Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2- KHỐI 12 - NH 2019-2020


Môn: HÓA HỌC
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 : Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không do các electron tự do trong kim loại gây ra?
A. Tính dẫn điện và dẫn nhiệt. B. Ánh kim.
C. Tính dẻo. D. Tính cứng.
Câu 2 : Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là
A. Cu. B. K. C. Zn. D. Fe.
Câu 3 : Kim loại nào sau đây không thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Na.
Câu 4 : Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Ag.
Câu 5 : Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính axit. B. Tính bazơ. C. Tính khử. D. Tính oxi hóa.
Câu 6 : Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Ag. B. Au. C. Al D. Cu.
Câu 7 : Kim loại Mg được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?
A. Cho MgO phản ứng với khí CO ở nhiệt độ cao.
B. Điện phân nóng chảy MgCl2.
C. Cho dung dịch MgCl2 phản ứng với lượng dư Na.
D. Điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn.
Câu 8 : Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Mg + O2   2MgO. B. 2Al + Fe2O3   2Fe + Al2O3.
o o
t t

C. Ca + CuSO4 (dung dịch)  CaSO4 + Cu. D. Zn + 2HCl (dung dịch) 


 ZnCl2 + H2.
Câu 9 : Tiến hành 4 thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(c) Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3.
(d) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xuất hiện sự ăn mòn điện hóa là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10 : Có các phát biểu sau:
(a) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
(b) Không thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn.
(c) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư), sau phản ứng thu được Fe.
(d) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(e) Để dây thép ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thấy dây thép bị ăn mòn điện hóa.
(f) Tính oxi hóa của ion Cu2+ mạnh hơn ion Fe3+.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 11 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4. (b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch CuSO4. (d) Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
1
Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

Câu 12 : Ở nhiệt độ thường kim loại Na phản ứng với nước, thu được các sản phẩm là
A. NaOH và H2. B. NaOH và O2. C. Na2O và H2. D. Na2O và O2.
Câu 13 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe.
Câu 14 : Sục từ từ đến dư khí X vào nước vôi trong. Quan sát ta thấy lúc đầu có kết tủa trắng tăng dần,
sau đó kết tủa tan. Khí X là
A. CO2. B. CO. C. NO2. D. Cl2.
Câu 15 : Thạch cao nung có công thức hóa học là
A. CaCO3. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.2H2O.
Câu 16 : Nước cứng là nước có chứa nhiều các cation
A. Mg 2  và Ca 2  . B. Be 2  và Sr 2  . C. Ba 2  và Sr 2  . D. Fe 2  và Ba 2  .
Câu 17 : Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. Na2CO3. B. NaCl. C. HCl. D. CaCO3.
Câu 18 : Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4. B. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4. D. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
Câu 19 : Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng "nước chảy, đá mòn"?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. CaO + H2O → Ca(OH)2.
Câu 20 : Thành phần chính của vôi sống là
A. CaCO3 B. CaO C. MgCO3 D. FeCO3
Câu 21 : Thí nghiệm không tạo ra chất khí là
A. Cho Ba vào dung dịch CuSO4 B. Cho NaHCO3 vào dung dịch HCl
C. Cho NaHCO3 vào dung dịch NaOH D. Fe vào dung dịch H2SO4 loãng
Câu 22 : Cách nào sau đây không điều chế được NaOH?
A. Cho Na tác dụng với nước
B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ.
C. Cho dung dịch KOH tác dụng với dung dịch Na2CO3.
D. Cho Na2O tác dụng với nước.
Câu 23 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
B. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
C. Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
Câu 24 : Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột CaCO3 vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Mg vào dung dịch Zn(NO3)2.
(c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(e) Cho BaSO4 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 25 : Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(b) Dẫn khí CO dư qua Al2O3 nung nóng.
(c) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeSO4 dư.
(d) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

2
Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

Sau phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất kim loại là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26 : Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít
khí H2 (đktc), còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 2,8. B. 6,4. C. 3,2. D. 5,6.
Câu 27 : Cho m gam Fe phản ứng với 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 6,8 gam kim loại. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 5,2. C. 5,0. D. 6,0.
Câu 28 : Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H 2 (đktc) và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 26,95. B. 27,45. C. 25,95. D. 33,25.
Câu 29 : Cho 16 gam Fe2O3 phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 300. C. 200. D. 600.
Câu 30 : Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2 (đktc).
Kim loại M là
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 31 : Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X
trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 0,72. B. 1,08. C. 1,35. D. 0,81.
Câu 32 : Hòa tan hoàn toàn a mol Al vào dung dịch HNO3 thu được 0,03 mol khí N2 là sản phẩm khử duy
nhất. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,03. C. 0,08. D. 0,3.
Câu 33 : Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 8 gam CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X
vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng đều hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 12. B. 10. C. 5. D. 8.
Câu 34 : Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,015 mol khí H2. Kim loại
kiềm là
A. Na. B. K. C. Li. D. Rb.
Câu 35 : Hòa tan m gam natri vào nước thu được dung dịch X. Trung hòa X cần 100 ml dung dịch H2SO4
0,5M. Giá trị của m là
A. 6,9. B. 4,6. C. 9,2. D. 2,3.
Câu 36 : Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí
(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 24,55. B. 30,10. C. 19,15. D. 20,75.
Câu 37 : Cho 90 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 59,58. B. 17,64. C. 41,94. D. 66,20.
Câu 38 : Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 2,12 gam
Na2CO3 và 1,26 gam NaHCO3. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 0,784. C. 1,232. D. 1,008.
Câu 39 : Dẫn 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30 B. 20 C. 40 D. 25
Câu 40 : Hòa tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được 100ml dung dịch X và 5,6
lít khí H2 (đktc). Nồng độ Ba(OH)2 trong dung dịch X là
A. 2M. B. 1M. C. 0,5M. D. 2,5M.
3
Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

ĐỀ SỐ 2
Câu 1 : Phương pháp điện phân dung dịch dùng để điều chế kim loại
A. Cu. B. Ca. C. Na. D. Al.
Câu 2 : Kim loại nào sau đây chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Cr. D. Na.
Câu 3 : Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O (dư), tạo dung
dịch bazơ là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 4 : Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các chất riêng biệt sau: H2SO4 loãng, CuCl2, Fe(NO3)3,
AgNO3, NaCl. Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 5 : Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 6 : Cho các kim loại: Fe, Cu, Ba, Cr, Al, Zn. Số kim loại thụ động với HNO3 đặc nguội là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7 : Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8 : Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế kim loại theo phương pháp thủy luyện?
A. CuO + H2 Cu + H2O. B. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
C. Mg + H2SO4 MgSO4 + H2. D. 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3.
Câu 9 : Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
 3 2 2  2 3 2
A. Ag , Fe ,Cu , Fe . B. Ag ,Cu , Fe , Fe .
3  2 2 3 2  2
C. Fe , Ag ,Cu , Fe . D. Fe ,Cu , Ag , Fe .
Câu 10 : Tiến hành phản ứng khử oxit kim loại X thành kim loại bằng khí CO dư theo sơ đồ hình vẽ. Oxit X

A. MgO. B. Al2O3. Oxit X

C. Na2O. D. CuO. Khí CO

Câu 11 : Nhận xét nào sau đây là sai?


A. Để gang hoặc thép trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
B. Trong ăn mòn hóa học, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
C. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước)
những lá Zn - đây là cách chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp bảo vệ bề mặt.
D. Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời quá trình ăn mòn điện hóa
học và ăn mòn hóa học.
Câu 12 : Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Fe. B. Ca. C. Rb. D. Al.
Câu 13 : Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
t0
A. Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3. B. 2NaHCO3  Na2O + 2CO2 + H2O.
C. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

4
Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

Câu 14 : Muối nào sau đây không bị nhiệt phân?


A. NaHCO3. B. MgCO3. C. Ca(HCO3)2. D. Na2CO3.
Câu 15 : Trong y học, hợp chất nào của Na sau đây được dùng làm thuốc đau dạ dày
A. Na2SO4. B. NaHCO3. C. NaOH. D. NaI.
Câu 16 : Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đun nóng nước cứng tạm thời sẽ thu được kết tủa.
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ có kết tủa và khí bay ra.
C. Ca(OH)2 còn gọi là đá vôi.
D. Nước cứng toàn phần chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42+.
Câu 17 : Thạch cao sống là tên gọi của chất nào sau đây?
A. CaSO4.H2O. B. 2CaSO4.H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.
Câu 18 : Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg ; Ca ; Cl ; SO4 . Chất được dùng để làm mềm mẫu nước
2+ 2+ - 2-

cứng trên là:


A. Na3PO4. B. Ca(OH)2. C. BaCl2. D. NaHCO3.
Câu 19 : Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng hoàn toàn. Trong loại nước cứng này có hòa tan
những chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
C. Mg(HCO3)2, CaCl2. D. CaSO4, MgCl2.
Câu 20 : Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Vôi sống. B. Vôi tôi. C. Thạch nhũ. D. Thạch cao.
Câu 21 : Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. Sục khí CO2 và dung dịch BaCl2. B. Sục khí CO2 và dung dịch Na2CO3.
C. Sục khí CO2 và dung dịch Ba(OH)2 D. Sục khí CO2 và dung dịch NaClO.
Câu 22 : Dung dịch NaOH không tác dụng với chất nào sau đây?
A. HCl. B. NaHCO3. C. CO2. D. Fe.
Câu 23 : Chất nào sau đây tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa sau phản ứng?
A. ZnCl2. B. NaHSO4. C. NH4Cl. D. Al(NO3)3.
Câu 24 : Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Pt, Cr. Số kim loại trong dãy không phản ứng được với
dung dịch HNO3 đặc nguội là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 25 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(b) Nung nóng AgNO 3.
(c) Cho mẩu nhỏ natri vào cốc nướ c.
(d) Cho mảnh đồng vào dung dịch HCl.
(e) Cho sợi dây Al vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau một thời gian, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 26 : Cho các phát biểu sau:
(a) Để bảo quản kim loại kiềm cần ngâm chìm trong dầu hỏa.
(b) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(c) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
(f) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ được dùng trong kỹ thuật hàng không.

5
Tổ Hóa học Trường THPT Gia Định

Số phát biểu đúng là


A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 27 : Cho 2,33 gam hỗn hợp Zn và Fe vào một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được 896 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 1,91. B. 3,57. C. 8,01. D. 5,17.
Câu 28 : Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với lượng dung dịch H2SO4 loãng, dư, đến khi
phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí (đktc). Khối lượng Cu có trong 15 gam hỗn hợp X là
A. 4,2. B. 8,4. C. 2,4. D. 1,6.
Câu 29 : Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 12,9. B. 6,4. C. 5,6. D. 3,2.
Câu 30 : Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được
4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 65,38%. B. 34,62%. C. 51,92%. D. 48,08%.
Câu 31 : Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 11,6 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho
toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m
là:
A. 20,0. B. 5,0. C. 6,6. D. 15,0.
Câu 32 : Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO (nung nóng), sau phản ứng thu được hỗn hợp khí có
ti khối hơi đối với hiđro bằng 18. Khối lượng CuO đã bị khử là
A. 12 gam. B. 24 gam. C. 8 gam. D. 16 gam.
Câu 33 : Cho 2,886 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm M và M2O tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
9,945 gam muối khan. Kim loại M là
A. K B. Rb C. Na D. Li
Câu 34 : Hòa tan hết một lượng hỗn hợp gồm K và Na vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí
H2 (đktc). Cho X vào dung dịch FeCl3 dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa . Giá
trị của m là:
A. 2,14. B. 6,42. C. 1,07 D. 3,21.
Câu 35 : Cho nước vôi trong dư vào 100 ml dung dịch NaHCO3 0,12M thu dược m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 0,6. B. 4,8. C. 1,2. D. 2,4.
Câu 36 : Hòa tan hết 21,2 gam Na2CO3 trong dung dịch H2SO4 dư thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,6.
Câu 37 : Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Khối lượng muối thu
được là:
A. 29,3. B. 5,0. C. 24,5. D. 20,0.
Câu 38 : Nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mẫu đá vôi thu được 20,37 lít CO2 ở đktc. Tìm hàm lượng phần
trăm của CaCO3.
A. 53,62%. B. 81,37%. C. 95,67%. D. 95,67%.
Câu 39 : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít
CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn. % khối lượng của CaCO3 có trong X là
A. 48,28% B. 37,5% C. 86,2% D. 62,5%

Câu 40 : Dung dịch X chứa 0,1 mol Cu ; 0,3 mol Cl ; 1,2 mol Na và x mol SO42–. Khối lượng muối có
2+ +

trong dung dịch X là


A. 140,65 gam. B. 150,25 gam. C. 139,35 gam. D. 97,45 gam.
6

You might also like