Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đề tài: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chủ quyền( Độc lập tự do) của dân

tộc với
Nhân quyền (quyền tự do của mỗi người-Dân chủ) trong giai đoạn hiện nay của đất nước

Bài làm:

- Chủ quyền là gì, đặc điểm của chủ quyền? Chủ quyền quốc gia là Quyền làm chủ
đối với quốc gia, là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời khỏi quốc gia.
Chủ quyền quốc gia bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là
quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc
gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại. Vào thế kỷ 15 – 16 xuất hiện khái
niệm chủ quyền tuyệt đối của quốc gia với chủ trương chủ quyền quốc gia phải
tuyệt đối, phải được đặt lên trên tất cả mọi quyền lợi khác. Sau đó một số học giả
như Jean Bodin và Hugo Grotius (thế kỷ 16 – 17) cũng chủ trương chủ quyền quốc
gia phải tuyệt đối. Theo Jean Bodin “chủ quyền quốc gia là quyền được lãnh đạo
và cưỡng chế, mà không phải chịu sự lãnh đạo hay cưỡng chế nào”. Gần đây, chủ
quyền được coi là đặc trưng cho một quyền lực chính trị mà xét về mặt pháp lý,
quyền lực đó không cần tuân theo bất kỳ một quyền lực nào khác để có thể đưa ra
các quyết định hay các mệnh lệnh của mình. Paul Renter cho rằng “ Chủ quyền chỉ
có một và duy nhất một đặc điểm: không phải tuân theo bất kỳ một quyền lực nào
khác có cùng bản chất. Nói một cách đơn giản, chủ quyền có nghĩa là quốc gia
phải nằm trên đỉnh trật tự hình tháp của các nhóm người”. Điều này một lần nữa
được khẳng định tại Điều 2 khoản 1 Hiến chương Liên Hiệp Quốc “Tổ chức
được thành lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước
thành viên”. Quyết định Trọng tài năm 1928 trong vụ tranh chấp đảo Palme cũng
chỉ rõ “Chủ quyền của quốc gia trong quan hệ với nhau đồng nghĩa với sự độc lập
của quốc gia đó”. Nghị quyết 2625 (XXV) của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
“Mọi quốc gia đều có quyền lựa chọn cho mình một hệ thống chính trị, một mô
hình kinh tế, văn hóa, xã hội riêng mà không một quốc gia nào có quyền can thiệp
vào”.
- Theo luật pháp quốc tế hiện đại, chủ quyền quốc gia bao gồm các khía cạnh:

 Mọi nhà nước đều bình đẳng về mặt pháp luật;


 Mỗi nhà nước đều được hưởng mọi quyền được định sẵn bởi chủ quyền đầy đủ
của mình;
 Mỗi nhà nước đều phải tôn trọng thực tế thực thể pháp lý của các nhà nước
khác;
 Tính toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của mỗi nhà nước là bất khả xâm
phạm;
 Mỗi nhà nước có quyền lựa chọn và phát triển các hệ thống chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của riêng mình;
 Mỗi nhà nước phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của mình và chung
sống hòa bình với các nhà nước khác.
- Nhân quyền là gì, đặc điểm của nhân quyền? Nhân quyền (hay quyền con
người)là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và
bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc,
nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa
Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập
chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền
tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó được lập ra để bảo
vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân hiển nhiên có do sự tồn tại của
mình.Bác từng nói: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng
ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Các Công ước Genève gồm có bốn công ước được viết ở Genève (Thụy Sĩ) đặt
tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về vấn đề nhân đạo. Những hiệp định này do những
đóng góp của Henry Dunant, người đã chứng kiến sự khủng khiếp của chiến tranh
ở Trận Solferino năm 1859.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con
người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng
12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ
những kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ hai và là tuyên ngôn nhân quyền
đầu tiên trên thế giới, trong đó liệt kê các quyền cơ bản mà mọi cá nhân được
hưởng. Nó bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa
ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia.
Tại ASEAN, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN , văn bản tuyên bố chung về nhân
quyền của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ
21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với
sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN. Đây là văn kiện
chính trị đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác
ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực.
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng định mọi công
dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự và chính trị, về kinh tế, xã
hội và văn hóa, quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được
xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực
và sự đa dạng của mỗi quốc gia
Trong phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Khóa 22 Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh:
Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo tất cả các
quyền con người theo đúng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Hiến pháp Việt
Nam đã ghi rõ “các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã
hội được tôn trọng… và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật”. Chính
sách đó dựa trên nhận thức của Nhà nước Việt Nam coi quyền con người là giá trị
chung của nhân loại, được tạo lập do sự phấn đấu của các dân tộc qua các thời
đại, đồng thời có gốc rễ sâu xa từ truyền thống lịch sử, văn hóa hàng nghìn năm
của dân tộc Việt Nam. Chính sách tôn trọng quyền con người của Việt Nam còn
xuất phát từ nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam đã từng bị tước bỏ
những quyền và tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân một nước thuộc địa.
Một số quyền quy định trong hiến pháp Việt Nam:
 Tự do tư tưởng
 Tự do ngôn luận và tự do thông tin-báo chí
 Quyền tự do bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội
 Quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng
 Quyền tự do đi lại, tự do cư trú
 Quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề
điều tra
 Quyền được xét xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật
 Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về
thân thể
 Quyền được bảo vệ riêng tư, Quyền của các nhóm thiểu số

 Quyền sở hữu
 Quyền trẻ em, quyền phụ nữ,…..
- Bàn về mối quan hệ giữ nhân quyền và dân quyền, theo tôi , Độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia là nền tảng, điều kiện quan trọng để thực hiện nhân quyền. Vấn đề
đặt ra là Nhà nước phải (sử dụng các điều kiện này) kiến thiết đất nước để đem lại
cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Khát khao cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là đất nước được độc lập, nhưng vừa đạt được mục tiêu này Người đã chỉ rõ:
Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ biết đến tự do, độc lập khi được ăn no, mặc đủ. Điều
này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa quyền công nhân với quyền dân tộc tự
quyết và trở thành định hướng chính trị quan trọng trong mọi hoạt động bảo vệ
quyền công nhân của Nhà nước ta.
Từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và một số nước phương Tây tung ra những
luận thuyết mới kỳ quặc, trong đó đáng chú ý là luận thuyết “nhân quyền cao hơn
chủ quyền”, “nhân quyền không biên giới”. Những luận thuyết này được các thế
lực hiếu chiến, phản động sử dụng như một cơ sở để thực hiện “chủ nghĩa can
thiệp mới”, thực hiện các chính sách xâm lược, can thiệp quân sự vào các nước
khác và biện minh cho các hành động xâm lược, can thiệp quân sự mà họ đã tiến
hành đối với nhiều quốc gia, dân tộc trong những thập kỷ qua.
Vậy phải chăng ngày nay, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và “quyền con người”
cao hơn chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, dân tộc? Đây là những vấn đề mới
về lý luận cần phải được làm sáng tỏ.
Thực ra luận thuyết trên chỉ là một hình thức biến tướng của chủ nghĩa thực dân
mới. Trước đây, để mở rộng thuộc địa, các nước đế quốc thường sử dụng phương
thức cổ điển là đánh thành và chiếm đất, còn ngày nay, các nhà tư tưởng đế quốc
đã tổng kết: “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”; “một
đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng bằng năm đô la chi cho quốc phòng”,
“chiến tranh không khói súng”, họ trắng trợn can thiệp vào nội bộ các nước có chủ
quyền bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn, hình thức khác nhau không hẳn vì mục đích
xâm chiếm lãnh thổ mà vì muốn áp đặt mô hình của đất nước mình, quan niệm
“nhân quyền” của mình lên các quốc gia, dân tộc khác.
Vì vậy cần phải khẳng định rằng muốn thực hiện hóa được quyền con người thì
điều kiện trước hết là đất nước phải được độc lập, chủ quyền quốc gia phải được
tôn trọng. Thực tiễn lịch sử Việt Nam và nhiều nước vừa trải qua đấu tranh giành
độc lập đã chứng minh khi đất nước bị nô lệ, trở thành những “vong quốc nô” thì
người dân không thể có tự do, các quyền con người sẽ bị chà đạp nghiêm trọng,
“nước mất nhà tan”- nói cách khác độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều
kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người. Để giành quyền tự do của mỗi con
người, trước hết phải giành quyền tự do cho cả dân tộc. Chủ quyền là nhân quyền
tập thể của nhân dân một quốc gia, dân tộc, cho nên phải được tôn trọng và bảo vệ
bằng pháp lý quốc tế. Xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, dân tộc là chà đạp lên
nhân quyền của toàn thể nhân dân nước đó. Vì vậy, không thể có nhân quyền cao
hơn chủ quyền mà chỉ có sự thống nhất biện chứng giữa nhân quyền và chủ quyền
quốc gia. Không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia thì không thể có quyền
con người.
Trở lại thời phong kiến ở nước ta, khi chủ quyền bị giặc Hoa xâm phạm , quyền
con người cũng bị chà đạp nghiêm trọng, “mất nước thì nhà tan” ,xuyên suốt lịch
sử chúng bắt dân ta làm nô lệ ,đánh đập, giết hại dã man, hàng triệu triệu người
dân bị chúng “ăn tươi nuốt sống”, chúng tắm dân ta bằng biển máu.Căm phẫn hơn
là việc chúng định đồng hóa dân ta bằng văn hóa dơ bản của bọn chúng, phải
chăng chúng muốn biến nước ta thành các khu tự trị như Tây Tạng hay Tân
Cương, nơi mà quyền con người bị đối xử bất công nơi mà những người Duy Ngô
Nhĩ và những người Tây Tạng bị người Hán Phân biệt đối xử và gạt ra ngoài lề(
cũng giống như những gì mà đất nước “tự do” Hoa Kỳ đã làm với người da Đỏ) ,
hay chúng ta điểm lại tôi ác của bon Trung Quốc đã làm với những chiến sĩ quân
đội ở Gạt Ma, chúng chà đạp lên cái gọi là Quyền con người mà những chiến sĩ ấy
đáng lý phải có,những người lính Việt đã ngã xuống trong mưa đạn, trong nỗi đau
khôn cùng trước chủ quyền biển đảo bị mất. Hay ở chiến tranh biên giới Việt-
Trung năm 1979, những thương binh Việt Nam trong tay bọn Trung Quốc bị phân
biệt đối xử, di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn
thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng, đặc biệt là những tù binh nữ
họ bị hãm hiếp đến chết , sau đó thủ tiêu thi thể, họ đã chết trong đau đớn và tủi
nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Trên
chiến trường, cả hai bên Việt Nam-Trung Quốc đều có tù binh. Phía Việt Nam
luôn luôn ưu đãi các tù binh chiến tranh Trung Quốc. Trái lại tù binh Việt Nam,
nhất là nữ tù binh, đã bị Trung Quốc đối xử tàn nhẫn, xem đây một thứ rác phế
thải không tái chế.
Ở cuộc chiến tranh Irac, nơi mà Mỹ lấy cớ là Irac có tàn trữ vũ khí làm bàn đạp
nước liên minh tấn công, mà thật ra là tranh giành tài nguyên mà quan trọng nhất
dầu mỏ nơi này, thế rồi hậu quả vô cùng nặng nề một triệu rưỡi người Iraq bị chết,
hơn hai triệu người khác phải rời bỏ quê hương sang sống tỵ nạn ở nước ngoài. 15
năm trôi qua, vết thương Iraq vẫn rỉ máu. Iraq vẫn chìm trong các cuộc khủng
hoảng kinh tế, chính trị, xã hội triền miên. Đất nước bị tàn phá, tan rã và chia cắt
về sắc tộc và tôn giáo giữa người Sunni, Shiite và người Kurds, giữa người theo
đạo Thiên chúa và đạo Hồi... Các tổ chức khủng bố, đặc biệt là tổ chức Nhà nước
Hồi giáo tự xưng IS, Al-Qaida được cơ trỗi dậy gây thêm không biết vào nhiêu tội
ác đối với người dân Iraq. Đến nay, người dân Iraq vẫn không được sống trọn vẹn
trong hoà bình. Ngày 20/3 là một quả bom phát nổ làm rung chuyển khu vực và nó
sẽ còn tiếp tục gây ra sự hỗn loạn bao trùm lên toàn bộ khu vực. Bạo lực tràn lan.
Các tổ chức khủng bố trước đây bị cấm, nay mọc lên như nấm. Các cuộc xung đột
đẫm máu tại Libya, Syria, Yemen....làm hàng triệu người chết chưa biết bao giờ
kết thúc. Thật buồn vì Tổng thống Mỹ George Bush, người hoạch định chính cho
cuộc chiến tranh này năm 2003 đã tuyên bố:
"Một nước Iraq mới sẽ là một hình mẫu về tự do, dân chủ, hoà bình và thịnh
vượng ở khu vực Trung Đông. Ở đó mọi người sẽ được sống trong hạnh phúc và
tình bác ái, không có nhà tù, tra tấn và đàn áp".
Điều đó đã không xảy ra.
Chỉ có bạo lực bạo lực leo thang là những gì xảy ra ở đất nước Trung Đông này
mà thôi, chuyện mỗi lần tôi lên mạng xã hội, tôi thấy trẻ em nơi đây suy dinh
dưỡng còi cọc, chết đói, thật thảm khốc, tôi lên án những gì mà Mỹ và đồng minh
hộ gây ra trên đất nước này. Mỗi ngày chỉ là dịch bệnh hoành hành, thiếu nước
thiếu lương thực, gia đình mất đi người thân vì hàng trăm cuộc bạo động sắc tộc,
quyền sống và quyền tự do, hạnh phúc của họ bị tước đoạt.
Thế rồi đến năm 2008, khi sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông
Bush đã thú nhận trên kênh truyền hình ABC (được tờ Guardian dẫn lại) rằng
quyết định tiến hành chiến tranh chống lại Saddam Hussein đã dựa trên tin tức tình
báo sai và đây là điều hối tiếc lớn nhất trong đời làm tổng thống của ông.

-Trong những năm gần đây khái niệm chủ quyền đã trở thành một chủ đề gây
nhiều tranh cãi. Bản chất của chủ quyền đã biến đổi cùng với sự gia tăng quá
trình toàn cầu hóa trong lĩnh vực kinh tế, dẫn tới sự lu mờ các đường biên giới và
làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia, đặc biệt là trong việc đưa ra các quyết
định chính sách. Sự xuất hiện của các quốc gia thất bại hay những trường hợp
lạm dụng nhân quyền đã dẫn tới các chiến dịch can thiệp nhân đạo, đồng thời
làm hình thành một chuẩn tắc mới: “Trách nhiệm bảo vệ”. Những người ủng hộ
Trách nhiệm bảo vệ lập luận rằng chủ quyền là một trách nhiệm chứ không phải
một đặc quyền của các quốc gia. Theo đó, một khi một quốc gia có chủ quyền
không đủ khả năng hoặc không muốn bảo vệ người dân của mình trước một số
thảm họa nhân đạo nhất định thì cộng đồng quốc tế có quyền can thiệp vào quốc
gia đó để ngăn chặn các thảm họa nhân đạo, bảo vệ sinh mạng thường dân của các
quốc gia đó. Những tranh luận này vẫn còn tiếp tục và chúng ta vẫn còn có thể
tiếp tục chứng kiến những thay đổi đối với nhận thức về khái niệm chủ quyền như
là một nền tảng của hệ thống pháp luật và chính trị quốc tế trong tương lai. Chủ
quyền quốc gia không đồng nghĩa với quyền lực vô hạn và vô điều kiện của quốc
gia. Các quốc gia có thể có các nghĩa vụ quốc tế, nhất là khi tham gia vào các điều
ước quốc tế. Mặc dù các quốc gia có quyền lựa chọn có tham gia vào các điều ước
này hay không, nhưng một khi đã tham gia vào các điều ước này họ buộc phải
tuân thủ các nghĩa vụ và trao lại một phần chủ quyền của mình cho cộng đồng
quốc tế.
Trong thời gian gần đây, nóng lên là vấn đề đặc khu kinh tế và luật an ninh mạng,
vẫn biết là người dân Việt Nam ta ghét Tàu nhưng cũng không vì thế mà chúng ta
lại biểu tình gây mất trật tự an ninh, thời cơ của bọn thế lực xấu gây chia rẽ mất
đoàn kết dân tộc,gây bất ổn đất nước cũng chưa chắc luật đặc khu lại ảnh hưởng
xấu đến nước ta( như ở Srilanka), khi các đặc khu hình thành có thể tạo điều kiện
góp phần phát triển kinh tế đất nước.Và cũng như quốc hội đã thông báo hoãn luật
đặc khu,chương trình kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sẽ không xem xét Luật Đặc khu
để tiếp tục lấy ý kiến.
Và một vấn đề thực sự nóng là vấn đề biển Đông, với cái gọi là “Đường 9 đoạn”
hay “Đường lưỡi bò” hư ảo, thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” , bọn
chúng ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xâm nhập sâu vào vùng biển Đà Nẵng
chỉ cách bán đảo Sơn Trà 25-40 hải lý, y lại ngang nhiên kéo giàn khoan phi pháp
HD-981 vào Vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.
Khi các tàu cảnh sát biển của ta, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn
khoan HD981. Các tàu chiến có vũ trang của Trung Quốc được sự yểm trợ của
máy bay đã có hành động hung hăng, chủ động đâm thẳng vào các tàu, dùng vòi
rồng có công suất lớn phun nước vào các tàu của Việt Nam. Làm hư hỏng tàu
thuyền và các trang thiết bị, gây thương tích cho thủy thủ của ta đang làm nhiệm
vụ theo đúng chức năng. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn tận dụng các phương tiện
tuyên truyền đầu độc dân nước họ nghĩ rằng: “Việt Nam như một đối thủ hiếu
chiến đang thèm khát lãnh hải, cố gắng cướp đoạt toàn bộ tài nguyên của Trung
Quốc bằng sức mạnh”. Trong “cơn mê lú quyền lực” nhà cầm quyền Trung Quốc
sẵn sàng đẩy nhân dân mình vào cuộc chiến phi nghĩa.
Đã đến lúc, cần phải cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc và nhân dân
toàn thế giới thấy rõ những tội ác của những nhà cầm quyền Trung Quốc đã gây ra
cho nhân dân Việt Nam. Tội ác mà như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra:
“Chúng là những tên tội phạm chiến tranh độc ác hơn cả Hít-le, gây ra những tội
ác tày trời trên đất nước ta, coi thường xương máu của bản thân nhân dân nước
chúng. Chúng đang ra sức kế tục và hoàn thiện hơn nữa cái thứ đạo đức kinh tởm
mà một nhà văn vô sản vĩ đại Trung Quốc đã từng mệnh danh là “đạo đức ăn thịt
người” của các triều đại phong kiến”.
Là người con Việt Nam, chúng ta hãy đứng lên bảo vệ biển Đông, bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ, vì xâm chiếm biển đông không có nghĩa giới cầm quyền Trung Quốc sẽ
không dùng biện pháp để từng bước xâm chiếm vùng đất vùng trời nươc ta, vì như
lịch sử đã ghi nhận chỉ có độc lập chủ quyền dân tộc, nhân dân mới có thể hưởng
đầy đủ vẹn nguyên quyền dân chủ của chính chúng ta.
Quan hệ nhân quyền là quan hệ về cá nhân, còn quan hệ chủ quyền quốc gia là
quan hệ cộng đồng các cá nhân trong quốc gia đó. Hai mối quan hệ cơ bản của con
người là nhân quyền và chủ quyền quốc gia không cùng một bậc, không cùng một
tuyến tiếp cận, và do đó, không thể đem so sánh cái này cao hoặc thấp hơn cái kia.
Thời đại mà chúng ta đang sống có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng nghìn
dân tộc khác nhau, theo những tôn giáo khác nhau và có truyền thống văn hóa
khác nhau, có ranh giới rõ ràng…. Tuy nhiên, muốn có “Nhân quyền” trước hết
chúng ta phải thực sự có “Chủ quyền”, “Nhân quyền” phải dựa trên các điều kiện
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia chứ không phải là phụ thuộc vào sự áp đặt của
“nước lớn” dành cho “nước bé”; nếu chủ quyền của một quốc gia, dân tộc bị xâm
phạm, bị chà đạp, thì nhân quyền của quốc gia, dân tộc cũng chẳng bao giờ được
đảm bảo cả. Và bảo vệ Nhân quyển cũng sẽ góp phần thúc đẩy bảo vệ Chủ quyền
quốc gia, người dân ấm no hạnh phúc thì đất nước mới vững mạnh, đất nước vững
mạnh thì chủ quyền mới được đảm bảo.
Và kết bài mình xin nhấn mạnh không có cái gọi là “Nhần quyền cao hơn chủ
quyền” hay “nhân quyền không biên giới” . Việc quy chủ quyền quốc gia về cùng
một bậc với nhân quyền, rồi coi “nhân quyền” cao hơn “chủ quyền” là một việc
làm phản khoa học và thiếu tính thuyết phục. Đó là một sự đánh tráo khái niệm rất
thô thiển, trắng trợn nhằm thực hiện ý đồ chính trị xấu, biện minh cho chính sách
xâm lược của các thế lực hiếu chiến, phản động quốc tế và tất yếu sẽ bị lịch sử và
hiện thực bỏ qua.

You might also like