Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 137

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS.

LÊ CHÍ HIỆP

Mục lục
ĐỀ MỤC Trang
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP. ........................................................................................i
PHIẾU CHẤM ĐIỂM BẢO VỆ LUẬN VĂN. ............................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN. .................................................................................................................................vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN. ............................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ.............................................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU. ..........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH HẤP THỤ ........................................................ 4
1.1 Giới thiệu về máy lạnh hấp thụ .............................................................................................. 4

1.2 Tiềm năng ứng dụng của máy lạnh hấp thụ ........................................................................... 7

1.3 Tình hình sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới và tại Việt Nam....................................... 9

1.3.1 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới ................................................... 10
1.3.2 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ tại Việt Nam .................................................. 12
1.4 Nguyên lí làm việc của máy lạnh hấp thụ H20-LiBr............................................................ 14

1.4.1 Máy lạnh hấp thụ loại Single Effect .............................................................................. 16


1.4.2 Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect ............................................................................ 18
1.4.3 Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect .............................................................................. 22
1.4.4 Máy lạnh hấp thụ loại Half-Effect................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH SÂN BAY LONG THÀNH .............................. 25
2.1 Bối cảnh ra đời dự án ........................................................................................................... 25

2.2 Vị trí và đặc điểm chung của công trình .............................................................................. 26

2.3 Các thông số kỹ thuật chung của dự án ............................................................................... 27

2.4 Các giai đoạn phát triển ....................................................................................................... 28

2.5 Kiến trúc sân bay Long Thành ............................................................................................. 28

2.6 Đặc điểm khí hậu của vùng xây dựng công trình ................................................................ 34

2.7 Điều kiện thiết kế ................................................................................................................. 35

1
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2.7.1 Điều kiện thiết kế ngoài công trình ............................................................................... 35


2.7.2 Điều kiện thiết kế trong công trình ............................................................................... 35
2.8 Đặc điểm và kết cấu công trình............................................................................................ 36

2.9 Tình hình ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào sân bay trên thế giới ......................................... 38

2.9.1 Sân bay quốc tế Kuala Lumpur- Malaysia .................................................................... 39


2.9.2 Sân bay quốc tế Suvarnabhumi ..................................................................................... 41
2.10 So sánh và nhận định khả năng ứng dụng máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành .... 43

2.11 Lựa chọn máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành ....................................................... 43

CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP NHIỆT CHO SÂN BAY LONG THÀNH.49
3.1 Sơ lược về nguồn cấp nhiệt .................................................................................................. 49

3.2 Lựa chọn phương án cấp nhiệt ............................................................................................. 50

3.2.1 Phương án 1 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ từ khói thải tuabin khí .............. 50
3.2.2 Phương án 2 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi
nhiệt thải ................................................................................................................................. 52
3.2.3 Phương án 3 cấp nhiệt song song cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi
nhiệt thải ................................................................................................................................. 54
3.3 Lựa chọn tuabin cho sân bay Long Thành ........................................................................... 56

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ LÀM VIỆC ............................................................. 59


4.1. Lựu chọn sơ đồ máy lạnh hấp thụ Double Effect ............................................................... 59

4.2 Lựa chọn các thông số đầu vào ............................................................................................ 60

4.3 Tính toán các điểm làm việc trong máy lạnh thụ bằng EES ................................................ 63

4.3.1 Giới thiệu phần mềm EES (Engineering Equation Solver) ........................................... 63
4.3.2 Tính toán các điểm làm việc bằng phần mềm EES ....................................................... 64
CHƯƠNG 5. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CÁC THIẾT BỊ MÁY LẠNH
HẤP THỤ LOẠI DOUBLE EFFECT ....................................................................................... 81
5.1 Bình phát sinh ...................................................................................................................... 83

5.1.1 Bình phát sinh A ............................................................................................................ 83


5.1.2 Bình phát sinh / ngưng tụ AB........................................................................................ 88
5.2 Bình hấp thụ ......................................................................................................................... 92

2
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

5.3 Bộ trao đổi nhiệt- hồi nhiệt .................................................................................................. 97

5.3.1 Bộ hồi nhiệt HE1 ........................................................................................................... 97


5.3.2 Bộ hồi nhiệt HE2 ......................................................................................................... 101
5.4 Bình ngưng tụ B ................................................................................................................. 104

5.5 Bình bốc hơi hơi C ............................................................................................................. 111

CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI SO VỚI MÁY LẠNH
CÓ MÁY NÉN HƠI .................................................................................................................. 116
6.1 Chi phí đầu tư cho thiết bị.................................................................................................. 116

6.1.1 Chi phí đầu tư cho hệ thống chiller sử dụng máy nén hơi .......................................... 116
6.1.2 Chi phí đầu tư cho máy lạnh hấp thụ .......................................................................... 120
6.2 Chi phí vận hành ................................................................................................................ 121

6.2.1 Chi phí vận hành cho máy lạnh hấp thụ ...................................................................... 122
6.2.2 Chi phí vận hành cho máy lạnh có máy nén hơi ......................................................... 122
6.3 Đánh giá hiệu quả .............................................................................................................. 123

6.3.1 Về kinh tế .................................................................................................................... 123


6.3.2 Về xã hội ..................................................................................................................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 127
1. Nội dung chính của luận văn ............................................................................................... 127

2. Những đóng góp của đề tài .................................................................................................. 127

3. Hạn chế của luận văn ........................................................................................................... 127

4. Triển vọng của luận văn và kiến nghị .................................................................................. 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 129


PHỤ LỤC ................................................................................................................................... 131

3
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY LẠNH HẤP THỤ


1.1 Giới thiệu về máy lạnh hấp thụ

Máy lạnh hấp thụ lần đầu tiên được phát minh vào năm 1850 bởi Edmond Carré người Pháp
(22/01/1833 – 7/5/1894), sử dụng chất làm việc là nước và axit sulphuric.

Sau đó, anh trai của Edmond Carré là Ferdinand Carré tiếp tục công việc của em trai mình và
vào năm 1858 đã phát minh ra máy lạnh hấp thụ sử dụng nước là chất hấp thụ và NH3 là tác nhân
lạnh. Phát minh của ông đã được cấp bằng sáng chế ở Pháp vào năm 1859 và ở Mỹ vào năm 1860.
Vào năm 1862, ông trưng bày máy làm đá đầu tiên của mình ở hội nghị triển lãm Quốc tế ở Luân
Đôn, sản xuất đá với năng suất 200 kg/h.

Hình 1.1: Máy làm đá đầu tiên sử dụng nguyên lý hoạt động của máy lạnh hấp thụ

Vào năm 1876, ông trang bị hệ thống máy lạnh hấp thụ trên con tàu Paraguay, cho phép nó vận
chuyển thịt đông lạnh trên các chuyến hải trình quốc tế. Phương pháp của Carré phổ biến cho đến
năm 1900, khi nó được thay thế bởi các hệ thống lạnh sử dụng máy nén hơi.

Vào những năm 1950, một hệ thống sử dụng chất làm việc là dung dịch (H20 – LiBr) đã được
giới thiệu trong các ngành công nghiệp. Một vài năm sau, chu trình máy lạnh hấp thụ Double Effect
đã được giới thiệu và nhanh chóng phổ biến do khả năng vận hành đạt hiệu suất cao.

Trong nhiều năm qua và cả cho đến hiện nay, có thể nói máy lạnh có máy nén hơi cùng với các
môi chất lạnh thuộc loại tổng hợp hóa học đã và đang chiếm tỉ trọng lớn trong tất cả lĩnh vực có
liên quan đến kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí. Cuộc thống trị này diễn ra trong thời gian rất

4
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

dài, các kỹ thuật và nguyên lý lạnh khác hầu như không thể nào cạnh tranh được. Điều này hoàn
toàn dể hiểu và có thể chia sẽ được, bởi vì so với các nguyên lý làm lạnh khác, máy lạnh có máy
nén hơi tỏ ra hiệu quả hơn, gọn nhẹ hơn và tiện lợi hơn rất nhiều.

Tuy vậy trong những năm gần đây, đứng trước yêu cầu cấp bách về bảo vệ môi trường và sử
dụng hiệu quả năng lượng, đã có những biến đổi rất đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó
có lãnh vực kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí.

Chính vì yêu cầu tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng đã là động lực thúc đẩy
các nhà khoa học đánh giá lại vấn đề được xem là cơ bản nhất: có phải máy lạnh có máy nén hơi
có hiệu quả sử dụng năng lượng cao nhất hay không? Bên cạnh đó, nếu như trước đây người ta chỉ
nhìn thấy ưu điểm của các môi chất lạnh thuộc loại tổng hợp hóa học, thì ngày nay, trước những
sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi của môi trường người ta càng ngày càng khám phá ra những
khuyết điểm của loại môi chất lạnh này, đặc biệt là vấn đề gây ra hiệu ứng nhà kính và phá hủy
tầng Ozone của bầu khí quyển. Ngày nay, mối quan hệ giữa việc sử dụng năng lượng và môi trường
đã được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Không còn nghi ngờ gì nữa, sử dụng lãng phí năng lượng là
tham gia hủy hoại môi trường hoặc ngược lại, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng là góp
phần bào vệ môi trường.

Xuất phát từ những đặc điểm mang tính khách quan như vậy, trong vài năm gần đây, việc phát
triển kỹ thuật lạnh nói chung và kỹ thuật điều hòa không khí nói riêng đang có những biến đổi sâu
sắc. Một trong những biến đổi đó là việc ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tổ hợp máy lạnh hấp
thụ H20- LiBr trong các hệ thống điều hòa không khí tập trung. Các nước Mỹ, Nhật, Nga, Trung
Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước đi tiên phong trong lĩnh vực này. Trong lãnh vực điều
hòa không khí, các số liệu thống kê cho thấy hiện nay ở Mỹ và Nhật có khoảng gần 50% các công
trình điều hòa không khí đang sử dụng máy lạnh hấp thụ H20- LiBr [2]. Đây là một con số rất đáng
nể nếu biết rằng khoảng 20 năm trước đây hầu như không một công trình điều hòa không khí nào
có sử dụng máy lạnh hấp thụ. Chính do các diễn biến mang tính thực tế như vậy cho nên cần phải
tìm hiểu thêm về máy lạnh hấp thụ H20- LiBr khi nghiên cứu kỹ thuật điều hòa không khí.

So với máy lạnh có máy nén hơi thì máy lạnh hấp thụ có điểm khác cơ bản là năng lượng sử
dụng và loại chất mô giới làm việc trong hệ thống. Thay vì sử dụng điện năng để vận hành như
máy lạnh có máy nén hơi thì máy lạnh hấp thụ sử dụng năng lượng là nhiệt năng “nhiệt năng có

5
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

thể cung cấp từ các khu công nghiệp hay là từ việc đột các nguồn nhiên liệu khác, còn môi chất
làm việc của máy lạnh hấp thụ là dung dịch được trộn lẫn từ hai chất thuần khiết khác nhau. Cho
đến nay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khá nhiều loại dung dịch có thể làm việc trong MLHT.
Tuy nhiên trên thực tế thì chỉ có hai dung dịch NH3-H2O và H2O-LiBr được sử dụng phổ biến. Do
các tính chất nhiệt động nên người ta dùng dung dịch NH3-H2O khi cần làm lạnh dưới 00C và dung
dịch H2O-LiBr khi nhiệt độ làm lạnh trên 00C. Chính vì đặc điểm này mà các máy lạnh hấp thụ
trong kỹ thuật điều hòa không khí đều làm việc với dung dịch H2O-LiBr.

Thực tế cho thấy, việc sử dụng dung dịch H20- LiBr hoàn toàn không gây bất cứ vấn đề gì về
môi trường. Hiện nay người ta dùng thuật ngữ thân thiện với môi trường (Environmentally
Friendly) để mô tả tính chất này.

Hiện nay, với các tiến bộ đáng kể về công nghệ chế tạo, vật liệu và kỹ thuật điều khiển, một số
nhược điểm cơ bản của máy lạnh hấp thụ đã được khắc phục. Ngày nay, kích thước của máy lạnh
hấp thụ đã được giảm bớt và hiệu quả làm việc đã được nâng cao. Chính vì vậy như nhiều nhà khoa
học đã nhận định, thế kỹ 21 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của máy lạnh hấp thụ, đặc biệt là
máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hòa không khí.

Hình 1.2: Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect sử dụng dung dịch H20- LiBr

6
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Với sự phát triển không ngừng nghĩ của các khu công nghiệp, các nhà máy trên thế giới…
Chính vì điều này nên các nguồn nhiệt thải từ các nhà máy này cũng tăng lên rất nhiều qua các năm
gần đây, thêm vào đó là với nhu cầu về điều hòa không khí ngày càng được chú trọng hơn nên việc
ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào các công trình này là điều hết sức cần thiết đem lại rất nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp nói riêng và công cuộc bảo vệ môi trường nói chung của thế giới. Dưới đây
là một vài nhà máy, công trình có tiềm năng ứng dụng được máy lạnh hấp thụ.

“Nguồn: BE_YPC_Res_Absorption Guide_013”

Hình 1.3: Các công trình tiềm năng để ứng dụng máy lạnh hấp thụ

1.2 Tiềm năng ứng dụng của máy lạnh hấp thụ

Theo số liệu của Viện lạnh quốc tế, có khoảng hơn 15% lượng điện năng trên toàn thế giới
được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về điều hòa không khí. Nước ta đang phải đối mặt với tình

7
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

trạng nguồn điện sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (nhất là vào mùa khô, tình trạng
thiếu điện xảy ra thường xuyên). Trong khi đó, những công trình xây dựng lớn ở nước ta, hệ thống
điều hòa không khí (máy lạnh) trung tâm tiêu tốn trung bình 50% lượng điện năng tiêu thụ của cả
công trình nhưng đến giờ hầu như vẫn sử dụng máy lạnh chạy điện. Phụ tải điện sẽ giảm mạnh nếu
sử dụng máy lạnh hấp thụ chạy bằng các nguồn nhiệt thải, dầu diesel, khí đốt….

Hiện nay trong xu thế hợp lý hóa việc sử dụng năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả,
người ta đang tìm cách thực hiện các biện pháp cogeneration. Chính vì vậy mà máy lạnh hấp thụ
là một phương án kỹ thuật rất thích hợp cho mục đích này.

“Nguồn: BE_YPC_Res_Absorption Guide_013”


Hình 1.4: Các lĩnh vực ứng dụng máy lạnh hấp thụ

Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu về điều hòa không khí, cũng như là lạnh công
nghiệp phát triền không ngừng nghĩ, cũng chính vì lý do đó mà sự ô nhiễm môi trường đang ngày

8
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

càng trầm trọng hơn. Trong đó có sự phá hủy tầng ozôn, mà một trong số nguyên nhân gây ra là
việc sử dụng máy nén hơi có sử dụng môi chất lạnh Freon. Bởi vậy nếu ta có thể thay thế máy lạnh
có máy nén hơi bằng máy lạnh hấp thụ thì trong tương lai sẽ có thể giảm bớt được rất nhiều sự ô
nhiễm môi trường cũng như việc góp phần bảo vệ tầng ozôn của chúng ta.

Vậy với các tính năng bảo vệ môi trường, tiết kiệm được năng lượng và tận dụng được các
nguồn nhiệt thải thì máy lạnh hấp thụ được nhận định sẽ là loại máy lạnh của tương lai và có triền
vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

1.3 Tình hình sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới và tại Việt Nam

Máy lạnh hấp thụ được nghiên cứu bởi một người Pháp tên là Ferdinand Philippe Edouard
Carré vào giữa thế kỹ 19 và bằng sáng chế đầu tiền về máy lạnh hấp thụ được cấp vào năm 1859,
hệ thống máy lạnh hấp thụ đầu tiên ra đời vào năm 1860. Nó được phát triển tại Mỹ vào những
thập niên 60 và 70, và sau đó là phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc...
Ngày nay máy lạnh hấp thụ đang ngày càng phổ biến hơn ở những nước phát triển. Các máy lạnh
hấp thụ lớn, hiệu suất cao, sử dụng dung dịch H20-LiBr hiện đang sử dụng nhiều ở hai cường quốc
lớn là Trung Quốc và Nhật Bản.

Bảng 1.1: Tỷ lệ các kiểu chiller của thế giới và 4 nước đứng đầu nằm 2002
Kiểu chiller Thế giới Mỹ Trung Quốc Nhật Bản Ý

% % % % %

Hấp thụ > 350kW 14 5 44 38 1

Tuabin 22 49 13 17 5

Pittong, xoắn ốc, trục vít. 64 46 43 45 94

Trong đó: <100 kW 16 2 22 15 62

>100 kW 48 44 21 30 32

Tổng cộng 100 100 100 100 100

9
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

1.3.1 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ trên thế giới

Trung tâm hội nghị thế vận hội olympic Bắc Kinh 2008

• Sử dụng 2 máy phát điện chạy gas, dầu GE JENBACHER


JMS312GS
• Sử dụng 2 chiller hấp thụ loại đốt nhiên liêu (gas, dầu ) trực
tiếp H2O-LiBr của hãng Shuagliang
Công suất điện cung cấp: 2×512KW
• Năng suất lạnh cung cấp: 2×3940KW
• Năng suất nhiệt nóng cung cấp: 7103KW

Công trình sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia)


• Khởi công giai đoạn 1 năm 1997. Do công ty Shinryo thiết kế thi công với năng suất lạnh thiết
kế là 35000 RT( tấn lạnh).
• Công suất lắp đặt hiện tại là 12x2500 RT, sử dụng chiller hấp thụ double effect chạy bằng hơi
nước.
• Đây là dự án kết hợp phát điện và cung cấp lạnh cho sân bay

10
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Công trình sân bay quốc tế Suvarnabhumi (Thái Lan): Dự án kết hợp phát điện và
cung cấp nước lạnh, nước nóng cho sân bay và khu vực lân cận.
• Công suất máy phát tua bin khí : 2 x 22MW
• Năng suất lò hơi thu hồi nhiệt : 42,5 T/h
• Công suất máy phát tua bin hơi thu hồi nhiệt : 12MW
• Công suất lò hơi chạy gas : 2 x 18T/h + 2 x 20t/h
• Năng suất lạnh máy lạnh hấp thụ:
8 x 2100 RT ( Single Effect )
2 x 2100 RT + 2 x 2310 RT + 2 x 1970 RT + 3 x 1500 RT ( double effect )

Hình 1.5: Sơ đồ kết nối công trình sân bay quốc tế Suvarnabhumi (Thái Lan).

11
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Máy lạnh và hệ thống sưởi ấm dùng năng lượng mặt trời lắp dặt ở tòa nhà văn phòng
Hightext/Solarnext, Rimsting, Ðức.

• Hệ thống sử dụng 37m2 tấm pin mặt trời phẳng, và 34m2 bộ thu thủy tinh chân không.

• Sử dụng hệ thống đốt dầu để cung cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ EAW Wegracal SE 15 có công
suất 15 kW.

1.3.2 Một số dự án sử dụng máy lạnh hấp thụ tại Việt Nam

Ở Việt Nam do giá thành quá cao nên máy lạnh hấp thụ chưa được sử dụng nhiều, việc tính
toán thiết kế máy lạnh hấp thụ chưa thực sự được chú ý. Hiện tại có hai khách sạn năm sao ở thành
phố Hồ Chí Minh dùng các tủ lạnh hấp thụ Elextrolux gas NH3 chạy bằng dây điện trở, Bộ môn
công nghệ Nhiệt -Lạnh trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh có một máy lạnh hấp
thụ NH3-H20 phục vụ cho công việc nghiên cứu thí nghiệm, còn hệ thống điều hòa không khí trung
tâm thì có các nhà máy như công ty dệt Việt Thắng, nhà máy bột ngột VEDAN, nhà máy nhiệt điện
Hiệp Phước, công ty Honda Vĩnh Phúc, Siêu thị Cora Đồng Nai…dùng máy lạnh hấp thụ H20-LiBr
đốt dầu, khí đốt hoặc tận dụng nhiệt khói thải của cụm máy phát điện,…

Bên cạnh đó cũng có các đề tài nghiên cứu và mô hình thực nghiệm của nhiều nghiên cứu sinh,
các đề Thạc sĩ…

12
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Luận văn Thạc sĩ của cô Nguyễn Thị Minh Trinh: “nghiên cứu sử dụng nhiệt thải từ các động
cơ đốt trong của trạm phát điện Phú Quốc để sản xuất nước đá bằng máy lạnh hấp thụ NH3- H20”
đã được bảo vệ vào năm 2008 do PGS. TS Trần Thanh Kỳ hướng dẫn”.

Luận văn Thạc sĩ của thầy Võ Kiến Quốc: “nghiên cứu thực nghiệm collector mặc trời cấp
nhiệt cho máy lạnh hấp thụ NH3- H20 loại gián đoạn để sản xuất nước đá” đã bảo vệ năm 2006 do
GS. TS Lê Chí Hiệp hướng dẫn.

Luận văn Thạc sĩ của thầy Đặng Thế Hùng (Đại học Bách Khoa Hà Nội): “nghiên cứu thiết
kế, chế tạo mô hình máy lạnh hấp thụ NH3- H20 sử dụng năng lượng mặt trời và nhiệt thải”. Tác
giả đã chế tạo thành công mô hình máy lạnh hấp thụ NH3- H20 có công suất 2,63 kW sử dụng năng
lượng mặt trời kết hợp với nguồn nhiệt thải.

Hình 1.6: Mô hình máy lạnh hấp thụ của thầy Đặng Thế Hùng

13
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Luận văn Thạc sĩ thầy Trần Ngọc Lân: “nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời để làm
lạnh”

Hình 1.7: Máy lạnh hấp thụ sử dụng năng lượng mặt trời để làm đá có công suất 2kg/ngày

1.4 Nguyên lí làm việc của máy lạnh hấp thụ H20-LiBr

Như đã biết, dung dịch làm việc trong máy lạnh hấp thụ được hòa trộn từ hai chất thuần khiết
khác nhau, hai chất này phải không có phản ứng hóa học với nhau và phải có nhiệt độ sôi khá cách
biệt nhau khi ở cùng một áp suất. Trong đó một chất giữ vai trò là môi chất lạnh, còn chất kia giữ
vai trò là chất hấp thụ. Trong trường hợp máy lạnh hấp sử dụng dung dịch H20- LiBr thì tác nhân
lạnh là H20 còn chất hấp thụ là LiBr. Máy lạnh hấp thụ sử dụng dung dịch H20-LiBr chỉ có thể làm
lạnh xuống 00C nên chủ yếu được sử dụng trong kĩ thuật điều hòa không khí. Còn trong lĩnh vực
làm lạnh sâu và lạnh công nghiệp thì chủ yếu người ta dùng dung dịch NH3- H20, trong đó NH3 giữ
vai trò là môi chất lạnh còn H20 giữ vai trò là chất hấp thụ.

14
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Cần chú ý, dung dịch H20- LiBr là loại hòa trộn có giới hạn. Khi sử dụng máy lạnh hấp thụ làm
việc với dung dịch H20- LiBr, ta cần phải đảm bảo các biến đổi trạng thái của dung dịch không
được vượt quá đường kết tinh (Crystallization line). Vì vậy phải thiết kế và vận hành sao cho các
biến đổi trạng thái của dung dịch trong quá trình làm việc không quá gần trạng thái có khả năng bị
kết tủa.

Bảng 1.2: Tính chất của dung dịch H20- LiBr


Dung dịch Tính chất
H20- LiBr H2 0 - Ẩn nhiệt hóa hơi rất cao
- Độ nhớt khả nhỏ.
- Áp suất làm việc rất thấp.
- Cần lưu ý đến khả năng đông đặc.
LiBr - Là một chất bột trắng có vị đắng, có độ PH trung
tính, không cháy.
- Khá ổn định ở điều kiện bình thường.
- Có điểm nóng chảy và điểm sôi lần lượt là 5470C
và 12650C.
- Là chất hút ẩm rất tốt.
- Độ nhớt khá nhỏ.
- Có thể hòa tan trong nước, alcohol và glycol.
- Khối lướng mol là 86,84.
- Không bị kéo theo môi chất lạnh khi sôi.
Dung dịch - Không độc hại.
- Cần lưu ý hiện tượng kết tinh.
- Khả năng hòa trộn giữa môi chất lạnh và chất hấp
thụ rất tốt trong vùng không kết tinh.
“Nguồn: [2]”

Nguyên lý hoạt động: Nhiệt được cấp vào bình phát sinh, tại đây dung dịch sẽ sôi và bay hơi.
Ở điều kiện áp suất như nhau, do nước có nhiệt độ sôi thấp hơi khá đáng kể so với LiBr nên trong
thực tế chỉ có hơi nước bay ra khỏi bình phát sinh, dung dịch còn lại trong bình phát sinh sẽ trở nên
đậm đặc hơn. Hơi nước ra khỏi bình phát sinh có trạng thái hơi quá nhiệt. Tại bình ngưng tụ, hơi
nước quá nhiệt sẽ nhả nhiệt cho nước làm mát để trở thành trạng thái lỏng sôi. Nước ở trạng thái
lỏng sôi sẽ qua cơ cấu giảm áp để đi vào bình bốc hơi. Hơi nước đi vào bình bốc hơi sẽ có trạng
thái hơi bảo hòa ẩm. Tại đây, hơi nước sẽ nhận nhiệt từ nước cần làm lạnh để sôi và bay hơi. Hơi
nước ra khỏi bình bốc hơi có trạng thái hơi bảo hòa khô và tiếp tục cho qua bình hấp thụ. Tại đây

15
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

hơi nước được hấp thụ bởi dung dịch đậm đặc trở về từ bình phát sinh, vì thế dung dịch ở đầu ra
của bình hấp thụ có nồng độ loãng hơn. Dung dịch loãng này được bơm ngược trờ lại bình phát
sinh để cân bằng nồng độ dung dịch trong cả quá trình, kết thúc một chu trình làm việc.

Hình 1.8: Chu trình cơ bản của máy lạnh hấp thụ

1.4.1 Máy lạnh hấp thụ loại Single Effect

Đối với máy lạnh hấp thụ H20-LiBr loại Single Effect không nên cấp nhiệt bằng những nguồn
nhiệt có nhiệt thế cao, lý do là các máy lạnh loại này không có khả năng khai thác hiệu quả exergy
của nguồn nhiệt. Để vận hành các sơ đồ loại Single Effect, nguồn nhiệt cấp vào nên trong khoảng
1000C đến 1100C, thông thường người ta dùng nước nóng hoặc hơi nước ở áp suất thấp. Do đó kiểu
sơ đồ loại này rất thích với những nơi sẵn có nguồn hơi nước hoặc tận dụng các nguồn nhiệt thải,
nhiên liệu rẻ tiền, sử dụng tấm collector bức xạ mặt trời để chạy máy lạnh hấp thụ. Các nguồn nhiệt
đó được sử dụng để đun nóng nước và sử dụng nước nóng này để chạy máy lạnh hấp thụ.

16
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý của máy lạnh hấp thụ loại Single Effect

Khi nghiên cứu máy lạnh hấp thụ ta thấy rằng hệ số COP rất nhạy với nhiệt độ của nguồn nhiệt
cấp vào bình phát sinh. Về nguyên tắc, khi nhiệt độ nguồn nhiệt cấp vào gia tăng thì hệ số COP
cũng tăng theo. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tính không thuận nghịch của quá trình trao đổi nhiệt
nên đặc điểm này bị hạn chế rất nhiều. Đối với máy lạnh hấp thụ kiểu Single Effect, mức độ không
thuận nghịch của quá trình trao đổi nhiệt là khá cao. Vì vậy mà khi tăng nhiệt độ nguồn nhiệt cấp
vào bình phát sinh thì hệ số COP tăng theo rất chậm, thường COP của máy lạnh hấp thu kiểu Single
Effect không vượt quá 0,76. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu ra máy lạnh hấp
thụ kiểu Double Effect. 0

17
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

1.4.2 Máy lạnh hấp thụ loại Double Effect

Máy lạnh hấp thụ H2O-LiBr kiểu Double Effect cấp nhiệt bằng khí đốt và hơi nước đang và
được nhiều hãng sản xuất máy lạnh hấp thụ trên thế giới nghiên cứu và cải tiến để đem lại nhiều
hiệu quả hơn cho người sử dụng nói riêng và công cuộc bảo vệ môi trường nói chung. Vì vậy máy
lạnh hấp thụ loại Double Effect được sử dụng rộng rãi và có thể cạnh tranh được với các loại máy
lạnh khác.

Hình 1.10: Sơ đồ nguyên lý máy lạnh hấp thụ loại Double Effect

Về nguyên lý làm việc, máy lạnh hấp thụ kiểu Double Effect không khác nhiều so với máy lạnh
hấp thụ kiểu Single Effect. Nó cũng bao gồm bình phát sinh, bình ngưng tụ, bình bốc hơi, bình hấp
thụ, chỉ khác ở đây là hệ thống có thêm một bình trung gian gọi là bình phát sinh/ ngưng tụ (bình
AB). Hơi nước sau khi đi ra khỏi bình phát sinh được dẫn qua bình AB, lượng hơi nước này sẽ nhả
nhiệt và ngưng tụ. Lượng nhiệt đó được sử dụng để làm nóng dung dịch trong bình AB, như vậy
có một lượng hơi nước nữa sinh ra và đi đến bình ngưng tụ. So với chu trình máy lạnh hấp thụ kiểu
Single Effect, chu trình này được lợi thêm một lượng hơi nước nữa sinh ra từ bình AB mà không
phải cung cấp thêm nhiệt lượng từ bên ngoài. Trong bình AB xảy ra 2 quá trình phát sinh và ngưng
tụ đồng thời. Quá trình làm lạnh nước cũng được thực hiện ở bình bốc hơi khi hơi nước từ bình

18
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

ngưng tụ qua van giảm áp giãn nở và bay hơi. Hơi nước nhận nhiệt từ nước cần làm lạnh để chuyển
từ trạng thái hơi bão hòa ẩm sang trạng thái hơi bão hòa hóa khô.

Khi chú ý tới cách cấp dịch vào bình phát sinh và bình phát sinh/ ngưng tụ, các sơ đồ máy lạnh
hấp thụ Double Effect được chia làm hai loại là sơ đồ cấp dịch nối tiếp và sơ đồ cấp dịch song
song.

“Nguồn [1]”

Hình 1.11: Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch nối tiếp, dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh A

Trong sơ đồ cấp dịch nối tiếp, dịch loãng từ bình hấp thụ D sẽ được bơm vào bình phát sinh A.
Bình phát sinh A và bình phát sinh / ngưng tụ AB là 2 bình thông nhau nên ban đầu nồng độ dung
dịch của hai bình là như nhau. Ở bình phát sinh / ngưng tụ AB do nhận thêm một nhiệt lượng do
hơi nước sinh ra từ bình phát sinh ngưng tụ nên sẽ có một lượng hơi nước bốc hơi nữa làm cho
nồng độ dung dịch phía bình phát sinh / ngưng tụ cao hơn bình phát sinh. Do đó dung dịch sẽ chảy
từ bình phát sinh A sang bình phát sinh / ngưng tụ AB một cách tự nhiên. Để gia tăng hiệu quả trao
đổi năng lượng, người ta bố trí thêm bộ trao đổi nhiệt HE1 và HE2.

19
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hệ thống làm việc với ba mức áp suất khác nhau. Áp suất trong bình phát sinh và bộ trao đổi
nhiệt đặt trong bình phát sinh có giá trị lớn nhất gọi là PA. Áp suất trong bình phát sinh / ngưng tụ
AB và ngưng tụ B có giá trị trung gian gọi là Pk. Áp suất trong bình bốc hơi và bình hấp thụ có giá
trị thấp nhất gọi là P0.

Về mặt nhiệt độ, nhiệt độ làm việc trong bình phát sinh A có giá trị lớn nhất tiếp đến là nhiệt
độ làm việc trong bình trung gian AB, nhiệt độ làm việc trong bình ngưng tụ, nhiệt độ làm việc
trong bình hấp thụ và cuối cùng là nhiệt độ làm việc trong bình bốc hơi.

Về mặt nồng độ dung dịch, nồng độ dung dịch được xếp thành ba mức. Nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh / ngưng tụ về bình hấp thụ có giá trị lớn nhất, kế đền là nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh A đi vào bình phát sinh / ngưng tụ. Nồng độ dung dịch từ bình hấp thụ quay về
bình phát sinh A có giá trị nhỏ nhất.

“Nguồn [1]”

Hình 1.12 Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch nối tiếp, dung dịch loãng cấp vào bình phát
sinh / ngưng tụ AB

20
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong trường hợp này thay vì cấp dung dịch loãng cho bình phát sinh A thì người ta cấp dung
dịch loãng cho bình phát sinh / ngưng tụ AB, và họ dùng thêm một bơm để bơm dung dịch từ bình
phát sinh / ngưng tụ AB sang bình phát sinh A.

Hệ thống làm việc với ba mức áp suất khác nhau. Áp suất trong bình phát sinh và bộ trao đổi
nhiệt đặt trong bình phát sinh có giá trị lớn nhất gọi là PA. Áp suất trong bình phát sinh / ngưng tụ
AB và ngưng tụ có giá trị trung gian gọi là Pk. Áp suất trong bình bốc hơi và bình hấp thụ có giá
trị thấp nhất gọi là P0.

Về mặt nhiệt độ, nhiệt độ làm việc trong bình phát sinh A có giá trị lớn nhất tiếp đến là nhiệt
độ làm việc trong bình trung gian AB, nhiệt độ làm việc trong bình ngưng tụ, nhiệt độ làm việc
trong bình hấp thụ và cuối cùng là nhiệt độ làm việc trong bình bốc hơi.

Về mặt nồng độ dung dịch, nồng độ dung dịch được xếp thành ba mức. Nồng độ dung dịch ra
khỏi bình phát sinh A về bình hấp thụ có giá trị lớn nhất, kế đền là nồng độ dung dịch ra khỏi bình
phát sinh / ngưng tụ đi vào bình phát sinh A. Nồng độ dung dịch từ bình hấp thụ quay về bình phát
sinh / ngưng tụ có giá trị nhỏ nhất.

“Nguồn [1]”

Hình 1.13 Máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp dịch song song
21
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong trường hợp này, dung dịch loãng từ bình hấp thụ D được cấp đồng thời vào bình phát
sinh A và bình phát sinh ngưng tụ AB. Dung dịch đậm đặc về bình hấp thụ cũng được cấp đồng
thời từ bình phát sinh A và bình phát sinh / ngưng tụ AB.

Sơ đồ loại cấp dịch song song phù hợp với các hệ thống có năng suất lạnh lớn. Trong sơ đồ cấp
dịch kiểu song song, lượng dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh giảm đi đáng kể so với các
phương án cấp dịch nối tiếp. Điều này giúp giảm đi một lượng nhiệt tiêu tốn để đưa dung dịch
loãng từ giá trị nhiệt độ ban đầu đền nhiệt độ có thể sôi và bay hơi.

Về mặt áp suất và nhiệt độ thì loại Double Effect cấp dịch song song giống với hai loại nêu
trên.

Ta thấy với cùng mức nhiệt độ như nhau thì ta có hệ số COP của sơ đồ cấp dịch song song là
lớn nhất. Về hiệu quả sử dụng năng lượng cũng cao hơn trường hợp cấp dịch nối tiếp.

1.4.3 Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect

Tương tự như máy lạnh hấp thụ loại Double Effect, máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect được
chế tạo nhằm tận dụng tốt hơn exercy của nguồn nhiệt có nhiệt thế cao. Về nguyên tắt hệ số COP
sẽ tăng dần từ Single Effect tới Double Effect tồi đến Triple Effect. Các nguyên cứu thực tế chỉ ra
rằng hệ số COP của máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect biến đổi trong khoảng từ 1,3 đến 1,7. Tuy
nhiên để có được hiệu suất đó thì cần phải có biện pháp kỹ thuật hiệu quả để nâng cao hệ số COP
nên hệ thống đòi hỏi kết cấu phức tạp. Bên cạnh đó hệ thống làm việc với nhiệt độ cao nên cần
phải chọn vật liệu chế tạo có tính chống ăn mòn tốt. Vì thế máy lạnh hấp thị kiểu Triple Effect vẫn
chưa được sử dụng rộng rãi.

Về nguyên lý hoạt động thì máy lạnh hấp thụ kiểu Triple Effect khá giống với Double Effect,
nó có thêm một bình phát sinh /ngưng tụ. Dưới tác động của nguồn nhiệt cấp từ bên ngoài, dung
dịch trong bình phát sinh A sẽ sôi và một lượng hơi nước sẽ được phát sinh. Lượng hơi nước này
sẽ được đến bình phát sinh / ngưng tụ AB1. Ở bình phát sinh / ngưng tụ AB1, nhiệt lượng ngưng tụ
do lượng hơi nước này nhả ra sẽ được dùng để làm sôi dung dịch đang chứa trong bình AB1, do đó
sẽ có một lượng hơi nước khác phát sinh từ bình AB1. Lượng hơi nước bay ra từ bình AB1 sẽ được
đưa vào bình phát sinh / ngưng tụ AB2. Ở bình AB2 lượng hơi nước này được cho đi qua bộ ngưng

22
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

tụ N2, nhiệt lượng nhả ra do sự ngưng tụ của lượng hơi nước này tiếp tục được dùng để làm sôi
dung dịch chứa trong bình AB2 và từ đó lại có một lượng hơi nước nữa phát sinh ra.

Hình 1.14 Máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect


Tương tự như loại Double Effect thì kiểu Triple Effect cũng có sơ đồ cấp dung dịch song song
và cấp dung dịch nối tiếp.

1.4.4 Máy lạnh hấp thụ loại Half-Effect

So với các MLHT H20-LiBr loại Double Effect và Triple Effect, nhiệt độ nguồn nhiệt cấp vào
máy lạnh hấp thụ H20-LiBr loại Single Effect không cần và không nên quá cao, chỉ vào khoảng
1000C đến 1100C là đủ. Tuy nhiên mặc dù vậy không phải lúc nào ta cũng có thể có được các nguồn
nhiệt ở mức độ này. Thực tế cho thấy, những nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp thường khá phổ biến, ví
dụ như các nguồn nhiệt thải từ các nhà máy thuộc loại công nghiệp nhẹ và nhiệt lượng nhận được
từ các collector mặt trời loại thông thường. Để có thể khai thác các nguồn nhiệt thế thấp nhầm đáp
ứng các nhu cầu về lạnh và điều hòa không khí, các nhà nguyên cứu đề xuất thêm sơ đồ loại Half-
Effect

Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của máy lạnh hấp thụ Half-effect cũng giống như nguyên lý
hoạt động của các sơ đồ loại Single Effect. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hơi tác nhân lạnh bay
ra từ bình phát sinh A1 được cấp trực tiếp vào bình hấp thụ D2 thay vì cho ngưng tụ rồi cấp vào
bình bốc hơi như cách thông thường. Ở bình hấp thụ D2, người ta dùng dung dịch có nồng độ cao

23
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

quay về từ bình phát sinh A2 để hấp thụ lượng tác nhân lạnh đến từ bình phát sinh A1. Dung dịch
loãng từ bình hấp thụ D2 được bơm dung dịch đến bình phát sinh A2 để sôi và bay hơi. Lượng hơi
tác nhân lạnh bay ra từ bình phát sinh A2 được cho đi qua bình ngưng tụ B rồi đi vào bình bốc hơi
C. Từ bình bốc hơi C, hơi tác nhân lạnh được cho đi vào bình hấp thụ D1 và được hấp thụ bởi dung
dịch có nồng độ cao quay về từ bình phát sinh A1. Dung dịch loãng từ bình hấp thụ D1 được bơm
dung dịch đưa đến bình phát sinh A1 để sôi, bay hơi và tiếp tục chu trình mới.

Hình 1.15 Sơ đồ máy lạnh hấp thụ H20- LiBr loại Half- Effect

24
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH SÂN BAY


LONG THÀNH
2.1 Bối cảnh ra đời dự án

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP Hồ
Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự
kiến đạt 20-22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân
bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các
hoạt động dân sự và quân sự, sau chiến tranh mới được chuyển sang mục đích dân sự. Vị trí sân
bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng
và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây
sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.

Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng
trưởng lượng khách vào khoảng 15-20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội
đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng
chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy
rằng, cần phải có 1 sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung
chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1
sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân
bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt
cao điểm như Tết Nguyên Đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp
nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự
báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%-
20% mỗi năm.

Chính vì vậy sân bay Long Thành là một dự án trọng điểm của quốc gia cần được triền khai
nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Không chỉ vậy sân bay
Long Thành còn có thể đem lại một nguồn ngân sách rất lớn cho quốc gia và đưa đất nước ta lên
một tầm cở mới trên thế giới với dự án sân bay Long Thành tầm cở khu vực và thế giới.

25
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2.2 Vị trí và đặc điểm chung của công trình

Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại 6 xã Long An, Bình
Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km theo hướng Đông, cách Biên Hoà 30 km theo hướng Đông
Đông Nam, cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành, cách Cửa ngõ vào Thành phố Công nghiệp
Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận Tp HCM) 5 km và cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km.

Sân bay Long Thành là một sân bay có quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác
trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ
Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không và là 1 thủ
phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các
chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là 1 khu trung tâm dịch
vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa
máy bay v.v... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát
triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen
Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3-5% GDP cả nước

Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng
lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc
nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm
nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung
chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.

Theo Quy hoạch tổng thể, sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu
chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m), có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng
cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm. Diện tích đất
quanh sân bay vào khoảng 25.000ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào
khoảng 5.000ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng
không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo
tiểu chuẩn củaTổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.

26
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.1: Vị trí sân bay Long Thành

2.3 Các thông số kỹ thuật chung của dự án

Sau khi hoàn thành, sân bay này có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài
4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing
747, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/1 năm. Nhà
ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/1 năm. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong
đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân
bay Long Thành sẽ là 1 Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long
Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiểu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng
Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 5,45 tỷ USD. Chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền
Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo
3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050 và sau 2050. Hiện tại, quy hoạch dự án
đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm
2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký.

27
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2.4 Các giai đoạn phát triển

Việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn.

Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương
16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng
(tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).

Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2019, hoàn thành
vào năm 2022 và đầu năm 2023 đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Giai đoạn 1: sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ
đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư
của giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ
hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.

Giai đoạn 2: tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành
khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3: sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm
và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Quy hoạch Kết nối giao thông: để phát huy hiệu quả Cảng hàng không quốc tế Long Thành,
Bộ Giao thông Vận tải và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch kết nối giao
thông với sân bay Long Thành bao gồm: đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành, đường cao tốc
Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống đường Vành đai 3, Vành đai 4, Tỉnh lộ 25 C, đường Tôn
Đức Thắng được thi công mở rộng lên đến 8 làn xe và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2012.

2.5 Kiến trúc sân bay Long Thành

Các phương án thiết kế cho sân bay Long Thành đều mang đậm chất Việt Nam. Có nhiều nhà
thầu cả trong nước và ngoài nước đã tham gia vào thiết kế sân bay Long Thành. Cuối cùng có 9
bản thiết kế gây ấn tượng và được đưa ra xem xét và bình chọn, tất cả các thiết kế đều lấy ý tưởng
gần gũi với văn hóa, phong tục, nét đẹp của Việt Nam như biểu tượng hoa sen, cây tre, con chim
sẻ, cây cọ nước…

28
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Quá trình lấy kiến bình chọn thiết kế được diễn ra ở 4 tỉnh, thành phố: Cụ thể là tại Hà Nội, lấy
ý kiến tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam từ ngày 28/11/2016 đến ngày
12/12/2016; Tại TP. Đà Nẵng, từ ngày 16/12/2016 đến ngày 25/12/2016; Tại Đồng Nai, từ ngày
28/12/2016 đến 11/01/2017. Tại TPHCM - lấy ý kiến từ 13/01/2017 đến 23/01/2017.

29
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.2: Các phương án thiết kế sân bay Long Thành


Sau khi lấy ý kiến từ cộng đồng dân cư ở Hà Nội, Đồng Nai, TPHCM, Đà Nẵng và các hội
nghề nghiệp như: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tổng hội
Xây dựng Việt Nam, Hội Khoa học và công nghệ Việt Nam...Ngày 22-9/2017, Bộ Giao thông vận
tải và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã tổ chức trao giải cuộc thi thiết kế kiến
trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo đó, ban tổ chức đã trao đồng giải nhất cho 3 thiết kế là: thiết kế cách điệu hình Lá dừa
nước (LT07); Hoa sen (LT03) và Vật liệu tre (LT04). Trị giá mỗi giải thưởng là 15.000 USD.

30
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.3: Trao 3 đồng giải nhất cho các đơn vị thiết kế
Trước khi báo cáo và nhận được sự thống nhất của Thường trực Chính phủ, Bộ GTVT đã thành
lập Tổ tư vấn lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách CHK quốc tế Long Thành
theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Tổ tư vấn gồm 26 chuyên gia đến từ các Bộ,
ngành và hội nghề nghiệp liên quan, do Cục trưởng Cục Hàng không VN là Tổ trưởng được thành
lập.
Đến ngày 7/4/2017, Tổ tư vấn đã tiến hành bỏ phiếu chọn 1 trong 3 phương án thiết kế kiến
trúc đã được Hội đồng thi tuyển kiến trúc CHK quốc tế Long Thành lựa chọn trước đó. Theo đó,
phương án LT-03 (lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu) của tư vấn Heerim Architects &
Planners Co.Ltd (Hàn Quốc) đạt 13 phiếu chọn (tỉ lệ 59,09%), vượt qua 2 phương án còn lại để
dẫn đầu trong danh sách và được Tổ tư vấn thống nhất lựa chọn. Trong khi đó phương án LT-04
(lấy ý tưởng nội thất chính là sử dụng vật liệu tre) của Liên danh Japan Airport Consultants Inc -
ADP Ingeniere - Shigeru Ban Architects (Nhật Bản và Pháp) đạt 6 phiếu bầu chọn (tỉ lệ 27,27%).
Phương án LT-07 (lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cọ, dừa nước) của Liên danh CPG Consultants Pte.
Ltd -PAE Limited - Azusa Sekkei (Singapore - Việt Nam - Nhật Bản) đạt 3 phiếu bầu chọn (tỉ lệ
13,64%).

31
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Sáng ngày (19/7/2017), Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa chủ trì
buổi làm việc của Ban cán sự đảng Bộ GTVT, họp bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc
chốt phương án kiến trúc nhà ga hành khách CHK quốc tế Long Thành. Thông qua buổi họp, với
thiết kế LT- 03 (lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu) đến từ nhà tư vấn Heerim Architects &
Planners Co.Ltd (Hàn Quốc) đã được chốt làm phương án xây dựng cho sân bay Quốc tế Long
Thành.

Hình 2.4: Ban cán sự đảng Bộ GTVT họp bàn, thống nhất lựa chọn phương án thiết kế nhà ga hành khách
sân bay Long Thành

Hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế,
mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, cảnh quan bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực quầy làm thủ
tục.

Hình khối khu vực nhà ga chính (mái) là những cánh hoa sen lớn, mang lại cho du khách quốc
tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.

32
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.5: Phương án được chốt để xây dựng sân bay Long Thành

33
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.6: Không gian bên trong của thiết kế hoa sen

2.6 Đặc điểm khí hậu của vùng xây dựng công trình

Công trình được xây dựng tại huyện Long Thành, nằm ở khu vực phía Nam nước Việt Nam,
mỗi năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô, vào mùa khô khu vực phía Nam nhận được một lượng
bức xạ mặt trời khá lớn. Tuy vậy nhưng vì hai mùa này không chênh lệch nhau nhiều về sự biến
đổi thời tiết, khí hậu nên khi tính toán ta chỉ cần tính toán cho mùa khô.

Huyện Long Thành có tọa độ là 10°45′40″B 107°00′18″Đ và nằm gần xích đạo, gần biển Đông
nên nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Khí hậu Long Thành là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 240C- 320C, độ ẩm trung bình trong hàng tháng từ 70-
80%.

Thời gian có nắng trung bình ở Đồng Nai chiếm khoảng 45 - 65% độ dài ban ngày (từ 4 - 9,5
giờ/ngày). Ngày có giờ nắng cao nhất cũng không vượt quá 11,5 giờ (trong mùa khô). Ngược lại
trong mùa mưa có thể nhiều ngày hoàn toàn không có nắng.

34
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Tổng giờ nắng hàng năm đạt từ 2500 - 2860 giờ. Thời gian có nắng tương đối ít chênh lệch
trong mùa vụ sản xuất, nhưng khá chênh lệch giữa hai mùa khí hậu: mùa mưa và mùa khô.

Bức xạ mặt trời đến mặt đất bị nhiều nhân tố chí phối: vĩ độ địa lý (quyết định độ cao mặt trời)
và độ vẩn đục khí quyển (hơi nước và bụi). Do Đồng Nai nằm ở vùng vĩ độ thấp cho nên năng
lượng bức xạ nhận được khá cao. Tổng năng lượng bức xạ trung bình hàng năm nhận được khoảng
110- 120 kcal/ cm2 và phân bố khá đều qua các tháng. Tháng 12 nhỏ nhất là 7,5- 8,5 kcal/cm2.
Tháng 4 cao nhất là 13,5 kcal/cm2.

2.7 Điều kiện thiết kế

2.7.1 Điều kiện thiết kế ngoài công trình

Công trình được xây dựng với mục đích là điều hòa không gian nhà ga, các khu khu văn phòng,
các nhà hàng, shopping… do đó ta sử dụng hệ thống điều hòa không khí cấp 3 duy trì được các
thông số trong nhà ở một phạm vi cho phép với độ sai lệch không quá 400h một năm.

Công trình thuộc Long Thành- Đồng Nai nên ta chọn thông số tính toán ngoài trời cụ thể như
sau:

• Nhiệt độ tính toán: tn= 320C


• Độ ẩm tính toán:  N = 75 %
Từ các thông số trên ta tra đồ thị t-d để tìm các thông số còn lại:
• Enthalpy: IN= 75 kJ/kg
• Nhiệt độ ước: ttw= 26 0C
• Nhiệt độ đọng sương: tds= 20,4 0C
• Độ chứa hơi: dn= 21,5 g/kgkk

2.7.2 Điều kiện thiết kế trong công trình

Ta chọn thông số thiết kế trong nhà như sau:


• Nhiệt độ điều hòa trong phòng: tt= 260C
• Độ ẩm tương đối trong phòng: t = 60%
Từ các thông số trên ta tra đồ thị t- d ta tìm được các thông số còn lại là:

35
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

• Enthalpy: IN= 46 kJ/kg


• Nhiệt độ ước: ttw= 17,5 0C
• Nhiệt độ đọng sương: tds= 14 0C
• Độ chứa hơi: dn= 12,7 g/kgkk

2.8 Đặc điểm và kết cấu công trình

Lấy ý tưởng từ hình ảnh bông sen cánh điệu để thiết kế cho toàn khung cảnh sân bay.
Sân bay được thiết kế với 4 nhà ga hàng khách và được xây dựng qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1
dự kiến sẽ hoàn thành 1 nhà ga hàng khách trước năm 2025. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng thêm 1 nhà
ga hàng khách nữa và cuối cùng vào năm 2035 sẽ hoàn tất giai đoạn 3. Mỗi nhà ga hàng khách có
khả năng sử lý 25 triệu hàng khách/ năm.
Bên cạnh các nhà ga hàng khách thì sân bay cũng có các khu ăn uống, nghĩ ngơi, khu điều
hành…
Dựa vào hình ảnh tổng quan về cấu trúc sân bay Long Thành “hình số 2.5.4”, ta thấy sân bay
sẽ có 1 tòa nhà ga chính trung tâm và ba đường luồng để dẫn hàng khách ra máy bay. Theo những
thông tin em tìm kiếm được thì nhà ga chính của sân bay được thiết kế với 4 tầng. Và vì hiện tại
cấu trúc cụ thể của sân bay chưa được công bố, nên em sẽ tham khảo cấu trúc của sân bay
Suvarnabhumi cũng có một nhà ga chính với 4 tầng, để phục vụ cho đề tài của mình.

Hình 2.7: Sân bay Suvarnabhumi và sân bay Long Thành “cấu trúc tổng thể”

36
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Dưới đây là hình ảnh về các tầng và cách bố trí các phòng chức năng của sân bay suvarnabhumi.

Hình 2.8: Tầng 1- suvarnabhumi Hình 2.9: Tầng 2- Suvarnabhumi

Hình 2.10:Tầng 3- Suvarnabhumi Hình 2.11: Tầng 4- Suvarnabhumi

Hình 2.12: Chú thích sân bay Suvarnabhumi

37
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Như vậy với các thông tin trên, ta có thể xác định được các thiết bị chính và các bộ phận chính
của sân bay Long Thành như sau:

Bảng 2.1: Danh sách các phòng và thiết bị của sân bay Long Thành

Bộ phận và thiết bị của các tầng trong sân bay Long Thành
Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3 Tầng 4
- Quầy tiếp tân - Văn phòng điều hành - Văn phòng điều - Văn phòng điều
- Khu vực khách - Quầy tư vấn thông hành hành
vip tinh - Quầy tiếp tân - Quầy thông tin
- Khu mua sấm/ - Quầy tiếp tân - Khu vực khách - Quầy tiếp tân
nhà hàng - Khu vực dành cho vip - Khu vực khách
- Nhà vệ sinh khách vip - Khu mua sấm/ vip
- Thang cuốn - Khu mua sấm/ nhà nhà hàng - Khu kiểm tra hộ
- Thang máy hàng - Nhà vệ sinh chiếu
- Trung tâm y tế - Khu vực dành cho - Thang cuốn - Nhà vệ sinh
- Cổng xe bus khách - Thang máy - Dịch vụ hàng lý
- Khu vực kiểm tra hộ - Khu vực đỗ xe - Thang máy
chiếu - Phòng họp - Thang cuốn
- Nơi khách hàng di - Day room - Quầy hoàn tiền
chuyển thuế VAT
- Nhà vệ sinh - Khu vực kiểm
- Thang máy tra hành chính
- Thang cuốn - Trung tâm ý tế
- Khu vực dịch vụ hành - Day Rooms

Ta thấy với các thiết bị và văn phòng trên, đối với sân bay sẽ luôn hoạt động 24/24 nên điều
kiện thiết kế hệ thống điều hòa sẽ luôn hoạt động 24/24.

2.9 Tình hình ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào sân bay trên thế giới

Một công trình được xây dựng thì không thể nào thiếu một hệ thống điều hòa không khí. Như
đã nói ở trên, hệ thống điều hòa không khí hiện nay được dùng rộng rãi và phổ biến nhất là hệ
thống điều hòa có máy nén hơi, nhưng khi đứng trước yêu cầu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng
lượng như hiện nay, dẫn đến các công trình có quy mô lớn như sân bay đang dần thay thế các hệ
thống điều hòa có máy nén hơi bằng máy lạnh hấp thụ tận dụng các nguồn nhiệt thải từ chính nhà
máy phát điện của sân bay.

38
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trên thế giới đã xuất hiện nhiều sân bay áp dụng điều này tiêu biểu là Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, và đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á cũng đã có áp dụng như Sân Bay Quốc Tế Kuala
Lumpur- Malaysia, sân bay quốc tế Suvarnabhumi- Thái Lan...
Chính vì các yếu tố trên cùng với những người bạn trong khu vực đã làm và thành công với các
dự án mang tầm cỡ quốc tế như thế, thì Việt Nam có và đủ khả năng để có thể sây dựng một sân
bay hiện đại như vậy.

2.9.1 Sân bay quốc tế Kuala Lumpur- Malaysia

Sân bay quốc tế Kuala Lumpur là sân bay quốc tế chính của Malaysia và là một trong những
sân bay lớn ở Đông Nam Á. Nó nằm ở quận Sepang của Selangor , cách trung tâm thành phố Kuala
Lumpur khoảng 45 km.

Kuala Lumpur là sân bay lớn nhất và nhộn nhịp nhất ở Malaysia. Năm 2016, nó đã xử lý
52.643.511 hành khách và 642.558 tấn hàng. Đây là sân bay nhộn nhịp thứ 24 trên thế giới với tổng
lưu lượng hành khách .

Hình 2.13: Sân bay quốc tế Kuala Lumpur

39
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Sân bay quốc tế Kuala Lumpur được thiết kế để xử lý tới 100 triệu hành khách mỗi năm. Bao
gồm tòa nhà ga chính KLIA (MTB) nằm giữa hai đường băng, khu vực sàn của nhà ga bao gồm
390.000 m 2.

Nhằm đáp các nhu cầu về điện năng tiêu và điều hòa không gian sân bay. Nhà thiết kế đã đưa
vào một tổ hợp máy đồng phát gồm một hệ thống nhà máy phát điện và hệ thống làm lạnh chạy
bằng máy lạnh hấp thụ tận dụng hơi thải ra từ nhà máy phát điện.

Bên cạnh đó với việc sử dụng máy lạnh hấp thụ thay cho máy lạnh có máy nén hơi sẽ giúp tiết
kiệm được rất nhiều năng lượng, không thải CO2 gây ô nhiễm môi trường.

Hình 2.14: Hệ thế máy lạnh hấp thụ của sân quốc tế Kuala Lumpur

40
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Hệ thống nhà máy phát điện


- Bao gồm 2 tuabin khí có khả năng sản suất được 2x 20MW
- Hai nhà máy thu hồi nhiệt có công suất: 40 tấn/giờ hơi nước
❖ Hệ thống máy lạnh hấp thụ
- Sân bay Quốc tế kuala Lumpur sử dụng hệ thống máy lạnh hấp thụ sử dụng dung dịch
H2O- LiBr loại Double Effect để hoạt động.
- Hệ thống được thiết kế để sản suất ra nước lạnh ở 60C cung cấp cho toàn bộ cơ sở của
sân bay.
- Hệ thống có tổng công suất là 35.000 tấn lạnh bao gồm 12 cụm máy lạnh hấp thụ loại
Double Effect với công suất là 12x 2500 tấn lạnh.

2.9.2 Sân bay quốc tế Suvarnabhumi

Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi này nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli, tỉnh Samut
Prakan, 25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok.

Đây là sân bay xếp thứ 20 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới và là sân
bay bận rộn thứ 9 ở châu Á. Diện tích là 32,8 km² và ở giai đoạn đầu có thể phục vụ khoảng hơn
45 triệu khách/năm, đến khi hoàn thành có khả năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một
năm.

Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi được trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Trong đó có hệ thống
điều hòa không khí sử dụng nhiệt thải từ tuabin khí. Hệ thống đó bao gồm 1 hệ thống nhà máy phát
điện tuabin khí- hơi và một hệ thống máy lạnh hấp thụ chạy bằng hơi nước sinh ra từ lò hơi thu hồi
nhiệt thải.

❖ Hệ thống nhà máy phát điện


- Bao gồm 3 máy phát điện có tổng công suất là 56 MW, trong đó có 2 máy phát điện
tuabin khí 22 MW x 2 và một máy phát điện tuabin hơi 12 MW.
- Hai nhà máy thu hồi nhiệt có công suất: 42,5 tấn hơi/ giờ x 2
❖ Hệ thống máy lạnh hấp thụ
- Hệ thống máy lạnh hấp thụ cho sân bay Quốc Tế Suvarnabhumi có tổng công suất là
30.000 tấn lạnh. Bao gồm: 2100RT x 8, 2310RT x 2, 1970RT x 2, 1500RT x 3.

41
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.15: Sân bay quốc tế Suvarnabhumi

Hình 2.16: Hệ thống điều hòa của sân bay Suvarnabhumi

42
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2.10 So sánh và nhận định khả năng ứng dụng máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành

Sân bay Long Thành là một dự án trọng điểm của nước ta, với quy mô tầm cỡ quốc tế, hứa hẹn
sẽ là một sân bay đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đi lại, vận chuyển cho người dân trong nước
cũng như là bạn bè quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiểu
chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.
Như đã trình bày ở trên, sân bay Long Thành có diện tích không hề nhỏ khoảng 25.000 Ha và
khi hoàn thành có thể đáp ứng được 100 triệu hàng khách trên 1 năm. Như vậy về quy mô thì sân
bay Long Thành có thể ước tính là một sân bay tầm cỡ hai sân bay của Malaysia và Thái Lan hoặc
thậm chí là hơn cả hai sân bay này. Dưới đây sẽ là một vài ví dụ cho so sánh.
Bảng 2.2: So sánh các sân bay
Đặc điểm Sân bay Long Sân bay kuala Sân bay

Thành Lumpur Suvarnabhumi

Diện tích 25.000 Ha 10.000 Ha 3.280 Ha

Lượng khách hàng 100.000 triệu 100.000 triệu 100.000 triệu

Sân bay Kuala Lumpur và sân bay Suvarnabhumi đã ứng dụng và thành công trong việc thay
thế máy lạnh có máy nén hơi bằng máy lạnh hấp thụ, đó là một đột phá lớn nó giúp tiết kiệm được
rất nhiều năng lượng, giảm thải khí CO2 ra môi trường và tận dụng được nhiệt lượng thải ra từ các
nhà máy phát điện.
Như vậy ta hoàn toàn có cơ sở và tiềm lực để có thể đưa công nghệ máy lạnh hấp thụ vào sân
bay Long Thành.

2.11 Lựa chọn máy lạnh hấp thụ cho sân bay Long Thành

Hiện nay với nhu cầu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trên thế giới, các hãng sản
xuất điều hòa không khí lớn trên thế giới lần lượt bắt tay vào nghiên cứu và sản xuất các chủng
loại máy lạnh hấp thụ “chủ yếu là loại Single Effect và Double Effect”. Dưới đây là danh sách các
hãng sản xuất máy lạnh hấp thụ dùng trong kỹ thuật điều hòa.

43
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng 2.3: Danh sách một số hãng sản xuất máy lạnh hấp thụ trên thế giới
STT Tên hãng sản xuất Nước sản xuất
TRANE Mỹ
1
YORT Mỹ
2
CARRIER Mỹ
3
McQUAY Mỹ
4
SANYO Nhật
5
YAZAKI Nhật
6
EBARA Nhật
7
MITSUBISHI Nhật
8
TOSHIBA Nhật
9
HITACHI Nhật
10
KAWASAKI Nhật
11
THERMAX Ấn Độ
12
ENTROPIE Pháp/ Đức
13
LG Hàn Quốc
14
KYUNG WON CENTURY Hàn Quốc
15
BUMYANG Hàn Quốc
16
BROAD Trung Quốc
17
SHUANGLIANG Trung Quốc
18

(Nguồn: [1])

44
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng 2.4: Một vài dòng sản phẩm máy lạnh hấp thụ loại Double Effect của các hãng sản xuất trên thế
giới

Nhiệt độ nước
STT Hãng Mã hiệu Năng suất Hướng cấp nhiệt
được làm lạnh

Cấp nhiệt trực tiếp


100-1100 tấn
1 TRANE ABDL bằng khí đốt hoặc 6,70C - 12,20C
lạnh
dầu

Cấp nhiệt bằng hơi


NC 70C - 120C
nước
100-1500 tấn
2 SANYO
lạnh Cấp nhiệt trực tiếp
DC bằng khí đốt hoặc 70C - 120C
dầu

16JS 281-2391 kW 60C- 120C


Cấp nhiệt bằng hơi
3 CARRIER
nước
RAW 2813-5275 kW 60C- 130C

REW & 150-1500 tấn Cấp nhiệt bằng hơi


4 EBARA 70C - 120C
RGWA lạnh nước

Cấp nhiệt trực tiếp


100-1500 tấn
WCDH bằng khí đốt hoặc 70C - 120C
lạnh
dầu
5 LG
100-1500 tấn Cấp nhiệt bằng hơi
WCSH 70C - 120C
lạnh nước

Theo đề bài cho trước, sân bay Long Thành được thiết kế có một hệ thống nhà máy phát điện
chạy bằng tuabin khí có công suất là 40 MW. Như vậy ta có thể tận dụng được nguồn nhiệt thải từ
tuabin khí để cung cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ hoạt động.

Dựa vào các đánh giá về dòng sản phẩm nêu trên và hướng cấp nhiệt từ nhà máy phát điện
tuabin khí- hơi, ta thấy dòng sản phẩm có mã hiệu là RFW- A của hãng EBARA “Nhật” rất thích
hợp cho sân bay Long Thành. Vậy ta sẽ chọn dòng sản phẩm này để thiết kế hệ thống điều hòa cho
sân bay.

45
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.17: Máy lạnh hấp thụ Double Effect của hãng EBARA

❖ Ưu điểm của dòng sản phầm RFW- A


• Tiêu thụ năng lượng thấp và hiệu suất cao: lưu lượng hơi cấp cho bình phát sinh chỉ
3,7 kg/h.RT, tiết kiệm hơn rất nhiều so với trước.
• Bộ điều khiển vi sử lý có hiệu năng cao
• Khả năng trao đổi nhiệt và thu hồi nhiệt hiệu quả cao
• Hiệu năng vận hành nhanh
• Có hệ thống lọc tự động
• Trang bị thiết bị tách lỏng
• Nhiệt độ nước làm lạnh không quá 150C giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí đường
ống
• Hệ thống được bảo vệ tránh khỏi sự kết tinh của dung dịch

46
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 2.18: Catalogue của dòng sản phầm RFW

47
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật chung

STT Đặc điểm Thống số kỹ thuật

1 Nhiệt độ nước làm lạnh 120C - 70C

2 Nhiệt độ nước giải nhiệt 320C- 400C

3 Tỷ lệ tiêu thụ hơi nước 3,7 kg/h.RT

4 Áp suất hơi nước cấp 0,8 MPa

5 Nhiệt độ hơi cấp <1850C

Tính cho đến thời điểm hiện tại dự án sân bay Long Thành vẫn chưa được xây dựng, cũng như
là các bản vẻ liên quan vẫn chưa được công bố. Cùng với số liệu về sân bay là rất hạn chế. Vì thế
mà việc xác định cụ thể, rỏ ràng và minh bạch về các thông số điều hòa của sân bay là không thể.
Cho nên với giới hạn là Đề tài luận văn tốt nghiệp em xin tham khảo một số sân bay có công xuất
và tầm cỡ như sân bay Long Thành để lấy số liệu cũng như là chọn được năng suất lạnh và máy
lạnh hấp thụ thích hợp.

Cụ thể là em tham khảo 2 sân bay cùng khu vực Asia, đã được trình bày ở trên. Sân bay Quốc
tế Kuala Lumpur, sân bay Suvarnabhumi và sân bay Long Thành đều có cùng công suất là 100
triệu khách trên 1 năm. Và hai sân bay trên đều có hệ thống điều hòa với công suất rơi vào khoảng
30.000- 35.000 tấn lạnh. Vì công suất giữa 3 sân bay không chênh lệch nhiều, nên công suất của
sân bay Long Thành sẽ có thể rơi vào khoảng 30.000- 35.000 tấn lạnh. Để cho tiện trong việc tính
toán cũng như trình bày em sẽ chọn công suất lạnh cho sân bay Long Thành là khoảng 32.000 tấn
lạnh.

48
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CẤP NHIỆT CHO


SÂN BAY LONG THÀNH
3.1 Sơ lược về nguồn cấp nhiệt

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nguồn nhiệt thải có thể tận dụng để chạy máy lạnh hấp thụ
và được cấp nhiệt bằng hai cách.

❖ Cấp nhiệt trực tiếp là phương pháp đưa trực tiếp nguồn nhiệt thải từ nơi phát sinh đến
máy lạnh hấp thụ.
➢ Bằng hơi nước nóng: sẽ được trích từ các nhà máy phát điện tuabin hơi
➢ Khói thải: đốt trực tiếp khí gas hoặc dầu để cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ
➢ Nhiệt được sản sinh ra trong quá trình ester hóa trong nhà máy dệt
➢ Nhiệt được sản sinh từ bồn nấu bia

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý trong nhà máy bia

49
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Cấp nhiệt gián tiếp là phương pháp cấp nhiệt mà nhiệt thải từ nơi phát sinh sẽ được tận
dụng để chạy lò hơi cung cấp hơi nước cho máy lạnh hấp thụ.
➢ Máy phát điện tuabin khí: Khí thải từ tubin khi sẽ được cấp vào lò hơi để gia nhiệt nước,
hơi nước từ lò hơi sẽ được cấp vào máy lạnh thụ.

Hình 3.2: Sơ đồ máy lạnh hấp thụ chạy bằng khí thải từ tuabin khí
➢ Năng lượng mặt trời, biogas…

Đối với sân bay Long Thành, với thiết kế có một hệ thống nhà máy phát điện có công suất là
40 MW, vì vậy ta sẽ tận dụng khí thải từ nhà máy phát điện này để vận hành máy lạnh hấp thụ.
Nếu trong trường hợp lượng khí thải không đáp ứng đủ nhu cầu cho máy lạnh hấp thụ, ta sẽ lắp đặt
thêm một lò hơi chạy bằng khí đốt hoặc than… để cấp đủ lượng hơi nước mà máy lạnh hấp thụ cần
cho quá trình hoạt động.

3.2 Lựa chọn phương án cấp nhiệt

3.2.1 Phương án 1 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ từ khói thải tuabin khí

Cấp nhiệt trực tiếp cho máy lạnh hấp thụ bằng khí thải từ tuabin khí là phương pháp cấp nhiệt
đơn giản, ít phức tạp và ít thiết bị nhất. Hệ thống bao gồm các bộ phận chính là: nhà máy phát điện
tuabin khí có công suất là 40 MW, bộ trao đổi nhiệt độ để làm giảm nhiệt độ khói thải xuống nhiệt
độ yêu cầu của máy lạnh hấp thụ và máy lạnh hấp thụ. Dưới đây là sơ đồ đồng phát kết hợp giữa
tuabin khí và máy lạnh hấp thụ để đồng thời sản xuất điện năng và điều hòa không khí.
50
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 3.3: Sơ đồ máy lạnh hấp thụ chạy nối tiếp bằng khí thải từ nhá máy tuabin khí

Dựa vào catalogue tuabin khí của hãng SIEMENS [10] ta chọn được tuabin khí có công suất
phù hợp với yêu cầu đề bài là:

Hình 3.4: Tuabin khí SGT- 750 Siemens

51
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Thông số kỹ thuật của tuabin khí SGT- 750


- Công suất điện: 39,8 MW
- Nhiệt độ khí thải: 4680C
- Lưu lượng khí thải: 115,4 kg/s

Phương án cấp nhiệt trực tiếp cho máy lạnh hấp thụ từ khói thải tuabin khí

Ưu điểm Nhược điểm


- Hệ thống ít phực tạp, đầu tư thấp, - Khả năng tận dụng nhiệt thải
ít thiết bị không cao
- Dể vận hành - Các sản phẩm máy lạnh hấp thụ
- Dể bảo trì, sửa chữa chạy trực tiếp bằng khói thải ít phổ
biến
- Khó thay đổi công suất điện

3.2.2 Phương án 2 cấp nhiệt nối tiếp cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi
thu hồi nhiệt thải

Phương án 2 là cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi nhiệt. So với
phương án 1 thì phương án này sẽ phức tạp hơn, nhiều thiết bị hơn. Nhưng phương án 2 sẽ tận
dụng được nhiệt thải một cách tối ưu hơn.

Nguyên lý hoạt động: Buồng đốt nhiên liệu “khí đốt hoặc dầu” sẽ cấp khói cho tuabin khí hoạt
động làm quay máy phát điện, sau khi qua tuabin khí khói thải sẽ được tận dụng để gia nhiệt nước
tại lò hơi thu hồi nhiệt, khói thải sau khi ra khỏi lò hơi sẽ được tận dụng để gia nhiệt nước cấp hoặc
nước ngưng. Hơi nước sinh ra sẽ làm quay tuabin hơi để sản sinh thêm điện năng, sau đó hơi nước
sẽ tiếp tục được tận dụng cho máy lạnh hấp thụ. Cuối cùng nước ngưng sẽ quay về lò hơi thu hồi
nhiệt thải để tiếp tục chu trình.

Ở phương án này khả năng tận dụng nhiệt thải là tối ưu nhất. Khí thải từ tuabin khí sau khi qua
lò hơi thu hồi nhiệt thải có nhiệt độ khoảng 1400C, sẽ được dẫn đến bình gia nhiệt để tận dụng gia
nhiệt cho nước cấp và nước ngưng. Chính vì vậy ta có thể tận dụng tối đa nguồn nhiệt thải từ tuabin
khí đem lại hiệu quả cho việc tiết kiệm chi phí vận hành và năng lượng.

52
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 3.5: Sơ đồ máy lạnh hấp thụ chạy bằng hơi nước từ lò hơi thu hồi nhiệt

So với phương án 1 thì phương án 2 có thêm một tuabin hơi, một máy phát điện và một lò hơi
thu hồi nhiệt thải. Trong phương án này, nhà máy phát điện vẫn có tổng công suất là 40 MW bao
gồm một máy phát điện tuabin khí và một máy phát điện tuabin hơi chạy bằng hơi nước từ lò hơi
thu hồi nhiệt. Hơi nước sau khi qua tuabin hơi sẽ được tận dụng để chạy máy lạnh hấp thụ.

Ta chọn sơ bộ công suất tuabin khí và tuabin hơi như sau: Dựa vào catalogue của hãng siemens
[10] và [11] ta chọn được tuabin khí SGT- 600 với công suất là 24,5 MW và tuabin hơi SST- 150
với công suất là 20 MW.

❖ Thông số kỹ thuật
• Tuabin khí SGT- 600
- Công suất phát điện: 24,5MW
- Nhiệt độ khí thải: 5430C
- Lưu lượng khí thải: 81,3 kg/s
• Tuabin hơi SST- 150
- Công suất phát điện: 20 MW

53
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

- Nhiệt độ hơi vào có thể lên tới: 5050C


- Áp suất hơi vào có thể lên tới: 103 Bar

Phương án cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước

Ưu điểm Nhược điểm


- Khả năng tận dụng nhiệt thải cao - Hệ thống phực tạp, đầu tư cao,
- Các sản phẩm máy lạnh hấp thụ nhiều thiết bị
chạy bằng hơi nước phổ biến - Khó vận hành
- Giảm tải cho tuabin khí - Khó bảo trì, sửa chữa
- Có thể tăng công suất điện dể dàng - Hệ thống nối tiếp --> giảm hiệu
suất tuabin hơi.

Trong trường hợp nếu muốn tăng công suất điện cho nhà máy hoặc lưu lượng hơi cấp cho máy
lạnh hấp thụ, thì ở phương án 2 ta có thể dể dàng lắp đặt thêm một lò hơi chạy bằng dầu hoặc khí
đốt để đáp ứng các nhu cầu này.

3.2.3 Phương án 3 cấp nhiệt song song cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước từ lò hơi
thu hồi nhiệt thải

So với hai phương án trên thì phương án cấp nhiệt song song cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi
nước từ lò hơi thu hồi nhiệt thải sẽ có những ưu điểm và nhược điểm sau.

Phương án cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ bằng hơi nước

Ưu điểm Nhược điểm


- Đảm bảo được áp suất làm việc - Hệ thống phực tạp, đầu tư cao,
của tuabin hơi nhiều thiết bị
- Khả năng tận dụng nhiệt thải cao - Khó bảo trì, sửa chữa
- Giảm tải cho tuabin khí - Nhiệt độ hơi vào máy lạnh hấp thụ
- Có thể tăng công suất điện dể dàng khá cao
- Tăng tải cho lò hơi thu hồi nhiệt

54
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 3.6: Sơ đồ máy lạnh hấp thụ chạy bằng hơi nước từ tuabin hơi

Hình 3.7: Sơ đồ đồng phát của sân bay Suvarnabhumi- Thái Lan

55
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

So sánh giữa ba phương án nêu trên, ta thấy phương án 2 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn và
phương án 2 cũng là phương được chọn để xây dựng, lắp đặt cho sân bay Kuala Lumpur và sân
bay Suvarnabhumi. Vì những lý do trên, em sẽ chọn phương án 2 làm phương án cấp nhiệt cho
máy lạnh hấp thụ là tối ưu nhất.

3.3 Lựa chọn tuabin cho sân bay Long Thành

Dựa vào phương án lựa chọn sơ bộ về tuabin khí và tuabin hơi ở phương án số 2 ta có thể tính
toán sơ bộ như sau:

❖ Lưu lượng hơi sinh ra từ lò hơi thu hồi nhiệt thải


- Ta có phương trình cân bằng năng lượng tại lò hơi thu hồi nhiệt thải:
Qkh = Qhn
Trong đó: Qkh = mkh .C p . t kh Nhiệt lượng khói nhả ra tại lò hơi

Qhn = mhn .ihn Nhiệt lượng nước nhận vào tại lò hơi

- Ta có nhiệt độ khí thải từ tuabin khí SGT- 600 là t1= 5430C và nhiệt độ khí sau khi ra
khỏi lò hơi thu hồi nhiệt t2= 1400C. Tra Bảng 23. thông số vật lý của khói [3] ta được
Cp= 1,1365 kJ/kg.K. Lưu lượng khói thải ra khỏi tuabin khí SGT- 600 là mkk= 81,3 kg/s.
 Qkh = 81,3.1,1365.(543 − 140) = 37236, 2 (kW)

- Nhiệt độ hơi nước cấp vào tuabin hơi ở áp suất p= 103 bar là t2= 3130C  i2 = 1419

(kJ/kg). Ta chọn nhiệt độ nước cấp vào lò hơi thu hồi nhiệt t1= 800C  i1 = 343,1
(kJ/kg)
- Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qkh 37236, 2
mhn = = = 34, 6 (kg/s)
ikh (1419 − 343,1)
❖ Lưu lượng hơi cần thiết để cấp cho máy lạnh hấp thụ
- Máy lạnh hấp thụ Double Effect của hãng EBARA với mã hiệu RFWA -200 có công
suất là 2000 RT với lưu lượng hơi nước cần cấp là G*= 3,7 kg/h.RT. Vậy với quy mô
3, 7.32000
của sân bay Long Thành là 32000 RT, ta cần một lượng hơi nước là G =  33
3600
(kg/s)

56
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Ta thấy lưu lượng hơi nước sinh ra từ lò hơi thu hồi nhiệt lớn hơn lượng hơi
cần cấp cho máy lạnh hấp thụ. Vậy việc lựa chọn hai loại tuabin khí và tuabin
hơi trong phương án 2 là hoàn toàn có khả năng thực thi được.

Kết luận: Ta sẽ chọn tuabin khí SGT- 600 và tuabin hơi SST- 150 cho công trình sân bay Long
Thành.

❖ Ưu điểm của tuabin khí SGT- 600

Tuabin khí SGT- 600 có thể hoạt động liên tục với hiệu năng cao, ít gây ô nhiễm môi trường
mang lại lợi ích cao cho khách hàng.

Tuabin khí SGT- 600 được chia làm nhiều mô đun nhỏ, giúp cho việc vận chuyển và lắp đặt
một cách dể dàng và linh hoạt hơn.

Tuabin khí SGT-600 là sự lựa chọn hoàn hảo cho một số ứng dụng: Sản xuất điện công nghiệp,
dầu khí phát điện, và các ứng dụng truyền động cơ học.

Hình 3.8: Tuabin khí SGT- 600 của hãng Siemens

57
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng thông số kỹ thuật


Công suất phát điện 24,5 MW
Nhiệt độ khí thải 5430C
Lưu lượng khí thải 81,3 kg/s

❖ Tuabin hơi SST- 150


- Tuabin hơi SST- 150 với thiết kế là một tuabin đơn, nhỏ gọn nhưng hiệu quả đem lại
cao.

Bảng thông số kỹ thuật


Công suất phát điện 20 MW
Áp suất vào lên đến 103 bar
Vận tốc quay 13300 rpm

Hình 3.9: Tuabin hơi SST- 150- siemens

58
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ LÀM VIỆC


4.1. Lựu chọn sơ đồ máy lạnh hấp thụ Double Effect

Như đã trình bày ở chương 1, khi chú ý đến cách cấp dịch vào bình phát sinh A và bình phát
sinh / ngưng tụ AB, ta chia các sơ đồ của máy lạnh hấp thụ H20- LiBr loại Double Effect ra làm
hai loại là sơ đồ cấp dịch loại nối tiếp và sơ đồ cấp dịch loại song song.

Hai sơ đồ cấp dịch loại song song và nối tiếp, đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên
tùy vào tính chất làm việc và nhu cầu ta sẽ lựa chọn sơ đồ cho phù hợp. Dưới đây là bảng trình bày
về các ưu nhược điểm của hai loại sơ đồ trên.

Bảng 4.1: Ưu nhược điểm sơ đồ cấp dịch song song và nối tiếp của MLHT loại Double Effcect

Cấp dịch song song Cấp dịch nối tiếp


Ưu điểm - Hệ thống có năng suất lạnh lớn - Có đường cấp dịch đơn
- Hiệu quả sử dụng năng lượng giản
cao - Dể vẫn hành và kiểm
- Nhiệt lượng tiêu tốn để cấp cho soát hơn
bình phát sinh giảm đáng kể so
với cấp dịch nối tiếp
- Độ sai lệch giữa các nồng độ ci
và cs không nhiều lắm, vì vậy có
thể cách xa đường kết tinh.
- Áp suất làm việc lớn nhất của
loại cấp dịch song song cũng
nhỏ hơn so với áp suất làm việc
cao nhất của loại cấp dịch nối
tiếp.
- Hệ số COP của cấp dịch song
song là lớn nhất của loại máy
lạnh hấp thụ Double Effect
Nhược điểm - Đường cấp dịch phức tạp - Hệ thống có năng suất
- Khó vận hành và kiểm soát lạnh nhỏ và trung bình
- Hiệu quả sử dụng năng
lượng thấp
- Gần đường kết tính hơn
so với loại cấp dịch
song song

59
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Sân bay Quốc Tế Long Thành là một sân bay trọng điểm của Việt Nam, với quy mô rất lớn,
nên nhu cầu sử dụng điều hòa cũng rất lớn, dẫn tới năng suất lạnh cho cả công trình cũng rất lớn,
và cần hiệu quả cao. Dựa vào các ưu nhược điểm của hai loại trên, ta thấy máy lạnh hấp thụ Double
Effect cấp dịch song song là thích hợp nhất. Vì vậy ta sẽ chọn máy lạnh hấp thụ Double Effect cấp
dịch song song để phục vụ cho sân bay Long Thành.

“Nguồn [1]”

Hình 4.1: Sơ đồ máy lạnh hấp thụ loại Double Effect cấp dịch song song

4.2 Lựa chọn các thông số đầu vào

❖ Như đã phân tích ở trên, năng suất lạnh cần thiết cho sân bay Long Thành là: 32.000 tấn lạnh
❖ Hệ thống nước lạnh cấp cho FCU hoặc AHU

Vì nhiệt độ không khí cần đều hòa là t= 260C và độ ẩm t = 60 %. Nên ta chọn nhiệt độ dòng

nước lạnh như sau:

• Nhiệt độ nước vào bình bốc hơi: ttr= 120C


• Nhiệt độ nước sau khi được làm lạnh tại bình bốc hơi: ts= 70C

60
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 4.2: Sơ đồ trao đổi nhiệt tại bình bốc hơi


❖ Hệ thống nước giải nhiệt

Có hai phương án để giải nhiệt cho bình ngưng và bình hấp thụ:

✓ Một là: phương án giải nhiệt nối tiếp

Phương pháp giải nhiệt nối tiếp: nước giải ban đầu sẽ được lấy từ môi trường tự nhiên, nhiệt
độ nước giải nhiệt sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường ở nơi công trình được xây dựng. Đầu tiên
nước giải nhiệt sẽ được đưa đến bình hấp thụ để giải nhiệt cho dung dịch đậm đặc quay về từ bình
phát sinh / ngưng tụ AB và phát sinh A. Sau khi giải nhiệt cho dung dịch đậm đặc, nước giải nhiệt
tiếp tục sẽ được dẫn đến bình ngưng để nhận nhiệt từ hơi nước quá nhiệt đến từ bình phát sinh A
và phát sinh / ngưng tụ AB.

Ta chọn nhiệt độ nước giải nhiệt ban đầu bằng với nhiệt độ môi trường như sau: tnbd= 320C,
theo kinh nghiệm thì độ tăng nhiệt độ sau khi qua bình hấp thụ khoảng t = 4,50 C nên nhiệt độ
sau khi ra bình hấp thụ là tns= 36,50C. Từ đó ta có nước giải nhiệt vào bình ngưng là tnn= tns= 36,50C.
Cũng theo kinh nghiệm thì nước giải nhiệt sau khi qua bình ngưng có nhiệt độ tăng khoảng 3,50C,
nên nhiệt độ nước giải nhiệt ra khỏi bình ngưng có giá trị là: tnsn= 400C

61
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

✓ Hai là: phương án giải nhiệt song song

Phương pháp giải nhiệt song song: khác với trường hợp giải nhiệt nối tiếp, thì trong trường hợp
giải nhiệt song song nước giải nhiệt cho bình hấp thụ và bình ngưng tụ là hai hệ thống sử dụng
nước giải nhiệt khác nhau. Nước giải nhiệt cho bình hấp thụ và bình ngưng cũng được lấy từ môi
trường tự nhiên.

Ta chọn nhiệt độ nước giải nhiệt cho hai hệ thống ban đầu bằng với nhiệt độ môi trường: tnbd=
320C, theo kinh nghiệm thì độ tăng nhiệt độ sau khi qua bình hấp thụ khoảng t = 4,50 C nên nhiệt
độ sau khi ra bình hấp thụ là tns= 36,50C. Tương tự ta có nhiệt độ nước giải nhiệt vào bình ngưng
là tnbd= 320C theo kinh nghiệm thì nước giải nhiệt sau khi qua bình ngưng có nhiệt độ tăng 3,50C,
nên nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng có giá trị là: tnsn= 35,5 0C

❖ Chọn các giá trị nhiệt độ, nồng độ trong hệ thống


✓ Đối với phương án giải nhiệt nối tiếp ta có:

Vì nhiệt độ nước cần làm lạnh là 70C nên ta chọn nhiệt độ tác nhân lạnh vào bình
bốc hơi là t4= 40C

Nhiệt độ nước giải nhiệt ra khỏi bình hấp thụ là 36,50C. Nên nhiệt độ dung dịch đậm
đặc ra khỏi khỏi bình hấp thụ t5=400C - 420C. Vậy ta có thể chọn t5= 400C.

Nhiệt độ nước giải nhiệt ra khỏi bình ngưng là 400C. Theo kinh nghiệm trao đổi
nhiệt giữa tác nhân lạnh và nước giải nhiệt, ta chọn t3’= 440C.

Theo tài liệu tham khảo [1] ta chọn nhiệt độ của dung dịch đậm đặc ra khỏi bình
phát sinh A là: t9= 1600C và nhiệt độ sau khi qua bộ gia nhiệt HE2 là: t12= 720C

Chọn nhiệt độ dung dịch đậm đặc sau khi qua bộ gia nhiệt HE1 là: t13= 600C

Chọn nồng độ dung dịch đậm đặc rời khỏi bình phát sinh A là: cs= 63%

Chọn nhiệt độ tác nhân lạnh ngưng tụ trong bộ trao đổi nhiệt đặt trong bình AB cao
hơn 40C so với nhiệt độ dung dịch đậm đặc rời bình AB

Chọn nhiệt độ hơi quá nhiệt ra khỏi bình phát sinh A và AB lần lược là: t2=1330C,
t3=870C

62
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

✓ Đối với phương án giải nhiệt song song ta có:

So với phương án giải nhiệt nối tiếp thì đối với phương án cấp nhiệt song song, chỉ
có nhiệt độ ngưng tụ của tác nhân lạnh tại bình ngưng thay đổi, còn lại các giá trị khác
vẫn giống với phương án cấp nhiệt nối tiếp.

Cụ thể ta có nhiệt độ nước giải nhiệt vào bình ngưng là tnbd= 320C và ra khỏi bình
ngưng là tnsn= 36,5 0C, nên theo kinh nghiệm ta chọn t3’= 400C.

Các giá trị khác vẫn như phương án giải nhiệt nối tiếp: t4= 40C, t5= 400C, t9= 1600C,
t12= 720C, t13= 600C, t2=1330C, t3=870C và cs= 63%

4.3 Tính toán các điểm làm việc trong máy lạnh thụ bằng EES

4.3.1 Giới thiệu phần mềm EES (Engineering Equation Solver)

Hình 4.3: Giao diện phần mềm EES


63
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Khoa học nhiệt và lưu chất luôn gắn với các thông số nhiệt động và nhiệt vật lý của các chất.
Các thông số này thường được tìm thấy trong các phụ lục của các giáo trình liên quan nên việc tính
toán phân tích thường mất rất nhiều thời gian để tra cứu.

Chức năng cơ bản được cung cấp bởi EES là giải pháp của một tập các phương trình đại số.
EES cũng có thể giải phương trình vi phân, phương trình với các biến phức, tối ưu, cung cấp hồi
quy tuyến tính và không tuyến tính cung cấp hầu hết các thông số về lưu chất và các đồ thị lưu
chất. EES lưu trữ các thuộc tính nhiệt động học, giúp loại bỏ việc giải quyết vấn đề lặp đi lặp lại
bằng tay thông qua việc sử dụng mã gọi các thuộc tính ở các đặc tính nhiệt động quy định. EES
thực hiện việc giải quyết lặp đi lặp lại, loại bỏ các nhiệm vụ tẻ nhạt và mất thời gian của việc thu
thập các tính chất nhiệt động lực với các chức năng tích hợp của nó. EES cũng bao gồm các bảng
tham số cho phép người sử dụng so sánh một số biến trong một thời điểm. Bảng tham số cũng có
thể được sử dụng để tạo các ô.

Tính toán các thông số làm việc của dung dịch trong máy lạnh hấp thụ là rất khó so với các môi
chất làm việc trong máy lạnh có máy nén hơi. Bởi vì các thông số vật lý, nhiệt động của dung dịch
H20- LiBr chưa đủ, vì thế chúng ta phải tính bằng nhiều công thức khác nhau, chính vì vậy việc sử
dụng phần mềm EES để tính toán là hết sức cần thiết.

4.3.2 Tính toán các điểm làm việc bằng phần mềm EES

✓ Phương án giải nhiệt nối tiếp

Dựa vào các thông số đầu vào ở trên ta viết được code EES như sau

"chon nang suat lanh la 32000 tan lanh"


Q_0=32000*3.5169
" chon nhiet do ban dau"
t_4= 4 "chon nhiet do tac nhan lanh vao binh boc hoi"
t_4a=t_4
t_3a=44 "chon nhiet do tac nhan lanh ra khoi binh
ngung"
t_5=40 "chon nhiet do dd dam dac ra khoi binh hap
thu"

64
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

t_9=160 "chon nhiet do dd dam dat ra khoi binh phat


sinh A"
t_12=72 "nhiet do dd sau khi qua bo gia nhiet HE2"

"chon nong do ra khoi binh phat sinh A la"


c_s=63

" xac dinh ap xuat lam viec p0 va pk"


p_4=P_sat(Water,T=t_4) "p_4=p0"
p_3a=P_sat(Water,T=t_3a) "p_3a=pk"

"xac dinh nong do cw theo nhiet do"


t_w=t_5-t_4 " t_5 la nhiet do soi cua dung dich, t_4 la nhiet do bao hoa
cua nuoc"
a1=0.5362
a2=2.103*10^(-4)
a3=-0.1335
a4=7.7844*10^(-4)
a5=4.7942*10^(-3)
a6=-7.4752*10^(-5)
a7=-4.5258*10^(-5)
a8=6.11358*10^(-7)
c_w=38.3893+a1*t_w+a2*(t_w)^2+a3*t_4+a4*(t_4)^2+a5*t_w*t_4+a6*(t_w)^2*t_4+a7*t_w*(t
_4)^2+a8*(t_w*t_4) ^2

"xac dinh ap suat lam viec trong binh A khi biet t_9 va c_s"
log=F_1+D_1/(TR+459.72)+E_1/((TR+459.72)^2)
TR=(t_9*1.8+32-B_1)/A_1

A_1=-2.00755+0.16976*c_s-3.133362*10^(-3)*(c_s)^2+1.97668*10^(-5)*(c_s)^3
B_1=321.128-19.322*c_s+0.374382*(c_s)^2-2.0637*10^(-3)*(c_s)^3
65
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

D_1=-2886.373
E_1=-337269.46
F_1=6.21147

P_a=10^(log)*68.9476*10^(-3)

" nhiet do ngung tu cua hoi nuoc ra khoi binh phat sinh A "
t_2a=T_sat(Water,P=P_a)

"nhiet do cua dd trong binh AB, giam 4 do so voi t_2a"


t_7=t_2a-4

" xac dinh nong do dd dam dac ra khoi binh AB theo t_7 va ap suat Pk"
t_i=t_7-t_3a
c_i=38.3893+a1*t_i+a2*(t_i)^2+a3*t_3a+a4*(t_3a)^2+a5*t_i*t_3a+a6*(t_i)^2*t_3a+a7*t_i*(t_
3a)^2+a8*(t_i*t_3a) ^2

" xac dinh nong do dd dam dat vao binh hap thu"
c_si=(c_i+c_s)/2

"xac dinh nhiet do soi cua dd theo Pa va c_w"


p_1=P_a*convert(bar,psia)
t_1a=A_2*(-2*E_2/(D_2+((D_2)^(2)-4*(F_2-N_2)*E_2)^(0.5))-459.72)+B_2
"trong binh phat sinh A-diem 1"

A_2=-2.00755+0.16976*c_w-3.133362*10^(-3)*(c_w)^2+1.97668*10^(-5)*(c_w)^3
B_2=321.128-19.322*c_w+0.374382*(c_w)^2-2.0637*10^(-3)*(c_w)^3
D_2=-2886.373
E_2=-337269.46
F_2=6.21147

66
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

N_2=log10(p_1)
t_1=(t_1a-32)/1.8

p_2=P_3a*convert(bar,psia)
t_8a=A_3*(-2*E_3/(D_3+((D_3)^(2)-4*(F_3-N_3)*E_3)^(0.5))-459.72)+B_3
"trong binh phat sinh AB-diem 8"

A_3=-2.00755+0.16976*c_w-3.133362*10^(-3)*(c_w)^2+1.97668*10^(-5)*(c_w)^3
B_3=321.128-19.322*c_w+0.374382*(c_w)^2-2.0637*10^(-3)*(c_w)^3
D_3=-2886.373
E_3=-337269.46
F_3=6.21147

N_3=log10(p_2)
t_8=(t_8a-32)/1.8

"xac dinh enthalpy cua diem 1 trong binh phat sinh A"
x_1=1.8*t_1+32
i_1a=A_4+B_4*x_1+D_4*x_1^2
A_4=-1015.07+79.5387*c_w-2.358016*c_w^2+0.03031583*c_w^3-1.400261*10^(-4)*c_w^4
B_4=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_w+8.44845*10^(-3)*c_w^2-1.047721*10^(-
4)*c_w^3+4.80097*10^(-7)*c_w^4
D_4=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_w-1.078963*10^(-5)*c_w^2+1.3152*10^(-
7)*c_w^3-5.897*10^(-10)*c_w^4
i_1=i_1a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 2' "


i_2a=enthalpy(water,x=0,p=P_a)

"xac dinh enthalpy cua diem 3' "


67
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

i_3a=enthalpy(water,x=0,p=P_3a)

"xac dinh enthalpy cua diem 4' "


i_4a=enthalpy(water,x=1,p=P_4)

"xac dinh enthalpy cua diem 5 sau binh phat hap thu D"
x_2=1.8*t_5+32
i_5a=A_4+B_4*x_2+D_4*x_2^2
i_5=i_5a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 7 sau binh phat sinh AB"
x_3=1.8*t_7+32

i_7a=A_5+B_5*x_3+D_5*x_3^2
A_5=-1015.07+79.5387*c_i-2.358016*c_i^2+0.03031583*c_i^3-1.400261*10^(-4)*c_i^4
B_5=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_i+8.44845*10^(-3)*c_i^2-1.047721*10^(-
4)*c_i^3+4.80097*10^(-7)*c_i^4
D_5=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_i-1.078963*10^(-5)*c_i^2+1.3152*10^(-7)*c_i^3-
5.897*10^(-10)*c_i^4
i_7=i_7a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 8 trong binh phat sinh AB"
x_4=1.8*t_8+32
i_8a=A_4+B_4*x_4+D_4*x_4^2
i_8=i_8a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 9 sau binh phat sinh A"
x_5=1.8*t_9+32
i_9a=A_6+B_6*x_5+D_6*x_5^2
A_6=-1015.07+79.5387*c_s-2.358016*c_s^2+0.03031583*c_s^3-1.400261*10^(-4)*c_s^4
68
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

B_6=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_s+8.44845*10^(-3)*c_s^2-1.047721*10^(-
4)*c_s^3+4.80097*10^(-7)*c_s^4
D_6=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_s-1.078963*10^(-5)*c_s^2+1.3152*10^(-7)*c_s^3-
5.897*10^(-10)*c_s^4
i_9=i_9a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 12 sau sau bo gia nhiet HE2"
x_6=1.8*t_12+32
i_12a=A_6+B_6*x_6+D_6*x_6^2
i_12=i_12a*convert(btu,kj)*2.2

"tinh luu luong tac nhan lanh qua binh boc hoi"
i_4=i_3a
m_r=Q_0/(i_4a-i_4)

"luu luong dd dam dac quay ve binh hap thu D"


m_si=m_r*c_w/(c_si-c_w)

"luu luong dd loang ve binh phat sinh AB va A"


m_a=m_si+m_r

"xac dinh cac luu luong con lai"


m_a=m_alphaA+m_alphaAB
m_alphaA=c_s*m_rA/(c_s-c_w)
m_alphaAB=c_i*m_rAB/(c_i-c_w)
m_rA+m_rAB=m_r
m_s*c_s=m_alphaA*c_w
m_i*c_i=m_alphaAB*c_w

"pt can bang tai bo HE2 => i10"


m_alphaA*(i_10-i_5)=m_s*(i_9-i_12)
69
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

"Gia su t_2=153 va t_3=87"


t_2=153
t_3=87

i_2=enthalpy(water,t=t_2,p=P_a)

i_3=enthalpy(water,t=t_3,p=P_3a)
"pt can bang tai binh AB =>i_11"
m_alphaAB*i_11+m_rA*i_2=m_rAB*i_3+m_rA*i_2a+m_i*i_7

"pt can bang tai bo HE2 => i_13"


m_alphaAB*(i_11-i_5)=m_i*(i_7-i_13)

"pt can bang trc binh hap thu => i_6"


m_i*i_13+m_s*i_12=m_si*i_6

"nang suat nhiet nha ra o binh hap thu"


Q_a=m_r*i_4a+m_si*i_6-m_a*i_5

"nhiet luong can phai cung cap vao binh phat sinh trong 1 giay la"
Q_h+m_alphaA*i_10=m_rA*i_2+m_s*i_9

"nang suat nha nhiet o binh ngung"


Q_k=m_rAB*i_3+m_rA*i_2a-m_r*i_3a

"he so COP"
COP=Q_0/Q_h

70
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Sau khi chạy phần mềm EES với code được viết như trên, ta được bảng kết quả như sau:

Hình 4.4 Kết quả tính toán trên EES

71
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Phương trình cân bằng năng lượng tại bộ gia nhiệt HE2

t12 t9

t5 t10

HE2
Hình 4.5: Sơ đồ trao đổi nhiệt tại bộ gia nhiệt HE2
Ta có phương trình cân bằng năng lượng:
Qt = Qn Trong đó:
Qt là nhiệt lượng dung dịch đậm đặc tỏa ra tại bộ trao đổi nhiệt HE2
Qn là nhiệt lượng dung dịch loãng nhận vào tại bộ trao đổi nhiệt HE2
Qt = Qn

 ms .C pt .(t9 − t12 ) = m A .C pn .(t10 − t5 ) Cpt, Cpn: tra bảng 3.9 [1]

 302,7.2,018. (160 − 72 ) = 330,3.1,938. ( t10 − 40 )

 t10 = 1240 C

❖ Phương trình cân bằng năng lượng tại bộ gia nhiệt HE1

t7 t13

t11 t5

HE1
Hình 4.6: Sơ đồ trao đổi nhiệt tại bộ gia nhiệt HE1

72
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Ta có phương trình cân bằng năng lượng:


Qt = Qn Trong đó:
Qt là nhiệt lượng dung dịch đậm đặc tỏa ra tại bộ trao đổi nhiệt HE1
Qn là nhiệt lượng dung dịch loãng nhận vào tại bộ trao đổi nhiệt HE1
Qt = Qn

 mi .C pt .(t7 − t13 ) = m AB .C pn .(t11 − t5 ) Cpt, Cpn: tra bảng 3.9 [1]

 302,7.1,9865. ( 92,82 − 60 ) = 323,5.1,938. ( t11 − 40 )

 t11 = 71,50 C

❖ Vì nồng đồ và lưu lượng dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh A và phát sinh / ngưng tụ AB
gần bằng nhau nên ta có thể lấy nhiệt đồ t6  0,5.(t13+ t12)= 660C
Bảng 4.2: Thông số trạng thái làm việc
Trạng thái T0 C P (bar) Nồng độ (%) Enthalpy
(kJ/kg)
1 145,7 0,9036 57,73 315,1
2 153 0,9036 0 2783
2’ 96,82 0,9036 0 405,7
3 87 0,09108 0 2662
3’ 44 0,09108 0 184,2
4 4 0,008136 0 184,2
4’ 4 0,008136 0 2508
5 40 0,008136 57,73 104,3
6 66 0,008136 62,35 168,5
7 92,82 0,09108 61,7 224,3
8 84,75 0,09108 57,73 193,5
9 160 0,9036 63 354
10 124 0,9036 57,73 253
11 71,5 0,09108 57,73 178,3
12 72 0,9036 63 191,8
13 60 0,09108 61,7 145,2

73
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Chú thích:

(1): dung dịch loãng bắt đầu sôi trong bình phát sinh A
(2): hơi nước ở trạng thái hơi quá nhiệt bay ra khỏi phát sinh A
(2’): tác nhân lạnh ở trạng thái lỏng sôi ở đầu ra của bộ trao đổi nhiệt đặt trong bình AB
(3): hơi nước ở trạng thái quá nhiệt bay ra từ bình phát sinh/ngưng tụ AB
(3’): tác nhân lạnh ở trạng thái lỏng sôi đi ra khỏi bình ngưng tụ B
(4): tác nhân lạnh ở trạng thái hơi bảo hòa ẩm đi vào bình bốc hơi C
(4’): tác nhân lạnh ở trạng thái hơi bảo hòa khô đi vào bình bốc hơi D
(5): dung dịch loãng rời bình hấp thụ D
(6): dung dịch đậm đặc đi vào bình hấp thụ D
(7): dung dịch đậm đặc rời bình phát sinh/ngưng tụ AB
(8): dung dịch loãng bắt đầu sôi trong bình AB
(9): dung dịch đậm đặc rời khỏi bình phát sinh A
(10): dung dịch loãng đi vào bình phát sinh A sau khi đi qua HE2
(11): dung dịch loãng đi vào bình AB sau khi đi qua HE1
(12): dung dịch đậm đặc sau khi đi qua HE2
(13): dung dịch đậm đặc sau khi đi qua HE1
Bảng 4.3: Lưu lượng khối lượng môi chất làm việc
Lưu lượng khối lượng Kg/s
Dung dịch loãng ra khỏi bình hấp thụ D - ma 653,8
Tác nhân lạnh vào bình bốc hơi C - mr 48,43
Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh A - m A 330,3
Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh / ngưng tụ AB - m AB 323,5
Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh A - mrA 27,61
Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh / ngưng tụ AB - mrAB 20,82
Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh AB - mi 302,7
Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh A - ms 302,7

74
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Dung dịch đậm đặc vào bình hấp thụ D msi 605,4
❖ Nhiệt lượng nhả ra ở bình hấp thụ
Qa = mr .i4' + msi .i6 − ma .i5 = 155270 (kW)
❖ Nhiệt lượng cần cấp vào bình phát sinh
Qh + m A .i10 = mrA .i2 + ms .i9
 Qh = 100437(kW)
❖ Nhiệt lượng nhả ra ở bình ngưng:
Qk = mrAB .i3 + mrA .i2' − mr .i3' = 57707 (kW)
❖ Hệ số COP
Q0 32000.3,5169
COP = = = 1,121
Qh 100437
✓ Phương án giải nhiệt song song
Đối với phương án giải nhiệt song song, do nước giải nhiệt cho bình ngưng có nhiệt độ thấp
hơn so với nhiệt độ của trường hợp giải nhiệt nối tiếp, nên nhiệt độ của tác nhân lạnh sau khi được
giải nhiệt cũng sẽ thấp hơn. Nhưng các thông số đầu vào khác không thay đổi nên so với code của
trường hợp giải nhiệt nối tiếp ta chỉ cần thay đổi nhiệt độ ngưng tụ t3' a = 44 0C trong code EES trên

thành t3' a = 40 0C.

Hình 4.7: Vị trí sửa code EES

75
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Như vậy ta sẽ có kết quả của các thông số làm việc của dung dịch trong trường hợp giải nhiệt
song song như sau.

Hình 4.8: Kết quả tính toán đối với sơ đồ giải nhiệt song song

76
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng 4.4: Lưu lượng khối lượng môi chất làm việc đối với sơ đồ giải nhiệt song song
Lưu lượng khối lượng Kg/s

Dung dịch loãng ra khỏi bình hấp thụ D - ma 533,9

Tác nhân lạnh vào bình bốc hơi C - mr 48,09

Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh A - m A 265,1

Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh / ngưng tụ AB - m AB 268,8

Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh A - mrA 22,16

Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh / ngưng tụ AB - mrAB 25,93

Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh AB - mi 242,9

Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh A - ms 242,9

Dung dịch đậm đặc vào bình hấp thụ D msi 485,8

❖ Nhiệt lượng nhả ra ở bình hấp thụ

Qa = mr .i4' + msi .i6 − ma .i5 = 123172 (kW)

❖ Nhiệt lượng cần cấp vào bình phát sinh

Qh + m A .i10 = mrA .i2 + ms .i9


 Qh = 80600(kW)

❖ Nhiệt lượng nhả ra ở bình ngưng:

Qk = mrAB .i3 + mrA .i2' − mr .i3' = 69968 (kW)

❖ Hệ số COP

Q0 32000.3,5169
COP = = = 1,396
Qh 80600

77
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Đánh giá về 2 phương án giải nhiệt


Bảng 4.5: So sánh và đánh giá giữa hai phương án giải nhiệt
Phương án
Giải nhiệt nối tiếp Giải nhiệt song song
hiệu quả
Nhiệt lượng nhả
ra ở bình hấp thụ Qa= 155270 kW Qa= 123172 kW Song song
D - Qa
Nhiệt lượng cần
cấp vào bình phát Qh= 100437 kW Qh= 80600 kW
Song song
sinh A – Qh

Nhiệt lượng nhả


ra ở bình ngưng B Qk= 57707 kW Qk= 69968 kW Nối tiếp
- Qk
Hế số COP COP= 1,121 COP= 1,396 Song song

✓ Tính toán lưu lượng nước giải nhiệt cần thiết cho hệ thống
Phương án 1: Giải nhiệt nối tiếp

Lưu lượng nước cần giải nhiệt cho bình hấp thụ

Ta có phương trình cân bằng năng lượng: QGND = mncD .C p .t = Qa

 mncD .4,174. ( 36,5 − 32 ) = 155270

155270
 mncD = = 8266,5 (kg/s)
4,174.(36,5 − 32)

Lưu lượng nước cần giải nhiệt cho bình ngưng


Ta có phương trình cân bằng năng lượng: QGNB = mncB .C p .t = Qk

 mncB .4,174. ( 40 − 36,5) = 57707

57707
 mncB = = 3072,3 (kg/s)
4,174.(36,5 − 32)

Nhận xét: Ta thấy lưu lượng nước để giải nhiệt cho bình hấp thụ và bình ngưng chênh lệch
nhau quá nhiều mnc = 5194, 2 kg/ s, như vậy để có thể giải nhiệt cho bình hấp thụ D và bình ngưng
tụ B theo phương án giải nhiệt nối t iếp ta sẽ thiết kế đường nước giải nhiệt như hình vẽ sau:

78
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 4.9: Sơ đồ nguyên lý giải nhiệt nước làm mát kiểu nối tiếp

Ở phương án này ta sẽ dùng hai cụm tháp giải nhiệt, một cụm có công suất lớn để giải nhiệt
cho đường nước 5194,2 kg/s có nhiệt độ nước (32- 36,50C) và một cụm tháp để giải nhiệt cho
đường nước 3072,3 kg/s có nhiệt độ nước (36,5- 400C).

Phương án 2: giải nhiệt song song

Lưu lượng nước cần giải nhiệt cho bình hấp thụ

Ta có phương trình cân bằng năng lượng: QGND = mncD .C p .t = Qa

 mncD .4,174. ( 36,5 − 32 ) = 123172

123172
 mncD = = 6557,5 (kg/s)
4,174.(36,5 − 32)

Lưu lượng nước cần giải nhiệt cho bình ngưng

Ta có phương trình cân bằng năng lượng: QGNB = mncB .C p .t = Qk

79
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

 mncB .4,174. ( 36,5 − 32 ) = 69968

69968
 mncB = = 3725,1 (kg/s)
4,174.(36,5 − 32)

Nhận xét: Ở phương án giải nhiệt song song, lưu lượng nước sử dụng sẽ nhiều hơn nhưng công
suất giải nhiệt cho một tổ máy lại nhỏ hơn. Đường nước giải nhiệt cho bình ngưng và bình hấp thụ
độc lập nhau. Hệ số COP của hệ thống cao hơn sơ đồ giải nhiệt nối tiếp.

36,50C

Hình 4.10: Sơ đồ giải nhiệt song song

Ta thấy hệ số COP của hệ thống giải nhiệt song song “COP= 1,396” cao hơn hệ số COP của
hệ thống nước giải nhiệt nối tiếp “COP= 1,121” xắp xỉ 20%. Từ các giá trị tính toán trên ta thấy hệ
thống giải nhiệt song song có hiệu quả hơn rất nhiều về mặc hiệu năng. Vì vậy ta sẽ chọn hệ thống
giải nhiệt song song để giải nhiệt cho bình hấp thụ D và bình ngưng tụ B.

80
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 5. NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ


CÁC THIẾT BỊ MÁY LẠNH HẤP THỤ LOẠI DOUBLE
EFFECT
Trên thị trường có rất nhiều máy lạnh hấp thụ có công suất từ vài tấn lạnh đến hàng ngàn tấn
lạnh trên một máy. Nhưng đối với đề tài TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LẠNH HẤP THỤ (H20-
LiBr) LOẠI DOUBLE EFFECT VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MÁY LẠNH HẤP
THỤ CHO SÂN BAY LONG THÀNH em chọn công suất của một máy lạnh hấp thụ là 2000 tấn
lạnh, nên trong phần tính toán thiết kế các thiết bị trong máy lạnh hấp thụ em sẽ dùng các số liệu
tính toán của một máy lạnh hấp thụ có công suất là 2000 tấn lạnh và tham khảo các số liệu thiết kế
của một máy lạnh hấp thụ có công suất là 2000 tấn lạnh ngoài thị trường.

Cụ thể số liệu tính toán “Tính bằng phần mềm EES” của một máy lạnh hấp thụ có công suất
2000 tấn lạnh có hệ thống nước giải nhiệt song song như sau:

Bảng 5.1: Lưu lượng khối lượng- máy lạnh hấp thụ công suất 2000 tấn lạnh

Lưu lượng khối lượng kg/s

Dung dịch loãng ra khỏi bình hấp thụ D - ma 33,37

Tác nhân lạnh vào bình bốc hơi C - mr 3,005

Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh A - m A 16,57

Dung dịch loãng cấp vào bình phát sinh / ngưng tụ AB - m AB 16,8

Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh A - mrA 1,385

Tác nhân lạnh thoát ra từ bình phát sinh / ngưng tụ AB - mrAB 1,62

Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh AB - mi 15,18

Dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh A - ms 15,18

Dung dịch đậm đặc vào bình hấp thụ D msi 30,36

81
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bảng 5.2: Năng suất làm việc của các thiết bị

Năng suất lạnh Q0= 7034 kW


Năng suất nhả nhiệt ở bình hấp thụ Qa= 7698 kW
Nhiệt lượng cấp vào bình phát sinh Qh= 5037 kW
Năng suất nhả nhiệt ở bình ngưng Qk= 4373 kW

Bảng 5.3: Nồng độ dung dịch

Nồng độ dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh A Cs= 63 %


Nồng độ dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh / Ci= 63,9 %
ngưng tụ AB
Nồng độ dung dịch loãng rồi bình hấp thụ D Cw= 57,73 %
Nồng độ dung dịch đậm đặc về bình hấp thụ D Csi= 63,45 %

Theo catalogue máy lạnh hấp thụ của hãng EBARA, ta có các thông số kỹ thuật của dòng sản
phẩm RFWA- 200.

Bảng 5.4: Thông số kỹ thuật của RFWA -200

Thông số kỹ thuật Đơn vị


Năng suất lạnh 2000 kW
Hệ nước làm Nhiệt độ nước làm lạnh 7- 120C
lạnh Lưu lượng nước làm lạnh 1209,6 m3/h
Áp suất làm việc 85 kPa
Đường kính ống nước lạnh 350 mm
Hệ nước giải Nhiệt độ nước giải nhiệt 32- 37,50C
nhiệt Lưu lượng nước giải nhiệt 1896 m3/h
Áp suất làm việc 149 kPa
Đường kính ống kết nối 450 mm
Hệ hơi nóng Lưu lượng hơi cần cho 1 tấn lạnh 3,7 kg/h . tấn lạnh
Đường kính dẫn hơi 150 mm
Đường kính đầu ra của hơi 65 mm
Kích thước Chiều dài 8545 mm
Chiều rộng 3800 mm
Chiều cao 4350 mm
82
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

5.1 Bình phát sinh

Bình phát sinh có cấu tạo là một thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc chùm ống nằm ngang. Chùm ống
được đặt ngập trong dung dịch đậm đặc, khói hoặc hơi nước sẽ nhả nhiệt cho dung dịch đậm đặc.
Đối với máy lạnh hấp thụ sử dụng dung dịch H20- LiBr, thì hơi H20 sinh ra sẽ được dẫn qua bình
ngưng và các thiết bị tiếp theo.

Ở đây sân bay Long Thành sử dụng máy lạnh hấp thụ chạy bằng hơi nước, nên ta sẽ tính toán
thiết kế bình phát sinh sử dụng hơi nước để hoạt động.

Theo sơ đồ máy lạnh hấp thụ kiểu Double Effect loại cấp dịch song song ta sẽ có hai bình phát
sinh, bao gồm 1 bình phát sinh A và 1 bình phát sinh/ngưng tụ AB.

5.1.1 Bình phát sinh A

Bình phát sinh A được thiết kế là một chùm ống. Dung dịch H20- LiBr bao phủ bên ngoài ống
trơn, hơi chuyển dộng bên trong ống nằm ngang. Các ống được xếp so le nhau để làm tăng cuờng
trao đổi nhiệt. Phương thức trao đổi nhiệt trong bình phát sinh A chủ yếu là truyền nhiệt và trao
đổi nhiệt đối lưu, còn ảnh hưởng của bức xạ thì không đáng kể nên có thể bỏ qua.

Hình 5.1: Bình phát sinh A

83
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hình 5.2: Bố trí ống dẫn hơi trong bình phát sinh A

Ta chọn nguồn hơi nước cấp vào bình phát sinh A là hơi nước bão hòa ở thn= 1700C, áp suất là
8 bar.

Tham khảo về đường kính ống dẫn hơi của hãng EBARA và Catalogue Thép Hòa Phát, ta chọn
đường kính trong của ống dẫn hơi là dtr= 25 mm và đường kính ngoài của ống dng= 33 mm.

Nhiệt độ bảo hòa tương ứng với áp suất p= 8 bar là ts= 1700C

Quá trình trao đổi nhiệt của hơi nước là quá trình biến đổi pha, nên theo công thức 10.21 [3] ta
có công thức tính hệ số tỏa nhiệt trên ống nằm ngang như sau:

r..g. 3
 hn = 0, 72 .
4
(w/m2.K)
v.d .(t s − tw )

84
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong đó:

g – Là gia tốc trọng trường (m/s2)

r – Ẩn nhiệt hóa hơi (J/kg)

 – Khối lượng riêng của hơi nước (kg/m3)

 – Hệ số dẫn nhiệt của hơi nước (W/m.K)

 – Độ nhớt động học (m2/s)

d – là đường kính ống dẫn hơi (mm)

ts – Là nhiệt độ của hơi nước (0C)

tw – Là nhiệt độ của vách ống (0C)

Chọn nhiệt độ vách ống bằng với nhiệt độ của dung dịch đậm đặc: tw= 160 0C

Ta có nhiệt độ xác định tm=0,5.(ts + tw)= 0,5.(170 + 160)= 165 0C, tra bảng 26 [3], ta được các
thông số vật lý của hơi nước trên đường bảo hòa như sau:

Khối lượng riêng của hơi nước:  hn = 3,69 (kg/m3)

Hệ số dẫn nhiệt của hơi nước: hn = 3,07.10-2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: hn = 3,98.10−6 (m2/s)

Trị số Prandlt: Prhn= 1,195

Với ts= 170 0C, tra bảng 26 [3] ta được Ẩn nhiệt hóa hơi: rhn= 2049,5 (kJ/kg)

Vậy ta có hệ số tỏa nhiệt là:

r..g. 3 2049,5.103.3, 69.9,81.3, 073.10−6


 hn = 0, 724. = 0, 724. −6
= 12482 (w/m2.K)
v.d .(t s − tw ) 3,98.10 .0, 025.(170 − 160)

85
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Ta có sơ đồ trao đổi nhiệt giũa hơi nóng và dung dịch loãng H20- LiBr

thn

t9
t10
Hình 5.3: Sơ đồ trao đổi nhiệt

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttbd =
( thn − t10 ) − ( thn − t9 ) = (170 − 124 ) − (170 − 160 ) = 23, 6 0
C
 t −t   170 − 124 
ln  hn 10  ln  
 thn − t9   170 − 160 

Tra các bảng 6.7- 6.11 [2] ta được bảng thông số vật lý của dung dịch H20- LiBr ở nhiệt độ t=
1240C và nồng độ c= 57,73 %

C t Cp a   
Pr
(%) (0C) (kJ/kg.K) (Pa.s) (kg/m3) (W/m. K) (m2/s)
57,73 124 2,06 1,71.10-2 1603 0,5113 0,9.10-6 69

Chọn đường kính ống dẫn dung dịch loãng H20- LiBr D= 100 mm, từ đó ta xác định được vận
tốc phun dung dịch loãng vào bình phát sinh:

4.m A 4.16,57
dd = = = 1,3 (m/s)
 .D .  .0,12.1603
2

86
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trị số Reynolds:

dd .dng 1,3.0,115


Redd = = = 166111
dd 0,9.10−6

Redd > 103, ta có công thức: Nudd = 0, 4.Re0,6 0,36


dd .Prdd = 0, 4.1661110,6.690,36 = 2490,5

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch H20- LiBr chảy bên ngoài ống:

Nudd .dd 2490,5.0,5113


 dd = = = 11073 (W/m2. K)
d ng 0,115

Hệ số trao đổi nhiệt của bình phát sinh:


Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 −3 (m2.K/ W)

1 1
Kd = = = 1491, 6 (W/m2 . K)
1  1 1 1
+ h + + 0,5.10−3 +
 hn th  de 12482 11073

Diện tích truyền nhiệt của bình phát sinh:

Qh 5037.103
Fd = = = 143 (m2)
kd .ttbd 1491,6.23,6

Ta chọn số ống trao đổi nhiệt trong bình phát sinh là n= 250 ống

Vậy ta có chiều dài một ống trao đổi nhiệt là:

Fd 143
l= = = 5,5 (m)
n. .d ng 250. .0, 033

Vậy ta có chiều dài một ống trao đổi nhiệt trong bình phát sinh là l= 5,5 m. Ống có đường kính
là d= 25 mm và có tất cả là n= 250 ống trao đổi nhiệt.

l
Ta có tỷ lệ giữa chiều dài ống trao đổi nhiệt và đường kính vỏ bọc là: = 4  8 , từ đó ta sẽ có
D
đường kính vỏ bọc: D= 0,6875  1,375 m. Theo tài liêu [4] mục 6.3.2, đối với trường hợp bố trí

87
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

ống trên toàn bộ diện tích mặt sàng thì ta có đường kính vỏ bọc: D= m.S= 19. 43= 817 mm. Trong
đó bước ống S= 1,3.dng= 1,3. 33  43 mm.

Vậy đối với trường hợp thiết kế là bình phát sinh A, phía trên của bình sẽ không có bố trí ống
nên ta sẽ chọn đường kính vỏ bọc lớn hơn 817 mm và nhỏ hơn 1375 mm. Vậy ta sẽ chọn D= 1100
mm

So sánh với kích thước của dòng sản phẩm RFWA- 200 của hãng EBARA ta thấy chiều dài
của 1 ống trao đổi nhiệt trong bình phát sinh là l= 5,5 m và đường kính vỏ bọc là chấp nhận được.

5.1.2 Bình phát sinh / ngưng tụ AB

Bình phát sinh /ngưng tụ AB được thiết kế gần tương tự với bình phát sinh A. Bao gồm một
chùm ống trao đổi nhiệt giữa hơi nước quá nhiệt sinh ra từ bình phát sinh A và dung dịch loãng trở
về từ bình hấp thụ D. Dung dịch H20- LiBr bao phủ bên ngoài ống trơn, hơi nước quá nhiệt chuyển
dộng bên trong ống nằm ngang. Các ống duợc xếp so le nhau để làm tăng cuờng trao đổi nhiệt.
Phương thức trao đổi nhiệt trong bình phát sinh ngưng tụ AB chủ yếu là truyển nhiệt và trao đổi
nhiệt đối lưu, còn ảnh huởng của bức xạ thì không đáng kể nên có thể bỏ qua.

Hình 5.4: Bình phát sinh / ngưng tụ AB


88
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Tham khảo về đường kính ống dẫn hơi của hãng EBARA và Catalogue Thép Hòa Phát, ta chọn
đường kính trong của ống dẫn hơi quá nhiệt là dtr= 25 mm và đường kính ngoài của ống dng= 33
mm.

Nhiệt độ trung bình của hơi nước trong ống dẫn hơi là:

ts=0,5.(t2+t2’)= 0,5.(153+96,82)=124,910C

Quá trình trao đổi nhiệt của hơi nước là quá trình biến đổi pha, nên theo công thức 10.21 [3] ta
có công thức tính hệ số tỏa nhiệt trên ống nằm ngang như sau:

r..g. 3
 hn = 0, 724. (w/m2.K)
v.d .(t s − tw )

Trong đó:

g – Là gia tốc trọng trường (m/s2)

r – Ẩn nhiệt hóa hơi (J/kg)

 – Khối lượng riêng của hơi nước (kg/m3)

 – Hệ số dẫn nhiệt của hơi nước (W/m.K)

 – Độ nhớt động học (m2/s)

d – là đường kính ống dẫn hơi (mm)

ts – Là nhiệt độ của hơi nước (0C)

tw – Là nhiệt độ của vách ống (0C)

Chọn nhiệt độ vách ống bằng với nhiệt độ của dung dịch đậm đặc: tw=t7=92,82 0C

Ta có nhiệt độ xác định tm=0,5.(ts + tw)= 0,5.(124,91 + 92,82)= 108,87 0C, tra bảng 26 [3], ta
được các thông số vật lý của hơi nước trên đường bảo hòa như sau:

Khối lượng riêng của hơi nước:  hn = 0,8 (kg/m3)

Hệ số dẫn nhiệt của hơi nước: hn = 2,45.10-2 (W/m.K)

89
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Độ nhớt động học: hn = 15, 63.10−6 (m2/s)

Trị số Prandlt: Prhn= 1,09

Với ts= 124,91 0C, tra bảng 26 [3] ta được Ẩn nhiệt hóa hơi: rhn= 2188.8 (kJ/kg)

Vậy ta có hệ số tỏa nhiệt là:

r..g. 3 2188,8.103.0,8.9,81.2, 453.10−6


 hn = 0,724. = 0,724. = 1206 (w/m2.K)
v.d .(t s − tw ) 15,63.10−6.0,025.(124,91 − 92,82)

Ta có sơ đồ trao đổi nhiệt giũa hơi nóng và dung dịch loãng H20- LiBr

t2

t7
t2'
t11
Hình 5.5: Sơ đồ trao đổi nhiệt trong bình phát sinh / ngưng tụ AB

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttbd =
( t2 − t7 ) − ( t2' − t11 ) = (153 − 92,82 ) − ( 96,82 − 71,5) = 40,3 0
C
 t −t   153 − 92,82 
ln  2 7  ln  
 t2' − t11   96,82 − 71,5 

Tra các bảng 6.7- 6.11 [2] ta được bảng thông số vật lý của dung dịch H20- LiBr ở nhiệt độ t=
71,50C và nồng độ c= 57,73 %

C t Cp a    Pr
(%) (0C) (kJ/kg.K) (Pa.s) (kg/m3) (W/m. K) (m2/s)
57,73 71,5 2,046 2,78.10-2 1638 0,46 1,69.10-6 123,65

90
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Chọn đường kính ống dẫn dung dịch loãng H20- LiBr D= 100 mm, từ đó ta xác định được vận
tốc phun dung dịch loãng vào bình phát sinh / ngưng tụ AB:

4.m AB 4.16,8
dd = = = 1,3 (m/s)
 .D .  .0,12.1638
2

Trị số Reynolds:

dd .dng 1,3.0,115


Redd = = = 88461,5
dd 1, 69.10−6

Redd > 103, ta có công thức: Nudd = 0, 4.Redd


0,6 0,36
.Prdd = 0, 4.88461,50,6.123, 650,36 = 2105, 244

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch H20- LiBr chảy bên ngoài ống:

Nudd .dd 2105, 2.0, 46


 dd = = = 8420,8 (W/m2. K)
d ng 0,115

Hệ số trao đổi nhiệt của bình phát sinh:


Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 −3 (m2.K/ W)

1 1
Kd = = = 690, 6 (W/m2 . K)
1  1 1 1
+ h + + 0,5.10−3 +
 hn th  de 1206 8420,8

Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bình phát sinh ngưng tụ AB:

Ta có Qh = mrA .(i2 − i2' ) = 1,385.(2783 − 405, 7) = 3292, 6 (kW)

Diện tích truyển nhiệt của bình phát sinh ngưng tụ AB:

Qh 3292, 6.103
Fd = = = 118 (m2)
kd .ttbd 690, 6.40,3

Ta chọn số ống trao đổi nhiệt trong bình phát sinh là n= 250 ống

Vậy ta có chiều dài một ống trao đổi nhiệt là:

91
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Fd 118
l= = = 4, 6 (m)
n. .d ng 250. .0, 033

l
Ta có tỷ lệ giữa chiều dài ống trao đổi nhiệt và đường kính vỏ bọc là: = 4  8 , từ đó ta sẽ có
D
đường kính vỏ bọc: D= 0,575  1,15 m. Theo tài liêu [4] mục 6.3.2, đối với trường hợp bố trí ống
trên toàn bộ diện tích mặt sàng thì ta có đường kính vỏ bọc: D= m.S= 19. 43= 817 mm. Trong đó
bước ống S= 1,3.dng= 1,3. 33  43 mm.

Vậy đối với trường hợp thiết kế là bình phát sinh / ngưng tụ AB, phía trên của bình sẽ không
có bố trí ống nên ta sẽ chọn đường kính vỏ bọc lớn hơn 817 mm và nhỏ hơn 1150 mm. Vậy ta sẽ
chọn D= 1000 mm

Vậy ta có chiều dài một ống trao đổi nhiệt trong bình phát sinh / ngưng tụ AB là l= 4,6 m và
đường kính vỏ bọc là D=1000 mm

5.2 Bình hấp thụ

Bình hấp thụ có cấu tạo dạng thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc chùm ống nằm ngang, với nước giải
nhiệt đi bên trong ống, dung dịch đậm đặc từ bình phát sinh sau khi đi qua bình hồi nhiệt được rưới
đều vào chùm ống, hơi nước từ bình bốc hơi sẽ được dẫn đến bình hấp thụ và được dung dịch đậm
đặc LiBr hấp thụ. Sau khi hấp thụ hơi nước dung dịch loãng dần đến một nồng đồ cho trước, sau
đó dung dịch loãng sẽ được bơm dung dịch LiBr bơm trở lại bình phát sinh.

Chọn nhiệt độ vào của nước giải nhiệt cho bình hấp thụ là: tw1= 320C. Và nhiệt độ ra của nước
giải nhiệt cho bình hấp thụ là: tw2= 36,50C.

Nhiệt độ trung bình của nước: twtb= 0,5.(32+36,5)= 34,250C

Các ống dẫn nước giải nhiệt được làm bằng thép có đường kính trong dtr= 25 mm, và đường
kính ngoài là dng= 33 mm

Phụ tải nhiệt ở bình hấp thụ: Qa= 7698 kW

Ta có phương trình cân bằng năng lượng ở bình hấp thụ như sau:

Qa = Gw .c pw .(tw2 − tw1 ) = Ka .Fa .tba

92
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong đó:

Gw: là lưu lượng khối lượng của nước giải nhiệt ở bình hấp thụ (kg/s)

cpw= 4,174 (kJ/ kg.K): là nhiệt dung riêng đẳng áp của nước giải nhiệt bình hấp thụ

Fa: diện tích truyền nhiệt của bình hấp thụ (m2)

tba : độ chênh nhiệt độ trung bình logarit trong bình hấp thụ (0C)

Ka: Hệ số truyền nhiệt của bình hấp thụ (W/ m2. K)

Ta có công thức tính lưu lượng khối lượng của nước giải nhiệt ở bình hấp thụ như sau:

Qa 7698
Gw = = = 409,8 (kg/s)
c pw .(tw 2 − tw1 ) 4,174.(36,5 − 32)

Sơ đồ trao đổi nhiệt ở bình hấp thụ:

t6

tw2
t5
tw1
Hình 5.6: Sơ đồ trao đổi nhiệt trong bình hấp thụ D

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttba =
( t6 − tw2 ) − ( t5 − tw1 ) = ( 66 − 36,5) − ( 40 − 32 ) = 16,5 0C
 t −t   66 − 36,5 
ln  6 w2  ln  
 t5 − tw1   40 − 32 

93
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hệ số truyền nhiệt

1
Ka =
1 a 1
+ +
a th  w

Trong đó:

a  −3
: Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 (m2.K/ W)
th 

 a : hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch, hay hệ số tỏa nhiệt từ màng của dung dịch
đến thành ống nằm ngang

 w : hệ số trao đổi nhiệt của nước giải nhiệt (W/m2.K)

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của nước giải nhiệt  w (W/m2.K)

Chọn tốc độ nước giải nhiệt đi trong ống: w = 1,5 (m/s)

Ta có nhiệt độ trung bình của nước giải nhiệt là twtb= 34,25 0C , tra bảng 25 [3] ta được:

Khối lượng riêng của hơi nước:  w = 994, 2 kg/m3

Hệ số dẫn nhiệt của hơi nước: w = 62,5.10−2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: w = 0, 74.10−6 (m2/s)

Trị số Prandlt: Prw= 4,95

Số ống trong bình hấp thụ là:

Gw 409,8
na = = = 559,8
 .d 2
 .0, 0252
w . w . tr
1,5.994, 2.
4 4

Ta chọn na= 560 ống

Tính lại vận tốc thức tế của nước giải nhiệt

94
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Gw 409,8
w = =  1,5 (m/s)
 .d 2
 .0, 0252
na . w . tr
560.994, 2.
4 4

Trị số Reynolds:

w .dtr 1,5.0, 025


Rew = = = 50675, 7
w 0, 74.10−6

0,25
 Pr 
Vì Rew > 10 , ta có công thức: Nuw = 0, 021.Re .Pr
4 0,8
w
0,43
w . w  . R . l
 Prv 

Prw
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

l
 50   l = 1 , ống thằng nên  R = 1
d

Vậy trị số Nusselt là:

0,25
 Pr 
Nuw = 0, 021.Re .Pr 0,8
w
0,43
w . w  . R . l = 0, 021.50675, 7 0,8.4,950,43.1.1.1 = 242,5
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của nước giải nhiệt phía trong ống:

Nuw .w 242,5.62,5.10−2


w = = = 6062,5 (W/m2. K)
dtr 0,025

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch LiBr  a (W/m2.K)

Tra các bảng 6.7- 6.11 [2] ta được bảng thông số vật lý của dung dịch H20- LiBr ở nhiệt độ t=
660C và nồng độ c= 63,45 %

C t Cp a    Pr
(%) (0C) (kJ/kg.K) (Pa.s) (kg/m3) (W/m. K) (m2/s)

63,45 66 1,987 0,0496 1759 0,447 2,8.10-6 209,7

95
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Ta có công thức:

0,46
   a
 a = 1, 03.  Rea .Pra . a  .
 La  a

Trong đó:

Tiêu chuẩn Rea được xác định như sau:

a 0,5
Rea = = = 10,1
a 0, 0496

Ta chọn  a = 0,5 (kg/m.s) : lưu lượng dung dịch xối tưới trên 1m chiều dài ống

 .d ng  .0, 027
La = = = 0, 0424 (m)
2 2

 a độ dày lớp màng của dung dịch (m)

3.va .a 3.2,8.10−6.0,5


 a = 1, 27. 3 = 1, 27. 3 = 6,3.10−4
2.g.a 2.9,81.1759

Vậy hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch LiBr  a bằng:

0,46 0,46
   a  6,3.10−4  0, 447
 a = 1, 03.  Rea .Pra . a  . = 1, 03. 10,1.209, 7.  .
 La  a  0, 0424  6,3.10−4

= 3571, 4 (W/m2.k)

❖ Hệ số trao đổi nhiệt của bình hấp thụ D:


Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 −3 (m2.K/ W)

1 1
Ka = = = 1058,3 (W/m2 . K)
1 a 1 1 1
+ + + 0,5.10−3 +
a th  w 3571, 4 6062,5

96
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Diện tích truyền nhiệt của bình hấp thụ:

Qa 7698.103
Fa = = = 440,8 (m2)
ka .ttbd 1058,3.16,5

❖ Chiều dài một ống trao đổi nhiệt:

Fa 440,8
l= = = 7, 6 (m)
n. .d ng 560. .0, 033

l
Ta có tỷ lệ giữa chiều dài ống trao đổi nhiệt và đường kính vỏ bọc là: = 4  8 , từ đó ta sẽ có
D
đường kính vỏ bọc: D= 0,95  1,9 m. Theo tài liêu [4] mục 6.3.2, đối với trường hợp bố trí ống
trên toàn bộ diện tích mặt sàng thì ta có đường kính vỏ bọc: D= m.S= 27. 43= 1161 mm. Trong đó
S= 1,3.dng= 1,3. 33  43 mm.

Vậy đối với trường hợp thiết kế là bình hấp thụ D, phía trên của bình sẽ không có bố trí ống
nên ta sẽ chọn đường kính vỏ bọc lớn hơn 1161 mm và nhỏ hơn 1900 mm. Vậy ta sẽ chọn D= 1500
mm

Vậy ta có chiều dài của một ống trao đổi nhiệt trong bình hấp thụ D là l= 7,6 m. Đường kính
ống là d= 25 mm và có tổng cộng là 560 ống trao đổi nhiệt. Và đường kính vỏ bọc là D= 1500 mm

5.3 Bộ trao đổi nhiệt- hồi nhiệt

5.3.1 Bộ hồi nhiệt HE1

Bộ hồi nhiệt HE1 sử dụng dung dịch đậm đặc có nhiệt độ cao từ bình phát sinh ngưng tụ AB
để gia nhiệt cho dung dịch loãng bơm lên từ bình hấp thụ D. Giúp cho quá trình bốc hơi nước ở
bình phát sinh ngưng tụ AB nhanh hơn và đỡ tiêu tốn năng lượng hơn.

Ta chọn thiết kế bình hồi nhiệt dạng thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc chùm ống song song, dung
dịch loãng đi bên trong ống, dung dịch đậm đặc chạy bên ngoài.

Ta chọn ống truyền nhiệt là ống thép có đường kính trong dtr= 20 mm và đường kính ngoài là
dng= 27 mm
97
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Sơ đồ trao đổi nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt HE1

t7

t11
t13
t5

Hình 5.7: Sơ đồ trao đổi nhiệt trong bộ HE1

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttbhn =
( t7 − t11 ) − ( t13 − t5 ) = ( 92,82 − 71,5 ) − ( 60 − 40 ) = 20, 65 0C
 t −t   92,82 − 71,5 
ln  7 11  ln  
 t13 − t5   60 − 40 

Ta có nhiệt độ trung bình của dung dịch đậm đặc qua bộ hồi nhiệt HE1 là: 76,41 0C. Và nhiệt
độ trung bình của dung dịch loãng qua bộ hồi nhiệt HE1 là: 55,75 0C

Tra các bảng 6.7- 6.11 [2] ta được bảng thông số vật lý của dung dịch H20- LiBr như sau:

C t Cp a    Pr
(%) (0C) (kJ/kg.K) (Pa.s) (kg/m3) (W/m. K) (m2/s)
63,9 76,41 1,998 0,0474 1761 0,454 2,4.10-6 208,6
57,73 55,75 2,02 0,0356 1695,5 0,45 2,14.10-6 160

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch loãng bên trong ống

Ta chọn số ống trao đổi nhiệt là n= 100 ống

Tốc độ dung dịch loãng chảy bên trong ống là:

m AB 16,8
l = = = 0,315 (m/s)
 .dtr
2
 .0, 022
n.l . 100.1695,5.
4 4

98
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trị số Reynolds:

l .dtr 0,315.0, 02
Rel = = = 2943,9
l 2,14.10−6

0,25
 Pr 
Vì 2200 < Rel < 10 , ta có công thức: Nul = K 0 .Pr
4
l
0,43
. l  . l
 Prv 

Prl
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

l
 50   l = 1 , K0= 6,5 tra theo bảng 10.5 [3]
d

Vậy trị số Nusselt là:

0,25
 Pr 
Nul = K 0 .Prl
0,43
. l  . l = 6,5.1600,43.1.1 = 57, 63
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch loãng phía trong ống:

Nul .l 57, 6.0, 45


l = = = 1296 (W/m2. K)
dtr 0, 02

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch đậm đặc bên ngoài ống

Chọn tốc độ dung dịch đậm đặc chảy bên ngoài ống là đ = 1,5 (m/s)

Trị số Reynolds:

đ .dng 1,5.0,027
Ređ = = = 16875
đ 2, 4.10−6

0,25
 Pr 
Vì Ređ > 10 , ta có công thức: Nuđ = 0, 22.Re
3 0,65
đ .Pr 0,36
đ . đ  . . l
 Prv 

Prđ
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

99
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Chọn  = 1,  l = 1

0,25
 Pr 
Nuđ = 0, 22.Re 0,65
đ
0,36
.Pr
đ . đ  . . l = 0, 22.168750,65.2080,36.1.1.1 = 840, 7
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch đậm đặc phía ngoài ống:

Nuđ .đ 840, 7.0, 454


đ = = = 14136, 2 (W/m2. K)
d ng 0, 027

❖ Vậy hệ số trao đổi nhiệt của bộ hồi nhiệt là:


Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 −3 (m2.K/ W)

1 1
K hn = = = 745 (W/ m2.K)
1  1 1 1
+ hn + + 0,5.10−3 +
 l th  đ 1296 14136, 2

❖ Phụ tải nhiệt của bình hồi nhiệt HE1:


Qhn = m AB .c pl .tl = 16,8.2, 02.(71,5 − 40) = 1069 (kW)

❖ Diện tích truyền nhiệt của bộ trao đổi nhiệt HE1

Qhn 1069.103
Fhn = = = 69,5 (m2)
khn .ttbhn 745.20,65

❖ Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt:

Fhn 69,5
l = = = 820 (m)
 .d ng  .0, 027

Ta chia bộ hồi nhiệt HE1 làm 2 pass ống. Vậy ta có tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt của một
 l 820
pass là  l1 = =  410 (m)
2 2

 l1 410
Vậy ta có chiều dài mỗi ống trao đổi nhiệt trong một pass là: l = = = 4,1 (m)
n 100

100
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

5.3.2 Bộ hồi nhiệt HE2

Ta chọn thiết kế bình hồi nhiệt dạng thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc chùm ống song song, dung
dịch loãng đi bên trong ống, dung dịch đậm đặc chạy bên ngoài.

Ta chọn ống truyền nhiệt là ống thép có đường kính trong dtr= 20 mm và đường kính ngoài là
dng= 27 mm

Sơ đồ trao đổi nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt HE2

t9

t10
t12
t5

Hình 5.8: Sơ đồ trao đổi nhiệt trong bộ HE2

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttbhn =
( t9 − t10 ) − ( t12 − t5 ) = (160 − 124 ) − ( 72 − 40 ) = 34 0C
 t −t   160 − 124 
ln  9 10  ln  
 t12 − t5   72 − 40 

Ta có nhiệt độ trung bình của dung dịch đậm đặc qua bộ hồi nhiệt HE2 là: 142 0C. Và nhiệt độ
trung bình của dung dịch loãng qua bộ hồi nhiệt HE2 là: 56 0C

Tra các bảng 6.7- 6.11 [2] ta được bảng thông số vật lý của dung dịch H20- LiBr như sau:

C t Cp a    Pr
(%) (0C) (kJ/kg.K) (Pa.s) (kg/m3) (W/m. K) (m2/s)

63 142 2,018 0,01872 1683 0,49 0,9.10-6 77


57,7 56 2,02 0,0356 1647 0,45 2.10-6 160

101
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch loãng bên trong ống

Ta chọn số ống trao đổi nhiệt là n= 100 ống

Tốc độ dung dịch loãng chảy bên trong ống là:

m A 16,57
l = = = 0,32 (m/s)
 .d tr
2
 .0, 022
n.l . 100.1647.
4 4

Trị số Reynolds:

l .dtr 0,32.0, 02
Rel = = = 3200
l 2.10−6

0,25
 Pr 
Vì 2200 < Rel < 10 , ta có công thức: Nul = K 0 .Pr
4
l
0,43
. l  . l
 Prv 

Prl
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

l
 50   l = 1 , K0= 8,1 tra theo bảng 10.5 [3]
d

Vậy trị số Nusselt là:

0,25
 Pr 
Nul = K 0 .Pr l
0,43
. l  . l = 8,1.1600,43.1.1 = 71,82
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch loãng phía trong ống:

Nul .l 71,82.0, 45


l = = = 1616 (W/m2. K)
dtr 0, 02

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch đậm đặc bên ngoài ống

Chọn tốc độ dung dịch đậm đặc chảy bên ngoài ống là đ = 1,5 (m/s)

102
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trị số Reynolds:

đ .dng 1,5.0,027
Ređ = = = 45000
đ 0,9.10−6

0,25
 Pr 
Vì Ređ > 10 , ta có công thức: Nuđ = 0, 22.Re
3 0,65
đ
0,36
.Pr
đ . đ  . . l
 Prv 

Prđ
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

Chọn  = 1,  l = 1

0,25
 Pr 
Nuđ = 0, 22.Re 0,65
đ
0,36
.Pr
đ . đ  . . l = 0, 22.450000,65.770,36.1.1.1 = 1112
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của dung dịch đậm đặc phía ngoài ống:

Nuđ .đ 1112.0, 49


đ = = = 20180, 7 (W/m2. K)
d ng 0, 027

❖ Vậy hệ số trao đổi nhiệt của bộ hồi nhiệt là:


Chọn trở nhiệt của ống và lớp cáu cặn là:  = 0,5.10 −3 (m2.K/ W)

1 1
K hn = = = 855,9 (W/ m2.K)
1  1 1 1
+ hn + + 0,5.10−3 +
 l th  đ 1616 20180, 7

❖ Phụ tải nhiệt của bình hồi nhiệt HE2:

Qhn = m A .c pl .tl = 16,57.2,02.(124 − 40) = 2811,6 (kW)

❖ Diện tích truyền nhiệt của bộ trao đổi nhiệt HE1

Qhn 2811,6.103
Fhn = = = 96,6 (m2)
khn .ttbhn 855,9.34

103
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt:

Fhn 96, 6
l = = = 1139 (m)
 .d ng  .0, 027

Ta chia bộ hồi nhiệt HE2 làm 2 pass ống. Vậy ta có tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt của một
 l 1139
pass là  l1 = =  570 (m)
2 2

 l1 570
Vậy ta có chiều dài mỗi ống trao đổi nhiệt trong một pass là: l = = = 5, 7 (m)
n 100

5.4 Bình ngưng tụ B

Trên thực tế có rất nhiều loài bình ngưng đang được sử dụng ví dụ như: Bình ngưng ống nước
nằm ngang, bình ngưng ống trơn, bình ngưng ống nước đứng thẳng, bình ngưng xối nước, bình
ngưng bốc hơi và bình ngưng không khí…

Mỗi loại bình ngưng đều có những ưu nhược điểm riêng, chính vì vậy khi lựa chọn bình ngưng
ta nên cân nhắc nhiều yếu tố như năng suất, công suất, nước giải nhiệt… để có thể lựa chọn được
bình ngưng phù hợp với công trình.

Với đề tài của em, em sẽ lựa chọn bình ngưng ống nước nằm ngang với những ưu điểm sau đây
để phục vụ cho đề tài của mình.

Hình 5.9: Sơ đồ nguyên lý làm việc của bình ngưng vỏ bọc chùm ống nằm ngang

104
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Bình ngưng ống nước nằm ngang có những ưu nhược điểm sau:

❖ Ưu điểm:
• Mật độ dòng nhiệt lớn: từ 3000 dến 7000 W/m
• Dễ dàng thay đổi tốc độ nước trong bình dể có tốc độ thích hợp.
• So với loại bỏ bọc chùm ống đứng thẳng, có thể bố trí nhiều pass nước hơn và có trở lực ít
hơn.
• Tuổi thọ cao vì không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
❖ Nhuợc điểm:
• Yêu cầu diện tích lắp dặt, vì đi kèm theo còn có hệ thống làm mát cho nước giải nhiệt.
• So với loại vỏ bọc chùm ống đứng thẳng, khả năng hình thành lớp cấu cặn lớn hơn. Vì vậy
cần phải định kì súc rửa đường ống của thiết bị.
• Ta chọn thiết kế bình hồi nhiệt dạng thiết bị trao đổi nhiệt vỏ bọc chùm ống song song,
dung dịch loãng đi bên trong ống, dung dịch đậm đặc chạy bên ngoài.

Ta chọn ống truyền nhiệt là ống thép có đường kính trong dtr= 25 mm và đường kính ngoài là
dng= 33 mm

Chọn nhiệt độ vào của nước giải nhiệt cho bình ngưng là: tw1= 320C. Và nhiệt độ ra của nước
giải nhiệt cho bình ngưng là: tw2= 36,50C.

Vậy nhiệt độ trung bình của nước: twtb= 0,5.(32+36,5)= 34,250C

Phụ tải nhiệt ở bình ngưng: Qk= 4373 kW

Ta có phương trình cân bằng năng lượng ở bình ngưng như sau:

Qk = Gw .c pw .(tw2 − tw1 ) = Kk .Fk .tbk

Trong đó:

Gw: là lưu lượng khối lượng của nước giải nhiệt ở bình ngưng (kg/s)

cpw= 4,174 (kJ/ kg.K): là nhiệt dung riêng đẳng áp của nước giải nhiệt bình ngưng

Fk: diện tích truyền nhiệt của bình ngưng (m2)

105
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

tbk : độ chênh nhiệt độ trung bình logarit trong bình ngưng (0C)

Kk: Hệ số truyền nhiệt của bình ngưng (W/ m2. K)

Ta có công thức tính lưu lượng khối lượng của nước giải nhiệt ở bình ngưng như sau:

Qk 4373
Gw = = = 232,8 (kg/s)
c pw .(tw 2 − tw1 ) 4,174.(36,5 − 32)

Ta có hai dòng tác nhân lạnh vào bình ngưng:

t3 = 87(0 C )

 p = pk = 0, 07381(bar )
Dòng tác nhân lạnh từ bình phát sinh / ngưng tụ AB:  3
i3 = 2663(kJ / kg )
m = 1, 62(kg / s)
 rAB

t2' = 96,82(0 C )

 p2' = pk = 0, 07381(bar )
Dòng tác nhân lạnh từ bình phát sinh A: 
i 2' = 2663(kJ / kg )
m = 1,385(kg / s)
 rA

Ta có công thức tính thông số trạng thái của hai dòng môi chất trộn lại với nhau là:

x1.m1 + x2 .m2
x=
m1 + m2

Dựa vào công thức trên ta tính được thông số trạng thái của môi chất khi trộn lẫn hai dòng môi
chất trên:

thtr = 91,5(0 C )

 phtr = pk = 0, 07381(bar )
i = 1622, 6(kJ / kg )
 htr

❖ Tính mật độ dòng nhiệt của nước giải nhiệt


Chọn tốc độ nước giải nhiệt đi trong ống: w = 1,5 (m/s)

Ta có nhiệt độ trung bình của nước giải nhiệt là twtb= 34,25 0C , tra bảng 25 [3] ta được:

106
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Khối lượng riêng của nước:  w = 994, 2 kg/m3

Hệ số dẫn nhiệt của nước: w = 62,5.10−2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: w = 0, 74.10−6 (m2/s)

Trị số Prandlt: Prw= 4,95

Số ống trao đổi nhiệt trong bình ngưng là:

Gw 232,8
nk = = = 318,1
 .d 2
 .0, 0252
w . w . tr
1,5.994, 2.
4 4

Ta chọn nk= 320 ống

Tính lại vận tốc thức tế của nước giải nhiệt

Gw 232,8
w = = = 1, 49 (m/s)
 .d 2
 .0, 0252
nk . w . tr
320.994, 2.
4 4

Trị số Reynolds:

w .dtr 1, 49.0, 025


Rew = = = 50337,8
w 0, 74.10−6

0,25
 Pr 
Vì Rew > 10 , ta có công thức: Nuw = 0, 021.Re .Pr
4 0,8
w
0,43
w . w  . R . l
 Prv 

Prw
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

l
 50   l = 1 , ống thằng nên  R = 1
d

Vậy trị số Nusselt là:

0,25
 Pr 
Nuw = 0, 021.Re .Pr 0,8
w
0,43
w . w  . R . l = 0, 021.50337,80,8.4,950,43.1.1.1 = 241, 2
 Prv 

107
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Hệ số trao đổi nhiệt của nước giải nhiệt phía trong ống:

Nuw .w 241, 2.62,5.10−2


w = = = 6030 (W/m2. K)
dtr 0,025

Sơ đồ trao đổi nhiệt ở bình ngưng:

tk

tw2
tw1

Hình 5.10: Sơ đồ trao đổi nhiệt trong bình ngưng

Ta có độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit

ttbk =
( tk − tw1 ) − ( tk − tw2 ) = ( 40 − 32 ) − ( 40 − 36,5) = 5, 4 0C
 t −t   40 − 32 
ln  k w1  ln  
 tk − tw2   40 − 36,5 

Mật độ dòng nhiệt về phía nước:

tbk −  5, 4 − 
qw = = = 1501,9.(5, 4 −  ) (w/m2)
1  1
+ + 0,5.10−3
w  6030

Với  = tv − t0 là độ chênh lệch nhiệt độ giữa vách ống với nhiệt độ ngưng tụ của

môi chất lạnh.

❖ Tính mật độ dòng nhiệt của tác nhân lạnh đến từ bình phát sinh / ngưng tụ AB
Ta có công thức tính mật độ dòng nhiệt của tác nhân lạnh sau:

i. . 3 .g d
qk = 0, 72 4. . h . c . 3/4 . ng (w/m2)
 .d ng dtr

108
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trong đó:

i - là độ chênh lệch entanpy của môi chất lạnh khi vào và ra khỏi bình ngưng (J/kg).
 - Khối luợng riêng của nhân lạnh (kg/m3)
 - hệ số dẫn nhiệt của tác nhân lạnh (W/m.K)
 - độ nhớt động học của tác nhân lạnh (m2/s)
 h - hệ số hiệu chỉnh do sự thay đổi vận tốc dòng hơi và màng nước từ trên xuống dưới.
Ta có nhiệt độ ngưng tụ của nước ở áp suất pk= 0,07381 bar là tk= 40 0C, tra bảng 25 [3] ta được:

Khối lượng riêng của nước: k = 992, 2 (kg/m3)

Hệ số dẫn nhiệt của nước: w = 63,5.10−2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: w = 0, 659.10−6 (m2/s)

Trị số Prandlt: Prw= 4,31

Độ chênh lệch entannpy của môi chất lạnh khi vào và ra khỏi bình ngưng:

i = ihtr − i3 = 1622,6 −167,5 = 1455,1.103 (kJ/kg)

−0,167
n 
Ta có hệ số hiệu chỉnh:  h =  z  = 0, 63
2

 .n k .S1  .320.0, 07
Trong đó: nz = 1, 0393. = 1, 0393. = 31
2.S2 2.0, 037

Chọn bước ống ngang S1= (2- 2,3).dng= 0,07 (m)

Chọn bước ống đứng S2= (1,1- 1,15).dng= 0,037 (m)

Ống thép thiết kế là ống trơn nên:  c = 1

109
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Vậy ta có mật độ dòng nhiệt của tác nhân lạnh đến từ bình phát sinh / ngưng tụ AB là:

i. . 3 .g d
qk = 0, 72 4. . h . c . 3/4 . ng
 .d ng dtr

1455,1.103.992, 2. ( 63,5.10−2 ) .9,81


3
0, 033
= 0, 72. 4 −6
.0, 63.1. 0,75 .
0, 659.10 .0, 033 0, 025
= 12099,5.  0,75 (w/m2)

Ta có: qk= qw

 12099,5. 0,75 = 1501,9.(5, 4 −  )


  = 0,5135

Vậy mật độ dòng nhiệt: qk= qw= 12099,5.0,51350,75= 7339,6 (w/m2)

Tổng diện tích bề mặt trong:

Qk 4373.103
Fk = = = 595,8 (m2)
qk 7339, 6

Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt ở bình ngưng:

Fk 595,8
L = = = 7586 (m)
 .dtr  .0,025

Ta chọn bình ngưng có 3 pass. Vậy tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt trong 1 pass là:
 L1 = 2528, 6 (m)

Vậy ta có chiều dài 1 ống trao đổi nhiệt trong 1 pass là:

 L1 2528, 6
L1 = = = 7,9 (m)
320 320

l
Ta có tỷ lệ giữa chiều dài ống trao đổi nhiệt và đường kính vỏ bọc là: = 4  8 , từ đó ta sẽ có
D
đường kính vỏ bọc: D= 0,9875  1,975m. Theo tài liêu [4] mục 6.3.2, đối với trường hợp bố trí

110
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

ống trên toàn bộ diện tích mặt sàng thì ta có đường kính vỏ bọc: D= m.S= 37. 43= 1591 mm. Trong
đó S= 1,3.dng= 1,3. 33  43 mm.

Vậy đối với trường hợp thiết kế là bình ngưng, ống trao đổi nhiệt được bố trí gần như là toàn
bộ diện tích bề mặt sàng nên ta chọn sẽ chọn đường kính vỏ bọc là D= 1600 mm

5.5 Bình bốc hơi hơi C

Bình bay hơi là thiết bị trao đổi nhiệt dùng để làm lạnh chất tải lạnh. Các chất tải lạnh này lại
được dẫn vào các dàn lạnh để làm lạnh không khí trong không gian cần làm lạnh. Sau khi làm lạnh
không khí, chất tải lạnh sẽ được đưa về lại bình bốc hơi để làm lạnh lại, chu trình sẽ tiếp tục lại
như ban đầu.
Về cấu tạo và nguyên lý trao đổi nhiệt của bình bay hơi cũng tương tự như bình ngưng. Có
nhiều loại bình bốc hơi được dùng trên thực tế như bình bay hơi vỏ bọc chùm ống đứng thẳng, bình
bay hơi panen, bình bay hơi tấm bản, bình bay hơi vỏ bọc chùm ống nằm ngang.
Thông dụng nhất là loại bình bốc hơi vỏ bọc chùm ống nằm ngang và ngập lỏng. Có cấu tạo là
một thân hình trụ nằm ngang, hai đầu là hai mặt sàng để đở ống. Các ống truyền nhiệt được lắp
ghép vào hai mặt sàng bằng phương pháp hàn hoặc núc ống. Chất tải lạnh di chuyển trong đường
ống còn môi chất lạnh bay hơi bên ngoài đường ống. So với các loại bình bay hơi khác thì bình bay
hơi vỏ bọc chùm ống nằm ngang có các ưu điểm như sau:
• Chất tải lạnh tuần hoàn trong thiết bị kín cho nên không khí ít bị lọt vào hệ thống do đó
giảm được sự an mòn thiết bị.
• Nhỏ gọn, có mật độ dòng nhiệt lớn, hiệu quả truyền nhiệt cao.
• Nhược điểm lớn của loại này là chất tải lạnh có nguy cơ đóng băng trong đường
ống.
Một số điểm khác nhau của bình bay hơi so với bình ngưng cần lưu ý như sau:
• Chiều chuyển động của các dòng môi chất làm việc có sự thay đổi. Ðặt biệt là môi chất
lạnh. Vì quá trình bay hơi làm khối lượng riêng giảm nên trong bình bay hơi môi chất lạnh
đi vào ở phía dưới và đi ra ở phía trên.
• Chất tải lạnh cũng sẽ thay đổi hướng vào và ra để tạo dòng luu động ngược chiều làm tăng
hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị.
• Giảm yêu cầu chịu lực của thiết bị vì áp suất làm việc thấp hơn bình ngưng.

111
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Ta chọn phương án thiết kế là bình bay hơi loại vỏ bọc chùm ống nằm ngang vì đáp ứng được
nhu cầu cho hệ thống có công suất lớn. Khả năng đóng băng của nước không cao vì nhiệt độ bay
hơi trên 00C.
Ta chọn ống truyền nhiệt là ống thép có đường kính trong dtr= 25 mm và đường kính ngoài là
dng= 33 mm

Chọn nhiệt độ vào của chất tải lạnh khi vào bình bay hơi là: tw1= 120C. Và nhiệt độ ra của chất
tải lạnh là: tw2= 70C.

Vậy nhiệt độ trung bình của nước: twtb= 0,5.(12+7)= 9,50C

Năng suất lạnh ở bình bay hơi: Q0= 7034 kW

Ta có phương trình cân bằng năng lượng ở bình bay hơi như sau:

Q0 = Gw .c pw .(tw 2 − tw1 )

Trong đó:

Gw: là lưu lượng khối lượng của chất tải lạnh ở bình bay hơi (kg/s)

cpw= 4,192 (kJ/ kg.K): là nhiệt dung riêng đẳng áp của nước (chất tải lạnh)

Ta có công thức tính lưu lượng khối lượng của chất tải lạnh ở bình bay hơi như sau:

Q0 7034
Gw = = = 335, 6 (kg/s)
c pw .(tw1 − tw2 ) 4,192.(12 − 7)

❖ Tính mật độ dòng nhiệt của chất tải lanh - (Nước)


Chọn tốc độ nước giải nhiệt đi trong ống: w = 1,5 (m/s)

Ta có nhiệt độ trung bình của chất tải lạnh là twtb= 9,5 0C , tra bảng 25 [3] ta được:

Khối lượng riêng của nước:  w = 999, 71 kg/m3

Hệ số dẫn nhiệt của nước: w = 57,3.10−2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: w = 1,33.10−6 (m2/s)

112
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Trị số Prandlt: Prw= 9,73

Số ống trao đổi nhiệt trong bình bay hơi là:

Gw 335, 6
n0 = = = 455,9
 .d 2
 .0, 0252
w . w . tr
1,5.999, 71.
4 4

Ta chọn n0= 460 ống

Tính lại vận tốc thức tế của chất tải lạnh

Gw 335, 6
w = = = 1, 487 (m/s)
 .d 2
 .0, 0252
n0 . w . tr
460.999, 71.
4 4

Trị số Reynolds:

w .dtr 1, 487.0, 025


Rew = = = 27951,1
w 1,33.10−6

0,25
 Pr 
Vì Rew > 10 , ta có công thức: Nuw = 0, 021.Re .Pr
4 0,8
w
0,43
w . w  . R . l
 Prv 

Prw
Xem như nhiệt độ nước gần bằng nhiệt độ vách ống nên: =1
Prv

l
 50   l = 1 , ống thằng nên  R = 1
d

Vậy trị số Nusselt là:

0,25
 Pr 
Nuw = 0, 021.Re .Pr 0,8
w
0,43
w . w  . R . l = 0, 021.279510,8.9, 730,43.1.1.1 = 201, 5
 Prv 

Hệ số trao đổi nhiệt của chất tải lạnh phía trong ống:

Nuw .w 201,5.57,3.10−2


w = = = 4618, 4 (W/m2. K)
dtr 0,025

113
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

❖ Tính hệ số trao đổi nhiệt của tác nhân lạnh đến bình bay hơi C- (hơi nước)
Theo công thức 9.6 [1] ta có hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa hơi nước và bề mặt ngoài của
ống như sau:
  G 
tnl = C.Pr1/3 .   .  
    2. 
Trong đó:
 tnl - là hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa hơi nước và bề mặt ngoài của ống (W/m2.K)
C - là hệ số thể hiện hình dạng và cấu tạo của bình bốc hơi. Ta chọn C= (0,053- 0,056)= 0,054
Pr – là tiêu chuẩn Prandtl
 - là hệ số truyền nhiệt của màng nước (W/m.K)
 - là bề dày của màng nước bám trên bề mặt ngoài của ống (m)
G – là mật độ tác nhân lạnh xối trên các ống trao đổi nhiệt (kg/m.s)
 - là độ nhớt động lực học (N.s/m2)

Ta có nhiệt độ tác nhân lạnh là ttnl=t4 = 4 0C và áp suất ở bình bay hơi p0= 0,008136 bar tra bảng
25 [3] ta được:

Khối lượng riêng của nước: tnl = 999,8 (kg/m3)

Hệ số dẫn nhiệt của nước: tnk = 56.10−2 (W/m.K)

Độ nhớt động học: tnl = 1, 6.10−6 (m2/s)

Độ nhớt động lực học: tnl = 1595, 2.10−6 (N.s/m2)

Trị số Prandlt: Prtnk= 12


Từ công thức 9.7 [1], ta tính được bề dày màng nước bám trên bề mặt các ống trao đổi nhiệt là:

1/3 1/3
 3..G   3.1, 6.10−6.0, 06 
 =  =  = 2, 45.10−4 (m)
 2.g.   2.9,81.999.8 

Chọn G = (0, 015  0, 069) = 0, 06 (kg/m.s)

Vậy ta có hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa hơi nước và bề mặt ngoài của ống là:

  G  1/3  0,56   0,028 


tnl = C.Pr1/3 .   .   = 0,054.12 .  −4  
. −6 
= 6857, 2 (W/m2.K)
    2.   1,899.10   2.1595.10 

114
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Dựa theo công thức 9.13i [1] ta có công thức tính hệ số truyền nhiệt trong bình bốc hơi như sau:
1
k0 = (w/m2.K)
 1  d ng d 0 d  1
 ri + . + .ln  ng  + r0 +
  w  dtr 2  dtr   tnl

1
k0 = = 2128,5 (w/m2.K)
 1  0, 033 0, 033  0, 033  1
 0 + 4618, 4  . 0, 025 + 2.120 .ln  0, 025  + 0 + 6857, 2
   
Trong đó: ri và r0 là nhiệt trở do cáu cặn đóng ở bề mặt bên trong và bên ngoài ống. Cho
tiện tính toán, ta cho ri= r0= 0

Sử dụng công thức 9.57 [1] ta xác định được tổng diện tích truyền nhiệt của bình bốc hơi
tính theo bề mặt bên ngoài là:

Q0
 F0 = (m2)
k0 . ( tw1 − t4 ) − 0,65. ( tw1 − tw 2 )

7034.103
 F0 = = 695, 72 (m2)
2128,5. (12 − 4 ) − 0, 65. (12 − 7 ) 

Tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt là:

 F0 695,72
L = = = 6710,7 (m)
F0  .0,033

Ta chọn bình bốc hơi có 2 pass. Vậy tổng chiều dài ống trao đổi nhiệt trong 1 pass là:
 L1 = 3355, 4 (m)

Vậy ta có chiều dài 1 ống trao đổi nhiệt trong 1 pass là:

 L1 3355, 4
L1 = = = 7,3 (m)
460 460

l
Ta có tỷ lệ giữa chiều dài ống trao đổi nhiệt và đường kính vỏ bọc là: = 4  8 , từ đó ta sẽ có
D
đường kính vỏ bọc: D= 0,9125  1,825 m. Theo tài liêu [4] mục 6.3.2, đối với trường hợp bố trí
ống trên toàn bộ diện tích mặt sàng thì ta có đường kính vỏ bọc: D= m.S= 35. 43= 1505 mm. Trong
đó S= 1,3.dng= 1,3. 33  43 mm.
Vậy đối với trường hợp thiết kế là bình bốc hơi C, ống trao đổi nhiệt được bố trí gần như là
toàn bộ diện tích bề mặt sàng nên ta chọn sẽ chọn đường kính vỏ bọc là D= 1550 mm.
115
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

CHƯƠNG 6. ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ-


XÃ HỘI SO VỚI MÁY LẠNH CÓ MÁY NÉN HƠI
Hệ thống lạnh chạy bằng máy lạnh hấp thụ là một hệ thống cồng kềnh, phức tạp và chưa thật
sự phổ biến trên toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chính vì vậy để đánh giá được hiệu
quả kinh tế của toàn hệ thống cần phải phân tích rất nhiều yếu tố tác động vào nó cụ thể như sau

- Chi phí đầu tư ban đầu gồm: chi phí xây dựng, mua sắm và chế tạo thiết bị, lắp đặt, vận
chuyển
- Chí phí vận hành hàng năm và chi phí bảo dưỡng

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, vì nhiều hạn chế nên tôi chưa thể đưa ra được sự đánh
giá một cách chi tiết và cụ thể, mà chỉ trên cơ sở tính toán có được để đánh giá tính khả thi của hệ
thống này

6.1 Chi phí đầu tư cho thiết bị

Chi phí đầu tư cho cả hệ HVAC là rất nhiều và phức tạp, thêm vào đó là số liệu và bản vẽ của
công trình còn thiếu rất nhiều. Nên việc đánh giá cụ thể và chính xác mức đầu tư cho hệ thống
HVAC của sân bay Long Thành là rất hạn chế. Chính vì thế với đề tài nghiên cứu và thiết kế của
em, em chỉ tính toán sơ bộ về tiền đầu tư chiller của từng loại (loại có máy nén hơi và máy lạnh
hấp thụ) và đưa ra nhận xét đánh giá về tiền đầu tư chiller cho từng loại. Còn đối với các thiết bị
khác như đường ống, FCU, AHU, bơm, quạt… thì cả hai loại cũng không khác nhau nhiều, nên
em sẽ bỏ qua phần tính toán và đánh giá cho phần này.

6.1.1 Chi phí đầu tư cho hệ thống chiller sử dụng máy nén hơi

Hệ thống điều hòa không khí sử dụng máy lạnh có máy nén hơi rất phổ biến trên thế giới và
chiếm một tỉ trọng rất lớn trong lĩnh vực điều hòa không khí. Cho nên máy lạnh có máy nén hơi sẽ
rất đa dạng về chủng loại và công suất.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất chiller có máy nén hơi. Nên tùy vào hiệu
suất, loại máy nén, không dầu hay có dầu… mà giá thành của chiller có máy nén hơi sẽ giao động
và chênh lệch nhau khá nhiều.

116
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Dưới đây em sẽ giới thiệu hai dòng chiller có máy nén hơi đến từ Ý, thuộc hãng AERMEC.

Hình 6.1: Dòng sản phẩm WTX- AERMEC

Vì giới hạn về thời gian em chỉ có thể tìm được giá bán của sản phẩm WTX3300A2 và sản
phẩm WF4212°A.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm WTX3300A2 là:

• Công suất lạnh: 1038 kW


• Giá trên một đơn vị sản phẩm: 2.844.028.000 (VND)  129.274 USD
• Lưu lượng nước lạnh: 217,003 L/h
• Nhiệt độ nước vào/ra: 12°C / 7°C
• Nguồn cấp: 213.6 kW, 3pha/380V/50Hz
• Môi chất lạnh: R134a
• Máy nén: Ly tâm không dầu (Inverter)
• Máy được vận hành chạy thử 100% trước khi xuất xưởng.
• Máy được sản xuất lắp ráp tại Ý.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm WF4212°A là:

• Công suất lạnh: 1,112 kW

117
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

• Giá trên một đơn vị sản phẩm: 1.791.949.000 (VND)  81.453 USD
• Lưu lượng nước lạnh: 227,782 L/h
• Nhiệt độ nước vào/ra: 12°C / 7°C
• Nguồn cấp: 212.7 kW, 3pha/380V/50Hz
• Môi chất lạnh: R134a
• Máy nén: Trục vít (Bitzer sản xuất tại Đức)
• Máy được vận hành chạy thử 100% trước khi xuất xưởng.
• Máy được sản xuất lắp ráp tại Ý.

Hình 6.2: Chiller có máy nén hơi- WTX3300A2

Ta có tổng công suất làm lạnh cho toàn bộ công trình sân bay Long Thành là Q0= 32000 RT =
112541 (kW). Từ đó ta có thể tính được số chiller cần thiết cho sân bay là:
Đối với dòng sản phẩm WTX3300A2
Q0 112541
n1 = = = 108, 42
1038 1038
Đối với dòng sản phẩm WF4212°A
Q0 112541
n2 = = = 101, 2
1112 1112
Ta chọn số chiller cần thiết cho sân bay là: n1= 110 và n2= 102. Ta chọn lớn hơn để dự phòng.
118
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Vậy ta sẽ có tổng chi phí đầu tư cho chiller có máy nén hơi là:
Đối với dòng sản phẩm WTX3300A2 là
 A1 = n1. An = 110.129274 = 14.220.140 USD
Đối với dòng sản phẩm WTX3300A2 là
 A2 = n2 . An = 102.81453 = 8.308.206 USD

Nhận xét: Ta thấy với hai dòng sản phẩm có công suất gần bằng nhau, nhưng chi phí đầu tư
lại chênh lệch khá nhiều. Lý do là hai sản phẩm tuy cùng công suất làm việc nhưng công nghệ và
hiệu suất làm việc của hai sản phầm thì hoàn toàn khác nhau.

Ngoài việc dựa vào giá thành mà các nhà sản xuất đưa ra để dự toán kinh phí đầu tư cho thiết
bị (chiller). Ta có thể tham khảo hình 6.3 để có thể tính gần đúng chi phí đầu tư cho một chiller.

Với số liệu cho trong hình 6.3 ta thấy chi phí đầu tư cho một chiller có máy nén hơi là từ 225
USD đến 275 USD trên một tấn lạnh.

Vậy với công suất là Q0= 32000 RT, ta có công thức tính tổng chi phí đầu tư như sau:

 A = 250.3200 = 8.800.000 USD

Nguồn [ 5]
Hình 6.3: Giá các loại máy lạnh theo năng suất lạnh
Kết luận: Vậy với cùng một công suất, tùy vào sự lựa chọn loại chiller mà số tiền đầu tư sẽ
thấp hay cao. Và nó có thể dao động từ 8.000.000 – 15.000.000 USD.

119
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

6.1.2 Chi phí đầu tư cho máy lạnh hấp thụ

Như trình bày ở mục 2.11 chương 2, ta sẽ chọn máy lạnh hấp thụ có số hiệu RFWA-200 của
hãng EBARA, có công suất làm lạnh là 2000 RT. Vậy với tổng công suất của công trình là 32000
RT, ta sẽ cần 16 máy lạnh hấp thụ loại này.
Vì chưa thể tìm được thông tin về giá bán cụ thể của một cụm máy lạnh hấp thụ thực tế trên
thị trường nên em sẽ tham khảo số liệu từ hình 6.3 để tính toán sơ bộ về chi phí đầu tư cho một
cụm máy lạnh hấp thụ.
Ta có công suất của một cụm máy lạnh hấp thụ là 2000 RT. Theo bảng số liệu thì tiền đầu tư
cho một máy lạnh hấp thụ loại Double Effect có công suất là 1 tấn lạnh vào khoảng 300- 550 USD.
Nên với công suất là 2000 RT, ta có số tiền đầu tư cho một cụm máy lạnh hấp thụ là:
A = 600.000 1.100.000 USD

Từ đó ta có tổng chi phí đầu tư cho toàn bộ hệ thống gồm 16 cụm máy lạnh hấp thụ là:

 A = 9.600.000 17.600.000 USD

Bảng 6.1: Bảng so sánh chi phí đầu tư

Bảng so sánh chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư (USD)

Máy lạnh hấp thụ 9.600.000 17.600.000

Máy lạnh có máy nén hơi 8.308.206  14.220.140

Nhận xét: Ta thấy về chi phí đầu tư giữa hai loại máy lạnh là không chênh lệch nhau quá nhiều.
Nhưng nếu chỉ tính đến chi phí để đầu tư một máy làm lạnh nước thì chi phí đầu tư cho một máy
lạnh hấp thụ sẽ nhiều hơn so với máy lạnh có máy nén hơi. Tuy nhiên nếu kể thêm chi phí cho máy
biến áp, máy phát điện và các các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ cho máy lạnh chạy bằng điện thì
chi phí đầu tư cho máy lạnh loại này có thể cao hơn chi phí đầu tư cho loại máy lạnh hấp thụ.

120
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

6.2 Chi phí vận hành

Để so sánh chi phí vận hành ta chỉ tiến hành so sánh phần khác nhau cơ bản giữa chiller hấp
thụ chạy bằng hơi nước với chiller có máy nén chạy điện:

Vì nguồn nhiệt cấp cho máy lạnh hấp thụ trong sân bay Long Thành là nguồn nhiệt thải được
tận dụng từ quá trình phát điện của tuabin khí nên chi phí vận hành cho chiller hấp thụ chỉ bao gồm
chi phí điện cho bơm (bơm dung dịch, bơm nước tải lạnh, bơm nước giải nhiệt), cho quạt (quạt
trong các AHU, FCU, quạt ở tháp giải nhiệt), cho các thiết bị phụ trợ khác (không đáng kể) và chi
phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng.

Chi phí vận hành chiller có máy nén hơi, phần lớn điện năng tiêu thụ là từ máy nén. Các thiết
bị tiêu thụ điện khác gần bằng với hệ thống máy lạnh hấp thụ.

Theo quyết định (2165/QĐ-Ttg) của Thủ tướng Chính phủ, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được
điều chỉnh nhưng cao nhất không vượt quá mức tối đa là 1.835 đồng/kWh và nếu điều chỉnh giảm
sẽ không thấp hơn mức giá tối thiểu trong khung là 1.437 đồng/kWh. So với mức bình quân hiện
nay (1.720,65 đồng/kWh) áp dụng từ ngày 1-12-2017.

Căn cứ Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/07/2013 của Bộ Công Thương về việc quy định
về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện, tùy theo mục đích sử dụng và cấp điện áp sử dụng cho
trạm biến áp mà giá điện sẽ khác nhau. Cụ thể với đối tượng sử dụng điện để kinh doanh thì giá
điện được Tổng Công ty Điện lực TP.HCM quy định như sau:

Bảng 6.2: Giá bán điện hiện nay

Sử dụng cho kinh doanh Nghìn đồng/kWh

Giờ bình thường 2,426

Giờ thấp điểm 1,428

Giờ cao điểm 4,061

121
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Đây là mức giá cao nhất đang được áp dụng theo biểu giá điện hiện hành

Trong đó:

Giờ cao điểm tính từ 18 – 22h

Giờ thấp điểm tính từ 22h – 6h


Giờ bình thường tính từ 6 – 18h

6.2.1 Chi phí vận hành cho máy lạnh hấp thụ

Máy lạnh hấp thụ hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nguồn nhiệt nóng để vận hạnh hệ
thống. Chính vì điều này nên chí phí vận hành của máy lạnh hấp thụ chủ yếu là tiền để mua nhiên
nhiên liệu đốt. Nhưng trong trường hợp của sân bay Long Thành, công trình đã có một nhà máy
phát phát điện tuabin hỗn hợp khí – hơi, nên nguồn nhiệt thải từ nhà máy điện này sẽ được tận dụng
để chạy máy lạnh hấp thụ. Chính vì vậy chi phí để vận hành máy lạnh hấp thụ có thể xem là chi
phí để mua nhiên liệu đốt.

Tất nhiên chi phí để mua nhiên liệu đốt sẽ nhiều hơn chi phí để vận hành chiller điện, nhưng
ở đây nếu xét về tổng thể thì ta thấy chi phí mua nhiên liệu đốt không chỉ để vận hành máy lạnh
hấp thụ mà còn để sản xuất điện cung cấp cho toàn bộ công trình sân bay Long Thành. Với nhà
máy điện này sẽ giúp cho sân bay Long Thành không phải mua điện từ mạng lưới điện quốc gia để
phục cho hệ thống điều hòa cũng như các thiết bị khác trong sân bay.

6.2.2 Chi phí vận hành cho máy lạnh có máy nén hơi

Chí phí vận hành của một hệ thống điều hòa chạy bằng điện chủ yếu là chi phí tiêu thụ điện
năng của máy nén, còn các chi phí khác không đáng kể so với máy nén và bên cạch đó muốn tính
một cách rỏ ràng chi phí tiêu thụ thì phải dựa trên nhiều đặc tính của công trình và nhu cầu sử dụng
nên ở phần tính toán chi phí vận hành này, em chỉ tập trung tính toán chi phí tiêu thụ điện năng của
máy nén.

Như đã trình bày ở trên, ta thấy một chiller sử dụng điện của hãng AERMEC với số hiệu là
WTX3300A2 có công suất là Q0= 1038 kW sẽ tiêu thụ W0= 213,6 kW điện năng. Vậy với quy
mô của sân bay Long Thành, ta có tổng số điện năng tiêu thụ của máy nén trên toàn hệ thống sẽ
bằng W= 110. 213,6= 23496 kW. Giả sử nếu toàn bộ công trình đều hoạt động 24/24 và tất cả

122
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

các chiller đều hoạt động hết công suất. Như vậy ta sẽ có chi phí vận hành toàn bộ chiller trong 1
ngày như sau:

Bảng 6.3: Chi phí vận hành chiller điện

Năng suất lạnh Công suất điện Giá điện Tiền điện tiêu
Thời gian yêu cầu tiêu thụ (Nghìn đồng thụ
(kW) (kW) /kWh) (Nghìn đồng)
Giờ cao điểm
112541 23158,7 4,061 376190
(18h – 22h)
Giờ bình
thường 112541 23158,7 2,426 674196
(6h - 18h)
Giờ thấp điểm
112541 23158,7 1,428 264565
(22h – 6h)
Tổng tiền điện tiêu thụ trong 1 ngày 1.314.951

Vậy chi phí vận hành chiller điện trong một ngày của sân bay Long Thành khi chạy tối đa tải
là: A= 1.314.951.000 VND (một tỷ ba trăm mười bốn triệu chín trăm năm mươi mốt nghìn đồng).

Nhận xét: Chi phí vận hành chiller điện được tính toán ở trên là khá cao so với thực tế, bởi vì
chi phí tính toán ở trên là ta đang tính cho toàn bộ công trình đều hoạt động hết công suất 24/24h.
Nhưng trong thực tế thì hệ thống sẽ ít khi phải chạy toàn bộ tải như tính toán ở trên, mà phần lớn
đều chạy non tải, dẫn đến chi phí vận hành sẽ giảm đáng kể.

6.3 Đánh giá hiệu quả

6.3.1 Về kinh tế

Trong chương 4 ta đã tính được hệ COP của hệ thống MLHT loại Double Effect là 1,396. Còn
đối với chu trình máy lạnh nén hơi một cấp có cùng công suất thì COP khoảng 4,98. Rõ ràng là
MLHT nhỏ hơn rất nhiều so với máy lạnh có máy nén hơi. Nhưng khi phân tích kỹ hơn về vốn đầu
tư ban đầu, chi phí vận hành, bảo trì bão dưỡng hằng năm thì sử dụng MLHT có khả năng thu hồi
vốn nhanh hơn máy lạnh có máy nén hơi nhờ chi phí vận hành của MLHT thấp.
Như đã phân tích ở trên, đầu tư cho hệ thống MLHT này khoảng 9.600.000 17.600.000
USD (tương đương khoảng 211.200 – 387.200 tỷ đồng). Hàng ngày hệ thống này tiết kiệm được

123
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

so với hệ thống chạy bằng điện khoảng 1,3 tỷ đồng “nếu không tính đến chi phí vận hành hệ thống
nhà máy phát điện”. Vậy nếu số tiền đầu tư cho máy lạnh hấp thụ khoảng 17.000.000 USD, thì thời
gian để hoàn vốn lại là 288 ngày. Ta thấy với thời gian hoàn vốn nhanh như vậy thì máy lạnh hấp
thụ là một lựa chọn rất nên được xem xét.
Bên cạnh chi phí vận hành được giảm rất nhiều, khi ta sử dụng cụm hệ thống Nhà máy phát
điện tuabin khí- hơi kết hợp với Máy lạnh hấp thụ, sẽ còn giúp tiết kiệm được thêm rất nhiều chi
phí vận hành nữa, nhưng bù lại hệ thống sẽ vô cùng phức tạp, chi phí đầu tư tăng cao và công tác
quản lý bảo trì bảo dưỡng cũng vất vả hơn.
Một điều nữa, rỏ ràng ta thấy so với hệ thống chạy bằng điện, mỗi ngày MLHT này sẽ tiết
kiệm cho luới điện quốc gia khoảng 23158,7 kWh. Vậy mỗi năm sẽ giảm tải cho lưới điện 8453
MWh “Chưa kể đến điện năng cho các hoạt động và thiết bị khác”. Việc giảm tải điện năng cho
mạng lưới điện cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng khí thải CO2 do quá trình đốt nhiên liệu để
sản sinh lượng điện năng trên. Lượng khí thải CO2 này có thể quy thành tiền theo Dự Án Cơ Chế
Phát Triển Sạch –CDM (Clean Development Mechanism Projects) trong khuôn khổ Nghị Ðịnh
Thư Kyoto mà Việt Nam đã tham gia. Bên cạnh dó, việc giảm phụ tải cho lưới điện sẽ giảm áp lực
cho ngành điện và góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ khổng lồ dùng để vay vốn xây dựng các
nhà máy điện mới.
Hiện nay giá nhiên liệu đang giảm dần. Cụ thể giá dầu thô trên thế giới chỉ còn hơn 64
USD/thùng so với mức cao kỷ lục 147 USD/thùng vào ngày 11/7/2008. Bên cạnh đó thì tình hình
thiếu điện trong nước vẫn căng thẳng và lộ trình tăng giá điện của Tổng Công ty Ðiện Lực Việt
Nam đã được trình lên Bộ Công Thương. Mặc dù nó đang vấp phải sự phản đối của dư luận nhưng
không sớm thì muộn giá điện trong nước sẽ tăng lên. Chính vì điều này nên cân nhắc việc đầu tư
một lần cho hệ thống máy lạnh hấp thụ, dù chi phí đầu tư khá cao nhưng nó lại mang đến nhiều ưu
điểm vượt trội hơn máy lạnh có máy nén hơi nếu xét về lâu dài và thân thiện với môi trường.

6.3.2 Về xã hội

Máy lạnh hấp thụ không phải tiêu tốn quá nhiều điện năng như máy lạnh có máy nén hơi mà
nó lại còn lại tận dụng được các nguồn nhiệt thải, giúp giảm bớt lượng phát thải năng lượng ra
môi trường gây tốn kém, lãng khí, bảo vệ môi trường và giảm bớt hiệu ứng nhà kính, thủng tầng
ozon do sự phát thải khí CO2 ra môi trường. Chính vì điều này mà việc nghiên cứu và ứng dụng
máy lạnh hấp thụ vào đời sống là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
124
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Dưới đây là một vài số liệu so sánh về khả năng phát thải khí C02 của hai loại máy lạnh (hấp
thụ và có máy nén hơi).

• Đối với máy lạnh có máy nén hơi

Ở đây ta đều xuất phát từ nguồn nhiện liệu đầu vào là năng lượng hóa thạch: dầu mỏ, than đá
và khí đốt .Với chiller chạy điện, từ nguồn nhiên liệu đầu vào sản xuất ra điện năng với hiệu suất
năng lượng 37%. Tổn thất điện do đường dây truyền tải điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ điện
là 3%. Sử dụng chiller chạy điện có COP = 4 để tạo ra 1RT.h (1 tấn lạnh trong 1 giờ) tương đương
với 3.52kWh lạnh thì cần tiêu tốn 8,8MJ năng lượng do đốt cháy nhiên liệu. Từ đó ta có Lượng khí
CO2 phát thải là 0,692 kg (nguồn KAWASAKI)

Hình 6.4: Sơ đồ truyền tải năng lượng của máy lạnh có máy nén hơi

• Đối với máy lạnh hấp thụ loại Double Effect

Hình 6.5: Sơ đồ truyền tải năng lượng của máy lạnh hấp thụ loại Double Effect

125
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

Với chiller hấp thụ loại Double Effect sử dụng trực tiếp nhiệt lượng sinh ra do đốt cháy nhiên
liệu để cấp nhiệt cho bình phát sinh, để tạo ra 1RT.h lạnh ta cần tiêu tốn 9,89MJ (2,75kWh) năng
lượng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Lượng khí CO2 phát thải là 0,506 kg ( nguồn KAWASAKI)

• Đối với máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect

Với chiller hấp thụ loại Triple Effect sử dụng trực tiếp nhiệt lượng sinh ra do đốt cháy nhiên
liệu để cấp nhiệt cho bình phát sinh, để tạo ra 1RT.h lạnh ta cần tiêu tốn 7,94MJ (2,75kWh) năng
lượng từ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Lượng khí CO2 phát thải là 0,405 kg (nguồn KAWASAKI)

Hình 6.6: Sơ đồ truyền tải năng lượng của máy lạnh hấp thụ loại Triple Effect

Nhận xét: Như vậy với cùng một kết quả sản xuất ra 3,52kW.h lạnh thì lượng nhiệt tiêu tốn
cho chiller hấp thụ loại Double Effect lớn hơn 1 chút so với chiller có máy nén chơi, chiller hấp
thụ loại Triple Effect nhỏ hơn chiller có máy nén hơi. Tuy nhiên lượng khí CO2 phát thải do
chiller hấp thụ nhỏ hơn nhiều so với chiller có máy nén hơi.

Do đó khi xét về mặt sử dụng hiệu quả năng lượng thì chiller hấp thụ hoàn toàn có khả năng
cạnh tranh được với chiller có máy nén chạy điện và đặc biệt sử dụng chiller hấp thụ giúp sẽ giảm
phát sinh khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Kết luận: vậy với các phân tích ở trên, nếu ta quan tâm đến chi phí đầu tư thấp và quá trình
lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành đơn giản thì ta nên chọn hệ thống điều hòa có máy nén hơi. Còn
trong trường hợp ta quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả thì
ta nên chọn hệ thống điều hòa sử dụng máy lạnh hấp thụ.

126
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Nội dung chính của luận văn

Trước những yêu cầu về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng hiệu quả trên toàn thế
giới, thì việc nghiên cứu và tính toán thiết kế một loại máy lạnh hấp thụ để đưa nó vào lĩnh vực
điều hòa không khí tại Việt Nam là một điều hết sức cần thiết. Bởi nó là một loại máy điều hòa
không khí chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam, nhưng cái hiệu quả mà nó đem lại là vô cùng to
lớn. Do đó dưới vai trò là một sinh viên làm luận văn tốt nghiệp em xin đưa ra một đề tài để
nghiên cứu và tính toán giúp phần nào đem máy lạnh hấp thụ đến gần với người Việt Nam hơn.
Nội dung chính của luận văn này là nghiên cứu, tính toán và đánh giá khả năng ứng dụng của
máy lạnh hấp thụ loại Double Effect vào sân bay Long Thành.

2. Những đóng góp của đề tài

Giới thiệu tổng quan về sân bay Long Thành. Một sân bay trọng điểm của nước ta, với quy
mô rất lớn với trang thiết bị, cơ sở vật chất tầm cỡ khu vực và thế giới.

Giới thiệu tổng quan về máy lạnh hấp thụ, đặc biệt và máy lạnh hấp thụ sử dụng trong điều
hòa không khí.

Tính toán và xác định các thông số làm việc của máy lạnh hấp thụ loại Double Effect sử
dụng dung dịch H20- LiBr.

Tính toán sơ bộ các thiết bị trong máy lạnh hấp thụ

Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội và nhận định khả năng ứng dụng máy lạnh hấp thụ vào sân
bay Long Thành.

3. Hạn chế của luận văn

Chưa tính toán thiết kế được toàn bộ hệ thống điều hòa cho sân bay Long Thành “hệ thống
ống gió, ống nước, vị trí lắp đặt…”. Vì những hạn chế về số liệu và tài liệu không cho phép.

Chưa thể đánh giá một cách chi tiết về hiệu quả kinh tế cho toàn hệ thống.

127
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

4. Triển vọng của luận văn và kiến nghị

Nêu lên được nhưng ưu điểm vượt trội của máy lạnh hấp thụ.

Tiếp tục hoàn thiện công việc tính toán cho toàn bộ công trình để đủ cơ sở thuyết phục trong
việc đánh giá hiệu quả kinh tế của máy lạnh hấp thụ so với máy lạnh có máy nén hơi.

Đưa máy lạnh hấp thụ loại điều hòa không khí đến gần với người Việt Nam hơn.

Đem đến cho công trình sân bay Long Thành một sự lựa chọn mới trong điều hòa không khí.

Trong tương lai có thể áp dụng rộng rãi máy lạnh hấp thụ vào đời sống.

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức và bản
thân nên các kết quả nghiên cứu và tính toán thiết kế trong luận văn không thể tránh khỏi sự sai
sót. Tuy nhiên đây là những nổ lực rất lớn của tác giả và là động lực để tác giả có thể hoàn thiện
toàn bộ công trình tính toán cho hệ thống điều hòa không khí sử dụng máy lạnh hấp thụ cho sân
bay Long Thành.

128
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO


---------------o0o---------------

[1]. Lê Chí Hiệp (2013). Máy lạnh hấp thụ trong kỹ thuật điều hòa không khí. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia TP.HCM
[2]. Lê Chí Hiệp (2011). Giáo trình điều hòa không khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP.HCM
[3]. Hoàng Đình Tín - Bùi Hải (2012). Bài tập Nhiệt động học kỹ thuật và Truyền nhiệt. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
[4]. Trần Thanh Kỳ (2012). Máy Lạnh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
[5]. Trần Thanh Kỳ (1998). Nhà máy nhiệt điện. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM
[6]. Nguyễn Thị Minh Trinh. Luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu sử dụng nhiệt thải từ các động cơ
đốt trong của trạm phát điện Phú Quốc để sản xuất nước đá bằng máy lạnh hấp thụ (NH3-
H20)
[7]. Huỳnh Nhật Triều. Luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu thiết kế máy lạnh hấp thụ (NH3- H20)
ứng dụng trong sản xuất nước đá cây.
[8]. Catalogue steam Double Effect absorption chiller of EBARA
[9]. Catalogue chiller of ARMEC
[10]. Catalogue turbine gas of SIEMENS
[11]. Catalogue turbine steam of SIEMENS
[12]. Catalogue thép Hòa Phát
[13]. Kuala lumpur.pdf
[14]. suvarnahumi_airport.pdf
[15]. http://www.hiro.com.vn/thiet-bi-cong-nghiep-khac/may-lanh-hap-thu
[16]. https://en.wikipedia.org/wiki/Ferdinand_Carr%C3%A9
[17]. https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_s%C3%A2n_bay_qu%E1%B
B%91c_t%E1%BA%BF_Long_Th%C3%A0nh#Bối_cảnh_ra_đời_dự_án
[18]. https://www.ana.co.jp/en/destination/asia-oceania/kul/airport-map.html?c=kul#anchor002
[19]. https://en.wikipedia.org/wiki/Kuala_Lumpur_International_Airport#Current_site
[20]. https://tuoitre.vn/trao-3-dong-giai-nhat-thiet-ke-nha-ga-san-bay-long-thanh-
2017092217463864.htm

129
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

[21]. https://baomoi.com/chot-phuong-an-hoa-sen-cho-nha-ga-hanh-khach-san-bay-long-
thanh/c/22791815.epi
[22]. http://www.shinryo.co.th/project.php?category=1&content=4
[23]. https://www.bangkokairportonline.com/suvarnabhumi-airport-terminal-map/
[24]. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-4495-QD-BCT-2017-
quy-dinh-ve-gia-ban-dien-368676.aspx

130
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Code EES tính các thông số trạng thái làm việc của máy lạnh hấp thụ có
sơ đồ hệ thống nước giải nhiệt song song

"chon nang suat lanh la 32000 tan lanh"


Q_0=32000*3.5169
" chon nhiet do ban dau"
t_4= 4 "chon nhiet do tac nhan lanh vao binh boc
hoi"
t_4a=t_4
t_3a=40 "chon nhiet do tac nhan lanh ra khoi binh
ngung"
t_5=40 "chon nhiet do dd dam dac ra khoi binh hap
thu"
t_9=160 "chon nhiet do dd dam dat ra khoi binh phat
sinh A"
t_12=72 "nhiet do dd sau khi qua bo gia nhiet HE2"

"chon nong do ra khoi binh phat sinh A la"


c_s=63

" xac dinh ap xuat lam viec p0 va pk"


p_4=P_sat(Water,T=t_4) "p_4=p0"
p_3a=P_sat(Water,T=t_3a) "p_3a=pk"

"xac dinh nong do cw theo nhiet do"


t_w=t_5-t_4 " t_5 la nhiet do soi cua dung dich, t_4 la nhiet do bao hoa
cua nuoc"
a1=0.5362
a2=2.103*10^(-4)
a3=-0.1335
a4=7.7844*10^(-4)
a5=4.7942*10^(-3)
a6=-7.4752*10^(-5)
a7=-4.5258*10^(-5)
a8=6.11358*10^(-7)
c_w=38.3893+a1*t_w+a2*(t_w)^2+a3*t_4+a4*(t_4)^2+a5*t_w*t_4+a6*(t_w)^2*t_4+a7*t_w*(t
_4)^2+a8*(t_w*t_4) ^2

"xac dinh ap suat lam viec trong binh A khi biet t_9 va c_s"
log=F_1+D_1/(TR+459.72)+E_1/((TR+459.72)^2)
TR=(t_9*1.8+32-B_1)/A_1
A_1=-2.00755+0.16976*c_s-3.133362*10^(-3)*(c_s)^2+1.97668*10^(-5)*(c_s)^3
B_1=321.128-19.322*c_s+0.374382*(c_s)^2-2.0637*10^(-3)*(c_s)^3

131
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

D_1=-2886.373
E_1=-337269.46
F_1=6.21147
P_a=10^(log)*68.9476*10^(-3)

" nhiet do ngung tu cua hoi nuoc ra khoi binh phat sinh A "
t_2a=T_sat(Water,P=P_a)

"nhiet do cua dd trong binh AB, giam 4 do so voi t_2a"


t_7=t_2a-4

" xac dinh nong do dd dam dac ra khoi binh AB theo t_7 va ap suat Pk"
t_i=t_7-t_3a
c_i=38.3893+a1*t_i+a2*(t_i)^2+a3*t_3a+a4*(t_3a)^2+a5*t_i*t_3a+a6*(t_i)^2*t_3a+a7*t_i*(t_
3a)^2+a8*(t_i*t_3a) ^2

" xac dinh nong do dd dam dat vao binh hap thu"
c_si=(c_i+c_s)/2

"xac dinh nhiet do soi cua dd theo Pa va c_w"


p_1=P_a*convert(bar,psia)
t_1a=A_2*(-2*E_2/(D_2+((D_2)^(2)-4*(F_2-N_2)*E_2)^(0.5))-459.72)+B_2
"trong binh phat sinh A-diem 1"

A_2=-2.00755+0.16976*c_w-3.133362*10^(-3)*(c_w)^2+1.97668*10^(-5)*(c_w)^3
B_2=321.128-19.322*c_w+0.374382*(c_w)^2-2.0637*10^(-3)*(c_w)^3
D_2=-2886.373
E_2=-337269.46
F_2=6.21147

N_2=log10(p_1)
t_1=(t_1a-32)/1.8

p_2=P_3a*convert(bar,psia)
t_8a=A_3*(-2*E_3/(D_3+((D_3)^(2)-4*(F_3-N_3)*E_3)^(0.5))-459.72)+B_3
"trong binh phat sinh AB-diem 8"

A_3=-2.00755+0.16976*c_w-3.133362*10^(-3)*(c_w)^2+1.97668*10^(-5)*(c_w)^3
B_3=321.128-19.322*c_w+0.374382*(c_w)^2-2.0637*10^(-3)*(c_w)^3
D_3=-2886.373
E_3=-337269.46
F_3=6.21147
N_3=log10(p_2)
t_8=(t_8a-32)/1.8
"xac dinh enthalpy cua diem 1 trong binh phat sinh A"
x_1=1.8*t_1+32
132
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

i_1a=A_4+B_4*x_1+D_4*x_1^2
A_4=-1015.07+79.5387*c_w-2.358016*c_w^2+0.03031583*c_w^3-1.400261*10^(-4)*c_w^4
B_4=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_w+8.44845*10^(-3)*c_w^2-1.047721*10^(-
4)*c_w^3+4.80097*10^(-7)*c_w^4
D_4=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_w-1.078963*10^(-5)*c_w^2+1.3152*10^(-
7)*c_w^3-5.897*10^(-10)*c_w^4
i_1=i_1a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 2' "


i_2a=enthalpy(water,x=0,p=P_a)

"xac dinh enthalpy cua diem 3' "


i_3a=enthalpy(water,x=0,p=P_3a)

"xac dinh enthalpy cua diem 4' "


i_4a=enthalpy(water,x=1,p=P_4)

"xac dinh enthalpy cua diem 5 sau binh phat hap thu D"
x_2=1.8*t_5+32
i_5a=A_4+B_4*x_2+D_4*x_2^2
i_5=i_5a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 7 sau binh phat sinh AB"
x_3=1.8*t_7+32
i_7a=A_5+B_5*x_3+D_5*x_3^2
A_5=-1015.07+79.5387*c_i-2.358016*c_i^2+0.03031583*c_i^3-1.400261*10^(-4)*c_i^4
B_5=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_i+8.44845*10^(-3)*c_i^2-1.047721*10^(-
4)*c_i^3+4.80097*10^(-7)*c_i^4
D_5=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_i-1.078963*10^(-5)*c_i^2+1.3152*10^(-7)*c_i^3-
5.897*10^(-10)*c_i^4
i_7=i_7a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 8 trong binh phat sinh AB"
x_4=1.8*t_8+32
i_8a=A_4+B_4*x_4+D_4*x_4^2
i_8=i_8a*convert(btu,kj)*2.2

"xac dinh enthalpy cua diem 9 sau binh phat sinh A"
x_5=1.8*t_9+32
i_9a=A_6+B_6*x_5+D_6*x_5^2
A_6=-1015.07+79.5387*c_s-2.358016*c_s^2+0.03031583*c_s^3-1.400261*10^(-4)*c_s^4
B_6=4.68108-3.037766*10^(-1)*c_s+8.44845*10^(-3)*c_s^2-1.047721*10^(-
4)*c_s^3+4.80097*10^(-7)*c_s^4
D_6=-4.9107*10^(-3)+3.83184*10^(-4)*c_s-1.078963*10^(-5)*c_s^2+1.3152*10^(-7)*c_s^3-
5.897*10^(-10)*c_s^4
i_9=i_9a*convert(btu,kj)*2.2
133
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

"xac dinh enthalpy cua diem 12 sau sau bo gia nhiet HE2"
x_6=1.8*t_12+32
i_12a=A_6+B_6*x_6+D_6*x_6^2
i_12=i_12a*convert(btu,kj)*2.2

"tinh luu luong tac nhan lanh qua binh boc hoi"
i_4=i_3a
m_r=Q_0/(i_4a-i_4)

"luu luong dd dam dac quay ve binh hap thu D"


m_si=m_r*c_w/(c_si-c_w)

"luu luong dd loang ve binh phat sinh AB va A"


m_a=m_si+m_r

"xac dinh cac luu luong con lai"


m_a=m_alphaA+m_alphaAB
m_alphaA=c_s*m_rA/(c_s-c_w)
m_alphaAB=c_i*m_rAB/(c_i-c_w)
m_rA+m_rAB=m_r
m_s*c_s=m_alphaA*c_w
m_i*c_i=m_alphaAB*c_w
"pt can bang tai bo HE2 => i10"
m_alphaA*(i_10-i_5)=m_s*(i_9-i_12)
"Gia su t_2=153 va t_3=87"
t_2=153
t_3=87
i_2=enthalpy(water,t=t_2,p=P_a)
i_3=enthalpy(water,t=t_3,p=P_3a)
"pt can bang tai binh AB =>i_11"
m_alphaAB*i_11+m_rA*i_2=m_rAB*i_3+m_rA*i_2a+m_i*i_7
"pt can bang tai bo HE2 => i_13"
m_alphaAB*(i_11-i_5)=m_i*(i_7-i_13)
"pt can bang trc binh hap thu => i_6"
m_i*i_13+m_s*i_12=m_si*i_6
"nang suat nhiet nha ra o binh hap thu"
Q_a=m_r*i_4a+m_si*i_6-m_a*i_5
"nhiet luong can phai cung cap vao binh phat sinh trong 1 giay la"
Q_h+m_alphaA*i_10=m_rA*i_2+m_s*i_9
"nang suat nha nhiet o binh ngung"
Q_k=m_rAB*i_3+m_rA*i_2a-m_r*i_3a
"he so COP"
COP=Q_0/Q_h
"nhiet do t10"
m_s*2.018*(160-72)=m_alphaA*1.938*(t_10-40)

134
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

2. Phụ lục 2: Bảng thông số trạng thái của các điểm làm việc trong máy lạnh hấp thụ-
sơ đồ nước giải nhiệt song song

Trạng thái T P Nồng độ Enthalpy


(0C) (bar) (%) (kJ/kg)
1 145,7 0,9036 57,73 315,1
2 153 0,9036 0 2783
2’ 96,82 0,9036 0 405,7
3 87 0,07381 0 2663
3’ 40 0,07381 0 167,5
4 4 0,008136 0 167,5
4’ 4 0,008136 0 2508
5 40 0,008136 57,73 104,3
6 66 0,008136 63,45 120
7 92,82 0,07381 63,9 234,5
8 80,14 0,07381 57,73 184,3
9 160 0,9036 63 354
10 124 0,9036 57,73 253
11 71,5 0,07381 57,73 272,7
12 72 0,9036 63 191,8
13 60 0,07381 63,9 48,11

3. Phụ lục 3: Tuabin khí- Siemens

135
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

4. Phụ lục 4: Catalogue thép Hòa Phát

136
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

5. Phụ lục 5: Catalogue chiller- AERMEC

137
SVTH: NGUYỄN NGỌC SĨ MSSV: 1413276

You might also like