Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

AS 16 lists the components that make up the cost of an item of property, plant and

equipment: IAS 16 liệt kê ra các thành phần tạo nên chi phí của bất động sản, máy
móc và thiết bị như sau:
- Purchase price, including any import duties paid, but excluding any trade discount
and sales tax paid
Giá mua hàng, bao gồm thuế nhập khẩu nhưng không gồm chiết khấu thương mại
và thuế doanh thu
- Initial estimate of the costs of dismantling and removing the item and restoring the
site on which it is located
Chi phí tháo gỡ và vận chuyển
- Directly attributable costs of bringing the asset to working condition for its intended
use (eg: professional fees, cost of testing, installation costs,…)
Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động (ví dụ phí dịch vụ, chi
phí kiểm định, chi phí lắp đặt,…)
Subsequent expenditure is added to the carrying amount of the asset, it improves
the condition of the asset beyond the previous performance. Example: Modification
of an item of plant to extend its useful life or adoption of a new production process
leading to large reductions in operating costs.
Chi phí tiếp theo được thêm vào giá trị ghi sổ của tài sản là những chi phí để nâng
cấp tài sản. Ví dụ chi phí sửa chữa máy móc để tăng giá trị sử dụng của nó, hay chi
phí áp dụng một quy trình sản xuất mới để giảm chi phí vận hành.

Ghi Nhận Ban Đầu (Initial Recognition)


Trong phạm vi VAS 03 không bao gồm việc đo lường và ghi nhận các chi phí tháo
rời, loại bỏ và khôi phục tài sản. Trong việc xác định chi phí của một hạng mục thuộc
PPE, VAS 03 chỉ bao gồm chi phí phát sinh do kết quả của việc lắp đặt hạng mục
đó.

Khác biệt chung giữa IAS 16 và VAS 03


-IAS 16 loại trừ:
(a) bất động sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị (PPE) được phân loại là giữ để bán.
(b) các tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp .
(c) các quyền về khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu, khí và các nguồn tài nguyên
không tái sinh tương tự.
-VAS 3 không quy định về vấn đề này.
-IAS 16 yêu cầu áp dụng chuẩn mực kế toán này đối với các bất động sản đang được xây
dựng/ phát triển để sử dụng trong tương lai như là bất động sản đầu tư nhưng chưa thỏa
mãn điều kiện của bất động sản đầu tư. VAS 3 không quy định về vấn đề này.
-IAS 16 giải thích hai thuật ngữ bổ sung là giá trị đặc thù của doanh nghiệp và tổn thất do sụt
giảm giá trị. Theo IAS 16, giá trị có thể thu hồi là giá trị cao hơn giá bán ròng của một tài sản
và giá trị sử dụng của tài sản đó. Theo VAS 3, giá trị có thể thu hồi là giá trị được thu hồi từ
việc sử dụng trong tương lai của tài sản đó, bao gồm giá trị còn lại của tài sản khi thanh lý.

Điều Kiện Ghi Nhận Của IAS 16 Và VAS 03 (Recognition Criteria)


IAS 16 ghi nhận PPE được mua, mà các tài sản PPE này bản thân chúng không
tạo ra lợi ích kinh tế nhưng cần thiết để khiến cho các tài sản khác có khả
năng tạo ra lợi ích kinh tế (ví dụ: vì lý do an toàn hoặc thuộc về môi trường). VAS
03 chỉ quy định về các lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với tài sản.
VAS 3 yêu cầu 2 điều kiện bổ sung đối với việc ghi nhận tài sản hữu hình so với IAS
16:

 Thời hạn sử dụng hữu ích là hơn 1 năm;


 Đáp ứng các yêu cầu của quy định hiện hành.
IAS 16 đề cập việc sử dụng bất động sản, máy móc thiết bị trong hơn một niên độ
kế toán.

Khấu Hao Và Thanh Lý (Depreciation And Disposal)


-IAS 16 yêu cầu doanh nghiệp xác định chi phí khấu hao riêng cho mỗi thành phần trọng yếu
của một hạng mục PPE. VAS 03 không quy định rõ chi phí khấu hao cho mỗi phần quan trọng
của PPE.
-Theo IAS 16, giá trị còn lại của tài sản sẽ được xét vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu các số
liệu kỳ vọng khác xa các ước tính trước đó thì (các) thay đổi sẽ được giải trình là thay đổi về
ước tính kế toán. Giá trị còn lại của tài sản có thể tăng đến một giá trị bằng hoặc lớn hơn giá
trị ghi sổ của tài sản và từ đó, chi phí khấu hao của tài sản bằng 0. VAS 03 không đề cập đến
việc soát xét giá trị còn lại.
-Theo IAS 16, không dừng việc khấu hao khi tài sản trở nên nhàn rỗi hoặc không còn được
sử dụng trừ khi tài sản đó đã được khấu hao hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khấu hao có thể
bằng 0 theo phương pháp của các đơn vị sản xuất khi không có hoạt động sản xuất.
-IAS 16 trình bày rõ hơn về ngày thanh lý một khoản mục và cách thức hạch toán thu nhập
từ tiền thu thanh lý tài sản hoãn lại.

Giá Trị Sau Ghi Nhận Ban Đầu (Measurement Subsequent To Initial
Recognition)
IAS 16 cho phép hai cách kế toán (a) ghi nhận tài sản theo giá gốc (cost) hoặc (b)
đánh giá lại theo giá trị hợp lý (fair value). VAS 03 chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo
theo giá gốc (at cost).
Mô hình giá gốc (Cost): Tài sản được ghi sổ theo giá gốc của nó trừ đi khấu hao lũy
kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế.
Mô hình đánh giá lại (Revaluation model): Tài sản được ghi theo số tiền đánh giá lại.
Theo số tiền đánh giá lại (revalue amount) là giá trị hợp lý (fair value) tại ngày đánh
giá lại trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản lỗ giảm giá trị lũy kế. Chuẩn mực kế toán
IAS 16 yêu cầu mô hình này chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể
đo lường được một cách đáng tin cậy (be measured reliably).
Một điều rất quan trọng là khi một khoản mục của TSCĐ được đánh giá lại, tất cả tài
sản cố định loại đó phải được đánh giá lại. (chuẩn mực kế toán IAS phân loại tài sản
dài hạn hữu hình như sau: đất, đất và vật kiến trúc, máy móc, tàu thủy, máy bay, xe
cộ, bàn ghế dụng cụ lớn, thiết bị văn phòng).
Khi sử dụng mô hình đánh giá lại tài sản, trong phần thuyết minh báo cáo tài chính
phải trình bày rõ các giả định trong việc đánh giá và vẫn phải trình bày giá trị gốc
của tài sản (không đánh giá lại). Như vậy nhà đầu tư vẫn biết cả giá trị gốc (đã trừ
khấu hao lũy kế) và giá trị hợp lý.
Kế toán đánh giá lại TSCĐ, tăng giá trị, ghi tăng vốn chủ sở hữu:
Nợ 211 Tài sản cố định 5.000.000
Có 412 Thặng dư vốn do đánh giá lại TS 5.000.000
Lưu ý: Thặng dư vốn do đánh giá lại tài sản (revaluation surplus) là một phần nằm
trong vốn chủ sở hữu, kế toán ghi vào lãi trên báo cáo kết quả. Trừ khi nó điều chỉnh
việc ghi giảm trước đây đã ghi vào sổ, thì nay được ghi vào lãi để bù vào phần lỗ
trước đây đã ghi.

Tangible non-current asset – tài sản cố định hữu hình được hiểu là tài sản được doanh nghiệp
mua về với mục đích sử dụng liên tục trong dài hạn (non-current). Ngoài ra, các tài sản thuộc
loại này đều ở dạng vật chất hữu hình (Physical form) – nghĩa là có thể nhìn được, sờ nắm
được (tangible).
Các quy định về tài sản cố định hữu hình được thể hiện trên IAS 16 – Property, Plant and
Equipment (PPE)
♦ Điều kiện ghi nhận theo IAS 16:
➡Chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó,
➡Chi phí để sở hữu tài sản đó phải được xác định một cách đáng tin cậy, bao gồm:
+ Giá mua (Purchase price)
+ Chi phí tháo dỡ và di chuyển (Cost of dismantling and removing)
+ Các chi phí thuộc tính trực tiếp khác (Directly attributable costs) như: chi phí vận chuyển, chạy
thử, phí chuyên môn (Kỹ sư, Thiết kế,…)…
2. KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH – DEPRECIATION
+) Depreciation – Khấu hao là gì?
Tài sản cố định có tính chất hao mòn theo thời gian và sự hao mòn này diễn ra một cách khách
quan. Chính vì vậy, để đánh giá một cách chính xác giá trị của tài sản cố định, doanh nghiệp
phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí trong kỳ, chi phí này được gọi là khấu hao.
Khấu hao là quá trình giá trị ban đầu của TSCĐ được trải ra cho các kỳ kế toán và lợi ích TSCĐ
đem lại sẽ bị giảm đi theo thời gian.
♦ Định khoản:
Debit: Depreciation Expense
Credit: Accumulated Depreciation Account
+) Các phương pháp khấu hao
Trong khuôn khổ nội dung F3, có hai phương pháp khấu hao dược nhắc đến:
➡Straight – line method: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (hay còn gọi là phương
pháp khấu hao tuyến tính). Theo phương pháp này định mức khấu hao tài sản cố định là như
nhau trong suốt thời gian sử dụng.
Mức khấu hao được tính bằng: (Nguyên giá TSCĐ – Giá trị còn lại ước tính) / Thời gian sử dụng
hữu ích còn lại của tài sản.
➡The reducing balance method: Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Mức khấu hao
ước tính bằng: (Nguyên giá TSCĐ – Khấu hao luỹ kế) * Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm.
+) Ý nghĩa cơ bản của việc tính khấu hao:
Việc tính khấu hao hợp lý sẽ là cơ sở đúng đắn để tính giá thành cho sản phẩm, từ đó doanh
nghiệp có thể xác định doanh thu và lợi nhuận một cách chính xác.
*Chú ý:
❗ Một khi đã lựa chọn được phương pháp tính khấu hao thì phải áp dụng nhất quán giữa các
năm với nhau. Tuy nhiên, IAS 16 yêu cầu phương pháp khấu hao nên được xem lại định kỳ.
❗ Khi thay đổi phương pháp tính khấu hao của doanh nghiệp bởi các yếu tố khách quan và chủ
quan tác động thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh hồi tố (not retrospective)

You might also like