Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

Đề tài 7

I- Nội dung giao đề tài:


Hệ thống cân tải trọng ô tô như hình 7

Bàn cân

Cảm biến
Giới hạn điều kiện: hình 7

1. Dải cân (0-100 tấn)


2. Bàn cân bằng kim loại
3. Sai số của phép đo là 0,2%

- Yêu cầu:
1.Trình bày tổng quan về công nghệ cân kiểm tải trọng oto?
2.Mô tả nguyên lý vận hành hệ thống?
3.Liệt kê các cảm biến có trong hệ thống?
4.Các phương án lựa chọn cảm biến cho hệ thống?
5.Trình bày về loại cảm biến lựa chọn? (Nguyên lý hoạt động, số lượng cảm biến)
6.Thiết kế vị trí lắp đặt cảm biến và tính toán, xử lý, đo tín hiệu đầu ra của cảm
biến để tác động đến đối tượng điều khiển?
7.Đánh giá về sai số của hệ thống (giới hạn, nguyên nhân, biện pháp khắc phục)

1
II- Hướng dẫn về yêu cầu chung về bố cục trình bày:

1- Bìa gồm:

- Tên đề tài

- Danh sách SV trong nhóm

- Tên GV hướng dẫn

2- Đầu quyển có nội dung giao đề tài (Phiếu giao đề tài) – Và hướng dẫn về yêu
cầu chung về bố cục trình bày

3- Bố cục trình bày theo hướng dẫn sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế

Chương 2: Nội dung thực hiện

2.1- Yêu cầu của đề tài

2.2- Các hướng giải quyết

2.3- Lý do lựa chọn cho thiết bị

2.4- Tính chọn thiết bị

Chương 3: Kết luận

3.1- Các kết quả đạt được

3.2- Các hạn chế khi thực hiện

3.3- Biện pháp khắc phục

Chương 4: Bài dịch tài liệu cảm biến

4.1- Bản tài liệu lý thuyết

4.2-Bản tài liệu sử dụng cảm biến

Mục lục

2
III- Phông chữ sử dụng trong báo cáo: Times New Roman- 14

IV- Thời gian nộp:

Ngày 29/5/2014. Tại tầng 5 A7- Bộ môn đo lường & Điều khiển- Lớp trưởng thu
cả lớp và nộp trực tiếp cho GV

V- Mỗi nhóm in 1 bản nộp

VI- Lớp trưởng tổng hợp file mềm của các nhóm, ghi ra đĩa CD- nộp lại cho GV
giảng dạy.

3
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế

Hệ thống cân ô tô hoạt động dựa trên công nghệ cân điện tử. Khi có áp lực của
trọng tải xe lên mặt cân, các cảm biến (loadcell) sẽ nhận tín hiệu và truyền đến hộp
nối dây – Hộp cộng tín hiệu (Junction Box). Tại đây các tín hiệu từ các Loadcell sẽ
được cộng lại và chia trung bình để tìm ra giá trị khối lượng của xe. Giá trị này sẽ
được hiển thị qua màn hình thông qua một bộ chuyển đổi và hiển thị. Đó là Đầu
cân – Chỉ thị cân (Indication). Hệ thống sẽ được kết nối với máy vi tính để điều
khiển và quản lý số liệu bằng phần mềm chuyên dụng của cân ô tô.

Bộ phận chính có nhiệm vụ xác định giá trị trọng tải xe trong hệ thống cân ô tô là
bộ phận cảm biến gồm các loadcell được kết nối với nhau. Loadcell nhờ vào cơ cấu
các cảm biến đo có dạng – Áp trở (Tenzo) gắn trên nó.

Chương 2: Nội dung thực hiện

Với yêu cầu,và giới hạn điều kiện:

 Dải cân (0-100 tấn)


 Bàn cân bằng kim loại
 Sai số cho phép 0,2%
Dựa vào yêu cầu trên nên nhóm lựa chọn hệ thống như sau:

1. Bàn cân:

- Vật liệu: với trọng tải max đạt 100 tấn nên yêu về vật liệu chịu lực tốt,và cân đặt
ngoài trời chịu nhiều điều kiện về thời tiết khắc nghiệt nên cần lựa chọn bàn cân
bằng thép chịu lực, chống gỉ.

4
18m

3m

Bàn cân

Kích thước: dựa trên chiều dài thực tế của các loại ô tô có trọng tải trong khoảng
0-100 tấn nên nhóm chọn kích thước bàn cân là: 3m x 18m.

Ưu điểm bàn cân bằng thép:

 Khối lượng mặt bàn cân nhẹ


 Gia công nhanh.
 Dễ dàng chuyển dời sang vị trí khác.
Nhược điểm:

 Chi phí làm bàn cân đắt (do giá sắt thép cao hơn bêtông).

 Chi phí bảo dưỡng hàng năm lớn (sơn mặt bàn, khung bàn cân …). Không chịu

được môi trường khắc nghiệt như hóa chất, phân bón, muối … (sắt thép bị ăn mòn).

 Tuổi thọ phụ thuộc vào môi trường sử dụng và việc bảo dưỡng hàng năm, thường
thì thấp hơn so với bàn cân bêtông.

2. Lựa chọn cảm biến.

2.1 Cảm biến áp trở kim loại.


5
2.1.1 Nguyên lí hoạt động:

Cảm biến áp trở hoạt động dựa trên hiệu ứng áp trở (Piezo resistive effect): “khi vật
dẫn chịu biến dạng cơ học thì điện trở của nó thay đổi”

Như ta đã biết điện trở của một vật dẫn được biểu diễn bằng biểu thức

l
S
R=ρ

Do chịu ảnh hưởng của biến dạng nên điện trở của cảm biến thay đổi một lượng
ΔR, Ta có:

=+–

Nếu gọi:

εR= ΔR/R : lượng biến thiên tương đối của điện trở khi bị biến dạng.

εl = Δl/l : lượng biến thiên tương đối theo chiều dài.

ερ = Δρ/ρ : lượng biến thiên tương đối theo điện trở suất.

εS = ΔS/S : lượng biến thiên tương đối theo tiết diện.

Ta có thể viết lại dưới dạng : εR = εl + ερ – εS

Trong cơ học ta đã biết: εS = -2kpεl và ερ = cεv

kp : hệ số Poisson
c : hệ số Bridman
v : thể tích
εv = Δv/v : lượng biến thiên tương đối theo thể tích

Mặt khác : εv = (1 + 2kp)εl

Do đó : ερ = c(1 + 2kp)εl = mεl (m : hệ số )

Từ các biểu thức trên ta có : εR = εl(1 + 2kp +m) = Kεl

6
K : độ nhạy của cảm biến áp trở

• Với vật liệu lỏng ( thủy ngân,chất điện phân), V = l.S không đổi, kp = 0,5; bỏ
qua m (m rất nhỏ) ta có K = 2.
• Với kim loại : kp = 0,24 ÷ 4 ta có K = 0,5 ÷ 4.
• Với chất bán dẫn: quan hệ giữa điện trở suất ρ và ứng lực σ được biểu diễn
bằng biểu thức : ερ = k1σ = k1Eεl= mεl.

k1 : hệ số

E : môđun đàn hồi

Do m rất lớn nên hệ số k = 1 + kp + m cỡ từ 100 ÷ 200 trong điều kiện bình thường.

Cảm biến áp trở chia thành hai dạng cơ bản là áp trở kim loại và áp trở bán dẫn.

2.1.2. Phân loại.

2.1.2.1. Cảm biến áp trở kim loại.

Cảm biến áp trở kim loại được chế tạo theo 3 dạng cơ bản : dây mảnh, lá mỏng và
màng mỏng.

• Áp trở dạng dây mảnh: gồm có dây điện trở uốn hình răng lược, đường kính
0,02 ÷ 0,03 mm. Hai đầu dây hàn với 2 lá đồng Berin hoặc đồng phốtpho để nối với
mạch đo. Hai phía dán hai tấm giấy mỏng 0,1 mm hoặc nhựa polymide ( 0,03
mm) để cố định hình dáng dây, chiều dài dây L = nl o ( lo: độ dài một đoạn dây, n :
số đoạn); n = 10-20. Bình thường lo = 8 ÷ 15 mm, có thể tới 100 mm hoặc có thể
nhỏ hơn 2,5 mm. Chiều rộng ao = 3 ÷ 10 mm. Điện trở dây R = 10 ÷ 150Ω và có
thể tới 800 ÷ 1000 Ω

• Áp trở dạng lá mỏng: là một lá rất mỏng có độ dày 4 ÷ 12 μm làm từ hợp kim
Constantan, chế tạo theo phương pháp ăn mòn quang học. Ưu điểm là có kích

7
thước nhỏ, hình dáng linh hoạt, độ nhạy lớn ít chịu biến dạng ngang do chế tạo và
điện trở lớn.
• Áp trở dạng màng mỏng: chế tạo bằng phương pháp bốc hơi kim loại có độ nhạy
cao bám vào một khung có hình dạng định trước, Ưu điểm là có thể chế tạo với
hình dáng phức tạp, kích thước nhỏ, điện trở ban đầu lớn, độ nhạy cao.

a) Áp trở dạng dây mảnh b) Áp trở dạng lá mỏng

Hình 1.1 : Sơ đồ cấu tạo áp trở kim loại

• Yêu cầu vật liệu chế tạo áp trở.

Độ nhạy: Thông thường K nằm trong khoảng 1,8 ÷ 2,35 ± 0,1.


Hệ số nhiệt cần nhỏ vì điện trở kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ.
RT = Ro[ 1 + αt(T – To)], trong đó Ro : điện trở ở nhiệ độ chuẩn T o, do đó αt nhỏ sẽ
làm cho cảm biến ít bị thay đổi khi nhiệt độ thay đổi.
Điện trở suất: phải đủ lớn để giảm kích thước và độ dài dây.
Vật liệu chọn cần chịu được ứng lực lớn để tránh đứt khi chế tạo và sử dụng.

Bảng 1 : Đặc tính một số vật liệu chế tạo áp trở kim loại

α ρ
Vật liệu Thành phần K
(10-6 1/oK) (mm2/m)

0,46 ÷
Constantan 60%Cu, 40%Ni 1,9 ÷ 2,1 ± 50
0,5

8
NiChrome 80%Ni, 20%Cr 2,1 ÷ 2,5 150 ÷ 170 0,9 ÷ 1,7

Platin 5,1 ÷ 5,4 1700 0,2

84%Cu,
0,4 ÷
Manganin 12%Mn, 0,47 ÷ 0,5 ± 10
0,45
4%Ni

74%Ni, 20%Cr,
Karma 2,1
3%Cu, 3%Fe

Platin-
92%Pt, 8%W 4,1
Vonfram

2.1.2.2. Cảm biến áp trở bán dẫn.

Cảm biến áp trở bán dẫn được chế tạo từ các chất bán dẫn như Silic, Germani,
Asenua…, chia thành hai loại : loại cắt và loại khuếch tán.

• Loại cắt : là một mẩu cắt từ tấm đơn tinh thể pha tạp. Các mẩu cắt này được gắn lên
một giá đỡ bằng nhựa có chiều dài l = 0,1 ÷ 5 mm, dày 10-2 mm.

9
Hình 1.2 : Áp trở bán dẫn loại cắt

• Loại khuếch tán: điện trở được tạo nên bằng cách khuếch tán tạp chất như S b, Ga,
n…vào một phần của đế đơn tinh thể Silic đã pha tạp. Tùy theo loại tạp chất
khuếch tán mà ta có áp trở loại n hoặc loại p.

Hình 1.3 : Áp trở bán dẫn loại khuếch tán

• Nguyên lí hoạt động : bình thường các điện tử phân bố trong tinh thể bán dẫn bằng
nhau, độ dẫn điện không thay đổi. Khi bị biến dạng,kích thước các ô mạng tinh thể
thay đổi làm cho nồng độ điện tử trong vùng đó độ dẫn thay đổi theo làm cho điện
trở bị thay đổi.
• Yêu cầu vật liệu chế tạo

Điện trở suất : ρ chịu ảnh hưởng của độ pha tạp và nhiệt độ.

Ảnh hưởng của độ pha tạp: khi tăng độ pha tạp, mật độ hạt dẫn tăng lên làm cho
điện trở suất giảm.
ρ=

q : giá trị tuyệt đối của điện tích điện trở hoặc lỗ trống

n, p : mật độ điện tử và lỗ trống tự do

μn, μp : độ linh động của điện tử và lỗ trống

Ảnh hưởng của nhiệ độ: khi nhiệt độ nhỏ hơn 120 oC, hệ số nhiệt dương và giảm
dần khi độ pha tạp tăng lên; ở nhiệt độ cao hệ số nhiệt âm và không phụ thuộc vào
độ pha tạp.
10
• Hình 1.4: Sự phụ thuộc ρ vào độ nhạy K phụ thuộc vào độ pha tạp, độ biến
dạng, nhiệt độ

- Ảnh hưởng của độ pha tạp: khi độ pha tạp tăng, K giảm

Hình 1.5 : Sự phụ thuộc K vào độ pha tạp

Ảnh hưởng của độ biến dạng : K = K1 + K2ε + K2ε2

Tuy nhiên với độ biến dạng dưới một giá trị cực đại nào đó thì K không đổi

• Ảnh hưởng của nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, K giảm.Tuy nhiên khi độ pha tạp lớn
(Nd = 1020 cm-3), K ít phụ thuộc nhiệt độ.

Bảng 2 : Đặc tính của áp trở bán dẫn

Vật liệu K α (10-6 1/oC) ρ

Germani

Loại n -150 150 0,25.104

11
Loại p +100 3000 ÷ 8000 1,1.104

Silic

Loại n -130 6000 0,35.104

Loại p +170 1300 7,8.104

Ưu điểm của áp trở bán dẫn là độ nhạy cao K = -200 ÷ +800, kích thước nhỏ 2,5
mm,dải nhiệt độ làm việc -250 ÷ +250 oC.

Nhược điểm là độ bền cơ học kém.

Khi đo cảm biến áp trở được gắn vào bề mặt cấu trúc cần khảo sát, khi bề mặtcấu
trúc bị biến dạng thì cảm biến cũng chịu một biến dạng như bề mặt cấutrúc.

2.2 Load cell.

2.2.1 Khái niệm:

Load cell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lượng thành tín
hiệu điện. Cấu tạo chính từ các áp trở.

Khái niệm“strain gage”hay strain gauge: cấu trúc có thể biến dạng đàn hồi khi
chịu tác động của lực tạo ra một tín hiệu điện tỷ lệ với sự biến dạng này.

12
Load cell thường được sử dụng để cảm ứng các lực lớn, tĩnh hay các lực biến thiên
chậm. Một số trường hợp load cell được thiết kế để đo lực tác động mạnh phụ
thuộc vào thiết kế của load cell.

13
4.2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
• Cấu tạo
Load cell được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ
nhất là "Strain gage" và thành phần còn lại là "Load".
Strain gage là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng
tay, có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được
nuôi bằng một nguồn điện ổn định, được dán chết lên “Load” - một thanh kim loại
chịu tải có tính đàn hồi.

Hình 1.7: Cấu tạo của Button Load cell

• Nguyên lý hoạt động

14
Hoạt động dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác
dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đótrả về tín
hiệu điện áp tỉ lệ.

Hình 1.8: Mạch cầu Wheatstone

Thông số kĩ thuật cơ bản

- Độ chính xác: cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ thuộc
tính chất phi tuyến tính, độ trễ, độ lặp.
- Công suất định mức: giá trị khối lượng lớn nhất mà load cell có thể đo được.
- Dải bù nhiệt độ: là khoảng nhiệt độ mà đầu ra load cell được bù vào, nếu nằm
ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kĩ thuật
được đưa ra.
- Cấp bảo vệ: được đánh giá theo thang đo IP, (ví dụ: IP65: chống được độ ẩm và
bụi).
- Điện áp: giá trị điện áp làm việc của load cell (thông thường đưa ra giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất 5 - 15 V).
15
- Độ trễ: hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường
được đưa ra dưới dạng % của tải trọng.
- Trở kháng đầu vào: trở kháng được xác định thông qua S- và S+ khi load cell chưa
kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
- Điện trở cách điện: thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp
vỏ kim loại của load cell và thiết bị kết nối dòng điện.
- Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà load cell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng.
- Giá trị ra: kết quả đo được (đơn vị: mV).
- Trở kháng đầu ra: cho dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và EX- trong điều
kiện load cell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải.
- Quá tải an toàn: là công suất mà load cell có thể vượt quá (ví dụ: 125% công suất).
- Hệ số tác động của nhiệt độ: Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi công
suất của load cell dưới sự thay đổi nhiệt độ, (ví dụ: 0.01%/10°C nghĩa là nếu nhiệt
dộ tăng thêm 10°C thì công suất đầy tải của load cell tăng thêm 0.01%).
- Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống như trên nhưng đo ở chế độ không
tải.
2.2.3. Các loại load cell cơ bản.
2.2.3.1. Load cell tương tự.
• Khái niệm:

Load cell cảm biến sức căng, biến đổi lực thành tín hiệu điện gọi là load cell tương
tự. Tín hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như
bộ chỉ thị.

Mỗi load cell tải một đầu ra độc lập, thường 1 đến 3 mV/V. Đầu ra kết hợpđược
tổng hợp dựa trên kết quả của đầu ra từng load cell. Các thiết bị đolường hoặc bộ
hiển thị khuyếch đại tín hiệu điện đưa về, qua chuyển đổi ADC, vi xử lý với phần
mềm tích hợp sẵn thực hiện tính toán chỉnh định và đưa kết quả đọc được lên màn

16
hình. Đa phần các thiết bị hay bộ hiển thị hiện đại đều cho phép giao tiếp với các
thiết bị ngoài khác như máy tính hoặc máy in.

Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những tham
số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứngdụng của
người dùng. Ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạngkhác nhau phù
hợp với yêu cầu của ứng dụng.

Các dạng phổ biến: dạng kéo (shear), dạng uốn (bending), dạng nén (compression)

Nhược điểm: Tín hiệu điện áp đầu ra của load cell rất nhỏ(thường không quá
30mV). Những tín hiệu nhỏ như vậy dễ dàng bị ảnh hưởng của nhiều loại nhiễu
trong công nghiệp như:

+ Nhiễu điện từ: sinh ra bởi quá trình truyền phát các tín hiệu điện trong môi
trường xung quanh, truyền phát tín hiệu vô tuyến điện trong không gian hoặc do
quá trình đóng cắt của các thiết bị chuyển mạch công suất lớn…

+ Sự thay đổi điện trở dây cáp dẫn tín hiệu: do thay đổi thất thường của nhiệt độ
môi trường tác động lên dây cáp truyền dẫn.

2.2.3.2. Load cell số.

• Khái niệm, sự ra đời

Thời gian ra đời: Từ cuối những năm 1970

Về cơ bản load cell số là sự tích hợp giữa load cell tương tự với công nghệ điện tử
hiện đại. Ban đầu, khi khái niệm load cell số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là
các load cell số có các phần tử điện tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển
đổi một load cell chất lượng thấp lên một load cell chất lượng cao. Thực tế thì
ngược lại, mỗi load cell số đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc khá phức tạp.

17
- Thứ nhất: Phải có một load cell cơ bản với độ chính xác, độ ổn dịnh và khả năng
lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc.
- Thứ hai: Phải có một bộ chuyển đổi tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để
chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang dạng số.
- Thứ ba: Phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình chuyển
đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp với
các thiết bị khác để trao đổi thông tin.

Hình 1.9: Cấu trúc cơ bản một loại load cell số

• Ưu điểm và nhược điểm


Ưu điểm:
- Tín hiệu ra số “khỏe”, rất ít bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ hoặc thay đổi nhiệt độ
thất thường trên đường dây cáp dẫn.
- Khoảng cách dây cáp dẫn có thể kéo dài đến 1200m.
- Dễ dàng thay thế load cell.

18
- Dữ liệu số có thể xử lý trực tiếp bằng máy tính, PLC hoặc trên bộ hiển thị khi cần.
- Mỗi load cell là một thiết bị hoạt động độc lập trong hệ thống, do đó có thể mở
rộng cấu trúc dễ dàng.
- Có thể thực hiện tối ưu hóa hệ thống dễ dàng qua phân tích từng thànhphần tích
hợp.
- Cân bằng các góc cân có thể thực hiện bằng thiết bị. Thay đổi, sửa lỗi một load cell
không ảnh hưởng đến các load cell khác. Công việc thực hiện dễ dàng và đơn giản,
tiết kiệm thời gian.
- Với hệ thống yêu cầu độ chính xác vừa và thấp có thể tự động chỉnh định mà không
cần tải chết.
- Load cell có thể thay thế mà không cần chỉnh định lại.
- Các thiết bị theo chuẩn RS485/422 đều có thể tham gia vào hệ thống.
- Nhiều hệ thống có thể kết nối và điều khiển bởi một trạm. Chỉ đơn giản là mở rộng
đường dây cáp. Tiết kiệm phần cứng. phần mềm dễ dàng phát triển.

Những ưu điểm của hệ load cell số cho phép trong các ứng dụng độ chínhxác cao
và chống chịu nhiễu tốt, đặc biệt ở những ứng dụng yêu cầu các điểm đo nằm phân
tán trên phạm vi rộng.

3.Bố trí load cell.

Mô hình vị trí lắp đặt của các Loadcell trên bàn cân như hình vẽ dưới đây(cho
bộ cảm biến dùng 6 Loadcell).

19
Các Loadcell

Hình 1.10: Vị trí lắp đặt các Loadcell

20
Hình 1.11: Vị trí lắp đặt Loadcell

4. Kết nối load cell.


Các load cell số cung cấp đầu ra theo giao diện RS422 hoặc RS 485. Các load cell
nối với nhau thành cấu trúc hình sao. Junction Box hỗ trợ nối song song 8 load cell
số. Card RS422/RS485 cho phải kết nối trực tiếp đến máy tính PC hoặc PLC.

Hình 1.12: Mô hình ứng dụng 1

Lựa chọn và bố trí các thiết bị cho cân.

Chọn loadcell.

Khi lựa chọn Loadcell thì các thông số cần phải quan tâm là:

- Chọn loại tương tự hay loại số.


- Các thông số như mV/V là gì, tín hiệu vào ra, tầm sử dụng tải…
21
- Cấu tạo Loadcell, thụ động (thuần trở) hay tích cực (bán dẫn), độ ổn định, chịu
nhiệt, chịu nước, chống nhiễu..
- Kết cấu của ứng dụng, lưc tập trung, lực phân bố, tải trọng tỉnh, tảitrọng động..
- Phương pháp cân: chất lỏng chất rắn, cân kiểm tra, cân định lượng, cân phân loại,
cân gián tiếp liên tục (cân băng tải)…
- Thiết bị đọc tín hiệu: Indicator, PLC, Micro Controler, PC…
- Xử lí tín hiệu: ADC, mạch lọc, mạch tích phân, chống rung, khử xungnhiễu, khử
quán tính, ghép nhiều Loadcell, giải thuật, độ chính xác,hiệu chỉnh…

Chọn hộp đấu dây.

Hộp nối dây là nơi kết nối các Loadcell lại với nhau,tùy từng loại mà có thể kết nối
được 4,6,8…Loadcell với nhau sau khi đã lựa chọn xong load cell, tuỳ theo số
lượng load cell và loại loadcell mà ta chọn loại hộp nối là loại 4 đầu hoặc 8 đầu nối.
Cũng từ chế độ dòng áp của load cell mà ta lựa chọn chế độ dòng áp của hộp nối
cho phù hợp. Một số thông số cần quan tâm khi chọn hộp nối:

- Số đầu đo của load cell phải bằng hoặc lớn hơn số load cell của cân.
- Khả năng chỉnh góc của hộp nối.
- Cấp bảo vệ của hộp nối. (Ví dụ như IP65, IP66,…)
- Chọn bộ hiển thị (Indicator).

Bộ hiển thị thông thường có hai loại:

- Loại hiển thị số: đó là những bộ hiển thị mà nó nhận tín hiệu đầu vào dạng số. Đối
với loại hiển thị số thì thường chọn loại hiển thị cùng chủng loại với chủng loại của
load cell.
- Loại hiển thị tương tự: là bộ hiển thị có tín hiệu đầu vào dạng tương tự. Có thể
chọn loại bộ hiển thị cùng chủng loại với load cell. Tuy nhiên, loại hiển thị đó phải
đáp ứng được yêu cầu:
22
+ Phù hợp trở kháng đầu vào giữa load cell và bộ chỉ thị.
+ Nguồn cấp cho load cell từ bộ chỉ thị phải phù hợp.

Nguyên tắc của hộp nối dây là cộng tất cả các tín hiệu thu được từ các Loadcell
nối vào nó rồi chia trung bình để tìm ra khối lượng chính xác của vật cần cân.

23
Hình 1.14 : Hình dáng 1 hộp nối dây J-Box

Tín hiệu từ J-Box sẽ được truyền đến đầu cân (Indicator)

4.2. Đầu cân – Chỉ thị cân (Indicator) :


Đầu cân là thiết bị nhận tín hiệu từ Loadcell thông qua hộp nối dây và thực hiện
việc chuyển đổi A/D (Analog/Digital), từ đó hiển thị thông số nhờ vào vi mạch và
phần mềm trong nó.Thông thường Indicator cũng là bộ phận cấp nguồn cho
Loadcell.

Đầu cân được kết nối tới máy tính để truyền dữ liệu qua cổng giao tiếp truyền
thông RS 232.Trên đầu cân có máy in để in phiếu cân. Nguồn cấp cho đầu cân có
thể dùng Pin hoặc nguồn xoay chiều 220V.

Hình 1.15 : Đầu cân Analog

Ứng với công nghệ Digital cũng có loại Indicator chuyên biệt. Loại này không thực
hiện chuyển đổi Analog/Digital nữa mà nhận trực tiếp tín hiệu số từ Loadcell để xử
lý. Digital Indicator có thể kết nối với nhiều Loadcell hơn Analog Indicator.
4.3. Kết cấu hầm móng :
24
Hiện nay có hai dạng hầm móng chính được sử dụng trong hệ thống cân ô tô :
Kiểu móng hầm chìm (Pit Type)và Kiểu móng hầm nổi (Pitless Type).

Tùy theo vị trí lắp đặt cân mà lựa chọn kiểu hầm móng thích hợp.

4.3.1. Kiểu móng hầm chìm (Pit Type).

Hình 1.16: Mô hình kiểu móng hầm chìm

• Ưu điểm :
- Gọn, không có bờ dốc, diện tích tối thiểu, có thể kiêm luôn đường đi.
- Dễ cho xe vào cân, xe dễ di chuyển.
- Chiếm ít diện tích đất sử dụng.
- Không làm hạn chế tầm nhìn của nhà máy.
- Chiều cao thấp nên không bị ảnh hưởng của gió.
- Bàn cân thấp, chi phí xây dựng thấp.
• Nhược điểm :
- Khó bảo hành,bảo trì cân.
- Khó làm vệ sinh cân vì phải chui xuống hầm cân.

Kiểu móng hầm nổi ( Pitless Type ).

25
Hình 1.17: Mô hình kiểu móng hầm nổi

• Ưu điểm :
- Dễ bảo trì,vệ sinh khi cần thiết
- Không bị ngập nước
- Chi phí xây dựng thấp
• Nhược điểm :
- Chịu tác động của gió nhiều hơn
- Diện tích nhiều vì có hai bờ dốc

Bàn cân thép

Hình 1.18 : Mặt bàn cân

26
Bảng đèn LED hiển thị phụ.

Hình 1.19: Bản LED hiển thị phụ

Bảng đèn LED hiển thị phụ là thiết bị dùng để hiển thị trực quan giá trị khối
lượng cân được của ô tô, dùng để quan sát từ xa.

Kích thước bảng LED thường là 200(cao) x 600(dài) x 150(rộng) mm, hoặc 200
x 600 x 100 mm. Số chữ số hiển thị tùy vào kích thước, thường là hiển thị 5 – 6 số

Bảng LED có cổng RS 232 kết nối với máy vi tính

Phần mềm quản lí cân.


Phần mềm chuyên dụng TPC – Truck Scales chạy trên môi trường Windows, giao
diện tương tác bằng tiếng Việt có dấu nên dễ dàng sử dụng.

Các nhóm chức năng cơ bản được lập trình :

- Lưu trữ và quản lí tự động các thông tin liên quan đến: tên chủ hàng, tên hàng hóa,
số xe, thời gian và khối lượng hàng hóa xuất nhập…
- In phiếu cân cho từng xe, trong mỗi phiếu ghi rõ các chi tiết: số xe, mã số khách
hàng, nhân viên vận hành cân, khối lượng tổng, khối lượng tịnh, khối lượng trừ bì,
thời gian…

27
- Khai báo thông tin phục vụ mục đích quản lí thống kê: thống kê chi tiết theo thời
gian, theo khách hàng, theo mặt hàng, theo số xe trong một giai đoạn nhất định.
Ngoài ra trong một hệ thống cân ô tô còn có các bộ phận thiết bị phụ trợ khác như :
bộ chống giao động, bộ chống sét đường dây nguồn, hệ thống dây dẫn cáp điện, hệ
thống đèn tín hiệu, barie điều khiển vào ra…
Lựa chọn chi tiết

Tên thiết bị Model Hãng sản xuất

Bộ cảm biến lực (6 Loadcell) DDE SERIES Mettler – Toledo

Chỉ thị cân (Indicator) 8142 Pro hoặc Kingbrid Mettler – Toledo

Bảng đèn LED hiển thị phụ Mettler – Toledo

Hộp nối dây (Junction Box) Mettler – Toledo

Bộ chống sét Mettler – Toledo

Các đặc tính kĩ thuật từng thiết bị như sau : LOAD CELL DDE SERIES 1. Đặc
điểm:

DDE series là loại load cell cỡ nhỏ, dùng để đo tải trọng thấp.

Đặc điểm:

- Tải trọng từ 200N đến 50 KN


- Đo lực kéo và lực nén
- Cấp bảo vệ: IP 65
- Nhỏ gọn, độ chính xác cao
- Độ lệch thấp, đo cấu hình thấp
- Tần số riêng cao
- Thiết kế chắc chắn

28
Hình 1.20: Load cell DDE series

Mô tả:

Load cell dde có phạm vi cấu hình thấp, được thiết kế dung để đo lực kéo và nén.

Thiết kế của DDE cho phép gắn kết các ô tải trọng trong các công trình công
nghiệp, và dùng để nghiên cứu và phát triển ứng dụng.

Kích thước nhỏ gọn của nó làm cho nó thuận lợi trong các ứng dụng mà không
phù hợp với các loadcell thông thường.

Độ lệch thấp và tần số riêng cao của DDE cung cấp lợi ích đặc biệt trong thử
nghiệm vật liệu và giám sát các ứng dụng sức căng bằng cáp.

DDE cũng như tất cả các cảm biến khác, có thể được cung cấp đầy đủ các thông số
kĩ thuật (tham khảo Datasheets).

Thông số kĩ thuật DDE Đơn vị


Rated Capacities (Tải trọng): 200, 500, 1000, N
2000, 5000, 10000,
20000, 50000
Rated Output(Tín hiệu ra): 2.0 nominal mV/V
Non-Linearity(Sai số tuyến tính): <0.25 ±% of Rated
Output
Hysteresis (Độ trễ): <0.30 % of Rated
Output
Zero Balance (Điểm cân bằng): <1.0 ±% of Rated
Output
Temperature Range Operating (Nhiệt độ -20 to +80 °C
làm việc):
Temperature Range Compensated (Dải bù 0to +70 °C
nhiệt độ):
Temperature Effect On Output (Hệ số nhiệt <0.005 ±% of Applied
29
tác động đầu ra): Load/ °C
Temperature Effect On Zero (Hệ số nhiệt <0.005 ±% of Rated
tác động điểm 0): Output/ °C
Safe Overload (Quá tải an toàn): 150 % of Rated
Capacity
Ultimate Overload (Quá tải phá hủy hoàn 200 % of Rated
toàn): Capacity
Excitation Recommended (Điện áp làm 10 Volts AC or
việc): DC
Maximum (Điện áp tối đa): 15 Volts AC or
DC
Input Impedance (Trở kháng đầu vào): 700 Ohms
Output Impedance (Trở kháng đầu ra): 700 Ohms
Insulation Impedance (Điện trở cách điện): >500 Megaohms
Construction (Vật liệu); Stainless Steel (Thép
không gỉ)
Environmental Protection (Cấp bảo vệ): IP65
Cable (Độ dài cáp): 2 Metre 4 Core
Screened
Bảng 1: Datasheets

• Chỉ thị cân Indicator (Model 8142 hoặc Kingbrid) :


- Độ phân giải theo tiêu chuẩn TC CE,OMIL
- Hiển thị 7 chữ số, màn hình Katot, hiển thị khối lượng tịnh, tổng , thực
- Có khả năng lập trình được
- Cổng kết nối vi tính RS 232/485/422
- Nhiệt dộ làm việc: -10oC đến 40oC
- Điện áp sử dụng: 100 VDC – 220 VAC
• Bảng LED hiển thị phụ:
- Kích thước 200 x 600 x 100 mm

30
- Hiển thị 6 số, số lớn, rõ, đẹp
- Khả năng nhìn xa >=20m
- Cổng kết nối vi tính RS 232
- Nguồn cấp 220 VAC/50 Hz
• Hộp nối dây Junction Box :
- Vỏ bằng sơn tĩnh điện chống gỉ
- Dây tín hiệu được bảo vệ bằng ống sắt
- Cấp bảo vệ đạt chuẩn IP 68
• Bộ chống sét:
- Khả năng cắt dòng sét 40 KA
- Chống sét cho dây pha và dây trung tính

Ngoài ra còn có bộ chân đế định tâm (Mounting kit) kèm theo Loadcell, bộ giảm
chấn gồm 4 bộ ngang và 4 bộ dọc ở 4 góc cân, hệ thống dây cáp điện tiêu chuẩn

31
6. Mạch cấp nguồn loadcell và xử lí tín hiệu ra.
6.1. Thiết kế mạch nguồn.

• Hình 1.21: Sơ đồ mạch nguồn


• Để loadcell có thể làm việc được cần tạo ra một nguồn nuôi cho loadcell, trong đề
tài sử sụng nguồn 5V để nuôi loadcell. Ngoài ra mạch chính cũng cần có nguồn
nuôi cho vi điều khiển, các mạch nguồn này được tích hợp trên từng mạch.
• Nguồn vào là nguồn AC 9V, trong mạch sử dụng hai ic l7805và l7905 để tạo ra
điện áp +5V và -5V.
• Diode cầu dùng để chỉnh lưu.
• Các tụ điện dùng trong mạch có chức năng lọc để điện áp ra thẳng hơn.

6.2.Thiết kế mạch khuyếch đại tín hiệu.

• Vì điện áp đầu ra của loadcell rất nhỏ thường thì chỉ 1 mV/V đến 3 mV/V, để vi
điều khiển đọc được tín hiệu ra từ loadcell ta phải sử dụng mạch khuyếch đại tín
hiệu đó lên nhiều lần rồi mới đưa tín hiệu điện áp vào vi điều khiển.
32
• Nhất là với những loại loadcell chịu tải trọng lớn từ 500kg trở lên nếu ta đặt vật có
khối lượng nhỏ lên thì điện áp ra đo được sẽ rất nhỏ, nếu đặt hai vật có khối lượng
chênh lệch nhau một vài kg thì hầu như điện áp ra thay đổi không đáng kể.Vì vậy
việc thiết kế mạch khuyếch đại là rất quan trọng.
• Trong mạch bên dưới sử dụng ba ic opm(op07) dùng để khuyếch đại, một biến trở
có chức năng điều chỉnh để đạt hệ số khuyếch đại mong muốn. Các điện trở dùng
trong mạch phải là các điện trở có sai lệch nhỏ(0.1%).

Hình 1.22: Sơ đồ mạch khuyếch đại

Trong sơ đồ mạch trên các điện trở R1 = R2 = R6 = R7 = 100k

Vout 2 R1 R3
= (1 + )
V 2 − V1 Rgain R 2
Điện áp ngõ ra được tính bởi công thức:

33
2 R1 R3
Vout = (1 + )(V 2 − V 1)
Rgain R2

Trong đó: V1,V2 là các giá trị điện áp từ loadcell .

+Rgain: giá trị của biến trở.

+Vout là điện áp sau khi đã khuyếch đại. Muốn giá trị điện áp bằng bao nhiêu
ta chỉ cần chỉnh biến trở để thay đổi Rgain.

• Mạch khuyếch đại có thể khuyếch đại tín hiệu điện áp ngõ ra của loadcell lên nhiều
lần nhưng gía trị khuyếch đại này không vượt quá giá trị điện áp nguồn nuôi cho
loadcell.

Ví dụ: điện áp nguồn nuôi cho loadcell là 5V thì giá trị khuyếch đại tối đa phải nhỏ
hơn hoặc bằng 5V.

34
Sơ đồ khối hệ thống.

Hình 1.23: Sơ đồ khối hệ thống cân ô tô

35
Chương 3: Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài làm của nhóm em về đề tài: “Phân tích và xây dựng hệ
thống cân kiểm ô tô trọng tải từ 0÷ 100 tấn. Với bài làm trên cả nhóm đã đạt được
một số kết quả như sau:

 Phân tích được một cách khái quát về hệ thống cân kiểm tải trọng ô tô (các thiết bị,
cảm biến sử dụng cũng như các công nghệ được ứng dụng ).
 Xây dựng được một hệ thống cân ô tô với đầy đủ các thiết bị chủ yếu.
 Nâng cao kĩ năng làm việc, nghiên cứu, học tập theo nhóm.
 Tích lũy theo được kiến thức bổ ích.
Ngoài những việc đã đạt được bài làm vẫn còn nhiều hạn chế:

 Do kiến thức còn hạn chế nên trong việc làm bài vẫn còn một số sai sót.
 Không có tích lũy thực tế nên làm bài không tránh khỏi những điểm không phù hợp
với thực quan.

Biện pháp khắc phục:

Nhóm em đã cố gắng tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau đển bổ sung những
thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sợ nhận xét góp ý tờ các thầy cô.

Chúng em xin cảm ơn!

36
Chương 4: Bài dịch tài liệu cảm biến

Strain gages

Các loại cảm biến biến dạng

19.1 Giới thiệu về điện trở đặc biệt

Tiến sĩ thomas Kenny, kĩ thuật cơ khí, trường đại học Stanford

Điện trở đặc biệt được sử dụng trong nhiều loại cảm biến. Chúng cung cấp một
cách thích hợp để chuyển đổi một biến đổi (cơ học) thành một tín hiệu điện. Đầu ra
của chúng là sự thay đổi một cách chính xác một thay đổi của điện trở. Nó có thể
chuyển đổi thành một tín hiệu điện bằng cách kết hợp nhiều cảm biến sức căng
trong một mạch hình cầu. Một vài cảm biến chỉ sử dụng một phần tử cảm biến sức
căng trong cầu trên cùng với 3 điện trở cố định. Những cái khác sử dụng 2 cảm
biến sức căng và 2 điện trở cố định và hầu hết những thiết kế mới sử dụng 4 cảm
biến sức căng. Các thiết bị đo có thể là bất cứ vật liệu nào nhưng một vài vật liệu
cho hiệu quả hơn các vật liệu khác. Hợp kim, kim loại và chất bán dẫn là những
vật liệu được sử dụng thông dụng nhất.

Áp trở

Một áp trở kim loại là một thiết bị biểu diễn một thay đổi trong điện kháng khi có
sự thay đổi sức căng bề mặt.

Có hai thành phần của hiệu ứng tenzo trong hầu hết các vật liệu thành phần hình
học và các thành phần điện trở.

37
Hình 19.1.1 Đo áp lực chất lỏng, ống thủy ngân

Các thành phần hình học của hiệu ứng áp trở xuất phát từ thực tế là một yếu tố sức
căngtrải qua một sự thay đổi trong kích thước. Những thay đổi trong khu vực cắt
ngang và chiều dài ảnh hưởng đến sức đề kháng của thiết bị.

Một ví dụ của hiệu ứng hình học của hiệu ứng áp trở là bộ lọc dòng chất lỏng.

Một sự tuyệt vời các thiết bị này đã được sử dụng nhiều năm trước đây. Hãy tưởng
tượng một ống đàn hồi đầy một chất lỏng dẫn điện, như thủy ngân. Điện trở của
thủy ngân trong ống có thể được đo với một cặp điện cực kim loại, một ở mỗi đầu,
như thể hiện trong hình 19.1.1. Thủy ngân về cơ bản không nén được, áp lực đặt
dọc theo chiều dài của ống thẳng, và cũng làm cho đường kính của ống được
giảm, với mạng hiệu quả của việc có khối lượng không thay đổi. Điện trở cảm biến
sức căng được đưa ra qua

R=(điện trở suất)(chiều dài ống)(diện tích cắt ngang của ống)

Từ

R = =
Sau đó

= =
38
chúng ta xác định một hệ số K

K=
Từ

=
Chúng ta có K= 2 là cảm biến áp lực lỏng.

Điều này có nghĩa là sự thay đổi của điện kháng gấp đôi sự thay đổi về chiều dài
của ống.Nói cách khác, nếu một dòng chất lỏng được kéo dài 1% thì trở kháng tăng
2%. Điều này đúng với tất cả các cảm biến dòng chất lỏng, dành cho tất cả những
môi trường không nén được.

Cảm biến chất lỏng được sử dụng trong các bệnh viện cho phép đo sự thay đổi của
huyết áp. Một ống cao su chứa thủy ngân được kéo căng xung quanh bệnh nhân và
những thay đổi trong áp lực được ghi lại trên một băng biến đồ và hình dạng của
các sung được dùng để chuẩn đoán tình trạng của động mạch. Thiết bị như vậy đã
được thay thế bởi cảm biến vi mạch trong các bệnh viện hiện đại , nhưng ví dụ này
vẫn còn thú vị trên quan điểm giới thiệu.

Dây kim loại cũng được sử dụng như thiết bị đo độ biến dạng. Giống như cảm biến
áp lực lỏng, sự căng của dây thay đổi hình dạng theo cách tác động để tăng điện
kháng. Với một dây kim loại chúng ta có thể tính toán chuẩn các yếu tố giống như
với mẫu chất lỏng, trừ các kim loại không nén được và ngoại trừ khả năng điện trở
là một hằng số.

R= = =

dR= + -

=
Sau đó
K= = +1–

Từ đó
39

Được gọi là tỉ lệ Poisson, chúng ta có
K = 1+2ʋ +
Đối với các kim loại khác nhau, số này phụ thuộc vào tính chất vật liệu, và trênchi
tiết về cơ chế dẫn. Nói chung, kim loại có cỡ giữa 2 và 4.

Bây giờ, kể từ lúc áp lực trên vùng này bằng lực căng , và sự thay đổi phân đoạn
trong điện kháng bằng với yếu tố thời gian đo sự thay đổi chiều dài , và ứng xuất
môdun của Young là dong thời gian, chúng ta có

F= σA = EA =
Hoặc

Vì vậy, việc thay đổi phân đoạn trong điện trở của một cảm biến sức căng là tỷ lệ
áp lực đặt lên và là tỷ lệ thuận với hệ số đo được chia theo hệ số Young của vật

Tấm đệm Vỏ bọc

Hai miếng đồng

40
liệu. Rõ ràng, chúng ta muốn có một sự thay đổi lớn trong điện kháng để đơn

giản hóa thiết kế của các phần còn lại của một công cụ cảm biến, vì vậy chúng ta
thường cố gắng chọn đường kính nhỏ,mô đun nhỏ Young, và các hệ số đo lớn khi
có thể. Giới hạn đàn hồi của hầu hết các vật liệu là dưới 1%, vì vậy nói chung
chúng ta đang nói về những thay đổi điện kháng trong phạm vi 1% -0,001%. Rõ
ràng, đo điện trở như vậy là không nhỏ, và chúng ta thường thấy cầu điện trở
Hai
được thiết kế để sản xuất điện áp có thể tấm đồng
được đưa vào mạch khuếch đại.

Tấm cảm biến sức căng.

Trong nhiều năm, đã có một ngành công nghiệp liên quan đến việc chế tạo và tiếp
thị tấm cảm biến sức căng và các công cụ và thiết bị cần thiết chogắn các thiết bị
đo và dây điện cho các cấu trúc cơ khí khác nhau. Một bức ảnh của một bộ phin
cảm biến mỏng được thể hiện trong hình 19.1.2. cảm biến đặc biệt này bao gồm
một dây kim loại khuôn mẫu để nó chủ yếu là nhạy với sự kéo dài trong một
hướng. Thiết bị đo biến dạng có sẵn từ một số nhà cung cấp, và hàng trăm mô
hình của bộ phim kim loại có thể được lựa chọn, với các mẫu khác nhau cung cấp
độ nhạy cảm căng thẳng trong hướng dẫn cụ thể. Trong những năm gần đây,
nhiều sử dụng đã được thực hiện trong thực tế rằng silicon pha tạp là một chất dẫn
mà cuộc triển lãm là một hệ số đo lớn như 200, tùy thuộc về sự pha tạp. Điều này
tạo ra một cơ hội để làm cho thiết bị đo dòng từ silicon, và sử dụng chúng để sản
xuất các thiết bị nhạy hơn có thể dễ dàng thực hiện trong bất kỳ tài liệu khác.

Hình 19.1.3

(Tiến sĩ Marco Tortonese, luận án tiến sĩ,


Đại học Stanford năm 1992)

41
Vi thiết bị( vi điều khiển)

Một khía cạnh khác về sự hữu ích của silic là những năm gần đây đã nhìn thấy phát
triển của các kỹ thuật khắc mòn cho phép chế tạo các cấu trúc vi cơ từ tấm silic.
Thường gọi là kỹ thuật vi mạch silic, kỹ thuật sử dụng các khuôn mẫu và xử lý của
công nghệ ngành điện tử để xác định và sản xuất các cấu trúc vi cơ.

Cấu trúc vi cơ có thể được sử dụng để chế tạo thanh áp trở silic rộng, đa dạng của
ứng dụng. Nghiên cứu gần đây (Ben Chui tại Stanford và John Mamin tại
IBMAlmaden ) đã tập trung vào phát triển của thanh áp trở silic cho ứng dụng lưu
trữ dữ liệu. Trong thiết kế này, cứ dài 100 micromet thanh áp trở silic lại kéo theo
1 đĩa nhựa PC ở mức 10 mm/s, nảy lên và xuống khi nó đi qua vết răng cưa
micromet trên mặt đĩa. Ý tưởng này đã làm kim máy hát đĩa đạt được hiệu suất cao.
Thiết bị được trình bày trong Hình 19.1.4 minh hoạ giá đỡ phát triển cho ứng dụng
lưu trữ dữ liệu này. Từ năm 2000, nhà nghiên cứu ở IBM Zurich, được dẫn đầu bởi
Vettiger, đã chế tạo dàn 2-D lớn của thanh áp trở silic có thể thích hợp cho một hệ
thống lưu trữ dữ liệu mật độ cao dựa trên biện pháp này.

Hình 19.1.4 : lưu trữ dữ liệu AFM cơ nhiệt .


42
( Luận văn tốt nghiệp của Ben Chui , Tiến sĩ, xuất bản năm 1998 . )

Cảm biến đo biến dạng

Nói nhiều hơn về kĩ thuật này, nhưng bây giờ chúng ta nói kỹ thuật một cách đơn
giản những kỹ thuật này có khả năng sản xuất màng và giá đỡ của silic dày
micromet và kích thước ngang dày hàng trăm micron lên đến triệu limeters (xem
hình 19.1.3 ) . Các đặc tính cơ học của các cấu trúc là chính xác hơn những gì
chúng tôi mong đợi từ các đặc tính silic. Từ khi vi cấu trúc này có thể cảm biến sức
căng rất nhạy những vật đặt lên chúng, thật dễ dàng thấy đó là một thiết bị cảm
biến hữu ích có thể được xây dựng.Mẫu đặc biệt bao gồm cảm biến sức căng - áp
lực lên nền cảm biến, nơi mà chuỗi thiết bị đo sức căng xác định vị trí xung quanh
của màng chắn mỏng và kết nối vào một cấu hình cầu để tự động hủy bỏ tiếng ồn
và tín hiệu trôi dạt khác từ các thiết bị đo.

Độ chính xác của cảm biến đo biến dạng!

Một vấn đề khác liên quan đến thiết bị đo độ biến dạng là độ chính xác của phép đo
sức căng. Nói chung, độ chính xác được cải thiện bằng cách sử dụng dòng lớn hơn
và sự thay đổi điện áp lớn. Tuy nhiên, giới hạn thực tế với số lượng hiện tại có thể
được sử dụng vì tiêu tán điện năng trong điện trở. Vì lý do này, công nghệ học cho
liên kết thiết bị đo độ biến dạng màng mỏng đã được tối ưu hóa để đạt đến cực đại
dẫn nhiệt từ màng mỏng đến chất nền. Dẫn nhiệt tốt cho phép sử dụng nhiều trong
đo lường hiện nay.

Nhiều thiết bị đo biến dạng, và đặc biệt là pha tạp thiết bị đo biến dạng silic nhạy
cảm với thay đổi nhiệt độ. Trong một số trường hợp, đây là một tác dụng hữu ích
đặc biệt là nếu các ứng dụng cũng cần phải đo nhiệt độ. Nói chung, đây không phải
là tốt, cho nên cần phải bù cho độ nhạy này. C ách dễ nhất để làm được điều này là
để chế tạo điện trở mẫu từ các vật liệu tương tự, và xác định nó để nó không ảnh
hưởng đến sự biến dạng tín hiệu. Hình dạng cầu có thể dễ dàng sắp xếp để giữ độ
nhạy biến dạng trong khi xóa bỏ độ nhạy nhiệt độ của thiết bị đo độ biến dạng. Sắp
xếp như vậy là rất quan trọng và dễ dàng sản xuất, vì vậy chúng rất phổ biến.

Các ứng dụng

Các ứng dụng của thiết bị đo biến dạng trong cảm biến nơi nhiều biến dạng sảy ra
(0,001% -1%), trong đó các thiết bị chi phí rất thấp là cần thiết, nơi các thiết bị silic
nhỏ là cần thiết, và nơi tín hiệu được mong chờ ở tần số từ DC đến một vài kHz.
43
Hạn chế tần số xảy ra vì hình dạng liên kết của thiết bị này thường dẫn đến điện
dung lớn, mà có xu hướng để lọc ra các tín hiệu khác nhau nhanh chóng.

Hình 19.1.5: Thanh áp trở silic


(Ảnh của luận án tiến sĩ của Marco Tortonese [Stanford, 1998].)

Thí dụ tính toán này và hình được lấy ra từ luận văn của Tiến sĩ Marco Tortonese,
trong đó chế tạo và hoạt động của AFM dựa trên thanh áp trở silic được mô tả chi
tiết. Tính toán của độ nhạy thanh áp trở silic được trình bày ở đây để cung cấp một
ví dụ về tính toán thiết bị đo biến dạng.
Như thể hiện trong hình 19.1.5, chúng tôi sử dụng một thanh áp trở silic để cảm
nhận sự khác biệt về hình dạng của một bề mặt được thông qua. Kỹ thuật này đã
được chứng minh dưới kính hiển vi Atomic Force Microscope (AFM) của một số
sinh viên tốt nghiệp trong nhóm của Cal Quate tại Stanford . Trong AFM, lực hút
giữa một mũi nhọn và bề mặt mẫu gây ra độ võng dầm nhẹ. Nếu dầm là đủ mỏng,
các lực liên quan đến tương tác nguyên tử giữa các nguyên tử riêng rẽ có thể đo
lường được.
Mối quan hệ lệch tải cho một chùm thanh silic đơn giản là

Z= Trong đó I=

Ở đây, L là chiều dài, T là độ dày, và w là chiều rộng. Từ F = KZ, ta có

độ cứng :

44
Đối với độ lệch Z , dầm côngxon có góc lệch khoảng

=
và, do đó , bán kính cong khoảng

Sự biến dạng ở bề mặt phía trên của dầm côngxon là do sự khác nhau về cung
chiều dài các bề mặt trên và dưới.

= Lupper Llower

Sự biến dạng được cho bởi:

Đối với một dầm cong-xon AFM điển hình ( như trong hình 19.1.4 ) , ta có thông
số T = 4, L=100 , w=4 E = 2 x 1011 N/m2, và F = 10-7 N.

Do đó,

Từ silic pha tạp có một yếu tố máy bao gồm khoảng 100 , thay đổi trong đề kháng
dR / R 0,03%

Trong thực tế, cong-xon không đưa vào một độ lệch tròn, và biến dạng tập trung
chủ yếu.Nếu ta đặt cảm biến biến dạng ta có thể tăng cường sức căng của dãy 5-10
lần , do đó làm tăng sự thay đổi điện trở .

Với một mạch tốt có thể để đo sự thay đổi điện trở nhỏ cỡ 1/106 , vì vậy đây thực
sự là một phép đo hợp lý. Tuy không đơn giản, nhưng khả thi.

Trong nhiều trường hợp trong AFM , các lực lượng nhỏ như 10-10 N được xác
định .

19.2 Đo lường dựa trên cảm biến biến dạng

Analog Devices

45
Các thiết bị điện được dùng phổ biến nhất trong các phép đo lực bao gồm các loại
đầu đo điện trở , cảm biến biến dạng bán dẫn , và các bộ chuyển đổi áp điện . các
các biện pháp đo biến dạng gián tiếp bằng cách đo độ lệch sản phẩm giá đỡ đã hiệu
chuẩn . Áp lực có thể được chuyển đổi thành lực bằng cách sử dụng một bộ chuyển
đổi thích hợp, và sau đó có thể sử dụng công nghệ cảm biến biến dạng để đo áp lực
Lưu lượng cũng có thể đo bằng phép đo áp lực khác sử dụng công nghệ cảm biến
biến dạng.

■ Sức căng: Cảm biến biến dạng, các bộ chuyển đổi áp điện
■ Lực: Cảm biến tải trọng
■ Áp lực: Strain Gage
■ Lưu lượng: Kỹ thuật áp lực chênh lệch

Hình 19.2.1: Đo lường dựa trên cảm biến biến dạng

Đầu đo điện trở là một phần tử điện trở có điện trở thay đổi theo chiều dài , do đó
điện trở cũng như lực được dùng trên bệ đỡ do kéo dài hoặc nén . Có lẽ nó là bộ
chuyển đổi tốt nhất để biến đổi lực thành điện.

Máy đo sức căng không liên kết bao gồm dây bị kéo căng giữa hai điểm như đã
trình bày trong hình 19.2.2. Lực tác động lên dây ( diện tích = A, chiều dài = L,
điện trở suất = p ) sẽ làm cho dây bị dài ra hoặc ngắn lại, sẽ làm cho điện trở tăng
hoặc giảm tỷ lệ theo:

R=pL/A

R/R = GFL/L,

Với GF là hệ số cảm biến ( 2,0-4,5 với kim loại, và hơn 150 với chất bán dẫn) .

Số lượng không thứ nguyên ΔL / L là một biện pháp của lực áp dụng cho các dây
và thể hiện trong microstrains ( 1μe = 10-6 cm / cm) mà là giống như các bộ phận
mỗi triệu (ppm). Từ phương trình này , lưu ý rằng các yếu tố đo lớn hơn dẫn đến tỷ
lệ kháng lớn thay đổi - do đó, nhạy cảm hơn .

Lực

46
R=pL/A
Dây căng
R/R = GFL/L
cảm biến L/L:µƐ

Lực

Hình 19.2.2 dây cáp strain gage

Cảm biến biến dạng liên kết bao gồm một sợi dây mảnh hoặc lớp màng mỏng dẫn
điện sắp xếp theo một đồng phẳng mô hình và gắn với một cơ sở. Gage thường
được gắn kết như vậy mà như nhiều càng tốt về độ dài của dây dẫn là liên kết theo
hướng căng thẳng đang được đo . Dây dẫn được gắn vào các cơ sở và đưa ra cho
liên kết nối. Thiết bị ngoại quan là đáng kể thực tế hơn và đang được sử dụng rộng
rãi hơn nhiều so với các thiết bị.

Có lẽ là phiên bản phổ biến nhất là cảm biến lá kim loại, sản xuất bằng kỹ thuật ăn
mòn kim loại, và sử dụng các kim loại tương tự như các loại dây hợp kim đồng-
niken (Constantan) , niken-crôm ( nichrome ) , niken-sắt , platin-vonfram , vv (xem
hình 19.2.4 ) . Thiết bị đo có phần tử cảm biến dây hiện nay một diện tích bề mặt
nhỏ với mẫu ; điều này làm giảm dòng rò ở nhiệt độ cao và cho phép cách li điện
áp cao hơn giữa phần tử cảm biến và vật mẫu. Phần tử cảm biến lá, Mặt khác , có tỷ
lệ của diện tích bề mặt với diện tích mặt cắt ngang lớnvà ổn định hơn dưới nhiệt độ
và tải trọng lâu. Diện tích bề mặt lớn và mặt cắt ngang mỏng cũng cho phép các
thiết bị để theo nhiệt độ mẫu và tạo thuận lợi cho tản nhiệt tự gây ra.

47
Lực

■ Diện tích bề mặt nhỏ


■ Dòng dò nhỏ
■ Cách điện cao
Hình 19.2.3:
Đầu đo dùng dây dẫn

Lực

Lực

■ Diện tích lớn


■ Ổn định với nhiệt độ
■ Tiết diện mỏng
■ Đầu tản nhiệt tốt

Hình19.2.4:
Lực Đầu đo dùng lưới màng
Thiết bị đo bán dẫn hoạt động dựa trên hiệu ứng áp trở ( piezoresistive)”khi vật liệu
bị biến dạng thì điện trở của nó thay đổi “ trong đó sử dụng một số vật liệu như
silic và germani để có được độ nhạy cao và công suất lớn.Có thể tạo ra thiết bị đo
độ biến dạng của chất bán dẫn để đạt được độ biến dạng mong muốn hoặc không
mong muốn. Họ có thể làm với kích thước nhỏ trong khi vẫn duy trì một trở kháng
cao. Cầu sức căng dùng chất bán dẫn có độ nhạy gấp 30 lần độ nhạy của cầu sử
dụng màng kim loại, nhưng bị ảnh hưởng của nhiệt độ tới độ nhạy và khó khăn
trong việc bù đắp. Thay đổi của điện trở với sức căng là một hàm phi tuyến.Thiết bị
này không được sử dụng phổ biến như thiết bị màng kim loại ổn định hơn dùng
cho công việc chính xác. Tuy nhiên, nơi nhạy cảm, quan trọng và thay đổi nhiệt độ

48
nhỏ nó lại có lợi thế và được sử dụng.Khí cụ đo kiểm tra là cầu màng kim loại. Khí
cụ đo kiểm giống cho cầu kim loại mỏng nhưng kém quan trọng hơn vì mức tín
hiệu cao và tính chính xác của bộ chuyển đổi giảm.

Thông số Điện trở lực căng Chất bán dẫn

Phạm vi đo 0.1 đến 40,000 µc 0.001 đến 3000 µc


Thông số đo 2.0 đến 4.5 50 đến200
Giới hạn 120, 350, 600, …, 5000 1000 đến 5000
Sai số 0,1% đến 0,2% 1% đến 2%
0,.4 đến 150
Kích thước ,mm 1 đến 5
Tiêu chuẩn 3 to 6

Hình 19.2.5: So sánh giữa chất bán dẫn và điện trở lực căng (màng kim loại)

Thiết bị đo biến dạng có thể được sử dụng để đo lực biến dạng như trong hình 19.2.6 nơi 1
thanh xà đang bị bẻ cong do lực ép tác dụng lên đầu thanh. Bốn thiết bị cảm biến được sử
dụng để đo lường. Hai phía trên và hai phía dưới. Các thiết bị được kết nối với nhau tạo ra
1 cầu đo cân bằng. Cầu đo này cho độ nhạy tối đa và là tuyến tính với lực tác dụng. Nó
cũng đưa ra sự điều chỉnh để bù nhiệt độ tốt hơn, sai số về nhiệt độ bị loại trừ

Thiết bị đo biến dạng là các thiết bị có trở kháng thấp, chúng yêu cầu năng lượng
kích thích đáng kể để đạt được các cấp hợp lý của điện áp đầu ra. Một cầu tế bào

49
cảm biến biến dạng chuyển đổi lực thành tín hiệu điện trên cơ sở thiết bị đo độ biến
dạng điển hình sẽ có một trở kháng là 350Ω và thay đổi trên mỗi milivon tỉ xích với
mỗi vôn kích thích.Cầu tải gồm có 4 thiết bị đo được sắp sếp như hình 19.2.7. Đối
với một kích thích 10V cầu điện áp sẽ đánh giá 3mmV/V.30V Tín hiệu ra tăng do
tăng dẫn động đến cầu nhưng sự phát nóng làm hạn chế ,nó có thể gây ra sai số cũng
như làm hỏng thiết bị. Nhiều tế bào tải có “chiều “kết nối cho phép thiết bị tự điều
chỉnh tín hiệu để tự bù đắp cho DC giảm trong các dây dẫn . Một số tế bào tải có
điện trở nội bổ sung được chọn để bù cho nhiệt độ.

50
Hình 19.2.7: Sáu dây nối loadcell

Cảm biến áp lực

Áp suất trong chất lỏng và chất khí được đo bằng tín hiệu điện từ nhiều bộ
chuyển đổi áp suất. Nhiều bộ chuyển đổi cơ khí (như màng chắn, buồng lái, ống
thổi, ống áp kế, và ống Bourdon ) được dùng để đo áp suất bằng cách đo chiều
dài, khoảng cách, hoặc độ dịch chuyển liên kết, và để đo biến đổi áp suất do
chuyển động này tạo ra.

Đầu ra của giao tiếp cơ học này sau đó được cấp cho bộ công cụ chuyển đổi tín
hiệu điện như với bộ đo biến dạng hay áp điện đầu dò. Không giống như các thiết
bị đo biến dạng, đầu dò áp lực áp điện thường được sử dụng để đo áp suất tần số
cao (như các ứng dụng sonar hoặc micro tinh thể)

Hình 19.2.8: Sơ đồ khối thiết bị cảm biến đo áp suất


51
Có rất nhiều cách để xác định một dòng chảy ( lưu lượng, lưu lượng về thể tích,
dòng chảy lớp tầng, dòng hỗn loạn). Thường thì lượng của dòng chất là quan
trọng nhất ( lưu lượng ) và nếu mật độ của chất lỏng không đổi thì đo lưu lượng
thể tích của dòng chất sẽ dễ dàng hơn.Một trong những ứng dụng phổ biến của bộ
chuyển đổi là đo tốc độ dòng chảy và lien quan tới việc đo áp lực . Hình 19.2.9
biểu diễn một cánh uốn được đặt trong dòng chảy kết nối với bộ chuyển đổi để đo
lưu lượng dòng chảy.

Hình 19.2.9: Cánh uốn kết hợp với cảm biến sức căng dùng đo lưu lượng chảy

Sơ đồ mạch cầu điều hòa tín hiệu

Một ví dụ về mạch điện trở thay đổi mọi phần tử là mạch đo áp lực kiểm tra
hiện tượng suy yếu như đã trình bày trong hình 19.2.10. Cầu đầy đủ được tích
hợp để có thể dính chựt vào mặt phẳng trên đó sức căng hay điểm uốn sẽ là đối
tượng để đo. Để tọa điều kiện thuận lợi cảm nhận từ xa kích thíc dòng được sử
dụng.Trong mạch điện này một tham chiếu chính xác là LEF 195 5 V được dung
làm dẫn động cầu.Các trở kháng OP177 trong hệ servo cầu hiện tại từ 10mA và
xung quanh một điên áp tham chiếu là 1.235 V.Thiết bị đo đưa ra đầu ra
10mV/1000µe.Tín hiệu được khuếch đại bởi thiết bị AD620 tăng tín hiệu lên
100 lần Toàn bộ điện áp biến dạng được thiết lập bằng cách điều chỉnh 100Ω
chiết áp, cho một dòng -3500µE . Cho một dòng +5000V, công suất thanh ghi
5000µE. Dữ liệu sau đó được số hóa với một bộ ADC trong đó có 10V đưa vào
dữ đúng giá trị thực. Các tụ điện 0.1µF trên các chân đầu vào AD620 phục vụ
như một bộ lọc EMI/RFI kết hợp với trở kháng 1kΩ. Các tần số góc của bộ lọc
là khoảng 1.6kHz.

52
Hình 19.2.10: Bộ khuếch đại chính xác thiết bị cảm biến sức căng

Ví dụ khác là mạch điện bộ khuếch đại thiết bị chuyển đổi lực thành tín hiệu
điện được trình bày trong hình 19.2.11. Thiết bị chuyển đổi lực thành tín hiệu
điện điển hình có trở kháng của cầu đo là 350Ω. Trong đó 10.000V cầu kích
thích được rút ra từ tham chiếu điện áp chính xác của thiết bị AD588 với thiết bị
OP177 và 2N2219A được dùng làm bộ giảm xung. Những 2N2219A trong vòng
lặp thông tin phản hồi OP177 và cung cấp dòng kích thích cho cầu cần thiết
(28.57mA). Để đảm bảo tuyến tính này được bảo tồn ,một bộ khuếch đại tín hiệu
được sử dụng. Sơ đồ mạch này có số cực tiểu của tới hạn điện trở và bộ khuếch
đại, chế tạo toàn bộ thi hành chính xác, ổn định, và ít tốn kém. Đòi hỏi duy nhất
là 475Ω điện trở và 100 Ω chiết áp có hệ số nhiệt độ thấp để bộ khuếch đại
không lệch so với nhiệt độ.

53
Hình 19.2.11: Bộ khuếch đại chính xác của cảm biến tải trọng

Như đã được thể hiện trước đó, một tế bào tải chính xác thường được cấu hình
như một 350 Ω cầu. Hình 19.2.12 cho thấy một bộ khuếch đại tải tế bào chính
xác được cung cấp từ một cung cấp duy nhất. Điện áp kích thích để cây cầu phải
được chính xác và ổn định.Trong mạch này, một tài liệu tham khảo chính xác V
REF195 5 được sử dụng như đĩa cầu. Tài liệu tham khảo REF195 có thể cung
cấp hơn 30mA để tải, vì vậy nó có thể chịu lên cầu 35052 mà không cần một bộ
đệm. Các OP213 kép được cấu hình như một hai amp op-amp trong với mức
tăng 100. Các điện trở mạng đặt tăng theo công thức:

Đối với chế độ chung từ chối tối ưu, tỷ lệ điện trở phải được chính xác. Cao điện
trở dung nạp hiểm (± 0.5% hoặc tốt hơn) nên được sử dụng.

Đối với một tín hiệu đầu ra cầu không volt, các bộ khuếch đại sẽ xoay để trong
vòng 2,5 mV 0 V. Đây là giới hạn sản lượng tối thiểu của OP213. Do đó, nếu
điều chỉnh bù đắp yêu cầu, điều chỉnh nên bắt đầu từ một điện áp tích cực tại
VREF và điều chỉnh VREF xuống cho đến khi đầu ra (VOUT) dừng lại thay đổi.
Đây là điểm các giới hạn. Vì thiết kế cung cấp duy nhất, các bộ khuếch đại
không thể cảm nhận tín hiệu có cực âm. Nếu tuyến tính tại không volts đầu vào
là cần thiết, hoặc nếu tín hiệu phân cực tiêu cực phải được xử lý, kết nối VREF
có thể được kết nối với một điện áp đó là giữa cung (2,5 V) chứ không phải là
mặt đất. Lưu ý rằng khi VREF không phải là ở mặt đất, đầu ra phải được tham
chiếu đến VREF.

54
Hình 19.2.12: Khuếch đại tế bào tải cung ứng.

Các AD7730 24-bit sigma-delta ADC là lý tưởng cho các điều trực tiếp kết quả
đầu ra cầu và không cần mạch giao diện. Sơ đồ kết nối đơn giản hóa được thể
hiện trong Hình 19.2.13. Toàn bộ mạch hoạt động trên một nguồn cung cấp 5 V
duy nhất mà cũng là điện áp kích thích cầu. Lưu ý rằng đo vì cảm nhận điện áp
kích thích cầu cũng được sử dụng như tài liệu tham khảo ADC. Biến thể trong
việc cung cấp 5 V không ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo Các AD7730
có một bộ khuếch đại được lập trình nội bộ cho phép một lượng cầu đầy đủ quy
mô ± 10mV được số hóa với độ chính xác 16-bit. Các AD7730 đã tự và hệ thống
hiệu chỉnh tính năng cho phép bù đắp và đạt được lỗi này được giảm thiểu với
định kỳ. Một "dấu" chế độ tùy chọn giảm thiểu điện áp bù đắp và hoạt động
tương tự như một bộ khuếch đại ổn định. Điện áp đầu vào hiệu quả tiếng ồn RTI
là khoảng 40 NV rms, hoặc 264 NV . Điều này tương ứng với độ phân giải 13
triệu, hoặc khoảng 16,5-bit. Tính tăng cũng là khoảng 16-bit.

55
Hình 19.2.13: ứng dụng di động tải bằng cách sử dụng AD7730 ADC.

◆ quy mô toàn cầu đầu ra của ± 10 mV, 5 V kích thích

◆ "Chop Mode" Activated

◆ Hệ thống chuẩn Thực hiện: Zero và quy mô toàn

■ Hiệu suất:

◆ ồn RTI: 40 NV rms, 264 NV p-p

◆ ồn miễn phí Độ phân giải: == 80.000 Counts (16,5 bit)

◆ tăng phi tuyến: 18ppm

◆ tăng Độ chính xác: <1 μV

◆ Điện áp Offset: <1 μV ◆ offset Drift: 0.5 μV / ° C

◆ tăng Drift: 2 ppm / ° C

◆ Lưu ý: Gain và Offset Drift có thể tháo rời với hệ thống hiệu chỉnh lại

Hình 19.2.14: Hiệu suất của tải AD7730 tế bào ADC.19,3 Strain Gage lắp đặt
cảm biến George C. Thấp-HITEC

Các loại thiết bị đo căng thẳng bao phủ ở những nơi khác có thể được cài đặt
bằng cách nhiều phương pháp khác nhau.

Phần này sẽ cố gắng cung cấp một số chi tiết về mỗi phương pháp phổ biến hơn
của cài đặt bằng cách sử dụng các loại giống gage phổ biến nhất người đọc
khuyến khích nghiên cứu thêm về các phương pháp được quan tâm , như không
phải tất cả cáckỹ thuật cài đặt có thể được bao gồm trong phần tóm tắt,cài đặt
thiết bị đo biến dạng vì nó chủ yếu là một quá trình sử dụng, và đặc biệt là với
các kĩ năng, cài đặt sợi căng gage.Chất lượng của quá trình cài đặt phụ thuộc vào
mức độ nào đó về kinh nghiệm của trình cài đặtvà không hoàn toàn dựa trên hay
không các bước thích hợp được theo dõi . Có thay đổi khác nhau để các kỹ thuật
cài đặt sau đây dựa trên yêu cầu chính xác –nhu cầu , vv, nhưng chúng có thể
được coi là hướng dẫn kỹ thuật cài đặt chung.

56
Tài liệu tham khảo

1. Ramon Pallas - Areny và John G. Webster , cảm biến và tín hiệu điều
hoà,John Wiley , New York, năm 1991.

2 . Dan Sheingold , biên tập , đầu dò interfacing Sổ tay , Analog Devices,Inc ,


1980 .

3 . Walt Kester , biên tập viên năm 1992 ứng dụng Amplifier Hướng dẫn, Mục 2,
3 , AnalogThiết bị , Inc năm 1992.

4 . Walt Kester , biên tập , hệ thống ứng dụng Hướng dẫn, Mục 1 , 6, Analog
Devices,Inc , 1993 .

5 . Harry L. Trietley , cảm biến trong cơ khí và thiết kế điện tử , MarcelDekker ,


Inc năm 1986.

6 . Jacob Fraden , Sổ tay hiện đại cảm biến, Second Edition, Springer -Verlag,
New York, NY , 1996.

7 . Các áp lực, căng , và Sổ tay quân , Vol. 29, Omega Engineering , mộtOmega
Drive, P.O. Hộp 4047 , Stamford CT, 06.907-0.047 năm 1995.
( http://www.omega.com )

8 . Dòng chảy và Cẩm nang Cấp , Vol. 29, Omega Engineering , một OmegaỔ
đĩa, P.O. Hộp 4047 , Stamford CT, 06.907-0.047 năm 1995.
( http://www.omega.com )

9 . Ernest O. Doebelin , hệ thống đo lường ứng dụng và thiết kế, thứ tưEdition,
McGraw-Hill , 1990 .

10 . AD7730 Tài liệu , Analog Devices, http://www.analog.com

Có nhiều phương pháp cài đặt thiết bị đo biến dạng, trong đó thiết bị hiện tại tạo
ra trong suốt quá trinh cài đặt. Đây là loại cài đặt thường được gọi như làchân
không lắng đọng hoặc phóng xạ. Kỹ thuật lắp đặt cụ thể này không phải là phần
tạo ra của phương pháp cài đặt thiết bị đo chung và chỉ được một thời gian ngắn
ở cuối phần này.Chúng tôi sẽ chia thiết bị đo này thành ba loại lớn: phân tích
ứng suất chung, Cài đặt đầu dò chính xác, Nhiệt độ tăng cao và thiết lập.Phần
cuối cùng sẽ được cài đặt đặc biệt và một thời gian ngắn sẽ làm cho đề cập đến
57
các loại cài đặt.Cài đặt chung phân tích đối với phân tích ứng suất chung , người
sử dụng là chủ yếu quan tâm trong việc có được ứng suất/biến dạng dữ liệu
càng nhanh càng tốt và càng chính xác càng tốt. Ví dụ của việc này là mô hình
FEA xác nhận, xác nhận thiết kế chung, phân tích thất bại cấu trúc, đơn giản thử
nghiệm vòng đời tăng tốc, vv. Những loại cài đặt thường không đảm bảo cùng
loại phương pháp sản xuất như là một hiệu suất cao và bộ chuyển đổi độ chính
xác cao.Phương pháp phổ biến nhất của việc cài đặt cho những lá điện thiết bị
đo độ biến dạng. Loại này được sử dụng ở nơi có nhiệt độ phòng ,chất kết dính
xianucrilat bao gồm một chất xúc tác và chất kết dính. Đây là loại cài đặt đòi
hỏi một số tiền tối thiểu của các công cụ và thiết bị và cũng là một số tiền tối
thiểu của kinh nghiệm. Các các bước cơ bản là như sau:

a.Chuẩn bị bề mặt, hay một quá trình làm sạch hóa chất hoặc kết hợp đá tốt mài
mòn và hóa chất làm sạch ,cần lưu ý rằng 1 số loại trong khi kiểm tra, bề mặt
được đo không được thay đổi, trong đó một số loại chỉ làm sạch hóa chất.

b. Đường trung tâm hoặc đường bố cục của thiết bị đo có mặt đã được đánh

bóng một phần bằng cách sử dụng phương pháp đó sẽ không gây ra va chạm
hoặc bất thường khác theo thiết bị đo sau khi cài đặt. Ví dụ về điều này có thể
chỉ đơn giản là một cây bút chì, một công cụ ghi chép với một phip đồng, vv
Trong một số trường hợp, các dòng bố trí có thể được áp dụng bằng cách sử
dụng laser đánh dấu.

c.Các thiết bị đo bây giờ được tổ chức và đặt ở vị trí cẩn thận ở nơi sử dụng và
có một bọc một phần bằng bông hoặc băng

đôi khi phải quyết định băng kín cái cảm biến sức căng rồi dán băng lên trên tất
cả 4 mặt với 4 loại .cách này là cho phép “co bóp” của các chất kết dính và cung

58
cấp sự kết dính thống nhất với các túi khí cẩn thận khi nhấc băng với các loại
thiết bị đo thận trọng với các băng bọc và gấp laị nó khi đã xem xong mặt đáy
hoặc là những thứ được gắn trên bề mặt thiết bị đo.

d. Chất xúc tác hiện đang áp dụng đối với các thiết bị đo, trong khi các chất kết
dính được áp dụng với bề mặt thành phần.

e. Gấp thiết bị đo trở lại tại chỗ, và sử dụng áp lực ngón tay cái, bấm và giữ thiết
bị đo theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất, thường ít nhất một phút ở
điểm này, thiết bị đo độ biến dạng được gắn các thành phần và sẵn sàng các bước
tiếp theo ,cái mà gắn dây dẫn vào . dây dây vào chiều dài và vật liệu được lựa
chọn dựa trên thử nghiệm và thiết bị đo đạc yêu cầu của người dùng. Một lớp phủ
phải phù hợp được cài đặt để phủ lên các cài đặt từ môi trường và cũng để cung
cấp một số bảo vệ cơ khí. Đây là kỹ thuật cài đặt cơ bản nhất, và bạn phải cẩn thận
khi tự lựa chọn các thiết bị đo độ biến dạng. Thông số để xem xét bao gồm: chiều
dài và loại sự đảo chiều và loại lá thép , điện trở, nhiệt độ giới hạn ghi trên nó..vv.

Phân tích ứng suất chung ứng dụng cũng có thể sử dụng chất lượng cao hơn và khả
năng cao hơn của các hệ thống keo epoxy nhiệt được lưu hóa thường sử dụng trong
các ứng dụng bộ chuyển đổi.

59
Những loại cài đặt yêu cầu chất kết dính tốt hơn và thường xuyên sử dụng chất
kết dính epoxy . Các loại khác nhau có sẵn tùy thuộc vào nhiệt độ hoạt động của
bộ chuyển đổi , bề mặt xốp của vật liệu đầu dò cơ sở ,

Các bước cài đặt và phân tích ứng suất chung :

a. Chuẩn bị bề mặt , thường là grit mài mòn tốt được sử dụng. Hóa chất làm
sạch cũng được yêu cầu trước khi áp dụng căng gage thực tế để đảm bảo một bề
mặt sạch.

b .Vị trí được đánh bóng trên một phần sử dụng một phương pháp mà sẽkhông
gây ra va chạm hoặc bất thường khác theo lưới sau khi cài đặt .Trong một số
trường hợp, các dòng bố trí có thể được áp dụng bằng cách sử dụng laser đánh
dấu .

c . Vị trí và được tổ chức tại nơi sử dụng một phầnbăng Mylar . Khi mong muốn
không đóng dấu sự căng- thẳng gage trên tất cả bốn mặt với các băng . Này là
cho phép " bóp " của các chất kết dính và cung cấp một đường liên kết thống
nhất không có va chạm. Cẩn thận nhấc băng Mylar với gage các băng và gấp lại
trên chính nó - ing phía dưới , mặt bondable của gage.

d . Các chất kết dính bây giờ được áp dụng gage và các thành phần. cho phép
không khí khô theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất .

e . Gấp trở lại tại chỗ , đặt một mảnh Teflon phim trên băng Mylar và đặt một
miếng cao su phù hợp kích thước lên màng Teflon .

f . Một phần quan trọng của quá trình cài đặt bằng cách sử dụng áp lực kẹp đúng
kẹp gage . Mỗi chất kết dính có một áp lực kẹp cho ứng dụng chính xác dò. Nó
cũng cần lưu ý -cho các yêu cầu hơn áp lực khuyến khích của một ứng dụng đòi
hỏi nhiều hơn hai lần của nhà sản xuất áp lực kẹp vá để đáp ứng thông số kỹ
thuật nhất định như leo hiệu suất. Kẹp cũng phải được kiểm định và một thiết kế

60
phù hợp cho phép kẹp hiệu quả và mở kẹp nếu được sử dụng cho loại hình sản
xuất làm việc. Đầu dò kẹp sau đó được đặt trong một lò nhiệt độ cao và cho phép
để đoạn đường nố itại một tỷ lệ kiểm soát để nhiệt độ mong muốn. Một dạng
phổ biến của cài đặt trên một đầu dò thép , , sẽ yêu cầu của 2 giờ ở 350 ° F.
Bước tiếp theo trong quy trình là quy trình hấp nhiệt cao su.Điều này là rất quan
trọng cho dài hạn hoạt động đầu dò ổn định. Cho phép các bộ chuyển đổi để làm
mát sau khi opera -hóa và loại bỏ các kẹp Đặt bộ chuyển đổi trở lại trong lò các
bộ chuyển đổi ( không có kẹp ) ở 50 ° F hoặc nhiệt độ hoạt động tối đa , tùy theo
mức nào cao hơn.

h . Sau khi cài đặt , các thiết bị đo có dây phù hợp , thường là trong một cấu hình
cầu . Bước sản xuất đầu dò tiếp tục xảy ra nhưng nằm ngoài phạm vi của phần
này.Cài đặt nhiệt độ cao công trình thuộc thể loại này bao gồm cài đặt để sử
dụng trên khoảng 700 ° F. cho rằng lý do họ yêu cầu sử dụng dây thiết bị đo biến
dạng . Cũng cần lưu ý rằng ở nhiệt độ cao hơn , về cơ bản các phép đo duy nhất
có thể được thực hiện với bất kỳ chắc chắn là phép đo năng động , trái ngược với
tĩnh. Một số tĩnh mea- surements được cho là đã được thực hiện lên đến 1200 °.

f, không biết độ chính xác và độ lặp lại của các số đo .Sau đây là nguyên tắc
phải tuân theo trong dây tóc căng .Như trong các danh mục cài đặt khác, có thể
có các biến thể này dựa trên yêu cầu vật chất, kinh nghiệm, ..vv Đối với loại cài
đặt trong.Đặc biệt của quá trình cài đặt và kỹ năng rất quan trọng để cài đặt chất
lượng mà sẽ tồn tại sự khắc nghiệt như một bài kiểm tra cho hố động cơ phản
lực quay ,

Ví dụ Các thiết bị đo biến dạng có thể được cài đặt bằng cách sử dụng hai
phương pháp khác nhau, hoặc sử dụng xi măng gốm, hoặc thông qua một quá
trình phun lửa. Xi măng gốm thường được sử dụng cho các ứng dụng dưới 1200
° F, nơi mà việc sử dụng quá trình phun lửa sẽ giúp vide gia cố không mong
muốn một mẫu mỏng, và cũng là nơi trình cài đặt có thể không phun do hạn chế
về không gian. Quá trình ROKIDE cung cấp tốt hơn xói mòn char-acteristics
hơn xi măng gốm nhưng không thực hiện cũng như trong sự mệt mỏi như xi

61
măng gốm làm chủ yếu là oxit nhôm và đi kèm trong mức độ tinh khiết khác
nhau.

Quá trình luyện gốm:

Quá trình này sử dụng luyện gốm đó, áp dụng từng bước thích hợp, lưới thiết bị
đo dạng sợi tự do trong luyện gốm, bảo vệ thiết bị đo độ biến dạng từ môi trường
nhiệt độ cao, khắc nhiệt.Có thể, trước khi nung các thành phần cần loại bỏ dầu
bề mặt cẩn thận đánh bóng bề mặt của thành phần mở rộng đường ngoài diện
tích cát,sỏi. Diện tích bao gồm toàn bộ diện tích nơi lưới thiết bị đo được áp
dụng cũng như diện tích tuyến đường dây dẫn này yêu cầu ứng dụng luyện gốm.

a.Mặt lạ thành phần với đánh dấu cho vị trí và đường dẫn dây dẫn. Sử dụng
luồng mới của sự kích thước phù hợp cho thành phần tham gia

b.Loại bỏ toàn bộ các đánh dấu và thanh tra lại cho chất gây ô nhiễm.

c. Hình dáng của vị trí và diện tích đường dẫn với đánh dấu Mylar. Áp dụng
phủ của luyện gốm mỗi chỉ chẫn sản xuất cho tất cả diện tích. Sau khi sấy khô,
loại bỏ đánh dấu Mylar.

d.Thiết bị đo độ biến dạng chính nó từ nhà sản xuất trên sự trượt trọn vẹn với
ma tít, vẫn giữ được hình dạng. Cẩn thận loại bỏ thế chấp từ nhà sản xuất và vị
trị thế chấp trên vị trí đúng.

e.Cẩn thận bả ma tít bằng các công cụ thích hợp.

f.Sử dụng một bàn chải sạch,áp dụng luyện gốm vào trong lớp mỏng trên lưới
điện tiếp xúc và trên dưới các thanh băng .cho không khí khô cho vào lò sấy như
theo yêu cầu của nhà sản xuất.

g.Kiểm tra chất lượng và loại bỏ cá thanh băng còn loại.

h. Áp dụng một lớp mỏng khi luyện gốm trên cá khu vực của lưới điện và dây
dẫn.Cho không khí khô đi vào lò sấy theo hướng dẫn của nhà sản xuất manufac-
ture’s.
i. Một khi tất cả các dây dẫn đã được lắp đặt,kiểm tra lại lần cuối cùng điện trở
của mạch,cũng như các điện trở cách điện.

j. Cài đặt luyện gốm điển hình với độ dày khoảng 0.007 đến 0.008.
62
Quá trình phun lửa ROKIDE:

Quá trình này sử dụng khẩu súng phun đặc biệt,sử dụng oxy và acetylene và lớp
phù hợp ROKIDE của thanh,phun một lớp bề mặt mỏng mong muốn lên
gốm.cuối cùng gói lại và bảo vệ nó khỏi môi trường nhiệt độ elevat-ed khắc
nhiệt.

a.Nếu có thể,trước khi nướng cá thành phần loại bỏ bất kỳ loài dầu nào trên bề
mặt,...

b.Cẩn thận đánh bóng bề mặt của các thành phần và kéo dài dây chuyền ra xa
khu vực được nghiền thổi.khu vực này sẽ bao gồm toàn bộ khu vực nơi mà lưới
điện dòng đo được áp dụng cũng như các khu vực định tuyến dây dẫn đó là yêu
cầu của quá trình phun lửa ROKIDE.

c.Che giấu các thành phần của cảm biến và dây dẫn phù hợp.sử dụng một
Blaster áp lự sử dụng hạt cứng mới có kích thước phù hợp với thành phần đặc
biệt.sạch khô,không khí không bị ô nhiễm.

d.Áp dụng niken aluminide với lớp phủ nền mỏng.Các oxit niken làm chậm sự
ô- xi hóa và cũng cung cấp một liên kết cơ học tốt hơn các oxit nhôm.

e.Áp dụng oxit nhôm mỏng trước ,trong đó điện sẽ cách ly sơi từ bề mặt thành
phần..sạch và không khí khô hóa contamina.

f.Các chủng thiết bị đo cảm biến trên slide của inte-gral mastic,giữ hình dạnh đo
từ stide của nhà sản xuất và trỉ số đo trên thiết bị là chính xác.

g.Lựa chọn cẩn thận nút nhấn mastic tiếp xúc với các công cụ thích hợp
khác.đảm bảo lưới điện đo không ảnh hưởng với nút bấm vì quá cứng để phù
hợp cho oxi nhôm.

h. Hộp lưới trong máy đo bằng việc đặt băng xung quanh lưới sử dụng băng
nhiệt độ cao thích hợp. Cái này bảo đảm rằng chỉ một số lượng tối thiểu diện tích
mặt sẽ được bao trùm bởi nhôm oxit, gây ra việc cưỡng bức hiệu ứng..

i. Áp dụng ánh sáng của nhôm oxit phủ lên tới lưới máy đo trơ trọi và máy đo
những sự hướng dẫn.

63
j. Loại bỏ băng chu vi đầu tiên, rồi những thanh chắn băng mà đang trước đấy
giữ lưới máy đo độ biến dạng tới nhôm oxit tiền

k. Hộp trong sự cài đặt lần nữa sử dụng cùng băng như trong thao tác trước đây..
Ứng dụng thứ hai này của băng chu vi cần phải được định vị khoảng 1/ 32p bên
ngoài băng đầu tiên gắn vào. Cái này sẽ cung cấp một hiệu ứng phân lớp, mà ý
định tối giản mép sắc cuối cùng của lớp oxit đặt vào.

l. Phun lớp phủ cuối cùng của nhôm oxit qua toàn bộ máy đo độ biến dạng và
theo những sự hướng dẫn máy đo độ biến dạng thích hợp.

m. Loại bỏ mọi băng và kiểm tra sự chống cự mạch và điện trở cách điện..

n. Một sự cài đặt ROKIDE tiêu biểu kiểu này nói chung là khoảng 0.012’ dày..

Những phương pháp Cài đặt khác:

Một phương pháp duy nhất của sự cài đặt máy đo độ biến dạng yêu cầu thiết bị
gia công và kiến thức kỹ thuật chuyên dụng. Đây được tham chiếu tới như sự bứt
ra hay chân không kết tủa. Trong thời gian quá trình này chính máy đo độ biến
dạng được tạo ra trong thời gian quá trình cài đặt. Xa hơn nữa là phạm vi này để
đi đến phương pháp chuyên dụng của sự cài đặt..

Phương pháp chuyên dụng khác được gọi là màng dày, mà lần nữa bên ngoài
của phạm vi này..Hai phương pháp này được xem xét chuyên dụng và đã được
che kín khu vực liên quan của chương cảm biến biến dạng. Nói chung họ làm
cho không phải riêng bề mặt, gần như phần rộng một phạm vi những ứng dụng
khi ba khu vực nói lên ở trên bởi vậy nhiều sự chú ý hơn đã được đưa cho những
sự cài đặt chung hơn..Kỹ thuật cài đặt máy đo độ biến dạng khác cho những ứng
dụng thể tích bậc cao mượn chính nó ( Thông thường là 10, 000 mảnh và bậc
cao). Giả thiết độ cong máy đo là thực chất. Chỗ uốn cong có thể được thu xếp
trong một mảng. Cái này có thể cũng là phần của chế tạo quá trình như trong hóa
chất tiền của chân quì/ uốn mỏng truyền đi trong một lớp, hoặc có thể riêng biệt
độ cong thu xếp trong một mảng qua sự chế tạo thích hợp. Ứng dụng máy đo độ
biến dạng thực tế được thực hiện bằng việc gắn chặt toàn bộ thiết bị đo (những
máy đo độ biến dạng cũng trong một mẫu mảng mà chưa được phân chia vào
trong những mảnh đơn) tới chỗ uốn cong. Mảng rồi tùy thuộc vào những sức ép
khóa sử dụng phương pháp cài đặt kiểu ấn. Đo độ cong là xén và tách ra từ lẫn
nhau và kết quả hiệu xuất của những chùm tia..
64
Một sự đề cập tới quá trình này khi sự tương phản máy đo độ biến dạng tạo với
nhau đối với sự sấy khuôn, mà đến lượt mình tạo với nhau đối với độ cong đều
trong một thao tác. Phương thức phối trí rồi được khắc bằng a-xít cùng lúc thí
dụ, mẫu máy đo độ biến dạng cũng như chỗ cong được tạo ra trong thời gian
cùng thao tác. Điều này, tất nhiên, chỉ cho mỏng mượn chính nó (< 0.1) kiểu
chùm tia..

Một sự cài đặt máy đo độ biến dạng dễ hàn là dạng khác của sự cài đặt. Kiểu đo
này đến từ nhà sản xuất như một hội đồng đầy đủ gồm có một cái chêm kim loại,
một máy đo độ biến dạng, những dây chì, và đúc đặc, hoàn toàn được gắn chặt
và mụn nước. Đúc đặc là một hỗn hợp thích hợp cho môi trường..Những máy đo
độ biến dạng dễ hàn tới cả nhiệt độ cao lẫn những phiên bản nhiệt độ phòng.
Những máy đo này được ứng dụng vào bề mặt thành phần sẽ được kiểm tra sử
dụng kỹ thuật hàn điểm. Những máy đo độ biến dạng dễ hàn thực chất chỉ được
sử dụng trong lĩnh vực trong những vùng nơi tiêu chuẩn hơn những máy đo độ
biến dạng không thể được thiết đặt vì mọi kỹ năng của người lắp đặt hay trong
những sự định vị nơi nó không thể đạt được.Kỹ thuật chung và những quá trình
được liệt kê trong mục này không nên được coi là phương pháp cuối cùng trên
những sự cài đặt máy đo độ biến dạng. Như đề cập trước đó, có nhiều sự biến
đổi khác liên quan tới những quá trình này được dựa vào môi trường vận dụng,
kích thước thành phần hay bộ chuyển đổi, nguyên liệu được dùng, v.v... Trong
mọi trường hợp, đó là bắt buộc người lắp đặt đọc mọi chỉ dẫn về nguyên liệu cài
đặt được dùng. Những quá trình bộ chuyển đổi chính xác, chẳng hạn, có thể
được sử dụng để thiết đặt những máy đo độ biến dạng chất bán dẫn, dù một số
bước cần được thay đổi như như sức ép khóa…

65
Mục Lục

Chương 1: Tổng quan về hệ thống thiết kế 1

Chương 2: Nội dung thực hiện 2

2.1- Yêu cầu của đề tài 3

2.2- Các hướng giải quyết 4

2.3- Lý do lựa chọn cho thiết bị 5

2.4- Tính chọn thiết bị 6

Chương 3: Kết luận 7

3.1- Các kết quả đạt được 8

3.2- Các hạn chế khi thực hiện 9

3.3- Biện pháp khắc phục 10

Chương 4: Bài dịch tài liệu cảm biến 11

4.1- Bản tài liệu lý thuyết 12

4.2-Bản tài liệu sử dụng cảm biến 13

66

You might also like