Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

1

MỤC LỤC
Dẫn nhập: 4

1. Lý do chọn đề tài: 5

2. Mục đích nghiên cứu 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

4. Phương pháp nghiên cứu: 6

5. Tổng quan về khái niệm “Ma” trong văn hóa Nhật Bản 7

5.1. Khái quát về chữ “Ma” 7

5.2. Chữ “Ma” trong việc tạo thành các từ trong văn hóa Nhật Bản ............ 8

5.2.1. Chữ Ma trong giới hạn 1 chiều 8

5.2.2. Chữ Ma trong giới hạn 2 chiều 9

5.2.3. Chữ Ma trong giới hạn 3 chiều 11

5.2.4. Chữ Ma trong giới hạn 4 chiều 14

5.3. Biểu hiện quan điểm Ma trong văn hóa Nhật Bản 15

5.4. Tác động của quan điểm Ma vào không gian kiến trúc nhà ở Nhật
Bản…………………………………………………………………………...17

5.4.1. Tác động của quan điểm Ma trong không gian hiên nhà ............... 19

5.4.2. Tác động của quan điểm Ma trong không gian sân trong.............. 21

5.4.3. Tác động của quan điểm Ma trong không gian hành lang – cầu
nối………………………………………………………………………….24
2

6. So sánh không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật
Bản và Việt Nam 26

6.1. Không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
26

6.1.1. Khái quát không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở Việt Nam
26

6.1.2. Biểu hiện không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở Việt Nam
27

6.2. Sự tương đồng trong không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền
thống Nhật Bản và Việt Nam 30

6.2.1. Không gian hang hiên trong nhà ở 30

6.2.2. Không gian sân trong: 31

6.2.3. Không gian hành lang – cầu nối 31

6.3. Sự khác biệt trong không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền
thống Nhật Bản và Việt Nam 31

6.3.1. Không gian hang hiên trong nhà ở 31

6.3.2. Không gian sân trong: 32

6.3.3. Không gian hành lang – cầu nối 33

7. Kết luận 34

Tài liệu tham khảo 35


3
4

Dẫn nhập:
Khái niệm "Ma" 間 là một yếu tố trung tâm của nền văn hóa Nhật Bản, và
tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như nghệ thuật, kiến trúc,
tôn giáo. Bằng quan điểm “Ma” 間, văn hóa Nhật Bản tạo thành một khái niệm về
"khoảng cách" hoặc "khoảng thời gian" để đại diện cho khái niệm về thời gian và
không gian. Quan điểm này có phần giống và khác với khái niệm phương Tây về
thời gian và không gian. Và kiến trúc Nhật Bản thể hiện quan điểm này trong các
giải pháp về không gian trong nhà ở, đặc biệt rõ nét trong các không gian chuyển
tiếp (transition) giữa bên trong và ngoài. Trong kiến trúc Việt Nam, sự kết nối các
không gian trong nhà ở với môi trường bên ngoài là một yếu tố đặc biệt. Hàng
hiên, sân trong hay các không gian đệm giữa trong và ngoài được nhắc đến như
một yếu tố đặc trưng của nhà ở truyền thống. Bài luận này xem xét khái niệm về
Ma, so sánh nó với nhận thức phương Tây về thời gian và không gian. Xem xét sự
thể hiện của quan điểm này trong các không gian chuyển tiếp giữa kiến trúc nhà ở
truyền thống Nhật Bản và so sánh với các không gian tương ứng trong kiến trúc
nhà ở truyền thống Việt Nam nhằm nhận diện tác động của quan điểm này.

Từ khóa:

Khái niệm “Ma”, không gian chuyển tiếp, so sánh không gian kiến trúc nhà ở
Nhật Bản và Việt Nam
5

1. Lý do chọn đề tài:
Một công trình kiến trúc là sự tổ hợp của các không gian, mỗi không gian
sẽ có một chức năng cơ bản nhất định, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của
con người vào các thời gian khác nhau trong ngày. Từ “không gian” hay “thời
gian” thường được sử dụng là một từ Hán Việt có nguồn gốc từ tiếng Nhật.
Trong lịch sử Nhật Bản, khi du nhập văn hóa phương Tây, người Nhật đã tìm
các phương pháp để dịch các từ của phương Tây. Quan điểm trong văn hóa
truyền thống của Nhật Bản về từ không gian có sự khác biệt cơ bản với không
gian hình học ba chiều của phương Tây. Chữ “Ma” 間 đã được sử dụng kết hợp
với các chữ khác nhằm thể hiện từ không gian và thời gian. Khái niệm trong
chữ “Ma” 間 là một yếu tố quan trong trong nền tảng văn hóa Nhật Bản và đã
tác động đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống, trong đó có kiến trúc. Điều
này đã khiến cho kiến trúc Nhật Bản, đặc biệt là kiến trúc nhà ở có đặc điểm
riêng biệt về sự liên kết giữa các không gian với nhau, giữa không gian bên
trong và bên ngoài,… Đặc biệt, các không gian liên kết chuyển tiếp trong kiến
trúc Nhật Bản thể hiện rõ nét nhất quan điểm này.

Vì vậy, việc giải thích khái niệm “Ma” 間 và xem xét các biểu hiện không
gian kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản nhằm làm rõ hơn sự khác biệt của
quan điểm Nhật Bản và phương Tây. Đồng thời, bài luận nhằm hiểu rõ hơn
mối quan hệ của khái niệm này trong văn hóa Nhật Bản với không gian kiến
trúc Nhật. Bên cạnh đó, đặc điểm nhà ở truyền thống Nhật Bản và Việt Nam
có sự tương đồng ở một số không gian, đặc biệt là sự chuyển tiếp không gian
trong và ngoài thông qua không gian đệm, hay còn gọi là không gian chuyển
tiếp. Vì vậy, việc so sánh các không gian chuyển tiếp có sự tương đồng của
6

kiến trúc Việt Nam và Nhật Bản sẽ thể hiện các điểm giống và khác trong quan
điểm văn hóa của hai quốc gia đã tác động lên kiến trúc nhà ở.

2. Mục đích nghiên cứu


- Trình bày khái niệm “Ma” trong văn hóa Nhật Bản thông qua các biểu hiện
cụ thể trong kiến trúc nhà ở truyền thống.
- So sánh nét tương đồng và khác biệt của không gian chuyển tiếp trong kiến
trúc Nhật Bản và Việt Nam, từ đó nhận diện sự ảnh hưởng của khác biệt về
quan điểm văn hóa đến không gian kiến trúc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu:

- Quan điểm “Ma” trong văn hóa Nhật Bản.


- Các không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền thống tại Nhật Bản
và Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tập trung vào trình bày khái niệm “Ma” thông qua kiến trúc nhà
ở truyền thống Nhật Bản và so sánh các không gian chuyển tiếp điển hình với
các không gian tương ứng trong nhà truyền thống Việt Nam

4. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp phân tích tổng hợp: thu thập, phân tích các tài liệu liên quan
đến đề tài, từ đó tổng hợp các thông tin lập luận và nội dung cho nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: tham quan, khảo sát, chụp ảnh,… các công trình nhà
ở tại Nhật, từ đó tổng hợp làm nguồn tư liệu để so sánh
7

- Phương pháp so sánh: thực hiện so sánh các biểu hiện trong không gian nhà
ở Nhật Bản và Việt Nam để nhận ra sự ảnh hưởng do sự khác nhau về quan
điểm văn hóa đến kiến trúc của hai nước
- Phương pháp sơ đồ hóa: dùng để hệ thống tất cả những cơ sở, lập luận thành
dạng sơ đồ để dễ dàng theo dõi.

5. Tổng quan về khái niệm “Ma” trong văn hóa Nhật Bản
5.1. Khái quát về chữ “Ma”
Trong tiếng Nhật, “Ma” 間 là một cái gì đó liên quan đến tất cả các khía cạnh
của cuộc sống. Nó đã được mô tả như là một điểm tạm dừng trong thời gian, một
khoảng thời gian hoặc sự trống rỗng trong không gian. Về cơ bản, Ma còn là khái
niệm về sự vận động và phát triển của không gian, thời gian. Nếu con người không
có thời gian, nếu không gian bị hạn chế, con người không thể phát triển. Cách con
người sử dụng thời gian và định hình không gian sống có tác động trực tiếp đến
sự vận động và phát triển của một xã hội. Những nguyên tắc này theo người Nhật
là phổ quát, khi được áp dụng hiệu quả, chúng sẽ nâng cao cách suy nghĩ và tác
động của con người với môi trường xung quanh.

Trong Hán tự cổ, chữ “Ma” bao gồm chữ Môn門 nằm ở bên trên và chữ Nhật

日 nằm bên dưới. Ngày nay, cách viết có sự thay đổi, chữ Nhật日 được thay thế

bằng chữ Nguyệt 月. Trong nghiên cứu của Gunter Nitschke, Ma, Place, Space
and Void, đã trình bày, người Trung Quốc hoặc Nhật Bản sử dụng chữ tượng hình
này nhằm mô tả một khoảnh khắc tinh tế của ánh trăng chiếu qua khe hở ở lối vào,
thể hiện khoảng không giữa thời điểm hoặc vật chất. Trong từ điển Cambridge,
các nhà nghiên cứu chấp nhận chữ 間 được định nghĩa là khoảng không ở giữa,
8

một khoảng thời gian. Và cách hiểu này được nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc cũng
như các nhà lý luận, phê bình kiến trúc sử dụng rộng rãi.

Hình 5.1. Hán tự của chữ “Ma”, sự


kết hợp giữa chữ Môn và Nguyệt
(nguồn: Gunter Nitschke, 1966, MA
- The Japanese Sense of Place)

5.2. Chữ “Ma” trong việc tạo thành các từ trong văn hóa Nhật Bản
Trong văn hóa Nhật Bản, chữ “Ma” được hiểu với nhiều quan điểm khác nhau.
Có rất nhiều cách hiểu chữ “Ma” trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Bài luận
chỉ đưa ra một số cách hiểu cơ bản của chữ này, nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát
trong quan điểm của người Nhật và sự biểu hiện trong các yếu tố của kiến trúc
Nhật Bản.

5.2.1. Chữ Ma trong giới hạn 1 chiều


Trong kiến trúc, khi nhắc đến một nhịp dầm, người Nhật gọi là Hari-ma 梁間.
Ở đây, Ma biểu thị một đơn vị đo lường trong không gian, dùng để do chiều dài
hoặc khoảng cách. Từ thời cổ đại, kiến trúc Nhật Bản là các công trình xây dựng
bằng gỗ và dầm gỗ. Khoảng cách giữa các điểm trung tâm của các cột với nhau
được gọi là hashira-ma (橋ラマ) – về sau phát triển thành cách đo lường cơ bản
của ngôi nhà gỗ truyền thống của Nhật Bản. Để biểu thị cho thước đo mộc này,
một đơn vị này được gọi là Ken. Tùy theo thời gian và ở các vùng khác nhau của
đất nước, một Ken có thể thay đổi chiều dài từ khoảng 10 đến 6 feet. Vào thế kỷ
16, tất cả kích thước cột và kích thước của các tấm gỗ được thể hiện dưới dạng
9

phân số hoặc bội số của Ken. Kích thước của một tấm thảm trong nhà của người
Nhật, sau này phát triển thành chiếu tatami, cũng có nguồn gốc từ Ken.

Và khi nói về khoảng cách giữa cố đo Kyoto và thủ đô Tokyo, người Nhật
thường nói là Tokyo to Kyoto no aida 東京と京都の間. Lúc này, chữ Ma được
đọc là aida, biểu thị không chỉ là khoảng cách thẳng giữa hai điểm trong không
gian, mà còn là sự nhận thức đồng thời của cả hai điểm là các đơn vị riêng lẻ khác
biệt.

Vì vậy, ngay cả trong một cách sử dụng một chiều đơn giản, “Ma” thể hiện sự
đặc biệt của nó, Gunter Nitschke đã nhận xét signifying both “distance” or
“interstice” and “relatedness” or “polarity.” [2] (lược dịch: biểu thị cả "khoảng
cách" hoặc "liên tục" và "liên quan" hoặc "phân biệt").

5.2.2. Chữ Ma trong giới hạn 2 chiều


Trong không gian 2 chiều, chữ Ma được sử dụng nhiều trong việc tả một không
gian hình thành từ 6 chiếc chiếu tatami, đơn vị đo lường một không gian của nhà
truyền thống Nhật. Để nói về không gian này, người Nhật gọi đó là oku jo no ma
六畳の間, một căn phòng 6 chiếu tatami.

Người Nhật về
sau khi tính diện tích các căn phòng truyền thống của mình bằng số lượng tấm
nệm tatami. Mỗi tấm chiếu được tính là một đơn vị diện tích, gọi là một jō. Các
diện tích phòng ở truyền thống thì tatami có thể gồm 4 jō, 6 jō, 8 jō, 10 jō, hay 12
jō hoặc trong một số trường hợp them nữa chiếu 4 jō rưỡi, 6 jō rưỡi, v.v.... Tuy
nhiên, tùy địa phương, tuy từng loại phòng trong nhà mà kích cỡ của từng tấm
chiếu có thể khác to hơn hay nhỏ hơn một chút. Có hai cách để sắp xếp chiếu
10

tatami: Syugijiki thường áp dụng cho phòng ở và Fusyugijiki thường thấy ở các
chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn.

Hình 5.2. Mô hình một không gian nhà ở truyền thống Nhật Bản được hình thành từ các
chiều tatami, bao gồm các không gian chính, bếp và làm việc

(nguồn: Gunter Nitschke, 1988, Ma – Space, Place, Void)


11

Hình 5.3. Giải pháp bố trí chiếu tatami trong nhà ở Nhật Bản (nguồn: Internet)

5.2.3. Chữ Ma trong giới hạn 3 chiều


Trong không gian 3 chiều, người Nhật nói ku-kan 空間 đồng nghĩa với từ
không gian của phương Tây. Theo Gunter Nitschke, ký tự đầu tiên “ku” 空 trong
từ này ban đầu là “giữ trong lòng đất” và sau đó lấy ý nghĩa hiện tại của nó là “lỗ
hổng trong vũ trụ” hay “bầu trời”. Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản, người
cổ đại chia toàn bộ không gian theo chiều dọc thành hai phần. Một phần là sora (
空, bầu trời), được hiểu là khoảng không, không có nội dung, trống rỗng, có một
nơi gọi là ame hoặc ama (天, trời, thiên đường). Còn lại là kuni (国, vùng, vương
quốc, chính phủ) có nghĩa là một khu vực cư trú của con người bình thường.

Sau này, từ “ku” được sử dụng để thể hiện cho "trống rỗng" theo nghĩa vật lý
đơn giản, hay còn gọi là void – trong ngôn ngữ của phương Tây. Hợp hai từ 空 và
間, đọc là ku-kun có nguồn gốc gần đây. Khi văn hóa phương Tây du nhập vào
12

Nhật Bản, từ này được đặt ra để thể hiện khái niệm về không gian ba chiều, thứ
mà ngôn ngữ Nhật Bản không có từ riêng trước đó. Vì vậy, từ ku-kan là hợp chất
hai yếu tố được tính với ý nghĩa độc lập của truyền thống văn hóa lâu dài của
Trung Quốc và Nhật Bản. Những ý nghĩa truyền thống này sớm ảnh hưởng đến sự
hình thành của từ , tạo ra một ý nghĩa rộng hơn nghĩa từ “space” trong của phương
Tây. Và điều này theo nhiều nhà nghiên cứu Nhật Bản đã ghi nhận là từng gây ra
một số sự nhầm lẫn rõ ràng trong các ghi chép về kiến trúc sau chiến tranh thế giới
thứ II.

Hình 5.4. Sự tạo thành từ không gian và thời gian trong tiếng Nhật (nguồn:Arata Isozaki)

Cấu trúc của tiếng Nhật còn cho phép tạo ra một mô tả ngôn ngữ của không
gian khác với ngôn ngữ châu Âu, như minh họa trong các kết hợp sau đây của ma
với các từ khác để diễn tả các không gian khác.
13

- Do-ma 土間: không gian làm việc nền đất

- Ma-biku 間引く không gian tạo ra để ươm cây trồng

- Cha-no-ma 茶の間 là trà thất. Nghi thức trà đạo được tổ chức trong một căn
phòng riêng biệt của nhà hoặc một tòa nhà riêng biệt trong các cung điện, đền
chùa. Chanoma được sử dung chung để gọi cho cả hai loại này.

- Toko-no-ma 床の間 là một góc lõm có lát nền bằng chiếu tatami hoặc gỗ. Đây
là không gian dùng để trang trí bằng các bình hoa, tranh, các tác phẩm nghệ
thuật,… có thể thay đổi theo mùa.

Và trong nhà ở
truyền thống Nhật Bản, các không gian được ngăn cách nhau bằng các tường nhẹ
và các hệ cửa trượt, trừ các không gian phòng vệ sinh và bếp sử dụng tường cứng.

Hình 5.5. Mô hình một không gian nhà ở truyền thống Nhật Bản được hình thành và liên
kết với nhau. (nguồn: Gunter Nitschke, 1988, Ma – Space, Place, Void)
14

5.2.4. Chữ Ma trong giới hạn 4 chiều


Chữ Ma được dung để tạo ra chữ thời gian trong tiếng Nhật, đó là ji-kan 時間
. Thời gian là yếu tố mang tính trừu tượng, không xác định về độ dài, bắt đầu hay
kết thúc. Chữ Ji, bộ gốc kết hợp lại cho ra chữ “Mặt trời” mà ở Trung Quốc cổ đại
nó được cho là biểu thị của sự chuyển động về phía Mặt Trời. Trong tiếng Nhật,
chữ đó cũng được phát âm là Toki, có thể từ động từ Toku trong tiếng Nhật cổ, có
nghĩa là làm tan chảy hoặc tan biến. Do đó, “thời gian” được diễn tả bằng tiếng
Nhật là “không gian trong dòng chảy”, làm cho thời gian trở thành một chiều của
không gian. Thời gian chính là yếu tố biểu hiện của chiều thứ 4 trong vệc cảm
nhận của người Nhật.

Hầu hết ở các thời đại, con người có thể đo được thời gian một cách chính xác,
ít nhất là có thể đo được thời gian trước khi đồng hồ kỹ thuật số thay thế việc đo
thời gian bằng bóng đổ mặt trời. Vì thế chẳng có gì là ngạc nhiên khi được phát
âm khác nhau như là: “ma”, “aida”, hay “kan” có thể được dùng để biệu thị phần
mở rộng về khía cạnh thời gian hay không gian. Mối quan hệ hai chiều của Ma đối
với thời gian và không gian không đơn giản về mặt ngữ nghĩa. Nó còn phản ánh
thực tế rằng tất cả sự hiểu biết về không gian là cả một quá trình được sắp xếp theo
thời gian, và tất cả những sự hiểu biết về thời gian là một quá trình được sắp xếp
theo không gian.

Trong một bức tranh truyền thống hoặc sách tranh của Nhật Bản, thời gian
được hiện hữu trong khoảng ngăn cách giữa các chữ của một đoạn văn bản khi
đọc. Đó là khi dùng tay kéo cuộn giấy, “di chuyển không gian” cũng là thời gian
trôi qua để kéo. Trong các bức tranh truyền thống của Nhật Bản về cung điện và
sân vườn được sử dụng bởi kỹ thuật nhìn bao quát từ trên xuống, thời gian trở
15

thành một phần trong chuỗi không gian khi người nhìn di chuyển ánh mắt sang
cảnh khác lân cận trong chỉ cùng 1 bức tranh.

Cách sắp đặp rất tinh tế về không gian nhưng là một sự kết hợp giữa thời gian
và cảm xúc được thể hiện trong cách bố trí các khu vườn đi bộ truyền thống của
Nhận bản. Bằng cách sắp đặt các viện đá, chân người đi dạo có thể di chuyện chậm
lại hay tăng tốc, dừng lại hoặc quay theo nhiều hướng khác nhau. Và với đôi chân,
ánh mắt nhìn và trực giác có thể cảm nhận được không gian đó theo thời gian.

5.3. Biểu hiện quan điểm Ma trong văn hóa Nhật Bản
Quan điểm Ma 間 được dùng nhiều trong hội hoạ, âm nhạc, vũ đạo và sân
khấu. Khái niệm này mang ý nghĩa là khoảng trống về thời gian hay không gian
được phối trí một cách nghệ thuật.

Âm nhạc và màu sắc mà Ma 間 có thể tạo nên là một sự nhấn mạnh đến
nhịp điệu hay thiết kể của tổng thể tác phẩm. Trong âm nhạc, các nhạc công có
thể kéo dài hoặc rút ngắn các khoảng cách giữa các đoạn nhạc để tạo cho người
nghe cảm giác. Hoặc trong biễu diễn, các vũ công có thể làm chậm lại hoặc tăng
tốc nhanh để thay đổi lời ca hoặc vũ đạo. Đặc biệt trong kịch No, đến giai đoạn
16

kịch tính cao độ, người diễn viên thường dừng lại mọi động tác vũ đạo của mình.

Hình 5.6. Một phân cảnh biểu diễn trong kịch No. (nguồn: Internet)

Hình 5.7. Hỉnh ảnh một bức tranh treo trong không gian Toko-no-ma (nguồn: Internet)

Trong văn học, đặc biệt là thơ Haiku của Nhật, ý nghĩa của bài thơ không nằm
trong từng con chữ mà là giữa các chữ và các phần “trống” còn lại giữa các dòng
thơ. Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính
Tương Quan Hai Hình Ảnh, điều này giúp người đọc hiểu và cảm nhận được
khoảng cách giữa các hình ảnh – không gian và mùa – thời gian.
17

Hình 5.8. Hỉnh ảnh một số bài thơ Haiku (nguồn: Internet)

Chính vì thế có thể nói Ma間 là triết lý sâu xa tồn tại trong cuộc sống tinh
thần của người Nhật Bản. Và triết lý này được người Nhật thể hiện thông qua các
hình thức khác nhau.

5.4. Tác động của quan điểm Ma vào không gian kiến trúc nhà ở Nhật Bản
Lịch sử kiến trúc nhà ở Nhật Bản trải qua nhiều thời kỳ thay đổi và phát triển.
Qua nhiều thời kỳ khác nhau, xã hội Nhật Bản chịu ảnh hưởng của rất nhiều luồn
văn hóa. Vào thời đầu, những ảnh hưởng này chủ yếu từ Triều Tiên và Trung
Quốc; sau thời kỳ Meiji là ảnh hưởng của Châu Âu và Mỹ. Sự thay đổi và phát
triển của nhà ở tại Nhật có thể được sắp xếp qua các giai đoạn theo bảng 1
18

Các cấu trúc nhà ở thời tiền sử

Nhà ở của các thủ lĩnh thời tiền sử


Thời Asuka 538-534

Thời Hakuho 645-710


Các lâu đài thời đầu
Thời Nại Lương 710-794
Thời Bình An 794-1185
Thời Liêm Thương
Khu nhà thời Shinden
1185-1333

Thời Muromachi Các dinh thự kiểu Shoin


1333-1573 Trà thất Shoin

Thời Momoyama
1573-1600 Trà thất Soan
Nhà ở kiểu Sukiya
Thời Edo 1600-188

Thời Meiji 1868-1912


Nhà ở hiện đại

Bảng 1. Sơ lược lịch sử phát triển của nhà ở tại Nhật Bản (Nguồn: nhóm học viên)

Sự phát triển của nhà ở Nhật Bản tuy trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhưng
người Nhật luôn đề cao các giá trị của khái niệm “Ma”. “Ma” giống như là sự cảm
nhận khoảng cách về không gian và cả thời gian. Khi vào một không gian cơ bản
trong kiến trúc nhà ở Nhật Bản (hình 5.9), có thể thấy hoàn toàn trống nhưng với
người Nhật, đấy là một căn phòng đã được lấp đầy, bằng không khí. Trong quan
điểm của người phương Tây, có thể đây là căn phòng trống, nhưng người Nhật
cảm nhận toàn bộ không gian này theo một cách khác, bằng tất cả các giác quan,
chứ không phải chỉ bằng mắt.
19

Hình 5.9. Không gian điển hình trong nhà Naramachi koshino ie (Nguồn: nhóm học viên)

Chính vì vậy, Ma tạo nên một giá trị quan trọng trong không gian của Nhật
Bản. Chính sự sắp xếp các khoảng trống trong không gian tạo nên sự cảm nhận
khác nhau cho người sử dụng. Do vậy, với mỗi người, sự cảm nhận không gian
vào từng thời điểm khác nhau có thể khác biệt.

Mặc dù nhiều người vẫn cảm thấy khó có thể tìm thấy cảm giác này của Ma
trong các phòng kiểu Nhật, nhưng khi xem xét một số không gian chuyển tiếp giữa
bên trong và ngoài sẽ nhận diện được tác động của Ma vào không gian.

5.4.1. Tác động của quan điểm Ma trong không gian hiên nhà
Nếu trong không gian nội thất, quan điểm Ma được thể hiện trong cách thức
sắp xếp thì với các không gian bên ngoài cũng có giá trị quan trọng. Giữa không
gian bên trong và ngoài, người Nhật ngăn bằng một lớp cửa. Sau lớp cửa này là
20

một hành lang dài quanh nhà, khi mở cửa có thể nhìn thẳng ra ngoài vườn. Hàng
hiên ở nhà người Nhật được thiết kế cho chìa ra bên ngoài ngôi nhà, không có
tường và được làm bằng loại gỗ bền, chịu được mưa gió, giữa các ván ghép có khe
hở thoát nước mưa. Không gian này không hề là không gian bên trong hay bên
ngoài, đó là không gian ở giữa, chuyển tiếp và phân cách một cách mơ hồ.

Không gian hiên này rất nhiều vai trò như: hút gió vào nhà trong những ngày
thời tiết đẹp, tạo được tầm nhìn thoáng đãng ra khu sân vườn. Ngoài ra, về mặt
sinh hoạt, nơi này cũng có nhiều chức năng: nơi những người cao tuổi làm các
công việt lặt vặt như lặt rau, sưởi nắng; nơi vui đùa của trẻ con hoặc là nơi vãng
lai của khách tới nhà. Nơi đây là còn sự lựa chọn phù hợp cho các thành viên trong
gia đình cùng nhau uông trà, ngắm trăng hoặc mưa rơi, cảm nhận được cả thời
gian và không gian.

Từ không gian hàng hiên có thể nhìn thấy được khu vườn của người Nhật
thường tách biệt, được tạo cảnh quan giao hòa với thiên nhiên, thể hiện nét khác
nhau theo mùa. Vì vậy hiên của căn nhà trở thành một không gian chuyển tiếp và
giúp người Nhật có thể cảm nhận được “Ma” một cách rõ ràng hơn, thông qua tất
cả các giác quan.

Hình 5.10. Không gian hang hiên trong nhà ở Nhật Bản (Nguồn: Internet)
21

Hình 5.11. Các hoạt động tại không gian hang hiên trong nhà ở Nhật Bản (Nguồn: Internet)

5.4.2. Tác động của


quan điểm Ma trong không gian sân trong
Không gian sân trong của nhà ở thể hiện khái niệm về ma thông qua nhiều
yếu tố. Khi ngồi trên hang hiên, có thể cảm nhận không gian và thời gian, đưa mắt
nhìn toàn bộ các yếu tố, cây xanh, đá, sỏi, cỏ,… được bố cục trong sân. Những
khu vườn có không gian trống, hoàn toàn thiếu đi màu sắc tươi sáng và thiết kế
không đối xứng, nhưng ở đó, khái niệm về ma được cảm nhận thông qua âm thanh,
đường nét và ánh sáng. Đó là sự kết hợp hình ảnh của khu vườn (không gian),
cùng với các yếu tố như mùa, buổi,…(thời gian) tạo ra một ý nghĩa trong cảm nhận
của địa điểm.

Trong các khu vườn Nhật, sự sắp xếp các hòn đá có giá trị vô cùng quan
trọng. Đó là vị trí và khoảng cách của các tảng đá tạo thành điểm mấu chốt của
một khu vườn Nhật Bản. Ma lúc này có thể được nhận diện thông việc các hòn đá
được đặt trong một hình thức nghệ thuật để trông giống như chúng đã luôn luôn ở
đó. Ma còn là nền tảng để xác định vị trí của đá tạo thành một con đường trong
khu vườn Nhật Bản. Đó là khoảng cách giữa các hòn đá, tạo thành các sự liên kết
22

giữa các hòn đá, tạo thành đường dẫn hoặc đơn thuần chỉ là một khoảng không
trống. Chính những điều này tăng cường trải nghiệm của người xem và tạo ra giai
điệu của thiên nhiên cho sự trải nghiệm.

Hình 5.12. Hình ảnh một sân vườn trong nhà của người Nhật (Nguồn: Internet)
23

Hình 5.13. Mặt bằng một sân vườn trong nhà của người Nhật (Nguồn: Internet)

Hình 5.15. Hình ảnh sân trong nhà của người Nhật (Nguồn: Internet)

Hình 5.15. Sân trong điển hình trong căn nhà Naramachi koshino ie (Nguồn: nhóm học viên)
24

5.4.3. Tác động của


quan điểm Ma trong không gian hành lang – cầu nối
Bên cạnh không
gian hiên nhà, tùy thuộc vào yêu cầu của gia chủ, trong nhà ở của người Nhật có
một không gian khác cũng có chức năng khá tương đồng, gọi là Kureen – hành
lang. Đây là không gian chuyển tiếp giữa các phòng chức năng với nhau. Những
hành lang này có bề rộng từ 1.2 – 1.8m, có thể kết hợp để đặt các vật dụng trong
nhà. Hành lang như một gian phòng nhỏ ở bên ngoài phòng chính và có thể được
ngăn cách với không gian bên ngoài bằng cửa chớp hoặc khung kính –gỗ, nên
hành lang không chịu tác động của mưa gió. Nhưng trong một số trường hợp, hành
lang có thể là một không gian bán ngoài trời, có mái che, để liên kết hai khối nhà
chức năng có vị trí xa nhau, hoặc dẫn dắt từ cổng vào nhà chính. Cũng như
hiên nhà, hành lang được xem là một không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài.
Do vậy, không gian trong nhà luôn được liên kết với thiên nhiên. Và hành lang dài
được hình thành trong nhà tạo cơ hội để thưởng thức thiên nhiên theo từng mùa.
Và sự cảm nhận khoảng cách của các không gian và thời gian thông qua không
gian hành lang cũng là một yếu tố biểu hiện của Ma trong kiến trúc nhà ở Nhật
Bản.
25

Hình 5.16. Hình ảnh hành lang – cầu nối trong nhà của người Nhật (Nguồn: Internet)

Hình 5.17. Hình ảnh hành lang trong nhà Naramachi koshino ie (Nguồn: nhóm học viên)
26

Hình 5.18. Hình ảnh hành lang trong nhà Naramachi koshino ie – được chuyển thành chức
năng như bếp. Đồng thời tăng khả năng lấy sáng tự nhiên và điều hòa không khí cho căn nhà
(Nguồn: nhóm học viên)

6. So sánh không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật
Bản và Việt Nam
6.1. Không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
6.1.1. Khái quát không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở Việt Nam
Không gian chuyển tiếp là không gian nằm ở giữa không gian bên trong và bên
ngoài, giữa hai không gian bất kỳ trong công trình. Không gian chuyển tiếp có thể
là sảnh, mái hiên, hành lang, sân trong, cầu thang, v.v… Các không gian này chiếm
tỷ lệ khoảng 10-40% trong công trình, tùy thuộc vào thể loại. Không gian chuyển
tiếp, được định nghĩa là khoảng trống nằm giữa môi trường ngoài trời và trong
27

nhà, hoạt động như cả không gian đệm và tạo ra các mối liên kết vật lý giữa hai
không gian bất kỳ. Khác với các không gian chức năng, không gian chuyển tiếp
quan trọng do tạo ra được các giá trị về thẩm mỹ, cải tạo môi trường sống nhằm
đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng và góp phần tiết kiệm năng lượng sử
dụng trong công trình.

Trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam, không gian này thường được thể
hiện qua hang hiên, sảnh, hành lang, sân trong nhà. Đến sau này, theo sự phát triển
của xã hội, nhà ở hiện đại có them các không gian như cầu thang, ban công cũng
có thể được xếp vào không gian chuyển tiếp.

6.1.2. Biểu hiện không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở Việt Nam
Trong các không gian chuyển tiếp của nhà ở truyền thống Việt Nam, không
gian hiên nhà là biểu hiện đầu tiên có thể được chú ý đến. Nguyễn Cao Luyện từng
cảm nhận: “...thoáng con mắt, thoáng lây đến cả cung cách sinh hoạt có chiều dễ
dãi, thân thương; gia đình sum họp ở đấy, tiếp họ hàng, người thân ở đấy, mà
đan lát, giần sàng... hay lũ trẻ ngồi học đều ở đấy cả”. Hiên nhà là một không
gian sinh hoạt hết sức đa năng và hữu ích. Về mặt ứng xử với tự nhiên, hiên chính
là không gian chuyển tiếp giữa bên ngoài và bên trong nhà, điều tiết khí hậu cho
ngôi nhà. Hiên giúp che đi ánh nắng hắt trực diện vào nhà, cũng là khoảng lùi
tránh mưa tạt gió lùa. Hiên nhà còn có chức năng đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
của con người. Đây là nơi cất để một số công cụ, tập trung gia đình trong một số
dịp đặc biệt hoặc là một không gian sinh hoạt, giao lưu cộng đồng.

Ngoài ra, phía trước hiên ở gian giữa người ta thường làm thêm một “tấm
giại” bằng mây tre nửa kín nửa hở. Tấm giại đóng vai trò cùng với hiên nhà giảm
bức xạ mặt trời, tránh mưa gió hữu hiệu cho ngôi nhà. Ngoài ra, đây là một bình
28

phong thứ hai để điều hòa vượng khí vào nhà, đồng thời che chắn cho không gian
tâm linh bên trong nhà. Hơn nữa, những song tre được thiết kế nửa kín nửa hở vẫn
cho phép ánh sáng lọt vào một phần, và chủ nhà ở bên trong vẫn quan sát được
mọi động thái bên ngoài. Khi có việc cúng bái ngoài trời thì cánh giại này trở thành
một vách ngăn như “hậu chẩm” để đặt cỗ. Ngoài ra, cánh giại cũng có thể dễ dàng
tháo lắp, điều chỉnh cao thấp cho phù hợp với từng thời điểm nắng gió khác nhau.
Hiên nhà đã trở thành một đặc trưng vô cùng độc đáo trong không gian của nhà ở

Hình 6.1. Một số hình ảnh hiên nhà của nhà ở truyền thống Việt Nam (nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, một không gian chuyển tiếp khác trong nhà ở là sân trong. Sân
trong gọi là thiên tỉnh (giếng trời) có tác dụng lấy sáng, thông gió và giao tiếp với
bên ngoài bằng cách thu gọn thiên nhiên vào hòn non bộ, bể cá, cây cảnh, và những
bức tranh trừu tượng bằng vân gỗ đá. Mép ngoài của sân thường được đặt một bàn
thờ để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mua may bán đắt, gia
đạo bình an. Mép trong của khoảng sân giáp mí với căn nhà thường có một cái
hàng hiên, rộng hay hẹp tùy nhà. Tùy theo từng vùng, sân trong có nhiều biểu hiện
khác nhau. Nhà ở miền Bắc và Trung bộ thường lấy sân phơi làm trung tâm, rào
dậu xung quanh nhà còn miền Nam thường chỉ ngăn cách ước lệ tượng trưng phù
hợp với tính cách con người Nam Bộ.
29

Chức năng của sân trong cũng khá đa dạng, tùy vào kích thước của sân. Đó
là nơi sản xuất, phơi phóng, là nơi tạo ra những luồng gió đối lưu đồng thời là nơi
tổ chức hội họp, ma chay, cưới hỏi… Cái sân phơi đa chức năng thường nằm ở
trung tâm khuôn viên, vì đó không những là nơi diễn ra các sinh hoạt chủ yếu của
một gia đình mà còn làm nhiệm vụ điều hoà, cải tạo điều kiện vi khí hậu góp phần
tích cực phục hồi sức khỏe cho người dân sau một ngày lao động vất vả, nặng
nhọc.

Hình 6.2. Không gian


sân trong của nhà
truyền thóng Việt
Nam
(Nguồn Internet)

Trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam, hai không gian chức năng
chính trong nhà có thể được liên kết trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống
hành lang hoặc cầu nối. Đặc biệt không gian này xuất hiện rõ nhất trong kiến trúc
nhà ở Hội An, còn được gọi là nhà cầu. Đặc điểm về bố trí theo mặt bằng là bố trí
theo chiều sâu, hạn chế chiều rộng. Đa số nhà có chiều rộng từ 4m đến 7m, trong
khi đó dài 20-40m, có nhà dài đến 60m.Nhà cầu Hội An là lối đi ngoài trời, có mái
che và nối liền giữa hai ngôi nhà lớn. Và không gian hành lang này liên kết với
không gian sân trong bên trong nhà.
30

Hình 6.2. Cấu trúc nhà cầu của nhà truyền thóng Việt Nam tại Hội An (Nguồn Internet)

6.2. Sự tương đồng trong không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền
thống Nhật Bản và Việt Nam
6.2.1. Không gian hàng hiên trong nhà ở
Không gian hàng hiên của Nhật Bản hay Việt Nam đều mang giá trị trong việc
tạo ra không gian sử dụng, liên kết hai không gian trong và ngoài và hỗ trợ cải tạo
môi trường sống.

Hàng hiên góp phần hạn chế sự phí phạm năng lượng sử dụng và cải tạo vi khí
hậu cho căn nhà. Không gian này giúp che chắn ánh nắng cường độ cao hoặc giúp
cân bằng nhiệt độ của người trước khi bước vào trong nhà trong những ngày lạnh.
Đối với Nhật Bản hay Việt Nam, giải pháp này giúp điều chỉnh các yếu tố khí hậu
để tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
31

Không gian hang hiên cũng có thể là nơi các thành viên trong gia đình và khách
có thể nằm chơi thư giãn, uống trà hoặc trò chuyện. Vì vậy, không gian này không
chỉ có giá trị về vật lý kiến trúc mà còn chứa đựng một giá trị văn hóa trong lối
sống, giá trị về ký ức của người sử dụng.

6.2.2. Không gian sân trong:


Sân trong của cả nhà ở truyền thống Việt Nam và Nhật Bản đều có chức
năng cải tạo vi khí hậu cho nhà. Đồng thời là không gian xanh, sự chuyển tiếp giữa
thiên nhiên bên ngoài và không gian bên trong công trình. Tương phản nhiệt độ
giữa mặt sân đã được nung nóng và bóng mát cây xanh đã góp phần tạo nên dòng
khí mát đối lưu hai chiều.

6.2.3. Không gian hành lang – cầu nối


Về công năng, hành lang hay cầu nối trong không gian kiến trúc ở hai quốc
gia về cơ bản có sự tương đồng. Chức năng chính là liên kết hai không gian trong
nhà, có thể liên kết với không gian cảnh quan và sân trong. Kích thước của hành
lang hay cầu nối nhìn chung ở cả Nhật Bản hay Việt Nam đều không lớn, khoảng
từ 2.2 -1.8m.

Về cơ bản, hành lang ở cả nhà truyền thống Nhật Bản và Việt Nam được sử
dụng làm không gian chuyển tiếp có mái che giữa không gian này với không gian
khác, là nơi dẫn khí, nó là nơi tạo lối đi và kết nối hai không gian lại với nhau.

6.3. Sự khác biệt trong không gian chuyển tiếp trong kiến trúc nhà ở truyền
thống Nhật Bản và Việt Nam
6.3.1. Không gian hang hiên trong nhà ở
Với không gian hang hiên, ở kiến trúc Nhật Bản, quan điểm Ma tác động mạnh
mẽ vào việc hình thành bố trí các không gian xung quanh hang hiên này. Hàng
32

hiên chính là sự liên kết không gian bên trong nhà và thiên nhiên bên ngoài nhà.
Trong văn hóa Nhật, khi cảm thấy chán chường, u uất hay không có cảm hứng,
người Nhật có thể ra hang hiên ngồi để chiêm ngưỡng thiên nhiên bên ngoài.
Không gian này được cho là có khả năng đặc biệt giúp hấp thụ nguồn năng lượng
tiêu cực và trả lại cho tinh thần của người đang từ mức “âm” trở lại mức “không”.
Sự cảm nhận không gian lúc này không chỉ dừng lại ở cảm thụ thị giác mà còn là
cảm thụ bằng tất cả các giác quan còn lại. Nhưng chức năng điều hòa không khí
thông qua hiên nhà của nhà người Nhật không phải là nhu cầu quan trọng và đặc
biệt cần thiết như của người Việt

Trong khi đó, giá trị của hang hiên trong kiến trúc Việt Nam chỉ có chức năng
cải tạo môi trường và là nơi lưu trữ các ký ức của gia đình. Bởi vì, tuy cũng là
không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài, hang hiên của Việt Nam được ngăn
cách với bên trong bằng các cánh cửa mở và bên ngoài là một sân trong lớn trống.
Sân trống này có thể được bố trí ao, cây xanh hoặc đơn thuần chỉ là một khoảng
trống để đáp ứng các nhu cầu sử dụng của người dân. Nhưng trong bố cục của một
đô thị, mái hiên trước nhà còn đóng 1 vai trò không gian giao lưu rất quan trọng
giữa không gian công cộng người đường phố và không gian riêng ở trong nhà. Có
thể thấy, tuy cùng một chức năng, không gian hang hiên của người Nhật mang
một triết lý trong cảm thụ không gian, quan điểm Ma còn của người Việt lại mang
trong đó quan điểm về cải tạo môi trường và chức năng phù hợp với sinh hoạt,
giao lưu cộng đồng của người dân

6.3.2. Không gian sân trong:


Trong không gian sân trong của Nhật Bản, triết lý Ma ảnh hưởng đến việc
sắp đặt và bố cục các thành phần. Chính điều này tạo nên giá trị đặc biệt về cảm
33

nhận không gian và thời gian, đem đến cho người Nhật bức tranh thiên nhiên thay
đổi liên tục. Đồng thời, kết hợp với không gian hang hiên tạo nên những giá trị
tinh thần cho người Nhật. Chính những điều này tăng cường trải nghiệm của người
xem và tạo ra những giá trị về cảm nhận thiên nhiên khác biệt. Lúc này, Ma trở
thành một trong các yếu tố tác động vào thẩm mỹ vườn Nhật.

Với không gian của người Việt, giá trị của không gian sân trong này dừng lại
chỉ ở việc đáp ứng các nhu cầu công năng và cải tạo khí hậu, nhằm tạo nên cảm
giác thoải mái cho người sử dụng. Các thành phần trong sân trong được hình thành
theo quy luật đáp ứng nhu cầu nên có sự giống nhau chứ không theo một triết lý
nhất định. Tuy nhiên, do chính vì hình thành do nhu cầu công năng, nên sân trong
của người Việt đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng hơn so với sân trong của người
Nhật. Sân trong của người Nhật ngoại trừ chức năng cảnh quan, không có them
các chức năng khác. Trong khi đó, sân trọng của người Việt hình thành nên nhiều
chức năng và đa dạng về mặt sử dụng. Và chức năng điều hòa không khí của sân
trong nhà người Nhật không phải là nhu cầu quan trọng và đặc biệt cần thiết như
của người Việt.

6.3.3. Không gian hành lang – cầu nối


Cũng như hai không gian đã kể trên, lý do hình thành và điều kiện sống của
hai quốc gia khác nhau dẫn đền sự khác nhau về biểu hiện trong không gian này.
Thông thường trong nhà ở Nhật Bản, người Nhật sinh hoạt sinh hoạt trên sàn cách
mặt đất khoảng 40 – 50cm, chỉ có bếp và phần sân vừa được kết hợp làm lối đi
thông từ trước và sau nhà là nằm trên nền đất nện. Vì vậy không gian hành lang
có thể kết hợp với chức năng bếp. Bên cạnh đó, cũng như hàng hiên, hành lang
còn có chức năng tạo sự liên kết khoảng không giữa bên ngoài và bên trong nhà.
34

Trong khi đó ở nhà cổ Hội An, lối đi từ trước ra sau nằm ở chính giữa nhà.
Còn ở Nhật Bản thì nằm lệch về phía bên phải hay bên trái, sát với tường bên. Do
đó, nhiều trường hợp mặt đứng của nhà phố ở Nhật Bản không có tính đối xứng.

Đặc biệt, trong nhà ở Hội An, do chịu sự ảnh hưởng của cấu trúc nhà ở Nhật
Bản do các lý do lịch sử, nên nhà cầu ở Hội An lại là sự giao thoa của triết lý cảm
nhận không gian, khơi gợi cảm của của văn hóa Nhật Bản và các yêu cầu về môi
trường sống của Việt Nam. Vì vậy, có thể nói, nhà cầu Hội An chính là một không
gian đặc biệt, vừa mang một phần tinh thần Nhật Bản, vừa mang tinh thần Việt
Nam,

7. Kết luận
Quan điểm Ma trong văn hóa Nhật đã tác động vào mọi khía cạnh trong cuộc
sống, trong đó có kiến trúc. Không gian của người Nhật thường được “cảm” nhiều
hơn là nhìn đơn thuần. Các khoảng không tưởng chừng vô nghĩa bất kể đó là
khoảng không bao quanh đều có giá trị quan trọng. Tỷ lệ trong không gian của vật
thể là thước đo của không gian, nhưng chính khoảng trống lại truyền tải giá trị của
không gian. Mọi thành phần trong kiến trúc nhà ở Nhật Bản đều cho người sử
dụng cảm nhận về không gian và thời gian.

Trong không gian nhà ở của người Nhật và Việt Nam, tuy có nhiều không gian
cũng có chức năng tương đồng, như sảnh, hang hiên, hành lang, sân trong,…
nhưng do tác động của quan điểm Ma khiến cho các biểu hiện về không gian ở
Nhật và Việt có sự khác biệt. Lý do hình thành không gian của các không gian
chuyển tiếp ở hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Ở Việt Nam, lý do hình thành các
không gian là chức năng
35

Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Song Hoàn Nguyên, 2016, Đặc trưng khai thác văn hóa truyền
thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam, luận án tiến sĩ,
trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đỗ Thị Thanh Mai, 2010,Văn hóa-lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ
cận, Kansai University
3. TS. Nguyễn Văn Quyết, ThS. Võ Nữ Hạnh Trang, 2016, Nhà truyền thống
của người Việt ở Đồng Nai, Tạp chí khoa học – Đại học Đồng Nai
4. PGS. TS.KTS. Ngô Thám, ThS. KTS. Cao Xuân Thành, 2010, Mô hình kiến
trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến trúc truyền thống Việt Nam, Tạp
chí Khoa học Kiến trúc- Xây dựng

Tài liệu tiếng Anh

5. Gunter Nitschke, 1966, MA - The Japanese Sense of Place


6. Gunter Nitschke, 1988, MA - Place, Space, Void, tạp chí khoa học Kyoto:
Kyoto Journal, No. 8
7. Gunter Nitschke, 1993, Ma – Place, Space, Void, in: From Shinto to Ando,
London: Academy Editions and Ernst & Sohn, 1993.
8. Kevin Nute, 1999, Ma and the Japanese Sense of Place Revisited: By Way
of Cyberspace
9. Kristen Leigh Mastel, 2016, Ma and the Charlotte Partridge Ordway
Japanese Garden: A Reflection of Space, Time and Place, the University of
Minnesota

You might also like