Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

PHAOLÔ NGUYỄN CÔNG THÀNH Bài viết cuối học kỳ II

Lớp Thần học II. Khoá IX Môn: Kitô học

Điểm Nhận xét của Cha giáo

Đề tài: Phân tích chiều kích Cứu độ Học của Công thức Giải tội: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót,
đã nhờ sự chết và sống lại của của Con Chúa mà giao hoà thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để
tha tội. Xin chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho (con) ơn tha thứ và bình an.”

Dàn bài:

Dẫn nhập
1. Hoà giải – tên gọi mới của ơn cứu độ.
2. Chúa Cha – Đấng có sáng kiến hoà giải.
3. Chúa Con – Trung Gian hoà giải
a. Đức Giêsu Kitô – Trung Gian duy nhất cuộc hoà giải
b. Mầu nhiệm Vượt Qua – Mầu nhiệm hoà giải
c. Ơn hoà giải phổ quát
4. Chúa Thánh Thần – Tình Yêu hoà giải
a. Thánh Thần phát xuất từ Cha
b. Thánh Thần được Con sai phái
c. Thánh Thần được ban để tha tội
5. Hội Thánh – Bí tích của ơn hoà giải
Kết luận

1
DẪN NHẬP
Các bí tích của Giao Ước Mới được gọi là các bí tích của ơn cứu độ (sacramenta salutis), vì đối
với các tín hữu, chúng cần thiết cho ơn cứu độ,1 và vì “nhiệm cục bí tích cốt tại việc thông chuyển các
hiệu quả ơn cứu chuộc của Đức Kitô.”2 Trong việc cử hành mỗi bí tích, lời nói và cử chỉ liên kết với
nhau nhằm biểu thị và diễn đạt nhiệm cục cứu độ này.3 Với ý hướng đó, bài viết sau đây sẽ phân tích
chiều kích Cứu độ Học trong phần đầu của Công thức Hoà giải hiện hành trong Giáo hội La-tinh:
Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của của Con Chúa mà giao hoà thế
gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho (con)
ơn tha thứ và bình an.4
Công thức đã đặt mầu nhiệm hoà giải vào trong toàn bộ lịch sử cứu độ,5 diễn tả rằng
việc giao hòa hối nhân phát xuất từ lòng thương xót của Thiên Chúa, cho thấy mối giây liên kết giữa
việc giao hòa hối nhân với Mầu Nhiệm Vượt qua của Đức Kitô, làm nổi bật phần việc của Chúa
thánh Thần trong việc tha thứ tội lỗi. Sau cùng, làm sáng tỏ khía cạnh Giáo Hội của Bí Tích, vì việc
giao hòa với Thiên Chúa được kêu xin và trao ban qua thừa tác vụ của Hội Thánh.6
Dựa trên ý tưởng này, bài viết sau sẽ lần lượt trình bày vai trò của từng Ngôi Vị trong nhiệm cục
cứu độ (các Phần II, III, IV), sau đó là thừa tác vụ của Hội Thánh (Phần V) trong mầu nhiệm này,7 mầu
nhiệm nay có tên gọi mới từ “hoà giải” (Phần I).

I. HOÀ GIẢI – TÊN GỌI MỚI CỦA ƠN CỨU ĐỘ


Thế giới hậu-thế-chiến-thứ-II, với những kinh nghiệm đau thương về sự đổ vỡ, đã dần ý thức
hơn về tầm quan trọng của việc hoà giải.8 Hoà với dòng chảy tinh thần chung ấy, Hội Thánh cũng dần
tái khám phá sức nặng và bề dày của từ này.9 Gọi là tái khám phá vì đây không là thuật ngữ mới của
thần học đương đại, nhưng đã có ngay từ những lời rao giảng đầu tiên của Phaolô: “Trong Đức Ki-tô,
Thiên Chúa đã cho thế gian được hoà giải (καταλλάξαντος) với Người. Người không còn chấp tội
nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công bố lời hoà giải (τὸν λόγον τῆς καταλλαγῆς)” (2Cr 5,18-
19).10 Hoà giải/ καταλλάσσω/ συναλλάσσω, gồm κατα/ συν (với) và ’αλλάσσω (thay đổi) diễn tả sự
thay đổi cho hợp với (ai/ điều gì). Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Latin là reconciliare, gồm re-
(làm lại) và conciliāre (kết giao) diễn tả việc nối lại tình thân giữa hai (hay nhiều) đối tượng. Hiểu như
vậy, “toàn bộ khoa sự phạm của Thiên Chúa trong Cựu Ước có thể được gồm tóm như là một sáng
kiến dài của sự hoà giải và tha thứ:”11
Đó chính là một cuộc hoà giải – mặc dù không dùng danh từ này – mà Gia-vê đề nghị với người bạn
bất trung của Ngài (Hs 2,16-22), với những đứa con phải loạn (Ed 18,31t). Tất cả nghi thức xá tội
theo phụng tự Môisen được ấn định để thanh tẩy mọi tội lỗi, rốt cục đều nhằm hoà giải con người
với Thiên Chúa.12
Như vậy, toàn bộ nhiệm cục cứu độ có thể được tóm gọn lại trong sứ mạng hoà giải.13 K. BARTH
đã có lý khi gọi cứu độ học là “học thuyết về sự hoà giải”.14 B. SESBOÜÉ thì quả quyết rõ ràng: hoà

2
giải chính là tên gọi mới của ơn cứu độ.15 Lịch sử cứu độ “là lịch sử của kế hoạch hiệp thông giữa con
người với Thiên Chúa, được thực hiện ngang qua những cuộc hoà giải, mãi cho đến cuộc hoà giải dứt
khoát được thực hiện bởi Đức Kitô.”16
Hơn nữa, thuật ngữ hoà giải còn được chú ý vì đã bao hàm hết tất cả các phạm trù khác của khoa
cứu độ học (như “giá chuộc”, “của lễ”, “đền tội”, “đền bù”, “tha thứ”),17 đã hiện diện trong thần học
và việc thực hành sám hối tự xa xưa, nhất là trong các kỷ luật cổ về phụng vụ trọng thể của việc hoà
giải các hối nhân.18 Sau cùng, hoà giải còn làm nổi bật ý tưởng rằng tuy “ơn cứu độ hoàn toàn phát
xuất từ sáng kiến nhưng không và đầy tình thương của Thiên Chúa,”19 con người vẫn được mời gọi tự
do đáp trả. Nếu hoà giải bao hàm một sự thay đổi, thì đó không ám chỉ bất cứ một sự thay đổi nào nơi
Thiên Chúa, vì Người là Đấng Hằng Hữu (x. Xh 3,14), nhưng là sự thay đổi nơi con người. Ơn ban
hoà giải luôn được Thiên Chúa rộng ban, phần quyết định là con người có đó nhận hay không.20
Hoà giải là công trình của chung của Chúa Ba Ngôi, vì có sự thống nhất hoàn hảo trong hành
động của Cha, của Con và của Thần Khí trong nhiệm cục này. Tuy nhiên, sự thống nhất đó lại bao
gồm chuỗi “những sắp xếp” (dispositions) mang tính lịch sử diễn tả sự khác biệt trong hành động của
ba Đấng.21 Hơn nữa, việc ta đi vào sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi tạo ra nơi ta những tương quan
khác nhau với từng Ngôi Vị. Nói cách khác, mỗi Ngôi Vị có một vai trò riêng trong nhiệm cục hoà
giải,22 và sáng kiến là của Chúa Cha.

II. CHÚA CHA – ĐẤNG CÓ SÁNG KIẾN HOÀ GIẢI


Hoà giải là một ân ban nhưng không khởi đi từ Chúa Cha:23 “mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa
là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với Người” (2Cr 5,18). Điều này được thể
hiện nơi cấu trúc của công thức: Chúa Cha là chủ từ duy nhất của cả 2 mệnh đề gồm 3 động từ:
reconciliare, effundere, tribuere. Trong tiến trình hoà giải, Chúa Cha đã đi bước trước bằng việc đưa
ra sáng kiến, con người được mời gọi đáp trả;24 Chúa Cha là tác nhân chủ động, con người là tác nhân
thụ động;25 Chúa Cha đã làm tất cả những gì cần thiết cho việc hoà giải, con người chỉ việc lãnh nhận.26
Hơn thế nữa, sáng kiến này còn được đưa ra và thực hiện ngay khi chúng ta còn là tội nhân: “Thật vậy,
nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết
mà cho chúng ta được hoà giải với Người” (Rm 5,10). Phaolô, khi suy tư về điều này, đã phải thốt lên
rằng: “Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,8).
Thật vậy, hoà giải là một ân ban phát xuất từ lòng thương xót của Chúa Cha. Đó là điều công
thức nhấn mạnh ngay từ đầu: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót.” Nói cách khác, Chúa Cha khát
khao sự hoà giải với con người không phải vì họ xứng đáng, hay vì họ đã làm được gì, nhưng chỉ vì
lòng thương xót Chúa dành cho họ.27 Cách dịch “Thiên Chúa là Cha hay thương xót” trong tiếng Việt
không lột tả hết được sức nặng của cụm từ này,28 cụm từ được Phaolô dùng: “ὁ πατὴρ τῶν οἰκτιρμῶν”
(2Cr 1:3), được dịch sang bản Vulgata là “Pater misericordiarum.” Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là:

3
“Cha của những sự thương xót,” “the Father of mercies” (KJV), “le Père des miséricordes” (TOB).
Cách dịch “Người là Cha giàu lòng từ bi lân ái” (CGKPV) hay “Cha đầy tình thương xót” (NTT) xem
ra diễn tả đầy đủ hơn điều mà Phaolô muốn truyền tải. Vì thương xót con người, Thiên Chúa đã đi tìm
sự hoà giải với họ. Vì thế, có thể nói như W. KASPER: lòng thương xót là “khúc dạo đầu của tất cả
chương trình cứu độ,”29 là nguồn gốc, là nguyên nhân và là nền tảng của toàn bộ nhiệm cục hoà giải.30
Vì “lòng thương xót là đặc tính nền tảng của Thiên Chúa,”31 nên có thể nói ý định hoà giải đã
được Chúa Cha ấp ủ tự đời đời, ngay trước khi vũ trụ được tạo thành (x. Ep 3,1-10).32 Ý định ấy được
thực hiện cách không mỏi mệt dọc dài lịch sử nhân loại, đặc biệt nơi lịch sử dân Israel qua các giao
ước,33 và được hoàn thành cách trọn vẹn và dứt khoát nơi Đức Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa
Thiên Chúa và nhân loại (x. 1Tm 2,5).34

III. CHÚA CON – TRUNG GIAN HOÀ GIẢI


Để hoà giải, cần có trung gian. Nếu trung gian đó càng có liên hiện tốt với cả hai phía, công việc
hoà giải càng dễ được thực hiện (monsieur bons offices). Một cách loại suy, cuộc hoà giải giữa Thiên
Chúa với con người cũng cần có Trung Gian, và Đức Giêsu Kitô đã đảm nhận vai trò đó: “Deus, […]
qui per ressurectionem Filii Sui, mundum Sibi reconciliavit.” Mệnh đề này gợi lên ba ý tưởng: Đức
Giêsu Kitô là Trung Gian duy nhất giữa con người với Thiên Chúa; nơi mầu nhiệm Vượt Qua của
Người, Thiên Chúa đã ban ơn hoà giải phổ quát cho toàn nhân loại.

1. Đức Giêsu Kitô: Trung Gian duy nhất của cuộc hoà giải
“Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một
con người, Đức Ki-tô Giê-su, Đấng đã tự hiến làm giá chuộc mọi người” (1Tm 2,5-6). Đó là xác quyết
một đời của Phaolô: Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian tuyệt hảo duy nhất. Một mặt, vì Ngài chính
là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa (x. Ga 1,1), nên Ngài có thể gửi trao chúng ta ân ban của Thiên
Chúa, ân ban là chính Ngài. Mặt khác, Ngài cũng là người thực sự, là một trong số chúng ta (x. Ga
1,14), giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4,15).35 Như vậy, trong tiến trình hoà giải, “Đức
Kitô Giêsu cùng một lúc vừa là Con đến hoà giải với nhân loại thù nghịch của Thiên Chúa, vừa là con
người đến cùng Thiên Chúa.”36 Vị thế Trung Gian như thế là duy nhất nơi Ngài, và hoà giải là một
nhiệm cục duy nhất cho toàn nhân loại.37
Tuy nhiên, Đức Giêsu không đơn thuần chỉ là một người môi giới (intermédiaire), một tác nhân
có nhiệm vụ đi qua đi lại (faire la navette) giữa hai bên. Ngài là Trung Gian (médiateur) theo nghĩa là
điểm gặp gỡ giữa hai bên,38 và hai tác động hoà giải trở thành một và cùng biến cố duy nhất (un seul
et même événement)”:39 nơi nhân tính của Ngài, Thiên Chúa đã thực sự gặp gỡ con người, tác động
hoà giải đã được hoàn thành ở một phía; nơi thiên tính của Ngài, con người đã thực sự gặp gỡ Thiên
Chúa. Tác động hoà giải ở phía còn lại được hoàn thành nơi cái chết và sự phục sinh của Người.

4
2. Mầu nhiệm Vượt Qua: mầu nhiệm hoà giải
“Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và
muôn vật trên trời” (Cl 1,20). Với Phaolô, sự hoà giải đã được hoàn tất nhờ cái chết của Đức Giêsu
(theologie de la croix). Thập giá là nơi hai chuyển động hoà giải hội tụ: chiều đi xuống của vị Thiên
Chúa muốn gặp gỡ con người và chiều đi lên của nhân loại muốn đến cùng Thiên Chúa.
Hoà giải trước hết và trước nhất là việc Thiên Chúa cúi mình xuống với nhân loại (descendant):
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16). Chưa hết, “Người lại còn hạ mình, vâng
lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8). “Để cho ta sự sống, Ngài đã cho đi
sự sống của mình.”40 Thiên Chúa khao khát hoà giải với con người đến nỗi chẳng còn gì Ngài đã không
làm: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta.
Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32).
Thập giá còn chứng kiến chiều đi lên (ascendant) của một nhân loại đến cùng Thiên Chúa. Trong
khi con người, vì là một thụ tạo giới hạn, không thể dâng lên Thiên Chúa một quà tặng xứng đáng với
Ngài,41 thì Đức Giêsu, vì là người thật, đã hoàn tất hiến lễ và sự đáp trả con người dâng lên Thiên
Chúa: “Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng
lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt” (Ep 5,2). “Trong cái chết Đức Giêsu tỏ bày cho nhân loại
sự liên đới vô biên và phổ quát.”42
Chiều chuyển động này, trong đó Đức Kitô kéo ta cách đau đớn ra khỏi tội lỗi, mở đầu và làm cho
chiều chuyển động của toàn thể nhân loại hướng về Thiên Chúa có thể xảy ra, cũng như nhân loại
có thể tìm được sự hiệp thông với Ngài, như thân thể với đầu. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã nâng
nhân loại về với Ngài: đó là một con người, Đấng Phục Sinh, Đấng từ nay ở bên hữu Thiên Chúa.43
Như thế, trên thập giá, Đức Giêsu hoàn thành hai khía cạnh của công trình hoà giải.44 Ngài vừa
là Thiên Chúa Đấng hoà giải, vừa là con người được hoà giải (le Dieu réconciliateur et l’homme
réconcilié)45: “Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân
thể duy nhất” (Ep 2,16). Nhưng cái chết của Đức Giêsu sẽ chẳng có giá trị gì nếu Ngài đã không phục
sinh: “nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy […] thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người”
(1Cr 15, 19). Phục sinh là biến cố “đã mạc khải đầy đủ và chung cuộc ý nghĩa và sự thật về cuộc đời,
con người, công việc, và cái chết của Đức Kitô.”46 Như thế, hai chiều kích hữu thể (being) và sự nghiệp
(work) nơi Đức Kitô, hay Kitô học hữu thể (ontological Christology) và Kitô học chức năng (functional
Christology) luôn gắn kết làm một.47 Thần học về thập giá (théologie de la croix) và thần học về vinh
quang (théologie de la gloire) gắn kết, bổ túc và hoàn thiện lẫn nhau.48

3. Ơn hoà giải phổ quát


“Deus […] mundum Sibi reconciliavit,” chứ không chỉ homines/ christianos Sibi reconciliavit.
“Tính phổ quát này của cuộc hoà giải đã được nhấn mạnh ngay từ những trang đầu lịch sử Kitô giáo:
“Trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế gian (κόσμον) được hoà giải với Người” (2Cr 5,19). “Vì

5
Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người
mà làm cho muôn vật (τὰ πάντα) được hoà giải với mình” (Cl 1,20). “Κόσμος,” theo Phaolô, là “τὰ
πάντα,” là “mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1,20).
Nhưng không thể có được sự hoà giải với Thiên Chúa mà không có sự giải hoà với anh chị em.49
Qua cái chết và sự phục sinh, Đức Kitô “đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một;
Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét [… ] Người đã tác tạo đôi
bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người” (Ep 2,14-16). Sự hoà giải theo chiều
ngang là điều kiện để có được sự hoà giải theo chiều dọc: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con
cũng tha cho những người có lỗi với chúng con” (Mt 6,12). Vì thế, trong bí tích Hoà giải, “hối nhân
được hoà giải không chỉ với Thiên Chúa, nhưng còn với toàn thể Hội Thánh.”50
Để kết phần này, chúng ta mượn ý tưởng của B. SESBOÜÉ: “Thập giá là nơi gặp nhau của hai
chuyển động hoà giải: chiều ngang và chiều dọc. Thập giá là nơi hội tụ của hai chuyển động: chiều đi
xuống và chiều đi lên, của sự hoà giải của Thiên Chúa với con người và của con người với Thiên Chúa,
được hoàn thành nhờ Đấng Trung Gian duy nhất.”51 Đức Kitô chính là bí tích nguyên căn (primordial
sacrament) của cuộc hoà giải.52 Tuy nhiên, “việc hoà giải đã được hoàn thành một cách khách quan
nơi Đức Giêsu Kitô, còn việc thực hiện một cách chủ quan xảy ra trong Giáo hội: đó là công trình của
Chúa Thánh Thần trong lãnh vực của con người và của thế giới tội lỗi.”53

IV. CHÚA THÁNH THẦN – TÌNH YÊU HOÀ GIẢI


“Mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô được hoàn thành nhờ ân ban của Thánh Thần.”54 Trong
phần này, chúng ta cùng dừng lại để chiêm ngắm Ngài: “Deus […] qui per mortem et resurrectionem
Filii Sui, […] Spiritum Sanctum effundit in remissionem peccatorum.” Những lời này nói lên rằng
Thánh Thần do Cha gửi đến thông qua cái chết và sự sống lại của Con nhằm ban ơn tha tội.

1. Thánh Thần phát xuất từ Cha


Chúa Cha là Đấng ban Thánh Thần như lời Chúa Giêsu dặn: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người
sẽ ban (δώσει) cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14,16). Động từ
δίδωμι (dare/ to give/ donner) còn được Gioan dùng để nói về tương quan giữa Chúa Cha và Đức
Giêsu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban (ἔδωκεν) Con Một” (Ga 3,16). Như vậy, cũng như
Chúa Cha đã ban Chúa Con như thế nào, Chúa Cha cũng ban Thánh Thần như vậy. Cả hai Ngôi Vị
đều có cùng một nguồn gốc như nhau từ nơi Cha (x. Ep 3,15): cũng như Con “từ Chúa Cha mà đến
(ἐξῆλθον παρὰ τοῦ πατρὸς)” (Ga 16,28), Thánh Thần cũng là Đấng “từ nơi Chúa Cha (παρὰ τοῦ
πατρός) […] phát xuất từ Chúa Cha (παρὰ τοῦ πατρὸς ἐκπορεύεται)” (Ga 15,26).
Tuy nhiên, Thánh Thần chỉ được ban cho nhân loại per mortem et resurrectionem Filii Patris.
Nơi biến cố Vượt Qua, Con trở thành Đấng sai (πέμπω/ envoyer) Thánh Thần (x. Ga 15,26).

6
2. Thánh Thần được Con sai phái
Theo Gioan, Thần Khí chỉ được ban một khi Đức Giêsu được tôn vinh (x. Ga 7,39). Giờ “tôn
vinh” cũng chính là giờ được “giương cao”:55 “Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí” (Ga
19,30). Nói cách khác, “Thần Khí là hoa trái của mầu nhiệm Vượt Qua.”56 Thần Khí của Cha nay trở
thành Thần Khí của Đức Giêsu (Spiritus Iesu/ Christi, x. Cv 16,7; Rm 8,9). F. X. DURRWELL viết rằng:
Thần Khí của Thiên Chúa [...] cũng là “Thần Khí của Đức Giêsu,” vì Đức Giêsu là “Con duy nhất
trong cung lòng Cha.” Thần Khí tuy nhiên không là cùng một cách thức như của nơi Cha và nơi Con.
Bởi vì điều riêng nơi Cha thì mang sắc thái của cha, điều riêng nơi Con thì mang sắc thái của con.
Cha là nguồn mạch; Con nhận Thần Khí từ Đấng là nguồn mạch của Thần Khí. Đức Kitô, một cách
nghịch lý, cũng là nguồn mạch của Thần Khí, nguồn mạch trong tính chất của một người con, trong
tính thụ cảm đối với Cha. Trong cái chết mở rộng đến vô biên của Người, Người nhận lấy sự đầy
tràn của Cha, và khi lãnh nhận trọn vẹn, Người là nguồn ban Thần Khí mà Cha đã ban cho Người,
là trung gian của ân ban Thiên Chúa. Đức Giêsu đã chết vì vậy, chết để ban Thánh Thần.57
Trong cái chết của Người, Đức Giêsu đã trả lại cho Cha “Thần Khí” của Người (Ga 19,30), Thần
Khí sẽ trở thành ân ban chung của Cha và Con cho thế giới.58
Như thế, ta phần nào hiểu được chiều sâu suy tư và trực giác đức tin hàm chứa trong công thức Filioque
của Giáo hội La-tinh: Chúa Thánh Thần là Đấng “ex Patre Filioque procedit”.59

3. Thánh Thần được ban để tha tội


“Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai,
thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23). Cũng như Thiên
Chúa đã “thổi hơi” (ἐμφυσάω) ban sự sống cho Adam xưa thế nào (x. St 2,7), nay Đấng Phục Sinh
cũng “thổi hơi” để ban sự sống mới cho nhân loại qua việc tha tội. Thần Khí, vì thế, được ban để tha
thứ và hoà giải, nghĩa là đưa ta trở lại hiệp thông với Thiên Chúa, vì “nếu sự hiệp thông của Chúa Cha
và Chúa Con xảy ra trong Chúa Thánh Thần, thì việc đưa bản tính nhân loại vào trong sự hiệp thông
ấy cũng phải qua trung gian là Chúa Thánh Thần.”60
Hơn nữa, nếu xưa kia tình thân nguyên thuỷ (amicitia originate) giữa con người và Thiên Chúa,
vốn là hoa trái của Thánh Thần,61 đã bị tội lỗi cắt đứt, thì nay Thánh Thần được ban để “tái thánh hóa
đền thờ của Ngài hay Ngài vào cư ngụ nơi đó cách sung mãn hơn.”62 Thánh Thần, Đấng là tình yêu
hoà giải, được ban cho nhân loại cách đặc biệt nơi Hội Thánh.63

V. HỘI THÁNH: BÍ TÍCH CỦA ƠN HOÀ GIẢI


“Giữa ân ban hoà giải và lời mời gọi ta hãy hoà giải với Thiên Chúa là sứ mạng hoà giải:”64
Mọi sự ấy đều do bởi Thiên Chúa là Đấng đã nhờ Đức Ki-tô mà cho chúng ta được hoà giải với
Người, và trao cho chúng tôi chức vụ hoà giải. Thật vậy, trong Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã cho thế
gian được hoà giải với Người. Người không còn chấp tội nhân loại nữa, và giao cho chúng tôi công
bố lời hoà giải. Vì thế, chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Ki-tô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng
tôi mà khuyên dạy. (2Cr 5,18-20).
7
Sứ mạng ấy đã được Đấng Phục Sinh ban cho Hội Thánh khi Ngài “thổi hơi vào các ông và bảo:
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai,
thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23; x. Mt 16,19; 18,18). “Từ đó trở đi, Hội Thánh không khi nào
chểnh mảng sứ mạng kêu gọi mọi người hãy từ bỏ tội lỗi trở về cùng Thiên Chúa, và công bố cuộc
chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi nhờ cử hành việc sám hối.”65 Như thế, “Hội Thánh là dụng cụ
của việc trở về và giải tội cho hối nhân qua tác vụ mà Đức Kitô đã trao ban cho các tông đồ và những
Đấng kế vị các Ngài.”66
Nơi bí tích Giao hoà, việc giao hoà với Hội Thánh là dấu chỉ bí tích (res et sacramentum) của
việc giao hoà với Thiên Chúa (res et sacramentum).67 Qua sứ vụ được trao, Giáo hội khẩn xin Thiên
Chúa ban cho hối nhân ơn tha thứ và bình an (indulgentiam et pacem). Bình an là kinh nghiệm về việc
được tha thứ, được hoà giải. Nơi Gioan, bình an/ εἰρήνη là quà tặng đầu tiên của Đấng Phục Sinh,
Đấng vừa hoàn thành trong thời gian cuộc giao hoà giữa Thiên Chúa và nhân loại. Phaolô cũng mang
cùng một xác tín như thế, nhưng quyết liệt hơn khi nhấn mạnh rằng: chính Đức Kitô là nguồn mạch
bình an (x. 1Tx 5,23), là chính sự bình an của chúng ta (x. Ep 2,14). Nơi bí tích Hoà giải, Giáo hội cầu
xin Cha ban chính Đức Kitô cho chúng ta.

KẾT LUẬN
Trong Công thức Giải tội, hoà giải là tư tưởng chủ đạo. Như thế, có thể mượn lại tư tưởng của
K. BARTH để nói rằng: mầu nhiệm cứu độ chính là mầu nhiệm hoà giải. Qua mầu nhiệm Vượt Qua của
Chúa Giêsu Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, Thiên Chúa Cha đã hoà giải thế gian với Ngài, và đã ban
Chúa Thánh Thần để tha thứ tội lỗi nhân loại. Hội Thánh, với sứ mạng hoà giải do Chúa Giêsu Kitô
uỷ thác, tiếp tục nhiệm vụ và trách nhiệm chuyển trao ơn hoà giải của Thiên Chúa cho mọi người.

8
1
X. GIOAN PHAOLÔ II, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG), bản dịch của Uỷ ban Giáo lý Đức Tin, Hội Đồng
Giám Mục Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2011, n. 1129.
2
________________, Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (BTY GLHTCG), bản dịch của Uỷ ban Giáo lý
Đức Tin, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2007, n. 220.
3
X. CÔNG ĐỒNG VATICAN II, Sacrosanctum Concilium (SC), bản dịch của Uỷ ban Giáo lý Đức Tin, Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam, Nxb. Tôn Giáo, 2012, n. 21; GLHTCG nn. 1155, 1190; BTY GLHTCG n. 238.
4
THÁNH BỘ PHƯỢNG TỰ VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Nghi thức Bí tích Sám hối (Ordo Paenitentiae, OP), 46 (bản dịch chính
thức của Ủy ban Giám mục về Phụng Vụ, 1975).
5
X. DOMENICO SARTORE et ACHILLE M. TRIACCA (dirs.), Dictionaire Encyclopédique de la Liturgie, trad. HENRI
DELHOUGNE (dir.), Vol. II, Turnhout, Brepols Publishers, 2002, tr. 187; x. OP, nn. 1-5.
6
Ibid., 19.
7
X. KENAN B. OSBORNE, O.F.M., Reconciliation and Justification: The Sacrament and Its Theology, New York, Paulist
Press, 1990, tr. 206.
8
X. BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 10-11; X. BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur,
Tome 1: Próblematique et Relecture Doctrinale, Paris, Desclée, 1988, tr. 381-382.
9
Hoà giải xuất hiện nhiều trong các tài liệu của Huấn quyền: OP nói rằng tên gọi “Bí tích Hoà giải” (the Sacrament of
Reconciliation) từ nay nên được ưu tiên dùng hơn, x. BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 83. Vì thế, OP
được mở đầu bằng những chữ: “Reconciliationem inter Deum et homines", và mỗi nghi thức được gọi là: “Ordo ad
reconciliandum”; Uỷ ban Thần học Quốc tế với văn kiện “Penance and Reconciliation” (1982), “Mémoire et reconciliation:
L'Église et les fautes du passé” (2000),…
10
Các bản dịch tiếng Việt của Kinh Thánh được trích trong bài viết này đều được lấy từ CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, Kinh
Thánh, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2011.
11
BERNARD SESBOÜÉ, Croire: Invitation à la foi catholique pour les femmes et les hommes du XXI e siècles, Paris, Droguet
et Ardant, 1999, tr. 491.
12
GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN THÁNH PIÔ X, Điển ngữ Thần học Thánh Kinh, “Hoà Giải,” Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2016, tr.
667.
13
X. THE CATHOLIC UNIVERSITY OF AMERICA, “RECONCILIATION, MINISTRY OF”, New Catholic Encyclopedia, 2nd
Edition, Vol. 11, Washington D.C., Gale, 2003, tr. 955.
14
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 387.
15
Ibid., tr. 386.
16
_______________, Réconciliés avec le Christ, tr. 111-112.
17
X. NORBERTO, Cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu Kitô, Kitô học II, ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, Lưu hành nội bộ, 2011,
tr. 52-108.
18
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 386-387.
19
NORBERTO, op. cit., tr. 108.
20
X. BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 384.
21
X. _______________, Croire: Invitation à la foi catholique pour les femmes et les hommes du XXIe siècles, tr. 413-414.
22
X. ROCH A. KERESZTY, Đức Giêsu Kitô: Những nguyên tắc căn bản của Kitô học, trad. Dom. Nguyễn Đức Thông, Tập
II, Hà Nội, 2014, Nxb. Tôn Giáo, tr. 294.
23
X. BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 383.
24
KENAN B. OSBORNE, O.F.M., sđd., tr. 214-215.
25
X. GERARD MOORE (ed.), A Hunger for Reconciliation: In Society and the Church, Strathfield, St. Pauls Publications,
2004, tr. 41; x. BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 14: “C’est Dieu qui en est le sujet actif, nous, nous
sommes le sujet passif: Dieu nous réconcilie et nous sommes réconciliés.”
26
X. BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 14.
27
GERARD MOORE (ed.), op. cit., tr. 41-42.
28
X. HOÀNG PHÊ (dir.), Từ Điển Tiếng Việt, “hay4”, Hà Nội, Nxb. Hồng Đức, 2016, tr. 537: “hay4 tr. Thường thường, một
cách thường xuyên. Ông khách hay đến chơi.”
29
WALTER KASPER, Lòng Thương Xót: Cốt lõi của Tin Mừng và và Chìa khoá của đời sống Kitô hữu, trad. Giaokim
Nguyễn Khương Duy, Marie Paulina Nguyễn Thị Chung et. Maria Phạm Bích Giang, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2016, tr.
115.
30
X. Ibid., tr. 115.
31
Ibid., tr. 104.
32
X. INTERNATIONAL THEOLOGICAL COMISSSION, “Christianity and the World Religions”, (1997), n. 28.
33
X. __________________, “Penance and Reconciliation” (1982), B.I.2.; “Christianity and the World Religions” (1997),
n. 28.
34
X. GIÁO HOÀNG HỌC VIỆN THÁNH PIÔ X, op. cit., tr. 667.
35
X. BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 115-116.
36
_______________, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 384.
37
X. INTERNATIONAL THEOLOGICAL COMISSSION, “Christianity and the World Religions”, (1997), n. 49e.

9
38
BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 116.
39
_______________, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 388.
40
BERNARD SESBOÜÉ, Réconciliés avec le Christ, tr. 117.
41
X. ROCH A. KERESZTY, op. cit., tr. 308.
42
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 350.
43
_______________, Réconciliés avec le Christ, tr. 118.
44
X. Id..
45
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 388.
46
GERARD O’COLLINS, Kitô học: Một Nghiên Cứu Hệ Thống, Lịch Sử Và Kinh Thánh Về Chúa Giêsu, trad. Dom.
Nguyễn Đức Thông, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2012, tr. 153 (in nghiêng của người viết).
47
X. RENÉ LATOURELLE & RINO FISICHELLA, Dictionary of Fundamental Theology, New York, Crossroad, 1995, tr. 127-
128.
48
X. JOESPH RATZINGER, Đức tin Kitô giáo: hôm qua và hôm nay, trad. Athanase Nguyễn Quốc Lâm & Phạm Hồng
Lam, Hà Nội, Nxb. Tôn Giáo, 2009, tr. 243-244.
49
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 383.
50
PHILIPPE ROUILLARD, Histoire de la penitence des origines à nos jours, Paris, Les Éditions du Cerf, 2007, tr. 102.
51
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 385.
52
X. KENAN B. OSBORNE, O.F.M., op. cit., tr. 214-215.
53
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 388-389; x. NORBERTO, op. cit., tr. 110.
54
_______________, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 351.
55
X. JOHN BARTON & JOHN MUDDIMAN, The Oxford Bible Commentary, Oxford, Oxford University Press, 2001, tr. 986.
56
NORBERTO, op. cit., tr. 232.
57
FRANÇOIS-XAVIER DURRWELL, La mort du Fils: Le mystère de Jésus et de l’homme, Paris, Les Éditions du Cerf, 2008,
tr. 62.
58
BERNARD SESBOÜÉ, Croire: Invitation à la foi catholique pour les femmes et les hommes du XXIe siècles, tr. 424.
59
Denzinger-Schӧnmetzer, Enchriridion Symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (1963), 86.
60
ROCH A. KERESZTY, op. cit., tr. 319.
61
X. INTERNATIONAL THEOLOGICAL COMISSSION, “Christianity and the World Religions”, (1997), nn. 51-52. X. IRENAEUS
OF LYONS, Adversus Haereses. 5, 6, 1, coll. “The Ante-Nicene Fathers, Vol. I: The Apostolic Fathers with Justin Martyr
and Irenaeus,” trad. Alexander Roberts, D.D., và James Donaldson, LL.D., Michigan, WM. B. Eerdmans Publishing
Company, 1985.
62
DOMENICO SARTORE et ACHILLE M. TRIACCA (dirs.), otr. cit., tr. 187.
63
X. INTERNATIONAL THEOLOGICAL COMISSSION, “Christianity and the World Religions”, (1997), nn. 56, 61.
64
BERNARD SESBOÜÉ, Jésus-Christ: L’unique Médiateur, tr. 386.
65
OP, 1.
66
X. Ibid, 8.
67
X. INTERNATIONAL THEOLOGICAL COMISSSION, “Penance and Reconciliation” (1982), B.III.4.

10

You might also like