Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG RAU- QUẢ

CÁC TỈNH NAM BỘ THÁNG 9/2005



Vũ Hồng Hải

Tháng 9 hàng năm là mùa mưa bão ở hầu hết các tỉnh Phiá Nam. Diễn biến của thị trường
rau quả trong khu vực do vậy cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện khí hậu thời
tiết bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của rau quả nhập khẩu và rau quả thâm nhập từ các
vùng địa phương khác trong cả nuớc theo qui luật chung của kinh tế thị trường.
Một số nét nổi bật của diễn biến thị trường rau quả khu vực Phía Nam như sau:
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG:
1. Diễn biến thị trường rau các loại: Nét khá nổi bật của thị trường rau các loại
trong tháng 9 là phần lớn đều có sự biến động theo chiều hướng tăng giá.
Tp HCM là thị trường tiêu thụ rau xanh lớn nhất cả nước (ước khoảng 34
1.
tấn/tháng, trong đó 30% từ vùng ngoại ô thành phố và 70% từ các tỉnh khác)
Quan sát biến động giá một số loại rau xanh tại chợ đầu mối Tam bình (tp HCM)
trong tháng 9 ( Đồ thị 1) ta thấy rõ giá nhiều loại rau tiêu thụ nội địa đã đột ngột
tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Đồ thị 1: Diễn biến giá một số chủng loại rau (loại 1)tại TP HCM 9/2005

9000
8000
7000
6000 Xà lách búp
5000 Xà lách lụa
4000 Cải ngọt
3000 Cải bẹ xanh
2000
1000
0
5/9/2005 15/9/05 21/9/05 29/9/05
Quan sát diễn biến giá tại chợ Đà lạt ở Đồ thị 1 dưới đây đối với 3 mặt hàng chủ
lực, chiếm 85% tổng sản lượng rau hàng năm ở Lâm đồng theo điều tra của
IFPRI, là bắp cải, súplơ và cà chua ta thấy rõ có xu hướng tăng nhẹ. Riêng mặt
hàng Đậu Hà lan dạng hạt giảm từ 24.000 đ/kg đầu tháng xuống còn 18.000đ/kg
cuối tháng, được coi là có chỉ số giá giảm mạnh nhất trong số các loại rau củ ở
Nam bộ trong tháng 9.
Đồ thị 2: Diễn biến giá một số loại rau xanh ôn đới trồng tại Đà lạt

7000
6000
5000
cà chua
4000
Sú trắng
3000
cải thảo
2000
1000
0
1/9/2005 10/9/2005 20/9/05 30/9/05

Ngoài ra có một số chủng loại rau xanh khác có trồng nhiều ở Đà lạt được tiêu thụ
mạnh ở các thành phố lớn như Tần ô, Bó xôi, Cà chua bi, Pao rô…đều được các
điều tra viên tại các chợ đầu mối rau Đàlạt và Tam bình (TP HCM), Tân phong
(Đồng nai) nhận xét là lượng hàng về chợ ít hơn so với tháng trước khiến giá cả
lên ở mức cao. Gía rau Bó xôi từ 3 đến 5.000đ/kg trong khi thông thường giá chỉ
giao động trong khoảng 1.500-2000đ/kg.
Tại chợ đầu mối rau lớn ở Đồng nai ( chợ Tân phong) cung ứng rau cho các khu
công nghiệp lớn Biên hoà, Bà ria- Vũng tàu, Bình dương giá rau các loại cũng
biến động tương tự.
Tuy nhiên giá các loại củ quả ít biến động hơn, thậm chí có loại giá giảm . Ví dụ
như giá dưa leo ( dưa chuột) tại chợ Tam bình ( tpHCM); Tân phong ( Đồng nai)
loại 1 giá đầu tháng khoảng 2.800- 3.000 đ/kg, đến cuối tháng giá giảm chỉ còn
1.800-2.000đ/kg. Các loại rau củ trồng nhiều ở Lâm đồng như khoai tây, củ cải,
cà rốt, bí đỏ….chỉ giao động trong khoảng 200-300đ/kg.
2. Diễn biến thị trường quả các loại: So sánh với cùng kỳ tháng 9 năm 2004, giá
tất cả các loại trái cây trên tất cả các chợ đầu mối ở các tỉnh Phía Nam đều tăng
giá mạnh, trung bình từ 30-40%, tuy nhiên có nhiều mặt hàng giá tăng tới 90-
100%, điển hình là nhãn các loại ( cả nhãn tiêu da bò (TDB); nhãn xuồng cơm
vàng( XCV)); cam sành; thanh long và chôm chôm Java. Đồ thị 3 dưới đây cho
thấy rõ sự khác biệt về giá sau 1 năm.
Đồ thị 3: So sánh biến động giá môt số loại trái cây đặc trưng chiếm sản lượng
lớn ở Nam bộso với cùng kỳ năm trước

25000

20000

15000 Gía TB 9/04


Gía TB 9/05
10000

5000

0
Nhãn XCV Cam sành Chôm chôm Java Xoai cat HL

Điểm lại diễn biến trong toàn bộ các ngày trong tháng, các mặt hàng trái cây có
xu hướng giảm nhẹ dần từ đầu đến cuối tháng.Ví dụ như tại Tiền giang, giá nhãn
XCV loại 1, ngày 1/9/2005 là 11.500đ/kg nhưng từ 25 đến 27/9 chỉ còn khoảng
10.000đ/kg. Tương tự giá cam sành cũng giảm từ 14.800đ/kg xuống còn
9.800đ/kg loại ngon; chôm chôm Java từ 5.000đ/kg xuống còn 3.000đ/kg …. Tuy
nhiên, so với tháng 8 giá các mặt hàng trái cây chủ lực trên gần như không giảm
đáng kể. Đặc biệt so với cùng kỳ năm trước nhiều loại trái cây Nam bộ đã tăng
hơn gấp đôi ( Đồ thị 3).
Thanh long, một trong những mặt hàng chủ lực dành cho xuất khẩu trong tháng 9,
có giá cả hết sức ổn định. Thanh long Long an loại trên 500g/trái giá 4.500đ/kg;
tương tự với thanh long Bình thuận giá gần như giũ vững suốt tháng ở mức
5.500đ/kg.
Cũng tương tự qui luật nhiều tháng trước, các mặt hàng nào sắp hết mùa hoặc
chưa bắt đầu một đợt thu hoạch mới như quả bơ, chôm chôm, nho Phan rang, sầu
riêng ...thì giá tăng, ngược lại những mặt hàng như mãng cầu tròn, chuối đang vào
vụ rộ nên giá giảm do sản lượng lớn.

II. NGUYÊN NHÂN:


Đối với các loại rau củ:
Sự tăng giá với rau không bao giờ nhiều như trái cây do rau các loại nói chung là
sản phẩm có giá trị mua bán thấp. Những biến động bình thường thường giao động
ở mức trên dưới 100đ/kg. Tuy nhiên khá nhiều mặt hàng rau xanh trong tháng 9
/2005 ở các tỉnh Nam bộ đã tăng lên đến con số hàng nghìn đồng.
Nguyên nhân của sự tăng giá rau quả ở các thị trường tiêu thụ các tỉnh Nam bộ hoàn
toàn dễ hiểu đó là do những yếu tố tác động chủ yếu như: sự biến động mạnh của
điều kiện thời tiết; sự tăng giá của xăng dầu, vật tư và nhu cầu tiêu thụ rau quả tiếp
tục tăng do ngày càng có nhiều người tiêu dùng thấy được vai trò vô cùng quan
trọng của rau quả đối với sức khoẻ; số người có kinh tế khá giả đủ sức để mua rau
quả lại càng nhiều. Một lý do cũng thường gặp đó là dịch bệnh trên rau củ. Tuy hiện
nay đã có rất nhiều chế phẩm bảo vệ thực vật tiên tiến được sử dụng trên rau củ và
ngừoi sản xuất ở các vùng trồng rau chuyên canh được tiế`p cận khá tốt với thông
tin KHKT qua hệ thống khuyến nông của các công ty thuốc BVTV nhưng trong
từng thời điểm nhất định, đây đó vẫn bùng phát dịch bệnh gây tác động mạnh tới
biến động của đường cung - cầu rau trên thị trường. Trường hợp điển hình trong
tháng 9/2005 là sự biến động giá một số loại rau họ Hoa Thập tự (bắp cải, súp lơ, su
hào…). Vùng chuyên canh rau Đà lạt hiện có gần 7.000ha rau trong đó có tới 70%
diện tích trồng rau họ Hoa Thập tự. Thông báo của Chi cục BVTV Lâm đồng cho
biết trong tháng 9/2005 có tới khoảng 2/3 diện tích đang bị nhiễm bệnh sưng rễ do
nấm Plasmodiophora gây hại khiến sản lương bắp cải, súplơ sụt giảm mạnh trên thị
trường (2).
Đối với các loại rau củ, giá không biến động do không bị ảnh hưởng của mưa gió
dồng thời thông tin từ thị trường cho thấy hàng ngày thường có một lượng lớn rau
củ nhập khẩu từ Trung quốc đồ về các chợ Nam bộ khiến giá các loại trên không
thể biến động do lượng cung luôn dồi dào.
Đối với các loại trái cây:
Điểm đặc biệt của sự tăng giá của trái cây ở Nam bộ trong tháng 9 diễn ra cả ở tất
cả các loại phẩm cấp, từ loại đặc biệt, loại 1 chỉ dành cho xuất khẩu tới những trái
cây loại 2, 3 thường dùng cho tiêu thụ nội địa. Điều này cho thấy rõ ràng nhu cầu
tiêu thụ trái cây ở các thị trường đều tăng lên. Theo dõi số liệu về sản lượng trái cây
về các chợ hàng ngày, các điều tra viên nhận định nguyên nhân giá cam cao là do
hiện nay vùng ĐBSCL, vùng trồng cam lớn nhất cả nước, các vườn cam chuyên
canh lien tục bị bệnh vàng lá khiến sản lượng thu hoạch ngày một thấp trong khi ở
các thành phố lớn số ngừơi có đời sống kinh tế khá giả ngày một tăng, lại đươc tiếp
cận thường xuyên hơn với các phương tiện truyền thông về sức khoẻ đã khiến họ
ngày một quan tâm tới sức khoẻ hơn, đẩy cầu tăng ngày một cao.
Trong khi đó, tuy nhu cầu cũng tăng tương tự như cam nhưng với bưởi Năm Roi và
bửởi Lông hồng giá lại không bị biến động nhiều do sản lượng tăng vì diện tích bị
nhiễm vàng lá không đáng kể (do các vùng chuyên canh trồng các loại bưởi nói trên
đều là những vườn mới phát triển, được quản lý tốt từ khâu giống và qui trình chăm
sóc).
Đối với nhãn các loại, đạc biệt là loại nhãn xuồng cơm vàng, trong khi cùng kỳ năm
trước giá chưa tới 5.000đ/kg trong khi năm nay vọt lên trên 12.000đ/kg được lý giải
chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ không hề giảm trong khi năm nay nhãn Miền Bắc lại
mất mùa. Vài năm gần đây, diện tích trồng nhãn ở các tỉnh Miền Đông Nam bộ có
tăng lên đáng kể nhưng do chủ yếu là các giống nhãn có chất lượng không bằng
nhãn trồng ở vùng ĐBSCL trong khi thị trường vẫn đòi hỏi một lượng lớn nhãn
chất lượng cao dùng sấy khô xuất khẩu đi Trung quốc.Tiêu thụ nội địa ở các thành
phố lớn và các tỉnh không có khả năng trồng được nhãn cũng tăng mạnh, với sự ưa
chuộng đặc biệt với các loại nhãn XCV và Tiêu Da Bò chỉ có ở vùng ĐBSCL đã
khiến giá tăng vọt.
Thông tin cho thấy, tháng 9 vừa qua nhiều vùng của Nam bộ gặp mưa lớn gây ngập
úng sau những ngày tháng khô hạn của tháng 5,6 khiến cây trồng không thể thích
ứng được. Một ví dụ điển hình được thông tin trên NNVN 9/2005 đó là 90% diện
tích sầu riêng trồng xen cà phê ở Lâm đồng bị chết khô mà theo lý giải của các hộ
dân ở đây là do vườn sầu riêng bị ngập úng sau thời gian dài bị khô hạn khiến cây
không thể chống chịu nổi (3) .
Quan sát diễn biến thị trường thanh long ta thấy rõ một điều đây là mặt hàng gần
như không có hiện tượng giá chồi sụt hàng ngày như một số loại rau quả khác cả ở
thị trường nội địa ( tiêu dùng chủ yếu là thanh long Tiền giang, Long an) hoặc thanh
long Bình thuận ( chủ yếu dành cho xuất khẩu), mặc dù diện tích trồng thanh long
vài năm gần đây có tăng lên đáng kể. Liên hệ tới những thông tin về hình thức tổ
chức sản xuất thanh long ở 2 vùng sản xuất lớn là Long an và Bình thuận ( chiếm
gần 60% diện tích thanh long cả nước (4)) ta có thể thấy rằng phải chăng do khác với
nhiều loại trái cây khác thường không đồng nhất từ khâu giống đến qui trình canh
tác, hình thức sản xuất nhỏ lẻ trong những vườn cây gia đình, thanh long có đặc tính
ưu việt về mặt sản xuất đó là giống tương đối thuần chủng, vườn sản xuất thanh
long thường là các vùng lớn, chuyên canh v.v. Kết quả do vậy đã cho ra sản phẩm
khá đồng nhất, thuận tiện cho việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cũng như
những đơn hàng trong nước. Sự biến động giá, khi xảy ra, thường có thể dự đoán
trước đó là khi các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này không ký được hợp
đồng tiêu thụ với các nhà nhập khầu hoặc các đại lý bán lẻ chứ ít chịu rủi ro vì giá
lên xuống hàng ngày do chất lượng, số lượng không đáp ứng được nhu cầu thị
trường trong khi thị trường vẫn đang rất cần như tồn tại trong vấn đề tiêu thụ hiện
đối với đa số các mặt hàng rau quả ở Nam bộ cũng như cả nước.

III. KẾT LUẬN:


Có thể nói ngành sản xuất rau quả là lĩnh vực hoạt động rõ nét nhất theo cơ chế điều
tiết của thị trường. Nếu như một số ngành hàng khác như: gạo, cà phê, hồ tiêu,
chè…, do cần đảm bảo một số mục tiêu khác nên ít nhiều vẫn có sự can thiệp của
Nhà nước, khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành nói trên phát triển nhưng với ngành
hàng rau quả thì bàn tay thị trường đã, đang và sẽ can thiệp ngày một mạnh mẽ. Sự
chuẩn bị ra nhập WTO khiến các ngành hàng rau quả không thể trông cây vào một
số chính sách hỗ trợ của Chính phủ tương tự như các mặt hàng gạo, cà phê v.v nêu
trên, đó là thách thức lớn đạt ra cho ngành rau quả trong khi yếu tố thuận lợi cơ bản
theo thông tin của Viện NC Rau Qủa Gosford ( Australia) lại là sự bùng nổ trong
nhu cầu tiêu thụ rau quả của thị trường thế giới, với mức nhập khẩu hàng năm
khoảng 97 tỷ USD, cao hơn hẳn so với nhu cầu gạo ( chỉ 7,5tỉ USD; cà phê, cacao
35,6 tỉ USD) (5)
Một điểm khá rõ nét nũa qua biến động giá các loại rau trái trong tháng 9 cũng như
nhiều tháng qua ở Nam bộ đó là công nghệ bảo quản và chế biến của các cơ sở chế
biến rau quả ở nước ta còn quá yếu kém. Bất kỳ một mặt hàng nào cũng vấp phải
tình trạng khi vụ rộ thì giá xuống, khi hết vụ thì được giá . Nếu như chúng ta có
những cơ sở sản xuất kinh doanh rau quả được đầu tư về công nghệ và thiết bị bảo
quản tốt thì chúng ta có thể điều tiết được lượng hàng cho thị trường trên cơ sở
những nghiên cứu khoa học về thị trường, về chiến lược cung cầu nghiêm túc cho
từng ngành hàng cụ thể. Chỉ trên cơ sở một chiến lược tổng thể tổ chức lại sản xuất
theo kiểu hàng hoá trên cơ sở nghiên cứu thị trường kết hợp với nghiên cứu khoa
học kỹ thuật xuyên suốt từ khâu canh tác tới thu hoạch, bảo quản, phân loại chúng
ta mới giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề tồn tại của ngành sản xuất rau quả
hiện nay ở Nam bộ.

------------------------------------------
Chú thích:
(1) P.T.G.Tâm và công sự. Tác động của sự phát triển siêu thị đến việc cung ứng
rau quả của nôngdân. B/C tại Hội thảo “Đóng góp cơ sở khoa học cho chính sách
nôngnghiệp-nông thôn 2005-2010”, Viện Kinh tế Nông nghiệp, tpHCM, 5/9/2005.
(2) NNVN, Số 196, 3/10/2005.
(3) Khắc Dũng “Lâm đồng, vì sao dự án trồng xen cây sâu riêng thất bại”, NNVN,
28/9/2005.
(4) Đ.H.Tiến . Báo cáo xây dựng hệ thống thông tin thị trường trái cây Nam bộ,
9/2003.
( 5) N.Q.Vọng- “Những thách thức mới của Nông nghiệp Việt nam”, Thời báo Kinh
tế Sài gòn No 39, Ngày 23-9-2005, Trang 37-38.

You might also like