Singapore and Cambodia 1990s PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

ANG CHENG GUAN

SINGAPORE, ASEAN VÀ
CUỘC NỘI CHIẾN
CAMPUCHIA 1978 - 1991
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ nguyên bản tiếng Anh:
“SINGAPORE, ASEAN AND THE CAMBODIAN CONFLICT 1978 -1991”

Bản quyền bản dịch này thuộc về Công ty truyền thông Media 21.
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

2
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

3
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

LỜI GIỚI THIỆU

Tài liệu mà các bạn đang có trên tay là bản dịch cuốn sách “Singapre, ASEAN
and the Cambodian Conflict 1978 -1991” - công trình nghiên cứu được công bố từ
năm 2013 của Giáo sư Ang Cheng Guan – chuyên gia nghiên cứu của Viện Giáo
dục Quốc gia HSSE/NIE và là thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Quốc
tế S.Rajaratnam - Singapore. Những cứ liệu thông tin rất phong phú mà tác giả sử
dụng trong cuốn sách này có được từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ
hồ sơ lưu trữ dưới dạng mật của Bộ Ngoại giao Singapore.
Với chúng tôi, công trình này góp phần trả lời những câu hỏi rất quan trọng về
bối cảnh khu vực ASEAN thời kỳ 1979 -1991:
-Thế nào là chủ nghĩa hiện thực/thực dụng trong chính sách đối ngoại của
Singapre. Mức độ và hành vi của Singapore nói riêng, của các nước ASEAN nói
chung đối với vấn đề Campuchia (giai đoạn 1989 – 1991)?
- Singapore đã theo đuổi lợi ích quốc gia của mình một cách thực dụng như
thế nào trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, sự đối đầu giữa hai khối Đông – Tây,
cộng sản – phi cộng sản… và một nỗi lo ngại khi Việt Nam đưa quân vào
Campuchia để đập tan chế độ diệt chủng Polpot?
- Những bài học của 40 năm trước có ý nghĩa như thế nào cho ngày hôm
nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang vươn lên, có thể thách thức vai trò,
vị thế của Singapore trong khu vực?
Xin được gửi tới quý vị bản dịch này như một tài liệu tham khảo, để góp phần
cho những cơ sở vững chắc giúp chúng ta bảo vệ và nâng cao lợi ích cho Việt Nam
trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp hiện nay. Đồng thời, việc nghiên cứu
những tài liệu này cũng cần dựa trên những nhận thức phù hợp, để không gây
ảnh hưởng tiêu cực không cần thiết đến quan hệ song phương nói riêng cũng như
đoàn kết ASEAN nói chung.
Trân trọng!

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG MEDIA 21

4
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

SINGAPORE, ASEAN VÀ CUỘC NỘI CHIẾN CAMPUCHIA 1978 – 1991

Năm 1979, không có nước ASEAN nào có mong muốn tiếp Sihanouk, tuy
Jakarta đã cân nhắc tới việc mời tất cả những người tham gia Hội nghị
Bandung năm 1955, nếu còn sống (trong đó có Sihanouk), tới Lễ Kỷ niệm
25 năm Nạn diệt chủng vào năm 1980. Jakarta thực lòng muốn đối thoại
trực tiếp với Việt Nam để giải quyết vấn đề Campuchia.Tuy nhiên, là một
thành viên có quyền bỏ phiếu của ASEAN, Indonesia không chống lại ý
tưởng liên minh, nhưng họ cũng không chủ động cổ súy cho ý tưởng này.
Thực vậy, tới tận giữa năm 1982, Thủ tướng Lee nói với Sihanouk rằng,
một số nước ASEAN đã tỏ ra rất dè dặt về Sihanouk, và ông khuyên Thái tử
tới thăm không chỉ Singapore và Malaysia – hai nước mặn mà nhất với ý
tưởng một chính phủ liên minh, mà cả Jakarta và Manila nữa, để lôi kéo
thêm sự ủng hộ từ ASEAN.
Tháng 1/1980, Sihanouk làm dấu với David Marshall, Đại sứ Singapore ở
Pháp, rằng ông có ý định thăm Singapore. Sau khi tham vấn với Tướng
Kriangsak của Thái Lan, người không tỏ thái độ phản đối, Singapore quyết
định mời Sihanouk tới Singapore vào năm 1980. Sihanouk đã tỏ ra không
vừa, đúng như những gì người ta biết về ông. Ban đầu ông chấp nhận lời
mời, nhưng lại trì hoãn chuyến thăm trong một năm và còn ba hoa với báo
chí rằng, chính Singapore đã khởi động lời mời để thuyết phục ông hợp tác
với Khmer Đỏ, chứ ông không thỉnh cầu lời mời của họ. Điều này làm David
Marshall tức giận.Sihanouk không đồng tình với việc ASEAN tiếp tục công
nhận Kampuchea Dân chủ.Ông không muốn nước này giữ được ghế trong
LHQ. Ngày 30/4/1980, trong một phỏng vấn đặc biệt với tờ Nation Review,
lần đầu tiên Ngoại trưởng Thái Siddhi Savetsila công khai rằng, ông sẵn
sàng coi Sihanouk là lãnh đạo của Kampuchea, miễn là tuyển cử tự do
được tổ chức ở nước này. Chính Lý Quang Diệu là người đã thuyết phục Thủ

5
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

tướng Thái Prem và Ngoại trưởng Thái Siddhi, chấp nhận Sihanouk.Lý nói
ông đã tính tới rủi ro khi ủng hộ Sihanouk.Qua việc đề xuất Sihanouk, ông
có thể bị coi là ủng hộ Khmer Đỏ.
Sihanouk đã rời Paris tới Bình Nhưỡng. S.R.Nathan nhớ lại rằng, Kishore
Mahbubani được cử tới thủ đô Bắc Triều Tiên để thuyết phục Sihanouk,
khiến ông này cuối cùng cũng đồng ý tham gia vào việc thiết lập một “Lực
lượng thứ ba”.
Hẳn là Son Sann đã nhiều lần gửi thư cho ban lãnh đạo Singapore trong
quá khứ, để lôi kéo sự ủng hộ của Singapore với phong trào nổi dậy mà
ông khởi xướng vào tháng 1/1979 khi Việt Nam đem quân vào Kampuchea.
Nhưng lúc đó Singapore đã từ chối lời đề nghị của ông. Ông viết thư cho
Thủ tướng Lý Quang Diệu vào ngày 3/3/1980, yêu cầu Singapore công
nhận Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLF). Ông cũng xin
phép được thành lập Phòng Thông tin KPNLF ở Singapore. Thủ tướng Lý đã
liên lạc với Bộ Ngoại giao và Bộ này cho rằng Singapore không nên chấp
nhận lời đề nghị đó.Tuy nhiên, ông Lý cho rằng Son Sann là “một người
tốt”.Cuối năm 1980, Thủ tướng Lý, Phó Thủ tướng Ngô Khánh Thụy cùng
Ngoại trưởng S.Rajaratnam dường như đã thay đổi ý định.Tất cả đều tuyên
bố công khai rằng, Singapore muốn thay thế các lãnh đạo Khmer Đỏ hiện
tại bằng những người mới, không nhuốm màu tội ác của Pol Pot.Son Sann
là một trong những người được nhắc đến.Thông qua Wongsanith,
S.R.Nathan mời Son Sann tới Singapore với tư cách một vị khách.Nhận
thấy thời cơ, ngày 4/11, Son Sann gửi điện báo tới Bộ trưởng
Rajaratnam.Họ gặp nhau vào tháng 4/1981.Trong cuộc gặp của họ vào
ngày 15/4, Rajaratnam giãi bày với Son Sann về nhu cầu khẩn thiết phải
đạt được thỏa thuận với Khmer Đỏ về thành lập một mặt trận thống nhất.
Theo Rajaratnam, Việt Nam đã thay đổi chiến thuật, từ việc dựa vào những
tội ác của Pol Pot để tạo sự đồng cảm của quốc tế cho chế độ Heng
Samrim, sang một hướng mới: thuyết phục cộng đồng quốc tế trân trọng

6
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

những thành tựu mà chế độ mới vừa đạt được, mà nhờ những thành tựu đó
đời sống ở Kampuchea trở lại bình thường, và tình hình bắt đầu ổn định lại
sau nhiều năm tháng kinh hoàng thời Pol Pot. Thêm nữa, người Việt chỉ sợ
quân kháng chiến Khmer Đỏ mà thôi.
Sihanouk chịu áp lực ghê gớm về việc hợp tác với Khmer Đỏ, đặc biệt là
từ Bắc Kinh và cả Hoa Kỳ. Ngày 10-11/3/1981, một cuộc gặp sơ bộ giữa
Khieu Samphan và Sihanouk ở Bình Nhưỡng đã thất bại, không thể gây
dựng sự đồng thuận trong việc thành lập một liên minh. Ngày 24/4/1981,
khi Thủ tướng Lý gặp Phái viên Đặc biệt của Sihanouk, ông cũng phân trần
với In Tam về nhu cầu nhanh chóng đạt được thỏa thuận về một mặt trận
thống nhất và thành lập một chính phủ liên minh, trước khi diễn ra phiên
họp của Đại hội đồng LHQ tháng 9/1982. Đồng thời, họ cũng không nên
cản trở Khmer Đỏ đấu tranh chống lại người Việt.Theo lời Lý, “Khmer Đỏ là
lực lượng chống Việt Nam lớn nhất và tinh nhuệ nhất ở Kampuchea.Vậy
nên tình hình mới trớ trêu và bi kịch.”Lý nhấn mạnh rằng, phải liên tục
quấy nhiễu Việt Nam cho tới khi họ chấp nhận nghị quyết của LHQ về việc
rút quân khỏi Kampuchea.
Trả lời câu hỏi của In Tam về việc liệu ba nhóm (Khmer Đỏ, Son Sann,
Sihanouk) có thể gặp ở Singapore không, ông Lý dặn dò trước rằng, nếu
vậy thì không nên để người ta thấy đó là ý tưởng của Singapore. Trong
mấy năm nữa, không được để ai biết là kế hoạch này ra đời ở
Singapore.Lee giải thích rằng, thái độ của Singapore về cuộc xâm lấn của
Việt Nam thì ai cũng biết. Nước này phải thuyết phục Indonesia và Malaysia
ủng hộ quan điểm của ASEAN. Thực vậy, phải mất hơn 3 năm rưỡi, sau
cuộc xâm lấn của Việt Nam, các nước ASEAN mới đạt sự đồng thuận trong
việc ủng hộ chính phủ liên minh một cách hoàn toàn. Lý cũng nói với In
Tam rằng, không nên tổ chức cuộc gặp mặt ở Bắc Kinh, vì kết quả của nó
sẽ không được quốc tế công nhận. Lý đề xuất tổ chức ở những địa chỉ trung

7
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

lập như Paris hay New York. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tìm được
nơi phù hợp, thì có thể sử dụng các văn phòng của Singapore.
Ngày 13-14/7/1981, các Đại diện Thường trực của LHQ gặp đại diện của
ba bên tại New York. In Tam, người đại diện cho Sihanouk, cùng các trợ lý
của Son Sann đã được ASEAN mời tham dự Hội nghị Quốc tế về
Kampuchea (ICK) nhưng không được quyền biểu quyết. Họ được dặn dò là
thời gian không còn nhiều, nên phải tiến hành sớm các nỗ lực thành lập
một mặt trận thống nhất. Trong ba bên, In Tam là người “thẳng thắn và
chân thành nhất”, trong khi Khmer Đỏ và KPNLF “không bày tỏ quyết tâm
cao”.Tuy nhiên, cả ba bên cho thấy rằng, họ muốn ASEAN đứng ra tổ chức
một cuộc đàm phán về mặt trận thống nhất.Tuy nhiên, chỉ có In Tam là tỏ
ra thực lòng.Son Sann cố gắng trì hoãn bước đi này cho tới khi quân của
ông mạnh hơn, còn Khmer Đỏ chẳng thấy vội vã mà tỏ ra “miễn cưỡng vô
cùng”. Sau đó, vào ngày 15/7, Anwar Sani, cố vấn của Ngoại trưởng
Indonesia Mochtar Kusumaatmadja đã triệu tập cuộc gặp riêng của mình
với ba bên, nhưng rồi “chẳng đạt được kết quả gì”. Rõ ràng, nếu không có
áp lực của ASEAN, một mặt trận thống nhất sẽ không thể sớm thành hình
– dẫu điều này là thiết yếu với chiến lược của ASEAN.
Năm 1981, Ngoại trưởng Rajaratnam cùng S.R.Nathan gặp riêng mỗi
bên trong ba bên ở Kampuchea tại dinh thự của ông Chi Owyang, Đại sứ
Singapore tại Thái Lan, để mở đường cho việc thành lập một chính phủ liên
minh. Tan Seng Chye, người tổ chức cuộc gặp ở Bangkok, coi đây là cuộc
gặp “trọng yếu” và “rất bí mật”. Tan còn nhớ lại rằng, đây không phải một
hoạt động dễ triển khai. Để đảm bảo kế hoạch thành lập liên minh được
vẹn toàn, các lãnh đạo của Bộ Ngoại giao Thái (những người chống Khmer
Đỏ) được giữ danh tính và truyền thông không hề biết chuyện này. Sau khi
gặp ba bên, Tan được Chi Owyang yêu cầu gọi điện tới Ngoại trưởng/Thống
chế Không quân Siddhi Savetsila và làm rõ rằng, Rajaratnam muốn gặp
ông tại dinh thự để thông báo ngắn gọn về cuộc gặp với các bên

8
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Campuchia. Siddhi đáp rằng, ông muốn một mình tới Khách sạn Erawan để
gặp Rajaratnam. Khi các quan chức Bộ Ngoại giao Thái biết tin về cuộc
gặp, họ không hề hài lòng.
Cuối tháng 8/1981, Singapore đồng ý cho phép ba lãnh đạo Kampuchea
– Sihanouk, Son Sann và Khieu Samphan – tới Singapore để bàn về một
thỏa thuận vào tháng 9. S.R.Nathan nhớ lại rằng, trong suốt cuộc gặp ở
Singapore từ ngày 2-4/9, phía Singapore nhận thấy Sihanouk tỏ ra vượt
trội so với đảng của ông, Mặt trận Dân tộc Thống nhất vì một Campuchia
Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Hợp tác (FUNCINPEC) – mà vào lúc đó
thực ra là một đảng không mấy ưu thế - và thực vậy, vượt trội hơn tất cả
các bên ở Campuchia. Họ thấy Son Sann và Khieu Samphan tỏ ra khúm
núm trước Thái Tử, mặc cho những lời qua tiếng lại, những luận điệu chống
Sihanouk.Sihanouk đảm nhận vai trò của một “người cha”. Tại cuộc gặp
giữa Lý Quang Diệu và Sihanouk, Thủ tướng Lý chấp thuận yêu cầu của
Sihanouk rằng, Singapore sử dụng tên gọi “Campuchia” thay vì
“Kampuchea”.Vì thế, “Campuchia” được sử dụng trong tất cả mọi vấn đề,
ngoại trừ “trong các văn bản hay tiêu đề chính thức”.
Khi ở Singapore, Son Sann gặp Lý Quang Diệu. Lý khuyên ông tự xây
dựng hình ảnh mình như một lãnh tụ tài năng, đáng tin cậy của người dân
Kampuchea: tỏ ra cương quyết và khéo léo trong cuộc chơi tuyên truyền,
và tận dụng mọi thời cơ để công bố những quan điểm của mình, không để
Khmer Đỏ cùng Sihanouk lấn át trong công tác tuyên truyền. Lý cũng
khuyên ông tỏ ra thực tế trong những đòi hỏi về việc tham gia vào chính
phủ liên minh, đồng thời xây dựng một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ với
những tư lệnh và sĩ quan có thực lực, trước khi mưu cầu viện trợ từ người
khác. Do đó, Singapore đã có thể thuyết phục Son Sann tham gia vào liên
minh. Khmer Đỏ hé lộ bản chất thật khi chúng nhận thấy Son Sann sẵn
lòng tham gia vào liên minh, một điều chúng không ngờ tới. Rõ ràng Khmer
Đỏ chỉ giả đò nhượng bộ chứ không hề muốn chia sẻ quyền lực.

9
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Tuy vậy, ở Singapore, ba bên đã đồng ý thiết lập một ủy ban đặc biệt để
nghiên cứu kỹ lưỡng về việc thành lập chính phủ liên minh. Trong giai đoạn
này, họ sẽ tránh va chạm hay công khai bất đồng với nhau. Thái Lan đồng
ý tổ chức các cuộc họp của ủy ban đặc biệt, và thuyết phục ba bên gặp
nhau càng sớm càng tốt. Cuộc họp đầu tiên diễn ra vào ngày 13/9/1981.
Trong lúc đó, dần dần như một nghi thức hàng năm, tại phiên họp thứ
36 của Đại hội đồng LHQ tháng 9-10/1981, ASEAN bắt đầu khôi phục công
cuộc đấu tranh vì một Kampuchea tự do, độc lập. Đáng nói nhất là một
cuộc trao đổi giữa Singapore và Trung Quốc về Son Sann. Ngày 10/9,
Ngoại trưởng Dhanabalan gửi thư tới người đồng cấp Trung Quốc Hoàng
Hoa, đề xuất cho Son Sann làm phát ngôn viên của Kampuchea Dân chủ
tại phiên họp của Đại hội đồng. Hoàng trả lời bóng gió vào ngày 22/9; ông
đồng ý với Dhanabalan rằng cần phải duy trì động lực trong lòng liên minh
ba bên ở Campuchia.Ngày 23/9, Phó Ngoại trưởng Zhang Wenjin gặp
Dhanabalan ở New York “để trao đổi quan điểm”.Zhang cũng gặp Phó Thủ
tướng thứ 2 Rajaratnam vào ngày 1/10/1981. Zhang nói với Dhanabalan
rằng, Son Sann chỉ có thể có mặt tại Đại hội đồng sau khi ba bên đã soạn
thảo một chương trình hành động chung, và chỉ khi Son Sann được chính
phủ liên minh chỉ định làm phát ngôn viên. Zhang nói tới Rajaratnam rằng,
Son Sann là trở ngại duy nhất với tiến trình đối thoại của ủy ban đặc biệt,
và Son Sann muốn độc chiếm quyền lực.Ông tái khẳng định rằng, việc ai
phát ngôn đại diện cho người Campuchia ở LHQ “là vấn đề nội bộ của người
Campuchia”.Phó Thủ tướng thứ 2 đáp lại rằng năm 1980, Khmer Đỏ tỏ ý
chấp thuận một chính phủ liên minh vì chúng cảm thấy bất an, nhưng khi
giành được nhiều sự ủng hộ hơn, chúng bắt đầu trở nên cứng
đầu.Rajaratnam nói thêm rằng, vì vậy mà ASEAN tỏ ra nghi ngờ rằng,
Khmer Đỏ chỉ sử dụng chính phủ liên minh nhằm duy trì quyền lực của
mình.Ông cảnh báo rằng ASEAN có thể ngừng ủng hộ Kampuchea Dân chủ.
Trong một cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Siddhi, Đại sứ Trung Quốc ở

10
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Thái Lan - Shen Ping cho rằng Ngoại trưởng Dhanabalan chống lại Khmer
Đỏ. Tuy các quan chức Thái Lan còn dè dặt trong việc chỉ trích thái độ cứng
nhắc của Trung Quốc với Khmer Đỏ, Siddhi nói rõ với Shen Ping rằng, nếu
không có tiến triển nào trong các cuộc họp của ủy ban đặc biệt, “Thái Lan
cùng các nước ASEAN sẽ không biết phải làm sao để thuyết phục các nước
khác giữ ghế cho Kampuchea Dân ở LHQ”.
Việc đảm bảo sự hợp tác của ba bên của Kampuchea chỉ là một nửa
thách thức; cái khó hơn là khiến Bắc Kinh và Moscow nhượng bộ.Nếu
không có sự dính líu của Trung Quốc và Liên Xô thì không thể giải quyết
xung đột ở Kampuchea, bởi vấn đề này chủ yếu xoay quanh tranh cãi Xô-
Trung. Đáp lại quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Benny
Murdani, rằng các bên có thể tìm tới Việt Nam để đạt được một giải pháp,
S.R.Nathan cho rằng, điều đó là không thể, bởi người Trung Quốc chắc
chắn sẽ không chấp nhận giải pháp ấy và thay vào đó sẽ di chuyển tới Thái
Lan, tiến sát hơn tới các nước ASEAN. Thực vậy, như các quan chức Thái
liên tục khẳng định, cũng như Siddhi đã nhắc Murdani, rằng chừng nào
Trung Quốc đóng quân ở biên giới phía bắc Việt Nam, thì điều đó còn tốt
cho Thái Lan. Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ Khmer Đỏ. Nếu ASEAN không
giúp đỡ những người Kampuchea phi-cộng sản, họ sẽ chán nản và xa rời
khối này. Khi Phó Thủ tướng S.Rajaratnam gặp Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc
gia về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, John Holdridge, tại New
York vào tháng 9/1981, ông nói với Holdridge rằng, Washington cần thuyết
phục Bắc Kinh trở nên linh hoạt hơn và ủng hộ các lực lượng thay thế ở
Kampuchea. Bắc Kinh cũng cần tránh cô lập Jakarta và Kuala Lumpur,
những bên muốn tìm đến một giải pháp với Hà Nội.
ASEAN có ba mục tiêu tại phiên họp thứ 36 của Đại hội đồng LHQ: (i)
giữ ghế cho Kampuchea Dân chủ ở LHQ, nếu có thể thì lôi kéo thêm sự
công nhận của các nước; (ii) thực thi nghị quyết về Campuchia với thế đa
số áp đảo; như vào năm 1979 và 1980; (iii) ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào

11
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

của Việt Nam trong việc triển khai một nghị quyết đối lập theo nghị trình
“Hòa bình, ổn định và hợp tác tại Đông Nam Á” của nước này, bởi nó sẽ
làm giảm tác động của nghị quyết ASEAN. Các đại biểu khác của ASEAN đã
đóng vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy các mục tiêu của khối này,
nhưng những nỗ lực vận động hành lang, “như thường lệ, lại do Singapore
đảm nhận”. Kampuchea Dân chủ đã giữ được ghế, bản thảo nghị quyết của
ASEAN được thông qua với đa số phiếu, nhiều hơn 3 phiếu so với năm
1980.
Khi phiên họp thứ 36 của Đại hội đồng LHQ diễn ra ở New York, ủy ban
ba bên đặc biệt vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào.Cuối cùng, vào ngày 22-
23/11/1981, các bên gặp Ngoại trưởng Siddhi và Dhanabalan cũng như Phó
Thủ tướng Rajaratnam tại Bangkok. S.R.Nathan nhớ lại, Rajaratnam đã đe
dọa Ieng Sary rằng, nếu Khmer Đỏ từ chối hợp tác bằng việc gia nhập
Chính phủ Liên minh Kampuchea Dân chủ (CGDK), Singapore (và ASEAN)
sẽ công nhận chính phủ do Việt Nam thiết lập ở Phnom Penh. Ieng Sary đã
nhượng bộ.Rajaratnam cũng nói với Ieng rằng, những tội ác của Khmer Đỏ
còn lớn hơn nhiều lần tội ác của Hitler.
Trong một tuyên cáo báo chí ngày 24/11/1981, Rajaratnam tuyên bố,
Khmer Đỏ đã chấp thuận đề nghị của Singapore, với sự ủng hộ của Thái
Lan, rằng vào lúc này, chính phủ liên minh sắp thành lập của Kampuchea
Dân chủ sẽ là một chính phủ mà, mỗi bên được giữ nguyên thân phận của
mình và được tự do truyền bá nghị trình, tư tưởng chính trị riêng về tương
lai của Campuchia. Tất cả các bên đồng ý rằng, mục tiêu đặt ra trong
Tuyên bố Chung Singapore trước đó về sự thành lập một chính phủ liên
minh, cần được nhanh chóng thực thi.Theo Ghazali Shafie, phải tới tháng
11/1981 Bắc Kinh mới “miễn cưỡng chấp nhận” ý tưởng chính phủ liên
minh của ASEAN, dường như vì họ đã được vỗ yên rằng, Khmer Đỏ sẽ
không bị gạt ra ngoài lề.

12
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Trong cuộc gặp với Son Sann tháng 4/1982, Rajaratnam một lần nữa
nhấn mạnh sự khẩn thiết của việc thành lập chính phủ liên minh trước khi
diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào tháng 6/1982. Rajaratnam phân
trần rằng, trừ khi chính phủ liên minh ra đời, bản thân ASEAN không thể có
đủ sức để đối chọi với Bắc Kinh và Moscow trong việc hỗ trợ các bên của họ
ở Campuchia. ASEAN chỉ có thể giúp đỡ nếu phương Tây sẵn sàng cấp viện
trợ, mà điều này lại phụ thuộc vào sự thành lập một chính phủ liên minh.
Son Sann đã hỏi Rajaratnam rằng liệu Singapore có khả năng gửi viện trợ
khẩn cấp tới KPNLF trong khi chờ thành lập chính phủ liên minh không;
Rajaratnam làm rõ rằng viện trợ của Singapore cũng phụ thuộc vào sự
thành lập của liên minh. Rajaratnam đảm bảo với Son Sann rằng, Ngoại
trưởng Thái Siddhi đã đồng ý gửi viện trợ cho KPNLF một khi chính phủ liên
minh được thành lập. Ông khuyên Son Sann có cái nhìn thực tế về chính
phủ liên minh qua việc coi nó như một “cuộc hôn nhân thực dụng”, bởi
Khmer Đỏ sẽ dùng nó để tái chiếm quyền. Cần phải sử dụng chính phủ liên
minh để củng cố KPNLF thành một lực lượng đáng nể. Thực vậy, một trong
những lý do mà các nước Tây Âu vẫn ngần ngại cung cấp viện trợ cho
KPNLF, đó là họ không tin KPNLF có thể trở thành một lực lượng chiến đấu
đáng tin cậy, tuy họ cũng thấy ấn tượng với sự tận tụy và tính chính trực
của Son Sann.Với áp lực chính trị và quân sự ngày càng lớn, chỉ là vấn đề
thời gian cho tới khi Việt Nam tìm tới một giải pháp chính trị; nên KPNLF
cần chuẩn bị mình cho tình huống này. Cuối cùng, Rajaratnam nói với Son
Sann rằng, bước tiếp theo sẽ là tham vấn giữa KPNLF với Khmer Đỏ để đạt
được một thỏa thuận, trước khi diễn ra cuộc gặp ba bên ở Kuala Lumpur.
Ông nhấn mạnh rằng, không nên biến cuộc gặp ở Kuala Lumpur “thành
một phiên đàm phán”.

Thành lập Chính phủ Liên minh Kampuchea Dân chủ

13
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Phải mất 3 năm sau khi Việt Nam xâm lấn Kampuchea vào tháng
12/1978, người ta mới tập hợp Sihanouk, Son Sann và Khmer Đỏ lại với
nhau ở Singapore vào tháng 8/1981; mà đó cũng chỉ là một trong nhiều
khó khăn.Không dễ để thuyết phục ba nhóm này thành lập một chính phủ
liên minh; nhưng cuối cùng Chính phủ Liên minh Kapuchea Dân chủ
(CGDK) cũng ra đời vào ngày 22/6/1982 tại Kuala Lumpur. Ngoại trưởng
Malaysia Ghazali Shafie gặp riêng mỗi bên trong ba bên trước lễ ký kết và
nói với họ rằng, CGDK cần chủ động triển khai nỗ lực ngoại giao tại LHQ,
và Sihanouk cần thay mặt cho liên minh để lên tiếng tại Đại hội đồng LHQ.
Đồng thời, cuộc họp đầu tiên của CGDK cần được tổ chức ở Campuchia để
người ta không coi đây là chính phủ lưu vong.Ghazali muốn đánh tiếng
rằng, Kuala Lumpur mong muốn đóng góp tích cực vào việc định hình
tương lai của CGDK. Cuộc diện kiến Thiên tử/Đức vua Malaysia của
Sihanouk cũng cho thấy rằng, nước này sẵn sàng coi Sihanouk là Nguyên
thủ. Trong mấy lời kết, Ghazali nhấn mạnh vai trò của các Ngoại trưởng
Siddhi và Dhanabalan trong việc tạo điều kiện tổ chức hội nghị Kuala
Lumpur; Indonesia và Phillipines đều không được nhắc tới.
Việc thành lập CGDK là thiết yếu với chiến lược cô lập và gây áp lực với
Việt Nam của ASEAN, như một cách buộc nước này ngồi vào bàn đàm
phán.Một số nước, đặc biệt là các nước Tây Âu, bắt đầu bày tỏ sự ngờ vực
với khả năng gây ảnh hưởng tới tình hình của ASEAN.Nếu liên minh không
được thành lập trước phiên họp thứ 37 sắp tới của Đại hội đồng vào tháng
9/1982, người ta đồ rằng, sự ủng hộ dành cho Kampuchea Dân chủ sẽ sụt
giảm nghiêm trọng.Theo lời Lý Quang Diệu, “nếu không có sự hình thành
của chính phủ liên minh, chúng ta đã không thể bước tiếp.Trước khi thỏa
thuận về chính phủ được ký ở Kuala Lumpur, người Thái chỉ đứng yên.Giờ
Chính phủ Liên minh của Kampuchea Dân chủ (CGDK) đã ra đời, Sihanouk
phải tận dụng tối đa và vận hành nó.”Ngoại trưởng Philippines Romulo
cũng cho Sihanouk biết về tầm quan trọng của chính phủ liên minh. Theo

14
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Romulo, “việc giữ ghế cho Kampuchea Dân chủ tại phiên họp thứ 37 của
Đại hội đồng LHQ sắp tới, sẽ phụ thuộc phần nhiều vào sức sống của chính
phủ liên minh”.
Singapore ủng hộ các phe phi-cộng sản trong chính phủ, nhưng không
muốn Khmer Đỏ giữ vững quyền lực.Như Chia Cheong Fook giải thích, việc
đưa Khmer Đỏ vào một cấu trúc ba bên chỉ là nhằm thúc giục quân Việt
Nam rút khỏi Kampuchea.Rajaratnam nói với Khieu Samphan, “Về cơ bản ý
tưởng này rất đơn giản.Mục tiêu của phép thử (việc thành lập CGDK) trước
hết là giải phóng Kampuchea và sau đó là giúp người dân Kampuchea
quyết định xem, họ muốn có dạng chính phủ như thế nào.Đó hẳn phải là
cái đích và trách nhiệm của chính phủ liên minh”.

Sau sự thành lập của CGDK, Lý nói với Sianouk rằng, nếu chính phủ liên
minh được thành lập ở Bắc Kinh thì đã bị ASEAN phủ nhận. Lý hé lộ rằng,
chỉ vì Son Sann không tới Bắc Kinh để ký thỏa thuận, nên Malaysia mới
đồng ý chọn Kuala Lumpur làm nơi tổ chức lễ thành lập CGDK. Lý trấn an
Sihanouk rằng ông sẽ được Singapore ủng hộ. Malaysia “mới chỉ bắt đầu
bày tỏ sự ủng hộ” cho ông.Tuy Suharto “không ngờ vực” Sihanouk, ông lo
ngại rằng Sihanouk sẽ nghe lời Bắc Kinh hơn là ASEAN.Suharto ngờ vực
sâu sắc các nước cộng sản, nhất là Bắc Kinh.Sihanouk sẽ phải nhanh chóng
“lôi kéo sự ủng hộ chính trị, công cộng từ ASEAN”. Lý nhấn mạnh rằng,
Sihanouk phải chiến thắng Suharto, người mà vào đó lúc mới chỉ “bày tỏ
50%” sự ủng hộ, qua việc đảm bảo với người Indonesia rằng “ông không
phải người thân-Trung Quốc, thân-Khmer Đỏ hay thân-cộng sản, rằng ông
thực lòng đấu tranh cho sự độc lập, tự do của đất nước và người dân
mình”.
Lý đồ rằng sẽ phải mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề
Campuchia.Tháng 6/1982, ông nghĩ “sẽ phải mất hơn 4 hay 5 năm”.Trong
phân tích của ông, Hà Nội sẽ không thay đổi chính sách trong thời gian đó.

15
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Tuy nhiên, nếu Việt Nam gặp một tổng thống nữa của Hoa Kỳ như Ronald
Reagan – sau cuộc tranh cử tổng thống năm 1984 kế tiếp – có khả năng
Việt Nam sẽ đồng ý đàm phán. Lý tái khẳng định rằng, cách duy nhất để
đảm bảo Khmer Đỏ không tái thiết lập quyền lực ở Kampuchea là xây dựng
một lực lượng Kampuchea phi-cộng sản mạnh mẽ, đáng tin cậy. Tháng
6/1982, có vẻ như với sự hỗ trợ của Sihanouk thì KPNLF của Son Sann sẽ
là trở thành một lực lượng như thế.Lý giải thích rằng, Heng Samrin “chẳng
là gì cả”.Nếu người Việt rời đi, ông sẽ bị đánh bật và Pol Pot sẽ quay lại
Phnom Penh; hy vọng duy nhất của Kampuchea là Sihanouk liên minh với
Son Sann và KPNLF.Son Sann cũng được người dân ủng hộ, nhưng lại
“không có cá tính”.Ông không thể khơi dậy người dân như Sihanouk.Lý nói
với Sihanouk rằng, “những người phi-cộng sản rất cần xây dựng một lực
lượng kháng chiến chống Khmer Đỏ”. Trong các cuộc gặp giữa Sihanouk
với Thủ tướng Lý và Ngoại trưởng Dhanabalan, họ chủ yếu bàn về việc hối
thúc Sihanouk cùng những người phi-cộng sản trong CGDK bày tỏ quan
điểm ngoại giao trong vài tháng tới, đặc biệt là trong cuộc họp của Phong
trào Không liên kết (NAM) ở Baghdad tháng 9/1982 và phiên họp thứ 37
của Đại hội đồng LHQ. Đối với lời mưu cầu viện trợ của Sihanouk, Lý cho
rằng, đó không chỉ là vấn đề đảm bảo nguồn viện trợ; Sihanouk cũng cần
khơi dậy nhuệ khí chiến đấu của binh lính sao cho ngang bằng với Khmer
Đỏ. Nhuệ khí là lý do Bắc Kinh luôn đứng sau Khmer Đỏ - “Quân Khmer Đỏ
là những kẻ điên nhưng sẵn sàng chiến đấu”.
Sau nhiều thảo luận gay gắt giữa ba bên, lễ công bố sự thành lập của
CGDK diễn ra vào ngày 9/7/1982 tại một địa điểm trung lập và ít người
biết tới, gần biên giới Thái-Cam, do Thái Lan lựa chọn. Sau sự ra đời của
CGDK, Singapore bắt đầu gửi các chuyến hàng quân sự tới các nhóm kháng
chiến phi-cộng sản – Quân đội Quốc gia Sihanouk (NAS) và KPNLF - tổng
giá trị lên tới 60 triệu USD vào năm 1989, trong đó có súng trường, súng
chống tank và một số tên lửa đất-đối-không. Singapore cũng khai trương

16
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

đài truyền thanh Samleng Khmer (Tiếng nói Khmer), và bắt đầu đào tạo
người Khmer sử dụng phát thanh năm 1983.Ngoài ra, Singapore tiếp tục
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì. Trong hồi ký, Lý Quang Diệu chia sẻ
rằng, tháng 8/1982, các quan chức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và CIA thông
báo với Singapore rằng, Washington có thể viện trợ cho các nhóm kháng
chiến phi-cộng sản một khoản nhu yếu phẩm (thực phẩm và thuốc men)
lên tới 4 triệu USD, để hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN. Theo lời ông, “đây là
bước khởi đầu nhỏ, nhưng là một đột phá quan trọng”. Nó giúp Malaysia tổ
chức huấn luyện và phân phát đồng phục cho quân đội, còn Singapore
cung cấp “hàng trăm lô hàng súng trường tự động AK-47, lựu đạn, đạn
dược và trang thiết bị liên lạc”.Eddie Teo, người lúc bấy giờ là Giám đốc An
ninh và Tình báo của Bộ Quốc phòng cũng xác minh việc Singapore hỗ trợ
ngầm cho CGDK trong suốt những năm 1980. Teo còn tới biên giới Thái-
Cam để thấy tận mắt tình hình của quân kháng chiến phi-cộng sản.

Lập trường của Ấn Độ và Hội nghị Thượng đỉnh Không-liên kết


lần 7

Mặc cho nỗ lực của Hà Nội nhằm chứng minh cho cộng đồng quốc tế
thấy mình đã nhượng bộ trong vấn đề Campuchia – tháng 7/1982, người
Việt tuyên bố rút một phần lực lượng đầu tiên khỏi Campuchia – các nước
ASEAN vẫn không tin họ. Các sĩ quan cấp cao của ASEAN đều đồng thanh
rằng, trên thực tế lập trường của Hà Nội không hề thay đổi và cứng
nhắc.Nhóm này quyết định rằng ASEAN phải cho cộng đồng quốc tế biết
quan điểm của mình và củng cố CGDK mới thành lập. Cũng như Malaysia,
Singapore đã nỗ lực và thành công trong việc tạo thế đứng vững chắc nhất
cho CGDK tại Hội nghị các Thủ tướng Khối Thịnh vượng chung ở Suva, Fiji
ngày 14-18/10/1982. Đây là một bước đi chiến lược bởi cuộc gặp tiếp theo
của NAM sẽ diễn ra ở New Delhi ngày 3/1983. Nước Ấn Độ thân-Liên Xô và

17
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

thân-Việt Nam không tỏ ra mặn mà với công cuộc ủa ASEAN. Trong tuyên
bố của mình tại phiên tranh luận chung ở LHQ, Ngoại trưởng Ấn Độ
Narasimha Rao đã coi CGDK là một “liên minh thực dụng mà ý đồ thực sự
đã quá rõ ràng tới mức không còn gì để che đậy”. Ngoại trưởng
Dhanabalan coi các tuyên bố của Ấn Độ là “khiêu khích ASEAN và nghiêng
về phía Việt Nam hơn nhiều so với tuyên bố của Liên Xô”.Về tuyên bố rút
một phần lực lượng của Hà Nội, tại Suva, Thủ tướng Lý nói “Các đại biểu
cần phải cân bằng giữa thực tế là một chính phủ liên minh của Kampuchea
đang giữ ghế tại LHQ, với ảo tưởng rằng Việt Nam sẽ rút lui một phần quân
đội”. Ủy ban Ủy nhiệm Đại hội đồng LHQ, họp vào ngày 6/10/1982, lần đầu
tiên chấp nhận các lá đơn ủy nhiệm của Kampuchea Dân chủ mà không cần
biể quyết, chủ yếu vì sự thành lập của CGDK và sự hiện diện của Sihanouk
tại LHQ với tư cách Người đứng đầu. Theo như báo cáo của Bộ Ngoại giao
về Đại hội đồng LHQ, rõ ràng tại LHQ, Sihanouk tiếp tục chiếm được cảm
tình và sự tôn trọng quốc tế với tư cách một người Campuchia yêu nước,
cũng như với thân phận là một thành viên sáng lập ra NAM. Không kém
phần quan trọng là những nỗ lực vận động hành lang bền bỉ của ASEAN tại
LHQ. Các đoàn đại biểu ASEAN, do Singapore điều phối, đã rất nỗ lực vận
động hàng lang để tạo sự ủng hộ rộng rãi với nghị quyết ASEAN. Nước này
đã lôi kéo được 49 nước (so với 35 nước năm 1981).Nghị quyết của ASEAN
về tình hình ở Campuchia lại một lần nữa được thông qua với đa số phiếu
cao nhất từ năm 1979.
Nỗ lực ngoại giao tiếp theo được thực hiện tại Hội nghị Thượng đỉnh
Không-liên kết lần 7 ở New Delhi vào ngày 7-11/3/1983. Một lần nữa,
Singapore muốn đảo ngược quyết định được đưa ra tại Hội nghị lần trước ở
Havana vào tháng 9/1979, mà ở đó Kampuchea Dân chủ bị khai trừ khỏi
NAM, để lại chiếc ghế trống, mặc cho sự chống đối mạnh mẽ của Singapore
và một số nước khác, những nước cho rằng, mặc cho thất bại của mình,
Kampuchea Dân chủ vẫn là một chính phủ hợp thức ở Kampuchea. Theo

18
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Singapore, quy trình được triển khai ở Havana vừa sai vừa bất hợp thức.
Mục tiêu tối thượng của Singapore là chiếm ghế cho CGDK mới thành lập.
Nếu không thể làm được điều đó, thì ít nhất phải đảm bảo là vấn đề này
chưa ngã ngũ, để lại khơi dậy nó trong các cuộc họp sau này của NAM. Do
đó, Singapore đã xuất bản sổ tay, Havana và New Delhi: Có gì khác nhau
để khởi dậy mối quan tâm về vấn đề Kampuchea. Sổ tay này ban đầu chỉ
được gửi cho các đại biểu thân hữu, nhưng khơi dậy sự tò mò và mối quan
tâm tới mức có rất nhiều người muốn sở hữu nó. Singapore cũng sử dụng
truyền thông để gây áp lực với Ấn Độ, nhưng Ấn Độ tiếp tục ủng hộ
Cuba.Cuối cùng, 28 nước đã ủng hộ lập trường của ASEAN, 19 ủng hộ
chính phủ Heng Samrin còn 12 ủng hộ phương án bỏ trống ghế. Khả năng
chuyển hướng sang công thức ghế-trống của những người ủng hộ ASEAN
khiến Singapore tự hỏi, không biết có đúng đắn không khi sử dụng ASEAN
để vận động nhằm đảo ngược quyết định ở Havana. Theo đánh giá của
đoàn đại biểu Singapore, ASEAN đã mất vị thế chính trị. ASEAN không còn
có thể chất vấn tính hợp thức của quyết định Havana và “sẽ bắt đầu vòng
tiếp theo của cuộc đấu tranh ở một thế thấp hơn, tức là ASEAN chỉ có thể
tranh luận với Việt Nam về việc ai đại diện cho Campuchia, chứ không phải
thể chất vấn tính hợp thức của những quy trình được sử dụng ở Havana để
đánh bật Kampuchea Dân chủ”. Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, ba
nhóm vẫn chưa thể hòa giải quan điểm, nên một ban điều phối, với thẩm
quyền của ủy ban đặc biệt, được giao trách nhiệm nghiên cứu vấn đề sâu
hơn và báo cáo với các Ngoại trưởng vào năm 1985.Trong tất cả các cuộc
gặp và hội nghị thượng đỉnh sau đó của NAM cho tới khi vấn đề Campuchia
được giải quyết năm 1989, Singapore đã thành công trong việc ngăn chặn
tất cả những nỗ lực của những người ủng hộ Cuba và Việt Nam nhằm nâng
đỡ cho chế độ Heng Samrin.
Ở New Delhi, Ngoại trưởng Dhanabalan gặp Ngoại trưởng Việt Nam
Nguyễn Cơ Thạch. Thạch nói với Dhanabalan rằng, Singapore và Việt Nam

19
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

“cần mở ra một trang mới trong quan hệ song phương”. Vì trải qua thời
gian mà vẫn chưa thành hiện thực, ông đề xuất rằng tạm thời hai bên cứ
giữ vững quan điểm riêng nhưng cần thắt chặt quan hệ tương hỗ hơn.Ông
phân trần rằng trong tầm một thập kỷ tới, Đông Nam Á sẽ đối mặt với một
Trung Quốc mạnh hơn. Do vậy, “các nước Đông Nam Á cần hợp tác và
không uổng phí thời gian đối đầu nhau, mà cần hợp tác và cùng đối mặt
với nguy cơ Trung Quốc”. Dhanabalan gần như đã nói với Thạch rằng
Campuchia “là vấn đề duy nhất giữa Singapore và Việt Nam”, và “vấn đề
này không thể bị làm ngơ bởi Campuchia nằm trong khu vực Đông Nam Á”.
Nguyễn Cơ Thạch cũng gặp Ngoại trưởng Malaysia Ghazali Shafie.Chính
trong cuộc gặp này mà ý tưởng về một (ASEAN) + 2 (Việt Nam và Lào)
được đề xuất. Lúc này, Chế độ Heng Samrin – mà ASEAN không công nhận
– và CGDK – mà Việt Nam không công nhận – không được nhắc tới. Ba
Ngoại trưởng ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh NAM quyết định rằng, đề
xuất của Nguyễn Cơ Thạch về các cuộc gặp kín với ASEAN, Việt Nam và
Lào cần được bản thêm với những người đồng cấp Thái Lan và Philippines
tại cuộc họp ASEAN tới đây ở Bangkok vào ngày 24-25/6/1983. Ở New
Delhi, ba Ngoại trưởng ASEAN cũng gặp Tổng thư ký LHQ Perez de Cuellar,
người cam kết sẽ gửi Đại diện Đặc biệt của ông là Rafeeuddin Ahmed tới
Đông Nam Á để tham vấn với họ vào tháng 4.
Trong khi đó, cuộc giao tranh gay gắt nhất kể từ khi Việt Nam xâm lấn
Kampuchea năm 1979 diễn ra tại khu vực biên giới Thái-Cam vào giữa
tháng 12/1982 và tháng 4/1983. Quân đội Việt Nam và Cộng hòa Nhân
dân Campuchia (PRK) áp đảo một số đơn vị quân đội của CGDK ở đây.
Bangkok cáo buộc Việt Nam “xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Thái Lan” còn Phnom Penh phản pháo rằng người Thái đem quân đội
và máy bay vào lãnh thổ Kampuchea. Ngày 7/4/1983, khi ở Bangkok, Trợ
lý An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Paul Wolfowitz tuyên bố rằng, Washington có
thể đẩy nhanh các gói vũ khí cho Thái Lan, nhưng sẽ không viện trợ quân

20
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

sự cho CGDK, bởi “làm như thế không giúp gì cho việc tìm một giải pháp
chính trị”. Cả hai bên còn không thể đồng thuận về những bước đầu tiên để
giải quyết bất đồng. Ngoại trưởng Siddhi tuyên bố vào ngày 16/4 rằng, nếu
Việt Nam rút quân tới vị trí cách biên giới Thái 30 cây số, ông sẵn sàng tới
Hà Nội để đối thoại. Ngoại trưởng Hun Sen đáp trả vào ngày 1/5 rằng, Thái
Lan không có tư cách đưa ra những đòi hỏi đơn phương khi nước này vẫn
tiếp tay cho những cuộc tấn công vào lãnh thổ Kampuchea. Chuyến thăm
của Nguyễn Cơ Thạch tới Bangkok ngày 8-9/6/1983 cũng không gây dựng
được sự đồng thuận nào.
CGDK
Một năm sau khi thành lập CGDK, Khmer Đỏ vẫn là thành viên mạnh
nhất trong liên minh.KPNLF có ít viện trợ quân sự, còn FUNCIPEC thiếu sự
lãnh đạo và tổ chức trên thực địa.Còn quá sớm để đánh giá liệu Thái tử
Ranariddh, người thay thế Thái tử Chakrapong vào tháng 6/1983, có đem
lại sự lãnh đạo quân sự hiệu quả hơn không. Những bất đồng trong nội bộ
KPNLF về sự hợp tác gần gũi hơn với FUNCINPEC chưa được giải quyết.
CGDK cũng chưa hoàn toàn thành công trong việc thể hiện một tinh thần
đoàn kết.
Rajaratnam đã nói với Son Sann rằng, không phải lúc nào ASEAN cũng
nên đảm trách hết việc đối thoại cho CGDK. Chính phủ liên minh cần phải
cho thấy mình không phải một “anh hề của ASEAN”.Tuy nhiên, để CGDK có
thể hiệu quả và đáng tin cậy, họ trước hết phải đoàn kết trong hành động –
một điểm mà Rajaratnam tái nhấn mạnh. Thật khó để ASEAN can thiệp vào
các vấn đề nội bộ của CGDK nhằm đảm bảo sự cố kết của liên minh. Ông
nhắc tới ASEAN để làm rõ quan điểm của mình: ASEAN đã phải cùng nhau
hợp tác và thể hiện là một mặt trận mạnh mẽ, thống nhất với thế giới ngay
cả khi có những bất đồng trong nội bộ về vấn đề Campuchia. Ông nói
thêm, điều này đã làm người Việt Nam bối rối bởi trong những cuộc gặp
giữa họ với các nước thành viên, họ thấy Indonesia và Malaysia có đường

21
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

lối mềm mỏng hơn, nhưng tại các cuộc họp của ASEAN, cả 5 nước đều
đồng lòng. Rajaratnam tin rằng vì sự đoàn kết của ASEAN mà Việt Nam đã
“bớt kiêu ngạo” hơn tại hội nghị NAM tháng 3/1983 ở New Delhi, so với hội
nghị Havana 1979. Theo đánh giá của ông, Hà Nội nhận thức được rằng
mình không thể chiếm ưu thế trong cuộc đấu tranh chính trị về Campuchia,
nên giờ đây chuyển hướng chiến lược sang việc chờ cho CGDK lục đục nội
bộ, rồi khai thác rối ren đó.
Khi CGDK lần đầu được thành lập, truyền thông quốc tế cũng như những
ai nhiệt tình ủng hộ ASEAN, đều nghi ngờ tính khả thi của liên minh này.
Bản thân một số thành viên ASEAN cũng không rõ liệu Sihanouk có giữ
được bản lĩnh quốc tế, tầm nhìn chính trị, thể trạng vững bền và tinh thần
rắn rỏi để lãnh đạo chính phủ liên minh trong cuộc đấu tranh ngoại giao,
chính trị và quân sự trường kỳ với Việt Nam không. Như đã nói ở trên,
trong tất cả các nước ASEAN, Singapore đặt hy vọng cao nhất vào
Sihanouk; ông đã đáp ứng được những kỳ vọng của nước này. Khoảng 1
năm sau khi CGDK ra đời, Rajaratnam nhận định rằng, ngay cả Khmer Đỏ
cũng nhận được rằng một bên nào đó trong liên minh phải nổi lên như một
thế lực gắn kết nhóm, và Sihanouk đã đĩnh đạc chứng minh mình là người
đó.

Không nước nào muốn đặt cược vào một con ngựa ba chân (chỉ chính
phủ liên minh ba bên). Từ quan điểm của của Singapore, sự hình thành
CGDK chỉ là bước đầu tiên.Trong một số trường hợp, các lãnh đạo
Singapore đã mở rộng ý tưởng ra việc sáp nhập giữa FUNCINPEC với
KPNLF. Trước đó, dẫn lời Thủ tướng Lý, Rajaratnam đã thử thuyết phục
Sihanouk nỗ lực nhằm sáp nhập các nhóm cộng sản trong CGDK, để củng
cố sức mạnh của họ trong tương quan với Khmer Đỏ. Tuy nhiên, Sihanouk
viện dẫn nhiều lý do để từ chối. Một nguyên nhân chính hẳn là vì Trung
Quốc phản đối.Theo Sihanouk, Bắc Kinh không đồng tình với sự sáp nhập

22
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

đó.Trung Quốc đã nói với ông rằng, họ không muốn các phe đơn lẻ trong
chính phủ liên minh thành lập các đảng chính trị riêng để tổ chức bất cứ
cuộc tuyển cử nào. Bắc Kinh muốn chính phủ liên minh này cai quản
Kampuchea, ngay cả sau khi Việt Nam đã rút khỏi đất nước và Sihanouk
lên làm Nguyên thủ, Son Sann làm Thủ tướng còn Khieu Samphan là Phó
Thủ tướng phụ trách Ngoại giao. Họ muốn đảm bảo rằng, Khmer Đỏ có ít
nhất một số ghế trong chính phủ.Vì áp lực từ phía Trung Quốc, người Thái
cũng không mặn mà với bất cứ cuộc sáp nhập các nhóm phi-cộng sản nào.
Bangkok đã tính tới lợi ích của Bắc Kinh, cũng như người Thái phụ thuộc
vào Trung Quốc để đảm bảo an ninh trong tương quan với Việt Nam.
Rajaratnam đã đồng ý rằng, việc chiếm được sự ủng hộ của Thái Lan là
thiết yếu với công cuộc tháo gỡ vấn đề Campuchia của ASEAN, cũng như
Lý Quang Diệu đã nói với Sihanouk rằng, quyết định của người Thái sẽ định
đoạt kết quả của nó không chỉ ở Thái Lan mà còn ở Campuchia. Dù sao đi
nữa, cả FUNCINPEC và KPNLF đều khó hợp tác với nhau vì bất đồng trong
đường lối.

Lời thỉnh cầu của ASEAN


Ngày 12/4/1983, các ngoại trưởng của Việt Nam, Lào và Cộng hòa Nhân
dân Kampuchea (PRF) gặp mặt trong một hội nghị đặc biệt ở Phnom Penh,
nơi họ thông báo Việt Nam sẽ rút quân một đợt nữa vào tháng 5. Không
giống tháng 7/1982, việc rút quân vào ngày 2/5 được một số nhà báo
phương Tây chứng kiến. Họ đếm được 1000 lính, 12 xe tăng và 15 khẩu
pháo. Các ngoại trưởng cung bày tỏ sự ủng hộ với công thức 5+2 mà phía
Malaysia đề xuất trong cuộc gặp giữa Nguyễn Cơ Thạch và Ghazali Shafie ở
New Delhi.
Tuy nhiên, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 16 ở Bangkok vào
tháng 6, công thức 5+2 bị khước từ, vì cả Bangkok và Manila từ chối đàm
phán với Việt Nam cho tới khi rút khỏi Kampuchea. Thái Lan một mực rằng

23
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Việt Nam cần đảm nhận hoàn toàn trách nhiệm, và không phải lúc nào
ASEAN cũng có thể đưa ra những đề xuất mới để giải quyết vấn đề
Campuchia. Tuy nhiên, các ngoại trưởng khác cảm thấy ASEAN cần gia
tăng áp lực với Việt Nam qua việc bỏ ngỏ tất cả kênh đối thoại.Họ thấy
rằng, ASEAN cần chủ động chứ không chỉ phản ứng lại những động thái của
Việt Nam.Chỉ có Ngoại trưởng Siddhi nhấn mạnh giải pháp tại Hội nghị
Quốc tế về Kampuchea (ICK). Singapore đề xuất rằng, như một phần chiến
lược để gây áp lực với Việt Nam, ASEAN cần lảng tránh lời kêu gọi của Việt
Nam về một giải pháp chính trị dựa theo khuôn khổ ICK. Thay vào đó,
trong tuyên cáo chung, ASEAN cần thuyết phục Việt Nam cân nhắc “những
yếu tố có trong Tuyên bố của ICK”. Diễn đàn cụ thể để các bên thảo luận
sẽ được để ngỏ. Singapore giải thích rằng, hướng tiếp cận này sẽ khiến
Việt Nam không còn có thể từ chối tham gia ICK vì lý do hội nghị này
không có gì liên quan tới LHQ nữa, chừng nào ICK còn công nhận
Kampuchea Dân chủ. Hướng tiếp cận cũng nhằm xóa dần quan điểm rằng,
ASEAN thiếu linh hoạt.Nó cũng lôi kéo thêm sự ủng hộ cho quan điểm của
ASEAN và chứng minh rằng tổ chức này thực lòng muốn hướng tới đàm
phán.
Trong cuộc gặp với phái viên đặc biệt của Tổng thư ký LHQ, Rafeeuddin
Ahmed nói với các Ngoại trưởng ASEAN rằng, điểm duy nhất mà Việt Nam
tỏ ra linh hoạt là việc nước này đồng ý rằng, vấn đề Campuchia sẽ xâm
phạm lợi ích an ninh của các nước ASEAN. Tuy Việt Nam tiếp tục khẳng
định rằng vấn đề này là câu chuyện giữa Trung Quốc và Việt Nam, nếu như
biên giới Thái-Cam được an toàn, nước này có thể sẵn sàng thảo luận về
việc rút quân dần dần khỏi Campuchia.Trong cuộc gặp sau-hội nghị Bộ
trưởng với các Đối tác Đối thoại của ASEAN, một số nước Đối thoại bày tỏ
quan ngại về sự tiến triển chậm trong vấn đề Campuchia, 12 tháng sau khi
CGDK ra đời. Họ cũng tự hỏi liệu thời gian có chống lại ASEAN không, nhất
là trong bối cảnh Sihanouk mới đề xuất thành lập một chính phủ hòa giải

24
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

dân tộc, mà trong đó có chế độ Heng Samrin do Việt Nam chống lưng.
Dhanabalan kêu gọi các bên kiên nhẫn.Theo đánh giá của ông, cho tới nay
CGDK đã làm khá tốt, và sẽ cần nhiều thời gian hơn để gây dựng lực lượng
quân đội phi-cộng sản.
Tuy đã bị ASEAN từ chối, mô hình 5+2 lại tiếp tục nhận được sự ủng hộ
tại hội nghị Ngoại trưởng Đông Dương lần thứ 7 ở Phnom Penh từ ngày 19-
20/7/1983. Không giống tuyên cáo được đưa ra sau hội nghị Ngoại trưởng
Đông Dương lần 6 ở TP HCM năm trước đó, tuyên bố Phnom Penh không
kêu gọi các bên khai trừ Kampuchea Dân chủ khỏi LHQ. Ngoài ra, lần đầu
tiên tuyên bố này ca ngợi Tổng thư ký LHQ vì những nỗ lực cá nhân “nhằm
thúc đẩy đối thoại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á để xoa dịu
căng thẳng”.
Như nói ở trên, những cuộc bàn thảo tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN
lần 16 đã tạo ra chuyển biến đáng kể trong chính sách ASEAN về vấn đề
Kampuchea. Điều này được phản ánh trong Tuyên bố Chung của Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN lần 16 và sau đó được tóm tắt lại thành “Một lời thỉnh
cầu của các Ngoại trưởng ASEAN về Độc lập của Kampuchea” vào ngày
23/9/1983, trùng khớp với Đại hội đồng LHQ lần thứ 38. “Lời thỉnh cầu của
ASEAN” – như nhiều người gọi tên – đã phản ánh rõ ràng Tuyên bố Chung
của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 16, mà ở đó ASEAN cố gắng tỏ ra
nhẹ nhàng hơn với Việt Nam. Trong một phỏng vấn ngày 20/9, Rajaratnam
nói rằng ASEAN sẽ chọn hướng tiếp cận mềm mỏng hơn với vấn đề
Kampuchea tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 38. Theo lời ông, “[họ đã] nhượng
bộ hơn trong hướng tiếp cận, nhưng không phải trong các vấn đề cơ
bản”.Như Singapore giải thích “những gì chúng tôi đang cố làm là tìm
đường ra cho Việt Nam, nỗ lực thực hiện những bước đi thiết thực để giúp
Việt Nam rút quân khỏi Kampuchea. Lợi ích lâu dài của Việt Nam là chung
sống với các nước khác trong khu vực, chứ không phải phục vụ lợi ích quân
sự và chính trị của Liên Xô và xung đột với các nước khác. Tuy nhiên, giải

25
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

pháp nào cũng phải cân nhắc tới người dân Kampuchea, những người xứng
đáng được hưởng quyền tự quyết và độc lập.” Nói ngắn gọn, Lời thỉnh cầu
của ASEAN, theo lời của Peter Chan, “nhắm tới một giải pháp chính trị công
bằng cho vấn đề Campuchia.”
Lời thỉnh cầu của ASEAN đã tái định hướng mối quan tâm quốc tế vào
nhu cầu trao quyền tự quyết cho người dân Khmer, thông qua việc rút
quân Việt Nam khỏi Kampuchea và khôi phục lại độc lập. Nó đề xuất các
bước đi sơ bộ nhằm hướng tới một giải pháp chính trị toàn diện về vấn đề
này, chẳng hạn như rút quân đội Việt Nam khỏi lãnh thổ Kampuchea theo
từng đợt, sau đó là ngừng bắn và thiết lập các khu vực an toàn tại các
vùng đất trống, đặt dưới sự bảo trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị
nạn (UNHCR).
Lời Thỉnh cầu bị Việt Nam từ chối, vì theo họ, nó đòi hỏi người Việt đơn
phương rút quân khỏi Kampuchea mà không tính tới các quan ngại an ninh.
Nhưng ASEAN vẫn một mực chống lại bất cứ giải pháp khu vực nào mà
theo đó, chế độ Heng Samrin sẽ được công nhận là hợp thức, và sự xâm
lấn Kampuchea của Việt Nam được coi là việc đã rồi (fait accompli). Theo
đánh giá của Singapore, Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng đạt được một giải
pháp, mặc dù họ tuyên bố là muốn tham gia đối thoại với ASEAN. Đó là vì
Hà Nội vẫn chưa thể củng cố chỗ đứng của họ ở Kampuchea, phần nhiều vì
sự chống đối của Khmer Đỏ nhưng gần đây là từ KPNLF của Son
Sann.“KPNLF đã làm tốt hơn nhiều so với dự kiến…cho thấy họ đang trở
thành một lực lượng đáng nể”. Tuy nhiên, KPNLF vẫn chưa thể sánh bằng
Khmer Đỏ. Đối với Sihanouk, tuy ông rất “tài giỏi về chính trị”, ông thiếu
những phụ tá giỏi để tổ chức các lực lượng trên thực địa của FUNCINPEC.
Singapore tin rằng, vào lúc đó, nhóm của Son Sann có “ưu thế hơn” và cần
được ủng hộ càng mạnh càng tốt. Singapore đã cố thuyết phục Washington
rằng, Hoa Kỳ cần thể hiện rõ là mình ủng hộ quân kháng chiến phi-cộng
sản, bởi “điều đó sẽ giáng một đòn mạnh vào nhuệ khí của cả Khmer Đỏ và

26
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Việt Nam”, Dhanabalan nói với Chủ tịch của Tiểu ban Hạ viện về Châu Á-
Thái Bình Dương, Stephen Solarz.
Theo phân tích của Singapore, cần thực hiện mọi nỗ lực để ngăn Việt
Nam củng cố vị thế ở Kampuchea. Cho phép Hà Nội củng cố chỗ đứng thì
cũng đồng nghĩa với tăng cường vị thế của Liên Xô. Bangkok không thể dựa
vào Liên Xô bởi ảnh hưởng của Trung Quốc với nước này là quá mạnh. Thái
Lan có thể trở thành chiến trường giữa Bắc Kinh và Moscow, đổi lại điều
này gây ra những khó khăn nghiêm trọng với tất cả các nước ASEAN.
Nhưng nếu mặt khác, Việt Nam thất bại và Trung Quốc thống trị Đông
Dương, điều này sẽ có hại cho ASEAN. Do đó, giải pháp tốt nhất là khuyến
khích Việt Nam rút dần khỏi Kampuchea, trong khi duy trì sự toàn vẹn của
Kampuchea, đồng thời vỗ yên Trung Quốc. Điều này cũng làm giảm sự phụ
thuộc của Việt Nam vào Moscow.
Khi Nguyễn Cơ Thạch gặp Ngoại trưởng Indonesia Mochtar ở New York,
ông nói với Mochtar rằng Việt Nam không thể chấp nhận đề xuất rút quân
từng phần khỏi lãnh thổ, bởi làm thế sẽ tạo điều kiện cho lực lượng Pol Pot
tái chiếm lãnh thổ ở Campuchia. Ông cũng từ chối đề xuất các khu vực an
toàn dưới sự bảo trợ của quân đội LHQ, bởi nó đồng nghĩa với sự trở lại của
Pol Pot bởi LHQ tiếp tục công nhận Kampuchea Dân chủ. Mochtar nói với
Thạch rằng, ASEAN không còn dựa duy nhất vào diễn đàn ICK để thương
thảo về một giải pháp, tuy vẫn phải giữ nguyên các yếu tố của ICK trong
khuôn khổ các cuộc đàm phán.
Nguyễn Cơ Thạch cố gắng loại bỏ Kampuchea khỏi tầm ngắm của LHQ
và thay vào đó thúc giục các bên đối thoại khu vực. Để tránh sự căng
thẳng xảy ra hàng năm, ông nói với Mochtar rằng Việt Nam sẵn sàng
không đả động gì tới thư ủy nhiệm của Kampuchea Dân chủ, nếu ASEAN từ
bỏ Nghị quyết về Tình hình ở Kampuchea tại phiên họp Đại hội đồng thứ
38. Các Ngoại trưởng ASEAN bác bỏ đề xuất của Thạch. ASEAN cũng từ
chối đề xuất của Việt Nam về một cuộc tranh luận nghiêm chỉnh về nghị

27
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

quyết của họ và về “Vấn đề hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á”
mà Việt Nam quan tâm.
Tuy nhiên, người ta cũng thử đàm phán với Việt Nam về việc soạn thảo
một nghị quyết chung. Nhìn ở bề nổi thì bản thảo nghị quyết của người Việt
có vẻ rất hợp lý và ôn hòa, nhất là với những người không quen với vấn đề
này.Các Đại diện thường trực của ASEAN cảm thấy sẽ khó mà phản đối bản
thảo này tại Đại hội đồng LHQ và “các bên sẽ dễ dàng đồng thuận để thông
qua nó”. Tuy nhiên, bản thân ASEAN gặp khó khăn lớn với bản thảo: nó
không nhắc tới vấn đề Kampuchea cùng với nhu cầu giải quyết vấn đề này
trước khi đạt được mục tiêu hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á;
ASEAN không công nhận các nước Đông Dương là một nhóm thống nhất;
đề xuất được đưa ra thì không rõ ràng chút nào. Singapore thẳng thừng
cho rằng, Việt Nam không được phép đưa ra nghị quyết với mục đích tuyên
truyền. Sau nhiều phiên thảo luận, các Đại diện thường trực của ASEAN
đồng ý rằng, hướng đi tốt nhất là ASEAN sẽ “vô hiệu hóa văn bản” thông
qua các “điều khoản sửa đổi ngặt nghèo”. Về cơ bản, ASEAN muốn sửa đổi
sao cho trong bản thảo, Việt Nam công nhận tất cả những nghị quyết trước
đây của LHQ về Kampuchea từ năm 1979 tới 1983, thừa nhận rõ sự xâm
chiếm Kampuchea liên tục của các lực lượng nước ngoài, và tuyên bố rằng,
bước đầu tiên để đạt được mục tiêu hòa bình, ổn định và hợp tác là tìm ra
giải pháp chính trị triệt để cho xung đột ở Kampuchea. Dĩ nhiên, Việt Nam
không chấp nhận những điều sửa đổi đó.
Việt Nam và các nước thân cận quyết định không đả động gì tới thư ủy
nhiệm của Kampuchea Dân chủ tại phiên họp Đại hội đồng thứ 38.Nghị
quyết của ASEAN về Kampuchea lại một lần nữa được thông qua tại phiên
họp này.Thế là sau 5 năm, nghị quyết này trở thành một câu chuyện
thường lệ tại các phiên họp Đại hội đồng. Người ta quan ngại rằng, vì nhiều
lý do, trong tương lai các đoàn đại biểu nhỏ mà đã biểu quyết ủng hộ nghị
quyết này, sẽ không còn phải chịu áp lực để biểu quyết nữa. Ngoài ra, mặc

28
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

cho thất bại thứ 5 liên tiếp ở LHQ, Hà Nội không cho thấy dấu hiệu nào của
sự nhượng bộ.Hà Nội vẫn khăng khăng tìm một giải pháp trên thực địa chứ
không phải thôn qua LHQ.
Dẫu Việt Nam bác bỏ Lời thỉnh cầu ASEAN, trong một phiên họp kín của
các Ngoại trưởng ASEAN tại Jakarta vào ngày 7/11/1983, các ngoại trưởng
đồng ý thiết lập một Tổ Công tác của các Quan chức Cấp cao để nghiên cứu
vấn đề rút quân của Việt Nam, và thực hiện nội dung của Đoạn 5 trong các
văn bản thỉnh cầu của ASEAN để hỗ trợ KPNLF và FUNCINPEC tuyển mộ
binh lính. Ông cũng nghĩ rằng, sự hiện diện của Sihanouk có thể tạo ra sự
đoàn kết trong người dân Kampuchea, thậm chí ông còn ngỏ ý thiết lập
một đường dây liên lạc qua vệ tinh, để Sihanouk truyền đi thông điệp từ
Bình Nhưỡng tới Singapore và tới biên giới Campuchia. Tuy nhiên, trước hết
phe phi-cộng sản cần hợp tác và nhanh chóng tổ chức lực lượng của mình,
bởi nếu không chuẩn bị lực lượng quân sự, Khmer Đỏ có thể giành lợi thế
bởi chúng có thêm thời gian tuyển quân.
Singapore đã thành công trong việc thuyết phục người Thái cho phép
Son Sann vận hành đài phát thanh ở Thái Lan năm 1982. Lý tiên liệu rằng
phải tới năm 1986 đài phát thanh mới vận hành hiệu quả và trọn vẹn. Tuy
nhiên, sau 2 năm tập huấn (1982-1984), ông bị “sốc” khi KPNLF vẫn cần
Singapore hỗ trợ biên tập tin tức, trong khi ở nước ngoài có nhiều người
Campuchia có học thức. Ngày 13/3/1984, Lý khuyên Son Sann rằng ngay
cả trong phát thanh, Son Sann cũng cần học tập Sihanouk.KPNLF quản lý
phát thanh và các chương trình của mình, nhưng tiếng nói truyền đi phải là
của Sihanouk bởi ông có khả năng khơi dậy người dân Campuchia tốt
hơn.Phát thanh sẽ tạo ra sự khác biệt trong công chúng bởi “với một dân
tộc bị đàn áp, bất cứ tin tức nào về kháng chiến sẽ khơi dậy mạnh mẽ tinh
thần của họ, để rồi các lực lượng phi-cộng sản lại được dân chúng ủng hộ
hơn”, ông giải thích.

29
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Tới năm 1984, Sihanouk là “sứ giả ngoại giao quan trọng nhất của
ASEAN”.Người Thái cuối cùng cũng thừa nhận giá trị của Sihanouk với các
mục đích chính trị và tuyên truyền. Rõ ràng, đã có bước chuyển trong
chính sách của Thái trong việc ưu tiên Sihanouk so với Son Sann.

Ngày 15/2/1984, Lý và Sihanouk gặp gỡ nhau.Cuộc đối thoại này cho


thấy Lý có sự “dè dặt, lo sợ và quan ngại” về vấn đề Kampuchea. Lý nói với
Sihanouk rằng, ông hoàn toàn có thể gặp Thái tử một cách xã giao và để
Sihanouk “ra về vui vẻ”, nhưng ông sẽ thấy “hối tiếc” và như thế là “đối xử
không tốt với một người bạn lâu năm”. Lý tâm sự rằng ông ngày càng thất
vọng với Son Sann vì không chịu hợp tác nhiệt tình với Sihanouk.Ông mô
tả Son Sann là một kẻ “bị chìm trong quá khứ”, cứ luôn nghĩ tới những bất
đồng với Sihanouk trong giai đoạn đảo chính trước năm 1970. Vì sự cứng
nhắc của Son Sann, FUNCINPEC đang phải hợp tác nhiều hơn với Khmer Đỏ
để chống Việt Nam, khiến cho ông Lý bày tỏ quan ngại rằng, “mối lo lớn
nhất” của ông là Sihanouk lại một lần nữa trở thành tù nhân của Khmer
Đỏ. Lý không hề hoài nghi về năng lực của Sihanouk trên trường quốc tế.
Điều làm ông lo lắng là những “chuyện lặt vặt khác”.Ông không muốn thấy
“Sihanouk chết cứng trên một chiếc Cadillac chỉ vì bộ phận hòa khí bị
hỏng”.
Bất đồng giữa Singapore và Trung Quốc về vấn đề Kampuchea đã được
đề cập từ trước.Lý nói với Sihanouk rằng ASEAN và Trung Quốc đã thống
nhất về nhu cầu có một giải pháp đàm phán với vấn đề Kampuchea, “ngoài
ra còn có một mâu thuẫn riêng” về tương lai của đất nước này. Lý bất đồng
với kịch bản của Trung Quốc rằng, sau khi Việt Nam rút quân, chính phủ
liên minh sẽ tiếp quản Phnom Penh với nguyên hiện trạng. Ông cho rằng
kế hoạch này không có lợi cho Sihanouk hoặc với Kampuchea vì các lực
lượng phi-cộng sản không thể đọ sức với Khmer Đỏ, “tình hình sẽ quay trở
lại những năm 1975-78, và ASEAN lại góp phần tạo ra một bi kịch thứ hai ở

30
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Campuchia”.Lý nhắc lại hy vọng rằng “các phe phi-cộng sản sẽ hợp tác tích
cực hơn. Ông cho Sihanouk hay rằng Khmer Đỏ đang phát triển nhanh hơn
các lực lượng phi-cộng sản; tuy nhiên, ông tin rằng các lực lượng phi-cộng
sản có nhiều khả năng tăng cường sức mạnh nếu lực lượng của họ biết
đoàn kết và hợp tác hiệu quả hơn”. Ông hé lộ rằng, Thái Lan và ASEAN đã
thỏa thuận với nhau rằng viện trợ cho phe-phi cộng sản sẽ tương đương với
Khmer Đỏ.”“Vấn đề là phe phi-cộng sản phải đủ mạnh để tận dụng viện trợ
này”.
Theo phân tích của Lý, tuy Pol Pot không thể lấy lòng dân chúng một
cách hiệu quả, hắn có những phụ tá giỏi để tuyển mô binh lính. Lý do duy
nhất khiến Khmer Đỏ không phát triển nhanh hơn là chúng không có đủ xe
tải vận chuyển quân nhu qua biên giới Thái. Tình hình này đang thay đổi,
khi người Trung Quốc đang xây dựng những con đường mới từ Thái Lan vào
Campuchia và cung cấp các xe tải, xe kéo do Nhật Bản sản xuất. Trung
Quốc cũng đang mua dầu cho các phương tiện này. Do đó, cách duy nhất
để đọ sức với Khmer Đỏ là “tổ chức một ban lãnh đạo quân sự trên thực
địa”. Lý liên tục nhấn mạnh rằng “không có hỏa lực, phe phi-cộng sản
không thể quay lại Phnom Penh”, và rằng “không có cách nào ngoài việc
xây dựng các lực lượng dân tộc”.Ông cảm thấy Sihanouk hơi ngoan cố nếu
cố gắng quay lại Phnom Penh trong khi Khmer Đỏ có ưu thế hơn về vũ
trang.Sihanouk, người là Lý cho là yếu kém về khâu tổ chức, cần có một vị
Tướng giỏi bên cạnh mình.Điều này cũng đúng với KPNLF. Lý đề xuất rằng
KPNL và FUNCINPEC thiết lập một bộ tư lệnh quân sự chung. Ông khuyến
khích Sihanouk thảo luận với God Keng Swee, “người đã theo dõi sát sao
vào vấn đề này và đã tới biên giới Thái-Cam để nắm bắt tình hình”, về việc
tổ chức một đội quân du kích hiệu quả.
Lý tin rằng, nếu các lực lượng phi-cộng sản đạt được tiến bộ trên mặt
trận quân sự, tương lai sẽ không đen tối như Sianouk mường tượng.Lý nói
với Sihanouk rằng ông không có “tinh thần bi quan nặng nề, u tối và tuyệt

31
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

vọng” như thế”.Ông cho rằng người Việt đã phạm “sai lầm lịch sử” và mọi
chuyện sẽ thay đổi khi những lãnh đạo già qua đời.Người Việt đang chiến
đấu ở Campuchia nhưng không phải vì Việt Nam; sẽ là sai lầm khi cho rằng
những người lính Việt Nam ở Campuchia có đủ phẩm chất như những người
đã chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam.Việt Nam có thể đã gửi những
người yêu nước tới Campuchia, nhưng trong nửa năm thì quan niệm của
những người này đã thay đổi.Họ ngày càng cảm thấy ít mặn mà với sứ
mệnh của mình. Ngoài ra, Việt Nam hiện bị cô lập trên trường quốc tế và
sống dựa vào viện trợ của Liên Xô và khối Cộng sản, và Moscow ngày càng
gia tăng sự kiểm soát với Cảng Cam Ranh. Phải mất 7 tới 8 năm mới giải
quyết được tình hình.

Lý đã hơn một lần thúc giục Sihanouk xây dựng lực lượng quân sự,
nhưng như Sihanouk chia sẻ với Tổng thống Suharto, ông vẫn còn dè dặt.
Ông không tin rằng các lực lượng phi-cộng sản có thể chiến đấu như Khmer
Đỏ. Vì thế ông ủng hộ giải quyết vấn đề Campuchia bằng cách hòa giải các
phe phái ở nước này. Khi tới thăm Singapore từ ngày 14-20/2/1984,
Dhanabalan trấn an Sihanouk rằng ASEAN ủng hộ ý tưởng “hòa giải dân
tộc”, như đã được làm rõ trong Lời Thỉnh cầu ASEAN. Dhanabalan cũng có
quan điểm rằng, trong tương lai cần phải tìm cách đưa phe Heng Samrin
vào tiến trình tìm kiếm giải pháp. Sihanouk hé lộ rằng, Trung Quốc không
muốn thấy các cuộc tuyển cử diễn ra ở Campuchia sau khi Việt Nam rút
quân, và cũng không thừa nhận vai trò của Heng Samrin. Sihanouk được
khuyên không nên chấp nhận giải pháp Trung Quốc, đồng thời không nên
trở về Phnom Penh chừng nào Khmer Đỏ vẫn chiếm ưu thế quân sự. Tuy
nhiên Sihanouk có vẻ tin rằng người Trung Quốc sẽ kiềm chế Khmer Đỏ.
Singapore thực sự rất quan ngại về cái họ coi là “sự hợp tác nửa vời”
trên thực địa giữa KPNLF với Quân đội Dân tộc của Sihanouk (ANS), cũng
như sự chia rẽ trong lòng KPNLF. Ngày 10/3/1984, các quan chức Bộ Ngoại

32
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

giao, do Peter Chan dẫn đầu, đã gặp các trợ lý của Son Sann để chia sẻ về
nỗi lo của Singapore và nhu cầu cải thiện lại tình hình. Tại cuộc gặp, Peter
Chan nhấn mạnh rằng ở cấp độ chính sách, Singapore có hai mối quan ngại
chính: (i) cần có sự hợp tác giữa các hai nhóm phi-cộng sản và (ii) cần có
sự đoàn kết nội bộ trong KPNLF. Singapore ủng hộ hai nhóm phi-cộng sản
như các tổ chức mặc cho tính chất của hai nhóm như thế nào.Hướng tiếp
cận của Singapore với vấn đề Campuchia là “hợp tác chặt chẽ, và khuyến
khích sự thống nhất hành động giữa người Thái, Sihanouk, ANS, Son Sann
và KPNLF”.Ông nói thêm, “Chúng ta không thể phí công sức vào những
mâu thuẫn và khó khăn nội bộ”.
Hai ngày sau khi Son Sann Rajaratnam cũng nhắc lại điều tương tự.Ông
nhấn mạnh rằng trong cuộc chiến với Việt Nam, “cần phải kết hợp cả đấu
tranh ngoại giao, chính trị và quân sự”.Nếu không sẽ không có hiệu
quả.Cũng trong cuộc gặp, Rajaratnam trình bày phân tích của ông về tình
hình lúc đó.Ông nghĩ đã có một số tiến triển tích cực, dù rất nhỏ - trước
đây chính sách của Việt Nam về tình hình Campuchia chắt như đinh đóng
cột.Tuy nhiên, trong những phát ngôn gần đây, Nguyễn Cơ Thạch đã đánh
tiếng rằng bất cứ giải pháp nào cho vấn đề này cũng phải loại trừ Pol Pot.
Ông rõ ràng không nhắc tới Son Sann, Sihanouk hay Khmer Đỏ. Theo
Rajaratnam, đó là vì Hà Nội coi Pol Pot là “người của CHND Trung Hoa”, và
Việt Nam muốn đảm bảo rằng Trung Quốc không đáp trả lại mình.
Rajaratnam cũng tin rằng, vấn đề Campuchia không phải chỉ “đơn thuần là
việc Khmer Đỏ đánh bật quân đội Việt Nam”. Nếu Hoa Kỳ chỉ giúp đỡ các
phe phi-cộng sản ở mức độ nhất định để họ tự giúp mình, Trung Quốc lại
không bao giờ muốn Khmer Đỏ bị diệt vong, bởi họ không muốn thấy Liên
Xô mở rộng ảnh hưởng tại Campuchia. Trung Quốc biết rằng nếu điều đó
xảy ra, Thái Lan sẽ phải chiều lòng Moscow. Ông cũng cho rằng Moscow
không muốn một cuộc chiến kéo dài.Người Nga chỉ quan tâm tới việc sử
dụng Cảng Cam Ranh. Do đó, họ sẽ đồng ý với bất cứ thỏa thuận nào,

33
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

miễn là được quyền tiếp cận Cảng này. Trái lại, ASEAN không quan tâm
lắm tới việc Việt Nam có cho Liên Xô tiếp cận Cảng này không.Theo lời
Rajaratnam, đó là “một vấn đề đối với người Mỹ”.
Son Sann gặp Lý vào ngày 13/3.Vào lúc này, Lý đã tỏ ra mất kiên nhẫn
với Son Sann. Ông nhấn mạnh với Son Sann rằng, một phần lý do đằng
sau sự thiếu ủng hộ của Mỹ là, Washingtin nhìn thấy rõ sự chia rẽ trong
lòng KPNLF và ANS. Người Mỹ “không muốn ‘ném tiền qua cửa sổ’”, theo
Lý. Theo ông, đã quá muộn để cố thuyết phục Washington tăng cường viện
trợ năm 1984. Giờ chỉ có thể hy vọng rằng Tổng thống Ronald Reagan tái
đắc cử, và nếu phe kháng chiến phi-cộng sản có thể chiến đấu với sự đoàn
kết và thống nhất từ trên xuống dưới, “có thể hy vọng là Mỹ tăng viện trợ”
vào năm 1985. “Sự hợp tác giữa những người phi-cộng sản trên chiến
trường cũng khuyến khích Singapore tăng cường viện trợ của mình.
Singapore cũng phải tự hỏi liệu có nên đầu tư công sức và tiền bạc vào
công cuộc này không”.
Giống như Rajaratnam, Lý cũng tin rằng vào một ngày nào đó, các bên
có thể đàm phán để giải quyết vấn đề Campuchia như những lời của Thạch.
Ông chắc chắn rằng Việt Nam không thể duy trì mãi tình trạng này, nhưng
mối lo chính của ông là “liệu Son Sann có cứng đầu mãi không” – ý nói tới
những bất đồng giữa Sonn và Sihanouk. “Thật chẳng ra làm sao nếu lại lao
vào cuộc chiến cũ với phe Sihanouk ở biên giới”, theo Lý. Ông nói là sẽ
đứng về phía Son Sann, nhưng không vui vì Son Sann “quá cứng nhắc và
vô tâm về chính trị”. Đối với những quan chức của KPNLF có mặt tại cuộc
gặp, Lý khuyên họ nên tận dụng uy danh của Sihanouk, nhưng KPNLF cần
hỗ trợ khâu tổ chức, bởi Sihanouk chưa bao giờ xây dựng được một tổ chức
vì đó không phải sở trường của ông. Ông nói là muốn thấy họ thành công,
nhưng họ sẽ không thể làm vậy nếu “cứ để dĩ vãng và cát bụi của quá khứ
cản trở mình”.Tuy nhiên, Son Sann chưa sẵn sàng chia sẻ những vấn đề
của mình về KPNLF với các lãnh đạo Singapore.

34
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Những khác biệt nội khối ASEAN về Kampuchea

Tuy cho tới nay các quốc gia ASEAN tỏ ra họ có một quan điểm tập thể
thống nhất về vấn đề Kampuchea, họ vẫn có những bất đồng.Đây là lúc để
tạm dừng và điểm lại nhiều quan điểm khác nhau của các nước ASEAN về
vấn đề Kampuchea.
Như chúng tôi đã đề cập, đề xuất của Malaysia về các đối thoại 5+2 đã
bị bác bỏ tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 16 ở Bangkok vì Thái
Lan và Philippines phản đối. Thái Lan ưu tiên Kênh Hội nghị Quốc tế về
Kampuchea (ICK) hơn, còn Philippines tuy không phản đối các đối thoại
khu vực, nhưng cho rằng ASEAN chỉ nên đàm phán với Việt Nam sau khi
nước này rút khỏi Kampuchea. Indonesia, và phần nào đó là Malaysia sẵn
sàng ủng hộ hướng tiếp cận khu vực hơn. Đây không phải điều lạ lùng bởi
vào tháng 4/1980, Tổng thống Suharto và Thủ tướng Malaysia khi đó
Hussein Onn đã đề xướng nguyên tắc Kuantan như một cách để giải quyết
vấn đề Kampuchea.Nếu nguyên tắc này được triển khai, nhiều khả năng nó
sẽ dẫn tới một giải pháp nhượng bộ và “tiếp tay cho Việt Nam mở rộng ảnh
hưởng rất mạnh tại Kampuchea”.Nếu vậy, Jakarta và Kuala Lumpur không
thể thuyết phục được Bangkok và Singapore. Người Việt cũng đã tự hại
mình khi tấn công ngồi làng Thái Lan Non Mak Moon vào tháng 6, khi
chương trước đã mô tả, khiến cho người ta không còn muốn bàn thảo về
hướng tiếp cận Kuantan.Theo Tony Siddique (Trưởng Phòng Chính trị, Bộ
Ngoại giao Singapore), Indonesia là nước thiết tha nhất với Lời thỉnh cầu
của ASEAN. Qua những cuộc trao đổi với Ali Alatas (Đại diện thường trực
của Indonesia tại LHQ), ông có ấn tượng rằng Indonesia ưu tiên kênh Thỉnh
cầu hơn là kênh ICK. Điều này hẳn là bắt nguồn từ các đối thoại giữa
Nguyễn Cơ Thạch với Ngoại trưởng Indonesia Mochtar Kusumaatmaja ở
New York vào cuối tháng 9/1983, mà ở đó Việt Nam ngỏ ý rằng họ sẽ cân
nhắc tới Lời thỉnh cầu nếu nó không nằm trong khuôn khổ nghị quyết LHQ.

35
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Jakarta áp dụng hướng tiếp cận hai-kênh: thứ nhất thông qua ASEAN,
do Mochtar dẫn dắt và thứ hai thông qua Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược
và Quốc tế (CSIS) cùng Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Indonesia là
Tướng Benny Murdani, người có quan hệ mật thiết với giới chuyên gia cố
vấn.Murdani đã có hai chuyến thăm bí mật/’cá nhân’ tới Hà Nội năm 1980
và 1982 để tìm một giải pháp nhượng bộ cho vấn đề Kampuchea.Jusuf
Wanandi, Giám đốc Điều hành của CSIS, công khai kêu gọi các bên loại trừ
Khmer Đỏ khỏi các giải pháp về Campuchia, một quan điểm đi ngược lại với
ASEAN. Đề xuất của Wanandi tương đồng với quan điểm của Murdani rằng
Hà Nội sẽ không rời khỏi Kampuchea cho tới khi người Việt cảm thấy an
ninh của họ được đảm bảo. Trong hồi ký mới xuất bản của mình, Jusuf
Wanandi nhớ lại rằng, Murdani nói với Nguyễn Cơ Thạch “Anh lo chiến
trường (ý nói Campuchia) còn chúng tôi sẽ lo ngoại giao”.Ông cũng hé lộ
thêm rằng, thực ra ông không chia sẻ hướng tiếp cận của Murdani về Việt
Nam nhưng cũng hiểu rằng “chúng ta không thể chèn ép Việt Nam bởi
chúng ta cần họ để giải quyết những vấn đề với Trung Quốc”. Murdani đã
thăm Hà Nội lần 3 từ ngày 13-15/2/1984 để thuyết phục Việt Nam xem xét
lại quyết định bác bỏ Lời thỉnh cầu ASEAN – lần này là một chuyến thăm
“chính thức” – mà ở đó ông phân trần rằng việc Việt Nam xâm lấn
Kampuchea là vì họ có quan ngại an ninh chứ không phải vì xâm chiếm
lãnh thổ. Ngay sau chuyến thăm của ông, CSIS và Viện QHQT Hà Nội tổ
chức một tọa đàm ở Hà Nội để bàn về vấn đề Kampuchea.Cuối cùng,
Suharto chọn hướng tiếp cận của Mochtar là đặt mối ưu tiên vào lợi ích tập
thể của ASEAN còn Benny Murdani “buộc phải nhún mình một chút bởi ông
đã lôi kéo sự ủng hộ của công chúng với Việt Nam, và điều này hơi khó
hiểu với ASEAN”.
Tại một cuộc gặp giữa Thạch và Suharto ở Jakarta tháng 3/1984,
Suharto đã chủ động đề xuất hai điểm mà, theo ông, sẽ đảm bảo được lợi
ích an ninh và chính trị của Việt Nam mà không làm tổn hại lợi ích của

36
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

ASEAN: (i) hòa giải dân tộc để hướng tới một chính phủ đoàn kết, cho phép
chế độ Heng Samrin tham gia; (ii) Việt Nam có thể trở thành một phần của
lực lượng Gìn giữ Hòa bình Quốc tế ở Kampuchea. Thạch thẳng thừng từ
chối những đề xuất đó.Sự khước từ này hẳn đã khiến Suharto đánh giá lại
hướng tiếp cận của Indonesia với vấn đề Kampuchea. Ông nói với Mochtar
rằng, trong công tác ngoại giao, cần phải gây áp lực quân sự với phía bên
kia để buộc họ đồng ý với các đề xuất của mình. Do đó, nếu không củng cố
các lực lượng kháng chiến Campuchia, cũng chẳng nên nghĩ tới chuyện đề
xuất gì với Việt Nam. Suharto cũng nói thêm rằng, quân kháng chiến
Campuchia không nên chỉ hoạt động gần biên giới Thái-Cam mà còn ở
trong Campuchia, cũng như tại biên giới Việt-Cam. Theo Mochtar, Suharto
đã chỉ đạo cho ông thuyết phục các Ngoại trưởng ASEAN khác rằng, các
nước cần phải phân chia trách nhiệm trong việc hỗ trợ quân kháng chiến
Campuchia. Indonesia tiếp tục cung cấp hỗ trợ ngoại giao và nhân đạo cho
quân kháng chiến để mở đường cho Việt Nam.Suharto đã lý giải rằng “nếu
Indonesia hỗ trợ quân sự trực tiếp hay gián tiếp cho các lực lượng kháng
chiến Campuchia, sẽ không ai trong ASEAN có thể đối thoại với Việt Nam”.
Singapore đồng ý với việc Indonesia đối thoại với Việt Nam. Ngoại
trưởng Dhanabalan nói ông nhận thấy lợi ích của việc thuyết phục Jakarta
duy trì đối thoại với Việt Nam nhân danh ASEAN ngay cả khi Kuala Lumpur
lên làm Chủ tịch của Ủy ban Thường trực ASEAN. Dhanabalan nói thêm
rằng, ông sẵn sàng đặt vấn đề này với các Ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị
sắp tới cũng như thuyết phục Siddhi đồng ý.Quan điểm của Singapore
trùng khớp với những gì Lý Quang Diệu nói với Derek Davies (Biên tập viên
tờ Far Eastern Economic Review) trong một phỏng vấn vào ngày
22/9/1980, rằng một tình nguyện viên có thể đặt cho mình nhiều tiêu chí
về khả năng tự nguyện của bản thân. Chỉ có một tiêu chí mà tôi coi là thiết
yếu.Cần phải tổ chức một cuộc đối thoại mà không ảnh hưởng tới chính
sách của ASEAN.Không ai có thể buộc ASEAN thay đổi chính sách thông

37
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

qua đối thoại song phương.Chắc chắn ASEAN sẽ chịu nhiều áp lực và rào
cản khi Việt Nam cố gắng thuyết phục các thành viên rời khỏi nhóm
này.Tuy vậy, nếu có thể đồng lòng ủng hộ một quan điểm đa số, bất kể kết
quả sơ bộ của các đối thoại song phương là thế nào, ASEAN sẽ gắn bó với
nhau hơn.Chúng tôi đều tin rằng các nước ASEAN chia sẻ các mục tiêu dài
hạn chung”.
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 17 và Hội nghị Hậu-Ngoại
trưởng ở Jakarta ngày 9-13/7/1984, Mochtar nói với Ngoại trưởng Úc
William Hayden rằng, người Indonesia tin rằng Việt Nam sẽ không thay đổi
lập trường. Tại hội nghị đó, ASEAN nhấn mạnh rằng, một giải pháp chính
trị trong khuôn khổ của khối này là lựa chọn thay thế duy nhất cho việc
Việt Nam hay Trung Quốc thống trị Campuchia.Theo Singapore, tuyên cáo
chung với lời lẽ chắc nịch của các nước vào cuối Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần thứ 17 ở Jakarta, dưới sự chủ trì của Indonesia, là đáng chú ý.
Indonesia được coi là thành viên đồng cảm nhất với Việt Nam trong ASEAN,
và tuyên cáo này cho thấy “Indonesia đã có lập trường cứng rắn hơn”. Úc
đã công khai đề xuất tổ chức một hội nghị 6 (ASEAN + Úc) +2 (Việt Nam
và Lào) ở nước này. ASEAN từ chối đề xuất đó và cho rằng, vào thời điểm
này, một mô hình 1+1 (ASEAN + Việt Nam) với Indonesia là bên trung
gian sẽ phù hợp hơn.Tại cuộc họp báo sau khi Hội nghị Ngoại trưởng
ASEAN lần 17 và Hội nghị Hậu-Ngoại trưởng kết thúc, Mochtar nói rằng
“các cơ chế nhằm đạt được sự hòa giải dân tộc cần phải do chính người dân
Campuchia tạo ra. Tuy nhiên, trách nhiệm của ASEAN và Việt Nam là tạo
điều kiện cho các bên ở Campuchia tham gia vào tiến trình này”.
Trong khi đó, ở mặt trận quân sự, KPNLF đang chiến đấu khá cân sức
với Việt Nam trong cuộc tiến công mùa khô 1984 đang diễn ra, “cho thấy
rằng phe phi-cộng sản có thể là lực lượng chiến đấu hiệu quả nếu họ có
trang thiết bị đầy đủ”. Người Thái cũng đóng vai trò tích cực hơn trong ủng
hộ KPNLF.Ủy ban Điều phối Quân sự Thường trực KPNLF-ANS, mà

38
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Singapore và Thái Lan mới đề xuất, cuối cùng cũng ra đời. Ủy ban họp
phiên đầu tiên vào ngày 7/5/1984 được đồng chủ trì bởi Thái tử Ranariddh
và Tham mưu Trưởng của KPNLF, Tướng Sak Sutsakkhan. Tướng Sak được
bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh của bộ tư lệnh chung mặc cho sự phản đối Son
Sann. Tháng 9/1984, dường như ASEAN đã tự tin hơn trong việc đối phó
với Việt Nam.Như Rajaratnam nói với Sihanouk, “Trong những ngày đầu,
ASEAN tỏ ra cứng rắn với Việt Nam vì họ ở thế phòng vệ.Tuy nhiên, ngày
nay ASEAN và CGDK đã tự củng cố mình. Họ có thể ‘đùa giỡn’ mà vẫn giữ
sự linh hoạt”.Rajaratnam khuyên Son Sann học cách suy nghĩ và lên kế
hoạch xa hơn, tới những việc như quản lý đất nước hậu-chiến và đào tạo
quan chức, vượt ra ngoài cuộc xung đột hiện nay. Liên Xô đang huấn luyện
người Campuchia vì lợi ích riêng, nên phe phi-cộng sản cần làm điều tương
tự.Theo lời ông, “việc đấu tranh quân sự và ngoại giao là cần thiết, nhưng
quan trọng hơn là những vấn đề sau khi Việt Nam rút quân.Một khi quân
Việt Nam rút lui, sẽ không thể giải quyết những vấn đề này”.
Ngày 30/10/1984, tại phiên họp Đại hội đồng LHQ lần 39, nghị quyết về
Kampuchea do ASEAN bảo trợ lại một lần nữa được thông qua. Việt Nam và
các nước trong khối Liên Xô còn không màng tới việc tranh luận.Nói theo
lời của Đại diện Thường trực của Singapore tại LHQ, Kishore Mahbubani, thì
việc Việt Nam từ chối tham gia vào tranh luận cho thấy họ “công khai
chống lại LHQ và phớt lờ dư luận quốc tế”.
Hoa Kỳ và vấn đề Kampuchea
Singapore đã luôn tin rằng cần phải thuyết phục người Mỹ đóng vai trò
tích cực hơn trong hỗ trợ phe phi-cộng sản.Tuy nhiên, việc khơi dậy mối
quan tâm trong người Mỹ là khó khăn, bởi bối cảnh chính trị ở Hoa Kỳ sau
khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.Như đã nói ở trên, không có ai kỳ vọng
Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò đáng kể trong những năm đầu của cuộc xung đột.
Washington muốn “để cho ASEAN tự chủ động”, một lập trường mà theo

39
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Dhanabalan không phù hợp với một siêu cường. Nếu không thể dẫn dắt, ít
nhất Hoa Kỳ cần “sát cánh cùng ASEAN”.
Trong nghiên cứu của mình, Edwin Martini ghi chú rằng, không giống
như chính quyền Carter, “một chính quyền đã duy trì lập trường trung lập –
trong cả lời nói lẫn hành động – với tình hình ở Đông Nam Á”, chính quyền
Reagan “không ngần ngại cung cấp viện trợ” cho CGDK, trong đó có Khmer
Đỏ. Nhưng mặc cho thế giới quan của Reagan, trong mấy năm đầu, chính
quyền của ông không có chính sách rõ rệt với Đông Nam Á (1981-1989).
Ngoài mặt, Chính quyền này từ chối bất cứ cam kết viện trợ nào, nhưng
vẫn cung cấp một phần tài trợ ngầm cho KPNLF thông qua Thái Lan từ năm
1982. Mục tiêu của hành động này chỉ đơn giản là nhằm “làm Việt Nam kiệt
quệ” ở Campuchia. Chính quyền này chưa hề có ý định giúp đỡ KPNLF hay
CGDK giành thắng lợi quân sự trước Việt Nam, bởi ngay từ đầu đã không
kỳ vọng là KPNLF hay liên minh có thể làm điều đó. Cuối cùng, viện trợ
ngầm của Hoa Kỳ cũng được tiết lộ bởi hai nhà báo Charles Babcock và Bob
Woodward trên tờ Washington Post vào tháng 7/1985, khi Quốc hội đang
tranh luận về việc tăng đáng kể viện trợ cho các nhóm phi-cộng sản trên
thế giới.
Lý Quang Diệu nhớ lại cuộc gặp của ông với Bộ trưởng ngoại giao Hoa
Kỳ George Shutlz ở Singapore vào tháng 7/1984.Ông cố thuyết phục người
Mỹ tái xem xét chính sách, nhưng Quốc hội Hoa Kỳ không ủng hộ một
chương trình viện trợ lớn.Nhóm Thái Lan-Malaysia-Singapore-Hoa Kỳ gặp
nhau thường kỳ tại Bangkok và điều phối chương trình hỗ trợ.Nhóm này
ước tính rằng, Washington dành tổng cộng 150 đôla viện trợ công khai và
ngầm cho các nhóm phi-cộng sản. Singapore viện trợ 55 triệu đôla,
Malaysia 10 triệu đôla, còn Thái Lan vài triệu đôla thông qua các quỹ huấn
luyện, lương thực và chiến đấu. Theo Lý, những khoản này “không so được
với Trung Quốc, nước viện trợ khoảng 100 triệu đôla cho các lực lượng phi-
cộng sản…và gấp 10 lần như thế cho Khmer Đỏ”.

40
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Viện trợ của Hoa Kỳ cho Campuchia cũng tăng theo thời gian, như
Shultz nói với Lý khi họ gặp nhau vào ngày 8/10/1985,nhưng rõ ràng
không nhiều như ASEAN kỳ vọng. ASEAN và Singapore vẫn duy trì những
nỗ lực vận động hành lang ở Washington để mưu cầu hỗ trợ quân sự lớn
hơn từ Hoa Kỳ. Để làm điều này, Singapore cảm thấy, cùng với CGDK,
ASEAN phải đảm bảo với Hoa Kỳ rằng, nhóm này không để cho Hoa Kỳ
phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với vấn đề Campuchia. Không giống Hoa
Kỳ năm 1975, các nước ASEAN không thể “trốn tránh” vấn đề này. Cũng
cần phải giải thích với Hoa Kỳ rằng, quân kháng chiến Campuchia cần các
nguồn quỹ để mua vũ khí và nhu yếu phẩm, nhưng không mưu cầu sự hỗ
trợ quân sự trực tiếp từ Mỹ. Cuối cùng, họ cần đánh vào lương tâm của Mỹ,
nhắc nhở Mỹ rằng chính nước này đã “tiếp tay cho cuộc thảm sát ở
Campuchia” – rằng việc Hoa Kỳ rút quân năm 1975 đã mở đường cho
Khmer Đỏ chiếm lấy quyền lực, do đó “chính sách ngày càng biệt lập của
họ cũng giống như sự trầm trọng hóa thảm kịch Campuchia”. Peter Chan
cho rằng điểm cuối cùng này là “một luận điểm mạnh mẽ, đáng suy ngẫm
mà phải được đưa ra vào đúng thời điểm để tạo hiệu ứng mạnh nhất”.Lý
nhận thức được là sẽ khó mà thu được viện trợ nhiều viện trợ quân sự hơn
từ Hoa Kỳ, trừ khi các lực lượng phi-cộng sản có thể tạo được uy tín cho
mình, và “cho thấy rằng họ sẵn sàng chết vì sứ mệnh”. Khi gặp Shultz, ông
nói với Shultz rằng sẽ tốt hơn nếu Tổng thống Reagan “đưa [phe kháng
chiến phi-cộng sản] vào những diễn văn của mình để động viên họ, tuy họ
không dũng mãnh như những binh lính chiến đấu vì tự do Afghanistan.
Những lời động viên đó có thể giúp chiêu mộ thêm những lãnh đạo giàu
phẩm chất”. Shultz nói với Lý rằng ông sẽ lo liệu việc đó.Trong cuộc gặp
với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert McFarlane, Lý nhấn mạnh rằng
trong những cuộc đàm phán cuối cùng, ASEAN và Hoa Kỳ cần phải hiện
diện. “Thật xuẩn ngốc khi gây áp lực quốc tế với Việt Nam để rồi CHND
Trung Hoa giành hết lợi thế thông qua Pol Pot”.Dù sao đi nữa, năm 1984,

41
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Đông Nam Á vẫn chỉ là thứ yếu trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ, và Washington dường như sẵn sàng để Trung Quốc chiếm thế thượng
phong.
Ngày 20/3/1985, Tiểu ban Hạ viện Mỹ về các vấn đề Châu Á và Thái
Bình Dương, do Chủ tịch là Hạ nghị sĩ Stephen Solarz dẫn đầu, đã biểu
quyết với tỉ lệ 6/3 để ủng hộ đề xuất cung cấp cho chính phủ Thái thêm 5
triệu đôla nữa, dựa theo Dự luật Hỗ trợ An ninh FY 1986 của Chính quyền
Reagan, với mục đích hỗ trợ quân kháng chiến phi-cộng sản Campuchia
“thông qua bất cứ cách nào mà chính phủ Thái thấy phù hợp nhất để củng
cố lực lượng này”. Solarz từng là thành viên của đoàn đại biểu Hoa Kỳ tới
dự ICK, và sau đó với tư cách Chủ tịch Tiểu ban Hạ viện về các vấn đề
Châu Á và Thái Bình Dương, đã kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ quân kháng chiến
phi-cộng sản Campuchia từ năm 1981.
Tuy đó chỉ là một đề xuất, nhưng đằng sau đó là một quá trình phê
chuẩn rất dài và phức tạp – về vậy mà cần sự chuẩn thuận của toàn thể ủy
ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện, Ủy ban Phân bổ Ngân sách của Hạ
viện và Thượng viện và toàn bộ Hạ viện, Thượng viện – đây được coi là sự
thay đổi lớn so với chính sách trước đây của Hoa Kỳ với Campuchia. Đó là
lần đầu tiên kể từ năm 1979, người ta đưa ra trước Quốc hội một đề xuất
về hỗ trợ quân sự công khai cho quân kháng chiến phi cộng sản.Hành động
này được coi là phản ứng tích cực với Tuyên bố Ngoại trưởng ASEAN ngày
12/2/1985 trong bối cảnh Việt Nam giành thắng lợi quân sự trước quân
kháng chiến phi-cộng sản trong mùa khô 1984-85. Tuyên bố ASEAN đã kêu
gọi “cộng đồng quốc tế” “tăng cường ủng hộ và hỗ trợ người dân
Kampuchea trong cuộc đấu tranh chính trị và quân sự để giải phóng quê
nhà khỏi sự chiếm đóng của nước ngoài”.Như George Russell nhận định, lời
kêu gọi này được gửi cho “cộng đồng quốc tế” nhưng thông điệp này rõ
ràng được nhắm vào Hoa Kỳ chứ phải bất cứ nước nào khác.

42
Bản quyền bản dịch thuộc về Công ty Truyền thông Media 21

Singapore khởi xướng một nỗ lực vận động hành lang của ASEAN nhằm
cổ vũ cho sáng kiến Solarz. Dhanabalan đưa ra một tuyên bố tại Quốc hội
Singapore vào ngày 23/3/1985 nhằm ủng hộ sáng kiến Solarz, sau đó gửi
lời những lời trân trọng và động viên tới Nghị sĩ Solarz. Đại sứ của
Singapore tại Hoa Kỳ, Tommy Koh, đích thân gửi thử tới các Nghị sĩ chủ
chốt, bày tỏ sự ủng hộ của ASEAN với sáng kiến Solarz. Quan điểm của
Singapore là vận động hành lang càng tích cực càng tốt, mặc cho mọi trở
ngại. Qua nhiều năm, công tác vận động hành lang không mệt mỏi bắt đầu
tạo ra được kết quả. Tháng 4, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện biểu quyết với tỉ lệ
24/9 ủng hộ sáng kiến Solarz. Sáng kiến này cũng được cả hai đảng ủng
hộ: 12 nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa, 12 thuộc đảng Dân chủ.Theo đánh giá
về sứ mệnh tại Washington của Singapore, chính quyền Hoa Kỳ gặp phải
ngày càng nhiều áp lực yêu cầu tái xem xét chính sách với Campuchia. Tuy
sáng kiến này chưa thay đổi chính sách hiện nay của họ, ta đã có thể thấy
“sự dịch chuyển trong chính sách”. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cả Ngoại
trưởng Indonesia Mochtar cùng Bộ trưởng Quốc phòng Murdani đều lo ngại
rằng, sáng kiến Solarz “sẽ là cái cớ để Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào
Campuchia, một điều trái với quan điểm về giải pháp hòa bình của ASEAN”.
Tới năm 1986, chính sách của Hoa Kỳ ở Campuchia là hỗ trợ an ninh triệt
để cho Thái Lan và không cung cấp quá 50% viện trợ cho quân kháng
chiến phi-cộng sản, 50% còn lại sẽ do ASEAN lo liệu. Washington có thể
tiếp tục đặt vấn đề Campuchia vào tay ASEAN. Như Edwin Martini nhận
định, “…Trong những năm 1980, thật không ngờ là Cuộc chiến Đông Dương
lần thứ 3 vẫn chỉ chẳng được xã hội Mỹ quan tâm là mấy. Cho tới năm
1988, Mỹ vẫn chỉ tập trung chú ý vào những vấn đề khác trong đó có bê
bối Iran-Contra.

43

You might also like