Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Bài tập 3

Những biến động kinh tế vĩ mô: Mô hình AS-AD


Kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô năm 2018 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiến rất gần với
sự ổn định và đạt cân bằng bên trong và bên ngoài. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP thực đạt
7,08%, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát gần mức dự kiến 4% (3,54%) và tỷ lệ thất nghiệp đô
thị thậm chí thấp hơn dự kiến – đạt mức 2,95% so 4%. Cán cân thương mại thặng dư khoảng 7,2
tỷ USD. Để đơn giản, hãy giả định trong mô hình tổng cung – tổng cầu (mô hình AS-AD), kinh
tế vĩ mô Việt Nam đang đạt trạng thái cân bằng lý tưởng như mô tả trong hình vẽ ngay bên dưới.

Mức giá chung LRAS


SRAS1

P E

AD

YP GDP thực

Tình huống 1: Giả sử cú sốc cầu tiêu cực diễn ra do kinh tế toàn cầu đối mặt với một cuộc
khủng hoảng nghiêm trọng xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không hồi kết và chiến
tranh tiền tệ bùng lên giữa các nước lớn. Kết quả là sức cầu tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu Việt
Nam sụt giảm mạnh. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô ngắn hạn
tại điểm A như mô tả trong hình dưới đây.
Mức giá chung LRAS
SRAS1

P1 A

AD1

Y1 YP GDP thực

a. Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước hố cách lạm phát hay suy thoái?
b. Chính phủ có thể thực hiện những chính sách gì để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân
bằng kinh tế vĩ mô dài hạn? Minh hoạ bằng đồ thị.
c. Nếu chính phủ không can thiệp để khép lại hố cách này, liệu nền kinh tế có trở lại trạng
thái cân bằng kinh tế vĩ mô dài hạn không? Giải thích và minh họa bằng đồ thị.
d. Những ưu điểm và nhược điểm của việc chính phủ thực hiện chính sách để khép lại hố
cách là gì?

Tình huống 2: Trong biểu đồ dưới đây, nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng kinh tế
vĩ mô dài hạn tại điểm E thì một cú sốc cung tiêu cực (giá dầu thế giới tăng lên gấp đôi và duy trì
kéo dài) làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn đến vị trí SRAS2.
a. Mức giá chung, việc làm và tổng sản lượng sẽ thay đổi như thế nào trong ngắn hạn vì cú
sốc dầu đó? Hiện tượng này còn được gọi là gì?
b. Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa nào để xoa
dịu ảnh hưởng của cú sốc cung tiêu cực này?
c. Tại sao cú sốc cung tiêu cực thường bị xem như một tình trạng tiến thoái lưỡng nan của
các nhà hoạch định chính sách?
Mức giá chung LRAS
SRAS2

SRAS1

P E

AD

Yp GDP thực

You might also like