Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I.

HỢP ĐỒNG ĐƯỢC PHÂN TÍCH:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:
HĐCC…

TÀI CHÍNH CÁ NHÂN


HỢP ĐỒNG CHO VAY CẦM CỐ

Hôm nay ngày 17 tháng 4 năm 2017 tại Số 850 Đường Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống
Đa, Hà Nội

BÊN CHO VAY – CÔNG TY CỔ PHÀN KINH DOANH F88 (sau đây gọi là Bên A)

Địa chỉ: Số 850 Đường Láng, P. Láng Thượng,


Q. Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 04 7301 5388 Fax:
Đại diện: Lê Thùy Dung. Chức vụ: Trưởng cửa hàng
(Theo Giấy ủy quyền số 0203/2016/UQ-F88/TGD ngày 30/3/2016)

BÊN VAY – ÔNG(BÀ):… (sau đây gọi là Bên B)


CMND/ Hộ chiếu số:… cấp ngày:… tại:…
Địa chỉ hiện tại: Cầu Giấy-Hà Nội. ĐT:…
Hộ khẩu thường trú:…

Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng cho vay cầm cố (sau đây gọi là Hợp đồng) theo các
nội dung sau:

ĐIỀU 1: KHOẢN VAY


1.1 Giá trị khoản vay: 3,000,000 VND (Bằng chữ Ba triệu đồng)
1.2 Thời hạn khoản vay: 20 ngày từ ngày:…-04-2017 đến ngày:…-05-
2017
1.3 Phương thức giải ngân:
1.4 Lãi suất: 1.1%/tháng
1.5 Lãi phạt: (150%) lãi suất vay trong hạn được áp dụng khi Bên B không trả đúng hạn
bất kỳ khoản nợ gốc và tiền lãi.
1.6 Mục đích: Tiêu dùng cá nhân và kinh doanh. Bên B cam kết không sử dụng khoản
vay này cho mục đích trái quy định của pháp luật.
1.7 Tiền lãi được thanh toán theo kỳ trả lãi 10 ngày
1.8 Trong trường hợp khách hàng hoàn tất khoản vay trước hạn. Bên A cam kết chỉ tính
tiền lãi và các khoản phí phát sinh đến thời điểm khách hàng tất toán khoản vay.

ĐIỀU 2: TÀI SẢN CẦM CỐ


2.1 Mô tả Tài sản cầm cố:… Tình trạng: CŨ
2.2 Giấy tờ về Tài sản cầm cố: CMTPT + …
2.3 Phí thẩm định điều kiện cho vay: 1.4%/tháng được trả cùng lúc với trả tiền lãi
2.4 Phí lưu giữ tài sản cầm cố: 3.5%/tháng được trả cùng lúc với lúc trả tiền lãi
2.5 Phí lưu giữ kho bãi (nếu có):

ĐIỀU 3: XỬ LÝ TÀI SẢN CẦM CỐ


3.1 Bất kỳ khi nào sau khi Bên B vi phạm nghĩa vụ đến hạn nào theo Hợp đồng này, bao
gồm cả nghĩa vụ trả nợ gốc, tiền lãi và phí, Bên A có toàn quyền xử lý Tài sản cầm cố
theo quyết định của mình, bao gồm:
(a) Nhận Tài sản cầm cố thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm, trong trường hợp này giá
trị của Tài sản cầm cố được tính theo giá trị ghi nhận tại Điều 1.1 nói trên và số tiền lãi
trong thời hạn vay mà Bên A chưa thanh toán;
(b) Bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao Tài sản cầm cố theo cách thức và giá cả do
Bên A tự quyết định như thể Bên A là chủ sở hữu của Tài sản cầm cố; và
(c) Trong khi việc bán tài sản theo mục (a) và (b) nêu trên chưa hoàn tất, Bên A tiếp tục
chiếm hữu, sử dụng Tài sản cầm cố theo phương thức và thời hạn mà Bên A thấy thích
hợp và toàn quyền lựa chọn.
3.2 Bên B không hủy ngang ủy quyền cho Bên A, và Bên A có quyền (nhưng không có
nghĩa vụ) được ủy quyền, là đại diện theo ủy quyền thay mặt cho và nhân danh Bên B ký
kết các hợp đồng và tài liệu và thực hiện các công việc mà theo ý kiến của Bên A là cần
thiết để xử lý Tài sản cầm cố.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN


4.1 Bên A có các nghĩa vụ sau:
(a) Giải ngân khoản vay cho Bên B theo đúng quy định của hợp đồng này;
(b) Quản lý và bảo quản đầy đủ, nguyên trạng tài sản cầm cố và các giấy tờ kèm theo
(nếu có); nếu làm mất mát hoặc hư hỏng (ngoại trừ các hao mòn tự nhiên) thì Bên A sẽ
phải bồi thường thiệt hại cho Bên B;
(c) Hàng tháng định giá lại tài sản cầm cố để đảm bảo giá trị cầm cố phù hợp với biến
động của thị trường và đảm bảo cho giá trị khoản vay;
(d) Hoàn trả lại Tài sản cầm cố và giấy tờ kèm theo (nếu có) cho Bên B sau khi Bên B đã
hoàn thành mọi nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng
này và các sửa đổi, bổ sung (nếu có);
(e) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này và pháp luật có liên quan;
4.2 Bên B có các nghĩa vụ sau:
(a) Bên B cam đoan rằng Bên B có đầy đủ năng lực và quyền ký kết và thực hiện Hợp
Đồng này;
(b) Bên B cam kết trả nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng này đầy đủ và
đúng hạn;
(c) Bên B cam đoan rằng Bên B là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất đối với Tài sản cầm cố
và không một bên nào khác (ngoại trừ Bên A) có bất kỳ quyền hạn chế quyền sở hữu nào
đối với Tài sản cầm cố;
(d) Bên B cam đoan rằng tất cả giấy tờ về Tài sản cầm cố liệt kê tại Điều 2 là thật và,
trong trường hợp là bản sao, là bản sao đúng và đầy đủ của bản gốc;
(e) Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này và pháp luật có liên quan;

ĐIỀU 5: CÁC THỎA THUẬN KHÁC


5.1 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Bên B đã hoàn thành mọi nghĩa
vụ thanh toán nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng này và các sửa đổi, bổ
sung (nếu có);
5.2 Bên B đồng ý thực hiện tất cả các hành động và ký kết tất cả các tài liệu mà Bên A
yêu cầu để Bên A thực hiện đầy đủ quyền lợi theo Hợp đồng này;
5.3 Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng này sẽ được đưa ra
và giải quyết bởi Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam;
5.4 Hợp đồng này được lập thành 2 (hai) bản gốc, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ một
bản.

Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện ký kết Hợp
đồng này.

BÊN CHO VAY BÊN VAY


(đã ký) (đã ký)
II. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BẢN HỢP ĐỒNG TRÊN:
Hợp đồng trên là hợp đồng vay tài sản có biện pháp bảo đảm là cầm cố tài sản.
- Căn cứ Điều 463 BLDS 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải
hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ
phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” cho thấy hợp đồng trên
đã thể hiện đúng bản chất của hợp đồng vay tài sản, cụ thể đã có sự thỏa thuận
giữa các bên về việc Bên A cho Bên B vay 3 triệu đồng.
- Đồng thời, hợp đồng này được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố, căn cứ Điều 309
BLDS 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, cụ thế tại Điều 2 của hợp đồng đã ghi nhận “Tài sản
cầm cố” và các điều khoản liên quan đến tài sản này để bảo đảm cho việc thanh
toán nợ của bên vay đối với bên cho vay.
Tại Điều 1 của Hợp đồng:
- Đây là giao dịch được giao kết vào ngày 17/4/2017 nên sẽ áp dụng mức lãi suất
theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015: “Lãi suất vay do các bên thỏa
thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có
liên quan quy định khác…” Từ quy định trên cho thấy tại tiểu mục 1.4 Điều 1 của
hợp đồng, mức lãi suất được quy định là 1.1%/tháng tương đương với 13.2%/năm
và mức lãi suất này là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Mức lãi phạt được quy định trong hợp đồng là đúng theo quy định của luật tại
điểm b khoản 5 Điều 466 BLDS 2015: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên
vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: b) Lãi trên
nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời
gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Việc quy định mức lãi phạt này
là phù hợp để đảm bảo việc thanh toán nợ của bên vay đúng thời hạn.
- Hợp đồng đã nêu lên được mục đích của khoản vay và cam kết thực hiện đúng
mục đích để đảm bảo việc sử dụng khoản vay không trái với quy định của pháp
luật điều này là đúng với quy định tại Điều 467 BLDS 2015: “Các bên có thể thỏa
thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay…”. Theo tôi, các
bên nên vận dụng quy định của luật để mở rộng về quyền hạn của Bên A, đồng
thời mang tính bắt buộc Bên B sử dụng khoản vay đúng với mục đích bằng việc
nói rõ thêm quy định Bên A có quyền kiểm tra việc sử dụng khoản vay và có
quyền đòi lại tiền vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên B vẫn sử dụng
khoản vay trái mục đích.
- Tại tiểu mục 1.8 Điều 1 của hợp đồng đã có sự thỏa thuận khác so với BLDS
2015. Cụ thể khoản 2 Điều 470 BLDS 2015 quy định: “Đối với hợp đồng vay có
kỳ hạn và có lãi suất thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải
trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và luật có quy định
khác.” Như vậy trong trường hợp này các bên đã thỏa thuận khác được thể hiện ở:
“Trong trường hợp khách hàng hoàn tất khoản vay trước hạn. Bên A cam kết chỉ
tính tiền lãi và các khoản phí phát sinh đến thời điểm khách hàng tất toán khoản
vay”, điều này có nghĩa là nếu áp dụng theo BLDS 2015 thì bên vay rả trước hạn
nhưng vẫn chịu toàn bộ khoản lãi theo kỳ hạn, các bên đã thỏa thuận chỉ trả khoản
lãi và các khoản phí đến thời điểm bên vay trả hoàn tất tức thời điểm bên vay trả
trước hạn, điều này đã tạo nên điều kiện có lợi cho bên vay.
Tại Điều 2 của Hợp đồng:
- Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 311 BLDS 2015 về nghĩa vụ của bên cầm
cố: “Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trong hợp đồng trên chi phí cho việc lưu giữ
tài sản cầm cố được xem là chi phí bảo quản tài sản này tuy nhiên với mức
3.5%/tháng liệu đây có được xem là chi phí hợp lí hay không? Về vấn đề chi phí
hợp lí thì hiện nay pháp luật không hạn chế về khoản chi phí hợp lí và đặc biệt
trong hợp đồng thì các khoản chi phí này sẽ do các bên thỏa thuận vì vậy việc con
số 3.5%/tháng có thể coi là chi phí hợp lí hay không còn phụ thuộc vào các bên
trong giao dịch.
- Quan điểm cá nhân về tiểu mục 2.4: Cá nhân tôi cho rằng mức phí 3.5%/tháng là
cao so với chi phí hợp lý bởi tổng chi phí mà mỗi khách hàng phải trả để vay tiền
lên tới 6%/tháng, tương đương 72%/năm. Tuy những mức phí này được quy định
không trái với pháp luật vì không thuộc mức lãi suất mà là các mức phí trong
khoản vay nhưng lại gây khó khăn cho người vay do đó theo tôi bên cho vay nên
giảm mức phí lại để tạo thuận lợi hơn cho bên vay.
- Về mức thẩm định điều kiện cho vay theo tôi các bên thỏa thuận thanh toán bằng
số tiền cụ thể thay vì quy định bằng định mức phần trăm như vậy để phần nào
giảm mức phí mà bên vay phải thanh toán.
Tại Điều 3 của Hợp đồng:
Các quy định trong hợp đồng theo đúng với quy định của pháp luật, cụ thể:
- Các bên thỏa thuận xử lí tài sản khi Bên B vi phạm nghĩa vụ đến hạn theo Hợp
đồng là phù hợp, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định số
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm theo đó trường hợp xử lí tài sản bảo đảm
là “đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
- Tại tiểu mục 3.1 Điều 3 của Hợp đồng Bên A có quyền nhận Tài sản cầm cố thay
thế cho nghĩa vụ được bảo đảm, bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao khi Bên B
vi phạm nghĩa vụ đến hạn theo Hợp đồng này, điều này các bên đã vận dụng theo
quy định tại Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận: “1. Bán tài sản bảo đảm. 2. Bên nhận bảo đảm
nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo
đảm…” và quy định tại Điều 64 Nghị định trên: “1. Trong thời gian chờ xử lý tài
sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho
phép bên bảo đảm… 2. Hoa lợi, lợi tức thu được phải được hạch toán riêng, trừ
trường hợp có thoả thuận khác. Sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác,
sử dụng tài sản, số tiền còn lại được dùng để thanh toán cho bên nhận bảo đảm”.
- Đồng thời quy định thời hạn xử lý tài sản cầm cố do các bên tự thỏa thuận là
không trái với quy định của pháp luật bởi vấn đề này pháp luật đã trao quyền cho
bên được lựa chọn được thể hiện qua quy định tại Điều 62 Nghị định
163/2006/NĐ-CP: “Tài sản bảo đảm được xử lý trong thời hạn do các bên thoả
thuận”.
- Quan điểm cá nhân về quy định tại tiểu mục 3.2 Điều 2 của Hợp đồng: Theo
tôi, quy định “Bên A có quyền được ủy quyền, là đại diện theo ủy quyền thay mặt
cho và nhân danh Bên B ký kết các hợp đồng và tài liệu và thực hiện các công việc
mà theo ý kiến của Bên A là cần thiết để xử lý Tài sản cầm cố” điều này cần thêm
quy định khi đã hết thời hạn trả thanh toán nợ mà Bên B chưa hoàn thành nghĩa vụ
như đã nêu ở tiểu mục 3.1 điều này sẽ làm cụ thể hơn về quyền hạn của Bên A sau
khi đã hết thời hạn thanh toán nợ của Bên B.
Tại Điều 4 của Hợp đồng:
- Quan điểm cá nhân: Theo tôi, Hợp đồng trên nên bổ sung quy định về trách
nhiệm của Bên A là giao tiền cho bên B đầy đủ và đảm bảo đúng chất lượng, số
lượng. Điều này sẽ góp phần tạo nên sự tin tưởng cho Bên B về số tiền mà Bên B
vay từ Bên A. Đồng thời căn cứ theo quy định của BLDS 2015 tại khoản 3 Điều
465 nên bổ sung quy định trong trách nhiệm của Bên A là không được yêu cầu
Bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của
BLDS 2015, nếu quy định thêm điều này sẽ góp phần tạo nên lòng tin cho Bên B
về uy tín cũng như chất lượng của Bên A.
- Quy định về bồi thường của Bên A tại điểm b tiểu mục 4.1 Điều 4 của Hợp đồng
là căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về
trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng,
mất giá trị hoặc giảm sút giá trị theo đó “trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư
hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi
thường thiệt hại cho bên cầm cố”.
- Bên A quy định việc định giá tài sản cầm cố hàng tháng điều này là để bảo vệ
quyền lợi của các bên tuy nhiên điều này là nguyên nhân dẫn đến chi phí phát sinh
mà Bên B có thể phải trả cho Bên A mức chi phí thẩm định điều kiện khoản vay.
Theo tôi, quy định này nên áp dụng cho các khoản vay dài hạn hoặc với tài sản
cầm cố có giá trị lớn bởi vì việc thẩm định này hàng tháng sẽ tồn tại các bất cập
như tốn thời gian, chi phí nếu đối với các khoản vay nhỏ thì điều này là chưa cần
thiết.
- Tại điểm d tiểu mục 4.1 Điều 4 Hợp đồng trên quy định Bên A sẽ “hoàn trả lại tài
sản cầm cố và giấy tờ kèm theo (nếu có) cho Bên B sau khi Bên B đã hoàn thành
mọi nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, tiền lãi và các chi phí khác theo Hợp đồng này và
các sửa đổi, bổ sung (nếu có)” theo quy định này cho thấy nếu việc Bên B hoàn
thành xong nghĩa vụ của mình trước khi tài sản cầm cố bị xử lý mặc dù đã quá thời
hạn thanh toán nhưng Bên A sẽ trả lại Tài sản cho Bên B. Quy định này cho thấy
các bên đã vận dụng đúng với quy định tại Điều 71 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP
theo đó “trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh
do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi
xử lý”.
- Ý kiến cá nhân về quy định tại điểm c tiểu mục 4.2 Điều 4: Bản chất của việc
cầm cố là người mang tài sản đi cầm cố phải là chủ sở hữu đối với tài sản đó
nhưng pháp luật không quy định đó là chủ sở hữu duy nhất đối với tài sản. Cụ thể,
theo quy định tại khoản 2 Điều 311 BLDS 2015 thì bên cầm cố có nghĩa vụ “báo
cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố
tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền
của người thứ ba đối với tài sản cầm cố”. Căn cứ vào quy định trên cho thấy luật
quy định về việc báo cho bên nhận cầm cố quyền của người thứ ba đối với tài sản
cầm cố nhưng không nói đó là quyền gì, nếu xảy ra trường hợp người sử dụng tài
sản thuộc sở hữu chung để cầm cố thì có được phép không, trong trường hợp này,
theo tôi, Bên A không nên chỉ cho phép cầm cố tài sản thuộc sở hữu duy nhất của
một người mà nên quy định về việc Bên B chứng minh đó là tài sản chung hay
riêng và nếu đó là tài sản chung thì phải có giấy ủy quyền hoặc sự đồng ý của
người thứ ba sở hữu tài sản chung đó.
Tại Điều 5 của Hợp đồng:
- Quan điểm cá nhân về tiểu mục 5.3 Điều 5 của Hợp đồng: Theo pháp luật Việt
Nam luôn tôn trọng và đề cao sự thỏa thuận và hòa giải giữa các bên trong giao
dịch, do đó theo tôi các bên nên quy định trong điều khoản chung về Hợp đồng
trên là nếu có xảy ra tranh chấp các bên sẽ ưu tiên việc thỏa thuận bàn bạc giữa
các bên nếu việc thỏa thuận bàn bạc không đem lại kết quả thì vấn đề tranh chấp
sẽ đưa ra Tòa giải quyết. Điều này sẽ phần nào tạo thuận lợi các bên nếu vấn đề
thay vì các bên có thể thương lượng để giải quyết nhưng căn cứ theo hợp đồng thì
phải giải quyết theo quyết định Tòa án sẽ dẫn đến một số bất cập cho các bên như
việc mất thời gian hay phát sinh các chi phí để giải quyết vụ tranh chấp không nên
có.
Đồng thời theo tôi, các bên nên thêm điều khoản về nơi tiến hành thanh toán các khoản
nợ là trụ sở của Bên A hoặc nơi đã tiến hành giao kết hợp đồng, đây là quy định mang
tính hình thức cụ thể hơn về hợp đồng để tránh tranh chấp về sau. Vì có thể xảy ra trường
hợp Bên B thanh toán cho người đại diện Bên A không phải tại nơi giao kết hợp đồng
nhưng Bên A vì lí do nào đó không biết và không chấp nhận việc thanh toán này, điều
này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

You might also like