Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 209

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ -ĐỊA CHẤT

PGS.TS VÕ XUÂN MINH


GVC VƯƠNG LAN VÂN
TS PHẠM ĐỨC THIÊN

GIÁO TRÌNH
THỦY LỰC CƠ SỞ

Biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo

HÀ NỘI 2009

1
LỜI NÓI ĐẦU

Theo sát chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo trình
Thủy lực đại cương được chỉnh lý, bổ sung và gọi là giáo trình Thủy lực cơ
sở.
Giáo trình là tài liệu học tập cho sinh viên chính quy và tại chức các
ngành Khai thác Hầm lò, Khai thác Lộ thiên Xây dựng Mỏ và các ngành
khác.
Giáo trình gồm có 8 chương, giới thiệu các nội dung cơ bản về thủy
tĩnh, thủy động lực, tổn thất năng lượng, tính toán đường ống, lỗ vòi, kênh hở
và dòng chảy không đều trong kênh và sông.
Các ngành nghề ở trường Đại học Mỏ- Địa chất được đào tạo với
chuyên môn rất khác nhau, nên các ngành nghề đó có những yêu cầu về thủy
lực không giống nhau. Chẳng hạn, sinh viên Cơ khí Mỏ cần hiểu sâu về tính
toán thủy lực đường ống, nhưng sinh viên Tuyển khoáng lại cần nắm vững lý
thuyết dòng tia v.v…
Vì vậy, giáo trình soạn với khối lượng lớn hơn so với chương trình
Thủy lực của mỗi ngành cụ thể.
Để củng cố kiến thức cho sinh viên, sau mỗi chương có một số bài tập
với lời giải và một số bài tập cho sinh viên tự giải để nâng cao kỹ năng tính
toán.
Ở cuối giáo trình có phần phụ lục, cung cấp các số liệu cần thiết bằng
các bảng và đồ thị để giúp sinh viên tra cứu trong việc giải bài tập và quan
trọng hơn là trong công tác tính toán thiết kế sau này.
Các tác giả hy vọng giáo trình này có thể góp phần nâng cao chất lượng
học môn Thủy lực và với lòng biết ơn xin tiếp nhận các ý kiến đóng góp của
sinh viên và đồng nghiệp về các thiếu sót mà chắc không thể tránh khỏi.

Hà Nội, tháng 05 năm 2009


Các tác giả

2
Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC THUỶ LỰC, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU CỦA MÔN HỌC THUỶ LỰC
Thuỷ lực là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu các quy luật của chất
lỏng đứng yên và chuyển động, đồng thời nghiên cứu các ứng dụng đó trong
thực tế.
Chất lỏng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng: Chất lỏng có thể là chất
lỏng thành giọt như nước, dầu, thuỷ ngân…, các chất lỏng này có thể tích
hoàn toàn xác định, trong thực tế không thay đổi thể tích lúc thay đổi lực nén;
chất lỏng có thể là chất lỏng ở dạng hơi như không khí, hơi nước, khí tự nhiên
…, loại chất lỏng này luôn luôn chiếm đầy bình chứa, thể tích thay đổi phụ
thuộc vào áp suất và nhiệt độ.
Chữ “Thuỷ lực” là do hai chữ Hy Lạp “Nước - ống”, có nghĩa là nước
chảy trong đường ống; ngày nay, khái niệm về khoa học Thủy lực đó chỉ có ý
nghĩa lịch sử. Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, từ xưa con
người đã biết đào giếng lấy nước, khơi mương, đặt ống dẫn nước; đắp đê
chống lũ v.v..và như thế, khoa học Thuỷ lực đã hình thành rất lâu đời. Qua
thời gian nó được phát triển thật mạnh mẽ và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau đã ra đời như thuỷ lực đường ống, thuỷ lực kênh hở, thuỷ lực nước
ngầm…Tuy nhiên, tất cả các lĩnh vực nghiên cứu đó đều được xây dựng và
phát triển trên cơ sở những quy luật chung nhất của thuỷ lực cơ sở.
Do sự phát triển sản xuất và sự tiến bộ về kỹ thuật nên các lĩnh vực
nghiên cứu thuỷ lực được ứng dụng rộng rãi vào các ngành kỹ thuật như Thuỷ
lợi, Cầu đường, Dầu khí, Khai thác mỏ, Hàng không v.v…
Phương pháp nghiên cứu thuỷ lực là sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích
lý lụân với phân tích tài liệu thí nghiệm, thực đo, nhằm đạt tới những kết quả
cụ thể để giải quyết những vấn đề thực tế; những kết quả nghiên cứu có thể có
tính chất hoàn toàn thực nghiệm; hoặc nửa thực nghiệm, nửa lý luận; hoặc lý
luận hoàn toàn.
Cơ sở của môn Thủy lực là Cơ học chất lỏng lý thuyết. Môn học này
cũng nghiên cứu các quy luật của chất lỏng đứng yên và chuyển động, nhưng

3
phương pháp chủ yếu của việc nghiên cứu là sử dụng công cụ toán học phức
tạp. Vì vậy, môn Thủy lực thường được gọi là Cơ học chất lỏng ứng dụng
hoặc Cơ học chất lỏng kỹ thuật.
Đối tượng nghiên cứu Thủy lực là chất lỏng: đầu tiên là nước, chất khí,
các hỗn hợp chất lỏng với khí (Ví dụ: xăng với không khí trong máy nổ); hỗn
hợp chất lỏng với chất rắn (ví dụ : nước với bùn cát, nước và than); hỗn hợp
chất khí với vật rắn(ví dụ: than bùn và không khí trong lò hơi hoặc mùn cưa
và không khí trong nhà máy gỗ).
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của Thủy lực là chất lỏng theo nghĩa
rộng; nhưng trong giáo trình Thủy lực cơ sở này; chỉ giới hạn chất lỏng theo
nghĩa hẹp thông thường, không chính xác lắm tức là” chất nước”.
1.2. CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG
1.2.1. Các tính chất dễ nhận biết của chất lỏng (tính chất chung)
Chất lỏng được nghiên cứu là loại vật chất có những tính chất chung
sau đây:
1. Tính chảy hay tính dễ di động: Chất lỏng có thể di động dưới tác
động của một lực bất kỳ, dù lực đó rất nhỏ.
2. Tính liên tục: Chất lỏng được xem như là một tập hợp vô số phần tử
chiếm đầy miền được nghiên cứu.
3. Tính đẳng hướng: Sự biến đổi của các tính chất vật lý trong môi
trường chất lỏng theo mọi phương là như nhau, ở trạng thái chất lỏng đứng
yên, chỉ tồn tại lực pháp tuyến mà không tồn tại lực tiếp tuyến.
1.2.2. Tính có khối lượng (khối lượng riêng hay mật độ của chất lỏng)
Đối với chất lỏng đồng chất, khối lượng riêng là tỷ số khối lượng m với
thể tích V của chất lỏng, ký hiệu khối lượng riêng là , đơn vị kg/m3.
m
Như vậy  (1-1)
V
1.2.3. Tính có trọng lượng (trọng lượng riêng)
Đối với chất lỏng đồng chất, trọng lượng riêng của chất lỏng là tỷ số
trọng lượng G với thể tích V của chất lỏng. Ký hiệu trọng lượng riêng là ,
đơn vị N/m3.
G
Như vậy   (1-2)
V

4
Nước ở nhiệt độ 40C, khối lượng riêng  = 1000 kg/m3 và trọng lượng
riêng  = 9810 N/m3.
1.2.4. Tính nén được (hệ số nén thể tích)
Đặc trưng cho sự nén của chất lỏng khi tăng áp suất tác dụng lên chất
lỏng đó. Ký hiệu hệ số nén thể tích là w và được tính theo biểu thức:
1 V
p  , m2/N
V 0 p

(1-3)
Đại lượng nghịch đảo của w là mô đun đàn hồi thể tích, ký hiệu là K:
1
E , N/m2 (1-4)
p

(Mô đun đàn hồi đánh giá tỷ số giữa thể tích chất lỏng ban đầu với
lượng thay đổi thể tích của khối chất lỏng khi áp suất thay đổi).
Hệ số nén thể tích p của các chất lỏng thay đổi trị số rất ít khi thay đổi
áp suất. Đối với nước hệ số nén thể tích có trị số trung bình p = 5.10-10 m2/N;
các chất lỏng khác có trị số gần như thế.
Như vậy, trong phạm vi áp suất thay đổi từ 1 đến 500 at-môt-phe, chất
lỏng có thể coi như không nén được.
1.2.5.Tính dãn nở vì nhiệt (hệ số dãn nở vì nhiệt)
Đặc trưng cho sự thay đổi thể tích chất lỏng, khi thay đổi nhiệt độ, ký hiệu hệ
số dãn nở vì nhiệt là t và có thể biểu thị bằng công thức:
1 V
t  , 0C-1 (1-5)
V t
Trong điều kiện áp suất khí trời, nhiệt độ của chất lỏng thay đổi từ 10 0C
đến 200C hệ số dãn nở thể tích vì nhiệt có thể lấy:
t = 0,00010C-1.
Trong thực tế có thể xem chất lỏng không dãn nở thể tích khi thay đổi
nhiệt độ.
Như vậy, trong thuỷ lực chất lỏng được xem như là có tính chất không
thay đổi thể tích, khi có sự thay đổi về áp suất hoặc nhiệt độ. Từ đó, khối
lượng riêng và trọng lượng riêng của chất lỏng không đổi, tức là:
 = const;  = const.
1.2.6. Sức căng mặt ngoài

5
Biểu thị khả năng chịu được ứng suất kéo, tuy rất nhỏ, tác dụng lên mặt
tự do của chất lỏng, hoặc mặt tiếp xúc giữa chất lỏng và thành rắn.
Sức căng mặt ngoài để cân bằng với sức hút của phân tử chất lỏng ở
vùng lân cận mặt tự do, vì ở đây sức hút giữa các phân tử chất lỏng không cân
bằng nhau từng đôi một như vùng xa mặt tự do. Sức căng mặt ngoài có xu
hướng giảm nhỏ mặt tự do và làm cho mặt tự do có độ cong nhất định. Do sức
căng mặt ngoài mà trong ống có đường kính khá nhỏ cắm vào chậu nước, có
hiện tượng nước trong ống dâng cao hơn mặt tự do ngoài chậu, mặt nước
trong ống là mặt lõm; nếu chất lỏng là thuỷ ngân thì trái lại, mặt tự do trong
ống hạ thấp hơn mặt thuỷ ngân ngoài chậu; mặt tự do trong ống là mặt lồi. Đó
là hiện tượng mao dẫn.
Sức căng mặt ngoài biểu thị bằng hệ số sức căng mặt ngoài , là sức
kéo tính trên một đơn vị chiều dài của đường tiếp xúc. Hệ số sức căng mặt
ngoài phụ thuộc vào loại chất lỏng và phụ thuộc vào nhịêt độ. Trong trường
hợp nước tiếp xúc với không khí, ở nhiệt độ 20 0C, hệ số sức căng mặt ngoài 
= 0,0726 N/m; hệ số sức căng mặt ngoài giảm khi nhiệt độ tăng. Trong điều
kiện như trên, đối với thuỷ ngân  = 0,540 N/m, tức gần bằng 7,5 lần lớn hơn
so với nước.
Trong thực tế, tính toán thuỷ lực có thể bỏ qua sức căng mặt ngoài, vì
trị số rất nhỏ so với lực khác. Thông thường phải tính sức căng mặt ngoài
trong trường hợp mao dẫn của nước ngầm.
1.2.7. Tính nhớt của chất lỏng
Nguyên nhân sinh ra sự tổn thất năng lượng trong dòng chảy, vì vậy,
tính nhớt rất quan trọng.
Khi chất lỏng chuyển động, giữa các lớp chất lỏng có sự chuyển động
tương đối nên nảy sinh ra lực ma sát, biến một phần năng lượng của chất lỏng
thành nhiệt năng. Lực ma sát này gọi là lực ma sát trong, vì nó chỉ xuất hiện
trong nội bộ chất lỏng chuyển động.
Tính nhớt biểu hiện sức dính phân tử của chất lỏng, khi nhiệt độ tăng thì
các phân tử giao động mạnh hơn và do đó, sức dính phân tử yếu đi; độ nhớt
của chất lỏng giảm đi. Mọi chất lỏng đều có tính nhớt.
Định luật ma sát trong của chất lỏng được Newtơn đưa ra năm 1686 có
nội dung như sau: Lực ma sát giữa các lớp chất lỏng chuyển động tỷ lệ với

6
diện tích tiếp xúc của các lớp chất lỏng đó, không phụ thuộc áp suất mà phụ
thuộc gradien vận tốc theo phương thẳng góc với chiều chuyển động và phụ
thuộc vào loại chất lỏng.
Định luật Newtơn được viết thành biểu thức:
du
T  S (1-6)
dn
trong đó, T- Lực ma sát giữa hai lớp chất lỏng;
- Hệ số phụ thuộc vào chất lỏng, gọi là hệ số nhớt động lực học,
đơn vị đo của  là Ns/m2 và Poadơ (1 poadơ = 0,1 Ns/m2);
S- Diện tích tiếp xúc;
du
dn
- Gradiên vận tốc chất lỏng, đặc trưng cho sự chuyển động
tương đối giữa hai lớp chất lỏng.
Lực ma sát trên đơn vị diện tích tiếp xúc, hay gọi là ứng suất tiếp, ký
hiệu là :
T

S
Từ đó, công thức (1-6), có dạng:
du
 (1-7)
dn
n

u+du
dn
u

u
Hình 1-1
Tính nhớt của chất lỏng được đặc trưng bằng hệ số nhớt động lực học 
và cũng có thể đặc trưng bằng hệ số nhớt động học, ký hiệu là :

 (1-8)

Đơn vị đo của  là m2/s, ngoài ra còn dùng Stốc (1 Stốc=1 cm2/s) và


CentiStốc (1 CentiStốc =1 mm2/s).

7
Hệ số  và  phụ thuộc vào nhiệt độ; khi nhiệt độ tăng thì  và  của
chất lỏng giảm, còn chất khí tăng.
1.3. CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG VÀ CHẤT LỎNG THỰC
1.3.1. Chất lỏng lý tưởng
Chất lỏng lý tưởng là chất lỏng tưởng tượng hoàn toàn không có tính
nhớt, tức là không có nội ma sát khi chuyển động. Khi nghiên cứu chất lỏng ở
trạng thái đứng yên thì không phải phân biệt chất lỏng thực và lý tưởng.
1.3.2. Chất lỏng thực
Là chất lỏng có tính nhớt. Được chia thành 2 loại
1.3.2.1. Chất lỏng Niutơn
Những chất lỏng tuân theo định luật ma sát trong của Newtơn gọi là
chất lỏng Newtơn
1.3.2.1. Chất lỏng phi Niutơn
Những chất lỏng như chất dẻo, sơn, hồ, dầu nhờn không tuân theo định
luật Newtơn gọi là chất lỏng phi Newtơn.
Lưu ý: Để đơn giản trong vấn đề nghiên cứu, đối với một số trường
hợp có thể sử dụng khái niệm chất lỏng lý tưởng thay cho chất lỏng thực.
Nhưng khi nghiên cứu chất lỏng chuyển động, thì trước tiên phải nghiên cứu
chất lỏng lý tưởng, sau đó, chuyển sang chất lỏng thực nhưng phải hiệu chỉnh
ảnh hưởng của tính nhớt.
Môn học thuỷ lực chỉ nghiên cứu chất lỏng Newtơn.
1.4. CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN CHẤT LỎNG
Tất cả các ngoại lực tác dụng lên chất lỏng có thể chia thành lực khối
và lực mặt.
1.4.1. Lực khối
Là lực tác dụng lên phần tử chất lỏng, tỷ lệ với thể tích chất lỏng, vì
vậy, còn gọi là lực thể tích. Lực khối thường gặp là trọng lực, lực quán tính.

Giả sử lực khối F tác dụng lên thể tích chất lỏng V (tương ứng khối lượng
k

chất lỏng m   .V ), có thể biểu diễn như sau:


 
F  F .m ,
k kdv

trong đó, F - Lực khối đơn vị (ví dụ: gia tốc trọng trường, lực quán tính,
kdv

lực điện, lực từ,…).


Hình chiếu của lực khối trên 3 toạ độ vuông góc Oxyz là:

8

 Fkx 
Fkdvx   X;
m

 F
Fkdvy  ky  Y ;
m

 F
Fkdvz  kz  Z ;
m
  
trong đó X , Y , Z là hình chiếu của lực khối đơn vị lên 3 trục toạ độ.
1.4.2. Lực mặt
Là lực tác dụng lên bề mặt giới hạn thể tích chất lỏng được xét. Giả sử,

lực mặt P tác dụng lên bề mặt , có thể biểu diễn như sau:
 
P  C. ,

trong đó: C- Lực mặt đơn vị (ví dụ ứng suất ma sát, áp suất) trên diện tích
chịu lực .

9
Chương 2. THUỶ TĨNH HỌC

Nội dung: thuỷ tĩnh học nghiên cứu chất lỏng ở trạng thái đứng yên, vì
vậy, trong chất lỏng không có tác dụng của tính nhớt. Do đó, những kết luận
về thuỷ tĩnh đều đúng cho chất lỏng lý tưởng cũng như chất lỏng thực.
Phân loại:
- Chất lỏng đứng yên tuyệt đối là trường hợp mà lực khối tác dụng lên
chất lỏng chỉ là trọng lực và chất lỏng gọi là chất lỏng trọng lực.
-Chất lỏng đứng yên tương đối là trường hợp mà lực khối tác dụng lên
chất lỏng ngoài trọng lực còn có lực quán tính.
Yếu tố thuỷ lực cơ bản của chất lỏng đứng yên là áp suất thuỷ tĩnh.
2.1. ÁP LỰC, ÁP SUẤT THUỶ TĨNH
2.1.1. Áp lực thủy tĩnh P
Trong chất lỏng đứng yên, ta tách một khối

chất lỏng (H2-1). Nếu ta chia khối đó bằng
một mặt phẳng tuỳ ý và ta vứt bỏ phần trên
chỉ giữ lại phần dưới. Để phần dưới cân
bằng như cũ, ta phải thay thế phần trên
Hình 2-1
bằng hệ lực tương tác tương đương tác
dụng lên phần dưới.

Trên mặt phẳng đó, xung quanh điểm O ta lấy một diện tích , lực P

của phần trên tác dụng lên . Trong thuỷ lực, P gọi là áp lực thuỷ tĩnh và 
gọi là mặt chịu lực.
2.1.2. Áp suất thủy tĩnh
2.1.2.1. Khái niệm

P 
Tỷ số 
gọi là áp suất thủy tĩnh trung bình, ký hiệu Ptb , nếu ta thu

P
nhỏ diện tích  tới một điểm, thì tỷ số 
gọi là áp suất thuỷ tĩnh ở một điểm,
hoặc thông thường gọi là áp suất thuỷ tĩnh, ký hiệu p:
 P 
p  lim 0   (2-1)
  
Như vậy, áp suất thuỷ tĩnh p là ứng suất tác dụng lên một phân tố diện
tích trong nội bộ môi trường chất lỏng.

10
Áp lực thuỷ tĩnh có đơn vị N(Newtơn), áp suất thuỷ tĩnh có đơn vị là
2
N/m hoặc Pa(Pascan), trong kỹ thuật áp suất thường đo bằng at( at-môt-phe).
Trong thuỷ lực áp suất còn có thể biểu thị bằng chiều cao cột nước.
Quan hệ giữa các đơn vị đo áp suất:
1Pa = 1 N/m2.
1 at = 9,81.104 N/m2 = 104 kG/m2 = 10mH2O = 736mmHg.
2.1.2.1. Hai tính chất cơ bản của áp suất thuỷ tĩnh
Tính chất 1: áp suất thuỷ tĩnh tác dụng thẳng góc và hướng vào mặt
chịu lực.
Chất lỏng không chịu được lực kéo và lực cắt, nên trong điều kiện áp
suất, nhiệt độ bình thường, muốn chất lỏng cân bằng thì tính chất trên phải
được thoả mãn.
pn p
Giả sử, áp suất thuỷ tĩnh ở điểm O
(H2-2) tác dụng theo hướng bất kỳ, thì
Pt
áp suất có thể chia ra thành 2 phần p n
tác dụng theo phương thẳng đứng còn
Pt tác dụng theo phương nằm ngang.
Nếu thành phần Pt tồn tại thì điểm O
Hình 2-2
phải di chuyển, như vậy trái với giả
thiết là chất lỏng
đứng yên, do đó Pt phải bằng 0; và chỉ có thành phần thẳng đứng p n và thành
phần pn không thể tác dụng từ trong ra ngoài vì chất lỏng không chịu được lực
kéo.
Vậy áp suất thuỷ tĩnh tác dụng thẳng góc và hướng vào mặt chịu lực.
Tính chất 2: Trị số áp suất thuỷ tĩnh ở một điểm bất kỳ không phụ
z
thuộc vào hướng của mặt chịu lực.
C
py

p1
p2 px 0
A x
1
2
B pn

Hình 2-3 pz
y
Hình 2-4

11
Trong môi trường chất lỏng đứng yên, ở điểm 0 bất kỳ, ta vẽ các mặt chịu lực
1, 2, 3…hướng bất kỳ đi qua điểm đó và áp suất thuỷ tĩnh tác dụng lên
điểm 0 vuông góc với các mặt chịu lực có các hướng khác nhau (H2-3), ta
phải chứng minh rằng, trị số áp suất thuỷ tĩnh ở điểm 0 theo các hướng đều
bằng nhau.
Ta lấy khối tứ diện vô cùng nhỏ có đỉnh là điểm 0, có các cạnh dx, dy,
dz tương ứng với hệ trục 0xyz (H2-4).
Điều kiện cân bằng của khối tứ diện là các lực mặt và lực khối tác dụng
lên khối tứ diện phải bằng nhau.
Trong trường hợp này, lực mặt là áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên các mặt
của khối tứ diện, còn lực khối là trọng lượng của khối tứ diện và lực quán
tính.
Các lực mặt là:
1
Px  p x BOC  p x dydz ;
2
1
Py  p AOC  p y dxdz ;
y
2
1
Pz  p z AOB  p z dxdy ;
2
Pn  p n ABC ;

trong đó, px, py, pz, pn -áp suất thuỷ tĩnh tác dụng lên điểm tâm các mặt của
khối tứ diện.
Các hình chiếu của lực khối theo phương x, y, z là:
1
Fx  XW  X dxdydz ;
6
1
Fy  YW  Y dxdydz ;
6
1
Fz  ZW  Z dxdydz ;
6
trong đó W- Thể tích của khối tứ diện;
X, Y, Z- Lực khối đơn vị tác dụng lên khối tứ diện.
Từ điều kiện cân bằng của khối tứ diện, ta có các biểu thức:
Px  Pn cos(n , x )  Fx ; (2-2)
Py  Pn cos(n , y)  Fy ; (2-3)

12
Pz  Pn cos( n , z )  Fz ; (2-4)
Biểu thức (2-2) có thể viết dưới dạng:
1
p x BOC  p n ABC cos(n , x )  X dxdydz ;
6
Rõ ràng: ABC cos(n , x )  BOC ;
Từ đó:
1 1 1
px dydz  p n dydz  X dxdydz ;
2 2 6
hay là:
1
p x  p n  X dx ;
3
Khối tứ diện là vô cùng nhỏ, và lúc khối tứ diện tiến tới một điểm, thì
dx=0, lúc đó:
px  pn  0

Và như vậy, ta suy ra: py  pn  0


pz  pn  0

Cuối cùng:
px  p y  pz  pn (2-5)
Như vậy, trị số của áp suất thuỷ tĩnh không phụ thuộc hướng của mặt
chịu lực.
Trong môi trường chất lỏng đứng yên, áp suất thuỷ tĩnh ở các điểm
khác nhau có các trị số khác nhau. Vì vậy, áp suất thuỷ tĩnh phụ thuộc vào toạ
độ của các chất điểm:
p =f(x,y, z).
2.2. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG CÂN BẰNG
2.2.1. Phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân bằng
Ta xét một phân tố chất lỏng hình hộp có các cạnh dx, dy, dz, đứng cân
bằng (H2-5).
Giả sử áp suất thuỷ tĩnh ở tâm C của hình hộp là p=f(x,y, z), thì áp suất
ở tâm I theo phương x là:
p dx
p1  p 
x 2
và áp suất ở tâm 2 là:
p dx
p2  p 
x 2

13
z

dz
p1 C
.1 . .
2
p2

dy
dx
0
x

y Hình 2-5

Do đó, lực mặt tác dụng lên khối chất lỏng theo phương x là:
p dx
P1  ( p  ) dydz ;
x 2
p dx
P2  ( p  )dydz
x 2
Lực khối tác dụng lên khối chất lỏng theo phương 0x là:
Fx  Xdxdydz

Từ điều kiện cân bằng của khối chất lỏng hình hộp, ta có thể viết biểu
thức theo phương Ox:
p dx p dx
(p  )dydz  ( p  )dydz  Xdxdydz  0
x 2 x 2
Rút gọn ta có:
p
  X  0 ;
x
1 p
X  0
 x .
Tương tự như vậy, ta có thể viết các biểu thức cho các phương Oy và
Oz. Từ đó, hệ phương trình vi phân biểu thị sự cân bằng của khối chất lỏng
hình hộp:
1 p
X  0
 x
1 p
Y 0
 y (2-6)
1 p
Z 0
 z

Đó là hệ phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân bằng do Ơcle
tìm ra năm 1775 và gọi là phương trình Ơcle.

14
2.2.2. Tích phân phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân bằng
Hệ phương trình (2-6) có thể viết dưới dạng vi phân toàn phần của áp
suất p. Ta nhân dx, dy, dz với từng phương trình:
1 p
Xdx  dx  0 ;
 x
1 p
Ydy  dy  0 ;
 y
1 p
Zdz  dz  0
 z

Cộng vế theo vế, ta có:


1 p p p
(Xdx  Ydy  Zdz) - ( dx  dy  dz )  0
 x y z

Vì áp suất thuỷ tĩnh p là hàm số của toạ độ, nên ta có:


p p p
dp  dx  dy  dz
x y z

Từ đó:
1
(Xdx  Ydy  Zdz) - dp  0

hoặc:
dp = ( Xdx + Ydy + Zdz) (2-7)
Biểu thức trong ngoặc của (2-7) cũng là vi phân toàn phần của một hàm
số U và  chỉ phụ thuộc vào toạ độ:
U = f(x,y, z); = f(x, y, z) (2-8)
Trong cơ học hàm số U là hàm số lực, hàm số  = -U gọi là hàm số thế.
Từ đó: Xdx + Ydy + Zdz =dU = -d (2-9)
U  
X  
x x 
U  
Như vậy: Y   (2-10)
y y 
U  
Z  
z z 
Lực khối thoả mãn điều kiện (2-10) là lực có thế. Chất lỏng chỉ có thể
ở trạng thái cân bằng khi lực khối tác dụng lên chất lỏng là lực có thế.
Do đó, biểu thức (2-7) có thể viết:
dp = dU =-d (2-11)
Tích phân (2-11), ta có:

15
p =- + C
trong đó, C có thể xác định nếu biết trị số p0, 0
C=p0 + 0
Như vậy:
p = p0 + (0 - ) (2-12)
Biểu thức (2-12) là tích phân tổng quát của phương trình vi phân cơ bản
của chất lỏng cân bằng, nó chứng tỏ rằng, áp suất thuỷ tĩnh ở bất kỳ điểm nào
trong chất lỏng đứng cân bằng, chịu tác dụng của lực khối là lực có thế.
2.2.3. Mặt đẳng áp
Mặt đẳng áp là mặt có áp suất thuỷ tĩnh ở mọi điểm đều bằng nhau:
vì p = const nên:
dp = 0
Do đó, phương trình vi phân của mặt đẳng áp:
Xdx + Ydy + Zdz = 0 (2-13)
Đối với mặt đẳng áp d = 0, nên mặt đẳng áp cũng là mặt đẳng thế
Đối với chất khí, phương trình trạng thái có thể viết dưới dạng tổng
quát:
f(p, , T) = 0
Trong trường hợp p = const và giả thiết  = const, nên ta có T = const.
Vì vậy, trong trường hợp này, mặt đẳng áp cũng là mặt đẳng nhiệt.
Tính chất của mặt đẳng áp:
1. Hai mặt đẳng áp khác nhau không thể cắt nhau.
2. Lực khối tác dụng lên mặt đẳng áp thẳng góc với mặt đẳng áp.
2.3. SỰ CÂN BẰNG CỦA CHẤT LỎNG ĐỨNG YÊN TUYỆT ĐỐI
Trong trường hợp, chất lỏng đứng yên tuyệt đối thì lực khối tác dụng
lên chất lỏng chỉ là trọng lực và chất lỏng được gọi là chất lỏng trọng lực.
2.3.1. Phương trình cơ bản của chất lỏng đứng yên tuyệt đối
Giả sử, môi trường chất lỏng đứng yên tuyệt đối là bình chất lỏng đậy
z
kín đặt trên mặt đất (H2-6), áp suất trên mặt thoáng là p0 bất kỳ.
p0
Chọn hệ trục tọa độ Oxyz như hình vẽ.
Từ phương trình(2-7):
h
dp=( Xdx + Ydy + Zdz); z0

0
x
16
Hình 2-6
y
Đối với chất lỏng trọng lực ta
có:
X=0, Y=0, Z =-g
dU
hoặc  g
dz
Do đó: dp = -gdz
Với  = g, ta có:
p = -z + C
p
hay là: z C (2-14)

trong đó: z- toạ độ của điểm ta đang xét;


p- áp suất tại điểm ta đang xét;
C- Hằng số tích phân.
Phương trình (2-14) là phương trình cơ bản của thuỷ tĩnh.
Hằng số tích phân C có thể xác định từ một điểm ở trên mặt thoáng: áp
suất là p0 và toạ độ là z0 ta có:
p0 = - z0 + C
và C = p0 + z0.
Từ đó, công thức tính áp suất thuỷ tĩnh của điểm đang xét là:
p = p0 + (z0 – z)
Ta gọi chiều sâu của điểm đang xét là h, cuối cùng ta có:
p = p0 + h (2-15)
Nếu bình hở, áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời p a; trong trường
hợp này, công thức tính áp suất:
p = pa + h (2-16)
2.3.2. Phương trình mặt đẳng áp của chất lỏng đứng yên tuyệt đối
Từ phương trình vi phân của mặt đẳng áp (2-13), đối với chất lỏng
trọng lực:
-gdz = 0
vì g = const, nên phương trình vi phân của chất lỏng trọng lực:
dz = 0 (2-17)
Phương trình của mặt đẳng áp:
z = const. (2-18)

17
Như vậy, mặt đẳng áp của chất lỏng trọng lực là những mặt phẳng
nằm ngang.
2.3.3. Ý nghĩa của phương trình cơ bản thuỷ tĩnh
2.3.3.1. Ý nghĩa hình học: từ phương trình cơ bản của thuỷ tĩnh (2-14):
p
z C

Các số hạng của công thức trên:


z- Độ cao của điểm đang xét đối với trục Ox và gọi là độ cao hình học.
Thông thường có thể không sử dụng hệ toạ độ, chỉ cần mặt phẳng ngang tuỳ
ý, gọi là mặt chuẩn, ký hiệu 0-0 (H.2-7).
p
 - độ cao áp suất
p
Như vậy, tổng số độ cao hình học z và độ cao áp suất  của một điểm
bất kỳ trong môi trường chất lỏng trọng lực là một hằng số.
p
Nếu áp suất của điểm xét là áp suất dư thì: z H

H gọi là cột nước thuỷ tĩnh. Trên (H.2-7) H là khoảng cách từ mặt
thoáng ống đo áp hở đến mặt chuẩn 0-0.
Nếu áp suất của điểm xét là áp suất toàn phần:
p
z  Ht

Ht gọi là cột nước thuỷ tĩnh toàn phần. Trên (H.2-7) Ht là khoảng cách
từ mặt thoáng ống đo áp kín đến mặt chuẩn 0-0.
Vậy, cột nước thuỷ tĩnh của một điểm bất kỳ trong môi trường chất lỏng
trọng lực là hằng số.
2.3.3.2. Ý nghĩa năng lượng: Giả sử trong môi trường chất lỏng, ở điểm
đang xét ta lấy một khối chất lỏng có trọng lượng G thì nó tạo ra năng lượng
Gz do vị trí của điểm đó đối với mặt chuẩn 0-0. Năng lượng này gọi là vị
năng. Cũng như thế, tại điểm đang xét áp suất tạo nên năng lượng do độ cao
p
áp suất G  gọi là áp năng. Như vậy, trọng lượng chất lỏng G ở điểm đang xét
tạo nên thế năng bằng tổng số vị năng và áp năng:
p
Gz + G 
Đối với một đơn vị trọng lượng, thế năng đó là:

18
p
z+ 
p
và gọi là thế năng đơn vị: z -vị năng đơn vị và  - áp năng đơn vị.
Vậy, trong chất lỏng trọng lực, thế năng đơn vị của một điểm bất kỳ là
một hằng số; thế năng đơn vị chính bằng cột nước thuỷ tĩnh.
2.4. ÁP SUẤT TOÀN PHẦN, ÁP SUẤT DƯ VÀ ÁP SUẤT CHÂN
KHÔNG
Cần phân biệt các loại áp suất thuỷ tĩnh:
- Áp suất toàn phần hay áp suất tuyệt đối là áp suất thuỷ tĩnh kể cả áp
suất trên mặt thoáng, ký hiệu p hoặc p t. Công thức tính áp suất toàn phần (2-
15):
p = pt = p0 + h.
- Áp suất dư là phần áp suất lớn hơn áp suất khí trời, ký hiệu là pd.
Công thức tính áp suất dư:
pd = pt – p0. (2-19)
Nếu áp suất mặt thoáng là áp suất khí trời, thì: pd = h.
Trong trường hợp này, áp suất dư là áp suất thuỷ tĩnh do bản thân chất
lỏng tạo nên.
- Áp suất chân không là phần áp suất thiếu so với áp suất khí trời, ký
hiệu pck.
Công thức tính áp suất chân không:
pck = pa - pt (2-20)
Chú ý rằng, chân không ở đây không phải là khoảng không có chất khí,
như thường nói trong vật lý.
Công thức (2-20) cũng có thể viết:
p ck  (p t  p a )   p d
Vậy áp suất chân không là trị số âm của áp suất dư.
Áp suất thuỷ tĩnh trong chất lỏng có thể đo bằng chiều cao cột chất
lỏng.
pt
- Áp suất toàn phần biểu thị bằng: h t  , ht gọi là độ cao áp suất toàn

phần;
pd
- Áp suất dư biểu thị bằng: hd  , hd gọi là độ cao áp suất dư;

19
p ck
- Áp suất chân không biểu thị bằng: h ck  , hck gọi là độ cao áp suất

chân không.
Các độ cao áp suất có thể đo bằng ống đo áp; ống đo áp là ống thuỷ
tinh, có đường kính d = 8 10mm, được cắm ở bình chứa(vị trí cắm ống đo áp
thấp hơn mặt thoáng chất lỏng (H.2-7; H.2-8 ).
p0<pa

p0>pa h2

Ht ht
h1 h 2
hck
H
1

0 0

Hình 2-7 Hình 2-8

Độ cao áp suất là chiều cao cột chất lỏng từ mặt thoáng chất lỏng
trong ống đo áp đến điểm cần đo áp suất.
Để đo áp suất toàn phần điểm bất kỳ trong bình (ví dụ điểm 1 H.2-7),
ta sử dụng ống đo áp bịt kín một đầu và hút hết không khí để áp suất trên mặt
thoáng của chất lỏng trong ống đo áp bằng không.
Như vậy, áp suất toàn phần ở điểm 1:
p t  p 0  h 1  h t

Để đo áp suất dư ở điểm 1, ta sử dụng ống đo áp thông khí trời (H.2-7)


Như vậy áp suất dư ở điểm 1: p d  (p 0  h 1 )  p a  h
Để đo áp suất chân không của điểm bất kỳ trong bình (ví dụ điểm 2
H.2-8), ta sử dụng ống đo áp chữ U thông với khí trời (đoạn ống chữ U có thể
dùng ống cao su).
Như vậy, áp suất chân không ở điểm 2:
p ck  p a  (p 0  h 2 )  h ck
Rõ ràng hck là cột nước “thiếu”.
2.5. BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ ÁP SUẤT

20
Trong thực tế, môi trường chất lỏng trọng lực thường có mặt thoáng
tiếp xúc với khí trời và áp suất thuỷ tĩnh tính bằng công thức:
p t  p a  h

Áp suất là hàm số bậc nhất của chiều sâu h.


Như vậy, trong hệ toạ độ p, h, áp suất được biểu thị bằng đường thẳng.
Để vẽ biểu đồ áp suất dư, ta chỉ cần xác định 2 điểm (H.2-9) với h = 0,
nghĩa là ở mặt thoáng, áp suất pd = 0; với h= h1 áp suất dư pd1 = h1. Theo tỷ lệ
xích nào đó, ta biểu diễn trị số áp suất dư ở 2 điểm nói trên, ta được một tam
giác vuông, đó là biểu đồ phân bố áp suất dư theo chiều sâu.Với các chất
lỏng khác nhau, tương ứng với trọng lượng riêng khác nhau, ta có các đường
thẳng với các độ dốc khác nhau. Từ biểu đồ áp suất, ta có thể xác định được
áp suất dư ở các điểm có chiều sâu bất kỳ.
Để biểu diễn áp suất toàn phần, ta chỉ cần biểu diễn thêm áp suất khí
trời pa theo tỷ lệ xích đã chọn.
Trên hình 2-9 tam giác vuông pa
C A
OAB là biểu đồ phân bố áp suất dư theo
chiều sâu; h1
-Hình thang OACD là biểu đồ áp
pa pd1= h1
suất toàn phần.
Trong trường hợp thành nghiêng,
thành gãy thì cách vẽ biểu đồ áp suất 0
D B
cũng tương tự (H.2-10). Hình 2-9
Chỉ riêng đối với thành cong, chúng ta phải chọn nhiều điểm; biểu diễn
nhiều áp suất trên biểu đồ và nối lại ta có đường cong (H.2-11).

Hình 2-11
Hình 2-10

21
2.6. ĐỊNH LUẬT BÌNH THÔNG NHAU
Nếu 2 bình thông nhau, chứa hai chất lỏng khác nhau và có áp suất
trên mặt thoáng bằng nhau, thì chiều cao của chất lỏng ở mỗi bình tính từ
mặt phân chia hai chất lỏng đến mặt thoáng, tỷ lệ nghịch với trọng lượng
riêng của chất lỏng:
h1  2

h 2 1
Mặt phân chia 2 chất lỏng là mặt
đẳng áp, nên áp suất dư p1 trên mặt h1
1 2 h2
phân chia ở bình 1phải bằng áp suất
dư p2 trên mặt phân chia ở bình 2
(H.2-12)
p1   1h 1 ;
Hình 2-12
p2  2h 2 ;
Từ đó: 1h1   2 h 2
h 
hay là: h   .
1 2

2 1

2.7. ĐỊNH LUẬT PASCAL VÀ ỨNG DỤNG


Giả sử áp suất p0 tác dụng lên mặt ngoài của chất lỏng đựng trong bình
chứa, lúc đó áp suất toàn phần ở điểm A (H.2-13):

p0 p0’

h h1 h h1’

A A

Hình 2-13

22
pt = p0 + h = pa + h1.
Nếu ta tăng áp suất p0 lên một đại lượng p, tức là:
p '0  p 0  p ;

Lúc đó áp suất toàn phần ở điểm A:


p1'  p '0  h  p a  h 1'

Như vậy, áp suất toàn phần ở điểm A được tăng:


p1'  p1  (p '0  h )  (p 0  h )  (p a  h 1' )  (p a  h 1 )

hay là: p1'  p 1  h 1'  h 1

và: p  p1'  p1   (h 1'  h 1 ) .

Từ đó, độ biến thiên áp suất tác dụng lên mặt ngoài của chất lỏng được
truyền đi nguyên vẹn đến tất cả các điểm của chất lỏng. Kết luận đó chính là
nội dung của định luật Pascal; cần chú ý rằng, trong định luật này, điều kiện
cân bằng của chất lỏng đứng yên phải được bảo đảm. Định luật Pascal được
ứng dụng để chế tạo máy nâng, máy ép, máy tích năng, các bộ phận truyền
động thuỷ lực.
2.8. SỰ CÂN BẰNG CỦA CHẤT LỎNG ĐỨNG YÊN TƯƠNG ĐỐI
Trong trường hợp này, giữa các phần tử chất lỏng không có chuyển
động tương đối, nhưng cả khối chất lỏng chuyển động như một vật rắn, ta gọi
trạng thái này là trạng thái tĩnh tương đối của chất lỏng. Lực khối tác dụng lên
chất lỏng không chỉ có trọng lực mà còn có lực quán tính.
Ta nghiên cứu hai trường hợp tĩnh tương đối của chất lỏng:
2.8.1. Bình chứa chất lỏng chuyển động thẳng với gia tốc không đổi
2.8.1.1. Phương trình áp suất
Giả sử, bình chứa chất lỏng chuyển động thẳng với gia tốc không đổi a
(H2-14). Trong trường hợp này, lực khối tác dụng lên chất lỏng là trọng lực và
lực quán tính.
Chọn hệ trục tọa độ Oxyz, có gốc O trùng với giao tuyến của hai mặt
thoáng trước và sau khi chuyển động.
Lực khối đơn vị là: z
  
Bga

Chiều tác dụng của lực quán tính 0


x
ngược với chiều chuyển động. y a
Từ phương trình (2-7): g v

23
Hình 2-14
dp=( Xdx + Ydy + Zdz).
ta có:
X = a; Y = 0; Z = -g
Do đó:
dp = (a dx -gdz).
(2-22)
Tích phân phương trình (2-22): p = ax - gz + C.
trong đó:
C: Hằng số tích phân; ở điểm 0, các toạ độ x = 0, z = 0, p = pa và C =pa.
Như vậy, phương trình xác định áp suất thuỷ tĩnh là:
p =pa ax - gz;
thay –z = h, h là chiều sâu của điểm đang xét đến trục Ox, ta có:
pt = pa ax + h (2-23)
2.8.1.2. Phương trình mặt đẳng áp
Từ (2-22), phương trình vi phân của mặt đẳng áp là:
adx –gdz = 0 (2-24)
Như vậy, phương trình của mặt đẳng áp:
ax –gz = C
a
hoặc: z xC (2-25)
g

Trong trường hợp này, mặt đẳng áp là những mặt phẳng nghiêng.
2.8.2. Bình hình trụ tròn chứa chất lỏng qoay đều quanh trục thẳng đứng
qua tâm bình
2.8.2.1. Phương trình áp suất
Giả sử, chất lỏng chứa trong bình hình trụ
tròn xoay đều xung quanh trục thẳng đứng qua tâm
bình với vận tốc góc  (H2-15)
Trong trường hợp này, lực khối tác dụng lên
chất lỏng là trọng lực và lực quán tính ly tâm.
  
Lực khối đơn vị là: B  g   r 2

trong đó:  2 r -gia tốc quay;


r- bán kính của chất điểm đang xét đối

24
H2-15
với trục quay.
Hình chiếu của lực quán tính ly tâm đơn vị là 2x, 2y (x và y là hình
chiếu của r)
Từ phương trình (2-7):
dp=( Xdx + Ydy + Zdz).
Ta có: X= 2x; Y = 2y; Z = -g.
Do đó: dp=( 2xdx +2ydy - gz). (2-26)
Tích phân phương trình (2-26):
 2 2
p ( x  y 2 )  z  C
2
Hằng số tích phân C xác định từ điều kiện áp suất ở điểm 0 là áp suất
khí quyển pa và x = y =z = 0, do đó C = pa.
Như vậy, phương trình của áp suất thuỷ tĩnh là:
 2 2
p t  pa  ( x  y 2 )  z ;
2
hoặc:  2 2 (2-27)
pt  p a  r  z
2
2.8.2.2. Phương trình mặt đẳng áp
Từ (2-26) phương trình vi phân của mặt đẳng áp:
2xdx +2ydy – gdz = 0
Và phương trình của mặt đẳng áp:
2 2
( x  y 2 )  gz  C
2
2.g.z
hoặc : x 2  y2  C (2-28)
2
Đây là phương trình của mặt paraboloit quay. Vậy, trong trường
hợp này, mặt đẳng áp là những mặt paraboloit tròn xoay.
2.9. ÁP LỰC CỦA CHẤT LỎNG TÁC DỤNG LÊN THÀNH PHẲNG
BẤT KỲ
Trong trường hợp này, mặt chịu lực là thành phẳng thì những áp suất
tác dụng lên thành đó đều song song với nhau và chúng có áp lực tổng hợp P
duy nhất. Ta nghiên cứu trị số áp lực tổng hợp P duy nhất và điểm đặt lực
bằng phương pháp giải tích và phương pháp đồ giải.
2.9.1. Phương pháp giải tích

25
a-Trị số áp lực: Giả sử thành phẳng  có hình dạng bất kỳ, đặt nghiêng
với mặt thoáng góc  (H.2-16).
Áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời pa. Chỉ cần tính áp lực dư.
Trên mặt thành phẳng (mặt chịu lực)  ta lấy một phân tố diện tích d
vô cùng nhỏ bất kỳ, mà trọng tâm của d có chiều sâu h và áp suất thuỷ tĩnh
dư là pd = h.
Áp lực chất lỏng tác dụng lên phân tố đó là:
dP = pdd = hd.
Áp lực của chất lỏng tác dụng lên toàn bộ diện tích thành phẳng:
P   p d d   hd .
 

0 x

h
0
hD hC dP

P x
C
D
d y
. yC
y C x
. yD
D
xD 
y

Hình 2-16

Trên thành phẳng lấy toạ độ Oxy, do đó:


h = ysin.
Vậy: P   p d d   .y. sin .d  . sin   y.d

26
Tích phân  y.d  S x - là mô men tĩnh của diện tích  đối với trục Ox,
gọi yc là tung độ tâm C của diện tích đó, ta có:
S x = y C (2-29)
Gọi hc là chiều sâu tâm C:hC = yC sin.
P   sin   yd   sin y C   h C 

Vậy: P  h C  (2-30)
Áp lực tác dụng lên thành phẳng nằm ngang là trường hợp riêng của áp
lực tác dụng lên thành phẳng bất kỳ. Nếu chiều sâu của chất lỏng ở thành
phẳng nằm ngang không đổi, thì:
P  h

b. Vị trí của tâm áp lực: Điểm đặt của áp lực gọi là tâm áp lực D. Cần
xác định các toạ độ yD và xD của tâm đó.
-Xác định yD:
Áp dụng định lý Varinhong: Mô men của hợp lực (P) đối với một trục
bằng tổng mô men của các áp lực thành phần (dP) đối với trục đó.
Tính mô men của P đối với trục Ox được:
M  P.y D  .h C ..y D  .y C . sin ..y D (1)

Tính tổng mô men của các áp lực thành phần (dP):


M  y.dP   y..h.d   y..y. sin .d
  
(2)

Từ phương trình (1) và (2) có :


.y C . sin ..y D   .y 2 . sin .d

y C ..y D   y 2 .d  J x (3)


Jx – mô men quán tính ly tâm của thành phẳng AB đối với trục Ox,
nhưng để tính mô men đối với trục Ox thì tính toán khó khăn nên ta chuyển
trục Ox sang trục x’ đi qua trọng tâm C của AB và x’// Ox).
Công thức chuyển trục:
J x  y C2 .  J C (4)

27
JC – là mô men quán tính của thành phẳng AB theo trục x’ đi qua tâm
(tra bảng để xác định JC). Ví dụ: JChcn = b.a3/12; JCtg = b.a3/36; Jhtr = .d4/64

Thay (4) lại (3) có:

y C ..y D  y C2 .  J C

JC
yD  yC  (5)
y C .
-Xác định xD : Mô men của áp lực P đối với trục 0y, tương tự như trên
có:
P.x D   dP.x ,

hoặc: .y C . sin ..x D   .y. sin .x.d


y C ..x D   x.y.d

 x.y.d J x 'y'
Từ đó: xD  

y C . y C .

Tích phân  x '.y'.d  J x ' y ' là mô men quán tính của thành phẳng đối
với hệ trục x’, y’ đi qua trọng tâm C của thành phẳng AB.
J x 'y '
Như vậy: xD  (2-35)
y C .

Trong thực tế thường gặp thành phẳng có hình dạng đối xứng đối với
trục đi qua tâm song song với trục 0y, do đó, tâm áp lực D cũng nằm trên trục
này, nên chỉ cần xác định yD và không cần xác định xD.
2.9.2. Phương pháp đồ giải
Phương pháp này có thể giải bài toán nhanh hơn trong trường hợp
thành phẳng là hình chữ nhật đáy nằm ngang (H. 2-17).
A A’ A A’

h d d
H  dh
h

S

C H B B’ B b B’

Hình 2-17
28
ÁP lực chất lỏng lên phân tố diện tích d của thành phẳng:
dP = pdd = hd.
Mặt khác, áp lực đó có thể tính từ biểu đồ áp suất:
dP = hdh.b = dS.b ,
trong đó:b- Chiều rộng của thành phẳng;
dS- Phân tố diện tích của biểu đồ áp suất.
Như vậy, áp lực chất lỏng lên thành phẳng hình chữ nhật đáy nằm
ngang:
P   dS.b  S.b (2-36)
S

Trong đó: S- diện tích biểu đồ áp suất.


Tâm áp lực chính là tâm của thể tích biểu đồ áp suất (có thể gọi là biểu
đồ áp lực).
2.10. Áp lực của chất lỏng tác dụng lên thành cong
Các công trình như cửa van, cửa cống v.v… thường là dạng thành cong
hình trụ nằm ngang.
Giả sử, thành cong chịu áp lực của chất lỏng từ phía trên, chọn hệ toạ
độ 0xyz như trên hình vẽ (H.2-18).
Trên thành cong AB, ta lấy một phân tố diện tích d, tác dụng lên diện
tích d là áp lực thuỷ tĩnh:
dP = hd.
Với thành cong xét, áp lực này chia ra thành 2 phần: Thành phần nằm
ngang và thành phần thẳng đứng.
Vì vậy, để xác định áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành cong, trước hết
ta phải tính áp lực thành phần, sau đó tổng hợp lại.
0y dz
x

h dPZ
dP
dP

dx d
d
dPX

z
Hình 2-18
29
a. Thành phần áp lực nằm ngang
Áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên diện tích d theo phương nằm ngang:

dPx  dP. cos dP̂, x  .h.d. cos dP̂, x  
Trong đó 
d. cos dP̂, x  là hình chiếu của diện tích d lên mặt thẳng
đứng, ký hiệu dx.
Lúc đó: dPx = .h.dx.
Như vậy áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành cong AB theo phương nằm
ngang:
Px   .h.d
x
x

Ta đã biết: x
 h.d x  h C . x

Cuối cùng, áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành cong theo phương nằm
ngang:
Px  .h C . x (2-37)
trong đó, x-hình chiếu của thành cong AB lên mặt phẳng thẳng đứng vuông
góc với trục 0x; hc- chiều sâu tâm C của diện tích x.
b. Thành phần áp lực thẳng đứng
Áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên diện tích d theo phương thẳng đứng:
 
dPz  dP. cos dP̂, z  .h.d. cos dP̂, z  
Trong đó 
d. cos dP̂, z  là hình chiếu của diện tích d lên mặt phẳng
nằm ngang, ký hiệu dz
Lúc đó: dPz = .h.dz.
Như vậy áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên thành cong AB theo phương
thẳng đứng:
Pz 
z
 .h.d z    h.d z
z

Tích phân  h.d z chính là thể tích của khối lăng trụ thẳng đứng, giới
z

hạn giữa mặt thành cong và hình chiếu của mặt cong lên mặt thoáng.

30
Từ đó, thành phần áp lực thẳng đứng của chất lỏng tác dụng lên thành
cong chính là trọng lượng khối chất lỏng lăng trụ:
Pz = .Vz (2-38)
Đường tác dụng của Pz đi qua tâm của khối lăng trụ.
Thể tích Vz còn gọi là thể tích áp lực thể và xác định bằng:
Vz = .b,
trong đó: - diện tích giới hạn giữa đường cong AB và hình chiếu của đường
cong đó lên mặt thoáng (diện tích ABB’A), trong trường hợp này,  nằm
trong chất lỏng và Pz tác dụng xuống, nếu chất lỏng ở phía ngoài thành cong
thì diện tích  giới hạn bởi đường congAB và hình chiếu của đường cong đó
lên đường kéo dài của mặt thoáng, trường hợp này,  nằm ngoài chất lỏng và
Pz tác dụng lên;
b- chiều rộng của thành cong.
Vậy áp lực của chất lỏng tác dụng lên thành cong là tổng hợp của hai
thành phần áp lực:
P  Px2  Pz2 (2-39)
Đường tác dụng của áp lực P đi qua giao điểm của 2 thành phần lực và
vuông góc với thành cong, lập với đường thẳng nằm ngang góc , mà :
Pz
tg 
Px
2.11. Định luật Acsimet-Vật nổi
Ta xét áp lực thuỷ tĩnh, tác dụng lên vật rắn có thể tích W ngập hoàn
toàn trong chất lỏng (H.2-19).Trong trường hợp này, áp lực thuỷ tĩnh tác dụng
lên vật rắn theo phương Ox:
Px1  hc1 x1

Px 2  hc 2  x 2 ,
trong đó  x ,  x là hình chiếu của mặt cong ABC và mặt cong ADC lên mặt
1 2

phẳng vuông góc với trục Ox, do đó:  x1   x 2 và h C1  h C 2


Vì thế: b Px1  Px 2
d

A Pz1

Px1 D
B V* Px2

C P 31
z2

Hình 2-19
Áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên vật rắn theo phương Ox có trị số bằng
nhau nhưng ngược chiều nhau.
Tương tự, áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên vật rắn theo phương Oy:
Py1  Py2
.
Như vậy, áp lực tác dụng lên vật rắn ngập hoàn toàn trong chất lỏng
theo các phương ngang tự triệt tiêu:
Px1  Px2  0

Py1  Py2  0

Áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên vật rắn theo phương thẳng đứng là:
- Áp lực tác dụng lên mặt cong BAD:
Pz1   .V1( BADdb ) - Áp lực này tác dụng xuống.
- Áp lực tác dụng lên mặt cong BCD:
Pz 2   .V1( BCDdb ) - Áp lực này tác dụng lên.
Do đó, áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên vật rắn theo phương thẳng đứng:
Pz  Pz1  Pz2   (W2 ( BCDdb )  W1( BADdb ) )

hoặc: Pz   .V (2-41)
trong đó, V- thể tích chất lỏng bị vật rắn chiếm chỗ. Vậy, vật rắn ngập hoàn
toàn trong chất lỏng, chịu tác dụng của áp lực thuỷ tĩnh hướng từ dưới lên, có
trị số bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị vật rắn chiếm chỗ, áp lực đó gọi
là lực Acsimét hoặc lực đẩy của chất lỏng.
Phương của lực Acsimét đi qua trọng tâm D của khối chất lỏng bị vật
rắn chiếm chỗ gọi là tâm đẩy của lực Acsimet.
Vật rắn ngập trong chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực thẳng đứng ngược
chiều nhau: trọng lượng G của vật rắn hướng xuống dưới và lực đẩy Acsimet
Pz hướng từ dưới lên. Vì vậy, có thể gặp 3 trường hợp sau đây:
1. Nếu G > Pz vật rắn chìm xuống đáy;
2. Nếu G = Pz vật rắn chìm lơ lửng.

32
3. Nếu G < Pz vật rắn nổi một phần lên mặt chất lỏng. Vật rắn được gọi
là vật nổi.

BÀI TẬP

2.1. Xác định hiệu áp suất giữa hai ống dẫn nước A và B có độ chênh mực
thuỷ ngân trong ống đo áp là h1 – h2 = 20cm. Cho Hg = 133416 N/m3; nước =
9810 N/m3 (H.2-20)
Giải
Để giải được bài toán trên cần nắm vững được mặt đẳng áp và cách
tính áp suất tại một điểm.
Vì 0-0 và 0’ – 0’ đều là mặt đẳng áp nên ta có công thức tính áp suất như sau:
p A  p0'  h1
pB  p0  h2
p0  p0'   Hg h

Như vậy, hiệu số áp suất giữa A và B:


p B  p A  (p '0   Hg h  h 2 )  (p '0  h 1 );
p B  p A   Hg h   (h 1  h 2 );
p B  p A  h ( Hg   );
p B  p A  0,2(133416  9810);
p B  p A  2,472.10 4 N / m 2
Hình 2-20

2.2. Hai bình thông nhau chứa nước và dầu, chiều cao của nước từ mặt
phân cách đến mặt thoáng là 1m; chiều cao của dầu từ mặt phân cách đến
mặt thoáng là 1,2 m. Xác định trọng lượng riêng của dầu, áp suất trên mặt
thoáng là áp suất khí trời.(H.2-21)

N D hD
hN
1 mpc 2

Hình 2-21

33
Giải
Trên mặt phân cách ta lấy hai
điểm 1 và 2, xác định áp suất d của hai
điểm đó:
p1 = NhN;
p2 = DhD;
Mặt phân cách là mặt đẳng áp nên áp suất dư ở hai điểm bằng nhau, tức là:
DhD = NhN,
 h 1
Do đó:  D  h  9810 1,2  81746,72 N / m
N N 3

2.3. Xác định áp suất toàn phần và áp suất dư của không khí trong bình khi
biết h1 = 76cm, h2 = 86cm, h3 = 64cm, h4= 71cm.
Cho Hg = 133416N/m3; nước = 9810N/m3, (H.2-22).
ĐS: pt = 272051N/m2.
p0 = 173951N/m2.

Hình 2-22
Hình 2-23
2.4. Để đo hiệu áp suất giữa hai ống dẫn nước A và B, ngời ta cắm vào đó một
ống đo áp, độ chênh mực thuỷ ngân trong ống là h = 1m. Tâm A cách tâm B
một khoảng Z = 15cm (H.2-23).
Xác định hiệu áp suất giữa hai ống A và B.
ĐS: PA – PB = 122135 N/m2.
2.5. Một toa chở nước chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 0,0642
m/s2(H.2-24). Tìm phương trình mặt thoáng và áp suất tại A.
Giải
Chọn hệ toạ độ như hình vẽ. Theo (2-23) ta có áp suất tại A:
pA = pa-ax - gz;

34
pA = 98100 – 1000. 0,0462(-1,5) – 1000 . 9,81 . (-0,8);
z

pA = 109017 N/m2..
Phương trình của mặt thoáng: 0
x
ax + gz =0 0,8m
A 1,5m
Hay 0,0462x + 9.81z = 0
a 0,0462
tg    0,047
Góc nghiêng : g 9,81
  20' Hình 2-24

2.6. Xác định phương trình mặt thoáng của một khoang chở dầu hở khi nó
chuyển động chậm dần đều với gia tốc a = 0,30m/s 2. Kiểm tra xem dầu có bị
tràn ra ngoài không?. Khi tầu chuyển động đều dầu cách mép thành một
khoảng e = 16cm. Khoang tầu dài l = 8m (H.2-25).
ĐS: 1) 0,3x – 9,81z = 0;
2) z = 12,24cm <16cm. Nên dầu không
bị tràn ra ngoài

Hình 2-25

2.7. Bình chứa trụ tròn có D = 1m; chiều sâu nước h trong bình là 0,75m bình
quay quanh trục với vận tốc góc không đổi, n = 90 V/phút. (H.2-26)
1. Viết phương trình mặt thoáng;
2. Xác định áp suất lớn nhất và bé nhất.
Giải
Phương trình tính áp suất dư của chất lỏng trong bình quay:
 2 r 2
p  gz ,
2
2n 2 .90
trong đó,   60 
60
 3 (rad / s)

Mặt thoáng là mặt đẳng áp paraboloit tròn xoay tại đây áp suất dư p= 0.
 2 r 2
 gz  0
2

35
 2r 2
hay:  gz  0
2
Từ đó, ở thành bình mực nước dâng cao (so với tâm 0):
1
(3.3,14) 2    Hình 2-26
 r 2 2
 2   1,26m
z 
2g 2.9,81

Như vậy, chiều cao nước tăng lên và hạ thấp so với mực nước cũ:
1,26
 0,63m
2
Chiều cao nước từ đáy bình đến tâm 0 là:
0,75 – 0,63 = 0,12m.
Áp suất dư bé nhất là áp suất ở tâm đáy bình có r = 0, nên lực ly tâm bằng
không và chiều sâu mực nước bé nhất = 0,12m.
pmin = -gz = -1000 . 9,81(-0,12) = 1177 N/m2.
pmin = 0,012at = 0,12m cột nớc.
Áp suất dư lớn nhất là áp suất thành đáy bình có r = 0,5 vì ở đó lực ly tâm là
lớn nhất .
 2 2 (3.3,14) 2
pmax  r  gz  1000  0,52  1000  9,81(0,12)  13537N / m 2
2 2
pmax = 0,138at = 1,38m cột nước.
2.8. Xác định đường kính của hình trụ tròn chứa nước quay đều quanh trục
thẳng đứng với vận tốc góc  = 10 rad/s, để hiệu số mực nước ở thành bình
và điểm thấp nhất của mặt thoáng không vượt quá 0,46m.
ĐS: D = 0,60m.
2.9. Vẽ biểu đồ áp suất lên thành AB (H.2-27).

Hình 2-27
2.10. Xác định áp lực nước lên một mét chiều rộng van chữ nhật AB và điểm
đặt lực, biết H = 5m, h = 3m. Góc nghiêng của van hợp với phương ngang
một góc 450. Áp suất cả hai phía van đều là áp suất khí trời (H.2-28).
Giải

36
1. Phương pháp giải tích
Áp lực của nước tác dụng lên van AB:

Hình 2-28

H h
P  hc   l b
2
53
P  9,81   2,83  1  111 KN
2
H h H h
(hc  h   )
2 2
H  h (5  3)2
(l    2,83m)
sin  2
Tâm áp lực:
I0
y D  yc 
yc
l b.l 3
yD  l '  
2 12.b.l (l '  l )
2
2,83 1.(2,83)3
y D  4,24    5,77 m
2 2,83
12.1.1,28(4,24  )
2
l
( yC  (l '  ));
2
h 3.2
(l '    4,24m)
sin  2
2. Phương pháp đồ giải
-Xác định P:

37
h  H
P  b.S  b.S ABCE  b. l
2
35
P  1  9,81   2,83  111KN ;
2
h  H
(S  )
2
S là diện tích biểu đồ áp suất lên thành AB.
- Xác định yD' (điểm đặt cách đáy B)
Phương của P đi qua trọng tâm biểu đồ áp suất ABCE cách đáy B một đoạn
'
yD , được xác định theo toán học trọng tâm hình thang cách đáy:
l 2h  H
y D'  
3 h  H
2,83 2.3  5
yD'    1,3m
3 35
2.11. Một cửa van phẳng hình chữ nhật nằm nghiêng tựa vào điểm D nằm d-
ưới trọng tâm C một đoạn bằng 20cm (tính theo chiều nghiêng) ở trạng thái
cân bằng. Xác định áp lực nước lên cửa van. Cho b = 4m, .Góc nghiêng  =
600.(H.2-29)
ĐS: P = 24,5 KN

Hình 2-29 Hình 2-30

2.12. Xác định khoảng cách x từ trục quay 0 đến đáy để cho cửa van phẳng
hình chữ nhật tự động mở khi độ sâu nước thượng lưu h1  2m. Cho h2 =
0,9m. (H.2-30).
ĐS: x = 0,76m.
2.13. Vẽ biểu đồ áp lực thể lên các thành cong sau (H.2-31)

38
Hình 2-31
2.14. Xác định áp lực nước lên cửa van hình cung có bán kính R = 4m chiều
rộng b =10 m, chiều sâu nước H = 2m, (H.2-32).
Giải
Áp lực chất lỏng theo phương nằm ngang:
Px  hc x  9,81.1.20  196,2 KN

(x=H.b=2.10=20m2)
(hc= H/2=2/2=1m)

Áp lực chất lỏng theo phương thẳng đứng:


Pz  W   ABC .b;
 ABC   AOB   COB

(vì OB = 4m; CB = 2m nên rút ra AOB=300) Hình 2-32


R 2 3,14.4 2 0
 AOB  0
  0
30  4,18m 2
360 360
1 1
 COB  OC.BC  BC.OB. cos 30 0
2 2
4 3
 COB  .2.  3,46m 2
2 2
 ABC  4,18  3,46  0,72m 2
Pz  9,81.0,72.10  70,5 KN

Áp lực tổng hợp:


P Px2  Pz2  196,2 2  70,5 2  207,5 KN

P đi qua tâm 0 và lập với phương ngang một góc


PZ 70,5
  arctg  arctg  19 0 8'
PX 198,2

2.15. Tính áp lực nước tác dụng lên cửa van hình trụ dùng để chắn kênh chữ
nhật. Cho chiều sâu mực nước trước van h1 = 4,2 m, đờng kính van d= 3m,
chiều rộng van b= 10m, mực nước sau van h2 = 1,5m (H.2-33).
ĐS: P = 859 KN.

39
x = 3709’.

Hình 2-33
2.16. Một khối gỗ có kích thước 0,1 m x 0,1m x 0,1m; trọng lượng là 0,8 KG.
Nếu bỏ vào nước thì khối gỗ ấy nổi hay chìm. Xác định chiều sâu ngập của
khối gỗ.
ĐS: 1) Khối gỗ nổi;
2) Chiều sâu ngập là 0,08m

40
Chương 3. THUỶ ĐỘNG LỰC HỌC
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Trong quá trình chuyển động của chất lỏng thực, do có chuyển động
tương đối giữa các lớp chất lỏng, nên xuất hiện lực ma sát trong (lực nhớt), do
đó những kết luận về động lực học của chất lỏng lý tưởng và chất lỏng thực
khác nhau. Để đơn giản nghiên cứu, người ta bắt đầu từ chất lỏng lý tưởng,
nghĩa là bỏ qua lực ma sát, sau đó mang những kết quả nghiên cứu chất lỏng
lý tưởng áp dụng cho chất lỏng thực và phải hiệu chỉnh.
Đặc trưng cho chuyển động chất lỏng là các đại lượng:
a) u- vân tốc chuyển động;
b) p- áp suất thuỷ động
Các đại lượng đặc trưng gọi là các yếu tố thuỷ động.
Trong thuỷ động lực học thường phải giải quyết 2 loại bài toán:
- Bài toán thứ nhất: Lúc các số liệu cho trước là các lực tác dụng lên
chất lỏng và đòi hỏi phải tìm các yếu tố thuỷ động.
- Bài toán thứ hai: Lúc các số liệu cho trước là các yếu tố thuỷ động và
đòi hỏi phải tìm các lực tác dụng lên chất lỏng.
Ta coi môi trường chất lỏng chuyển động là môi trường đồng chất và
liên tục.
Các yếu tố thuỷ động u và p phụ thuộc vào vị trí của các phần tử chất
lỏng trong không gian.
Ngoài ra, các yếu tố thuỷ động còn có thể phụ thuộc vào thời gian
chuyển động của các phần tử chất lỏng.
Vì vậy, các yếu tố thuỷ động có thể biểu diễn một cách tổng quát dưới
dạng các hàm số liên tục như sau:
u  f 1 ( x, y , z , t ) 
 (3-1)
p  f 2 ( x, y , z , t ) 
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT
LỎNG
Để nghiên cứu chuyển động của chất lỏng, người ta sử dụng 2 phương
pháp nghiên cứu cơ bản:

41
3.2.1. Phương pháp Lagơrăngiơ
Phương pháp Lagơrăngiơ nghiên cứu sự chuyển động của từng phần tử
chất lỏng riêng biệt, tức là nghiên cứu “lịch sử” chuyển động của từng chất
điểm.
Do đó, theo phương pháp này, ta biết được đường đi cũng như vận tốc,
gia tốc của từng chất điểm rồi tổng hợp sự chuyển động các phần tử lại thì ta
có sự chuyển động của toàn môi trường chất lỏng.
Thí dụ: Trong môi trường chất lỏng chuyển động , ta theo dõi một phần
tử chất lóng A, ở thời điểm ban đầu to - điểm A có toạ độ a, b, c cho trước; qua
thời điểm t, phần tử A chuyển động sang vị trí mới với các toạ độ x, y, z.
z
(H. 3-1)
A(t)

A(t0)
0 x

y
Hình 3-1

Những toạ độ này được biểu thị bằng các hàm số:
x = f(a,b,c,t);
y= f((a,b,c,t);
z = f((a,b,c,t).
Từ đó, ta có thể xác định được các thành phần vận tốc và gia tốc của
phần tử chất lỏng:
dx dy dz
ux  ;u y  ;uz 
dt dt dt
2 2
d x d y d 2z
ax  2 ; a y  2 ; az  2
dt dt dt
Ngoài ra, có thể vẽ được quỹ đạo của phần tử chất lỏng. Toạ độ ban đầu
a, b, c và thời gian t gọi là biến số Lagơrăngiơ.
Việc vận dụng phương pháp nghiên cứu Lagơrănggiơ phức tạp, nên chỉ
dùng trong một số trường hợp đặc biệt như khi nghiên cứu sự truyền sóng.

42
3.2.2. Phương pháp Ơle
Phương pháp Ơle nghiên cứu sự chuyển động của chất lỏng tại từng
điểm cố định trong không gian.
Thí dụ: Ta chọn một điểm trong không gian có toạ độ x, y, z: ở thời
điểm t1 có phần tử A đi qua điểm ấy với vận tốc u A, áp suất pA, khối lượng
riêng A, sang thời điểm t2 có phần tử B đi qua với vận tốc u B, áp suất pB, khối
lượng riêng B.(H.3-2)

uA

uB

0 x

y
Hình 3-2

Như vậy, vận tốc, áp suất, khối lượng riêng của phần tử chất lỏng đều
phụ thuộc vào vị trí điểm cố định trong không gian và phụ thuộc vào thời
gian:
u= f1(x,y,z,t);
p= f2(x,y,z,t);
 = f3(x,y,z,t).
Toạ độ cố định x, y,z và thời gian t gọi là biến số Ơle.
Cần chú ý rằng, các yếu tố thuỷ động trong phương pháp Lagơrăngiơ là
các yếu tố thuỷ động của cùng một phần tử chất lỏng chuyển động trong
không gian, còn trong phương pháp Ơle là các yếu tố thuỷ động của nhiều
phần tử chất lỏng khác nhau cùng đi qua một điểm cố định trong không gian.
Phương pháp Ơle không cho chúng ta biết ”lịch sử” chuyển động của
từng phần tử chất lỏng, nhưng cho chúng ta biết trường vận tốc của từng thời
điểm và từ đó, ta biết được hình ảnh chuyển động của toàn môi trường chất
lỏng.
Phương pháp Ơle đơn giản hơn nên được ứng dụng rộng rãi hơn.

43
3.3. PHÂN LOẠI CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG
Chuyển động của chất lỏng có thể là chuyển động không ổn định và
chuyển động ổn định.
1.Chuyển động không ổn định là chuyển động mà các yếu tố thuỷ động
phụ thuộc vào thời gian, tức là:
u= f1(x,y,z,t);
p= f2(x,y,z,t).
u p
hay là:  0;  0.
t t
2. Chuyển động ổn định là chuyển động mà các yếu tố thuỷ động không
phụ thuộc vào thời gian, tức là:
u= f1(x,y,z,);
p= f2(x,y,z,).
u p
hay là:  0; 0
t t
Chủ yếu chúng ta nghiên cứu chuyển động ổn định
Đối với chuyển động ổn định chúng ta có thể phân loại như sau:
- Dòng chảy đều và không đều;
- Dòng chảy có áp và không áp;
- Dòng chảy đổi dần và đổi đột ngột.
Tính chất và đặc điểm của từng loại chuyển động được trình bày ở các
chương sau.
Một dòng chảy có thể mang nhiều tính chất nói trong sự phân loại trên.
Thí dụ: Dòng chảy ổn định, có áp, không đều.
3.4. QUỸ ĐẠO, ĐƯỜNG DÒNG, DÒNG NGUYÊN TỐ, DÒNG CHẢY
1. Quỹ đạo: Quỹ đạo là đường chuyển động của một phần tử chất lỏng
z
trong không gian (H.3-3)
u

ds

0 x

y
Hình 3-3

44
Trên quỹ đạo, ở một điểm nào đó có vận tốc u (các hình chiếu u x, uy,
uz), ta lấy một đoạn ds (các hình chiếu dx, dy, dz), từ đó, ta có phương trình vi
dx dy dz
phân của quỹ đạo:    dt
ux u y uz

hay là:
dx  u x dt 

dy  u y dt  (3-2)

dz  uz dt 
Phương trình (3-2) đúng cho chuyển động ổn định và không ổn định.
2..Đường dòng: Đường dòng là một đường cong ở một thời điểm nào
đó, đi qua các phần tử chất lỏng có vận tốc là những tiếp tuyến của đường
cong ấy (H.3-4).

u
ds

ux

dx
0 x

y
Hình 3-4
Do vận tốc của các phần tử chất lỏng thay đổi theo thời gian, nên trong
chuyển động không ổn định, đường dòng thay đổi; còn trong chuyển động ổn
định thì đường dòng không thay đổi.
Như vậy, trong chuyển động ổn định, đường dòng đồng thời là quỹ đạo
của những phần tử chất lỏng chuyển động trên đường dòng ấy.
Trên đường dòng, ở một điểm bất kỳ có vận tốc u (u x, uy, uz), ta lấy một
đoạn đường dòng ds (dx, dy, dz), và có thể viết:

45
 ux dx
cos(u , x)   ;
u ds
 uy dy
cos(u , y )   ;
u ds
 u dz
cos(u , z )  z  .
u ds
dx dy dz
Từ đó suy ra:   (3-3)
ux uy uz

Phương trình (3-3) là phương trình vi phân của đường dòng. Phương
trình này đúng cho chuyển động ổn định và không ổn định.
3. Dòng nguyên tố: Trong không gian chứa đầy chất lỏng chuyển động,
ta lấy một đường cong khép kín giới hạn một diện tích vô cùng nhỏ d, tất cả
các đường dòng đi qua các điểm trên đường cong khép kín đó tạo thành một
mặt có dạng mặt ống, gọi là ống dòng (H.3-5).
Khối chất lỏng chuyển động trong ống dòng gọi là dòng nguyên tố.
Như vậy, dòng nguyên tố là tập hợp những
đường dòng đi qua tất cả các điểm của diện
tích d.


d

Hình 3-5 Hình 3-6

4. Dòng chảy: Trong thực tế, người ta tính toán với các không gian chứa
đầy chất lỏng chuyển động, có kích thước hữu hạn như kênh mương, đường
ống… đó là dòng chảy (H.3-6). Như vậy, dòng chảy gồm có vô số dòng
nguyên tố hợp thành.
3.5. CÁC YẾU TỐ THUỶ LỰC CỦA DÒNG CHẢY
3.5.1. Mặt cắt ướt: Mặt cắt ướt là mặt thẳng góc với tất cả mọi đường ống.
Vì vậy, mặt cắt ướt có thể là mặt phẳng, trong trường hợp dòng chảy đều, có
các đường dòng song song với nhau; mặt cắt ướt có thể là mặt cong trong
trường hợp dòng chảy không đều có các đường dòng không song song với
nhau.

46
Diện tích mặt cắt ướt của dòng nguyên tố ký hiệu là d, mặt cắt ướt
của dòng chảy là . (H.3-7a).

a) b) c)

d
b

Hình 3-7

3.5.2. Chu vi ướt: Chu vi ướt là chiều dài của đường tiếp xúc giữa chất lỏng
và thành rắn trên mặt cắt ướt. (H.3-7b,c).
Cần phân biệt chu vi ướt và chu vi nặt cắt ướt. Chu vi của mặt cắt ướt
có thể là thành rắn hoàn toàn ví dụ, dòng chảy trong đường ống (đầy chất
lỏng); chu vi của mặt cắt ướt có thể là một bộ phận thành rắn và một bộ phận
không phải là thành rắn, ví dụ: dòng chảy trong sông. Còn chu vi ướt ta chỉ
lấy phần tiếp xúc với thành rắn.
Chu vi ướt ký hiệu là 
d 2
Trên hình H.3-7b:  ;   d
4
Trên hình H.3-7c:   bh;   b  2h
3.5.3. Bán kính thuỷ lực: Bán kính thuỷ lực là tỷ số giữa diện tích mặt cắt
ướt và chu vi ướt , ký hiệu là R.

R (3-4)

Đối với dòng chảy trong đường ống (chứa đầy chất lỏng):
d 2 d r
R  
4d 4 2
3.5.4. Vận tốc chuyển động: Vận tốc chuyển động của các phần tử chất lỏng
có 2 loại.
-Vận tốc điểm là vận tốc của các điểm trong môi trường chất lỏng
chuyển động, ký hiệu là u.
-Vận tốc trung bình mặt cắt: Trong thực tế, người ta không thể tính toán
thuỷ lực với vận tốc điểm. Vì vậy, trên từng mặt cắt ta giả thiết vận tốc phân
bố đều (H.3-8). Vận tốc giả định đó gọi là vận tốc trung bình mặt cắt hay gọi
tắt là vận tốc trung bình, ký hiệu là v.

47
u

Hình 3-8

3.5.5. Lưu lượng: Lưu lượng là thể tích chất lỏng chảy qua mặt cắt ướt nào
đó trong một đơn vị thời gian.
Lưu lượng của dòng nguyên tố ký hiệu là dQ
Lưu lượng của dòng chảy ký hiệu là Q.
Giả sử, trong thời gian dt, thể tích chất lỏng dm chảy qua mặt cắt ướt
d (H3.9)
dV = u.dt.d
dV
Từ đó: dQ   ud
dt
(3-5)
Như vậy, lưu lượng của dòng chảy là:
Q  dQ   ud

(3-6)

u
d

Hình 3-9
Thay vận tốc điểm u của các mặt ướt dòng nguyên tố bằng vận tốc
trung bình của mặt cắt dòng chảy, ta có:
Q   vd  v

(3-7)
Từ (3-6) và (3-7), ta xác định vận tốc trung bình:
 ud
 Q (3-8)
v 
 
3.6. PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC CỦA DÒNG CHẢY ỔN ĐỊNH

48
Trong thực tế, môi trường chất lỏng chuyển động được xem là môi
trường liên tục, nghĩa là trong môi trường đó không có các lỗ rỗng. Tính chất
liên tục đó được biểu thị bằng biểu thức toán học gọi là phương trình liên tục.
1. Phương trình liên tục của dòng nguyên tố
Trên dòng nguyên tố bất kỳ, ta lấy hai mặt cắt 1-1 và 2-2 với mặt cắt
ướt d1 và d2 tương ứng với vận tốc u1 và u2 (H.3-10)
2’
2

u2
1’
1 d 2
u1
2 2’
d 1 1’

1
Hình 3-10

Sau thời gian dt, vận tốc u1 chuyển động từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 1’-1’
và khối lượng chất lỏng đi qua mặt cắt 1-1 là:
dm1 = 1u1dtd1
Đồng thời, vận tốc u2 chuyển động từ mặt cắt 2-2 đến mặt cắt 2 ’-2’ và khối
lượng chất lỏng đi qua mặt cắt 2-2 là:
dm2 = 2u2dtd2
Vì môi trường liên tục nên: dm1 = dm2
hoặc:
1u1dt d1 = 2u2dt d2
Từ đó phương trình liên tục của dòng nguyên tố là:
1u1d1 = 2u2d2 (3-9)
Phương trình (3-9) đúng cho chất lỏng và cả cho chất khí. Đối với chất
lỏng thì khối lượng riêng không thay đổi, nên 1 = 2 =  , phương trình liên
tục của dòng nguyên tố:
u1d1 =u2d2
(3-10)
Theo (3-5), phương trình (3-10) có thể viết dưới dạng:
dQ1 = dQ2 = dQ (3-11)

49
2. Phương trình liên tục của dòng chảy ổn định
Từ phương trình liên tục của dòng nguyên tố, ta suy ra phương trình
liên tục của dòng chảy ổn định.
Ta tích phân phương trình (3-10) cho toàn mặt cắt 1 và 2
 u d

1 1  u

2 d 2
(3-12)
Theo (3-8), đưa vận tốc trung bình v1và v2 tương ứng với 1 và 2 do
đó, phương trình liên tục của dòng chảy ổn định:
v11 =v22 (3-13)

v1 2
hoặc:  (3-14)
v2 1

Phương trình (3-13) có thể viết:


Q1 = Q2 = Q =const
(3-15)
Phương trình liên tục của dòng chảy ổn định đúng cho chất lỏng lý
tưởng và chất lỏng thực. Đối với dòng chảy ổn định, lưu lượng qua các mặt
cắt ướt là không thay đổi.
3.7. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CƠ BẢN CỦA CHẤT LỎNG
CHUYỂN ĐỘNG
Để đơn giản, chúng ta xem chất lỏng là chất lỏng lý tưởng nghĩa là
chúng ta không xét đến lực ma sát.
Trong môi trường chất lỏng chuyển động, ta lấy một khối hình hộp vô
cùng nhỏ, có các cạnh dx,dy, dz song song với các trục toạ độ, tâm của hình
hộp là C (H3-11). z
u

p1 C dz
.1 . .
2
p2

dy
dx
0
x
Các lực tác dụng lên khối chất lỏng:
y Hình 3-11

50
1..Lực mặt là áp lực thuỷ động tác dụng lên các mặt khối hình hộp. Giả
sử, áp suất thuỷ động tác dụng lên tâm C là p = f(x, y, z), thì áp suất thuỷ động
ở tâm 1:
p dx
p1  p  ;
x 2
p dx
và ở tâm 2: p2  p  ;
x 2
Do đó, lực mặt tác dụng lên khối hình hộp theo phương x:
p dx p dx p
P1  P2  ( p  )dydz  ( p  )dydz   dxdydz ;
x 2 x 2 x
2. Lực khối tác dụng lên khối hình hộp:
 
FK  FKdv . .dxdydz

Hình chiếu của lực khối theo phương x:


Fkx = X..dxdydz
3. Trong trường hợp này, khối hình hộp vô cùng nhỏ, nên có thể xem
như khối đó chuyển động với vận tốc u ( u là vận tốc điểm của tâm C). Vì
vậy, khối hình hộp chịu tác dụng của lực quán tính:
du
Fq  dxdydz ,
dt
du
trong đó, dt
là gia tốc chuyển động.
Hình chiếu của lực quán tính theo phương x:
du x
Fqx  dxdydz .
dt
Ta đã biết, tổng số đại số các lực mặt và lực khối tác dụng lên khối hình
hộp phải bằng lực quán tính. Từ đó, theo phương x ta có:
Fx + (P1 - P2) = Fqx
hoặc:
p du x
Xdxdydz  dxdydz  dxdydz
x dt
Rút gọn:
1 p du x
X 
 x dt

Tương tự ta có thể viết phương trình theo phương y và z.


Như vậy, ta có hệ phương trình vi phân:

51
1 p du x 
X  ;
 x dt 

1 p du y 
Y  ; (3-16)
 y dt 
1 p du z 
Z  
 z dt 
Hệ phương trình vi phân (3-16) do Ơle đề ra 1775 và gọi là hệ phương
trình vi phân cơ bản của chất lỏng chuyển động ổn định và chỉ đúng cho chất
lỏng lý tưởng.
Hệ phương trình này đúng cho chất lỏng lẫn chất khí, đối với chất lỏng
 là hằng số, còn đối với chất khí  biến đổi.
3.8. PHƯƠNG TRÌNH BECNULI CỦA DÒNG NGUYÊN TỐ, CHẤT
LỎNG LÝ TƯỞNG, CHUYỂN ĐỘNG ỔN ĐỊNH
Từ hệ phương trình vi phân (3-16), ta nhân dx, dy, dz lần lượt với 3
phương trình và cộng vế với vế ta được:
1 p p p du du y du z
( Xdx  Ydy  Zdz)  ( dx  dy  dz )  ( x dx  dy  dz ) (3-17)
 x y z dt dt dt

Chất lỏng chuyển động ổn định, nên áp suất thuỷ động p chỉ phụ thuộc
toạ độ, do đó:
p p p
dx  dy  dz  dp
x y z

Cũng tương tự, vận tốc u chỉ phụ thuộc toạ độ, vì vậy:
dx dy dz
 ux ;  uy;  uz
dt dt dt
du x du y du
và dx  dy  z dz  u x du x  u y du y  u z du z
dt dt dt
 u 2 u y2 u z2 
  d  u 
2

hoặc : u x du x  u y du y  u z du z  d  x    2 
 2 2 2   

trong đó, ux, uy, uz là các thành phần của vận tốc u.
Như vậy, phương trình vi phân (3-17) có dạng:
1  u2 
( Xdx  Ydy  Zdz )  dp  d   (3-18)
  2 

Bây giờ áp dụng phương trình (3-18) cho dòng nguyên tố bất kỳ (H.3-
12)

52
z

z
0 x

y
Hình 3-12
Trong trường hợp này, lực khối tác dụng lên chất lỏng là trọng lực (lực
quán tính ly tâm rất bé hoặc bằng không), từ đó:
X = 0; Y = 0; Z = -g
Phương trình (3-18) cho dòng nguyên tố:
1  u2 
 gdz  dp  d  
  2 

hoặc:
 p u2 
d  gz   0 (3-19)
  2 

Tích phân (3-19) ta được:


dp u 2
gz     const (3-20)
 2

Phương trình (3-20) là phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, chất
lỏng lý tưởng chuyển động ổn định. Phương trình này đúng cho chất lỏng và
chất khí, đối với chất lỏng  là hằng số và phương trình Becnuli có dạng:
p u2
gz    const
 2

hoặc:
p u2
z   const
g 2 g

thay g = , ta có:
p u2
z 
 2g
 const (3-21)
Để viết phương trình Becnuli, chỉ cần xác định toạ độ z của các điểm
đang xét, nên có thể không phải sử dụng hệ toạ độ, mà ta chọn một mặt phẳng

53
ngang tuỳ ý, gọi là mặt chuẩn 0-0. Toạ độ z của điểm là khoảng cách thẳng
đứng từ điểm đó đến mặt chuẩn đã chọn.
E E
u 2
p
u 22
1
p 2g
2
p1g 1
 p2
u1

1 2
z1
u2
2 z2
0 0
Hình 3-13

Phương trình Becnuli viết cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 của dòng nguyên tố
(H. 3-13) là:
p1 u12 p u2
z1    z 2  2  2  const (3-22)
 2g  2g
3.9. Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG TRÌNH BECNULI CỦA DÒNG
NGUYÊN TỐ, CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG, CHUYỂN ĐỘNG ỔN ĐỊNH
p u2
3.9.1. Ý nghĩa hình học của phương trình: z 
 2g
 const

Trong chương tĩnh học, ta đã nêu ý nghĩa của 2 số hạng:


z- độ cao hình học từ trọng tâm mặt cắt ướt d của dòng nguyên tố đến
mặt chuẩn;
p
 - độ cao áp suất;
u2
Còn số hạng thứ 3 là: 2g
- cột nước do vận tốc ở điểm đang xét tạo ra,
gọi là độ cao vận tốc.
Vậy, đối với dòng nguyên tố, chất lỏng lý tưởng, chuyển động ổn định,
tổng độ cao hình học, độ cao áp suất và độ cao vận tốc là hằng số.
p u2
3.9.2. Ý nghĩa năng lượng của phương trình: z 
 2g
 const

54
Trong phương trình Becnuli, các số hạng đều viết đối với một đơn vị
trọng lượng chất lỏng.
p
Trong chương thuỷ tĩnh ta đã nêu lên ý nghĩa năng lượng của (z  ) là

u2
thế năng đơn vị; còn số hạng 2g
là độ cao vận tốc và cũng tạo nên năng
lượng của đơn vị trọng lượng chất lỏng gọi là động năng đơn vị.
Như vậy, đối với dòng nguyên tố, chất lỏng lý tưởng, chuyển động ổn
định, năng lượng đơn vị của các mặt cắt là hằng số:
p u2
E  z   const
 2g

Các số hạng của phương trình Becnuli đều có thứ nguyên là độ cao nên
ta có thể biểu diễn phương trình này bằng biểu đồ. Trên biểu đồ có các giá trị
p u2
z,  , 2g
được vẽ theo tỷ lệ tự chọn.

E E
u 2
p
u 22
1
p 2g
2
p1g 1
 p2
u1

1 2
z1
u2
2 z2
0 0
Hình 3-13

p u2
-Biểu đồ biểu diễn trị số năng lượng (z +  + 2g
) dọc theo dòng
nguyên tố gọi là đường năng E-E là đường nằm ngang (H.3-13)
p
-Biểu đồ biểu diễn trị số thế năng (z  ) dọc theo dòng nguyên tố gọi

là đường đo áp p-p; tuỳ theo mức độ tăng hay giảm của động năng mà đường
p-p có thể đi xuống hoặc đi lên (H3-13)

55
3.10. PHƯƠNG TRÌNH BECNULI CỦA DÒNG NGUYÊN TỐ, CHẤT
LỎNG THỰC, CHUYỂN ĐỘNG ỔN ĐỊNH
Chất lỏng có tính nhớt, nên khi có sự chuyển động tương đối giữa các
lớp chất lỏng thì sinh ra lực ma sát trong làm cản trở chuyển động. Để khắc
phục lực ma sát đó chất lỏng phải tiêu hao một phần năng lượng. Phần năng
lượng tiêu hao đó biến thành nhiệt năng và gọi là tổn thất năng lượng hay tổn
thất cột nước của dòng nguyên tố và ký hiệu là hw' .

Như vậy, phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, chất lỏng thực,
chuyển động ổn định là:
p1 u12 p u2
z1    z 2  2  2  hw' (3-23)
 2g  2g

trong đó hw' tổn thất năng lượng của dòng nguyên tố từ mặt cắt 1-1 đến mặt
cắt 2-2.
Vậy đối với dòng nguyên tố, chất lỏng thực, chuyển động ổn định
đường năng giảm theo chiều chuyển động (H.3-14).

E
h'w2
u12 E
u2
p p
2
p1g 1 2g
 u1 p2
1 2 
z1
u2
2 z2
0 0
Hình 3-14

3.11. PHƯƠNG TRÌNH BECNULI CỦA DÒNG CHẢY, CHẤT LỎNG


THỰC, CHUYỂN ĐỘNG ỔN ĐỊNH

56
Để giải quyết các bài toán thực tế về thuỷ động lực học, ta phải mở
rộng phương trình Becnuli của dòng chảy, chất lỏng thực, chuyển động ổn
định cho toàn dòng chảy có kích thước hữu hạn.
Dòng chảy gồm vô số dòng nguyên tố hợp thành, vì vậy, ở các mặt cắt
ướt của dòng chảy, vận tốc u và áp suất thuỷ động p phân bố không đều và
theo các quy luật khác nhau.
Việc suy rộng phương trình Becnuli cho dòng chảy, đòi hỏi điều kiện
hạn chế là dòng chảy phải là dòng chảy đều hoặc dòng chảy đổi dần.
Dòng chảy đều là dòng chảy có đường dòng song song với nhau và mặt
cắt của dòng chảy là mặt phẳng (H.3-15a).
a) b)

Hình 3-15
Dòng chảy đổi dần là dòng chảy có các đường dòng với bán kính rất lớn
và gần là những đường thẳng song song, do đó, mặt cắt ướt của dòng chảy có
thể xem là mặt phẳng (H.3-15b). Đối với dòng chảy đổi dần, lực quán tính ly
tâm sinh ra do độ cong của đường dòng rất nhỏ và có thể bỏ qua.
Cả hai trường hợp nói trên là dòng chảy đều và dòng chảy đổi dần, lực
khối tác dụng lên chất lỏng là trọng lực, nên áp suất thuỷ động p trên các mặt
cắt ướt phân bố hoàn toàn theo quy luật thuỷ tĩnh.
Từ đó, trên các mặt bất kỳ của dòng chảy (H.3-16), ta có:
pa p
za   z b  b  const (3-24)
 

pa pb
 a 
b

za zb

0 0

Hình 3-16
57
Như vậy, đối với dòng chảy đều và dòng chảy đổi dần thế năng đơn vị
của các điểm trên mặt ướt là hằng số, hay nói cách khác, các điểm trên mặt
cắt ướt của dòng chảy có cột nước đo áp bằng nhau.
1 2
d 2
d 1 u2
u1

z1 z2

0 0
Hình 3-17

Từ điều kiện trên, ta có thể suy diễn phương trình Becnuli cho toàn
dòng chảy từ phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, chất lỏng thực,
chuyển động ổn định (3-23). Giả sử, trên hai mặt cắt 1-1 và 2-2 của dòng
chảy, tương ứng mặt cắt 1 và 2 ta lấy một dòng nguyên tố bất kỳ (H.3-17).
Lưu lượng của dòng nguyên tố là dQ: tương ứng trọng lượng là dQ do
đó, năng lượng của dòng nguyên tố:
p1 u2 p u2
( z1  )dQ  1 dQ  ( z2  2 )dQ  2 dQ  hw' dQ .
 2g  2g

Và năng lượng cho toàn dòng chảy:


p1 u12 p2 u 22
 (z1   )dQ   2 g dQ   (z 2   )dQ   2 g dQ   hwdQ
'
(3-25)
1 1 2 2 2

Như vậy, ta phải thực hiện 3 dạng tích phân của (3-25):
p
Tích phân 1:  (z   )dQ biểu thị thế năng của chất lỏng ở mặt cắt bất

kỳ của dòng chảy. Để tích phân được thì dòng chảy phải là dòng chảy đều và
p
dòng chảy đổi dần. Với điều kiện đó, thì thế năng đơn vị (z  ) trên mặt cắt

ướt là hằng số, do đó:


p p p
 (z   )dQ  ( z   )  dQ  ( z   )Q

58
u2
Tích phân 2:  2g
dQ biểu thị động năng của chất lỏng ở mặt cắt ướt.

Vận tốc u phân bố trên mặt cắt ướt không đều, nên ta phải dùng khái niệm
vận tốc trung bình v.
Vận tốc u của các điểm trên mặt ướt có thể xác định bằng:
u = v  u (3-26)
trong đó, u là đại lượng chênh lệch giữa vận tốc u và vận tốc trung bb nh v.
Do đó, tích phân 2 có dạng:
  
u2
 dQ  2 g  u d  2 g  (v  u )
3 3
d    v 3  3v 2 u  3v( u ) 2  ( u )3 d
 2g 2g 

Ta nhận xét rằng:


-Số hạng  (  u ) d là đại lượng vô cùng nhỏ có thể bỏ qua;
3

-Số hạng   ud 0


, vì lưu lượng của dòng chảy:
Q   ud   (v  u )d   vd   (  u ) d  Q   ( u )d
    

Do đó:
  ud  0 .

Như vậy, tích phân 2:


   
u2
 dQ  2 g 
v 3

 3v ( u ) 2 d  v
3
 d  3v  u d 
2

 2g 2g 
 3 ( u ) 2 d 
     
 v   3v  ( u ) d   v 3 1  
3 2

2g    2g  v 
2

 
 3 ( u ) 2 d 
Ký hiệu:   (3-27)
  1   2 
 v  
 
u2  3 v 2
Ta có: 
 2g
dQ 
2g
v  
2g
Q .

Hệ số  gọi là hệ số động năng, là hệ số điều chỉnh phân bố vận tốc


không đều trên mặt cắt ướt.
Từ (3-27), ta thấy rằng hệ số động năng bao giờ cũng lớn hơn 1. Sự
phân bố vận tốc không đều thì hệ số  càng lớn.
Trong thực tế, dòng chảy trong đường ống có thể lấy  = 1,00  1,05 và
dòng chảy trong kênh mương, sông có thể lấy  = 1,05  1,10.

59
Tích phân 3:  hwdQ biểu thị tổn thất năng lượng của toàn dòng chảy
'

từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2.


Gọi hw tổn thất năng lượng trung bình của đoạn dòng chảy đó, thì:
h dQ  hw Q
'
w

Từ kết quả 3 tích phân trên, biểu thức (3-25) có dạng:


p1  v2 p  v2
( z1  )Q  1 1 Q  ( z 2  2 )Q  2 2 Q  hwQ
 2g  2g

Ta chia phương trình này cho Q:


p1  1v12 p  v2
z1    z 2  2  2 2  hw (3-28)
 2g  2g
Phương trình (3-28) là phương trình Becnuli của dòng chảy, chất lỏng
thực, chuyển động ổn định, là một trong những phương trình cơ bản và quan
trọng nhất của thuỷ lực học.
Phương trình Becnuli được ứng dụng rộng rãi để giải các bài toán thuỷ
động lực học trong thực tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng phương trình Becnuli
phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
1. Chuyển động ổn định;
2. Chất lỏng đồng chất, không nén ( = const)
3. Lực khối tác dụng lên chất lỏng là trọng lực;
4. Các mặt cắt được chọn để viết phương trình phải là mặt phẳng hoặc
gần là mặt phẳng,do đó áp suất thuỷ động trên các mặt cắt đó được phân bố
theo quy luật thuỷ tĩnh;
5. Lưu lượng của dòng chảy ở các mặt cắt được chọn phải bằng nhau.
Chú ý rằng, hệ số động năng 1, 2 là hệ số điều chỉnh phân bố vận tốc
ở hai mặt cắt ướt được chọn, trị số của chúng khác nhau, nhưng trong thực tế
tính toán có thể lấy:
1 = 2 =.
3.12. ĐỘ DỐC THUỶ LỰC VÀ ĐỘ DỐC ĐO ÁP
3.12.1. Độ dốc thuỷ lực là tỷ số chiều cao hạ thấp của đường năng đối
với chiều dài của dòng chảy,ký hiệu là J.
Trong trường hợp đường năng là đường cong thì các độ dốc thuỷ lực
không bằng nhau, khi đó, độ dốc thuỷ lực tính bằng:

60
dhw d p v 2
J   (z   ) (3-29)
dl dl  2g

Trong trường hợp đường năng là đường thẳng, thì độ dốc thuỷ lực tính
bằng:
 p v 2   p v 2 
 z1  1  1    z 2  2  2 
h  2g    2g  (3-30)
J w 
l l
3.12.2. Độ dốc đo áp là tỷ số chiều cao hạ thấp hay nâng cao của
đường đo áp (đường thế năng) đối với chiều dài dòng chảy, ký hiệu Jp.. Cần
lưu ý rằng, đường đo áp có thể đi lên hoặc đi xuống tuỳ thuộc vào thay đổi
động năng của dòng chảy.
Trong trường hợp, đường đo áp là đường cong thì độ dốc đo áp không
bằng nhau, khi đó, độ dốc đo áp tính bằng:
d p
Jp  (z  ) . (3-31)
dl 

Trong trường hợp đường đo áp là đường thẳng, độ dốc đo áp:


 p   p 
 z1  1     z2  2 
     (3-32)
Jp  
l
Đối với dòng chảy đều v = const, nên đường năng và đường đo áp song
song với nhau và:
J = Jp.
3.13. PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG LƯỢNG CỦA DÒNG CHẢY ỔN ĐỊNH
Định lụât động lượng trong cơ học lý thuyết phát biểu như sau: “Đạo
hàm của động lượng của một vật thể đối với thời gian bằng hợp lực những
ngoại lực tác dụng vào vật thể”.

dK d ( mu ) 
 F (3-33)
dt dt
 
hoặc: dK  d ( mu )  Fdt

trong đó: K-Véc tơ động lượng;
m- Khối lượng vật thể;
u- Vận tốc của vật thể.
Trong phương trình động lượng chỉ có ngoại lực mà không có nội lực,
và chỉ có động lượng do ngoại lực sinh ra, nên khi vận dụng định luật động
lượng cho chất lỏng chuyển động, ta chỉ cần có những số liệu về tình hình

61
dòng chảy ở mặt biên giới, mà không đòi hỏi phải biết tình trạng dòng chảy ở
trong nội bộ.
Đối với các trường hợp cần vận dụng phương trình động lượng, thông
thường ta không cần xét toàn bộ dòng chảy mà chỉ xét một đoạn nhất định của
dòng chảy.
Ta tách đoạn dòng chảy cần nghiên cứu ra khỏi toàn dòng bằng mặt kín
giới hạn đoạn dòng chảy đó.

Giả thiết, trong dòng chảy ổn định, ta lấy một đoạn dòng chảy giới hạn
bởi các mặt bên và hai mặt cắt ướt 1-1 và 2-2 và trên đoạn dòng chảy đó ta

lấy một
2
1

d 2 u2
d u1
1

1 2

0 0
Hình 3-18

dòng nguyên tố (H.3-18). Ta nghiên cứu sự biến đổi động lượng của
dòng nguyên tố đó qua trục x.
Theo định luật động lượng, ta viết được:
dFxdt = (ux)2 – (ux)1dQdt
dFx = (ux)2 – (ux)1dQ , (3-34)
trong đó: dFx- Hình chiếu của ngoại lực lên trục x;
(u x)1, (ux)2 – Hình chiếu của vận tốc tại hai mặt cắt của dòng
nguyên tố.
Phương trình (3-34) biểu thị rằng: trong một đơn vị thời gian, hình
chiếu của xung lượng của các ngoại lực tác dụng vào đoạn dòng nguyên tố
bằng hình chiếu của biến thiên động lượng của dòng nguyên tố đó.
Ta tích phân phương trình trên cho cả mặt cắt dòng chảy:

62
Fx     (u x ) 2  (u x )1 dQ

Ta đưa vận tốc trung bình vào dòng chảy ta có:


Fx  Q   ( 0 v x ) 2  ( 0 v x )1 

(3-35)
trong đó , 0- hệ số điều chỉnh động lượng, có thể lấy 0 = 1,01,05.
Phương trình (3-35) có thể viết dưới dạng véc tơ:
  
F  Q ( 02 v 2   01v1 ) (3-36)

BÀI TẬP
3.1. Một dòng chảy hai chiều được cho theo biến số Ơle bởi các hệ số
sau:
ux = a;
uy = b+ kt.
a, b, k là các hằng số.
1) Chuyển động là ổn định hay không ổn định;
2) Tìm phương trình của đường dòng;
3) Tìm phương trình quỹ đạo.
Giải
1) Xác định dòng chảy là ổn định hay không ổn định:
u u y
 k, vì k0 nên chuyển động không ổn định.
t t
2) Lập phương trình đường dòng, từ biểu thức:
dx dy

ux uy

thay ux và uy bằng các số liệu đã cho:

dx dy
 ,
a b  kt
hay là ady  (b  kt )dx  0

Tích phân phương trình này với t=const( ở một thời điểm nào đó), ta
được phương trình của họ đường dòng.
ay  (b  kt ) x  const

hay là:

63
(b  kt )
y x  const
a
3) Lập phương trình của quỹ đạo từ biểu thức:
dx  u x dt  adt ;
dy  u y dt  (b  kt ) dt.

Do đó, phương trình của quỹ đạo:


x  at  x0 ;
kt 2
y  bt   y0 .
2
trong đó, (x0, y0) ứng với một phần tử chất lỏng.
3.2. Lưu lượng nước 30 l/s chảy qua hai ống nối tiếp có đường kính d1 =
300mm, d2 = 150mm. Tính vận tốc trung bình trong hai ống.
Giải
Vận tốc trung bình trong ống thứ nhất và ống thứ hai:
Q 4Q 4.0,03m 3 / s
v1     0,43m / s
1 d12 3,14.(0,3m) 2
Q 4Q 4.0,03m 3 / s
v2     1,7 m / s
 2 d 22 3,14.(0,15m) 2
Quan hệ giữa v1 và v2 có thể xác định từ phương trình liên tục:
v11= v22 ,
hay là
d12 d 22
1  2 
4 4
v1 d 22 (0,15) 2 1
  
v2 d12 (0,30) 2 4
3.3. Cho trường vận tốc
ux = x2;
uy = y2;
uz = z2.
Lập phương trình đường dòng đi qua điểm A (2,4, 8).
1 1 1
  
x y 4
ĐS:  1 1 1
  

y z 8

64
3-4. Ở Giơnevơ người ta xây dựng vòi phun nước (H.3-19). Để đạt
được chiều cao H=156m, với đường kính ban đầu của luồng phun thẳng đứng
là 107mm thì cần phải lưu lượng, áp suất và công suất cần thiết là bao nhiêu?.
Giả thiết bỏ qua tổn thất năng lượng do ma sát của không khí.

3 3

Giải
Bỏ qua động năng của dòng chảy trong ống nước, ta viết phương trình
Becnuli cho 2 mặt cắt 1-1 ở ống cấp nước và mặt cắt 2-2 ở cuối luồng nước
phun:
p1 p v 2 ;
z1   0  z2  2  2
  2g
Ở mặt cắt 2-2 áp suất không khí và v2=0
(lấy p1 - áp suất dư nên p2=0).
p1
z1   0  z2  0  0  H

Như vậy:
p1
 z 2  z1  H  156m

p1=1000kG/m3.156m=156.000kG/m2=15,6at Hình 3-19
2) Xác định lưu lượng cần phải cung cấp:
Viết phương trình Becnuli cho mặt cắt ban đầu của luồng 3-3 và mặt cắt
2-2.
p3 v32 p v 2
z3    z2  2  2 ;
 2g  2g
Áp suất ở mặt cắt ban đầu của luồng cũng bằng áp suất khí trời môi
trường xung quanh, nên p3=0; và có thể xem z3z1; v3=v0 ( v0 là vận tốc của
mặt cắt ban đầu).

65
Từ đó:
v32 v02
z 2  z3    H;
2g 2g

Vậy, vận tốc : v0  2 gH  19,6.156  55,30m / s

và lưu lượng:
3,14.(0,107) 2
Q  v0  55,30.  0,5m 3 / s
4
Trong thực tế, chiều cao của luồng nước phun ở Giowneve chỉ đạt được
130 m vì ma sát của không khí.
3) Công suất phải cung cấp:
N  QH  pQ  156.000kG / m2 .0,5m3 / s  78.000kG.m / s  765,18kW

3-5. Để đo vận tốc của chất lỏng, người ta dùng ống pitô gồm ống đo áp
kết hợp với ống thuỷ tinh khác uốn cong 900. Lúc cần đo vận tốc điểm nào đó
thì đặt ống pitô vào điểm đó (H.3-20).
u2
Theo sơ đồ vận tốc u biểu thị bằng cột nước vận tốc hu  , do đó :
2g

u 2 ghw

Hình 3-20
3-6. Để đo lưu lượng của dòng chảy trong đường ống, người ta dùng
ống venturi, ống venturi gồm hai đoạn đường ống có đường kính khác nhau, ở
mỗi đoạn có lắp ống đo áp, khi cần đo lưu lượng thì người ta lắp ống venturi
vào đường ống (H.3-21).

66
Hình 3-21
Theo sơ đồ trên, ta viết phương trình Becnuli cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2
mặt chuẩn là trục đường ống. Vì tổn thất năng lượng từ mặt cắt 1-1 và 2-2 rất
bé, nên có thể bỏ qua,
p1 v12 p2 v22
   ;
 2g  2g

với 1 = 2=1, sau khi biến đổi:


v22  v12 p  p2
 1 h
2g 

Để giải phương trình này, cần kết hợp với phương trình liên tục:
v11  v2 2

Từ đó:
2
  d 
v2  v1  1   v1  1 
 2   d2 
Như vậy:
 d 
4

 1   1 v12
v  v1  d 2
2 2
 
h 2 
2g 2g

và vận tốc trung bình của dòng chảy trong đường ống:
2 gh
v1  4
 d1 
   1
 d2 
Lưu lượng của dòng chảy:
d12 2 gh
Q 4
4  d1 
   1
 d2 

67
Trong thực tế lưu lượng của dòng chảy bé hơn lưu lượng tính theo công
thức trên, vì từ mặt cắt 1-1 đến 2-2 có tổn thất năng lượng hw.
Như vậy, lưu lượng của dòng chảy Q1< Q
Q1= kQ
trong đó, k< 1 là hệ số hiệu chỉnh.
3-7. Nước chảy từ bể chứa ra với lưu lượng Q = 10m3/ giờ theo đường
ống có tiết diện thay đổi d1 = 50mm, d2 = 40mm, d3 = 25mm (H.3-22). Xác
định cột nước H cần thiết, vẽ đường năng và đường đo áp. Bỏ qua tổn thất
năng lượng trong ống.
Giải

Hình 3-22
1- Tính H:
Để tính H, ta viết phương trình Becnuli cho hai mặt cắt 1-1 và 3-3 với
mặt chuẩn đi qua trục ống 0-0. Phương trình viết cho áp suất dư.
p0  0v02 p  v2
z0    z3  3  3 3 ,
 2g  2g

trong đó, z0=H; p0=p3=0; z3=0; 0= 3 =1; v00


v32 5,65 2
Vậy H    1,63m;
2 g 2.9,81
 
 
 v3  Q 10 
Với  3

3,14.0,0,025 2
 5,65m / s
.
 3600. 
 4 

2- Vẽ đường năng, đường đo áp.


- Vì bỏ qua tổn thất năng lượng nên dòng chảy được xem như chất lỏng
lý tưởng, đường năng là đường nằm ngang E-E.

68
v2
- Đường đo áp luôn cách đường năng một đoạn 2g
. Vậy độ cao đường
đo áp tại mỗi điểm sẽ là hiệu số của tổng năng lượng E trừ đi cột nước vận tốc
tại đó, đường tổng quát là đường P-P.
Tại mặt thoáng v0=0 nên độ cao đường đo áp là:
v02
E H
2g
Đường đo áp trùng với đường năng và trung với đường mặt nước
-Tại đoạn ống một:
2
Q
  2
2
v1   10.4  1
  1  2
   0,1m
2g 2g  3600.3,14.0,050  2.9,81
Vậy độ cao đường đo áp tính từ mặt chuẩn là:
E0- 0,1=1,63-0,1=1,53m
- Tại đoạn ống hai:
2
Q
 
 2 
2
2
v2   10.4  1
  2
   0,25m
2g 2g  3600.3,14.0, 04  2 .9 ,81

Vậy đường đo áp có độ cao tính từ mặt chuẩn là:


E0- 0,25=1,63-0,25=1,38m
- Tại đoạn ống ba: Do tiết diện ống thay đổi nên vận tốc thay đổi và
đường đo áp là một đường cong, độ cao đường đo áp giảm dần tới miệng ống
v32 v32
p3=0 và đạt trị số lớn nhất: E0  H   1,63m .
2g 2g
3-8. Một quạt gió có đường kính d = 200mm. Chân không tạo ra trong
quạt đo bằng cột nước h = 250mm, cho không khí = 12,5 N/m3. Xác định lưu
lượng qua quạt, bỏ qua tổn thất năng lượng trong quạt (H. 3-23).
ĐS: Q = 1,935 m3/s

d1 d2 d3

69
Hình 3-23 Hình 3-24
- Gợi ý: chọn mặt cắt cách xa miệng quạt, coi như cột không khí ở đó
không chuyển động và đổi cột nước h ra cột không khí tương đương.
3-9. Nước chảy từ bình ra theo ống có tiết diện thay đổi cột nước H =
1m, d1 = 75mm, d2= 100mm, d3 = 50mm, bỏ qua tổn thất. Xác định lưu lượng
chảy trong ống, vẽ đường năng và đường đo áp. Nếu bỏ đoạn ống 3 đi thì
đường năng và đường đo áp có thay đổi gì không?. (H.3-24)
ĐS: 1) Q = 0,0086m3/s
2) Đường năng không thay đổi. Đường đo áp
thay đổi.
3-10. Nối hai ống A và B có dA= 0,2m và dB = 0,4m người ta đo được
pA= 0,7at và pB = 0,4at, vB = 1m/s. Hỏi chiều chảy của dòng nước và tổn thất
năng lượng khi chảy từ ống này sang ống kia.

Hình 3-25 ĐS: 1) Chiều chảy từ A sang B.


2) hw = 2,76m.

70
Chương 4. TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG

4.1.KHÁI NIỆM CHUNG

Trong quá trình chuyển động để khắc phục lực ma sát, chất lỏng phải
tiêu hao một phần năng lượng. Phần năng lượng mất đi đó gọi là tổn thất năng
lượng. Đó chính là số hạng thứ 4 (hw)) trong phương trình năng lượng
(phương trình Becnuli).

Tổn thất năng lượng có thể chia ra làm 2 loại:

1.Tổn thất dọc đường sinh ra trên toàn bộ chiều dài của dòng chảy, ta
ký hiệu dạng tổn thất năng lượng này là hd. Thí dụ, tổn thất năng lượng trong
một đoạn ống dẫn nước thẳng.

2. Tổn thất cục bộ sinh ra ở những nơi đặc biệt, ở đó dòng chảy thay
đổi đột ngột, ta ký hiệu dạng tổn thất này là h c. Thí dụ, tổn thất ở nơi hai đoạn
ống nối, có đường kính khác nhau, ống uốn cong, chỗ khoá.

Nguyên nhân của tổn thất năng lượng dù ở dạng này hay dạng khác,
cũng đều do ma sát giữa các phần tử chất lỏng tức là do ma sát sinh ra. Công
tạo bởi lực ma sát này biến thành nhiệt năng mất đi, không thể thu lại cho
dòng chảy được.

Với giả thiết là 2 loại tổn thất này độc lập với nhau thì tổn thất năng
lượng hw, có thể tính như sau:

hw = hd + hc; (4-1)

trong đó: hd – tổn thất năng lượng dọc đường;

hc – tổn thất năng lượng cục bộ của dòng chảy.

Giữa lực ma sát và tổn thất năng lượng có quan hệ với nhau. Quan hệ
này thể hiện trong phương trình cơ bản của dòng chảy đều. Đối với trường
hợp khác, nhất là dòng chảy không ổn định, việc tính tổn thất năng lượng rất
khó khăn.

71
Bởi vậy, trong những trường hợp này thì có thể sử dụng phương trình
của dòng chảy đều, và thông thường phải điều chỉnh bằng một hệ số nào đó.

4.2. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA DÒNG CHẢY ĐỀU

Dòng chảy đều có thể là dòng chảy đều có áp và dòng chảy đều không
áp.

Dòng chảy có áp là dòng chảy mà chu vi của mặt cắt ướt hoàn toàn là
thành rắn.

Đặc điểm của dòng chảy này là áp suất thuỷ động ở tất cả các điểm trên
mặt cắt ướt đều khác áp suất khí trời. Ví dụ: dòng chảy trong ống dẫn nước,
có đường kính không đổi là dòng chảy đều có áp.

Dòng chảy không áp là dòng chảy mà chu vi của mặt cắt ướt gồm một
phần là thành rắn và một phần là mặt thoáng tiếp xúc với khí trời. Như vậy,
dòng chảy không áp có mặt thoáng và áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí
trời. Ví dụ: dòng chảy trong kênh có mặt cắt ướt không đổi là dòng chảy đều
không áp.

Ta lấy một đoạn dòng chảy trong ống (ống có đường kính không thay
đổi), giới hạn giữa hai mặt cắt 1-1 và 2-2. Trục S-S dòng chảy làm thành với
phương nằm ngang một góc  (H.4-1).
1
l
2
P1
S T
GS
P2

S
1
z1 G z2 2

0 0
Hình 4-1

Ta gọi l là chiều dài đoạn dòng chảy đang xét;  là mặt cắt ướt của
dòng chảy. Đối với dòng chảy đều  = const.

72
Chiều cao hình học từ tâm của mặt cắt ướt 1-1 và 2-2 đến mặt chuẩn 0-
0 là z1 và z2. Áp suất thủy động ở tâm mặt cắt ướt 1-1 và 2-2 là p 1và p2. Trong
dòng chảy đều áp suất thuỷ động p1và p2 phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh.

Bây giờ ta xét các lực tác dụng trên một đoạn dòng chảy:

1. Lực khối: Trong trường hợp này lực khối duy nhất là trọng lực:

G = l (4-2)
Hình chiếu của lực khối lên trục dòng chảy:

Gs = lsin

Từ hình vẽ, ta có:

lsin = z1- z2

Bởi vậy: Gs = (z1- z2) (4-3)

2. Lực mặt: Áp lực thuỷ động P1 và P2 tác dụng lên hai mặt cắt 1-1 và
2-2 của đoạn dòng chảy đang xét:

P1 = p11 ; P2 = p22.

Còn áp lực thuỷ động tác dụng lên thành ống đều thẳng góc với trục
dòng chảy, do đó hình chiếu lên trục của dòng chảy bằng không.

3. Ngoài ra đối với dòng chảy thực, ta cần xét đến lực ma sát:

Cần phân biệt lực ma sát ở giữa các lớp chất lỏng và lực ma sát ở thành
ống. Các lớp chất lỏng sát nhau, chuyển động với vận tốc khác nhau nên sinh
ra lực ma sát, nhưng lực này có đại lượng bằng nhau và ngược chiều nhau,
nên chúng tự triệt tiêu.

Lực ma sát ở thành tác dụng ngược chiều dòng chảy và bằng:

T = l (4-4)

trong đó: - ứng suất tiếp trung bình hay lực ma sát trung bình (trên một
đơn vị diện tích) trên thành ống;

73
- chu vi ướt.

Từ điều kiện cân bằng lực của dòng chảy, ta có thể viết:

P1 – P2 + Gs – T = 0, (4-5)

hay là: p11 - p22. + (z1- z2) - l = 0 (4-6)

Chia cả hai vế (4-6) cho , ta có:

p1 p2 l
  z 1 z 2  0 (4-7)
  

p1 p l
hay là: ( z1  )  ( z2  2 )  (4-8)
  

Rõ ràng rằng, vế trái của phương trình là tổn thất dọc đường h d của
đoạn dòng chảy đang xét.
l
Do đó, ta có: hd  (4-9)



Thay R vào (4-9), ta có:

l
hd  (4-10)
R

Phương trình (4-10) cũng có thể viết:

hd 
 (4-11)
l R


hay là: RJ  (4-12)

Phương trình (4-10) hay (4-12) là phương trình cơ bản của dòng chảy
đều.

Ta thấy rằng, đối với dòng chảy có kích thước cho trước thì tổn thất
chiều dài chỉ phụ thuộc vào lực ma sát mà thôi. Phương trình đúng cho cả
dòng chảy đều có áp và không áp.

4.3. HAI TRẠNG THÁI CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG

74
4.3.1. Thí nghiệm Râynôn

Năm 1883 nhà vật lý Anh Râynôn đã phát hiện hai trạng thái chuyển
động của chất lỏng: tầng và rối.

Tuỳ trạng thái chuyển động mà cấu tạo của dòng chảy, phân bố vận tốc,
lực ma sát, tổn thất năng lượng, v.v …đều có những quy luật khác nhau.

Dưới đây là trình bày sơ lược thí nghiệm Râynôn.

Một thùng A chứa nước, gắn vào nó một ống thuỷ tinh dài L, đường
kính không đổi, ống cắm sâu vào thùng A có miệng loe để nước vào cho
thuận, ở đầu kia có khoá K1 để điều chỉnh lưu lượng (H.4-2).
Q
D
K2

hd

A K1

Hình 4-2

Trên thùng A ta đặt một bình nước màu D mà trọng lượng riêng cuả
nước màu bằng trọng lượng riêng cuả nước trong thùng A, từ bình D ta gắn
một ống nhỏ cuối ống có gắn kim để dẫn nước màu vào ống L, cuối ống lắp
khoá điều chỉnh K2.

Trước hết ta giữ mực nước trong thùng A cố định, không dao động. Bắt
đầu thí nghiệm, ta mở từ từ khoá K1, cho nước từ thùng A chảy qua ống L ra
ngoài.

Sau vài phút cho dòng chảy trong ống L ổn định ta mở khoá K 2, cho
nước màu chảy vào ống L.

Ta quan sát trong ống thuỷ tinh L thấy một dòng nước màu.

75
Điều này chứng tỏ rằng dòng nước màu và dòng chảy trong ống chảy
riêng rẽ không xáo trộn vào nhau. Nếu ta tiếp tục mở khoá K 1, thì hiện tượng
trên còn duy trì một thời gian nữa. Khi đã mở khoá đến mức nào đó, vận tốc
trong ống đã đạt tới trị số nhất định thì dòng nước màu bị dao động thành
hình sóng. Tiếp tục mở khoá nữa thì dòng màu sẽ bị đứt đoạn, sau cùng hoàn
toàn hoà lẫn trong dòng nước. Trạng thái chuyển động theo từng tầng, từng
lớp, không xáo trộn với nhau gọi là trạng thái chuyển động tầng (H.4-3).

Trạng thái chuyển động của chất lỏng mà phần tử chất lỏng chuyển
động không trật tự , hỗn loạn gọi là trạng thái chuyển động rối (H.4-4).

. .. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .
. . . . . . . . . . . .
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
. .. . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .
. . . . . . . . . . . .

Hình 4-3 Hình 4-4

Trình tự thí nghiệm như trên là quá trình chuyển động của chất lỏng từ
trạng thái tầng sang rối.

Trình tự thí nghiệm như trên cũng có thể thực hiện theo trình tự ngược
lại. Ta vặn khoá K1 từ từ nhỏ lại. Các hiện tượng xảy ra trong ống hoàn toàn
ngược lại: lúc đầu các phần tử nước màu xáo trộn trong dòng nước; sau đó
hình thành vệt màu, tức là dòng chảy chuyển từ trạng thái rối sang tầng.

Trạng thái chuyển động quá độ từ trạng thái này sang trạng thái khác
gọi là trạng thái phân giới. Vận tốc của dòng chảy trong trạng thái phân giới
từ chuyển động tầng sang rối, gọi là vận tốc phân giới trên v kt, và ngược lại,
chuyển động của dòng chảy từ rối sang tầng gọi là vận tốc phân giới dưới vkd.

Qua thực nghiệm ta thấy vkd < vkt.

Vận tốc phân giới không những phụ thuộc vào chất lỏng mà còn phụ
thuộc vào kích thước của dòng chảy. Vì vậy, không thể dùng vận tốc phân
giới làm tiêu chuẩn xác định trạng thái chuyển động được.

76
4.3.2. Tiêu chuẩn phân biệt hai trạng thái chuyển động

Qua thực nghiệm, Râynôn đã đưa ra một đại lượng không thứ nguyên
làm tiêu chuẩn xác định trạng thái chuyển động, đó là số Râynôn, ký hiệu là
Re.

v.d
Re  , (4-13)

trong đó, v- Vận tốc của dòng chảy;

d- Đường kính của ống;

‫ކ‬- hệ số nhớt động học.

Trong biểu thức (4-13) đại lượng chiều dài thể hiện kích thước hình
học, có thể là đường kính d, bán kính thuỷ lực R, v.v…

Số Râynôn tương ứng với trạng thái phân giới gọi là số Râynôn phân
giới , ký hiệu Rek

Tương ứng với điều kiện phân giới trên, ta có số Râynôn phân giới
trên:

v kt .d
Re Kt  ,

Tương ứng với điều kiện phân giới dưới, ta có số Râynôn phân giới
dưới:

v kd .d
Re Kd  ,

Qua nhiều thí nghiệm chứng tỏ rằng, Re Kt không có trị số nhất định,
thường dao động trong phạm vi : Re Kt = 12000  50000. Trái lại ReKd có trị số
nhất định đối với mọi chất lỏng, và với các đường kính khác nhau, trị số đó
bằng: ReKd = 2320.

Do đó, ReKd được dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt trạng thái chuyển
động của chất lỏng.

77
Nếu Re < 2320 thì dòng chảy ở trạng thái tầng;

Nếu Re > 2320 thì dòng chảy ở trạng thái rối.

Đối với kênh mương và sông thì người ta dùng bán kính thuỷ lực R
thay cho đường kính d.

v.R
Re  , (4-14)

Như vậy, số Râynôn giới hạn tính theo bán kính thuỷ lực R bé đi 4 lần.

Do đó, đối với kênh mương và sông:

Nếu Re < 580 thì chuyển động của dòng chảy ở trạng thái tầng;

Nếu Re > 580 thì chuyển động của dòng chảy ở trạng thái rối.

Trong thực tế dòng chảy gặp trong đường ống và trong kênh mương và
sông là chuyển động rối.

Cần chú ý rằng, những trị số Râynôn giới hạn là ứng với dòng chảy đều
trong đường ống và trong kênh.

4.3.3. Ảnh hưởng của trạng thái chuyển động đối với quy luật tổn thất
năng lượng.

Trạng thái chuyển động có ảnh hưởng quan trọng đối với quy luật tổn
thất năng lượng. Khi vận tốc càng tăng thì sự xáo trộn các phần tử chất lỏng
càng nhiều, vì vậy, chuyển động của chất lỏng càng gặp nhiều trở lực hơn, do
đó, tổn thất năng lượng trong dòng chảy rối lớn hơn trong dòng chảy tầng, và
tổn thất năng lượng càng lớn hơn khi vận tốc của dòng chảy càng lớn.

Ta nghiên cứu quan hệ giữa vận tốc dòng chảy và tổn thất năng lượng

Rõ ràng rằng, qua thí nghiệm (H.4-2), càng tăng vận tốc thì tổn thất
năng lượng hd càng tăng (độ chênh 2 ống đo áp).
hd
Trên cơ sở số liệu thí nghiệm, ta xâyBdựng biểu đồ hd = f(v) (H.4-5).

Qua đường quan hệ hd = fv), ta thấy:


A

0 v
vk 78

Hình 4-5
1.Tương ứng với trạng thái chuyển động tầng, đường biểu diễn OA là
đường thẳng, do đó:

hd = k1v, (4-15)

trong đó, k1- hằng số tỷ lệ.

Như vậy, trong chuyển động tầng, tổn thất năng lượng tỷ lệ bậc nhất
với vận tốc trung bình của dòng chảy.

2. Tương ứng với trạng thái chuyển động rối, đường biểu diễnAB là
đường cong, do đó:

hd = k2vm , (4-16)

trong đó: k2 - hằng số tỷ lệ;

m- Số mũ, có trị số m = 1,7  2,0.

Như vậy, trong chuyển động rối, tổn thất năng lượng tỷ lệ bậc m với
vận tốc trung bình của dòng chảy.

4.4. CÔNG THỨC TỔNG QUÁT TÍNH TỔN THẤT DỌC ĐƯỜNG VÀ
VẬN TỐC TRUNG BÌNH DÒNG CHẢY ĐỀU

4.4.1. Công thức tổng quát tính tổn thất dọc đường (công thức Đăcxi)

Tổn thất chiều dài có thể biểu thị bằng quan hệ (4-15) và (4-16), đồng
thời, cũng có thể biểu thị qua lực ma sát (phương trình của dòng chảy đều).

Qua thí nghiệm người ta thấy rằng, lực ma sát tỷ lệ với động năng của
chất lỏng, tức là:

79
v2
   (4-17)
2

trong đó: - hằng số tỷ lệ không thứ nguyên;

 - khối lượng riêng của chất lỏng.

Từ phương trình cơ bản của dòng chảy đều, ta có thể viết:

hd
  R
l

v2 h
và:   R d
2 l

1 v2 l v2
hd   
hay là : R   R 2g
2 


Đối với đường ống d= 4R.

l v2
Ta có: hd  4
d 2g

Đặt  = 4, ta có:

l v2
hd   (4-18)
d 2g

trong đó: - hệ số ma sát, xác định bằng thực nghiệm.

Công thức (4-18) gọi là công thức Đăcxi, tìm ra 1886. Hệ số  còn gọi
là hệ số Đăcxi.

Đối với dòng chảy đều trong kênh công thức Đăcxi có dạng:

l v2
hd   .
4R 2 g

4.4.2. Công thức tính vận tốc trung bình (công thức Sêdi)
4.4.2.1. Công thức tổng quát

Từ công thức Đăcxi, ta có thể tính vận tốc trung bình trong dòng chảy
đều:

80
8g h
v R d
 l

8g
Đặt: C

m 0,5
C- gọi là hệ số Sêdi, có đơn vị
s

Do đó: vC RJ (4-


19)

Biểu thức (4-19) được gọi là công thức Sêdi:

Q  v  C RJ (4-20)

Công thức (4-19) và (4-20) dùng để tính vận tốc và lưu lượng của
đường ống cũng như kênh, mương và sông.

4.4.2.2. Các công thức thực nghiệm xác định hệ số Sêdi


a) Công thức Maninh:
1
1
C  R6 (4-21)
n

(n là hệ số nhám phụ thuộc vào vật liệu gia công và việc sử dụng ống
và kênh được tra cứu ở bảng 11 của phụ lục ).

b) Công thức Pavơlốpski:

1 y
C R (4-22)
n

trong đó, y – số mũ phụ thuộc vào hệ số nhám và bán kính thuỷ lực và
được xác định bằng công thức:

y  2,5 n  0,13  0,75 R ( n  0,1).

Trong thực tế có thể tính đơn giản hơn:

y  1,5 n , khi R <1,0 m

y  1,3 n , khi R >1,0 m.

81
4.4.3. Các công thức xác định hệ số ma sát

Hệ số ma sát phụ thuộc vào trạng thái của dòng chảy và phụ thuộc vào
độ nhám tương đối của thành rắn. Các thành rắn đều có độ nhám  (là chiều
cao trung bình của mấu nhám) gọi là độ nhám tuyệt đối. Độ nhám tương đối
là tỷ số giữa độ nhám tuyệt đối và đường kính hoặc bán kính ống (đối với
kênh, sông, độ nhám tương đối là tỷ số giữa độ nhám tuyệt đối và bán kính
thuỷ lực (H.4-6). Bề mặt thành rắn

Hình 4-6

Như vậy:

 
  f  Re, 
 d

Để xác định quy luật biến thiên của hệ số ma sát, Nicurat đã nghiên cứu
bằng thực nghiệm. Nicurat đã ghi các kết quả thí nghiệm bằng đồ thị lôgarit,
gọi là đồ thị Nicurat (H.4-7).

Nicurat đã xây dựng đồ thị trên cơ sở dữ liệu thí nghiệm các đường ống
có độ nhám nhân tạo khác nhau bằng hạt cát.

82
Hình 4-7

Đồ thị này cho phép phân tích quan hệ giữa các hệ số ma sát với trạng
thái chuyển động của dòng chảy và độ nhám thành rắn.

1. Khu vực I:

Tương ứng với đường thẳng AB - Dòng chảy ở trạng thái tầng (Re <
2320), trong trường hợp này, hệ số ma sát chỉ phụ thuộc vào Re, tức là:

= f(Re)

Hệ số  tính theo công thức lý thuyết:

64
 , (4-23)
Re

2. Khu vực II:

Khu vực quá độ từ chảy tầng sang chảy rối. Các điểm thí nghiệm nằm
lộn xộn giữa B và C. Chuyển động của dòng chảy ở khuvực này không có quy
luật và không có ý nghĩa thực tế. Trong khu vực này dòng chảy có số
Râynôn:

ReK < Re < 4.000

3.Khu vực III:

Các điểm thí nghiệm tập trung trên đường thẳng CD, ở khu vực này là
khu vực thành trơn thuỷ lực, vì dòng chảy đã chuyển sang trạng thái rối,
nhưng các lớp chất lỏng bao quanh thành rắn vẫn ở trạng thái chảy tầng. Vì
vậy, hệ số ma sát không phụ thuộc vào độ nhám, mà chỉ phụ thuộc vào số
Râynôn:

= f(Re)

83
Trong khu vực này, dòng chảy có số Râynôn:
8
 d 7
4000  Re  27  ,


Hệ số ma sát có thể tính theo công thức Kônacôp:

1
 (4-24)
(1,8 lg Re  1.5) 2

4. Khu vực IV:

Là khu vực quá độ thành trơn thuỷ lực chuyển sang thành nhám thuỷ
lực. Trong trường hợp này, lớp chảy tầng có chiều dày xấp xỉ chiều cao mấu
nhám của thành, nên hệ số ma sát vừa phụ thuộc trạng thái dòng chảy vừa
phụ thuộc độ nhám, tức là:

  f (Re,  / d ) ,

Trong khu vực này, dòng chảy có số Râynôn:


8 9
 d 7  d 8
27   Re  576 
 

Hệ số ma sát có thể tính theo công thức Antơsun:


0 , 25
  68 
  0,11   (4-25)
 d Re 

5. Khu vực V:
Là khu vực thành nhám thuỷ lực hay là khu bình phương sức cản (hd
9
2  d 8
~v ). Lúc dòng chảy đạt trị số Re  576  là khu vực nhám hoàn toàn. Vì


vậy, hệ số ma sát chỉ phụ thuộc vào độ nhám:

  f (Re,  / d )

Hệ số ma sát có thể tính:

a) Công thức Nicurat (cho ống dẫn):

84
1 r
 2.1g  1,74 (4-26)
 

trong đó, r – bán kính đường ống.

b) Công thức Decdơđa (cho kênh mương và sông):


1 R
 2.1g  2,125 . (4-27)
 

trong đó, R - bán kính thuỷ lực.

4.5. TỔN THẤT CỤC BỘ

Sự tổn thất đặc biệt lớn ở những chỗ thay đổi dòng chảy đột ngột về
phương của dòng chảy, về tiết diện, hình dáng mặt cắt ướt, tức là tại những
nơi mà đường dòng và mặt cắt ướt đều cong. Tổn thất năng lượng ở những
nơi này là tổn thất cục bộ.

Ở những nơi xảy ra tổn thất cục bộ thường xảy ra hiện tượng hình
thành khu nước xoáy tách khỏi thành rắn, tăng nhanh mạch động vận tốc và
mạch động áp suất.

Những hiện tượng đó xảy ra đồng thời và liên quan đến nhau.

Công thức tổng quát tính tổn thất cục bộ là:

v2
hc   c (4-28)
2g

trong đó, c – hệ số tổn thất cục bộ, phụ thuộc dạng tổn thất cục bộ.

Sau đây là hệ số tổn thất cục bộ c của một số dạng tổn thất cục bộ
thường gặp.

1. Mở rộng đột ngột (d1<d2) khi tính tổn thất cục bộ theo công thức
v12
hc   c
2g
v1 v2
2
  
 c  1  1 
1  2 
2

Hình 4-8
85
2. Từ ống vào bể kích thước lớn.
v
c = 1,0

Hình 4-9

3. Thu hẹp đột ngột (d1 > d2) khi tính tổn thất cục bộ theo công thức
v 22
hc   c
2g
v1 v2
  
 c  0,51  2 
 1 
1 2

Hình 4-10

4. Từ bể chứa chảy vào ống

a) Khi mép sắc: c = 0,50 v

b) Khi mép làm tròn: c = 0,20

Hình 4-11

5. Đoạn chuyển tiếp hình nón mở rộng d1 = 0,5 d2: c = 0,50

6. Đoạn chuyển tiếp hình nón thu hẹp:d1 = 2d2: c = 0,20.

7. Uốn ngoặt góc 900: c = 1,20.

8. Uốn lượn tròn góc 900: c = 0,15.

9. Khoá nước mở hoàn toàn: c = 0,10  0,12

10. Van hút có lưới ở ống hút máy bơm: c = 6 10

86
Các trường hợp khác có thể tra ở bảng 5 của phụ lục.

BÀI TẬP

4.1. Xác định trạng thái chuyển động trong đường ống có đường kính d =
200mm; lưu lượng Q = 30 l/s; nước ởnhiệt độ 200C.

Giải

Vận tốc trung bình của dòng chảy trong đường ống:

Q 4Q 4.0,03
v    0,96m / s
 d 2
3,14.0,2 2

Hệ số nhớt động học của nước ở nhiệt độ 200C lấy từ bảng 3 của phụ
lục

0,0101= ‫ކ‬cm2/s

Số Râynôn của dòng chảy

v.d 96cm / s.20cm


Re    190,099
 0,0101cm 2 / s

Chuyển động của nước trong đường ống là chuyển động rối, vì:

Re  190,099  Re k  2320

Ta thấy rằng, vận tốc không lớn, nhưng dòng chảy ở trạng thái chảy rối.

4.2. Xác định trạng thái chuyển động của dòng chảy trong kênh hình chữ
nhật, có chiều rộng b = 2,0m; chiều sâu nước trong kênh h = 1,2m, lưu lượng
Q = 1,8 m3/s; nước ở nhiệt độ 200C.

Giải

Vận tốc trung bình của dòng chảy trong kênh:


Q 1,8
v   0,75m / s
 1,2.2

87
Hệ số nhớt động học của nước ở nhiệt độ 200C lấy từ bảng 3 của phụ
lục

 = 0,0101cm2/s

Bán kính thủy lực của kênh:

 1,2.2
R   0,55m
 (1,2.2)  2

Số Râynôn của dòng chảy:


v.R 75cm.55cm
Re R    408416
 0,0101

Chuyển động ở trạng thái rối: Re R  408416  Re k  580

4.3. Một đoạn đường ống nằm ngang có đường kính d = 200mm, chiều dài l =
200m.

Để đo tổn thất dọc đường, người ta cắm 2 ống đo áp trên đoạn ống. Cho
biết vận tốc dòng chảy v = 0,4m/s.

Nhiệt độ nước ở 100C; độ nhám tuyệt đối của đường ống  = 0,0002m
(H. 4-12).

Giải

Hình 4-12

Viết phương trình Becnuli cho 2 mặt cắt 1-1 và 2-2 đi qua 2 ống đo áp.
Chọn điểm 1 và điểm 2 ở tâm của 2 mặt cắt và mặt chuẩn 0-0 trùng với trục
của đường ống.

88
p1 v12 p v 2
z1    z 2  2  2  hw ;
 2g  2g

Đối với sơ đồ trên : z1=z2=0; v1=v2=v; hw=hd.

Từ đó:

p1  p 2 l v2
 hd   
 d 2g

Để tính , ta cần xác định khu vực chuyển động của chất lỏng:

v.d 0,4.0,2
Re    61069
 0,0131.10 4

(t0=100C theo bảng 3 của phụ lục v=0,0131.10-4 m2/s)

Giả thiết dòng chảy ở khu vực thành trơn thủy lực, nếu thỏa mãn điều
kiện:
8 8
d  7
 0,2  7
Re  27   27   72440
  0,0002 

Như vậy, dòng chảy ở khu vực thành trơn thủy lực:

Re  61.069  720.440

Và hệ số ma sát tính theo công thức của Kônakôp:

1 1
   0,0197
1,8 lg Re 1,5 1,8 lg 61096  1,5 2
2

Vậy, tổn thất dọc đường của đường ống:

200.0,4 2
hd  0,0197  0,16m
0,2.2.9,81

4.4. Một đường ống nằm ngang dẫn nước từ bể chứa, chiều dài l = 60m;
đường kính ống d = 200mm; hệ số ma sát  = 0,03; cột nước từ tâm ống đến
mặt thoáng của nước trong bể chứa H = 6m (H. 4-13).

1) Xác định vận tốc và lưu lượng của đường ống;


2) Vẽ đường năng và đường đo áp.

89
Giải

1. Viết phương trình Becnuli cho 2 mặt cắt: mặt cắt 1-1 ở mặt thoáng
của bể chứa, mặt cắt 2-2 ở cuối đường ống; mặt chuẩn 0-0 trùng với tâm của
đường ống ( điểm 1 ở trên mặt thoáng, điểm 2 ở tâm đường ống trên mặt cắt
2-2).

Hình 4-13

p1 v12 p 2 v 22
z1    z2    hw ;
 2g  2g

Trong đó:

z1=H; z2=0

p1=pa, p2=pa

Trong phương trình Becnuli ta lấy áp suất dư, nên p1=0; p2=0,

v1- vận tốc trung bình ở mặt cắt 1-1 rất bé, nên có thể bỏ qua
v12
 0; v 2  v - vận tốc trung bình của dòng chảy trong ống;
2g

hw – tổn thất năng lượng, gồm có tổn thất cục bộ của dòng chảy từ bể
v2 l v2
vào ống hc   c
2g
( c=0,5 – mép sắc cạnh) và tổn thất dọc đường hd  
d 2g
.

Từ đó ta có:

90
v 2 v2 l v2
H 00  00 c 
2g 2g d 2g

v2  l
hay là: H    c   
2g  d

Như vậy, vận tốc trung bình của dòng chảy:

2 gH 2.9,81.6
v   3,5m / s
l 60
 C  1  0,5  0,03
d 0,2

Lưu lượng của dòng chảy:

d 2 3,144.0,2 2
Q  v  v  3,5  0,11m 3 / s
4 4

Vẽ đường năng và đường đo áp.

Đường năng biểu diễn thay đổi năng lượng dọc theo dòng chảy. Từ
phương trình:

v 2
H   hc  hd
2g

Ta có: E1=H( áp năng và động năng bằng không) - Đường năng là mặt
thoáng; lúc dòng chảy đi vào đường ống thì năng lượng bị tiêu hao do tổn thất
v2
cục bộ hc   c .
2g

l v2
Sau đó, năng lượng bị tiêu hao do tổn thất dọc đường hd   , cuối
d 2g

v 2
cùng, lúc dòng chảy ra khỏi đường ống năng lượng chỉ còn E2 
2g
( vị năng
và áp năng bằng không).

Biểu đồ có gạch là biểu đồ tổn thất năng lượng.

- Đường đo áp biểu diễn thay đổi áp suất( cột nước) dọc theo dòng
chảy: ở mặt cắt 1-1 - Đường đo áp trùng với đường năng là mặt thoáng (cột
v 2
nước là H), tiếp theo, đường đo áp cách đường năng một khoảng 2g
(động

91
năng), đến điểm 2 lúc dòng chảy ra khỏi ống, cột nước bằng không(áp suất ở
điểm 2 là áp suất khí trời).

Đường năng, đường đo áp và biểu đồ tổn thất năng lượng trình bày ở
hình vẽ.

4.5. Máy bơm ly tâm có độ cao chân không h ck = 6m, ống hút có chiều dài
10m, đường kính d = 250mm.(H.4-14)

Xác định độ cao đặt bơm S với lưu lượng của bơm Q = 65 l/s.

Cho biết  = 0,03085; lưới = 6,0; cong = 0,294.

ĐS: S = 5,23m

Hình 4-14

4.6. Dẫn nước từ bể chứa A vào bể chứa B theo đường ống l 1 = 20m, d1=
150mm, l2 = 30m, d2 = 200mm (H.4-15).

Cho biết 1 = 0,033; 2 = 0,031.

Hình 4-15

92
1). Xác định lưu lượng nước trong đường ống với độ chênh mực nước
giữa 2 bể H = 8m.

2). Vẽ đường năng và đường đo áp.

ĐS: Q = 84 l/s

93
Chương 5. CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG QUA LỖ VÀ VÒI
5.1.KHÁI NIỆM CHUNG
5.1.1. Đặc điểm
Dòng chảy qua lỗ và vòi có thể là chảy tự do, nếu dòng chảy từ bể chứa
qua lỗ và vòi đi vào môi trường không khí; hoặc chảy ngập nếu đi vào môi
trường chất lỏng.
Dòng chảy qua lỗ và vòi có thể là ổn định (cột nước trong bể chưá
không đổi) hay không ổn định (cột nước trong bể chứa thay đổi).
Tổn thất năng lượng của dòng chảy qua lỗ và vòi, chủ yếu là tổn thất
cục bộ, còn tổn thất dọc đường rất bé có thể bỏ qua (chiều dài dòng chảy rất
ngắn).
Tính toán thuỷ lực lỗ và vòi là xác định khả năng tháo của chúng, vì
vậy nội dung tính toán là xác định vận tốc và lưu lượng của dòng chảy qua lỗ
và vòi.
5.1.2. Phân loại
Phân loại dòng chảy qua lỗ
- Theo chiều cao của lỗ e, so với cột nước H, tính từ tâm lỗ đến mặt thoáng
của bể chứa mà chia ra lỗ nhỏ và lỗ to (H.5-1).
H
e là lỗ nhỏ;
10
H
e là lỗ to.
10
- Theo chiều dày của thành lỗ
có thể phân ra lỗ thành mỏng và lỗ
thành dày (H.5-2).

Hình 5 -1 Hình 5-2


+ Nếu có lỗ cạnh sắc và chiều dày của thành lỗ  không ảnh hưởng đến
hình dạng của dòng chảy thì gọi là lỗ thành mỏng.
+ Nếu chiều dày của thành lỗ  > (3~4)e, ảnh hưởng đến hình dạng
dòng chảy thì gọi là lỗ thành dày.
Phân loại dòng chảy qua vòi:
- Theo cấu tạo và hình dạng của vòi, người ta phân vòi ra làm 3 loại:

94
+ Vòi hình trụ tròn có thể gắn ngoài hoặc có thể gắn trong thành bể
chứa (H.5-3a, b).
+ Vòi hình nón mở rộng và hình nón thu hẹp (h.5-4a, b).
+ Vòi hình đường dòng (H.5-4c).

Hình 5-3 Hình 5-4


Hình 5-4
Lý thuyết về dòng chảy qua lỗ và vòi là cơ sở cho việc tính toán thuỷ
lực về cống lấy nước, cống thoát nước, âu tầu, vòi chữa cháy, máy phun, đào
đất v.v…
5.2. DÒNG CHẢY TỰ DO, ỔN ĐỊNH QUA LỖ NHỎ THÀNH MỎNG
Khi cột nước trong bể chứa không đổi thì dòng chảy qua lỗ là dòng
chảy ổn định, vận tốc và áp suất không thay đổi theo thời gian chuyển động.
Dòng chảy qua lỗ, ở ngay mặt lỗ các đường dòng không song song
nhưng cách lỗ một đoạn nhỏ, độ cong của các đường dòng giảm dần và các
đường dòng trở thành song song với nhau, đồng thời mặt cắt ướt của dòng
chảy bị co hẹp lại, mặt cắt đó gọi là mặt co hẹp. Vị trí mặt cắt này phụ thuộc
vào hình dạng của lỗ, ở mặt cắt co hẹp dòng chảy là dòng đổi dần; sau mặt cắt
co hẹp dòng chảy mở rộng ra và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực.
Ta xác định vận tốc và lưu lượng của dòng chảy qua lỗ
5.2.1. Vận tốc dòng chảy qua lỗ
Từ phương trình Becnuli viết cho mặt cắt 1-1 là mặt thoáng, và mặt cắt c-c là
mặt cắt co hẹp với mặt chuẩn 0-0 đi qua tâm lỗ.
p a v02 p a vc2
H   0   hw (5-1)
 2g  2g
trong đó, H- là cột nước kể từ tâm lỗ;
v0 – vận tốc trung bình ở mặt cắt
1-1 và gọi là vận tốc tiến gần;
vc – vận tốc trung bình ở mặt cắt
co hẹp c-c;
hw – tổn thất năng lượng của

95
dòng chảy, chủ yếu là tổn thất cục bộ, do
đó: Hình 5-5
v2
hw   c c ,
2g
v 2
Đặt : H 0  H  2 g0 , phương trình trên có dạng:

vc2
H 0  (   c ) ,
2g
Từ đó, vận tốc trung bình ở mặt cắt co hẹp c-c:
1
vc  2 gH 0
 c
1
Ký hiệu:    c và gọi  là hệ số vận tốc.

Như vậy, vận tốc trung bình ở mặt cắt co hẹp c-c của dòng chảy qua lỗ:
vc   2gH 0 (5-2)
5.2.2. Lưu lượng dòng chảy qua lỗ
Lưu lượng dòng chảy qua lỗ:
Q  vc  c   c 2gH 0

Trong đó, c - diện tích mặt cắt co hẹp.


Ta gọi  là hệ số co hẹp, tỷ số giữa diện tích mặt cắt co hẹp c và diện
c
tích lỗ :  .

Lưu lượng của dòng chảy qua lỗ:
Q   2 gH 0   2 gH 0 (5-3)
trong đó,  =  là hệ số lưu lượng của lỗ. Hệ số lưu lượng  chỉ phụ thuộc
vào hình dạng của lỗ, còn không phụ thuộc vào cột nước H ( hoặc phụ thuộc
rất ít).
Các công thức (5-2) và (5-3) là các công thức cơ bản của dòng chảy tự
do ổn định qua lỗ nhỏ thành mỏng.
Quỹ đạo dòng chảy ra khỏi lỗ có thể xem như phần tử chất lỏng chuyển
động theo quỹ đạo của vật rắn với vận tốc ban đầu vc. Do đó phương trình của
quỹ đạo:

96
x  vc t   2 gH 0 t 

1 2  (5-4)
y  gt 
2 
trong đó, t – là thời gian chuyển động của phần tử chất lỏng.
Từ hệ phương trình (5-4), nếu loại bỏ t, ta có một phương trình, lúc đó
phương trình quỹ đạo của dòng chảy qua lỗ nhỏ thành mỏng:
x2 = 42H0y (5-5)
Đó là phương trình parabôn.
Như vậy, quỹ đạo của dòng chảy tự do, ổn định qua lỗ nhỏ thành mỏng
là phương trình parabôn (H.5-6).
Đối với lỗ tròn nhỏ thành mỏng hệ số vận tốc  = 0,97, lúc đó phương
trình quỹ đạo:
x2 = 3,76H0y (5-6)
Mặt cắt của dòng chảy qua lỗ nhỏ thành mỏng biến đổi hình dạng liên
tục, chủ yếu do mức độ co hẹp các phương không đều nhau, đồng thời do tác
dụng của sức căng mặt ngoài.
Lỗ tròn Lỗ vuông Lỗ tam giác

H0
x

y
Hình 5-6
Ví dụ: Sự biến đổi hình dạng mặt cắt của dòng chảy qua lỗ tròn, lỗ
vuông và lỗ tam giác (H.5-6).
5.3. DÒNG CHẢY TỰ DO ỔN ĐỊNH QUA VÒI
5.3.1. Vận tốc dòng chảy qua vòi
Ta viết phương trình Becnuli cho hai mặt cắt 1-1 ở mặt thoáng của bể
chứa, và mặt cắt 2-2 ở chỗ dòng chảy ra khỏi vòi và mặt chuẩn 0-0 trùng với
trục của vòi (H.5-7).
p a v 2 p v 2
H   a   hw ,
 2g  2g

97
trong đó, v- Vận tốc trung bình của
dòng chảy ở mặt cắt 2-2;
v 02
Đặt: H0  H  ,
2g
v 2
Ta có: H0   hw
2g
Hình 5-7
Tổn thất năng lượng hw bao gồm tổn thất cục bộ của lỗ vòi ở thành, tính
vc2
theo vận tốc vc ở mặt cắt co hẹp hc   c , tổn thất cục bộ mở rộng đột ngột
1 1
2g
2
  v2
từ mặt cắt co hẹp sau đó ra đầy ống hc    1 và tổn thất dọc đường
 c  2g
2

1 v2
của vòi hd   .
d 2g
2
vc2    v2 1 v2
Như vậy: hw   c1    1 
2g  c  2g d 2g

c v  c  1    2 1  v2
Thay   v  h 
, do đó: c  , ta có: w  2
      
1

     d  2 g

Từ đó:
  1  
2
l  v2
H 0    c21     
     d  2 g

1
v 2 gH 0
và  c1
1   1
2
.
  2   
    d
1

Ký hiệu:  c1 1   1
2

   
   
2
d

Vậy vận tốc trung bình của dòng chảy qua vòi:
v   2gH 0 (5-7)
5.3.1. Lưu lượng dòng chảy qua vòi
Lưu lượng của dòng chảy ổn định qua vòi:
Q   2gH 0

Dòng chảy qua vòi không có hiện tượng co hẹp (mặt cắt 2-2) nên hệ số
co hẹp  = 1, nên hệ số vận tốc  và hệ số lưu lượng  bằng nhau, do đó:

98
Q   2gH 0 (5-8)
Dưới đây là trị số của hệ số , ,  của lỗ nhỏ thành mỏng và của vòi

Bảng 5-1
Loại lỗ , vòi     Ghi chú
Lỗ thành mỏng 0,06 0,64 0,97 0,62 Co hẹp
đều
Vòi hình trụ gắn ngoài 0,5 1,00 0,82 0,82 l= (34)d
Vòi hình trụ gắn trong 1,00 0.707 0.707 0.707
Vòi hình nón thu hẹp 0,09 0,98 0,96 0,96
Vòi hình nón mở rộng 3-4 1,00 0,45- 0,45-
0,50 0,50
Vòi hình cong thuận 0,06 1,00 0,98 0,98
dòng

5.4. DÒNG CHẢY NGẬP ỔN ĐỊNH QUA LỖ NHỎ THÀNH MỎNG VÀ


QUA VÒI
5.4.1. Vận tốc dòng chảy
Trong trường hợp này, dòng chảy từ bể chứa qua lỗ và vòi đi vào môi
trường chất lỏng, nghĩa là bên ngoài bể chứa, mặt thoáng của chất lỏng cao
hơn lỗ và vòi.
Do đó, cột nước tác dụng lên lỗ và vòi là hiệu số cột nước ở thượng lưu
và hạ lưu. Dưới đây ta xét trường hợp dòng chảy ngập ổn định qua lỗ nhỏ,
thành mỏng (H.5-8).

99
Hình 5-8
Viết phương trình Becnuli cho hai mặt cắt 1-1 và 2-2 với mặt chuẩn 0-0
đi qua tâm lỗ hoặc vòi:
p a v02 p a v 22
H     hw ,
 2g  2g
trong đó, v2- Vận tốc trung bình của dòng chảy ở mặt cắt 2-2, rất nhỏ có
thể bỏ qua;
h w -Tổn thất năng lượng của dòng chảy ngập qua lỗ, thành
vc
mỏng là do hai loại tổn thất: tổn thất cục bộ khi dòng chảy qua lỗ: hc1   c
2g

và tổn thất mở rộng của dòng chảy từ mặt cắt co hẹp c-c đến mặt cắt 2-2:
vc2  v 22 vc2
hc2 
2g
,vì vận tốc v2 rất bé có thể bỏ qua nên:. hc2  2g
.

Do đó:
vc2 v2 v2
hw    c c  (   c ) c .
2g 2g 2g
Như vậy:
v02 v2
H1   H 2  (   c ) c
2g 2g
hay là:
v02 v2
(H1  H 2 )   (   c ) c .
2g 2g
Ký hiệu độ chênh lệch cột nước thượng lưu và hạ lưu là Z, ta có:
v02 vc2
Z  (   c )
2g 2g
v02
Đặt: Z0  Z 
2g
Vậy, vận tốc trung bình của dòng chảy ngập ổn định qua lỗ nhỏ,
thành mỏng:
1
vc  2 gZ 0 ,
 c

hay là:
v   2gZ 0 (5-9)

100
1
trong đó: 
 c

5.4.2. Lưu lượng dòng chảy


Lưu lượng của dòng chảy ngập qua lỗ nhỏ, thành mỏng:
Q   c v c   2gZ 0 ,
hay là:
Q   2gZ 0 (5-10)
Cần lưu ý rằng, trong trường hợp dòng chảy tự do và chảy ngập qua lỗ
nhỏ, thành mỏng có hệ số vận tốc như nhau; và hệ số co hẹp cũng như nhau,
nên hệ số lưu lượng  cũng bằng nhau.
Cách chứng minh như trên, ta có công thức tính lưu lượng của dòng
chảy ngập qua vòi:
Q   2gZ 0 (5-11)
Trong trường hợp này, hệ số lưu lượng  cũng bằng hệ số lưu lượng 
trong trường hợp dòng chảy tự do.
5.5. DÒNG CHẢY TỰ DO QUA LỖ TO THÀNH MỎNG
Ở các lỗ to, chiều cao lỗ (lỗ chữ nhật, lỗ vuông, lỗ tam giác) hay đường
kính lỗ (lỗ tròn, lỗ elíp) tương đối lớn nên cột nước ở thành trên lỗ và thành
dưới lỗ khác nhau nhiều. Vì vậy, để tính thuỷ lực cho các lỗ to, ta phải chia lỗ
ra nhiều dải ngang có chiều cao rất nhỏ dh; dòng chảy qua mỗi dải có thể xem
là dòng chảy qua lỗ nhỏ, và dòng chảy qua lỗ to là tập hợp tất cả các dòng
chảy qua các dải.
Để xác định vận tốc và lưu lượng qua lỗ to, ví dụ: lỗ to hình chữ nhật,
có chiều rộng là b, cột nước tác dụng lên một dải ngang nào đó là h (H.5-9)

Hình 5-9

101
-Lưu lượng chảy qua dải đó là:
dQ   ' 2 ghb.dh.

-Lưu lượng của dòng chảy qua lỗ to:


H 02

Q  b   ' 2 ghdh.
H 01

2 3 3
hoặc: Q b 2 g ( H 022  H 012 ) (5-12)
3
trong đó,  - hệ số lưu lượng của lỗ to bằng trị số trung bình của tất cả các hệ
số lưu lượng của các giải ’
Gọi H0 - cột nước từ tâm lỗ, ta có:
e  e 
H 02  H 0   H 0 1   ;
2  2H 0 
e  e 
H 01  H 0   H 0 1   ;
2  2H 0 
trong đó, e- là chiều cao của lỗ.
Thay vào công thức (5-12) ta có:
 
3
2
 
3
2 
2 3 e e
Q b 2 g H 0 2 1    1   .
3  2H 0   2 H  
 0

Triển khai biểu thức trong ngoặc theo nhị thức Newtơn:
 3 3

2 3
2 
3 e 3 e2 1 e3  2  3 e 3 e2 1 e3  2 
Q  b 2 g H 0 1       1    
3  2 2 H 0 8 4 H 02 16 8H 03  
 2 2 H 0 8 4 H 02 16 8H 03  
 
 3 e 1  e  
3
  1  e  
2
2 
2 3
 b 2 g H 0       be 2 gH 0 1    
3  2 H 0 64  H 0   

96  H 0  

 
 1  e 
2

Vì 1     là đại lượng rất bé so với 1 nên có thể bỏ đi.
 96  H 0  

Vậy công thức tính lưu lượng của dòng chảy tự do, ổn định qua lỗ to
hình chữ nhật
Q   2 gH (5-13)
Cách suy luận như trên, đối với lỗ to có hình dáng khác, cũng có công
thức tương tự như (5-13) nhưng trị số lưu lượng  khác nhau.
Dưới đây là hệ số  của lỗ to:
Bảng 5-2

102
Loại lỗ 
Loại lỗ vừa, dòng chảy co hẹp đều 0,65
Lỗ to, dòng chảy co hẹp không đều 0,70
Lỗ to, đặt kề đáy, không co hẹp phía đáy, các phía khác co 0,65  0,70
hẹp nhiều
Lỗ to, đặt kề đáy, không co hẹp phía đáy, các phía khác co 0,7  0,75
hẹp ít
Lỗ to, đặt kề đáy, không co hẹp phía đáy, co hẹp hai phía 0,80  0,85
yếu

5.6. DÒNG CHẢY KHÔNG ỔN ĐỊNH QUA LỖ VÀ VÒI


Khi cột nước trong bể chứa thay đổi thì dòng chảy qua lỗ và vòi là dòng
chảy không ổn định và lưu lượng thay đổi theo thời gian.
1.Trường hợp chảy tự do ( H.5-10)
Lưu lượng của dòng chảy qua lỗ và vòi:
Q   2 gH

v02
Vận tốc tiến gần v0 rất bé, nên có thể bỏ qua 2 g , do đó H0 = H.

Hình 5-10
Vì cột nước thay đổi theo thời gian, nên lưu lượng cũng phụ thuộc vào
thời gian t.
Trong thời gian dt, thể tích chất lỏng chảy qua lỗ và vòi:
Qdt = - SdH ,
trong đó: S- diện tích mặt cắt ngang của bể chứa, trong trường hợp bể
chứa hình trụ thẳng thì S = const.
S S
Từ đó: dt   dH   dH
Q  2 gH

Thời gian cần thiết để cột nước trong bể chứa giảm từ H 1 (ứng với t1)
xuống H2 (ứng với t2)

103
H2 H2
S S dH
t1 2   dH   
H 1  2 gH  2 g H1 H

Thực hiện tích phân ta có:


2S
t1 2  ( H1  H2 ) (5-14)
 2 g

Như vậy thời gian cần thiết để tháo cạn bể chứa (H2 = 0)
2 SH 1
T  (5-15)
 2 gH 1

2. Trường hợp chảy ngập


a. Khi cột nước thượng lưu không thay đổi, còn cột nước hạ lưu thay
đổi (H. 5-11).

Hình 5-11
Trường hợp này tháo nước từ bể I sang bể II qua lỗ hoặc vòi. Lưu
lượng dòng chảy ngập qua lỗ hay vòi:
Q   2 gZ

trong đó, Z- độ chênh lệch mực nước giữa 2 bể.


Ta cần phải xác định thời gian để mực nước trong bể II tăng từ vị trí 1-1
đến 2-2.
Trong thời gian dt thể tích nước từ bể I chảy qua lỗ hoặc vòi:
dW = Qdt
và thể tích đó được bổ sung cho bể II:
dW = - S2dZ
trong đó, S2 - diện tích mặt cắt ngang của bể II;
dZ- chiều cao mực nước được tăng ở bể II.
S2 S2
Do đó: dt   dZ   dZ
Q  2 gZ

Vậy thời gian cần thiết để nâng mực nước ở bể II từ vị trí 1-1 đến 2-2:
z2
S
t1 2    dZ
z1  2 gZ

Giả thiết bể II hình trụ thẳng đứng, S2 = const, ta có:

104
z2
S dZ  2S 2 ( Z  Z )
t1 2  
 2 g 
z1 Z  2 g
1 2

Thời gian cần thiết để mực nước bể II tăng lên bằng mực nước bể I, lúc
đó Z2 = 0 và nước ngừng chảy:
2S 2
T  Z1 (5-16)
 2 g

b. Khi cột nước thượng lưu và hạ lưu đều thay đổi (H.5-12)
Trường hợp này là tháo nước từ bể I sang bể II qua lỗ và vòi. Dòng
chảy qua lỗ hay vòi là dòng chảy ngập, có lưu lượng:
Q   2 gZ

trong đó, Z- độ chênh lệch mực nước ở 2 bể. Khi tháo nước thì mực nước ở
bể I giảm, nhưng mực nước ở bể II tăng lên, đến lúc 2 mực nước ngang nhau
thì nước ngừng chảy.

Hình 5-12
Trong thời gian dt, thể tích nước chảy từ bể I sang bể II:
dW = Qdt.
Do đó, thể tích nước ở bể I giảm đi:
dW = - S1dZ1;
và thể tích ở bể II được bổ xung:
dW = S2dZ2,
trong đó, dZ1 - cột nước giảm ở bể I;
S1- diện tích mặt cắt ngang của bể I;
dZ2- cột nước tăng ở bể II;
S2 - diện tích mặt cắt ngang của bể II.
Để đơn giản, ta giả thiết 2 bể hình trụ thẳng đứng, do đó, S 1 = const và
S2 = const.
Ta có: - S1dZ1 = S2dZ2,
S2
hay là: dZ1   dZ 2
S1

105
Ta lại có:
dZ  dZ1  dZ 2 , thay dZ1 theo dZ2 ở trên được:
S1  S2
dZ   dZ 2
S1
Thời gian dt để bổ sung thể tích nước dW cho bể II được xác định:
S2
dt  dZ 2 ,
 2 gZ
S
Thay dZ 2   S  S dZ , ta có:
1

1 2

S1S 2 dZ
dt  
S1  S 2  2 gZ

Như vậy, thời gian cần thiết để độ chênh mực nước giữa hai bình thay
đổi từ Z1 đến Z2 là:
z2
S1S 2 dZ 2S1S 2
t1 2  
( S1  S 2 )  2 g 
z1

Z ( S1  S2 )  2 g
( Z1  Z 2 )

Thời gian cần thiết để mực nước ở 2 bể ngang nhau Z 2 = 0, lúc đó nước
ngừng chảy:
2 S1 S 2 Z1
T  (5-17)
S1  S 2  2 g

5.7. DÒNG TIA


5.7.1. Định nghĩa
Dòng chất lỏng có kích thước hữu hạn, không bị giới hạn bởi thành rắn,
chuyển động trong môi trường chất lỏng hoặc khí được gọi là dòng tia. (Dòng
chảy sau khi qua lỗ hoặc vòi gọi là dòng tia).
Phân loại dòng tia:
- Dòng tia ngập: Dòng tia chuyển động trong môi trường chất lỏng. Ví
dụ: tia phun nước phá đất dưới sông.
- Dòng tia không ngập: Dòng tia chuyển động trong môi trường khí. Ví
dụ: Vòi chữa cháy, tia phun mưa nhân tạo, …
Trạng thái chảy trong dòng tia: có thể là chảy tầng hoặc chảy rối, nhưng
thường gặp là chảy rối.
5.7.2. Dòng tia ngập

106
Đặc điểm: dòng tia này khi chuyển động trong môi trường chất lỏng do
ma sát với chất lỏng xung quanh nên mở rộng ra và tiêu tan vào môi trường
xung quanh.
Cấu tạo của dòng tia: dựa vào sự phân bố vận tốc trên mặt cắt ngang
dòng tia (H.5-13) chia ra:
1. Khu lõi có vận tốc không đổi: xuất phát từ mặt cắt đầu tại miệng vòi,
kết thúc tại mặt cắt quá độ, ở đó chỉ có vận tốc dòng tia bằng vận tốc u tại mặt
cắt đầu.
Đường giới hạn khu lõi là đường nối các điểm có vận tốc bằng nhau và
bằng u của dòng chảy đầu.
Thí nghiệm cho biết đường giới hạn nảy là một đường thẳng.

Hình 5-13
2. Khu tầng biên giới: là khu có vận tốc liên tục biến đổi cho đến nơi
vận tốc bằng không.
Đường nối các điểm có vận tốc bằng không là đường phân chia. Thí
nghiệm cho thấy đường phân chia là một đường thẳng.
* Theo chiều dài của dòng tia được chia làm hai đoạn:

107
- Đoạn đầu: từ mặt cắt đầu đến mặt cắt quá độ (mặt cắt kết thúc khu lõi)
- Đoạn cơ bản: từ mặt cắt quá độ trở đi, chỉ bao gồm tầng biên giới, vận
tốc tại trục dòng tia giảm dần.
Giao điểm của 2 đường thẳng phân chia gọi là điểm cực của dòng tia.
* Vận tốc dòng tia trên trục đoạn cơ bản được tính:
const u d
u1   o 0 (5-18)
l l
trong đó: l- khoảng cách từ điểm xét đến mặt cắt đầu;
d0 - đường kính của dòng tia ở mặt cắt đầu;
u0 – vận tốc của dòng tia ở mặt cắt đầu;
 - hệ số thí nghiệm; dòng tia phun vào không khí lấy  =

0,145

6; dòng tia nước phun ngập vào nước lấy 0,05 
0,145.d 0
l
(5-19)
5.7.3. Dòng tia không ngập
5.7.3.1. Dòng tia phun thẳng đứng
Xét một dòng tia không ngập từ ống hình trụ tròn phun vào không khí.
Cấu tao dòng tia có thể chia làm ba phần (H.5-14).

Hình 5-14
- Phần liên kết chặt nằm sát vòi (phần cơ bản dài nhất). Tại đây dòng
chất lỏng tạo thành một khối liên tục chuyển động.
- Phần rời rạc: phần này chất lỏng bị không khí làm phân tán ra, kích
thước của dòng mở rộng .
- Phần mưa bụi: phần này chất lỏng bị không khí cản làm tan rã thành
các hạt.

108
* Cột nước H của dòng tia được tính:
v2
H 
2g
; (v là vận tốc tại miệng vòi)
* Do có tổn thất nên độ cao HB < H và được xác định theo công thức:
H
HB  (5-20)
1   .H

Trong đó,  là hệ số thí nghiệm phụ thuộc vào đường kính d của vòi:
0,00025
 , với d tính bằng (m). (5-21)
d  1000d 3
* Độ cao của phần liên kết chặt tính theo công thức:
H
H K   .H B   (5-22)
1  H

 là hệ số thí nghiệm phụ thuộc vào H cho theo bảng sau:


H
7 9,5 12 14,5 17,5 20 22,9 24,5 26,8
(m)
 0,840 0,840 0,835 0,825 0,815 0,805 0,790 0,785 0,760

5.7.3.2. Dòng tia phun nghiêng


Với dòng tia phun nghiêng góc  (0<  < 900) theo phương ngang,
- Thí nghiệm cho thấy khoảng cách RK không đổi (RK =HK) còn khoảng
cách RB thì ngắn lại (H.5-15).
RB = K.HB (5-23)

Hình 5-15
K là hệ số thí nghiệm phụ thuộc vào góc nghiêng  cho theo bảng:
 00 150 300 450 600 750 900
K 1,40 1,30 1,20 1,12 1,07 1,03 1,00

5.7.4. Tính chất động lực của dòng tia


Ta nghiên cứu tính chất động lực của dòng tia khi va chạm vào vật
chắn.

109
Xét dòng tia phun ra từ miệng lỗ hoặc vòi tác dụng vào vật chắn cố định
nghiên góc α.
Khi dòng tia tác dụng vào vật chắn, dòng tia chia thành hai nhánh đi
theo mặt vật rắn (H.5-16).
Tấm chắn bị dòng tia xô vào, tác dụng lại dòng tia một phản lực R. Lực
của dòng tia ngược chiều với phản lực R.
 
P  R .

5.7.4.1. Xác định phản lực R


Viết phương trình động lượng (biến thiên động lượng theo thời gian
trước và sau va chạm sẽ bằng tổng ngoại lực tác dụng lên dòng chất lỏng) cho
đoạn dòng tia giới hạn bởi mặt cắt (0-0) và 2 mặt cắt (1-1), (2-2) theo trục N-
N
Với m0 = m1 + m2
m0, m1, m2 – là khối lượng khối lỏng đi qua mặt cắt (0-0), (1-1) và (2-2)
trong một đơn vị thời gian.
Ta có: R cos   (m 2 v 2 cos 2  m1 v1 cos 1 )  m 0 v 0 (5-24)

Hình 5-16
- Khi tấm chắn phẳng đặt thẳng góc với trục N-N (H.5-17a) lúc đó:
 0 

1 2   90 
 2
  1800  
Phản lực R: -R = -m0v0
R = m0v0

110
Hình 5-17
- Khi tấm chắn là mặt cong đối xứng qua trục N-N (H.5-17b) lúc đó:

1   2  

   180 0

R  m0 vo  ( m1v1  m2 v 2 ) cos 

m0 v 0
Vì: m1v1  m2 v 2  , nên ta có:
2
R  m0 v0  m0 v0 . cos ;
Hay: R  m0 .v0 .(1  cos  ) (5-26)
- Khi tấm chắn có hình bán cầu hoặc 2 nửa hình trụ tròn đối xứng (H.5-
17c)

1   2  

   180 0

Phản lực:
R  2m0 vo (5-27)
* Ứng dụng:
- Làm quay bánh công tác khi dùng năng lượng dòng tia tác dụng vào
các vật chắn xếp liên tục trên bánh công tác. Trường hợp này các mặt chắn di
động.
5.7.4.1. Công suất của dòng tia tác dụng vào các mặt chắn di động
Xác định công suất của dòng tia tác dụng vào các mặt chắn di động
trong một số trường hợp sau:

111
Giả sử dòng tia có vận tốc v 0, tấm chắn dưới tác dụng của dòng tia có
vận tốc cùng chiều với v0, vận tốc tương đối của dòng tia đối với tấm chắn
bằng:
w = v0 – u
Trong đó:
u – vận tốc chuyển động theo chiều dòng luồng của vật chắn.
v0 – vân tốc dòng tia.
- Nếu tấm chắn di động là tấm phẳng, theo (5-25):
R  m0 .(v0  u )   ..v0 (v0  u )
Xung lực tác dụng lên tấm chắn trong 1 đơn vị thời gian là:
P  R   ..v0 .(v0  u )

Và sinh ra công suất N: N  P.u   ..v0 (v0  u ).u


Công suất cực đại của dòng tia đạt được khi:
dN
  ..v02  2. ..v0 .u  0
du
v0
Từ đó: u
2
 v0  v0  ..v03
Công suất cực đại: N max   ..v0 . v0    
 2 2 4
Động năng của dòng tia:
v02  ..v03
E d   ..v0  
2 2
1
Vậy: N max  Ed (5-28)
2
- Nếu vật chắn di động là tấm chắn cong đối xứng, theo (5-26):
P  m0 .(v0  u ).(1  cos  )
v0
Tương tự như trên ta cũng có: u 
2
 1  cos   (1  cos  )
N max   ..v03 .   Ed . (5-29)
 4  2

-Nếu vật chắn di động là tấm chắn cong  =  đối xứng:


N max  E d (5-30)
Các tua bin xung kích hiện đại, thường có tấm chắn cong loại này.

112
113
BÀI TẬP

5.1. Một bể chứa nước có mặt cắt ngang S = 16m 2, xác định lưu lượng nước
chảy qua lỗ có đường kính D = 0,5m; cột nước từ tâm lỗ đến mặt thoáng H =
10m.
Giải
Đường kính của lỗ so với cột nước rất bé, nên lỗ là lỗ nhỏ, thành mỏng,
do đó  = 0,65
Lưu lượng nước chảy qua lỗ:
Q   2gH 0

Trước hết, để tính sơ bộ, ta lấy H0=H


3,14(0,5) 2
Q  0,65 2.9,81.10  1,78m 3 / s
4
5.2. Xác định lưu lượng nước chảy qua cửa cống hình chữ nhật, chiều rộng b
= 2,5m, chiều cao a = 0,8m. Chiều sâu nước ở thượng lưu h = 2m.
Giải
a
Cột nước H h
2
0,8
H  2m   1,6m
2
a
Do tỷ số H
 0,5  0,1 nên lỗ cống đang xét là lỗ to, do đó có thể lấy  =
0,85.
Vậy lưu lượng của nước chảy qua lỗ cống:
Q   2gH 0 , ta lấy H0=H,
Q  0,85.0,8.2,5 2.9,81.1,6  9,8 m 3 / s
5.3. Xác định lưu lượng tháo qua đập bê tông bằng đoạn ống ngắn có đường
kính D = 1m, chiều dài l = 4m, tâm ống cách mặt thoáng thượng lưu H = 3m.
Giải
Vì l=4D, nên có thể xem đoạn ống ngắn đó như vòi trụ tròn gắn ngoài
và hệ số lưu lượng =0,82.
Vậy lưu lượng nước tháo qua đập là:
Q   . 2 gH 0 , ta lấy H0=H,

114
3,14.12
Q  0,82. 2.9,81.3  4,35m3 / s
4
5.4. Từ bể chứa nước chảy qua lỗ nhỏ, thành mỏng với cột nước H = 6,3m.
1. Xác định vận tốc trung bình ở mặt cắt co hẹp của dòng chảy.
2. Lập phương trình quỹ đạo của phần tử chất lỏng trong dòng chảy qua
lỗ.
Giải
1. Vận tốc trung bình của dòng chảy ở mặt cắt co hẹp:
v c   2gH 0

Ta lấy H0=H và =0,95


Do đó:
v c  0,95 2.9,81.6,3  10,6m / s

2. Phương pháp quỹ đạo của phần tử chất lỏng trong dòng chảy:
 x  vc t  10,6.t

 y  1 gt 2  1  9,8.t 2
 2 2
hoặc:
x 2  4 2 Hy thay số, ta được:
x2 = 24y
5.5. Một bể chứa nước chia thành 2 ngăn: Thành chắn thứ 1 có lỗ hình vuông,
diện tích 16cm2; Thành chắn thứ 2 có lỗ hình chữ nhật, diện tích 10cm 2. Độ
chênh mực nước giữa 2 mặt thoáng của 2 ngăn là : Z = 2m. (H.5-18).
Xác định: 1) Lưu lượng chảy qua 2 lỗ.
2) Cột nước tác dụng lên lỗ thứ 2.
Giải
1. Dòng chảy qua hai lỗ là dòng chảy ổn định, nên lưu lượng chảy qua 2
lỗ bằng nhau.
Lưu lượng đó được xác định theo công thức:
Q  1 .1 2 gH 0 (chảy ngập),
hoặc: Q   2 . 2 2 gH 0 (chảy tự do)

1

115
Hình 5-18
Qua lỗ thứ nhất, ta tính lưu lượng của dòng chảy:
Q  1 .1 2 gH 0

Ta lấy Z0=Z; 1=0,65


Q  0,65.16 2.9,81.200  6515cm 3 / s

2. Cột nước tác dụng lên lỗ thứ 2:


Q   2 . 2 2 gH 0

Ta lấy H0=H; 2 =0,65


Q2 65152
H    512cm .
 22 .22 .2 g 0,652.102.2.9,81
5.6. Một âu tầu một buồng, có chiều dài l = 50m, chiều rộng b = 10m. Diện
tích lỗ thượng lưu 1 = 2m2, diện tích lỗ hạ lưu 2 = 1,6m2. Hiện nay tầu đang
ở thượng lưu, lỗ hạ lưu đang mở. Xác định thời gian cần thiết để chuyển tầu
từ thượng lưu qua hạ lưu. Cho biết: Mực nước thượng lưu ở cao trình 25m,
còn mực nước hạ lưu ở cao trình 16m, thời gian mở cửa buồng âu tầu và thời
gian đóng mở các lỗ hết 10 phút.
Giải
Việc chuyển tầu từ thượng lưu xuống hạ lưu phải thực hiện qua hai
bước:
Bước 1: Chuyển tầu từ thượng lưu vào buồng âu tầu. Như vậy, ta phải
đóng lỗ hạ lưu và mở lỗ thượng lưu để nâng mực nước trong buồng ngang
mực nước thượng lưu 25m.
Thời gian cần thiết là:
2S
T1  Z
 . 2 g

trong đó, S - diện tích của buồng tầu S=10.50=500m2,


Z - Độ chênh mực nước ở thượng lưu và hạ lưu trong
buồng tầu( vì lỗ hạ lưu trước đó mở, nên mực nước trong buồng bằng mực
nước hạ lưu 16m).
Z=25m – 16m=9m
 - Hệ số lưu lượng của lỗ, ta lấy  =0,7
 - Diện tích lỗ ở thượng lưu 1=2m2
Như vậy:

116
2500 9
T1   484s  8,1 ph
0,70.2. 2.9,81

Bước 2: Chuyển tầu từ buồng xuống hạ lưu.


Ta phải đóng lỗ thượng lưu và mở lỗ hạ lưu để hạ mực nước trong
buồng  25m xuống mực nước ở hạ lưu 16m.
Thời gian cần thiết là:
2S Z 2500 9
T1    10,1 ph
 . 2 2 g 0,7.1,6 2.9,81

Vậy thời gian cần thiết để chuyển từ thượng lưu qua hạ lưu:
T=10+8,1+10,1=28,2phút.
5.7. Qua lỗ thành mỏng nước chảy vào bình có thể tích W = 1,9m 3. Diện tích
lỗ  = 20 cm2. Cột nước tại trọng tâm của lỗ H 1 = 0,9m, cho  = 0,62 (H.5-
19). Xác định:
1) Thời gian t làm đầy bình.
2) Cột nước H2 tại trọng tâm lỗ để bình đầy nhanh gấp 2 lần so với
trường hợp trên.
ĐS: 1) t = 6 phút 6s;
2) H2 = 3,60m.

Hình 5-19
5.8. Xác định nước chảy từ thùng I ( H1 = 7m, p1 = 2at) vào thùng II (H2 =
6m, p2 = 1,7 at) qua lỗ tròn đường kính d = 0,2m. Bỏ qua vận tốc v 0 trong
thùng, dòng chảy ổn định cho  = 0,62 (H.5-20).
ĐS: Q = 0,0175m3/s.

117
Hình 5-20
5.9. Nước chảy qua vòi hình trụ tròn với lưu lượng Q = 5,6 l/s. Vòi có đường
kính d = 3,8cm, chiều dài vòi l =15cm. Tính cột nước H trên trọng tâm vòi,
vận tốc tại mặt cắt co hẹp vc và trị số chân không tại đó. Cho hệ số co hẹp  =
0,64.
ĐS: 1) H = 1,86m
2) vc = 7,75 m/s;
3) hck = 1,38 m.
5.10. Nước theo ống T chảy vào bể A. Nước từ bể A chảy sang bể B, qua lỗ có
đường kính d1. Từ bể B nước lại chảy sang bể C qua lỗ có đường kính d2 và
cuối cùng nước chảy ra ngoài không khí qua ống có đường kính d 3 và chiều
dài l (H.5-21) cho H3 = 1m, d1 = 30mm, d2 = 15mm, d3 = 20mm, l = 9cm.
Xác định lưu lượng Q và cột nước H1, H2.
ĐS: 1) Q = 1,14 l/s;
2) H1 = 34,5 cm
3) H2 = 55,2 cm

Hình 5-21
5.11. Một luồng nước phun ra từ miệng vòiyhình trụ tròn có  = 0,0064m2, với
vận tốc v0 = 20m/s, xô vào mặt cong tròn cố định và chảy theo đó. Phương
0
của luồng nước tại nơi ra lập với phương của v 0 một góc  = 1350. Tính lực
m0v0 x
của luồng nước lên mặt cong (H.5-22). 

0 R 
1

m1v1 1 118
Hình 5-22
Giải
Khi nước xô vào mặt cong, mặt cong tác dụng lại một phản lực R,
Viết phương trình động lượng cho hai mặt cắt 0-0 và 1-1 theo phương x
và y:
- Theo phương x:
R cos   m1v1 cos   m0 v0

Vì =const nên m1v1  m0 v0

R cos   m0 v 0 (cos   1)

- Theo phương y:
 3   3  
R cos     m1 v1 cos       m0 v0 cos
 2   2  2

- R sin    m0 v 0 sin  ;
R sin   m0 v0 sin 

Mặt khác:
R R 2 cos 2   R 2 sin 2 

hay R m02 v 02 (cos   1) 2  m02 v 02 sin 2 

R  m0 v 0 2(1  cos  )

 
R  m0 v 0 4 sin 2  2m0 v0  sin
2 2
 
R2 v02 sin
g 2
9810 135 0
R2  0,0064  20  sin
9,81 2
R  2000  0,0064  20 2  1,848  4,731KN

Lực của luồng nước bằng phản lực của tấm chắn R và ngược chiều.

119
5.12. Tính lực của luồng nước phun ra từ miệng vòi có diện tích  = 10cm2
với vận tốc v0 = 30 m/s tác dụng lên các tấm phẳng đặt thẳng góc (H.5-17a),
và đặt nghiêng so với phương ngang một góc 1 = 600 (H.5-16).
ĐS: P1 = 900 KN
P 2 = 779,4 N.
5.13. Tính lực của luồng nước tác dụng lên tấm chắn cong (H.5-17c). Nước
phun ra từ miệng vòi có đường kính d = 180mm, với vận tốc v 0 = 121,3
m/s.Tính lực đẩy của luồng nước trong trường hợp tấm chắn chuyển động với
v0
vận tốc u  .
2
ĐS: 1) P1 = 748 KN
P2 = 374 KN.

120
Chương 6. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC ĐƯỜNG ỐNG
6.1. KHÁI NIỆM CHUNG, PHÂN LOẠI VÀ CÁC CÔNG THỨC
THƯỜNG DÙNG TÍNH TOÁN THỦY LỰC ĐƯỜNG ỐNG

6.1.1. Khái niệm

Khi cần vận chuyển chất lỏng, chất khí với lưu lượng lớn thì đường ống
là phương tiện rẻ nhất. Trong các nghành công nghiệp quốc phòng và dân
dụng thường gặp các hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn dầu, hơi, khí
nén….Dòng chảy trong đường ống thường là dòng chảy ổn định, có áp, đều.

Mục đích tính toán thủy lực đường ống:

- Thiết kế hệ thống đường ống mới.

- Kiểm tra để sửa chữa.

- Điều chỉnh hệ thống sẵn có cho phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Cụ thể là ta xác định một trong các thông số: Lưu lượng (Q); cột áp (H)
tại đầu hoặc cuối ống; đường kính ống d hoặc cả d và H.

6.1.2. Phân loại

- Dựa vào tổn thất năng lượng ta có thể chia đường ống thành:
+ Đường ống dài: Đường ống dài là đường ống mà tổn thất dọc đường
là chủ yếu.

+ Đường ống ngắn: là đường ống mà tổn thất cục bộ chiếm một tỷ lệ
đáng kể.

Thông thường, tổn thất cục bộ chiếm tỷ lệ bé hơn 5% tổn thất dọc
đường, thì đường ống đó là đường ống dài; nếu tổn thất cục bộ chiếm tỷ lệ
trên 5% thì đường ống đó là đường ống ngắn. Tính toán đường ống dài, người
ta thường tính tổn thất cục bộ bằng 5% tổn thất dọc đường, rồi cộng vào tổn
thất dọc đường thành tổn thất năng lượng của đường ống dài.

- Dựa vào kết cấu của hệ thống đường ống, người ta có thể chia ra:

121
+ Đường ống đơn giản: là đường ống đơn giản là đường ống có đường
kính d và lưu lượng Q dọc theo đường ống không thay đổi.

+ Đường ống phức tạp: là đường ống gồm nhiều đoạn ống có đường
kính d và lưu lượng Q khác nhau.

6.1.3. Các công thức thường dùng tính toán thủy lực đường ống

6.1.3.1. Phương trình Becnuli đối với ống ngắn

Phương trình Becnuli viết cho 2 mặt cắt (1-1) và (2-2) mặt chuẩn nằm
ngang (0-0) nằm ngang.

p1  1 .v12 p  .v 2
z1    z 2  2  2 2  hw
 2. g  2. g

H t1  H đ 1  H t 2  H đ 2  hw

t1 t2 t
Nếu thay hiệu cột áp tĩnh: H – H = H

t đ2 đ1 w
Thì phương trình có dạng: H = H – H + h

6.1.3.2. Phương trình Becnuli đối với ống dài

Ký hiệu: H = E1 – E2 là hiệu cột áp toàn phần giữa 2 mặt cắt

Với ống dài, cột áp động tại 2 mặt cắt (1-1) và (2-2) có thể bỏ qua, do
đó:

H = Ht = hw = (1 ÷ 1,1).hd

6.1.3.2. Phương trình liên tục (phương trình lưu lượng)

Phương trình liên tục dùng để thay thế vận tốc v hoặc biểu thức v 2/2g
bằng thông số Q.

v2 Q2 8 Q 2 0,0826.Q 2
  . 
2.g 2.g. 2 g. 2 d 4 d4

122
đ1 đ2 w d c
Như vậy, khi tính toán ống dẫn, các công thức H , H và h = h + h

trong phương trình Becnuli đều được viết theo Q.

6.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ỐNG QUA ĐẶC TRƯNG
LƯU LƯỢNG

Tất cả các loại ống đều được sản xuất theo tiêu chuẩn, vì vậy, việc tính
toán thuỷ lực đường ống thường qua đặc trưng lưu lượng.

Đối với đường ống dài, tổn thất năng lượng chủ yếu là tổn thất dọc
đường (H.6-1). Tính toán thuỷ lực đường ống dài ta có thể bỏ qua tổn thất cục
bộ và cột nước vận tốc của dòng chảy trong đường ống vì hai đại lượng này
rất nhỏ so với tổn thất chiều dài.

Vì vậy, trong trường hợp này, đường năng trùng với đường đo áp và độ
giảm cột nước được xem là tổn thất chiều dài (H  hd).

Hình 6-1

Ta biết, dòng chảy đều trong đường ống có thể tính toán bằng công thức
Sêdi.

Vận tốc của dòng chảy:

v  C RJ

Lưu lượng dòng chảy:

Q  C RJ (6-2)

123
Nếu ta đặt:

K  C R (6-3)

Đại lượng K gọi là đặc trưng lưu lượng biểu thị lưu lượng của đường
ống cho trước khi độ dốc thuỷ lực J =1.
Đặc trưng lưu lượng K của đường ống phụ thuộc vào đường kính và hệ
số nhám n của đường ống.

Ta có thể tính K của đường ống bất kỳ:


y 0,5
d 2 1  d   d 
K  C R       f ( d , n)
4 n4 4

Do đó, với loại ống được sản xuất theo tiêu chuẩn, người ta lập sẵn
những bảng tính đặc trưng lưu lượng (bảng 6, bảng 7 của phụ lục).

Từ đó, lưu lượng của dòng chảy trong đường ống có thể tính:

QK J (6-4)

Q2
và: J
K2

Tổn thất dọc đường có thể tính:

Q2
hd  l (6-5)
K2

Hai công thức (6-4) và (6-5) là hai công thức cơ bản để tính toán thuỷ
lực đường ống dài.

Cần lưu ý rằng, K tính theo bảng được tính qua hệ số C ứng với khu
vực sức cản bình phương nên trong trường hợp sử dụng cho khu trước khu
vực sức cản bình phương thì cần phải điều chỉnh, bằng cách đưa hệ số  < 1
vào đặc trưng lưu lượng.

Hệ số điều chỉnh  được xác định theo công thức gần đúng của
Phơrenken:

124
1
 
1
M (6-6)
v

Trong đó:

M – hằng số phụ thuộc vào loại ống và phụ thuộc vào hệ số nhớt động
học (, mm2/s). Theo thí nghiệm của Sêvêlep, trị số M có thể xác định gần
đúng như sau:

M = 40 đối với ống thép;

M = 95 đối với ống gang;

M = 30 đối với ống thường.

Trong thực tế, vận tốc trung bình của dòng chảy trong ống đạt trị số
1,5m/s thì dòng chảy đó ở khu vực sức cản bình phương.

6.3. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC ĐƯỜNG ỐNG PHỨC TẠP

6.3.1. Đường ống nối tiếp

Nhiều đường ống đơn giản có đường kính khác nhau, nối liên tiếp với
nhau gọi là đường ống nối tiếp. Giả thiết các đường ống có đường kính, chiều
dài và hệ số nhám khác nhau, do đó đặc trưng lưu lượng khác nhau. Nhưng vì
nối tiếp, nên lưu lượng của dòng chảy trong các ống là như nhau (H.6-2). Tổn
thất dọc đường của mỗi đường ống có thể tính theo công thức:

li
hd1  Q 2
K i2

Hình 6-2

125
Toàn bộ tổn thất dọc đường của đường ống nối tiếp:
n n
li
hd   hdi  Q 2  (6-7)
i 1 i 1 K i2

6.3.2. Đường ống nối song song

Nhiều đường ống đơn giản có đường kính và chiều dài khác nhau nối
với nhau có chung một nút vào và một nút ra gọi là đường ống nối song song
(H.6-3).

Hình 6-3

Ta biết rằng, đối với đường ống nối song song thì lưu lượng trong các
ống đơn giản là khác nhau, nhưng tổn thất năng lượng của các đường ống đơn
giản đều bằng nhau.

Tổn thất năng lượng của mỗi đường ống đơn giản là:

li
hd1  Q12
K 12
l
hd 2  Q22 22
K2 (6-8)
..................
l
hdn  Qn2 n2
Kn

Lưu lượng dòng chảy của đường ống chính:

Q = Q1 + Q2 +…..Qn (6-9)

Như vậy, ta có tất cả (n+1) phương trình, có thể tìm được (n+1) ẩn số,
đó là lưu lượng trong các đường ống và tổn thất năng lượng của hệ thống.

6.3.3. Đường ống phân phối liên tục

126
Trong trường hợp lưu lượng của dòng chảy phân phối liên tục dọc theo
chiều dài của đường ống, gọi là đường ống phân phối liên tục (H.6-4).

Giả thiết, trên một đường ống AB, dọc theo chiều dài đường ống có
nhiều lỗ nhỏ, ta gọi:

Qv- Lưu lượng tại điểm A, là lưu lượng chảy vào đường ống;

Qp- Lưu lượng phân bố dọc đường;

Qm- Lưu lượng tại điểm B, là lưu lượng mang đi;

l- chiều dài của đường ống.

Hình 6-4

Lưu lượng QM tại điểm M, cách điểm A một đoạn x có thể tính:

Qp
QM  Qv  x;
l

Vì Qv = Qp + Qm,

Qp
Nên: QM  (Q p  Qm )  x.
l

Tổn thất dọc đường của đoạn đường ống dx là:

127
QM2
dhd  2 dx ,
KM

Do đặc trưng lưu lượng của đường ống không thay đổi, nên KM = K.

Từ đó, ta có:
2
 Qp 
 Q p  Qm   x
 l 
dhd  dx
K2

Vậy tổn thất năng lượng dọc đường của đường ống phân phối liên tục
AB là:
2
1
 Qp 
0 Qp  Qm   l
1
hd  2 x  dx .
K 

Thực hiện tích phân ta có:

1  2 1 
hd  Q  Q pQm  Q p2   l
2  m (6-10)
K  3 

Trong trường hợp tất cả lưu lượng phân phối hết dọc đường, tức là
Qm = 0, thì ta có:

1 Qp
hd  l
3 K2

Lưu lượng trong đường ống phân phối liên tục có thể tính gần đúng
theo biểu thức:

 Qm  Q pQm  Q p    Qm  0,55Q p 
 2 1 2 2

3
(6-11)
 

Như vậy, trong thực tế công thức tính toán về đường ống phân phối liên
tục là:

hd 
Q
m  0,55Q p 
2

l (6-12)
K2

6.4. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG

128
Hệ thống đường ống phân ra hệ thống đường ống phân nhánh hở và hệ
thống đường ống khép kín.

6.4.1. Hệ thống đường ống phân nhánh hở

Hệ thống này gồm có đường ống chính và các đường ống nhánh.
Đường ống được chọn làm đường ống chính là đường ống dẫn từ bể chứa có
chiều dài và lưu lượng lớn.

Hình 6-5

Trên hình (6-5), (ABCD) là đường ống chính; (BE, CF) là đường ống
nhánh. Tính toán đường ống phân nhánh gặp hai trường hợp.

Trường hợp 1: Xác định đường kính di của các đoạn ống và chiều cao
tháp chứa Ht .

Cho biết chiều dài các đoạn ống li, lưu lượng tại các điểm tiêu thụ q i
(D, E, F). Cao trình mặt đất i (A, B, E, F) và cột nước đo áp (cột nước tiêu
thụ) ở các điểm tiêu thụ Hi (D, E, F).

Trước hết ta tính cho đường ống chính ABCD.

- Xác định lưu lượng trên đoạn ống chính:

129
QCD = qD; QBC = qD + qF; QAB = qE + qF +qD

- Trên cơ sở lưu lượng đã có, ta chọn đường kính d i của các đoạn ống
theo vận tốc cho trước, được gọi là vận tốc kinh tế v c ( đó là vận tốc ứng với
nó cho tổn thất năng lượng và chi phí đầu tư ít nhất).

4Q Q
Từ đó: d   1,13
3,14vc vc

Ta có thể chọn d sơ bộ theo các vc sau:

d, mm 50 75 100 125 150 200 250


vc, m/s 0,75 0,75 0,76 0,82 0,85 0,95 1,02
-Biết Qi, di, li ta xác định được tổn thất hdi trên từng đoạn ống chính

- Cuối cùng ta xác định được chiều cao tháp chứa:

Ht = D + HD + hdi -A

có các tổn thất hdi ta vẽ đường đo áp cho đoạn ống chính.

- Tính di của các ống nhánh. Thí dụ cho đoạn BE. Khi vẽ đường đo áp
ta biết cao trình cột nước tại B là ’B và cao trình cột nước tại đầu ống E là
’E (’E = E +HE).

Vậy tổn thất cột nước trên đoạn BE là :

hd BE   'B   'E

- Trên đoạn nhánh BE biết hd , lBE, qBE; ta tìm được đường kính dBE.
BE

Trường hợp 2: Biết cao trình cột nước tại tháp ’A , chiều dài các đoạn
ống li, lưu lượng tại các điểm tiêu thụ q i (D, E, F), cao trình mặt đất i (A,B,
C, D, E, F), cột nước tiêu thụ H i (D, E, F) tại các điểm tiêu thụ. Xác định
đường kính di của các đoạn ống.

Nguyên tắc : tính toán cho đường ống ABCD trước.

-Tổng tổn thất từ tháp chứa đến cuối ống hdi =’A -’D.

130
n

-Tổng chiều dài L của đoạn ống chính L   li


1

- Độ dốc thuỷ lực trung bình trên đoạn ống chính: J tb  h di

Q
-Tính Ki của từng đoạn ống chính: K i  J .
i

tb

Biết Ki tra bảng 6 và 7 của phụ lục tìm d i của các đoạn ống chính. Việc
tính di của các ống nhánh cũng được tiến hành như trên.

6.4.2. Hệ thống đường ống khép kín

Hệ thống khép kín gồm nhiều vòng kín. Ta nghiên cứu trường hợp đơn
giản nhất là chỉ có một vòng kín (H.6-6).

Thông thường để tính toán ta đã biết được lưu lượng của các điểm tiêu
thụ, chiều dài và đường kính của các đoạn đường ống và ta xác định lưu
lượng trong các đoạn đường ống.

Hình 6-6

Dòng chảy trong vòng kín phải thoả mãn hai điều kiện sau đây:

1. Ở bất kỳ một điểm nào trên vòng, tổng số lưu lượng đi tới điểm đó
phải bằng tổng số lưu lượng đi khỏi điểm đó.

2. Tổng số tổn thất năng lượng trên cả vòng kín phải bằng không. Có
thể giải bài toán bằng hai phương pháp sau:
Phương pháp thứ nhất
Ta tự ý phân phối lưu lượng trên vòng kín, sao cho điều kiện thứ nhất
được thoả mãn; khi đó, điều kiện thứ hai không thể thoả mãn. Để đạt được

131
điều kiện thứ hai, ta phân phối lại lưu lượng 1-2 lần nữa. Phương pháp này
gọi là phương pháp cân bằng tổn thất năng lượng của vòng kín.

Phương pháp thứ hai


Ta tự ý phân phối lưu lượng sao cho điều kiện thứ hai được thoả mãn;
khi đó, điều kiện thứ nhất không thể thoả mãn. Để đạt được điều kiện thứ
nhất, ta phân phối lại lưu lượng 1-2 lần nữa. Phương pháp này gọi là phương
pháp cân bằng lưu lượng.

BÀI TẬP

6.1. Đường ống AB có chiều dài l = 50m, đường kính d= 150mm, cao trình A
là 12m, cao trình điểm B là 11m, lưu lượng Q = 42 l/s (H.6-7)

1.Xác định cột nước ở B, nếu cột nước A là 10m.

2.Nếu ở điểm C, giữa đường ống, người ta lấy ra lưu lượng 10 l/s thì cột
nước ở B sẽ thay đổi như thế nào?

Hình 6-7

Giải

Ta ký hiệu: A , B , C – cao trình địa hình của các điểm tiêu thụ.

’A , ’B , ’C – cao trình mực nước của các điểm tiêu thụ.

132
Từ đó: Cột nước ở điểm A:

HA=’A-A ;

Cột nước ở điểm B:

HB=’B-B ;

Giả thiết, đường ống bình thường, theo bảng 6 của phụ lục với
d=150mm; ta có:

K=158,41 l/s

Như vậy tổn thất dọc đường của đường ống AB là:

Q2 42 2
hd   l   50  3,5m
K2 158,4 2

Cao trình mực nước ở điểm B là:

 'B  ( A  H A )  hd  12  10  3,5  18,5m

Cột nước ở cột B là:

H B   'B   B  18,5  11  7,5m

Nếu ở điểm C lấy ra lưu lượng 10 l/s thì lưu lượng trong đoạn ống CB
là:

42-10=32 l/s

Tổn thất dọc đường trên chiều dài của đoạn CB là:

32 2
hd   25  1,02 m
158,4 2

Như vậy, cột nước ở điểm B được tăng lên là:

3,5
hd   1,02  0,73m
2

Lúc đó, cột nước ở B là:

H B  7,5  0,73  8,23m

133
6.2. Một đường ống gang mới đặt nằm ngang dài 30m. Cột nước ở đầu ống là
9m. Hỏi phải chọn đường kính ống là bao nhiêu để cột nước ở cuối ống ít
nhất là 7,0m. Lưu lượng Q = 30 l/s.

Giải

Với điều kiện trên, tổn thất dọc đường của đường ống không vượt quá:

hd  9  7  2m

Từ công thức:

Q2
hd  l
K2

Ta xác định K:

Q 2 .l l 30
K Q  30  116 ,2 l / s
hd hd 2

Theo điều kiện đã cho: ống gang mới nên trong bảng 6 của phụ lục với
K =116,2 l/s ta có thể chọn đường kính d=125mm, tương ứng K=113,51 l/s,
hoặc đường kính d=150mm, tương ứng K=183,9 l/s.

Ta tính lại:

- Với đường kính d=125mm

Q2 30 2
hd   l   30  2,1m
K2 113,5 2

và cột nước ở cuối ống đạt được:

9m-2,1m=6,9m

Cột nước cuối ống thấp hơn một ít(0,1m) so với yêu cầu.

- Với đường kính d=150mm

Q2 30 2
hd   l   30  0,8m
K2 183,9 2

134
Và cột nước ở cuối ống đạt được:

9m-0,8m=8,2m

Cột nước cuối cùng ống cao hơn(1,2m) so với yêu cầu. Người sử dụng
có thể chọn đường kính 125mm hay 150mm.

6.3. Cũng là bài toán 6-2, người ta sử dụng yêu cầu tính toán đường ống nối
tiếp (d= 125mm, và d = 150mm) để đạt được cột nước ở cuối đường ống là
7m (H.6-8). Xác định chiều dài mỗi loại đường ống.

Giải

Sơ đồ đường ống nối tiếp:

Giả sử: x- chiều dài ống với d=125mm;

(30-x) chiều dài ống với d=150mm.

Hình 6-8

Ta có:

Q2 Q2 30 2 30 2
hd  2  x  2  (30  x)  x  (30  x)  2
K1 K2 113,5 2 183,9 2

Giải phương trình trên được x =27,9m.

Như vậy, để đạt yêu cầu của người sử dụng, chiều dài đoạn ống
d=125mm là 27,9m và chiều dài đoạn ống d=150mm là 2,1m.

135
6.4. Hai đường ống thép có đường kính d = 100mm nối song song, chiều dài
ống I là 30m, chiều dài ống II là 15m. Lưu lượng đường ống chính Q = 40
l/s.

1. Xác định lưu lượng của mỗi ống.

2. Đường nối song song theo sơ đồ dưới đây, nếu A = 10m; B= 9m;
C = 9m;D = 8m thì cột nước ở các điểm là bao nhiêu? Cho biết cột nước ở
BC AD
D là 6m; AB  CD   (H.6-9).
2 2

Giải

Sơ đồ đường ống song song

Hình 6-9

Ta có thể viết được 3 phương trình để tính toán

Q=Q1+Q2 (1)

Q12
hd1  2  l1 (2)
K1

Q22
hd 2   l2 (3)
K 22

Tổn thất năng lượng của các đường ống song song bằng nhau, nên:

Q12 Q22
 l1  2  l 2 (4)
K12 K2

Từ (1) ta có:

136
Q2=40 l/s –Q1 (5)

Thay (5) vào (4):

Q12 (40  Q1 ) 2
 l1   l2
K 12 K 22

Hai đường ống thép, có cùng d=100mm, theo bảng 6 của phụ lục, ta có:
K=63,73 l/s.

Do đó:

Q12  l1  (40  Q1 ) 2  l 2

(40  Q1 ) 2 l1 30
  2
Q12 l 2 15

hay là:

Q12  80Q1  1600  0; (6)

Giải phương trình (6) ta xác định:

Q1=16,6 l/s

Q2=23,4 l/s

Tổn thất năng lượng của đoạn ống AD:

Q22 16,6 2
hd 2   l 2  15  2,02m
K2 63,73 2

Cột nước ở A:

H A  ( D  H D  hd 2 )   A  (8  6  2,02)  10  6,02m

Tổn thất năng lượng của đoạn AB:

Q12 16,6 2
hd1   l AB  7,5  0,51m
K2 63,73 2

Cột nước ở B:

137
H B  ( A  H A  hd1 )   B  (10  6,02  0,51)  9  6,51m

Tổn thất năng lượng đoạn ống BC bằng 2 tổn thất năng lượng của đoạn
AB:

hd BC  1,02m

Cột nước ở điểm C:

H C  ( B  H B  hd )   C  (9  6, ,51  1,02)  9  5,49

6.5. Tính tổn thất năng lượng của đường ống ABCD, ống thép đường kính d =
100m; đoạn AB dài 10m; BC dài 8m; đoạn CD dài 15m. Lưu lượng ở đoạn
AB là 30 l/s, đoạn BC lưu lượng phân phối đều 10 l/s.

Giải

Tổn thất năng lượng của đoạn AB:

Q22 30 2
hd AB   l AB   10  2,2m
K2 63,73 2

trong đó, K=63,73 l/s

Tổn thất năng lượng đoạn BC(lưu lượng phân phối đều):

(Qm  0,55Q p ) 2 (20  0,55.10) 2


hd BC  2
l   8  1,28m
K 63,732

trong đó, Qm=20l/s; Qp=10 l/s; K=63,73 l/s.

Tổn thất năng lượng của đoạn CD:

Q2 20 2
hd CD  2
 l CD   15  1,48m
K 63,73 2

Như vậy, tổn thất năng lượng của đường ống ABCD:

hd= 2,20+1,28+1,48=4,96m.

6.6. Xác định chiều cao tháp Ht (tại A) theo sơ đồ dưới đây (H.6-10).

138
4

300 m q4 = 0,006m3/s
A
1000m 1

300m
2 200m 3

q2 = 0,004m3/s q3 = 0,006m3/s
Hình 6-10

Biết:

1 =A = 15m H2 = 6m

2 = 14m H3 = 8m

3 = 12m H4 = 10m

4 = 13m n = 0,012.

Chọn (A-1-2-3) làm đường ống chính ( đoạn ống dài có lưu lượng lớn)

H t   3  H 3   hdi   A

H t  12  8   hdi  15

- Tính  hdi

- Đoạn 3-2:

Giả thiết v=1m/s; Q2-3=0,006 m3/s

0,006
d  1,13  0,087 m
1

Chọn d=100m với n=0,012 có K=0,053 m3/s

0,006 2
hd 3 2   200  2,5m
0,0532

- Đoạn 2-1:

139
Giả thiết v=1m/s; Q1-2 = 0,006 + 0,004=0,01 m3/s

0,01
d 2 1  1,13  0,113m
1

Chọn d=125m với n=0,012 tra ra K=0,097 m3/s

0,012
hd 2 1   300  3,15m
0,097 2

- Đoạn 1-A:

Giả thiết v=1m/s; Q1-A= 0,006 + 0,004+ 0,006=0,016 m3/s

0,016
d  1,13  0,147 m
1

Chọn d=150m, với n=0,012 tra ra K=0,158 m3/s

0,016 2
hd1 A   1000  10,24m
0,158 2

- Tính ống nhánh: so sánh  1' và  '4

1'   3  H 3  hd3 2  hd 2 1

1'  12  8  2,5  3,15  25,65m

 '4   4  H 4

 '4  13  10  23m

hd 41  1'   '4  2,65m

Cột nước tại điểm 1 lớn hơn ở điểm 4, vậy việc chọn đường ống chính
là đúng;

Tính hd 41 :

Q
K 41   0,064m 3 / s
2,65
300

140
Chọn d=300mm ta có K=1,00 m3/s( lưu lượng thừa, có thể dùng khóa
để điều chỉnh).

Ht=12+8+2,5+3,15+10,24-15

Ht= 20,89m

6.7. Từ tháp chứa A đến trạm B người ta đặt hai đường ống song song (H6-
11). Một trong hai đường ống có lưu lượng phân phối đều Q p = 23 l/s: Tại
điểm B ta phải đảm bảo lưu lượng mang đi Qm với cao trình ’B = 14,5m. Cao
trình cột nước tại A là ’A =21,12m, ống bình thường.

Xác định: Lưu lượng mang đi Qm tại B.

ĐS: QB = 37,5 l/s.

6.8. Hai bể nước thông với nhau bằng đường ống ACB (H.6-12).

Ở điểm C có lắp khoá tháo nước. Xác định lưu lượng Q A và QB tháo
nước ra khỏi hai bể chứa, khi lưu lượng nước ở điểm C thay đổi từ Q C = 0
(khoá đóng hoàn toàn) đến QCmax (khoá mở hoàn toàn). Vẽ đường đo áp, ống
bình thường.

Cho nước chảy ở khu vực thành nhám.

ĐS: 1) QC = 0 thì QA= QB = 9,2 l/s

2) QCMax thì QC = QA + QB = 54,7 l/s.

141
Hình 6-11 Hình 6-12
6.9. Xác định cột nước H cần thiết ở tháp chứa (H.6-13) nếu coi dòng chảy
trong ống ở khu vực thành nhám, ống sạch. Các số liệu cho trên hình vẽ.

ĐS: H = 7,23m

D
C
B

Hình 6-13

142
Chương 7. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC KÊNH HỞ
7.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Kênh hở là kênh nhân tạo, có hình dạng và kích thước mặt cắt không
thay đổi; vì vậy, dòng chảy trong kênh chủ yếu là dòng chảy ổn định đều,
không áp.
Để đảm bảo dòng chảy đều trong kênh, cần thiết phải đồng thời thoả
mãn các điều kiện sau đây:
1. Lưu lượng không thay đổi dọc theo dòng chảy và không thay đổi
theo thời gian (Q = const);
2. Mặt cắt ướt cũng không thay đổi về diện tích cũng như hình dạng (
= const);
3. Độ dốc đáy không thay đổi (i = const)
4. Độ nhám của lòng kênh không thay đổi (n= const).
Khác với dòng chảy đều có áp trong đường ống, dòng chảy đều không
áp trong kênh hở có mặt thoáng, trên đó áp suất không thay đổi và thường là
áp suất khí trời. Vì có mặt thoáng, nên một trong bốn điều kiện trên không
thực hiện được, thí dụ, khi lưu lượng dòng chảy thay đổi thì mặt cắt ướt, chu
vi ướt v.v …đều thay đổi và dòng chảy trong kênh là dòng chảy không đều.
Trong sông thiên nhiên không thoả mãn các điều kiện nói trên, nên
dòng chảy trong sông thiên nhiên là dòng chảy không đều.
Dòng chảy đều trong kênh hở là dòng chảy rối và thường là ở khu vực
sức cản bình phương. Do đó, công thức cơ bản để tính toán dòng chảy đều
trong kênh hở là công thức Sêdi:
v  C RJ

Độ dốc đáy của kênh rất nhỏ, i = sin, nên chiều sâu dòng chảy h được
đo theo chiều thẳng đứng và mặt cắt ướt được coi là mặt cắt thẳng đứng
(không vuông góc với đáy) (H.7-1).
Như vậy, chiều sâu dòng chảy h trong kênh không thay đổi và vận tốc
trung bình v của dòng chảy không thay đổi, do đó, cột nước vận tốc
v 2
 const . Từ các điều kiện trên, ta có: đường năng, đường mặt nước và đáy
2g

kênh song song với nhau và độ dốc thuỷ lực, độ dốc đo áp và độ dốc đáy bằng
nhau.

143
J = Jp = i.

Hình 7-1
Vậy, đối với dòng chảy đều không áp trong kênh hở, công thức Sêdi có
dạng:
vC Ri (7-1)
Lưu lượng của dòng chảy đều:
Q  C Ri (7-2)
Đặt: K  C R ,

K là đặc trưng lưu lượng của dòng chảy đều lúc i = 1 và:
Q K i (7-3)
Các công thức (7-1), (7-2) và (7-3) là các công thức cơ bản để tính toán
thuỷ lực kênh hở.
7.2. CÁC DẠNG MẶT CẮT CỦA KÊNH HỞ
Tuỳ theo điều kiện địa chất của bờ kênh, phụ thuộc vào vật liệu lòng
kênh và tuỳ theo yêu cầu sử dụng, mặt cắt kênh hở có nhiều dạng khác nhau:

Hình 7-2
1. Các loại kênh máng phục vụ đo đạc dòng chảy ở các phòng thí
nghiệm, có kích thước nhỏ, thường làm bằng kim loại hoặc kính, mặt cắt kênh
có hình tam giác (H.7-2a) hoặc hình chữ nhật (H.7-2b).

144
2. Các loại kênh làm bằng vật liệu như gỗ, gạch, đá xây có mặt cắt hình
chữ nhật hoặc hình thang với mái dốc gần thẳng đứng (H.7-2c)
3. Các loại kênh đào trong đất có mặt cắt hình thang với mái dốc thoải
để bảo đảm ổn định bờ kênh (H. 7-2d) hoặc mặt cắt hình parabôn (H.7-2e).
7.3. MẶT CẮT LỢI NHẤT VỀ THUỶ LỰC
Mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực là mặt cắt dẫn được lưu lượng lớn nhất
trong cùng một điều kiện về độ dốc đáy kênh, độ nhám lòng kênh và diện tích
mặt cắt như nhau. Nói cách khác, đó là mặt cắt kênh có diện tích nhỏ nhất mà
có khả năng dẫn được lưu lượng cho trước, khi độ dốc đáy kênh và độ nhám
lòng kênh đã xác định.
Ta xác định điều kiện của mặt cắt kênh lợi nhất về thuỷ lực. Từ công
thức tính lưu lượng Q của dòng chảy đều trong kênh (7-2), sau khi thay hệ số
Sêdi C bằng công thức Pavơlốpski, ta có:
1 y
Q  R Ri
n
Ta nhận thấy rằng, với cùng diện tích mặt cắt ướt như nhau, lưu lượng
sẽ càng lớn khi bán kính thuỷ lực R càng lớn.
Như vậy, mặt cắt ướt lợi nhất về thuỷ lực là mặt cắt ướt có bán kính

R
thuỷ lực lớn nhất hoặc chu vi ướt bé nhất (vì ).
Trong các mặt cắt ướt có hình dạng khác nhau thì mặt cắt ướt hình tròn
có chu vi ướt bé nhất, do đó, mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực là kênh nửa vòng
tròn. Nhưng trong thực tế rất ít khi xây dựng loại kênh này, vì khó thi công và
không an toàn khi sử dụng (sụt, lở v.v..), chỉ trong trường hợp kênh bằng kim
loại, bêtông, gạch đá v.v… thì mới dùng mặt cắt này.
Đối với kênh đất thì mặt cắt thường dùng nhất là mặt cắt hình thang vì
qua một thời gian sử dụng sẽ trở thành kênh hình parabôn.
Ta sẽ nghiên cứu mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực của kênh hình thang.
Cho kênh hình thang (H.7-3) có mái dốc m = ctg; chiều rộng mặt
thoáng B, chiều rộng đáy kênh b và chiều sâu nước h.

Hình 7-3

145
Góc  được xác định từ điều kiện ổn định của bờ kênh.
Những yếu tố thuỷ lực của mặt cắt ướt trong kênh hình thang.
Chiều rộng mặt thoáng:
B = b + 2mh
Diện tích mặt cắt ướt:
 = (b+mh).h (7-4)
Chu vi ướt:
  b  2h 1  m 2 (7-5)
Bán kính thuỷ lực:

R

Từ (7-4), ta có:

b  mh
h
và thay vào (7-5):
 
  mh  2h 1  m2   (2 1  m2  m)  f (h)
h h
Để mặt cắt kênh là mặt lợi nhất về thuỷ lực, ta phải có điều kiện:
d
min hay dh
0

Như vậy:
d 
  2  2 1  m2  m  0
dh h (7-6)
Thay  theo (7-4) và (7-6):
b
  2 1  m 2  2m  0
h
Gọi b

là chiều rộng đáy tương đối, ta có:
h
   2 1  m 2  2m  0

hay là:
 In  2 1  m 2  2m  0 (7-7)
Công thức (7-7) là điều kiện để mặt cắt kênh hình thang là mặt cắt lợi
b
nhất về thuỷ lực và
h tỷ số trong trường hợp này gọi là chiều rộng đáy tương
đối lợi nhất về thuỷ lực.

146
Đối với kênh hình chữ nhật (m= 0), mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực, khi tỷ
b
số h =2 nghĩa là chiều rộng đáy kênh bằng 2 chiều sâu h..
Cần chú ý rằng, khái niệm về mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực là khái niệm
hoàn toàn đứng về thuỷ lực mà xét, còn về kinh tế và kỹ thuật có thể không
phải là lợi nhất.
Riêng đối với kênh hình chữ nhật thì mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực, đồng
thời cũng phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật.
Như vậy, xác định kích thước của mặt cắt kênh, không phải tính toán
thuỷ lực mà còn phải thoả mãn yêu cầu kỹ thuật, mục đích sử dụng và tiêu
chuẩn kinh tế.
7.4. CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ KÊNH HỞ
Trong thực tế thường giải quyết hai loại bài toán về tính toán kênh hở.
- Bài toán kiểm tra kênh đã sử dụng lâu ngày.
- Bài toán thiết kế kênh mới.
1 - Bài toán kiểm tra kênh:
Từ công thức (7-2) ta thấy:
Q = f(b, h, m, n, i)
trong đó: m, n thường đã cho trước.
Bài toán 1: Cho b, h, m, n, i. Xác định Q.
Ta chỉ áp dụng công thức (7-2):
Q  C Ri

Bài toán 2: Cho Q, b, h, m, n. Xác định độ dốc đáy kênh i.


Biến đổi công thức (7-2) ta có:
Q2
i
 2C 2 R
2. Bài toán thiết kế kênh:
Bài toán 1: Cho Q, b, m, n, i. Xác định h.
Ta áp dụng công thức (7-3):
Q
K  K0
i . (*)
vì Q , b, m, n, i đã cho nên K phụ thuộc vào chiều sâu h
K  C R  f (h) (**)
Cho h các giá trị khác nhau thay vào (**) tính toán cho đến khi tìm ra
K = K0.

147
Do bài toán giải bằng phương pháp thử dần nên ta có thể giải nhanh hơn
bằng cách biểu diễn trên đồ thị K = f(h); (7-4a).

Hình 7-4
Bài toán 2: Cho Q, i, h, m,n. Xác định b.
Biến đổi công thức (7-3) ta có:
Q
K  K0
i (*)’
vì Q , h, m, n, i đã cho nên K phụ thuộc vào chiều rộng b:
K  C R  f (b) (**)’
Cho b các giá trị khác nhau thay vào (**)’, tính toán cho đến khi tìm ra
K = K0.
Do bài toán giải bằng phương pháp thử dần nên ta có thể giải nhanh hơn
bằng cách biểu diễn trên đồ thị K = f(b) (7-4b).
Bài toán 3: Cho Q,m ,n, i, . Tìm h và b
Từ (7-3) ta tính được K0:
Q
 K0
i

-Tự cho các giá trị của b, theo điều kiện bài ta tính được:
b1 b b
h1  ; h2  2 ; h3  3 ...
  
Ta lại trở về bài toán 1, thiết kế kênh.
-Tự cho các giá trị của h, theo điều kiện bài ta tính được:
b1= h1, b2= h2, b3= h3 ...
Ta lại trở về bài toán 2, thiết kế kênh.
Bài toán 4: Cho Q, m, n, i, R hoặc (). Tìm b, h.
a) Tìm b và h khi cho R.

148
Để tìm ra b và h ta phải có hai phương trình chứa ẩn số b và h.
 = (b+mh).h

  b  2h 1  m 2
R
Từ (7-2) ta có:
Q

C Ri
Giải các phương trình trên ta tìm được b và h.
b) Tìm b và h khi cho 
Từ công thức Sêdi:
vC Ri ta viết được:
v
C R
i
Vì v, i, n đã biết nên ta tìm được R và bài toán lại được giải quyết theo
trường hợp a, của bài toán 4.
7.5. TÍNH TOÁN THỦY LỰC CỐNG NGẦM
Trong thực tế ta phải giải quyết bài toán thủy lực cống ngầm như là
cống thoát nước qua đường; cống thoát nước trong thành phố.
Dòng chảy trong các cống ngầm là dòng chảy đều không áp, vì vậy,
thường gọi cống ngầm là kênh kín.
Tính toán thủy lực cống ngầm hoàn toàn giống kênh hở; vận tốc và lưu
lượng của dòng chảy trong cống ngầm xác định theo công thức Sêdi (7-1) và
(7-2).
Mặt cắt cống ngầm có thể hình chữ nhật, hình tròn, hình elip, hình trứng
và hình lòng máng.
Tính toán thủy lực cống ngầm chữ nhật rất đơn giản, nhưng đối với
cống tròn, cống êlíp, cống hình trứng và cống lòng máng, việc xác định vận
tốc và lưu lượng tương đối khó khăn, vì mặt cắt ướt và chu vi ướt là những
hàm số phức tạp của chiều sâu dòng chảy trong cống ngầm.
Để đơn giản tính toán người ta lập các bảng tính và biểu đồ theo các tỷ
số:
h
a
H
trong đó, h- chiều sâu của dòng chảy trong cống ngầm;
H- chiều cao của mặt cắt cống, đối với cống tròn là đường kính D.

149
K
A  f1 ( a ) , (7-8)
K0

trong đó, K - đặc trưng lưu lượng dòng chảy ứng với chiều sâu h;
K0 - đặc trưng lưu lượng dòng chảy ứng với chiều sâu H hay D.
W
B  f 2 (a) (7-9)
W0

trong đó, W - đặc trưng vận tốc dòng chảy ứng với chiều sâu h;
W0 - đặc trưng vận tốc dòng chảy ứng với chiều sâu H hay D.
Các tỷ số K/K0 và W/W0 không phụ thuộc vào độ nhám kích thước mặt
cắt của cống ngầm; vì vậy, người ta tính sẵn và theo các quan hệ (7-8) và (7-
9) lập một bảng tính và một biểu đồ duy nhất cho mỗi loại cống ngầm (các
bảng tính và biểu đồ trong Sổ tay tính toán thuỷ lực). Trong thực tế hay gặp
nhất là cống tròn. Loại cống này rất dễ thi công vì cống bằng bê tông cốt thép
đúc sẵn. Tính toán thuỷ lực cống tròn có độ nhám và kích thước khác nhau
theo biểu đồ (H.7-5).
1,0
h
a
D 0,8
A

0,6 B

0,4

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 A, B1,2

0,2 Hình 7-5


Các tính toán thuỷ lực cống ngầm tròn.
Trước tiên, ta tính đặc trưng lưu lượng K 0 và đặc trưng vận tốc W0 của
dòng chảy trong cống ngầm tròn:
1 1
D 2 1  D  6  D  2
K 0  .C R      
4 n 4   4 
1 1
1  D 6  D 2
W0  C R     
n 4   4 

150
h
Với chiều sâu h nào đó, ta xác định tỷ số a và trêu biểu đồ (H.7-5)
D

K W
ta tìm được : A và B .
K0 W0

Như vậy, lưu lượng của dòng chảy trong cống ngầm:
Q  K i  A.K 0 i

Vận tốc của dòng chảy trong cống ngầm:


v  W i  B.W0 i .

151
BÀI TẬP

7.1. Kênh hình thang có chiều rộng đáy b = 12m, mái dốc m = 1,5; độ nhám
lòng kênh n = 0,025; độ dốc đáy i = 0,0002. Xác định lưu lượng của kênh với
chiều sâu nước h = 3m.

Giải
Diện tích mặt cắt ướt của kênh:
  (b  mh)h  (12  1,5.3)3  49,5m 2
Chu vi ướt:
  b  2h 1  m 2  12  2.3 1  1,52  22,8m

Bán kính thuỷ lực:


 49,5
R   2,17 m
 22,8

Hệ số Sêdi C tính theo Pavơlốpski, ta được:


C  46,7 m 0 , 5 / s

Như vậy lưu lượng của kênh:


Q  C Ri  49,5.46,7 2,17.0,0002  48,5m 3 / s

7.2. Xác định lưu lượng của kênh hình chữ nhật có chiều rộng đáy b = 10m,
độ nhám lòng kênh n = 0,025 và độ dốc đáy i = 0,001. Kênh được thiết kế với
mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực.
Giải
Kênh có mặt cắt ướt lợi nhất về thuỷ lực là:
b 10
h   5m
2 2
Bán kính thuỷ lực:
bh b 5
R    2,5m
b  2h 2 2
Hệ số Sêdi C tính theo Pavơlốpski, ta được:
1 1, 3 1
C R n
 ( 2,5) 1,3 0 , 025
 69,35m 0, 5 / s
n 0,025

Như vậy lưu lượng của kênh:


Q  C Ri  10,5.69,35 2,5.0,001  36,41m 3 / s

7.3. Xác định chiều sâu dòng chảy trong kênh hình thang : b= 1,2m.

152
m = 1,5m; n = 0,0275; i = 0,0006 và Q = 1,1 m3/s.
Giải
Xác định đặc trưng lưu lượng:
Q 1,1
K    44,9m 3 / s
i 0,0006

Cho một số trị số h, tương ứng tính trị số K, tới lúc nào K= 44,9m3/s là
ta tìm được trị số h của dòng chảy.
Số liệu tính toán ghi ở bảng:
h,m , m2 , m R, m C, m0,5/s K, m3/s
0, 1,68 3,73 0,42 29,5 30,
7 5 5
0, 2,11 4,26 0,49 30,8 45,
85 5 6
0, 2,08 4,20 0,48 30,5 43,
83 0 1
0, 1,07 4,23 0,49 30,7 44,
84 0 9
Từ bảng, ta thấy h=0,84m.
Cũng có thể xây dựng biểu đồ K= f(h).
7.4. Các số liệu như bài 7-3, xác định kích thước của kênh hình thang (b,h)
sao cho mặt cắt kênh có lợi nhất về thuỷ lực.
ĐS: h = 0.99m
b = 0,60m.
7.5. Xác định kích thước của kênh hình thang (b,h). Cho biết Q = 7,5m 3/s,
v=1,25m/s, m = 2,0; i = 0,00038 và n = 0,0225.
ĐS: b = 25,54m
h = 2,03m.
7.6. Xác định chiều rộng đáy kênh hình thang. Cho biết Q =5,2m 3/s, m =1,0; i
= 0,0006; n = 0,025 và chiều sâu h = 1,2m.
ĐS: b = 3,8m.

153
Chương 8. DÒNG CHẢY ỔN ĐỊNH KHÔNG ĐỀU TRONG KÊNH

8.1 NHỮNG KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU

1. Định nghĩa về dòng chảy không đều trong kênh

Dòng chảy không đều trong kênh là dòng chảy có lực cản trong kênh
và trọng lực dòng chảy không cân bằng nhau.

Dòng chảy trong kênh không đều bao gồm:


- Dòng chảy có độ dốc đáy bằng không, i = 0;

- Dòng chảy có độ dốc đáy nghịch (i< 0);

- Dòng chảy có độ dốc đáy thuận (i >0), nhưng có kích thước hoặc hình
dạng hoặc cả hai thay đổi dọc theo chiều dòng chảy.

2. Nguyên nhân gây ra dòng chảy không đều

Đối với dòng chảy có i > 0, có nhiều nguyên nhân làm cho dòng chảy
trở nên không đều, nhưng trong thực tế thường gặp nhất là do các chướng
ngại trên lòng kênh, như:

- Do xây dựng đập tràn (H.8-1):

Hình 8-1

- Do xây dựng bậc nước (H.8-2):

154
Hình 8-2

- Do thay đổi độ dốc đáy kênh (H.8-3):

Hình 8-3
3. Phân loại kênh

a. Kênh lăng trụ: là kênh có hình dạng, kích thước mặt cắt lòng kênh
(lòng dẫn) dọc theo kênh không thay đổi (H. 8-4).

2
1 1 2
2

1 2
1 2
2

1-1 2-2 1-1 2-2

Hình 8-4 Hình 8-5

Trong kênh lăng trụ mặt cắt ướt của dòng chảy chỉ phụ thuộc vào độ
sâu h:  =(h), trong đó h = h(l), nên:

d d dh
  (8-1)
dl dh dl

155
b. Kênh không lăng trụ: là kênh có hình dạng, kích thước mặt cắt lòng
dẫn thay đổi hoặc một trong hai yếu tố trên thay đổi dọc theo kênh (H. 8-5).

Trong kênh không lăng trụ, mặt cắt ướt của dòng chảy không những
thay đổi do độ sâu h mà còn thay đổi dọc theo chiều dài dòng chảy do sự thay
đổi kích thước hoặc hình dạng của mặt cắt ướt, tức là  là hàm số của h, l:
=(h,l), h = h(l), nên:

d   dh
   (8-2)
dl l h dl

8.2. NĂNG LƯỢNG ĐƠN VỊ CỦA MẶT CẮT

1. Định nghĩa

Ta biết rằng tại mỗi mặt cắt bất kỳ của dòng chảy, đối với mặt cắt chuẩn
p v 2
0-0 tuỳ ý, năng lượng đơn vị của dòng chảy sẽ là: E  z  .
 2g

Đối với mặt cắt có dòng chảy thay đổi dần thì như ta đã biết, năng
lượng đó là như nhau đối với bất kỳ điểm nào trên mặt cắt đó. Tại mặt cắt 1-1
nếu viết biểu thức trên cho hai điểm (1) và A1 (H.8-6), ta có:

p1 1v12 1v12
E1  z1   = a1  h1 
 2g 2g

1
1v12 1v12 2
2g 2g 1
p1
 1 h1
z1 A1
a1
0 0
1 2
Hình 8-6

Ở đây h1 là độ sâu của điểm A1 là điểm thấp nhất của mặt cắt 1-1, còn
a1 là khoảng cách từ điểm ấy đến mặt chuẩn 0-0.

156
Nếu dời mặt chuẩn 0-0 lên tại A 1 thì năng lượng đơn vị tại mặt cắt 1-1
sẽ là:

1v12
1  h1 
2g

Tương tự mặt cắt 2-2, ta có:

p2  2v22  2v22
E2  z2   = a2  h2 
 2g 2g

 2v22
và 2  h2 
2g

Tóm lại nếu xét cho bất kỳ mặt cắt nào, mà tại đó có dòng chảy thay
đổi dần ta đều có:

p v 2 v 2
E  z   ah ,
 2g 2g

v 2
và  h (8-3)
2g

v 2
Đại lượng được xác định theo biểu thức:  h
2g
gọi là năng lượng
đơn vị của mặt cắt. Do vậy, ta có thể định nghĩa năng lượng đơn vị của mặt
cắt như sau: “Năng lượng đơn vị của mặt cắt là năng lượng đơn vị của dòng
chảy tại một mặt cắt nhất định đối với mặt chuẩn nằm ngang đi qua điểm
thấp nhất của mặt cắt ấy”.

2. Quy luật biến đổi năng lượng đơn vị của mặt cắt theo chiều dài dòng chảy
Q
Nếu thay v

vào biểu thức  ta được:

Q 2
 h (8-4)
2 g 2

Bây giờ ta xem xét sự thay đổi của  dọc theo chiều dòng chảy.

d dE da
Từ định nghĩa, ta có :  =  - a, nên: dl

dl

dl
.

157
dE da
Với  J ;  i , vậy:
dl dl

d
iJ (8-5)
dl

Từ đó ta thấy rằng:

 tăng theo dòng chảy khi i > J;

 giảm theo chiều dòng chảy khi i < J;

 không thay đổi khi i = J (mặt nước song song với đáy).

Đây là một điểm khác nhau giữa E và  vì E luôn giảm dọc theo chiều
dài dòng chảy, còn  thay đổi tuỳ thuộc vào quan hệ i, J.

8.3. ĐỘ SÂU PHÂN GIỚI

1. Định nghĩa độ sâu phân giới

Ta xem xét sự thay đổi của  như thế nào với h tại một mặt cắt nhất
định.

Q 2
Từ phương trình:  h  f ( h) .
2 g 2

Dòng ổn định có Q là hằng số,   h, suy ra   h.

Ta có thể coi năng lượng  gồm hai phần:

- Thế năng đơn vị: thế = h.

v 2 Q 2
- Động năng đơn vị: dong   .
2g 2 g 2

Tức là = thế + động , thế đồng biến với h, còn động nghịch biến với h.

Lúc h 0 thì  thế  0, động  ,   .

Lúc h  thì  thế  , động  0,   .

158
Nếu vẽ đồ thị, ta thấy đường  = f(h) có hai nhánh đi về vô cùng ()
lúc h  0 và lúc h  . Lúc h  ,  nhận thế = h làm tiệm cận xiên, còn 
lấy trục hoành làm tiệm cận ngang lúc h  0.

Từ trên đồ thị (H.8-7), ta có một điểm ứng với min tại một chiều sâu hK
được gọi là độ sâu phân giới.

h thế

động 

hk
hk
0
min 
Hình 8-7

Q 2
min  hK  (8-6)
2 gK2

K diện tích mặt cắt ướt ứng với hK.

Vậy ta có thể định nghĩa độ sâu phân giới như sau: “ Với một lưu
lượng đã cho và tại một mặt cắt xác định, độ sâu nào làm cho năng lượng
đơn vị của mặt cắt ấy có trị số bé nhất thì độ sâu đó là độ sâu phân giới”.

Như vậy, độ sâu phân giới hK chỉ phụ thuộc vào lưu lượng và hình dạng
của mặt cắt mà không phụ thuộc vào độ nhám và độ dốc của đáy kênh:
hK=f(Q, ).

Độ sâu hK chia đồ thị (h) thành 2 phần, phần trên (h > hK) có  đồng
d d
biến với h: dh
 0; phần dưới (h< hk) có  nghịch biến với h: dh
 0.

159
Độ sâu hK là một đại lượng đặc biệt quan trọng để nghiên cứu dòng
không đều vì tại một mặt cắt xác định, với lưu lượng đã cho, lúc độ sâu h thay
đổi qua hK thì quan hệ giữa năng lượng và độ sâu có sự thay đổi căn bản. Sự
biến thiên của nó ngược hẳn lại.

2. Cách xác định độ sâu phân giới

a. Kênh có mặt cắt bất kỳ

- Phương pháp đồ thị:

Căn cứ vào định nghĩa của độ sâu phân giới ta vẽ đường quan hệ
=f(h), tìm trị số h ứng với giá trị min ta sẽ có độ sâu hK.

Thí dụ: Xác định độ sâu phân giới trong kênh hình thang, cho biết
Q=35m3/s, b = 8,20m; m = 1,5.

Giải:

Với số liệu bài toán ta có thể tính toán được các thông số trong bảng sau:

Bảng 8-1

h  2 Q 2
(m) 
2 g 2
(m) (m2) (m4) (m)
5,0 78,5 6162 0,011 5,011
4,0 56,8 3226 0,021 4,021
3,0 38,1 1452 0,047 3,047
2,5 29,9 894,0 0,077 2,577
2,0 22,4 501,8 0,137 2,137
1,5 15,68 245,9 0,279 1,779
1,25 12,60 158,8 0,432 1,682
1,0 9,7 94,09 0,730 1,730
0,75 7,0 49,0 1,40 2,150

160
Từ kết quả ở bảng ta vẽ được đồ thị quan hệ  = f(h), tìm được
min= 1,67m ứng với hK = 1,18m.

- Phương pháp giải tích

Tìm công thức giải tích của độ sâu phân giới. Ta biết rằng lúc h = hK thì
 d 
= min, nghĩa là:  dh   0,
h  hk

d d  Q 2  d Q 2 d 1 1
với   h  
2  hay
 1  (vì d ( )  2 3 d ),
dh dh  2 g  dh g 3 dh  2

d d Q 2
trong đó: B là bề rộng mặt thoáng, nên:  1 B .
dh dh g 3

Khi h =hK thì:

 d  Q2
   1  BK  0 (8-7)
 dh  h  hk gK3

Ở đây BK, K là bề rộng mặt thoáng và diện tích mặt cắt ướt ứng với độ
sâu hk. Từ đó, ta có:

 K3 Q 2
 (8-8)
BK g

Đây là phương trình tổng quát để tính h K cho bất kỳ hình dạng mặt cắt
nào. Ta phải giải phương trình này bằng phương pháp tính đúng dần, bằng
 K3  K3
cách tự cho một số giá trị h rồi tính ra B tương ứng, trị số h nào cho B

Q 2
bằng g
chính là giá trị hK.

Ví dụ: Xác định độ sâu phân giới hK của mặt cắt hình thang, cho biết Q
= 18m3/s, b = 12,0m, m =1,5, = 1,1.

Giải:
2
Q 2 1,1.18
Trước hết ta tính đại lượng: g

9,81
 36,3( m5 ) .

161
Với hình thang ta có:  = (b+mh).h = (12 +1,5.h).h.

Chiều rộng bề mặt: B = b + 2mh = 12 + 2.1,5.h


3
B
 3 Cho các giá trị h thay đổi để tính giá trị sao cho đến khi được
B =36,3 m5, thì được hk.

162
Bảng 8-2

h(m) (m2) B(m)  k3


B , (m5)

0,4 5,04 13,2 9,7


0,5 6,37 13,5 19,2
0,6 7,74 13,8 33,6
0,7 9,14 14,1 54,2
0,8 10,56 14,4 81,8
3 3
Ta biểu diễn quan hệ  f ( h) lên đồ thị. Điểm ứng với = 36,3m5
B B

có h = hK = 0,614m.

Dưới đây ta xét một số trường hợp đặc biệt, có thể tìm trực tiếp ra độ
sâu phân giới.

b.. Kênh mặt cắt hình chữ nhật

Ta có: BK = b,  = BK.hK = b.hK.

Từ công thức (8-8), ta được:

Q 2 b3hK3  Q
2

 hay    hK
3

g b g b

Q
Gọi q là lưu lượng đơn vị, ta được:
b

q 2
hK  3
g
(8-9)

Để tiện dùng người ta tính sẵn hK theo q lập thành bảng tra.

c. Kênh mặt cắt hình thang

Cho mặt cắt hình thang chiều rộng đáy b, chiều sâu h, mái dốc m, ta có:

BK = b + 2mhK

163
K = (b + mhK)hK
3
 mh 
b h 1  K  3 3

K  b  mhk  hK
3 3 3 K
 b 
Do đó:  
BK b  2mhK  2mhK 
b1  
 b 

m.hK
Đặt T  (8-10)
b

b. T
thì: hK 
m

 K3 b 2 .b3 . T3
Lúc đó, ta được:  3 (1   T )3
BK m .(1  2 T )

Thay vào công thức (8-8), ta có:

Q 2 b 2 .b3 . T3
 3 (1   T )3
g m .(1  2 T )

  Q   m   T 1   T  
2 3 3

hay   .   .
gb b 1  2 T

Ta hình dung một mặt cắt hình chữ nhật có cùng chiều rộng đáy b và
cùng lưu lượng Q như mặt cắt hình thang. Độ sâu phân giới của nó là h KCN,
có:
2
 Q
   hKCN .
3

gb

 m   1   T  
3 3

Lúc đó: 3
hKCN .   T .
b 1  2 T

m.hKCN
Đặt : N  (8-11)
b

 T 1   T   3  1   
, hay  N  3 1  2
T T
Thì ta có thể viết được:  N3 
1  2 T T

164
m.hK
T b h
Ta lấy tỉ số:   K ,
 N m.hKCN hKCN
b

T
hay hK  hKCN (8-13)
N

Qua đây, ta thấy muốn tìm được h K trong mặt cắt hình thang thì phải
tìm hKCN (mặt cắt chữ nhật) có bề rộng bằng bề rộng đáy của mặt cắt hình
T q 2 T
thang và tỉ số  . Theo trên dễ dàng tính được: hKCN  3
g
, còn tỉ số 
N N


tìm thông qua biểu đồ quan hệ giữa  và  N .
T

Cách lập biểu đồ như sau: Tự cho nhiều trị số T, rồi theo công thức:
 T 1   T  T
N  tính ra có trị số  , từ đó lập quan hệ và N rồi biểu diễn
3 1  2 N
N
T

trên biểu đồ (H. 8-8).


 T

N

0,9

0,8

0,7 1,5 N
0,1 0,5 1

Hình 8-8

Nhưng để tiện lợi hơn trong việc tính toán Agơrôtskin đề nghị dùng
phương trình gần đúng như sau:

T 
 1  N  0,105 N2 (8-14)
N 3

165
Và lúc đó:
N
hK  (1   0,105 N2 ).hKCN (8-15)
3

Ví dụ: Tìm hK của kênh có mặt cắt hình thang với Q = 18m 3/s, b=12m,
m = 1,5.

Giải:

Trước hết ta tìm hKCN:

Q 18
q   1,5 (m3/s.m)
b 12

Với =1,1 sử dụng công thức tính độ sâu phân giới của kênh chữ nhật, tính
m.hKCN 1,5.0,632
được hKCN = 0,632m, và  N    0,079 .
b 12

0,097
Vậy: hK  (1   0,105(0,079) 2 ).0,632 = 0,614m.
3

d. kênh mặt cắt tròn

Cho một kênh kín mặt cắt hình tròn, tìm độ sâu phân giới của dòng
chảy không áp trong lòng kênh.

Gọi d là đường kính mặt cắt kênh, h chiều sâu nước (H. 8-9).

h
Đặt: S , ta có:
d

r h h 2h
Cos   1  1  1  2S ,
r r d
B
 là hàm số của S.

r
d
h 2

166
Hình 8-9

Tính , B

d 2  0 d 2  0 sin 2  2
   sin 2     .d  K .d 2
4 180 8  4 180 8 

B = dsin,

 K3 Q 2 Q 2 K3K .d 6
Thay , B vào công thức: B  , ta được:    K .d 5
K g g sin  K .d

K3K .
Trong đó:   K là hàm số của S đã được tính sẵn và lập bảng.
sin  K

hK
Khi h = hK, S  S K  , ta có:
d

Q 2
k  (8-16)
gd 5

Vậy muốn tính hK, ta tính K rồi tra bảng phụ lục tìm SK tương ứng và
được hK = SK.d

Ví dụ: Tìm độ sâu phân giới h K trong kênh có mặt cắt hình tròn đường
kính d = 1,2m, cho biết Q = 1,2 m3/s,  = 1,0

Q 2 1.(1,2)2
Giải: Tính K:  K  
gd 5 9,81.1,2  5
 0,0594 ,

Tra phụ lục tìm được SK = 0,497.

Vậy hK = SK .d = 0,497.1,2 = 0,595m.

e. Mặt cắt tam giác cân

Cho kênh hình tam giác cân có mái dốc m, chiều sâu h.

Tại độ sâu phân giới hK ta có:

 K  m.hK2 ; BK = 2mhK..

167
 3  m.hk2 
3
m2 5 2
.hK . Từ công thức (8-8), suy ra hK  2 Q
5 2
Như vậy: K  
m .g
BK 2m.hK 2
hay:

2
h 5
2
.Q 2 (8-17)
m .g

8.4. ĐỘ DỐC PHÂN GIỚI

Ta biết rằng độ sâu phân giới không phụ thuộc vào độ nhám và độ dốc
đáy kênh, do đó với một lưu lượng và hình dạng mặt cắt kênh xác định thì dù
i, n có thay đổi, độ sâu hK vẫn giữ một giá trị không đổi. Còn độ sâu chảy đều
h0 thì không những phụ thuộc vào n mà còn phụ thuộc vào i. Do vậy, đối với
một lưu lượng không đổi thì độ sâu chảy đều h 0 phụ thuộc độ dốc i. Giả sử ta
có một độ dốc i sao cho độ sâu chảy đều bằng độ sâu phân giới, thì độ dốc đó
gọi là độ dốc phân giới.

1. Định nghĩa

Từ lý luận trên ta có thể định nghĩa độ dốc phân giới: “Với một kênh
lăng trụ cho trước, dẫn qua một lưu lượng xác định, độ dốc nào của kênh tạo
nên dòng chảy đều có độ sâu bằng độ sâu phân giới thì độ dốc đó được gọi là
độ dốc phân giới của kênh”. Ký hiệu iK.

Như vậy dòng chảy xảy ra 3 trường hợp:

- Khi i = iK thì h0 = hK: dòng chảy đều có độ sâu bằng độ sâu phân giới;

- Khi i < iK thì h0 > hK: dòng chảy đều có độ sâu lớn hơn độ sâu phân giới;

- Khi i > iK thì h0 < hK: dòng chảy đều có độ sâu nhỏ hơn độ sâu phân giới;

2. Cách xác định độ dốc phân giới

Theo định nghĩa trên, ta thấy với kênh có i = i K thì độ sâu dòng chảy
trong kênh đồng thời thoả mãn cả 2 phương trình:

168
Q 2  K3
 (1)
g BK

Q   K .C K RK iK (2)

Phương trình đầu ta có được hK, từ (2) xác định được:

Q2
iK  2 2 (8-18)
 K .CK .RK

trong đó K, K, CK, BK ứng với hK, hoặc thay (2)vào (1), ta được:

g K
iK   (8-19)
CK2 BK

Ví dụ: Cho kênh hình thang có Q = 18m3/s., m = 1,5, b = 12m, n=0,025,


= 1,1. Xác định độ dốc phân giới iK.

Giải: Trước hết ta cần xác định độ sâu phân giới h K. Theo kết quả thí
dụ cho phần trước hK = 0,614m.

Mặt cắt ướt phân giới: K = (b +m.hK)hK = 7,94m2.

Chu vi ướt phân giới: K = b+ 2hK 1  m2 = 14,21m.

Bề rộng mặt thoáng phân giới: BK = b + 2mhK = 13,84m.

 7,94
Bán kính thuỷ lực phân giới: RK    14,21  0,558m .
K

1
Hệ số Cedi: C  RKy  34,9m 0, 5 / s .
n

g  9,81 14,21
Vậy: iK  C 2  B  1,1.(34,9)2  13,84  0,00751 ,
K

K K

Q2 (18) 2
hay : iK    0,00751 .
 K2 .CK2 .RK (7,94) 2 .(34,9) 2 .0,558

8.5. XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CHẢY TRONG KÊNH

1. Xác định trạng thái chảy theo độ sâu phân giới

169
Ở trên ta đã xét sự biến thiên của  theo h, và thấy rằng với một lòng
kênh và lưu lượng xác định khi h thay đổi qua trị số hK thì quan hệ giữa h và 
có sự thay đổi căn bản. Từ đó căn cứ vào quan hệ giữa h và h K, người ta phân
biệt thành 3 trạng thái dòng chảy:

- Dòng chảy có h > hK gọi là dòng chảy ở trạng thái chảy êm;

- Dòng chảy có h <hK gọi là dòng chảy ở trạng thái chảy xiết;

- Dòng chảy có h =hK gọi là dòng chảy ở trạng thái chảy phân giới.

2. Xác định theo thông số động năng Froud (Fr)

d Q 2
Từ công thức:  1  B , ta đặt:
dh g 3

Q 2
Fr  B (8-20)
g 3

gọi là số Froud hay thông số động năng. Ta có:

d
 1  Fr (8-21)
dh

d
- Khi Fr < 1 suy ra  0 : Dòng chảy êm;
dh

d 
- Khi Fr > 1 suy ra  0 : Dòng chảy xiết;
dh

d 
- Khi Fr = 1 suy ra  0 : Dòng chảy phân giới.
dh

v 2
Q 2 v 2 2g Fr 
2dongnang
Ta có thể viết: Fr  
 ghtb
2 hay thenang .
g 2 . htb
B

Dòng chảy càng xiết thì Fr càng lớn, động năng càng lớn so với thế
năng. Trường hợp phân giới Fr = 1, thì thế năng của dòng chảy bằng 2 lần
động năng.

170
Với mặt cắt chữ nhật:

v 2
Fr  (8-22)
gh

Khi dòng chảy ở trạng thái chảy phân giới h = hK, v = vK, Fr = 1, ta có:
vK2
hK  (8-23)
g

hay vK  ghK (8-24)

Bây giờ ta xét một mặt khác của vấn đề.

Trong nước tĩnh, nếu ta gây một nhiễu loạn cục bộ thì trên mặt nước
nổi sóng, và sóng truyền đi theo mọi phương với vận tốc truyền sóng là c, còn
khi gây nhiễu loạn trong dòng chảy có vận tốc v ta quan sát thấy có 3 trường
hợp sau:

- Khi v < c sóng truyền xuôi với vận tốc v + c, vừa truyền ngược dòng với vận
tốc c-v.

- Khi v > c sóng chỉ truyền xuôi dòng với vận tốc v + c, không truyền ngược
dòng được.

- Khi v = c sóng truyền xuôi dòng với vận tốc v + c = 2c, phía ngược dòng
không di chuyển, gọi là sóng đứng.

Người ta chứng minh được rằng vận tốc v K của dòng chảy ở trạng thái
phân giới bằng vận tốc truyền sóng cK của sóng có biên độ nhỏ trong nước
tĩnh của dòng chảy này, tức cK = vK.

Vậy: - Trong dòng phân giới h = hK suy ra v = vK = cK;

-Trong dòng chảy êm h > hK suy ra v < vK = cK < c;

-Trong dòng chảy xiết h < hK suy ra v > vK = cK > c.

3. Bảng tiêu chuẩn phân biệt trạng thái chảy

171
Bảng 8-3

Trạng thái chảy Phân biệt theo


h v d  Số Fr
dh
Êm > hK <c >0 <1
Phân giới = hK =c =0 =1
Xiết < hK >c <0 >1
8.6. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CƠ BẢN CỦA DÒNG CHẢY ỔN
ĐỊNH KHÔNG CÓ ÁP VÀ THAY ĐỔI DẦN (BIẾN ĐỔI DẦN KHÔNG
ÁP)
Xét một dòng chảy thay đổi dần, ổn định không áp và tìm quy luật thay
đổi của cao trình mặt nước và độ sâu dòng chảy dọc theo lòng kênh.

Chọn hệ toạ độ zol như (H. 8-10)

Năng lượng đơn vị của dòng chảy tại một mặt cắt bất kỳ:

pa v 2
E  z 
 2g

dE d p v 2
Ta có:  (z  a  )  J (8-25)
dl dl  2g

v 2
2g
z
p
h z

a i 0
l

Hình 8-10

pa
Từ phương trình này, xem  = const, ta viết thành 3 dạng sau:

172
dz d v 2
Dạng 1: -  ( ) J (8-26)
dl dl 2 g

Đây là phương trình cho sự thay đổi cao trình đường mặt nước trong
dòng chảy ổn định, thay đổi dần không áp dọc theo dòng chảy.

Dạng 2: Thay E =  + a, ta có:

dE d  da da
    J , mà  i
dl dl dl dl

d
Nên ta có:  i  J , đã xét phần trên (công thức 8-5).
dl

Q2
Dạng 3: Thay z = h +a và J  (theo Cedi)
K2

dE dh da d v 2 Q2
Ta có:    ( ) 2
dl dl dl dl 2 g K

 v 2  d  Q 2  Q 2 d
Với d     
2 
  
 2 g  dl  2 g  g 3 dl

d   dh
Ở đây  = (h) và h = h(l), nên dl

l
 
h dl

d  v 2  Q 2   dh
Do vậy:     (   )
dl  2g  g 3 l h dl

 d  v 2  Q 2  dh
Vì  B, nên     (  B )
h dl  2g  g l
3
dl

Từ đó, ta có:

dh Q 2  dh Q2
i  (  B )   2
dl g l
3
dl K

dh Q 2  Q 2 dh Q2
i     B   
dl g 3 l g 3 dl K2

Q 2 dh Q 2  Q 2
(1   B )  i    2
g 3 dl g 3 l K

173
Q 2 Q 2 
i  
dh K 2 g 3 l
hay  (8-27)
dl Q 2 B
1 
g 3

Phương trình (8-27) cho sự biến đổi của độ sâu h dọc theo dòng chảy.
Là phương trình tổng quát đúng cho mọi loại kênh. Ta có thể biến đổi dạng
tổng quát này về một dạng khác:

Q2 C 2 
i (1   )
dh K2 g l
 (8-28)
dl Q 2 B
1 
g 3

Q 2  Q 2 C 2 R  Q2 C 2 R  Q 2 C 2 
(Vì : g 3 l g 3 C 2 R l  2  C 2 .R 2 g  l  K 2  g.  l
      )


Trường hợp là kênh lăng trụ thì:  = (h), nên l
0 và phương trình
trên trở thành:

Q2
i 2
dh K iJ
  (8-29)
dl Q B 1  Fr
2
1 
g 3

8.7. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DẠNG ĐƯỜNG MẶT NƯỚC TRONG


KÊNH

1. Một số khái niệm

- Đường mặt nước dâng là đường mặt nước có độ sâu tăng dần dọc theo
dh
dòng chảy ( dl  0 ).

- Đường mặt nước hạ là đường mặt nước có độ sâu giảm dần dọc theo
dh
dòng chảy ( dl  0 ).

- Còn dòng chảy có độ sâu không đổi dọc theo chiều dòng chảy gọi là
dòng chảy đều.

174
Như vậy, để xét dạng đường mặt nước, cần tìm chiều biến thiên của h
theo l.

dh iJ
Đối với kênh lăng trụ, từ công thức:  , ta cần xét dấu tử số và
dl 1  Fr
mẫu số của bên phải biểu thức.

dh A Q2
Ta đặt:  ; AiJ i 2 ; B = 1 – Fr.
dl B K

Dấu của A = i – J quan hệ tới độ sâu dòng chảy đều h 0 và độ sâu dòng
chảy không đều h. Khi h = h0 thì i = J nên A = 0. Khi h > h 0 thì i > J, nên A >
0. Còn khi h < h0 thì i < J nên A < 0.

Dấu của B = 1- Fr quan hệ tới độ sâu phân giới h K và độ sâu dòng chảy
đều:

Khi h = hK thì Fr = 1 suy ra B = 0;

Khi h > hK thì Fr < 1 suy ra B > 0;

Khi h < hK thì Fr > 1 suy ra B < 0;

Như vậy, dạng đường mặt nước của dòng chảy không đều phụ thuộc
vào quan hệ giữa 3 độ sâu: độ sâu dòng chảy đều h 0, độ sâu phân giới hK, độ
sâu dòng chảy không đều h.

Để tiện nghiên cứu thường kẻ 2 đường song song với đáy kênh:

Đường N- N ứng với độ sâu dòng chảy đều h 0, đường K –K ứng với độ sâu
phân giới hK. Hai đường này chia không gian trên đáy kênh ra 3 khu:

- Phần trên cùng h > h0 gọi là khu a;

- Phần giữa hk < h < h0 gọi là khu b;

- Phần dưới h < hk gọi là khu c.

Đường mặt nước trong mỗi khu sẽ có hình dạng và tính chất riêng. Tất
cả có 12 loại, ta sẽ lần lượt xét dưới đây.

2. Cách xác định các dạng đường mặt nước

175
a. Kênh có độ dốc thuận: i > 0

Ta có Q  K0 i (K0 ứng với độ sâu chảy đều h0)

K 02 K 02
Nên: A  i   i  i (1  )
K2 K2

B = 1- Fr

Ta phân tích cho 3 trường hợp cụ thể:

Trường hợp 1:

Lúc i < iK (nghĩa là h0 > hK). Lần lượt xét các đường mặt nước trong các
khu a, b, c.

khu a
N
aI
K khu b bI
khu c N

cI K
i < ik

Hình 8-11

dh A
* Trong khu a: h > h0 > hK có A > 0, B > 0 do vậy   0 ta có đường mặt
dl B
nước dâng aI, aI có bề lõm quay lên trên (H. 8-11).

- Lúc h  thì K   nên A  i, còn Fr  0 nên B  1. Suy ra


dh
i đường mặt nước tiến tới đường nằm ngang.
dl

- Lúc h  h0 (h0 > hK) thì K  K0suy ra A  0 còn Fr < 1 nên B > 0 .
dh
Suy ra 0 đường mặt nước tiến tới đường mặt nước dòng chảy đều hay
dl

176
nói cách khác đường mặt nước tiệm cận với đường mặt nước dòng chảy đều
(N-N).

Đường aI thường thấy khi trong kênh có dòng chảy êm (h0 > hK) mà
trên đó có vật chắn như đập tràn (H. 8-12).

Đường nước dâng aI


N
N
K
K

i < ik
Hình 8-12

dh A
* Trong khu b: h0 > h > hK, có A < 0, B > 0 nên  0. Đường mặt nước
dl B
là đường nước hạ gọi là đường bI. Đường bI có bề lõm quay xuống dưới (hình
8-11).

dh
- Lúc h  h0 (h0 >hK) có A  0 còn B > 0, nên dl
0 đường mặt
nước tiến tới đường mặt nước dòng chảy đều.

- Lúc h hk (hK < h0)thì A < 0 còn Fr  (-)


1suy ra B  (+)
0. Nên
dh
  nghĩa là đường mặt nước khi gặp đường K-K thì có tiếp tuyến thẳng
dl
góc với đường ấy.

Đường bI thường thấy khi trong kênh có dòng chảy êm, mà ở phía cuối
có bậc thẳng đứng (H. 8-13).

177
N
Đường nước hạ bI
K
N

K
i < ik

Hình 8-13

dh
* Trong khu c: h0 > hK > h, có A < 0, B < 0 nên  0, đường nước là đường
dl
nước dâng và gọi là đường cI (H. 8-11).

dh
Lúc h hk( hk < h0) thì A < 0 còn Fr (+)1suy ra B  (-)0, nên dl
 

Đường cI có bề lõm quay lên trên, có tiếp tuyến thẳng góc với đường
K-K tại điểm gặp. Nhưng trong thực tế đường cI không gặp K-K vì do nước
nhẩy.

Đường cI thường thấy khi một dòng chảy xiết đi vào một đoạn kênh có
i < iK như dòng chảy sau đập tràn (H. 8-14).

Nước nhảy

K Đường nước dâng c K


I

i < ik

Hình 8-14

Trường hợp 2: Lúc i > iK (nghĩa là h0 < hK). Lần lượt xét các đường mặt
nước trong các khu a, b, c.

dh
* Trong khu a: h > hK > h0 có  0. Đường mặt nước là đường nước dâng và
dl
gọi là đường aII (H. 8-15).

178
K
N

aII

bII
i > ik cII K
N

Hình 8-15

- Lúc h   đường aII là đường nằm ngang.

- Lúc h  hK đường aII có tiếp tuyến vuông góc với đường K – K.

K Nước nhảy
N

K
N
i > ik
Hình 8-16

Như vậy đường aII có bề lõm quay xuống dưới. Nhưng trong thực tế a II
không cắt K-K (do hiện tượng nước nhảy). Đường a II có thể xảy ra trước một
vật chắn, ví dụ đập tràn ở trong kênh có i > iK (H. 8-16).

dh
* Khu b: : hK > h > h0, có  0. Đường mặt nước là đường nước hạ gọi là
dl
đường bII (H. 8-15).

Lúc h  hK đường bII gặp đường K-K tại đó có tiếp tuyến thẳng góc
với đường K-K. Lúc h  h0 đường bII tiến tới dòng chảy đều. Nên bII có bề
lõm quay lên trên.
N1 N1
Đường bKII thường gặp khi kênh Kthay đổi độ dốc i1  i2 mà i1 < iK, i2 > iK
N2
(H.8-17).
i1 < iK
K
i2 > ik
N2
179
Hình 8-17
dh
* Khu c: : hK > h0 > h, có  0. Đường mặt nước là đường nước dâng có bề
dl
lõm quay xuống dưới gọi là đường cII (H. 8-15).

Lúc h  h0 đường cII tiến tới N-N.

Đường cII gặp khi kênh thay đổi độ dốc từ i 1  i2, với i1 > i2 > iK (hình
8-18).
K

N1
K Đường nước dâng
N2 cII
K
i1 > iK N1 N2

i2 > ik

Hình 8-18

Trường hợp 3: i = iK (h0 = hK); N -N  K -K ta chỉ còn 2 khu a và c (H. 8-19).

dh
 Khu a: h > h0 có  0. Ta có đường nước dâng aIII.
dl
dh
Lúc h  h0 thì dl
i đường aIII tiến đến đường ngang.

dh
Lúc hhK thì i đường aIII tiến đến vị trí nằm ngang
dl

K,N khu a
N1 aIII
khu c
cIII
N,K

i = iK

180
Hình 8-19

Đường aIII có giới hạn đầu và cuối là các đường nằm ngang và có độ
cong rất nhỏ, nên trong thực tế ta coi là đường nằm ngang.

Có thể gặp aIII ở cuối kênh có i = iK khi trên kênh có vật chắn hoặc kênh
nối vào hồ chứa nước (H. 8-20).

KN
Đường nước

dâng aIII
NK
i = iK

Hình 8-20

N1
Đường nước

K N2dâng cIII
i1 > iK N2
K N2
i2 = ik
Hình 8-21

b0
K K

c0
i =0
Hình 8-22

dh
* Khu c: h < hK = h0 có  0, ta có đường nước dâng cIII.
dl

dh
Lúc hhK thì  i thực tế có thể xem cIII là đường nằm ngang.
dl

181
Đường cIII gặp khi kênh thay đổi độ dốc từ i1  i2 với i1 > iK, i2 = iK.
(H.8-21).

b. Kênh đáy bằng (i=0):


Khi i =0 vì không có chảy đều nên không có h 0. Vậy chỉ còn lại 2 khu b
và c (H. 8-22).

Q2
i = 0 suy ra A  i  luôn âm, nên sự biến thiên của h chỉ phụ thuộc
K2
vào B = 1-Fr.

dh
* Trong khu b: h > hK suy ra B > 0. Vậy 0 ta có đường nước hạ b0.
dl

dh
- Lúc h thì 0, đường b0 tiến tới đường nằm ngang.
dl

dh
- Lúc h hK thì   đường b0 có tiếp tuyến là đường thẳng góc với K-K.
dl

dh A
* Trong khu c: h < hK nên B < 0,   0 ta có đường nước dâng c0.
dl B

dh
Lúc h hK thì   , nhưng cũng tương tự như cI, c0 sẽ mất liên tục
dl
khi tới gần K – K do hiện tượng nước nhẩy.

c. Kênh dốc nghịch i < 0: Ta cũng chỉ có 2 khu là b và c (H. 8-23).

dh
* Trong khu b: h > hK nên B < 0. Vậy 0 ta có đường mặt nước hạ b’, b’
dl
có dạng giống như b0 và bI .

b'

K
c'

i<0

182
K

Hình 8-23

dh
* Trong khu c: h < hK nên B > 0. Vậy 0 ta có đường mặt nước là đường
dl
nước dâng c’ giống c0, cI.

Như vậy ta có thể tóm tắt các loại đường mặt nước trong kênh lăng trụ
trong bảng sau:

Bảng 8-4

i Loại đường mặt


Khu a Khu b Khu c
i < iK Đường nước dâng aI Đường nước hạ Đường nước dâng cI
bI
i>0
i > iK Đường nước dâng aII Đường nước hạ Đường nước dâng
bII cII
i = iK Đường nước dâng aIII Không có Đường nước dâng
cIII
i= 0 Không có Đường nước hạ Đường nước dâng
b0 c0
i<0 Không có Đường nước hạ Đường nước dâng c’
b’
Nhận xét:

1. Ở khu a và c chỉ có thể là đường nước dâng;

183
2. Ở khu b chỉ có thể là đường nước hạ;

3. Đường mặt nước chỉ tiến tới N-N hoặc đường nằm ngang chứ không bao
giờ tiệm cận với đường K-K;
4. Đường mặt nước có xu hướng cắt đường K-K chứ không bao giờ có xu
hướng cắt đường N-N. Khi qua K-K thì đường mặt nước mất liên tục hoặc là
đổ trúc.

184
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 Mở đầu 1
1.1 Định nghĩa môn học Thủy lực. Đối tượng nghiên cứu 1
môn Thuỷ lực
1.2 Các tính chất vật lý cơ bản của chất lỏng 2
1.3 Chất lỏng lý tưởng 5
1.4 Các lực tác dụng lên chất lỏng. 5
Chương 2 Thuỷ tĩnh học 7
2.1 Áp lực -Áp suất thuỷ tĩnh 7
2.2 Hai tính chất cơ bản của áp suất thuỷ tĩnh 8
2.3 Phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân bằng 10
2.4 Tích phân phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng cân 12
bằng
2.5 Mặt đẳng áp 13
2.6 Sự cân bằng của chất lỏng đứng yên tuyệt đối 14
2.7 Sự cân bằng của chất lỏng đứng yên tương đối 20
2.8 Áp lực của chất lỏng tác dụng lên thành phẳng bất kỳ 23
2.9 áp lực của chất lỏng tác dụng lên thành cong 26
2.10 Định luật Acsimet-vật nổi 28
Bài tập 31
Chương 3 Thủy động lực học 39
3.1 Khái niệm chung 39
3.2 Hai phương pháp nghiên cứu chuyển động của chất lỏng 39
3.3 Phân loại chuyển động của chất lỏng 41
3.4 Quỹ đạo. Đường dòng. Dòng nguyên tố. Dòng chảy. 42
3.5 Các yếu tố thuỷ lực của dòng chảy. 44
3.6 Phương trình liên tục của dòng chảy ổn định 46
3.7 Phương trình vi phân cơ bản của chất lỏng chuyển động. 48
3.8 Phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, chất lỏng lý 49
tưởng, chuyển động ổn định.
3.9 Ý nghĩa cuả phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, 52
chất lỏng lý tưởng, chuyển động ổn định.
3.10 Phương trình Becnuli của dòng nguyên tố, chất lỏng 53
thực, chuyển động ổn định.
3.11 Phương trình Becnuli của dòng chảy, chất lỏng thực, 54
chuyển động ổn định.
3.12 Độ dốc thuỷ lực và độ dốc đo áp. 58
3.13 Phương trình động lượng của dòng chảy ổn định 59
Bài tập 61
Chương 4 Tổn thất năng lượng 69

185
4.1 Khái niệm chung. 69
4.2 Phương trình cơ bản của dòng chảy đều. 69
4.3 Hai trạng thái chuyển động của chất lỏng. 72
4.4 Công thức tổng quát tính tổn thất dọc đường và vận tốc 76
trung bình dòng chảy đều.
4.5 Các công thức xác định hệ số ma sát. 78
4.6 Tổn thất cục bộ 80
Bài tập 83
Chương 5 Chuyển động của chất lỏng qua lỗ và vòi 89
5.1 Khái niệm chung 89
5.2 Dòng chảy tự do, ổn định qua lỗ nhỏ thành mỏng 90
5.3 Dòng chảy tự do ổn định qua vòi 92
5.4 Dòng chảy ngập ổn định qua lỗ nhỏ thành mỏng và qua 94
vòi
5.5 Dòng chảy tự do qua lỗ to thành mỏng 96
5.6 Dòng chảy không ổn định qua lỗ và vòi 98
5.7 Dòng tia 101
Bài tập 108
Chương 6 Tính toán thủy lực đường ống 115
6.1 Khái niệm chung và phân loại 115
6.2 Phương pháp tính toán đường ống bằng phương pháp đặc 115
trưng lưu lượng.
6.3 Tính toán thuỷ lực đường ống phức tạp 117
6.4 Tính toán thuỷ lực hệ thống đường ống 120
Bài tập 124
Chương 7 Tính toán thuỷ lực kênh hở 133
7.1 Khái niệm chung 133
7.2 Các dạng mặt cắt của kênh hở 134
7-3 Mặt cắt lợi nhất về thuỷ lực 135
7-4 Các bài toán cơ bản về kênh hở 137
7-5 Tính toán thủy lực cống ngầm 139
Bài tập 142
Chương 8 Dòng chảy ổn định không đều trong kênh
8.1 Những khái niệm mở đầu
8.2 Năng lượng đơn vị của mặt cắt
8.3 Độ sâu phân giới
8.4 Độ dốc phân giới
8.5 Xác định trạng thái chảy trong kênh
8.6 Phương trình vi phân cơ bản của dòng chảy ổn định
không có áp và thay đổi dần (Biến đổi dần không áp)
8.7 Khái quát về các dạng đường mặt nước trong kênh
Phụ lục

186
Tài liệu tham khảo

187
PHỤ LỤC
BẢNG 1. CÁC ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG TRONG THỦY LỰC

Đại lượng Đơn vị Đơn vị SI Chuyển đổi


MKGS

Chiều dài m m

Thời gian s s

Khối lượng KGs2/m kg

Lực kG N 1kG=9,81N

Áp suất, mô đun đàn hồi kG/m2 Pa= N/m2 1 kG/m2=9,81Pa

Công kG.m J=Nm 1kGm=9,81J

Công suất kGm/s W=Nm/s 1kGm/s=9,81W

Hệ số nhớt động lực kG.s/m2 Pa.s

Hệ số nhớt động học m2/s m2/s

188
BẢNG 2. HỆ SỐ NHỚT CỦA MỘT SỐ CHẤT LỎNG (Ở NHIỆT
ĐỘ 200C)

Tên chất lỏng Hệ số nhớt (Poadơ)

Xăng 0,0065

Nước 0,0101

Dầu hỏa 0,0250

Dầu mỏ nhẹ 0,2500

Dầu mỏ nặng 0,4000

Dầu nhờn 1,7200

Glixerin 8,7030

BẢNG 3. HỆ SỐ NHỚT ĐỘNG HỌC CỦA NƯỚC PHỤ THUỘC VÀO NHIỆT ĐỘ

t, 0C , cm2/s t, 0C , cm2/s

0 0,0178 20 0,0101

5 0,0152 30 0,0081

10 0,0131 40 0,0066

12 0,0124 50 0,0055

15 0,0114 60 0,0043

BẢNG 4. MÔ MEN QUÁN TÍNH JC (TRỤC NẰM NGANG ĐI QUA TÂM)


TT Hình, ký hiệu JC yC 

189
ba 3 a
1 y0  ba
12 2

ba 3 2a ba
2 y0 
36 3 2

e 3 (a 2  4ab  b 2 ) e( a  2b) e( a  b )
3 y0 
36(a  b) 3( a  b) 2

d 4 d d 2
4 y0 
64 2 4

190
BẢNG 5. HỆ SỐ TỔN THẤT CỤC BỘ

Sơ đồ C
(1) (2)
v2 Mép vào sắc cạnh
Chỗ vào ống hc   c
2g
C =0,5
Mép vào làm tròn và chỗ vào thuận
C = 0.2
Chỗ vào rất thuận
C =0,05
Mở rộng đột ngột
(v1  v 2 ) 2 v2
hc  c 2
2g 2g 2
 
 c   2  1
 1 

v 22 2
Ống loe hình nón hc   c  
2g  c  k  2  1
 1 
Trong đó: k – hệ số không thứ nguyên, biểu thị
giữa tổn thất trong ống loe và tổn thất khi mở
rộng đột ngột, lấy như sau:
0 7,5 10,0 15,0 20,0 30,0
k 0,14 0,16 0,27 0,43 0,81
Từ ống vào bể chứa có kích thước
lớn
v12
hc   c
2g

C =1,0

191
BẢNG 5. HỆ SỐ TỔN THẤT CỤC BỘ ( tiếp theo)

(1) (2)
v 22  
Thu hẹp đột ngột hc   c  c  f  2 
2g
 1 
2 0,01 0,10 0,20 0,40 0,60 0,80
1
C 0,50 0,45 0,40 0,30 0,20 0,10

v 22
Thu hẹp hình nón hc   c
2g

d1 Góc
d2  100
20 30 40
1,2 C 0,04 0,05 0,07 0,08
2,0 C 0,07 0,09 0,12 0,14
3,0 C 0,08 0,10 0,14 0,17
Chỗ uốn của ống Trị số C ở trên lấy theo tài liệu thí nghiệm
a) Uốn gập: với các ống có d< 50 mm.
hc   c
v 22 Khi tăng d lên thì C giảm xuống.
2g

Góc 30 40 50 60 70 80 90
0
C 0,2 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1
0 0 0 5 0 0 0
b) Uốn tròn: Khi = 90 0

v2 r
hc   c 1 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
2g R
C 0,131 0,138 0,158 0,206 0,294

r
R
0,6 0,7 0,8 0,8 1,0
C 0,440 0,661 0,977 1,408 1,978
Khi  900
0
 c   c ( 90 0
)
90

192
193
BẢNG 5. HỆ SỐ TỔN THẤT CỤC BỘ ( tiếp theo)
(1) (2)
2
v
Khoá đơn giản hc   c
2g

d a Mở 1 3 4 5 6 7
k
d hoàn 4 8 8 8 8 8
toàn
(k=0)
C 0,12 0,2 0,8 2,0 5,2 17, 978
6 1 6 5 00
v2
Khoá bản lề: hc   c
2g
0 5 10 20 30 40 50 60
C 0,05 0,29 1,56 5,47 17,3 52,6 206
0 0

Van ngược có lưới


C=10

Khi không có van ngược:


C=5 6
v2
hc   c
2g

194
Kênh thu hẹp đột ngột,
không có đoạn chuyển tiếp 2 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0
2
v 1
hc   c 2

2g C 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0

2 - diện tích mặt cắt ướt của kênh sau chỗ thu hẹp;
1 - diện tích mặt cắt ướt của kênh trước chỗ thu
hẹp;

BẢNG 6. HỆ SỐ ĐẶC TRƯNG LƯU LƯỢNG

d 10 Ống bình thường Ống gang mới Ống thép mới
(m (dm ) K(l/ K2/10 1000 r
2
K(l/ K2/10 1000 r K(l/s K2/10 1000 r
m) s) 00 s) 00 ) 00
50 1,963 8,31 0,069 14,472 9,94 0,098 10,111 10,1 0,102 9,804
75 4,418 3 1 1,6297 7 0 1,1672 0 0 1,1337
100 7,854 24,7 0,913 0,3479 29,2 0,856 0,2531 29,7 0,882 0,2462
125 12,27 7 6 5 7 7 6 0 1 4
150 2 53,6 2,874 0,1054 62,8 3,950 0,0776 63,7 4,061 0,0754
200 17,67 1 9,485 3 5 12,88 3 3 13,24 8
250 1 97,3 25,09 0,0398 113, 2 0,0295 115, 8 0,0288
300 31,41 9 1 5 5 33,81 7 1 34,70 1
350 6 158, 116,1 0,0086 183, 9 0,0064 186, 8 0,0063
400 49,08 4 5 1 9 154,4 7 3 158,4 1
450 7 340, 379,9 0,0026 393, 5 0,0020 398, 0 0,0019
500 70,68 8 998,6 3 0 500,7 0 0 513,0 5
600 6 616, 2259 0,0010 707, 0 0,766.1 716, 9 0,747.
700 96,21 4 4580 0 6 1306 0-3 3 1339 10-3
800 2 999, 8526 0,443.1 114 2941 0,340.1 1157 3007 0,333.1
900 125,6 3 14876 0-3 3 5929 0-3 1735 6066 0-3
100 64 150 38925 0,218. 171 10996 0,169.1 2463 11249 0,165.1
0 159,0 3 87647 10-3 5 19132 0-3 3354 19563 0-3
110 43 214 17691 0,117.1 243 49745 0,909.1 4423 50851 0,889.1
0 196,350 0 7 0-3 5 11151 0-4 7173 11393 0-4
120 282,7 292 32866 0,672. 331 4 0,523.1 1067 4 0,511.1
0 43 0 1 10-4 6 22419 0-4 4 22897 0-4
130 384,8 385 57173 0,257. 437 1 0,201.1 1513 7 0,197.1
0 45 7 6 10-4 4 41505 0-4 2 42382 0-4
100 502,6 623 94304 0,114.1 705 9 0,897.1 2058 5 0,878.1

195
0 55 9 3 0-4 3 71995 0-5 7 73500 0-5
636,1 936 14900 0,565. 105 6 0,446.1 2711 6 0,437.1
-4
71 2 37 10 60 11844 0-5 1 12088 0-5
785,3 133 22661 0,304. 149 61 0,241.1 3476 83 0,236.1
-5
98 01 40 10 73 18671 0-5 9 19053 0-5
950,3 181 33416 0,175. 203 91 0,139.1 4365 23 0,136.1
-5
34 29 49 10 73 28336 0-5 0 28911 0-5
1130,9 239 0,106. 268 46 0,844.1 5376 05 0,827.1
-5
76 11 10 32 41707 0-6 9 42544 0-6
1327,32 307 0,671. 344 05 0,536.1 6522 31 0,525.1
-6
6 09 10 16 0-6 6 0-6
1539,38386 0,441. 432 0,353.1 0,346.1
-6
4 01 10 11 0-6 0-6
476 0,299. 532 0,240.1 0,235.1
-6
04 10 32 0-6 0-6
578 645
07 18
BẢNG 7. HỆ SỐ ĐẶC TRƯNG LƯU LƯỢNG
1 1
(trong đó C tính theo công thức: C  R 6
)
n
K(l/s)
Ống sạch Ống Ống bẩn
d(mm) (m )
2 CC=1/n=90 thường CC=1/n=70
(n0,011) CC=1/n=80 (n0,0143)
(n0,0125)
50 0,00196 96,24.10-1 84,60.10-1 74,03.10-1
75 0,00442 28,37 24,94 21,83
100 0,00785 61,11 53,72 47,01
125 0,01227 110,80 97,40 85,23
150 0,01767 180,20 158,40 138,60
175 0,02405 271,80 238,90 209,00
200 0,03142 388,00 341,10 298,50
225 0,03976 531,20 467,00 408,60
250 0,04909 703,50 616,40 541,20
300 0,07068 11,44.102 10,06.102 880,00
350 0,09621 17,26.102 15,17.102 13,27.102
400 0,12566 24,64.102 21,66.102 18,95.102
450 0,15904 33,73.102 29,65.102 25,94.102
500 0,19635 44,67.102 36,27.102 34,36.102
600 0,28274 72,64.102 63,86.102 55,87.102
700 0,38485 10,96.103 96,32.102 84,28.102
750 0,44179 13,17.103 11,58.103 10,13.103

196
800 0,50266 15,64.103 13,75.103 12,03.103
900 0,63617 21,42.103 13,83.103 16,47.103
1000 0,78510 28,36.103 24,93.103 21,82.103
1200 1,13090 46,12.103 40,55.103 35,48.103
1400 1,53940 69,57.103 61,16.103 53,52.103
1600 2,01060 99,33.103 87,32.103 76,41.103
1800 2,54470 136,00.103 119,50.103 104,60.103
2000 3,14160 180,10.103 158,30.103 138,50.103

197
BẢNG 8. TRỊ SỐ HỆ SỐ C THEO CÔNG THỨC MANINH,

C
1 16
n
R  m/s 
0,010 0,013 0,014 0,017 0,020 0,025 0,030 0,035 0,040

0,05 60,7 46,7 43,4 35,7 30,4 24,3 20,2 17,3 15,2
0,06 62,2 48,1 44,7 36,8 31,3 25,0 20,9 17,9 15,6
0,07 64,2 49,4 45,9 37,6 32,1 25,7 21,4 18,4 16,0
0,08 56,6 50,5 46,9 38,6 32,8 25,3 21,9 18,9 16,4
0,10 68,1 52,4 48,7 40,1 34,1 27,3 22,7 19,5 17,0
0,12 70,2 54,0 50,2 41,3 35,1 28,1 23,4 20,1 17,6
0,14 72,1 55,4 51,5 42,4 36,0 28,8 24,0 20,6 18,0
0,16 73,7 56,7 52,6 43,3 36,8 29,5 24,5 21,1 18,4
0,18 75,1 57,8 53,7 44,2 37,6 30,1 25,0 21,5 18,8
0,20 76,5 58,6 54,6 45,0 38,2 30,6 25,5 21,8 19,1
0,22 77,7 59,8 55,5 45,7 38,8 31,1 25,9 22,2 19,4
0,24 78,8 60,6 56,3 46,4 39,4 31,5 26,3 22,5 19,7
0,26 79,9 61,5 57,1 47,0 39,9 32,0 26,6 22,8 20,0
0,28 80,9 62,2 57,8 47,6 40,4 32,4 27,0 23,1 20,2
0,30 81,8 63,0 58,4 48,1 40,9 32,7 27,3 23,4 20,4
0,35 83,9 64,6 59,9 49,4 42,0 33,6 28,0 24,0 21,0
0,40 85,8 66,0 61,3 50,5 42,9 34,3 28,6 24,5 21,4
0,45 87,5 67,5 62,5 51,5 43,8 35,0 29,2 25,0 21,9
0,50 89,1 68,5 63,3 52,4 44,5 35,6 29,7 25,5 22,3
0,55 90,8 69,6 64,6 53,3 45,3 36,2 30,2 25,9 22,6
0,60 91,8 70,6 65,6 54,0 45,9 36,7 30,6 26,2 23,0
0,65 93,1 71,6 66,5 54,7 46,5 37,2 31,0 26,6 23,3
0,70 94,2 72,5 67,3 55,4 47,1 37,7 31,4 26,9 23,6
0,80 96,4 74,1 68,8 56,8 48,2 38,5 32,1 27,5 24,1
0,90 98,3 75,6 70,2 57,8 49,1 39,3 32,5 28,1 24,6
1,00 100,0 77,0 71,4 58,8 50,0 40,0 33,5 28,6 25,0
1,10 101,0 78,2 72,6 59,8 50,8 40,6 33,9 29,0 25,4
1,20 103,1 79,3 73,6 60,6 51,5 41,2 34,4 29,5 25,8

198
1,30 104,5 80,4 74,6 61,5 52,2 41,8 34,8 29,8 26,1
1,50 107,0 82,3 76,4 62,9 53,5 42,8 35,7 30,6 26,8
BẢNG 9. ĐỒ THỊ CÔLƠBRÚC ĐỂ TÍNH HỆ SỐ MA SÁT (ỐNG
TRÒN VÀ CHỮ NHẬT)

199
200
BẢNG 10. ĐỘ NHÁM TRUNG BÌNH  CỦA MỘT SỐ LOẠI ỐNG
Số thứ Đặc tính mặt ống , mm
tự
I. Ống nguyên khối
1 Ống đồng thau, đồng, kẽm 0,015 – 0,010
2 Ống thép nối 0,020 – 0,10
3 Ống thép đang sử dụng 1,2 – 1,5
II. Ống thép hàn nguyên khối
4 Ống mới 0,01 – 0,1
5 Ống tráng bitum ~0,05
6 Ống đã sử dụng ~0,10
7 Ống ở tình trạng xấu, các chỗ nối không phủ 5,0
đều
III. Ống gang
8 Ống mới 0,25 – 1,0
9 Ống tráng bitum 0,10 – 0,15
10 Ống tráng atsphan 0,12 – 0,30
11 Ống đã sử dụng 0,40
12 Ống đã sử dụng bị rỉ 1,0 – 1,5
IV. Ống bê tông và ximăng
13 Ống bêtông có mặt tốt 0,10 – 0,80
14 Ống bêtông trong điều kiện trung bình 2,5
15 Ống bêtông có mặt nhám 3,0 – 4,0
16 Ống ximăng mới, chịu nóng 0,05- 0,10
17 Ống bêtông chịu nóng đã sử dụng ~ 0,50
V. Ống gỗ và thuỷ tinh
18 Ống gỗ bào kỹ
19 Ống gỗ bào tương đối

201
202
BẢNG 11. HỆ SỐ NHÁM n

Số loại Tính chất thành bờ n


I Mặt ngoài rất trơn, mặt có tráng men 0,009
II Mặt trát ximăng tốt, ống sứ, ống gang mới 0,011
III Bản xây khá tốt, công trình xây dựng rất tốt, ống dẫn 0,013
nước hơi bị bẩn
IV Mặt lát bằng đá. Đường tháo nước 0,015
V Kênh máng phủ tầng đất bùn dày, kênh máng bằng 0,017
hoàng thổ chắc hoặc cuội nhỏ có phủ lên một tầng
bùn
IV Kênh máng bằng đất sét, hoành thổ, đá cuội 0,022
VII Kênh máng lớn bằng đát ở điều kiện giữ gìn tốt, sửa 0,025
chữa bình thường. Lòng sông có điều kiện khá
VIII Kênh máng bằng đất loại to ở điều giữ gìn sửa chữa 0,027
kém; kênh nhỏ trong điều kiện trung bình.
IX Kênh máng bằng đất trong điều kiện kém( đáy kênh 0,030
có cỏ, đá cuội)
X Kênh máng bằng đất trong điều kiện rất xấu( có mắt 0,035
cắt méo mó, có nhiều đá, cỏ). Lòng sông có cỏ, đá

203
BẢNG 12. GIÁ TRỊ ĐỘ SÂU PHÂN GIỚI (HK) CỦA KÊNH CHỮ
NHẬT.

q hk (m) q hk (m)
3 3
(m /s.m) =1,0 =1,1 (m /s.m) =1,0 =1,1
0,05 0,064 0,066 2,20 0,790 0,815
0,10 0,100 0,104 2,25 0,802 0,829
0,15 0,132 0,136 2,30 0,814 0,840
0,20 0,160 0,165 2,35 0,826 0,852
0,25 0,186 0,192 2,40 0,837 0,864
0,30 0,209 0,216 2,45 0,848 0,876
0,35 0,232 0,240 2,50 0,861 0,889
0,40 0,254 0,262 2,55 0,872 0,900
0,45 0,274 0,283 2,60 0,883 0,912
0,50 0,295 0,304 2,65 0,894 0,924
0,55 0,314 0,323 2,70 0,906 0,934
0,60 0,332 0,343 2,75 0,917 0,946
0,65 0,350 0,362 2,80 0,928 0,958
0,70 0,368 0,380 2,85 0,939 0,969
0,75 0,385 0,397 2,90 0,950 0,980
0,80 0,402 0,415 2,95 0,961 0,991
0,85 0,419 0,432 3,00 0,972 1,003
0,90 0,435 0,449 3,05 0,983 1,014
0,95 0,451 0,465 3,10 0,993 1,025
1,00 0,467 0,482 3,15 1,004 1,035
1,05 0,483 0,498 3,20 1,014 1,047
1,10 0,497 0,513 3,25 1,025 1,058
1,15 0,512 0,529 3,30 1,035 1,069
1,20 0,527 0,544 3,35 1,046 1,080
1,25 0,542 0,574 3,40 1,056 1,090
1,30 0,556 0,589 3,45 1,068 1,100
1,35 0,570 0,604 3,50 1,077 1,110
1,40 0,584 0,618 3,55 1,087 1,122
1,45 0,598 0,632 3,60 1,096 1,130
1,50 0,612 0,646 3,65 1,107 1,143
1,55 0,626 0,660 3,70 1,118 1,153
1,60 0,639 0,673 3,75 1,128 1,164
1,65 0,652 0,687 1,80 1,137 1,174
1,70 0,665 0,700 3,85 1,147 1,183
1,75 0,678 0,714 3,90 1,157 1,194
1,80 0,692 0,727 3,95 1,167 1,204
1,85 0,704 0,740 4,00 1,176 1,214

204
1,90 0,716 0,753 4,05 1,186 1,224
1,95 0,729 0,765 4,10 1,196 1,235
2,00 0,742 0,778 4,15 1,206 1,245
2,05 0,754 0,778 4,20 1,216 1,255
2,10 0,766 0,790 4,25 1,225 1,265
2,15 0,778 0,803 4,30 1,235 1,275

205
TIẾP BẢNG 12

q hk (m) q hk (m)
3 3
(m /s.m) =1,0 =1,1 (m /s.m) =1,0 =1,1
4,35 1,246 1,285 6,75 1,670 1,723
4,40 1,255 1,294 6,80 1,677 1,731
4,45 1,264 1,304 6,85 1,686 1,740
4,50 1,274 1,314 6,90 1,694 1,749
4,55 1,282 1,323 6,95 1,703 1,758
4,60 1,292 1,333 7,00 1,710 1,765
4,65 1,301 1,343 7,05 1,717 1,773
4,70 1,310 1,352 7,10 1,726 1,782
4,75 1,320 1,362 7,15 1,735 1,790
4,80 1,330 1,372 7,20 1,743 1,799
4,85 1,338 1,381 7,25 1,750 1,806
4,90 1,348 1,390 7,30 1,759 1,815
4,95 1,357 1,400 7,35 1,767 1,823
5,00 1,366 1,410 7,40 1,774 1,831
5,05 1,375 1,420 7,45 1,782 1,839
5,10 1,384 1,429 7,50 1,790 1,847
5,15 1,393 1,438 7,55 1,798 1,856
5,20 1,402 1,447 7,60 1,806 1,865
5,25 1,411 1,456 7,65 1,813 1,872
5,30 1,420 1,465 7,70 1,821 1,880
5,35 1,428 1,474 7,75 1,830 1,888
5,40 1,437 1,484 7,80 1,838 1,896
5,45 1,446 1,493 7,85 1,845 1,905
5,50 1,455 1,502 7,90 1,853 1,913
5,55 1,464 1,511 7,95 1,861 1,920
5,60 1,473 1,520 8,00 1,868 1,928
5,65 1,482 1,529 8,05 1,876 1,936
5,70 1,491 1,538 8,10 1,885 1,945
5,75 1,500 1,549 8,15 1,893 1,953
5,80 1,509 1,557 8,20 1,900 1,961
5,85 1,518 1,566 8,25 1,908 1,970
5,90 1,527 1,575 8,30 1,915 1,977
5,95 1,534 1,584 8,35 1,923 1,985
6,00 1,543 1,593 8,40 1,930 1,993
6,05 1,551 1,601 8,45 1,938 2,000
6,10 1,559 1,609 8,50 1,945 2,009
6,15 1,568 1,617 8,55 1,953 2,018
6,20 1,577 1,628 8,60 1,961 2,023

206
6,25 1,586 1,637 8,65 1,969 2,032
6,30 1,595 1,646 8,70 1,977 2,040
6,35 1,601 1,653 8,75 1,983 2,048
6,40 1,615 1,662 8,80 1,990 2,055
6,45 1,618 1,670 8,85 1,998 2,062
6,50 1,627 1,680 8,90 2,005 2,070
6,55 1,636 1,689 8,95 2,013 2,077
6,60 1,644 1,698 9,00 2,202 2,085
6,65 1,653 1,705 9.05 2,028 2,093
6,70 1,661 1,714 9,10 2,036 2,102

TIẾP BẢNG 12

q hk (m) q hk (m)
3 3
(m /s.m) =1,0 =1,1 (m /s.m) =1,0 =1,1
9,15 2,043 2,109 11,35 2,358 2,434
9,20 2,051 2,116 11,40 2,366 2,441
9,25 2,058 2,124 11,45 2,373 2,448
9,30 2,066 2,132 11,50 2,379 2,455
9,35 2,073 2,140 11,55 2,386 2,463
9,40 2,080 2,148 11,60 2,393 2,470
9,45 2,089 2,155 11,65 2,400 2,477
9,50 2,091 2,162 11,70 2,407 2,483
9,55 2,105 2,171 11,75 2,414 2,491
9,60 2,111 2,179 11,80 2,421 2,498
9,65 2,119 2,188 11,85 2,428 2,506
9,70 2,125 2,194 11,90 2,434 2,512
9,75 2,132 2,200 11,95 2,441 2,519
9,80 2,139 2,208 12,00 2,448 2,529
9,85 2,146 2,215 12,1 2,460 2,541
9,90 2,154 2,223 12,2 2,479 2,558
9,95 2,161 2,230 12,3 2,490 2,571
10,00 2,168 2,237 12,4 2,502 2,584
10,05 2,175 2,245 12,5 2,518 2,598
10,10 2,182 2,252 12,6 2,533 2,619
10,15 2,190 2,260 12,7 2,543 2,625
10,20 2,198 2,268 12,8 2,554 2,640
10,25 2,205 2,276 12,9 2,570 2,653
10,30 2,212 2,283 13,0 2,587 2,670
10,35 2,219 2,290 13,1 2,593 2,681
10,40 2,226 2,298 13,2 2,608 2,692
10,45 2,233 2,305 13,3 2,622 2,706

207
10,50 2,240 2,312 13,4 2,638 2,721
10,55 2,247 2,319 13,5 2,649 2,736
10,60 2,258 2,331 13,6 2,662 2,749
10,65 2,265 2,338 13,7 2,673 2,761
10,70 2,272 2,345 13,8 2,686 2,775
10,75 2,275 2,348 13,9 2,699 2,789
10,80 2,282 2,356 14,0 2,718 2,803
10,85 2,289 2,363 14,1 2,728 2,819
10,90 2,296 2,370 14,2 2,742 2,831
10,95 2,303 2,377 14,3 2,751 2,843
11,00 2,310 2,384 14,4 2,765 2,858
11,05 2,317 2,391 14,5 2,779 2,871
11,10 2,324 2,399 14,6 2,792 2,882
11,15 2,330 2,405 14,7 2,806 2,898
11,20 2,338 2,413 14,8 2,819 2,908
11,25 2,345 2,420 14,9 2,831 2,922
11,30 2,352 2,427 15,0 2,843 2,937

Q 2
BẢNG 13. TRỊ SỐ k  ĐỂ TÍNH ĐỘ SÂU PHÂN GIỚI CỦA KÊNH MẶT CẮT
gd 5
TRÒN
hk k sk k sk k sk k
sk 
d
0 0 0,30 0,00848 0,50 0,0606 0,72 0,247
0,10 0,000112 0,32 0,01087 0,52 0,0704 0,74 0,276
0,12 0,000233 0,34 0,01380 0,54 0,0813 0,76 0,308
0,14 0,000430 0,36 0,0172 0,56 0,0935 0,78 0,343
0,16 0,000728 0,38 0,0212 0,58 0,1068 0,80 0,382
0,18 0,001155 0,40 0,0258 0,60 0,1217 0,82 0,426
0,20 0,001745 0,42 0,0311 0,62 0,1380 0,84 0,477
0,22 0,002540 0,44 0,0371 0,64 0,1555 0,86 0,535
0,24 0,00356 0,46 0,0440 0,66 0,1755 0,88 0,605
0,26 0,00486 0,48 0,0518 0,68 0,1970 0,90 0,690
0,28 0,00650 0,50 0,0606 0,70 0,2217 1,00 

208
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Tảo, Nguyễn Cảnh Cầm, Võ Xuân Minh và những người
khác – Thủy lực tập I, tập II- NXB ĐH và THCN – Hà nội 1978.
2. Hoàng Văn Quý và nnk. Bài tập Thủy lực- Khí động học – NXB
KHKT – Hà nội 1997.
3. Võ Xuân Minh, Vương Lan Vân- Thủy lực đại cương – MĐC 1991.
4. Võ Xuân Minh – Lý thuyết dòng hai pha – MĐC 1993.
5. Võ Xuân Minh – Cơ học chất lỏng ứng dụng – MĐC 1996.
6. I.I.Agơrôtkin, G.T.Đimitriev, F.I.Picalov – Thủy lực – NXB Năng
lượng M 1964.
7. R.R.Trugaiev. Thủy lực – NXB Năng lượng , L -1975.
8. M.P.Korevnikov. Thủy lực .LPI -1966.
9. P.G.Kixelev. Sổ tay tính toán thủy lực NXB Xây dựng M-1966.
10. I.L.Pobx. Cơ học chất lỏng kỹ thuật.NXB Năng lượng.L-1969.

209

You might also like