Hãy Nói Như Lý Dương

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Hãy nói như Lý Dương

Mỗi người đều có tâm lí e ngại khi nói trước đám đông dù cho những người thành đạt cũng có
phần e ngại. “người sống vì mặt, cây sống vì vỏ” câu này dùng ám chỉ con người luôn quan tâm
tới hình tượng của mình trong lòng người khác.
Do sợ mất thể diện, sợ bị chỉ trích,... nên họ nảy sinh tâm lí e ngại, ngượng ngùng, kể cả người
thành đạt.

Lý Dương- người sáng lập chương trình Crazy English từ nhỏ là người sống khép kín, sợ nói
chuyện, ngay cả nói chuyện điện thoại, là một người thi trượt tiếng anh, nhờ kiên trì rèn luyện
vượt qua khó khăn, tích cực học tập đã trở thành phát thanh viên Anh ngữ nổi tiếng, một thầy
giáo khẩu ngữ, chuyên gia phiên dịch và hùng biện tiếng anh.
Ông được mời tới hơn 200 thành phố và có hơn 20 triệu người đã được nghe ông giảng, ông
còn được mời tới giảng dạy ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, ông đã tạo
nên thương hiệu nổi tiếng – “Crazy English” và “Crazy Chinese”.

Nói chuyện cần có dũng khí

Mọi người ai cũng có tâm lí e ngại khi nói chuyện đặc biệt là trẻ mới bước chân vào xã hội, họ
không dám nói lên suy nghĩ của mình, họ sợ mình nói không đúng, sợ bị chê cười. Do đó muốn
thành công trong xã hội thì phải dám nói ra suy nghĩ, rèn luyện tích lũy kĩ năng cũng như kinh
nghiệm giao tiếp.
Dùng phương pháp trị liệu tâm lí để vượt qua chướng ngại là cách hiệu quả nhất,dùng phương
pháp tác động tâm lí để thả lỏng mình, phải khiến cho tâm lí quay lại trạng thái ban đầu
Phương pháp tác động tâm lí cũng có thể nuôi dưỡng sự tự tin của một người, tự tin là một dạng
ý chí, tin tưởng vào năng lực của mình.
Một số phương pháp tác động tâm lí cần nắm:
_ Không nên nói những từ như “dù sao”, “dù thế nào”.
_ Dùng câu khẳng định miêu tả sự vật.
_ Nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu e ngại phái xóa bỏ ngay lập tức
_ Không chắc về điều gì thì không nên nói giảng lược, dùng cách nói khác để thay thế.
_ cụ thể hóa vấn đề trừu tượng, lấy dẫn chứng.
_ khi không tự tin giải quyết việc gì thì gác lại để làm sau.
_ Dù là chuyện gì cũng nghĩ đến kết quả tệ nhất sẽ như thế nào.
_ Nhắc nhở bản thân “không có việc gì khó”
_ Không bi quan
_ Khi buồn hãy tìm nơi yên tĩnh để bình tâm lại
_Khi thất bại tìm người biết lắng nghe để chia sẻ
_Khi mọi việc không thuận lợi nên bình tĩnh giải quyết từng sự việc
_ Phải tin tưởng lời mình nói ra là đúng.

Nói to như Lí Dương

Khi còn nhỏ Lí Dương rất bình thượng thậm chí còn sống hướng nội, e ngại không dám gặp
người lạ,..., khi sắp kết thúc kỳ 1 của năm thứ 2 đại học ông thi lại tới 13 môn. Ông cảm thấy
xấu hổ và tự nhủ rằng phải thoát ra khỏi cuộc sống u ám đó. Ông lựa chọn tiếng Anh để thay
đổi cuộc sống của mình, tự thề sẽ thi đổ cuộc thi Anh ngữ quốc gia trong 4 tháng.
Một lần tình cờ ông phát hiện nếu đọc to tiếng Anh thật to thì có thể tập trung cao độ, vì thế mỗi
ngày ông đều tới khu đất trống để đọc thật to những bài luận tiếng anh cho tới khi nhuần nhiễn
mới thôi.
Những người bạn đã rất ngạc nhiên khi Lí Dương đột nhiên nói tiếng Anh hay hơn trước nhiều,
ông nghĩ:
Cách đọc to như vậy là phương pháp hay để học tiếng anh, để tránh bỏ cuộc giữa chừng ông đã
hẹn người bạn học chăm chỉ nhất lớp cùng học tiếng Anh vào mỗi trưa.
4 tháng sau Lí Dương đã nói lưu loát, khả năng nghe tốt hơn và phản ứng ngôn ngữ không còn
chậm chạp nữa.
Và trong cuộc thi tiếng Anh ông chỉ mất 50 phút làm bài và đứng thứ 2 toàn trường.
Ông phát hiện ra bản thân bắt đầu có sự thay đổi, những điểm yếu như hướng nội, tự ti, e dè đã
dần mất đi trong quá trình học tập. Khả năng tập trung của Lí Dương mạnh mẽ hơn, trí nhớ sâu
sắc hơn, ông dần dần có được sự tự tin. Ông nghĩ rằng phương pháp này đã giúp ông thành
công.
Mặc dù Lí Dương rèn luyện là để nói tốt tiếng Anh, nhưng ý nghĩa và kết quả thì khác so với
việc rèn luyện khả năng nói. Bạn cũng có thể luyện nói trong phòng riêng hoặc tại những nơi
vắng người, nếu quyết tâm bạn nhất định sẽ thành công.

You might also like