Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

MÔN THI: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VĂN

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
___________________________

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (20 CÂU)

Chọn 01 đáp án (A, B, C hoặc D) phù hợp nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Đáp án nào dưới đây điền vào chỗ trống để có câu văn đúng?

Anh ấy có một tương lai………

A. Sán lạn B. Xán lạn C. Sáng lạn D. Sáng lạng


Câu 2: Hãy sắp xếp các câu sau đây theo trình tự logic hợp lý.

(1)Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi
dành cho những gì tôi đã làm.

(2) Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn.

(3) Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.

(4) Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.

(5) Nhưng hãy đừng mất lòng tin.

A. 1-3-5-4-2 B. 4-5-1-2-3 C. 3-5-1-4-2 D. 3-2-5-4-1

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm của lá, như báo
trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.
B. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
C. Những cu li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân giẫm đất lạch bạch trên mặt đường
nóng bỏng.
D. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc
trúng quân mình chờ mà hạ.
Câu 4. Để diễn đạt ý: nói năng kém cỏi, gây ức chế cho người nghe; người ta sử dụng ngữ liệu
nào sau đây?

A. Lúng búng như ngậm hột thị.


B. Ăn không nên đọi, nói không nên lời.
Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
C. Dây cà ra dây muống.
D. Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe.
Câu 5. Tác giả dùng biện pháp tu từ nào trong câu sau?

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông


Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư - Nguyễn Bính)

A. Hoán dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ C. Ẩn dụ, liệt kê, câu hỏi tu từ
B. Hoán dụ, điệp ngữ, đảo ngữ D. Ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ
Câu 6: Các câu sau đây liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

Nhà văn lấy chất liệu từ cuộc sống để sáng tác. Muốn có chất liệu cuộc sống thì nhà văn
phải gắn bó với đời sống của nhân dân, đồng cảm với những tâm tư tình cảm và ước mơ của
nhân dân. Sự đồng cảm ấy chính là nguồn cảm hứng lớn cho sáng tạo nghệ thuật. (Nhật Huy)

A. Phép lặp, phép nối C. Phép thế, phép lặp


B. Phép nối, phép thế D. Phép lặp, phép liên tưởng
Câu 7: Hãy xác định một từ mà nghĩa của nó không cùng loại với các từ còn lại.

A. lao lung B. lao lý C. lao xao D. lao tù


Câu 8: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật tu từ nào trong câu văn sau?

Ta đi tới trên đường ta bước tiếp

Rắn như thép, vững như đồng

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt (Tố Hữu)

A. Ẩn dụ, điệp ngữ, liệt kê C. So sánh, liệt kê, điệp ngữ


B. Nói quá, phép đối, đảo ngữ D. Từ láy, điệp ngữ, so sánh
Câu 9: Hãy hoàn thành đoạn văn sau:

Dạy văn ở trường phổ thông có nhiều ….. Trước hết nó tạo điều kiện cho học sinh tiếp
xúc với một loại ….. đặc biệt của con người, kết quả của một thứ lao động đặc thù - lao động
nghệ thuật. Đồng thời, dạy văn chương chính là hình thức quan trọng giúp các em hiểu biết,
nắm vững và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đúng và hay. Dạy văn chương cũng là một trong những
con đường của giáo dục...

(Lê Ngọc Hà)

A. tác dụng – văn bản – tư tưởng C. giá trị - tác phẩm – nhận thức
Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
B. mục đích – sản phẩm – thẩm mĩ D. cách thức - thương phẩm – kĩ năng
Câu 10: Câu văn sau mắc lỗi gì?

Xuống tận lằn vôi cuối sân, Anh Tuấn vuốt bóng bằng má ngoài chân trái, chui thẳng vào
lưới trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.

A. Lỗi dùng từ C. Lỗi logic


B. Lỗi về chủ ngữ và vị ngữ D. Lỗi về quan hệ từ
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 11 đến câu 15:

Đặc biệt nhất trong khoa nấu nướng Việt Nam là cách pha chế nước chấm và làm các
món ăn để lâu như dưa, cà, tương, mắm. Nước chấm thì có nước mắm chanh ớt, nước mắm
gừng, nước mắm cà cuống, nước mắm dấm tỏi, mắm tôm, mắm nêm, mắm cà, tương gừng.
Tương làm từ hạt đậu nành. Ngon nhất là tương Bần ( Hưng Yên) và tương Nam Đàn
(Nghệ Tĩnh). Có tương nếp màu sẫm và tương ngô màu vàng tươi.

Dưa ít ra cũng có mươi loại phổ biến : dưa cải muối xổi, dưa cải củ muối xổi, dưa cải
nén, hành nén, kiệu nén, dưa giá, dưa chuột – bắp cải – rau cần muối xối, dưa góp…

Cà thì có cà pháo muối xổi, cá bát muối xổi, cà pháo nén, cà bát nén, cà bát muối ướp xì-
dầu, cà bát ngâm tương, củ cải dầm nước mắm.

Mắm thì có mắm tép, mắm tôm chua, mắm ngừ, mắm thu, mắm mòi, mắm mực, mắm
cáy.Nhiều người đi ra nước ngoài, cao lương mỹ vị không thiếu thứ gì, nhưng thèm đĩa rau
muống luộc chấm tương, thèm đĩa mắm tôm chua, quả cà pháo nén cắn giòn tan. Những thức
ấy gợi nhớ đến quê hương xứ sở.

(Sổ tay văn hóa Việt Nam, Trương Chính – Đặng Đức Siêu)

Câu 11. Phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên là gì?

A. Nghị luận và tự sự C. Thuyết minh và biểu cảm


B. Biểu cảm và nghị luận D. Tự sự và miêu tả

Câu 12. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Vai trò của ẩm thực trong việc thể hiện bản sắc văn hóa Việt.
B. Giới thiệu những món ăn dân dã, một nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
C. Tầm quan trọng của ẩm thực trong việc tạo nên tính cách và nét đẹp ứng xử cho mỗi con
người.
D. Giới thiệu về ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.

Câu 13. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Phép thế B. Phép điệp C. Đảo ngữ D. Liệt kê


Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Câu 14. Thành phần in đậm trong câu sau thuộc thành phần gì?

Mắm thì có mắm tép, mắm tôm chua, mắm ngừ, mắm thu, mắm mòi, mắm mực, mắm cáy.

A. Trạng ngữ B. Khởi ngữ C. Chủ ngữ D. Vị ngữ


Câu 15. Câu văn dưới đây thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Nhiều người đi ra nước ngoài, cao lương mỹ vị không thiếu thứ gì, nhưng thèm đĩa rau
muống luộc chấm tương, thèm đĩa mắm tôm chua, quả cà pháo nén cắn giòn tan.

A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu trần thuật
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20

Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ thế giới bằng những thiết bị. Bạn
có thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè từ máy
tính xách tay trong khi đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời, nhưng cùng với
nó là cái giá phải trả: rác điện tử.
Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Và nó cũng không phải là
loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa lithi. Và đến lượt kẽm, đồng, thuỷ ngân
chảy đầy trong bộ phận điện tử của các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ làm ô nhiễm
bầu không khí của chúng ta. Khi bị quẳng vào đống rác, các độc tố sẽ thấm vào đất làm nhiễm
bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.
Một vấn đề nghiêm trọng.
Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi mỗi năm. Những thứ bị vứt đi hằng năm sẽ
nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động trên
hành tinh, nhưng đó chỉ là phần nhỏ cửa bức tranh. Bây giờ, hãy cộng thêm 50 triệu màn hình
máy tính, chúng ta có một đống rác thải mà khi chồng cái nọ lên cái kia, sẽ vượt qua chiều dài
từ trái đất đến vệ tinh xa nhất.
(Trích Sách xanh – Elizabeth Rogers, Thomas M.Kostigen, NXB Thế giới, H„ 2010, tr. 68 – 69)

Câu 16. Theo tác giả, vì sao rác điện tử không phải là loại rác “tốt”?
A. Vì rác điện tử không thể tái chế để làm thành các sản phẩm khác phục vụ cho đời sống
con người.
B. Vì các chất kim loại như chì, lithi, đồng, kẽm, thủy ngân… chứa trong các thiết bị điện
tử thải loại khi phân hủy sẽ làm ô nhiễm không khí, đất và nước.
C. Vì màn hình máy tính chứa chì; pin chứa lithi; hai chất này sẽ thấm vào đất làm nhiễm
bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.
D. Vì trong rác điện tử có chứa kẽm, đồng, thuỷ ngân, đốt những thứ này sẽ làm ô nhiễm
bầu không khí của chúng ta.
Câu 17. Việc tách câu “Một vấn đề nghiêm trọng.” thành một đoạn riêng có tác dụng như thế
nào?
Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
A. Nhấn mạnh việc rác điện tử tăng nhanh và trong nó chứa các chất độc hại là một vấn đề
cấp thiết cần chú ý; đồng thời bộc lộ thái độ lo lắng về hiện tượng này.
B. Làm nổi bật một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ, đó là cách xử lí rác thải điện tử
an toàn, không làm hại môi trường.
C. Nhấn mạnh hậu quả của việc để rác điện tử chi phối cuộc sống của con người; từ đó
khuyến khích mọi người giảm bớt sử dụng thiết bị điện tử.
D. Khắc họa rõ diện mạo của thời đại công nghệ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
chúng ta.
Câu 18. Đáp án nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của những con số trong đoạn văn
cuối cùng của đoạn trích?
A. Những con số trong đoạn văn cuối cùng của đoạn trích là dẫn chứng để chứng minh rằng
số lượng rác điện tử thải ra mỗi năm là rất lớn và ngày càng tăng.
B. Dẫn chứng này làm cho lập luận của tác giả chặt chẽ, có sức thuyết phục.
C. Dẫn chứng này có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng tăng cường sử dụng các thiết
bị công nghệ; từ đó sẽ nâng cao doanh thu cho các cơ sở sản xuất thiết bị công nghệ.

D. Dẫn chứng góp phần khiến đoạn văn có tính chân thực, tin cậy.

Câu 19. Từ đoạn trích trên, em hãy cho biết định nghĩa nào sau đây đúng về rác điện tử?
A. Là những sản phẩm công nghệ cũ, con người không sử dụng.
B. Là loại rác thải ra từ tất cả các thiết bị điện tử bị vứt bỏ.
C. Là loại rác thải ra từ các thiết bị: đĩa CD,DVD, máy nghe nhạc, ti vi, máy in.
D. Là loại rác thải ra từ những nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, máy
in, điện thoại…

Câu 20. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Bàn về việc tái chế rác thải điện tử trong thời đại công nghệ hiện nay.
B. Tình trạng rác thải điện tử ở nước ta và cách khắc phục.
C. Tình trạng rác thải điện tử trong xã hội hiện nay và mối nguy hiểm của chúng.
D. Rác thải điện tử - mặt trái của công nghệ.

PHẦN II: TỰ LUẬN VĂN HỌC (2 CÂU)

Câu 1: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi nhìn lại, như đôi mắt trẻ thơ


Tổ quốc tôi. Chưa đẹp thế bao giờ!
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những giấc mơ...
Người biên soạn: Cô giáo Cao Thị Thúy Hòa – GV Văn Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ
Tôi bay giữa màu xanh giải phóng
Tầng thấp, tầng cao, chiều dài, chiều rộng
Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời
Nay mới đước ôm Người trọn vẹn, Người ơi!
(Vui thế, hôm nay – Tố Hữu)

Em hãy hoàn thành phần thông tin trong chỗ trống của câu sau:

Hai dòng thơ ““Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển/ Xanh trời, xanh của những
giấc mơ... ” thể hiện …………
(Lưu ý: Phần thông tin trả lời khoảng 20 chữ)

Câu 2:

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), bà mẹ chồng của Vũ
Nương đã nói với nàng rằng:

“Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà
không gắng miếng cơm miếng cháo đặng cùng vui sum họp. Song, lòng tham vô cùng mà vận trời
khó tránh. Nước hết chuông rền, số cùng lực kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc
sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể
về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu
đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Em có đồng tình với lời khẳng định của bà mẹ chồng với Vũ Nương “xanh kia quyết
chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” hay không? (trình bày câu trả lời trong đoạn
văn khoảng 150 đến 200 chữ).

_________________Hết_________________

You might also like