp nhận bồi thường.
+ Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.
+ Bảo lưu quyền khiếu nại cho người bảo hiểm tức là đơn khiếu nại ngay bên gây
ra tổn thất hàng hoá và gọi là khiếu nại người thứ ba, người đứng ngoài hợp đồng
bảo hiểm.

- Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường: Khiếu nại là sự thỉnh cầu hay yêu cầu người bảo
hiểm bồi thường trên cơ sở những chứng cứ do người được bảo hiểm đưa ra. Hồ
sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau
những phải chứng minh được:
+ Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;
+ Hàng hoá đã được bảo hiểm;
+ Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm;
+ Mức độ tổn thất;
+ Thực hiện nguyên tắc thế quyền để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba
bồi thường.

- Hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường phải bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1- Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (bản gốc)
2- Vận đơn đường biển (bản gốc) và hợp đồng thuê tàu (nếu có)
3- Hoá đơn thương mại
4- Hoá đơn về các chi phí khác (nếu có)
5- Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng
6- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
7- Phiếu đóng gói
8- Văn bản, giấy tờ liên quan tới việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời
(nếu có)
9- Kháng nghị hàng hải hoặc nhật ký hàng hải
10- Thư khiếu nại có ghi rõ số tiền yêu cầu bồi thường
11- Biên bản bất thường về hàng hoá vận chuyển
12- Biên bản giám định .

Sau khi kiểm tra chứng từ và thanh toán bồi thường, mọi khoản khiếu nại và
quyền khiếu nại của người được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được
chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường. Người được
bảo hiểm muốn khiếu nại tổn thất toàn bộ ước tính cho hàng hoá được bảo
hiểm, phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm.Thông báo phải đưa
ra không chậm trễ, với mục đích để cho người bảo hiểm có cơ hội giảm thiểu
hay ngăn ngừa tổn thất (như bán hàng dọc đường). Thông báo từ bỏ hàng phải
làm thành văn bản và trong mọi trường hợp phải cho biết ý định của người
được bảo hiểm là từ bỏ không điều kiện mọi quyền lợi về hàng hoá được bảo
hiểm cho người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ
hàng nghĩa là người bảo hiểm chấp nhận trách nhiệm bồi thường như bồi
thường tổn thất toàn bộ thực tế và có quyền sở hữu phần còn lại của hàng hoá.
Việc từ bỏ hàng không được thay đổi sau khi người bảo hiểm chấp nhận thông
báo từ bỏ hàng. Tuy nhiên, trước khi người bảo hiểm chấp nhận thông báo từ
bỏ hàng, người được bảo hiểm phải có những biện pháp tích cực nhằm ngăn
ngừa và hạn chế tổn thất. Nếu người bảo hiểm không chấp nhận từ bỏ hàng,
các quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vẫn không
thay đổi.

Thời hạn khiếu nại với người bảo hiểm là hai năm kể từ ngày có tổn thất hoặc
phát hiện tổn thất. Tuy nhiên, bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm
trong vòng 9 tháng kể từ khi có tổn thất để người bảo hiểm còn thực hiện
quyền truy đòi các bên có liên quan đến vụ tổn thất.

c. CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ BẢO HIỂM


a. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng. Giá trị thực tế của lô hàng có thể là
giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển,
phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác định:
V=C+I+F
Trong đó: V- là giá trị bảo hiểm của hàng hoá
C- là giá hàng tại cảng đi (giá FOB)
I- là phí bảo hiểm
F- là cước phí vận tải
Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm
thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu
theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự
tính. Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì:
V = 110% * CIF
hoặc xuất theo giá CIP thì:
V = 110% * CIP
CIF = (C + F): (1 – R)
Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm.

b. Số tiền bảo hiểm


Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo
hiểm yêu cầu và được bảo hiểm.
Về nguyên tắc, Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được
bảo hiểm. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người
được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường
trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng. Nếu đối tượng bảo
hiểm được bảo hiểm trùng, tức là cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm nhưng lại
được bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau thì trách nhiệm của tất cả các
công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Trong xuất
nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hoá đơn hay giá FOB hoặc giá
CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay nói cách khác là
bảo hiểm dưới giá trị.

c. Phí bảo hiểm, tỉ lệ phí bảo hiểm


Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo
hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên. Phí
bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn
thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được
bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi. Như vậy phí bảo hiểm
được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm
hoặc giá trị bảo hiểm. Để lập công thức tính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau:
R: là tỷ lệ phí bảo hiểm
I: là phí bảo hiểm
A: là số tiền bảo hiểm
V: là giá trị bảo hiểm
Thì: I = R * A (nếu A < V)
Hoặc I = R * V (nếu A = V)
Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay thì phí bảo hiểm được tính
theo công thức sau: I = R * CIF
Do CIF = C + I + F = C + (R * CIF) + F
CIF= (C+F): (1−R)
Nên:
Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước thì:
A = [(C + F): (1 – R)] ∗ (1 + a)
Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính và thường bằng 10% của số tiền bảo hiểm
hoặc giá trị bảo hiểm.
Ngoài ra, để lập bảng chào phí người bảo hiểm còn phải tính đến các yếu tố khác
như:
+ Loại hàng hoá: hàng hoá dễ bị tổn thất như dễ đổ vỡ, dễ bị mất cắp... thì tỷ lệ phí
bảo hiểm cao hơn
+ Loại bao bì, phương thức đóng gói hàng hoá
+ Phương tiện vận chuyển: xem xét một số chi tiết liên quan đến tàu vận chuyển
như tên tàu, quốc tịch, loại tàu, tuổi tàu...
+ Hành trình vận chuyển và các thiết bị cảng tại các cảng tàu cập bến
+ Điều kiện bảo hiểm càng rộng thì rủi ro càng nhiều do đó phí bảo hiểm tăng lên.
Tỷ lệ phí bảo hiểm thường xuyên được xem xét, điều chỉnh lại một cách định kỳ
trên cơ sở những hậu quả tổn thất cuả người được bảo hiểm trong kỳ trước cũng
như tình hình thực tế. Điều này được gọi là định phí theo kết quả, vì vậy để giữ
được tỷ lệ phí thấp việc đề phòng và hạn chế rủi ro gây ra tổn thất là rất quan
trọng.

d. BÀI TẬP PHẦN BẢO HIỂM


ĐỀ BÀI
- Đơn hàng trị giá 2.000.000USD ghi trên hoá đơn FOB
- Trị giá thân tàu là 5.000.000USD
- Trị giá cước phí vận chuyển (chưa thu) là 800.000USD
- Trị gía hàng hoá của các chủ hàng khác là 8.000.000USD.
Trên hành trình vận chuyển về Việt Nam, tàu gặp bão, tổn thất riêng giám định
cho thấy là 1.200.000USD, gắn với chủ hàng A. Sau đó tàu gặp tổn thất chung,
giám định thiệt hại cho thấy 2.000.000USD. Chi phí để khắc phục tổn thất chung
là 200.000USD.
Câu hỏi: Cho biết số tiền công ty A được bồi thường? Biết rằng công ty đã mua
bảo hiểm 90% trị giá hàng hoá của công ty mình.

BÀI LÀM
- Nếu công ty mua hàng hoá theo điều kiện C thì tổn thất riêng không được bồi
thường. Còn nếu mua theo điều kiện A hay điều kiện N thì sẽ được bồi thường cả
tổn thất chung và tổn thất riêng.
- Tổn thất riêng là 1.200.000USD. Vậy số tiền bảo hiểm sẽ đền bù cho tổn thất riêng
là:
90% x 1.200.000 = 1.080.000 (USD)

- Tổn thất chung sẽ được bồi thường căn cứ vào đóng góp tổn thất chung của công
ty và giá trị bảo hiểm đã mua:
Hệ số phân bổ tổn thất chung = (Tổng thiệt hại tổn thất chung + chi phí khắc phục
tổn thất chung nếu có) / Tổng giá trị bảo hiểm chịu phân bổ tổn thất chung
 Hệ số phân bổ tổn thất chung = (2.000.000 + 200.000) / (5.000.000 + 800.000
+ 8.000.000 + 2.000.000 – 1.200.000) = 0.15
 Đóng góp của công ty A vào tổn thất chung là:
(2.000.000 – 1.200.000) x 0.15 = 120.000 (USD)
 Số tiền tổn thất chung công ty A được bồi thường là: 90% x 120.000 = 108.000
(USD)

 Tổng số tiền tổn thất công ty A được bồi thường là:


1.080.000 + 108.000 = 1.188.000 (USD)

5. THỦ TỤC HẢI QUAN (VÂN)


- ĐỐI VỚI CHỦ HÀNG
- ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC HẢI QUAN
5.1 Đối với chủ hàng
B1: Khai báo cùng bộ hồ sơ hải quan cho lô hàng XNK

- Tgian khai báo -> chậm bị phạt ( muộn nhất 30 ngày với hàng nhập- và 8h với hàng
xuất)

- Địa điểm khai báo

+ Trụ sở hải quan ngoài cửa khẩu ( Làm thủ tục ở HN, hàng xuất ở cảng HP) -> Cần
làm đơn chuyển cửa khẩu

+ Trụ sở hải quan cửa khẩu ( làm thủ tục ở HN, hàng xuất ở HN )

- Hồ sơ hải quan cho lô hàng XNK

+ Chứng từ bắt buộc: Tờ khai HQ


+ Chứng từ bổ sung: giấy phép đc XNK
+ Xuất trình để ktra: giấy tờ ủy quyền đi khai báo..

- HD khai báo các tiêu thức trên tờ khai HQ

CHÚ Ý:

Hiện tại, ng khai báo phải tự kê khai và tính thuế cho lô hàng xnk. Hquan chỉ ktra và xác
nhận -> ng khai hq cần nắm chắc 6pp XĐ tggd của hh xnk để tính thuế, xđ mã HS để xác
định biểu thuế nk/ ưu đãi..

B2: Xuất trình hh

- ng khai báo p đợi kqua phân luồng để biết có phải ktra thực tế k, nếu màu đỏ ( ktra 5%
10% all) địa điểm, tgian theo yc của hq. Chủ hàng chịu CP đưa hàng, sx hh để ktra
B3: Thực hiện qđ của HQ để thông quan cho hh

Nhận xét

Chỉ khai hoàn tất thủ tục/ tờ khai, ký xác nhận của bọ phận CQHQ có lquan thì hh ms
thông quan

5.1.1. Với hàng xuất khẩu

B1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, thuế

-kiểm tra về chính sách của nhà nước có khuyến khích, hạn chế, hay cấm xuất khẩu mặt
hàng này không. Trường hợp bị hạn chế, phải xuất theo hạn ngạch, hay giấy phép, thì cần
nghiên cứu làm thủ tục này trước khi tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu

-tìm hiểu xem mặt hàng đó có chịu thuế xuất khẩu không, thuế bao nhiêu

B2: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ

Cần chuẩn bị những chứng từ như:

1. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)


2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
3. Phiếu đóng gói (Packing List)
4. Thỏa thuận lưu khoang (Booking Note): để lấy thông tin tên tàu, số chuyến, cảng
xuất
5. Phơi phiếu xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal (chì)

Với những loại hàng đặc thù, phải chuẩn bị những giấy tờ riêng theo quy định hiện hành.

VD:gỗ hay sản phẩm của gỗ, phải chuẩn bị thêm hồ sơ lâm sản có dấu xác nhận của
kiểm lâm, hay hàng thủy sản phải kiểm dịch động vật.
B3: Khai tờ khai hải quan

Căn cứ theo số liệu trong bộ chứng từ nêu trên, nhà xk nhập dữ liệu trên phần mềm khai
hải quan điện tử

Với doanh nghiệp mới xuất nhập khẩu lần đầu, thì phải thêm một số bước phụ:

 Mua chữ ký số.


 Đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục hải quan (hệ thống VNACCS).
 Tải và cài đặt phần mềm khai hải quan điện tử.
Nhận kết quả phân luồng
B4: Làm thủ tục XNK tại cơ quan hải quan

Tùy theo tờ khai phân vào luồng gì, mà thủ tục có sự khác nhau

Tóm tắt TTHQ phân luồng hh

Tờ khai luồng xanh

Miễn kiểm tra chi tiết chứng từ và miễn kiểm chi tiết hàng hoá

In tờ khai sau khi đã nộp thuế (nếu có) và thanh lý lấy hàng (hàng nhập) hoặc xuất hàng
(hàng xuất) tại cảng.

Tờ khai luồng vàng

Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa
Xuất trình hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu
Hải quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành thông quan nếu phù hợp và đã nộp thuế.
Nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc nghi ngờ hải quan sẽ chuyển sang luồng đỏ để kiểm tra
thực tế hàng hóa. Sau đó thông quan nếu không vi phạm.
In tờ khai và thanh lý lấy hàng (hàng nhập) hoặc xuất hàng (hàng xuất) tại cảng.

Tờ khai luồng đỏ
Xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa để hải quan kiểm tra thực tế.

Xác định xem hàng hóa trên thực tế có giống như đã khai báo trong hồ sơ hay không.
Nếu giống thì coi như hoàn thành bước này. Nếu khác thì phải sửa lại tờ khai (sai sót
nhỏ), có thể bị phạt hành chính (nếu sai lớn), và có trường hợp không được xuất (lỗi
nghiêm trọng).

B5: Thông quan và thanh lý tờ khai

Nộp lại tờ khai + tờ mã vạch (in từ website tổng cục hải quan) cho hãng tàu, để họ làm
thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu.
5.1.2. Thủ tục Hải quan với hàng nhập khẩu

B1. Kiểm tra chính sách mặt hàng, thuế

Giống mục xuất khẩu

B2. Chuẩn bị hồ sơ chứng từ

Đối với hàng nhập khẩu theo điều kiện nhóm F, C, D (trừ DDP) nhà nhập khẩu phải làm
thủ tục hải quan tại Việt Nam.

Đối với những điều kiện DDP thì người bán sẽ làm thủ tục và chuyển hàng đến kho.
người nhập khẩu phải hỗ trợ cung cấp chứng từ

Số lượng & loại giấy tờ sẽ quy định rõ trong hợp đồng mua bán, và thường gồm các
chứng từ sau:

 Bộ vận tải đơn (Bill of Lading)


 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
 Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
 Giấy chứng nhận xuất xứ (CO - Certificate of Origin)
 Ngoài ra còn một số giấy tờ khác như: chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận
phân tích (CA), đơn bảo hiểm, kiểm dịch ... nếu có.

B3, B4 Giống với xuất khẩu.

B5: Thông quan và thanh lý tờ khai


Tại bước này, bạn chuẩn bị lệnh giao hàng D/O. Nhớ kiểm tra chắc chắn lệnh giao hàng
phải còn hạn. .Bên cạnh đó cần có giấy giới thiệu của chủ hàng, phiếu cược vỏ của Hãng
tàu, mã vạch tờ khai Hải quan đã được ký và đóng dấu.

Bố trí phương tiện vận tải bộ để đưa hàng về kho của mình.

Lưu hồ sơ sau thông quan: sau khi hoàn tất thủ tục, ưu trữ các loại chứng từ liên quan
đến lô hàng ít nhất là 5 năm để có thể kiểm tra sau thông quan.
5.2. Đối với công chức HQ

B1: Tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục đky tờ khai

- BPCCHQ phải ktra chủ hàng có đc đky tờ khai k

- Ktra sơ bộ khai báo

- Nhập dữ liệu khai báo của hệ thống

- Dlieu khai báo, phân loại tự động (vàng, xanh, đỏ). Nếu là đỏ thì CB đề xuất hình thức
ktra thực tế hh với lãnh đạo

B2: Ktra chi tiết hồ sơ hquan

- Ktra giá tính thuế, thuế suất

- Hàng luông vàng, đỏ phải ktra, xanh thì ko cần B2 này

B3: Ktra thực tế

- hàng luồng đỏ

- ktra 5 10 100%

Phụ thuộc vào lệnh, hình thức, mức độ đc in ra từ B1 và đc phê duyệt của lãnh đạo

B4: Thu lệ phí hq, đóng dấu xác nhận hoàn thành tt lên tờ khai để chủ hagnf giả phóng
hh
B5: Phúc tập, lưu trữ HSHQ để làm bằng chứng cho công tác sau thông quan

5.2.1.Thời hạn giải quyết thủ tục Hải quan nhập khẩu/xuất khẩu
Điều 23, Luật Hải Quan 2014):
 Tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ Hải quan: Cơ quan Hải quan thực hiện ngay
khi người khai Hải quan xuất trình hồ sơ.
 Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ Hải quan: Chậm nhất là 02 giờ làm việc sau
khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.
 Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế (kiểm hóa): Chậm nhất là 08 giờ làm việc
tính từ lúc người khai Hải quan xuất trình hàng hóa.
 Nếu lượng hàng lớn và đa dạng chủng loại: Quá trình kiểm tra phức tạp thì có thể
gia hạn nhưng tối đa không quá 02 ngày,
5.2.2.Trình tự.
B1.Hướng dẫn doanh nghiệp kê khai
B2 Kiểm tra hồ sơ hải quan
+ Nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực
tiếp hoặc thông qua Hệ thống;
+ Kiểm tra thông tin tờ khai, hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng
hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi,
thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có)
+ Xử lý kết quả kiểm tra
B3. Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Công chức được phân công phải thông báo cho người khai hải quan về hình
thức, địa điểm và thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa và việc chuyển luồng (nếu
có) theo đúng nội dung chỉ đạo của Chi cục trưởng. Riêng mức độ kiểm tra (tỷ lệ
kiểm tra) không thông báo cho người khai hải quan;
+ Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư số
38/2015/TT-BTC và các chỉ dẫn của Chi cục trưởng. Kết quả kiểm tra hàng hóa
phải xác định rõ những nội dung phù hợp/chưa phù hợp của hàng hóa thực tế
xuất khẩu, nhập khẩu so với khai báo của người khai hải quan, đồng thời phải
xác định đầy đủ các thông tin về hàng hóa làm căn cứ tính thuế và phải được cập
nhật ghi nhận tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra.
B5. Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí
(1) Thu thuế
(2) Thu lệ phí hải quan
(3) Thu phí thu hộ
B6.Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
- Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi

TÌNH HUỐNG
1. Hàng Hóa Đến Trước Bộ Chứng Từ Khiến Đối Tác Không Thể Lấy Được Hàng
Thiệt hại sẽ phát sinh trong trường hợp thanh toán bằng L/C vànhà nhập khẩu cần hàng
gấp/thời gian lưu container quá hạn:
- Nhà nhập khẩu cần hàng gấp nhưng không thể lấy được hàng vì bộ chứng từ vẫn chưa
đến tay.
- Phát sinh chi phí cho việc làm chứng nhận bảo lãnh, nhà nhập khẩu phải trả. Nếu không
lấy hàng sớm, sẽ phát sinh các chi phí lưu container, lưu bãi, lưu tàu.
Giải quyết: Từ thực tế phát sinh này, hai bên sẽ dùng một loại B/L có thể khắc phục tình
huống kể trên. Đó là Surrendered B/L (hay Vận đơn Xuất trình). đây là B/L có thể giúp
người NK lấy hàng/hãng tàu thả hàng cho người NK mà không cần đợi B/L gốc.
Có 02 tình huống sử dụng Surrendered B/L mà người XK/người NK thực hiện:
Tình huống 1: Người NK không lường trước được việc người XK chậm chuẩn bị bộ
chứng từ, chậm gửi bộ chứng từ (trong đó có B/L gốc).
Lúc này, hãng tàu đã ký phát B/L gốc cho người XK. Người XK đang giữ B/L gốc và
chưa gửi đi cho người NK do phải chờ các chứng từ khác của lô hàng.
Khi đó, người NK sẽ yêu cầu người XK hãy đề nghị hãng tàu “surrender” B/L gốc ấy.
Hãng tàu sẽ thực hiện nghiệp vụ Surrender bộ B/L gốc ấy và thả hàng ra cho người NK
nhận hàng mà không cần đợi B/L mà người XK gửi qua.
người XK/NK sẽ phải trả hai lần lệ phí cho hãng tàu: Một lệ phí cho việc phát hành B/L
gốc và một khoản lệ phí cho nghiệp vụ Surrender bộ B/L gốc này.
Tình huống 2: Hai bên đã biết trước được việc người XK sẽ chậm gửi bộ chứng từ
(trong đó có B/L gốc) và hãng sẽ đến sớm do vậy hai bên chủ động ngay từ đầu là sẽ
quyết định dùng Surrendered B/L. Và không yêu cầu hãng tàu phát hành B/L gốc
ngay từ đầu.
Quy trình thực hiện tương tự như trên, chỉ khác là người XK không phải trả lại B/L gốc
vì B/L không được phát hành ra.
Lúc này hãng tàu chỉ tính một lần chi phí đó là phí dịch vụ Surrender. Hai bên tiết kiệm
được chi phí.
Qua đây ta thấy rằng, Surrendered B/L được sử dụng trong trường hợp:
 Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, không cần phát hành B/L gốc;
 Người NK thường không có nhu cầu chuyển nhượng lại lô hàng bằng chứng từ
( surrendered B/L không chuyển nhượng được)
 Người NK với người XK có quan hệ là công ty mẹ/con hoặc khách hàng thân
thiết, tin cậy.

Lưu ý cho người XK, trước khi thả hàng, người XK phải kiểm tra việc thanh toán của
người NK (nếu thoả thuận phải thanh toán trước khi thả hàng). Ngược lại, người NK phải
tiến hành thanh toán đúng hẹn cho người XK, phòng trường hợp hàng đến rồi, mà việc
thanh toán chưa hoàn thành, người XK không thả hàng, người NK không lấy được hàng,
phát sinh phí demurrage, người NK phải gánh.

Phòng tránh:
-Trước khi hàng đến, phải có bộ chứng từ scan gửi qua email để kiểm tra thủ tục nhập
khẩu hay đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Nếu có thể, lựa chọn những tuyến trình có thời gian vận chuyển dài ngày, để khi thời
gian tàu đến và bộ chứng từ đến khớp với nhau.

2. Mất Trắng Lô Hàng Cho Dù Đã Lựa Chọn Phương Thức Thanh Toán L/C

Trong năm 2016, đã có vài doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị lừa bởi các
đối tác Canada, cũng trong trường hợp thanh toán bằng L/C.
Cụ thể : Khi ký hợp đồng, phương thức thanh toán được thỏa thuận là L/C, trả sau 60
ngày. Trong L/C lại ràng buộc giao cho bên nhập 1 trong 3 tờ bill để tiến hành lấy mẫu
kiểm tra an toàn thực phẩm của CFIA, với điều kiện là mẫu chữ ký trên hợp đồng và
người mở L/C cùng với bộ chứng từ phải khớp với nhau. Khi các nhà xuất khẩu gửi bộ
chứng từ đến ngân hàng mở L/C, họ lại đưa cho nhà nhập khẩu tờ bill để lấy hàng, trong
khi đó lại trả về bộ chứng từ còn lại cho nhà xuất khẩu với lý do: bộ chứng từ không hợp
lệ và từ chối thanh toán, trong khi đó bên nhập khẩu ở Canada đã lấy hàng rồi.
Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu của VN và cả hiệp hội thủy sản đều cho rằng:
ngân hàng mở L/C và bên nhập khẩu ở Canada đã thông đồng với nhau lừa nhà xuất
khẩu. Tuy nhà xuất khẩu có nhờ đến sự can thiệp của các hiệp hội, thế nhưng kết quả
chẳng đi đến đâu và vẫn bị mất trắng lô hàng. Sau khi kiểm tra thì phát hiện ngân hàng
mở L/C này đã tuyên bố phá sản từ năm 2014.

Để tránh phạm phải sai lầm như trường hợp trên, đối với giao dịch quốc tế:

+Nếu là nhà xuất khẩu, cần phải tham gia các hiệp hội quốc tế, để có thêm sự hỗ trợ về
thông tin.
+Nhờ ngân hàng trung ương, ngân hàng bên phía chúng ta đứng ra kiểm tra mức độ uy
tín và an toàn của ngân hàng mở L/C
+ Hạn chế các loại L/C trả chậm hay L/C có thể hủy ngang để giảm thiểu mức độ rủi ro.
+ tận dụng dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ của ngân hàng để tránh được rủi ro ở mức độ
thấp nhất.
+Để chắc chắn hơn nữa, bạn cần xác thực mức độ đáng tin cậy về việc thanh toán của đối
tác thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia đó

6. THANH TOÁN (HOA)


- L/C
- NHỜ THU DP, DA
- TT, TTR
a. Phương thức thanh toán chuyển tiền - Remittance
i. Khái niệm
Thanh toán chuyển tiền là phương thức người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của
mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho
người xuất khẩu.

Có 4 bên tham gia phương pháp chuyển tiền:

1. Người nhập khẩu – người chuyển tiền (Remitter)


2. Người xuất khẩu – người thụ hưởng (Beneficiary)
3. Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank)
4. Ngân hàng đại lý (Corresponding Bank)
2.1.2 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền

Ngân hàng chuyển (4) Ngân hàng đại lý


tiền

(3) (2)
(5)

Người nhập khẩu Người xuất khẩu


(1)1
1
Giải thích quy trình:

(1) Người XK giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK


(2) Người NK điền giấy yêu cầu chuyển tiền (theo mẫu của ngân hàng) yêu cầu
ngân hàng chuyển tiền chuyển tiền trả một số tiền nhất định cho người XK.
(3) Sau khi kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán thì ngân hàng phục
vụ người NK sẽ trích tiền để chuyển trả người hưởng lợi và gửi giấy báo đã
thanh toán cho người NK
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển tiền trả
cho người XK
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người XK
Các phương thức chuyển tiền hiện tại
- Chuyển tiền bằng điện -Telegraphic Transfer Remittance (T/T): thời gian chuyển
rất nhanh, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí và chi phí điện tín. Đây là phương
pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
- Chuyển tiền bằng thư – Mail Transfer Remittance (M/T): thời gian chuyển lâu,
chi phí rẻ hơn T/T
2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu – Collection
Khái niệm

Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu
giao hàng cho nhà nhập khẩu sẽ ký phát hối phiếu đồng thời nhờ ngân hàng thu hộ số tiền
ghi trên hối phiếu.

* Tùy thuộc vào việc ngân hàng thu hộ tiền có khống chế bộ chứng từ thương mại
không mà có 2 hình thức nhờ thu là:
- Nhờ thu trơn – clean collection
- Nhờ thu kèm chứng từ – documentary collection
* Tùy thuộc vào quy định điều khoản thanh toán ngay hay thanh toán có kỳ hạn
mà có 2 hình thức thực hiện nhờ thu:
- Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (nhờ thu trả ngay) – Document Against Payment
(D/P)
- Nhờ thu chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (nhờ thu trả sau) – Document
Against Acceptance (D/A)
* Các bên tham gia trong phương pháp nhờ thu gồm:
1. Người XK – người ủy thác thu
2. Ngân hàng nhận ủy thác nhờ thu
3. Ngân hàng đại lý
4. Người NK
2.2.2 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu
 Phương thức nhờ thu trơn
(6)
Ngân hàng Ngân hàng đại lý

nhận ủy thác nhờ thu (3)

(7) (2) (4) (5)

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(1)

Giải thích quy trình:

(1) Người XK chuyển giao hàng hóa, cùng chứng từ hàng hóa cho người NK.
(2) Người XK lập hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền từ người NK.
(3) Ngân hàng nhận ủy thác thu gửi lệnh nhờ thu và hối phiếu tới ngân hàng đại lý
để thông báo người NK biết
(4) Ngân hàng đại lýgửi hối phiếu tới người NK để yêu cầu chấp nhận hoặc thanh
toán ngay.
(5) Người NK thanh toán hoặc ký chấp nhận hối phiếu hoặc từ chối trả tiền cho ngân
hàng
(6) Ngân hàng đại lý chuyển tiền hoặc hối phiếu kỳ hạn đã ký chấp nhận trả tiền cho
ngân hàng nhận ủy thác thu
(7) Ngân hàng nhận ủy thác thu ghi có tài khoản cho người XK hoặc đưa lại cho
người xk hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp nhận thanh toán của phía người NK.
 Phương thức nhờ thu chứng từ

(7)
Ngân hàng nhận Ngân hàng đại lý

ủy thác nhờ thu


(3)

(8) (2) (4) (5) (6)

Người xuất khẩu Người nhập khẩu


(1)

Giải thích quy trình

(1) Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế người XK tiến hành giao hàng cho người
NK
(2) Người XK ký phát hối phiếu và gửi kèm bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận
ủy thác thu để nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng từ người NK
(3) Ngân hàng nhận ủy thác thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng
đại lý để thông báo và đòi tiền người NK
(4) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra, giữ lại bộ chứng từ hàng hóa và gửi hối phiếu đến
cho người NK để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
(5) Người NK sau khi kiểm tra tùy theo thời hạn thanh toán là trả ngay hay trả sau mà tiến
hành trả tiền hay ký chấp nhận trả tiền hoặc từ chối trả tiền và gửi cho ngân hàng.
(6) Ngân hàng đại lý chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người NK để người NK đi nhận
hàng.
(7) Ngân hàng đại lý chuyển tiền hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận về ngân hàng nhận ủy
thác nhờ thu hoặc thông báo về sự từ chối và gửi lại hối phiếu bị từ chối và bộ chứng
từ.
(8) Ngân hàng nhận ủy thác nhờ thu tiến hành thanh toán cho người XK hoặc chuyển
hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo về sự từ chối thanh toán của người NK và
gửi trả lại hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK.
2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Document Credit
Khái niệm
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó, một
ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư
tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số
tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù
hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc thực hành
thống nhất cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” (Uniform Customs and
Practice for Documentary Credit -UCP-DC). Văn bản UCP mới nhất là UCP 600.
So với các phương thức thanh toán khác, thanh toán bằng L/C có ưu điểm:

Đối với nhà xuất khẩu: được ngân hàng phát hành thư tín dụng đảm bảo thanh
toán nếu xuất trình được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp với các quy định bề mặt của thư
tín dụng.

Đối với nhà nhập khẩu: được ngân hàng phát hành bảo đảm không phải trả tiền
chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

 Các bên tham gia giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ:
1. Người nhập khẩu – người xin mở thư tín dụng
2. Ngân hàng phát hành thư tín dụng – ngân hàng bên nhập khẩu
3. Người xuất khẩu
4. Ngân hàng thông báo thư tín dụng
 Nội dung của thư tín dụng L/C
(1) Số hiệu của L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số
hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số
hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng
từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền.
(2) Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng cam kết trả tiền cho người XK.
(3) Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân
hàng mở L/C đối với xuất khẩu. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn của
L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực r
hiện việc mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không.
(4) Loại thư tín dụng: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và
nghĩa vụ của những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Do đó, khi
mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào
cần mở.
(5) Tên, địa chỉ của những người liên quan.
(6) Số tiền của thư tín dụng: Đây là một nội dung rất quan trọng. Tên đơn vị tiền tệ
phải cụ thể, rõ ràng.
(7) Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời
hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của
L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.
(8) Thời hạn trả tiền của L/C: Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn có hiệu lực
của L/C hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Trong trường hợp này
phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn
hiệu lực của thư tín dụng.
(9) Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng và cũng do
hợp đồng thương mại quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển
giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng có
liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.
(10) Điều khoản về hàng hóa: Là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến
hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả…Những nội dung về
vận tải, giao nhận hàng hóa: Điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, …), nơi gửi
hàng, nơi giao hàng,… cũng được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng
tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của người xuất khẩu, khả năng nhận hàng
của người nhập khẩu…
(11) Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Yêu cầu về việc ký phát và xuất
trình các loại chứng từ cần phải được nêu rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C.
(12) Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng: Là nội dung thể hiện sự ràng
buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với L/C này.
(13) Những điều kiện đặc biệt khác: Những điều kiện khác có thể liệt kê như: ai trả phí
ngân hàng, những hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, số UCP mà hai bên
thống nhất áp dụng,…
(14) Chữ ký của ngân hàng mở L/C: nếu mở L/C bằng thư. Nếu gửi bằng telex, swift
thì không có chữ ký, khi đó căn cứ vào mã khóa của L/C.
Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(6)
Ngân hàng thông báo Ngân hàng mở L/C
L/C
(5)

(2)
(6) (5) (3) (1) (7) (8)

Người xuất khẩu Người nhập khẩu

(4)
Giải thích quy trình:

(1) Người nhập khẩu điền đơn xin mở thư tín dụng gửi ngân hàng phát hành, yêu cầu mở
thư tín dụng cam kết trả tiền cho người XK
(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung đơn xin mở L/C, ngân hàng sẽ mở L/C và gửi qua
ngân hàng thông báo L/C để ngân hàng thông báo và gửi L/C đến cho người XK
(3) Ngân hàng thông báo sẽ thông báo việc L/C đã được mở cho người xuất khẩu hưởng.
(4) Người xuất khẩu sau khi nhận được thông báo L/C đã được mở tiến hành giao hàng
cho người nhập khẩu.
(5) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ yêu cầu thanh toán gửi tới ngân hàng
thông báo L/C, sau đó ngân hàng này tiếp tục xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng
mở thư tín dụng yêu cầu thanh toán
(6) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra sự phù hợp của chứng từ so với các điều kiện và
điều khoản của thư tín dụng tiến hành chuyển tiền thanh toán cho người XK qua ngân
hàng thông báo.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người NK và chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người NK
(8) Người NK kiểm tra bộ chứng từ và tiến hành thanh toán cho ngân hàng và nhận bộ
chứng từ để đi nhận hàng.
2.4 Một số lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Loại thư tín dụng
Loại thư tín dụng tốt nhất và đảm bảo quyền lợi cho người bán là loại thư tín dụng
không thể hủy bỏ, có xác nhận và không được truy đòi. Vì loại thư này đảm bảo chắc
chắn thu được tiền, ổn định và không phải truy hoàn lại tiền

- Ngân hàng mở L/C và ngân hàng xác nhận


Ngân hàng mở L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế . Trong
trường hợp người XK chưa tin tưởng vào ngân hàng mở L/C thì phải yêu cầu ngân hàng
mở L/C có ngân hàng khác xác nhận

- Ngày mở L/C và ngày hết hạn hiệu lực L/C


Người NK thường muốn mở L/C chậm, càng gần sát ngày giao hàng càng tốt để đỡ bị
đọng vốn. Người bán thì ngược lại, họ muốn L/C được mở sớm để có thời gian chuẩn bị
hàng. Đối với thời hạn hiệu lực L/C cũng vậy, nếu bộ chứng từ thanh toán không được
xuất trình trong thời hạn hiệu lực L/C thì người XK không thể đòi tiền ngân hàng. Vì
vậy khi quy định thời hạn hiệu lực L/C cần đảm bảo đủ một khoảng thời gian hợp lý cho
người XK chuẩn bị hàng và bộ chứng từ và chuyển chứng từ tới ngân hàng đòi tiền,
tránh phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.

Ngoài việc quy định ngày hết hạn L/C là một ngày cụ thể cần quy định số ngày
tối đa phải xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng xog. Nếu trong thư tín dụng không
quy định thời hạn này, thì theo UCP 600 thời hạn này là 21 ngày nhưng vẫn phải trong
thời hạn hiệu lực L/C

− Bộ chứng từ thanh toán


Bộ chứng từ thanh toán là vấn đề quan trọng nhất trong phương thức thanh toán
này.

Người NK khi yêu cầu về bộ chứng từ trong thư tín dụng phải chú ý để đảm bảo
nhận được hàng đúng như thỏa thuận trong hợp đồng thì bộ chứng từ phải bao gồm: vận
đơn (B/L), hóa đơn thương mại (Invoice), phiếu đóng gói, C/O, giấy chứng nhận chất
lượng,… và có thể thêm một số giấy tờ khác như giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng
nhận kiểm dịch, vệ sinh,…

Người XK cần chú ý kiểm tra L/C có được ký phát phù hợp với hợp đồng thương
mại đã ý hay không. Ngay khi giao hàng người XK phải nhanh chóng chuẩn bị bộ
chứng từ đầy đủ, phù hợp với yêu cầu trong L/C thì mới được thanh toán.

Ưu và nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế


Phương Thanh toán chuyển tiền Thanh toán nhờ thu Thanh toán tín dụng
thức chứng từ
Ưu - Thanh toán đơn giản, - Phương thức nhờ thu -Trong phương thức tín
điểm quy trình nghiệp vụ dễ thường được dùng khi: dụng chứng từ ngân
dàng hai bên thực sự tin cậy hàng không chỉ là người
- Tốc độ nhanh chóng lẫn nhau, người mua sẵn trung gian thu hộ, chi
- Chi phí thanh toán qua sàng thanh toán và có hộ, mà còn là người đại
ngân hàng tiết kiệm hơn khả năng thanh toán. diện bên nhập khẩu
thanh toán tín dụng - Sử dụng phương thức thanh toán tiền cho bên
chứng từ thanh toán nhờ thu kèm xuất khẩu, đảm bảo cho
- Trong phương thức chứng từ quyền lợi của tổ chức xuất khuẩu được
chuyển tiền, ngân hàng tổ chức xuất khẩu có khoản tiền tương ứng
chỉ là trung gian thực được đảm bảo hơn với hàng hoá mà họ đã
hiện việc thanh toán theo không bị mất hàng nếu cung ứng, đồng thời đảm
uỷ nhiệm để hưởng thủ bên nhập khẩu không bảo cho tổ chức nhập
tục phí (hoa hồng) và thanh toán, vai trò ngân khẩu nhận được số
không bị ràng buộc gì cả hàng được nâng cao lượng, chất lượng hàng
thêm trách nhiệm hoá tương ứng với số
tiền mình đã thanh toán.

+Về phía nhà xuất khẩu:


rủi ro ít nhất, ngân hàng
mở L/C/ có trách nhiệm
thanh toán tiền hàng nếu
bộ chứng từ phù hợp với
nội dung trong L/C sau
đó mới đòi tiền bên NK
+Về phía nhà nhập khẩu:
được đảm bảo việc
chuyển hàng
Nhược - Phương thức thanh - Phương thức nhờ thu -Phương thức thanh toán
điểm toán này rủi ro lớn nhất trơn rất ít được áp dụng này tốn nhiều thời gian
vì việc trả tiền phụ thuộc trong thanh toán tiền do phải thực hiện qua
vào thiện chí của người hàng vì không đảm bảo nhiều bước, việc lập
mua, nên chỉ sử dụng quyềm lợi cho cả hai bên chứng từ đòi hỏi phải có
phương thức này trong nhà xuất khẩu và nhà độ chính xác cao, ít sai
trường hợp hai bên mua nhập khẩu do việc nhân sót và kiểm tra chứng từ
bán đã có sự tin cậy, hợp hàng và thanh toán tách tiến hành qua nhiều bên
tác lâu dài, tín nhiệm lẫn rời nhau vì vậy chỉ được nếu có sai sát phải sửa
nhau và thanh toán các sử dụng trong thanh toán lại làm cho nhà nhập
khoản tương đối nhỏ. phí hoặc nhờ thu Sec khẩu lâu nhận được
-Phương thức này cũng giữa các ngân hàng. chứng thừ thanh toán để
gây nhiều rủi ro cho - Phương thức nhờ thu nhận hàng, tốn kém chi
người mua vì có thể kèm chứng từ thì việc phí cho việc bào quản
người xuất khẩu không thu tiền của nhà xuất hàng hóa ở cảng nhập
chuyển hàng ngay cả khi khẩu vẫn chưa chắc khẩu; nhà xuất khẩu
đã được thanh toán, làm chắn. Tuy còn giữ quyền chập nhận được tiền
cho người nhập khẩu rơi kiểm soát bộ chứng từ thanh toán.
vào tình trạng bị động sau khi giao hàng nhưng -Chi phi giao dịch với
nếu nhà nhập khẩu ngân hàng lớn .
không nhận hàng hoặc
không trả tiền
- Chi phí nhờ thu trả
ngân hàng bên nào chịu?
Nếu thu không được thì
bên xuất khẩu phải thanh
toán phí cho cả hai ngân
hàng.
- Tuy nhiên tốc độ thanh
toán vẫn chậm, rủi ro
cho bên xuất khẩu vẫn
lớn

7. Thiết bị toàn bộ (DƯƠNG)


- Các bước NK
- Phương thức NK

7.1. Các bước Nhập Khẩu

Ngày nay theo quy định ở Việt Nam, hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ bao gồm các
bước cơ bản sau:

1. Nghiên cứu thị trường (market study)


Cũng như các loại hàng hoá thông thường khác, trước khi tiến hành nhập khẩu thiết bị
toàn bộ cần thiết phải nghiên cứu thị trường thiết bị toàn bộ. Thực chất của thị trường
thiết bị toàn bộ là thị trường máy móc, thiết bị và nó cũng luôn luôn theo quy luật
cung cầu hàng hoá trên thị trường.

2. Lập dự án (báo cáo) tiền khả thi (pre-feasbility study)


Báo cáo tiền khả thi là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết
định đầu tư và cấp giấy phép đầu tư. Theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của Chính Phủ ban hành Quy chế Quản lý Đầu tư và xây dựng thì nội
dung chủ yếu của báo cáo tiền khả thi bao gồm:
- Nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
- Dự kiến qui mô đầu tư, hình thức đầu tư.
- Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất trên
cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường,
xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật, các điều kiện về cung cấp vật
tư thiết bị, nguyên vật liệu năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
- Phân tích, lựa chọn phương án xây dựng.
3. Lập dự án (báo cáo) khả thi (feasbility study)
Sau khi thẩm định báo cáo tiền khả thi, người ta sẽ tiến hành lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật (báo cáo khả thi). Về cơ bản, nội dung của báo cáo khả thi tương tự như báo
cáo tiền khả thi nhưng mức độ chi tiết cao hơn nhiều. Đây thực chất là sự cụ thể hoá
báo cáo tiền khả thi. Các nội dung cụ thể cũng được quy định tại Nghị định
52/1999/NĐ-CP.
Đối với các dự án thông thường thì chỉ cần lập báo cáo khả thi là đủ. Đối với
các công trình phức tạp và quan trọng thì người ta có thể tiến hành đủ cả hai
bước báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi. Nếu việc lập báo cáo tiền khả thi
cho thấy việc đầu tư xây dựng công trình này là hoàn toàn hợp lý thì sẽ bắt đầu
lập báo cáo khả thi. Sở dĩ như vậy vì một khi báo cáo khả thi đã được thẩm định
và thông qua thì sẽ bắt đầu tiến hành công việc thiết kế.
Mặc dù có khác nhau về tên gọi và cách phân định các phần cụ thể bên trong
nhưng luật chứng kinh tế kỹ thuật và báo cáo khả thi có thể coi tương tự như
nhau. Đây chỉ là cách gọi khác nhau cho công việc tìm hiểu tính hợp lý và các
giải pháp của việc xây dựng một công trình thiết bị toàn bộ.
4. Thiết kế (engineering) (trong thực tế ở Việt Nam, phần thiết kế thường không
nằm ở các giai đoạn chuẩn bị ký kết hợp đồng mà nằm trong giai đoạn sau khi ký
kết hợp đồng).
Về cơ bản, công việc thiết kế theo qui định của các nước phát triển phi xã hội
chủ nghĩa cũng giống như qui định của Liên Xô cũ (nhưng không có thiết kế sơ
bộ), nghĩa là công việc engineering được chia làm hai phần: thiết kế công nghệ
(Techno logical engineering) và thiết kế xây dựng (Civil construction
engineering).
Phần thiết kế công nghệ được chia làm 2 bước: Thiết kế kỹ thuật (Technical
engineering) và Thiết kế thi công (Drawing). Nội dung của Thiết kế kỹ thuật,
theo qui định của các nước tư bản cho biết khối lượng xây lắp có liên quan trực
tiếp tới toàn bộ dây chuyền cộng nghệ của công trình và thông qua đó có thể xác
định được giá công trình, còn thiết kế kỹ thuật theo qui định của Liên Xô cũ chưa
nói lên khối lượng xây lắp này, do đó người ta phải dựa vào các thông số khác để
ước lượng giá công trình.
Thiết kế xây dựng ở đây thực chất chỉ là thiết kế cho phần kiến trúc bao che
công trình (External construction), vậy nó có thể có hoặc không tuỳ thuộc vào
yêu cầu bảo vệ và thẩm mỹ đối với từng công trình và khả năng tài chính của chủ
đầu tư.
5. Cung cấp thiết bị và xây lắp công trình (supply equipmnet and erection
installion).
Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn và quan trọng đối với bất kỳ một công trình nào.
Trên cơ sở những tính toán về trình tự, tiến bộ, thời hạn thi công, lắp ráp máy móc
thiết bị, đại diện của hai bên mua và bán thiết bị toàn bộ phải thảo luật thống nhất về
loại và thời hạn cung cấp thiết bị toàn bộ. Trong giai đoạn này bất cứ sự trục trặc nào
về sự cung ứng thiết bị toàn bộ đều ảnh hưởng đến thời hạn và tiến độ thi công của
công trình.
6. Chạy thử và nghiệm thu (test run and acceptance).
Công trình sau khi đã được xây lắp cần được nghiệm thu và chạy thử. Nhiệm vụ của
từng giai đoạn này là kiểm tra sự hoạt động của từng máy móc thiết bị, từng công
đoạn và cuối cùng là toàn bộ dây chuyền sản xuất bằng cách chạy không tải rồi có tải.
Giai đoạn này thường bộc lộ những trục trặc nếu có của thiết bị toàn bộ vì thế trong
khi chạy thử cần cho chạy thử hết tính năng thiết kế cho phép trong thời gian nhất
định.
Sau giai đoạn chạy thử là giai đoạn nghiệm thu. Giai đoạn này thiết bị toàn bộ được
đưa vào sản xuất nên cần theo dõi chặt chẽ hoạt động của thiết bị toàn bộ để kịp thời
phát hiện hỏng hóc và sửa chữa hiệu chỉnh. Thông thường giai đoạn đầu của vận hành
sản xuất cần tranh thủ kinh nghiệm của các chuyên gia.
Cuối giai đoạn này người ta tiến hành kiểm tra, kiểm kê và đánh giá các thiết bị máy
móc đã được cung cấp. Các quy trình sản xuất cũng được hoàn tất trong giai đoạn
này.

7.2. Phương thức NK

Hiện nay có nhiều cách phân loại các phương thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ, nhưng theo
cách phân loại của FIDIC (hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn), trên Thế giới có 5 phương
thức nhập khẩu thiết bị toàn bộ chủ yếu.

(1) Phương thức tự quản

Trong quá trình nhập khẩu, chủ đầu tư chính là chủ công trình, tự lập dự án, thiết kế, thi
công và chỉ nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật liệu.

(2) Phương thức cổ truyền

Người chủ công trình phải lựa chọn một đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm lập dự án, khảo
sát, thiết kế và soạn các quy chế giúp chủ công trình tổ chức đấu thầu, giám sát việc thi
công xây lắp của nhà thầu.

(3) Phương thức quản lý dự án

Người chủ công trình sẽ thuê một công ty tư vấn thay mặt mình đứng ra giao dịch với các
đơn vị thiết kế, đơn vị cung ứng thiết bị, đơn vị xây lắp. Công ty tư vấn sẽ đứng ra giám
sát, quản lý dự án với tư cách người làm thuê cho chủ công trình chứ không phải là tổng
thầu xây dựng.
(4) Phương thức chìa khóa trao tay

Đây là một phương thức khá phổ biến hiện nay trong đó chủ công trình chỉ quan hệ với
một đơn vị tổng thầu – người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình nhập khẩu và xây lắp
hoàn chỉnh để giao cho chủ công trình vận hành.

Theo mức độ dịch vụ mà nhà tổng thầu cung cấp việc mua bán “chìa khóa

trao tay” có thể phân thành:

- Chìa khóa trao tay thuần túy: Tổng thầu có trách nhiệm chuyển thêm cho chủ công trình
một số hướng dẫn về vận hành

- Chìa khóa kỹ thuật trao tay: Tổng thầu giúp đỡ thêm về kỹ thuật nhưng không đảm bảo
kết quả vận hành đạt sản lượng và quy cách phẩm chất theo thiết kế.

- Sản phẩm trao tay: Chủ công trình nhận được sự đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công nhân
đảm bảo vận hành máy móc đạt sản lượng, quy cách quy định.

- Thị trường trao tay: Người bán sẽ đảm nhận thêm trách nhiệm giúp người mua thiết bị
trong tiêu thụ sản phẩm, marketing hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh.

(5) Phương thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT)

Đây là phương thức mới được áp dụng tại Việt Nam khoảng 4 năm trở lại.

Trong phương thức này người bán thiết bị toàn bộ nhận từ khâu thiết kế đến khâu

nghiệm thu, vận hành thử. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, người bán sẽ

bàn giao cho người mua.

8. MUA BÁN CÔNG NGHỆ (HUYỀN)


8.1 Hợp đồng mua bán CN

- KN: Chuyển giao công nghệ: là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một
phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận
công nghệ.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ: là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì
việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ: tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng công nghệ của mình.
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây
+ Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao
+ Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra
+ Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ
+ Phương thức chuyển giao công nghệ
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Giá, phương thức thanh toán
+ Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng
+ Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có)
+ Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ
+ Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao
+ Phạt vi phạm hợp đồng
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
+ Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp
+ Cơ quan giải quyết tranh chấp
+ Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.

8.2 HĐ li xăng
- KN:
+ Li xăng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (Li-xăng): là việc tổ chức, cá nhân
nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (Bên chuyển quyền sử dụng -
thường được gọi là bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (Bên nhận quyền sử
dụng - thường được gọi là Bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
+ Đối tượng sở hữu công nghiệp: có thể là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
+ Người có độc quyền sử dụng đối tượng SNCN là chủ sở hữu công nghiệp ( tức là chủ
văn bằng bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó); hoặc là bên nhận li-xăng độc
quyền ( tức là người được chủ SHCN chuyển giao độc quyền đối tượng sở hữu công
nghiệp)
+ "Văn bằng bảo hộ”có thể là Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu
ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- HĐ li xăng: 3 loại
Hợp đồng độc quyền: Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng Li-xăng với bất kỳ
bên thức ba nào khác và chỉ được được sử dụng nếu được sự cho phép của bên được
chuyển quyền.
Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên
chuyển quyền có thể sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như ký kết hợp đồng
Li-xăng với người khác.

Hợp đồng thứ cấp: Bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thực
hiện chuyển giao quyền sử dụng theo một hợp đồng khác là hợp đồng thứ cấp.

Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng sở hữu công nghiệp hay chủ thể nào cũng được
phép thực hiện chuyển quyền, pháp luật quy định một số điểm hạn chế việc Li-xăng như
sau:

+Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi
những quyền mình được bảo hộ;

+Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không phải đối tượng được Li-xăng;

+ Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân là thành viên của chủ sở
hữu nhãn hiệu tập thể đó;

+ Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba nếu không
được bên chuyển quyền cho phép;

9. CHO THUÊ TÀI CHÍNH (HÀ)


- CÁC LOẠI HÌNH
- ĐẶC ĐIỂM MUA BÁN NHÓM
9.1 Các loại hình:

9.1.1 Cho thuê tài chính cơ bản

a. Cho thuê tài chính hai bên: Là nghiệp vụ cho thuê tài chính có hai bên tham gia:
Người cho thuê và người đi thuê. Người cho thuê thường là các nhà sản xuất, họ sử dụng
thiết bị sẵn có và trực tiếp tài trợ cho người cho thuê nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản
phẩm đồng thời tăng khả năng thu hồi lợi nhuận và giảm bớt hao mòn vô hình của máy
móc, thiết bị.

Hình 1.1Quy trình cho thuê tài chính hai bên


(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

(1) Ký kết thỏa thuận các điều khoản liên quan về chỉ tiêu kỹ thuật, giao hàng, thanh
toán, bảo dưỡng giữa hai bên
(2) Bên cho thuê thực hiện giao hàng, lắp đặt và bảo dưỡng lần đầu cho bên thuê. Ở
bước này, người thuê sẽ xác nhận và kiểm tra tình trạng máy móc xem có đạt tiêu chuẩn,
yêu cầu như trong thỏa thuận hay không. Cùng lúc, bên thuê sẽ ký hợp đồng bảo dưỡng
với bên cho thuê để đảm bảo quyền lợi trong quá trình sử dụng
(3) Bên thuê cấp giấy xác nhận chấp nhận thiết bị cho bên cho thuê nếu chấp nhận
tình trạng máy móc
(4) Tiến hành thanh toán: Bên thuê sẽ tiến hành thanh toán tiền thuê bao gồm tiền gốc
và tiền phí, có thể thanh toán làm 1 lần hoặc nhiều lần với từng kỳ khác nhau tùy theo
thỏa thuận của hai bên.

b. Thuê ba bên

- Có ba bên: Người đi thuê, Nhà cung cấp và Người cho thuê.


- Bên cho thuê mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và được hai bên thỏa thuận
theo hợp đồng thuê.
- Đây là phương thức cho thuê áp dụng phổ biến nhất hiện nay
- Trên thế giới 80% hợp đồng cho thuê áp dụng theo phương thức này

Hình 1.2 Quy trình cho thuê tài chính ba bên


(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

9.1.2. Cho thuê tài chính đặc biệt

a) Mua và cho thuê lại

Doanh nghiệp bán tài sản cho Công ty cho thuê sau đó thuê lại tài sản đó

Người đi thuê tăng được vốn lưu động; có tài sản sử dụng

Tình huống: các công ty ở trong tình trạng tài chính khó khăn không thể vay vốn
ngân hàng
Hình 1.3 Quy trình Cho Thuê Tài Chính Mua và Cho thuê lại

Thoả thuận mua bán tài sản


Công ty Chủ sở
cho thuê hữu ban
tài chính Quyền sở hữu pháp lý đầu

Thanh toán tiền mua tài sản


Người
bán
Người Quyền sử dụng tài sản
mua
Trả tiền thuê
Người
Hợp đồng thuê mua Người
cho thuê
thuê

(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

b) Cho thuê tài chính liên kết

Là loại hình đồng tài trợ (nhiều bên tài trợ cho một người thuê).

Tình huống: Tài sản cho thuê có giá trị >> khả năng tài trợ của một công ty cho thuê
tài chính hoặc để phân tán rủi ro.

Nhiều nhà chế tạo hợp tác để tài trợ cho bên thuê => liên kết theo chiều ngang

Các định chế tài chính hay các nhà chế tạo giao tài sản cho các chi nhánh của họ thực
hiện giao dịch tài trợ cho khách hàng thì hình thành liên kết theo chiều dọc.

Hình 1.4 Quy trình Cho Thuê Tài Chính liên kết
Các định chế Ký hợp đồng thuê mua
tài chính và các
nhà chế tạo
Chuyển quyền sử dụng
Người
Liên
thuê
kết
Thanh toán tiền thuê

Các nhà chế tạo


và các chi Các mối quan hệ tương
nhánh của nhà tự như CTTC cơ bản
chế tạo

(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

c) Cho thuê tài chính hợp tác

Có 4 bên: Người đi thuê, Người cho thuê, Người cho vay và Nhà cung cấp thiết bị

Cho thuê tài chính hợp vốn là hoạt động cho thuê tài chính của một nhóm công ty cho
thuê tài chính đối với bên thuê, do một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối.

Điều kiện cho thuê tài chính hợp vốn:

* Nhu cầu thuê tài chính của bên thuê vượt quá giới hạn cho thuê tài chính của 1công
ty cho thuê tài chính (30% vốn tài chính của công ty cho thuê tài chính đối với một khách
hàng và 80% vốn tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan).

* Khả năng tài chính, nguồn vốn và tài sản của một công ty cho thuê tài chính không
đáp ứng được nhu cầu cho thuê tài chính; nhu cầu phân tán rủi ro của 1 công ty cho thuê
tài chính.

* Bên thuê có nhu cầu thuê tài chính từ nhiều công ty cho thuê tài chính.

Hình 1.5 Quy trình Cho Thuê Tài Chính hợp tác
(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

d) Cho thuê tài chính giáp lưng

Là loại hình mà trong đó được sự đồng ý của người cho thuê, người đi thuê thứ nhất
cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê.

Với phương thức này, mặc dù doanh nghiệp không đủ điều kiện để trực tiếp thuê với
bên cho thuê, vẫn thuê được tài sản để sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Hình 1.6 Quy trình cho thuê giáp lưng


(Nguồn: Chuyên đề thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng)

Đặc điểm

- Thời hạn cho thuê: thời hạn của một hợp đồng trung và dài hạn.
- Quyền hủy bỏ hợp đồng: bên cho thuê và bên đi thuê không được phép hủy bỏ hợp
đồng.
- Trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản: bên đi thuê đóng.
- Mức thu hồi vốn của một hợp đồng thuê: tổng số tiền thuê gần bằng hoặc lớn hơn
giá trị tài sản.
- Chuyển quyền sở hữu hoặc bán tài sản: trong hợp đồng thuê thường có điều khoản
thỏa thuận chuyển quền sở hữu hoặc bán hoặc cho thuê tiếp.
- Trách nhiệm về rủi ro liên quan đến tài sản: bên đi thuê chịu phần lớn các rủi ro,
kể cả rủi ro không phải do mình gây ra.

Từ khái niệm “Cho thuê tài chính” nêu trên, có thể ra một số đặc điểm đặc thù của
hoạt động cho thuê tài chính là:

- Thứ nhất: Tài sản thuê và nhà cung cấp tài sản do bên thuê lựa chọn mà không phụ
thuộc vào những kỹ năng và ý kiến của bên cho thuê.

Chính vì đặc điểm này mà bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản không
được giao hoặc không giao đúng với các điều kiện cho bên thuê thỏa thuận với bên cung
ứng (Khoản 1 Điều 24 Nghị định 16).

- Thứ hai: Thời hạn thuê là trung hoặc dài hạn, chiếm phần lớn thời gian hữu dụng
của tài sản và không thể bị hủy ngang theo ý chỉ của một bên. Đặc điểm này nêu bật rõ
những lợi ích mà cho thuê tài chính mang lại không chỉ riêng cho các chủ thể tham gia
hợp đồng mà cho cả nền kinh tế.
- Thứ ba: Phần lớn những chi phí cho việc vận hành, bảo dưỡng, bảo hiểm tài sản
được chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê.

Theo quy định tại khoản 5, 6 điều 26 nghị định 16:” Bên thuê chịu mọi rủi ro về việc
mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử
dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản
thuê. Đồng thời, bên thuê phải có nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời
hạn thuê. Không được tẩy xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu gắn trên tài sản thuê”.

Bài tập

1. TÍNH TOÁN SỐ TIỀN ĐÒI TỔN THẤT HÀNG HÓA (TỔN THẤT
CHUNG, TỔN THẤT RIÊNG, TỶ LỆ PHÂN BỔ) (THẢO)

Bài 1:
Trong một hành trình đi biển, tàu gặp bão. Để thoát bão, thuyền trưởng tự ý cho tàu mắc
cạn và ném một phần hàng hóa trên tàu xuống biển. Sau đó, thuyền trưởng tuyên bố TTC.
Tình hình tổn thất như sau:
( CPTTC )- Hàng A bị ném xuống biển: 200.000 USD
( TTR )- Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD
( CPTTC )- Hàng C bị ném xuống biển: 50.000 USD
( CPTTC )- Chi phí cho thủy thủ: 50.000 USD
( HSTTC )- Máy tàu làm việc quá sức để thoát cạn bị hỏng phải sửa chữa mất: 100.000
USD
 Hãy phân tích và phân bổ TTC nói trên, biết:
- Giá trị hàng A: 300.000 USD
- Giá trị hàng B: 600.000 USD
- Giá trị hàng C: 50.000 USD
- Giá trị cước phí chưa thu: 50.000 USD
- Giá trị tàu biển: 1.200.000 USD
Giải
Bước 1:

 Xác định tỷ lệ đóng góp =L/CV= tổng giá trị TTC/tổng giá trị chịu phân bổ L

= tổng hy sinh TTC + tổng chi phí TTC


= (100.000)+(200.000+50.000+50.000)=400.000$


CV= tổng CV tàu + tổng CV hàng +tổng CV cước trả sau

= (1200.000)+(300.000+(600.000-400.000)+50.000)+50.000

L/CV=400.000 / 1.800.000 = 2/9


Bước 2: Xác định mức đóng góp vào TTC của từng quyền lợi
Cx=L/CV*CVx
Ctàu=2/9*1200.000=266667$
C hàng A = 2/9*300.000=66666,67$
C hàng B = 2/9 * 200.000=44444,44$
C hàng C = 2/9 * 50.000=111111$
C cước trả sau = 2/9 *50.000=111111$
Bước 3: Xác định kết quả tài chính của các bên
A phải đóng 66667$
A đã hy sinh 200.000$
=> A nhận về : 200.000-66667=133333$
B phải đóng 444444$
B đã hy sinh 0$
=> B đóng 444444$
C phải đóng 111.111 $
C đã hy sinh 50.000$
=> C nhận về 111.111 – 50.000 = 38889 $

Bài 2:
Một công ty VN nhập khẩu một lô hàng gồm 100.000 bao xi măng (50kg/bao), theo điều
kiện CIF Vũng Tàu, Incoterms 2000. Điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng mua bán quy
định phải mua bảo hiểm theo điều kiện B – ICC 1982 với trị giá bảo hiểm V = 100% CIF.
Dọc đường, tàu gặp bão, thuyền trưởng quyết định vứt hàng xuống biển để tàu chạy thoát
bão, có 1000 bao xi măng bị ướt do ngấm nước mưa. Để tàu thoát bão, thuyền trưởng
quyết định vứt 10.000 bao hàng xuống biển. Khi tàu về tới cảng đích, thuyền trưởng
tuyên bố tổn thất chung. Biết rằng:
- Trị giá tàu là 0,6 triệu USD
- Giá hàng theo hợp đồng là 150 USD/MT
- máy tàu bị hỏng do làm việc quá công suất phải sửa chữa hết 100.000 USD
- 1000 bao xi măng bị rơi xuống biển trong quá trình dỡ hàng tại cảng đến
a) Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên ? Mua như thế nào ? Tính V, I biết R = 1%
b) Hãy phân bổ tổn thất chung trong chuyến đi biển trên
c) Ai là người được công ty bảo hiểm cho hàng bồi thường ? Tính số tiền bồi thường

Giải:
a/ V= (FOB+F)/(1-R)=( 2500*(250+10) ) / (1-0,02) = 663265
I=V*R = 13265
b/ P =T2/T1*m%*V
T2=2000 bao
T1=50.000 bao
P=(2000+4000+2000*50%)/(50.000)*663265=92857$
c/ Số tiền bồi thường cho cả 4 tổn thất = 92857$+(2000*50%)/50.000 * 663265 =
106122,4$
công ty A = 300.000 /(300.000+500.000)*106122,4 =
công ty B = 500.000/800.000 *106122,4
1) Đề bài ra R = 1%, nhưng cách tính đều tính R = 2% => kết quả sai nhiều quá
2) Đề bài ra lô hàng nhập theo giá 100% CIF, đơn giá 150 USD/MT => đơn giá sẽ được
hiểu là theo giá 100% CIF
lô hàng 100.000 bao (50 Kg/bao) = 5.000 MT => V (100% CIF) = 5.000 MT x 150
USD/MT = 750.000 USD

Bài 3: Bài tập trong vở thầy đã cho ghi.

2. CÓ NÊN HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ KHÔNG, TÍNH TỶ GIÁ KỲ


HẠN (THẢO)

Đề: 1 DN ký 1 hđ NK có trị giá 2.000.000 USD vào ngày 21/8/2018. Thanh toán
bằng L/C trả chậm, đến hạn thanh toán 21/11/2018. Thông tin về tỉ giá và lãi suất
ngày 21/8/2018 tại Vietcombank.
TGHD: EUR/USD = 1,3210/90
EUR/VND = 27750/27950
Lãi suất kỳ hạn 3 tháng: VND = 4,5%/năm – 6%/năm

USD = 2%/ năm – 3,5%/ năm

Dự báo tỉ giá USD/VND 3 tháng tới 4%.


Yêu cầu: Có nên hạn chế rủi ro về tỷ giá hay ko?
Bài giải:
+) Tỉ giá mua USD/VND = (TG bán EUR/VND) / ( TG mua EUR/USD)
= 27950/1,3210 = 21158,21347
+ Tỉ giá bán USD/VND = (TG mua EUR/VND) / ( TG bán EUR/USD)
= 27750/1,3290 = 20880,36117
+) Tỉ giá hối đoái USD/VND = 20880/21,158
PA1: Không hạn chế rủi ro tỉ giá, số tiền VND dự kiến bỏ ra để thanh toán
2.000.000 USD là
2000000* 21158,21347*104% = 4,40009 tỉ VNĐ
PA 2: Có hạn chế rủi ro tỉ giá:
Mua 2000000 USD kì hạn 3 tháng bằng VND

Fo = So + [So*(Rto – Rcb)*t]/(1-Rcb.t)
= 21158 + 21158*[( 6%-2%)*3/12]/ (1-2%*3/12)
= 21370
Fb = Sb + [Sb*(Rtb – Rco)*t]/(1-Rco.t)
= 20880 + 21,158*[( 4,5%-3,5%)*3/12]/ (1-3,5%*3/12)
= 20932
+) Số tiền VND bỏ ra là : 2000000*20932= 4,1865 tỉ VND
Vì số tiền bỏ ra ở PA2 < PA1 (4,1865 <4,40009) vậy nên DN nên hạn chế rủi ro.
Link bài tập tài chính quốc tế: https://www.slideshare.net/nhiepphongx5/baitap-
tcqt

3. TÍNH TỶ SUẤT NGOẠI TỆ XUẤT – NHẬP KHẨU  CÓ NÊN XUẤT –


NHẬP KHẨU HAY KHÔNG (DƯƠNG)

Tình huống (MỒI NGƯỜI 1 TÌNH HUỐNG)

1. Xác định trách nhiệm người bán người mua, hãng tàu, bảo hiểm (HÀ)
a. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản về nghĩa vụ người bán và người mua
giữa hai điều kiện CPT và DAP theo incoterms 2010?
CPT DAP
Chi phí mua bảo hiểm _Người mua (nếu cần) _Người bán (nếu cần)
cho hàng hóa xuất khẩu
Rủi ro _Người bán ít hơn _Người bán nhiều hơn

b. Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản về nghĩa vụ người bán và người mua
giữa hai điều kiện DAP và DAT theo incoterms 2010?
DAP DAT
Địa điểm giao hàng _Địa điểm quy định tại _Giao hàng tại bến( nhà
nước người mua( điểm ga, cầu cảng, sân bay, bến
đích). bãi….)
Trách nhiệm của người _Thực hiện mọi nghĩa vụ _Thực hiện mọi nghĩa vụ
bán và chịu mọi rủi ro để đưa và chịu mọi chi phí, rủi ro
hàng hóa tới địa điểm quy để đưa hàng hóa tới địa
định. điểm quy định(tại nước
người mua)
_Dỡ hàng hóa từ phương
tiện vận tải xuống tại bến
quy định.
Trách nhiệm của người _Nhận hàng khi hàng _Nhận hàng khi hàng hóa
mua được giao trên phương được giao tại kho bãi chỉ
tiện vận tải tại điểm thỏa định ở nơi đến chỉ định.
thuận. Làm thủ tục và trả chi phí
thông quan nhập khẩu.

2. CHỨNG TỪ, HỐI PHIẾU, VẬN ĐƠN (VÂN, HOA)

Case 1: 14/12/2014 ngân hàng A Nhật Bản phát hàng LC xác nhận cho ngân
hàng C của công ty B Việt Nam, ngày và nơi hết hạn hiệu lực của LC là
15/3/2014 tại Việt Nam. Địa điểm xuất trình là NH C Việt Nam. Ngày
15/2/2014 ngân hàng C tiến hành xác nhận LC và thông báo cho ngân hàng B.
ngày 8/3/2014 công ty B tiens hàng giao hàng, ngày 11/3/2014 ngân hàng C
đóng cửa với lý do động đất tại việt nam. Ngày 12/3 công ty B xuất trình
nhưng không được do NH C đóng cửa. ngày 16/3 ngân hàng C mở lại. Ngân
hàng C có thể từ chối thanh toán được hay không? B có thể xuất trình chứng
từ cho ai để thanh toán?
ĐA: theo điều 36 UCP 600, đây được coi là trường hợp bất khả kháng. Đã hết hạn
trong lúc kinh doanh, ngân hàng C có thể từ chối thanh toán. B không thể xuất
trình cho C thì có thể xuất trình cho ngân hàng A.

Case 2: LC dẫn chiếu UCP 600 có quy định về chứng từ vận tải: Full set (3/3)
Clean on board ocean bill of landing made out to order of V bank, notify the
applicant
Giao hàng làm 3 lần chuyến vào tháng 6,7,8/2018. Sau hai chuyến giao hàng
vào tháng 6,7 đã được ngân hàng V thanh toán người hưởng lợi giao tiếp
chuyến thứ 3 vào tháng 8 rồi xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng V.
NH V kiếm tra chứng từ và phát hiện ra sai sót
B/L in sẵn là nhận hàng để chờ có ghi chú đã xếp hàng, nhưng không ghi
ngày xếp hàng
Sau khi được thông báo về sai biệt, người yêu cầu (công ty H) đề nghị NH V
thanh toán
Người hưởng lợi cho rằng 2 chuyến trước chứng từ có sai biệt nhưng NH V
vẫn thanh toán. VIệc NH V không thanh toán chuyến hàng này là nguyên tắc
hành động không nhất quán. Lập luận của Người hưởng lợi đúng hay sai?
ĐA: NH chỉ có trách nhiệm thanh toán dựa trên chứng từ. có thể là chuyến thứ 6,7
hàng hóa không tăng giá nên được thanh toán, tháng 8 hàng hóa giảm giá nên
người NK muốn tạo sức ép cho người XK nên mới yêu cầu NH kiểm tra chứng từ
Case 3: ngân hàng Vietcombank tiến hành chuyển tiền chứng từ theo yêu cầu
của nhà xuất khẩu việt nam sang cho ngân hàng bank of Tokyo và nhờ bank
of Tokyo thu tiền nhà nhập khẩu nhật cho mình. Tranh chấp xảy ra khi
chưng từ bị thất lạc, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm về việc thất lạc này?
-ĐA: theo điều 14a, URC 522 các ngân hàng được miễn trách nhiệm về sự chậm
trễ hoặc mất các loại thư, chứng từ trên đường đi hoặc với việc chậm chễ, cắt sén
hay các sai sót phát sinh trong quá trình chuyển điện tín. Vì vậy cả 2 ngân hàng
đều không phải chịu trách nhiệm
Theo điều 11a URC 522 rủi ro mất chứng từ sẽ do người nhờ thu gánh chịu
Kết luận: nhà xuất khẩu việt nam phải chịu trách nhiệm về việc thất lạc chứng từ
trên. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay thì công ty vận tải sẽ chịu trách nhiệm theo
biên lai vận tải.
Case 4: trong trường hợp hàng đến trước chứng từ thì người nhập khẩu sẽ xử
lý như thế nào?
ĐA: khi hàng đến trước chứng từ, mà trong bộ chứng từ bao gồm hóa đơn thương
mại, trong đó có vận đơn – chứng từ chứng minh quyền sở hữu đối với hàng hóa,
không có vận đơn thì nhà nhập khẩu không thể nhận được hàng. Nhưng nếu người
nhập khẩu không nhận hàng theo thỏa thuận từ trước thì tiền bồi thường giữ tàu
quá hạn sẽ pahst sinh. Do đó người nhập khẩu phải ký quỹ đủ trị giá của hóa đơn
tại ngân hàng hoặc đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh gửi hãng tàu để nhận
hàng và phải trả thêm chi phí cho việc bảo lãnh

3. Giao nhận hàng hóa XNK, chỉ ra các bước để làm (Những công việc người bán
người mua phải làm theo điều kiện giao hàng cụ thể) (HUYỀN, DƯƠNG)
VD: 1 HĐ NK với ĐK cơ sở giao hàng FOB, phương thức thanh toán L/C,
phương thức thuê tàu chợ, hàng đóng cont theo FCL. Cho biết việc người
mua cần làm để giao nhận lô hàng NK trên.
B1: Người mua sau khi ký HĐ TMQT phải đến NH của mình xin mở thư tín dụng.
NH này được gọi là NH phát hành LC. Ng mua ngay sau đó báo cho ng bán về
việc hoàn thành bước đầu thanh toán để ng bán chuẩn bị hàng.
B2: Thuê tàu
B2.1: Tìm hiểu hãng tàu, lịch trình, so sánh giá giữa các hàng tàu
B2.2: Quyết định chọn hãng tàu phù hợp
B2.3: Ký đơn xin lưu khoang và gửi List of Goods
B3: Mua bảo hiểm ( tùy loại hàng và điều kiện người mua quyết định có nên mua
bảo hiểm hay không)
B3.1: Tìm hiểu các gói bảo hiểm, các đơn vị cung cấp bảo hiểm
B3.2: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho CTBH
B3.3: CTBH gửi hợp đồng bảo hiểm cho ng mua
B3.4: Ng mua ký xác nhận HĐBH
B4: Báo cho ng bán thông tin về phương tiện vận chuyển: tên tàu, tên thuyền
trưởng..
B5: Sau khi hàng cập cảng và ng mua đã có BCT lấy hàng, ng mua thanh toán cho
ngân hàng phát hành LC ( đối với LC trả ngay), tiếp theo ng mua cần thực hiện
các bước sau để làm thủ tục hquan và nhận hàng:
B5.1: Xuất trình B/L cho thuyền trưởng để đổi lấy 3 D/O gốc
B5.2: Đóng phí lưu kho, xếp dỡ và nhận biên lai dịch vụ
B5.3: Làm thủ tục nhập khẩu, nộp phí, lệ phí nhập khẩu nếu có
B5.4: Làm thủ tục mượn cont tại hãng tàu
B5.5: Mang BCT (gồm: 3 D/O được hải quan đóng dấu xác nhận tờ khai, Biên lai
thu phí xếp dỡ, phí vận chuyển, Biên lai thu tiền phí lưu trữ cont, Đơn xin mượn
vỏ cont đã được chấp nhận) đến kho để nhận 2 bản lệnh vận chuyển của nhân viên
kho bãi
B5.6: Đén hải quan kho bãi ký xác nhận số cont, số seal, tờ khai hquan và lệnh vận
chuyển
B5.7: Ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan
B6: Nhận hàng nguyên cont về kho để kiểm tra và thực hiện mục đích nhập khẩu.
DẠNG 3: TÍNH TỶ SUẤT NGOẠI TỆ XUẤT – NHẬP KHẨU  CÓ NÊN XUẤT
– NHẬP KHẨU HAY KHÔNG?

Tổng quát:

Tỷ suất ngoại tệ có hai loại là tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu.

(1) Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu là lượng nội tệ tương đương phải bỏ ra để tạo được một
đơn vị ngoại tệ thu nhập.
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu được tính bằng công thức sau: XE = FE/LE.

Trong đó,

FE lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu.

LE là lượng nội tệ bỏ ra để xuất khẩu.

Ví Dụ 1: Một ví dụ cụ thể để chúng ta dễ dàng hình dung:

Xuất khẩu mặt hàng A với giá FOB (Free On Board) là 500 USD/Tấn
Chi Phí Thành tiền

Chi phí thu mua, bao bì của 1 tấn hàng 1 500 000 VND

Chi phí vận tải, bốc dở 500 000 VND

Tổng 2 000 000 VND

Thuế XK (5%) 2 000 000 x 5% = 100 000 VND

Trích quỹ dự phòng (3%) 2 100 000 x 3%= 63 000 VND

Tổng 2 163 000 VND

Thuế VAT của doanh thu 2 163 000 x 10 % =216 300 VND

Tổng 2 379 300 VND

1.1 % x 3 tháng x 2 379 300 = 78 516


Lãi suất ngân hàng
VND

Tổng cộng toàn bộ 2. 457. 816 VND

Vậy tỷ suất ngoại tệ Xuất khẩu mặt hàng A là :

500 USD : 2 457 816 = 1 USD / 4 915.632 VND

(2) Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là số lượng nội tệ thu nhập được khi dùng một đơn vị
ngoại tệ để nhập khẩu.
Công thứ tính: XI = LI/ FI

Trong đó, XI là tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu, LI là lượng nội tệ thu vào, FI là lượng
ngoại tệ bỏ ra.

Ví dụ 2:

Nhập khẩu mặt hàng B giá CIF là 1 500 USD/tấn, giá bán trong nước là 2.200.000
VND/tấn

Chi Phí Thành tiền


Giá trị nhập khẩu theo ĐK FOB 1 500 USD

Thuế nhập khẩu 1 500 x 10 % = 150 USD

Tổng 1 650 USD

Lãi định mức 1650 x 15%= 247.5 USD

Lãi vay ngân hàng (8.5%/năm) 8.5%/12×3 x 1650 = 35. 06 USD

Thuế VAT của doanh thu 1650 * 10% =165 USD

Tổng cộng toàn bộ 2 097. 56 USD

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu là 2 200 000: 2097.56 = 1 048. 83 VND : 1 USD

Kết Luận:

Tỷ suất ngoại tệ là một trong những chỉ tiêu được dùng để đánh giá hoạt động xuất nhập
khẩu quốc giá.

- Nếu như tỷ suất xuất khẩu < tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhập khẩu có lợi, nên tiếp
tục nhập khẩu.
- Nếu như tỷ suất nhập khẩu > tỷ giá hối đoái thì hoạt động nhập khẩu có lợi và nên
tiếp tục nhập khẩu.

You might also like