Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP VĂN KHỐI 10 (TỪ NGÀY 7/2 ĐẾN 16/2)

1. Làm bài tập thuyết trình


1.1. Lớp 10.2 + 10.5 làm BT trình bày 1 vấn đề trong 4 phút (phần làm việc cá nhân).
1.2. Các lớp từ 10.1 đến 10.5: Làm BT thuyết trình về 1 nhân vật truyền cảm hứng (phần làm việc nhóm).
2. Làm bài tập đọc hiểu vào giấy
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Đó là một buổi tối rất bình yên, cả nhà tôi đang cùng xem một bộ phim truyền hình yêu thích thì chuông điện thoại
reo. Mẹ nhấc máy, chăm chú lắng nghe, nói “Vậy à, vậy à, ừ…”. Rồi đặt máy. Tôi thoáng thấy mẹ làm một việc rất lạ nữa
– rút “giắc” cắm điện thoại. Rồi mẹ lại cùng bố con tôi xem phim. Đó là đêm cháy chợ Đồng Xuân. Bạn hàng hốt hoảng báo
cho mẹ biết là lửa đã cháy đên sạp vải của nhà chúng tôi. Sau đó là những năm vay mượn, đầu tắt mặt tối, gây dựng lại
từ đầu. Có lần tôi hỏi mẹ về tối hôm đó, mẹ trả lời êm ả: “Mẹ không mong bố cuống lên rồi lao đến đó, nhỡ có làm sao…”.
Cả cơ nghiệp lao đao, nhưng trong phút giây đó, mẹ chỉ nghĩ đến bố tôi.
[...]
Đôi khi bạn ngạc nhiên về những người bạn yêu quý. Sự an nhiên nơi tâm hồn họ. Những quyết định đơn giản mà
quyết liệt. Sự bình thản của họ trước những thứ tưởng chừng rất quan trọng, nhưng lại không thật sự quan trọng. Cái cách
mà họ tha thiết với con người. Giản đơn, nhưng mãnh liệt.”
(Trích Điều con người cần nhất, Gửi bé bống ở xứ sở niềm vui – Ngô Thị Phú Bình, Nxb Kim Đồng, 2016)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3: Người mẹ đã làm gì khi nhận được cuộc điện thoại báo cháy của bạn hàng? Theo anh/chị vì sao người mẹ lại hành
động như vậy?
Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến: “Có tiền, ta có thể mua được ngôi
nhà nhưng không mua được tổ ấm”.

ĐỀ 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Một người bạn Philippines gửi cho tôi một cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người
Philippin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư Alexandro L. Laxon – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn
sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu.
Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải.
Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.
Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu?
Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước.
Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta
phải đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao
thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày.
Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen
tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những
điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa
biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh.
Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang
thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của
Lão Tử)”
(Theo Báo điện tử Tuoitreonline, 22/10/2007)
Câu 1: Chỉ ra điều tác giả bị thu hút khi đọc cuốn sách “12 điều nhỏ bé mỗi người Philippines có thể thực hiện để giúp ích
Tổ quốc”?
Câu 2: Chỉ ra và gọi tên 1 biện pháp tu từ đã được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3: Theo tác giả, vì sao có thể nói tuân thủ Luật giao thông là điều được đặt lên hàng đầu trong những điều người
Philippines có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc?
Câu 4: Theo anh/chị, việc tuân thủ luật giao thông có ý nghĩa như thế nào với việc tuân thủ luật pháp nhà nước?
Câu 5: Từ thực trạng an toàn giao thông của nước ta hiện nay, anh/chị có suy nghĩ gì về việc tuân thủ luật giao thông của
người dân? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 150 từ)

You might also like