Rup

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Giới thiệu RUP (Rational Unified Process)

○ Trong phát triển phần mềm, có những sai sót làm ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng sản phẩm. Các sai sót này có thể phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau trong quá trình xây dựng hệ thống, chẳng hạn như không quản lý
được các yêu cầu, không phát hiện lỗi kịp thời, không quản lý được các thay
đổi của dự án.

- RUP là một quy trình vòng lặp phát triển phần mềm được tạo ra bởi công
ty Rational Software, một bộ phận của IBM từ năm 2002 (IBM Rational).

- RUP không phải là một quy trình bó hẹp cụ thể đơn nhất nhưng là một nền
tảng quy trình thích ứng với sự phát triển các tổ chức và các nhóm dự án
phần mềm, tất cả sẽ chọn các yếu tố cần thiết của quy trình để phù hợp với
nhu cầu, quy mô của công ty, dự án và sản phẩm.

- RUP (Rational Unified Process) là một liên kết các kiến thức cơ bản với các
Artifact và mô tả chi tiết với các loại activity khác nhau. RUP được chứa bên
trong sản phẩm IBM Rational Method Composer (RMC) cho phép tối ưu tiến
trình.

- Unified Process được thiết kế từ đặc điểm chung, quy trình phạm vi rộng
lớn và RUP là một mô tả chi tiết cụ thể.

- RUP hỗ trợ các hoạt động giữa các nhóm, phân chia công việc cho từng
thành viên trong nhóm, trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát
triển phần mềm.

- RUP sử dụng hệ thống ký hiệu trực quan của UML và RUP được phát triển
song song với UML.

- RUP là kết quả của nhiều “best practices”, được hỗ trợ nhiều công cụ phát
triển phần mềm.

- RUP là một sản phẩm tiến trình có thể tùy biến.

Lịch sử của RUP


○ Bắt nguồn từ mô hình xoắn ốc (spiral model) của Barry Boehm. Rational
Approach được phát triển tại Rational Software trong những năm 1980 và
1990.

○ Trong năm 1995 Rational Software mua lại công ty Objectory AB. RUP là
kết quả của việc trộn Rational Approach và quy trình Objectory được phát
triển bởi nhà sáng lập Objectory AB là Ivar Jacobson, Objectory là một hệ
phương pháp luận hướng đối tượng được mở rộng từ Ericsson Approach một
ngôn ngữ mô hình hoá được phát triển bởi Ericsson.

○ Các kết quả đầu tiên của sự kết hợp trên được biết tới là Rational
Objectory Process, RUP được thiết kế theo quy trình Objectory nhưng phù
hợp với công cụ Rational Rose. Sau khi mục tiêu được hoàn thành thì được
đổi tên thành Rational Unified Process, phiên bản đầu tiên là 5.0 được phát
hành năm 1998, kiến trúc sư trưởng là Philippe Kruchten.
○ Phiên bản cuối cùng là RUP 7.0 được phát hành là một phần của IBM
Rational Method Composer vào tháng 11-2005.

Quy trình RUP


1. Phát triển lặp :

- Một dự án sử dụng qui trình phát triển lặp lại có một vòng đời chứa các
quá trình lặp lại.

- Một quá trình lặp là sự kết hợp chặt chẽ một chuỗi các hoạt động: mô hình
nghiệp vụ, tiếp nhận yêu cầu, phân tích và thiết kế, thực thi, kiểm lỗi và
triển khai với mức độ lặp không giống nhau, tùy theo vị trí cụ thể của vòng
phát triển.

- Quản lý, tiếp nhận yêu cầu và thiết kế là các hoạt động trọng điểm trong
giai đoạn khởi tạo và phân tích chi tiết dự án, các hoạt động thiết kế, thực
thi và kiểm lỗi đóng vai trò chủ chốt trong giai đoạn xây dựng và các hoạt
động kiểm lỗi, triển khai đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn chuyển giao
dự án.

- Một thiết kế ban đầu chỉ là một sản phẩm chưa hoàn thiện, dựa trên các
yêu cầu căn bản, về sau quá trình thiết kế càng phát hiện ra thêm nhiều
nhược điểm đó là kết quả trả giá từ việc chạy thử và trong một số trường
hợp dự án phải hủy bỏ.

- Tất cả các dự án đều có một tập các rủi ro phức tạp. Lúc ban đầu có thể
xác định để ngăn ngừa một vài rủi ro theo đúng như kế hoạch. Tuy nhiên có
rất nhiều rủi ro mà không thể phát hiện ra một các đơn giản, trơn tru cho
đến khi tích hợp hệ thống. Sẽ không bao giờ có thể dự đoán trước được tất
cả các rủi ro khi không quan tâm đến kinh nghiệm của nhóm phát triển.

2. Xây dựng theo phương pháp lặp RUP:

- Phương pháp này gọi là phương pháp phát triển lặp (hay phương pháp tiếp
cận lặp). Nó thể hiện một quy trình lặp trong một chu trình phát triển từ ý
tưởng ban đầu cho tới khi một sản phẩm phần mềm hoàn thiện, ổn định và
có chất lượng được chuyển giao tới người dùng cuối. Lợi điểm khi sử dụng
phương pháp này:

○ Các rủi ro sớm được phát hiện và giảm nhẹ trong khi tích hợp hệ thống và
xây dựng dần dự án.
○ Các thay đổi có thể quản lý được một cách tốt hơn. Cho phép thay đổi các
yêu cầu, các phương thức cho thích hợp hơn.
○ Có tính kế thừa ở mức cao, tăng khả năng tái sử dụng.

- Những người thực hiện dự án có thể học hỏi và tích luỹ thêm nhiều kinh
nghiệm qua các dự án.
- Sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
- Cấu trúc của quy trình RUP, được thể hiện theo hai chiều:

+ Trục hoành: là chiều biểu diễn thời gian và vòng đời của quy trình: thể
hiện mặt động của chu kì (cycles), được biểu diễn dưới dạng các giai đoạn
(phase), các vòng lặp (interations) và các cột mốc thời gian (milestones).
+ Trục tung: là chiều biểu diễn các tiến trình của quy trình, là các công việc
được nhóm lại một cách logic theo bản chất của chúng, thể hiện mặt tĩnh
dưới dạng các thành phần của chu trình như các tiến trình, các kết quả sinh
ra (artifacts_WHAT), cá nhân hay một nhóm thực hiện (worker_WHO), giai
đoạn công việc hoạt động liên quan với nhau (workflows_WHEN) và các đơn
vị công việc (activities_HOW).

+ Luồng công việc chính:

→ Business modeling
→ Requirement
→ Analysis & Design
→ Implemention
→ Test
→ Deployment

+ Luồng công việc hỗ trợ:

→ Project Management
→ Configuration and Change Management
→ Enviroment

You might also like