Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Đại Học Thái Nguyên

Khoa Công Nghệ Thông Tin


--------------------

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Thực Tập Chuyên Đề Viễn Thông

Đề Tài: Tìm Hiểu Về Anten Thích Nghi

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Văn Quyền


Sinh viên thực hiện: Ngô Hữu Hưng
Phạm Thị Lan Hương
Hoàng Văn Lâm
Lê Ngọc Khánh

Thái Nguyên,tháng 10 năm 2010


Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
,

MỤC LỤC
1.Giới thiệu chung ...............................................................................................................3
2. Thuật ngữ về anten thông minh thích nghi......................................................................3
3. Công nghệ anten thông minh...........................................................................................4
3.1 Mở rộng vùng phủ sóng.............................................................................................4
3.2. Giảm nhiễu đường truyền.........................................................................................4
3.3 Đa truy nhập phân chia theo không gian...................................................................5
4. Hệ thống Anten thích nghi...............................................................................................6
5. Cơ sở kỹ thuật xử lý tín hiệu trong hệ thống smart antenna kết hợp điều khiển công
suất.......................................................................................................................................8
5. Mục đích của hệ thống anten thích nghi........................................................................11
6. Sự khác nhau giữa anten thường và anten thích nghi....................................................12
7. Những ưu điểm chủ yếu của anten thông minh.............................................................13

Hệ Thống Anten Thông Minh

2
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
1.Giới thiệu chung
Hệ thống anten thông minh là một hệ thống gồm nhiều phần tử anten kết
hợp với khả năng xử lý tín hiệu để tối ưu hoá phát xạ và/hoặc thu nhận tự động
đáp ứng với môi trường tín hiệu. Vậy anten đóng vai trò gì trong hệ thống thông
tin? Câu trả lời là anten đóng vai trò là cổng truyền năng lượng tần số vô tuyến
(RF) được ghép với bộ phát tới môi trường bên ngoài và ngược lại đến bộ thu từ
môi trường bên ngoài.Anten thông minh còn được gọi bằng một tên khác là
“Anten thích nghi”
2. Thuật ngữ về anten thông minh thích nghi
Để hiểu rõ hệ thống anten thông minh làm việc, hãy nhắm mắt và tưởng
tượng có người đi quanh phòng. Bạn sẽ nhận thấy bạn có thể xác định vị trí của họ
mà không nhìn thấy họ bởi vì:
• Bạn nghe thấy tín hiệu của người nói qua hai tai, cảm giác âm thanh
• Giọng nói đến tai vào các thời điểm khác nhau
• Não của bạn, một bộ xử lý tín hiệu chuyên nghiệp, thực hiện rất nhiều tính
toán và phối hợp thông tin tính ra vị trí người nói
Não của bạn cũng thêm thông tin về cường độ tín hiệu từ hai tai nên bạn có
thể cảm nhận được âm thanh theo một hướng đã chọn to hơn nhiều so với hướng
khác. Các hệ thống anten thích nghi cũng thực hiện giống như vậy, sử dụng anten
thay vì tai. Kết quả là 8, 10 hay 12 tai có thể được sự dụng để chỉnh và tăng tín
hiệu thông tin. Vì anten thực hiện cả hai chức năng nghe và nói, nên hệ thống
anten thích nghi có thể gửi tín hiệu ngược lại trên cùng hướng đã phát đi. Điều này
có nghĩa là hệ thống anten không chỉ nghe được lớn hơn gấp 8, 10 hay 12 lần mà
còn trả lời đáp lại to và trực tiếp hơn. Đi thêm một bước nữa, nếu có thêm người
nói, hệ thống xử lý tín hiệu nội có thể chỉnh các nhiễu không mong muốn và sau
đó tập trung vào một cuộc nói chuyện tại một thời điểm. Do đó, các hệ thống dàn
thích nghi nâng cao có khả năng tương tự phân biệt giữa các tín hiệu mong muốn
và tín hiệu không mong muốn.

3
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
3. Công nghệ anten thông minh
Một hệ thống anten thông minh bao gồm một dãy anten, với phần cứng vô
tuyến và khối điều khiển để thay đổi giản đồ phủ sóng theo điều kiện môi trường
vô tuyến nhằm tăng cường hiệu năng của một hệ thống thông tin.
3.1 Mở rộng vùng phủ sóng
Ở các vùng mật độ thuê bao thấp, tối ưu phủ sóng là hướng tới mục tiêu là
tăng độ rộng vùng phủ và tăng khoảng cách phủ sóng. Khi sử dụng anten thông
minh ở các khu vực này cho phép tăng bán kính phủ sóng của trạm nhiều lần so
với anten đẳng hướng hay anten sector như mô tả trong Hình 1.

Hình 1: Mở rộng vùng phủ sóng sử dụng anten thông minh


3.2. Giảm nhiễu đường truyền
Ở nơi có mật độ thuê bao cao, mục tiêu tối ưu phủ sóng là tăng dung lượng.
Hai kỹ thuật chính được sử dụng để tăng dung lượng là giảm nhiễu xuyên kênh
trên đường xuống và khử nhiễu ở đường lên. Trong hệ thống sử dụng anten thông
minh, các búp sóng của anten hướng chính xác thuê bao, do vậy công suất phát chỉ
phát đúng đến hướng cần thiết và tránh phát tín hiệu về phía nguồn can nhiễu.
Nhiễu xuyên kênh kiểu đồng kênh chỉ xảy ra nếu các thuê bao này cùng nằm trong
một búp sóng khá hẹp (5o đến 10o). Do đó, nhiễu đồng kênh sẽ giảm được rất
nhiều so với trường hợp dùng anten đẳng hướng (3600) hay anten sector (600, 900,
1200) ở kênh đường xuống.

4
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
Nhiễu xuyên kênh đường lên có thể loại trừ bằng cách hướng búp sóng về
đúng hướng thuê bao và bằng không tại các hướng có các thuê bao đồng kênh.
Như vậy, giảm nhiễu đồng kênh được thực hiện bằng cách lái búp sóng
hoặc chuyển mạch búp sóng. Nhờ việc sử dụng các búp sóng định hướng, nhiễu
giữa các trạm phủ sóng dùng cùng tập kênh tần số cũng giảm đáng kể so với
trường hợp anten đẳng hướng như mô tả trong Hình 2. Trong trường hợp lý tưởng,
số lượng trạm phủ sóng cần có thể giảm xuống, tăng hiệu quả sử dụng băng tần
dung lượng.

Hình 2: Giảm nhiễu đường xuống và loại trừ nhiễu đường lên dùng anten
thông minh
3.3 Đa truy nhập phân chia theo không gian
Hệ thống anten thông minh cũng cho phép một trạm phủ sóng có thể liên
lạc với 2 hay nhiều thuê bao sử dụng cùng một tần số khi sử dụng công nghệ đa
truy nhập phân chia theo không gian (SDMA – Space Division Multiple Access),
do đó cho phép hệ thống sử dụng các tài nguyên mạng hiệu quả hơn.SDMA nghĩa
là phục vụ các cuộc gọi theo các anten định hướng búp sóng hẹp. Với kỹ thuật này
thì không gian phủ sóng được sector hoá. Không gian phủ sóng sẽ được sẽ được
chia ra thành các miền không gian hẹp (ví dụ như tổng không gian phủ sóng là 360
độ thì được chia ra thành 3 phần – 120 độ) hay ta còn gọi là sector hoá không gian.
Với kỹ thuật này sẽ giảm được hiện tượng giao thoa tần số, nhiễu đồng kênh,nhiễu
đa đường …cho phép tăng dung lượng hệ thống. SDMA có thể áp dụng cho bất kỳ
hệ thống thông tin di động nào. Hiện nay kỹ thuật này được sử dụng ngay tại hệ
thống anten để có thể xử lí tín hiệu, chọn lọc tín hiệu và điều khiển búp sóng của

5
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
chính nó sao cho phù hợp với khoảng cách của thuê bao.Kỹ thuật SDMA là một
kỹ thuật được đưa ra từ lâu nhưng chưa thực sự được sử dụng trong hệ thống
thông tin quảng bá mà chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự
4. Hệ thống Anten thích nghi
Hệ thống anten thích nghi thực chất là một hệ thống gồm nhiều anten cấu
thành mạng,các anten thành phần đó hoàn toàn giống nhau. Cấu trúc mạng anten
rất đa dạng tuỳ theo từng mục đích như: kiểu tuyến tính, vòng tròn, planar, khối…

Hình 3: Hệ thống Anten tuyến tính


Cho dù hình dạng và kiến trúc khác nhau nhưng tất cả đều phải đảm bảo
các điều kiện sau:
• Các anten thành phần phải như nhau về mọi mặt: tính chất vật lí, kích
thước, khoảng cách giữa các phần tử…và biểu đồ hướng sóng của mỗi anten.
• Không có sự tác động qua lại giữa các anten thành phần.
• Không có sự biến đổi biên độ giữa các anten.
• Tín hiệu thu được phải độc lập, có thể rời rạc hoá trên mặt phẳng sóng.
Hệ thống anten thích nghi sử dụng hai kỹ thuật xử lí tín hiệu.
• Switched beam (Chuyển mạch búp sóng) sử dụng mạng anten trong đó
các anten thành phần thu phát một cách độc lập, biểu đồ hướng anten sẽ thay đổi
chuyển từ anten thành phần này sang anten thành phần khác để bám theo đối
tượng khi thuê bao di chuyển. Tuy nhiên dung lượng hệ thống bị giới hạn vì phụ
thuộc vào số lượng anten thành phần trong mạng anten, biểu đồ hướng sóng anten
được xác định trước hoặc dưới dạng kết hợp (các sector). Hệ thống này tương đối
đơn giản, dễ lắp đặt trong các hệ thống thông tin di động hiện nay. Tuy nhiên hệ
thống này vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như: dung lượng hệ thống

6
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
phụ thuộc vào số lượng anten thành phần trong mạng anten, không tận dụng được
tính chất đa đường để tăng cường tín hiệu….

Hình 4: hệ thống chuyển mạch búp sóng


• Adaptive array - mạng tương thích: biểu đồ hướng sóng không xác định,
mang tính chất động và các biểu đồ hướng sóng anten đó có thể điều chỉnh theo
thời gian thực. Hệ thống này tất nhiên là phức tạp hơn hệ thống anten trên tuy
nhiên lại có ưu điểm hơn vì nhờ tính chất động của hệ thống anten nên dung lượng
của hệ thống có thể thay đổi một cách linh hoạt, khắc phục những nhược điểm cơ
bản của hệ thống trên như lợi dụng tính chất đa đường để tăng cường tín hiệu….

7
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________

Hình 5: Hệ thống mạng anten tương thích


5. Cơ sở kỹ thuật xử lý tín hiệu trong hệ thống smart antenna kết
hợp điều khiển công suất
Hệ thống anten thích nghi hay thông minh là vì trong bất cứ môi trường
truyền sóng nào hệ thống anten cũng đều tự động điều chỉnh biểu đồ hướng anten
của mình theo những hướng có thuê bao. Triệt tiêu những hướng không cần thiết
và nhiễu. Về mặt cấu trúc như đã biết toàn bộ hệ anten là một mạng N kênh, mỗi
kênh được xử lí với trọng số riêng. Các trọng số này được điều khiển theo hiệu
ứng tổng hợp ở đầu ra của hệ thống.

8
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
Hình 6: Sơ đồ khối tổng quát của anten thích nghi
Như trên đã trình bày hai kỹ thuật xử lí tín hiệu trong hệ thống Smart
antenna. Do đó sẽ có những đặc trưng riêng thể hiện ưu điểm của mỗi kỹ thuật.
Tuy nhiên cả hai phương pháp trên đều phải thông qua các công đoạn xử lí chung
sau:
• Xác nhận các đáp ứng của hệ thống anten: ma trận các vector trọng số
sóng. Đây mới chỉ là phản ứng sơ bộ của hệ thống anten khi có các tín hiệu thuê
bao tác động lên, thời điểm này chưa có sự điều khiển tương thích với sóng mong
muốn. Đồng thời xác định được vết không gian của các tín hiệu, thông số định
lượng khả năng đáp ứng của mạng anten và các thông số về góc tới của sóng, thời
gian trễ, cường độ tín hiệu…Bước này rất quan trọng vì có vai trò rất quan trọng
cho những bước xử lí chọn lọc và tương thích sau này.
• Tiếp theo tín hiệu được đưa tới từng bộ lọc của từng nhánh, ở đó tín hiệu
được tối ưu hoá, các thông số được xác định một cách chính xác, như việc xác
định thông số DOA (góc tới của sóng) - việc xác định thông số này cần có sự tham
gia của phần mềm xử lí tín hiệu như: MUSIC (Thuật toán phân loại đa tín hiệu),
ESPRIT (Thuật toán định lượng các thông số tín hiệu thông qua kỹ thuật bất biến
luân phiên)… Đây là một thông số rất quan trọng kết hợp với các thông số ở bước
trước để sau này hệ thống thực hiện chọn lọc tín hiệu hay tương thích và loại bỏ
những tín hiệu không mong muốn và điều khiển công suất thu sao cho hợp lí.
• Tương thích: là khâu yêu cầu sự tính toán rất phức tạp và chính xác.
Trong hệ thống xử lí luôn có một ma trận các vector trọng số mẫu để làm tín hiệu
tham chiếu với ma trận các vector trọng số sóng nhận được. Trên cơ sở biết được
yêu cầu cần kết nối ta xác định được các vector trọng số sóng mong muốn thông
qua thuật toán xử lí tương thích như: MMSE (Minimum Mean Square Error - thuật
toán lỗi bình phương sai phân tối thiểu) hay thuật toán thích nghi mù….khi đó tín
hiệu không mong muốn sẽ bị triệt tiêu trên cơ sở kỹ thuật đa truy nhập theo tần số
trực giao (OFDM – Othogornal Frequency Division Multiple), qúa trình điều
khiển công suất hoạt động song song với quá trình xử lí tín hiệu nhận dạng thuê

9
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
bao để tránh hiện tượng chèn ép kênh và hao phí công suất…Ta minh hoạ sơ đồ
khối thuật toán xử lí tương thích tổng quát trong hệ thống thông tin di động như
sau:

Hình 7: Phần mềm hệ thống anten thích nghi


• Sau khi nhận được tín hiệu mong muốn thì ta phải định lượng được cường
độ tín hiệu, nghĩa là phải có giá trị cao hơn giá trị ngưỡng cho trước thì mới có thể
đưa tới bộ giải điều chế. Tín hiệu có cường độ nhỏ hơn giá trị ngưỡng thì hệ thống
sẽ phải lặp lại sự tương thích lại với sự thay đổi hệ số tương thích - thay đổi công
suất thu.
• Cuối cùng những tín hiệu mong muốn lớn hơn giá trị ngưỡng sẽ được đưa
tới bộ kết hợp tạo ra tín hiệu đầu ra có cường độ cực đại. Tại đây người ta sử dụng
bộ thu RAKE - điều chỉnh thời gian trễ tín hiệu, lợi dụng tính chất đa đường để
nâng cao công suất tín hiệu và loại bỏ nhiễu trong tín hiệu mong muốn.
Hệ thống anten thích nghi hoạt động rất phức tạp. Tuy nhiên nó lại là thiết
bị không thể thiếu để hỗ trợ cho các hệ thống thông tin di động tiên tiến.

10
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
5. Mục đích của hệ thống anten thích nghi
Mục đích của hệ thống anten thông minh là tăng chất lượng tín hiệu và tăng dung
lượng hệ thống. Các đặc trưng và lợi ích của anten thông minh được liệt kê trong
bảng 1.
Bảng 1: Các đặc trưng và lợi ích của hệ thống anten thích nghi
Đặc trưng Lợi ích
Tăng ích tín hiệu: Các tín hiệu vào Vùng phủ sóng rộng hơn: Tập
từ các phần tử anten được kết hợp trung năng lượng được phát đi
với nhau để tối ưu hoá công suất trong tế bào làm tăng bán kính
sẵn có nhằm tạo được một mức độ phủ sóng của trạm gốc. Yêu
phủ sóng nhất định. cầu công suất thấp hơn giúp
cho tuổi thọ của nguồn pin dài
hơn, cũng như kích cỡ thiết bị
nhỏ gọn hơn.
Loại bỏ nhiễu: Mẫu anten có Dung lượng tăng: Điều khiển
thể phát về phía nguồn chính xác mức không của tín
nhiễu cùng kênh, nhờ đó cải hiệu, giảm nhiễu, kết hợp với
thiện được tỉ số tín hiệu trên giảm khoảng cách tái sử dụng
nhiễu của các tín hiệu thu tần số sẽ làm tăng dung lượng.
được Nhiều công nghệ thích nghi hỗ
trợ khả năng tái sử dụng tần
số trong cùng một tế bào.
Phân tập không gian: Thông Loại bỏ hiệu ứng đa đường: có
tin tổng hợp từ dàn được sử thể giảm trải trễ của kênh một
dụng để tối thiểu hoá fađinh cách hiệu quả, hỗ trợ tốc độ bit
và các hiệu ứng không mong cao hơn mà không cần các bộ
muốn khác của truyền sóng cân bằng.
đa đường
Tiết kiệm công suất: Kết hợp Giảm chi phí: Chi phí cho bộ
các tín hiệu vào từ các phần khuếch đại công suất thấp

11
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
tử để tối ưu hoá tăng ích xử hơn, công suất tiêu thụ ít hơn
lý trong hướng xuống và độ tin cậy cao hơn.
6. Sự khác nhau giữa anten thường và anten thích nghi

Hình 8: Vùng bức xạ của anten thường và anten thích nghi


Theo hình 8 ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa vùng bức xạ của hệ thống
anten thường và của anten thích nghi. Anten thích nghi có những búp sóng (beam)
hẹp hơn và có tính định hướng cao hơn so với anten thường.
Vì sao Anten thông minh có thể đạt được tính “thông minh” như vậy ?

Thực ra, trong hệ thống Anten thông minh, bản thân các phần tử Anten
không thông minh, mà sự thông minh được tạo ra do quá trình xử lý số tín hiệu
các tín hiệu đến các phần tử Anten. Quá trình kết hợp tín hiệu và sau đó tập trung
bức xạ theo một hướng đặc biệt được gọi là Beamforming.

Hình 9: Sơ đồ tổng quát của anten thông minh

12
Tìm hiểu Anten Thích Nghi
__________________________________________________________________
Từ sơ đồ ta thấy tín hiệu đến các phần tử Anten, sau đó được nhân với một
bộ trọng số rồi tổng lại để được tín hiệu ngõ ra. Chính bộ trọng số này giúp Anten
có thể tập trung bức xạ theo hướng mong muốn. Bằng cách sử dụng các giải thuật
thích nghi trong quá trình beamforming, bộ trọng số này luôn được cập nhật để
Anten thông minh có thể bám theo user khi họ di chuyển.Biên độ của trọng số
quyết định độ rộng búp sóng chính và pha của bộ trọng số quyết định hướng của
búp sóng chính.(RF Module bao gồm các bộ khuếch đại nhiễu thấp, bộ đổi tần và
bộ lọc analog...)
7. Những ưu điểm chủ yếu của anten thông minh

• Cải thiện chất lượng tín hiệu của các hệ thống truyền thông vô tuyến bằng
cách triệt can nhiễu, loại bỏ hiệu ứng đa đường và thu/ phát đúng hướng
mong muốn.
• Cải thiện dung lượng hệ thống do tăng khả năng sử dụng lại tần số trong
cùng một cell.
• Công suất phát thấp cho phép thời gian sử dụng năng lượng lâu hơn, và do
đó có thể giảm kích thước và khối lượng của các thiết bị đầu cuối. Hơn nữa,
việc phát công suất thấp sẽ làm giảm ảnh hưởng đến các kênh kế cận.
• Anten thông minh thích hợp với hầu hết các hệ thống truyền thông vô tuyến
hiện nay.

13

You might also like