Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Họ và tên:Nguyễn Thị Kim Cương

MSSV:1513019
Commented [U1]:
Tính chất 14 mạng Bravais
Mạng Bravais là một tập hợp các điểm tạo thành từ một điểm duy nhất được xác
định bởi các véc tơ cơ sở. Trong không gian ba chiều có tồn tại 14 mạng Bravais
(phân biệt với nhau bởi các nhóm không gian). Tất các vật liệu có cấu trúc tinh thể
đều thuộc vào một trong các mạng Bravais này (không tính đến các giả tinh thể).
Cấu trúc tinh thể là một trong các mạng Bravais với một ô đơn vị và các nguyên tử
có mặt tại các nút mạng.
Gọi a,b,c là các vector đơn vị thể hiện chiều rộng,chiều dài và chiều cao của hệ
tinh thể và 𝛼, 𝛽, 𝛾 là các góc tương ứng với các hình dưới đây
+Hệ 3 nghiêng (triclinic):
a≠ 𝑏 ≠ 𝑐,
𝛼 ≠ 𝛽 ≠ 𝛾 ≠900
-Ô cơ sở đối xứng là hình hộp bình hành xiên ba cạnh khác nhau, cả ba
góc giữa các cạnh đều không phải là góc vuông và là các góc nhọn hoặc
góc tù tùy ý. Ô cơ sở đối xứng này có thể thu được từ hình hộp chữ nhật
bằng cách làm xiên đi theo cả ba hướng. Do đó có tên gọi là hệ tam tà. Vì
ô cơ sở đối xứng cũng không đối xứng nên hệ chỉ có một loại mạng là
mạng tam tà đơn

⃗⃗⃗⃗ 𝑐⃗]| với Sxq là diện tích xung quanh và V3N là thể tích
Sxq=| 2[𝑎⃗, 𝑐⃗]+2[𝑏,

⃗⃗⃗⃗⃗, 𝑏⃗⃗]. 𝑐⃗|


V3N=|[𝑎
+Hệ 1 nghiêng:
𝑎≠𝑏≠𝑐
{
𝛼 = 𝛾 = 900 ≠ 𝛽

-Ô cơ sở đối xứng là hình trụ thẳng đứng mà đáy là hình bình hành; cả ba cạnh có
chiều dài khác nhau. Ta có thể thu được ô cở sở đối xứng này bằng cách lấy một
hình hộp chữ nhật ba cạnh có chiều dài khác nhau, giữ nguyên hướng của các mặt
đáy và một cặp mặt bên nhưng làm cho hướng của cặp mặt bên thứ hai bị xiên đi (
γ từ 900 trở nên khác 900 ). Vì thế các mạng thuộc hệ này gọi là các mạng đơn tà.
⃗⃗||𝑐⃗||
Sxq=| 2[𝑎⃗, 𝑐⃗]+2|𝑏 với Sxq là diện tích xung quanh và V1N là thể tích
⃗⃗⃗⃗⃗, 𝑏⃗⃗]|. |𝑐⃗ |
V1N=|[𝑎

Có hai trường hợp:


+ Tất cả các nút của mạng Bravais đều là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng mạng
Bravais là mạng đơn tà đơn.

+ Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của ô cơ sở đối xứng mỗi ô này còn
chứa hai nút tại tâm điểm của hai mặt đáy hình bình hành mạng Bravais là mạng
đơn tà tâm đáy.
+Hệ trực giao(orthorombic):
𝑎≠𝑏≠𝑐
{
𝛼 = 𝛾 = 𝛽 = 900
Sxq=2.a.c+2.b.c với Sxq là diện tích xung quanh và Vorthorombic là thể tích
V orthorombic =a.b.c
-Ô cơ sở đối xứng là hình hộp chữ nhật mà cả ba cạnh đều khác nhau. Tất cả các
cạnh đó trực giao với nhau từng đôi một. Do đó các mạng thuộc hệ này gọi là các
mạng trực giao. Có bốn trường hợp khác nhau.
-Tất cả các nút của mạng Bravais đều là các nút của các ô cơ sở đối xứng.Đây là
mạng trực giao đơn.

- Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng các ô này
còn chứa các nút của mạng Bravais tại các tâm điểm của chúng .Đây là mạng trực
giao tâm khối.
- Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng các ô này
còn chứa các nút của mạng Bravais tại tâm điểm tất cả các hình chữ nhật là các mặt
ngoài của chúng. Mạng Bravais này được gọi là mạng trực giao tâm diện.

- Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của ô cơ sở đối xứng mỗi ô này còn
chứa thêm hai nút của mạng Bravais tại tâm điểm của hai hình chữ nhật là hai mặt
ngoài song song của nó. Ta gọi hai hình chữ nhật có chứa thêm nút tại tâm điểm là
hai mặt đáy. Trong trường hợp này mạng Bravais được gọi là mạng trực giao tâm
đáy
α+ Hệ 3 phương (trigonal)
α = β = γ ≠ 900,a = b = c
Sxq=4.|a2.sin𝛼| với Sxq là diện tích xung quanh và Vtrigonal là thể tích
V trigonal=|[⃗⃗⃗⃗⃗
𝑎 , 𝑎⃗].𝑎⃗|
-Trong tinh thể học, hệ tinh thể ba phương (hay mặt thoi) là một trong 7 nhóm
cấu trúc tinh thể, được đặt tên theo hình thoi. Hệ tinh thể được biểu diễn bởi ba
véctơ đơn vị. Trong hệ tinh thể ba phương, môđun của các véctơ đơn vị là bằng
nhau nhưng không vuông góc nhau. Hệ tinh thể ba phương có thể xem là được
tạo ra từ hệ tinh thể lập phương bằng cách kéo dài hai nút mạng đối diện nhau dọc
theo phương của đường chéo hình khối (không phải đường chéo trên mặt).

-Trong một số biểu đồ phân loại, hệ tinh thể ba phương được nhập vào hệ tinh
thể sáu phương.
-Trong hệ tinh thể này chỉ có một ô mạng Bravais.
+Hệ sáu phương(Hệ lục giác)
α = β = 900 ,γ = 1200 ,a = b ≠ c
Sxq=6.a.c
𝑎2 √3
Vlục giác=6. .c với Sxq là diện tích xung quanh và Vlục giác là thể tích
4

-Ô cơ sở đối xứng là hình trụ thẳng mà đáy là hình lục giác đều. Ngoài sáu đỉnh là
sáu nút của mạng Bravais mỗi mặt đáy còn chứa một nút tại tâm điểm của nó. Vậy
hệ này chỉ có một mạng là mạng lục giác tâm đáy.
+Hệ bốn phương(Hệ tứ giác)
a = b ≠c , α = β = γ = 900
-Trong tinh thể học, hệ tinh thể bốn phương là một trong 7 hệ tinh thể nhóm điểm.
Ô mạng tinh thể bốn phương là dạng được kéo dài theo một trục của ô mạng lập
phương, vì thế hình lập phương trở thành hình lăng trụ tứ giác với đáy là hình
vuông.

-Tất cả các nút của mạng Bravais đều là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng,ta có
mạng tứ giác đơn.

- Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng các ô này
còn chứa các nút của mạng Bravais tại tâm điểm của chúng . Ta có mạng tứ giác
tâm khối
+Hệ lập phương(cubic)
α = β = γ = 900 ,a = b = c
Sxq=4a2 với Sxq là diện tích xung quanh và Vcubic là thể tích
Vcubic=a3
- Hệ tinh thể lập phương là một hệ tinh thể có các ô đơn vị là hình lập phương.
Đây là một trong những dạng tinh thể đơn giản nhất và phổ biến nhất của các tinh
thể kim loại. Có ba trường hợp tương ứng với ba mạng lập phương khác nhau:
- Tất cả các nút của mạng Bravais đều là các đỉnh của các ô cơ sở đối xứng và
không có nút nào ở trong thể tích hoặc tại những điểm không phải là đỉnh trên mặt
ngoài ô cơ sở đối xứng chính là ô cơ sở. Mạng Bravais này được gọi là mạng lập
phương đơn

-Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của ô cơ sở đối xứng mỗi ô này còn
chứa thêm một nút của mạng Bravais tại tâm điểm của nó. Mạng Bravais này được
gọi là mạng lập phương tâm khối
- Ngoài các nút của mạng Bravais là các đỉnh của ô cơ sở đối xứng mỗi ô này còn
chứa thêm các nút của mạng Bravais tại tâm điểm của tất cả các hình vuông là các
mặt ngoài của hình lập phương. Mạng Bravais được gọi là mạng lập phương tâm
diện

You might also like