Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

BÁO CÁO TÓM TẮT CÁC CASE LÂM SÀNG KHOA NGOẠI NIỆU

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh Thư


Lớp: YF-K39
Email: ntmthu.y39@student.ctump.edu.vn
Tutor: Ths.Bs Nguyễn Minh Tiếu-Ths Bs Võ Sơn Thùy

Case lâm sàng 1


1. Hành chính Họ và tên: LÊ THỊ THU BA
Tuổi: 58
Địa chỉ: An Bình-Ninh Kiều-Cần Thơ
2. Lý do vào viện Đau hông lưng (P)
3. Bệnh sử Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân đột ngột đau quặn
vùng hông lưng (P), không tư thế giảm đau, không sốt ,
không nôn ói có ra tiệm thuốc tây mua thuốc uống giảm
đau sau đó cách nhập viện khoảng 4 giờ bệnh nhân đột
ngột đau quặn vùng hông lưng (P), mỗi cơn kéo dài
khoảng 10 phút, không sốt, không nôn ói kèm theo tiểu
gắt, đau càng lúc càng tăng nên nhập viện đa khoa
thành phố Cần Thơ.
4. Khám lâm sàng Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
Bụng mềm
Ấn đau vùng hông lung (P)
Chạm thận (-)
Điểm niệu quản trên giữa không đau
5. Tiền sử Mổ thoát vị đĩa đệm cách 6 tháng
6. Cận lâm sàng - Công thức máu
BC: 15900/mm3 Neutrophil: 79.8%
- Siêu âm ổ bụng:
Thận phải cực dưới có 1 cản âm kích thước khoảng
5mm, ứ nước độ 1, niệu quản đường kính khoảng 7mm
đoạn 1/3 trên có 1 cản âm kích thước khoảng 8mm
- MSCT
 Sỏi thận (P) kt #5mm
Thận (P) ứ nước độ 1 do sỏi niệu quản đoạn
1/3 trên kt #8mm
7. Chẩn đoán Thận (P) ứ nước độ I do sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên
Sỏi thận (P)

8. Vấn đề 1. Sỏi niệu quản (P) đoạn 1/3 trên


2. Sỏi thận (P)
3. Thận (P) ứ nước.
4. BC máu 15900/mm3
9. Xử trí - Bệnh nhân có bạch cầu máu cao nên sẽ điều trị
kháng sinh đến khi nhiễm trùng ổn => can thiệp
ngoại khoa
- Ngoại khoa:
 Option 1: Nội soi tán sỏi ngược dòng
bằng ống soi mềm + đặt JJ: đây là
phương pháp ít xâm lấn, thời gian nằm
viện ngắn, áp dụng cho sỏi niệu quản,
tiếp cận được sỏi dễ dàng, khả năng lấy
sỏi thành công cao. Tuy nhiên khả năng
tiếp cận được sỏi ở bệnh nhân này sẽ
khó khăn hơn do sỏi nằm ở đoạn 1/3
trên, khả năng sỏi chạy lên thận cao nên
có thể thất bại bằng phương pháp này
phải chuyển sang ESWL.
 Option 2: Laparo + đặt sonde JJ: phương
pháp này dùng lấy sỏi niệu quản đoạn
1/3 trên, thời gian nằm viện ngắn, thẩm
mĩ, thời gian trở lại sinh hoạt bình
thường nhanh. Tuy nhiên cần phải có
phẫu thuật viên có kinh nghiệm.
 Sỏi thận (P): giải quyết sau khi giải
quyết xong sỏi niệu quản, hẹn bệnh nhân
tái khám và tán sỏi ngoài cơ thể ( ESWL
) sau đó, do đây là sỏi nhỏ #5mm và
bệnh nhân không có rối loạn đông máu
hay dị dạng đường tiết niệu nên có thể
dễ dàng tán ngoài
10. Lựa chọn của bệnh Do bệnh nhân vừa mổ thoát vị đĩa đệm nên chưa
nhân sẵn sàng để can thiệp ngoại khoa nên xin về
điều trị nội khoa một thời gian .
Case lâm sàng 2
1. Hành chính Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ DUNG
Tuổi : 52
Địa chỉ: Trường lạc-Ô Môn-cần Thơ
2. Lý do vào viện Đau hông lưng (T)
3. Bệnh sử Cách nhập viện khoảng 3 giờ, bệnh nhân
đôt ngột đau từng cơn vùng hông lưng
(T), lan ra trước bụng , không tư thế giảm
đau, không sốt , không nôn ói, cơn đau
càng lúc càng tăng, bệnh nhân không xử
trí gì nhập viện đa khoa Thành phố Cần
Thơ điều trị.
4. Tiền sử - Tăng huyết áp đang dùng
amlodipine 5mg/ngày . HA cao
nhất 160/90 mmHg
- Dị ứng Ampicillin
5. Tình trạng lúc nhập viện HA: 120/70 mmHg
6. Khám lâm sàng - Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Bụng mềm, ấn đau hông (T)
7. Cận lâm sàng - Tổng phân tích nước tiểu
HC: 10ery/microlit
- Siêu âm ổ bụng
Niệu quản (T) đường kính 5mm
- MSCT

Niệu quản đoạn 1/3 trên có 1 sỏi


cản quang kích thước 5mm
8. Chẩn đoán Thận (T) ứ nước độ I do sỏi niệu quản
đoạn 1/3 trên. Tăng huyết áp

9. Vấn đề 1. Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên


2. Tăng huyết áp

10. Xử trí - Kiểm soát tốt huyết áp để tiến


hành can thiệp ngoại khoa
- Ngoại khoa
 Option 1: Nội soi tán sỏi ngược
dòng bằng ống soi mềm kèm
đặt sonde JJ.Ưu điểm là ít xâm
lấn ,thời gian nằm viện ngắn.
Tuy nhiên vị trí viên sỏi nằm ở
đoạn 1/3 trên niệu quản nên có
thể xảy ra trường hợp khi nội
soi ngược dòng viện sỏi sẽ
chạy lên thận khi đó sẽ chuyển
sang phương án tán sỏi ngoài
cơ thể (ESWL).
 Option 2: Nội soi sau phúc
mạc lấy sỏi kèm đặt JJ .
Phương pháp này áp dụng để
lấy những viên sỏi ở vị trí cao
như sỏi niệu quản đoạn 1/3
trên. Tuy nhiên , hạn chế có thể
làm tổn thương các cơ quan lân
cận như thủng vào phúc mạc,
ruột, xơ hẹp niệu quản sau đó
và phải cần phẫu thuật viên có
kinh nghiệm
11. Lựa chọn của bệnh nhân Bệnh nhân lựa chọn option 1
Case lâm sàng 3:
1. Hành chính Họ và tên: NGUYỄN VĂN CHƯỞNG
Tuổi:83
Địa chỉ: Hữu Thành –Trà Ôn-Vĩnh Long
2. Lý do vào viện Bí tiểu
3. Bệnh sử Cách nhập viện khoảng 5 tháng, bệnh
nhân tiểu 3-4 lần một đêm, ban ngày tiểu
nhiều lần, cảm giác khó đi tiểu phải rặn
lâu mới tiểu được kèm theo tiểu ngắt
quãng , sau khi đi tiểu xong bệnh nhân
vẫn cảm giác còn nước tiểu..
Cách nhập viện 1 ngày, bệnh nhân cảm
giác khó đi tiểu nhiều, tia nước tiểu yếu.
Cùng ngày nhập viện, bệnh nhân cảm giác
muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, rặn
cũng không ra nước tiểu kèm cảm giác
căng tức vùng hạ vị, không lan, không có
tư thế giảm đau và phù 2 chân, phù mềm,
ấn lõm, bệnh nhân không xử trí gì nhập
viện đa khoa thành phố Cần Thơ điều trị .
4. Tình trạng lúc vào viện - Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt
- Sinh hiệu ổn
- Da niêm hồng
- Bí tiểu
- Phù 2 chân, phù mềm, ấn lõm
- Cầu bàng quang (+)
 Xử trí: đặt sonde tiểu
5. Diễn tiến bệnh phòng Sau khi đặt sonde tiểu bệnh nhân giảm
cảm giác căng tức vùng hạ vị. tiểu khoảng
1500ml/ngày
6. Tiền sử Tăng huyết áp 2 năm, huyết áp cao nhất
170/100 mmHg, có uống thuốc thường
xuyên nhưng không rõ loại
7. Khám lâm sàng - HA: 150/ 100 mmHg
- BMI: 19.5
- IPSS: 20 điểm
- Quality of Life: 4 điểm
- ASA: 2
- Thăm trực tràng:
Cơ thắt hậu môn siết tốt
Lòng trực tràng rỗng, niêm mạc trơn
láng, không u cục
Tiền liệt tuyến kích thước 3x4 cm giới
hạn rõ, bề mặt trơn láng, mật độ chắc, sờ
không đau, mất rãnh giữa.
Không máu dính gant
8. Cận lâm sàng - Siêu âm ổ bụng :
Tiền liệt tuyến thùy giữa kích thước
32x40mm  2 thận ứ nước độ 2 nghĩ do
bàng quang căng nước tiểu, tiền liệt tuyến
to thùy giữa
- PSA: 7.71 ng/ml (tăng)
- Đông cầm máu: trong giới hạn
bình thường
- Công thức máu:
BC: 12900/mm3 Neutrophil:
81.3%
- Tổng phân tích nước tiểu:
Hồng cầu: 10ery/microlit
pH:6
Protein: 100mg/dl
9. Chẩn đoán Tăng sinh tiền liệt tuyến-Tăng huyết áp
giai đoạn II theo JNC VII
10. Vấn đề 1. Tăng sinh tiền liệt tuyến
2. Bạch cầu máu: 12900/mm3,
Neutrophil: 81.3%
3. Tổng phân tích nước tiểu:
Hồng cầu: 10ery/microlit
pH:6
Protein: 100
11. Xử trí - Kháng sinh điều trị nhiễm trùng ổn
can thiệp ngoại khoa
- Thuốc điều trị tăng huyết áp kiểm soát
tốt huyết áp để có thể can thiệp ngoại
khoa
- Ngoại khoa:
Option: cắt đốt u phì đại tiền liệt
tuyến qua nội soi vì nó là tiêu
chuẩn vàng , phẫu thuật nhanh , ít
biến chứng, hơn nữa trọng lượng
của khối bướu <80g , tỷ lệ tại phát
là 18%, tử vong là 0.23% và nếu
không tiếp cận được tiền liệt tuyến
qua ngã nội soi thì chuyển mở
bàng quang ra da, nếu chảy máu
nhiều dẫn đến thiếu máu thì phải
chuyển mổ mở để cầm máu
12 Lựa chọn của bệnh nhân Bệnh nhân chọn lựa biện pháp cắt đốt u
phì đại tiền liệt tuyến qua nội soi

13 . Kết quả 1. Tường trình phẫu thuật:


- Tê tủy sống
- Bệnh nhân ở tư thế sản khoa
- Đặt máy soi thấy tiền liệt tuyến to
khoảng 50gram, bàng quang chống đối
độ II
- Cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến gửi xét
nghiệm mô bệnh học
- Đốt cầm máu kỹ
- Đặt Foley niệu đạo 3 chia bơm 30ml
- Ròng nước liên tục bằng NaCl 0.9%
500ml XL giọt/phút
2. Sau hậu phẫu
- Sinh hiệu M: 80l/phút
HA: 130/80mmHg
SpO2: 98%
- Tiểu hồng nhạt qua sonde
- Bệnh nhân được cho kháng sinh :
Cefoxitin
- Ròng nước liên tục bằng NaCl 0.9%
500ml 3 chai chảy XXX giọt/phút
Case lâm sàng 4
1. Hành chánh Họ và tên: NGUYỄN THỊ VÂN
Tuổi: 58
Địa chỉ: Phú Thứ-Cái Răng-Cần Thơ
Nghề nghiệp : Nội trợ

2. Lý do vào viện Đau vùng hông (T)

3. Bệnh sử Bệnh nhân khai khoảng nhiều tháng nay,


bệnh nhân đau âm ỉ cùng hông lưng (T),
lâu lâu có những cơn đau quặn hông lưng
(T), không nôn ói, không tiếu gắt, tiểu
buốt. Có đi khám phòng khám tư và phát
hiện sỏi thận (T). Cùng ngày nhập viện ,
bệnh nhân đi khám vì cảm giác đau âm ỉ
vùng hông (T) nhiều và ghi nhận kích
thước viên sỏi tăng lên nên bệnh nhân lo
lắng đến khám và điều trị tại bệnh viện đa
khoa Thành phố Cần Thơ.
4. Tiền sử Mổ hở sỏi thận (T) cách nay 20 năm

5. Khám lâm sàng Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt


Bụng mềm, ấn đau nhẹ vùng hông (T)
6. Cận lâm sàng - Sinh hóa:
Glucose máu: 8.5 mmol/l
Đường máu mao mạch: 128mg/dl
- KUB :

Sỏi cản quang thận (T)


- MSCT

- Siêu âm
Thận (T) có vài cản âm kích thước 5-
11 mm, ứ nước độ II, niệu quản (T) đường
kính 8mm
 Thận (T) ứ nước độ (II)+ dãn niệu
quản
 Sỏi thận (T)
- Tổng phân tích nước tiểu
BC : 75 leu/ uL
HC: 50 ery/microlit
Protein: 30mg/dl

7. Chẩn đoán Thận (T) ứ nước độ II nghĩ do sỏi thận (T).


Theo dõi đái tháo đường

8. Vấn đề - Sỏi thận (T) số lượng nhiều


- Đường huyết cao
- BC niệu: 50 Leu/uL
9. Xử trí - Điều trị kháng sinh để giải quyết
tình trạng nhiễm trùng
- Kiểm soát huyết áp
- Can thiệp:
 Option 1: Tán sỏi ngoài cơ
thể do trên phim KUB thấy
sỏi có mật độ cản quang mờ
hơn đốt sống nên nghĩ
HU<1000 nên có thể tiến
hành tán sỏi ngoài cơ thể.
Ưu điểm là ít xâm lấn,
không gây đau.Tuy nhiên ,
do bệnh nhân có nhiều sỏi
nên sẽ thực hiện nhiều lần
và có thể các biến chứng có
thể xảy ra đái máu, phù nề
chủ mô thận và nếu những
mảnh sỏi nhỏ không theo
nước tiểu tống ra ngoài
được thì bệnh nhân sẽ có
cơn đau quặn thận.
 Option 2: Mổ hở lấy sỏi vì
bệnh nhân có sỏi phức tạp,
số lượng nhiều nên có thế
áp dụng biện pháp này và
nếu có chèn ép cũng sẽ giải
quyết được nguyên nhân
gây chèn ép . Tuy nhiên,
đây là một phương pháp
xâm lấn và phải cần phẫu
thuật viên có kinh nghiệm.
10. Lựa chọn của bệnh nhân Bệnh nhân lựa chọn phương pháp tán
sỏi ngoài cơ thể
Case lâm sàng 5
1. Hành chính Họ và tên: VÕ THỊ TUYỀN
Tuổi: 30
Địa chỉ:Tân Mỹ-Trà Ôn-Vình Long
2. Lý do vào viện Đau vùng hông (P)
3. Bệnh sử Cách nhập viện khoảng 4 ngày , bệnh
nhân đột ngột đau bụng vùng hông (P),
đau quặn từng cơn , mỗi cơn kéo dài
khoảng 15 phút, không sốt, không nôn ói.
Cùng ngày nhập viện, bệnh nhân đau với
tính chất tương tự như trên nhưng các cơn
càng lúc càng nhiều hơn kèm cảm giác
tiểu hơi gắt nên bệnh nhân đến khám và
điều trị tại bệnh viện Đa khoa thành phố
Cần Thơ
4. Khám lâm sàng - Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Thể trạng trung bình BMI:19
- Bụng mềm ấn đau vùng vùng hông
lưng (P)
- Chạm thận(-), ấn điểm niệu quản
trên và giữa không đau
5. Cận lâm sàng - Công thức máu:
BC: 18800/mm3 Neutrophil:
88.3%
- MSCT

Thận (P) ứ nước độ 3, sỏi niệu quản đoạn


1/3 trên kích thước 10mm
- Siêu âm ổ bụng:
Thận (P) không sỏi, ứ nước độ 3, niệu
quản (P) đường kính 7mm, đoạn 1/3 trên
có 1 cản âm đường kính 7mm
6. Chẩn đoán Thận (P) ứ nước độ III do sỏi niệu quản
đoạn 1/3 trên
7. Vấn đề - Sỏi niệu quản (P) đoạn 1/3 trên
- Thận (P) ứ nước độ III
- BC máu: 18800/mm3

8. Xử trí - Bệnh nhân đang có tình trạng


nhiễm trùng nên phải điều trị
kháng sinh trước khi tiến hành can
thiệp ngoại khoa
- Ngoại khoa:
 Option 1 : Nội soi sau phúc
mạc lấy sỏi+ đặt JJ. Phương
pháp này áp dụng để lấy những
viên sỏi ở vị trí cao như sỏi
niệu quản đoạn 1/3 trên. Tuy
nhiên , hạn chế có thể làm tổn
thương các cơ quan lân cận
như thủng vào phúc mạc, ruột,
xơ hẹp niệu quản sau đó và
phải cần phẫu thuật viên có
kinh nghiệm.
 Option 2: Nội soi tán sỏi ngược
dòng bằng ống soi mềm + đặt
JJ. đây là phương pháp ít xâm
lấn, thời gian nằm viện ngắn,
áp dụng cho sỏi niệu quản, tiếp
cận được sỏi dễ dàng, khả năng
lấy sỏi thành công cao. Tuy
nhiên khả năng tiếp cận được
sỏi ở bệnh nhân này sẽ khó
khăn hơn do sỏi nằm ở đoạn
1/3 trên,kích thước sỏi khá to
khả năng sỏi chạy lên thận cao
và có thể gây chèn ép nên có
thể thất bại bằng phương pháp
này phải chuyển sang ESWL
hoặc mổ hở.
Case lâm sàng 6
1. Hành chánh Họ và tên: DƯƠNG HỒNG THANH
Tuổi:60
Địa chỉ: Nhơn Bình-Trà Ôn-Vĩnh Long
2. Lý do vào viện Đau hông lưng (P)
3. Bệnh sử Cùng ngày nhập viện , bệnh nhân đột ngột đau bụng vùng
hông lưng (P), đau quặn từng cơn , đau lan ra trước bụng
không sốt, không nôn ói. Bệnh nhân không xử trí gì và
thấy cơn đau càng lúc càng tăng và số lượng các cơn mỗi
lúc nhiều hơn nên bệnh nhân lo lắng và đến khám tại bệnh
viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
4. Tình trạng lúc - HA: 140/90 mmHg
nhập viện - Mạch 64 l/phút
5. Tiền sử - Tăng huyết áp
- Thiếu máu cơ tim cục bộ đang điều trị Clopidogel
6. Cận lâm sàng - Tổng phân tích nước tiểu
BC: 74Leu/uL
HC: 300 ery/microlit
Protein: 30mg/dl
- Siêu âm tim:
Hở van 2 lá: 2/4
Hở van động mạch chủ: 1.5/4
Hở van 3 lá: 1.5/4
EF: 59%
- Siêu âm ổ bụng:
Thận (P) ứ nước độ III, có một cản âm kích thước
10mm, dãn niệu quản (P)
- ECG:
Nhịp xoang , tần số 63l/phút
Block nhánh (T) không hoàn toàn
- MSCT:

Sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa, kích thước 5mm


- Đông cầm máu:
PT: 11.5s (giảm)
aPTT: 33.3s

7. Chẩn đoán Thận (P) ứ nước độ III do sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa
Tăng huyết áp
Thiếu máu cục bộ cơ tim.

8. Vấn đề - Sỏi niệu quản đoạn 1/3 giữa


- Tăng huyết áp
- Thiếu máu cục bộ cơ tim đang dùng Clopidogel
- Bạch cầu niệu: 75Leu/uL
- Hồng cầu niệu: 300ery/microlit
- Protein niệu: 30 mg/dl
9. Xử trí - Kiểm soát huyết áp điều trị nội
- Ngưng clopidogel một tuần sau đó kiểm tra lại kết
quả đông cầm máu trước khi can thiệp ngoại khoa
- Bệnh nhân đang có tình trạng nhiễm trùng sử
dụng kháng sinh
- Can thiệp:
 Option 1 : Bệnh nhân có sỏi niệu quản đoạn
1/3 giữa nên có thể tiến hành nội soi tán sỏi
ngược dòng bằng ống soi mềm (
endolithotripsy) kèm đặt JJ . Ưu điểm là
phương pháp ít xâm lấn , thời gian nằm
viện ngắn . Tuy nhiên cũng không loại trừ
khả năng sỏi chạy ngược lên thận khi đó
phải tiếp tục làm ESWL hoặc lên kẹt ở
những vị trí cao hơn của niệu quản, máy soi
không tới đươc thì sẽ có thể sẽ chuyển
phương pháp nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
 Option 2: Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi+ đặt
JJ cũng có thể được tuy nhiên không ưu
tiên bằng phương pháp trên vì những lý do
sau đây: sỏi của bệnh nhân ở đoạn 1/3 giữa
nên có thể can thiệp bằng option 1 dễ dàng
hơn nữa với phương pháp nội soi sau phúc
mạc lấy sỏi sẽ có thể có các biến chứng như
thủng vào các cơ quan lân cận phúc mạc,
ruột… và dễ dẫn đến xơ hẹp niệu quản sau
đó mà trên bệnh nhân sỏi niệu quản ngay
chỗ hẹp sinh lý của niệu quản nên rất có
khả năng hẹp .

10. Lựa chọn của Bệnh nhân hợp tác điều trị là tạm ngưng sử dụng
bệnh nhân Clopidogel và lựa chọn option 1
Case lâm sàng 7
1. Hành chính Họ và tên: DANH HỒ DIỄM TRANG
Tuổi: 37
Địa chỉ : Long Hòa-Bình Mỹ-Cần Thơ
2. Lý do vào viện Đau hông lưng (P)
3. Bệnh sử Cùng ngày nhập viện, bệnh nhân đột ngột đau vùng
hông lưng (P) lan ra trước bụng, đau quặn từng
cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng 10 phút, trong cơn
đau bệnh nhân không nôn ói, không có tư thế giảm
đau. Bệnh nhân không xử trí gì , nhập viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ điều trị
4. Khám lâm sàng - Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
- Sinh hiệu ổn
- Bụng mềm, ấn đau hông (P)
5. Cận lâm sàng - Công thức máu:
BC: 10760/mm3 Neutrophil 53.8%
- Tổng phân tích nước tiểu
HC : 10ery/microlit
- Siêu âm ổ bụng
Thận (P) ứ nước độ II, niệu quản 1/3 trên có 1 sỏi
cản âm kích thước 2 mm
- MSCT

6. Chẩn đoán Thận (P) ứ nước độ II do sỏi niệu quản 1/3 trên

7. Vấn đề - Sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên


- BC máu: 10760/mm3
8. Xử trí - Điều trị tình trạng nhiềm trùng bằng kháng
sinh trước khi tiến hành can thiệp ngoại
khoa
- Ngoại khoa
 Option 1: Nội soi sau phúc mạc lấy
sỏi do bệnh nhân sỏi niệu quản đoạn
1/3 trên nên biện pháp này khá hiệu
quả để tiếp cận viên sỏi. Tuy nhiên
đây là một thủ thuật xâm lấn nên có
thể có các tai biến như thủng vào
các cơ quan lận cận
 Option 2: Nội soi tán sỏi ngược
dòng bằng ống soi mềm. Ưu điểm là
ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn .
Tuy nhiên do viên sỏi bệnh nhân
nằm cao có thể khó tiếp cận khi đó
sẽ chuyển sang mổ hở.
 Option 3: mổ hở . Tuy nhiên đây là
phương pháp xâm lấn nên không
được ưu tiên bằng 2 phương pháp
trên
9. Lựa chọn của bệnh nhân Bệnh nhân lựa chọn phương pháp nội soi sau
phúc mạc lấy sỏi
Case lâm sàng 8
1. Hành chính Họ và tên: NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG
Tuổi: 53
Địa chỉ: Thới Thuận-Thốt Nốt-Cần Thơ
2. Lý do vào viện Đau vùng hông lưng (P)
3. Bệnh sử Cách nhập viện 3 ngày, bệnh nhân cảm giác đau
âm ỉ vùng hông lưng (P) có tự mua thuốc uống
nhưng không giảm. Cùng ngày nhập viện bệnh
nhân đột ngột đau quặn vùng hông lưng (P) lan
ra trước bụng, uống thuốc nhưng không giảm
đau, bệnh nhân nằm nghỉ nhưng vẫn không hết
đau, cơn đau càng lúc càng tăng nên bệnh nhân
lo lắng và đến khám tại bệnh viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ.

4. Tiền sử Đái tháo đường


5. Khám lâm sàng - Bệnh nhân tỉnh,tiếp xúc tốt
- Sinh hiệu ổn
- Bụng mềm, ấn đau hông (P)
6. Cận lâm sàng - Tổng phận tích nước tiểu:
pH:8
HC: 10ery/microlit
Glucose: 30mg/dl
Protein: : 30mg/dl
- Glucose máu: 6.1mmol/l
- Siêu âm ổ bụng:
Thận (P) có 1 cản âm kích thước 20mm và ứ
nước độ III
- MSCT
7. Chẩn đoán Thận (P) ứ nước độ III do sỏi –Đái tháo đường

8. Vấn đề - Sỏi thận (P) kích thước 20mm


- Đái tháo đường

9. Xử trí - Kiếm soát tốt đường huyết trước khi tiến


hành can thiệp ngoại khoa
- Ngoại khoa
 Option 1: Mổ hở lấy sỏi có thể được xem
là phương pháp ưu tiên lựa chọn trên
bệnh nhân này vì sỏi kích thước to, nằm
sát trong nhu mô nên khi mổ hở sẽ dễ
dàng tiếp cận lấy sỏi và cầm máu
dễ.Nhưng nhược điểm của phương pháp
này là một phương pháp xâm lấn, và
bệnh nhân sẽ chịu một vết mổ dài.
 Option 2: Tán sỏi ngoài cơ thể. Phương
pháp ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn
. Tuy nhiên do sỏi bệnh nhân to nên phải
thực hiện nhiều lần có thể ảnh hưởng đến
cuộc sống.

You might also like