đề thi phân tích hiện đại

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Đại học Bách Khoa TP.

HCM ĐỀ THI GIỮA KỲ


Khoa Kỹ thuật hóa học Môn: Phân tích hiện đại
Thời gian làm bài: 45 phút
Học kỳ: 182

Họ và tên: …………………………………………………………… MSSV: …………………….……………

Sinh viên được sử dụng tài liệu. Đề thi có 03 trang.

Câu 1. Để xác định hàm lượng K trong mẫu chuối, cân 5,000 gam mẫu chuối rồi hòa tan bằng dung

môi thích hợp thành 200,0 mL dung dịch A chứa K dưới dạng K2O. Lấy 25,00 mL dung dịch A pha

loãng thành 100,0 mL dung dịch đo. Đo độ phát xạ của hai mẫu M1, M2 cùng với một trắng mẫu ta

được kết quả như sau:

Mẫu Mo M1 M2

Độ phát xạ I 0,4 32,6 33,0

Một dãy các dung dịch chuẩn được pha từ dung dịch K2O 0,1 g/L trong bình định mức rồi thêm nước

cất tới vạch. Sau đó tiến hành đo độ phát xạ của dãy dung dịch chuẩn này. Kết quả phân tích được

trình bày trong bảng bên dưới:

Mẫu Co C1 C2 C3 C4 C5

Vdd K2O 0,1 g/L (mL) 0 2 4 6 8 10

Độ hấp thu A 0 19 40 61 82 100

Hãy xác định:

a) Nồng độ (g/L) của các dung dịch chuẩn từ Co đến C5.

b) Nồng độ Cppm của K2O trong dung dịch đo.

c) Phần trăm K trong mẫu chuối ban đầu.

Câu 2. Để kiểm tra hàm lượng acetylsalicylic acid (C9H8O4, M = 180,2 g/mol) trong một mẫu thuốc

asipirin, cân m miligam mẫu thuốc rồi dùng cối sứ nghiền thành bột và cho vào bình tam giác. Thêm

10,00 mL NaOH 1 M vào, đun dung dịch đến khi bắt đầu sôi. Sau đó chuyển sang bình định mức 250,0
Trang 1/3
mL rồi thêm nước cất tới vạch thu được dung dịch A chứa salicylate dionion. 20,00 mL dung dịch này

được tạo phức với Fe3+ và thêm một lượng nước cất thu được 100,0 mL dung dịch B chứa phức FeL

((C7H8O3.Fe(H2O)4, M = 264,0 g/mol). Lấy 10,00 mL dung dịch B pha loãng thành 50,00 mL dung dịch

C. Dung dịch C được đo độ hấp thu tại bước sóng cực đại max = 530nm cùng với một dãy các dung

dịch chuẩn được chuẩn bị sẵn kèm với một trắng chuẩn. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng

bên dưới:

Dung dịch chuẩn Mẫu đo

Co C1 C2 C3 C4 C5 M1 M2 M3

m (mg) - - - - - - 84,74 83,69 86,65

CFeL (ppm) 0 9 18 36 72 108 - - -

Độ hấp thu A 0 0,0830 0,1581 0,3083 0,6087 0,9091 0,1337 0,1321 0,1366

a) Phức chất FeL có màu gì ?

b) Xác định nồng độ mg/L của 3 mẫu đo.

c) Tính nồng độ của acetylsalicylic acid có trong mẫu thuốc aspirin ban đầu.

Câu 3. Để xác định hằng số phân ly của acid HA, chuẩn bị 3 dung dịch, dung dịch đo C (pH = 5) và 2

dung dịch chứa cùng nồng độ ban đầu 2,5  10−5 M tại pH = 1 (dung dịch A) và pH = 14 (dung dịch B).

Đo độ hấp thu của A và B tại các bước sóng khác nhau, ta được bảng số liệu bên dưới:

 (nm) 420 440 460 500 550 575 600 625 650

A (dd A) 0.387 0.454 0.430 0.396 0.325 0.267 0.220 0.176 0.152

A (dd B) 0.041 0.052 0.089 0.104 0.236 0.356 0.440 0.823 0.620

Bằng cách quét phổ trên máy phân tích, bước sóng hấp thu cực đại của dung dịch A và B được xác

định lần lượt là 1 = 440nm và 2 = 625nm. Đo độ hấp thu của dung dịch C tại 1 và 2 được kết quả

Trang 2/3
⎯⎯
→ H O+ + A− và bề dày chậu đo là 1 cm.
là 0,458 và 0,983. Biết HA phân ly trong nước: HA + H2O ⎯
⎯ 3

Xác định hằng số phân ly của HA.

Câu 4.

a) Hình 1 biểu diễn kết quả phân tích phổ IR của hợp chất X có công thức phân tử là C6H12O trong

điều kiện không loại bỏ liên kết hydro. Phổ thu được có mũi đặc trưng ở 1729 cm-1 và một mũi

họa tần ở 3400 cm-1. Hãy lựa chọn công thức cấu tạo phù hợp của X trong các công thức cho bên

dưới và giải thích ngắn gọn lý do lựa chọn công thức này.

b) Mũi hấp thu ở 1729 cm-1 đặc trưng cho liên kết nào trong X ? Tính lực liên kết của liên kết đó.

Câu 4.

a) Phác họa hoặc nêu đặc điểm của phổ 1H NMR của 4 – ethylbenzandehit.

b) Phác họa hoặc nêu đặc điểm của phổ 13C NMR của 4 – ethylbenzandehit trong điều kiện không

loại bỏ tương tác spin – spin.



Trang 3/3

You might also like