Chung Lu Truyen Dao Tap

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

Chính Dương Chân Nhân Chung Li Quyền Vân Phòng thuật

Thuần Dương Chân Nhân Lữ Nham Động Tân tập


Hoa Dương Chân Nhân Thi Kiên Ngô Hi Thánh truyền
Lữ tổ toàn thư tu chân truyền đạo tập tiểu tự
Xưa đời Nghiêu Thuấn có 16 chữ: Nhân tâm duy nguy, Đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn
chấp quyết trung, thành tổ của việc truyền tâm. Sau này Khổng môn truyền thụ, cũng chỉ nhất quán
nhất ngôn. Nếu truyền đạo chắc không cần đa thuyết. Nhưng Tử Cống nói: “Phu tử nói về Tính với
Thiên Đạo, không thể truyền được”. Sách [Trung dung] thuật lại lời Trọng Ni, phần nhiều trong [Luận
ngữ] không chép, ý là lúc đó thuyết về Tính và Thiên Đạo đã rõ, nên phần lớn là bí mật không
truyền.
Người đời truyền rằng Lữ tổ thụ đạo với Chính Dương Đế Quân, với một câu “sợ làm lầm lỡ hậu
nhân năm trăm năm sau”, mà thi hành 3.000 công hạnh mới xong, làm sao mong nhanh được! Đến
lúc duyệt [Tu chân truyện đạo tập], trình bày ý nghĩa Thiên Nhân Tính Mệnh, không sợ khúc chiết
lằng nhằng, rõ ràng mà nói, khác hẳn so với 16 chữ của Nghiêu Thuấn. Khổng môn nhất quán nhất
ngôn, thì cũng thế. [Tập] truyền cho Hoa Dương Thi Kiên Ngô, Kiên Ngô là tiến sĩ đời Đường năm
Nguyên Hòa, ẩn cư ở Hồng Châu Tây Sơn, chí ngay thẳng, không chịu làm quan, từng có thơ rằng :
“Khí bản diên niên Dược, Tâm vi sử Khí Thần, năng tri hành Khí chủ, tiện thị đắc tiên nhân-Khí vốn
là thuốc kéo dài tuổi thọ, Tâm để khiến Khí Thần, giỏi biết hành Khí chủ, liền được là Tiên nhân”.
Đủ biết về cái cần bồi dưỡng vậy!
Lữ tổ thân đến, thấy ông đi như khói mây, bèn truyền cho Hoàn Đan Đại Đạo, [Tập] này được
truyền từ đó. Chỉ là năm xưa hỏi Đạo, lời đáp còn có khẩu quyết bí mật, không thể viết vào sách, gọi
là khẩu khẩu tương truyền bất kí văn, nay đều không thể thấy được vậy.
Nguyên bản lỗi nhiều, nay đem chỗ sai mà sửa lại, còn lại chờ xem xét sau. Phân 18 thiên ra thành
hai quyển thượng hạ.
Luận chân tiên đệ nhất
Lữ tổ hỏi:
Cuộc sống của con người, làm sao để không có bệnh, mạnh mẽ không già, sống mà không chết, có
đạo nào có thể đạt đến như vậy?
Chung tổ đáp:
Sự sống của người ta, từ khi cha mẹ giao hội mà Nhị Khí tương hợp, thì Tinh Huyết thành bào thai,
sau Thái Sơ thì có Thái Chất, Âm nhờ Dương sinh, Khí theo Thai hóa, sau 300 ngày Hình tròn đủ.
Linh Quang nhập thể thì chia lìa với mẹ. Từ sau Thái Tố đã có thăng giáng, mà Hoàng Nha[1] lớn
lên. 5.000 ngày thì Khí đủ, số tự đủ 81 trượng. Còn đương 15 tuổi, mới gọi là đồng nam. Lúc này
trong Âm thì Dương chiếm một nửa, có thể so với ánh sáng của mặt trời ở phương Đông. Qua đây
về sau, tẩu thất Nguyên Dương, hao tán Chân Khí, Khí nhược thì bệnh, lão, tử, tuyệt vậy.
Bình sinh ngu muội, tự làm tổn hại Linh Quang.
Một đời hung ác ngoan cố, bị trừ thọ số.
Vì thế đến lai sinh[2] thì thân thể khác nhau, thọ có dài ngắn. Đã sinh lại diệt, đã diệt lại sinh, xoay
chuyển mà không ngộ nên đời đời đọa lạc, thì mất thân thành loài khác, thấu linh vào xác lạ. Chí
Chân Căn Tính không quay lại vào người, bàng đạo luân hồi, vĩnh viễn không được giải thoát.
Hoặc gặp Chân Tiên Chí Nhân, giúp tiêu tội báo, trừ bì thoát xác, lại được thân người. Mới trong nơi
si mê ngu muội, tích hạnh trăm kiếp, lên ở phúc địa, bởi không tránh được đói rét tàn hoạn, vòng
vèo đi lên, dần được hoàn toàn hình mạo, lên ở nơi bọn nô tì ti tiện. Nếu như lại tác tiền nghiệt, thì
rất nhanh chóng[3], tái nhập bàng đạo luân hồi.
Lữ tổ hỏi:
Sinh ra ở Trung Quốc, may mắn gặp cảnh thái bình, ăn mặc hơi đủ mà năm tháng chưa muộn.
Thích an mà ghét bệnh, tham sống mà sợ chết. Hôm nay được gặp tôn sư, tái bái tái cáo, nghĩ việc
lớn sinh tử, dám mong bày cho cái lí về bất bệnh bất tử, chỉ giáo cho kẻ bần nho này chăng?
Chung tổ đáp:
Nhân sinh mà muốn tránh luân hồi, không nhập vào thân xác của loài khác, thì hãy thường để thân
này không có bệnh, lão, tử, khổ.
Đỉnh thiên lập địa, phụ Âm bão Dương mà thành người. Làm người không để thành quỷ, trong loài
người lại tu mà thành Tiên, trong các Tiên thì bay lên Trời.
Lữ tổ hỏi:
Người chết thành Quỷ, Đạo thành thì thành Tiên. Tiên có nhất đẳng, cớ sao nói trong các Tiên thì
bay lên Trời?
Chung tổ đáp:
Tiên không phải chỉ có một. Thuần Âm mà không có Dương là Quỷ, Thuần Dương mà không có Âm
là Tiên, Âm Dương lẫn lộn là Nhân. Chỉ có con người là có thể thành Quỷ, có thể thành Tiên. Lúc
thiếu niên chẳng chịu tu luyện, mặc tình phóng ý, thì chết bệnh mà thành Quỷ. Biết ra mà tu luyện,
thì siêu phàm nhập thánh, thoát chất mà thành Tiên. Tiên có ngũ đẳng, Pháp có tam thành. Tu trì thì
tại người, mà công thành thì tùy phận vậy.
Lữ tổ hỏi:
Pháp có tam thành[4] mà Tiên có ngũ đẳng[5], là thế nào?
Chung tổ đáp:
Pháp có tam thành là tiểu thành, trung thành, đại thành khác nhau. Tiên có ngũ đẳng là Quỷ Tiên,
Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên, Thiên Tiên không cùng loại, đều là Tiên vậy. Quỷ Tiên không xa
Quỷ, Nhân Tiên không xa người, Địa Tiên không xa Đất, Thần Tiên không xa Thần, Thiên Tiên
không xa Trời.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Quỷ Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Quỷ Tiên là dưới cùng trong năm loại Tiên. Siêu thoát từ trong Âm, Thần Tượng không rõ, ở Quỷ
Quan thì không có họ, ở Tam Sơn thì không có tên. Tuy chẳng phải luân hồi, cũng khó về Bồng
Doanh. Cuối cùng chẳng có chỗ về, chỉ có đầu thai mượn xác mà thôi.
Lữ tổ hỏi:
Quỷ Tiên này, là thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà dẫn đến như vậy?
Chung tổ đáp:
Người tu trì, không hiểu Đại Đạo, mà muốn tốc thành. Hình như cây khô, Tâm như tro lạnh, Thần
Thức[6] nội thủ, kiên trì không tán. Trong định mà xuất Âm Thần. Vì kiên trì Âm Linh không tán, là
Thanh Linh Chi Quỷ, không phải là Thuần Dương Chi Tiên, nên gọi là Quỷ Tiên. Tuy gọi là Tiên, kì
thực là Quỷ. Kẻ sùng Phật xưa nay, dụng công đến như vậy, mà gọi là đắc đạo, thực đáng cười.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Nhân Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Nhân Tiên, đứng thứ hai bên dưới năm loại Tiên. Kẻ sĩ tu chân, không hiểu Đại Đạo, trong Đạo đắc
được một pháp, trong pháp đắc được một thuật, tín tâm khổ chí, suốt đời không đổi. Khí của Ngũ
Hành, giao nhầm hợp nhầm, hình chất cũng vững chắc, dịch bệnh của bát tà không thể làm hại,
khỏe mạnh ít bệnh, nên gọi là Nhân Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Như Nhân Tiên này, thi hành thuật gì, dùng công phu gì mà được vậy?
Chung tổ đáp:
Người tu trì, mới đầu cũng có thể được nghe Đại Đạo. Nhưng nghiệt trọng phúc bạc, các thứ khó
khăn dần làm biến đổi tâm chí ban đầu, chỉ dừng ở tiểu thành hành pháp thì có công hiệu, suốt đời
không thể thay đổi, bốn mùa không thể biến cải.
Như kẻ tuyệt ngũ vị, há biết có lục khí.
Kẻ quên thất tình, há biết có thập giới.
Kẻ thi hành sấu yết[7], cười thổ nạp là sai.
Kẻ thích thái bổ, cười thanh tĩnh là ngu.
Kẻ thích dùng vật để đoạt Khí của Trời Đất, không chịu ngừng ăn.
Kẻ thích tồn tưởng mà thái Tinh của Nhật Nguyệt, không chịu đạo dẫn.
Cô tọa bế tức, sao biết có tự nhiên.
Vất vả cực nhọc, không hiểu gì về vô vi cả.
Thái Âm, lấy Khí của phụ nữ, chẳng giống với người co Kim Quy.
Dưỡng Dương ăn sữa của đàn bà, chẳng giống với người luyện Đan.
Theo loại mà suy đến cùng thì không thể đếm hết. Nhưng đều là Đạo, chỉ không thể hoàn toàn đủ
Đại Đạo. Chỉ có một pháp một thuật trong Đại Đạo, công thành an lạc diên niên[8]mà thôi, mới gọi là
Nhân Tiên.
Còn có một loại, mà thích vui một chút, ngại giữ gìn lâu, dụng công không cẩn thận, sai ngày sai
giờ, phản thành tật bệnh, mà chẳng được diên niên, ở đời cũng nhiều vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Địa Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Địa Tiên là một nửa Trời Đất, sắp là Thần Tiên. Không hiểu Đại Đạo, chỉ dừng ở phép tiểu thành.
Không thể thành công, chỉ có thể trường sinh trụ thế, mà bất tử ở nhân gian vậy.
Lữ tổ hỏi:
Địa Tiên hạ thủ thế nào?
Chung tổ đáp:
Mới đầu thì theo cái lí Trời Đất thăng giáng, lấy giữ số sinh thành của Nhật Nguyệt.
Trong thân dùng năm tháng, trong ngày dùng giờ khắc.
Đầu tiên cần biết Long Hổ, tiếp đó cần phối Khảm Li.
Luận rõ nguồn nước trong đục, phân biệt khí hậu sớm muộn.
Thu Chân Nhất, khảo sát Nhị Nghi, liệt kê Tam Tài, phân Tứ Tượng, biệt Ngũ Vận, định Lục Khí, tụ
Thất Bảo, sắp xếp Bát Quái, hành qua Cửu Châu.
Ngũ Hành điên đảo, Khí truyền theo cách tử mẫu-mẹ con mà Dịch hành theo đường phu phụ-vợ
chồng. Tam Điền phản phục, thiêu thành Đan Dược, vĩnh viễn trấn Hạ Điền, luyện hình trụ thế mà
được trường sinh bất tử, thành Lục Địa Thần Tiên, nên gọi Địa Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Thần Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Thần Tiên là Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, quan tiết nối liền, rút Diên thêm
Hống mà Kim Tinh luyện Đỉnh. Ngọc Dịch Hoàn Đan, luyện hình thành Khí mà Ngũ Khí Triều
Nguyên. Tam Dương Tụ Đỉnh, công mãn vong hình, Thai Tiên tự hóa. Âm tận Dương thuần, thân
ngoại hữu thân. Thoát chất thăng Tiên, siêu phàm nhập thánh. Tạ tuyệt trần tục mà về Tam Sơn,
mới gọi là Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Thiên Tiên là thế nào?
Chung tổ đáp:
Địa Tiên chán ở trần thế, dụng công không ngừng, mà đắc siêu thoát, mới gọi là Thần Tiên. Thần
Tiên chán ở Tam Đảo mà truyền đạo ở nhân gian, có công với đạo, mà có hạnh với nhân gian, công
hạnh mãn túc, thụ Thiên Thư mà về Động Thiên, gọi là Thiên Tiên.
Đã là Thiên Tiên, nếu mà chán ở Động Thiên, ra sức cống hiến mà thành Tiên quan: hạ gọi là Thủy
Quan, trung gọi là Địa Quan, thượng gọi là Thiên Quan. Có đại công với Trời Đất, có đại hạnh với
kim cổ. Chức quan nâng lên, dần vào 36 Động Thiên, mà quay về 81 Dương Thiên. Qua 81 Dương
Thiên rồi quay về Tam Thanh Hư Vô Tự Nhiên Chi Giới.
Lữ tổ hỏi:
Quỷ Tiên chắc chắn không thể cầu vậy, Thiên Tiên cũng chưa dám mong. Có thể được nghe về
phép Nhân Tiên, Địa Tiên, Thần Tiên không ạ?
Chung tổ đáp:
Nhân Tiên không ngoài tiểu thành pháp, Địa Tiên không ngoài trung thành pháp, Thần Tiên không
ngoài đại thành pháp. Đây phân ra thành tam thành, kì thực là một thôi. Dụng pháp cầu Đạo, Đạo
vốn không khó. Dùng Đạo để cầu Tiên, thì thành Tiên cũng rất dễ.
Lữ tổ hỏi:
Kẻ sĩ dưỡng mệnh xưa nay, chẳng ai không cầu trường sinh, chẳng ai không cầu thăng Tiên,
nhưng cũng có kẻ không đạt được trường sinh thăng Tiên, sao lại vậy?
Chung tổ đáp:
Pháp không hợp Đạo, theo cái nghe nhiều biết nhiều mà sinh tiểu pháp bàng môn, không tránh
được tật bệnh, tử vong, còn gọi là Thi Giải, mê hoặc thế nhân, đề cử lẫn nhau, dẫn đến không được
nghe Đại Đạo. Tuy có người tín tâm khổ chí, hành trì dài lâu, nhưng đến cuối cùng vẫn không thành
công, dần vào suối vàng. Ô hô!
Luận Đại Đạo đệ nhị
Lữ tổ hỏi:
Gọi Đại Đạo là thế nào?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình, vô danh, không hỏi, không đáp, nó lớn đến mức không có gì ở ngoài nó, nó nhỏ
đến mức không có gì ở trong nó. Không thể đắc mà biết nó, không thể đắc mà thi hành nó!
Lữ tổ hỏi:
Kẻ sĩ thành đạt xưa nay, đầu tiên là học Đạo, tiếp đó là có Đạo, tiếp đó là đắc Đạo, tiếp đó là Đạo
thành, rồi từ trần thế vào Bồng Đảo, bay lên Động Thiên, bay lên Dương Thiên mà lên Tam Thanh,
đó đều là kẻ sĩ Đạo thành. Hôm này Tôn Sư chỉ nói Đạo không thể đắc mà biết, không thể đắc mà
thi hành, vậy Đạo chỉ được ẩn sao?
Chung tổ đáp:
Ta với Đạo chắc chắn là không giấu ngươi. Vì kẻ sĩ phụng đạo trên đời, chỉ có cái danh hiếu Đạo.
Dù có nghe Đại Đạo, mà không có lòng tin, tuy có lòng tin mà không cố gắng, sáng làm chiều đổi,
ngồi cái là liền quên. Bắt đầu thì chăm chỉ, cuối cùng thì lười nhác. Vì thế ta nói Đại Đạo khó biết,
khó thi hành.
Lữ tổ hỏi:
Cái lí Đại Đạo khó biết, khó thi hành như thế nào?
Chung tổ đáp:
Bàng môn tiểu pháp, dễ thấy công hiệu, kẻ tầm thường đắc nhiều, thay nhau truyền thụ, đến chết
không tỉnh ngộ, liền thành phong tục, làm bại hoại Đại Đạo.
Có kẻ trai giới, có kẻ không ăn, có kẻ thái Khí, có kẻ súc nuốt nước bọt, có kẻ bỏ vợ, có kẻ bỏ tối, có
kẻ thiền định, có kẻ không nói, có kẻ tồn tưởng, có kẻ thái Âm, có kẻ uống Khí, có kẻ giữ thanh tịnh,
có kẻ ngưng tim, có kẻ tuyệt lo, có kẻ khai đỉnh, có kẻ co quy đầu, có kẻ tuyệt tích, có kẻ xem đọc,
có kẻ thiêu luyện, có kẻ định tức, có kẻ đạo dẫn, có kẻ thổ nạp, có kẻ thái bổ, có kẻ bố thí, có kẻ
cung dưỡng, có kẻ cứu tế, có kẻ vào núi, có kẻ thức tính, có kẻ bất động, có kẻ thụ trì,... Bàng môn
tiểu pháp không thể kể hết.
Đến như thái Nhật Nguyệt Tinh Hoa, đoạt Khí của Trời Đất, tâm tư ý tưởng, mong kết Đan Sa, vất
vả cực nhọc, mong cầu siêu thoát, vào nhiều ra ít, có thể công bệnh.
Nhận là Chân Thai Tức, tuyệt niệm vong ngôn, có thể dưỡng Tính.
Chỉ làm Thái Nhất Hàm Chân Khí, kim thương bất đảo, Hoàng Hà nghịch lưu, là dưỡng Mệnh hạ
pháp. Hình như cây khô, tâm như tro lạnh, dùng tiểu thuật để tụ tập Thần.
Làm sao mà kẻ sĩ phụng đạo xưa nay, lại cố gắng lưu tâm, luôn luôn chú ý vậy. Coi nuốt nước bọt
là thành Dược, thì làm sao đắc được tạo hóa? Tụ Khí thành Đan, thì làm sao đắc dừng lại được?
Chỉ Can là Long, mà Phế là Hổ, thì làm sao đắc giao hợp? Nhận Khảm là Diên, mà Li là Hống, thì
làm sao đắc trừu thiêm[9]?
Tứ thời tưới rót, mong làm lớn Hoàng Nha. Nhất ý bất tán, mong cầu Đại Dược.
Sai năm sai tháng, hỏng ngày loạn giờ. Không biết căn đế của ngũ hành, sao biết được tam tài tạo
hóa? Tìm cành tìm lá, mê hoặc hậu nhân. Khiến cho Đại Đạo dần xa, dần tản, dị đoan cùng khởi,
mà thành phong tục, làm mất đi bản ý của tiên sư, chính do học theo lời nghe nói phong thanh.
Dùng cái học nông cạn mà chỉ pháp quyết cho kẻ vô tri, dạy dỗ lẫn nhau, dần dần rơi xuống suối
vàng, khiến người ta đau lòng. Chẳng phải không muốn chỉ rõ Đại Đạo, mà vì thế nhân nghiệt trọng
phúc bạc, không tin Thiên Cơ, trọng tài khinh mệnh, muốn thành hạ quỷ.
Lữ tổ hỏi:
Tiểu pháp bàng môn, đã biết vậy, còn Đại Đạo, có được nghe không?
Chung tổ đáp:
Đạo vốn không hỏi, hỏi vốn không đáp. Đến khi Chân Nguyên phân chia, Thái Phác đã tản ra. Đạo
sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam. Nhất là thể, nhị là dụng, tam là tạo hóa. Thể dụng không ngoài
Âm Dương, tạo hóa đều do giao cấu. Thượng, trung, hạ liệt ra Tam Tài. Thiên, địa, nhân cộng thành
Nhất Đạo. Đạo sinh Nhị Khí, Nhị Khí sinh Tam Tài, Tam Tài sinh Ngũ Hành, Ngũ Hành sinh vạn vật.
Trong vạn vật thì con người là tối linh, tối quý. Duy có người là có thể suy đến cùng cái lí của vạn
vật, tận được tính của mình. Cùng lí, tận Tính cho đến Mệnh, toàn mệnh, bảo sinh mà hợp với Đạo,
nên kiên cố bằng Trời Đất, mà cùng được trường cửu.
Lữ tổ hỏi:
Thiên trường địa cửu, hằng thiên cổ đến vô cùng. Người thọ trăm tuổi, mà đến 70 đã hiếm. Sao Đạo
chỉ ở Trời Đất mà xa người vậy?
Chung tổ đáp:
Đạo không xa người, mà người tự xa Đạo vậy. Sở dĩ xa Đạo là vì dưỡng Mệnh mà không biết pháp.
Sở dĩ không biết pháp là vì hạ công phu mà không biết thời. Sở dĩ không biết thời, là vì không hiểu
được cái cơ của Trời Đất vậy.
Luận Trời Đất đệ tam
Lữ tổ hỏi:
Cái gọi là cơ của Trời Đất, có thể nghe được không?
Chung tổ đáp:
Cơ của Trời Đất là Trời Đất vận dụng Đại Đạo, mà qua lại lên xuống, hành trì không mỏi mệt, thì
được trường cửu kiên cố. Chưa từng coi nhẹ mà lộ ra cho người.
Lữ tổ hỏi:
Trời Đất về phía Đạo, sao lại nói là cái cơ vận dụng? Sao lại nói là cái cơ hành trì? Vận dụng thì bắt
đầu thế nào? Hành trì thì thấy thành công thế nào?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo đã phân mà hữu hình, vì hình mà có số. Trời đắc Càn Đạo, lấy nhất làm thể, trong nhẹ mà
ở trên, cái dụng là Dương. Đất đắc Khôn Đạo, lấy nhị làm thể, nặng đục mà ở dưới, cái dụng là Âm.
Dương thăng Âm giáng, giao hợp lẫn nhau. Càn Khôn tác dụng, không sai với Đạo. Mà bắt đầu thì
có thời điểm, thành công thì có ngày.
Lữ tổ hỏi:
Trời đắc Càn Đạo, cái dụng là Dương. Dương chủ về bay lên, vì sao lại giao với Đất? Đất đắc Khôn
Đạo, cái dụng là Âm. Âm chủ giáng, vì sao giao với Trời? Trời Đất không giao, thì Âm Dương làm
sao hợp được? Âm Dương không hợp, Càn Khôn tác dụng thế nào? Càn Khôn đã không tác dụng,
thì dù có thời điểm bắt đầu, có ngày thấy thành công, làm sao có thể đắc Đại Đạo được?
Chung tổ đáp:
Đạo của Trời lấy Càn làm thể, lấy Dương làm dụng, tích Khí bên trên. Đạo của Đất lấy Khôn làm
thể, lấy Âm làm dụng, tích Thủy ở bên dưới. Việc hành Đạo của Trời là dùng Càn yêu cầu Khôn.
Một lần yêu cầu thì thành trưởng nam, trưởng nam gọi là Chấn. Yêu cầu tiếp thì thành trung nam,
trung nam gọi là Khảm. Yêu cầu lần thứ ba thì thành thiếu nam, thiếu nam gọi là Cấn. Đây là Trời
giao với Đất, dùng Càn Đạo yêu cầu Khôn Đạo mà sinh Tam Dương.
Đến lúc Đất thi hành Đạo, dùng Khôn yêu cầu Càn. Một lần yêu cầu thì thành trưởng nữ, trưởng nữ
gọi là Tốn. Yêu cầu tiếp thì thành trung nữ, trung nữ gọi là Li. Yêu cầu lần ba thì thành thiếu nữ,
thiếu nữ gọi là Đoài. Đây là Đất giao với Trời, dùng Khôn Đạo yêu cầu Càn Đạo mà sinh Tam Âm.
Tam Dương giao hợp với Tam Âm mà vạn vật sinh, Tam Âm giao hợp với Tam Dương mà vạn vật
thành. Trời Đất giao hợp, vốn dùng Càn Khôn yêu cầu nhau mà vận hành Đạo. Càn Khôn yêu cầu
nhau mà sinh Lục Khí, Lục Khí giao hợp mà phân Ngũ Hành, Ngũ Hành giao hợp mà sinh thành vạn
vật.
Lúc Càn Đạo đi xuống, ba lần yêu cầu là xong, Dương đó lại đi lên, trong Dương tàng Âm, quay về
đến Trời. Khôn Đạo đi lên, ba lần yêu cầu là xong, Âm đó lại giáng, trong Âm tàng Dương, xuống về
đến Đất.
Trong Dương tàng Âm, thì Âm đó không tiêu, mới gọi là Chân Âm. Chân Âm đến Trời, vì Dương mà
sinh, vì vậy khi Âm từ Trời đi xuống, trong Âm có thể không có Dương sao?
Trong Âm tàng Dương, Dương đó không diệt, mới gọi là Chân Dương. Chân Dương đến Đất, vì Âm
mà phát, vì vậy khi Dương từ Đất đi lên, trong Dương có thể không có Âm sao?
Trong Dương tàng Âm, thì Âm đó không tiêu, mà quay về Đất. Trong Âm tàng Dương, Dương đó
không diệt, mà quay về Trời. Chu nhi phục thủy[10] vận hành không ngừng. Giao hợp không sai với
Đạo, vì thế mà trường cửu kiên cố là như vậy.
Lữ tổ hỏi:
Cơ của Trời Đất, vận hành Đạo mà được trường cửu, là công phu của Trời Đất tác dụng. Chỉ có
con người, tuy có thông minh, lưu tâm vào thanh tịnh, muốn để phụng hành Đại Đạo, nhỏ thì an lạc
diên niên, vừa thì trường sinh bất tử, lớn thì thoát chất thăng Tiên. Làm sao tác dụng, vận hành Đại
Đạo, pháp động Thiên Cơ, mà cũng đắc trường cửu kiên cố, hạo kiếp trường tồn?
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình, vì có kẻ đắc được mà thành hình. Đại Đạo vô danh, vì có kẻ có được mà thành
danh. Trời Đất được nó mà gọi là Càn Khôn Chi Đạo. Nhật Nguyệt được nó mà gọi là Âm Dương
Đạo. Con người được nó: ở triều đình thì gọi là quân thần đạo, ở khuê môn thì gọi là phu phụ đạo,
ở xóm làng thì gọi là trưởng ấu đạo, ở trường học thì gọi là bằng hữu đạo, ở nhà thì gọi là phụ tử
đạo. Đó là xem xét ở bên ngoài, không ai không có Đạo vậy.
Đến khi cha mẹ giao hội, cha thì Dương đến trước mà Âm đến sau, lấy Chân Khí tiếp Chân Thủy,
Tâm Hỏa với Thận Thủy tương giao, luyện thành tinh hoa. Tinh hoa đã xuất, gặp Âm của mẹ, thì
Thủy đến trước, bồng bềnh ở nơi vô dụng. Gặp Dương của mẹ, thì Huyết đến trước, mà vào ở
trước Tử Cung. Tinh Huyết thành bào thai, bao hàm Chân Khí mà vào Tử Cung của mẹ. Ngày
tháng dài lâu, Chân Khí tạo hóa thành người, như Trời Đất hành Đạo, Càn Khôn yêu cầu nhau, mà
sinh Tam Âm Tam Dương.
Chân Khí là Dương, Chân Thủy là Âm. Dương tàng trong Thủy, Âm tàng trong Khí. Khí chủ về bay
lên, trong Khí có Chân Thủy. Thủy chủ về hạ xuống, trong Thủy có Chân Khí. Chân Thủy là Chân
Âm, Chân Khí là Chân Dương vậy.
Chân Âm theo Thủy đi xuống, như Càn yêu cầu Khôn: thượng gọi là Chấn, trung gọi là Khảm, hạ
gọi là Cấn. Lấy người để so, lấy ở giữa là hạn độ, từ trên đi xuống, Chấn là Can, Khảm là Thận,
Cấn là Bàng Quang.
Chân Dương theo Khí đi lên, như Khôn yêu cầu Càn: hạ gọi là Tốn, trung gọi là Li, thượng gọi là
Đoài. Lấy người để so, lấy ở giữa là hạn độ, từ dưới đi lên, Tốn là Đảm, Li là Tâm, Đoái là Phế.
Hình tượng đã đầy đủ, số đã đủ thì rời mẹ. Sau khi sinh ra, Nguyên Dương tại Thận. Nhân Nguyên
Dương mà sinh Chân Khí, thì Chân Khí triều Tâm. Nhân Chân Khí mà sinh Chân Dịch, thì Chân
Dịch hoàn nguyên. Lên xuống qua lại, nếu như không hao tổn, thì tự có thể kéo dài tuổi thọ. Nếu
biết rõ thời hậu, trừu thiêm có mức độ, thì tự có thể trường sinh. Nếu tạo tác không mệt mỏi, tu trì
không ngừng, thì Âm tận Dương thuần, tự có thể siêu phàm nhập thánh. Đây là cái lí Thiên Cơ thâm
tạo, là cái việc từ xưa đến nay không truyền.
Nếu anh có lòng tin mà không do dự, coi lợi danh như gông xiềng, coi ân ái như kẻ giặc, tránh tật
bệnh như sợ cái nạn tử vong, đề phòng mất thân vào xác lạ, lo bị thấu linh vào loài khác. Để mình
có chí thanh tịnh, để lấp đi nguồn căn của nó, không để tẩu thất Nguyên Dương, hao tán Chân Khí.
Khí thịnh thì trong Hồn không có Âm, Dương tráng thì trong Phách có Khí. Một thăng một giáng, giữ
pháp không ra ngoài Trời Đất. Một thịnh một suy, qua lại cũng giống như Nhật Nguyệt.
Luận Nhật Nguyệt đệ tứ
Lữ tổ hỏi:
Lí của Trời Đất cũng biết sơ vậy. Triền độ[11] giao hợp của Nhật Nguyệt, ở người có thể so được
không? Xin nghe về điều này.
Chung tổ đáp:
Đại Đạo vô hình mà sinh dục Trời Đất. Đại Đạo vô danh mà vận hành Nhật Nguyệt. Nhật Nguyệt là
Tinh của Thái Âm, Thái Dương, là phép tắc ngầm của mức độ Trời Đất giao hợp, trợ giúp thi hành
công việc sinh thành vạn vật.
Đông Tây mọc lặn mà phân ngày đêm. Nam Bắc qua lại mà định lạnh nóng. Ngày đêm không
ngừng, nóng lạnh xô nhau mà trong Phách sinh Hồn, trong Hồn sinh Phách. Tiến thoái có thời,
không sai với số của Càn Khôn. Qua lại có mức độ, không sai với hạn kì của Trời Đất.
Lữ tổ hỏi:
Đông Tây mọc lặn mà phân ngày đêm là thế nào?
Chung tổ đáp:
Lúc hỗn độn mới phân, Huyền Hoàng[12] định vị. Hình dáng của Trời Đất giống như quả trứng. Bên
trong lục hợp, hình tròn như quả cầu. Nhật Nguyệt-mặt trời mặt trăng lên xuống, vận hành bên trên
Trời, bên dưới Đất. Mọc lặn Đông Tây, vòng quanh như bánh xe.
Phàm lúc mặt trời đã mọc ở phương Đông mà chưa xuống ở phương Tây thì là ban ngày, lúc mặt
trời đã xuống ở phương Tây mà chưa mọc ở phương Đông thì là ban đêm. Đây là sự lên xuống của
mặt trời mà phân ngày đêm.
Còn việc mọc lặn của mặt trăng không giống với mặt trời. Tải Phách ở Tây, thụ Hồn ở Đông, ánh
sáng chiếu trong đêm mà Hồn tàng vào ban ngày, tích ngày lũy giờ, hoặc mọc hoặc lặn, từ Tây
sang Đông.
Bắt đầu thì trong Phách sinh Hồn, hình dạng như cung cong, mới đêm thì ánh sáng chiếu ở Tây.
Tiếp đó trong Phách thì Hồn chiếm một nửa, thời điểm ứng với Thượng Huyền[13], mới đêm thì ánh
sáng chiếu ở Nam.
Tiếp nữa trong Phách đầy Hồn, tương vọng[14] với mặt trời, mới đêm thì ánh sáng chiếu ở Đông.
Tiếp nữa trong Hồn sinh Phách, dạng như miếng gương bị khuyết, mới đêm thì Hồn tàng ở Tây.
Tiếp nữa trong Hồn thì Phách chiếm một nửa, thời điểm ứng với Hạ Huyền[15], mới đêm thì Hồn
tàng ở Nam.
Tiếp nữa trong Hồn đầy Phách, tương bối[16] với mặt trời, mới đêm thì Hồn tàng ở Đông.
Đây là sự mọc lặn của mặt trăng mà phân ngày đêm.
Lữ tổ hỏi:
Nam Bắc qua lại, mà định lạnh nóng là thế nào?
Chung tổ đáp:
Sau Đông Chí, mặt trời mọc lúc 50 phân đầu tiên của giờ Thìn, mặt trời lặn lúc 50 phân cuối giờ
Thân. Sau đó trở đi, mọc lặn từ Nam chuyển dần sang Bắc, hạn kì ở Hạ Chí.
Sau Hạ Chí, mặt trời mọc lúc 50 phân cuối giờ Dần, mặt trời lặn lúc 50 phân đầu giờ Tuất. Sau đó
trở đi, mọc lặn từ Bắc chuyển dần sang Nam, hạn kì ở Đông Chí.
Từ Nam chuyển sang Bắc, từ Đông đến Hạ, là từ lạnh thành nóng. Từ Bắc chuyển sang Nam, từ Hạ
đến Đông, là từ nóng thành lạnh. Ban ngày của mùa Hạ là ban đêm của mùa Đông, ban ngày của
mùa Đông là ban đêm của mùa Hạ.
Sau Đông Chí, mặt trăng mọc từ Bắc chuyển sang Nam, như là ban ngày của mùa Hạ.
Sau Hạ Chí, mặt trăng mọc từ Nam chuyển sang Bắc, như là ban ngày của mùa Đông.
Đây là Nhật Nguyệt qua lại mà định nóng lạnh vậy.
Lữ tổ hỏi:
Cơ của Trời Đất, Âm Dương thăng giáng. Chính không khác với sự hành trì của con người. Như
Nhật Nguyệt mọc lặn qua lại, triền độ giao hợp, con người có thể so với không?
Chung tổ đáp:
Cái Cơ của Trời Đất, là ở sự thăng giáng của Âm Dương. Một thăng một giáng, thái cực tương sinh.
Tương sinh tương thành, chu nhi phục thủy, không sai với Đạo, mà được trường cửu.
Kẻ sĩ tu trì, nếu biết giữ phép theo Trời Đất, thì tự có thể trường sinh bất tử. Nếu so với triền độ của
Nhật Nguyệt qua lại giao hợp, chỉ ở việc Nguyệt thụ Nhật Hồn, dùng Dương biến Âm, Âm tận
Dương thuần, Nguyệt Hoa lóng lánh, tiêu trừ ám Phách, như ánh sáng của mặt trời, chiếu sáng
xuống đất. Lúc này giống như việc tu luyện của con người, dùng Khí để thành Thần, thoát chất
thăng Tiên, luyện thành thân thể Thuần Dương vậy.
Lữ tổ hỏi:
Kẻ sĩ tu chân phụng đạo, theo cái lí Trời Đất Âm Dương thăng giáng, theo hạn độ Nhật Nguyệt tinh
hoa giao hợp mà hạ thủ dụng công, thì hai cái đó làm cái nào trước?
Chung tổ đáp:
Bắt đầu thì pháp theo Thiên Cơ, dùng cái lí Âm Dương thăng giáng, khiến Chân Thủy, Chân Hỏa
hợp thành một. Luyện thành Đại Dược, vĩnh viễn trấn ở Đan Điền, hạo kiếp bất tử, mà thọ cùng Trời
Đất. Nếu chán ở trần thế, dụng công không ngừng, rồi giữ lấy sự giao hội của Nhật Nguyệt, dùng
Dương luyện Âm, khiến Âm không sinh, dùng Khí dưỡng Thần, khiến Thần không tán. Ngũ Khí
Triều Nguyên, Tam Hoa Tụ Đỉnh, tạ tuyệt phàm tục, mà về Tam Đảo.
Lữ tổ hỏi:
Công nghiệm như thế, thực là mục đích sâu xa, sợ là không đắc được thời tiết.
Chung tổ đáp:
Âm Dương thăng giáng của Trời Đất, một năm thì một lần giao hợp. Tinh hoa qua lại của Nhật
Nguyệt, một tháng thì một lần giao hợp. Khí Dịch của con người, một ngày một đêm thì giao hợp
một lần vậy.
Luận tứ thì đệ ngũ
Lữ tổ hỏi:
Sự giao hợp của Trời Đất Nhật Nguyệt, có thể được nghe về năm tháng ngày giờ không?
Chung tổ đáp:
Phàm nói về thời thì có 4 loại:
+ Người thọ trăm tuổi thì từ 1 tuổi đến 30 tuổi là lúc thiếu tráng, 30 tuổi đến 60 tuổi là lúc trưởng đại,
60 tuổi đến 90 tuổi là lúc lão mạo, 90 tuổi đến 100 tuổi hoặc 120 tuổi là lúc suy bại. Thời của thân
người này là 1 loại vậy.
+ Nếu lấy 12 giờ là 1 ngày, 5 ngày là 1 hậu, 3 hậu là 1 khí, 3 khí là 1 tiết, 2 tiết là 1 mùa, mùa có
Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vào mùa Xuân trong Âm thì Dương chiếm một nửa, khí hậu chuyển từ hàn
sang ôn, là mùa Xuân vậy. Vào mùa Hạ trong Dương có Dương, khí hậu chuyển từ ôn thành nhiệt,
là mùa Hạ vậy. Vào mùa Thu trong Dương thì Âm chiếm một nửa, khí hậu chuyển từ nhiệt sang
lương, là mùa Thu vậy. Vào mùa Đông trong Âm có Âm, khí hậu chuyển từ lương sang hàn, là mùa
Đông vậy. Các thời của năm là loại 2 vậy.
+ Nếu trong Luật khởi Lữ, trong Lữ khởi Luật, thường một tháng có 30 ngày, 360 giờ, 3.000 khắc,
18.000 phân. Từ Nguyện Đán[17] đến Thượng Huyền, trong Âm thì Dương một nửa. Từ Thượng
Huyền đến Nguyệt Vọng[18], Dương trong Dương. Từ Nguyệt Vọng đến Hạ Huyền, trong Dương thì
Âm một nửa. Từ Hạ Huyền đến Hối Sóc[19], Âm trong Âm. Các thời của tháng là loại 3 vậy.
+ Nếu lấy 60 phân là 1 khắc, 8 khắc 20 phân là 1 giờ, 1 giờ rưỡi là 1 quẻ, gọi là quẻ để định 8
phương, luận về chính thì phân ra 4 vị trí. Từ Tý đến Mão, trong Âm thì Dương chiếm một nửa, ở
trong Thái Âm mà khởi Thiếu Dương. Từ Mão đến Ngọ, trong Dương có Dương, thuần Thiếu
Dương mà khởi Thái Dương. Từ Ngọ đến Dậu, trong Dương thì Âm một nửa, ở trong Thái Dương
khởi Thiếu Âm. Từ Dậu đến Tý, trong Âm có Âm, thuần Thiếu Âm mà khởi Thái Âm. Các thời trong
ngày là loại 4 vậy.
Cái khó được mà dễ mất là thời của thân người.
Cái đi nhanh mà đến chậm là tháng trong năm.
Nhanh như điện quang, mau như hỏa thạch là giờ trong ngày.
Tích ngày thành tháng, tích tháng thành năm, năm tháng lần lữa, niên quang tấn tốc. Tham danh
cầu lợi mà vọng tâm chưa trừ, yêu con thương cháu mà ân tình lại khởi.
Dù cho hồi tâm hướng Đạo, tránh sao niên lão khí suy. Như tuyết mùa Xuân, hoa mùa Thu[20], chỉ
là cảnh vật trong một thời gian. Tịch dương hiểu nguyệt[21], ứng với cái ánh sáng không dài lâu. Kẻ
sĩ phụng đạo, khó đắc thời trong thân vậy.
Cảnh vật tươi đẹp, hoa cỏ tỏa hương.
Thủy tạ lầu cao, thanh phong khoái ý.
Nguyệt dạ nhàn đàm, tuyết thiên đối ẩm.
Mặc theo khoái lạc vô cùng, mà tiêu ma thời gian hữu hạn.
Dù có hồi tâm hướng đạo, mà bị tật bệnh phiền thân.
Như thuyền thủng mà chưa sang sông, ai không có lòng cầu cứu?
Nhà dột làm lại, sao nỡ không có ý sửa?
Kẻ sĩ phụng đạo, cái uổng phí là thời của năm vậy.
Gà chưa gáy sáng mà rời nhà còn cho là muộn.
Mõ đánh khắp đường mà về nhà vẫn cho là sớm.
Tham si sao chịu tạm dừng, vọng tưởng chỉ lo không đủ.
Mãn đường kim ngọc, bệnh tới trông gì để chống?
Mắt thấy cháu con, khí đoạn ai có thể thay đổi?
Sáng tối không dừng, người đời không tỉnh.
Kẻ sĩ phụng đạo, thực đáng tiếc là thời của ngày vậy.
Lữ tổ hỏi:
Thời của thân, thời của năm, thời của tháng, thời của ngày, đều là thời vậy. Tôn sư chỉ coi thời trong
thân khó đắc, lại coi thời trong ngày là đáng tiếc, tại sao vậy?
Chung tổ đáp:
Kẻ phụng đạo khó được tuổi thiếu niên. Thiếu niên mà tu trì, thì căn nguyên vẫn còn kiên cố,
thường làm gì cũng dễ thấy hiệu nghiệm, chỉ trong ngàn ngày có thể đại thành vậy.
Kẻ phụng đạo lại khó được tuổi trung niên. Trung niên mà tu trì, đầu tiên bồi bổ cho đầy đủ, tiếp đó
hạ thủ tiến công. Mới thì phản lão hoàn đồng, sau thì siêu phàm nhập thánh.
Nếu tuổi thiếu niên mà không ngộ, tuổi trung niên mà không tỉnh, hoặc vì tai nạn mà lưu tâm thanh
tĩnh, hoặc vì tật bệnh mà chí ở Hi Di[22].
Tu trì lúc tuổi già, đầu tiên luận về cứu hộ, tiếp đó nói về bồi bổ. Sau đó từ tiểu thành pháp mà tích
công phu cho đến trung thành, trung thành pháp tích công phu cho đến phản lão hoàn đồng, luyện
hình trụ thế. Nhưng Ngũ Khí không thể triều nguyên, Tam Dương khó mà tụ đỉnh, thoát chất thăng
Tiên thì vô duyên đắc thành. Nên cái khó được là thời trong thân vậy.
Lữ tổ hỏi:
Thời trong thân thật là khó đắc vậy. Mà thời trong ngày đáng tiếc chỗ nào?
Chung tổ đáp:
Một ngày của con người, như một tháng của Nhật Nguyệt, như một năm của Trời Đất. Đại Đạo sinh
dục Trời Đất, Trời Đất phân vị, trên dưới cách nhau 8 vạn 4 ngàn dặm. Sau Đông Chí, trong Đất thì
Dương bay lên. Phàm 1 khí là 15 ngày, đi lên được 7.000 dặm, sau 180 ngày thì Dương bay lên
đến Trời, thái cực mà sinh Âm.
Sau Hạ Chí, trong Trời thì Âm giáng xuống. Phàm 1 khí là 15 ngày, giáng xuống 7.000 dặm, sau
180 ngày thì Âm giáng đến Đất, thái cực mà lại sinh Dương. Chu nhi phục thủy, vận hành không
ngừng, mà không sai với Đạo, vì thế mà trường cửu vận hành Nhật Nguyệt. Nhật Nguyệt thành
hình, chu vi mỗi cái được 840 dặm.
Sau Nguyệt Đán, trong lục-6 khởi cửu-9. Phàm 1 ngày có 12 giờ, trong Phách thì Hồn tiến được 70
dặm. Phàm 15 ngày, tức là 180 giờ, trong Phách thì Hồn tiến được 840 dặm.
Sau Nguyệt Vọng, trong cửu khởi lục. Phàm 1 ngày có 12 giờ, trong Hồn thì Phách tiến được 70
dặm. Phàm 15 ngày, tức là 180 giờ, trong Hồn thì Phách tiến được 840 dặm.
Chu nhi phục thủy, vận hành không ngừng, mà không sai với Đạo, vì thế mà kiên cố Đại Đạo,
trưởng dưỡng vạn vật.
Trong vạn vật thì cái tối linh tối quý là con người. Tâm Thận của con người, trên dưới cách nhau 8
tấc 4 phân, Âm Dương thăng giáng, không khác gì Trời Đất. Trong Khí sinh Dịch, trong Dịch sinh
Khí, Khí Dịch tương sinh, cùng đường lối với Nhật Nguyệt.
Trời Đất dựa vào Càn Khôn yêu cầu nhau, mà Âm Dương thăng giáng, một năm một lần giao hợp,
không sai với Đạo, sau một năm lại thêm một năm.
Nhật Nguyệt dựa vào Hồn Phách tương sinh mà được Tinh Hoa qua lại, một tháng một lần giao
hợp, không sai với Đạo, sau một tháng lại thêm một tháng.
Sự giao hợp của con người, tuy trong một ngày một đêm, mà nếu không biết thời điểm giao hợp, lại
không có phép thái thủ, lúc hao tổn thì không biết bồi bổ, lúc bổ ích thì không biết thu về. Lúc Âm
giao thì không biết dưỡng Dương, lúc Dương giao thì không biết luyện Âm.
Trong tháng thì không biết lúc nào hao tổn, lúc nào bổ ích, trong ngày lại không hành trì. Qua một
năm chẳng có thêm một năm, qua một ngày chẳng có thêm một ngày.
Ra gió nằm ẩm, chịu nóng lội lạnh, không chịu tu trì, mà cam tâm thụ bệnh, uổng phí thời gian mà
ngồi im đợi chết.
Lữ tổ nói:
Người phụng đạo, chẳng phải không biết tháng năm uổng phí, năm tháng lần lữa, mà tật bệnh phiền
thân, hạn chết sắp đến. Vì tu luyện mà không biết phép, hành trì mà không biết thời điểm, dẫn đến
Âm Dương giao hợp sai lầm, ngày tháng hành trì không chuẩn.
Chung tổ nói:
Trong thân dùng năm, trong năm dùng tháng, trong tháng dùng ngày, trong ngày dùng giờ. Vì khí
của ngũ tạng, trong tháng thì có thịnh suy, trong ngày có tiến thoái, trong giờ có giao hợp, vận hành
thì có năm mức độ, Khí truyền thì có có lục hầu.
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, bày ra không sai.
Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung, sinh thành có số.
Luyện Tinh sinh Chân Khí, luyện Khí hợp Dương Thần, luyện Thần hợp Đại Đạo.
Luận Ngũ Hành đệ lục
Lữ tổ hỏi:
Nói khí của ngũ tạng là nói Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nói phương vị của ngũ hành là nói Đông,
Nam, Tây, Bắc, Trung. Làm sao để được tương sinh tương thành, mà giao hợp có thời điểm đây?
Thái thủ có thời điểm đây? Xin nói cho nghe.
Chung tổ đáp:
Đại Đạo đã phân thì sinh Trời Đất, Trời Đất đã phân thì bày ra Ngũ Đế.
Phía Đông gọi là Thanh Đế, thi Xuân Lệnh, ở trong Âm khởi Dương, khiến vạn vật sinh.
Phía Nam gọi là Xích Đế, thi hành Hạ Lệnh, ở trong Dương sinh Dương, khiến vạn vật trưởng.
Phía Tây gọi là Bạch Đế, thi hành Thu Lệnh, ở trong Dương khởi Âm, khiến vạn vật thành.
Phía Bắc gọi là Hắc Đế, thi hành Đông Lệnh, ở trong Âm tiến Âm, khiến vạn vật chết.
Mỗi mùa có 90 ngày, 18 ngày cuối mỗi mùa là do Hoàng Đế làm chủ.
Như vào mùa Xuân, hỗ trợ Thanh Đế mà giúp sinh;
Như vào mùa Hạ, tiếp theo Xích Đế mà nuôi lớn;
Như vào mùa Thu, bồi bổ Bạch Đế mà kết lập;
Như vào mùa Đông, chế nhiếp Hắc Đế mà giữ gìn.
Ngũ Đế phân ra cai trị, mỗi cái làm chủ 72 ngày, hợp thành 360 ngày, là một năm, trợ giúp Trời Đất
thi hành Đạo.
Thanh Đế sinh con gọi là Giáp Ất, Giáp Ất là Đông Phương Mộc.
Xích Đế sinh con gọi là Bính Đinh, Bính Đinh là Nam Phương Hỏa.
Hoàng Đế sinh con gọi là Mậu Kỷ, Mậu Kỷ là Trung Ương Thổ.
Bạch Đế sinh con gọi là Canh Tân, Canh Tân là Tây Phương Kim.
Hắc Đế sinh con gọi là Nhâm Quý, Nhâm Quý là Bắc Phương Thủy.
Biểu hiện về thời mà thành hình tượng: Mộc là Thanh Long, Hỏa là Chu Tước, Thổ là Câu Trần,
Kim là Bạch Hổ, Thủy là Huyền Vũ.
Biểu hiện về thời mà sinh vật:
Ất hợp với Canh, Xuân thì có cây Du, xanh và trắng, không sai màu sắc của Kim Mộc.
Tân hợp với Bính, Thu thì có cây Táo, trắng và đỏ, không sai màu sắc của Kim Hỏa.
Kỉ hợp với Canh, cuối Hạ đầu Thu có Dưa, xanh và vàng, không sai màu sắc của Thổ Mộc.
Đinh hợp với Nhâm, Hạ thì có Dâu, đỏ và đen, không sai màu sắc của Thủy Hỏa.
Quý hợp với Mậu, Đông thì có Quất, đen và vàng, không sai màu sắc của Thủy Thổ.
Cứ thế mà suy, Ngũ Đế tương giao mà thể hiện ở thời, sinh ra vật thì không thể đếm hết.
Lữ tổ hỏi:
Ngũ Hành theo mùa thì như vậy, thế Ngũ Hành tại người thì thế nào?
Chung tổ đáp:
Chỉ có con người là đầu tròn chân vuông, có hình tượng của Trời Đất, Âm giáng Dương thăng, có
cái Cơ của Trời Đất. Thận là Thủy, Tâm là Hỏa, Can là Mộc, Phế là Kim, Tì là Thổ.
Nếu mà Ngũ Hành tương sinh thì Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim
sinh Thủy. Cái sinh là mẹ, cái được sinh là con.
Nếu mà Ngũ Hành tương khắc thì Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ,
Thổ khắc Thủy. Cái khắc là chồng, cái bị khắc là vợ.
Lấy mẹ con mà nói thì Thận Khí sinh Can Khí, Can Khí sinh Tâm Khí, Tâm Khí sinh Tì Khí, Tì Khí
sinh Phế Khí, Phế Khí sinh Thận Khí.
Lấy vợ chồng mà nói thì Thận Khí khắc Tâm Khí, Tâm Khí khắc Phế Khí, Phế Khí khắc Can Khí,
Can Khí khắc Tì Khí, Tì Khí khắc Thận Khí.
Thận là chồng của Tâm, là mẹ của Can, là vợ của Tì, là con của Phế.
Can là chồng của Tì, là mẹ của Tâm, là vợ của Phế, là con của Thận.
Tâm là chồng của Phế, là mẹ của Tì, là vợ của Thận, là con của Can.
Phế là chồng của Can, là mẹ của Thận, là vợ của Tâm, là con của Tì.
Tì là chồng của Thận, là mẹ của Phế, là vợ của Can, là con của Tâm.
Tâm biểu hiện bên trong là mạch, biểu hiện bên ngoài là sắc, lấy lưỡi làm cửa ngõ, bị Thận chế
phục, khu dụng ở Phế, vì cái lí về vợ chồng như vậy. Đắc Can thì thịnh, gặp Tì thì giảm, vì cái lí về
mẹ con như vậy.
Thận biểu hiện bên trong là xương, biểu hiện bên ngoài là tóc, lấy hai tai làm cửa ngõ. bị Tì chế
phục, khu dụng ở Tâm, vì cái lí về vợ chồng như vậy. Đắc Phế thì thịnh, gặp Can thì giảm, vì cái lí
về mẹ con như vậy.
Can biểu hiện bên trong là gân, biểu hiện bên ngoài là móng tay, lấy mắt làm cửa ngõ, bị Phế chế
phục, khu dụng ở Tì, vì cái lí về vợ chồng như vậy. Gặp Thận thì thịnh, gặp Tâm thì giảm, vì cái lí về
mẹ con như vậy.
Phế biểu hiện bên trong là da, biểu hiện bên ngoài là lông, lấy mũi làm cửa ngõ, bị Tâm chế phục,
khu dụng ở Can, vì cái lí về vợ chồng như vậy. Đắc Tì thì thịnh, gặp Thận thì giảm, vì cái lí về mẹ
con như vậy.
Tì biểu hiện bên trong là tạng, đều dưỡng Tâm Thận Can Phế, biểu hiện bên ngoài là thịt, lấy môi
miệng làm cửa ngõ, hô hấp định vãng lai, bị Can chế phục, mà khu dụng ở Thận, vì cái lí về vợ
chồng như vậy. Đắc Tâm thì thịnh, gặp Phế thì giảm, vì cái lí về mẹ con như vậy.
Đây là Ngũ Hành của con người, tương sinh tương khắc, mà vợ chồng mẹ con, truyền khí suy
vượng thì xem đây vậy.
Lữ tổ hỏi:
Tâm là Hỏa, làm thế nào để Hỏa đi xuống?
Thận là Thủy, làm thế nào để Thủy đi lên?
Tì là Thổ, Thổ ở giữa mà nhận Hỏa thì thịnh, không gì không đi xuống mà khắc Thủy sao?
Phế là Kim, Kim ở trên, mà xuống tiếp Hỏa thì tổn, sao sinh được Thủy đây?
Những cái tương sinh thì cách xa nhau, cái tương khắc thì gần nhau khó đổi. Vậy thì Ngũ Hành tự
khắc nhau mà hao tổn, làm thế nào đây?
Chung tổ đáp:
Ngũ Hành quy nguyên, Nhất Khí tiếp dẫn. Nguyên Dương thăng cử mà sinh Chân Thủy, Chân Thủy
tạo hóa mà sinh Chân Khí, Chân Khí tạo hóa mà sinh Dương Thần. Bắt đầu thì dựa vào Ngũ Hành
định vị, mà có một chồng một vợ.
Thận là Thủy, trong Thủy có Kim, Kim vốn sinh Thủy, lúc hạ thủ cần biết Kim trong Thủy. Thủy vốn
ghét Thổ, sau khi thái dược cần được Thổ quy Thủy.
Long là hình tượng của Can, Hổ vốn là thần của Phế. Dương Long xuất ở Li Cung, Âm Hổ sinh ở
Khảm Vị.
Ngũ Hành thuận hành, Khí truyền theo kiểu mẹ con, từ Tý đến Ngọ, gọi là giờ Dương sinh Dương.
Ngũ Hành điên đảo, Dịch hành theo kiểu vợ chồng, từ Ngọ đến Tý, gọi là trong Âm luyện Dương.
Dương không được Âm thì không thành, cuối cùng thì nhờ không có Âm mà bất tử.
Âm không được Dương thì không sinh, cuối cùng thì nhờ Âm tuyệt mà trường thọ.
Lữ tổ hỏi:
Ngũ Hành gốc ở Âm Dương Nhất Khí. Gọi Nhất Khí là thế nào?
Chung tổ đáp:
Nhất Khí là lúc xưa khi cha mẹ giao hợp, nhờ có Tinh Huyết tạo hóa thành hình. Thận sinh Tì, Tì
sinh Can, Can sinh Phế, Phế sinh Tâm, Tâm sinh Tiểu Tràng, Tiểu Tràng sinh Đại Tràng, Đại Tràng
sinh Đảm, Đảm sinh Vị, Vị sinh Bàng Quang. Đây là Âm dựa vào Tinh Huyết tạo hóa thành hình,
còn Dương chỉ ở chỗ lúc bắt đầu mới sinh, một điểm Nguyên Dương ở tại hai Thận.
Thận là Thủy, trong Thủy có Hỏa, bay lên thành Khí, nhân Khí bay lên mà triều Tâm.
Tâm là Dương, lấy Dương hợp Dương, thái cực sinh Âm, là tích Khí sinh Dịch, Dịch từ Tâm giáng,
nhân Dịch hạ giáng mà quay về Thận.
Can vốn là mẹ của Tâm, là con của Thận, truyền dẫn Thận Khí đến Tâm vậy.
Phế vốn là vợ của Tâm, là mẹ của Thận, truyền dẫn Tâm Dịch đến Thận vậy.
Khí Dịch thăng giáng như Âm Dương của Trời Đất.
Can Phế truyền dẫn như Nhật Nguyệt qua lại.
Ngũ Hành riêng có số, mà luận sự giao hợp sinh thành, thì Nguyên Dương Nhất Khí là gốc, trong
Khí sinh Dịch, trong Dịch sinh Khí. Thận là gốc của Khí, Tâm là nguồn của Dịch.
Linh Căn kiên cố, hoảng hoảng hốt hốt, trong Khí tự sinh Chân Thủy.
Tâm Nguyên thanh tịnh, yểu yểu minh minh, trong Dịch tự có Chân Hỏa.
Trong Hỏa biết lấy Chân Long, trong Thủy biết lấy Chân Hổ.
Long Hổ tương giao mà thành Hoàng Nha, hợp thành Hoàng Nha mà kết thành Đại Dược, gọi là
Kim Đan. Kim Đan đã được thì gọi là Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Kim Đan thành thì thoát chất thăng Tiên, mà phản về Thập Châu[23], đã hiểu rõ. Còn thế nào gọi là
Hoàng Nha?
Chung tổ đáp:
Là Chân Long, Chân Hổ vậy.
Lữ tổ hỏi:
Long Hổ là cái gì?
Chung tổ đáp:
Long không phải là Can, mà là Dương Long, Dương Long xuất ở trong Chân Thủy của Li Cung. Hổ
không phải là Phế, mà là Âm Hổ, Âm Hổ xuất ở trong Chân Hỏa của Khảm Vị.
Luận thủy hỏa đệ thất
Lữ tổ hỏi:
Người ta trường sinh là do luyện thành Kim Đan. Muốn luyện Kim Đan, đầu tiên phải thái Hoàng
Nha. Muốn đắc Hoàng Nha, cần đắc Long Hổ. Có nói Chân Long xuất ở Li Cung, Chân Hổ sinh ở
Khảm Vị. Trong Li Khảm có Thủy Hỏa. Thủy Hỏa đó là cái gì?
Chung tổ đáp:
Phàm trong thân lấy Thủy mà nói thì Tứ Hải, Ngũ Hồ, Cửu Giang, Tam Đảo, Hoa Trì, Dao Trì,
Phượng Trì, Thiên Trì, Ngọc Trì, Côn Trì, Nguyên Đàm, Lãng Uyển, Thần Thủy, Kim Ba, Quỳnh
Dịch, Ngọc Tuyền, Dương Tô, Bạch Tuyết.. các tên như vậy, không thể trình bày hết được.
Phàm trong thân lấy Hỏa mà nói thì chỉ có Quân Hỏa, Thần Hỏa, Dân Hỏa mà thôi. Ba Hỏa đó lấy
Nguyên Dương làm gốc, mà sinh Chân Khí. Chân Khí tụ thì được an lành, Chân Khí yếu thì thành
bệnh. Nếu hao tán Chân Khí mà tẩu thất Nguyên Dương, Nguyên Dương mà tận thì thành Thuần
Âm, Nguyên Thần rời thể xác, gọi là chết vậy.
Lữ tổ hỏi:
Trong thân người, dùng một điểm Nguyên Dương để hưng cử Tam Hỏa. Tam Hỏa khởi trong quần
Thủy chúng Âm[24], dễ bị hao tán mà khó bốc lên. Như vậy Dương nhược Âm thịnh, Hỏa ít Thủy
nhiều, khiến người nhanh chóng suy bại mà không được trường sinh, thì làm thế nào?
Chung tổ đáp:
Tâm là Huyết Hải, Thận là Khí Hải, Não là Tủy Hải, Tì Vị là Thủy Cốc Chi Hải, gọi Tứ Hải là vậy.
Ngũ Tạng mỗi cái đều có Dịch, vị trí chủ đạo là Đông Tây Nam Bắc Trung, gọi Ngũ Hồ là vậy.
Tiểu Tràng dài 2 trượng 4 xích, trên dưới có 9 khúc, nên gọi là Cửu Giang, dưới Tiểu Tràng vì vậy
gọi là Nguyên Đàm. Đỉnh đầu gọi là Thượng Đảo, Tâm gọi là Trung Đảo, Thận gọi là Hạ Đảo. Căn
nguyên bên trong Tam Đảo ấy gọi là Lãng Uyển vậy.
Hoa Trì ở dưới Hoàng Đình, Dao Trì ra ở trước Đan Khuyết [trong khoảng Tâm Vị], Côn Trì trên nối
với Ngọc Kinh, Thiên Trì chính giữa Nội Viện, Phượng Trì là khoảng giữa Tâm Phế, Ngọc Trì ở
trong môi răng.
Thần Thủy sinh ra trong Khí, Kim Ba giáng từ trên trời. Nơi Xích Long trụ lại, tự có Quỳnh Dịch,
Ngọc Tuyền.
Sau khi hoán phàm thai, thì mới thấy Bạch Tuyết Dương Tô.
Gột rửa có giờ, rót tưới làm hưng thịnh, đầu tiên gọi là Ngọc Dịch, tiếp đó gọi là Kim Dịch, đều có
thể Hoàn Đan.
Thêm bớt có mức độ, mà ứng với Mộc Dục, đầu tiên nói Trung Điền, tiếp đó nói Hạ Điền, đều có thể
Luyện Hình.
Ngọc Nhụy Kim Hoa biến thành thể của Hoàng Bạch.
Đề Hồ Cam Lộ luyện thành mùi hương lạ kỳ.
Như đó đều là công hiệu của Thủy.
Đến lúc Dân Hỏa bay lên, hỗ trợ Thận Khí mà sinh Chân Thủy. Thận Thủy bay lên, giao với Tâm
Dịch mà sinh Chân Khí. Nhỏ thì giáng Ma trừ bệnh, lớn thì luyện chất thiêu Đan.
Dụng Chu Thiên thì Hỏa khởi thiêu thân, siết Dương Quan thì hoàn nguyên luyện Dược.
Phân thế của Cửu Châu để dưỡng Dương Thần.
Thiêu cái hại của Tam Thi mà trừ Âm Quỷ
Đi lên thì xung động Tam Quan.
Vận xuống thì tiêu ma Thất Phách.
Luyện Hình thành Khí mà nhẹ nhàng như bay.
Luyện Khí thành Thần mà thoát thai như thuế[25].
Như đó đều là công hiệu của Hỏa.
Lữ tổ hỏi:
Lúc bắt đầu thì cái lo là Hỏa ít Thủy nhiều mà dễ suy bại. Tiếp đó nghe cao luận, Thủy Hỏa có công
nghiệm như vậy. Cuối cùng thì làm sao để tạo hóa, khiến cái ít có thể thắng cái nhiều, cái yếu có thể
mạnh lên?
Chung tổ đáp:
Nhị bát Âm tiêu, cửu tam Dương trưởng, Kim Đan đỏ rực, có thể nhanh chóng thành công, Thất
Phản Cửu Hoàn mà Thai Tiên tự hóa vậy.
Chân Khí tại Tâm, Tâm là nguồn của Dịch.
Nguyên Dương tại Thận, Thận là bể của Khí.
Bàng Quang là Dân Hỏa, không chỉ Dân Hỏa là dùng, mà Bàng Quang còn là phủ của tân dịch.
Lữ tổ hỏi:
Gọi là tạo hóa, khiến Dương trưởng Âm tiêu, Kim Đan có thể thành mà Thai Tiên tự hóa, là thế nào?
Chung tổ đáp:
Tâm Thận của con người cách nhau 8 tấc 4 phân, như là Trời Đất định vị. Khí Dịch thái cực thì
tương sinh, giống như Âm Dương giao hợp vậy. Một ngày 12 giờ, giống như 1 năm 12 tháng vậy.
Tâm sinh Dịch, không phải là tự sinh ra, mà nhân Phế Dịch giáng thì Tâm Dịch hành. Dịch hành
theo kiểu chồng vợ, từ trên xuống dưới, mà về Hạ Điền, mới nói là vợ về cung của chồng.
Thận sinh Khí, không phải là tự sinh ra, mà nhân Bàng Quang Khí đi lên thì Thận Khí hành. Khí
hành theo kiểu mẹ con, từ dưới lên trên mà triều Trung Nguyên, mới gọi là chồng về buồng vợ.
Can Khí đạo dẫn Thận Khí, từ dưới lên trên đến Tâm. Tâm là Hỏa, hai Khí tương giao hun đốt ở
Phế, thì Phế Dịch hạ giáng, từ Tâm mà tới. Đều nói Tâm sinh Dịch, mà Dịch sinh ở Tâm và không
hao tán, nên gọi là Chân Thủy.
Phế Dịch truyền tống Tâm Dịch, từ trên xuống dưới cho đến Thận. Thận là Thủy, hai Thủy tương
giao, ngấm tẩm ở Bàng Quang, Bàng Quang Khí bay lên, từ Thận mà khởi. Đều nói Thận sinh Khí,
mà Khí sinh ở Thận và không bị tiêu ma, nên gọi là Chân Hỏa.
Chân Hỏa xuất ra trong Thủy, hoảng hoảng hốt hốt, trong đó có vật, nhìn không thể thấy, lấy thì
không được.
Chân Thủy xuất ra trong Hỏa, yểu yểu minh minh, trong đó có Tinh, thấy mà không thể lưu lại, lưu
lại không thể ngừng được.
Lữ tổ hỏi:
Thận là Thủy, trong Thủy sinh Khí, tên là Chân Hỏa, cái gì trong Hỏa là vật?
Tâm là Hỏa, trong Hỏa sinh Dịch, tên là Chân Thủy, cái gì trong Thủy là Tinh?
Vật trong Hỏa, Tinh trong Thủy, đã không có hình trạng có thể tìm, dù tìm mà khó được, nếu được
thì làm sao để dùng?
Chung tổ đáp:
Các vị tiên thánh ngày xưa đạo thành, không ngoài hai vật đó, giao cấu mà thành Hoàng Nha, số đủ
thì Thai tròn mà thành Đại Dược. Đó là Chân Long, Chân Hổ vậy.
Luận Long Hổ đệ bát
Lữ tổ hỏi:
Long vốn là tượng của Can, Hổ là thần của Phế.
Đây là trong Tâm Hỏa mà sinh Dịch, Dịch này là Chân Thủy. Trong Thủy thì yểu yểu minh minh mà
ẩn Chân Long. Long không ở Can, mà xuất ở Li Cung là thế nào?
Đây là trong Thận Thủy mà sinh Khí, Khí này là Chân Hỏa. Trong Hỏa thì hoảng hoảng hốt hốt mà
tàng Chân Hổ. Hổ không ở Phế mà xuất ở Khảm Vị là thế nào?
Chung tổ đáp:
Long là vật Dương. Bay ở trên trời, ngâm lên thì mây nổi, được đầm thì giúp vạn vật. Hình tượng là
Thanh Long, ở phương vị là Giáp Ất, ở vật là Mộc, ở mùa là Xuân, ở Đạo là lòng nhân, ở quẻ là
Chấn, trong ngũ tạng của con người là Can.
Hổ là vật Âm. Chạy trên mặt đất, gầm lên thì nổi gió, được núi thì uy chế bách trùng. Hình tượng là
Bạch Hổ, ở phương vị là Canh Tân, ở vật là Kim, ở mùa là Thu, ở Đạo là đức nghĩa, ở quẻ là Đoài,
trong ngũ tạng của con người là Phế.
Can là Dương mà ở trong Âm vị. Thận Khí truyền Can Khí, là Khí hành theo kiểu mẹ con, dùng
Thủy sinh Mộc. Thận Khí đủ thì Can Khí sinh, Can Khí đã sinh thì tuyệt dư Âm của Thận mà Thuần
Dương Chi Khí bay lên vậy.
Phế là Âm mà ở trong Dương vị. Tâm Dịch truyền Phế Dịch, là Dịch hành theo kiểu chồng vợ, dùng
Hỏa khắc Kim. Tâm Dịch đến mà Phế Dịch sinh, Phế Dịch đã sinh thì tuyệt dư Dương của Tâm, mà
Thuần Âm Chi Dịch hạ giáng vậy.
Can thuộc Dương, mà tuyệt dư Âm của Thận, vì thế biết lúc Khí quá Can liền là Thuần Dương.
Trong Thuần Dương Khí bao tàng Chân Nhất Chi Thủy, hoảng hốt vô hình, tên là Dương Long.
Phế thuộc Âm, mà tuyệt dư Dương của Tâm, vì thế biết lúc Dịch đáo Phế liền là Thuần Âm. Trong
Thuần Âm Dịch cõng chở Chính Dương Chi Khí, yểu minh không thấy, tên là Âm Hổ.
Khí thăng Dịch giáng, vốn không thể tương giao, làm thế nào Chân Nhất Chi Thủy trong Khí gặp
Dịch tương hợp, Chính Dương Chi Khí trong Dịch gặp Khí tự tụ.
Nếu vào lúc chúng truyền hành dùng phép mà khống chế, khiến Thận Khí không tẩu thất, thu giữ
Chân Nhất Chi Thủy trong Khí; khiến Tâm Dịch không hao tán, hái giữ Chính Dương Chi Khí trong
Dịch. Mẹ con gặp nhau, lưu luyến lẫn nhau, dần làm hạt Thử Mễ lớn lên.
Trăm ngày không sai, Dược lực đầy đủ. 200 ngày thì Thánh Bào kiên cố, 300 ngày thì Thai Tiên
tròn đầy. Hình như viên đạn, màu sắc như quả quất đỏ, tên là Đan Dược, vĩnh viễn trấn Hạ Điền.
Lưu hình trụ thế, hạo kiếp trường sinh, mà gọi là Lục Địa Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Thận Thủy sinh Khí, trong Khí có Chân Nhất Chi Thủy, tên là Âm Hổ, Hổ gặp Dịch thì tương hợp.
Tâm Hỏa sinh Dịch, trong Dịch có Chính Dương Chi Khí, tên là Dương Long, Long gặp Khí thì
tương hợp.
Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân[26], là lí đương nhiên.
Lúc Khí sinh thì Dịch cũng giáng, Chân Nhất Chi Thủy trong Khí không gì không theo Dịch mà
truyền xuống Ngũ Tạng!
Lúc Dịch sinh thì Khí cũng bay lên. Chính Dương Chi Khí trong Dịch không gì không theo Khí mà đi
lên ra Trùng Lâu!
Chân Thủy theo Dịch đi xuống, Hổ không thể giao với Long.
Chân Dương theo Khí bay lên, Long không thể giao với Hổ.
Long Hổ không giao, sao đắc được Hoàng Nha? Đã không có Hoàng Nha, sao đắc được Đại
Dược?
Chung tổ đáp:
Thận Khí đã sinh, như Thái Dương mọc trên biển, sương móc không thể che ánh sáng của nó. Dịch
đi xuống như mành thưa, sao đủ để thắng Khí được? Khí tráng thì Chân Nhất Chi Thủy tự thịnh vậy.
Tâm Dịch đã sinh, như Trời nghiêm mà sát vật, hà hơi không thể chống lại lạnh. Khí đi lên như giọt
sương, sao đủ để thắng Dịch? Dịch thịnh thì Chính Dương Chi Khí hoặc cường hoặc nhược, chưa
chắc được.
Lữ tổ hỏi:
Khí sinh, Dịch sinh có giờ khác nhau.
Lúc sinh Khí, Khí thịnh thì Chân Nhất Chi Thủy tự thịnh.
Lúc sinh Dịch, Dịch thịnh thì Chính Dương Chi Khí cũng Thịnh.
Sao mà thịnh suy chưa đảm bảo vậy?
Chung tổ đáp:
Thận Khí dễ bị hao tán, cái khó được là Chân Hổ.
Tâm Dịch khó tích tụ lại, cái dễ mất là Chân Long.
Đan kinh vạn quyển, nghị luận không ngoài Âm Dương. Âm Dương lưỡng sự, tinh túy chỉ là Long
Hổ.
Kẻ sĩ phụng đạo, trong vạn điều hiểu được một hai, hoặc nghe nhiều nhớ rộng, tuy biết cái lí Long
Hổ, mà không biết thời điểm giao hội, không biết phép thái thủ.
Vì thế kẻ sĩ thành đạt xưa nay, đầu bạc tu trì, chỉ được tiểu thành, các đời sống thọ, mà không được
nghe về siêu thoát. Bởi vì không thể giao cấu Long Hổ, không thể thái Hoàng Nha mà thành Đan
Dược.
Luận Đan Dược đệ cửu
Lữ tổ hỏi:
Cái lí về Long Hổ đã biết, thế còn Kim Đan Đại Dược có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Gọi là Dược vì có thể trị bệnh. Thường bệnh có ba loại:
+ Ra gió nằm ẩm, chịu nóng lội lạnh, mệt nhọc quá độ, no đói thất thường, phập phồng lo lắng, thì
gọi là hoạn vậy, hoạn là thời bệnh.
+ Cho đến không chịu tu trì, mặc tình phóng ý, tán thất Nguyên Dương, hao tổn Chân Khí, tuổi cao
tiều tụy, thì gọi là lão vậy, lão là niên bệnh.
+ Đến mức Khí tận thể không, Hồn tiêu Thần tán, chao ôi một câu, tứ đại vô chủ, thân thể nằm ở
nơi hoang vu, thì gọi là chết vậy, chết là thân bệnh.
Còn có bệnh theo mùa, cần theo Xuân Hạ Thu Đông mà vận hành hàn thử ôn lương[27]. Dương
thái quá mà Âm bất túc, cần dùng lương để trị. Âm thái quá mà Dương bất túc, cần dùng ôn đển trị.
Người già thì hay lãnh, trẻ nhỏ thì hay nhiệt, người béo thì giảm bớt mà người gầy thì tích nhiều.
Đàn ông bệnh sinh ở Khí, đàn bà họa vốn ở Huyết.
Bổ cái hư mà lấy giữ cái thực, bảo vệ cái nhược mà bớt cái dư. Nhẹ thì châm cứu, nặng thì uống
thuốc. Dù có thời bệnh là họa, trông vào minh sĩ lương y, theo bệnh mà ăn uống, đều được thuyên
giảm.
Nhưng là lão bệnh thì chữa thế nào? Tử bệnh trị thế nào?
Rửa ruột bồi bổ thịt là thầy thuốc giỏi ngày xưa, còn mặt nhăn tóc bạc mà quay về đồng nhan, thì
không ai biết được. Thay đầu nối tay chân là thầy thuốc giỏi ngày xưa thì, còn lưu hình trụ thế, mà
đắc trường sinh, thì không ai biết cả.
Lữ tổ hỏi:
Phập phồng lo lắng, nhân thời mà thành bệnh, lương y thuốc tốt chắc là có thể trị. Còn bệnh hư bại
niên lão, cái khổ Khí tận Mệnh chung, làm sao để trị? Không có thuốc phải không?
Chung tổ đáp:
Thường bệnh có ba loại. Thời bệnh thì dùng thuốc từ thảo mộc để trị liệu mà tự khỏi. Thân bệnh,
niên bệnh, thuốc để trị có hai loại: một là Nội Đan, hai là Ngoại Đan.
Lữ tổ hỏi:
Ngoại Đan là cái gì?
Chung tổ đáp:
Xưa Cao Thượng Nguyên Quân truyền Đạo ở nhân gian, chỉ dụ cái lí Trời Đất thăng giáng, cái hình
thức Nhật Nguyệt qua lại. Từ ấy Đan kinh mãn thế, người đời được nghe Đại Đạo.
Quảng Thành Tử thì dạy Hoàng Đế, Hoàng Đế thì chính trị nhàn rỗi, y pháp hành trì, lâu mà không
thấy công hiệu. Quảng Thành Tử coi chỗ giữa Tâm Thận, có Chân Khí Chân Thủy, giữa Khí và
Thủy có Chân Âm Chân Dương, phối hợp thành Đại Dược, giống như giữa Kim Thạch mà ẩn tàng
chí bảo. Mới vào trong Không Động Sơn, lấy nội sự làm pháp mà luyện Đại Đan.
Trong Bát Thạch chỉ dùng Chu Sa, trong Sa lấy Hống.
Trong Ngũ Kim chỉ dùng Hắc Diên, trong Diên lấy Ngân.
Hống ví như Dương Long, Ngân ví như Âm Hổ. Coi Tâm Hỏa như màu Hồng của Sa, coi Thận Thủy
như màu Hắc của Diên.
Hỏa của năm thì tùy thời, không sai với sách của Càn Khôn.
Hỏa của tháng thì thêm bớt, tự phân ra hình thức Văn Vũ.
Lô ba tầng cao vót, mỗi tầng cao 9 tấc, ngoài vuông trong tròn. Lấy Khí của tám phương, ứng với
thời hậu của bốn mùa.
Hình tượng Kim Đỉnh bao tàng Diên Hống, không khác gì Phế Dịch.
Lưu Hoàng là Dược, hợp hòa Linh Sa, cũng như Hoàng Bà.
Ba năm thì tiểu thành, uống nó có thể tuyệt bách bệnh.
Sáu năm thì trung thành, uống nó có thể kéo dài tuổi thọ.
Chín năm thì đại thành, uống nó có thể bay lên thoải mái, như tráng sĩ duỗi tay có thể ngàn vạn
dặm. Tuy không thể phản về Bồng Lai, thì cũng có thể ở nhân thế hạo kiếp bất tử vậy.
Lữ tổ hỏi:
Từ xưa đến nay, người luyện Đan thì nhiều, mà người thành công thì ít, sao vậy?
Chung tổ đáp:
Người luyện Đan không thành thì có ba loại:
+ Không luận rõ chân ngụy của Dược liệu, không biết thêm bớt Hỏa Hậu, đem vật chí bảo tiêu tán
trong nơi khói lửa mà thành tro bụi chỉ trong một lúc, sai giờ loạn ngày, cuối cùng chẳng thành
được, đó là một.
+ Khi Dược liệu tốt, thì không biết Hỏa Hậu. Khi biết Hỏa Hậu, thì lại không có Dược liệu. Hai cái đó
không phù hợp, cuối cùng chẳng thành, đó là hai.
+ Dược liệu tuy tốt, Hỏa Hậu hợp lí, trong năm không sai tháng, trong tháng không sai ngày, gia
giảm có số, tiến thoái có thời, Khí đủ Đan thành. Nhưng công hạnh bên ngoài không đủ, thì việc hóa
Huyền Hạc mà lăng không, vô duyên đắc được, cái loại không thành này là ba vậy.
Huống gì Dược liệu vốn là vật do tú khí của Trời Đất kết thành, Hỏa Hậu là thuật của Thần Tiên tu
trì đắc đạo.
Thời Tam Hoàng, Hoàng Đế luyện Đan, cửu chuyển mới thành.
Sau Ngũ Đế, Hỗn Nguyên luyện Đan, ba năm mới thành.
Đến thời Chiến Quốc, hung khí ngưng trên không, xác chết đầy đồng, vật không thể thụ tú khí của
Trời Đất nên thế gian thiếu Dược liệu. Vì thế người đắc pháp chạy trốn chết già nơi hang núi. Đan
phương Tiên pháp, dùng tre lụa ghi lại, lâu thì khô hỏng, nên loài người không có lại được.
Nếu mà trần thế có Dược liệu, thì Tần Thủy Hoàng chẳng cần cầu ở hải đảo.
Nếu mà trần thế có Đan phương, thì Ngụy Bá Dương không phải tham khảo Chu Dịch.
Hoặc có kẻ nghe nhiều nhớ tốt, mê hoặc hậu nhân, bao kẻ phá gia mà tịnh không một ai thành, cầu
ở bên ngoài là sai vậy.
Lữ tổ hỏi:
Cái lí của Ngoại Đan, xuất từ Quảng Thành Tử, lấy nội sự làm pháp, dù có thành tựu, chín năm mới
xong. Huống gì Dược liệu khó cầu, Đan phương khó được, cuối cùng chỉ có thể bay lên, không thấy
ai siêu phàm nhập thánh mà về Thập Châu vậy. Dám hỏi Nội Dược có thể được nghe không.
Chung tổ đáp:
Ngoại Dược không phải là vô dụng. Người phụng đạo, tuổi già mới giác ngộ, căn nguyên không đủ
kiên cố. Thận là gốc của Khí, gốc không chắc thì lá không sum xuê vậy. Tâm là nguồn của Dịch,
nguồn không trong thì dòng không dài vậy.
Tất phải dựa vào Ngũ Kim Bát Thạch, tích ngày lũy tháng, luyện thành tam phẩm, mỗi phẩm tam
đẳng mới gọi là Cửu Phẩm Long Hổ Đại Đan, trợ tiếp cho Chân Khí, luyện hình trụ thế, nhẹ nhàng
như bay.
Nếu tu trì nội sự, biết thời điểm giao hợp, biết phép thái thủ, Thai Tiên đã thành, nhanh chóng có thể
đắc siêu thoát. Những kẻ không hiểu, chấp vào Ngoại Đan, tiến Hỏa thêm ngày, uống vào mà mong
bay được lên Thiên Giới, thực đáng cười. Kẻ đó không xét đến cùng ngọn nguồn của Ngoại Dược.
Nay tường trần thẳng cái lí của Nội Đan. Dược liệu của Nội Đan xuất ở Tâm Thận, là cái ai cũng có.
Dược liệu của Nội Đan vốn ở Trời Đất, ngày nào cũng gặp.
Hỏa Hậu giữ cái số của Nhật Nguyệt qua lại, chỉnh cho hợp với hình thức vợ chồng giao tiếp.
Thánh Thai thành thì Chân Khí sinh, trong Khí có Khí, như rồng dưỡng châu.
Đại Dược thành thì Dương Thần xuất, thân ngoại hữu thân, như ve thoát xác.
Đây là Nội Dược vốn là Long Hổ giao mà thành Hoàng Nha, Hoàng Nha thành mà phân Diên Hống.
Luận Diên Hống đệ thập
Lữ tổ hỏi:
Nội Dược không ngoài Long Hổ.
Hổ xuất ở Khảm Cung, là Thủy trong Khí vậy.
Long xuất ở Li Cung, là Khí trong Thủy vậy.
Hống trong Sa, ví như Dương Long.
Ngân trong Diên, ví như Âm Hổ.
Mà Diên Hống là Ngoại Dược, sao mà Long Hổ giao thì biến thành Hoàng Nha? Hoàng Nha thành
thì phân Diên Hống? Nói về trong Nội Dược thì Diên Hống là cái gì?
Chung tổ đáp:
Ôm Thiên Nhất Chi Chất mà đứng đầu Ngũ Kim là Hắc Diên. Diên mà sinh Ngân, thì Diên là mẹ của
Ngân.
Cảm nhiễm Thái Dương Chi Khí thành đứng đầu các loại Thạch, là Chu Sa. Sa mà sinh Hống, thì
Hống là con của Sa.
Cái khó lấy là Ngân trong Diên, cái dễ mất là Hống trong Sa. Ngân Hống nếu tương hợp, nung luyện
tự thành chí bảo. Cái lí về Diên Hống này biểu hiện bên ngoài là như vậy.
Nếu lấy bên trong mà nói, xem biểu hiện ở con người, thì cổ kim nghị luận có chỗ khác nhau. Lấy
điều huyền diệu mà nói, vốn từ lúc cha mẹ giao thông, Tinh Huyết tương hợp, bao tàng Chân Khí,
gửi chất ở Thuần Âm Chi Cung của mẹ, tàng Thần tại nơi Âm Dương chưa phân. 300 ngày thai
tròn, 5.000 ngày thì Khí đủ.
Lấy Ngũ Hành mà nói, thân người vốn là Tinh với Huyết, đầu tiên là có Thủy.
Lấy ngũ tạng mà nói, Tinh Huyết thành hình tượng, đầu tiên sinh Thận.
Thủy trong Thận phục tàng vào lúc mới thụ thai. Chân Khí của cha mẹ ẩn vào Nội Thận của người,
mà gọi là Diên vậy.
Trong Thận sinh Khí, Chân Nhất Chi Thủy trong Khí gọi là Ngân trong Diên vậy.
Thận Khí truyền Can Khí, Can Khí truyền Tâm Khí, Tâm Khí thái cực mà sinh Dịch, trong Dịch có
Chính Dương Chi Khí, nên cái gọi là Chu Sa chính là Tâm Dịch vậy. Cái gọi là Hống chính là Chính
Dương Chi Khí trong Tâm Dịch.
Lấy Chân Nhất Chi Thủy trong Khí lưu luyến hòa hợp với Chính Dương Chi Khí trong Dịch. Tích lũy
Khí Dịch thành thai bào, truyền vào trong Hoàng Đình, tiến Hỏa không sai, Thai Tiên tự hóa. Giống
như Diên Ngân hợp Hống, nung luyện thành bảo vật vậy.
Lữ tổ hỏi:
Trong Ngũ Kim, trong Diên lấy Ngân. Trong Bát Thạch, trong Sa lấy Hống. Thiết trí Đỉnh Khí, phối
hợp Dược liệu, Hống tự thành Sa mà Ngân tự thành bảo vật.
Nhưng ở Diên của người làm sao lấy được Ngân? Ở Sa của người làm sao lấy được Hống? Hống
làm thế nào để tạo Sa? Ngân làm thế nào để tạo bảo vật?
Chung tổ đáp:
Diên vốn do Chân Khí của cha mẹ hợp thành một, thuần túy mà không rời. Sau khi đã thành hình thì
tàng ở trong Thận. Hai Thận đối nhau, cùng đưa Khí lên, mới gọi là Nguyên Dương Chi Khí.
Trong Khí có Thủy, mới gọi là Chân Nhất Chi Thủy. Thủy theo Khí bay lên, Khí trụ Thủy trụ, Khí tán
Thủy tán. Thủy với Khí, như mẹ con không rời. Người giỏi nhìn, chỉ thấy Khí mà không thấy Thủy.
Lấy Chân Nhất Chi Thủy này hợp với Chính Dương Chi Khí của Tâm, mới gọi là Long Hổ giao cấu
mà thành Hoàng Nha. Dùng Hoàng Nha mà thành Đại Dược. Chất liệu của Đại Dược, vốn dựa vào
Chân Nhất Chi Thủy mà thành Thai, bên trong bao gồm Chính Dương Chi Khí, như ngày xưa Chân
Khí của cha mẹ, tức Tinh Huyết thành bào thai.
Tạo hóa 300 ngày, Thai tròn Khí đủ, mà Hình đủ thì Thần tới, rồi phân li với mẹ. Hình bên ngoài đã
hợp, hợp thì Hình sinh Hình vậy.
Người phụng đạo, Thận Khí giao Tâm Khí, trong Khí tàng Chân Nhất Chi Thủy cõng chở Chính
Dương Chi Khí, dùng Khí giao với Khí Thủy mà thành bào thai, hình như Thử Mễ, ôn dưỡng không
hao.
Bắt đầu thì theo Âm để lưu giữ Dương, tiếp thì dụng Dương luyện Âm. Khí biến thành Tinh, Tinh
biến thành Hống, Hống biến thành Sa, Sa biến thành Kim Đan. Kim Đan đã thành, Chân Khí tự sinh,
luyện Khí thành Thần mà đắc siêu thoát.
Hóa Hỏa Long mà xuất khỏi đường mê, cưỡi Huyền Hạc mà vào Bồng Đảo.
Lữ tổ hỏi:
Lấy Hình giao Hình, Hình hợp sinh Hình. Lấy Khí hợp Khí, Khí hợp sinh Khí. Số không ngoài 300
ngày. Sau khi phân hình, nam nữ hình trạng thì bất đồng, tự kỉ Đan Sa màu sắc giống thế nào?
Chung tổ đáp:
Hình của cha mẹ giao:
+ Nếu Tinh của cha vào trước mà Huyết của mẹ đi sau, Huyết bao Tinh mà thành nữ. Nữ là bên
trong Dương mà bên ngoài Âm, để hình tượng mẹ, vì Huyết ở bên ngoài.
+ Nếu mà Huyết của mẹ vào trước mà Tinh của cha đi sau, Tinh bao Huyết mà thành Nam. Nam là
bên trong Âm mà bên ngoài Dương, để hình tượng cha, vì Tinh ở bên ngoài vậy.
Gọi Huyết là vốn sinh ở Tâm mà không có Chính Dương Chi Khí. Gọi Tinh là vốn sinh ở Thận mà có
Chính Dương Chi Khí. Chính Dương Chi Khí là gốc của Hống, với Chân Nhất Chi Thủy hòa hợp mà
vào trong Hoàng Đình.
Hống dùng Diên nấu nước, Diên dùng Hống đun lửa.
Diên không được Hống, thì không thể phát cử Chân Nhất Chi Thủy.
Hống không được Diên, thì không thể biến hóa Thuần Dương Chi Khí.
Lữ tổ hỏi:
Diên ở trong Thận mà sinh Nguyên Dương Chi Khí, trong Khí có Chân Nhất Chi Thủy, nhìn mà
không thể thấy. Diên mà đắc Hống, Hống có Chính Dương Chi Khí. Dùng Chính Dương Chi Khí
thiêu luyện Diên, Diên sinh Khí thịnh, mà phát cử Chân Nhất Chi Thủy, có thể bay lên.
Nhưng Hống vốn là Chính Dương Chi Khí, cùng Chân Nhất Chi Thủy, mà thành bào thai, tống chặt
vào trong Hoàng Đình, là Long Hổ giao cấu, Âm Dương cân bằng.
Nay lại dùng Diên nấu nước, nếu mà Âm thái quá, thì hao tán Chân Dương, sao có thể đắc thành
Đại Dược mà trong Khí sinh Khí đây?
Chung tổ đáp:
Thận Khí nhảy vào Tâm Khí, Khí cực sinh Dịch. Trong Dịch có Chính Dương Chi Khí, phối hợp với
Chân Nhất Chi Thủy, gọi là Long Hổ giao cấu. Dần làm lớn được hạt Thử Mễ, gọi là Kim Đan Đại
Dược, tống chặt vào trong Hoàng Đình.
Hoàng Đình ở dưới Tì Vị, trên Bàng Quang, phía bắc Tâm, phía nam Thận, phía tây Can, phía đông
Phế, trên trong dưới đục, ngoài ứng tứ sắc, lượng chứa được 2 thăng, đường thông bát thủy. Cái
Dược thu được, đêm ngày đều ở bên trong.
Nếu thái Dược không tiến Hỏa, thì Dược tất hao tán mà không thể trụ. Nếu tiến Hỏa không thái
Dược, thì Dương trong Âm không thể trụ, chỉ có phát cử Thận Khí mà làm ấm nóng hạ nguyên mà
thôi.
Nếu thái Dược có thời mà tiến Hỏa có số, đầu tiên phải ở trong Diên mượn Khí tiến Hỏa, để Đại
Dược kiên cố, vĩnh viễn trấn Hạ Điền, gọi là Thái Bổ Chi Pháp. Rồi luyện Hống bổ Đan Điền, diên
niên ích thọ, có thể là Địa Tiên.
Nếu thái Dược mà rút bớt Nguyên Diên, là trửu hậu phi khởi Kim Tinh. Đã rút Diên, cần thêm Hống.
Không thêm Hống, uổng công hoàn tinh bổ não, Chân Khí làm sao sinh được?
Chân Khí không sinh, Dương Thần làm sao thành được?
Đã thêm Hống cần rút Diên, không rút Diên, uổng luyện Hống bổ Đan Điền, làm sao thành Sa
được?
Sa đã không thành, thì làm sao đắc được Kim Đan?
Luận trừu thiêm đệ thập nhất
Lữ tổ hỏi:
Thái Dược phải nhờ Thủy trong Khí, tiến Hỏa cần nhờ Khí trong Diên. Cuối cùng rút Diên mà thành
Đại Dược, thêm Hống mà bổ Đan Điền. Cái lí trừu thiêm[28] là thế nào?
Chung tổ đáp:
Âm Dương thăng giáng của Trời Đất, giao hoán tại các Khí ôn lương hàn thử, mà tiết hậu có kì, một
năm số định, chu nhi phục thủy, không sai với đạo. Vì thế Trời Đất trường cửu.
Nhật Nguyệt tinh hoa qua lại, tiến thoái tại thời điểm Đán Vọng Huyền Sóc, mà mọc lặn không sai,
một tháng số đủ, vận hành không ngừng, không sai với Đạo. Vì thế Nhật Nguyệt trường cửu.
Sao mà:
Lạnh đi nóng đến, nóng đi lạnh đến, thế nhân không hiểu cái hình thức Trời Đất thăng giáng. Trăng
tròn lại khuyết, trăng khuyết lại tròn, thế nhân không hiểu cái lí Nhật Nguyệt qua lại.
Phóng túng cái dục vô cùng, làm tiêu ma thời gian hữu hạn.
Phú quý xa hoa, chỉ để trang điểm cái mộng phù sinh.
Ân ái buồn phiền, cuối cùng làm ra cái nợ cho kiếp sau.
Ca thanh chưa hết mà khổ não sớm tới, danh lợi đang đầy mà hồng nhan đã ra đi.
Tham lam tiền tài, mà lại nói vạn kiếp trường tồn.
Yêu con thương cháu, chỉ mong kiếp sau đồng tụ.
Tham si không ngừng, vọng tưởng trường sinh, mà hao tán Nguyên Dương, tẩu thất Chân Khí. Chờ
một mạch đến lúc ác bệnh trói thân, thì là ngày tim không hoạt động. Đại hạn lâm đầu, là đến lúc
xuôi tay.
Chân Tiên Thượng Thánh, thương xót những kẻ bị luân hồi đọa lạc, muốn thế nhân hiểu rõ Đại
Đạo. Mới đầu thì nói hết về hình thức Trời Đất Âm Dương thăng giáng, tiếp đó tỉ dụ về cái lí Nhật
Nguyệt tinh hoa qua lại.
Lớn như Trời Đất, sáng như Nhật Nguyệt, Kim Thạch bên ngoài, Khí Dịch bên trong. Đã thái thì cần
thêm, đã thêm thì cần bớt. Cái lý thêm bớt, là gốc của tạo hóa.
Sau khi Đông Chí, Dương thăng ở Đất, Đất rút bớt Âm. Thái Âm bớt thì thành Quyết Âm, Thiếu
Dương thêm mà thành Dương Minh. Quyết Âm bớt thì thành Thiếu Âm, Dương Minh thêm thì thành
Thái Dương. Nếu không thì không có hàn mà biến thành ôn, ôn mà biến thành nhiệt.
Sau khi Hạ Chí, Âm giáng ở Trời, Trời rút bớt Dương. Thái Dương bớt thì thành Dương Minh, Thiếu
Âm thêm mà thành Quyết Âm. Dương Minh bớt mà thành Thiếu Dương, Quyết Âm thêm mà thành
Thái Âm. Nếu không thì không có nhiệt mà biến thành lương, lương mà biến thành hàn.
Đây là Trời Đất Âm Dương thăng giáng mà thành Lục Khí, đây là hiệu nghiệm của thêm bớt.
Rồi như Nguyệt thụ Nhật Hồn, Nhật biến Nguyệt Phách, 15 ngày đầu tháng, Nguyệt bớt Phách mà
Nhật thêm Hồn, tinh hoa đã mãn, ánh sáng chiếu xuống đất. Nếu không thì không có ngày Sơ mà
biến thành Thượng Huyền, Thượng Huyền mà biến thành Nguyệt Vọng.
Rồi như Nguyệt hoàn Âm Phách, Nhật thu Dương Tinh, 15 ngày sau của tháng, Nhật bớt Hồn mà
Nguyệt thêm Phách, ánh sáng chiếu ít dần, Âm Phách đã đủ. Nếu không thì không có Nguyệt Vọng
mà biến thành Hạ Huyền, Hạ Huyền mà biến thành Hối Sóc.
Đây là Nhật Nguyệt qua lại mà biến cửu lục, đây cũng là hiệu nghiệm của thêm bớt.
Người đời không hiểu Thiên Cơ, thì chớ suy huyền lí. Chân Tiên Thượng Thánh theo cái mà nhân
tâm thích là vô bệnh trường sinh, mà đem việc Kim Thạch luyện Đại Đan tỉ dụ nội sự: Diên Hống là
Kim Thạch vô tình, Hỏa Hậu không sai, trừu thiêm có số mà còn có thể diên niên ích thọ. Nếu dùng
Chính Dương Chi Khí và Chân Nhất Chi Thủy là vật hữu tình của thân ta, biết thời điểm giao hợp,
biết phép thái thủ, tích lũy ngày tháng, thì trong Khí có Khí, luyện Khí thành Thần mà được siêu
thoát. Đây há không là việc xưa nay khó đắc sao?
Người đời lại không hiểu, khinh mình dối người, làm sai bản ý của tiên sư. Đem Sa lấy Hống, đem
Hống điểm Diên, dùng Diên làm khô Hống, dùng Hống biến Đồng, chẳng quan tâm đến thân mệnh.
Lừa cầu tiền bạc, bợ đỡ lẫn nhau. Chỉ có danh hiếu Đạo, chứ kỳ thật là hiếu lợi, mà hướng về
Hoàng Bạch.
Còn Diên của người, là bắt đầu của Trời Đất. Nhân Thái Thủy mà có Thái Chất, là mẹ của vạn vật.
Nhân Thái Chất mà có Thái Tố. Thể của nó là Kim trong Thủy, dụng của nó là Thủy trong Hỏa, là tổ
của Ngũ Hành và là gốc của Đại Đạo.
Phàm thái Dược là thêm Hống, thêm Hống cần bớt Diên, gọi là trừu thiêm chẳng phải là ở bên
ngoài.
Từ Hạ Điền vào Thượng Điền, gọi là Trửu Hậu Phi Kim Tinh, cũng gọi là khởi Hà Xa mà tẩu Long
Hổ, cũng gọi là hoàn tinh bổ não mà trường sinh bất tử.
Sau khi bớt Diên, Hống từ giữa giáng, từ Trung Điền hoàn Hạ Điền.
Bắt đầu thì dùng Long Hổ giao cấu mà biến thành Hoàng Nha, là Ngũ Hành điên đảo, tiếp đó thì bớt
Diên thêm Hống mà dưỡng Thai Tiên, là Tam Điền phản phục.
Ngũ Hành không điên đảo, thì Long Hổ không giao cấu.
Tam Điền không phản phục, thì Thai Tiên không đủ Khí.
Bớt Diên thêm Hống, 100 ngày thì Dược lực toàn, 200 ngày thì Thánh Thai kiên cố, 300 ngày thì
Thai Tiên hoàn mà Chân Khí sinh. Chân Khí đã sinh, luyện Khí thành Thần. Công mãn vong hình
mà Thai Tiên tự hóa, gọi là Thần Tiên.
Lữ tổ hỏi:
Xuất ra từ Kim Thạch là Ngoại Diên, Ngoại Hống, thêm bớt có thể thành bảo vật.
Xuất ra ở ta: Chân Khí của cha mẹ tàng trong Thận là Diên; Dược do Chân Nhất, Chính Dương hợp
thành là Hống. Thêm bớt có thể sinh Thần.
Gọi là Chân Diên, Chân Hống cũng có thêm bớt chứ?
Chung tổ đáp:
Bắt đầu thì: đắc Hống cần dùng Diên, dùng Diên cuối cùng lại là sai. Nên rút nó cho vào Thượng
Cung. Không có Diên thì Nguyên Khí không truyền, rút vào Thượng Cung, hoàn tinh nhập não.
Dần dần đắc được Hống, Âm tận Dương thuần. Tinh biến thành Sa, mà Sa biến thành Kim, gọi là
Chân Diên. Chân Diên là Chân Khí tự thân hợp lại mà được.
Chân Diên sinh trong Chân Khí, trong Khí có Chân Nhất Chi Thủy, Ngũ Khí triều nguyên mà Tam
Dương tụ Đỉnh.
Lúc trước thì Kim Tinh hạ nhập Đan Điền, thăng lên luyện hình mà thân thể xương cốt có Kim Sắc.
Nay thì, Chân Diên thăng lên Nội Phủ [công phu rút từ Hoàng Đình trong 10 tháng, một năm thêm
bớt], thì thân thể xuất Bạch Quang.
Từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, hoàn Đan luyện hình, đều là công phu của Kim Tinh qua lại.
Từ trước ra sau, từ sau ra trước, thiêu thân hợp khí, đều là công phu của Chân Khí tạo hóa.
Nếu không thêm không bớt, hàng ngày chỉ có thái Dược tiến Hỏa, thì làm sao có được công nghiệm
như vậy?
Lữ tổ hỏi:
Phàm thêm và bớt, sao đạt được trên dưới có mức độ, sau trước không sai?
Chung tổ đáp:
Lúc có thể lên thì không thể xuống, lúc có thể rút thì không thể thêm. Trên dưới qua lại, không sai
một chút, là công sức của Hà Xa vậy.
Luận Hà Xa đệ thập nhị
Lữ tổ hỏi:
Hà Xa là cái gì?
Chung tổ đáp:
Ngày xưa, bậc trí tuệ, xem mây nổi che mặt trời, mà chế tạo ra Lọng. Xem lá rụng nổi trên sóng, mà
chế tạo thuyền. Xem cỏ bay phấp phới theo gió qua lại vận chuyển không ngừng, mà làm ra Xa-xe.
Xe là cái vật, lọng khung có hình tượng Trời Đất, bầu bánh giống như Nhật Nguyệt, đi trên đường
rồi là chuyển động trên đất liền.
Kẻ sĩ cao đạo thủ dụ Hà Xa, cũng là có thuyết: trong thân người, Dương ít Âm nhiều, tức là chỗ của
Thủy rất nhiều. Xe thì có cái ý về vận chuyển, Hà là chủ về hình tượng nhiều Âm. Nên cái Hà Xa
này, không đi ở Đất mà đi ở Nước.
Từ trên xuống dưới, hoặc trước hoặc sau, chuyên chở ở trong Bát Quỳnh, ruổi rong trong Tứ Hải.
Lên trời thì bay vào Côn Lôn. Kí tế thì chạy xuống Phượng Khuyết [trong khoảng Tâm Phế].
Vận tải Nguyên Dương, vào thẳng Li Cung.
Cõng chở Chân Khí, ngoằn ngoèo về Thọ Phủ.
Hoàng Đình qua lại Cửu Châu không lúc nào tạm dừng.
Tuần qua Tam Điền mà không dừng lại.
Long Hổ đã giao, lệnh Hoàng Bà cưỡi về Hoàng Đình.
Diên Hống mới phân, phó cho Kim Nam vận vào Kim Khuyết.
Nê Hoàn Ngọc Tuyền ngàn dòng, lúc vận chỉ nửa ngày công phu.
Kim Dịch một bầu, chuyển qua chỉ một chút công tích.
Ngũ Hành không phải xe này vận chuyển, thì khó được sinh thành.
Nhất Khí không phải xe này vận chuyển, há có thể giao hội?
Ứng tiết thuận thời mà hạ thủ công phu, phải dựa vào xe này mà chở, mới có thể có hiệu nghiệm.
Dưỡng Dương luyện Âm mà lập sự, phải dựa vào xe này mà chở, mới không bị sai.
Càn Khôn chưa thuần, thì việc Âm Dương qua lại, là công phu của xe này.
Vũ Trụ chưa tròn, thì việc Huyết Khí giao thông, là công phu của xe này.
Từ ngoài vào trong, vận Trời Đất thuần túy chi khí, mà tiếp dẫn Nguyên Dương của Bản Cung.
Từ phàm thành Thánh, vận Âm Dương chân chính chi khí, mà bổ luyện Nguyên Thần của Bản Thể.
Công dụng của nó không thể ghi hết được.
Lữ tổ hỏi:
Hà Xa có diệu dụng như vậy, dám hỏi Hà Xa cuối cùng trong thân người là vật gì? Đã có được nó,
thì vận dụng thế nào?
Chung tổ đáp:
Hà Xa khởi ở trong Bắc Phương Chính Thủy. Thận tàng Chân Khí, Chính Khí do Chân Khí sinh ra
gọi là Hà Xa. Hà Xa tác dụng, xưa nay ít được nghe, Chân Tiên bí mật mà không nói vậy.
Như Càn lại yêu cầu Khôn mà sinh Khảm, Khảm vốn là Thủy, Thủy là Âm Chi Tinh. Dương đã yêu
cầu Âm, Dương cõng Âm mà hoàn vị, những chỗ đi qua là Cấn [Mậu Thổ], Chấn, Tốn [đều thuộc
Mộc]. Dùng Dương yêu cầu Âm, nhân Âm lấy Âm, vận chuyển vào Li, thừa Dương mà sinh. Đây là
Hà Xa [Mậu Thổ là Hà Xa] chở Âm vào Dương Cung.
及夫坤再索乾而生離 ,離本火也,火乃陽之精,陰既索於陽,陰反抱陽而還位,所過者,坤、兌、乾
。Đến lúc Khôn lại yêu cầu Càn mà sinh Li, Li vốn là Hỏa, Hỏa là Dương Chi Tinh. Âm đã yêu cầu
Dương, Âm ôm Dương mà hoàn vị, các chỗ đi qua là Khôn, Đoài, Càn [đều thuộc Kim]. Dùng Âm
yêu cầu Dương, nhân Dương lấy Dương, vận chuyển vào Khảm, thừa Âm mà sinh. Đây là Hà Xa
[Kỷ Thổ là Hà Xa Khôn Cấn, hai Thổ dẫn Kim Mộc giao trộn] vận Dương vào Âm Cung.
Đến lúc thái Dược ở trên Cửu Cung, được rồi thì đi xuống Hoàng Đình.
Rút Diên ở dưới Khúc Giang, vận lên trên đi vào Nội Viện.
Ngọc Dịch, Kim Dịch vốn để Hoàn Đan, vận chuyển có thể luyện hình, mà khiến Thủy đi lên.
Quân Hỏa, Dân Hỏa vốn để luyện hình, vận chuyển có thể thiêu Đan, mà khiến Hỏa đi xuống.
Ngũ Khí triều nguyên, vận chuyển có thời khác nhau.
Tam Hoa tụ Đỉnh, vận chuyển có ngày khác nhau.
Thần tụ Ma nhiều, vận chuyển Chân Hỏa để thiêu thân, thì Tam Thi tuyệt tích.
Dược thành Hải khô, vận Hà Tương mà gột rửa, mà vào nước mà không gợn.
Đây đều là tác dụng của Hà Xa.
呂祖曰:河車本北方之正氣,運轉無窮,而負載陰陽,各有成就,所用功不一也。Lữ tổ hỏi:
Hà Xa vốn là Bắc Phương Chi Chính Khí, vận chuyển vô cùng. Mà cõng chở Âm Dương, mỗi cái có
riêng thành tựu, mà dụng công thì khác nhau vậy. Xin tôn sư nói tỉ mỉ hơn.
鍾祖曰:五行循環,周而復始,默契顛倒之術,龍虎相交而變黃芽者,「 小河車 」也。Chung tổ
đáp:
Ngũ Hành tuần hoàn, chu nhi phục thủy, thầm hợp cái thuật điên đảo, Long Hổ tương giao mà biến
thành Hoàng Nha, là Tiểu Hà Xa. Trửu Hậu Phi Kim Tinh, hoàn tinh nhập Nê Hoàn, rút Diên thêm
Hống mà thành Đại Dược là Đại Hà Xa.
Long Hổ giao mà biến thành Hoàng Nha, Diên Hống giao mà thành Đại Dược. Chân Khí sinh mà
Ngũ Khí triều Trung Nguyên. Dương Thần thành mà Tam Thần siêu Nội Viện.
Tử Kim Đan thành, thường như Huyền Hạc cùng bay.
Bạch Ngọc Hống tựu, chính như Hỏa Long dũng khởi.
Kim Quang vạn đạo, phủ lên tục cốt bằng ánh sáng rực rỡ.
Một thân cây ngọc, hiện hoa tươi rực rỡ.
Hoặc xuất hoặc nhập, xuất nhập vô tư,
Hoặc đi hoặc đến, đến đi thoải mái.
Vận Thần nhập thể, còn đục thì còn trôi.
Hóa Thánh rời tục, mà thành Vũ Khách.
Gọi là Tử Hà Xa.
Cái tên Tam Xa phân ra thượng, trung, hạ tam thành. Tam thành là nói về nghiệm chứng của công
phu, không như tam thừa của Phật giáo nói là Dương Xa, Lộc Xa, Đại Ngưu Xa.
Lấy Đạo mà nói, sau Hà Xa lại có Tam Xa:
+ Phàm tụ Hỏa thì Tâm hành Ý sử, để công tật bệnh, gọi là Sứ Giả Xa.
+ Phàm kí tế từ trên xuống dưới, Âm Dương chính hợp, Thủy Hỏa cùng chỗ. Trong tĩnh lặng nghe
thấy tiếng sấm sét, gọi là Lôi Xa.
+ Nếu Tâm bị cảnh dời, Tính bị Tình lôi, cảm nhiễm vật mà tán Chân Dương Chi Khí, từ trong ra
ngoài, không biết dừng lại. Lâu thì Khí nhược thể hư, mà thành suy lão vậy. Hoặc là bát tà ngũ dịch,
phản vận vào Chân Khí, Nguyên Dương khó mà chống lại, đã già còn bị bệnh thì chết, gọi là Phá
Xa.
Lữ tổ hỏi:
Ngũ Hành điên đảo mà Long Hổ tương giao, thì Tiểu Hà Xa đã hành vậy.
Tam Điền phản phục mà Trửu Hậu Phi Kim Tinh, thì Đại Hà Xa sắp hành vậy.
Còn Tử Hà Xa ngày nào mới hành được?
鍾祖曰:修真之士,既聞大道,得遇明師,曉達天地升降之理,日月往來之數。Chung tổ đáp:
Kẻ sĩ tu chân, đã được nghe Đại Đạo, đắc ngộ minh sư, hiểu biết cái lí Trời Đất thăng giáng, cái số
của Nhật Nguyệt qua lại. Mới đầu thì cân bằng Âm Dương, tiếp đó thì tụ tán Thủy Hỏa. Sau đó thái
Dược tiến Hỏa, thêm Hống bớt Diên, thì là lúc Tiểu Hà Xa đương hành vậy.
Đến lúc trửu hậu phi kim tinh vào đỉnh đầu, Hoàng Đình Đại Dược dần thành, xung động Tam Quan,
lên thẳng Nội Viện, sau khởi trước thu, trên bổ dưới luyện, thì là lúc Đại Hà Xa đương hành vậy.
Đến lúc Kim Dịch, Ngọc Dịch Hoàn Đan sau đó luyện Hình, sau khi luyện Hình thì luyện Khí, sau khi
luyện Khí thì luyện Thần, luyện Thần hợp Đạo, mới gọi là Đạo thành. Đã xuất phàm nhập Tiên, lúc
đó mới gọi là Tử Hà Xa vậy.
Luận Hoàn Đan đệ thập tam
Lữ tổ hỏi:
Việc luyện Hình thành Khí, luyện Khí thành Thần, luyện Thần hợp Đạo, còn chưa dám nghe. Gọi
Hoàn Đan là cái gì vậy?
鍾祖曰:所謂丹者,非色也,紅黃不可以致之;Chung tổ đáp:
Gọi là Đan không phải là nói màu sắc, Hồng Hoàng không thể hình tượng nó. Gọi là Đan không phải
là nói về mùi vị, dịu ngọt không thể đủ được.
Đan là Đan Điền. Đan Điền có ba chỗ: Thượng Điền là nhà của Thần, Trung Điền là phủ của Khí,
Hạ Điền là chỗ của Tinh.
Trong Tinh sinh Khí, Khí ở Trung Đan.
Trong Khí sinh Thần, Thần ở Thượng Đan.
Chân Thủy Chân Khí hợp mà thành Tinh, Tinh ở Hạ Đan.
Kẻ sĩ phụng đạo không ai không có Tam Đan. Nhưng Khí chủ ở Thận, chưa triều lên Trung Nguyên;
Thần tàng ở Tâm, chưa lên Thượng Viện. Tinh Hoa không thể phản hợp, tuy có Tam Đan mà cuối
cùng thành vô dụng.
Lữ tổ hỏi:
Huyền trung hữu huyền, toàn bộ loài người không ai không có Mệnh. Trong Mệnh không có Tinh,
nên chẳng phải Khí của ta, mà là Nguyên Dương của cha mẹ. Không có Tinh thì không có Khí, nên
chẳng phải Thần của ta, mà là Nguyên Thần của cha mẹ.
Gọi Tinh, Khí, Thần là Tam Điền Chi Bảo, làm sao đắc được thường ở thượng, trung, hạ Tam
Cung?
鍾祖曰:腎中生氣,氣中有真一之水,使水復還於下丹,則精養靈根,氣自生矣;Chung tổ đáp:
Trong Thận sinh Khí, trong Khí có Chân Nhất Chi Thủy. Khiến Thủy phục hoàn về Hạ Đan, thì Tinh
dưỡng Linh Căn, Khí tự sinh vậy.
Trong Tâm sinh Dịch, trong Dịch có Chính Dương Chi Khí. Khiến Khí phục hoàn về Trung Đan, thì
Khí dưỡng Linh Nguyên, Thần tự sinh vậy.
Tụ tập Linh thành Thần, hợp Thần nhập Đạo, mà hoàn về Thượng Đan, sau đó siêu thoát.
Lữ tổ hỏi:
Đan Điền có thượng, trung, hạ, đã đi rồi mà quay lại gọi là Hoàn Đan. Cái lí về Hoàn Đan thâm áo
tinh vi, dám xin nói rõ.
Chung tổ đáp:
Có Tiểu Hoàn Đan, có Đại Hoàn Đan, có Thất Phản Hoàn Đan, có Cửu Chuyển Hoàn Đan, có Kim
Dịch Hoàn Đan, có Ngọc Dịch Hoàn Đan, có từ Hạ Đan hoàn Thượng Đan, có từ Thượng Đan hoàn
Trung Đan, có từ Trung Đan hoàn Hạ Đan, có từ Dương hoàn Âm Đan, có từ Âm hoàn Dương Đan.
Không chỉ danh hiệu bất đồng, mà thời hậu cũng khác biệt, và hạ thủ cũng khác nhau vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Tiểu Hoàn Đan là thế nào?
Chung tổ đáp:
Tiểu Hoàn Đan vốn từ Hạ Nguyên. Hạ Nguyên là chủ của ngũ tạng, là gốc của Tam Điền.
Lấy Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Đã tương sinh rồi,
lại không sai thời hậu, cái đang sinh dẫn cái chưa sinh, như mẹ con yêu nhau.
Lấy Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa. Đã tương khắc
lại không sai phân độ, cái đang khắc bổ cái chưa khắc, như vợ chồng tương hợp vậy.
Khí Dịch chuyển hành, chu nhi phục thủy.
Từ Tí đến Ngọ, Âm Dương đang sinh.
Từ Mão đến Dậu, Âm Dương đang dừng.
Phàm một ngày một đêm, phục hoàn Hạ Đan, tuần hoàn một lượt, mà gọi là Tiểu Hoàn Đan.
Kẻ sĩ phụng Đạo, ở trong đó, thái Dược, tiến Hỏa mà thành Hạ Đan, chính là vì vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Đại Hoàn Đan là thế nào?
Chung tổ đáp:
Long Hổ tương giao mà biến thành Hoàng Nha, bớt Diên thêm Hống mà thành Đại Dược.
Trong Huyền Vũ Cung, Kim Tinh mới khởi.
Dưới Ngọc Kinh Sơn, Chân Khí mới thăng.
Chạy Hà Xa lên đỉnh núi. Rót Ngọc Dịch xuống đường giữa. Từ Hạ Điền nhập Thượng Điền. Từ
Thượng Điền về Hạ Điền. Sau khởi trước tới, tuần hoàn đã mãn, mà gọi Đại Hoàn Đan.
Kẻ sĩ phụng đạo, ở trong đó, khởi Long Hổ mà phi Kim Tinh, dưỡng Thai Tiên mà sinh Chân Khí, để
thành Trung Đan, chính là vì vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Thất Phản Hoàn Đan, Cửu Chuyển Hoàn Đan là thế nào?
Chung tổ đáp:
Số sinh thành của Ngũ Hành, là 55.
Thiên nhất Địa nhị, Thiên tam Địa tứ, Thiên ngũ Địa lục, Thiên thất Địa bát, Thiên cửu Địa thập.
1, 3, 5, 7, 9 là Dương, cộng lại bằng 25.
2, 4, 6, 8, 10 là Âm, cộng lại là 30.
Bắt đầu từ Thận, Thủy nhất, Hỏa nhị, Mộc tam, Kim tứ, Thổ ngũ, đây là số sinh của Ngũ Hành, 3
Dương và 2 Âm.
Bắt đầu từ Thận, Thủy lục, Hỏa thất, Mộc bát, Kim cửu, Thổ thập, đây là số thành của Ngũ Hành, 3
Âm và 2 Dương.
Trong thân người có đủ đạo sinh thành của Ngũ Hành:
+ Thủy là Thận, Thận đắc nhất và lục;
+ Hỏa là Tâm, Tâm đắc nhị với thất;
+ Mộc là Can, Can đắc tam với bát;
+ Kim là Phế, Phế đắc tứ với cửu;
+ Thổ là Tì, mà Tì đắc ngũ với thập.
Mỗi tạng riêng có Âm Dương:
+ Âm thì bát là cực mà nhị là thịnh. Vì thế, Khí đến Can, thì dư Âm của Thận tuyệt vậy. Khí đến
Tâm, thái cực mà sinh Âm, nên nhị tại Tâm mà bát tại Can.
+ Dương thì cửu là tận mà nhất là thịnh. Vì thế, Dịch đến Phế, thì dư Dương của Tâm tuyệt vậy.
Dịch đến Thận, thái cực mà sinh Dương, nên nhất tại Thận mà cửu tại Phế vậy.
Kẻ sĩ phụng Đạo, bắt đầu thì giao cấu Long Hổ, mà thái Chính Dương Chi Khí của Tâm. Chính
Dương Chi Khí là thất của Tâm, thất phản Trung Nguyên mà vào Hạ Điền, dưỡng thành Thai Tiên
phục hoàn về Tâm, mới nói là Thất Phản Hoàn Đan vậy.
Nhị bát Âm tiêu: Chân Khí sinh mà Tâm không có Âm, đã tuyệt nhị vậy; Đại Dược tựu mà Can
không có Âm, đã tuyệt bát vậy.
Nhị bát Âm tiêu thì cửu tam Dương tự trưởng vậy. Can thì tuyệt Âm để trợ Tâm, thì Can
Khí tam thịnh mà Dương trưởng vậy. Thất đã hoàn Tâm, để tuyệt Phế Dịch, cửu của Phế chuyển
mà trợ Tâm, Phế Khí cửu thịnh thì Dương trưởng vậy. Vậy thì cửu tam Dương trưởng, đó là Cửu
Chuyển Hoàn Đan.
Lữ tổ hỏi:
Thất Phản là dùng Dương của Tâm, phục hoàn về Tâm mà ở Trung Đan. Cửu Chuyển là dùng
Dương của Phế vốn sinh ở Tâm, chuyển mà phục hoàn về Tâm, cũng ở tại Trung Đan.
Thất Phản, Cửu Chuyển đã biết vậy. Còn gọi Kim Dịch, Ngọc Dịch, thượng, trung, hạ tương giao,
Âm với Dương qua lại mà Hoàn Đan là thế nào?
Chung tổ đáp:
Thánh Hiền xưa, phần nhiều coi Phế Dịch nhập Hạ Điền là Kim Dịch Hoàn Đan, Tâm Dịch nhập Hạ
Điền là Ngọc Dịch Hoàn Đan. Luận vậy không phải là không kì diệu, nhưng chưa tận hết huyền cơ.
Vì Phế sinh Thận, là Kim sinh Thủy. Kim nhập vào Thủy, sao được gọi là Hoàn Đan?
Thận khắc Tâm, là Thủy khắc Hỏa. Thủy vào trong Hỏa, sao được gọi là Hoàn Đan?
Kim Dịch là Phế Dịch. Phế Dịch là thai bào, bao hàm Long Hổ, tống chặt vào trong Hoàng Đình. Đại
Dược sắp thành, bớt bằng trửu hậu, khởi bay Phế Dịch mà vào Thượng Cung, rồi hạ hoàn Trung
Đan. Từ Trung Đan mà hoàn Hạ Điền, nên nói là Kim Dịch Hoàn Đan.
Ngọc Dịch là Thận Dịch. Thận Dịch theo Nguyên Khí mà bay lên mà triều Tâm, tích lại thành Kim
Thủy, đưa lên mà đầy Ngọc Trì, tản ra thì thành Quỳnh Hoa, luyện mà thành Bạch Tuyết. Nếu nạp
xuống, từ Trung Điền mà vào Hạ Điền, có Dược thì mộc dục Thai Tiên. Nếu đưa lên, từ Trung Điền
vào tứ chi. Luyện hình thì đổi thay trần cốt. Nếu không đưa lên không nạp, chu nhi phục thủy, thì gọi
là Ngọc Dịch Hoàn Đan vậy.
陰極陽生,陽中有真一之水,其水隨陽上升,是陰還陽丹也;Âm cực Dương sinh, trong Dương có
Chân Nhất Chi Thủy, Thủy đó theo Dương bay lên, là Âm hoàn Dương Đan vậy.
Dương cực sinh Âm, trong Âm có Chính Dương Chi Khí, Khí đó theo Âm hạ giáng, là Dương hoàn
Âm Đan vậy.
Bổ não luyện Đỉnh, từ hạ hoàn thượng.
Kí tế tưới rót từ thượng hoàn trung.
Thiêu Đan tiến Hỏa, từ trung hoàn hạ.
Luyện chất thiêu thân, từ hạ hoàn trung.
Ngũ Hành điên đảo, Tam Điền phản phục, giao hoán lẫn nhau, cho đến luyện Hình hóa Khí, luyện
Khí thành Thần, từ Hạ Điền dời lên Trung Điền, từ Trung Điền dời lên Thượng Điền, từ Thượng
Điền dời ra Thiên Môn. Bỏ tấm thân phàm tục, mà nhập Thánh lưu Tiên phẩm, mới là tam thiên[29]
công thành, từ dưới lên trên, không cần lại hoàn nữa.
Luận luyện Hình đệ thập tứ
Lữ tổ hỏi:
Hoàn Đan đã biết vậy, gọi cái lí luyện Hình, có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Cuộc sống của con người, Hình với Thần là trong với ngoài. Thần là chủ của Hình. Hình là nhà của
Thần. Tinh trong Hình thì sinh Khí, Khí để sinh Thần. Trong Dịch sinh Khí, trong Khí sinh Dịch, là mẹ
con trong Hình vậy. Thủy thì sinh Mộc, Mộc thì sinh Hỏa, Hỏa thì sinh Thổ, Thổ thì sinh Kim, Kim thì
sinh Thủy. Khí truyền theo kiểu mẹ con mà Dịch hành theo kiểu chồng vợ, là Âm Dương trong Hình
vậy.
Thủy hóa thành Dịch, Dịch hóa thành Huyết, Huyết hóa thành Tân, là Âm đắc Dương mà sinh vậy.
Nếu Âm Dương không thích hợp, thì thế lệ tiên hãn[30] ra nhiều, mà Âm mất đi cái sinh vậy.
Khí hóa thành Tinh, Tinh hóa thành Châu, Châu hóa thành Hống, Hống hóa thành Sa, là Dương đắc
Âm mà thành vậy. Nếu Âm Dương không thích hợp, thì bệnh, lão, tử, khổ, mà Dương không thành
được vậy.
Âm không được Dương thì không sinh, Dương không được Âm thì không thành.
Kẻ sĩ phụng đạo há có thể tu Dương mà không tu Âm, luyện kỉ [là Hống] mà không luyện vật [là
Diên] sao? Lúc thân ta mới thụ khí, là phụ mẫu Chân Khí cùng dừng, mà theo Tinh Huyết thành thai
bào, gửi chất ở Thuần Âm Chi Cung của mẹ. Trong Âm sinh Âm, nhân Hình tạo Hình. Thai hoàn Khí
túc, đường đường tấm thân 6 thước đều thuộc Âm, chỉ có một điểm Nguyên Dương mà thôi.
Nếu như muốn trường sinh bất tử, thì lấy luyện Hình trụ thế mà kiếp kiếp trường tồn.
Nếu như muốn siêu phàm nhập thánh, thì lấy luyện Hình hóa Khí mà thân ngoại hữu thân.
Lữ tổ hỏi:
Hình là tượng Âm, Âm thì có Thể. Để hữu thành vô, khiến Hình hóa Khí mà siêu phàm thân, để
nhập Thánh phẩm, là thượng pháp để luyện.
Nhân Hình lưu Khí, dùng Khí dưỡng Hình, nhỏ thì an lạc diên niên, lớn thì lưu hình trụ thế. Người
đã già lại phản lão hoàn đồng. Người chưa già thì định nhan trường thọ.
Coi 360 năm là nhất tuế, 3 vạn 6 nghìn năm là một kiếp, 3 vạn 6 nghìn kiếp là một hạo kiếp. Hạo
hạo chi kiếp, không biết năm tháng là bao lâu, mà trường cửu cùng Trời Đất, mới là chứng nghiệm
của luyện Hình như vậy.
Có thể được nghe về việc này không?
Chung tổ đáp:
Con người thành hình, 300 ngày thì Thai tròn. Sau khi sinh ra, 5 ngàn ngày thì Khí đủ. Hình thể dài
5 thước 5 tấc, ứng với số sinh thành của Ngũ Hành. Hoặc có người thân hình lớn bé không bằng
nhau, thì cứ theo tấc định thước, dài ngắn thích hợp.
Bên trên Tâm là Cửu Thiên, bên dưới Thận là Cửu Địa.
Từ Thận đến Tâm dài 8 tấc 4 phân.
Từ Tâm đến Trùng Lâu Đệ Nhất Hoàn dài 8 tấc 4 phân.
Từ Trùng Lâu Đệ Nhất Hoàn đến đỉnh đầu dài 8 tấc 4 phân.
Vậy Từ Thận đến đỉnh đầu dài là 2 thước 5 tấc 2 phân.
Mà Nguyên Khí một ngày một đêm đi xong 360 lượt, mỗi lượt 2 thước 5 tấc 2 phân, tổng là 81
trượng Nguyên Khí ứng với cửu cửu là số Thuần Dương.
Tâm Thận xa nhau hợp với hình thức Trời Đất treo cách xa nhau. Từ Thận đến Đỉnh, dài 2 thước 5
tấ, là án theo số Thuần Dương của Ngũ Hành là ngũ ngũ.
Nên Nguyên Khí theo hơi thở ra mà ra, đã ra thì vinh vệ đều thông
Chính Khí của Trời Đất, ứng thời thuận tiết, hoặc giao nhau hoặc rời xa, trượng xích vô cùng. Theo
hít vào mà vào, đã vào thì kinh lạc đều mở.
Một thở một hít, Chân Khí của Thiên Địa Nhân Tam Tài qua lại ở trước Thập Nhị Lâu. Một qua một
lại mà gọi là nhất tức-một hơi thở ra vào. Trong khoảng ngày đêm, con người có 1 vạn 3 ngàn 5
trăm tức. Phân ra mà nói:
+ 1 vạn 3 ngàn 5 trăm lần thở ra, cái thở đó là Nguyên Khí của ta, từ trong mà ra.
+ 1 vạn 3 ngàn 5 trăm lần hít, cái hít đó là Chính Khí của Trời Đất từ ngoài mà vào.
Căn nguyên mà vững chắc, Nguyên Khí không tổn, thì trong lúc hô hấp, có thể đoạt Chính Khí của
Trời Đất. Dùng Khí luyện Khí, tản ra đầy tứ đại.
Cái thanh-trong là Vinh, cái trọc-đục là Vệ, tất thảy đều lưu thông.
Cái chạy dọc là kinh, cái chạy ngang là lạc, tất cả đều được thoải mái.
Nóng lạnh không thể làm hại, lao khổ không thể làm lo lắng. Thân thể nhẹ nhàng, xương cốt cứng
chắc, Khí sảng khoái, Thần trong thanh, mãi giữ được thọ vô cương, mãi là người bất lão.
Còn nếu căn nguyên không chắc, Tinh kiệt Khí nhược, trên thì Nguyên Khí đã tiết, dưới thì không bổ
Bản Cung. Hít được Khí của Trời Đất rồi lại ào ào chạy ra, 81 trượng Nguyên Khí, cửu cửu mà tổn,
chẳng còn là sở hữu của ta, mà ngược lại bị Trời Đất lấy mất, sao có thể đoạt được Chính Khí của
Trời Đất? Để lâu thì Âm thịnh Dương suy, Khí nhược mà bị bệnh, Khí tận thì chết, đọa nhập luân
hồi.
Lữ tổ hỏi:
Làm sao để Nguyên Khí không tẩu thất, để luyện hình chất, có thể đoạt Chính Khí của Trời Đất, mà
hạo kiếp trường tồn?
Chung tổ đáp:
Muốn chiến thắng thì phải có binh cường. Muốn dân an thì phải quốc phú-nước giàu.
Binh nói đó là Nguyên Khí. Binh đó ở bên trong, thì làm tiêu cái Âm của hình chất; binh đó ở bên
ngoài, thì đoạt Khí của Trời Đất.
Quốc nói đó là bản thân vậy. Cái hình tượng của thân đó tươi tốt mà thường có dư. Cái vô hình của
thân kiên cố mà không gì không đủ.
Vạn hộ thường khai, mà không lo mất một cái gì cả.
Vận hành rộng lớn, mà có được nhiều cái diệu.
Hoặc trước hoặc sau, là để luyện chất thiêu thân.
Hoặc trên hoặc dưới, là để dưỡng Dương tiêu Âm.
Thiêu Càn Khôn tự có thời giờ, nung Khí Dịch sao không ngày tháng? Dùng Ngọc Dịch Luyện Hình,
nhờ Giáp Long mà bay lên, thì Bạch Tuyết đầy trên Trần Cơ. Dùng Kim Dịch Luyện Hình, theo Lôi
Xa mà hạ giáng, thì Kim Quang trùm lên phòng ngủ.
Lữ tổ hỏi:
Cái lí luyện Hình, cũng đã hiểu sơ. Kim Dịch, Ngọc Dịch là cái gì?
Chung tổ đáp:
Kim Dịch Luyện Hình, thì xương có Kim Sắc mà thể xuất Kim Quang, Kim Hoa phấp phới tự hiện
trong không trung, là Ngũ Khí Triều Nguyên, Tam Dương Tụ Đỉnh, lúc sắp siêu phàm thể, ngày Kim
Đan đại thành.
Nếu Ngọc Dịch Luyện Hình, thì da trắng nõn mà hình như cây ngọc, Quỳnh Hoa, Ngọc Nhụy, biến
đổi phàm thể mà ánh sáng tỏa ra người. Thừa gió mà phi đằng thoải mái, hình sắp thành Khí vậy.
Kẻ sĩ phụng đạo, dù biết phép Hoàn Đan, mà công phu luyện hình cũng chẳng nhỏ vậy.
Đương Ngọc Dịch Hoàn Đan, mộc dục Thai Tiên, mà để nó đi lên, dùng Hà Xa vận chuyển vào tứ
đại.
Mới đầu ở Can, Can được nó thì ánh sáng tràn mắt, mà mắt sáng long lanh đen thăm thẳm.
Tiếp đó đến Tâm, Tâm được nó thì miệng sinh Linh Dịch, mà Dịch là Bạch Tuyết.
Tiếp đến Tì, Tì được nó thì thịt như mỡ đông, mà sẹo hết cả.
Rồi đến Phế, Phế được nó thì mũi ngửi thấy Thiên Hương, mà diện mục như thiếu niên.
Rồi đến Thận, Thận được nó thì Đan hoàn Bản Phủ, trong tai thường nghe thấy huyền âm, mái tóc
mãi hết hoa râm.
Đây là Ngọc Dịch Luyện Hình vậy.
Còn Kim Dịch Luyện Hình thì không giống vậy.
Bắt đầu Hoàn Đan mà chưa hoàn, gặp Quân Hỏa, gọi là kí tế.
Đã Hoàn Đan lại khởi, đánh nhau với Chân Âm, mà gọi là luyện chất.
Thổ vốn khắc Thủy, nếu Kim Dịch tại Thổ, khiến Hoàng Đế hồi quang, mà hợp vào Thái Âm.
Hỏa vốn khắc Kim, nếu Kim Dịch tại Hỏa, khiến Xích Tử đồng lô, tự sinh ra Tử Khí-khí tím.
Ở trong Thủy khởi Hỏa, ở trong Dương tiêu Âm. Biến thành Kim Đan ở trong Hoàng Đình, luyện
Dương Thần ở trong Ngũ Khí:
+ Ở Can thì Thanh Khí xung.
+ Ở Phế thì Bạch Khí xuất.
+ Ở Tâm thì Xích Quang hiện.
+ Ở Thận thì Hắc Khí thăng.
+ Ở Tì thì Hoàng Sắc tụ.
Ngũ Khí triều Trung Nguyên, theo Quân Hỏa mà lên Nội Viện.
Dương trong Âm ở Hạ Nguyên, Dương đó không có Âm, thăng lên mà tụ ở Thần Cung.
Dương trong Dương ở Trung Nguyên, Dương đó vô sinh, thăng lên mà tụ ở Thần Cung.
Hoàng Đình Đại Dược, Âm tận thuần Dương, tụ lại mà thăng lên Thần Cung.
Ngũ Dịch triều Hạ Nguyên, Ngũ Khí triều Trung Nguyên, Tam Dương triều Thượng Nguyên. Triều
Nguyên đã xong, công mãn tam thiên, hoặc hạc múa trong Đỉnh, hoặc rồng bay trong thân. Chỉ
nghe tiếng nhạc réo rắt, rồi thấy hoa rơi đầy trời, Tử Đình vòng quanh, chân hương ngào ngạt. Tam
thiên công mãn, chẳng còn là người trần thế. Một nén hương xong, đã thành khách Bồng Doanh, là
siêu phàm nhập thánh là thoát chất thăng Tiên.
Luận triều nguyên đệ thập ngũ
Lữ tổ hỏi:
Cái lí luyện Hình, đã biết vậy. Gọi là triều nguyên, có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Đại Dược mới thành, Ngọc Dịch Hoàn Đan mà mộc dục Thai Tiên. Chân Khí đã sinh, rồi xung Ngọc
Dịch đi lên mà cải biến trần cốt, gọi là Ngọc Dịch Luyện Hình.
Đến lúc Trửu Hậu phi khởi Kim Tinh, Hà Xa vận chuyển vào Nội Viện, từ thượng về trung, từ trung
về hạ. Kim Dịch Hoàn Đan mà luyện Kim Sa, mà Ngũ Khí Triều Nguyên, Tam Dương Tụ Đỉnh, là
luyện Khí thành Thần, không chỉ là luyện hình trụ thế mà thôi.
Gọi là triều nguyên, cổ kim ít biết. Hoặc nếu có biết, thì thánh hiền không nói. Vì đó là phép đại
thành của Chân Tiên, ẩn tàng cái Cơ không dò được của Trời Đất, thực là việc ẩn mật của Tam
Thanh, là huyền chỉ quên lời quên tượng, là diệu lí không hỏi không đáp.
Sợ ngươi chí không bền mà học không chuyên, tâm không yên mà hỏi không sát. Dễ dãi lời nói, làm
tăng cái lỗi ta lậu tiết Thánh Cơ, đó đây đều là vô ích.
Lữ tổ hỏi:
Bắt đầu thì hiểu Chân Tiên mà biết Đại Đạo, tiếp đó biết thời hậu mà thông Thiên Cơ. Biện rõ Thủy
Hỏa Chân Nguyên, biết Long Hổ không sinh Can Phế. Khảo sát lí chính của trừu thiêm, xét rõ Diên
Hống không phải là Khảm Li.
Thuật Ngũ Hành điên đảo, đã được chỉ giáo. Cơ của Tam Điền phản phục, lại cảm ơn đã trình bày.
Hiểu rõ cái lí Hoàn Đan Luyện Hình, biết sâu thuật trường sinh bất tử.
Nhưng ngọn nguồn của siêu phàm nhập thánh, của Đạo thoát chất thăng Tiên, vốn ở luyện Khí mà
triều nguyên. Gọi là triều nguyên, dám xin nói ngắn gọn yếu quyết.
Chung tổ đáp:
Đạo vốn vô hình, Thái Nguyên hiện Phác[31], trên trong dưới đục, hợp lại thành một. Thái Phác đã
phân, hỗn độn mới tách mà thành Trời Đất.
Bên trong Trời Đất, Đông Tây Nam Bắc Trung là bày ra năm phương. Mỗi phương có riêng một Đế,
mỗi Đế có riêng 2 con: một là Dương và một là Âm, gọi là Nhị Khí.
Hai Khí tương sinh tương thành mà phân Ngũ Hành, Ngũ Hành tương sinh tương thành mà định
Lục Khí, mới nói Tam Âm Tam Dương.
Từ đó mà suy, vào lúc con người mới thụ thai, Tinh Khí là một. Đến lúc Tinh Khí đã phân, đầu tiên
sinh hai Thận.
Một Thận ở bên trái, trái là Huyền, Huyền để thăng Khí mà truyền lên Can.
Một Thận ở bên phải, phải là Tẫn, Tẫn để nạp Dịch mà truyền xuống Bàng Quang.
Huyền Tẫn vốn từ trong vô tới, lấy vô làm hữu, là Chân Khí của cha mẹ nạp vào nơi Thuần Âm. Nên
nói Cốc Thần bất tử, gọi là Huyền Tẫn, Huyền Tẫn Chi Môn, đó là gốc của Trời Đất. Huyền Tẫn là
hai Thận, từ Thận mà sinh toàn bộ ngũ tạng lục phủ vậy. Trong đó:
Can là Mộc, gọi là Giáp Ất, giống như Đông Phương Thanh Đế.
Tâm là Hỏa, gọi là Bính Đinh, giống như Nam Phương Xích Đế.
Phế là Kim, gọi là Canh Tân, giống như Tây Phương Bạch Đế.
Tì là Thổ, gọi là Mậu Kỷ, giống như Trung Ương Hoàng Đế.
Thận là Thủy, gọi là Nhâm Quý, giống như Bắc Phương Hắc Đế.
Lúc con người sơ sinh, vốn không có hình tượng, chỉ là Nhất Âm Nhất Dương. Đến lúc thai tròn, mà
có Tràng Vị, rồi phân ra Lục Khí, Tam Nam Tam Nữ mà thôi.
Nhất Khí vận Ngũ Hành, Ngũ Hành vận Lục Khí.
Cái biết đầu tiên là Âm với Dương, Dương có Dương trong Âm, Âm có Âm trong Dương.
Tiếp đó biết Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mà có Hỏa trong Thủy, Thủy trong Hỏa, Kim trong Thủy, Mộc
trong Kim, Hỏa trong Mộc, Thổ trong Hỏa.
Năm cái đó giao hợp lẫn nhau, vì thế Nhị Khí phân thành Lục Khí, Đại Đạo tản ra thành Ngũ Hành.
Như sau Đông Chí, Nhất Dương sinh ở Đất của năm phương, mà Dương đều thăng vậy. Một Đế
đương thi hành lệnh[32], mà bốn Đế trợ giúp. Nếu Xuân Lệnh đã hành, Hắc Đế không thu lệnh lại,
thì hàn không thể biến thành ôn. Xích Đế không có lệnh đó, thì ôn không thể biến thành nhiệt.
Đến sau Hạ Chí, Nhất Âm sinh ở Trời của năm phương, mà Âm đều giáng vậy. Một Đế đương thi
hành lệnh, mà bốn Đế trợ giúp. Nếu mà Thu Lệnh đã hành, Xích Đế không thu lệnh lại,
thì nhiệt không thể biến thành lương. Hắc Đế không có lệnh đó, thì lương không thể biến thành hàn.
Đông Chí thì Dương sinh ở Đất, mà triều Khí lên Trời.
Hạ Chí thì Dương sinh ở Trời, mà triều Khí xuống Đất.
Kẻ sĩ phụng đạo, cần nghiên cứu sâu lí này.
Trong khoảng ngày tháng:
+ Lúc Nhất Dương mới sinh, thì Ngũ Tạng Chi Khí triều Trung Nguyên.
+ Lúc Nhất Âm mới sinh, thì Ngũ Tạng Chi Dịch triều Hạ Nguyên.
Dương trong Âm, Dương trong Dương, Dương trong Âm Dương, Tam Dương triều lên Nội Viện,
Tâm Thần thì phản Thiên Cung. Đây đều là triều nguyên vậy.
Lữ tổ hỏi:
Lúc Dương sinh, thì Ngũ Khí triều Trung Nguyên. Lúc Âm sinh, thì Ngũ Dịch triều Hạ Nguyên. Khiến
Dương trong Âm, Dương trong Dương, Dương trong Âm Dương triều Thượng Nguyên. Nếu tu trì
như vậy, kẻ sĩ tầm thường cũng đều biết cả, làm sao đắc siêu thoát mà rời trần tục?
Chung tổ đáp:
Như Nguyên Dương Chi Khí, lúc Nhất Dương mới sinh, triều lên Trung Nguyên, thì con người ai
cũng vậy. Như tích Khí sinh Dịch, lúc Nhất Âm mới sinh, triều xuống Hạ Nguyên, thì con người ai
cũng vậy. Hành trì như vậy thì không thể siêu thoát.
Muốn siêu phàm nhập thánh, thoát chất thăng Tiên, đầu tiên cần Long Hổ giao cấu mà thành Đại
Dược. Đại Dược đã thành mà sinh Chân Khí.
Chân Khí đã sinh, trong năm dùng tháng, trong tháng định hưng suy.
Trong tháng dùng ngày, trong ngày xem xét trực ban.
Trong ngày dùng giờ, trong giờ định tức số.
Dùng Dương dưỡng Dương, trong Dương không được lưu Âm.
Dùng Dương luyện Âm, trong Âm không được tán Dương.
Đại phàm:
+ Xuân thì Can vượng mà Tì nhược.
+ Hạ thì Tâm mà Phế nhược.
+ Thu thì Phế vượng mà Can nhược.
+ Đông thì Thận vượng mà Tâm nhược.
Con người lấy Thận làm căn bản, một tháng cuối mỗi mùa thì Tì vượng mà Thận nhược, chỉ có
Thận là bốn mùa đều có tổn. Con người nhiều tật bệnh là vì vậy.
Phàm:
+ Giáp Ất thì trực ban tại Can, phòng Tì Khí bất hành.
+ Bính Đinh thì trực ban tại Tâm, phòng Phế Khí bất hành.
+ Mậu Kỉ thì trực ban tại Tì, phòng Thận Khí bất hành.
+ Canh Tân thì trực ban tại Phế, phòng Can Khí bất hành.
+ Nhâm Quý thì trực ban tại Thận, phòng Tâm Khí bất hành.
Một Khí thịnh thì một Khí nhược, một tạng vượng thì một tạng suy. Con người nhiều tật bệnh là vì
vậy.
Phàm:
+ Tâm Khí nẩy mầm ở Hợi mà sinh ở Dần, vượng ở Tị mà nhược ở Thân.
+ Can Khí nẩy mầm ở Thân mà sinh ở Hợi, vượng ở Dần mà nhược ở Tị.
+ Phế Khí nẩy mầm ở Dần mà sinh ở Tị, vượng ở Thân mà nhược ở Hợi.
+ Thận Khí nẩy mầm ở Tị mà sinh ở Thân, vượng ở Hợi mà nhược ở Dần.
+ Tì Khí mùa Xuân theo Can, mùa Hạ theo Tâm, mùa Thu theo Phế, mùa Đông theo Thận.
Con người hàng ngày dùng mà không hiểu thời điểm sinh vượng cường nhược, nên nhiều bệnh tật
là vì vậy.
Ngày tháng Tam Dương đã tụ, nên luyện Dương để khiến Âm không sinh. Tam Dương đã tụ, nên
dưỡng Dương mà khiến Dương không tán.
Tiếp nữa, Chân Khí đã sinh, dùng Thuần Dương Chi Khí luyện Ngũ Tạng Chi Khí. Vô tức[33]thì
không phải bản sắc, nhất cử thì đến Thiên Trì.
Bắt đầu thì Thận vô Âm mà Cửu Giang không sóng.
Tiếp đó thì Can vô Âm mà Bát Quan vĩnh bế.
Tiếp nữa thì Phế vô Âm mà Kim Hỏa đồng Lô.
Tiếp nữa thì Tì vô Âm mà Ngọc Hộ bất khai.
Tiếp nữa thì Chân Khí bay lên, Tứ Khí tụ thành một.
Dù có Kim Dịch hạ giáng, chén nước không thể thắng lửa cháy lớn. Thủy Hỏa ôm nhau mà hợp
thành một, rồi nhập Thần Cung, định tức nội quán. Một lòng không tán, Thần Thức[34]câu diệu.
Trong lúc tĩnh thường nghe tiếng nhạc, như mộng mà không phải mộng, như ở trong cảnh hư vô.
Phong quang cảnh vật không như trần tục, phồn hoa mĩ lệ hơn hẳn nhân thế. Lâu đài cung khuyết,
ngói xanh khói ngưng. Châu ngọc lụa là, hương thơm lan tỏa.
Đương lúc này, mới là siêu Nội Viện, Dương Thần mới được tụ hội mà hoàn Thượng Đan, luyện
Thần thành Tiên mà hợp Đại Đạo. Xung động Thiên Môn, trong ánh Kim Quang hiện Pháp Thân,
phàm thể ngồi nơi đầy hoa. Lên không như giày đi trên đồng bằng, vạn dặm giống như duỗi tay vậy.
Nếu lại phục nhập thân thể cũ, Thần hợp với Hình, thì trường cửu bằng Trời Đất. Nếu chán ở trần
thế, thì gửi lại phàm thai mà phản về Thập Châu, tới nơi Tử Phủ của Thái Vi Chân Quân, tìm hiểu
quê hương, hỏi han danh tính, tính toán công hạnh cao thấp, được ở Tam Đảo mà ngao du, vĩnh
viễn ở ngoài phong trần, mới gọi là siêu trần thoát phàm.
Lữ tổ hỏi:
Luyện hình chỉ là để trụ thế, luyện Khí mới có thể thăng Tiên. Thế nhân không hiểu huyền cơ, không
có Dược mà lại thi hành Thai Tức trước.
Cưỡng lưu trong bụng, hoặc tích lãnh khí mà thành bệnh, hoặc phát hư dương mà thành tật. Tu
hành vốn mong trường sinh, lại chấp mê như vậy, thì không tránh được tật bệnh.
Thật không biết Thai Tiên thành thì Chân Khí sinh, Chân Khí sinh thì tự nhiên Thai Tức. Thai Tức để
luyện Khí, luyện Khí để thành Thần.
Nhưng luyện Khí, phải xét tháng trong năm, ngày trong tháng, giờ trong ngày. Ở nơi tĩnh thất, vong
cơ tuyệt tích. Đương lúc này, những gì tâm cảnh chưa trừ thì phải trừ đi. Hoặc vọng tưởng không
ngừng, trí thức hữu lậu, chí muốn thăng Tiên mà tâm thần bất định, làm thế nào đây?
Chung tổ đáp:
Giao hợp riêng có thời, hành trì riêng có pháp. Y thời hành pháp, theo pháp cầu Đạo, sẽ nhanh
chóng thành công, dễ như trở bàn tay. Kẻ sĩ thành công xưa nay, bế mục minh tâm mà vào chỗ Hi
Di[35], chính là do nội quán mà thần thức tự trụ vậy.
Luận nội quán đệ thập lục
Lữ tổ hỏi:
Cái gọi là lí của nội quán, có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Phép nội quán, tọa vong, tồn tưởng, tiên hiền hậu thánh có kẻ giữ, có kẻ không giữ. Lo tâm viên ý
mã, không chịu dừng lại, sợ vì sự vật mà hỏng chí khí, mà trong vô lập tượng, khiến tai không nghe
và mắt không thấy, Tâm không cuồng mà Ý không loạn. Tồn tưởng sự vật, mà nội quán tọa vong,
không thể không có vậy.
Sao mà kẻ ít học vô tri, không biết thời điểm giao hội, lại không biết phép hành trì, mong tồn tưởng
quyết sẽ thành công, trong Ý thành Đan, trong Tưởng lấy Dược, mũi co miệng nuốt, mong Nhật
Nguyệt hữu hình, Trời Đất vô vi, lưu lại trong bụng, thật là trò trẻ.
Vì thế kẻ thành công và bậc kì nhân, về việc tọa vong tồn tưởng, chốc lát bỏ đi, mà nói: “Mộng lí đắc
tài, an năng tể dụng? Họa địa vi bính, khởi khả sung cơ?-Trong mộng được tiền, sao có thể dùng
được? Trong tranh được bánh, sao có thể làm no?”. Trong không lại không, như hoa trong gương,
như trăng dưới nước, cuối cùng khó thành được.
Nhưng có cái có thể giữ được. Vì dễ động là Tâm, khó phục là Ý. Ngày tốt giờ đẹp, có thể thái thủ.
Tuy biết chỗ thanh tịnh, sao mà Tâm bị sự kéo, chí bị tình lôi, thời gian vun vút, thực là đáng quý,
chỉ sai một li, mà Trời Đất xa cách, tích năm lũy tháng mà không thành công, sai lầm là ở Tâm loạn
Ý cuồng vậy.
Kẻ giỏi nhìn, thì chí tại cái đẹp của Đan Thanh, mà không gặp Thái Hoa.
Kẻ giỏi nghe, thì chí tại âm thanh của tơ trúc, mà không nghe Lôi Đình.
Cái dụng của tai mắt thật là bé mà còn như vậy, huống gì Nhất Tâm tung hoành Lục Hợp, không gì
không bao quát được, lúc đắc thời dụng pháp, có thể không cần tồn tưởng nội quán mà đạt được
sao?
Lữ tổ hỏi:
Gọi là tồn tưởng nội quán, đại khái là thế nào?
Chung tổ đáp:
Như Dương bay lên, phần nhiều nghĩ là Nam, là Long, là Hỏa, là Thiên, là Vân, là Hạc, là Nhật, là
Mã, là Yên, là Hà-ráng, là Xa, là Giá, là Hoa, là Khí. Như các loại đó, đều là nội quán tồn tưởng mà
ứng với hình tượng Dương bay lên.
Như Âm giáng xuống, phần nhiều nghĩ là Nữ, là Hổ, là Thủy, là Địa, là Vũ-mưa, là Quy, là Nguyệt, là
Ngưu, là Tuyền, là Nê, là Thuyền, là Diệp. Như các loại đó, đều là nội quán tồn tưởng mà ứng với
hình tượng Âm giáng.
Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, đã có tên này thì cần có hình tượng như vậy. Ngũ
Nhạc, Cửu Châu, Tứ Hải, Tam Đảo, Kim Nam, Ngọc Nữ, Hà Xa, Trùng Lâu, gọi tên theo loại, không
thể thuật hết, đều trong vô lập tượng để định thần thức.
Chưa được cá thì không được mất cần câu. Chưa bắt được thỏ thì không thể không có bẫy. Xe sau
chuyển động, tất đi vào vết xe trước. Đại khí đã thành, tất thành khuôn mẫu cho hậu khí[36]. Thì
phép nội quán, hành trì không thể thiếu vậy.
Không thể chấp nó lâu dài, không thể dứt nó nhanh chóng.
Nếu tuyệt niệm vô tưởng, đó là Chân Niệm, Chân Niệm là Chân Không. Chân Không nhất cảnh, là
triều Chân Thiên Hóa mà rời khỏi đường mê, dần siêu thoát vậy.
Khai cơ sáng thủy, nhanh chóng thành công, thì tồn tưởng khả dụng. Như vi đạo nhật tổn[37], để
vào nơi Hi Di, pháp tự giảm bớt, toàn tại nội quán vậy.
Lữ tổ hỏi:
Như Long Hổ giao cấu và cân bằng Âm Dương, thì giống như thế nào?
Chung tổ đáp:
Mới thì giao hợp phối Âm Dương mà định Khảm Li, giống như là:
Cửu Hoàng Chân Nhân dẫn một bé trai áo đỏ [Mộc Hỏa] đi lên, Cửu Hoàng Chân Mẫu dẫn một bé
gái áo đen [Kim Thủy] đi xuống, gặp nhau ở trước Hoàng Ốc [không vào Hoàng Đình]. Có một bà
lão áo vàng tiếp dẫn [điều tức], như lễ vợ chồng ở nhân gian. Hết giờ sung sướng, bé gái đi xuống
[Khí tống Hoàng Đình], bé trai đi lên, như việc phân li ở nhân gian.
Đã xong, bà già áo vàng ôm một vật, hình như quả quất đỏ, ném xuống Hoàng Ốc, dùng Kim
Khí[38] giữ chặt.
Bé trai đó là Càn yêu cầu Khôn, Dương đó quay về bản vị, là Dương cõng Âm mà hội bản hương.
Bé gái đó là Khôn yêu cầu Càn, Âm đó quay về bản vị, là Âm ôm Dương mà hội bản hương.
Đó giống như là Khảm Li tương giao, mà cân bằng Âm Dương.
Nếu trong lửa rừng rực, thấy một con Hắc Hổ [Kim Thủy] đi lên, trong sóng cuồn cuộn, thấy một con
Xích Long [Mộc Hỏa] hạ giáng. Hai thú tương phùng, giao chiến ở trước nơi lầu các.
Chu Môn mở lớn, trong đám khói lửa bốc lên, có một vị vương giả chỉ huy Đại Hỏa đốt Trời [thượng
thăng kết Hoàng Nha], mà bên trên có vạn trượng ba đào [Kim Thủy???], Hỏa bốc lên lại tắt, khói
lửa đầy Trời Đất.
Long Hổ một nằm một quấn [một thở một hít ??? chiến], rồi vào trong Kim Khí, hạ xuống trong
Hoàng Ốc [vẫn một ??? tống xuống], như đặt trong lồng. Đó như là Long Hổ giao cấu mà thành
Hoàng Nha vậy.
Lữ tổ hỏi:
Cân bằng Âm Dương, Long Hổ giao cấu, nội quán, tồn tưởng đã biết vậy, gọi là tiến Hỏa thiêu luyện
Đan Dược, thì giống như thế nào?
Chung tổ đáp:
Giống như là một Khí-thiết bị như Đỉnh-vạc như Phủ-nồi, hoặc hoàng-vàng hoặc hắc-đen. Hình như
bánh xe, trái Thanh Long phải Bạch Hổ, trước Chu Tước sau Huyền Vũ.
Hai bên có hai vị quan [Quan Hỏa], mặc áo bào tía, khom người cầm ngọc khuê mà đứng.
Tiếp có bọn bộc lại [Dân Hỏa], cầm củi đốt lửa cho thiết bị.
Tiếp đó có một vị Chu Y Vương-vua áo đỏ [thường nhân], cưỡi Xích Mã-ngựa đỏ, ngự Hỏa Vân, từ
không trung tới, giơ roi chỉ huy, chỉ sợ lửa nhỏ ngọn bé, rừng rực hằng không, động trời [xung Nê
Hoàn] muốn xuất. Thiên Quan không mở, khói lửa lại hạ xuống, phủ lên bốn bên. Nhân vật khí
phủ[39], vương giả, đại thần, đều ở trong ngọn lửa đỏ, thay nhau chỉ huy, tranh mong tiến Hỏa.
Thủy ở trong thiết bị, không có Khí mà tự ngưng kết.
Châu ở trong Thủy, không tối mà tự phát sáng.
Đó giống như là tiến Hỏa thiêu Đan Dược.
Lữ tổ hỏi:
Nội quán tồn tưởng, chỉ có thái Dược tiến Hỏa là có phải không? Còn pháp tiếp theo, việc tiếp theo
có không?
Chung tổ đáp:
Mây sét hạ giáng, khói lửa bốc lên. Hoặc Trời mưa xuống toàn là kì hoa, tường phong thụy khí, từ
Điện Đình mà khởi. Hoặc tiên nga ngọc nữ, thái phượng tường loan từ Thanh Tiêu mà tới. Trong
Kim Bàn, bưng Ngọc Lộ Hà Tương, mà hiến xuống cho Vương Giả.
Như thế giống như là Kim Dịch Hoàn Đan kí tế.
Như Long Hổ kéo xe vào trong Hỏa, lên xung Tam Quan, Tam Quan đều có binh lính, không sao
đếm xuể. Binh khí áo giáp, dọa nạt mọi người. Đầu tiên nhờ Long Hổ xung động mà không mở, tiếp
đó nhờ Đại Hỏa thiêu mới mở, lên đến Côn Lôn không dừng, đến tận Thiên Trì mới nghỉ. Hoặc Tam
Hạc xung Tam Thiên, hoặc Song Điệp vào Tam Cung, hoặc trong Ngũ Thái Vân-đám mây năm sắc,
nâng bé trai áo đỏ qua Thiên Môn. Hoặc xe vàng xe ngọc, đưa Vương Giả siêu tam giới.
Như thế giống như là Trửu Hậu Phi Kim Tinh, Đại Hà Xa vậy.
Cho đến Chu Y sứ giả-sứ giả áo đỏ cưỡi xe tuần hành. Từ Kí Châu vào Duyện Châu, từ Duyện
Châu vào Thanh Châu, từ Thanh Châu vào Từ Châu, từ Từ Châu vào Dương Châu, từ Dương
Châu vào Kinh Châu, từ Kinh Châu vào Lương Châu, từ Lương Châu vào Ung Châu, từ Ung Châu
quay về Kí Châu.
Đông, Tây, Nam, Bắc, đều dừng ở Dự Châu, sau đó mới tuần hành. Vật thu được là Kim Ngọc, giải
quyết những việc ngưng trệ. Một vị lại truyền lệnh, mà Cửu Châu thông hòa. Chu nhi phục thủy, vận
hành không ngừng.
Hoặc du Ngũ Nhạc, bắt đầu từ Hằng Sơn.
Hoặc phiếm Ngũ Hồ, bắt đầu từ Bắc Hồ.
Hoặc Thiên Phù sắc Ngũ Đế, hoặc vương mệnh chiêu Ngũ Hầu.
Như thế giống như là Hoàn Đan.
Đến lúc châu ngọc tản rơi xuống Đất, hoặc mưa móc tưới ướt các vật, hoặc hải triều tràn ngập Bách
Xuyên, hoặc Dương sinh mà mà phát vạn loài, hoặc Hỏa phát mà trùm Trời Đất, hoặc khói sương
bao phủ vũ trụ.
Như thế giống như là luyện Hình.
Đến lúc hoặc như hạc rời ổ, hoặc như rồng xuất huyệt, hoặc như Ngũ Đế triều thiên, hoặc như mây
ngũ sắc khởi, hoặc như cưỡi Đan Phượng xung Bích Lạc[40], hoặc như trong mộng mị mà lên
Thiên Cù[41], hoặc như Thiên Hoa rơi loạn, Tiên nhạc ríu rít, Kim Quang vòng quanh, nhập vào nơi
cung điện phồn hoa.
Như thế giống như là triều nguyên.
Sau khi triều nguyên, không cần lại tồn tưởng, mới gọi là nội quán.
Lữ tổ hỏi:
Nội quán huyền lí, không như phép trước, có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Xưa nay, kẻ sĩ tu đạo không hiểu Thiên Cơ, bắt đầu thì không hiểu y pháp hành trì, mong nhanh cầu
siêu thoát. Vào nhiều ra ít mà là Thai Tức, minh tâm bế mục mà hành nội quán. Chỉ ở trong định mà
xuất Âm Thần, mà thành Thanh Linh Chi Quỷ, không phải là Thuần Dương Chi Tiên.
Vì thế Chân Tiên Thượng Thánh, với việc thái Dược tiến Hỏa, bớt Diên thêm Hống, Hoàn Đan luyện
hình, triều nguyên hợp Khí thì tha thiết nói rõ, chỉ sợ thế nhân bất ngộ, mà với việc nội quán, chưa
thực sự lưu ý. Thật không biết phép nội quán, là phép Âm Dương biến hoán, là lúc Tiên phàm đổi
thay.
Kẻ sĩ phụng đạo, không được coi thường mà ít dùng vậy.
Còn các việc trước, giao hội có ngày giờ, hành trì có phép tắc, phàm năng cẩn tiết tín tâm, y thời
hành pháp, không sai một chút, thì sẽ nhanh chóng thấy công hiệu.
Như nội quán này, một là không ngày giờ, hai là không phép tắc, chỉ ở nơi thâm tĩnh, ngày đêm ngồi
nghiêm ngay ngắn, biết nhận Dương Thần, đuổi trừ Âm Quỷ.
Đạt Ma diện bích cửu niên-9 năm, mới siêu Nội Viện.
Thế Tôn minh tâm lục tải-6 năm, mới thoát Phàm Lung[42].
Nên nội quán, thực là việc khó. Bắt đầu thì từ trên xuống dưới, Tử Hà Xa chở vào Thiên Cung.
Thiên Cung phú quý, ai không hâm mộ? Hoặc qua hoặc lại, phồn hoa xa xỉ, những cái con người
không thấy, đều có cả.
Kẻ sĩ phụng đạo, bình nhật thanh tĩnh mà giữ tiêu sái, tịch mịch đã lâu, công đến số đủ, liền thụ
khoái lạc: Lâu đài châu ngọc, nữ nhạc sáo sênh, trân tu mỹ tiệc, dị thảo kì hoa, cảnh vật phong
quang, rõ như ban ngày.
Kẻ kia bất ngộ, bèn cho là thực đến Thiên Cung, không biết đó là Nội Viện của ta, mà nhận là cảnh
thực. Nấn ná mà không dám xuất nhập, mới nói khốn tại đường mê, mà lưu hình trụ thế, không
thoát được chất mà thành Thần Tiên.
Chưa đến Thiên Cung, mới tại nội quán. Âm Quỷ Ngoại Ma, nhân ý [nhân tượng tượng sinh] sinh
cảnh, mà là Ma Quân.
Người phụng đạo, vì cuồng đãng mà nhập vào Tà, mà thất thân vào ngoại đạo, cuối cùng không thể
thành Tiên. Vì rằng:
Tam Thi Thất Phách mong người chết, mà tự thân khoái lạc.
Cửu Trùng Lục Tặc sợ người ta an lành mà không chỗ tồn lưu.
Luận ma nan đệ thập thất
Lữ tổ hỏi:
Nội quán để tụ Dương Thần, luyện Thần để siêu Nội Viện.
Nhảy lên để xuất Thiên Môn, vượt lên mà vào thánh phẩm.
Đã xuất đã nhập, mà qua lại không sai.
Hoặc tới hoặc đi, mà xa gần không lỡ.
Muốn trụ thế, thì Thần hợp với Hình.
Muốn thăng Tiên, thì viễn du Bồng Đảo.
Cứ vậy công mãn tam thiên, từ nội quán mà đắc siêu thoát. Không biết làm sao để chế phục Âm
Quỷ Tà Ma?
Chung tổ đáp:
Kẻ sĩ phụng đạo:
Bắt đầu thì lập tín tâm, ân ái lợi danh, toàn bộ việc trần lao, không được để biến đổi chí lớn.
Tiếp đó phát chí quyết tâm, cần lao tịch mịch, toàn bộ Thanh Hư Chi Cảnh không để cải biến tấm
lòng ban đầu.
Khổ chí mong kết thúc ở đại thành, mà chỉ ở trung thành mà thôi. Mong kết thúc ở trung thành, mà
chỉ ở tiểu thành mà thôi.
Huống gì không biết Đại Đạo, khó hiểu Thiên Cơ. Chỉ tập tiểu pháp, hay thích dị đoan. Năm tháng
lần lữa, chẳng thấy thành công. Tuổi già suy lão, lại nhập luân hồi. Khiến cho kẻ sĩ hiếu đạo sau
này, coi trường sinh là vọng thuyết, coi siêu thoát là hư ngôn. Thường thường nghe Đạo mà bất
ngộ, tâm dù tin mà không chịu cố gắng. Đối cảnh sinh tâm, để vật làm hỏng chí, cuối cùng không
thể thoát khỏi Thập Ma, Cửu Nan vậy.
Lữ tổ hỏi:
Gọi Cửu Nan-chín điều khó là thế nào?
Chung tổ đáp:
Đại Dược chưa thành, khó chống nóng lạnh, trong một năm, bốn mùa đều cần mặc áo. Chân Khí
chưa sinh, vẫn còn đói khát, trong một ngày, ba bữa vẫn cần ăn. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là
ăn mặc bức bách vậy. Đó là điều khó thứ nhất.
Cho đến nghiệp duyên túc trọng, phải đền bù lại trong đời này. Muốn rảnh rỗi ở đời, còn bị tôn
trưởng ước thúc, ở gần tôn thân mà không dám rời đi, muốn thanh nhàn mà khó được nhàn hạ. Cái
mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là tôn trưởng ngăn cản. Đó là điều khó thứ hai.
Cho đến yêu cha mẹ, tiếc vợ con, ân tình xiềng xích, mỗi ngày một tăng. Con thuyền buồn bã nơi bể
khổ, không lúc nào ngừng. Dù có thanh tĩnh chi tâm, mà khó chống sầu phiền chi cảnh. Cái mà kẻ sĩ
phụng đạo lo ngại, ân ái vấn vít. Đó là điều khó thứ ba.
Cho đến giàu có vạn hộ, quý đến Tam Công. Vọng tâm chẳng chịu tạm dừng, tham niệm chỉ lo
không đủ. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là danh lợi trói buộc. Đó là điều khó thứ tư.
Rồi lúc thiếu niên không chịu tu trì, một là Khí nhược thành bệnh, ngoan cố vẫn không tỉnh ngộ, một
là Âm báo thành tai họa, kiếp này thụ khổ vào thân. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là tai họa liên
tục xuất hiện. Đó là điều khó thứ năm.
Cho đến lúc sinh tử là việc lớn, vội vã cầu sư, không xét chân ngụy. Hoặc chọn thầy miệng lưỡi linh
hoạt, hoặc chọn thầy đạo mạo cổ nhan. Mới tự cho là gặp được Thần Tiên, rất lâu sau mới biết là
đồ háo lợi. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là bị thầy rởm ước thúc. Đó là điều khó thứ sáu.
Rồi thì thầy rởm, bạn cuồng, loạn chỉ bàng môn, tìm cành chọn lá, cuối cùng không thích hợp, tiểu
pháp dị đoan thay nhau chỉ yếu quyết. Thật không biết: Nhật Nguyệt không mọc thì thôi, mọc thì
sáng rực, khiến kẻ có mắt đều nhìn thấy. Sấm sét không nổ thì thôi, nổ thì chấn động lớn, khiến kẻ
có tai đều nghe thấy. Ngươi xem ánh sáng của con đom đóm, tiếng con ếch ngồi đáy giếng, le lói ri
rỉ, há có tương đồng? Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là nghị luận sai lầm. Đó là điều khó thứ bẩy.
Rồi đến sáng làm chiều đổi, ngồi cái là liền quên, vui một lát mà chán dài lâu, mới thì chăm chỉ mà
cuối cùng thì lười nhác. Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là ý chí lười nhác trễ nải. Đó là điều khó thứ
tám.
Rồi thì trong thân sai năm, trong năm sai tháng, trong thái sai ngày, trong ngày sai giờ. Trẻ thì trong
tâm không quên danh lợi, già thì con cháu thường ở trong lòng. Năm nay đã qua thì đợi năm tới,
hôm nay đã qua thì đợi ngày mai. Hôm nay còn không giữ nói gì đến ngày mai, tuổi già sao lại được
thiếu thiểu niên? Cái mà kẻ sĩ phụng đạo lo ngại là năm tháng lần lữa. Đó là điều khó thứ chín.
Trong Cửu Nan, dù chỉ có một hai thì cũng không thể hành trì, chỉ uổng sức mà không thể thành
công.
Lữ tổ hỏi:
Cửu Nan đã biết vậy. Gọi Thập Ma có thể được nghe không?
Chung tổ đáp:
Gọi là Thập Ma thường có ba loại: một là thân ngoại kiến tại[43], hai là mộng mị, ba là nội quán.
Như hoa thơm đầy mắt, sáo sênh đầy tai. Lưỡi ham vị ngọt, mũi thích dị hương, tư tình thoải mái, ý
khí dồi dào. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Lục Tặc Ma.
Như quỳnh lâu bảo các, cột kèo chạm trổ, mành châu rèm ngọc, huệ trướng lan phòng, san hô đầy
đất, kim ngọc mãn đường. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Phú Ma.
Như yên vàng ngựa quý, lọng lớn treo cao, hầu phong vạn hộ, sứ tiết tinh vệ, đầy cửa là xanh tím,
hia hốt đầy giường. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Quý Ma.
Như khói nhẹ lãng đãng, ngày ấm sướng lâu, gió to mưa lớn, lôi chấn điện quang, sáo sênh réo rắt,
khóc lóc bi thương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Lục Tình Ma.
Như thân thích hoạn nạn, quyến chúc tai ương, con cái tật bệnh, phụ mẫu tang vong, huynh đệ li
tán, thê thiếp phân trương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Ân Ái Ma.
Như thất thân nơi vạc lửa, rơi từ trên núi cao, ác trùng làm hại, độc dược làm bị thương, giữa
đường gặp hung đảng, phạm pháp thân vong. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Hoạn Nạn Ma.
Như Thập Địa đương Dương, Tam Thanh Ngọc Hoàng, tứ thần thất diệu, ngũ nhạc bát vương, uy
nghi tiết chế, bay lượn qua lại. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Thánh Hiền Ma.
Như binh mã như mây, binh khí như sương, giáo mác ầm ầm, cung tiễn cùng giương, tranh nhau
sát hại, mạnh mẽ khó đương. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Đao Binh Ma.
Như tiên nga ngọc nữ, la liệt thành hàng, sáo sênh réo rắt, cùng múa điệu Nghê Thường, ống tay
áo hồng song song, tranh hiến Kim Quang. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Nhạc Ma.
Như bao nhiêu gái đẹp, trang điểm mặn mà, Lan Đài dạ ẩm, ngọc thể xiêm y, dáng đẹp say người,
tranh nhau thành đôi. Nếu thấy thì không được nhận, đó là Nữ Sắc Ma.
Có Thập Ma này, không nhận là đúng. Đã nhận thì sẽ để ý, để ý thì chấp, vì thế người ta không
thành đạo chính là do vậy
Nếu người phụng đạo, thân ngoại kiến tại mà không nhận không chấp, thì tâm không thoái mà chí
không đổi. Trong lúc mộng mị, không nhận không để ý, thì Thần không mê mà Hồn không tán.
Lúc nội quán, nếu thấy như vậy, cần thẩm xét sự hư thực, biện rõ chân ngụy, không được tùy ba
trục lãng[44], nhận giặc làm con.
Nhanh chóng khởi Tam Muội Chân Hỏa để thiêu thân, chỉ một cái là quần ma tự tán. Dụng Tử Hà
Xa vận chuyển Dương Thần của ta, siêu Nội Viện mà lên Thiên Cung, sau đó có thể cầu siêu thoát.
Kẻ hiếu đạo xưa nay, dù có thanh tĩnh chi tâm, mà đối cảnh lại thay đổi ý chí, thường thường khó
tránh khỏi Thập Ma, Cửu Nan. Chỉ có cái hư danh hiếu đạo, cuối cùng không được thấy dấu hiệu
đắc Đạo.
Hoặc xuất li trần lao, u cư tuyệt tích, chí tại Huyền Môn, gặp Cửu Nan không thể trừ hết, gặp Thập
Ma lại chấp một vài. Nhất định không đắc Đạo, mà trong Đạo hoặc đắc trung thành, hoặc đắc tiểu
thành. Trong các Tiên, hoặc thành Nhân Tiên, hoặc thành Địa Tiên.
Nếu trừ hết Ma Nan, lần lượt chứng nghiệm mà bước bước đi lên, dùng nội quán mà hợp Dương
Thần, sẽ nhanh chóng được về Tam Đảo.
Luận chứng nghiệm đệ thập bát
Lữ tổ hỏi:
Cái đáng ghét là bệnh, nên người hiếu đạo thì cầu vô bệnh mà trường an.
Cái đáng sợ là chết, nên người hiếu đạo muốn bất tử mà trường sinh.
Trong những người ở đời, thì người hiếu đạo muốn thăng Tiên mà ra ngoài sự vật. Trong những
người ở đất, thì người hiếu đạo muốn siêu phàm mà nhập Động Thiên.
Vì thế cam chịu lao khổ mà giữ nghèo hèn, để Tâm tại nơi thanh đạm tiêu sái, tiềm tích nơi đồng
ruộng hoang vu.
Vẫn cứ hành trì, không biết độ nông sâu của công phu.
Sự giao hoán của pháp, khó dò biến đổi sớm chiều.
Vậy sau khi hạ thủ công phu, thì chứng nghiệm thứ tự thế nào?
Chung tổ đáp:
Khổ chí hành trì, cuối cùng chẳng thành công, thì không phải Đạo phụ người, mà vì người phụng
đạo, không theo minh sư, mà nhận được pháp sai.
Y pháp hành trì, cuối cùng chẳng thành công, thì không phải Đạo phụ người, mà vì người phụng
đạo không biết thời điểm, vì thế không thành.
Nếu gặp minh sư mà đắc pháp, hành đại pháp theo thời, lo gì không có chứng nghiệm?
Lữ tổ hỏi:
Gọi là pháp thì có mấy? Gọi là thời thì có mấy?
Chung tổ đáp:
Pháp có 12 khoa:
+ Một là cân bằng Âm Dương.
+ Hai là tụ tán Thủy Hỏa.
+ Ba là giao cấu Long Hổ.
+ Bốn là thiêu luyện Đan Dược.
+ Năm là trửu hậu phi kim tinh.
+ Sáu là Ngọc Dịch Hoàn Đan.
+ Bảy là Ngọc Dịch Luyện Hình.
+ Tám là Kim Dịch Hoàn Đan.
+ Chín là Kim Dịch Luyện Hình.
+ Mười là triêu nguyên luyện khí.
+ Mười một là nội quan giao hoán.
+ Mười hai là siêu thoát phân hình.
Thời thì:
+ Trong năm thì pháp theo cách Trời Đất Âm Dương thăng giáng.
+ Trong tháng thì pháp theo số của Nhật Nguyệt qua lại.
+ Trong ngày thì có tứ chính, bát quái, thập can, thập nhị chi, 100 khắc, 60 phân. Y pháp mà phân
biệt.
Từ sau một ngày, lần lượt chứng nghiệm rồi đến thoát chất thăng Tiên, không sai một chút.
Bắt đầu thì bỏ hết dâm tà, mà kiêm tu ngoại hạnh. Phàm lúc thái Dược, thì Kim Tinh sung mãn, Tâm
cảnh tự trừ, để giết Âm Quỷ.
Tiếp đó thì Tâm kinh xông lên, miệng có dịch ngọt.
Tiếp đến thì Âm Dương kích nhau, trong bụng luôn nghe thấy âm thanh phong lôi.
Tiếp đến thì Hồn Phách bất định, lúc mộng mị thường có cảnh đáng sợ.
Tiếp đến thì lục phủ tứ chi, hoặc phát tật nhỏ bệnh nhẹ, không trị mà tự hết.
Tiếp đến thì Đan Điền tự ấm, hình dung thanh tú.
Tiếp đến thì ở trong phòng tối mà mắt có Thần Quang.
Tiếp đến thì trong mộng hùng dũng, sự vật không thể làm hại, người khác không thể coi thường,
hoặc như ôm trẻ nhỏ đi về.
Tiếp đến thì Kim Quan Ngọc Tỏa đóng chặt, tuyệt hết mộng tiết di lậu.
Tiếp đến thì nghe thấy một tiếng sét, quan tiết nối liền, kinh hãi mà mồ hôi dầm dề.
Tiếp đến thì Ngọc Dịch đun súc mà thành như bơ.
Tiếp đến thì Linh Dịch thành cao, dần sợ tanh hôi, mà đầy miệng bụng.
Tiếp đến thì trần cốt dần nhẹ mà biến Dương Thần, bước như ngựa chạy, đi đứng như bay.
Tiếp đến thì đối cảnh vô tâm, mà tuyệt hết ham dục.
Tiếp đến thì Chân Khí nhập vật, có thể trị bệnh cho người.
Tiếp đến thì nội quán sáng sủa không tăm tối.
Tiếp đến thì con ngươi hai mắt đen lay láy, nếp nhăn trên mặt biến mất, cám phát[45] tái sinh,
người trẻ thì mãi giữ được đồng nhan.
Tiếp đến thì Chân Khí dần đu mà như thường no bụng, ăn không nhiều, uống rượu vô cùng, cuối
cùng không thấy say.
Tiếp đến thì thân thể sáng láng, Thần Khí tú mị, Thánh Đan sinh vị, Linh Dịch thấu hương, chân
hương dị vị, thường ở trong miệng mũi, người ta biết hoặc nghe thấy.
Tiếp đến thì mắt nhìn trăm bộ mà thấy sợi lông tơ.
Tiếp đến thì trên thân thể, sẹo cũ tàn nhang tự nhiên tiêu trừ, thế lệ tiên hãn[46] cũng không thấy có.
Tiếp đến thì Thai tròn Khí đủ mà tuyệt ăn uống.
Tiếp đến thì nội chí thanh cao, mà hợp thái hư, phàm tình phàm ái, tâm cảnh tự tuyệt. Dưới thì
hết cửu trùng, trên thì sạch tam thi.
Tiếp đến thì Hồn Phách không đi chơi, mà tuyệt mộng mị. Thần thái tinh sảng, chẳng có ngày đêm.
Tiếp đến thì Dương Tinh thành thể, Thần Phủ kiên cố, tứ chi không sợ nóng lạnh.
Tiếp đến thì sống chết chẳng liên quan, mà tọa vong nội quán để đến Hoa Tư[47], đất nước của
Thần Tiên, nữ nhạc lâu đài, phồn hoa mĩ lệ, thực không phải của nhân thế.
Tiếp đến thì công mãn hạnh đủ, Âm công báo ứng, mật thụ Tam Thanh chân triện. Âm Dương biến
hóa, có thể dự đoán, nhân sự cử chỉ có thể biết trước được tai họa.
Tiếp đến nếu mắt thấy bụi bặm thì ghét qua lại, giữ thân sạch sẽ nơi an tĩnh, Thai Tiên có thể hiện,
thân ngoại hữu thân, đó là Thần Thánh.
Tiếp đến thì Chân Khí Thuần Dương, hà hơi có thể làm khô Ngoại Hống.
Tiếp đến thì Thai Tiên thường muốn bay lên, ánh sáng lành sinh nơi ngọa thất.
Tiếp đến thì lúc tĩnh nghe thấy tiếng nhạc.
Tiếp đến thì đối diện với thường nhân, tuy ngươi là người phú quý, mà cảm thấy tanh hôi.
Tiếp đến thì thần thái tự có thể biến đổi, dung nghi thành Tiên. Giống như cây ngọc, dị hương thấu
ra Kim Sắc.
Tiếp đến thì đi đứng nơi nào, thường có Thần Đất tự tới triều kiến, sử dụng chỉ huy, toàn theo ý
mình.
Tiếp đến thì ngoại quán trong lúc tĩnh, thấy ráng tím đầy mắt, hiện ra bên dưới ngoài Đỉnh, Kim
Quang trùm lên thân thể.
Tiếp đến thì trong thân đột nhiên hóa Hỏa Long phi, hoặc nhi Huyền Hạc khởi, liền là Thần Linh,
thoát phàm cốt mà siêu xuất tục lưu, mới gọi là siêu thoát.
Sau khi siêu thoát, mây màu quanh quẩn, đoan khí mịt mù, trời đầy kì hoa, Huyền Hạc cùng bay. Dị
hương tản ra mà Ngọc Nữ hạ giáng. Thụ Thiên Thư Tử Chiếu, xong rồi thì áo Tiên, mũ Tiên đầy đủ.
Tiết chế uy nghi, tiền hậu tả hữu không thể kể hết. Tương nghênh tương dẫn, mà về Bồng Lai, đến
Tử Phủ triều kiến Thái Vi Chân Quân. Hỏi han quê hương, danh tính, tính toán công hạnh các loại,
mà về Tam Đảo an cư, mới gọi là Chân Nhân Tiên Tử.
Lữ tổ hỏi:
Hôm nay đặc biệt nhờ thầy khai thuyết về lí lớn của Hi Di, về Huyền Cơ của Trời Đất. Không chỉ làm
tai mắt sáng trong mà tinh thần tú mị. Thân tàn được nhờ mà cuối cùng không như phân rác.
Nhưng có biết mà chắc gì đã có thể thi hành, thi hành chắc gì đã có thể đắc. Nghĩ việc lớn sinh tử,
thời gian mau chóng. Tuy biết diệu lí, mà chưa biết cách hành trì, cuối cùng chẳng thành công,
chẳng khác gì kẻ không biết. Dám mong chỉ giáo thời điểm giao hội, phương pháp hành trì, hạ thủ
thế nào, dụng công thế nào?
Chung tổ đáp:
Ta có cuốn [Linh Bảo Tất Pháp], gồm 10 quyển, 12 khoa. Trong có 6 nghĩa: một là Kim Cáo, hai là
Ngọc Thư, ba là Chân Nguyên, bốn là Tỉ Dụ, năm là Chân Quyết, sáu là Đạo Yếu. Bao la Đại Đạo,
dẫn dụ Tam Thanh. Chỉ Âm Dương thăng giáng của Trời Đất làm mô phạm. Đem sự qua lại của
Nhật Nguyệt tinh hoa làm pháp tắc. Thực là ý chỉ của Ngũ Tiên, là quy thức của tam thành. Ta sẽ
chọn ngày mà truyền cho túc hạ.

Cái mầm màu vàng


[2] Lai sinh: Kiếp sau

[3] Nguyên văn: lập bản tẩu hoàn: ván lật đạn lăn, chỉ sự nhanh chóng

[4] Tam thành: 3 mức độ thành công

[5] Ngũ đẳng: 5 loại

[6] Thần thức: chỉ tâm thức hữu tình linh diệu bất khả tư nghị

[7] Sấu yết: súc nuốt nước bọt

[8] Diên niên: kéo dài tuổi thọ.

[9] Trừu thiêm: thêm bớt

[10] Chu nhi phục thủy: cứ hết vòng lại bắt đầu từ đầu, đại loại là như một vòng tròn liên tục, hết
vòng này đến vòng khác

[11] Triền độ: một cách chia Chu Thiên ra 360 độ, dùng nó để định vị vị trí của mặt trăng, mặt trời,
sao

[12] Huyền Hoàng cũng là Trời Đất

[13] Thượng Huyền: mùng 7, mùng 8 âm lịch

[14] Đại loại tương vọng là quay mặt về phía mặt trời nên nhìn thấy mặt sáng

[15] Hạ Huyền: 22, 23 âm lịch

[16] Đại loại tương bối là quay lưng về phía mặt trời nên mặt tối

[17] Nguyệt Đán: là ngày mùng một âm lịch.

[18] Nguyệt Vọng: ngày rằm.

[19] Hối Sóc: 30 âm lịch.

[20] Xuân Tuyết, Thu Hoa: mùa Xuân ấm lên thì tuyết tan, mùa Thu thì hoa lá rụng

[21] Mặt trời lặn, trăng lên sớm

[22] Hi Di là nơi hư tịch huyền diệu

[23] Thập Châu là mười hòn đảo nơi Tiên ở

[24] Quần Thủy chúng Âm: là nơi nhiều Thủy nhiều Âm, kị Hỏa

[25] Thuế: xác của loài sâu lột ra. Như xác ve chẳng hạn.

[26] Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân: câu này trích từ Chu Dịch. Đại ý là mọi thứ và sự vật tu
họp theo sự tương đồng, và phân nhóm theo sự không tương đồng.
[27] Hàn thử ôn lương: lạnh, nóng, ấm, mát

[28] Trừu thiêm: thêm bớt

[29] Tam thiên: ba lần thay đổi

[30] Thế lệ tiên hãn: nước mũi, nước mắt, nước dãi, mồ hôi

[31] Phác: mộc mạc, đơn sơ

[32] Lệnh: thời tiết, mùa

[33] Vô tức: có thể nghĩa là không tin tức, hoặc không hơi thở, hoặc không khí tức...

[34] Thần thức: chỉ tâm thức hữu tình linh diệu bất khả tư nghị

[35] Hi Di là nơi hư tịch huyền diệu

[36] Đại khí: một thiết bị tốt, làm xong thì sẽ thành khuôn mẫu cho các thiết bị sau này

[37] Xem Đạo Đức Kinh

[38] Kim Khí: thiết bị bằng vàng

[39] Người, vật, vạc, nồi

[40] Đạo gia gọi trời xanh là Bích Lạc

[41] Thiên Cù: đường phố trên trời

[42] Phàm lung: cái lồng trần thế

[43] Thân ngoại kiến tại: chịu không hiểu rõ, có thể là thấy các thứ ngoài thân

[44] Tùy ba trục lãng: tùy theo sóng nước nổi trôi, chẳng tự dừng lại.

[45] Cám phát: tóc màu đỏ tía, nguyên ban đầu chỉ mái tóc màu ngọc lưu li của Phật Như Lai. Sau
này cũng dùng để chỉ tóc của người đắc Đạo.

[46] Thế lệ tiên hãn: nước mũi, nước mắt, nước dãi, mồ hôi

[47] Hoa Tư: họ của mẹ Phục Hi, ngoài ra để chỉ đất nước lý tưởng

You might also like