Trichdoan1 HoaHocPolyme

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Từ khi xuất hiện sự sống, polyme đã tồn tại trong tự nhiên dưới các dạng như
ADN (axit deoxy ribonucleic), ARN (axit ribonucleic), protein, polysacarit… và đóng
vai trò quyết định đối với sự sống của động vật thực vật.
Thời xa xưa, con người đã biết sử dụng polyme tự nhiên để dệt quần áo, chế tạo
vật liệu trang trí, đồ dùng và các vật dụng khác. Song nền công nghiệp polyme chỉ
được bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi xuất hiện một số phát minh quan trọng trong việc biến
tính polyme tự nhiên:
Năm 1820, Thomas Hancock đã phát hiện ra rằng sau khi nghiền, cao su tự
nhiên trở nên lỏng hơn và dễ dàng trộn hợp với các phụ gia.
Một vài năm sau, Charles Goodyear cải thiện được tính chất co giãn của cao su
tự nhiên và hạn chế được tính dính lép nhép khi trời nóng bằng cách đun nóng với lưu
huỳnh.
Năm 1844, phát hiện trên được Nelson Goodyear đăng ký sáng chế, Hancock
làm sáng tỏ và đặt tên cho quá trình đó là lưu hoá cao su.
Năm 1856, Nelson Goodyear đã phối hợp cao su tự nhiên với một lượng lớn lưu
huỳnh để tạo ra ebonit.
Năm 1846, Christian Schonbein đã phát hiện ra nitrat xenlulo (nitro xenlulo),
được biết đến như một vật liệu nổ. Song, điều quan trọng hơn đối với công nghiệp
polyme là nitro xenlulo  vật liệu rắn đàn hồi có thể đúc thành chi tiết với các hình
dạng khác nhau dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất. Năm 1862, Alexander Parkes
lần đầu tiên trưng bày các sản phẩm chế tạo từ nitro xenlulo đã được dẻo hoá. Tiếp đó,
năm 1870 John và Isaiah Hyatt đã sử dụng long não làm chất hoá dẻo cho nitro xenlulo
và nhận được vật liệu dễ dàng gia công hơn. Vật liệu đó được gọi là xenluloit.
Năm 1892, Charles Cross, Edward Bevan và Clayton Beadle đã chế tạo tơ visco
từ xenlulo. Đến thời điểm này, các polyme trên thị trường đều có nguồn gốc tự nhiên
hoặc biến tính từ polyme tự nhiên.
Tới năm 1907, Leo Hendrik Baekeland công bố sáng chế đầu tiên về tổng hợp
nhựa phenol-fomandehyt và được hãng Bakelit sản xuất công nghiệp vào năm 1910.
Cao su tổng hợp đầu tiên đi từ 2,3-dimetylbutadien được chế tạo ở Đức trong
những năm đại chiến thế giới thứ nhất.
Năm 1921, nhựa ankyt bắt đầu được tổng hợp. Cũng trong năm đó nhựa cacbamit
ra đời và được ứng dụng làm keo dán, chất tẩm phủ và chất dẻo amin (aminoplast).

1
Thời bấy giờ, sự phát triển ngành công nghiệp polyme bị hạn chế vì thiếu hiểu
biết về bản chất của polyme. Các nhà khoa học chỉ quan sát được một số tính chất đặc
biệt của polyme và họ cho rằng polyme là tập hợp của các phân tử thấp.
Năm 1920, Herman Staudinger đã nêu ra một số giả thuyết và những khái niệm
quan trọng về polyme. Ông đưa ra khái niệm đại phân tử để mô tả polyme và cho rằng
polyme được cấu tạo bởi những phân tử rất lớn từ những phần tử hoá học nhỏ được nối
với nhau bằng liên kết đồng hoá trị. Các nghiên cứu thực nghiệm về tổng hợp, tính chất
và cấu trúc của polyoxymetylen và polyeste là những căn cứ vững chắc khẳng định
quan điểm: polyme  đại phân tử.
Các giả thiết của Staudinger còn được củng cố bằng những nghiên cứu về
polyme tự nhiên của Herman Mark, Kurt Mayer và về polyme tổng hợp như polyamit,
polyeste của Wallace Carothers.
Đầu thập kỷ 1930, hầu hết các nhà khoa học đều bị thuyết phục bởi giả thiết cấu
trúc đại phân tử của polyme.
Trong thập niên 1930  1940, con người đã sản xuất các loại polyme đi từ phản
ứng trùng hợp như polyvinylclorit, polystyren, polyvinylaxetat, polymetylmetacrylat,
polytetrafloetylen, polytriflocloetylen và các loại polyme khác.
Vào thập niên sau đó 1940  1950, ngành công nghiệp polyme tiếp tục phát triển
chất dẻo trùng hợp. Cũng trong thời gian này bắt đầu xuất hiện các polyme trùng
ngưng như polyme cơ kim, polyamit, polyeste, polyuretan và nhựa epoxy.
Polyetylen áp suất cao (tỷ trọng thấp) được sản xuất vào năm 1942.
Năm 1956 bắt đầu sản xuất polyetylen áp suất thấp với xúc tác của K. Ziegler  phức
của trietyl nhôm với tetraclorua titan. Sau đó nhà bác học người Ý G. Natta đã xây dựng qui
trình công nghệ tổng hợp polypropylen điều hoà lập thể. Chính nhờ phát minh này mà
Ziegler và Natta cùng được trao giải thưởng Noben vào năm 1963.
Năm 1974 nhà bác học Flory đã nhận được giải thưởng Noben về hoá học nhờ
các công trình nghiên cứu lỗi lạc liên quan tới polyme.
Từ những năm 1970 đến nay, một loạt các polyme mới được ra đời như
polyetylen tỷ trọng thấp, sợi kevlar, polyphophazen, polyeteimit, các loại polyolefin
đặc biệt nhận được nhờ xúc tác metalloxen…
Những kỹ thuật tiến hành trùng hợp mới được ứng dụng để kiểm soát cấu trúc,
khối lượng phân tử và các nhóm chức ở cuối mạch của polyme.
Sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực hoá học các hợp chất polyme đã dẫn tới
sự xuất hiện một loạt các polyme với những tính chất đặc biệt như polyphenylen,
polysunfit thơm, polysunfon, polyimit v.v..
Ngày nay, sản lượng các polyme thông dụng phổ biến như polyetylen,
polypropylen, polyvinylclorit, polystyren… cũng như các polyme kỹ thuật như
polycacbonat, polyamit, polyimit, polyeste, nhựa epoxy… ngày càng tăng.
Các lĩnh vực lớn trong công nghiệp hoá chất, ví dụ như cao su, chất dẻo... vật
liệu compozit, đều dựa trên cơ sở các hợp chất polyme.

2
Vật liệu polyme được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc
dân vì nhiều loại polyme tương đối rẻ, có thể điều chỉnh tính chất trong giới hạn rộng và
trong nhiều mục đích sử dụng còn ưu việt hơn các vật liệu truyền thống.

1.2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA POLYME VÀ HỢP CHẤT


PHÂN TỬ THẤP
Theo tiếng Hy lạp, “polyme” có nguồn gốc từ “poly” có nghĩa là nhiều và
“meros” có nghĩa là phần.
Polyme là hợp chất có khối lượng phân tử lớn được cấu tạo bởi những phần
giống nhau, lặp đi lặp lại như một chuỗi dây xích và nối với nhau bằng liên kết đồng
hoá trị.
Polyme còn được gọi là hợp chất cao phân tử. Kích thước lớn của phân tử polyme
đã tạo cho polyme có những tính chất đặc biệt, khác hẳn các hợp chất phân tử thấp.
Trên quan điểm phân loại các hợp chất hoá học không có sự khác biệt giữa hợp
chất phân tử thấp và polyme. Trong polyme cũng có hydrocacbon cao phân tử (cao su),
dẫn xuất halogen (polyvinylclorit), hydrat cacbon (xenlulo, tinh bột), rượu
(polyvinylancol), este (polyeste), … và có những phản ứng đặc trưng cho từng loại hợp
chất giống như đối với hợp chất phân tử thấp.
Sự khác biệt lớn nhất giữa polyme và hợp chất phân tử thấp là ở tính chất vật lý
của chúng. Chính vì vậy, hoá học polyme là môn khoa học riêng biệt và những phương
pháp nghiên cứu polyme hoàn toàn khác với những gì ứng dụng để nghiên cứu các hợp
chất phân tử thấp.
Các hợp chất polyme khác nhau rất ít về tính chất vật lý nên rất khó tách chúng
ra riêng biệt. Đối với hợp chất phân tử thấp ở trạng thái lỏng được tinh chế bằng
phương pháp chưng cất, còn chất rắn tinh chế bằng phương pháp kết tinh lại. Hợp chất
polyme thường phân huỷ trong khi chưng, do vậy không thể sử dụng phương pháp trên
để tách hợp chất polyme.
Tuỳ thuộc vào khối lượng phân tử mà phân biệt hợp chất polyme, oligome và
hợp chất phân tử thấp. Khi khối lượng phân tử lớn hơn 5000 hợp chất đó là polyme, từ
500 đến 5000 là oligome, còn nhỏ hơn 500 là hợp chất phân tử thấp.
Điểm đặc biệt cần lưu ý là dung dịch loãng của các hợp chất polyme có độ nhớt
cao hơn rất nhiều so với dung dịch đậm đặc của hợp chất phân tử thấp. Quá trình hoà
tan của hợp chất polyme xảy ra chậm hơn so với hợp chất phân tử thấp và qua giai
đoạn “trương”. Khi tách dung môi, các hợp chất polyme có khả năng tạo màng chứ
không phải tạo tinh thể như hợp chất phân tử thấp. Từ dung dịch polyme có độ nhớt
cao có thể nhận được sợi.
Dưới tác dụng của tải trọng, biến dạng hoàn toàn của vật thể từ polyme không
xảy ra ngay lập tức mà trong khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian này càng ngắn
khi nhiệt độ càng cao. Một số polyme (cao su và các elastome) có biến dạng đàn hồi cao.

3
Tính chất đặc biệt quan trọng của polyme là dưới tác dụng của một lượng rất
nhỏ các tác nhân hoá học đã có thể làm thay đổi đáng kể tính chất của chúng. Tính chất
này được sử dụng để biến tính polyme.

4
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

2.1. MONOME  NGUYÊN LIỆU BAN ĐẦU ĐỂ


TỔNG HỢP POLYME
Quá trình tổng hợp polyme gồm hai giai đoạn: điều chế monome và chuyển hoá
chúng thành polyme.
Monome là hợp chất phân tử thấp có thể tương tác với nhau để tạo thành
polyme.
Yêu cầu đối với monome: cần phải chứa liên kết không no, mạch vòng không
bền hoặc những nhóm chức hoạt động (số nhóm chức lớn hơn hoặc bằng 2).
Những nhóm chức chủ yếu tham gia vào phản ứng tạo hợp chất cao phân tử
được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Những nhóm chức chủ yếu tham gia vào phản ứng tạo polyme

Tên nhóm Cấu tạo Số chức

Vinyl C=C 2

Hydroxyl C OH 1

Cacbonyl C=O 2

C C
Oxyran 2
O

Amin  NH2 1 hoặc 2

Silanol Si OH 1

Số chức của monome là số trung tâm hoạt động  một đặc trưng quan trọng của
monome. Mối liên quan của số chức monome và cấu trúc phân tử polyme được trình
bày trong bảng 2.

5
Bảng 2. Số chức của monome và cấu trúc của polyme

Số chức ban đầu Số chức biến đổi Cấu trúc và số chức của
của monome tiếp theo sản phẩm phản ứng

không Không
Không phản ứng
 

một không
  Hợp chất phân tử thấp

hai hai hai


     

             
polyme mạch thẳng
ba bốn năm sáu
        

 polyme mạng lưới không gian


bốn sáu tám
      

polyme mạng lưới không gian


Khi số chức trung bình của monome hoặc hỗn hợp monome nhỏ hơn 2 thì chỉ có
thể tạo thành hợp chất phân tử thấp. Số chức của monome bằng 2 sẽ tổng hợp được các
polyme mạch thẳng, chảy mềm dưới tác dụng của nhiệt độ và tan tốt trong các dung
môi hữu cơ. Với hệ monome có số chức lớn hơn 2 sẽ dẫn đến việc tạo thành polyme
mạng lưới không gian. Mỗi phân tử monome có số chức lớn hơn 2 là những nút của
mạng lưới nối các mạch polyme lại với nhau.
Ngày nay, nguyên liệu quan trọng nhất để điều chế monome là dầu mỏ, khí tự
nhiên và khí đồng hành. Chính vì vậy, công nghiệp polyme liên quan chặt chẽ với
ngành công nghiệp dầu khí và hoá dầu.
Quá trình chuyển hoá từ khí tự nhiên và khí đồng hành thành polyme được trình
bày trên sơ đồ 1. Trên sơ đồ 1, ở quá trình chế biến sơ bộ nhận được khí metan, etan,
propan, butan và pentan. Từ các sản phẩm trên chế biến sâu hơn thành các monome rồi
chuyển hoá chúng thành polyme.
Quá trình chế biến dầu mỏ thành polyme được trình bày trên sơ đồ 2.
Etylen, propylen và butylen được điều chế bằng phương pháp cracking dầu mỏ ở
400  500oC. Những monome trên có thể được sử dụng để điều chế các monome khác
(sơ đồ 3, 4) hoặc tổng hợp trực tiếp thành polyme.

6
POLYME
MONOME
Butylen
Cao su
Butan Cao su
Izopren
Butadien izopren
KHÍ TỰ Pentan
NHIÊN VÀ
KHÍ ĐỒNG
HÀNH Metacrylat Thuỷ tinh
Vinyl Etan Propan hữu cơ
clorua
PVC
Epiclo- Nhùa
Acrylo Etylen Metan Propylen hydrin epoxy
-nitril
Nitron,
cao su
Poly-
nitril Closilan Axetylen Tetraflo propylen
-etylen

Acrylonitril
Clopren Butadien Este vinylic
Cao su Floplast
silicon
Cao su Cao su Chất dẻo Nitron,
clopren butadien vinylic và cao su
sợi tổng hợp nitril
11

Sơ đồ 1. Chuyển hoá khí tự nhiên và khí đồng hành thành polyme

7
12
POLYME
VÀ LĨNH VỰC SỬ DỤNG
MONOME

Lavxan Sản phẩm ban đầu


(sợi, màng) Axit của quá trình chế Capro- Capron
Terephtalic biến dầu lactam
Phenoplast
Sợi tổng hợp,
(chất dẻo, Phenol Xylen Xyclo- Axit nilon
sơn, keo dán) hexan Adipic

Anhydrit DẦU MỎ Cao su


Nhựa polyeste maleic Benzen Diamin polyuretan
(vật liệu Izopentan
compozit cốt
Diizo-
sợi thuỷ tinh) Styren Cao su
Etylen xianat
izopren
Butylen
Chất dẻo
polystyren, Acrylonitril Propylen Izopren
cao su Cao su
butadien
Vinyl- Butadien
Cao su clorua
nitril, nitron Epiclo- Cao su
hydrin Glyxerin Metacrylat butyl

Polyetylen Polyvinylclorua
(màng, nhựa) (nhựa, sơn, sợi Polypropylen Nhựa Sơn và vecni Thuỷ tinh
clorin) (nhựa, sợi) epoxy glyphtal hữu cơ

Sơ đồ 2. Chuyển hoá dầu mỏ thành polyme

8
+H2O
+1/2O 2 CH2 CH2 HOCH2 CH2OH HOCH2CH2CH2OH
(Ag)
O dientylenglycol
oxyt etylen etylenglycol
+HCN +H2O CH2 = CH COOH + NH3
H2O (H2SO4) axit acrylic
HOCH2CH2CN CH2 = CH CN +ROH
etylenxyanhydrin acrylonitril
+H2O (H2SO4) CH2 = CH COOR + NH3
este cña axit acrylic
+ CH 3COOH + O2
(xt)
CH2 = CHOOCCH3
vinylaxetat
+O 2[PdCl2, CuCl2]
+(ch3co)2o

CH2CH3 CH = CH2
+H 2O oxi ho¸ +3CH 3CHO
(xt) CH3CH2OH CH3CHO CH3 CH3
+ NH 3 N H2 N
andehyt 4H 2O
axetic 2-metyl - 5 etylpiri®in 2-metyl - 5vinylpiri®in

+H OCl +H2O
HOCH2CH2Cl HOCH2CH2OH
etylenclohydrin etylenglycol

nhiÖt ph©n +Cl2 nhiÖt ph©n


ClCH2CH2Cl CH2 = CH Cl Cl CH2 CH Cl2 CH2 = C Cl2
dicloetan vinylclorua 1,2,2 tricloetan vinyli®en clorua

Sơ đồ 3. Điều chế các monome từ etylen


13

9
14

CH3 CH3 (xt)


izome ho¸ Dime ho¸ +O2 + NH3 H2
CH3 C = CH CH2CH3 (xt)
CH2 = C CH2CH2CH3 (xt) CH3 CH = CH2 2H 2O
(CH2 = CH CH = NH) CH2 = CH CN
CH4 2 - metyl penten-1 propylen acrylonitril

+O2 (xt)
CH2 = C CH = CH2
+HOCl
- H2O
CH3
izopren CH3
+C6H5 C OOH
ClCH2 CH = CH2 CH2 = CH CHO
CH3 CH CH2Cl H acrolein
C6H5 C OH clorua allyl +HOH
OH CH3
+HOCl - HCl [H]
HCl kiÒm +(CH3)3COOH

ClCH2CH = CH2Cl CH2 = CH CH2OH


CH3 CH CH2 CH2 = CH CH2OH r−îu allylic
OH
O r−îu allylic 1,3 diclopropanol-2
oxyt propylen
+1/2H2O +HO-OH
+HOH ROH
+HOH (xt) +1/2Na2CO3 - NaCl
+ROOH
- 1/2CO2
CH3 CH CH2 CH2 CH CH2 Cl CH2 CH CH2 CH2 CH CH2
OH OH OH OH OH O OH OH OH
propylen glycol Glyxerin epiclohydrin glyxerin

Sơ đồ 4. Điều chế các monome từ propylen

10
Trên cơ sở izobutylen có thể tổng hợp được axit acrylic và các dẫn xuất của nó:
CH3 CH3
+N2O4
CH3 - C = CH2 thuû ph©n CH3 - C - COOH -H2O
OH
CH3 CH3
+ROH
CH2 C COOH -H2O CH2 C - COOR
metacrylat

Trong công nghiệp, butadien được tổng hợp bằng phương pháp đề hydro hoá với
xúc tác butan hay butylen ở nhiệt độ khoảng 500  700oC:
CH2 CH CH2 CH3
H2 H2
CH3CH2CH2CH3 CH2 CH CH CH2
CH3 CH CH CH3
hoặc từ etylen:
CH2 = CH2 + H2O xóc t¸c
CH3CH2OH

2CH3CH2OH xóc t¸c


0
360-370 C
CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2O + H2
Bằng phương pháp tương tự có thể nhận được izopren từ izopentan.
Các phân đoạn của dầu mỏ có thể chuyển hoá thành hydrocacbon thơm bằng
phương pháp cracking ở 450  650oC hoặc nhiệt phân ở 650  800oC.
Benzen (một sản phẩm từ dầu mỏ hoặc từ nhựa than đá) có thể được sử dụng để
tổng hợp nhiều loại monome chứa nhân thơm (sơ đồ 5).
Axit metacrylic và các dẫn xuất của nó có thể được điều chế từ axeton:
O OH
[H2SO 4]
CH3 - C - CH3 + HCN kiÒm
(CH3)2 C
+H2O
CN +ROH
CH2 = C - CONH2 -NH3 CH2 = C - COOH -H2O
CH3 CH3

CH2 = C - COOR
CH3
Khi oxy hoá p-xylen (sản phẩm của dầu mỏ hoặc than đá) có thể nhận được axit
terephtalic, còn khi oxy hoá naftalen được anhydrit phtalic:
O
C
+9O2 O + 4CO2 + 4H2O
2 [v2O5] 2
C
O

11
NO2
CH CO
+HNO3 +O2
O
H2SO4 V2O5
CH CO
nitro benzen benzen anhydrit maleic

(AlCl3) +CH3 CH = CH2

NH2 C2H5 C2H5 CH3


CH
CH3

izopropyl benzen
anilin etylbenzen C2H5
+Cl2 dietylbenzen
-HCl -H2 (xt) +O2 (xt)

C2H5 CH = CH2 CH = CH2 CH3


Cl
C O OH
Cl
CH3
2,5-dicloetyl-
styren CH = CH2 peoxit cumen
benzen
divinyl benzen

CH = CH2 OH
Cl CH3
Cl + C=O
CH3
2,5 diclostyren
phenol axeton

CH3
HO C OH
CH3
n,n' - dioxy diphenyl propan

Sơ đồ 5. Điều chế các monome từ benzen

Từ xyclohexan, butadien và tetrahydrofuran có thể điều chế được adiponitril và


axit adipic:

12
O
O2 O2
[xt] HOOC(CH2)4COOH
+4H2O -2NH3
H2C CH2 +2CO 2 + H2O +2NH3 -4H2O
H2C CH2 [Ni(CO)4, Nil2]
O
+ 2HC l -H2O
+2HCN
Cl(CH2)4Cl -2HCl
NC(CH 2)4CN

H2
CH2 = CH CH = CH2 Cl2 C lCH2 CH = CH CH2Cl xt
2HCN
2HC
-2HCl NC CH2 CH = CH CH2 CN
Từ metan trong khí tự nhiên có thể chuyển hoá thành monome theo 3 hướng chính:
nhiệt phân khi có mặt oxy ở nhiệt độ khoảng 1000oC, clo hoá và oxy hoá (sơ đồ 6).
Nguyên liệu quan trọng để điều chế fosgen và ure là dioxit cacbon:
than ho¹t tÝnh
CO2 + Cl2 COCl2
fosgen
O
¸p suÊt
CO2 + NH3 H2O
NH2 C NH2
ure

Fosgen tác dụng tiếp với các diamin, propylen… tạo ra các monome mới:
H 2N (CH2)6 N H 2 + COCl2 4HCl
OCN (CH2 )6 NCO
hexametylen diizoxianat
NO 2 NH 2
H O NO 2 +12H
2H 2O -4H 2O
naphtalen
NO 2 NH 2
1,5-dinitro- 1,5-diamino-
naphtalen naphtalen
NCO
+ 2C O C l2
-4 H C l 1,5 - naphtalen diizoxianat

N CO

Melamin được tổng hợp từ cacbua canxi:


+ CO2+ H2O
1000C CaCN2
CaC2 + N2 -C - CaCO3
N C NH2

13
S¥ S¥ §å 6: §IÒU CHÕ C¸C MONOME Tõ METAN
+1/2O2
+Si
(CH3)2SiCl2 (Cu)
CH3Cl + NH3 HCN
diclodimetyl- +Cl2
-HCl -3H2O
di

oxi
silan ¸
ho
lo CH

ho
+400 0C +2HF +3Cl2 (xt), P
CF2 CF2 CHClF2 CHCl3 C 4 CO + 2H2 CH3OH metanol

¸
-2HCl -2HCl -3HCl
tetraflo etylen (SbF3) CRACKING
1/2O2 [Ag]
+RCOCH3 CH2 CH CO R
-H2O vinylxeton
+CH3CHO
CH2O (HOCH2)4C
+C2H2 fomandehyt pentaeritrit

CCl4 HO CH2 C CH CH2 C(CH3)2


(C6H5CO2)O2
oxi ho¸ +CH2O
+3C2H4 +4C2H4 +5C2H4 -H2O
CH3
Cl(CH2)6CCl3 Cl(CH2)8CCl3 Cl(CH2)10CCl3 HOCH2 C C C C CH2OH HOCH2 C C CH2OH CH3 C CH2 CH2
S¶n phÈm telome ho¸ hecxadiin-2,4-diol-1,6 butin -2 diol-1,4 O CH2 O
4,4-dimetyldioxan-1,3
+2H2 [xt] 220-240 0C -CH2O
+4H2 [xt] [xt]

H2N-(CH2)6COOH H2N(CH2)10COOH H2N(CH2)10COOH HOCH2(CH2)4CH2OH HOCH2(CH2)2CH2OH CH2 C CH CH2


aminoenantic aminopelagonic aminoundecanoic hecxadiol - 1,6
axit
butadiol - 1,4 CH3
axit axit izopren

O CH3 CH3
+H2 +C2H2 +CH3 C CH3 +H2
CH2 CH CH CH2 [xt] CH2 CH C CH [xt] CH CH CH3 C C CH CH3 C CH CH2
axetylen [KOH] [Pd]
butadien vinylaxetylen
OH OH
+ROH 3 metylbutin 1-ol-3 3 metylbuten 1-ol-3
[xt]
+HCl +HCl [xt] +HCN [xt] +RCOOH cacbazol [Ni(CO)4]+CO + ROH
[xt]
[xt]

CH2 CH COOR
CH2 CH C CH2 CH2 CHCl CH2 CH CN CH2 COR CH CHOCH2 R
acrylat
Cl vinylclorua acrylonitril ete vinylic O N
clopren este vinylic CH CH2
vinylcacbazol
Sơ đồ 6. Điều chế các monome từ metan
18

14
NH 2
NH2
C
N N C
N N
+ NH 2
H2N C C
N NH 2 C C NH 2
N
Melamin
Ngoài dầu mỏ, khí đốt và than đá, nguồn nguyên liệu thực vật cũng được sử
dụng để tổng hợp monome. Đường từ mía lên men thành rượu etylic, rồi loại nước
thành etylen.
Fufurol được tổng hợp từ pentozan của gỗ:
thuû ph©n
(C5H8O4)n HO CH CH OH
-3H2O
CH2 CH CHO
OH OH
pentoza
pentozan
CHO
O
Trên cơ sở fufurol còn tổng hợp được các monome khác:

CH2=C=O +O2 HC CH
CH2 = CH [xt] CHO [xt] OC CO
O O O
vinylfuran anhydrit maleic
+H2 [xt] [xt] +O2
-CO [xt]

-CO2
CH2OH COOH
O O O
r−îu fufurylic furan axit fufurylic

Các công nghệ này hiện nay vẫn còn được ứng dụng nhưng tầm quan trọng đã
giảm, tuy nhiên tuỳ tình hình chúng vẫn có thể được mở rộng khi cần thiết.

19

You might also like