Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 73

21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam

« vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 05:16:18 AM »

- Tên sách: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


- Tác giả: Đặng Phong
- Số hóa: Ptlinh

MỤC LỤC

Chương I: Những ý đồ của Mỹ ở Việt Nam

1. Những lợi ích kinh tế trực tiếp

2. Vì lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế

Chương II: Quá trình xâm nhập của Mỹ và các giai đoạn của
viện trợ Mỹ

1. Trước Đại chiến thế giới thứ hai

2. Trong Đại chiến thế giới thứ II

3. Thời kỳ 1945-1954

4. Thời kỳ 1954-1960

5. Thời kỳ 1961-1964

6. Thời kỳ 1965-1969

7. Thời kỳ 1969-1975

8. Nhìn lại quá trình xâm nhập của Mỹ vào miền Nam Việt Nam

Chương III: Số lượng viện trợ-Những nhận xét sơ bộ


Chương IV: Cơ chế và các hình thức viện trợ Mỹ

1. Viện trợ quân sự trực tiếp

2. Viện trợ thương mại hóa

3. Viện trợ theo dự án

4. Viện trợ nông phẩm

5. Viện trợ cho vay

Chương V: Chi phí trực tiếp của Mỹ

1. Chí phí trực tiếp cho chiến tranh

2. Đồ phế thải của quân đội Mỹ

3. Đổi đôla đỏ lấy bạc Sài Gòn

4.Chi tiêu bằng tiền mặt của Mỹ ở Nam Việt Nam

5. Hàng PX

Thay kết luận

Chương I

NHỮNG Ý ĐỒ CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21
năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt
Nam hơn 26 tỷ đô la. Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho ngụy
quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ
máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại
chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào ViệtNam khoảng
hơn 160 tỷ đô la.
Hầu như chưa có nơi nào trên thế giới mà Mỹ phải bỏ ra
nhiều tiền của và nhiều người như thế.

Mỹ nhằm mục đích gì ở đây?

Đó là một trong những vấn đề then chốt để hiểu được


bản chất của viện trợ Mỹ, ý nghĩa, tác dụng và hậu quả của
nó.

I. NHỮNG LỢI ÍCH KINH TẾ TRỰC TIẾP

Trong suốt quá trình dính líu ở Việt Nam và ngay cả


trước quá trình đó, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn
lợi ở Việt Nam: các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản
phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung
cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng
hóa v.v…

Từ lâu, tài nguyên của Đông Dương đã được báo chí và


các chính khách Mỹ nhắc tới.

Năm 1950, tờ New York Times viết: “Đông Dương là một


miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể
xuất khẩu thiếc, tungstène, manganèse, than đá, gỗ, gạo, cao
su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế
giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới
khoảng 300 triệu đô la hàng năm” (New YorkTimes, Xã luận,
ngày 12-2-1950).

Tổng thống Eisenhower trong diễn văn đọc ngày 4-8-


1953 tại Seatlenói: “Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối
lượng thiếc và tungstène mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ
không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách
nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến,
đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn
lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á”
(“Nghiên cứu lịch sử” Hà Nội, số 124).

Ở đây, có một điểm đáng lưu ý:


-Trong số các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương
có những thứ đối với nền công nghiệp hoặc thị trường nội địa
của Mỹ, không phải là cần thiết trực tiếp, hoặc không cần tới
mức gay gắt như vậy. Nhưng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ,
thì đó là những thứ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế
giới (trường hợp gạo, cao su, than đá và gần đây là dầu lửa).

Tờ New York Times số ra ngày 21-10-1962 nói về điều


này: “Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không
phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan
trọng đối với chúng ta và các đồng minh của chúng ta”.

Cũng vì thế ngay từ trước khi xâm lược Việt Nam, Mỹ đã


thông qua con đường thương nghiệp để nắm lấy nhiều sản
phẩm quan trọng của Đông Dương. Lúc đó, Mỹ chưa mua
nhiều thóc gạo, vì thóc gạo chưa quan trọng chiến lược như
sau này. Nhưng cao su thì ngay từ trước đại chiến thế giớ thứ
II Mỹ đã mua khá nhiều. Từ năm 1930 đến 1939, Mỹ đã mua
39% tổng số cao su xuất khẩu của Đông Dương. Thời kỳ từ
1946 đến 1950 cao su chiếm 98% giá trị hàng hàng hóa của
Đông Dương bán cho Mỹ (Henry Lauque, Activités
économiqués americanes. Cahiers Internationaux, No-5-
1942).

Có thể thấy rõ những tham vọng đó qua các “dự án phát


triển” của các cơ quan nghiên cứu Mỹ về triển vọng của nền
kinh tế Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt (trong các dự án
đó, sự chấm dứt chiến tranh phải được giả định là Mỹ thắng).
Trong tất cả các dự án đó, điểm được chú ý nhất là: khả năng
xuất khẩu, mà đứng đầu là lúa gạo, cao su, gỗ,hải sản và dầu
hỏa.

-Theo con số của nhóm nghiên cứu do Lilienthal phụ


trách (công bố vào tháng 12 năm 1970) thì tổng mức xuất
khẩu của Nam Việt Nam đến năm 1980 vào khoảng 425 triệu
đô la hàng năm (Trích trong báo cáo của D.M.Donald, Giám
đốc Phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn (USAID)về tình hình Nam
Việt Nam trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ ngày
17-3-1970. Tin tức của USIS, Washington, ngày 17-3-1970).
Các tác giả của dự án trên cũng còn tính đến khoảng
1985, mỗi năm miền Nam Việt Nam sẽ xuất cảng tới 1 tỷ đô la
dầu hỏa.

Đầu tư là sự khai thác ở trình độ cao. Trong các dự án


phát triển kinh tế của Nam Việt Nam, các cơ quan điều tra và
nghiên cứu của Mỹ dự kiến khả năng thu hồi vốn đầu tư rất
nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Kế hoạch sông Mê Công.
Riêng về thủy điện, kế hoạch dự tính xây dựng cơ bản 1.300
triệu đô la. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đô
la. Rồi nhờ có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm
cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đô la nữa. Vì vậy, Mỹ đã
”tự nguyện” đóng góp 1 tỷ đô la cho kế hoạch này.

Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu


cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi
là “Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ”. Trong Hiệp
ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận
lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt - trong việc mua đất
đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân
công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các
sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một
thời gian dài (tùy từng nghành, có ngành thì thời gian đó được
đảm bảo tới 99 năm)…

Như vậy, tuy Mỹ chưa thực hiện, hoặc mới thực hiện đầu tư nhỏ
giọt, song đó chính là một trong những mục tiêu mà Mỹ đã nhằm và đã
chuẩn bị.

Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tham vọng này không chỉ
nhằm vào viễn cảnh. Nó đã được thực hiện từ lâu. Ngay từ trước chiến
tranh thế giới thứ II, tỷ lệ hàng hóa Mỹ trong tổng ngạch nhập khẩu của
Đông Dương đã đạt tới mức cao: Trong thời kỳ 1930-1939: bông 27%,
sản phẩm dầu lửa 19,1%, máy móc 17,5%, ô tô và phụ tùng13,4%. Trong
thời kỳ 1946-1950; bông, 9,3%, sản phẩm dầu lửa7,7%, kim khí 4,9%,
máy móc 19,3%, ô tô và phụ tùng 10%, sợi và hàng dệt 13,6%, thuốc lá
7,1%.

Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh, việc tiêu thụ hàng hóa không
những không gặp khó khăn, mà lại có thêm điều kiện để mở rộng. Số
viện trợ hàng chục tỷ đô la và toàn bộ số phí tổn hàng trăm tỷ đô la, suy
cho cùng, cũng là sự tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ.

Chiến tranh xâm lược đã dẫn đến một hiện tượng lạ lùng: hình như
cái đất nước nhỏ bé và nghèo nàn này bỗng nhiên “tiêu xài” tới vài chục
tỷ đô la mỗi năm; Nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam
mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đô la của Mỹ!

Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì
thu nhập thực tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới
trăm đô la.

Vậy, nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đô la hàng hóa mà Mỹ đổ


vào đất nước này, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con
người. Còn phần lớn là những hàng hóa để giết người và tàn phá(Năm
1968, số viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam là 536 triệu đô la, số đơn
đặt hàng của các công ty sản xuất vũ khí cho chiến tranh Việt Namlà 8,4
tỷ đô la. Năm 1969, số viện trợ kinh tế là 413 triệu đô la, số đơn đặt hàng
vũ khí cho chiến tranh Việt Nam là 7,4 tỷ đô la. Tin của AP.Washington
ngày 19-4-1969).

Như vậy, phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực
ra,lại là chi phí cho nước Mỹ. Phần lớn cái gọi là viện trợ cho Việt
Nam,thực ra, lại vào túi tư bản Mỹ. Điều này báo chí Mỹ cũng đã nói rõ.
Tờ U.S.News and World report ngày 6-8-1962 viết: “Trong 6,1 tỷ đô la
ngoại trợ trong tài khoản 1960-1961, có 4,8 (80%) tỷ được chi ngay ở
Mỹ. Sơ dĩ như vậy vì 90% ngân khoản viện trợ quân sự đã ở lại nướcMỹ.
Nếu không có viện trợ, xuất cảng của Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm thừa sẽ
tăng lên đáng sợ. Vậy ngoại viện thực ra lại là sự trợ cấp cho nền kinh tế
Mỹ”.

Ta biết, phần lớn viện trợ và các chi phí của Mỹ là lấy từ ngân
sách.Ngân sách là tiền đóng góp của nhân dân Mỹ, thông qua thuế.
Nhưng Mỹ hầu như không đem thẳng tiền mặt cấp cho một nước nào cả.
Viện trợ hay chi phí đều bằng hàng hóa, chủ yếu là hàng hóa Mỹ, mua
của các công ty Mỹ. Như vậy, viện trợ và chi phí chiến tranh chỉ là cơ
hội để lấy tiền trong túi nhân dân Mỹ bỏ vào túi các nhà tư bản Mỹ, mà
ngân sách là guồng máy thực hiện sự phân phối lại đó. Nguyên Chủ tịch
Ngân hàng thế giới Eugener R.Black phân tích như sau:

“Chương trình ngoại viện của ta rất có lợi cho các xí nghiệp tư
nhân Mỹ. Có ba nguồn lợi chính:

a.Ngoại viện tạo ra thị trường vững vàng và trực tiếp cho những
hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

b.Ngoại viện khuyến khích sự phát triển thị trường mới ở hải ngoại
của các công ty Mỹ.

c.Ngoại viện hướng nền kinh tế các nước nhận viện trợ vào một hệ
thống tự do kinh doanh mà nhờ đó các công ty Mỹ có thể làm giàu”
(Columbia Journal of World Business: Autumne, 1965).

Khi nói về những quyền lợi kinh tế trực tiếp mà Mỹ muốn tìm kiếm
ở Việt Nam, có một điểm đáng lưu ý: trong hơn 20 năm dính líu vào
ViệtNam, số của cải mà Mỹ đã bỏ vào lớn hơn nhiều so với số đã lấy
được.Đó là điều nằm ngoài ý muốn của Mỹ.

Một là, cho đến tận 30-4 năm 1975, Mỹ vẫn chưa kết thúc được giai
đoạn xâm nhập và bình định, là giai đoạn mà số phí tổn để chuẩn bị khai
thác thường phải lớn hơn số của cải đã khai thác được.

Hai là, con số quyết toán cuối cùng những phí tổn của Mỹ ở
ViệtNam là con số vượt quá xa dự kiến ban đầu. Năm 1972, khi trả lời
phỏng vấn của một tờ báo, rằng “cuộc chiến tranh Việt Nam có xứng
đáng với cái giá phải trả về sinh mạng và của cải của Mỹ không?”,Tướng
Tylor trả lời: “Chắc chắn là cuộc chiến tranh này đã tốn kém hơn rất
nhiều, nếu ta tính đến những tổn thất cụ thể đếm được so với những gì cụ
thể mà ta thu lợi được” (The Americanin New and World12-6-1972).
Hầu hết các chính khách, các nhà quân sự, các nhà kinh tế và giới kinh
doanh Mỹ, khi tham gia hoặc tán thành việc can thiệp vàoViệt Nam đều
không ngờ rằng những ý đồ của họ được thực hiện chậm trễ và tốn kém
đến thế. Nếu như lúc nào, có ai trong họ giác ngộ được điều đó và muốn
rút lui, thì người kế tiếp cũng kế tiếp cả sự tính toán chủ quan mà người
đi trước đã muốn chấm dứt. Một trong những khía cạnh chua chát nhất
trong sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam là: Mỹ đã tính sai liên tiếp, mà
những người tỉnh ngộ muốn đi tới con đường đúng đắn thì lại liên tiếp bị
đào thải.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2017, 04:54:33 AM »

Bài viết:
19780 II. VÌ LỢI ÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ TRÊN TRƯỜNG
QUỐC TẾ

Quả là Mỹ muốn khai thác những món lợi ở Việt Nam.


Nhưng đó không phải là động cơ lớn nhất chi phối những hành
động của Mỹ ở đây. Lúa gạo, cao su, các khoáng sản… có thể
là những sự hấp dẫn ban đầu. Càng vào sâu bao nhiêu lại
càng thấy việc khai thác khó khăn bấy nhiêu.

Nhưng Mỹ không rút lui, cũng không dừng lại. Cái logic
cay nghiệt đối với Mỹ là: vì tham vọng của Mỹ bị ngăn chặn,
cho nên sức mạnh và uy tín của Mỹ bị đặt trước một sự thách
thức.

Như vậy, khi việc khai thác của cải càng gặp khó khăn,
thì lại nẩy sinh một động cơ khác, một sự hấp dẫn khác - phải
giữ lấy “uy tín” của Mỹ, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn
thông qua Việt Nam để giữ lấy “uy tín” của Mỹ trên thế giới.
Động cơ này bản thân nó đã rất lớn. Trong quá trình xâm lược,
trong quá trình thất bại liên tiếp, động cơ đó càng ngày lớn
hơn lên và càng có sức lôi kéo mạnh mẽ đối với ý chí của
Mỹ.Sức lôi kéo đó dần dần trở nên mạnh hơn sức lôi kéo của
những vựa lúa, những rừng cao su, những bể dầu ở Nam bộ…

Nếu chỉ vì những món lợi trực tiếp, thì những khó khăn
và thất bại có thể làm chi giới chính khách Mỹ phải tính toán
lại và dừng bước.

Nhưng nếu là để cứu vãn uy tín của một cường quốc bá


chủ thế giới, thì càng thất bại, cái động cơ đó càng mạnh hơn,
càng lôi kéo Mỹ sa lầy lâu hơn. Chỉ đến khi nào dùng hết sức
mạnh có thể dùng đến, thi hành tất cả những thủ đoạn có thể
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2017, 02:03:54 AM »

Bài viết:
19780 Chương II

QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA MỸ VÀ CÁC GIAI


ĐOẠN CỦA VIỆN TRỢ MỸ

I. TRƯỚC ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI THỨ HAI

Từ đầu thế kỷ XX, người dân Đông Dương bắt đầu biết
đến Mỹ qua một số sản phẩm do các tầu buôn Mỹ đem tới
bán, trong đó thứ được chú ý nhất là dầu hỏa dùng để thắp
đèn. Để giúp dân có thể thắp đèn bằng dầu hỏa, Công ty
Caltex Petroleum chế tạo một loại đèn mới, lúc đầu đem biếu
không, về sau được bán rẻ kèm dầu hỏa. Cũng vì thế, người
Việt Nam gọi chiếc đèn này là “đèn Hoa Kỳ”. Từ đó, mức tiêu
thụ của dầu hỏa tăng lên cùng với sự phổ biến nhanh chóng
của “đèn Hoa Kỳ”. Công ty Caltex Petroleum bắt đầu đặt
những đại lý ở Đông Dương.Đó là những cơ sở đầu tiên của Mỹ
ở đây.

Ngoài dầu lửa, Mỹ còn bán cho Đông Dương bông, một
số máy móc,và sau đại chiến thế giới thứ hai thì cả ô tô.
Nhưng đối với thứ hàng kể trên, Pháp chỉ cho phép Đông
Dương nhập khẩu với số lượng hạn chế, không cho Mỹ đặt đại
lý.

Trong số những thứ Mỹ mua của Đông Dương, trước hết


phải kể đến cao su, thiếc.

Nếu tính bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đông
Dương thì phần buôn bán với Mỹ trong thời kỳ 1925-1929 là
2,6%, trong thời kỳ1930-1034 là 2,3%, trong thời kỳ 1935-
1939 là 6,6%.

Nếu tính riêng xuất và nhập thì trong thời kỳ giữa hai đại
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #5 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:04:32 AM »

Bài viết:
19780 III. THỜI KỲ 1945-1954

Cách mạng tháng 8-1945 thành công. Bằng nhiều thủ


đoạn ngoại giao, Truman đã đưa được quân đội Tưởng Giới
Thạch vào Bắc Việt Nam và quân Anh vào Nam Việt Nam, dưới
danh nghĩa “Giám sát sự đầu hàng của Nhật”. Thực ra, đây là
một ngón đòn rất xảo quyệt củaTruman: vừa quét sạch quân
Nhật, vừa không để cho Pháp trở về, vừa muốn dùng quân
Anh và quân Tưởng kiềm chế những lực lượng cách mạng
trong nước, vừa thông qua hai “đồng minh” này mở đường cho
Mỹ xâm nhập Đông Dương.

Hiệp ước 6-3-1946 đã giúp ta đẩy quân Tưởng ra khỏi


miền Bắc một cách êm thấm. Pháp trở lại Việt Nam. Đối với
Mỹ lúc này, vấn đề là không phải lựa chọn giữa Tưởng Giới
Thạch và Pháp nữa, mà là giữa Pháp và chính quyền cách
mạng Việt Nam. Đầu năm 1952, Truman triệu tập Hội đồng An
ninh Quốc gia Mỹ. Trong quyết nghị của Hội đồng có nói rõ:
“Bảo vệ thành công Bắc kỳ là điều quan trọng nhất để giữ cho
Đông Nam Á không nằm trong tay các lực lượng cộng sản”.

Mỹ đã giúp Pháp, đứng đằng sau Pháp để tiến hành chiến


tranh xâm lược Việt Nam.

Ngày 8-5-1950, Truman chính thức quyết định viện trợ


cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương. Theo các “Tài liệu
mật của Lầu Năm Góc”, đó là “bước đầu tiên làm cho nước Mỹ
trực tiếp dính líu vào tấn bi kịch đang phát triển ở Nam Việt
Nam (The Pentagon’ Papers, đã dẫn,P.130).

Tháng 12-1950, ký với Pháp Hiệp định viện trợ quân sự


cho Pháp ở Đông Dương.

Từ sau những hiệp định đó, người Việt Nam nghe nói
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #6 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:05:12 AM »

Bài viết:
19780 Với lý do “độc lập”, “bình đẳng”, “giải phóng”, “chống
chủ nghĩa thực dân”… Mỹ đã gây áp lực với Pháp, buộc Pháp
phải cho lập ra một chính quyền bản xứ. Với Hiệp ước Bảo Đại-
Auriel ngày 8-3-1949, Chính quyền bản xứ ra đời. Tuy đây vẫn
chỉ gồm những tay sai cũ, song về hình thức dù sao đó cũng là
những “chính khách”, những “đại biểu” của một “quốc gia”, có
bộ máy chính quyền, có chính phủ, có quốc trưởng,có thủ
tướng, có các bộ, có quân đội…

Tháng 5-1950, Chính phủ Pháp bãi bỏ Bộ “Hải ngoại


Pháp quốc” và thay bằng Bộ “Các quốc gia liên hiệp”. Các
nước Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp, nhưng được coi
là “độc lập”. Trên cơ sở quyền “độc lập” đó, Mỹ có thể liên kết
các Hiệp ước thẳng với các quốc gia này.

Tháng 12-1950, theo sự sắp đặt của Mỹ, Năm chính phủ
gồm Mỹ, Pháp, bù nhìn Việt, Miên, Lào đã ký “Hiệp định phòng
thủ chung Đông Dương”, trong khi khắp Đông Dương không
hề có một kẻ ngoại xâm nào ngoài bản thân những kẻ tổ chức
ra việc phòng thủ đó.

Về viện trợ Mỹ, khoản 1, điều III của “Hiệp nghị phòng
thủ chung” quy định: “Mỗi chính phủ được cấp viện trợ có
nhiệm vụ chỉ sử dụng số viện trợ đó vào mục đích phòng thủ
Đông Dương”.

Khoản 2, điều I của Hiệp nghị quy định: Mọi chính phủ
nhận trang bị, vật liệu và dụng cụ của Mỹ trên cơ sở Hiệp nghị
này, tùy khả năng của mình, phải góp phần sản xuất, vận
chuyển và cung cấp cho Chính phủ Mỹ những hàng hóa đặt
mua, nguyên liệu, nửa chế phẩm mà Mỹ không có hay chưa
khai thác được, phải cung cấp cho Chính phủ Mỹ tiền địa
phương để chi phí vào những việc có liên quan đến việc thực
hiện hiệp nghị này ở Đông Dương”.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2017, 05:07:15 AM »

Bài viết:
19780 Năm 1951, Phó Tổng thống Mỹ Nixon đến Hà Nội, Sài
Gòn, và trực tiếp đi thăm quan các trận càn quét của quân đội
Pháp. Các chính khách Mỹ, tướng tá Mỹ đi về Đông Dương
ngày càng tấp nập. Cố vấn Mỹ ngày càng đông.

Trong tổ chức bộ máy chính quyền và quân đội bản địa,


Mỹ đã dần dần thay thế số thân Pháp bằng số thân Mỹ. Ngay
từ 1947, đại sứ Mỹ ở Pháp đã được lệnh tìm kiếm những nhân
vật Việt Nam để chuẩn bị lập Chính phủ thân Mỹ sau này. Năm
1949, Nguyễn Phan Long (thân Mỹ) lên làm Thủ tướng. Những
ai thân Pháp cực đoan, không biết thay đổi thái độ theo thời
thế, bị gạt bỏ dần. Các trường và các trung tâm huấn luyện
của Mỹ bắt đầu đưa người từ Việt Nam sang học để chuẩn bị
xây dựng bộ máy mới. Trong đó có Ngô Đình Diệm.

Về quân sự, đầu năm 1952, Tổng thống Truman triệu tập
Hội nghịan ninh quốc gia, chỉ thị cho Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc
phòng phải tích cực củng cố các lực lượng quân sự độc lập của
các quốc gia ĐôngDương, làm cho nó đứng vững mà không
cần có Pháp nữa.

Tháng 4-1954, Pháp hấp hối ở Điện Biên Phủ. Nixon lúc
đó là PhóTổng thống Mỹ, nói: “Chính phủ Mỹ phải nhìn nhận
một cách tỉnh táo những diễn biến trước mắt và hãy gửi lực
lượng sang” (The Pentagon’ Papers đã dẫn).

Pháp dần dần thấy rõ viện trợ Mỹ thấm đến đâu thì bàn
tay Mỹ cũng nhúng tới đó, quyền lợi của Pháp cũng bị cắt xén
tới đó. Nhưng tình thế đã buộc Pháp phải chấp nhận điều này.
Chiến tranh kéo dài và ngày càng tổn thất lớn. Nền tài chính
Pháp kiệt quệ. Không dựa vào Mỹ thì không thể tiếp tục chiến
tranh được. Nhưng dựa vào Mỹ thì tất phải lệ thuộc Mỹ, và bị
Mỹ chiếm lấy các quyền lợi. Tình cảnh của Pháp lúc nàythật
khốn quẫn. Trước mặt, đối phương càng đánh càng mạnh,
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2017, 04:38:01 AM »

Bài viết:
19780 IV. THỜI KỲ 1954-1960

Sau Hiệp nghị Geneve, Mỹ đã thiết lập trên một nửa lãnh
thổ Việt Nam một chính quyền thân Mỹ. Năm 1955, Diệm lên
làm Thủ tướng. Năm 1956, Bảo Đại bị phế truất. Diệm lên làm
Tổng thống. Họ hàng Diệm và những tay chân của Diệm đã
nắm các vị trí then chốt của chính quyền.

Để cho đám người này gắn bó chặt chẽ với Mỹ, dựa vào
nguồn gốc xuất thân địa chủ và tư sản chưa đủ, có hận thù với
cách mạng chưa đủ, dùng áp lực của cảnh sát và mật vụ chưa
đủ, mà còn phải cấp bổng lộc. Ngoài tiền lương và những thu
nhập chính thức khác, thì hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, ăn
cắp, ăn cướp, là những cái gắn liền với viện trợ Mỹ và với
những hoạt động của Mỹ, đã bắt đầu trở thành nguồn làm giàu
quyết định. Những thủ đoạn làm giầu có tính chất lưu manh đó
đã phát triển mạnh hơn trước rất nhiều và dần dần đã nhuốm
một mầu sắc giai cấp đặc biệt trên bộ máy chính quyền và
quân đội bản xứ.

So với những chính quyền thân Mỹ ở nhiều nước thuộc


địa kiểu mới khác, bộ máy chính quyền miền Nam có một đặc
điểm: Từ cách mạng tháng Tám 1945, những lực lượng tiến
bộ, những tầng lớp yêu nước,những lương tri và giá trị của dân
tộc đều đã quy tụ về cách mạng. Những tay sai mới của Mỹ
đều đã có một quá trình làm tay sai cho Pháp, hoặc cho Nhật,
hoặc Quốc dân Đảng, hoặc cho cả hai ba thế lực đó. Trước
quốc dân, đám người này không còn chút tư cách đại diện,
cũng không có uy tín.

Ở đây, cần tính đến một đặc điểm lịch sử. Mỹ xâm nhập
vào miền Nam sau khi cách mạng tháng Tám đã thắng lợi trên
toàn quốc. Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, các lực lượng
xã hội đã phân hóa triệt để. Ở Việt Nam, không còn lực lượng
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2017, 04:38:19 AM »

Bài viết:
19780 Ngay từ năm 1955, khi Diệm mới lên cầm quyền, Nixon,
lúc đó là phó Tổng thống đã chỉ thị cho trường Đại học chính
trị Michigan cử một đoàn cố vấn tối cao, gồm 54 người, sang
giúp Diệm xây dựng về mọi mặt: lập hiến pháp, xây dựng
quân đội, hệ thống tình báo, cảnh sát, nhà tù, bộ máy ngoại
giao, tổ chức các cấp hành chính, chế độ kinh tế, tài chính và
tiền tệ, tổ chức ngoại thương, cải cách điền địa… Mỗi cố vấn
đảm nhiệm một công tác kể trên như một bộ trưởng của Chính
phủ Diệm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nước Mỹ cử một
phái đoàn cố vấn cao cấp đông và toàn diện như thế ra nước
ngoài, gần như xuất cảng cả một chính phủ sang lắp ráp ở
một nước khác.

Nhưng khác với chế độ thực dân Pháp, Mỹ không có một


cơ quan nào trực tiếp cai trị ở đây. Không có toàn quyền.
Không có công sứ và khâm sứ. Nam Việt Nam vẫn có danh
nghĩa một quốc gia có chủ quyền. Mỹ chỉ đặt đại sứ, các phái
bộ ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự. Các nhân viên
Mỹ thuộc các cơ quan này làm việc bên cạnh người Việt Nam
với tư cách cố vấn.

Trong thời kỳ 1955-1960, số lượng các cố vấn chưa


nhiều. Ngoài số cố vấn cao cấp như đã nói, có một số cố vấn
cho các ngành, tổng cộng khoảng trên một ngàn người. Thời
kỳ này Mỹ chưa có khả năng nắm đến tận làng xã, cũng chưa
có cố vấn tới các đơn vị quân đội ở cơ sở.

Nhìn lại, trong 5 năm đầu xâm nhập, Mỹ đã đạt được


những gì?

Việc chủ yếu nhất là: Mỹ đã dựng được lên một bộ máy
chính quyền. Hơn ba trăm triệu đô la hàng năm đủ nuôi cả bộ
máy đó. Với sự kèm cặp trực tiếp của đại sứ Mỹ và các cố vấn
Mỹ, bộ máy đó đã hoạt động theo yêu cầu của Mỹ.
V. THỜI KỲ 1961-1964

Ngày 16-9-1960, trong báo gửi về Washington, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn


E.Dubrow viết: “Nếu những tiến bộ hiện nay của cộng sản cứ tiếp diễn, thì
có nghĩa là sẽ mất Việt Nam tự do vào tay cộng sản” (The Pentagon’
Papers, đã dẫn, P.115).

Ngày 10-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành
lập, đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.

Kennedy lên làm Tổng thống từ tháng 1 năm 1960. Cả Tổng thống
Mỹ lẫn Ngô Đình Diệm đều thấy khó hy vọng kết thúc sớm giai đoạn bình
định. Phải quyết đấu một hiệp nữa. Muốn vậy, phải dùng sức mạnh hơn
trước vượt bậc. Kennedy nói: “Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới mà
chính quyền phải đương đầu với một chính cố gắng phát triển rất tốt của
cộng sản nhằm lật đổ một chính phủ thân phương Tây. Đây là một sự
thách thức không thể bỏ qua. Eisenhower đã phải chịu những hậu quả
chính trị của Điện Biên Phủ và việc tống cổ những người phương Tây ra
khỏi Việt Nam năm 1954. Ngày nay, tôi không thể cho phép thất bại như
1954 nữa” (Jr.Schlesinger. The Bitter Heritage Di sảncay đắng Ed.Andre
Deutsch, London, 1966, p.311).

Kennedy đã tập hợp những chuyên gia suất sắc thuộc nhiều lĩnh vực
nghiên cứu một cách toàn diện về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tâm
lý, tham khảo kinh nghiệm chống du kích tại nhiều nơi trên thế giới, để
hoạch định đường lối mới, quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc thách thức
này.

Năm 1961, Mc.Namara cho ra đời bản “Đường lối và chiến thuật
chống chiến tranh du kích ở Nam Việt Nam”.

Cũng năm đó, đại tướng Maxwel Taylor cho ra đời chiến lược “phản
ứng linh hoạt”, trong đó hoạch định ba mức độ phản ứng: chiến tranh đặc
biệt, chiến tranh cục bộ, chiến tranh tổng lực.

Cái mới của giai đoạn này không phải chỉ là một quả đấm thép lớn
hơn, mà còn là một “bàn tay” mềm mại hơn (J.Schlesinger, đã dẫn P.317).
Kèm theo chiến tranh đàn áp và tàn phá khốc liệt, Mỹ có hàng loạt kế
hoạch “hòa bình” mới: “đội hòa bình”, “lương thực vì hòa bình”… Viện trợ
kinh tế tăng lên. Chương trình “cải cách điền địa” được Mỹ thảovà buộc
Diệm thi hành.

Vào năm 1961, tướng De Gaulle, với kinh nghiệm của một người
“từng trải” và của một nước “từng trải”, đã nói với Kennedy: “Đối với các
ông, sự can thiệp trong khu vực đó sẽ là vướng vào một cái guồng máy
không bao giờ kết thúc. Khi mà một dân tộc đã thức tỉnh, thì không một
quyền lực bên ngoài nào, dù có phương tiện đến đâu, có khả năng đánh
bại được họ. Rồi các ông sẽ thấy.

Nếu các ông tìm thấy tại chỗ những chính phủ vì quyền lợi, bằng lòng
tuân lệnh các ông, thì trái lại, nhân dân không chịu nghe theo, vả lại, họ
cũng chẳng gọi các ông đến.

Ý thức hệ mà các ông nêu ra cũng chẳng thay đổi được gì, các ông
càng lao vào chống chủ nghĩa cộng sản ở đó thì những người cộng sản
càng nổi bật lên là những chiến sĩ của độc lập dân tộc và càng được ủng
hộ.

Những người Pháp chúng tôi đã học được kinh nghiệm đó.

Những người Mỹ các ông, ngày hôm qua, muốn chiếm lấy chỗ của
chúng tôi ở Đông Dương. Ngày hôm nay, các ông lại muốn bắt chước
chúng tôi nhen lên một cuộc chiến tranh mà chúng tôi đã chấm dứt. Tôi
xin nói trước với các ông rằng: Mỗi bước, các ông sẽ ngập thêm vào cái
vũng lầy quân sự và chính trị không có đáy, bất kể các ông có thể ném
vào đó những tốn kém và chi tiêu đến thế nào” (Trích trong báo Thờimới,
Liên Xô (Temps Nouveaux)) No42, 10-72). Nhưng Kennedy lại nghĩ: “Đó là
nước Pháp. Đây là nước Mỹ” (J.Schlesinger, đã dẫn, P.370). Cái bi kịch của
Mỹ lúc này vẫn là: nếu có kẻ nào sớm nhận thấy phải thay đổi chính sách,
thì không vì thế mà đường lối của Mỹ thay đổi, chỉ bản thân kẻ đó bị thay
đổi thôi.

Để thực hiện chiến lược mới, viện trợ quân sự tăng vọt. Từ năm1961
trở đi, số viện trợ quân sự bắt đầu vượt viện trợ kinh tế: Năm1962, viện
trợ tăng gấp đôi năm 1961. Đến năm 1964, lại tăng gấprưỡi năm 1962.
Tính trung bình, viện trợ quân sự trực tiếp trong thờigian này tới 300 triệu
đô la 1 năm.

Năm 1960, quân số ngụy mới có 223.000. Đến đầu 1965 đã lên tới
571.200. Với tiền viện trợ, Diệm tăng cường hệ thống sỹ quan để củng cố
bộ khung của quân đội. Số sỹ quan từ 12.513 năm 1960 lên 22.853năm
1964, chiếm 16% quân số (Đây chỉ kể số tướng tá và đại úy). Nếu xét tỷ
lệ của số tân binh mới tuyển mới 1 năm trong quân đội, thì năm1957 chỉ
có 2,9%, đến năm 1961 lên 23%, năm 1962 lên 19,6%, năm1964 lên
39%.

Theo quan điểm của Kennedy, những biện pháp quân sự muốn thu
được kết quả phải có sự phối hợp chặt chẽ của các biện pháp chính trịvà
kinh tế. Viện trợ kinh tế vẫn được duy trì ở mức xấp xỉ 200 triệu đô la hàng
năm. Trong thư gửi tướng Taylor ngày 13-10-1961, Kennedy viết: “Trong
lúc phần quân sự của vấn đề có tầm quan trọng lớn lao, thì những yếu tố
chính trị, xã hội và kinh tế cũng có tầm quan trọng không kém. Tôi mong
được sự đánh giá và những ý kiến đề đạt của ông”.

Viện trợ tạo cho Diệm những đòn bẩy kinh tế để bắt thêm lính và giữ
vững quân ngũ. Hàng loạt chế độ lương, bổng, phụ cấp, đãi ngộ mới được
ban hành: Lính quân dịch hàng tháng trước kia chỉ có 400đ sinh hoạt phí,
tương đương khoảng 40kg gạo (giá trị trường). Từ 1962, lính quân dịch chỉ
sau 4 tháng huấn luyện là có lương. Từ 1964 thì cứ vào lính là có lương
ngay. Từ 1961, bảo an được hưởng lương ngang chủ lực. Dân vệ được phụ
cấp. Thanh niên chiến đấu được trả lương. Lính đánh ở rừng núi được phụ
cấp thêm 1000đ hàng tháng. Thời gian ở chiến trường được hưởng hệ số 2
khi tính thâm niên.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 08:28:13 PM »

Bài viết:
19780 Để củng cố quân đội, Mỹ tăng cường thêm số cố vấn tới
cấp tiểu đoàn. Tổng số cố vấn Mỹ năm 1962 lên tới 3.000.
Những cố vấn này không chỉ nắm quân đội, mà còn len lỏi vào
tất cả các ngành của bộ máy chính quyền, nhằm đảm bảo cho
toàn bộ guồng máy được điều khiển thống nhất. Trong hồi ký
của mình, tướng Taylor viết: “Chúng tôi đề nghị chính phủ Mỹ
cung cấp cho chính phủ Diệm những quan chức cai trị người
Mỹ để ghép vào bộ máy chính quyền của Diệm. Cách làm này
khiến cho chúng ta cải tiến được màng lưới thu thập tình báo
của chúng ta, bắt đầu từ cấp tỉnh, rồi sẽ len dần lên cao đến
tổ chức tình báo Trung ương” (M.Taylor. Hồi ký).

Từ tháng 10-1961, Diệm tuyên bố “quốc gia đang đi vào


Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 12:22:20 AM »

Bài viết:
19780 Đối với vấn đề ruộng đất và nông dân, Diệm tỏ ra quá
hẹp hòi và thiển cận. Xuất thân là một quan lại phong kiến,
Diệm khó có thể chấp nhận nổi việc tư sản hóa nông thôn, dù
cho việc đó chỉ là để bắt lính. Diệm vẫn bo bo bảo vệ một cách
mù quáng những quyền lợi đã quá lỗi thời của giai cấp địa chủ,
là giai cấp đã bị đánh cho tả tơi, không còn chỗ đứng trong
lòng dân nữa. Quy chế cải cách điền địa của Diệm vẫn cho
phép địa chủ được sở hữu tới 100ha. Những ruộng đất của địa
chủ mà cách mạng đã tịch thu để chia cho nông dân, nay bị
đoạt lại. Người được cấp, nếu muốn tiếp tục hưởng, phải trả
tiền chuộc cho địa chủ. Ý đồ của Diệm là: phải cứu lấy giai cấp
địa chủ. Ý đồ của Mỹ là: phải giành lấy địa vị ở nông thôn. Mỹ
thấy rõ hơn Diệm rằng lúc này địa chủ chỉ còn là một giai cấp
đã mục nát, gồm một dúm người cổ lỗ, thế lực kinh tế đã suy
yếu, thế lực chính trị và tinh thần thì còn thảm hại hơn. Đến
lúc này mà chỉ dựa vào giai cấp đó để nắm nông thôn, thì sẽ
mất tất. Mỹ hiểu rõ hơn Diệm rằng lúc này nông dân là sức
mạnh quyết định ở nông thôn. Nếu muốn mở rộng quy mô
chiến tranh hơn trước rất nhiều, bắt tới cả triệu lính trong một
đất nước 17 triệu dân, mà có tới12 triệu nông dân (Dân số
miền Nam 1966) thì không thể không chú ý đến nông dân. Để
hạn chế bớt ảnh hưởng của cách mạng trong nôngthông, để
nắm lấy một nguồn cung cấp lính, cung cấp nông sản và tiêu
thụ hàng hóa, phải biến nông dân thành một tầng lớp khá giả,
có điều sản, có cơ nghiệp, có nguồn sống. Đó là cái đích mà
Mỹ nhằm trong chương trình cải cách điền địa.

Diệm đã trở thành một trở ngại cho Mỹ.

Đối với giai cấp tư sản, trong lĩnh vực thương nghiệp
cũng vậy. Ta biết, giai cấp tư sản Việt Nam dưới thời Pháp là
một giai cấp yếu đuối.Nếu dựa vào giai cấp này, Mỹ cũng chỉ
có được một cơ sở rất ọp ẹp ở các đô thị. Nhưng khác với giai
cấp địa chủ, giai cấp tư sản là giai cấp còn có thể dùng đô la
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 12:38:15 AM »

Bài viết:
19780 VI. THỜI KỲ 1965-1969

Mỹ chuyển từ “Chiến tranh đặc biệt” sang “Chiến tranh


cục bộ”. Sự chuyển biến này, tự nó, đã là một thất bại.

Tướng Taylor (từ 7-1964 trực tiếp làm đại sứ ở Sài Gòn)
viết lại: “Chúng ta thấy rằng nhịp độ phát triển các lực lượng
mặt đất của chúngta rõ ràng chưa đủ so với sự phát triển của
Việt Cộng. Kết luận đó dẫn chúng ta đến một quyết định rất
khó khăn, phải thảo luận lâu là: phải lấp lỗ hổng về quân số ở
Nam Việt Nam bằng cách đưa lực lượng Mỹ vào. Tôi có thể
đảm bảo với các bạn rằng chẳng có ai thích thú gì khi đề ra
quyết định đó. Là một trong những cố vấn của Tổng thống, tôi
đã miễn cưỡng nhiều nhất khi tham gia đưa ra đề nghị này, và
tôi chắc rằng Tổng thống đã rất lấy làm tiếc khi phải đồng ý
với quyết định đó” (M.Taylor. Responsibility and Response. Đã
dẫn, tr.26).

Tháng 8-1964, Mỹ bắt đầu cho máy bay, do phi công Mỹ


lái, đánh phá các mục tiêu ở miền Bắc.

Tháng 12-1964, Mỹ bắt đầu đưa quân vào miền Nam


Việt Nam, coi đó là lực lượng chiến lược quyết định chiến
trường. Nửa triệu quân ngụy trở thành đội quân giữ nhà. Quân
Mỹ đánh là chính. Số quân Mỹ đưa vào ngày một tăng lên:

Năm 1965-30.000

Năm 1966-230.000

Năm 1967-448.000

Năm 1968-525.000
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #14 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2017, 10:44:17 PM »

Bài viết:
19780 Mỹ cũng đề ra và giúp Sài Gòn thực hiện hàng loạt dự án
xây dựng các công trình phục vụ cho chiến tranh, đặc biệt là
phục vụ quân đội: Mở mang các nhà máy điện và hệ thống
cung cấp nước, xây dựng thêm đường sá, bến cảng, sân bay,
xây các nhà máy quân dụng như dệt, làmgiầy, vải, đồ hộp,
bánh mỳ, thực phẩm, xây hàng loạt khách sạn và cư xá mới,
mở rộng các chương trình và các cơ sở dạy tiếng Anh v.v…

Để Sài Gòn thực hiện nổi tất cả những biện pháp mới đó,
Mỹ tăngviện trợ lên tới trên dưới 700 triệu đô la hàng năng,
gấp đôi các nămtrước. Tuy nhiên, nếu so với số chi phí chiến
tranh trực tiếp của Mỹ, thìviện trợ chỉ là một con số rất nhỏ
bé, bằng khoảng 3%.

Như vậy, ý nghĩa của việc viện trợ Mỹ lúc này có khác.
Nó không cònlà số tiền trả giá cho cuộc chiến tranh của Mỹ.
Mỹ đã trực tiếp thực hiệncuộc chiến tranh đó. Chính quyền và
quân đội bản địa chỉ đóng vai tròtrợ giúp. Viện trợ lúc này là
một khoản chi trả cho vai trò phụ giúp đóvà trong một chừng
mực rất lớn, còn là để giữ sức cho cái xã hội đangphải chịu
đựng một cuộc chiến tranh tàn khốc có quy mô và cường
độchưa từng thấy.

Trong thời kỳ này, sự có mặt của quân đội Mỹ, việc tăng
cường việntrợ và tăng cường bộ máy chính quyền Sài Gòn… đã
gây ra những biếnđộng to lớn trong đời sống xã hội nói chung
và đời sống kinh tế nóiriêng.

Với bom đạn, chất độc hóa học, mìn, dây thép gai, xe
ủi… “viện trợMỹ” đã phá sạch hàng vạn làng, biến gần nửa
triệu ha ruộng đồngthành đất hoan. Nông dân bị bật khỏi nông
thông. Số ấp chiến lược đãgiảm xuống 2.200 vào năm 1965,
lại tăng lên tới 58.000 vào năm1969.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #15 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2017, 11:07:13 PM »

Bài viết:
19780 VII. THỜI KỲ 1969-1975

Chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” gắn liền với một
đường lối mới của Mỹ trên phạm vi thế giới, được mệnh danh
là “học thuyết Nixon”. Thực chất của học thuyết này là: Tìm
cách giảm bớt gánh nặng của Mỹ bằng cách buộc các quốc gia
chư hầu phải “chia sẻ trách nhiệm”, Mỹ giúp đỡ bằng tiền và
phương tiện, như một nhân tố kíchthích, để các nhà nước đó
tự lực đảm đương dần nhiệm vụ bảo vệ “trật tự thế giới”.

Chủ trương “Việt Nam hóa chiến tranh” là một bộ phận


quan trọng, cũng là một cuộc thí nghiệm quan trọng nhất của
“Học thuyết Nixon”.Song không nên hiểu đó chỉ là một sản
phẩm thụ động của học thuyết này. Trong một chừng mực rất
lớn, chính học thuyết Nixon là kết quả của chiến tranh Việt
Nam, nó hình thành từ những thất bại và những khó khăn to
lớn của Mỹ ở Việt Nam.

Nội dung của “Việt Nam hóa chiến tranh” là: quân Mỹ sẽ
rút dần, trao gánh nặng chiến tranh cho Sài Gòn. Mỹ sẽ giúp
Sài Gòn bằng cách dùng không quân yểm trợ và tăng viện trợ
để Sài Gòn tận lực tăng quân số, chống đỡ những khó khăn to
lớn về kinh tế và ổn định phần nào đời sống xã hội.

Viện trợ Mỹ tăng vọt lên gấp bội so với các giai đoạn
trước. Năm1969 lên 1,7 tỷ, năm 1970 gần 2 tỷ, năm 1971 là
2,5 tỷ, năm 1972 là 3 tỷ và lên cao nhất vào năm 1973 là
3,38 tỷ. Đó là con số kỷ lục.Chưa bao giờ và cũng chưa ở nước
nào viện trợ Mỹ đạt tới con số đó trong một năm.

Tổng cộng, từ 1969 đến 1975, Mỹ viện trợ cho Sài Gòn
16 tỷ, trong đó 13 tỷ là viện trợ quân sự trực tiếp, 3 tỷ là viện
trợ kinh tế, mà phần lớn cũng để trả lương cho lính.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2017, 09:05:52 AM »

Bài viết:
19780 Để lôi kéo lính đào ngũ quay về, Thiệu quy định: lính đào
ngũ sau một tháng quay về thì không bị kỷ luật và vẫn được
hưởng lương của tháng vắng mặt. Đối với lính đóng ở miền
núi, hạn định đó kéo dài gấp đôi, tức 2 tháng.

Thiệu lập ra “Cục xã hội” để lo liệu tất cả mọi vấn đề có


liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của binh lính và
gia đình: tặng phẩm ghi công, trợ cấp túng thiếu (năm 1969
tới 103 triệu đồng Sài Gòn), cứu trợ thừa kế và mất tích (năm
1971 tốn 157 triệu), miễn học phí cho con “tử sĩ”, đảm nhận
nuôi dạy con em binh lính trong hệ thống các “trường học văn
hóa quân đội”, tăng cường cung cấp hàng “quân tiếpvụ”… Ở
những chiến trường ác liệt, Thiệu còn tổ chức cho máy bay chở
lính về nghỉ phép đúng hạn định hoặc đưa thân nhân đến tiền
đồn thăm hỏi binh sĩ…

Bằng tất cả những biện pháp kể trên, mà chỉ có tiền viện


trợ Mỹ mới đài thọ nổi, Thiệu muốn làm cho phần lớn quân đội
thấy đi lính như một nguồn sống khá giả. Theo số liệu điều tra
năm 1972 của Cục Địch vận, có 31% gia đình binh lính lấy
lương và bổng lộc của quân đội làm nguồn sống chính, 18%
gia đình binh lính lấy đó làm nguồn sống quan trọng (40-50%
chi tiêu). Nếu so ánh mức sống trước và sau khi đi lính, có
62% binh sĩ sau khi đi lính thấy đời sống khá hơn trước, 27%
thấy đời sống bằng trước, 11 thấy đời sống kém trước (đây là
những binh sĩ có nghề chuyên môn cao, có thu nhập cao khi
làm nghề tự do).

Ngoài bổng lộc, Thiệu còn áp dụng nhiều biện pháp khác
nữa để hấp dẫn quân sĩ. Từ 1970 quân đội cho đưa gái mại
dâm theo các chiến sĩ.Tại các lớp huấn luyện quân sự và chính
trị, bên cạnh các căng tin, có nhà chứa (Qua cuộc điều tra
2.000 tù binh ở chiến dịch nam Lào chỉ thấy có một lính ngụy
(14 tuổi) là chưa chơi đĩ. (Tài liệu Cục Địch vận. BQP)).
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2017, 02:10:30 AM »

Bài viết:
19780 Do nhập cảng bị hạn chế, nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu khan hiếm và tăng giá, một số xí nghiệp thu hẹp sản xuất,
một số xí nghiệp đóng cửa. Nông dân cũng không mua nổi
xăng dầu chạy máy. Giá phân bón tăng lên. Thuốc trừ sâu
nhiều nơi không có mà mua. Trong năm 1973, sản xuất nông
nghiệp giảm sút 20%. Quân Mỹ rút còn gây ra một hậu quả
lớn nữa: hàng triệu người đã quen sống bằng những nghề
phục vụ quân đội Mỹ, nay bỗng mất nguồn thu nhập. Hàng
ngàn, hạng vạn khách sạn, tiệm ăn, tiệm nhảy, phòng trà,
quán rượu, quán bia, tiệm may, nhà tắm hơi, tiệm cắt tóc, giặt
là trong những năm trước đua nhau mọc lên để phục vụ và hốt
bạc của quân đội Mỹ, nay vắng khách hẳn đi. Hàng chục vạn
người phi sản xuất, nhưng vẫn có thu nhập dồi dào bằng
những nghề làm đĩ, chạy tắc xi, đạp xích lô, đánh giầy, buôn
đô la, buôn hàng căng tin Mỹ… nay bỗng “thất nghiệp”. Thời
Mỹ chiếm đóng, ngoài số người đông đúc làm nghề tự do kể
trên, các cơ quan Mỹ thuê tới 15 vạn công nhân chính thức,
gồm viên chức, công nhân, kỹ thuật viên, phiên dịch, lái xe…
Nếu kể cả gia đình họ, thì có tới 75 vạn người sống bằng lương
do Mỹ trả (AP 10-7-1970). Mý rút đi, 75 vạn người này cũng
mất thu nhập.

Theo Bộ Kinh tế Sài Gòn, đến tháng 9-1973, miền Nam


có tới 2 triệun gười “thất nghiệp”, mà 50% số này là ở Sài Gòn
(Điện tín 27-9-1973).

Thất nghiệp, thu nhập giảm sút, vật giá tăng, thuế
tăng… làm sức mua giảm đi nghiêm trọng. Năm 1973, sức
mua giảm 50%. Số người ăn xin năm 1973 bỗng tăng gấp đôi
các năm trước. (Điện tín 10-10-1973).

Năm 1964, khi định đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam,
Johnson và Tylor đã nhiều lần đắn đo, ngần ngại, sợ những
phản ứng quyết liệt trong xã hội Việt Nam, trong cả chính
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 12:33:17 AM »

Bài viết:
19780 VIII. NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA MỸ
VÀO MIỀN NAM VIỆT NAM

Sau khi điểm qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, có thể
thấy được mộtsố đặc điểm trong quá trình xâm nhập của Mỹ ở
miền Nam Việt Nam. Nắm được các đặc điểm đó, sẽ hiểu rõ
hơn về cơ cấu, về sự vận hànhvà những kết quả của viện trợ
Mỹ, mà ta sẽ đi vào trong các chươngtrình sau.

- Vào Việt Nam, Mỹ bị phản đối và đánh trả ngay từ đầu

Vào Việt Nam, Mỹ gặp một tình thế khác hẳn ở nhiều nơi.
Ở đây Mỹ không đóng nổi vài trò giúp đỡ cuộc giải phóng dân
tộc, mà lại đóng vai trò giúp đỡ cho kẻ thù của cuộc giải
phóng đó. Mỹ đến Việt Nam không có danh nghĩa chính đáng.

Ngay cả một số những nhân vật trong chính quyền tay


sai, chẳng qua vì lợi ích mà phải dựa vào Mỹ, còn trong thâm
tâm, nhiều ngườicũng không ưa gì Mỹ. Cơ sở của Mỹ ở đây rất
yếu.

- Ở Việt Nam, Mỹ chỉ có được một chính quyền tay sai


bản xứ kém cỏi và mục nát, chính quyền đó không còn chỗ
dựa nào khác ngoài sức mạnh của Mỹ.

Những lực lượng tiến bộ của xã hội đã đứng dưới lá cờ


cách mạng. Phần còn lại mà Mỹ nắm được chỉ là những phần
tử mục nát của xã hội. Từ Bảo Đại đến Ngô Đình Diệm, từ
Nguyễn Khánh đến Nguyễn Văn Thiệu, đều không còn thế lực
kinh tế, chính trị hay tinh thần.

Chính vì vậy, trong trường Việt Nam, Mỹ không tốn công


tốn của lắm để khống chế chính quyền tay sai. Nhưng cũng
chính vì thế, Mỹ phảitốn rất nhiều công nhiều của để nhào nặn
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2017, 08:18:04 PM »

Bài viết:
19780 Chương III

SỐ LƯỢNG VIỆN TRỢ - NHỮNG NHẬN XÉT SƠ BỘ

Viện trợ Mỹ là gì, gồm những gì?

Theo các tài liệu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, số


lượng viện trợ hàng năm gồm những của cải tính thành tiền
mà Mỹ cấp cho chính phủ Sài Gòn. Số của cải này gồm hai
khoản chính: viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế.

Nhưng nếu xem xét viện trợ Mỹ với tính chất như những
thứ mà Mỹ đưa vào để chống đỡ cho các thế lực bản địa, nhằm
dọn đường cho sự thống trị của Mỹ, thì cái gọi là viện trợ
không chỉ bao gồm những thứ đó.

Số của cải hàng trăm tỷ đô la mà Mỹ trực tiếp chi phí ở


Nam Việt Nam, những hoạt động của hơn nửa triệu quân viễn
chinh Mỹ và “đồngminh” do Mỹ đài thọ, số tiền hàng trăm
triệu đô la do Mỹ đổi lấy bạcViệt Nam để chi tiêu, số hàng hóa
mà các căng tin (P.X) bán ra cho quân Mỹ và được quân Mỹ
tuồn ra thị trường… là những khoản không được liệt vào “Viện
trợ Mỹ”. Các khoản này có nhiều năm còn lớn hơn cả những
khoản gọi là “viện trợ”. Đó cũng là những của cải do Mỹ đưa
vào miền Nam Việt Nam. Khi xem xét viện trợ Mỹ, cũng phải
xem xét đến những khoản này.

Cách quan niệm này đòi hỏi những cách tính toán khác
và những sự sắp xếp khác. Đó là một khó khăn. Có những
khoản chúng tôi có thể sắp xếp lại và tính toán lại. Nhưng có
nhiều khoản không đủ số liệu để tính toán.

Chẳng hạn, không thể nào tính được số của cải vốn
thuộc khu vựcquân sự, do các hoạt động tham nhũng, ăn cắp,
Logged

Nếu đem so sánh với khả năng sản xuất của bản thân miền NamViệt Nam,
càng thấy số lượng “viện trợ” đó là lớn.

Thu nhập quốc dân của Nam Việt Nam hầu như chưa bao giờ vượt
quá 2 tỷ đô la hàng năm (Có một vài năm sau này, theo số liệu của Chính
quyền Sài Gòn, thu nhập quốc dân của miền Nam đạt trên 2 tỷđô la.
Chẳng hạn năm 1972 là 2,2 tỷ, năm 1973 là 2,35 tỷ… Sự “tăng trưởng” đó
thực ra do 2 nguyên nhân chính: Một số lớn giá trị nguyên liệu nhập cảng
đã tính trùng vào giá trị của sản phẩm xã hội. Giá trị tổng sản phẩm tính
bằng tiền Sài Gòn được quy ra đô la theo tỷ giá hối chính thức, thấp hơn tỷ
giá thực tế). Viện trợ Mỹ, tính bình quân mỗi năm tới hơn 1 tỷ. Trong 5
năm cuối cùng, viện trợ Mỹ hàng năm trên 2 tỷ, tức là lớn hơn tổng số của
cải do bản thân miền Nam làm ra. Nếu tính riêng viện trợ kinh tế, mỗi năm
cũng tới gần 1 tỷ, tức là bằng nửa số thu nhập quốc dân của miền Nam.
Chúng ta biết, một quốc gia muốn tăng gấp rưỡi thu nhập quốc dân
thường phải mất từ 5 đến 10 năm thắt lưng buộc bụng và ra sức phát triển
sản xuất, với tốc độ tăng từ 5 đến 10% hàng năm. Chính quyền Sài Gòn
thì không làm như vậy mà mỗi năm có thêm một số của cải bằng tổng số
của cải tự làm ra!

Thứ hai, nếu theo dõi mức tăng giảm của viện trợ qua các năm và
liên hệ với các giai đoạn phát triển của chiến tranh, có thể thấy ngay một
mối quan hệ: số lượng viện trợ thay đổi theo cường độ chiến tranh xâm
lược. Mối liên hệ này phản ánh rõ thực chất của viện trợ Mỹ thời đó.

Điểm qua các giai đoạn cụ thể, thấy như sau:

Thời kỳ 1954-1960, viện trợ Mỹ còn ở mức thấp - trên hai trăm triệu
đô la mỗi năm. Đây là lúc Mỹ mới “mua” lại thuộc địa từ tay Pháp. Một
phần giá mua đó đã được ứng trước từ năm 1954 (1,7 tỷ đô la). Mỹ hy
vọng sớm tạo ra một tình trạng ổn định, để đi vào khai thác. Vì vậy, viện
trợ có khuynh hướng giảm dần. Viện trợ cho vay bắt đầu được áp dụng
một phần. Trong lịch sử xâm lược Việt Nam của Mỹ, đây là giai đoạn duy
nhất chớm xuất hiện hiện tượng kể trên. Tuy vậy, nó cũng là một dịp để ta
kiểm nghiệm một tính quy luật: nếu Mỹ đã hoàn thành giai đoạn bình
định, thì số của cải đưa vào sẽ ít đi và số của cải đưa ra sẽ lớn lên.
Trong thời kỳ “chiến tranh đặc biệt”, viện trợ Mỹ tăng lên rõ rệt, từ 4
đến 5 trăm triệu đô la mỗi năm. Viện trợ cho vay hầu như không có nữa.
Viện trợ quân sự tăng mạnh nhất. Ngoài ra, số chi phí trực tiếp của Mỹ
cũng đã tới vài trăm triệu đô la mỗi năm. Với tổng số chi hơn 1 tỷ 1 năm,
Mỹ vẫn không “mua” được thắng lợi cho quân đội Sài Gòn.

Trong thời kỳ “chiến tranh cục bộ”, viện trợ tăng vọt từ trên 1 tỷ năm
1964 lên khoảng 2 tỷ năm 1966. Nhưng con số này chưa phải là con số
quan trọng nhất. Mỹ đã đưa hơn nửa triệu quân vào trực tiếp tham chiến,
với số phí tổn hàng năm hơn 20 tỷ đô la, gấp 10 lần tổng số viện trợ cho
Thiệu. Như vậy, Mỹ đã xẻ tới 1/3 ngân sách quốc phòng Mỹ để đổ vào
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Là kẻ giàu nhất thế giới tư bản, trong lịch
sử Mỹ, chưa bao giờ Mỹ tỏ ra thiếu khả năng tài chính khi giải quyết một
vấn đề quốc tế nào đó. Nhưng với cuộc chiến tranhViệt Nam, mức chi phí
hơn hai mươi tỷ hàng năm là mức không thể chịu đựng nổi trong một thời
gian dài. Vả lại, nó đã vượt quá xa những dự kiến ban đầu của Mỹ. Những
cái đầu tỉnh táo trong Quốc hội và trong Chính phủ Mỹ buộc phải tính đến
một giải pháp khác.

Trong thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975), số lượng viện
trợ Mỹ cho Thiệu tăng lên tới mức cao nhất. Có năm lên tới gần 4 tỷ đô la.
Trong đó, viện trợ quân sự chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng nhờ “Việt Nam
hóa”, số chi phí trực tiếp của Mỹ (khoản nặng nhất trước đó) lại giảm bớt,
từ 18 tỷ năm 1970 xuống khoảng dưới 2 tỷ từ năm1973. Nếu cộng các
khoản, ta thấy mức hao phí của Mỹ giảm đi nhiều. Viện trợ trực tiếp nhiều
hơn, nhưng lại trả giá rẻ hơn cho cuộc chiến.

Từ năm 1973, số viện trợ cho chính quyền Thiệu cũng giảm dần.
Nguyên nhân của sự giảm viện trợ lúc này hoàn toàn khác với giai
đoạn1959-1960. Thời kỳ 1959-1960, Mỹ giảm viện trợ vì nghĩ rằng giai
đoạn bình định sắp kết thúc. Còn thời kỳ 73-75, Mỹ giảm viện trợ vì không
còn hy vọng thắng được các lực lượng giải phóng nữa. Trước đây, Mỹ
không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả mà Mỹ tin là gần nắm
chắc. Bây giờ, Mỹ không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả
không hy vọng gì nó nữa.

Thứ ba, phần lớn của viện trợ là viện trợ quân sự. Tỷ lệ đó càng ngày
càng tăng lên. Đó cũng là một đặc điểm của việntrợ Mỹ.

Thứ tư, tỷ lệ rất cao của viện trợ cho không tại Nam Việt Nam là một
hiện tượng không phổ biến.

Ở đặc điểm thứ nhất, khi so sánh số lượng viện trợ Mỹ tại một số
nước, ta thấy viện trợ cho Nam Việt Nam lớn hơn so với bất cứ nước nào
trên thế giới. Đến đặc điểm thứ tư này, càng thấy hết sự “ưu ái” đó: Không
những số lượng viện trợ rất lớn, mà phần tuyệt đối lớn củaviện trợ đó lại là
viện trợ không hoàn lại.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 09:42:18 PM »

Bài viết:
19780 Chương IV

CƠ CHẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC VIỆN TRỢ MỸ

I. VIỆN TRỢ QUÂN SỰ TRỰC TIẾP

Như đã nói, đây là phần lớn nhất của viện trợ Mỹ. Tuy
nhiên các con số thống kê chính thức chưa phản ánh đúng
khối lượng thực tế của viện trợ quân sự. Đối với loại viện trợ
này, Chính phủ Mỹ không muốn đưa ra con số thực. Nếu con
số này lớn quá thì Quốc hội Mỹ khó thông qua.

Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều thủ thuật để hạ thấp con số


danh nghĩa của viện trợ quân sự.

Một là, chỉ liệt vũ khí, quân trang, dụng cụ quân sự… vào
viện trợ quân sự. Còn phần trả lương và phụ cấp cho quân đội
thì không nằm trong viện trợ quân sự. Cho đến năm 1964, thì
khoản này thường lớn hơn cả phần viện trợ vũ khí và đồ quân
dụng (Theo số liệu của UPI ngày 27-5-1964 thì số chi cho hai
khoản này như sau (triệu đô la)

1961 1962 1963 1964


Vũ khí và đồ quân dụng 101 176 200 160
Lương quân ngụy 136 208 216 295

Mặc dầu khoản viện trợ này cũng do Mỹ trả, song nó lại
bị gạt sang mục viện trợ kinh tế. Bằng cách đó, con số viện trợ
quân sự bị thu nhỏ bớt đi, và con số “viện trợ kinh tế” lại
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 09:45:19 PM »

Bài viết:
19780 Nhưng vấn đề không chỉ có như vậy. Hơn một triệu con
người, khi được nuôi theo cách đó, và được vũ trang, thì đã
làm gì “cho kinh tế”? Tàn phá thôi! Ai mà tính hết được cái tác
dụng này là bao nhiêu tỷ đô la. Nhưng đây lại chính là cái ý
nghĩa cơ bản, cái tác dụng chủ yếu của viện trợ quân sự.

Ngoài hai sự “đóng góp” hết sức trái ngược nhau kể trên,
trong viện trợ quân sự trực tiếp, cũng có một phần của cải lọt
sang khu vực kinh tế, dưới hình thức vật chất. Con số này
không ai tính hết được. Nhưng chắc chắn là có những con
đường chuyển dịch đó:

- Hàng năm có một khối lượng rất lớn đồ phế thải chiến
tranh được đem bán cho các nhà thầu và nhà buôn. Trong đó,
phần lớn là kim loại. Ở một đất nước hẹp, mà trong hơn 20
năm qua, chiến tranh đã đổ vào tới hàng trăm triệu tấn bom,
hàng tỷ viên đạn các loại, hàng chục vạn xe quân sự, hàng
ngàn tàu chiến và máy bay, mà kẻ dùng những thứ đó lại bị
thua liên tiếp và liên tiếp được trang bị lại, thì khoản này là
một khối lượng đáng kể. Ta biết, miền Nam chưa khai thác
được một gam quặng sắt nào, nhưng cũng có 3 nhà máy cán
sắt khá lớn. Nó có một kho nguyên liệu rất rẻ, và gần như “vô
tận”, đó là những xe tăng, ô tô, đại bác và súng bị hư hỏng.
Người ta ước tính số sắt thép phế thải này tới vài triệu tấn. Mỗi
năm, nhờ thứ nguyên liệu này, miền Nam nấu lại được từ 5
đến 6 vạn tấn thép. Những đống vỏ đạn các loại, sau khi bắn,
cũng được các tướng tá bán ngầm ra ngoài. Ta biết, trong
cuộc chiến tranh ở miền Nam, đạn dược đã được tiêu thụ
nhiều hơn ở bất cứ nơi nào. Theo Gabriel Kolko, Sài Gòn tiêu
thụ đạn nhiều gấp 20 lần Việt Cộng (Báo Pháp Thế giới ngoại
giao, tháng 7-1973). Với mức tiêu thụ đó, ngành chế biến
đồng ở miền Nam cũng có cả một kho nguyên liệu dồi dào,
mỗi năm “sản xuất” được vài ngàn tấm dây đồng và đồng
lá.Hơn hai chục vạn tấn dây thép gai cũng là một kho tài
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:00:14 PM »

Bài viết:
19780 Những đống rác quanh các trại lính là một nguồn sống
của nhiều người và là nguyên liệu của nhiều ngành kinh tế.

Ngoài sự phung phí ra, như một dân biểu Sài Gòn nhận
xét: “Ở miền Nam này, mỗi người lính cũng là một nhà kinh tế
hay một nhà kinh doanh” (Chấn hưng kinh tế 3-1969). Họ
không chỉ tiêu phá của viện trợ, mà còn tuồn ra thị trường
bằng vô số cách khác nhau: Ăn cắp, bán rẻ cho các nhà thầu,
nhượng lại cho gia đình quân nhân, đem bán cho các cửa hàng
đồ cũ…

Đối với một quân đội đang sống trong hoàn cảnh chiến
tranh ác liệt, lại luôn luôn bị đánh thua, thì không khó gì để
khai những thứ đã bị ăn cắp và đem bán là “đã bị hủy hoại bởi
Việt Cộng”, liệt những thứ còn tốt nguyên thành những đồ phế
thải… Việc những đoàn xe quân nhu lẳng lặng dừng lại trước
một ngôi nhà nào đó, trút lại hàng tấn xi măng, tôn lá, dây
đồng, hàng trăm hòm binh phục, hàng ngàn thước vải bạt… là
chuyện thường thấy trên mọi nẻo đường.

Trên các con sông ở Nam bộ, các đoàn tàu chở nhiên liệu
quân sự, theo sự hẹn trước, thường bán sạch hoặc một vài xà
lan xăng dầu cho con buôn, có khi bán cho cả các cơ quan tiếp
liệu của quân giải phóng,với giá rất rẻ và với thái độ rất “niềm
nở”. Đối với bọn này, bắn hàng vạn quả đạn vào vùng giải
phóng để có vỏ đồng đem bán, hay bán cho quân giải phóng
cả đoàn tàu chở xăng dầu để lấy tiền, thì cũng như nhau. Xe
“Jeep” quân dụng không có trong danh mục các hàng nhập
cảng. Nhưng miền Nam có tới 3-4 vạn xe “Jeep” của tư nhân
(Niêmgiám thống kê 1 1973, Sài Gòn, tập IV, t.72). Nó còn ở
đâu ra, nếu không phải là từ quân đội, từ viện trợ quân sự?
Còn vật liệu xây dựng, người ta ước tính, cứ trong 10 ngôi nhà
mới xây cất, có ít nhất là 2 ngôi nhà được xây dựng bằng
những thứ lấy cắp hay mua rẻ trong quân đội. Còn phần lớn
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:40:32 PM »

Bài viết:
19780 II. VIỆN TRỢ THƯƠNG MẠI HÓA

Loại viện trợ này thường được gọi là “chương trình nhập
cảng thương mại” (CIP-Commercial Import Program) hoặc
“viện trợ hỗ trợ quốc phòng” (DS-Defense Support).

Đây là khoản quan trọng nhất trong các khoản viện trợ
kinh tế. Số lượng hàng năm của khoản viện trợ này hầu như
bao giờ cũng lớn hơn các khoản viện trợ kinh tế khác.

Khoản viện trợ này còn có một đặc điểm: Nó tương đối
ổn định, ít lên xuống thất thường như các khoản viện trợ khác.

Với các đặc điểm trên, viện trợ thương mại hóa chính là
cái phễu lớn nhất, trút đều đặn nhất phần lớn hàng hóa vào
miền Nam Việt Nam (chỉ có hai năm ít nhất vào khoảng một
trăm triệu đô la, còn phần lớn các năm đều trên hai trăm triệu
đô la, có năm lên tới gần 400 triệu đô la).

Tại sao lại gọi viện trợ là “viện trợ thương mại hóa”, hay
“chươngtrình nhập cảng thương mại”, “hỗ trợ quốc phòng”?

Xét cơ chế của nó sẽ hiểu ra.

Nếu trình bày vắn tắt, thì cơ chế của nó như sau:

Hàng năm, Chính phủ Mỹ định trước một số tiền, tính


bằng đô la, dành cho các khoản viện trợ này. Mỹ không cấp
thẳng số đô la đó cho chính quyền ngụy, mà chỉ thông báo cho
ngụy biết là được viện trợ số tiền kể trên để nhập cảng các thứ
hàng hóa “cần thiết”. Căn cứ vào số tiền kể trên được thông
báo đó, chính quyền ngụy thông báo lại cho các nhà nhập
cảng, để lập chương trình nhập cảng.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:47:17 PM »

Bài viết:
19780 Như đã nói, cái tất yếu khách quan đối với Mỹ là phải
viện trợ, để nuôi sống chính quyền bản địa và để chính quyền
này nuôi sống những công cụ của nó, chủ yếu là quân đội. Đó
là cái giá Mỹ phải trả. Khó khăn càng lớn, chính quyền tay sai
càng thiếu sức sống, nhiệm vụ mà Mỹ bắt nó đảm đương càng
lớn, thì phải trả giá càng cao.

Vấn đề chỉ còn là trả giá theo cách nào để có lợi nhất,
xét về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và tinh thần.

Mỹ có thể trả giá bằng cách trực tiếp trả lương cho ngụy
quân, ngụy quyền và chi các khoản đó cho bộ máy này được
không? Như thế chẳng đơn giản hay sao? Đó chính là biện phá
mà Pháp trước đây đã làm. Sự đơn giản về hình thức lại kèm
theo nhiều sự phức tạp hơn nhiều về tổ chức và quản lý. Hơn
nữa, như thế thì không còn cái danh nghĩa chính quyền bản xứ
“độc lập”. Để cho chính quyền này “tự quản” lấy bộ máy của
nó, Mỹ chỉ có thể bơm tiền cho bộ máy này và giám sát sự
hoạt động của nó. Đó chính là cách làm “hợp tình” hơn.

Nhưng bơm tiền bằng cách nào?

Mỹ có thể trao thẳng đô la cho ngụy không? Theo


phương thức này thì ngụy sẽ lấy số tiền đô la đó mua hàng
hóa, bán lấy tiền, và làm cơ sở để phát hành tiền, bỏ vào ngân
sách. Làm như vậy thì Mỹ mất đô la thực sự. Đồng đô la viện
trợ chạy qua tay ngụy quyền ra các nước ngoài, nạn “chảy
máu vàng” thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ ở
miền Nam, cái mà Mỹ phải đổ của cải và máu để chiếm lấy, lại
không còn là nơi độc chiếm của hàng hóa Mỹ nữa. Không thể
mất không đô la cho ngụy để ngụy bán thị trường cho các đối
thủ của Mỹ.

Cái cơ chế viện trợ thương mại hóa giúp Mỹ gỡ được thế
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:47:47 PM »

Bài viết:
19780 Số tiền mà các nhà nhập cảng bớt ra được tại ủy ban
nhập cảng, nhờ hối suất thấp, thì họ lại phải nộp tại Nha quan
thuế khi nhận hàng hóa về bán. Số nộp đó bằng, hoặc gần
bằng, hoặc hơn cả số lợi mà họ đã có nhờ hối suất thấp. Nha
quan thuế chẳng qua cũng là một cái cửa khác của ngân sách.
Số tiền thu của nó, cũng giống như tiền trong két của ủy ban
nhập cảng, đều chảy về ngân sách. Như vậy, cái mà chính
quyền nhả ra cho các nhà nhập cảng ở cái ghi-sê của ủy ban
nhập cảng,thì nó lại ngồi sau cái ghi-sê của Nha quan thuế để
lấy lại.

Rút cuộc, việc hạ thấp hối suất chỉ là trò “đánh bùn sang
ao”.

Nhưng vì sao lại phải bày ra cái chuyện phiền toái đó?
Đằng nào thì cũng thu cả về cho ngân sách, sao không định
giá nhập theo hối suất thực tế, để thu một lần cho gọn?

Ta sẽ hiểu lý do của cái trò phiền toái này, nếu lưu ý đến
hai yếu tố sau đây:

- Thuế đánh trên hàng nhập cảng có rất nhiều mức khác
nhau.

- Số tiền mà ủy ban nhập cảng thu theo chương trình


nhập cảng thương mại được coi là tiền ngoại viện, còn tiền thu
thuế đánh trên hàng nhập cảng thì được coi là “tài nguyên
quốc gia”.

Hạ thấp hối suất có hai điều lợi:

Thứ nhất, có thể thông qua các sắc thuế mà vận dụng
mềm dẻo và linh hoạt các chính sách phân biệt đối xử đối với
mỗi loại hàng nhập cảng, đối với mỗi quốc gia bán hàng cũng
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:48:13 PM »

Bài viết:
19780 Nhìn vào các biểu thuế, các con số đã nói lên thái độ đối
với các loại hàng nhập cảng, các nước bán hàng và các nhà
nhập cảng, trên cơ sở mấy nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Ưu tiên nhập hàng tiêu dùng để người dân có thể mua


về dùng ngay, không cần qua các khâu sản xuất, chế biến.
Như thế không bị đọng vốn, ngân sách có tiền ngay để chi
tiêu.

- Mở rộng các cửa hàng tiêu dùng xa xỉ để có thể bán đắt


và lại mau chóng tạo ra một nếp sống trưởng giả trong một
vài giai tầng xã hội.Chính sách này kết hợp với chính sách trả
lương đã tạo ra một cơ sở xã hội cho chính quyền.

- Thông qua thuế mà điều chỉnh giá hàng. Nhờ hối suất
thấp nên có một cái “lề an toàn” rất rộng để có thể vẫn đảm
bảo doanh lợi cho nhà nhập cảng, mà nếu cần, vẫn có thể hạ
rất thấp giá bán nội địa, có khi chỉ bằng 2/3 hoặc ½ giá thị
trường quốc tế. Chẳng hạn: Bột ngô bán rẻ, nhằm tạo điều
kiện cho những nông dân đã bị dồn làng có thể bỏ nghề trồng
trọt để sống bằng nghề chăn nuôi trong các “khu trù mật”.
Nâng giá bán máy thu thanh bán dẫn là thứ có thể lọt ra vùng
“Việt Cộng”. Hạ thấp giá bán các loại máy vô tuyến truyền
hình, là cái chỉ tiếp xúc với bộ máy tuyên truyền của chính phủ
được thôi…

- Nâng đỡ và bảo vệ những ngành, những công ty,


những thế lực và những nhà kinh doanh có ích cho Mỹ ngụy,
chèn ép những thế lực đối địch. Cũng là săm lốp, nhưng săm
lốp Michelin thì đánh thuế cao hơn săm lốp Nito, để cho những
ai đã chót mua xe Pháp sớm cảm thấy thiệt thòi và mọi người
dùng xe tự rút lấy bài học thiết thực. Có khi cùng một loại
hàng như nhau, nhưng nhà nhập cảng nào, công ty nào ăn
cánh, sẽ chạy chọt được hưởng suất thuế thấp, và trái lại. Có
Logged

Giangtv Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


x « Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2017, 07:02:26 AM »
Thượng tá

Bài viết: Thứ hai, việc hạ thấp hối suất còn có một ý nghĩa nữa về
19780 mặt chính trị và tinh thần: Nó che giấu bớt sự lệ thuộc hoàn
toàn của chế độ bản địa vào viện trợ Mỹ. Như đã nói, về nguyên
tắc, số tiền mà các nhà nhập cảng nộp tại ủy ban nhập cảng
theo chương trình nhập cảng thương mại hóa được coi là tiền
ngoại viện. Còn tiền thu thuế đánh vào hàng nhập cảng thì được
coi là “tài nguyên quốc gia”, với lý do nó là loại thu nhập nhờ
“chủ quyền quốc gia” mà có được. Như vậy hối suất càng thấp
thì càng hạ thấp một cách giả tạo phần gọi là “ngoại viện”, và
càng thổi phồng một cách giả tạo phần gọi là “tự lực” trong
ngân sách.

Ở trên có nói rằng quỹ đối giá chính là một cái đài bơm
tiền đều đặn cho ngân sách ngụy. Nhưng xem trên các biểu
thống kê của ngụy, ta thấy quỹ này chỉ chiếm 1/3 tổng số thu
của ngân sách thôi, mặc dầu trên thực tế khoảng ¾ ngân sách
là dựa vào ngoại viện (thuế và lạm phát-cả hai thứ này đều lấy
hàng viện trợ làm chỗ dựa). Vậy, để nói cho đúng hơn, chính
viện trợ Mỹ là cái đài nước bơm tiền cho ngân sách, mà quỹ đối
giá chỉ là phần xuất hiện ra của cái đài nước đó. Còn một phần
lớn không kém thì đã bị che khuất dưới danh nghĩa “tàinguyên
quốc gia”.

Sau vấn đề hối suất, cũng nên nói qua một chút về địa vị
của hàng hóa Mỹ trong viện trợ Mỹ. Điều này, nhìn trên bộ mặt
thị trường miền Nam, nhiều khi người ta không nhìn thấy. Cái
đập vào mắt ta nhiều nhất là những nhãn hiệu Sony, Sanyo,
National, Honda, Seiko, Hitachi…Thực ra, hàng Mỹ vẫn chiếm
phần tuyệt đối lớn trong tổng số hàng nhập vào miền Nam.
Dưới đây là con số cụ thể một số năm (triệu đồng Sài Gòn).

Năm Mỹ Nhật Đài Loan Pháp Ý Tây


Đức
1963 3.746 966 1.311 1.099 225 250
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2017, 09:55:08 PM »

Bài viết:
19780 Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng viện trợ “nhân đạo”
và “hữu nghị”, như những bao bột mỳ cứu trợ, thuốc men và
dụng cụ y tế, đồ dùng cho học sinh, những phương tiện phục
vụ công ích như xe rác, các bình thuốc xịt muỗi… thì thường
thấy dán một chiếc huy hiệu in cờ Mỹ, có hai bàn tay hữu nghị
Mỹ-Việt xiết chặt.

Hàng của các nước mà Mỹ cho phép nhập vào miền Nam
thì khác. Ta lấy Nhật làm ví dụ. Năm 1972 là năm hàng Nhật
chiếm tới 45 tỷ đồng, sau Mỹ. Phần lớn nhất của số hàng này
là những thành phẩm, mà là những thứ mà khi bán hay khi
dùng, cái tên hiệu của nó trưng ra trước toàn xã hội. Trong 45
tỷ đô la đó, đứng hàng đầu là hàng dệt bằng sợi nhân tạo,
gồm vải, lụa, tissu, và hàng dệt kim (13 tỷ). Thứ hai là các
máy móc nhỏ như máy đuôi tôm, máy bơm, máy điều hòa
nhiệt độ, tủ lạnh, quạt điện, máy giặt… chiếm khoảng gần 5
tỷ. Thứ ba là máy vô tuyến truyền hình - 2,5 tỷ. Thứ tư là các
loại máy, dụng cụ về âm thanh - 1,1 tỷ. Riêng khoản đồng hồ
đã chiếm tới ½ tỷ, gần bằng tổng số hàng nhập của Pháp năm
1965 (Niêm giám thống kê Việt Nam, 1972, Sài Gòn, t.167-
169. Trong các năm 1968-1969, thì mục đứng hàng đầu của
hàng Nhật là xe máy các loại).

Vậy là đã có một số hàng hóa của một số nước đi theo


viện trợ Mỹ để vào thị trường miền Nam.

Việc đó thực hiện như thế nào?

Ta xét đến chế độ thanh toán đa phương. Đó là một


phương pháp để đưa hàng hóa của một số nước vào miền Nam
Việt Nam trong khuôn khổ viện trợ thương mại hóa, mà vẫn
không vi phạm những nguyên tắc của hình thức viện trợ này.

Chế độ này thường được áp dụng trong những trường


Việc nhập cảng hàng hóa của tất cả các nước không phải Mỹ vào Nam Việt
Nam, theo chế độ thanh toán đa phương, đều dựa trên hai nguyên tắc:

- Nằm trong khuôn khổ viện trợ thương mại hóa, tức là trừ vào số
hàng viện trợ này.

- Mỹ cũng không thanh toán bằng đô la cho nước bán hàng, mà


thanh toán bằng cách trừ nợ hoặc xuất hàng của Mỹ sang các nước đó.

Đó cũng là một nét đặc trưng nữa của viện trợ Mỹ. Như ta thấy, phải
là một cường đế quốc, đóng vai trò thống trị trong thế giới tư bản mới có
thể sử dụng được thủ đoạn đó.

Rút cuộc, người tiêu dùng trên thị trường miền Nam và những nhà
nhập cảng đã bị cái cơ chế này làm tê liệt tính năng động và ý thức tự chủ.
Họ đã trở thành thụ động. Hàng của một nước nào đó đột nhiên biến mất.
Hàng của một nước khác đột nhiên xuất hiện. Phần lớn trường hợp đều
chẳng liên quan gì đến chuyện tốt hay xấu, rẻ hay đắt, hợp nhu cầu hay
không hợp nhu cầu, thậm chí, cũng chẳng tùy thuộc ở quan hệ giữa nước
bán hàng đó với người Việt Nam và nền kinh tế ViệtNam. Tất cả đều được
tính toán ở tận đâu đó, vì những nhân tố rất xa lạ ở đâu dó. Có khi là do
việc De Gaulle rút quân khỏi khối NATO mà xe Peugeot phải nhường chỗ
cho xe Honda và giá bia BIG tăng lên. Có khi vì Canada đã giành mất của
Mỹ một khách hàng mua lúa mỳ mà những người nuôi lợn mua được thức
ăn gia súc nhiều hơn và rẻ hơn. Có khi vì Đài Loan ký một hiệp ước mua
gang thép của Mỹ chứ không phải của Nhật, nên các cửa hàng đồ điện ở
miền Nam bán nhiều đồ điện Đài Loan hơn đồ điện Nhật, mặc dầu nó xấu
hơn mà giá thì chẳng rẻ hơn, nhờ thuế phân suất bình quân che chở cho
nó…

Cuối cùng, xin nói qua đôi chút về “quỹ đối giá”. Như đã trình bày,
quỹ này chỉ chiếm một phần trong số các nguồn thu của ngân sách ngụy
quyền, tính trung bình khoảng 30% (Tỷ lệ của “quý đối giá trong tổng số
thu ngân sách (%)
1955 34,1 1965 22,0
1956 44,1 1966 21,7
1957 39,6 1967 26,3
1958 36,6 1968 2o!o
1959 37,8 1969 10,7
1960 51,0 1970 15,3
1961 27,5 1971 8,6
1962 30,0 1972 19,0
1963 27^6 1973 29,0
1964 21,8 1974 30,0

Tại sao Mỹ không cho nhập thẳng số tiền này vào ngân sách ngụy,
mà lại lập ra thành một quỹ riêng, do phái bộ viện trợ Mỹ quản lý?

Có hai lý do chính:

Một là, vì viện trợ thương mại hóa là biện pháp chính giúp ngụy có
tiền trả lương cho lính đánh thuê, cho nên sử dụng tiền viện trợ này là việc
có ý nghĩa sinh tử đối với các kế hoạch của Mỹ ở Nam Việt Nam. Hàng
năm, tình hình chiến tranh thế nào, cần số quân bao nhiêu, khả năng bắt
lính thế nào, phải chu cấp cho họ tới mức nào để đảm bảo đủ quân số và
quân số đó đủ sức chiến đấu - đối với tất cả các vấn đề đó đều phải dùng
tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác nhau như những cái nút điều chỉnh.
Đối với những cái nút hệ trọng này, Mỹ không thể giao cho ngụy hoàn
toàn. Mỹ phải trực tiếp nắm lấy, ít nhất thì cũng ở mức khống chế được
tình hình. Quỹ đối giá chính là cái mức khống chế cần thiết đó. Hàng quý
chi một lần, cho những mục đích đã định: Bao nhiêu để trả binh sĩ, bao
nhiêu để đôn thêm quân, bao nhiêu để tặng thưởng cho các sỹ quan, bao
nhiêu để phụ cấp cho số quân mới tăng lên, bao nhiêu để úy lạo gia đình
số đã chết trận… Tất cả các chi tiết đó, phái bộ quân sự Mỹ (MACV) đã
nắm chắc, phái bộ viện trợ Mỹ căn cứ vào ý kiến của MACV để chuẩn chi.

Hai là, ngoài quỹ đối giá, viện trợ thương mại hóa và viện trợ Mỹ nói
chung còn đem lại cho ngân sách ngụy nhiều khoản thu khác nữa. Các
khoản thu này phần lớn cũng được chi cho các mục đích mà Mỹ đã định.
Do đó, điều quan trọng không phải là tỷ lệ của “quỹ đối giá” trong ngân
sách. Điều quan trọng là có quỹ đó, như một khoản riêng do Mỹ khống
chế. Điều quan trọng hơn nữa là Mỹ đã nắm được cái chốt để có thể làm
cho quỹ này đầy vơi tùy ý. Ta lại nhớ đến vấn đề hối suất vừa kể trên.
Thực ra, cái gọi là hối suất đó chẳng có một cơ sở kinh tế nào cả. Nam Việt Nam
không có thực lực gì để đảm bảo giá trị đồng bạc của nó. Hối suất giữa đồng tiền đó
với đô la Mỹ là do Mỹ quy định. Mỹ muốn nâng thì hối suất cao. Mỹ muốn hạ thì hối
suất thấp, mà lượng tiền trong quỹ đối giá này thì tùy ở hối suất. Khi Mỹ muốn tăng số
tiền trong quỹ đối giá, hay nói đúng hơn, tăng tỷ lệ của quỹ đối giá trong tổng thu nhập
ngân sách, cũng tức là cần nắm trực tiếp một số tiền nhiều hơn, Mỹ chỉ việc tăng hối
suất. Lập tức, như một cái ống xi-phông, bạc Sài Gòn sẽ tự động dồn sang quỹ này.
Chính vì vậy, điều quan trọng không phải là lượng tiền trong quỹ này, mà điều quan
trọng là đã có quỹ này như một cái bình chứa, và đã có một cái ống xi-phông tự động
nối nó với ngân sách. Khi đã có hai cái đó rồi, thì khi cần cho nó đầy nó sẽ đầy ngay,
và ngược lại.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2017, 07:26:40 AM »

Bài viết:
19780 III. VIỆN TRỢ THEO DỰ ÁN

Viện trợ theo dự án (Project Aid) còn được gọi là Viện trợ
kinh tế trực tiếp.

Loại viện trợ này cũng là một bộ phận rất quan trọng
trong viện trợ kinh tế. Có một vài năm nó lớn hơn cả viện trợ
thương mại hóa. Nhưng khác với viện trợ thương mại hóa, nó
lên xuống thất thường. Từ 1954 đến 1965, viện trợ theo dự án
chỉ vào khoảng vài chục triệu đô la. Đến 1966, nó tăng vọt
gấp 3-4 lần các năm trước. Sang năm 1967, nó lại tăng gấp
đôi năm 1966, lên tới 360 triệu đô la. Từ 1969, nó giảm dần,
và từ 1972 xuống dưới mức một trăm triệu đô la hàng năm.

Sở dĩ gọi đây là “viện trợ theo dự án” hoặc “viện trợ trực
tiếp” vì nó là khoản cung cấp trực tiếp tiền và của cho các dự
án hoặc các chương trình của các ngành, các cấp, không qua
ngân sách ngụy quyền.

Nhưng “dự án” hay “chương trình”, tức đối tượng của loại
viện trợ này, gồm vô vàn thứ khác nhau. Hầu như không có
thứ chương trình nào, dự án nào của ngụy quyền mà không
dựa phần lớn hoặc hoàn toàn toàn vào khoản viện trợ này:
Xây dựng và bảo trì hệ thống đường quốc lộ, xây dựng các hải
cảng, trang bị các phương tiện cho cảnh sát và phòng vệ dân
sự, củng cố và mở rộng các trại giam, đài thọ cho chương trình
cải cách điền địa, đào tạo cán bộ “ấp dân sinh”, kinh phí cho
chiêu hồi, chu cấp cho nông thôn về thuốc men, định cư, giống
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #32 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2017, 07:00:51 PM »

Bài viết:
19780 - Những dự án phục vụ cho các chiến dịch về chính trị,
thường gọi là “các dự án xã hội”, như cải cách điền địa, dồn
dân, tuyên truyền, chiêu hồi, xây dựng các nghiệp đoàn, các
tổ chức quần chúng, các ấp chiến lược… Loại dự án này chiếm
tỷ lệ khá lớn trong viện trợ theo dự án. Mỗi năm có một số
trọng tâm khác nhau. Thời kỳ 1964-1965, một trong những ý
đồ chiến lược của Mỹ và vét dân, dồn về các khu tập trung để
dễ kiểm soát. Trong một năm (1964), Mỹ đã chi tới
20.579.000 đô la cho kế hoạch “ấp dân sinh”, bằng 37% tổng
số viện trợ theo dự án của năm đó (Sommaire du Budget
National-Exercise 1964). Nếu tính toàn bộ kế hoạch bình định
mà Johnson gọi là “kế hoạch xây dựng nông thôn” (1962-
1965) thì Mỹ đã chi 100 triệu đô la. Kế hoạch “xây dựng nông
thôn” đó được tiến hành theo 3 bước. Bước thứ nhất: Mỹ cho
xe cơ giới san ủi làng mạc, nhà cửa. Nơi nào cần thiết, sẽ rải
thêm chất độc hóa học để nông dân không thể quay về làng
cũ, và cũng không tìm thấy làng cũ nữa. Bước thứ hai: Dùng
cơ giới để dồn dân về các ấp trại. Bước thứ ba: Củng cố bộ
máy kìm kẹp trong các ấp trại, đưa kỹ thuật và văn hóa thực
dân vào.

Từ năm 1968, Mỹ trở lại với chủ trương cải cách điền địa
mà Ngô Đình Diệm đã bỏ dở. Như lời Nguyễn Văn Thiệu, dự án
cải cách điền địa lúc này là “lực lượng thứ tư để đánh bại Cộng
sản”. Trong hai lần gặp Thiệu, Nixon đều thúc ép việc cải cách
điền địa, coi đó “có thể là việcgấp rút hơn bất cứ chương trình
nào” (Xã luận New York Times 18-8-1969). Từ năm 1967,
Quốc hội Mỹ đã nhiều lần lo ngại về việc ngụy quyền tỏ ra lơ là
vấn đề cải cách điền địa, mà lý do chính là “bản thân chính
phủ phần lớn bao gồm những nhân vật khá giả” (New York
Times 6-6-1969). Tới cuối 1969, “Ủy ban toàn quốc cho một
giải pháp chính trị ở Việt Nam” của Mỹ đã kiến nghị một kế
hoạch gấp rút tiền hành cải cách điền địa ở Nam Việt Nam.
Theo quan điểm của những người làm kế hoạch (Ba tác giả
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2017, 03:35:47 AM »

Bài viết:
19780 - Những dự án xây dựng các công trình gọi là “cơ cấu hạ
tầng”: Đường xá, cầu cống, hải cảng, sân bay, điện nước, đài
phát thanh, đài truyền hình…

Trong loại này, các dự án về giao thông vận tải chiếm


phần lớn nhất. Chính là nhờ viện trợ Mỹ, mà miền Nam có
được 1.700 km đường nhựa rộng và chạy tốt đi các tỉnh, có 9
hải cảng lớn với khả năng bốc dỡ gần 10 tỷ tấn/năm, có 14
sân bay hiện đại, mà riêng phần vận tải dân dụng đã đạt tới
1.000.000 hành khách/năm. Riêng việc xây dựng đường sá và
bến cảng, Mỹ đã chi hơn 2 tỷ đô la, tức bằng tổng số của cải
do miền Nam làm ra trong 1 năm. Riêng việc mở rộng sân bay
Tân Sơn Nhất từ 1967, Mỹ chi 15.000.000 đô la, tức gần gần
bằng tổng ngạch xuất khẩu của miền Nam trong năm đó
(17.800.000 đô la) (Tin APF 31-3-1967. Chấn hưng kinh tế, số
3-10-1968).

Đương nhiên, khi viện trợ cho các dự án về giao thông


vận tải to lớn này, Mỹ nhằm những lợi ích quân sự. Về thực
chất, đây không phải là viện trợ cho ngụy quyền, mà chính
báo chí Mỹ nói, chỉ là “viện trợ” cho Mỹ thôi. Không có hệ
thống giao thông hoàn bị thì không thể vận chuyển quân đội
và vũ khí với quy mô to lớn được. Cả triệu quân ngụy, nửa
triệu quân Mỹ, với hàng trăm triệu tấn vũ khí, sẽ không phát
huy được sức mạnh của nó nếu bến cảng chật hẹp và bốc dỡ
chậm chạp, nếu đường sá không tốt hoặc không có đủ đường
sá tới các vị trí chiến lược, nếu không có một hệ thống sân bay
hoàn bị để có thể tức khắcđưa hàng trăm máy bay chuyển
quân đến bất cứ nơi nào hoặc oanh tạc bất cứ nơi nào (“Chỉ có
dựa vào việc tạo ra một cơ sở kiện toàn về bến cảng, sân bay
có đường băng cao tốc, mới có thể tránh khỏi những khó khăn
đang làm đau đầu nước Mỹ trong việc tập trung lực lượng
quân sự ở Việt Nam. Nếu các căn cứ và hệ thống đường sá
hoàn thành sẽ có thể đảm bảo trong 1 ngày đưa vài sư đoàn
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2017, 03:36:23 AM »

Bài viết:
19780 Khoản chi thứ ba, sau điện nước, là các dự án xây dựng
màng lưới thông tin. Ngay dưới thời Diệm, Mỹ đã giúp Ngụy
xây dựng hệ thống các đài phát thanh rộng khắp các vùng và
một loạt đài nặc danh. Riêng số chi cho các dự án về “thông
tin” này, trong 5 năm, từ 1955 đến1961, là 40 triệu đô la. Từ
1964 hệ thống điện thoại và điện báo được mở rộng đặc biệt.
Ngoài việc phục vụ các hoạt động thám báo, bình định, nó
cũng phục vụ các hoạt động kinh doanh, thương mại.
Riêngnăm 1964 dự án trang bị cho các “ấp dân sinh” về thông
tinh nội bộ tốn 1,8 triệu đô la, về liên lạc vô tuyến giữa các ấp
với nhau và với các cấp trên tốn 2,584 triệu đô la (Sommaire
du Budget National-Exercise,1964). Từ 1965, máy vô tuyến
truyền hình được đưa ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Mỹ ngụy
đặc biệt khuyến khích phát triển ngành vô tuyến truyền hình
(vì các máy truyền hình chỉ bắt được các đài phát của chính
phủ). Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn, CầnThơ,
Đà Lạt… đều có các đài phát hình. Hầu hết các đô thị miền
Nam cùng các vùng nông thôn lân cận đều được xem các
chương trình truyền hình đó. Từ tết Bính Ngọ 1966, Mỹ đã lập
dự án cho vệ tinh nhân tạo tiếp sóng thẳng của các đài phát
hình từ Mỹ sang Việt Nam.Theo tính toán của Mỹ, tổng số các
khoản chi cho các hệ thống đó tốn hơn 100 triệu đô la. Ở Nam
Việt Nam, quảng cáo chưa đem lại nhiều lãi cho các hãng
truyền hình. Nhà nước còn phải đài thọ, dựa vào viện trợ.

- Những dự án phục vụ các chương trình kinh tế, văn hóa


xã hội: Canh nông, mục súc, ngư nghiệp, lâm nghiệp, kỹ
nghệ, khai khoáng, y tế, giáo dục, cứu tế… Các khoản này
thường chiếm không quá 20% tổng số viện trợ theo dự án.

Nhìn chung, phần viện trợ cho các dự án kinh tế đóng vai
trò yếu ớt đối với sự phát triển kinh tế miền Nam.

Trong công nghiệp, khoản đáng kể nhất là các dự án xây


Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2017, 04:30:38 AM »

Bài viết:
19780 Ở đây, ta có thể thấy được một trong những đặc điểm cơ
bản nhất của viện trợ Mỹ trong thời kỳ này: Nó tạo ra sự phồn
vinh của những dân tộc được viện trợ bằng cách đem đến cho
họ những hàng tiêu dùng đã chế tạo sẵn sàng, hoặc gần như
sẵn sàng. Các dân tộc đó, hay nói đúng hơn, những tầng lớp
thượng lưu trong các dân tộc đó, lập tức có thể xuất hiện
trong cảnh sống giàu sang, lộng lẫy. Rút cuộc, người ta mau
chóng có thể biến thành những người tiêu dùng cao cấp, trong
khi bản thân người ta chưa có một cơ sở vật chất nào để đảm
bảo cho sự tiêu dùng đó. Trong một đất nước chưa sản xuất
đủ cơm ăn, áo mặc,mà vẫn thấy người ta lái xe hơi như mắc
cửi, người ta xài xăng như nước, người ta mua sắm như các bà
hoàng… Tất cả đã có viện trợ Mỹ cung cấp. Thay cho sản xuất,
đã có hàng nhập cảng. Thay cho tiền của làm ra, đã có tiền
viện trợ. Một Tổng trưởng kinh tế ngụy đã từng nói: “Khỏi lo
làm chi. Đằng sau quân đội Việt Nam Cộng hòa đã có trực
thăng Mỹ. Đằng sau Bộ kinh tế, đã có đồng đô la Mỹ” (Báo Đại
dân tộc, Sài Gòn 14-8-1973).

Về phương diện kinh tế, cái xã hội tiêu dùng đó cũng


giống như một người thọt mất một chân, tiêu dùng thì rất
nhiều, mà sản xuất thì rất ít.Thế vào cái chân thọt đó, viện trợ
Mỹ đã đem đến cho anh ta một cái nạng. Khi cái nạng đó mất
thì anh ta chỉ còn biết ngồi kêu khóc. Anh ta đã chống cái
nạng đó đi càng xa bao nhiêu thì bây giờ anh ta trở về càng
khó khăn vất vả bấy nhiêu, tấn bi kịch của anh ta càng nặng
nề bấy nhiêu. Đem đến cho anh ta cái nạng đó, viện trợ Mỹ
không phải là giúp đỡ anh ta, mà đã đẩy anh ta vào tình trạng
buộc phải giúp đỡ lại nó. Viện trợ Mỹ không muốn tạo ra sự
phồn vinh của các dân tộc bằng cách giúp các dân tộc đó tự
sản xuất ra nhiều của cải để sống sung túc và tiêu dùng đầy
đủ. Nó chỉ sẵn sàng đưa xe hơi về bán trong các “salon”, đặt
các trạm xăng trên mọi nẻo đường, và sẵn sàng tạo cho người
ta vô số cơ hội để kiếm tiền: Đi lính, làm đĩ, bán “bar”, thông
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #36 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2017, 05:28:18 AM »

Bài viết:
19780 Bây giờ ta xét qua các dự án về văn hóa, xã hội.

Trong số các dự án này, phần dành cho y tế thường


chiếm phần lớn hơn cả. Thời gian từ 1955 đến 1961, các dự án
về y tế tốn 13,6 triệu đô la. Những năm chiến tranh ác liệt,
khoản chi này càng tăng lên: Năm1964, hơn 5 triệu đô la,
trong đó 4,1 triệu dành cho y tế nông thôn.Năm 1972, 13,9
triệu đô la. Tổng cộng, trong 21 năm các chương trình y tế tốn
kém tới hơn 100 triệu đô la. Đối với một dân số chưa đầy 20
triệu dân, đó là một số tiền không nhỏ, mà nếu biết tận dụng,
có thể làm thay đổi đáng kể màng lưới y tế. Nhưng nhìn vào
cả nông thôn lẫn thành thị, thì thấy hệ thống y tế vẫn còn
nghèo nàn. Ở các thành thị đã xây dựng một số bệnh viện khá
đồ sộ. Nhưng thực ra, số giường nằm chưa bằng 10% tổng số
bệnh nhân cần điều trị.

Ở nông thôn, Mỹ tiến hành công tác y tế theo kiểu dã


chiến. Mỗi khi mở chiến dịch hành quân bình định, thì cho
hàng ngàn nhân viên y tế về tiêm, nghe, khám, cấp thuốc,
chiếu phim và dán tranh cổ động vệ sinh, xịt thuốc muỗi, xét
nghiệm nước giếng…. Việc quân xong, thầy thuốc rút, các xóm
làng lại sống với những bệnh tật, ruồi muỗi và vi trùng như cũ.

Nhìn chung về y tế miền Nam, có thể nhận xét: Bệnh tật


thì rất nhiều, nhất là bệnh xã hội, nhưng thuốc thì hiếm và
đắt. Đó là điều mà hầu hết các nhà báo quốc tế đều xác nhận.

Vậy thì con số hơn 100 triệu đô la cho các dự án y tế


biến đi đâu?

Ngoài việc thổi phồng quá con số thực, gán ghép vào dự
án y tế những khoản chi ít dính dáng đến y tế, thì còn một sự
hao hụt lớn nữa: Tham nhũng. Tham nhũng là căn bệnh lan
tràn trong mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #37 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2017, 05:28:46 AM »

Bài viết:
19780 Trình tự của việc cấp viện trợ được tiến hành theo hai
chiều:

Các ngành, các cấp căn cứ vào nhu cầu, khả năng, lợi
ích, mà lập ra các dự án. Trong đó phải thuyết minh được mấy
điểm quan trọng nhất: Định làm gì, vì lý do gì, nếu làm được
thì có lợi ích về các mặt như thế nào, khả năng hiện hữu,
những khó khăn trong việc thực hiện, cần viện trợ cụ thể
những gì, bao nhiêu, vào thời gian nào, tại đâu, ai chủ trì, ai
đứng ra viện trợ, thời hạn hoàn thành dự án… Kèm theo bản
tường trình này, có hồ sơ thiết kế của dự án (nếu là các công
trình), hoặc hồ sơ về nội dung cụ thể của kế hoạch (nếu là các
chương trình chính trị,văn hóa, xã hội). Ngoài ra, còn có một
bản cam kết sẽ thực hiện đúng các điều phúc trình. Tất cả
được nộp lên bộ chủ quản gọi là “chủ bộ ViệtNam” (Những dự
án của các địa phương, trước khi nộp lên bộ phải nộp tại Văn
phòng tỉnh trưởng hoặc Văn phòng vùng).

Bộ chủ quản xem xét các dự án này, cũng căn cứ trên


nhu cầu, khả năng, lợi ích, nhưng theo một nhãn quan rộng
hơn, có tính đến mối liên quan giữa các ngành, các mặt, và
đặc biệt là căn cứ vào khả năng chấp thuận của Mỹ. Thường
thì ở cấp này, các dự án bị đẽo gọt kỹ lưỡng nhất, nhằm làm
sao cho lọt qua được phái bộ viện trợ Mỹ (Các công chức và
chuyên viên trong chính quyền ngụy thường nói rằng, sự nổi
tiếng và do đó, tiêu chuẩn của một bộ trưởng, không phải là ở
khả năng điều khiển ngành do mình phụ trách mà ở sự nhạy
cảm chính xác về những điều kiện cùng những cơ hội để lấy
được chữ ký của phái bộ viện trợ).

Sau khi đẽo gọt kỹ càng, dự án được gửi tới số nhà 32


Ngô Thời Nhiệm, trụ sở của Phái bộ viện trợ Mỹ ở miền Nam
(United StatesAgency for International Development-USAID).
Bản dự án thuộc những ngành nào thì sẽ đưa trao cho các “bo”
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2017, 05:51:20 AM »

Bài viết:
19780 Mỹ đài thọ các dự án theo hai phương thức:

- Tất cả các khoản vật tư, thiết bị, phương tiện, hàng
hóa… tức là những nhu cầu về hiện vật, thì Mỹ cung cấp trực
tiếp, từ viên thuốc chữa sốt rét, chiếc đèn pin, tấm thẻ căn cứ,
bình thuốc xịt muỗi, đến những trái lựu đạn làm chảy nước
mắt, từ nhựa đường, xi măng, tôn lá, dây cáp để xây nhà và
cất cầu, đến ổ khóa và kìm rút móng tay ở các nhà tù…

- Những khoản chi phí trong nước như mua vật tư nội
hóa, thuê nhân công và trả tiền cho các hãng thầu, mua lương
thực, thực phẩm cho công nhân xây dựng, chi cho các khoản
phục vụ, tiền đền bù ruộng đất cho địa chủ, tiền cho nông dân
vay để sản xuất thì Mỹ cấp bằng bạc Sài Gòn, lấy từ “Quỹ đối
giá” (Đến đây có thể hiểu rõ thêm: vì sao Mỹ không để cho
toàn bộ viện trợ thương mại hóa dồn vào ngân sách ngụy
quyền mà lại đặt nó trong “Quỹ đối giá”. Chính nhờ có những
quỹ này mà một phần đáng kể tiền viện trợ vẫn thuộc quyền
sở hữu của Chínhphủ Mỹ). Đối với một số chương trình lớn,
cần chi nhiều bạc Sài Gòn,như chương trình cải cách điền địa,
“Quỹ đối giá” không đủ cung cấp, thì Mỹ cấp bằng hàng tiêu
dùng bán vào nội địa, lấy tiền bỏ vào “Quỹđối giá” để chi cho
dự án. Trong trường hợp đó, viện trợ theo dự án được thực
hiện theo con đường giống như viện trợ thương mại hóa, chỉ
khác ở chỗ mức thuế nhập nội địa thấp hơn nhiều, nhằm thu
gần hết cho “Quỹ đối giá”.

Vì sao Mỹ đặt ra hình thức viện trợ trực tiếp? Vì sao


không gộp tất cả các loại viện trợ vào một hình thức?

Khoa học quản lý Mỹ không tạo ra sự phức tạp và cồng


kềnh một cách vô ích. Đặt ra hình thức viện trợ trực tiếp cho
các dự án, Mỹ nhằm giải quyết những vấn đề sau đây:
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2017, 06:22:17 AM »

Bài viết:
19780 IV. VIỆN TRỢ NÔNG PHẨM

Viện trợ nông phẩm được gọi là “Chương trình lương thực
vì hòa bình” (Food for Peace). Đây là hình thức viện trợ mà Mỹ
đã thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Hình thức viện trợ này đã có mầm mống từ trong kế


hoạch Marshall.

Trong đại chiến thế giới thứ II, các quốc gia châu Âu bị
tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, châu Âu gặp những khó
khăn kinh tế rất lớn, đặc biệt là về lương thực và hàng tiêu
dùng. Theo kế hoạch Marshall 16 nước tư bản châu Âu được
Mỹ cho vay hàng hóa, nhất là lương thực.Cũng vì phải vay
trong lúc khó khăn, các nước này đã chịu nhiều ràng buộc bất
lợi. Tư bản Mỹ đã đi theo giấy đòi nợ để xâm nhập các nước
này. Khối NATO được thành lập trên cơ sở ràng buộc những
nước đã chịu sự giúp đỡ của kế hoạch Marshall. Một trong
những nguyên tắc viện trợ trong kế hoạch này là phải sử dụng
phần lớn số viện trợ đó vào ngân sách quốc phòng, theo đạo
luật “Viện trợ phòng thủ chung”, do Quốc hội Mỹ định ra năm
1949.

Sang những năm 50, Chính phủ Mỹ định mở rộng


phương thức “Viện trợ” này ra các khu vực khác trên thế giới -
châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, nhưng không thành công.
Khác với các nước châu Âu, các nước Á, Phi, Mỹ la tinh chưa có
sẵn một cơ sở công nghiệp mạnh mẽ để phát triển kinh tế, do
đó, khó có khả năng trả những khoản nợ vay của Mỹ.Vả lại,
đến thời kỳ này, uy tín Mỹ không còn như những năm sau
chiến tranh. Mỹ không còn đóng vai trò một cường quốc chống
phát xít và bảo vệ các dân tộc nhỏ yếu. Mỹ đã dần dần trở
thành một nguy cơ xâm lược đối với nhiều dân tộc, nhiều khu
vực. Đâu đâu người ta cũng sợ Mỹ.
Như vậy, khác với viện trợ thương mại hóa, viện trợ nông phẩm (mục I)
được thu hồi đầy đủ giá trị một lần, ngay tại ủy ban nhập cảng.

Theo các hiệp định đã ký giữa Mỹ và ngụy, số tiền thu do bán nông
phẩm trong mục 44-11 thuộc “Quỹ đối giá”, tuy thuộc sở hữu của
Mỹ,nhưng Mỹ chỉ sử dụng 20%, số còn lại cấp cho ngụy để ngụy trang trải
các chi phí quân sự. So với các nơi khác, thì tỷ lệ 20% là tỷ lệ thấp nhất. Ở
Ấn Độ, Mỹ lấy lại 72% giá bán nông phẩm viện trợ, ở châu Mỹ Latinh trên
30%, ở Ai Cập 41%, ở Pakistan 62%. Ở các nước kể trên,Mỹ thường dùng
số tiền địa phương này để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp, nông
nghiệp tại chỗ. Hoặc Chính phủ Mỹ đầu tư trực tiếp, hoặc tư bản tư nhân
vay để đầu tư (Theo một điều luật của Mỹ, gọi là luật Cooby, thì ngân sách
xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank) có quyền lấy thêm 25% nữa trong số tiền
bán nông phẩm theo luật PL.480, dùng để tài trợ cho các công ty Mỹ hoạt
động tại nước nhận viện trợ nông phẩm). Có một phần nhất định số tiền
được đem cho chính phủ hoặc các tư nhân người bản xứ vay để kinh doanh
theo các chương trình mà phái bộ viện trợ ủng hộ.

Đến đấy, đã có thể hiểu được vì sao phải thanh toán hàng viện trợ
nông phẩm theo hối suất tự do. Trong viện trợ thương mại hóa, toàn bộ số
tiền bán hàng được giao cho chính phủ địa phương, bằng cách này hay
cách khác. Ở đó, hối suất cao hay thấp không có quan hệ gì tới quyền lợi
của Mỹ. Trong viện trợ nông phẩm thì khác. Mỹ có lấy lại một phần tiền
bán hàng, mà lại là tiền địa phương. Trong trường hợp này, hối suất ảnh
hưởng trực tiếp đến số tiền mà Mỹ thu về. Nếu hạ thấp hối suất xuống ½,
thì số tiền dành cho Mỹ sẽ hụt đi ½. Như trường hợp ở Việt Nam, nếp áp
dụng hối suất trong viện trợ thương mại hóa, thì số 20% tiền bán nông
phẩm dành cho Mỹ, thực ra, chỉ là 10%. Ở các nước khác, nơi tỷ lệ giành
cho Mỹ còn cao hơn nhiều, thì sự thiệt thòi của Mỹ càng lớn. Ở đây không
thể tính đến chuyện thu hồi khoản thiệt hại đó trong thuế nhập cảng. Thuế
đó là thu nhập của Nhà nước địa phương.

Đối với các nhà nhập cảng, để bù lại sự thiệt thòi của họ trong việc
thanh toán theo hối suất tự do, Mỹ khuyến nghị trong các hiệp định ký với
các Nhà nước địa phương: Miễn thuế hoặc hạ rất thấp mức thuế nhập khẩu
nông phẩm. Biện pháp này có tác dụng cào bằng hoặc gần bằng suất lợi
nhuận giữa nhập cảng nông phẩm và nhập cảng hàng viện trợ thương mại
hóa. Đó là cách kích thích, làm cho các nhà nhập cảng không đổ xô vào
chương trình nhập cảng thương mại hóa, mà vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra nhập
nông phẩm dù phải chịu hối suất cao hơn, để nuốt trôi một số lớn nông
phẩm Mỹ vào thị trường của một quốc gia nông nghiệp.

Đối với chính quyền bản xứ, mà phần lớn là những nước sống bằng
nông nghiệp, thì nhập nông phẩm là điều bất ưng. Xét theo lợi ích quốc
gia, các nước này thường có khuynh hướng cố gắng tự túc lương thực,và
chỉ nhập hàng công nghiệp, nhất là nhập tư liệu sản xuất. Đã thế,nhập
nông phẩm lại phải chịu hối suất cao và hầu như không thu được thuế
nhập khẩu; tức là thiệt thòi đủ mọi bề. Nhưng Mỹ có cách không cưỡng ép
mà chính phủ các quốc gia nông nghiệp vẫn ra sức nhập nông phẩm Mỹ.
Như đã nói, Mỹ chỉ lấy một phần số tiền bán nông phẩm thôi. Phần còn lại,
Mỹ cho các chính phủ đó vay, hoặc cho không. Về bản chất, khoản này có
tác dụng như món tiền hoa hồng mà vì nó, cả chính phủ địa phương cũng
ra sức nhập nông phẩm Mỹ. Bất kể nó ảnh hưởng thế nào đến lợi ích cơ
bản và lâu dài của quốc gia, nhưng trước mắt là có thêm tiền cho ngân
sách và có thêm thức ăn cho một số dân đang thiếu đói.

Ở Việt Nam, mức hoa hồng còn lớn hơn nhiều. Do những khó khăn
rất lớn của ngụy quyền, Mỹ dành cho ngân sách bản xứ tới 80% tiền bán
nông phẩm viện trợ. Số 20% Mỹ lấy lại chủ yếu là để cho các cơ quan của
Mỹ tại Việt Nam chi tiêu và trả lương cho các nhân viên (người Mỹ, người
một số quốc gia khác và một số khá lớn người ViệtNam) (Trong 10 năm,
từ 1958 đến 1967, tổng số 555 triệu đô la viện trợ nông phẩm thuộc mục
I, có 415 triệu cấp cho ngân sách quân sự của ngụy quyền, 129,7 triệu để
Mỹ sử dụng, 5,7 triệu cho tư bản Mỹ và một số tư sản Việt Nam vay để
kinh doanh công nghiệp và xuất nhập khẩu).

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2017, 07:05:33 AM »

Bài viết:
19780 Từ năm 1973, Mỹ ký tiếp với ngụy quyền 2 bản hiệp nghị
nữa, quy định cho ngụy quyền hưởng 100% giá bán nông
phẩm viện trợ. Giải pháp này có 3 lý do chính:

- Sau khi quân Mỹ rút, khả năng nhập khẩu giảm sút
hẳn, ngân sách ngụy quyền rất khó khăn. Mỹ coi đây là một
trong những biện pháp tích để vực ngụy quyền đứng vững.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2017, 04:06:02 AM »

Bài viết:
19780 Bây giờ, thử bàn đôi chút về ý nghĩa của viện trợ nông
phẩm.

Tại sao Mỹ đặt nông phẩm vào một loại viện trợ riêng
biệt, có những quy chế riêng của nó? Tại sao lại đưa nông
phẩm vào chính các nước nông nghiệp? Kết quả của việc đó ra
sao?

Trước hết, xét về phía Mỹ. Do những yếu tố tự nhiên và


kinh tế, nền nông nghiệp Mỹ đã đạt tới năng suất rất cao.
Ngay từ đầu thế kỷ XX,nông phẩm thừa do chính nền sản xuất
đó tạo ra trở thành một trở ngại của bản thân nền sản xuất
đó. Nói “thừa” tức là thừa theo những điều kiện thực hiện của
tái sản xuất. Dân chúng vẫn thiếu đói. Những nông phẩm vẫn
thừa ứ. Nếu đem bán rẻ hoặc cho không, thì nạn thừa ứ và
nạn thiếu đói cùng bị thủ tiêu. Đối với nhà kinh doanh thì như
vậy không những mất lợi nhuận, mà còn mất luôn cả thị
trường, vì nhu cầu lương thực đã được giải quyết. Trong thời
kỳ đầu, tư bản giải quyết mâu thuẫn này bằng cách thiêu hủy
hàng thừa ế và phá hủy bớt năng lực sản xuất. Đã có thời kỳ
Mỹ đổ nông phẩm xuống biển, đốt trụi những cánh đồng lúa
mì đã chín. Thà như thế còn hơn bán rẻ hoặc cho không. Ta
thường nói: Cơm không ăn thì gạo còn đó. Trong trường hợp
này thì: Cơm không ăn, những kẻ vẫn còn đó. Đổ đi thì mất
của.Nhưng còn nhu cầu của thị trường. Bán rẻ hay cho không
thì mất cả hai.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm được một
“Đại dương” khác để tiêu thụ những nông phẩm: Đó là những
nước đang phát triển. Ở đấy, Mỹ giải quyết được vấn đề theo
cách khác.
Trong việc này, phải kể đến nhân tố kết hợp quan trọng.
Với vai trò cảnh sát quốc tế, Mỹ phải giăng ra khắp thế giới
một màng lưới các công cụ quân sự, chính trị, kinh tế, văn
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2017, 04:06:52 AM »

Bài viết:
19780 Khi xem xét viện trợ thương mại hóa, viện trợ theo dự
án, ta thấy chúng đều có những cơ chế riêng. Viện trợ nông
phẩm cũng vậy.

Đối với nước nhận viện trợ, phải xem xét kết quả của
viện trợ ở hai phía.

Đối với nhân dân nước được viện trợ nông phẩm, thì “lợi
bất cập hại”. Ta biết, số nông phẩm cấp không (mục II và III)
chỉ chiếm một phần nhỏ, lại bị bớt lại gần hết. Số lọt tới tay
dân chúng, những nạn nhân của chế độ, không sao bù nổi tổn
thất mà họ phải chịu đựng - tan cửa, nát nhà, bỏ làng, bỏ
xóm, chồng con chết ngoài mặt trận. Phần lớn nhất của viện
trợ nông phẩm (mục I), dù có là viện trợ cấp không,hoặc phần
lớn được cấp không, như ở Nam Việt Nam, thì cũng là cấp cho
chính phủ. Chính phủ này lại đem bán trên thị trường như một
người bán hàng. Dân chúng phải bỏ tiền ra để “tiếp nhận” như
mọi người mua hàng.

Vậy đối với nhân dân, mà đa số là nông dân, thì tự sản


xuất ra nông phẩm rõ ràng là có lợi hơn nhận viện trợ nông
phẩm. Tự sản xuất thì nông phẩm là của nông dân. Nhận viện
trợ thì nông phẩm là của Nhà nước mà người dân phải bỏ tiền
ra mua. Trong khi đó, nông nghiệp bị Nhà nước bỏ mặc trong
cảnh sa sút. Số dân cư thoát ly nông nghiệp ngày càng nhiều.
Viện trợ nông phẩm tạo thêm cơ sở cho đô thị hóa giả tạo.
Phần lớn số dân thoát ly sản xuất nông nghiệp là thoát ly sản
xuất nói chung, chứ không phải chuyển sang sản xuất công
nghiệp… Vậy thìsố dân phi sản xuất và thiếu ăn này lấy đâu ra
tiền để mua nông phẩm? Nếu không có thu nhập trong sản
xuất, thì họ chỉ còn mấy cách sau đây: buôn bán, làm các
nghề phục vụ, đi làm thuê hay đi lính cho chính phủ. Trong
trường hợp này, Mỹ đã dùng nông phẩm thừa để đổi lấy nhân
viên phục vụ và lính đánh thuê.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2017, 03:43:45 AM »

Bài viết:
19780 Cuối cùng, cái điều mà một số báo chí Sài Gòn đã cảnh
cáo Thiệu từ nhiều năm trước, đã xảy đến: “Người Việt Nam sẽ
sa vào một tấm thảm kịch, đó là thảm kịch không tự nuôi sống
mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ
có ngày vi cái ăn, cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một
quốc gia” (Báo Công luận, Sài Gòn, 1-9-1968).

Cái bản chất này của viện trợ nông phẩm không phải là
trường hợp đặc biệt của Nam Việt Nam. Ở Nam Việt Nam, nó
thể hiện rõ nét nhất. Nhưng ở nước khác, nó cũng có hậu quả
phổ biến là: khi một nước chẳng may sa vào sự “cứu vớt” của
nó, thì sức tự nuôi sống càng yếu thêm, đã thiếu càng thiếu
thêm và càng phải bấu víu vào nó nhiều hơn.Đông Nam Á,
như ta biết, cho đến trước đại chiến thứ II, không hề phải
nhập lương thực. Trái lại, là một trong những vùng xuất cảng
nông phẩm quan trọng của thế giới. Nhưng từ sau đại chiến II,
nhất là từ khi có viện trợ nông phẩm của Mỹ, thì Đông Nam Á
lại trở thành vùng nhập lương thực ngày càng nhiều. Đặc biệt
trong thập kỷ 60 và 70, Đông Nam Á là một trong những vùng
nhập lương thực nhiều nhất trên thế giới - ít nhất 15 triệu tấn
mỗi năm, mà phần lớn là nhập của Mỹ, Ấn Độ phải nhập 18%
ngũ cốc, trong đó 13% là nhập của Mỹ. Năm được mùa nhất
như năm 1969, Ấn Độ cũng phải nhập của Mỹ tới 4 triệu tấn
bột mì. Pakistan nhập tới 26% lương thực, trong đó 20% là
nhập của Mỹ.

Rút cuộc người ta chứng kiến một điều thật trớ trêu: các
nước chuyên về sản xuất nông nghiệp và đã có truyền thống
nông nghiệp từ ngàn xưa, lại phải sống nhờ vào lương thực
của các nước đế quốc công nghiệp!

Điều bất hạnh là ở chỗ: những nước này có đất đai, có


thừa lao động, nhưng lại có viện trợ nông phẩm. Chính cái
“chất lạ” này đã làm tê liệt mọi sức kích thích đối với việc cải
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2017, 03:15:12 AM »

Bài viết:
19780 V. VIỆN TRỢ CHO VAY

“Người Mỹ muốn làm thật nhiều, nhưng lại muốn tốn


thật ít” (Phát biểu của Trần Văn Chương, Đại sứ ngụy quyền
tại Washington, trước sinh viên Việt Nam học tại Mỹ ngày 13-
11-1963. Tin UPI, 14-11-1963).

Đối với viện trợ cũng vậy. Trước cùng một nhu cầu chi
viện, thì càng hạn chế phần cho không và càng thay bằng cho
vay bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.

Ở Nam Việt Nam, Mỹ cũng có khuynh hướng đó, Mỹ đã


thử thực hiện phần nào. Nhưng hoàn cảnh chưa cho phép.
Ngụy quyền quá ọp ẹp, lại phải cáng đáng những “trách vụ”
thật nặng nề quá sức. Thực tế là ngụy quyền không đủ sức trả
nổi tiền viện trợ. Nếu bắt phải chịu chế độ tín dụng như ở các
nơi khác, Nam Việt Nam không thể chịu đựng nổi.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn luôn tìm cách chuyển dần viện
trợ cho không thành viện trợ cho vay. Trong mấy thập kỷ 60
và 70, tại nhiều khu vực trên thế giới viện trợ cho vay đã đem
lại cho Mỹ những món lợi tức khổng lồ. Bản thân vốn cho vay
cũng trở thành sợi dây ràng buộc nước mắc nợ phải chấp
thuận nhiều yêu sách thô bạo của Mỹ (Theo thông báo của cơ
quan viện trợ Mỹ thì đến năm 1975, tổng số tiền mà các nước
đang phát triển còn mắc nợ của Mỹ là 90 tỷ đô la. Kể từ tài
khóa1975-1976, số phải trả hàng năm khoảng 7 tỷ, tức là đã
bằng số tiền viện trợ cho vay hàng năm mà các nước này nhận
được theo các kỳ hạn tín dụng đã quy định. Kể từ đây, viện trợ
với tính cách một nguồn tài chính đã hết, và bắt đầu mang
tính chất món nợ truyền kiếp. Riêng Ấn Độ, ngay từ năm
1967-1969, hàng năm số trả nợ đã bằng số thu nhập nhờ viện
trợ. Một số nước như Indonesia, không trả nổi đúng kỳ hạn,
buộc phải đề nghị hoãn. Năm 1972, đề nghị này đã được chấp
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2017, 03:15:48 AM »

Bài viết:
19780 Xin kể qua một số khoản cho vay cụ thể:

- Năm 1956, phái bộ viện trợ Mỹ cho Ngô Đình Diệm vay
21 triệu đô la để sung vào ngân sách quốc phòng. Cùng năm
đó, “Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Thịnh Đốn” cho chính phủ
Diệm vay 4 triệu đô la để đóng tiền gia nhập tổ chức “Quỹ tiền
tệ quốc tế”. Thời hạn thanh toán hết là 40 năm. Lợi tức là 3%
một năm nếu trả bằng đô la, 4% nếu trả bằng đô la miền Nam
(se nói tới mục sau), 6% nếu trả bằng bạc Sài Gòn.

- Năm 1958 phái bộ viện trợ Mỹ cho chính phủ Diệm vay
25 triệu đô la để nhập cảng hàng hóa và dịch vụ. Chế độ
thanh toán cũng giống như đã kể trên.

- Năm 1958, “Quỹ tín dụng phát triển” - DLF


(Development LoanFund) cho Diệm vay 3,5 triệu đô la dưới
hình thức hiện vật, gồm các thiết bị cần thiết để đổi mới hệ
thống viễn thông. Thời gian thanh toán hết là 20 năm. Lợi tức
là 3,5% trả bằng bạc Sài Gòn, theo hối suất tự do của năm
thanh toán.

- Năm 1960, “Cơ quan phát triển quốc tế” - IDA


(InternationalDevelopment Agency) cho ngụy quyền vay 9,7
triệu đô la để mua đầu máy, toa xe cùng các thiết bị hỏa xa,
thời hạn thanh toán hết là 5 năm,lợi tức 3,5%, cũng trả bằng
bạc Sài Gòn theo hối suất tự do của năm thanh toán.

Cũng trong năm 1960, “Quỹ tín dụng phát triển” cho
ngụy quyền vay 12,7 triệu đô la để xây dựng một nhà máy
nhiệt điện ở Thủ Đức,cung cấp điện cho Sài Gòn, máy móc
thiết bị do Mỹ trực tiếp cung cấp.

- Năm 1970, “Quỹ tín dụng phát triển” cho ngụy vay 5
triệu đô la, nhưng cấp bằng bạc Sài Gòn, lấy trong “Quỹ đối
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2017, 06:52:43 AM »

Bài viết:
19780 Chương V

CHI PHÍ TRỰC TIẾP CỦA MỸ

Nếu chỉ tính những chi phí trực tiếp của Mỹ trên đất Việt
Nam, thì trong hơn 20 năm, Mỹ đã tốn mất khoảng 140 tỷ đô
la.

(Nếu tính toàn bộ phí tổn của Mỹ trong cuộc chiến tranh
Việt Nam thì còn phải kể đến thêm nhiều khoản khác nữa:

- Những chi phí của Mỹ ở trên đất Mỹ (một phần tiền


lương, phụ cấp, hưu bổng… của lính Mỹ, tiền trả cho các bộ
máy phục vụ chiến tranhViệt Nam nhưng đóng tại Mỹ…)

- Những chi phí cho các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại
Đông Nam Á và Thái Bình Dương để phục vụ cho chiến tranh
Việt Nam

- Phí tổn trả cho chính phủ chư hầu góp quân với Mỹ ở
Việt Nam và cho Mỹ đặt căn cứ quân sự, đặt cho các chỗ nghỉ
ngơi, an dưỡng và luyện tập của lính Mỹ… Riêng khoản tiền để
lính Mỹ về nghỉ ngơi, an dưỡng tại một nước Đông Nam Á sau
mỗi đợt hành quân ở Nam Việt Nam cũng tạo cho các nước đó
một nguồn ngoại tệ lớn. Thái Lan năm 1969 thu được 19 triệu
đô la về khoản này. Singapore năm 1969 được 16 triệu đô la…

Ở đây, chỉ xét phần do Mỹ chi tiêu trực tiếp trên đất Việt
Nam thôi).

Ta thấy, khoản này lớn gấp 5 lần tổng số các khoản Mỹ


viện trợ trực tiếp cho ngụy.

Mỹ ngụy không tính khoản này trong khuôn khổ viện trợ.
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #48 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 10:54:11 PM »

Bài viết:
19780 Nếu đem so sánh với các khoản chi dân sự, thấy nhiều
điều thật mỉa mai. Toàn bộ số viện trợ kinh tế Mỹ cho ngụy
trong 21 năm cũng chỉ bằng số chi phí về bom đạn và dụng cụ
chiến tranh mà Mỹ dùng trên đất nước này trong một năm.
Tiền nuôi quân Mỹ và chư hầu trong 1 năm bằng thu nhập
quốc dân của cả miền Nam trong 3 năm. Toàn bộ số chi cho
việc xây dựng hệ thống lọc nước và dẫn nước cho Sài Gòn-Chợ
Lớn (17,5 triệu) chưa bằng một ngày ăn của quân Mỹ (18
triệu). Phí tổn hành quân trong một ngày của Mỹ (24 triệu)
gần đủ để xây cho hai nhà máy điện cỡ lớn như nhà máy điện
Thủ Đức (13 triệu) là cái màMỹ chỉ cho Thiệu vay, trả lãi, chứ
không chịu cho không. Riêng số đạnMỹ bắn trong một ngày
(16 triệu đô la) đủ để xây dựng 8 bệnh viện cỡ lớn như bệnh
viện “Vì dân” (2 triệu đô la). Riêng tiền sửa chữa và thay thế
máy bay trong một ngày (5 triệu), tốn gấp 2 lần tổng số phí
tổn xây cất “Dinh Độc lập” của Nguyễn Văn Thiệu (2,7 triệu).
Số phí tổn thực nghiệm vũ khí mới, tính trung bình trong một
ngày (1 triệu) bằnggần 3 lần phí tổn xây dựng và trang bị cho
“Trung tâm nghiên cứu nguyên tử” Đà Lạt (360 ngàn đô la).
Tổng số sữa bột mà viện trợ “nhân đạo” của Mỹ đưa và Nam
Việt Nam trong 10 năm, từ 1958 đến 1967,chỉ bằng giá tiền 1
chiếc máy bay F101 (5 triệu đô la). Tổng số xuất cảng các loại
của Nam Việt Nam năm 1968 (23 triệu đô la) chưa bằng giá 3
chiếc máy bay B52 (8 triệu đô la 1 chiếc)…

Xét về phương diện kinh tế, thì các khoản chi phí chiến
tranh của Mỹ thể hiện ở hai mặt:

Chi 140 tỷ cho chiến tranh xâm lược tự nó là sự lãng phí


(Số 140 tỷchia cho đầu người dân Mỹ, là khoảng trên 650 đô
la. Thu nhập bình quân theo đầu người ở Mỹ các năm 67, 68,
69 vào khoảng 5 ngàn đô la.Tạp chí Liên Xô “Kinh tế thế giới
và quan hệ quốc tế”. Số 8-1974), nhưng nó còn kéo theo biết
bao sự mất mát nữa! Ném một quả bomnapalm, tức là vứt đi
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #49 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 11:08:59 PM »

Bài viết:
19780 II. ĐỒ PHẾ THẢI CỦA QUÂN ĐỘI MỸ

Ngoài những đồ phế thải chiến tranh như sắt vụn, đồng
nát, như đã nói ở phần viện trợ quân sự, thì những đồ tiêu
dùng phế thải của cáccăn cứ quân sự Mỹ cũng là nguồn làm
giàu của một số người.

Ở miền Nam, người ta hay nói đến “đống rác Mỹ”.

Có những đống rác thực sự, do quân đội Mỹ thải ra, xung
quanh các căn cứ quân sự. Trong các đống rác này, có rất
nhiều thứ còn dùng được, hoặc có thể sửa chữa lại để dùng,
hoặc tái sinh làm nguyên liệu sản xuất: những quần áo rách
hoặc cũ, giày dép, chăn màn, vải bạt,vải dù, những máy móc
và xe cộ bị hỏng, đồ hộp và thức ăn quá hạn.Những đồ dùng
cũ thì có thể đem bán rẻ chợ trời. Máy móc và xe cộ hỏng thì
đem sửa chữa lại rồi bán. Kim loại và đồ nhựa nát thì đem nấu
lại. Thức ăn cũ thì nuôi lợn…

Những đống rác này là một nguồn lợi lớn nên cũng đã có
một thứ độc quyền. Thường là tư sản có thế lực và tướng tá
ngụy đứng ra bao thầu các đống rác. Tướng Đồng Văn Khuyên
độc quyền thầu đống rác khổng lồ của các căn cứ Mỹ vùng Sài
Gòn-Chợ Lớn. Tướng Hoàng XuânLãm thầu các đống rác Mỹ ở
khu vực Quảng Nam-Đà Nẵng. Khách sạnThanh Bình, một
trong những khách sạn lớn nhất ở Quy Nhơn, là của một tư
sản phất lên do thầu các đống rác Mỹ. Nhân dân miền Nam
cònnhớ rõ tên tuổi những nhân vật tai to mặt lớn trong xã hội
ngụy quyềnđã làm giàu từ những đống rác này.

Ngoài những đồ phế thải thực sự, các đống rác Mỹ còn
chứa đựng cảnhững thứ còn nguyên vẹn, tốt lành. Các sỹ quan
Mỹ thường thông đồng với các “nhà thầu” để lấy hàng quân
nhu tuồn ra những thùng rác. Binh lính thì ăn cắp và ăn bớt.
Có những việc, tưởng là nhỏ mọn, nhưng thực ra, cũng là một món lợi lớn.
Chẳng hạn, việc bao thầu giặt thuê quần áo cho quân đội Mỹ. Thông
thường, Mỹ cứ đưa 5 bánh xà phòng thì nhà thầu chỉ giặt hết 3 thôi. Vậy là
ngoài tiền công, còn bớt được 2 bánh nữa. Một ngày, trại lính chở ra hàng
mấy xe quần áo bẩn và cấp hàng tấn xà phòng cho nhà thầu. Tướng Mai
Hữu Xuân là nhà thầu lớn nhất ở Sài Gòn về ngành này. Người ta nói rằng
chỉ riêng việc ăn bớt xà phòng và ăn số tiền lính Mỹ để sót trong túi những
bộ quần áo đem giặt cũng đem lại số lời bạc triệu.

Con đường thứ tư để đưa của cải từ tay Mỹ sang ngụy là việc bàn
giao những động sản và bất động sản của các căn cứ Mỹ, khi quân Mỹ rút
lui. Mỹ thường gọi số của cải này là “của để lại” (inherit). Như trên đã nói,
khi bàn giao, Mỹ cũng tháo gỡ đi một số thứ và phá hủy một số thứ không
đem đi dược. Song những thứ còn để lại cũng là một “gia tài” khá lớn. Có
thể lấy căn cứ không quân Phan Rang làm ví dụ. Mỹ trị giá các thiết bị của
căn cứ này là 60 triệu đô la. Khi rút, Mỹ gỡ đi một đường băng bằng
đuyara, phá 50 nhà và công sự. Nhưng số còn lại giao cho ngụy cũng trị
giá tới 46 triệu đô la (Tin PA Manila 28-3-1972). Theo thống kê của Cục
quản lý vật tư Mỹ (Propertydisposal Agency) thì tính đến tháng 5 năm
1972, Mỹ đã giao lại cho ngụy 2,5 triệu tấn vật tư và trang thiết bị của các
căn cứ Mỹ, trị giá 6,25 tỷ đô la (Saigon’sWarning Clientele FEER 13-5-
1972).

Những khoản trên đã lọt ra thị trường một phần đáng kể. Cũng giống
như hàng quân nhu Mỹ đi từ bến cảng về kho, những “của để lại” từ quyền
sở hữu của Mỹ chuyển sang quyền sở hữu của ngụy cũng bị hao hụt, cũng
rơi vào túi bọn ăn cắp, rồi lại lọt ra thị trường. Kẻ ăn cắp ở đây không phải
ai khác ngoài các tướng tá đầu sỏ, đại diện cho ngụy quyền tiếp thu các
căn cứ đó. Khi được cử ra thay mặt chính phủ tiếp nhận các căn cứ, các
tướng thường cho tay chân đến tháo gỡ gần như tất cả những gì có thể
tháo gỡ và có thể đem bán. Rút cuộc, trong số kiểm kê tài sản bàn giao
thường chỉ còn những thứ không đem đi được hoặc không thể dùng cho
dân sự được. Chính tướng Abrams đã có lần nói với Thiệu rằng cái mà
quân lực Việt Nam Cộng hòa được hưởng chỉ là “của để lại” của “của để lại”
thôi (inherit of inherit).

Lấy một thí du: Năm 1971, Mỹ bàn giao cho ngụy các căn cứ ĐắcTô,
Lệ Thanh, Plây Mrông, An Khê. Kế hoạch giao nhận định thực hiện trong 2
tuần. Nhưng chỉ mới 2 ngày đã thấy biến sạch cả. Tướng Ngô Du, tư lệnh
vùng đã cho quân đến tháo gỡ và vơ vét tất cả những gì có thể bán được,
tẩu tán ngay về những kho bí mật, rồi gọi người đến bán đấu giá, chia
nhau ăn. Đến lúc kiểm kê và đăng ký tài sản quân đôi, thì bấy nhiêu căn
cứ chỉ còn là những bức tường! Mái tôn, xà nhà, và cả các khung cửa cũng
đã bị gỡ gần hết (ta biết ở miền Trung, cây cối đã trụi, nhà cháy rất nhiều,
thì những vật liệu xây dựng này bán rất được giá). Vì vậy, nếu các chuyên
gia Mỹ có nhận xét rằng quân ngụy là một “đội quân tham nhũng và phá
phách một cách quá đáng” (Brian Gilen), rằng “tướng tá ngụy rất ít tài
đánh trận, nhưng lại rất nhiều tài buôn lậu, ăn cắp, hôi của và ăn cướp”
(AFP Sài Gòn 10-2-1971), thì quả là không oan (và cũng phải nói thêm
rằng cái bệnh ăn cắp, đục khoét này đã lấy viện trợ làm một môi trường
phát triển thuận lợi, để trở thành một căn bệnh mãn tính kéo dài tới cả các
thời kỳ sau giải phóng).

Nhìn lại những con đường đưa của cải từ các kho của Mỹ ra thị
trường miền Nam, ta có những nhận xét gì?

Những đống rác, những đồ ăn cắp, ăn bớt, những đồ tẩu tán từ các
căn cứ Mỹ trở thành một nguồn cung cấp hàng hóa rất lớn nữa cho thị
trường miền Nam. Nếu tính ra tiền, thì số lượng hàng hóa này cũng chẳng
kém gì số lượng hàng hóa trong các khoản viện trợ khác, như viện trợ
thương mại hóa, viện trợ theo dự án hay viện trợ nông phẩm.

Trong chương nói về các hình thức viện trợ kinh tế, chúng ta đã thấy
một điều kỳ quái: các nhà nhập cảng thay thế vai trò các nhà sản xuất.
Đến đây, ta thấy một điều kỳ quái hơn nữa: bọn ăn cắp thay thế vài trò
của cả những nhà sản xuất lẫn những nhà nhập cảng.

Cũng do đó, loại hàng hóa này có hàng loạt đặc điểm.

Ở đây, chẳng có tiền viện trợ, chẳng có đề án hay giấp phép nhập
cảng, chẳng có vận chuyển phí qua đại dương, chẳng có hối suất cao hay
thấp, chẳng qua có thuế quan và thuế nội địa, chẳng có “Quỹ đối giá”. Vốn
rất ít, nhiều khi chẳng mất vốn. Do đó, hàng rẻ hơn rất nhiều so với hàng
nhập cảng.

Ở đây, Nhà nước ngụy coi như chẳng được gì. Nhưng cũng không hẳn
là như thế. Tướng tá và các viên chức ngụy được hưởng. Ngoài ra,thì thị
trường, những người tiêu dùng cũng được hưởng những “của phù vân” đó.

Nhưng như thế có phải Việt Nam được ăn không số của cải
nàykhông?
Để có các đống rác Mỹ, để có thể ăn cắp, ăn bớt và hôi của từ các
căn cứ Mỹ, thì trước hết phải có các căn cứ Mỹ, có quân Mỹ. Vậy thì số của
cải mà bọn ăn cắp và cai thầu tưởng như “ăn không” của Mỹ, thực ra, vẫn
phải trả giá. Nếu đem so với giá mua sòng phẳng, thì cái giá “ăn không”
này đắt hơn.

Nhưng ở đây, vẫn lại thấy một điều cố hữu: sự cách ly giữa những
người hưởng thụ và những người trả giá.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2017, 08:20:41 AM »

Bài viết:
19780 III. ĐỔI ĐÔ LA ĐỎ LẤY BẠC SÀI GÒN

Ngoài vũ khí, vật tư và hàng hóa mang sang để sử dụng,


Mỹ còn phải chi tiêu nhiều khoản bằng tiền mặt tại miền Nam
Việt Nam. Có những khoản đáng kể sau đây:

- Thuê nhân công phục vụ

- Mua thực phẩm và một số vật dụng tại chỗ

- Trả tiền cho các nhà thầu về các loại công việc khác
nhau

- Trả một phần lương cho nhân viên và binh lính Mỹ bằng
bạc Sài Gòn để chi tiêu ngoài phố.

Khi xem xét viện trợ thương mại hóa và viện trợ nông
phẩm thừa, ta thấy Mỹ có lấy ra một phần trong số tiền bán
các loại hàng viện trợ này để chi dùng (thông qua “Quỹ đối
giá”).

Tuy nhiên có nhiều năm số bạc Sài Gòn lấy từ “Quỹ đối
giá” không đủ chi tiêu.

Mỹ giải quyết sự thiếu hụt đó bằng cách đổi thêm một số


Logged

Giangtv Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


x « Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2017, 07:30:24 AM »
Thượng tá

Bài viết: Thử so sánh ba loại hối suất trong một năm cụ thể để thấy
19780 rõ tính chất dung hòa trong hối suất đô la đỏ:

Giá một đô la tính ra bạc Sài Gòn (Niên giám thống kê Việt
Nam1972. Đã dẫn, trang 246-247. Việt Nam Economic Data.
OctoberDecember 1973, P.9)

1967 1968 1969


Hối suất chính thức 80.8 80,8 285
Hối suất tự do (Đây là gía tự do vào tháng 12 167 360 414
mọi năm của loại đô la xanh 10)
Hối suất đổi đô la đỏ 121 165 368

Dựa trên số đô la được đổi và trên hối suất quy định, ngụy
quyền phát hành thêm một số bạc Sài Gòn tương ứng và chuyển
giao cho Mỹ, theo số lượng và kỳ hạn đã quy định. Mỹ phân phát
số bạc đó cho các cơ quan và các đơn vị của Mỹ.

Ngụy quyền được Mỹ cho sở hữu một số đô la tương ứng,


gọi là “ngoại tệ sở hữu”. Nhưng biểu hiện cụ thể của quyền sở
hữu đó không phải là những đồng đô la Mỹ thực sự. Mỹ phát
hành một loại đô la đặc biệt trao cho ngụy quyền. Loại đô la này
có kích thước, có hình ảnh, có các đơn vị như đồng đô la, nhưng
không phải màu xanh, mà lại màu đỏ.Vì thế mà có tên gọi là “đô
la đỏ”. Đồng đô la đỏ không được coi là tiền. Nó chỉ có giá trị như
những giấy chứng nhận quyền sở hữu một số tiền tương ứng.
Cũng vì vậy, Mỹ gọi “đô la đỏ” là “đô la chứng chỉ chi phí quân
sự” (Military payment Certificate-MPC).

Tuy nhiên, với số “ngoại tệ sở hữu” này, ngụy quyền cũng


có thể nhập cảng hàng hóa mà không phải thông qua sự xét
duyệt của phái bộ viện trợ Mỹ. Hàng gì, của nước nào, mua bao
nhiêu, giá bao nhiêu-nói chung là tùy ý giữa kẻ mua và người
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2017, 08:13:57 AM gửi bởi
Giangtvx » Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2017, 08:10:01 AM »

Bài viết:
19780 Nhưng Mỹ cũng không thể đổi cho ngụy theo hối suất
của thị trường tự do. Đây chỉ đơn thuần là việc đổi tiền giữa
hai người cần mua và bán. Trong việc đổi tiền, cả Mỹ lẫn chính
quyền Sài Gòn đều muốn giải quyết nhiều vấn đề khác nữa.
Mỹ không chỉ cần có bạc Sài Gòn để chi tiêu, mà Mỹ còn muốn
nhân việc này bơm thêm đô la cho chính quyền Sài Gòn,
không muốn cho số ngoại tệ của Mỹ lọt ra khu vực tư nhân.
Chính quyền Sài Gòn muốn có thêm ngoại tệ để nhập cảng,
làm cơ sở để phát hành tiền, và thông qua bán hàng mà thu
tiền về. Nếu nó phải đổi theo hối suất tự do, thì chẳng thà
ngụy quyền đổi thẳng ỏ chợ đen cho lính Mỹ? Như thế lại có
thể lấy được đô la xanh, đô la thực sự do lính Mỹ mang sang.
Mỹ thì không muốn điều đó (Năm 1969, báo chí Mỹ đã tỏ ra lo
lắng về hiện tượng binh lính và nhân viên Mỹ ở Sài Gòn tung
đô la xanh ra đổi ở chợ đen, lấy bạc Sài Gòn. Một số tư nhân
Việt Nam thu góp số đô la xanh đó gửi ở các ngân hàng Thụy
Sĩ và một số nướcTây Âu. Số đô la xanh tích tụ trong các ngân
hàng này là một điều bất lợi lớn cho Mỹ. USIS Washington,
19-2-1969). Vì như thế thì không những đô la tuột khỏi tay
người Mỹ, mà Sài Gòn cũng tuột một phần khỏi tay Mỹ. Muốn
gỡ sự trao đổi này trong khuôn khổ hai Nhà nước, muốn khỏi
mất đô la thực sự, muốn “giúp” Sài Gòn và cũng là nắm chắc
Sài Gòn, Mỹ buộc phải hạ hối suất xuống thấp một chút, để có
một sự khuyến khích cần thiết. Còn hối suất nửa vời ở đây
chính là kết quả của sự giằng co này.

Nhưng cái thiệt trong hối suất lại được đền bù bằng
nhiều cái lợi khác.

Thứ nhất, Mỹ đã có được đủ số bạc Sài Gòn cần thiết để


chi tiêu. Nói cách khác, Mỹ đã trả lương cho lính Mỹ và nhân
viên Mỹ không phải bằng đô la mà bằng một thứ tiền khác.
Việc đó cho phép tiết kiệm hàng trăm triệu đô la mỗi năm.
Việc phát hành đô la đó không hẳn là phát hành tiền tệ, do đó,
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #54 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2017, 07:37:43 PM »

Bài viết:
19780 IV.CHI TIÊU BẰNG TIỀN MẶT CỦA MỸ Ở NAM VIỆT
NAM

Số bạc khổng lồ đổi từ hơn 3 tỷ đô la đỏ được Mỹ tung


vào xã hội, gây những ảnh hưởng rất lớn đối tới thị trường, tới
đời sống kinh tế và đời sống xã hội nói chung.

Có những năm, số bạc so Mỹ chi tiêu và tung ra xã hội


đã chiếm tới ngót một nửa tổng số bạc mà ngụy quyền phát
hành. Ta lại lấy thí dụ năm 1968. Như đã nói, năm đó Mỹ chi
tiêu tới 50 tỷ đồng tiền mặt (bạc Sài Gòn). Tổng số bạc do
ngụy quyền phát hành cho đến cuối năm đó là 116 tỷ.

Trong xã hội miền Nam, người ta vẫn hay nghe nói đến
“sở Mỹ” và những người “đi làm sở Mỹ”. Đó là một nghề thực
sự, rất thịnh hành.Trong những năm Mỹ chiếm đóng, toàn
miền Nam có trên dưới 140 ngàn người đi làm thuê cho các cơ
sở của Mỹ. Đó là chỉ kể số người làm thuê, ăn lương chính thức
của Mỹ. Số người này lớn gấp chục lần số người Mỹ trong các
sở đó. Nếu so với viên chức ngụy quyền (không kể cảnh sát)
thì số người Việt Nam làm sở Mỹ còn đông hơn cả tổng số
nhân viên làm trong các bộ của ngụy quyền.

1967 1968 1969 1970


Số người Việt Nam làm 41.506 140.004 144.763 126.457
thuê của sở Mỹ
Số nqười Mỹ trong các sở 11.970 13.257 11.930 9.997
Mỹ
Tổng sõ nhân viên các bộ 116.900 138.20 135.200 147.200
ngụy quyền (khônq kể 0
cảnh sát)

Riêng phái bộ viện trợ Mỹ đã thuê tới hơn 9 ngàn người


Việt Nam, trong đó riêng lái xe đã tới 600 người. Phái bộ quân
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2017, 08:23:08 PM »

Bài viết:
19780 Khoản thứ hai là bao thầu các công trình và các yêu cầu
dịch vụ của các “Sở Mỹ”. Như đã nói ở trên, từ kế hoạch vào
Nam Việt Nam, Mỹ cho bao thầu rất nhiều loại công việc khác
nhau: xây cất, sửa chữa, chế biến, gia công, dịch vụ… Vô số tư
sản đã làm giàu to nhờ những số tiền nhận thầu. Đây cũng là
một trong những con đường làm giàu nhanh nhất và nhiều
nhất. Ta có thể lấy một ví dụ cụ thể: Ngô Càn Tê. Trước khi
Mỹ vào Đà Nẵng (Đà Nẵng cũng là nơi Mỹ đưa quân đầu tiên
vào Việt Nam), y mở ngay một quán ăn, đặt tên là quán “New
York”, nhằm thu hút khách Mỹ. Với quán ăn này, người ta thấy
y xin được bao thầu hàng loạt thứ: đóng thùng gỗ cho quân
đội Mỹ đựng vũ khí và đồ quân nhu, thầu làm cơm sấy, muối
cá nhân, đuờng cá nhân… cho quân đội, hùn vốn mở rộng sân
bay Tân Sơn Nhất… Nhờ số tiền kiếm được, chỉ vài năm sau, y
trở thành một đại tư sản. Để đi xa hơn nữa, y mua đất và xây
khách sạn “Đông Phương”, khách sạn lớn nhất nhì ở Đà Nẵng.
Có biết bao nhiêu tư sản nữa ở miền Nam đã đi theo con
đường tương tự như thế để làm giàu!

Khoản “xuất khẩu nội biên” thứ ba là những khoản của


nhân viên và binh lính Mỹ trả cho những người làm nghề tự
do, ngoài số người làm thuê ăn lương như đã nói ở trên. Theo
tính toán của ngụy quyền thì số người phục vụ Mỹ này đông
gấp hàng chục lần so với người làm ở “sở Mỹ”. Có thể tới cả
triệu người. Thành phần của họ cũng đa dạng và phức tạp
hơn: nhân viên khách sạn và bán hàng ăn uống, nhân viên các
phòng tắm hơi, các chiêu đãi viên, gái bàn “bar”, gái nhảy, gái
đĩ, thợ may, thợ giặt, thợ đánh giầy, thợ cắt tóc, người cho
thuê nhà, người lái xe tắc xi, xe “ôm” và đạp xích lô, người
môi giới về đủ mọi mặt, và cả những ca sĩ, nhạc công, những
luật sư…

Thu nhập của những nghề phục vụ tự do này không được


ổn định, nhưng nói chung là cao không kém, thậm chí, còn cao
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2017, 08:24:08 PM »

Bài viết:
19780 Trong các báo cáo trước Thượng nghị viện Mỹ, G.Mac
Donald, giám đốc phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn, có nói rằng
các khó khăn kinh tế ở miền Nam đã được giải quyết, “Giá cả
tuy tăng lên, nhưng thu nhập của các gia đình cũng tăng lên,
nhờ số người có việc làm nhiều hơn bao giờ hết (G.Mac
Donald. Báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ
về tình hình kinh tế Nam Việt Nam, ngày 17-2-1970.
USISWashington 17-3-1970).

Khoản thu thập thứ tư là thu nhập về bán các thứ hàng
hóa cho Mỹ: thịt, cá, rau, hoa, quả, các đồ mỹ nghệ, đồ
uống… Đây cũng là một khoản thu nhập lớn. Những người có
vườn cây ăn, những người nuôi heo, nuôi gà, những người
đánh tôm cá, những người trồng hoa, trồng rau, những người
buôn các thứ đó, những người chuyên chở các thứ đó… đều đã
tìm thấy ở hơn nửa triệu cái ví của Mỹ một nguồn thu nhập.
Mỹ xài rất nhiều trả rất cao, thường không mà cả. Người ta
thường muốn nói thách bao nhiêu cũng được. Chính vì sức
mua tăng vọt cho nên cũng từ năm 1966, ta thấy chỉ số giá cả
bỗng tăng vọt. Trong đó, tăng mạnh nhất không phải là giá
công nghệ phẩm, hàng nhập khẩu,mà chính là các thứ hàng
kể trên.

Nếu lấy chỉ số giá cả năm 1959 là 100, thì từ năm 1965
sang năm1966, chỉ số giá cả các loại hàng hóa như sau (Niên
giám thống kê ViệtNam 1972. Đã dẫn, 338/339 và 343):

1965 1966
Sản phẩm trồng trọt 135,4 222,9
Sản phấm chăn nuôi 173,2 323,4
Sản phẩm nhân cảna 145 173.4

Qua biểu trên ta thấy rõ: Cho đến năm 1965, mức tăng
chỉ số giá cả hàng nhập cảng còn cao hơn mức tăng chỉ số giá
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #57 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 07:47:46 AM »

Bài viết:
19780 Vào giữa năm 1966, Thiệu cùng Nguyễn Hữu Có (Tổng
trưởng quốc phòng) ra chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ
Independece. Cả hai cùng ký tên vào 1 quả bom 2 tạ rưỡi để
cho máy bay Mỹ mang thả xuống miền Bắc. Khi ra về, Thiệu
và Có đều được biếu những ngân phiếu đô la xanh “cỡ 5 con
số”.

Nguyễn Cao Kỳ, khi chịu ngừng tranh cử với Thiệu cũng
được Mỹ tặng một phần thưởng tương tự để làm vốn trong con
đường lập nghiệp khác. Đến ngày 29-12-1965, chính Kỳ đã tự
tố giác với báo chí là Mỹ đã cho Kỳ 100 triệu đồng để Kỳ chịu
đi làm đại sứ nước ngoài và để cho Thiệu được yên vị (Reuter
29-12-1965).

Trần Văn Hương, khi chịu nhận làm Thủ tướng cho Thiệu
được tặng một biệt thự lớn ở đường Phan Thanh Giản cùng 2
triệu đồng để mua sắm các động sản trong nhà. Sau đó, khi
Hương chịu đứng liên danh ứng cử với Thiệu, để Thiệu khỏi bị
trơ trọi, thì Hương được biếu ngay một ngân phiếu 200 ngàn
đô la xanh.

Nghị viện của Thiệu, khi bầu bán, khi biểu quyết các dự
luật đều được chuẩn bị sẵn những khoản chi cần thiết cho các
dân biểu để bịtmồm những kẻ hay phản đối, để thúc đẩy
những kẻ ủng hộ… Theo tính toán của Nguyễn Cao Thăng, phụ
tá chính trị của Thiệu, thì khi thông qua đạo luật 10-1970, đã
tốn mất 15 triệu đồng để làm những việc đó. Số tiền này do
Thiệu đứng ra chi, nhưng Mỹ là kẻ bơm tiền đó cho Thiệu. Vì
thế, trong chính giới ngụy quyền, từ lâu đã hình thành một
câu tục ngữ: “Đã bầu là có bán”.

Đối với một số dân biểu, tổng trưởng, tướng tá, nếu hợp
tác với sứ quán Mỹ, với tổ chức CIA, với các phái bộ Mỹ… trong
những việc như cung cấp tin tức, thu xếp để ký kết các hiệp
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #58 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 08:07:56 AM »

Bài viết:
19780 V. HÀNG PX

PX là ký hiệu để chỉ các căng tin của quân đội Mỹ, gọi là
Post Exchange. Ở tất cả những nước nào trên thế giới mà có
quân đội Mỹ, phái bộ Mỹ hoạt động đều có các PX để phục vụ
riêng cho người Mỹ tạiđó. Đây là một loại hình thương nghiệp
đặc biệt, tuy mục đích trực tiếplà phục vụ cho các công dân
Mỹ trú đóng ở nước ngoài, song thường lại có ảnh hưởng đáng
kể đến thị trường của nước sở tại.

Ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ-ngụy, PX rất phát triển và


có vai trò rất quan trọng trong kinh tế lúc đó.

Các cửa hàng PX được đặt ở những nơi có cơ quan Mỹ,


các căn cứ của quân Mỹ và quân chư hầu, từ Đắc Tô, Plâyme,
đến Cam Ranh, VũngTàu… Ở các thành phố, cửa hàng PX được
đặt tai các trung tâm quan trọng. Ở Đà Nẵng, cửa hàng PX lớn
nhất là cửa hàng trước cửa sân bay Đà Nẵng. Ở Sài Gòn-Chợ
Lớn, cửa hàng PX lớn nhất là cửa hàng ở đường Nguyễn Tri
Phương. Ngoài ra, còn có hàng loạt các cửa hàng lớn ở đường
Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh…

Cửa hàng PX bán gần như đủ tất cả mọi thứ hàng hóa:
Các loại rượu ngon, Champagne và Cognac của Pháp, Mao Đài
và Mai Quế Lộ của Đài Loan, rượu sâm của Đại Hàn, rượu
Whisky của Mỹ, các loại thuốc lá, các loại bia, các đồ hộp quý
như nấm của Ý, thịt hộp của Đan Mạch, kẹo Hà Lan, táo Hà
Lan, cam Israel… Đương nhiên, thứ quan trọng nhất của cửa
hàng này là những hàng công nghiệp cao cấp: quần áo, len
dạ, tơ lụa, đồng hồ, máy ảnh, các loại máy ghi âm, máy vô
tuyến truyền hình, các dụng cụ gia đình, tủ lạnh, quạt máy, xe
máy.. Trong PX, có nhiều loại hàng mà miền Nam không nhập
cảng được, hoặc vì đó là loại hàng cao cấp, giá nhập quá cao,
hoặc vì đó là hàng của những nước mà Nam Việt Nam không
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #59 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 08:08:34 AM »

Bài viết:
19780 Tại sao như vậy?

Ngoài số hàng mua để dùng, quân đội Mỹ còn mua để


đem bán ra lấy lãi. Vì giá mua rất rẻ, cho nên bán lại cũng rẻ,
mà vẫn lãi nhiều. Chẳng hạn, 1 chiếc Honda, giá thị trường
năm 1967 là 27 ngàn đồng. Giá trong PX chỉ có 75 đô la, tính
ra chỉ có 9 ngàn đồng, đã lãi gần gấp đôi, mà người mua vẫn
thấy rẻ được phần nửa. Một chiếc tivi 9 inches giá trên thị
trường là 15 ngàn, giá trong PX là 60 đô la, tính ra chỉ hơn 7
ngàn đồng, xách ra khỏi cửa đã có người mua ngay với giá 10
ngàn, lãi 3 ngàn, mà người mua vẫn thấy rẻ được 5 ngàn. Một
chiếc máy ảnh Canon loại tốt chỉ có 25 đô la, tức là 3 ngàn
đồng, ra ngoài chợ trời bán rẻ nhất cũng được 5 ngàn, trong
khi đó giá bán tại các cửa hiệu phải tới 60 ngàn đồng.

Như vậy, PX không chỉ là cái căng tin mà trong chừng


mực rất lớn,đã trở thành nơi để lính Mỹ “cất” hàng đem bán ra
thị trường. Hơn nửa triệu quân nhân cũng là hơn nửa tỉệu
thương nhân. PX trở thành nguồn làm giàu. Buôn hàng PX là
một nghề nghiệp.

Việc buôn bán này đã dần dần được tổ chức có quy mô


to, có tổ chức kinh doanh thực sự. Có những đơn vị quân đội
tổ chức buôn tập thể, cho hẳn vài chiếc xe tải đến mua hàng,
chất lên rồi trở đi, chia nhau bán. Nhiều đơn vị lính viễn chinh
thường cử “trinh sát” dùng xe “Jeep” trực sẵn ở cửa hàng, có
gắn máy bộ đàm quân sự, nếu thấy có món hàng mới thì điện
ngay về đơn vị cho lực lượng đến mua vét. Đã có nhiều lần
xảy ra bắn nhau ở các cửa hàng PX là vì tranh giành giữa các
đơn vị.

Quân đội Mỹ còn có một cách kiếm lời khác nữa: mùa
hàng PX gửi về Mỹ. Mỹ là nước có chính sách bảo vệ hàng nội
địa và có những chế độ khắt khe trong việc đưa hàng hóa từ
Với cái ưu thế là được mua hàng PX, lính Mỹ và chư hầu có một
thuận lợi để làm quen và thâm nhập vào các gia đình người Việt Nam.
Người ta có thể căm ghét Mỹ, không muốn dính líu gì với Mỹ. Nhưng khi có
thể lợi dụng được Mỹ, thì cái phản ứng kia có thể dịu đi. Trong thực tế, có
không ít người làm quen và đi lại với lính Mỹ chỉ để nhờ mua hàng PX. Mua
về để dùng cũng có. Mua về để bán lại cũng có. Ở các đô thị, lính Mỹ
thường có thể lân la vào mọi gia đình, nhất là những gia đình có con gái
đẹp và khá giả. Nhiều người cho Mỹ thuê phòng, vừa lấy tiền thuê cao,
vừa nhờ mua được hàng rẻ. Các gia đình có con lấy Mỹ thì sự nhờ vả hầu
như không còn hạn chế nào nữa. Những người vợ lính này thường trở
thành những người buôn PX thực sự và cung cấp cho thị trường một số
hàng hóa rất lớn
(Số phụ nữ lấy Mỹ ở Sài Gòn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo thống kê sổ
hôn thú chính thức, chắc kém xa số cuộc hôn nhân bán chính thức, mỗi
năm Sài Gòn có khoảng dưới 3 ngàn cuộc hôn thú: trong đó, có tới trên 4
trăm là hôn thú Việt-Mỹ. Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, tr
382).

Bằng những con đường kể trên, PX làm cho thị trường miền Nam đã
náo nhiệt lại càng thêm náo nhiệt. Trước các cửa hàng PX, đã hình thành
những chợ trời đặc biệt: chợ mua bán hàng PX. Các con buôn tụ tập trước
cửa hàng. Lính Mỹ bước ra đều tay xách, nách mang. Người ta xúm lại,
mua tranh, bán cướp, mua đi, bán lại. Hàng từ chợ trời này lại được bán về
các chợ trời khác và lọt vào mọi ngóc ngách của xã hội.

Cùng với chợ trời hàng PX, còn có chợ tiền. Lính Mỹ bán hàng PX lấy
bạc Sài Gòn, lại đổi số bạc đó lấy đô la. Những người muốn nhờ Mỹ mua
hàng cũng cần có đô la để gửi mua. Những người buôn bán đô la hòa nhập
với những người buôn bán hàng làm cho chợ trời thêm hoàn chỉnh.

Cửa hàng PX và hàng PX đã đem lại kết quả thế nào?

Đối với binh lính Mỹ, và cả gia đình họ, thì hàng PX là một món lợi
đáng kể, bổ sung thêm vào tiền lương và phụ cấp. Lương lính Mỹ vốn đã
cao hơn lương lính ngụy. Lương tháng một binh nhất là 90 đô la. Từ tháng
10-1967 họ được tăng lên 95 đô la, tức là xấp xỉ bằng thu nhập bình quân
đầu người của nhân dân miền Nam trong 1 năm. Tuy nhiên, số hơn 90 đô
la không đủ. Các cửa hàng PX không những giúp họ mua rất rẻ để dùng,
mà còn nhân lên gấp bội số lương tháng. Chính phủ Mỹ muốn bằng cách
đó làm cho binh lính cảm thấy cuộc sống viễn chinh đỡ đáng chán và đáng
ghét.

Đối với xã hội Việt Nam, các cửa hàng PX là một nguồn cung cấp
hàng hóa rẻ, tốt và nhiều. Ở miền Nam người ta thấy giá hàng ngoại hóa
rất rẻ. Không phải chỉ những hàng cũ, mà cả những hàng còn mới nguyên,
người ta vẫn bán rẻ, có khi rẻ hơn cả giá bán ở nước sản xuất ra thứ hàng
đó.

Có mấy nguyên nhân chính sau đây:

- Hàng PX

- Hàng ăn cắp của Mỹ

Đó là những hàng mà người bán không phải mua theo giá nhập. Khi
số hàng này chiếm một tỷ lệ nào đấy, thì nó làm cho giá thị trường cũng
hạ theo.

Những hàng mà các hãng buôn nhập cảng về bán thì nói chung là đắt
hơn giá trên thị trường quốc tế. Nhưng cũng có nhiều thứ hàng nhập cảng
bán tại các cửa hiệu vẫn rẻ hơn giá thị trường quốc tế. Hiện tượng đó có
những nguyên nhân sau đây:

- Một số nước sản xuất có chế độ khuyến khích xuất khẩu, do đó có


những biện pháp đảm bảo giá xuất rẻ hơn giá nội địa. Chẳng hạn Chính
phủ Nhật có chính sách không những miễn thuế, mà còn cấp phát tài chính
đối với một số hàng xuất khẩu. Ở Mỹ, đạo luật 1971 cho phép miễn thuếu
lợi nhuận 50% cho các Công ty xuất khẩu. Những công ty nào mà 95%
vốn dùng để sản xuất cho xuất khẩu hoặc có 95% thu nhập là nhờ xuất
khẩu, thì được coi là Công ty quốc tế (InternationalCorporation) và được
hưởng quy chế đó. Đến 1972, Mỹ có tới hơn 2 ngàn công ty thuộc loại này.
Như vậy, giá bán của các công ty này thường thấp hơn giá nội địa, mà các
công ty vẫn có lãi.

- Một số hàng nhập khẩu thương mại hóa được miễn thuế hoặc chỉ
chịu thuế nhẹ. Trong mục viện trợ thương mại hóa, đã thấy các nhà nhập
cảng được hưởng hối suất thấp hơn nhiều so với hối suất tự do.Nói chung
là Nhà nước đánh thuế cao để lấy lại số dư đó. Nhưng cũng có một số mặt
hàng, vì lý do nào đó, chính quyền đánh thuế thấp.Trong trường hợp đó thì
tổng giá vốn của nhà nhập cảng (giá nhập cảng + thuế) vẫn còn thấp hơn
nhiều so với giá thị trường quốc tế. Cũng có nhiều trường hợp, phái bộ
viện trợ Mỹ đòi đánh thuế nhập thấp, nhưng buộc nhà nhập cảng phải bán
giá rẻ. Do đó, nhà nhập cảng có muốn bán giá cao cũng không được phép.

- Một số hàng nhập cảng mà khi bán ra thì đồng bạc đã sụt giá rất
nhiều so với lúc nhập (ta biết, đồng bạc Sài Gòn sụt giá rất nhanh, không
phải từng năm mà từng tháng). Trong trường hợp đó, giá bán có thể
không tăng nhanh bằng mức tăng chỉ số giá cả nói chung. Giá bán này,
nếu tính theo hối suất mới của đồng bạc đã sụt giá, thì thấp hơn giá thị
trường quốc tế. Nhưng nếu tính theo hối suất cũ của tháng nhập hàng, thì
vẫn cao hơn, và nhà nhập cảng vẫn có lãi. Bản thân nhà nhập cảng cũng
muốn bán nhanh để thu hồi vốn. Hơn nữa, theo quy định của phái bộ viện
trợ Mỹ, hàng hóa nhập về buộc phải tiêu thụ trong 90 ngày. Quá hạ sẽ bị
phạt. Do đó có lãi một chút là phải bán ngay. Nếu không sẽ bị phạt và
không được cấp giấy phép nhập cảng nữa.

Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #61 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2017, 08:45:54 AM »

Bài viết:
19780 THAY KẾT LUẬN

Giai đoạn 21 năm mà ta vừa nghiên cứu ở trên có thể coi


là giai đoạn “cổ điển” của viện trợ Mỹ. Nó gắn liền, là sản
phẩm, cũng vừa là sự trả giá cho chính sách chiến tranh lạnh
và cả chiến tranh nóng.

Trường hợp Việt Nam không nằm ở ngoại lệ, mà cũng


nằm trong khung cảnh quốc tế của viện trợ Mỹ thời kỳ đó (vả
chăng chiến tranh nóng để xâm lược Việt Nam cũng là một sản
phẩm đặc thù của thế trận chiến tranh lạnh trên trường quốc
tế).

Chính khung cảnh đó đã quy định cả mục đích, cả tính


chất, cả phương thức lẫn kết quả của viện trợ. Nhưng, như đã
nói ngay trongnhững trang đầu, mục đích chính của sự nghiên
cứu này không phải chỉ là lên án viện trợ Mỹ. Vả chăng những
chính khách, các nhà bình luận Mỹ cùng những “người trong
cuộc” cũng đã tự đánh giá rồi. Nếu cần phải có những kết luận
Logged

Giangtvx Re: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam


Thượng tá « Trả lời #62 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2017, 09:55:04 AM »

Bài viết:
19780 Trong hơn một thập kể trở lại đây, quả là viện trợ Mỹ
cũng đã có nhiều thay đổi-thay đổi về định hướng, thay đổi về
quy chế, thay đổi vềcơ cấu, thay đổi về các điều kiện viện trợ.
Cuộc chiến tranh Việt Nam làmột trong những nguyên nhân
quan tọng dẫn đến những thay đổi đó.

Từ sau Việt Nam, nước Mỹ rất ngại dính líu trực tiếp vào
các xung đột chính trị ở các khu vực trên thế giới. Vì:

- Chiến tranh Việt Nam để lại cho Mỹ những vết thương


nặng nề và những sự nhức nhối lâu dài, mà nền kinh tế Mỹ
cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những vết thương đó. Quyền
uy kinh tế của Mỹ yếu đi-xéttheo sức thao túng của nó trên
trường quốc tế. Lạm phát, thâm thủng ngân sách, thâm thủng
ngoại thương… là những di chứng của các vết thương không
còn có thể “vung tay quá trán”. Viện trợ Mỹ được tính toán sít
sao hơn, và ít phiêu lưu hơn.

- Viện trợ Mỹ chuyển sang những con đường an toàn hơn:


Cho vay có mục đích và có điều kiện. Đầu tư song phương, đa
phương và gián tiếp.Thu hồi vốn và lãi thông qua cách kéo giá
cả. Thay những áp lực quân sự bằng nhiều loại áp lực kinh tế.
Thay áp lực trực tiếp bằng áp lực gián tiếp thông qua các tổ
chức quốc tế (trong đó phải kể đến sự tác động của Mỹ qua
Quỹ tiền tệ quốc tế, qua Ngân hàng thế giới, qua chế độ cấm
vận và bao vây kinh tế, qua quy chế tối huệ quốc. Đối với Việt
Nam, thái độ này của Mỹ cũng thể hiện rất rõ: từ chỗ dùng
viện trợ tối đa và ào ạt, để khuất phục đất nước này, tới chỗ
bao vây mọi loại viện trợ, cũng để khuất phục và trả thù đất
nước này.

Từ kế hoạch Marshall đến kế hoạch Brady (công bố tháng


3-1989),đã có hơn 40 năm trôi qua. Xem qua quy chế, các lời
tuyên bố, các điềukhoản và phương hướng mà hai vị Bộ trưởng

You might also like